1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch lớp trung cấp lý luận chính trị HUẾ THÀNH PHỐ với NHỮNG TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

15 725 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 222,04 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là vấn đề căn bản của triết học Mac – Lênin. Theo quan điểm macxit, lý luận và thực tiễn không thể tách rời nhau, mà chúng có mối liên hệ chặt chẽ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Nắm vững những yêu cầu cơ bản đó, trường Đào tạo Cán bộ thành phố Hà Nội luôn quan tâm tới hoạt động đi nghiên cứu thực tế của học viên các lớp Trung cấp lý luận – hành chính, nhằm gắn kết giữa lý luận và thực tiễn. Đồng thời việc nghiên cứu thực tế hiện nay là một yêu cầu bắt buộc trong chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị hành chính, giúp học viên có khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn để đánh giá, phân tích vấn đề trên quan điểm cụ thể, khách quan, toàn diện. Tháng 11 năm 2018 lớp Trung cấp lí luận chính trị hành chính K13 A đã thực hiện chuyến đi nghiên cứu thực tế tại các thành phố lớn của miền Trung là Huế và Đà Nẵng. Trong quá trình nghiên cứu, học viên của lớp đã được lắng nghe báo cáo về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch của thành phố Huế. Nhận thấy trong nội dung báo cáo có việc phát triển du lịch tại Huế đang là một hướng đi tích cực đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố này. Bởi vậy, tôi đã thực hiện tìm hiểu và nghiên cứu nội dung: “Huế Thành phố với những tiềm năng phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay”. 2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện tìm hiểu, nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu: Việc thu thập toàn bộ số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu hầu hết được kế thừa, chọn lọc trong các báo cáo chính trị về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, du lịch của thành phố Huế. Phương pháp nghiên cứu thực tế: Phương pháp này nhằm bổ sung các tài liệu còn thiếu sót, chưa cập nhật. Đồng thời kiểm tra mức độ chính xác của số liệu đã thu thập đươc qua các báo cáo về tình hình phát triển của thành phố Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu Báo cáo tập trung vào đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch thành phố và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch của thành phố Huế trong giai đoạn hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Báo cáo này chỉ tập trung phân tích, đánh giá về tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch của thành phố Huế. Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn hiện nay. Không gian: Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trang 1

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ HÀ NỘI

LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

***

BÀI THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

HUẾ - THÀNH PHỐ VỚI NHỮNG TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Người thực hiện : LÊ VĂN QUYẾT Đơn vị công tác : Trường THCS Hùng Tiến

Tháng 12 năm 2018

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là vấn đề căn bản của triết học Mac – Lênin Theo quan điểm macxit, lý luận và thực tiễn không thể tách rời nhau, mà chúng có mối liên hệ chặt chẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khẳng

định: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ

nghĩa Mác – Lênin Thực tiễn không có lý luận dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” Nắm vững

những yêu cầu cơ bản đó, trường Đào tạo Cán bộ thành phố Hà Nội luôn quan tâm tới hoạt động đi nghiên cứu thực tế của học viên các lớp Trung cấp lý luận – hành chính, nhằm gắn kết giữa lý luận và thực tiễn Đồng thời việc nghiên cứu thực tế hiện nay là một yêu cầu bắt buộc trong chương trình đào tạo Trung cấp

lý luận chính trị - hành chính, giúp học viên có khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn để đánh giá, phân tích vấn đề trên quan điểm cụ thể, khách quan, toàn diện

Tháng 11 năm 2018 lớp Trung cấp lí luận chính trị - hành chính K13 A

đã thực hiện chuyến đi nghiên cứu thực tế tại các thành phố lớn của miền Trung là Huế và Đà Nẵng Trong quá trình nghiên cứu, học viên của lớp đã được lắng nghe báo cáo về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch của thành phố Huế Nhận thấy trong nội dung báo cáo có việc phát triển du lịch tại Huế đang là một hướng đi tích cực đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh

tế, xã hội của thành phố này Bởi vậy, tôi đã thực hiện tìm hiểu và nghiên cứu

nội dung: “Huế - Thành phố với những tiềm năng phát triển du lịch trong

giai đoạn hiện nay”.

2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện tìm hiểu, nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu: Việc thu thập toàn

bộ số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu hầu hết được kế thừa,

Trang 3

chọn lọc trong các báo cáo chính trị về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, du lịch của thành phố Huế

- Phương pháp nghiên cứu thực tế: Phương pháp này nhằm bổ sung các

tài liệu còn thiếu sót, chưa cập nhật Đồng thời kiểm tra mức độ chính xác của

số liệu đã thu thập đươc qua các báo cáo về tình hình phát triển của thành phố Huế

3 Đối tượng nghiên cứu

Báo cáo tập trung vào đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch thành phố và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch của thành phố Huế trong giai đoạn hiện nay

4 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Báo cáo này chỉ tập trung phân tích, đánh giá về tiềm

năng, thực trạng phát triển du lịch của thành phố Huế

-Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn hiện nay.

-Không gian: Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

Sau hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn nỗ lực để lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi các nghị quyết đề ra và hướng tới đích đến của chủ nghĩa xã hội Với những khó khăn không hề nhỏ, cùng những vấn đề chính trị phức tạp trong và ngoài nước, nhưng những thành tựu mà Đảng ta đã gặt hái được trong quá trình chèo lái con thuyền đất nước thì không thể phủ nhận Việt Nam sau hơn 30 năm, kề từ 1986, đất nước chúng ta đã hoàn toàn khác biệt, phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa, ngoại giao, quân sự, giáo dục

và các lĩnh vực khác, xứng đáng với những gì mà Bác Hồ và các bậc tiền bối

đi trước đã mong ước Trong quá trình đó, Đảng tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các chủ trương, chính sách để đưa Việt Nam trở thành một trong những con rồng của Châu Á Và để thực hiện được điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng tập trung xây dựng và phát triển các thành phố lớn trên cả nước, trong

đó có thành phố Huế

Nghị quyết 06 NQ/TƯ, ngày 15/11/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh

Thừa Thiên Huế đã nhấn mạnh: Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 Và trong mục tiêu của Chương trình hành động của tỉnh Thừa

Thiên Huế số 06 CTr/TƯ, ngày 24/5/2016 theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đã xác định: Xây dựng Thừa Thiên

Huế thành trung tâm du lịch, dịch vụ của khu vực miền Trung và cả nước;… Tạo bước đột phá phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; đến năm

2020, thu hút 4,5 - 5 triệu lượt khách, trong đó, gần 2 triệu lượt khách quốc

tế Trên cơ sở mục tiêu đó, trong giai đoạn hiện nay thành phố Huế với những

nỗ lực không ngừng đã thực hiện chủ trường đầu tư phát triển du lịch một cách mạnh mẽ

Phát triển du lịch là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tài nguyên tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, quan tâm đến các

Trang 5

lợi ích kinh tế dài hạn và đảm bảo sự phát triển du lịch trong tương lai và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương

2 Thực trạng về tiềm năng du lịch của thành phố Huế trong giai đoạn hiện nay.

2.1 Đôi điều cảm nhận khi tới Huế

Trong những ngày của chuyến thực tế, điểm đầu tiên chúng tôi dừng chân chính là thành phố Huế Thành phố với dòng sông Hương, núi Ngự chỉ được nghe trong những câu hát, những tác phẩm văn chương và đây là lần đầu tiên tôi được chiêm ngưỡng Tuy chỉ có một ngày rưỡi ở Huế những chúng tôi đã kịp tìm hiểu được những vẻ đẹp đặc trưng của thành phố này Nơi chúng tôi được thăm quan chính là Đại Nội Huế, Chùa Thiên Mụ và có một buổi tối để thưởng thức Huế về đêm Phải mục sở thị thì mới thấy Đại Nội Huế là một nơi thực sự rộng và đẹp Sau khi nghe hướng dẫn viên giới thiệu, tôi tự mình lang thang khám phá những dãy hành lang dài, quanh co, những khoảng sân rộng về cơ bản Đại nội vẫn giữ được những nét đẹp cổ xưa và rất đáng tự hào không kém gì so với Tử Cấm Thành của Trung Quốc Và điểm hấp dẫn chính là chùa Thiên Mụ bên cạnh dòng Hương Giang xanh biếc Lúc đoàn tới trời đã ngả về xế chiều và học viên chúng tôi đã không bỏ lỡ khoảnh khắc hoàng hôn của sông Hương bên chùa Thiên Mụ Còn Huế về đêm lại thực sự rất đẹp, dưới chân cầu Trường Tiền là hai dãy phố đi bộ Theo người dân ở đây, Huế 5 năm trước chưa có được không khí như này, vì chính quyền chưa cho xây dựng phố đi bộ ở dọc ven bờ sông Hương Bởi vậy, Huế về đêm bây giờ có phần náo nhiệt hơn nhưng nó vẫn mang chút nhẹ nhàng, sâu lắng đặc trưng của xứ sở này

Và có một cảm nhận đó là Huế với khung cảnh thiên nhiên bình yên, những di tích lịch sử trầm mặc cùng con người Huế rất dịu dàng, thân thiện và nhiệt tình Không cớ gì mà sau bao nhiêu sự đổi thay, đầu tư và phát triển, Huế dẫu có hiện đại hơn nhưng những nét đó thực sự không có một đô thị nào còn giữ được

Trang 6

Từ những bề dày lịch sử, thiên nhiên ưu ái ban tặng và tính cách con người như thế, Huế hoàn toàn có thật nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sâu rộng, bền vững chứ không chỉ là những chương trình vốn đã có thương hiệu như Festival, Lễ hội áo dài

2.2 Khái quát đặc điểm tự nhiên và xã hội của thành phố Huế

* Vị trí địa lý

- Thừa Thiên Huế là tỉnh ven

biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ

Việt Nam có tọa độ ở 16-16,8 độ

vĩ Bắc và 107,8-108,2 độ kinh

Đông Diện tích của tỉnh là

5.053,99 km²

- Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp dãy Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thừa Thiên Huế cách

Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km

* Lịch sử

- Thời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, Thừa Thiên Huế thuộc bộ Việt

Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang cổ đại

- Thời kỳ Bắc thuộc Thừa Thiên Huế là một phần lãnh thổ phía bắc của

Vương quốc Champa

- Năm 1306, vua Champa là Chế Mân kết hôn với công chúa Huyền

Trân, con gái vua Trần Nhân Tông, và cắt đất hai châu ở vùng cực bắc của Champa là châu Ô và châu Lý là quà sính lễ

- Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, Thừa Thiên Huế là thủ phủ Đàng

Trong thời các chúa Nguyễn, là kinh đô của cả nước dưới thời Tây Sơn với tên gọi là Phú Xuân

Trang 7

- Thời nhà Nguyễn vua Gia Long chia cả nước thành 23 trấn và 4 dinh,

Thừa Thiên Huế ngày nay thuộc dinh Quảng Đức Đến năm 1822, dinh Quảng Đức được vua Minh Mạng đổi tên thành phủ Thừa Thiên Đến thời Pháp thuộc, được đổi thành tỉnh Thừa Thiên

* Con người

- Nhắc đến Huế người ta đã thấy một vẻ đẹp gì đó nhẹ nhàng quyến rũ

thư thái đi vào lòng người, không chỉ vì vẻ đẹp của những thắng cảnh thiên nhiên, sự cổ kính của những đền đài, lăng tẩm

- Người ta còn bị “cuốn hút” bởi tính cách con người xứ Huế “nhẹ

nhàng, sâu lắng…”

- Với tính cách dịu dàng, dễ thương pha lẫn sự kín đáo e ấp, với giọng

nói đến say lòng người Tất cả sự lôi cuốn đó đã làm nên một vẻ đẹp khó có thể lý giải được, hiện đang rất được lòng các khách du lịch đến Huế

* Văn hóa

- Thuận Hóa-Phú Xuân-Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát

triển khoảng gần 7 thế kỷ (1306)

- Văn hóa Huế vừa mang tính đặc thù-bản địa vừa có đặc điểm truyền

thống văn hóa dân tộc Việt Nam; có tạo nên nền văn hóa Việt-Chăm; có ảnh hưởng của các luồng văn hóa các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây

- Có 6 danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đô Huế

(1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016) và Bài chòi (cùng các tỉnh miền Trung)

* Cơ sở hạ tầng

Hiện nay Huế đã có sự đầu tư rất lớn về cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch Nhưng về cơ bản, chính quyền vẫn giữ Huế nguyên dạng là một đô thị

cổ nên không có quá nhiều can thiệp vào khu vực nội thành Còn ngoại thành

Trang 8

được đầu tư hơn về đường xá, khu nhà nghỉ, khách sạn, resort… được xây dựng rất đẹp, phù hợp để khai thác du lịch ở đây Hệ thống giao thông, các bến bãi, tàu thuyền phục vụ cho các điểm du lịch được đầu tư rất bài bản

2.3 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch thánh phố Huế

* Sông Hương

Bắt nguồn từ hai dòng sông Tả Ngạn và Hữu Ngạn ở phía núi Trường Sơn, được hợp thành tại Ngã ba Tuần, sông Hương xuôi dần về Huế và thuộc trọn vẹn với thành phố này Toàn bộ kinh thành Huế được hình thành dọc hai bờ sông Hương Do không chênh lệch nhiều lắm so với mực nước biển nên sông Hương trôi đi rất chậm, nó tạo ra cho Huế một “nhịp” rất đặc trưng và có ảnh hưởng đến đời sống cũng như tính cách của con người Huế đó là sự chậm rãi, nhẹ nhàng và sâu lắng Sông Hương có một ý nghĩa cực kỳ lớn với Huế, không chỉ tạo nên vẻ đẹp tự nhiên thơ mộng, quyến rũ mà còn là nhân tố quan trọng nhất để hình thành nên những nét văn hóa đặc trưng của cố đô Điểm nhấn trên sông Hương không gì khác chính là cây cầu Trường Tiền, được ví như “những vành trăng non” biểu tượng cho Huế Và thành phố Huế chắc chắn không bỏ qua những lợi thế mà sông Hương mang lại để khai thác phát triển du lịch như: ca Huế trên sông Hương, hình thành tuyến đường đi bộ dọc bờ sông,…

* Các khu di tích lịch sử

Phải kể đến quần thể cố đô Huế gồm rất nhiều các công trình kiến trúc còn lưu lại từ thời phong kiến của nhiều thế kỷ trước Đó là khu Đại Nội, các lăng tẩm của các vị vua như Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức, Lăng Khải Định…, các ngôi chùa như chùa Thiên Mụ, chùa Huyền Không, Điện Hòn Chén… Đặc biệt là khu làng cổ ẩn trong những con phố hiện đại Dễ dàng quan sát thấy khi đi ngoài đường có rất nhiều các khu phố mang dấu tích xưa

cổ mà Huế vẫn giữ lại được Bên cạnh đó Huế còn có các công trình trường học lên đến hàng trăm tuổi như trường Quốc học Huế mà đến giờ vẫn giữ được những nét đẹp cổ kính, sang trọng như từ thời Pháp thuộc

Trang 9

* Bãi biển Lăng Cô

Bãi Biển Lăng Cô dài khoảng 10km, thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, nằm cạnh quốc lộ 1A, dưới chân đèo Hải Vân Lăng Cô cách trung tâm Huế 60km, nhưng cách sân bay Phú Bài có 40km, nếu đi từ Đà Nẵng, qua hầm đèo Hải Vân chỉ mất có 25km Lăng Cô là nơi thích hợp cho những ai yêu thích biển Nằm trên dải đất duyên hải miền Trung, Lăng Cô có bờ biển thoai thoải, cát trắng, nước biển trong xanh, và nhiệt độ trung bình khoảng 25oC vào mùa hè, rất mát mẻ Với phong cảnh thiên nhiên quyến rũ, trải dài trên bờ cong đẹp nhất của đất nước, Lăng Cô chứa đựng gần như tất cả những gì mà thiên nhiên có thể ban tặng: màu xanh của núi rừng nhiệt đới, những dải cát trắng mịn, ánh nắng tràn đầy và biển xanh mát mẻ, trong suốt như pha lê Đây là vịnh biển thứ 3 của Việt Nam, sau

Hạ Long và Nha Trang có tên trong danh sách 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới Lăng Cô hấp dẫn rất nhiều nhà đầu tư du lịch lớn trong và ngoài nước, nhiều khu nghỉ dưỡng đã được xây dựng và nhiều dịch vụ du lịch khác đang dần phát triển hoặc được nâng cấp Lăng Cô đang là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa

* Áo dài và các sản vật đặc trưng của Huế

Nhắc tới Huế là nhắc tới Lễ hội Áo dài tổ chức thường niên ở đây Áo dài Huế mang nét đẹp rất riêng từ màu sắc tới chất liệu Ngày nay các hoa văn, họa tiết, màu sắc rất đa dạng nhưng với người con gái Huế hai màu đặc trưng nhất là màu lụa điều (màu tím) và màu trắng của các cô nữ sinh Ở Huế xuất hiện những tiệm bán vải áo dài, thậm chí còn may luôn trong thời gian ngắn Đây cũng là một cách để quảng bá Huế và phát triển ngành dịch vụ thông qua du lịch

Sản vật ở Huế rất đa dạng Nhắc tới Huế thì không thì không nhắc tới dầu tram, được người dân chế biến thủ công và có nhiều dụng tốt cho sức khỏe Ngày nay, người Huế đã biêt khai thác loại sản vật này để tạo thành thương hiệu Từ việc chế biến tinh dầu tràm, người Huế còn tạo ra tinh dầu

Trang 10

quế, sả… bán kèm Du khách ai cũng muốn mua những loại này để làm quà biếu khi du lịch Huế, vì rất hữu ích

Món ăn ở Huế thì quá đặc sắc Cơm hến, bún bò Huế, các loại bánh: bột lọc, bánh nấm…, nem lụi, mè sửng, trà cung đình Huế… là những món ăn, thức uống ai đến Huế cũng muốn thử Ngoài những khu phố bán riêng những món này thì vào Huế du khách không khó kiếm được những quán ven đường, hay đi dọc bờ sông Hương vào ban đêm có thể thưởng thức được

2.4 Những yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch thành phố Huế

Phát triển theo hướng hiện đại nhưng vẫn giữ gìn những nét cổ kính, trầm mặc là tiêu chí của thành phố Huế Bởi vậy, khi đến đây, tôi nhận thấy Huế đang có sự đổi thay tích cực để dần dần đưa Huế trở thành một trung tâm

du lịch của miền Trung để nâng cao chất lượng kinh tế, xã hội cho người dân địa phương mà không mất đi những gì đặc trưng thuộc về nó Từ đó, tôi rút ra được một số kinh nghiệm mà thành phố Huế đã áp dụng để sau này phục vụ cho công tác tại cơ sở như sau:

- Huế có hẳn một Chương trình hành động số 06 CTr/TU do tỉnh Thừa

Thiên Huế ban hành vào ngày 25/4/2016 để chú trọng phát triển đồng bộ các lĩnh vực như du lịch – dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, các chương trình về chăm sóc y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường, cải cách hành chính, xúc tiến đầu tư… đưa Huế trở thành một điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài nước

- Tình hình phát triển kinh tế ở Huế có nhiều khởi sắc:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Huế rất nhanh và theo hướng tích cực: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2018 ước đạt 32.417 tỷ đồng tăng 7,15% so năm trước

+ Về cơ cấu kinh tế năm 2018, khu vực dịch vụ chiếm 50,4%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 31,66%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm

tỷ trọng 10,97%

Ngày đăng: 23/06/2020, 08:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w