MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Thành phố Đà Nẵng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn tài nguyên du lịch phong phú… Trong những năm qua, thành phố đã chú ý đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là các tuyến đường giao thông cùng những công trình kiến trúc nhằm tạo ra những điều kiện tốt để thu hút đầu tư và phát triển du lịch. Bên cạnh đó nhiều loại hình du lịch mới được triển khai đã góp phần làm đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thành phố. Nhờ đó, ngành du lịch Đà Nẵng đã phát triển nhanh chóng, hướng đến trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, quá trình phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của địa phương. Do đó, việc đề ra các giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng du lịch để phát triển kinh tế xã hội thành phố, là một đòi hỏi cần thiết đối với thành phố Đà Nẵng. Xuất phát từ đó em đã tiến hành nghiên cứu nội dung: Một số giải pháp triển du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch ở Đà Nẵng hiện nay, đưa ra được các thành tựu đạt được và các tồn tại, vướng mắc. Từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục các tồn tại đó. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng; + Phạm vi thời gian: từ 2021 đến tháng 4 năm 2021 NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm du lịch Từ lâu, khái niệm “du lịch” đã được các học giả sử dụng rộng rãi trên sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, mỗi thời kỳ phát triển, khái niệm về du lịch cũng mang những nét đặc trưng khác nhau và được bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn Ở Việt Nam khái niệm về du lịch được Luật Du lịch (năm 2005) định nghĩa:“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Nhìn chung, các khái niệm về du lịch tuy cách diễn đạt khác nhau nhưng đều có đặc trưng chung: Du lịch là lĩnh vực dịch vụ; bao gồm nhiều hoạt động khác nhau; là lĩnh vực hoạt động rộng trên toàn lãnh thổ bao gồm nhiều ngành, lĩnh vực tham gia; các hoạt động du lịch diễn ra ở ngoài khu vực khách du lịch cư trú. 1.2. Đặc điểm của ngành du lịch Du lịch là ngành công nghiệp không khói, ít gây ô nhiễm môi trường; Sản phẩm du lịch được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực, sản phẩm du lịch là vô hình; Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời, sản xuất kết thúc cũng là lúc tiêu thụ sản phẩm hoàn thành; Quá trình sản xuất thực hiện nhiều công đoạn khác nhau; Sản phẩm của ngành du lịch không thể dự trữ và cũng không có tồn kho. 1.3. Vai trò của ngành du lịch đối với phát t
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Thành phố Đà Nẵng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như lợi thế về
vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn tài nguyên du lịch phong phú… Trong những năm qua, thành phố đã chú ý đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là các tuyến đường giao thông cùng những công trình kiến trúc nhằm tạo ra những điều kiện tốt để thu hút đầu tư và phát triển du lịch Bên cạnh đó nhiều loại hình du lịch mới được triển khai đã góp phần làm đa dạng hoá sản phẩm du lịch của thành phố Nhờ đó, ngành du lịch Đà Nẵng đã phát triển nhanh chóng, hướng đến trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Tuy nhiên, quá trình phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của địa phương Do đó, việc đề ra các giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng du lịch để phát triển kinh tế- xã hội thành phố, là một đòi hỏi cần thiết đối với thành
phố Đà Nẵng Xuất phát từ đó em đã tiến hành nghiên cứu nội dung: Một số giải
pháp triển du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch ở Đà Nẵng hiện nay, đưa ra được các thành tựu đạt được và các tồn tại, vướng mắc
Từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục các tồn tại đó
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng;
+ Phạm vi thời gian: từ 2021 đến tháng 4 năm 2021
Trang 2NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm du lịch
Từ lâu, khái niệm “du lịch” đã được các học giả sử dụng rộng rãi trên sách
báo và các phương tiện thông tin đại chúng Tuy nhiên, mỗi thời kỳ phát triển, khái niệm về du lịch cũng mang những nét đặc trưng khác nhau và được bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn
Ở Việt Nam khái niệm về du lịch được Luật Du lịch (năm 2005) định
nghĩa:“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Nhìn chung, các khái niệm về du lịch tuy cách diễn đạt khác nhau nhưng đều có đặc trưng chung: Du lịch là lĩnh vực dịch vụ; bao gồm nhiều hoạt động khác nhau; là lĩnh vực hoạt động rộng trên toàn lãnh thổ bao gồm nhiều ngành, lĩnh vực tham gia; các hoạt động du lịch diễn ra ở ngoài khu vực khách du lịch
cư trú
1.2 Đặc điểm của ngành du lịch
- Du lịch là ngành công nghiệp không khói, ít gây ô nhiễm môi trường;
- Sản phẩm du lịch được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu
tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực, sản phẩm du lịch là vô hình;
- Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời, sản xuất kết thúc cũng là lúc tiêu thụ sản phẩm hoàn thành;
- Quá trình sản xuất thực hiện nhiều công đoạn khác nhau;
- Sản phẩm của ngành du lịch không thể dự trữ và cũng không có tồn kho
1.3 Vai trò của ngành du lịch đối với phát triển KT-XH
Trang 3Ngành du lịch không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội nhưng ngành du lịch lại có vai trò khá quan trọng trong phát triển KT-XH của các quốc gia
- Vai trò xuất khẩu tại chỗ: Khía cạnh xuất khẩu tại chỗ được thể hiện ở cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch quốc tế và bán các sản phẩm cho khách
du lịch;
Về phương diện quốc tế, du lịch phát triển sẽ thu hút nhiều du khách quốc
tế đến tham quan, nghỉ ngơi và tiêu thụ khoản ngoại tệ lớn ở quốc gia sở tại;
- Vai trò xóa đói giảm nghèo: “Du lịch là phương tiện chuyển giao của cải
tự nguyện lớn nhất từ các nước giàu sang các nước nghèo… Khoản tiền do du khách mang lại cho các khu vực nghèo còn lớn hơn việc viên trợ chính thức của các Chính phủ”;
- Vai trò đóng góp vào tăng trưởng kinh tế: Du lịch là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh, tỷ trọng đóng góp ngành du lịch vào GDP ngày càng tăng;
- Vai trò huy động các nguồn lực: thể hiên qua việc thu hút các nguồn lực bao gồm cả nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch;
- Vai trò truyền thông giao lưu văn hóa: hoạt động du lịch còn thể hiện nét văn hóa và nếp sống văn minh của một xứ sở Hoạt động du lịch là một hình thức quảng bá nét văn hóa này đến với du khách;
- Vai trò bảo vệ môi trường: ngành du lịch còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói;
- Vai trò hội nhập quốc tế: Du lịch là cầu nối cho thương mại quốc tế và đầu
tư nước ngoài Du lịch là cầu nối tình hữu nghị, hợp tác, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia…
Trang 4II Tổng quan về thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên- Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông Trung tâm thành phố cách thủ
đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách thành phố Huế 108km về hướng Tây Bắc Đây là một thành phố vừa
có núi cao, sông sâu, đồi dốc trung du xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp
Đà Nẵng là vùng mang kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với nền nhiệt chung khá cao và ít có sự biến động Đà Nẵng có sự giao thoa giữa hai kiểu khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xa van miền Nam nhưng ảnh hưởng nhiều hơn bởi khí hậu nhiệt đới ở phía nam Do đó nơi đây cũng có hai mùa rõ rệt là mùa mưa (tháng 8 – tháng 12) và mùa khô ( tháng 1 – tháng 7) Diện tích: Thành phố có diện tích 1.256,53 km²
Dân số: 1.029.000 người (theo điều tra dân số 2021)
Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP, giá so sánh 2010) ước tăng 9,7%/năm (NQ: 13,5-14,5%/năm) GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đến năm 2021 ước đạt 2.704 USD (phương pháp cũ) và 2.908USD (phương pháp mới) (NQ: 3.000-3.200 USD);
Cơ cấu kinh tế đến năm 2021 ước dịch vụ đạt 62,6% (NQ: 56,7%); công nghiệp - xây dựng: 35,3% (NQ: 40,3%); nông nghiệp: 2,1% (NQ: 3,0%);
III Thực trạng du lịch ở Đà Nẵng hiện nay
1 Thành tựu
Trong năm 2020 thành phố này đón gần 3 triệu lượt khách quốc tế, tăng 23,3% so với năm 2021, đạt 106,5% kế hoạch Lượng khách nội địa đạt 4.785.000 lượt, tăng 11,2% so với năm 2021, đạt 100,3% kế hoạch Tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước cả năm 2020 đạt 7.660.000 lượt khách, tăng 15,5% so với năm 2021 Theo Sở Du lịch TP Đà Nẵng, tổng thu từ hoạt động du lịch ước cả năm 2020 Đà Nẵng đạt 24.060 tỷ đồng, tăng 23,3% so
Trang 5với năm 2021 Số du khách đến Đà Nẵng bằng đường hàng không vào khoảng 2,35 triệu lượt (mức tăng ấn tượng 48,7% so với năm 2021) Khách đường biển cũng có sự đột phá với 100 chuyến tàu du lịch cập cảng Tiên Sa đưa khoảng 145 ngàn lượt khách đến với thành phố (tăng 66% số khách so với 2021);
Công trình Cầu Vàng tại Khu du lịch Bà Nà Hills đã lọt vào top “100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới 2020” do tạp chí Times bình chọn, đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm của truyền thông quốc tế về du lịch;
Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái và trải nghiệm văn hóa cộng đồng, phát triển điểm đến du lịch mới Năm 2021, phấn đấu số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ tăng 9,6% so với năm 2020; doanh thu du lịch (lưu trú, lữ hành) tăng 8,1% du lịch Đà Nẵng đặt mục tiêu đón 8,19 triệu lượt khách, với gần 3,2 triệu lượt khách quốc tế và 5 triệu lượt khách nội địa Mục tiêu tổng thu du lịch sẽ đạt khoảng 27.400 tỷ đồng (tăng gần 14% so với ước thực hiện năm 2020)
Những số liệu trên cho thấy du lịch đã dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố và ngày càng có thương hiệu mang tầm vóc quốc tế Điều đó
có thể thấy rõ qua các giải thưởng và danh hiệu nổi bật đã đạt được:
- Đà Nẵng là thành phố duy nhất của Việt Nam đạt giải thưởng Thành phố bền vững về môi trường ASEAN và được công nhận là 1 trong 20 thành phố có hàm lượng carbon trong khí thải ra môi trường thấp nhất thế giới;
- Bãi biển Mỹ Khê được bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh và là 01 trong 10 bãi biển ở châu Á được yêu thích nhất thế giới;
- Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đã lọt top 3 sân bay tốt nhất thế giới theo kết quả khảo sát của hãng hàng không Dragon Air - hãng hàng không lớn thứ 2 của Hồng Kông về chất lượng dịch vụ tại 96 sân bay trên toàn cầu;
Trang 6- Mới đây, Tạp chí New York Times (Mỹ) vừa chọn Đà Nẵng là một trong
52 điểm đến hấp dẫn nhất năm 2021 Đây là lần thứ hai thành phố biển xinh đẹp của miền Trung lọt vào danh sách này kể từ năm 2021, nhưng lần này xếp ở vị trí thứ 15/52 so với 43/52 vào 4 năm trước
Sự đột phá trong phát triển du lịch đã giúp thành phố “thay da đổi thịt”, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, Đà Nẵng tự hào khi trở thành thành phố biển có tiếng vang lớn về du lịch
2 Tồn tại, vướng mắc
Lượng khách du lịch quốc tế chủ yếu tập trung hai thị trường khách trọng điểm Hàn Quốc và Trung Quốc, trong đó khách Hàn Quốc đạt 801.792 lượt khách, tăng 101% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm tỷ lệ 50% trong cơ cấu quốc tịch khách; khách Trung Quốc đạt 368,086 lượt, tăng 36% so với cùng kỳ năm
2021, chiếm tỷ lệ 23% trong cơ cấu quốc tịch khách Việc gia tăng thị phần khách Hàn Quốc và Trung Quốc đến Đà Nẵng đã đóng góp nguồn thu cho thành phố, cho doanh nghiệp và người dân Bên cạnh đó, nó còn góp phần giải quyết việc làm, đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội của Đà Nẵng Tuy nhiên, khi một lượng khách chiếm tỷ trọng quá 50% như hiện nay thể hiện sự phụ thuộc vào một thị trường khách, đây là nguy cơ, chỉ cần có dịch bệnh, sự biến cố về chính trị sẽ khiến du lịch Đà Nẵng ảnh hưởng ngay
Đồng thời, việc xuất hiện tour giá rẻ làm thất thu lớn ngân sách Nhà nước
và gây ra nhiều hệ lụy Các công ty du lịch Trung Quốc không chỉ thao túng doanh nghiệp lữ hành Việt Nam về giá mà còn sử dụng luôn hướng dẫn viên người Trung Quốc để hướng dẫn Trên thực tế, những hướng dẫn viên này không biết gì về lịch sử Việt Nam, họ chỉ hướng dẫn khách việc mua sắm nên xảy ra tình trạng thuyết minh sai về lịch sử Khi cơ quan quản lý Nhà nước siết chặt việc kiểm tra, họ chuyển sang thuê một hướng dẫn viên nội địa, có thẻ hành nghề
Trang 7nhưng thực chất người này chỉ là “bù nhìn”, mọi việc từ thuyết minh, hướng dẫn vẫn do hướng dẫn viên người Trung Quốc đi theo đoàn thực hiện
Đà Nẵng được đánh giá là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn Tuy nhiên, vẫn chưa tạo sự khác biệt của riêng mình Đây được xem là yếu tố “cốt lõi” tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến, không những vậy sản phẩm du lịch đặc trưng còn góp phần quan trọng tạo nên khả năng cạnh tranh của điểm đến Bởi cái để lại ấn tượng nhất cho du khách để họ quyết định quay trở lại lần thứ hai là sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương, gắn với phát triển cộng đồng Trong bối cảnh các địa phương phụ cận (Thừa Thiên Huế và Quảng Nam) đã và đang phát huy lợi thế về sản phẩm du lịch di sản văn hóa thế giới để hấp hẫn du khách thì Đà Nẵng lại không trực tiếp sở hữu những di sản thế giới hay những điểm đến nổi tiếng nên vấn đề về sản phẩm du lịch đặc trưng không chỉ ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của điểm đến mà còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của du lịch Đà Nẵng trong tương lai
Các dịch vụ vui chơi, giải trí ở Đà Nẵng còn thiếu và chưa tương xứng với vai trò là một trung tâm du lịch của khu vực miền Trung nói riêng và của cả nước nói chung Sản phẩm du lịch Đà Nẵng chưa có nhiều mới mẻ Ngoài khu
du lịch Bà Nà Hills chịu khó đầu tư làm mới để thu hút du khách và công viên Sun World Danang Wonders đa dạng dịch vụ giải trí nằm ở trung tâm thành phố,
Đà Nẵng không có thêm nhiều điểm đến đủ sức hấp dẫn du khách đến vui chơi, giải trí Dịch vụ giải trí về đêm của Đà Nẵng lại càng thiếu thốn Ngoài dịp Lễ hội Pháo hoa hoa quốc tế Đà Nẵng có nhiều sự kiện văn hóa, hoạt động giải trí được tổ chức song hành…, du khách nếu trở lại Đà Nẵng vào dịp khác cũng không biết chơi gì, ở đâu? Đà Nẵng không còn thiếu khách sạn hay resort chất lượng cao, nhưng thành phố đang cần những trung tâm mua sắm chất lượng cao, những trung tâm giải trí về đêm có uy tín và tạo niềm tin cho du khách Các hoạt động vui chơi, giải trí ảnh hưởng đến nỗ lực kéo dài thời gian lưu trú của khách
Trang 8ở Đà Nẵng Thực tế nhiều năm qua, lượng khách tăng qua các năm song tổng thu
từ khách du lịch của Đà Nẵng vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế xã hội Đà Nẵng, số ngày lưu trú bình quân của du khách đến Đà Nẵng vẫn chưa có nhiều cải thiện, mức lưu trú bình quân của một du khách chỉ đạt khoảng 02 ngày, chi tiêu trung bình của khách vẫn còn ở mức thấp Hiện nay, số lượng khách đến Đà Nẵng chủ yếu vẫn là khách đến từ thị trường Châu Á, đi theo tour giá rẻ như: Trung Quốc, Hàn Quốc, những khách đến từ thị trường tiềm năng “nhà giàu” có mức chi tiêu cao như khách Châu Âu, Mỹ, Úc… vẫn ở mức khiêm tốn Theo số liệu Ban Thư
ký Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam, chi tiêu bình quân của du khách Trung Quốc rất thấp, khoảng 638 USD/người và khách đến từ nhiều thị trường khác trong top dẫn đầu tỷ trọng khách đến Việt Nam, cũng chi tiêu rất khiêm tốn, chỉ đạt 943,8 USD/người
Mặt khác, các mặt hàng lưu niệm còn đơn điệu về mẫu mã, chưa thực sự đặc sắc Thậm chí có sản phẩm nhìn qua thấy đẹp, chất lượng cũng tốt nhưng quan sát kỹ lại thấy nhái ý tưởng Mặt hàng chủ lực là đá mỹ nghệ Non Nước, các mặt hàng khác chưa có thương hiệu trên thị trường và chưa được du khách quan tâm nhiều Chính vì yếu tố này, Đà Nẵng đã mất đi một nguồn thu lớn góp vào ngân sách để đầu tư cho phát triển du lịch
Đà Nẵng có đặc thù riêng Đây không chỉ là điểm đến du lịch mà còn là trung tâm trung truyển, tiếp nhận khách từ Đà Nẵng khách di chuyển đến các điểm đến miền Trung Với các chức năng đó thì việc phát triển dịch vụ, cơ sở hạ tầng càng trở nên quan trọng Nhìn từ góc độ này thì Đà Nẵng hiện đang rất thiếu, thiếu sân bay, thiếu tàu biển quốc tế… để kết nối với các điểm đến miền Trung và quốc tế Đà Nẵng hiện chưa có các đường bay thẳng đến những quốc gia có lượng khách chi tiêu cao để tạo thuân lợi thu hút lượng khách này Do đó, muốn phát triển du lịch thì cơ sở hạ tầng du lịch, hạ tầng giao thông là một yếu
Trang 9tố then chốt cần phải đầu tư, phải mời gọi được các nguồn lực tư nhân và tạo điều kiện để họ được tham gia bình đẳng vào công cuộc thúc đẩy du lịch phát triển
Một trong những hạn chế khiến ngành du lịch Đà Nẵng trong những năm qua chưa phát triển tương xứng với tiềm năng là thiếu sự liên kết giữa các trường đào tạo về du lịch với các doanh nghiệp du lịch khiến “cung không đáp ứng đủ cầu” Trong khi đội ngũ HDV thành phố đang thiếu trầm trọng thì mỗi năm, từ các trường đào tạo chỉ có khoảng 100 sinh viên là HDV ra trường Rõ ràng nguồn cung quá ít Số lượng HDV du lịch của Đà Nẵng hiện đứng thứ 3 cả nước
nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các hãng lữ hành, kinh doanh du lịch.
Hiện Đà Nẵng có hơn 15 cơ sở đào tạo liên quan đến hoạt động HDV du lịch Tuy nhiên, chỉ có 3 đơn vị có đào tạo chuyên ngành về HDV du lịch Số HDV được đào tạo chuyên ngành ở bậc đại học hầu như không có, chủ yếu ở trình độ cao đẳng, trung cấp Phần lớn HDV ở Đà Nẵng có bằng đại học là sinh viên ngoại ngữ của các trường Đại học
Mặc dù vài năm gần đây, thành phố đã có những bước tiến trong việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch, song nguồn nhân lực du lịch vẫn đang bị thiếu hụt, nhất là cán bộ quản lý giỏi, chuyên nghiệp, năng động, thông thạo nhiều ngoại ngữ; cán bộ kinh doanh, tiếp thị, xúc tiến du lịch, tổ chức các sự kiện du lịch Chất lượng đội ngũ làm du lịch còn thấp: chỉ có 0,32% số lượng người có trình
độ trên đại học; 37,74% tốt nghiệp đại học, cao đẳng; số còn lại có trình độ trung cấp, sơ cấp Theo phát biểu của một viên chức cấp cao của ngành du lịch thì các khách sạn Việt Nam không thua kém các nước trong khu vực, nhưng trình độ ngoại ngữ, kiến thức về văn hóa của đội ngũ nhân viên phục vụ, hướng dẫn viên còn hạn chế Do đó thực tế hiện nay các khách sạn, resort năm sao đều rất “khát” nhân lực du lịch chất lượng cao Nếu không có sự liên kết giữa nhà trường và
Trang 10doanh nghiệp thì chất lượng nhân lực du lịch của thành phố sẽ không đáp ứng được yêu cầu của xã hội đặt ra
Môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên bị ô nhiễm, vệ sinh môi trường tại các bãi biển và điểm tham quan có tiến bộ nhưng chưa được đảm bảo thường xuyên Mặt khác, cơ chế hỗ trợ cho một số hoạt động du lịch chậm được ban hành Các dự án đầu tư về du lịch đăng ký nhiều nhưng triển khai chậm, có một dự án bị rút giấy phép đầu tư Vấn đề hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa được chính quyền thành phố quan tâm đúng mức Việc hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài vẫn còn hạn chế Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2020 số thuế GTGT được hoàn 153.054.387 đồng; đến hết quý 3/2021, số thuế GTGT được hoàn là 130.432.154 đồng; trong
6 tháng đầu năm 2020, số thuế được hoàn ở Đà Nẵng, chỉ vào khoảng 50-100
triệu đồng
3 Giải pháp phát triển du lịch ở Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
- Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố kiểm tra, xử lý nghiêm hướng dẫn viên, công ty lữ hành phục vụ và quản lý đoàn khách để xảy
ra hiện tượng người nước ngoài hướng dẫn du lịch tại Đà Nẵng Lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra các cửa hàng phục vụ du khách Lập đường dây nóng kết nối Trung tâm hỗ trợ du khách; cho phép cử đại diện thị trường du khách Trung Quốc, Hàn Quốc tại Đà Nẵng để kịp thời phối hợp xử lý những tình huống phát sinh Thành lập câu lạc bộ doanh nghiệp chuyên đón khách Trung Quốc Ngành
Du lịch cử đoàn công tác đến Đài Loan, Trung Quốc xúc tiến, quảng bá, phổ biến rộng rãi quy định pháp luật Việt Nam, bộ quy tắc văn hóa ứng xử Đà Nẵng
Tổ chức in ấn tờ rơi, tập gấp giới thiệu về khu du lịch, điểm du lịch bằng các ngoại ngữ phù hợp với các thị trường khách có số lượng lớn như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga…; nghiên cứu, bố trí kinh phí lắp đặt hệ thống thuyết minh tự động trực tiếp qua tai nghe bằng các thứ tiếng, phục vụ nhu cầu của du khách;