1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch lớp trung cấp lý luận chính trị huế với vấn đề quản lý di sản thế giới

15 2,3K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 48,56 KB

Nội dung

Đề tài nghiên cứu : Huế với vấn đề Quản lý di sản thế giới. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của vấn đề cần nghiên cứu Trên thực tế, hiện nay công tác quản lý những di sản thế giới ở Việt Nam đang có nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy cần có những nghiên cứu đánh giá tổng quát và toàn diện về di sản thế giới ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp và mô hình quản lý phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới ở Việt Nam một cách có hiệu quả. Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá, thể hiện bản sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đã được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Di sản văn hoá có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy cần được bảo tồn và phát huy. Vừa qua, chúng tôi đến Thành phố Huế, tôi được nghe, được trải nghiệm về lịch sử Cố đô Huế, nét đặc sắc của di sản văn hóa Huế, đặc biệt là Quần thể di tích Cố đô Huế. Hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại và thiên tai tàn phá làm cho nhiều di tích văn hóa ở Thành phố Huế vẫn thường xuyên bị đe dọa, trong khi những nỗ lực trong công tác trùng tu, bảo vệ Di sản văn hóa vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một quần thể di tích có quy mô lớn, đa dạng, phức tạp. Làm thế nào để gìn giữ được những di sản văn hóa Huế, để các giá trị Di sản văn hóa Huế tiếp tục được phát huy có hiệu quả? Câu hỏi đó đã thôi thúc tôi đi sâu tìm hiểu Di sản văn hóa Huế và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa ở Thành phố Huế hiện nay, với mong muốn được đóng góp ý kiến và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy các Di sản văn hóa ở Thành phố Huế trong thời gian tới, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một tỉnh vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, hướng đến phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài thu hoạch là Huế với vấn đề Quản lý di sản thế giới. 3. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Công tác quản lý và quá trình hoạt động của cơ quan quản lý di sản thế giới (qua nghiên cứu thực tế tại Cố đô Huế). II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận về quản lý di sản a. Các khái niệm cơ bản Di sản văn hoá phi vật thể: Di sản văn hoá phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hoá có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hoá của họ. Di sản văn hoá vật thể: Di sản văn hoá, bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, “là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở Việt Nam” và “Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”. Khái niệm quản lý: Quản lý là một hoạt động nhằm đảm bảo sự vận hành của một hệ thống, một tổ chức một cách liên tục, đúng chức năng. Chúng ta cũng thường nói đến quản lý với tư cách là một khoa học, trong đó quản lý dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát triển của các đối tượng khác nhau, quy luật tự nhiên hay xã hội. Những hình thức quản lý có ý thức luôn gắn liền với hoạt động có mục tiêu, có kế hoạch của những tập thể lớn hay nhỏ của con người và được thực hiện qua những thể chế xã hội đặc biệt. Mục đích, nội dung, cơ chế và phương pháp quản lý xã hội tuỳ thuộc vào chế độ chính trị xã hội. Di sản thế giới + Các di chỉ: Các công trình của con người hoặc công trình kết hợp giữa con người và thiên nhiên, và các khu vực gồm có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hay nhân học. + Các di tích: Các công trình kiến trúc, các công trình điêu khắc và hội hoạ, các yếu tố hoặc các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, các dấu khắc, các nơi cư trú hang động và tổ hợp các đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hay khoa học; + Các nhóm công trình xây dựng: Các nhóm công trình riêng lẻ hoặc liên hoàn mà do kiến trúc, tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hay khoa học; b. Cơ sở lý luận về quản lý di sản Giữ gìn di sản văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, bởi vì xã hội của chúng ta có trách nhiệm đối với thế hệ hiện tại và tương lai để quản lý tốt nhất tài sản, di sản đó. Quản lý di sản văn hóa cũng ngày càng trở nên gắn bó với các mục tiêu chủ yếu khác của phát triển bền vững, một khuôn khổ sinh thái xem các nguồn lực quý giá như vốn văn hóa quan trọng. Thời gian qua, các tổ chức văn hóa thế giới như UNESCO và các tổ chức quốc tế khác có liên quan đã nỗ lực thiết lập nên hệ thống các nguyên tắc căn bản hoặc đề xuất các thực hành tốt nhất hỗ trợ các quốc gia trên toàn thế giới trong công tác bảo vệ và quản lý di sản vật thể và phi vật thể. Vai trò căn bản nhất của các hiến chương hoặc nguyên tắc công bố liên quan đến di sản của các tổ chức quốc tế này là đưa ra tuyên bố về các nguyên tắc, hướng dẫn cho công tác bảo tồn và quản lý các điểm có giá trị văn hóa. Các văn bản này còn đề cập đến nhiều vấn đề khác như là giá trị của di sản, vấn đề bảo tồn, vấn đề về ý nghĩa di sản và các giai đoạn liên quan tới quá trình lập kế hoạch bảo tồn di sản. Nhiều nguyên tắc thực hành hiệu quả đề xuất bởi các văn bản quốc tế này đã được nhiều quốc gia đưa vào trong các quy định pháp lý hoặc chính sách quản lý di sản của riêng mình. Hướng theo quan niệm và nhận thức đã nêu trên đây, di sản được coi như sản phẩm của các quá trình văn hóa, như cách thức lựa chọn và sử dụng quá khứ của ngày hôm nay, cho hôm nay và ngày mai. Quan điểm mới về di sản có thể dẫn đến các quyết định thực tế và lôgíc hơn cho quá trình quản lý di sản. Hiểu một cách biện chứng và mang tính lịch sử là, vấn đề xã hội cần hướng tới mục tiêu làm sao để sử dụng quá khứ (di sản văn hóa) cho phù hợp, đem lại các lợi ích lớn nhất cho xã hội chứ không còn là gò bó đi theo quan điểm này hay quan điểm khác về bảo tồn. Trong trường hợp cần thiết (với quan điểm mới) người ta vẫn có thể quyết định bảo tồn yếu tố nào đó của quá khứ nhưng bảo tồn không phải để bảo tồn, gìn giữ một cách cứng nhắc, thuần túy, mà bảo tồn hiểu theo nghĩa rộng, đó là cách tốt nhất để gìn giữ và phát huy các giá trị di sản. Và đương nhiên, bên cạnh các hình thức hoạt động bảo tồn, vẫn còn có thể có nhiều cách khác giúp các nhà quản lý văn hóa và cộng đồng phát huy giá trị di sản. Đây chính là một trong những cơ sở lý luận cần thiết cho việc nghiên cứu quá trình quản lý di sản văn hóa trong xã hội hiện nay. Quan điểm này xuất phát từ tiền đề là mọi di sản đều có tính phi vật thể. Tuy nhiên trong khi nhấn mạnh vào tính phi vật thể và không bỏ qua tính vật thể của di sản bởi lẽ: yếu tố xác định một địa điểm di sản hay một bảo tàng là “di sản” chính là các ý nghĩa và giá trị mà chúng ta trao cho nó đó chính là chất liệu của di sản. Vì vậy, cho dù là tính vật thể hay phi vật thể của di sản thì thực chất chúng ta cũng đang bàn về một tập hợp các ý nghĩa và giá trị. Chính giá trị và ý nghĩa là đối tượng thực sự của việc quản lý và bảo tồn di sản, như vậy thì mọi di sản là “phi vật thể” cho dù những giá trị hay ý nghĩa này được biểu trưng bởi một địa điểm, một di tích, một cảnh quan hay một đại diện vật chất nào đó, hoặc được tái hiện trong các thực hành ngôn ngữ, các điệu múa, lịch sử truyền miệng hay các hình thức di sản phi vật thể khác như định nghĩa của UNESCO. Từ những trình bày về các quan điểm lý thuyết trên đây, bài thu hoạch sẽ xem xét việc quản lý di sản văn hóa nói chung và di sản thế giới nói riêng theo quan điểm quản lý di sản bảo tồn, phát triển để di sản sống, phát huy được các giá trị của nó trong đời sống văn hóa xã hội đương đại, cần thiết cho cuộc sống hôm nay và mai sau, coi quá trình quản lý di sản văn hóa là quá trình tham gia vào xây dựng và phát triển văn hóa và xã hội, quá trình sáng tạo văn hóa của các chủ thể hiện tại. 2. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế a. Đặc điểm tình hình Quần thể di tích Cố đô Huế là những di tích lịch sử văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa ThiênHuế, Việt Nam. Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993. Di sản văn hóa Huế bao gồm quần thể di tích Cố đô, với thành quách, cung điện, lăng tẩm, đàn miếu, chùa quán, cầu cống, phủ đệ, hệ thống kiến trúc cộng đồng, tôn giáo và kiến trúc dân gian; các di sản văn hóa phi vật thể liên quan, các khu cảnh quan môi trường độc đáo... b. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế Những kết quả, thành tựu trong bảo tồn và phát huy giá trị di tích Thành phố Huế là đô thị cổ, hình thành hơn 700 năm Cố đô của Việt Nam, nằm ở vị trí trung tâm của Việt Nam, trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc Nam, trục hành lang Đông Tây nối Thái Lan, Lào, Việt Nam. Thành phố là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, hiện nay là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa… của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Bắc giáp hai huyện Hương Trà, Quảng Điền, phía Đông giáp huyện Phú Vang, phía Tây và Nam giáp huyện Hương Thủy. Thành phố có diện tích 5.053,99 km2. Thành phố Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền Bắc Nam. Nhìn lại lịch sử, sau khi triều Nguyễn chấm dứt, hai cuộc chiến tranh kéo dài suốt 30 năm (1945 1975) đã tàn phá nghiêm trọng di sản văn hóa Huế. Từ năm 1975 đến năm 1980, việc bảo tồn di sản văn hóa Huế gặp muôn vàn khó khăn do đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh, do nguồn nhân lực về bảo tồn cũng như sự đầu tư hết sức hạn chế. Năm 1983, với sự nỗ lực của ngành Văn hóa, các cấp các ngành và của địa phương, nguồn kinh phí về bảo tồn di sản Cố đô Huế đã được phê duyệt. Từ đó, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước dành cho Huế ngày càng tăng, góp phần quan trọng để cải thiện công tác bảo quản, chống xuống cấp và bước đầu trùng tu các di sản của Cố đô. Năm 1991, hầu hết các di tích quan trọng của Huế đã được lập hồ sơ khoanh vùng bảo vệ theo Pháp lệnh Bảo vệ di tích năm 1984 và đã được các ban, ngành liên quan từ trung ương đến cơ sở tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đó, năm 1992, một bộ hồ sơ khoa học mang tính tổng thể về di tích Cổ đô Huế đã được thiết lập và được đệ trình lên Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thông tin và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế công cuộc bảo tồn di tích Cố đô Huế đã được triển khai và đạt kết quả rất quan trọng: Di sản văn hoá Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và từng bước hồi sinh diện mạo ban đầu của một cố đô lịch sử. Công cuộc bảo tồn di tích Huế chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững trên các mặt: Bảo quản cấp thiết hầu hết các di tích bằng các biện pháp chống dột, chống sập, chống mối mọt, chống cây, cỏ xâm thực, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa..., nhờ vậy mà trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, các di tích vẫn được bảo tồn và kéo dài tuổi thọ. Trùng tu, phục hồi một số công trình tiêu biểu, như Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Hiển Lâm các, cụm di tích Thế miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị đường, cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Tử cấm thành), Minh Lâu, điện Sùng Ân, Hữu Tùng Tự, Bi Đình (lăng Minh Mạng), điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Điện (lăng Tự Đức), Thiên Định Cung, Bi Đình (lăng Khải Định), chùa Thiên Mụ, cung An Định, các cổng Kinh thành... Tháng 11 năm 2003, UNESCO đã chính thức ghi danh Nhã nhạc Cung đình Huế là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại). Đây là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện tầm vóc và sự phong phú, toàn diện của di sản văn hóa Huế trên cả hai lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể. Đặc biệt, trong lĩnh vực đối ngoại, các giá trị di sản văn hóa Huế còn được giới thiệu ở các nước, như Lào, Pháp, Bỉ, Áo, Nhật, Hàn Quốc thông qua các đợt trưng bày triển lãm của Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế; các giá trị văn hóa phi vật thể được giới thiệu ở các nước, như Hàn Quốc, Philippin, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia, Nhật Bản, Thụy Sĩ... thông qua các đợt lưu diễn nghệ thuật của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế. Về du lịch, năm 2018 tổng lượt khách du lịch đến Huế ước tính đạt 4.100 nghìn lượt, tăng 7,9% so với năm 2017; trong đó khách quốc tế là 1.950 nghìn tăng 29,9%, khách nội địa là 2.150 nghìn lượt khách, giảm 6,5% so với năm 2017. Doanh thu du lịch ước tính đạt 4.100 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2017. Đặc biệt, theo số liệu Báo cáo của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, năm 2013 Trung tâm đã đón gần 2 triệu lượt khách trong nội địa và khách quốc tế, doanh thu trên 127 tỷ đồng, năm 2014 đón 1.932.813 lượt khách, doanh thu trên 139 tỷ đồng, năm 2015 đón 2,3 triệu lượt khách doanh thu trên 207 tỷ đồng. Việc khai thác và phát huy giá trị di sản cũng đã tạo điều kiện cho công tác phục hồi các ngành nghề thủ công, các nghi lễ và nghệ thuật truyền thống. Các nghề đúc đồng, sơn thếp, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, làm diều Huế, may áo dài, chằm nón lá, làm kẹo mè xửng, tôm chua, nghệ thuật ẩm thực, ca Huế...đã có sự phục hồi và phát triền mạnh mẽ, đáp ứng các nhu cầu của ngành du lịch. Hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì trước thực trạng “mỗi nơi một kiểu” mô hình quản lý di tích ở các địa phương, khiến cho công tác bảo tồn di sản gặp khó khăn. Bộ Văn hóa thể thao và du lich đã yêu cầu các địa phương kiện toàn bộ máy quản lý di tích, để công tác bảo vệ và quản lý di tích đạt hiệu quả hơn. Từ thực trạng quản lý di sản thế giới ở Việt Nam hiện nay, qua nghiên cứu cụ thể mô hình quản lý di sản thế giới Cố đô Huế (cấp tỉnh) chúng ta thấy mô hình này vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục để phát huy hiệu quả hơn nữa trong tương lai, cụ thể như: Cơ chế tài chính, quy hoạch tổng thể… Cố đô Huế được quản lý bởi Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế với một bộ máy quản lý đồ sộ lên tới hơn 700 người với đầy đủ các phòng ban chức năng, nghiệp vụ với 17 chức năng nhiệm vụ. Từ thực tế đó Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cần phải kiện toàn, sắp xếp lại bộ máy quản lý, đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện nay theo hướng gọn nhẹ nhưng hiệu quả hơn, cần thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hiện có của Trung tâm.

Trang 1

Đề tài nghiên cứu : Huế với vấn đề Quản lý di sản thế giới.

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của vấn đề cần nghiên cứu

Trên thực tế, hiện nay công tác quản lý những di sản thế giới ở Việt Nam đang có nhiều vấn đề bất cập Vì vậy cần có những nghiên cứu đánh giá tổng quát và toàn diện về di sản thế giới ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp và mô hình quản lý phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới ở Việt Nam một cách có hiệu quả

Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá, thể hiện bản sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đã được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Di sản văn hoá có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Chính vì vậy cần được bảo tồn và phát huy

Vừa qua, chúng tôi đến Thành phố Huế, tôi được nghe, được trải nghiệm về lịch sử Cố đô Huế, nét đặc sắc của di sản văn hóa Huế, đặc biệt là Quần thể di tích Cố đô Huế Hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại và thiên tai tàn phá làm cho nhiều di tích văn hóa ở Thành phố Huế vẫn thường xuyên

bị đe dọa, trong khi những nỗ lực trong công tác trùng tu, bảo vệ Di sản văn hóa vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một quần thể di tích có quy mô lớn,

đa dạng, phức tạp Làm thế nào để gìn giữ được những di sản văn hóa Huế, để các giá trị Di sản văn hóa Huế tiếp tục được phát huy có hiệu quả? Câu hỏi đó

đã thôi thúc tôi đi sâu tìm hiểu Di sản văn hóa Huế và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa ở Thành phố Huế hiện nay, với mong muốn được đóng góp ý kiến và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy các Di sản văn hóa ở Thành phố Huế trong thời gian tới, góp

1

Trang 2

phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một tỉnh vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, hướng đến phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài thu hoạch là Huế với vấn đề Quản lý di sản thế giới.

3 Phạm vi nghiên cứu

-Về nội dung nghiên cứu: Công tác quản lý và quá trình hoạt động của cơ

quan quản lý di sản thế giới (qua nghiên cứu thực tế tại Cố đô Huế).

2

Trang 3

II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Cơ sở lý luận về quản lý di sản

a Các khái niệm cơ bản

- Di sản văn hoá phi vật thể: Di sản văn hoá phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt tri thức, kỹ năng và kèm theo

đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hoá có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hoá của họ

- Di sản văn hoá vật thể: Di sản văn hoá, bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, “là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch

sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở Việt Nam” và “Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật,

cổ vật, bảo vật quốc gia”

- Khái niệm quản lý: Quản lý là một hoạt động nhằm đảm bảo sự vận hành của một hệ thống, một tổ chức một cách liên tục, đúng chức năng Chúng ta cũng thường nói đến quản lý với tư cách là một khoa học, trong đó quản lý dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát triển của các đối tượng khác nhau, quy luật tự nhiên hay xã hội Những hình thức quản lý có ý thức luôn gắn liền với hoạt động có mục tiêu, có kế hoạch của những tập thể lớn hay nhỏ của con người và được thực hiện qua những thể chế xã hội đặc biệt Mục đích, nội dung, cơ chế và phương pháp quản lý xã hội tuỳ thuộc vào chế

độ chính trị - xã hội

- Di sản thế giới

+ Các di chỉ: Các công trình của con người hoặc công trình kết hợp

giữa con người và thiên nhiên, và các khu vực gồm có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hay nhân học

+ Các di tích: Các công trình kiến trúc, các công trình điêu khắc và hội

Trang 4

hoạ, các yếu tố hoặc các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, các dấu khắc, các nơi cư trú hang động và tổ hợp các đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hay khoa học;

+ Các nhóm công trình xây dựng: Các nhóm công trình riêng lẻ hoặc

liên hoàn mà do kiến trúc, tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hay khoa học;

b Cơ sở lý luận về quản lý di sản

Giữ gìn di sản văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, bởi vì xã hội của chúng

ta có trách nhiệm đối với thế hệ hiện tại và tương lai để quản lý tốt nhất tài sản, di sản đó Quản lý di sản văn hóa cũng ngày càng trở nên gắn bó với các mục tiêu chủ yếu khác của phát triển bền vững, một khuôn khổ sinh thái xem các nguồn lực quý giá như vốn văn hóa quan trọng

Thời gian qua, các tổ chức văn hóa thế giới như UNESCO và các tổ chức quốc tế khác có liên quan đã nỗ lực thiết lập nên hệ thống các nguyên tắc căn bản hoặc đề xuất các thực hành tốt nhất hỗ trợ các quốc gia trên toàn thế giới trong công tác bảo vệ và quản lý di sản vật thể và phi vật thể Vai trò căn bản nhất của các hiến chương hoặc nguyên tắc công bố liên quan đến di sản của các tổ chức quốc tế này là đưa ra tuyên bố về các nguyên tắc, hướng dẫn cho công tác bảo tồn và quản lý các điểm có giá trị văn hóa Các văn bản này còn đề cập đến nhiều vấn đề khác như là giá trị của di sản, vấn đề bảo tồn, vấn đề về ý nghĩa di sản và các giai đoạn liên quan tới quá trình lập kế hoạch bảo tồn di sản Nhiều nguyên tắc thực hành hiệu quả đề xuất bởi các văn bản quốc tế này đã được nhiều quốc gia đưa vào trong các quy định pháp

lý hoặc chính sách quản lý di sản của riêng mình

Hướng theo quan niệm và nhận thức đã nêu trên đây, di sản được coi như sản phẩm của các quá trình văn hóa, như cách thức lựa chọn và sử dụng quá khứ của ngày hôm nay, cho hôm nay và ngày mai Quan điểm mới về di sản có thể dẫn đến các quyết định thực tế và lô-gíc hơn cho quá trình quản lý

di sản Hiểu một cách biện chứng và mang tính lịch sử là, vấn đề xã hội cần

Trang 5

hướng tới mục tiêu làm sao để sử dụng quá khứ (di sản văn hóa) cho phù hợp, đem lại các lợi ích lớn nhất cho xã hội chứ không còn là gò bó đi theo quan điểm này hay quan điểm khác về bảo tồn Trong trường hợp cần thiết (với quan điểm mới) người ta vẫn có thể quyết định bảo tồn yếu tố nào đó của quá khứ nhưng bảo tồn không phải để bảo tồn, gìn giữ một cách cứng nhắc, thuần túy, mà bảo tồn hiểu theo nghĩa rộng, đó là cách tốt nhất để gìn giữ và phát huy các giá trị di sản Và đương nhiên, bên cạnh các hình thức hoạt động bảo tồn, vẫn còn có thể có nhiều cách khác giúp các nhà quản lý văn hóa và cộng đồng phát huy giá trị di sản Đây chính là một trong những cơ sở lý luận cần thiết cho việc nghiên cứu quá trình quản lý di sản văn hóa trong xã hội hiện nay

Quan điểm này xuất phát từ tiền đề là mọi di sản đều có tính phi vật thể Tuy nhiên trong khi nhấn mạnh vào tính phi vật thể và không bỏ qua tính vật thể của di sản bởi lẽ: yếu tố xác định một địa điểm di sản hay một bảo tàng là “di sản” chính là các ý nghĩa và giá trị mà chúng ta trao cho nó đó chính là chất liệu của di sản Vì vậy, cho dù là tính vật thể hay phi vật thể của

di sản thì thực chất chúng ta cũng đang bàn về một tập hợp các ý nghĩa và giá trị Chính giá trị và ý nghĩa là đối tượng thực sự của việc quản lý và bảo tồn di sản, như vậy thì mọi di sản là “phi vật thể” cho dù những giá trị hay ý nghĩa này được biểu trưng bởi một địa điểm, một di tích, một cảnh quan hay một đại diện vật chất nào đó, hoặc được tái hiện trong các thực hành ngôn ngữ, các điệu múa, lịch sử truyền miệng hay các hình thức di sản phi vật thể khác như định nghĩa của UNESCO

Từ những trình bày về các quan điểm lý thuyết trên đây, bài thu hoạch

sẽ xem xét việc quản lý di sản văn hóa nói chung và di sản thế giới nói riêng theo quan điểm quản lý di sản bảo tồn, phát triển để di sản sống, phát huy được các giá trị của nó trong đời sống văn hóa - xã hội đương đại, cần thiết cho cuộc sống hôm nay và mai sau, coi quá trình quản lý di sản văn hóa là quá trình tham gia vào xây dựng và phát triển văn hóa và xã hội, quá trình sáng tạo văn hóa của các chủ thể hiện tại

Trang 6

2 Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế

a Đặc điểm tình hình

Quần thể di tích Cố đô Huế là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích

Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993 Di sản văn hóa Huế bao gồm quần thể di tích Cố

đô, với thành quách, cung điện, lăng tẩm, đàn miếu, chùa quán, cầu cống, phủ

đệ, hệ thống kiến trúc cộng đồng, tôn giáo và kiến trúc dân gian; các di sản văn hóa phi vật thể liên quan, các khu cảnh quan môi trường độc đáo

b Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế

* Những kết quả, thành tựu trong bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Thành phố Huế là đô thị cổ, hình thành hơn 700 năm - Cố đô của Việt

Nam, nằm ở vị trí trung tâm của Việt Nam, trên trục giao thông quan trọng

xuyên Bắc - Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan, Lào, Việt Nam.

Thành phố là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, hiện nay là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa… của tỉnh Thừa Thiên Huế Phía Bắc giáp hai huyện Hương Trà, Quảng Điền, phía Đông giáp huyện Phú Vang, phía Tây và Nam giáp huyện Hương Thủy Thành phố có diện tích 5.053,99 km2 Thành phố Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng và

ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền Bắc - Nam.

Nhìn lại lịch sử, sau khi triều Nguyễn chấm dứt, hai cuộc chiến tranh kéo dài suốt 30 năm (1945 - 1975) đã tàn phá nghiêm trọng di sản văn hóa Huế Từ năm 1975 đến năm 1980, việc bảo tồn di sản văn hóa Huế gặp muôn vàn khó khăn do đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh, do nguồn nhân lực về bảo tồn cũng như sự đầu tư hết sức hạn chế Năm 1983, với sự nỗ lực của ngành Văn hóa, các cấp các ngành và của địa phương, nguồn kinh phí về bảo

Trang 7

tồn di sản Cố đô Huế đã được phê duyệt Từ đó, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước dành cho Huế ngày càng tăng, góp phần quan trọng để cải thiện công tác bảo quản, chống xuống cấp và bước đầu trùng tu các di sản của Cố đô

Năm 1991, hầu hết các di tích quan trọng của Huế đã được lập hồ sơ khoanh vùng bảo vệ theo Pháp lệnh Bảo vệ di tích năm 1984 và đã được các ban, ngành liên quan từ trung ương đến cơ sở tổ chức thực hiện Trên cơ sở

đó, năm 1992, một bộ hồ sơ khoa học mang tính tổng thể về di tích Cổ đô Huế

đã được thiết lập và được đệ trình lên Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO Dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa - Thông tin và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế công cuộc bảo tồn di tích Cố đô Huế đã được triển khai và đạt kết quả rất quan trọng: Di sản văn hoá Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và từng bước hồi sinh diện mạo ban đầu của một cố đô lịch sử Công cuộc bảo tồn di tích Huế chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững trên các mặt:

- Bảo quản cấp thiết hầu hết các di tích bằng các biện pháp chống dột, chống sập, chống mối mọt, chống cây, cỏ xâm thực, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa , nhờ vậy mà trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, các di tích vẫn được bảo tồn và kéo dài tuổi thọ

- Trùng tu, phục hồi một số công trình tiêu biểu, như Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Hiển Lâm các, cụm di tích Thế miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị đường, cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Tử cấm thành), Minh Lâu, điện Sùng Ân, Hữu Tùng Tự, Bi Đình (lăng Minh Mạng), điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Điện (lăng Tự Đức), Thiên Định Cung, Bi Đình (lăng Khải Định), chùa Thiên Mụ, cung An Định, các cổng Kinh thành

Tháng 11 năm 2003, UNESCO đã chính thức ghi danh Nhã nhạc Cung đình Huế là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại) Đây là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện tầm vóc và sự phong phú, toàn diện của di sản văn hóa Huế trên cả hai lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể

Trang 8

Đặc biệt, trong lĩnh vực đối ngoại, các giá trị di sản văn hóa Huế còn được giới thiệu ở các nước, như Lào, Pháp, Bỉ, Áo, Nhật, Hàn Quốc thông qua các đợt trưng bày triển lãm của Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế; các giá trị văn hóa phi vật thể được giới thiệu ở các nước, như Hàn Quốc, Philippin, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia, Nhật Bản, Thụy Sĩ thông qua các đợt lưu diễn nghệ thuật của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế

Về du lịch, năm 2018 tổng lượt khách du lịch đến Huế ước tính đạt 4.100 nghìn lượt, tăng 7,9% so với năm 2017; trong đó khách quốc tế là 1.950 nghìn tăng 29,9%, khách nội địa là 2.150 nghìn lượt khách, giảm 6,5% so với năm 2017 Doanh thu du lịch ước tính đạt 4.100 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2017

Đặc biệt, theo số liệu Báo cáo của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, năm 2013 Trung tâm đã đón gần 2 triệu lượt khách trong nội địa và khách quốc tế, doanh thu trên 127 tỷ đồng, năm 2014 đón 1.932.813 lượt khách, doanh thu trên 139 tỷ đồng, năm 2015 đón 2,3 triệu lượt khách doanh thu trên 207 tỷ đồng Việc khai thác và phát huy giá trị di sản cũng đã tạo điều kiện cho công tác phục hồi các ngành nghề thủ công, các nghi lễ và nghệ thuật truyền thống Các nghề đúc đồng, sơn thếp, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, làm diều Huế, may áo dài, chằm nón lá, làm kẹo mè xửng, tôm chua, nghệ thuật ẩm thực, ca Huế đã có sự phục hồi và phát triền mạnh mẽ, đáp ứng các nhu cầu của ngành du lịch

* Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì trước thực trạng

“mỗi nơi một kiểu” mô hình quản lý di tích ở các địa phương, khiến cho công tác bảo tồn di sản gặp khó khăn Bộ Văn hóa thể thao và du lich đã yêu cầu các địa phương kiện toàn bộ máy quản lý di tích, để công tác bảo vệ và quản

lý di tích đạt hiệu quả hơn

Từ thực trạng quản lý di sản thế giới ở Việt Nam hiện nay, qua nghiên cứu cụ thể mô hình quản lý di sản thế giới Cố đô Huế (cấp tỉnh) chúng ta thấy

mô hình này vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục để phát huy hiệu quả hơn

Trang 9

nữa trong tương lai, cụ thể như: Cơ chế tài chính, quy hoạch tổng thể… Cố đô Huế được quản lý bởi Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế với một bộ máy quản lý đồ sộ lên tới hơn 700 người với đầy đủ các phòng ban chức năng, nghiệp vụ với 17 chức năng nhiệm vụ Từ thực tế đó Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cần phải kiện toàn, sắp xếp lại bộ máy quản lý, đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện nay theo hướng gọn nhẹ nhưng hiệu quả hơn, cần thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hiện có của Trung tâm

3 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới

a Giải pháp về mở rộng mô hình xã hội hóa, đẩy mạnh tuyên truyền,

giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa

Mở rộng mô hình xã hội hóa hoạt động bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa để huy động mọi nguồn lực từ người dân trong nước và nước ngoài, để họ có thể tham gia vào công tác này dưới nhiều hình thức Theo quan niệm của UNESCO, di sản được bảo tồn tốt nhất là trong lòng cộng đồng và bảo tồn di sản phải gắn liền với lợi ích của người dân Người dân với vai trò là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, họ có đủ năng lực và thẩm quyền để đánh giá các giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể, quyết định lựa chọn các hiện tượng văn hóa phi vật thể nào là cần thiết để bảo tồn Tăng cường công tác tuyên truyền trong và ngoài nước về giá trị Di sản văn hóa Huế Tập huấn cho cán

bộ, các tình nguyện viên kiến thức và kỹ năng, thông qua đội ngũ này để tuyên truyền cho mọi người thực hiện bảo vệ, gìn giữ di sản, nhất là sự tham gia của lớp trẻ Các cơ quan chức năng chỉ có thể làm tốt trách nhiệm của mình khi mọi người nhận thức đúng và cùng tham gia một cách đầy đủ, tích cực vào sự nghiệp phát triển văn hóa du lịch

b Giải pháp về huy động nguồn lực cho việc bảo tồn và phát huy giá trị

Di sản văn hóa

Trang 10

Để huy động nguồn lực (nguồn tài chính, nguồn nhân lực), Thành phố cần

thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng tích lũy, huy động các nguồn xã hội hóa nhằm tạo điều kiện tăng đầu tư cho việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa Tranh thủ tối đa sự ủng hộ của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương

để huy động nguồn lực cho công tác trùng tu di tích Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng các khâu đào tạo để bổ sung cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật, bao gồm đào tạo tại chỗ, đào tạo tập trung, đào tạo trong nước và nước ngoài đáp ứng nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các Di sản văn hóa Có chính sách cơ chế khuyến khích đội ngũ nghệ nhân, nghệ sĩ để họ truyền thụ kiến thức cho thế hệ kế tiếp Tranh thủ sự

hỗ trợ của giới khoa học, các nhà chuyên môn vào việc hoạch định các chương trình, giải pháp bảo tồn

c Giải pháp về tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao

năng lực quản lý Di sản văn hóa

Thành phố cần tiếp tục xây dựng các chương trình nghiên cứu, liên kết

với các cơ quan, Viện nghiên cứu để triển khai các đề tài khoa học theo hướng chuyên sâu, ưu tiên tập trung vào các loại hình phi vật thể gắn với di tích, nhằm đáp ứng các yêu cầu về thiết lập dự án, hoạch định chương trình

bảo tồn, góp phần vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Tranh thủ sự hỗ

trợ của Bộ Văn hóa Thông tin, của các nhà khoa học đầu đàn để làm tốt công tác tư vấn cho các chuyên ngành khoa học bảo tồn Tiến hành điều tra từng lĩnh vực như Âm nhạc cung đình để tiến hành xác định kế hoạch đào tạo, phục hồi các nội dung tác phẩm, tu bổ các địa điểm diễn xướng Thẩm định các giá trị về văn hóa phi vật thể để có biện pháp bảo tồn các lễ hội, các loại hình nghệ thuật một cách thiết thực hiệu quả

Tập trung các nguồn lực để bảo tồn có hiệu quả các giá trị văn hóa theo

Dự án Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế 1996-2010 đã

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nâng cao chất lượng bảo tồn đảm bảo các nguyên tắc của Công ước quốc tế và Luật Di sản Văn hóa quy định Tập trung đầu tư có trọng điểm cho việc bảo quản, tu bổ, phục hồi những điểm di

Ngày đăng: 10/08/2019, 16:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w