Hàm lượng TAN trong quá trình thí nghiệm là 0,68±0,75 mg/L, biến động nhiều và giảm dần về cuối vụ nuôi. Ở nghiệm thức 0%; 0,02%; 0,04%; 0,06% hàm lượng TAN tương ứng là 1,46±0,99; 0,41±0,16; 1,54±0,97; 1,09±0,69 mg/L. Hàm lượng TAN ở các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Hình 8). Nghiệm thức
31
0,02% là nghiệm thức thích hợp nhất cho sự phát triển của cá vì hàm lượng TAN ở nghiệm thức này thấp nhất (0,41±0,16 mg/L) so với các nghiệm thức còn lại. TAN trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Lộc (2009) qua các đợt thu mẫu dao động rất lớn từ 0,03 - 7,44 cao hơn TAN ở thí nghiệm bổ sung tinh dầu. Theo Boyd (1998), hàm lượng TAN thích hợp cho ao nuôi thủy sản là 0,2 - 2 mg/L. Theo Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh vật (2011) nồng độ NH3 cho phép trong nước nuôi thủy sản nước ngọt là 1mg/L. Hàm lượng NH3 cao nhất từ hàm lượng TAN đã đo, được tính dựa vào nhiệt độ và pH. Nồng độ NH3 cao nhất tính từ hàm lượng TAN trung bình cao nhất là 5,49 g/mL (Robinette, 1983 trích dẫn bởi Nguyễn Hữu Lộc, 2009). Ngoài ra, nhiệt độ ở thí nghiệm bổ sung tinh dầu trong khoảng 24,3– 29,5oC nên hàm lượng TAN không ảnh hưởng đến sự phát riển của cá vì nồng độ của NH3 tăng khi pH và nhiệt độ tăng (Trương Quốc Phú, 2003). Mặt khác, TAN cao vào ngày đầu của thí nghiệm và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ở nghiệm thức 0% và 0,04% và 0,06% là do cá bị stress sau đó chết nên môi trường nước ở các nghiệm thức này bị ô nhiễm. Nhưng trong quá trình thí nghiệm có thay nước nên hàm lượng TAN sau 7 ngày có xu hướng giảm dần. Nhìn chung, trong suốt quá trình thí nghiệm hàm lượng TAN khá biến động nhưng vẫn phù hợp với sự phát triển của cá.
32