0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty 1 Phân tích ma trận SWOT

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT – KT – XD TOÀN THỊNH PHÁT TẠI ĐỒNG NAI NĂM 2009 – 2011 (Trang 41 -41 )

- Cổ đông được chia cổ tức tương đương với phần góp vốn.

b. Chính sách phúc lợi – ưu đãi:

2.2.5 Phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty 1 Phân tích ma trận SWOT

2.2.5.1 Phân tích ma trận SWOT

Điểm mạnh

1. Công ty có kinh nghiệm trong việc thiết kế, xây dựng, đầu tư các dự án có giá trị tài sản lớn trong chuỗi The Pegasus: The Pegasus Plaza, The Pegasus Residence, … 2. Công ty có quy mô lớn trong ngành BĐS với mức vốn điều lệ và giá trị tài sản cao.

3. Mức lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh cao, tăng đáng kể qua các năm. 4. Quỹ đất lớn, quy hoạch và quỹ đất có sẵn được chính quyền giao cho và có quyết định giao đất của Nhà nước.

5. Có danh tiếng tốt trên thị trường BĐS cũng như được sự tín nhiệm của khách hàng trong nhiều năm liền.

6. Sản phẩm nổi tiếng với chất lượng cao và uy tín về các thủ tục pháp lí.

7. Khả năng quản lí chi phí các bộ phận tốt do đó đem lại lợi nhuận cho công ty cao. 8. Công ty có hệ thống quản lí chất lượng tốt, do đó: chính sách Công ty được rõ ràng, hệ thống mục tiêu cụ thể.

9. Các nhà quản lí công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực BĐS (ít nhất là 5 năm).

Điểm yếu

1. Công ty chưa chú trọng mở rộng thị trường sang các khu vực khác trong cả Nước mà chỉ tập trung trong khu vực Đồng Nai, chưa khai thác phân khúc thị trường khác. 2. Trình độ nhân viên còn chưa đồng đều, trình độ chuyên môn của nhân viên còn chưa sâu vào các nghiệp vụ chính.

3. Khả năng tự phân phối thấp.

4. Các hoạt động quảng bá doanh nghiệp, hình ảnh công ty cũng như các hoạt động quảng cáo sản phẩm của công ty còn mờ nhạt, các chương trình tiếp thị chưa mạnh. 5. Các thủ tục pháp lí còn chậm do không chủ động được vấn đề thời gian do những quy định về đất đai còn phức tạp, chưa rõ ràng.

Cơ hội

1. Thị trường Bất Động Sản đang dần khôi phục lại sau một thời gian dài “đóng băng” và chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới 2009.

2. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao chiếm 355% . Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, Thị trường bất động sản luôn gắn liền và đi song hành với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Do đó, dự báo năm 2012 đầu tư bất động sản sẽ có nhiều thuận lợi. 3. Nhu cầu về mua nhà, căn hộ từ thấp, trung bình, đến cao cấp ở Việt Nam đều đang gia tăng.

4. Các phân khúc thị trường Bất Động Sản khác như: văn phòng, khách sạn đang có xu hướng tăng cao.

5. Tốc độ đô thị hóa, tốc độ tăng GDP, tốc độ tăng công nghiệp tăng nhanh, dẫn đến dân số tăng nhanh ở các đô thị lớn như TP. HCM.

6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh. Chỉ tính trong năm 2010, tổng vốn FDI thực hiện cũng đã đạt 14 tỷ USD.

7. Kiều hối ở các nước gửi về Việt Nam đang tăng lên dẫn đến nhu cầu nhà ở cho phân khúc thị trường mới này tăng lên.

8. Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế với thế giới và khu vực, điển hình Việt Nam đã gia nhập vào Tổ chức Thương Mại thế Giới (WTO) năm 2006 đã thu hút nhiều nhà đầu tư đầu tư vào các trung tâm Thành phố lớn. Nên nhu cầu đất phục vụ sản xuất kinh doanh, đất xây dựng nhà xưởng làm văn phòng sẽ tăng vọt.

10. Pháp luật ngày càng hoàn thiện và tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho thị trường BĐS phát triển như: các quy định về khung giá đất, phương pháp định giá đất để bình ổn thị trường BĐS, các quy định về tiêu chuẩn các khu đô thị mới, quy định về việc đầu tư vốn, chủ trương di dời các cơ sở sản xuất vào các Khu công nghiệp tập trung của UBND Thành Phố…nên nhu cầu đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn sẽ rất lớn.

Thách thức

1. Những thương hiệu lớn đang muốn tranh thủ giai đoạn đầu để định vị cho mình một thương hiệu dịch vụ bất động sản vừa tuân thủ pháp luật vừa chuyên nghiệp. Do đó, môi trường cạnh tranh trên thị trường BĐS đang ngày càng gắt gao hơn.

2. Tỉ lệ nhà trống tập trung chủ yếu là do nhiều cao ốc mới hoàn thành. Một điều đáng quan ngại là trong khi tỉ lệ trống còn khá cao thì nguồn cung văn phòng cho thuê được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, tăng tới 134% vào cuối năm 2010 trên tất cả các hạng văn phòng. Chính vì vậy, cuộc cạnh tranh để thu hút khách hàng giữa các chủ cao ốc trong thời gian tới sẽ hết sức quyết liệt.

3. Các rào cản gia nhập ngành không mấy khó khăn trong điều kiện kinh tế hiện nay, thị trường đang cần các nguồn cung dồi dào cho các phân khúc khách hàng mới, dẫn đến số lượng các đối thủ gia nhập ngành đang ngày một gia tăng.

4. Các quy định mới về thu tiền sử dụng đất và các chi phí khác của Chính phủ đang ngày càng chi tiết và được đánh giá là có tăng. Vì vậy, nguy cơ về việc tăng giá sản phẩm là điều khó tránh khỏi.

5. Các quy định mới về bảo trì nhà cao tầng làm rõ trách nhiệm của Chủ đầu tư. Tuy không làm tăng giá thành sản phẩm nhưng gián tiếp làm tăng chi phí cho khách hàng tạo nên tâm lý e ngại của khách hàng.

6. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ đang phát triển mạnh mẽ về số lượng có tính cạnh tranh cục bộ với hoạt động của Công ty trên một số địa bàn, cụ thể là trên các khu vực thuộc TP Hồ Chí Minh.

7. Nguy cơ về nhà ở cao tầng. Hiện nay làn sóng xây dựng nhà ở cao tầng đang phát triển rất mạnh, và dự báo sắp tới sẽ xảy ra khủng hoảng thừa trên thị trường này. Vì vậy, việc tham gia phát triển nhà cao tầng có thể tạo thành nguy cơ cho hoạt động của Công ty nếu không được đánh giá và nghiên cứu đúng mức, đặc biệt là về vấn đề kỹ thuật, chất lượng.

8. Các nhà đầu tư nước ngoài đang chiếm thị trường trong việc khai thác các dự án lớn như cao ốc văn phòng, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, trung tâm thể dục thể thao … và đưa các nhà đầu tư trong nước vào các phân khúc vừa và nhỏ. Nguy cơ thị trường bị thu hẹp.

9. Một số nhà đầu tư trong nước đã liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài để tăng lợi thế cạnh tranh về vốn và công nghệ cũng là nguy cơ cho Công ty.

10. Giá đất tăng cao sẽ thu hẹp thị phần người mua, đối với người có thu nhập trung bình và thấp cơ hội để tạo nhà ở càng khó khăn.

Bảng 2.13 Ma trận SWOT

Môi trường

Cơ hội O (Opportunities)

O1. Thị trường BĐS đang dần khôi phục.

O2. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ngành cao.

O3. Nhu cầu mua nhà ở cấp thấp ở đang gia tăng. O4. Các phân khúc mới: văn phòng khách sạn có xu hướng gia tăng.

Nguy cơ – T (Threats)

T1. Các thương hiệu lớn đang tích cực định vị sản phẩm.

T2. Thu hút khách hàng giữa các chủ đầu tư cao. T3. Số lượng các đối thủ trong ngành đang gia tăng. T4. Phân khúc mới khó có thể tiếp cận nhà ở cao cấp.

bên ngoài O5. Nhu cầu cho các phân khúc Kiều hối gia tăng O6. Tốc độ đô thị hóa và chỉ số về dân số tăng. O7. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh trong các năm gần đây.

O8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

O9. Hoạt động tích cực hội nhập của Việt Nam khi gia nhập WTO.

O10. Pháp luật ngày càng hoàn thiện.

T5. Khách hàng đang có tâm lí e ngại bởi các chính sách của Chính phủ.

T6. Trên địa bàn quận nhà, các đối thủ cạnh tranh đang xuất hiện nhiều. T7. Khả năng xảy ra khủng hoảng thừa về cung nhà ở. T8. Nhà đầu tư nước ngoài đang chiếm ưu thế hơn. T9. Vị thế cạnh tranh của các đối thủ nâng cao.

T10. Chính phủ ban hành quy định mới về tăng giá nhà đất.

Môi trường bên trong Mặt mạnh -S (trengths)

S1. Có kinh nghiệm trong việc thiết kế, xây dựng, đầu tư các dự án lớn.

S2. Quy mô công ty lớn S3. Khả năng sinh lời cao. S4. Mức lợi nhuận hàng năm cao.

S5. Có quỹ đất lớn. S6. Có thương hiệu tốt. S7. Khả năng quản lí chi phí tốt. S8. Sản phẩm có chất lượng tốt. S9. Hệ thống quản lí thông tin tốt.

Kết hợp S – O

1. S1,2,3,4 – O1,2 Khai thác triệt để thị trường hiện có bằng để tăng thị phần 2. S5,6,8 – O3,4 Mở rộng thị trường tập trung trên các phân khúc mới: khách hàng có thu nhập thấp và trung bình.

3. S7,10 – O5,6,7,10 Liên kết liên doanh với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

4. S9 – O8,9,10 Đa dạng hóa sản phẩm.

Kết hợp S – T

1. S1,2,6,8 – T 1,2,3,4,10 Tập trung vào các chiến lược Marketing:.

2. S3,4,5,7 – T7 Tập trung ngân sách cho các công trình xã hôi.

3. S3,4,9,10 – T6,7,8,9,10 Tập trung ngân sách cho sự phát triển của phòng R& D.

S10. Các nhà quản lí có kinh nghiệm Điểm yếu-W (Weaknesses) W1. Chưa khai thác các phân khúc thị trường khác. W2. Còn nhiều sản phẩm dở dang chưa hoàn thành. W3. Trình độ nhân viên chưa đồng đều, trình độ chuyên môn chưa cao. W4. Các hoạt động quảng bá doanh nghiệp, sản phẩm còn mờ nhạt. W5. Các thủ tụ pháp lí còn chậm Kết hợp W – O 1. W1,2 – O8,9,10 Cải tiến các chính sách về phúc lợi. 2. W3 – O1,2,3,4,5,6,7 mở các khóa đào tạo chuyên môn cho nhân viên; nâng cao trình độ cho các cấp quản lí.

3. W3,4 – O6,10Xây dựng văn hóa công ty.

4. W5 – O10 Cải tiến quá trình thực hiện pháp lý nhanh chóng, chính xác. Kết hợp W – T 1. W1 – T1,2,3Tăng cường các dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi. 2. W3,5 – T7,9 Hướng các dịch vụ tư vấn vào sâu hơn cạc sản phẩm/dịch vụ của công ty.

3. W1,4 – T6,8 Tăng cường các hoạt động bảo trì sau khi đã bán cho khách hàng.

Nguồn tin: Phân tích tổng hợp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT – KT – XD TOÀN THỊNH PHÁT TẠI ĐỒNG NAI NĂM 2009 – 2011 (Trang 41 -41 )

×