Đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT – KT – XD TOÀN THỊNH PHÁT TẠI ĐỒNG NAI NĂM 2009 – 2011 (Trang 28)

Trên thực tế, cuộc đua mở sàn giao dịch bất động sản chuẩn đã bắt đầu trong thời gian gần đây, từ các sàn đã chính thức khai trương thuộc các công ty như Saigon Land, Đất Xanh, Phát Hưng - Địa ốc Sài Gòn, Homecare, Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI)… đến các sàn đang rục rịch ra mắt trong một vài tháng tới như của ACBR, Tài Nguyên, Vincom, Viglacera, VPBank, ...

Bên cạnh đó, cuộc đua vẫn đang tiếp diễn với nhiều công ty khác như Phú Gia, Hoàng Quân, Hữu Liên… dưới hình thức thành lập sàn mới hoặc nâng cấp hoạt động của các trung tâm giao dịch hiện có. Nguyên nhân chính là do thời điểm bắt buộc phải kinh doanh sản phẩm bất động sản thông qua sàn giao dịch theo Luật Kinh doanh bất động sản đang đến gần.

Những thương hiệu lớn đang muốn tranh thủ giai đoạn đầu để định vị cho mình một thương hiệu dịch vụ bất động sản vừa tuân thủ pháp luật vừa chuyên nghiệp. Các trung tâm môi giới, siêu thị địa ốc theo đó cũng chịu một sức ép chuyển đổi về chất lượng để cạnh tranh và tồn tại. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng để sinh tồn và phát triển. Công ty TTP đang từng bước khẳng định thương hiệu mình và đang trên đà phát triển.

2.2.1.3 Rào cản gia nhập và rút khỏi thị trườnga. Những rào cản gia nhập ngành a. Những rào cản gia nhập ngành

Rào cản Kỹ thuật

Ngành BĐS là một ngành còn khá mới so với các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên nó là một ngành có khả năng sinh lợi cao. Nhiều công ty muốn gia nhập vào thị trường kinh doanh BĐS nhưng gặp phải một số rào cản về kỹ thuật gây khó khăn trong việc gia nhập thị trường.

Các công ty không thể xin giấy phép xây dựng các công trình địa ốc vì các qui định kỹ thuật về nguyên vật liệu không đạt yêu cầu, khu qui hoạch không đáp ứng được yêu cầu về diện tích, độ an toàn.. dẫn đến những khó khăn và gây tốn kém cho doanh nghiệp khi muốn tham gia vào thị trường.

Rào cản về vốn

Kinh doanh BĐS là một ngành kinh doanh yêu cầu về vốn rất lớn. Các doanh nghiệp với qui mô nhỏ, tài chính eo hẹp thì không thể tham gia vào thị trường này và nếu như có tham gia thì không thể cạnh tranh được, có thể dẫn đến phá sản.

Tại một số nước, khi ngân hàng quyết định cho vay phát triển các dự án BĐS, bộ phận tín dụng chỉ cần nhìn vào bảng cân đối thu chi tài chính của doanh nghiệp mà không đòi hỏi tài sản thế chấp. Một công ty có tiềm lực tài chính mạnh, có lịch sử tín

dụng tốt và có uy tín phát triển trên thị trường sẽ là "bảo chứng" tốt nhất để ngân hàng quyết định cho vay.

Việc huy động vốn thông qua các hợp đồng đặt cọc và phương thức thanh toán theo từng đợt khi mua nhà đất, vốn rất phổ biến tại Việt Nam, lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu các doanh nghiệp hoạt động không tốt, dự án dở dang do chiếm dụng vốn thì sẽ nảy sinh nhiêu vấn đề tranh chấp.

Tuy nhiên, tại Việt Nam hình thức huy động vốn chưa phát triển đa dạng, trong khi ở nước ngoài, các công cụ như trái phiếu BĐS, quỹ tín thác BĐS (REIT) hoặc các hình thức bảo hiểm cho dự án... phát triển rất mạnh. Điều này khiến cho thị trường Việt Nam hầu như chỉ tập trung sử dụng duy nhất hình thức huy động vốn theo kiểu hợp đồng đặt cọc, hợp đồng góp vốn.

Rào cản về pháp luật

Pháp luật có thể được xem là yếu tố tác động quan trọng đến sự hình thành và phát triển của thị trường BĐS biểu hiện qua những quy định pháp luật về quyền mua, bán, cho thuê, thế chấp, góp vốn liên doanh…. bằng BĐS. Thực tế cho thấy, yếu tố này có thể thúc đẩy, hạn chế hoặc có thể xóa bỏ sự tồn tại của thị trường BĐS do tính chất đặc biệt của hàng hóa BĐS là gắn liền với đất đai, mà điều này luôn được Nhà nước ở mọi thời kỳ (trừ công xã nguyên thủy) nắm quyền điều chỉnh.

Rào cản về các chính sách kinh tế, tài chính – tiền tệ của Nhà nước

Chính sách kinh tế của Chính phủ Trung ương và Chính quyền Địa phương cũng là nhân tố nhạy cảm ảnh hưởng đến thị trường BĐS.

Trước hết, những chính sách khuyến khích sản xuất theo vùng, khu vực kinh tế sẽ đi kèm với kế hoạch quy hoạch phát triển vùng, các quy hoạch này thực chất sẽ xác định và xác định lại mục đích sử dụng đất từ đó những khu vực, vùng nào nằm trong quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất và hoạt động công nghiệp hoặc nằm trong quy hoạch xây dựng khu đô thị mới, các khu trung tâm thương mại,…Bên cạnh đó các chính sách về tài chính và tiền tệ của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thị trường BĐS. Khi Nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho thị trường BĐS gần như chững lại và đóng băng,

có những thời điểm gần như không có giao dịch mua bán BĐS. Ngược lại, khi Nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng thì theo đó thị trường BĐS sôi động trở lại, các giao dịch về BĐS tăng lên rõ rệt.

Rào cản về thủ tục hành chính

Doanh nghiệp muốn thực hiện dự án là một chuyện, còn việc xem xét, phê duyệt dự án của các cơ quan chức năng lại là một chuyện khác. Vì vậy, "giấc mơ" về những dự án hoàn thiện của các doanh nghiệp có khi phải kéo dài rất lâu.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT – KT – XD TOÀN THỊNH PHÁT TẠI ĐỒNG NAI NĂM 2009 – 2011 (Trang 28)