1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch lớp trung cấp LLCT mô hình quản lý và phát triển hoạt động du lịch thành phố huế

16 305 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 116 KB

Nội dung

Đề tài Mô hình Quản lý và phát triển hoạt động du lịch thành phố Huế PHẦN MỞ ĐẦU Hoạt động nghiên cứu thực tế là một phần bắt buộc trong chương trình học Trung cấp Lý luận Chính trị Hành chính, mục đích của phần học này là giúp học viên nắm bắt, phân tích, đánh giá, tổng hợp tình hình và giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn cơ sở gắn với nhiệm vụ công tác. Thực hiện Quyết định số: 32QĐĐTCB, ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đào Tạo Cán về việc tổ chức Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị Hành chính K13 đi nghiên cứu thực tế tại thành phố Huế và Đà Nẵng Tham gia đoàn gồm: 91 đồng chí học viên ,là một thành viên trong đoàn, trong chuyến đi nghiên cứu thực tế này tôi thực sự quan tâm đến Mô hình quản lý và phát triển du lịch tại thành phố Huế. Bằng việc nghe báo cáo học tập tại trường chính trị Nguyễn Chí Thanh Thành Phố Huế, cùng với kiến thức tiếp thu được trong đợt nghiên cứu lần này tôi hi vọng có thể đóng góp những ý kiến, đề xuất có chất lượng để Mô hình quản lý và phát triển du lịch tại thành phố Huế ngày càng phát triển, góp phần cải hiện đời sống – kinh tế cho người dân và phát triển kinh tế xã hội của thành Huế. 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Ngày nay, trước sự phát triển văn hóa xã hội loài người, ngành du lịch đã trở thành một trong những ngành phát triển lớn nhất thế giới. Nhờ những đóng góp to lớn với kinh tế xã hội, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, Thành Phố Huế là một trong những đia phương có rất nhiều những di tích văn hóa như: Đại Nội với Ngọ Môn, Điện Thái Hoà, Tử Cấm thành, Thế Miếu, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh, Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế và Chợ Đông Ba. là tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 1616,8 độ vĩ Bắc và 107,8108,2 độ kinh Đông. Diện tích của tỉnh là 5.053,99 km². Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp dãy Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km. Nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam, Thừa Thiên Huế là một trong ba vùng du lịch lớn của Việt Nam, là thành phố có bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp và hữu tình cùng quần thể di tích lịch sử được thế giới công nhận. Ngày nay, Huế được biết đến là thành phố Festival của Việt Nam, lần đầu tổ chức vào năm 2000 và hai năm tổ chức một lần. Huế ngoài nổi tiếng với núi Ngự hùng vĩ soi bóng bên dòng sông Hương thơ mộng nên thơ và các di tích cổ xưa của các triều đại vua chúa thì Huế được biết đến với nhiều bãi biển đẹp cho những ai thích du lịch. Qua chuyến đi nghiên cứu thực tế này, tôi nhận thấy về tiềm năng cũng như sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Huế trong thời gian qua và chỉ ra một số hạn chế, tồn tại đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả tiềm năng thế mạnh về du lịch của Huế, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Huế trở thành trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và trên toàn thế giới. Vì vậy, tôi chọn nội dung nghiên cứu: “Mô hình quản lý và phát triển hoạt động Du lịch ở Thành phố Huế năm 2018” để hoàn thành bài thu hoạch nghiên cứu thực tế của mình. 2. Đối tượng nghiên cứu Mô hình quản lý và phát triển hoạt động Du lịch ở Thành phố Huế năm 2018 3. Phạm vi nghiên cứu Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động du lịch của Thành phố Huế năm 2018, đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động du lịch của thành phố Huế trong thời gian tới. PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Huế 1.1. Đặc điểm tình hình địa phương Điều kiện lịch sử Thời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, Thừa Thiên Huế thuộc bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang cổ đại. Thời kỳ Bắc thuộc Thừa Thiên Huế là một phần lãnh thổ phía bắc của Vương quốc Champa. Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, Thừa Thiên Huế là thủ phủ Đàng Trong thời các chúa Nguyễn, là kinh đô của cả nước dưới thời Tây Sơn với tên gọi là Phú Xuân. Thời nhà Nguyễn vua Gia Long chia cả nước thành 23 trấn và 4 dinh, Thừa Thiên Huế ngày nay thuộc dinh Quảng Đức. Đến năm 1822, dinh Quảng Đức được vua Minh Mạng đổi tên thành phủ Thừa Thiên. Đến thời Pháp thuộc, được đổi thành tỉnh Thừa Thiên. Năm 1976 tỉnh Thừa Thiên hợp nhất với Quảng Bình, Quảng Trị và khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh Bình Trị Thiên. Ngày 30.6.1989, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa VIII đã quyết định tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh như cũ, riêng tỉnh Thừa Thiên sau khi tách thì mang tên gọi mới là tỉnh Thừa Thiên Huế. Huế là đô thị loại I cấp quốc gia của Việt Nam và từng là kinh đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 – 1945). Điều kiện Khí hậu: Thừa Thiên Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các vùng và khu vực trong toàn tỉnh. Vùng duyên hải và đồng bằng có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng và oi bức, có lúc lên tới 39,9 °C. Từ tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa và hay xảy ra bão lụt, nhiệt độ trung bình 19,7 °C, cũng có khi hạ xuống còn 8,8 °C, trời lạnh. Vào mùa này có những đợt mưa suốt ngày, kéo dài cả tuần lễ.Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 9 °C đến 29 °C. Con người Huế : Nhắc đến Huế người ta đã thấy một vẻ đẹp gì đó nhẹ nhàng quyến rũ thư thái đi vào lòng người, không chỉ vì vẻ đẹp của những thắng cảnh thiên nhiên, sự cổ kính của những đền đài, lăng tẩm. Người ta còn bị “cuốn hút” bởi tính cách con người xứ Huế “nhẹ nhàng, sâu lắng…” Với tính cách dịu dàng, dễ thương pha lẫn sự kín đáo e ấp, với giọng nói đến say lòng người. Tất cả sự lôi cuốn đó đã làm n

Trang 1

Đề tài

Mô hình Quản lý và phát triển hoạt động du lịch thành phố Huế

PHẦN MỞ ĐẦU

Hoạt động nghiên cứu thực tế là một phần bắt buộc trong chương trình học Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính, mục đích của phần học này là giúp học viên nắm bắt, phân tích, đánh giá, tổng hợp tình hình và giải quyết những vấn đề đặt

ra từ thực tiễn cơ sở gắn với nhiệm vụ công tác

Thực hiện Quyết định số: 32/QĐ-ĐTCB, ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đào Tạo Cán về việc tổ chức Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị- Hành chính K13 đi nghiên cứu thực tế tại thành phố Huế và Đà Nẵng

Tham gia đoàn gồm: 91 đồng chí học viên ,là một thành viên trong đoàn, trong chuyến đi nghiên cứu thực tế này tôi thực sự quan tâm đến Mô hình quản lý và phát triển du lịch tại thành phố Huế Bằng việc nghe báo cáo học tập tại trường chính trị Nguyễn Chí Thanh- Thành Phố Huế, cùng với kiến thức tiếp thu được trong đợt nghiên cứu lần này tôi hi vọng có thể đóng góp những ý kiến, đề xuất có chất lượng

để Mô hình quản lý và phát triển du lịch tại thành phố Huế ngày càng phát triển, góp phần cải hiện đời sống – kinh tế cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành Huế

1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Ngày nay, trước sự phát triển văn hóa xã hội loài người, ngành du lịch đã trở thành một trong những ngành phát triển lớn nhất thế giới Nhờ những đóng góp to lớn với kinh tế - xã hội, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, Thành Phố Huế là một trong những đia phương có rất nhiều những di tích văn hóa như: Đại Nội với Ngọ Môn, Điện Thái Hoà, Tử Cấm thành, Thế Miếu, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh, Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế và Chợ Đông Ba

Trang 2

là tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 16-16,8 độ vĩ Bắc và 107,8-108,2 độ kinh Đông Diện tích của tỉnh là 5.053,99 km²

Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, phía Đông giáp biển Đông,

phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp dãy Trường Sơn

và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km

Nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam, Thừa Thiên Huế là một trong ba vùng du lịch lớn của Việt Nam, là thành phố có bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp và hữu tình cùng quần thể di tích lịch sử được thế giới công nhận Ngày nay, Huế được biết đến là thành phố Festival của Việt Nam, lần đầu tổ chức vào năm 2000 và hai năm tổ chức một lần Huế ngoài nổi tiếng với núi Ngự hùng vĩ soi bóng bên dòng sông Hương thơ mộng nên thơ và các di tích cổ xưa của các triều đại vua chúa thì Huế được biết đến với nhiều bãi biển đẹp cho những ai thích du lịch

Qua chuyến đi nghiên cứu thực tế này, tôi nhận thấy về tiềm năng cũng như sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Huế trong thời gian qua và chỉ ra một số hạn chế, tồn tại đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả tiềm năng thế mạnh về du lịch của Huế, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Huế trở thành trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và trên toàn thế giới

Vì vậy, tôi chọn nội dung nghiên cứu: “Mô hình quản lý và phát triển hoạt động Du lịch ở Thành phố Huế năm 2018” để hoàn thành bài thu hoạch nghiên cứu

thực tế của mình

2 Đối tượng nghiên cứu

Mô hình quản lý và phát triển hoạt động Du lịch ở Thành phố Huế năm 2018

3 Phạm vi nghiên cứu

Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động du lịch của Thành phố Huế năm 2018,

đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động du lịch của thành phố Huế trong thời gian tới

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

1 Thực trạng quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Huế

1.1 Đặc điểm tình hình địa phương

* Điều kiện lịch sử

Thời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, Thừa Thiên Huế thuộc bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang cổ đại

Thời kỳ Bắc thuộc Thừa Thiên Huế là một phần lãnh thổ phía bắc của Vương quốc Champa

Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, Thừa Thiên Huế là thủ phủ Đàng Trong thời các chúa Nguyễn, là kinh đô của cả nước dưới thời Tây Sơn với tên gọi là Phú Xuân

Thời nhà Nguyễn vua Gia Long chia cả nước thành 23 trấn và 4 dinh, Thừa Thiên Huế ngày nay thuộc dinh Quảng Đức Đến năm 1822, dinh Quảng Đức được vua Minh Mạng đổi tên thành phủ Thừa Thiên Đến thời Pháp thuộc, được đổi thành tỉnh Thừa Thiên

Năm 1976 tỉnh Thừa Thiên hợp nhất với Quảng Bình, Quảng Trị và khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh Bình Trị Thiên Ngày 30.6.1989, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa VIII đã quyết định tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh như cũ, riêng tỉnh Thừa Thiên sau khi tách thì mang tên gọi mới là tỉnh Thừa Thiên Huế

Huế là đô thị loại I cấp quốc gia của Việt Nam và từng là kinh đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 – 1945)

* Điều kiện Khí hậu:

Thừa Thiên Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các vùng và khu vực trong toàn tỉnh Vùng duyên hải và đồng bằng có hai mùa rõ rệt:

- Mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng và oi bức, có lúc lên tới 39,9

°C

Trang 4

- Từ tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa và hay xảy ra bão lụt, nhiệt độ trung bình 19,7 °C, cũng có khi hạ xuống còn 8,8 °C, trời lạnh Vào mùa này có những đợt mưa suốt ngày, kéo dài cả tuần lễ.Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát mẻ, nhiệt

độ dao động từ 9 °C đến 29 °C

* Con người Huế :

Nhắc đến Huế người ta đã thấy một vẻ đẹp gì đó nhẹ nhàng quyến rũ thư thái đi vào lòng người, không chỉ vì vẻ đẹp của những thắng cảnh thiên nhiên, sự cổ kính của những đền đài, lăng tẩm

Người ta còn bị “cuốn hút” bởi tính cách con người xứ Huế “nhẹ nhàng, sâu lắng…”

Với tính cách dịu dàng, dễ thương pha lẫn sự kín đáo e ấp, với giọng nói đến say lòng người Tất cả sự lôi cuốn đó đã làm nên một vẻ đẹp khó có thể lý giải được, hiện đang rất được lòng các khách du lịch đến Huế

* Văn hóa Huế :

Thuận Hóa-Phú Xuân-Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (1306)

Văn hóa Huế vừa mang tính đặc thù-bản địa vừa có đặc điểm truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam; có tạo nên nền văn hóa Việt-Chăm; có ảnh hưởng của các luồng văn hóa các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây

* Du lịch:

Ðến với Huế là đến một vùng danh lam thắng cảnh kỳ thú hữu tình, đầy sức quyến rũ với con sông Hương hiền hòa bên ngọn Ngự Bình hùng vĩ Các di tích văn hóa, các công trình kiến trúc độc đáo, quần thể di tích triều Nguyễn bao gồm các cung điện, đền đài, miếu vũ, thành quách, lăng tẩm, các kiến trúc chùa chiền, nhà thờ…vẫn giữ nguyên nét uy nghi, cổ kính, trang nghiêm

Các loại hình: Du lịch di sản, du lịch thiên nhiên, du lịch tâm linh, du lịch

lễ hội, du lịch hội nghị, du lịch tắm biển - nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch làng nghề…

Trang 5

* Tình hình kinh tế - xã hội

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2018 ước đạt 32.417 tỷ đồng tăng 7,15%

so năm 2017;

Về cơ cấu kinh tế năm 2018, khu vực dịch vụ chiếm 50,4%, khu vực công nghiệp

và xây dựng chiếm 31,66%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,97%

Tổng thu ngân sách năm 2018 ước đạt 7.255 tỷ đồng, vượt 6,2% dự toán năm và tăng 2,9% so cùng kỳ năm trước Trong đó:

- Thu nội địa ước đạt 6.315 tỷ đồng, vượt 4,2% dự toán, tăng 1,8% so cùng kỳ năm trước

- Thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt tăng cao so với dự toán, đạt 550 tỷ đồng, vượt 31% dự toán và tăng 34% so cùng kỳ năm trước

Tổng chi ngân sách địa phương năm 2018 ước đạt 9.780,6 tỷ đồng, bằng 98% dự toán, tăng 3,6% so năm trước

1.2 Thực trạng quản lý hoạt động du lịch ở thành phố Huế

1.2.1 Kết quả đạt được:

Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế Và vào những ngày cuối năm 2018, Thừa Thiên Huế lại đón nhận tin vui: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia (KDLQG) Lăng Cô - Cảnh Dương, tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm

2025, tầm nhìn đến năm 2030” với kỳ vọng sẽ tạo được hành lang pháp lý và môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút được các dự án đầu tư phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2030, KDLQG Lăng Cô - Cảnh Dương trở thành điểm đến mang tầm cỡ quốc tế

Trong năm 2018, Sở Du lịch thành phố Huế đã tham mưu Ủy ban Nhân dân Thành phố phê duyệt ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ, hoạt động phát triển du lịch như:

- Kế hoạch phát triển Du lịch Thành phố năm 2018

- Kế hoạch tăng cường truyền thông, quảng bá du lịch giai đoạn 2017-2018

- Kế bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa Huế

Trang 6

- Kế hoạch tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động lữ hành và hướng dẫn Du lịch

- Kế hoạch nâng cao chất lượng và thái độ phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn Thành phố

Ngoài ra, Sở Du lịch Đà Nẵng cũng đã ban hành và triển khai các kế hoạch như:

- Lập phương án phát huy vai trò của 6 danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016) và Bài chòi (cùng các tỉnh miền Trung)

- Kế hoạch triển khai công tác đảm bảo môi trường du lịch trên địa bàn thành phố Huế, đặc biệt là trên sông Hương năm 2018

- Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực Sở Du lịch thành phố Huế năm 2018

- Kế hoạch triển khai tuyên truyền Bộ Quy tắc ứng xử du lịch của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2018

* Về tổ chức các sự kiện:

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Huế, toàn nghành Du lịch đã tập trung triển khai tổ chức và phố hợp tổ chức các sự kiện của Thành phố, cụ thể:

a) Chương trình “Festival Huế 2018 ”

Với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển – Huế 1 điểm đến 5 di sản” Festival Huế lần thứ X diễn ra từ ngày 27 tháng 4 đến ngày 02 tháng 5 năm 2018

Festival Huế 2018 gắn với các sự kiện chính trị, lịch sử văn hóa của Thừa Thiên Huế và Quốc gia: Kỷ niệm 50 năm tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968-2018); Kỷ niệm 230 năm sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân

Trang 7

(1788-2018); 25 năm quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (1993-2018); 15 năm Âm nhạc Cung đình Huế được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại (2003-2018)

Festival Huế 2018 được tổ chức với qui mô quốc gia và quốc tế Trong đó, tập

trung nhấn mạnh về tinh hoa văn hóa nghệ thuật Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa Huế

b) Lễ hội Sen “Truyền thuyết một loài hoa” và Ngày hội Lân Huế 2018

Năm 2018, ngành Du lịch đã triển khai tổ chức thử nghiệm một số lễ hội gắn với du lịch: Lễ hội Sen “Truyền thuyết một loài hoa” và Ngày hội Lân Huế 2018, góp phần khẳng định danh hiệu Huế - thành phố Festival của Việt Nam, từng bước xây dựng hình ảnh Huế - kinh đô lễ hội và nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng xã hội

c, Một số hoạt động khác

Ngoài ra, một số hoạt động sự kiện thế thao gắn với du lịch như “Cuộc đua xe đạp quốc tế Coupe de Huế 2018 và Ngày hội chạy bán Marathon Huế 2018” đã được tỉnh tạo điều kiện cho tổ chức khá thành công, tạo một ấn tượng mới về một “Huế năng động” trong việc mạnh dạn đưa thêm hoạt động sự kiện mới nhằm thu hút sự quan tâm của du khách và cộng đồng

d) Khai thác các điểm du lịch mới

Một số sản phẩm, điểm đến mới đã được chính thức đưa vào vận hành, khai thác:cụm lăng Vua Gia Long, hệ thốngchiếu sáng nghệ thuật Kỳ Đài kết hợp tái hiện cảnh bắn súng Thần công… Khu vực phố đêm Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu tiếp tục được chỉnh trang, nâng cao chất lượng và đa dạng các hoạt động, dịch vụ

để hấp dẫn khách du lịch và cộng đồng địa phương, tạo một điểm nhấn thu hút khách

về đêm trên địa bàn thành phố Huế Một số dự án trọng điểm trong lĩnh vực du lịch-dịch vụ đã hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc được khởi công triển khai ráo riết để đưa vào vận hành trong năm 2019 Trong đó dự án Trung tâm Thương mại Vincom và

Trang 8

Khách sạn 5 sao Vinpearl của Tập đoàn Vingoup đưa vào hoạt động từ tháng 4 và tháng 9 năm 2018, góp phần làm sang trọng hơn cho khu vực trung tâm phía Nam đô thị Huế

* Du lịch và doanh thu:

Năm 2018, du lịch Thừa Thiên Huế đã có sự tăng trưởng rất mạnh về các chỉ tiêu về du lịch Tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Huế rất cao (tăng 30% so với năm 2017), thị trường khách quốc tế ổn định

Thừa Thiên Huế vẫn được bình chọn nằm trong top đầu các điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam Số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế năm 2018 đạt 4.332.673 lượt, tăng 14% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 1.951.461 lượt, tăng 30% so với cùng kỳ Khách lưu trú đạt 2.094.581 lượt, tăng 13,1% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 989.405 lượt, tăng 21% so với cùng

kỳ

Doanh thu từ du lịch ước đạt 4.473 tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ, doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 11,3 ngàn tỷ đồng

* Hoạt động lữ hành và lưu trú :

Với sự tăng trưởng nóng của các thị trường khách du lịch, nhất là thị trường khách Trung quốc, Hàn quốc đã phát sinh một số vấn đề bất cập như tình trạng một số

tổ chức, cá nhân người nước ngoài hoạt động kinh doanh du lịch trái pháp luật Việt nam núp bóng công ty lữ hành Việt nam dưới hình thức đối tác hoặc nhập cảnh vào Việt nam với chức danh tư vấn, hỗ trợ điều hành để thao túng, hoạt động trái mục đích nhập cảnh và còn có một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, số khác năng lực còn hạn chế, chưa đủ sức vươn tầm khai thác khách từ các thị trường quôc tế

Trước tình hình đó, Sở Du lịch đã ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị lữ hành, lưu trú, khu, điểm du lịch chú ý công tác ANTT, an toàn cho du khách, đảm bảo công tác PCCC, VSATTP, cứu nạn cứu hộ, tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh phục vụ khách du lịch Xây dựng kế hoạch đào tạo HDV dài hạn giai đoạn 2017

Trang 9

-2020, triển khai các lớp tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn cho sinh viên các khoa tiếng Trung và tếng Hàn, tổ chức bồi dưỡng HDV định kỳ, mở lớp nghiệp vụ du lịch đường thuỷ nội địa… tổ chức các lớp Nụ cười thân thiện

* Công tác quy hoạch, đầu tư:

Một số dự án du lịch mới sẽ được hoàn thành, đáng chú ý là Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế Minh Viễn Lăng Cô của Công ty CP Quốc tế Minh Viễn sẽ đưa vào hoạt động giai đoạn 1 trong năm 2019, dự án khách sạn nghỉ dưỡng Movenpik Địa Trung Hải dự kiến đi vào vận hành trong quý 1/2019 Ngoài ra, sẽ còn một số dự

án đáng chú ý khác cũng được khẩn trương chuẩn bị khởi công như: dự án Công viên biển và Bảo tàng Huế của Tập đoàn PSH tại xã Vinh Thanh (Phú Vang), đã hoàn thiện các thủ tục và sẽ triển khai trong năm 2019; dự án Khu nghỉ dưỡng Thái Y Viện

ở đường Đặng Dung của Công ty Đại Nam Thái Y Viện… Đây thực sự là những dự

án lớn, với dịch vụ đẳng cấp, khi hoàn thành sẽ thêm nhiều lựa chọn cho dòng khách cao cấp khi đến Huế du lịch, nghỉ dưỡng

Tập trung phát triển du lịch vào chiều sâu và cả hình thức đối với các sản phẩm du lịch, có sức cạnh tranh cao Ưu tiên phát triển theo 3 nhóm sản phẩm chính :

+ Nhóm sản phẩm du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp

+ Nhóm sản phẩm du lịch mua sắm, hội nghị hội thảo

+ Nhóm sản phẩm du lịch văn hoá, lịch sử, sinh thái, làng quê, làng nghề

Đa dạng hoá sản phẩm du lịch bổ trợ như du lịch tâm linh, du lịch văn hoá

-ẩm thực, chữa bệnh - làm đẹp, du lịch thể thao giải trí biển

*Công tác quảng bá, xúc tiến và môi trường du lịch:

Trong năm 2018, Sở Du lịch đã tổ chức triển khai các ứng dụng du lịch thông minh tăng sự thu hút, quảng bá, mang lại sự tiện ích, an toàn và đa dạng phương thức tiếp cận văn hóa, cảnh quan của địa phương đối với du khách

Bên cạnh đó thay đổi phương pháp, hình thức quảng bá du lịch với chiến lược tiếp thị quảng bá điểm đến Huế mang tầm quốc gia và quốc tế trên cơ sở các thế mạnh

Trang 10

của địa phương về di sản, biển, đầm phá, ẩm thực… Đây cũng được xem là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch

Cùng với đó đẩy mạnh và nâng cao năng lực của các đơn vị lữ hành trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm thông qua các trang mạng xã hội đồng thời tích cực tham gia các sự kiện du lịch, hội chợ du lịch trong và ngoài nước; Phối hợp với các địa phương, các tổ chức có liên quan tổ chức đón các đoàn Famtrip, Presstrip trong và ngoài nước, các thị trường trọng điểm đến tìm hiểu, trải nghiệm, thực hiện các phóng

sự, chương trình làm phim để nhân rộng hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch./

*Công tác thanh, kiểm tra:

Trong năm 2018, Sở Du lịch đã tiến hành khoảng 175 lượt kiểm tra hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch và các sơ sở kinh doanh lưu trú, qua đó đã phát hiện và ban hành 121 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt là 972,2 triệu đồng, tăng 46,8% so với năm 2016

1.2.2 Tồn tại, hạn chế

Hoạt động du lịch Huế thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, song cũng còn những tồn tại, hạn chế:

Cụ thể, sản phẩm du lịch về đêm và các dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn vẫn còn thiếu và yếu, chưa thu hút, hấp dẫn được du khách, chất lượng dịch vụ không cao với hai sản phẩm chủ lực là ca Huế trên sông Hương và phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Thiếu các hoạt động, sự kiện văn hóa, nghệ thuật, thể thao tầm quốc gia và quốc tế diễn ra tại địa phương diễn ra đều trong quý, tháng Một số sản phẩm mới đã hình thành như các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch đầm phá Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm này còn nhỏ lẻ, dịch vụ chưa đồng bộ, chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa có sự kết nối thành tour tuyến; công tác quảng bá các sản phẩm này còn hạn chế, chưa thu hút

Ngày đăng: 03/06/2020, 15:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w