Ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung tinh dầu lên các chỉ tiêu huyết học

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các nguồn đạm lên sinh trưởng và năng suất lúa mtl500 trồng trong chậu ở vụ hè thu năm 2012 (Trang 42 - 50)

học

4.2.1 Mật độ hồng cầu và bạch cầu qua từng đợt thu mẫu

a. Đợt 1 (ngày 18/12/2012)

Sau bố trí thí nghiệm 1 ngày chưa cho ăn thức ăn bổ sung tinh dầu cá chỉ ăn thức ăn CP 30% Protein; béo tối thiểu 5%. Mật độ hồng cầu dao động từ 2,07×106 - 2,04×106 tb/mm3. Cao nhất ở nghiệm thức ĐC (2,07×106 tb/mm3), thấp nhất là nghiệm thức 0,06% (2,04×106 tb/mm3) khác biệt không ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong cùng một đợt (p>0,05) (Hình 11).

Mật độ bạch cầu trong khoảng 0,87×105 - 1,69×105 tb/mm3, cao nhất ở nghiệm thức 0,02% (1,69×105 tb/mm3) và thấp nhất ở nghiệm thức 0,04% (0,87×105 tb/mm3) kế đến là nghiệm thức 0,06% (1,33±0,47 tb/mm3) và nghiệm thức ĐC (1,24±0,69 tb/mm3). Mật độ bạch cầu ở các nghiệm thức 0,04%; 0,06% và ĐC khác biệt không ý nghĩa (p>0,05), nhưng khác biệt có ý

34

nghĩa thống kê giữa nghiệm thức 0,04% so với nghiệm thức 0,02% và 0,06% (p<0,05) (Hình 11).

Hình 11: Mật độ hồng cầu và bạch cầu đợt 1

b. Đợt 2 (ngày 28/12/2012)

Sau 7 ngày cho ăn thức ăn bổ sung tinh dầu, mật độ hồng cầu dao động từ 1,63×106 tb/mm3 - 2,16×106 tb/mm3 tương ứng với nghiệm thức 0,04% và 0,02% tiếp theo là nghiệm thức 0,06% (1,70×106 tb/mm3) và nghiệm thức ĐC (2,12×106 tb/mm3) các nghiệm thức ở lần thu này khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trong cùng đợt thu, nghiệm thức ĐC và 0,02% mật độ hồng cầu có xu hướng tăng so với đợt 1 nhưng không nhiều (<10%) khác biệt không ý nghĩa thống kê (p>0,05), ở nghiệm thức 0,04% và 0,06% mật độ hồng cầu có xu hướng giảm tương ứng với 20,87% và 16,26% (p>0,05) cũng không khác biệt so với lần thu đầu (Hình 12).

Ở lần thu mẫu thứ 2 mật độ bạch cầu ở 4 nghiệm thức ĐC; 0,02% ; 0,04%; 0,06% lần lượt là 1,04×105; 0,82×105; 0,78×105; 0,49×105 tb/mm3. Mật độ bạch cầu giảm tỷ lệ nghịch với nồng độ tinh dầu ở các nghiệm thức trong cùng đợt và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa nghiệm thức ĐC và nghiệm thức 0,06%. Ngoài ra, ở lần thu này mật độ bạch cầu có xu hướng giảm ở tất cả 4 nghiệm thức so với lần thu trước. Ở nghiệm thức ĐC và 0,04% giảm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với lần thu thứ nhất. Nhưng ở nghiệm thức 0,02% và 0,06% mật độ bạch cầu giảm lần lượt là

35

51,48% (từ 1,69×105 giảm còn 0,82×105 tb/mm3) và 64,49% (từ 1,38×105 giảm còn 0,49×105 tb/mm3) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với đợt 1. (Hình 12).

Hình 12: Mật độ hồng cầu và bạch cầu đợt 2

c. Đợt 3 (ngày 4/1/2013)

Mật độ hồng cầu sau 14 ngày thí nghiệm là 2,23×106; 2,34×106; 2,28×106 và 1,73×106 tb/mm3 ứng với 4 nghiệm thức ĐC; 0,02%; 0,04%; 0,06% khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức trong cùng một đợt (p>0,05). So với lần thu mẫu thứ 2 mật độ hồng cầu ở lần thu này có sự tăng lên ở tất cả các nghiệm thức sau 14 ngày thí nghiệm cho ăn thức ăn có bổ sung tinh dầu, tăng nhiều nhất ở nghiệm thức 0,04% từ 1,36×106 tb/mm3 lên 2,28×106 tb/mm3 (39,88%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) và các nghiệm thức còn lại tăng tương ứng là 5,19% (ĐC); 8,33% (0,02%) và ít nhất ở nghiệm thức 0,06 (1,76%) khác biệt không ý nghĩa (p>0,05) so với mật độ hồng cầu ở đợt 2 (Hình 13).

Mật độ bạch cầu ở đợt thu này lần lượt là 0,84×105 tb/mm3 (ĐC); 0,76×105 tb/mm3 (0,02%); 1,35×105 tb/mm3 (0,04%) và 0,79×105 tb/mm3 (0,06%). Qua 14 ngày thí nghiệm mật độ tế bào bạch cầu cao nhất ở nghiệm thức 0,04% khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại trong

36

cùng một đợt (p<0,05). So với đợt thu thứ 2 mật độ bạch cầu có xu hướng giảm ở nghiệm thức ĐC (20% ) và 0,02% (7,32%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Ngược lại, ở nghiệm thức 0,04% và 0,06% mật độ bạch cầu có xu hướng tăng tương ứng là 73,08% và 61,22% khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với đợt thu trước (p>0,05). (Hình 13).

Hình 13: Mật độ hồng cầu và bạch cầu đợt 3

d. Đợt 4 (ngày 11/1/2013)

Ở lần thu này mật độ hồng cầu trong các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05); ở nghiệm thức ĐC mật độ hồng cầu là 1,36×106 tb/mm3; nghiệm thức 0,02% là 1,88×106 tb/mm3; nghiệm thức 0,04% là 1,37×106 tb/mm3 và nghiệm thức 0,06% là 1,49×106 tb/mm3. Mật độ hồng cầu đều giảm ở tất cả các nghiệm thức so với đợt thu mẫu thứ 3. Ở nghiệm thức ĐC và 0,06% mật độ hồng cầu giảm nhưng không khác biệt (p>0,05) so với đợt 3. Ngược lại, mật độ hồng cầu giảm nhiều nhất ở nghiệm thức 0,04% từ 2,28×106 tb/mm3 xuống 1,37×106 tb/mm3 (39,91%), và ở nghiệm thức 0,02% mật độ hồng cầu giảm từ 2,34×106 tb/mm3 xuống 1,88×106 tb/mm3 (19,66%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Hình 14).

Trong đợt thu này mật độ bạch cầu ứng với các nghiệm thức như sau: nghiệm thức ĐC (0,73×105 tb/mm3); nghiệm thức 0,02% (0,56×105 tb/mm3); nghiệm thức 0,04% (1,10×105 tb/mm3) và nghiệm thức 0,06% (0,66×105

37

tb/mm3) khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức trong cùng một đợt (p>0,05). Ở đợt thu này mật độ bạch cầu ở tất cả các nghiệm thức đều giảm tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với đợt thu thứ 3 (Hình 14).

Hình 14: Mật độ hồng cầu và bạch cầu đợt 4

e. Đợt 5 (ngày 18/1/2013)

Mật độ hồng cầu ứng với các nghiệm thức ĐC; 0,02%; 0,04%; 0,06% là 1,78×106; 2,11×106; 1,67×106 và 1,21×106 tb/mm3 khác biệt không ý nghĩa (p>0,05) lần lượt giữa nghiệm thức ĐC và 0,02%; nghiệm thức 0,04% và 0,06%, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa nghiệm thức 0,06% với nghiệm thức ĐC và nghiệm thức 0,02% trong cùng đợt thu mẫu. Mật độ hồng cầu đều tăng ở 3 nghiệm thức: ĐC; 0,02% và 0,04% so với đợt thu mẫu thứ 4. Ở nghiệm thức ĐC và 0,04% tăng tương ứng là 14,72% và 21,90% nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Riêng ở nghiệm thức 0,02% mật độ hồng cầu tăng từ 1,88×106 tb/mm3 lên 2,11×106 tb/mm3 (12,23%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với đợt 4. Ngược lại, nghiệm thức 0,06% mật độ hồng cầu sau 28 ngày thí nghiệm có xu hướng giảm so với trước đó 1 tuần từ 1,49×106 tb/mm3 xuống 1,21×106 tb/mm3 (18,79%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Hình 15).

38

Mật độ bạch cầu sau 28 ngày nuôi ở các nghiệm thức là: nghiệm thức ĐC (0,61×105 tb/mm3); 0,02% (0,63×105 tb/mm3); 0,04% (0,88×105 tb/mm3) và 0,06% (0,64×105 tb/mm3) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức trong cùng đợt thu. Ở lần thu mẫu này mật độ bạch cầu ở các nghiệm thức ĐC; 0,04%; 0,06% có xu hướng giảm lần lượt là 17,57%; 20% và 3,03% khác biệt không ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với lần thu trước đó 1 tuần. Ở đợt thu này mật độ bạch cầu ở nghiệm thức 0,02% có xu hướng tăng từ 0,56×105 tb/mm3 lên 0,63×105 tb/mm3 (12,5%) khác biệt không ý nghĩa (p>0,05) so với mật độ bạch cầu ở đợt 4 (Hình 15).

Hình 15: Mật độ hồng cầu và bạch cầu đợt 5

f. Đợt 6 (ngày 25/1/2013)

Mật độ hồng cầu: 1,80×106; 2,31×106; 1,65×106 và 1,03×106 tb/mm3 ứng với nghiệm thức ĐC; 0,02%; 0,04%; 0,06% khác biệt không ý nghĩa thống kê (p>0,05) tương ứng giữa nghiệm thức ĐC với nghiệm thức 0,02% và nghiệm thức ĐC với nghiệm thức 0,04% trong cùng đợt thu mẫu. Ngược lại, nghiệm thức 0,02% khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức 0,04% và 0,06% trong cùng đợt thu. Thêm vào đó, nghiệm thức 0,04% cũng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức 0,06% trong cùng đợt thu mẫu. So với đợt thu mẫu thứ 5 mật độ hồng cầu ở 2 nghiệm thức ĐC; 0,02% có xu hướng tăng nhưng khác biệt không ý nghĩa (p>0,05). Tương tự, ở nghiệm thức

39

0,04% và 0,06% mật độ hồng cầu giảm nhưng khác biệt không ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với mật độ hồng cầu ở đợt 5.

Ở đợt thu cuối mật độ bạch cầu dao động trong khoảng 0,50×105 tb/mm3 - 1,08×105 tb/mm3 tương ứng với nghiệm thức 0,06% và nghiệm thức 0,04%; kế tiếp là nghiệm thức 0,02% (0,63×105 tb/mm3) và ĐC là (0,74×105

tb/mm3) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức trong cùng đợt thu mẫu. Ở nghiệm thức ĐC và nghiệm thức 0,04% mật độ bạch cầu tăng ương ứng là 21,31% và 22,73% nhưng khác biệt không ý nghĩa (p>0,05) so với đợt 5. Ngoài ra, ở nghiệm thức 0,06% mật độ bạch cầu giảm 21,88% khác biệt không ý nghĩa (p>0,05) so với đợt 5. Trong lần thu này mật độ bạch cầu ở nghiệm thức 0,02% không tăng cũng không giảm (Hình 16).

Hình 16: Mật độ hồng cầu và bạch cầu đợt 6

Nhìn chung, mật độ hồng cầu giữa các nghiệm thức trong cùng 1 đợt (từ đợt 1 – đợt 3) khác biệt không ý nghĩa (p>0,05). Ở nghiệm thức ĐC, nghiệm thức 0,04% và nghiệm thức 0,02% mật độ hồng cầu có xu hướng tăng, ít biến động ở nghiệm thức ĐC và 0,02% nhưng biến động nhiều ở nghiệm thức 0,04%. Ở nghiệm thức 0,06% mật độ hồng cầu có xu hướng giảm, biến động nhiều. Trong đợt thu thứ 4 mật độ hồng cầu ở tất cả 4 nghiệm thức đều giảm nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với 3 đợt thu trước. Đợt thu thứ 5 mật độ hồng cầu ở nghiệm thức 0,06% thấp hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức ĐC và nghiệm thức 0,02%. Mật độ hồng cầu ở 3 nghiệm thức còn lại: ĐC; 0,02%; 0,04% có chênh lệch nhưng khác biệt không ý nghĩa (p>0,05). Trong đợt thu cuối, mật độ hồng cầu ở 3 nghiệm thức

40

ĐC; 0,02%; 0,04% khác biệt không ý nghĩa (p>0,05). Mật độ hồng cầu ở nghiệm thức 0,02% (cao nhất) khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với mật độ hồng cầu ở nghiệm thức 0,06% (thấp nhất). Bên cạnh đó mật độ hồng cầu ở nghiệm thức 0,06% cũng thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức ĐC và nghiệm thức 0,04% (Bảng 2).

Bảng 2: Mật độ hồng cầu giữa các nghiệm thức trong cùng một đợt

Thời gian thu mẫu Nghiệm thức ĐC 0,02% 0,04% 0,06% Đợt 1 2,07±0,13a 2,05±0,82a 2,06±0,80a 2,03±0,76a Đợt 2 2,12±0,65a 2,16±0,35a 1,63±0,59a 1,70±0,49a Đợt 3 2,23±0,66a 2,34±0,21a 2,28±0,86a 1,73±0,68a Đợt 4 1,63±0,66a 1,88±0,74a 1,37±0,46a 1,49±0,62a Đợt 5 1,87±0,65b 2,11±0,44b 1,67±0,66ab 1,21±0,48a Đợt 6 1,80±0,70bc 2,31±0,15c 1,65±0,39b 1,03±0,71a

Giá trị thể hiện là số trung bình ± sai số chuẩn. Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thông kê (p> 0,05).

Mật độ bạch cầu sau bố trí 1 ngày (đợt 1) chưa cho ăn thức ăn có bổ sung tinh dầu ở 3 nghiệm thức ĐC; 0,02%; 0,04% chênh lệch nhưng khác biệt không ý nghĩa (p>0,05), nhưng trong đợt thu này mật độ bạch cầu ở nghiệm thức 0,02% (cao nhất) khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với mật độ bạch cầu nghiệm thức 0,06% (thấp nhất). Trong đợt thu thứ 2 mật độ bạch cầu cao nhất ở nghiệm thức ĐC, thấp nhất ở nghiệm thức 0,06% khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). Ở đợt thu thứ 3 mật độ bạch cầu ở nghiệm thức 0,04% cao nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với 3 nghiệm thức còn lại. Ở 3 đợt thu cuối (đợt 4, 5, 6) mật độ bạch cầu ở 4 nghiệm thức trong từng đợt biến động nhiều nhưng khác không ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 2).

41

Bảng 3: Mật độ bạch cầu giữa các nghiệm thức trong cùng một đợt

Thời gian thu mẫu Nghiệm thức ĐC 0,02% 0,04% 0,06% Đợt 1 1,24±0,69ab 1,69±0,26b 0,87±0,43a 1,33±0,47b Đợt 2 1,04±0,79b 0,82±0,29ab 0,78±0,47ab 0,49±0,35a Đợt 3 0,84±0,44a 0,76±0,38a 1,35±0,51b 0,79±0,38a Đợt 4 0,73±0,46a 0,56±0,59a 1,10±0,83a 0,66±0,44a Đợt 5 0,61±0,27a 0,63±0,31a 0,88±0,45a 0,64±0,33a Đợt 6 0,74±0,92a 0,63±0,39a 1,08±0,43a 0,50±0,49a

Giá trị thể hiện là số trung bình ± sai số chuẩn. Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thông kê (p> 0,05).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các nguồn đạm lên sinh trưởng và năng suất lúa mtl500 trồng trong chậu ở vụ hè thu năm 2012 (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)