cao hơn tổng bạch cầu trong nghiên cứu của Dương Thành Long (2008) thực hiện ở cá tra nhỏ trọng lượng từ 28 – 30g và cá tra lớn có trọng lượng trung bình là 1000 g. Ở cá tra nhỏ tổng bạch cầu 7,39×104 tb/mm3. Ở các tra lớn tổng bạch cầu 8,07×104 tb/mm3. Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh lên các chỉ tiêu huyết học của cá tra (Lê Ngọc Lan Vân, 2009) cho thấy tổng bạch cầu sau khi sử dụng kháng sinh là 68,4×103 tb/mm3 giảm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với trước khi sử dụng kháng sinh (73,2×103 tb/mm3) kết quả này thấp hơn ở thí nghiệm bổ sung tinh dầu (0,5×105 – 1,05×105 tb/mm3). Bạch cầu bảo vệ cơ thể chống sự xâm nhập của vi khuẩn bằng phương thức thực bào (monocyte và neutrophil leucocyte thực hiện) và tạo kháng thể (lymphocyte thực hiện). Bên cạnh đó, bạch cầu còn góp phần vào quá trình rụng trứng và quá trình tiêu hóa (Đỗ Thị Thanh Hượng và Nguyễn văn Tư, 2010). Cho thấy việc bổ sung tinh dầu với hàm lượng 0,04% vào thức ăn cá tra giống là cần thiết ngoài việc giúp cá tăng cường khả năng miễn dịch còn giúp cá tăng trưởng nhanh hơn.
Hình 18: Biến động mật độ bạch cầu qua 6 đợt
4.2.3 Biến động hàm lượng hemoglobin khi cho cá ăn thức ăn có bổ sung tinh dầu sung tinh dầu
4.2.3.1 Hàm lượng hemoglobin qua từng đợt thu
45
Hàm lượng hemoglobin ở tất cả các nghiệm thức sau bố trí thí nghiệm 1 ngày chưa cho ăn thức ăn bổ sung tinh dầu thấp nhất ở nghiệm thức 0,06% (9,14 g/100 mL), tiếp theo là nghiệm thức 0,04% (9,28 g/100 mL), kế đến là nghiệm thức ĐC (10,24 g/100 mL) và cao nhất ở nghiệm thức 0,02% (10,90 g/100 mL),. Hàm lượng hemoglobin khác biệt không ý nghĩa thống kê ở các nghiệm thức trong cùng đợt (Hình 19).
Hình 19: Hàm lượng hemoglobin sau 1 ngày nuôi
b. Đợt 2 (28/12/2012)
Hàm lượng hemoglobin dao động từ 7,34 g/100 mL (0,04%) – 10,6 g/100 mL (ĐC), 8,44 g/100 mL (0,06%) và 10,20 g/100 mL (0,02%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa nghiệm thức 0,04% với nghiệm thức ĐC và nghiệm thức 0,02% trong cùng đợt thí nghiệm. Sau 7 ngày thí nghiệm hàm lượng hemoglobin tăng ở nghiệm thức ĐC nhưng không đáng kể (<10%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Ngược lại, hemoglobin giảm tương ứng 6,51%; 20,91% và 7,66% ở 3 nghiệm thức còn lại: 0,02%; 0,04%; 0,06% khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với hemoglobin ban đầu (Hình 20).
46
Hình 20: Hàm lượng hemoglobin sau 7 ngày nuôi
c. Đợt 3 (4/2/2013)
Hàm lượng hemoglobin ở nghiệm thức ĐC; 0,02%; 0,04%; 0,06% tương ứng là 8,59; 9,74; 8,39; 6,25 g/ 100 mL khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa nghiệm thức 0,06% với các nghiệm thức còn lại trong cùng đợt thu. Sau 14 ngày nuôi với thức ăn có bổ sung tinh dầu hàm lượng hemoglobin ở nghiệm thức 0,04% tăng từ 7,34 lên 8,39 g/ 100 mL (14,31%) nhưng không khác biệt (p>0,05) so với sau 7 ngày nuôi có bổ sung tinh dầu. Ngược lại, ở nghiệm thức ĐC; 0,02%; 0,06% hàm lượng hemoglobin giảm nhưng không khác biệt (p>0,05) so với đợt thu mẫu thứ 2 (Hình 21).
47
Hình 21: Hàm lượng hemoglobin sau 14 ngày nuôi
d.Đợt 4 (11/1/2013)
Sau 21 ngày thí nghiệm hàm lượng hemoglobin ở các nghiệm thức ĐC; 0,02%; 0,04%; 0,06% lần lượt là 9,02; 9,94; 8,19; 7,95 g/100 mL, hàm lượng hemoglobin trong cùng một đợt thu giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Hemoglobin ở nghiệm thức ĐC và 0,02% tăng tương ứng là 5% và 2,05% khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với đợt thu thứ 3. Ngươc lại, ở nghiệm thức 0,04% và 0,06% hàm lượng hemoglobin giảm tương ứng 2,38% và 21,38% so với lần thu trước đó một tuần thì không khác biệt (p>0,05) (Hình 22).
48
Hình 22: Hàm lượng hemoglobin sau 21 ngày nuôi
e. Đợt 5 (18/1/2013)
Hemoglobin sau 5 đợt thu ở các nghiệm thức ĐC; 0,02; 0,04%; 0,06% lần lượt là 8,96; 10,68; 7,87; 6,42 g/100 mL, hàm lượng hemoglobin khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa nghiệm thức 0,02% với nghiệm thức 0,04% và nghiệm thức 0,06% trong cùng đợt thu. Ở 3 nghiệm thức ĐC; 0,04%; 0,06% hemoglobin giảm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với đợt thu thứ 4. Ngược lại, hàm lượng hemoglobin ở nghiệm thức 0,02% tăng nhưng không khác biệt (p>0,05) so với đợt 4 (Hình 23).
49
Hình 23: Hàm lượng hemoglobin sau 28 ngày nuôi
f. Đợt 6 (25/1/2013)
Sau 35 ngày thí nghiệm hàm lượng hemoglobin là 10,06; 12,17; 8,71; 6,63 g/100 mL ứng với 4 nghiệm thức: ĐC; 0,02%; 0,04%; 0,06%, hàm lượng hemoglobin khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức ĐC và 0,06% trong cùng đợt thu, ngoài ra hàm lượng hemoglobin ở nghiệm thức 0,02% cũng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với hàm lượng hemoglobin ở nghiệm thức 0,04% và nghiệm thức 0,06%. Hemoglobin tăng 12,28%; 13,95%; 10,67%; 3,27% lần lượt ứng với 4 nghiệm thức trong thí nghiệm nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với hemoglobin ở đợt thu thứ 5, tăng cao nhất ở nghiệm thức 0,02% (từ 10,68 lên 12,17 g/100 mL) và tăng ít nhất ở nghiệm thức 0,06% (từ 6,42 lên 6,63 g/100 mL (Hình 24).
50
Hình 24: Hàm lượng hemoglobin sau 35 ngày nuôi
Tóm lại, hàm lượng hemoglobin ở 4 nghiệm thức ĐC; 0,02%; 0,04%; 0,06% trong 2 đợt thu mẫu đợt 1 và đợt 4 tuy co biến động nhưng khác biệt không ý nghĩa (p>0,05). Lần thu thứ 2 hàm lượng hemoglobin ở nghiệm tức 0,04% thấp nhất khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức ĐC và nghiệm thức 0,02%. Hàm lượng hemoglobin thấp nhất ở nghiệm thức 0,06% trong lần thu thứ 3 khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với 3 nghiệm thức còn lại. Trong 2 đợt thu cuối hàm lượng hemoglobin ở nghiệm thức ĐC khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức 0,06%. Ngoài ra, nghiệm thức 0,02% có hàm lượng hemoglobin cao nhất và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với nghiệm thức 0,04% và nghiệm thức 0,06% (Bảng 4).
Bảng 4: Hàm lượng hemoglobin ở các nghiệm thức trong cùng một đợt
Thời gian thu mẫu Nghiệm thức ĐC 0,02% 0,04% 0,06% Đợt 1 10,24±2,04a 10,90±2,18a 9,28±1,45a 9,14±1,14a Đợt 2 10,60±2,73b 10,20±2,22b 7,34±1,72a 8,44±2,71ab Đợt 3 8,59±1,70b 9,74±1,33b 8,39±1,90b 6,25±2,01a Đợt 4 9,02±1,72a 9,94±2,14a 8,19±1,91a 7,95±2,51a Đợt 5 8,96±1,89bc 10,68±2,61c 7,87±2,37ab 6,42±2,72a Đợt 6 10,06±2,79bc 12,17±1,40c 8,71±2,14ab 6,63±2,56a
51
Giá trị thể hiện là số trung bình ± sai số chuẩn. Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thông kê (p> 0,05).
4.2.3.2 Hàm lượng hemoglobin qua 6 đợt thu
Sau 35 ngày thí nghiệm hàm lượng hemoglobin thấp nhất là 6,63 g/100 mL ở nghiệm thức 0,06%; cao nhất là 12,17 g/100 mL ở nghiệm thức 0,02%. Hàm lượng hemoglobin giữa các nghiệm thức sau 6 đợt thu không khác biệt (p>0,05). Hàm lượng hemoglobin này có xu hướng tăng ở nghiệm thức ĐC; 0,02% và giảm ở nghiệm thức 0,04%; 0,06% so với hemoglobin ban đầu nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Ở nghiệm thức ĐC và 0,02% hàm lượng hemoglobin tăng, ít biến động. Ngược lại, ở nghiệm thức 0,04%; 0,06% hàm lượng hemoglobin giảm, biến động nhiều (Hình 25). Hemoglobin là một trong những thành phần chính của hồng cầu chiếm 90% chất khô. Mỗi hồng cầu chứa khoảng 340 triệu phân tử hemoglobin (Hb). Lượng Hb trong máu biến đổi theo sự biến đổi số lượng hồng cầu. Fe của Hb là Fe2+, chức năng chính của Hb là vận chuyển oxi nhờ vào liên kết lỏng lẻo của Fe và O2. Hàm lượng Hb trong máu cá trung bình 5 – 10 g/100 mL thấp hơn so với động vật bậc cao (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010). Kết quả trên cho thấy hàm lượng Hb ở thí nghiệm bổ sung tinh dầu cao hơn so với hàm lượng Hb trong nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư (2010). Nhìn chung, nghiệm thức 0,02% là nghiệm thức có hàm lượng Hb cao nhất và có xu hướng tăng trong quá trình thí nghiệm.
52
53
Chương 5. KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT