1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông về hoạt động Hội đồng Nhân dân các cấp trên báo chí Quốc hội (Khảo sát báo Đại biểu Nhân dân và Truyền hình Quốc hội Việt Nam từ 1/1/2021- 31/12/2021)

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (12)
  • 6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài (13)
    • 6.1. Ý nghĩa lý luận Tác giả hi vọng, luận văn sẽ có những đóng góp làm rõ các vấn đề liên (13)
    • 6.2. Ý nghĩa thực tiễn (14)
  • 7. Kết cấu luận văn (14)
  • Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông HĐND các cấp trên báo chí (14)
  • CHUONG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TRUYEN THONG HĐND CAC (15)
  • CAP TREN BAO CHI (15)
    • 1.1.2. Truyền thông (17)
    • Điều 3 Luật Báo chí 2016: “Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, van đề trong đời sống xã hội thé hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, (19)
    • Khoản 1 Điều 4 quy định về chức năng của báo chí như sau: Báo chi ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu (20)
      • 1.3. Hội Đồng Nhân Dân (27)
        • 1.3.2. Thông tin về HĐND trên báo chí (30)
      • 1.4. Báo chí Quốc hội (32)
  • CHUONG II: THUC TRẠNG TRUYEN THONG VE HĐND CÁC CAP (36)
    • 2.1.1. Báo Đại Biểu Nhân Dân (36)
      • 2.2.1.2. Truyền hình Quốc hội Việt Nam (57)
      • 2.2.2.2. Các yếu tổ cơ bản trong tác phẩm truyền hình (69)
    • 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân (73)
  • CHƯƠNG III: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ TRUYEN THONG VE HĐND TREN BAO CHÍ QUOC HỘI (77)
    • 3.1. Van dé dat ra (77)
    • 3.2. Một số giải pháp (78)
      • 3.2.1 Đổi mới nội dung, cách thể hiện (78)
  • SỐ (81)
    • 3.2.2 Xây dựng kênh truyền thông MXH (81)
    • 3.2.4 Giải pháp chuyển đổi số trong thời kỳ 4.0 (84)
  • KET LUẬN (89)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (92)
    • PHU LUC: BIEN BAN PHONG VAN (96)
      • H: Nhà báo có thể chia sẻ về quá trình tác nghiệp gặp thuận lợi và khó khăn gi khi đưa tin về các hoạt động của HĐND? (96)
      • H: Theo Ông/bà báo Đại biểu Nhân dân đã có định hướng phát triển như thế nào đối với việc truyền thông về hoạt động của HĐND các cấp? (97)
      • H: Ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong hoạt động truyền thông về HĐND? (99)

Nội dung

Nghiên cứu về báo chí Quốc hội, truyền thông về HĐND cáccấp trên báo chí Quốc hội Về báo chí quốc hội, tác giả Lê Hải Yến đã tiễn hành khảo sát chươngtrình Thời sự, Quốc hội với cử tri,

Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận Tác giả hi vọng, luận văn sẽ có những đóng góp làm rõ các vấn đề liên

Khang định báo chí giữ vai trò quan trong trong công tác tuyên truyền về Quốc hội và HĐND.

Ý nghĩa thực tiễn

Góp phan giúp cử tri, đại biểu HĐND, người làm báo hiểu sâu hơn về cơ chế đưa tin của báo chí Quốc hội về hoạt động của HĐND các cấp Nắm bắt những điểm cốt yếu về thông tin trên báo chí về HĐND.

Thông qua những kiến nghị và giải pháp, công tác tuyên truyền hoạt động của HĐND trên báo chí ngày một phát triển và bám sát tôn chỉ mục đích của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Tác giả mong muốn luận văn trở thành một trong những tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho người nghiên cứu về báo chí gắn liền truyền thông chính sách.

Cơ sở lý luận về truyền thông HĐND các cấp trên báo chí

Chương 2: Thực trạng truyền thông về HĐND các cấp trên báo chí Quốc hội

Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tuyên truyền cho hoạt động của HĐND

CAP TREN BAO CHI

Truyền thông

Truyền thông theo tiếng Latinh là “communicare”, nghĩa là biến nó thành thông thường, chia sẻ, truyền tải Về thực chất đó chính là quá trình trao đổi, tương tác thông tin với nhau về các van dé của đời sống, từ đó mỗi người sẽ có thêm cho mình những tri thức làm cơ sở hình thành hoặc thay đổi hành vi, thái độ nhận thức đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Theo Frank Dance — giáo sư truyền thông học người Mỹ: Truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là độc quyền của một hoặc một vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người Theo quan điểm này, quá trình truyền thông có thé làm gia tăng tính độc quyên, hoặc phá vỡ tính độc quyền.

Còn theo quan niệm của Dean C Barnlund- một nhà nghiên cứu truyền thông người Anh cho rằng: Truyền thông là quá trình liên tục nhằm làm giảm độ không rõ ràng dé có thé có hành vi hiệu quả hơn Quá trình làm giảm rõ độ không rõ ràng tức là làm cho sự hiểu biết nhau tăng lên; nhờ đó hành vi ứng xử với nhau hiệu quả hơn.

Trong cuốn “Truyền thông — lý thuyết và kỹ năng cơ bản” PGS.TS.

Nguyễn Văn Dững đưa ra định nghĩa về truyền thông: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng, tinh cảm , chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội Truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển bền vững” Về bản chất, truyền thông là quá trình chia sẻ trao đổi hai chiều, diễn ra liên tục giữa chủ thê truyền thông và đối tượng truyền thông Khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thé và đối tượng truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thì hoạt động truyền thông diễn ra Quá trình truyền thông vì vậy chỉ kết thúc khi đã đạt được sự cân băng trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể và đối tượng truyền thông Về mục đích, truyền thông hướng đến những hiểu biết chung nhằm thay đổi thái độ, nhận thức, hành vi của đối tượng truyền thông và tạo định hướng giá tri cho công chúng.

Theo mô hình này, thông tin đi từ nguồn phát (S) truyền tải qua các kênh truyền thông đến nguồn nhận (R), (E) thể hiện hiệu quả tiếp nhận thông tin, Ở đây có nguồn phát, Thông điệp (M), kênh truyền thông (C), chủ thể tiếp nhận (R), hiệu quả tiếp nhận thông tin (E), yếu tố gây nhiễu, sai số thông tin (N) va phan hồi ngược lại (F).

Mô hình truyền thông của Shannon được đưa ra vào năm 1949 được coi là một trong những mô hình truyền thông phổ biến nhất, là một mô hình

14 cơ bản, được sử dụng hết sức rộng rãi Mô hình này cho thấy, thông tin được bắt đầu từ nguồn phát (chủ thé truyền thông), sau khi thông điệp được mã hóa sé truyền tải các kênh truyền thông, thông điệp sẽ được giải mã và đến với người tiếp nhận thông điệp Ngoài những đặc điểm chung kế thừa từ mô hình truyền thông của Lasswell, mô hình Shannon còn bổ sung thêm yếu tổ nhiễu có thé gây ảnh hưởng tới tính rõ ràng, sự chính xác của thông điệp hay làm giảm khả năng tiếp nhận thông điệp của người nhận. Điểm đặc biệt nhất ở mô hình Shannon, đã xuất hiện thêm yếu tô “phan hồi” thông tin giữa người nhận với nguồn phát, đồng nghĩa với việc khăng định truyền thông là một quá trình trao đổi thông tin hai chiều, luôn diễn ra trong bối cảnh của các mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân, đồng thời bác bỏ quan điểm về ảnh hưởng tuyệt đối của truyền thông tới đối tượng tiếp nhận Xã hội càng phát triển, trình độ hiéu biết con người được nâng lên, với sự phát triển khoa học công nghệ, sư đa dang trong các phương tiện truyền thông đã thúc đây sự dân chủ hóa, đã ra đời mô hình truyền thông đại chúng hai chiều mềm dẻo.

- Quan niệm về báo chí

Luật Báo chí 2016: “Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, van đề trong đời sống xã hội thé hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh,

được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng qua các loại hình báo in, báo nói, báo viết hay báo điện tử.” Như vậy có thê hiểu Báo chí ở đây là dé chi tác pham báo chí.

Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” xuất bản năm 1999 của tác giả Tạ Ngoc Tan đưa ra quan niệm, “Báo chí là một hiện tượng đa nghĩa, phức tap.”

Lý luận báo chí chỉ ra rằng, báo chí ra đời và phát triển dưới sự tác động chi phối của nhiều yêu tố thông nhất và gan bó chặt chẽ với nhau Các bộ phận trong hệ thống báo chí được nảy sinh và vận động dựa vào cơ sở trên Từ đó tạo ra những bản sắc, quy định, quy mô của báo chí đồi với mỗi giai đoạn lịch sử và mỗi lĩnh vực trong đời sống.

Những yếu tố quan trọng nhất chi phối sự hình thành và phát triển của báo chí là nhu cầu khách quan của xã hội, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ, tính dân tộc và mức độ phát triển văn hoá của xã hội cùng với các mối

15 quan hệ giao lưu quốc tế Kết câu của xã hội tư bản có ba nhánh, quyền lập pháp, quyền hành pháp và tư pháp được phân tách và hoạt động độc lập Ba nhánh này tự khống chế và giám sát lẫn nhau Giai cấp tư sản cho rằng báo chí không nằm trong ba nhánh này, báo chí có vai trò khách quan đứng quan sát hoạt động của ba nhánh quyền lực này, hay có thể nói báo chí chính là quyền lực thứ tư Với vai trò là bên quan sát, báo chí sẽ đưa ra những thông tin khách quan, độc lập, không bị chính trị chi phối, không can dự vào những dau tranh giai cấp Nhờ sự phân chia và giám sát này đã chế sự tha hóa quyền lực.

Giai cấp vô sản quan điểm tương đối khác so với giai cấp tư sản, giai cấp này cho rằng báo chí là công cụ tuyên truyền, là phương tiện dau tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng - văn hoá; báo chí là một bộ phận không thê tách rời trong bộ máy t6 chức của Dang Cộng sản; là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng.

Báo chí bị chi phối trực tiếp từ thiết chế chính trị, quyền lực chính trị.

Nhìn một cách toàn diện, báo chí là hiện tượng xã hội tôn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, củng cố cho sự phát triển và thịnh vượng của xã hội đó.

Như vậy, Báo chí có thể hiểu là phương tiện thông báo, thông tin về những sự việc mới diễn ra hàng ngày cho nhiều người biết Báo chí được coi là những tư liệu sinh hoạt tin Báo chí là một phương tiện giao tiếp xã hội, thông tin thời sự; là diễn đàn cung cấp trao dôi và chia sẻ thông tin công khai nhằm thông tin và nói rõ về những sự kiện thời sự đã và đang diễn ra cho một nhóm đối tượng nhất định, có mục đích rõ rang, xuất ban đều đặn.

- Vai tro, chức nang của báo chí

Báo chí là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, có tác động trực tiếp tới đời sống xã hội Chức năng - tiếng La tinh là Functio được hiểu là sự tong hợp vi tri, vai trò và tác dụng của một đối tượng, của một hoạt động nao đó Tổng hợp vi trí, vai trò và tác dụng của báo chí cũng chính là chức năng xã hội của báo chí Như vậy, vai trò của báo chí được thé hiện qua chức năng, nhiệm vụ của báo chí.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cua báo chí được quy định tai Điều4 Luật báo chí 2016, cụ thể:

Điều 4 quy định về chức năng của báo chí như sau: Báo chi ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu

16 doi với đời song xã hội; là cơ quan ngôn luận cua cơ quan Dang, cơ quan nhà nước, tô chức chính trị — xã hội, tô chức chính trị, xã hội — nghề nghiệp, to chức xã hội, tô chức xã hội — nghé nghiệp; là dién đàn của Nhân dân.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật báo chí 2016, báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thé giới phi hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân;

- Tuyên truyền, pho biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lỗi, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thé giới theo tôn chi, mục dich của cơ quan báo chi; góp phan on dinh chinh tri, phat triển kinh tế — xã hội, nâng cao dan tri, dap ung nhu cau văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyén thống tốt dep của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

- Phản ánh và hướng dẫn du luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân;

- Phát hiện, nêu gương người tối, việc tốt, nhân tô mới, điển hình tiên tiền; dau tranh phòng, chong các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;

- Góp phan giữ gin sự trong sáng va phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam;

- Mở rộng sự hiểu biết lan nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thé giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp nghị, hợp tác, phát triển bên vững.

Báo chi đảm nhiệm nhiêu chức năng xã hội như: Chức năng thông tin - giao tiên; chức năng tư tưởng; chức năng giảm sát, phản biện; chức năng văn hóa, giáo dục và giải trí; chức năng kinh tê - dịch vụ xã hội

Chức năng thông tin - giao tiếp:

Theo tác giả E.P.Prôkhôrốp viết trong cuốn “Cơ sở lý luận của báo chi” ấn hành năm 2001, hiện dang làm giáo trình giảng dạy cho sinh viên ngành báo chí của các trường đại học và cao dang ở Nga: “Tir “Thông tin” trong ngành báo chí cũng được sử dụng theo nhiễu nghĩa, từ lâu nó đã được dùng trong ba nghĩa có quan hệ mật thiết với nhau: đó là các thông báo ngắn

17 không bình chú về các tin tức nóng hổi của đời sống trong nước và quốc tế, là danh mục nhóm thể loại tin tức (các loại hình thông tin: tin ngắn, báo cáo, tưởng thuật, phỏng van); cuối cùng “Thông tin” đôi khi được hiểu là thể loại tin ngắn ”.

Thông tin là chức năng cơ bản, chức năng khởi nguồn của báo chí Xã hội càng phát triển, càng văn minh thì nhu cầu thông tin giao tiếp của con người càng cao, thị hiếu ngày một đa dang và phong phú Báo chí ra đời dé đáp ứng, thảo mãn những nhu cau nêu trên Báo chí phát triển nhanh chóng cũng nhờ mục đích đáp ứng nhu cầu của công chúng.

Con người ngày nay cần năm bắt thông tin về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thông tin về sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội Xã hội có dân trí là xã hội có thông tin báo chí phong phú.

Trong cuốn “Nghề nghiệp và công việc của nha báo”, Hội Nhà báo Việt Nam, Hà Nội, 1992, của tác giả Nguyễn Uyén có viết: “Dich vụ thông tin là tối can thiết, vì ở quốc gia nào cũng vậy, thông tin là của cải, là tài nguyên, là hàng hóa, là trí tuệ và quyên uy của Nhà nước Ai nam quyên thông tin thì người đó nam quyền uy” Kinh té báo chí phải chiếm tỷ lệ lớn trong tong ngân sách của đất nước, chi phí cho dịch vụ thông tin báo chí phần nào cho thay bộ mặt của xã hội hiện đại với dân trí cao và dân chủ tốt.

Vai trò của báo chí luôn được Đảng và Nhà nước đánh giá cao và luôn coi trọng Báo chí là phương tiên tuyên truyền, cung cấp thông tin, tri thức.

Bên cạnh đó đây cũng là kênh công cụ giúp truyền thông cho công tác chỉ đạo, điều hành đất nước được lan rộng tới nhân dân Báo chí còn là nơi dé tiếp nhận nhưng thông tin phản hồi từ cử tri với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Đây là đóng góp quan trọng thực hiện dân chủ hóa trong đời sống xã hội.

Chức năng tư tưởng là chức năng xuyên suốt, thé hiện tinh của báo chí.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khăng định: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ” Với chức năng này, theo quan điểm của Dang ta, báo chí là công cụ, phương tiện quan trọng dùng dé truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, giáo dục lý luận Mác — Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh và làm cho hệ tư tưởng — lý luận trở thành chủ đạo, chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần, tư tưởng của đông đảo nhân dân Báo chỉ là một binh chủng xung kích, đi đầu trong công tác tư tưởng của Đảng.

Báo chí cách mạng Việt Nam đã thể hiện vai trò là kênh thông tin, tuyên truyền đưa chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sông tỉnh thần xã hội, động viên toàn Đảng, toàn dân vượt qua khó khăn, thử thách, năng động, sáng tạo trong thực hiện Nghị quyết của Đảng, giữ vững ôn định chính trị, tiếp tục day mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, thúc day phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa Trong thời kỳ cách mạng, trải qua các cuộc kháng chiến trường kỳ cứu nước, báo chí tăng cường truyền thông các nội dung đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động: báo chí ngày càng lớn mạnh, đóng vai trò tiên phong, nòng cốt, đáp ứng yêu cầu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội:

Chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội của báo chí thé hiện trong việc duy trì và phát triển mối quan hệ chặt chẽ giữa chủ thể và khách thé quản lý, thông qua việc trao đổi dòng thông tin hai chiều, bảo đảm cho các quyết định quan lý được thông suốt và thực thi Chức năng giám sát có thé hiểu theo nghĩa “theo dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều định không ” Như vậy giám sát bao gồm hai quá trình, theo dõi và kiểm tra Trong việc đảm bảo cho hoạt động thực hiện đúng mục đích hay không và kết quả có đạt hiệu quả tốt theo kế hoạch, mục tiêu đã đề ra hay không thì giám sát đóng vai trò rất quan trọng.

Nhận định về Tính phản biện xã hội của báo chí hiện nay PGS.TS.

THUC TRẠNG TRUYEN THONG VE HĐND CÁC CAP

Báo Đại Biểu Nhân Dân

Báo Đại biểu nhân dân là diễn dan của đại biểu Quốc hội, HĐND và cử tri Văn phòng Quốc hội là cơ quan chủ quản Báo Đại biểu nhân dân Báo Đại biểu nhân dân giữ vai trò là cầu nối truyền tải thông tin từ Quốc hội, HĐND các cấp tới cử tri, đồng thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân, cử tri tới diễn đàn Quốc hội, HĐND ; phan ánh được quá trình cải tiến, đổi mới về phương thức tổ chức và hoạt động của Quốc hội, HĐND các cấp Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của cử tri và nhân dân cả nước, sự ủng hộ của cử tri đối với quyết sách của Quốc hội, HĐND, tạo sự đồng thuận xã hội, đưa chính sách pháp luật đi vào cuộc sống.

Lịch sử Báo Dai biêu nhân dan

BẢO ĐIỆN TH ĐẠI BIEU wow

TRANG CHO QUỐCHỌI ĐẠIBIẺU-CỬTRI HỌIĐỒNGNHÂNDÂN NGHỊVIENTHÉGIỚI VIDEO ẢNH BAOTET BÁOTN

'Khởi động dự án mới về dữ liệu din số Đời sông - Xã hội

THÔNG CÁO BẢO CHÍ về ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lẫn thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Dang khoá XII

Binh Dương: Chuyển đổi công năng

Khai mạc Hội nghị lan thứ năm Ban Chấp trạm y te lưu động hành Trung ương Đảng khóa XIII Địa phương Làm mới trên vốn cũ

= z 3 Téng Bi thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thị

Nha báo Nguyễn Thu Trang được bỗ Scie ane ưa. nhiệm Tổng Biên tập Tap chi Nhân đạo tướng Nhật Bản Kishida Fumio Đời sing - Xã hội 3 gid tr

Nang cao đạo đức cách mạng, quết sạch chủ nghĩa cá nhân theo tu ner tưởng, đạo đức, phong cách Hỗ Chí " 7 5 aie = Bài 1: Những gam màu Nâng cao đạo đức cách Phát huy vai trò dẫn dat. bã sing, tôi của Quốc hội trong việc mang, quét sạch chủ nghửa —— phối hợp

Theo dong sự kiện thực hiện các cam kết cá nhân theo tư tưởng, đạo.

Báo Đại biểu nhân dân có địa chỉ https://www.daibieunhandan.vn/

Nam 1988: Tap chi Nguoi dai biểu nhân dân được thành lập.

Năm 2002: Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chuyển Tạp chí Người đại biểu nhân dân thành Báo Người đại biểu nhân dân.

Năm 2006: Nhật báo Báo Người đại biểu nhân dân ra đời

Năm 2006: Trang thông tin điện tử Bao Người đại biéu nhân dân đi vào hoạt động.

Năm 2009: Ra mắt Báo điện tử Người Đại biểu nhân dân.

Năm 2009: Chủ tịch Quốc hội Khóa XII Nguyễn Phú Trọng ký chính thức ban hành Nghị quyết 816 về đổi tên Báo Người đại biéu nhân dân thành Báo Đại biểu nhân dân, trực thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội Đây là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của Báo điện tử Đại biéu nhân dân.

Năm 2010: Trang web mới của Báo điện tử Đại biểu nhân dân ra đời và chính thức đi vào hoạt động.

Chức năng quan trọng nhất của Báo điện tử Đại biểu nhân dân là Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Phản ánh tình hình thực thi luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thông tin kip thời các hoạt động của Quôc hội, Uy ban thường vụ

Quoc hội, các cơ quan cua Quoc hội, cơ quan của Uy ban thường vu Quôc hội, các Doan đại biêu Quôc hội, Hội đông nhân dân.

Phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng Bên cạnh đó là các thông tin về sáng kiến, đề xuất của đại biểu dân cử về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, HĐND Thông tin về tình hình chính tri - kinh tế - văn hóa - xã hội liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của co quan quyền lực nhà nước.

Chọn lọc và giới thiệu kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của nghị viện các nước trên thế gidi.

Day mạnh thông tin tuyên truyền về phong trào thi dua yêu nước, những tam gương tích cực từ đó củng cố, xây dung sự tin tưởng của nhân dân vào hoạt động của cơ quan dân cử Tuyên truyền đấu tranh chống các thế lực thù địch, tư tưởng thù địch ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lòng tin của nhân dân. Đánh giá về hoạt động của Báo Đại biểu nhân dân, Tổng Thu ký Quốc hội, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc tại lễ kỷ niệm 10 năm thực hiện

Nghị quyết 816/2009/UBTVQHI2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nâng cấp lên báo loại 1 và đổi tên “Báo Người đại biéu Nhân dân” thành “Báo Đại

33 biéu Nhân dân”, khang định: qua 30 năm hình thành, phát triển Báo Đại biểu Nhân dân xứng đáng với vị thế là cơ quan ngôn luận, tiếng nói của cơ quan dân cử Báo luôn khăng định là tờ báo chủ lực trong công tác thông tin, tuyên truyền thường xuyên, đầy đủ, kịp thời về hoạt động của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; hoạt động của ĐBQH và hoạt động của HĐND các cấp

2.1.2 Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Kênh Truyền hình Quốc hội là một trong những cơ quan của Quốc hội góp phần định hướng thông tin hoạt động của Quốc hội nói riêng và đời sống chính trị đất nước nói chung Đồng thời Kênh truyền hình sẽ là cầu nối giữa Quốc hội với cử tri, phản ánh kịp thời tâm tự nguyện vọng của nhân dân đối với Quốc hội Sau nhiều khó khăn, thách thức, với những nỗ lực không ngừng mệt mỏi, Truyền hình Quốc hội Việt nam đã có bước phát triển vượt bậc cả về thời lượng phát sóng, khung chương trình, hạ tầng kỹ thuật và chất lượng đội ngũ, khăng định vị thế hàng đầu là cầu nối tin cậy, gần gũi giữa Quốc hội

Lịch sử ra đời và phát triên

HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI TIẾNGNÓICỬTRI CHÍNHIRỊ KINHIẾ XÃHỘI VÃNHÓA THẾGIỚI PHÁPLUẬT SỨCKHỎE KHOAHOC&CÔNGNGHỆ TRANGĐỊAPHƯƠNG =— f345/05/202 300

Khách mời hôm nay: Trần Ngọc Thổ - Vị tướng của nạn nhân chất độc da cam

Kênh số Truyền hình Quốc hội Việt Nam trên nên tảng internet tại địa chỉ quochoitv.vn

Ngày 6/1/2015, đúng dịp kỷ niệm 69 năm Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên,

Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam đã chính thức được ra mắt trong niềm hứng khởi và nhiều kỳ vọng.

Ngày 20-10-2017 tiếp tục là một dấu mốc quan trọng khi Kênh THQHVN được chính thức bàn giao về Văn phòng Quốc hội, ngôi nhà mới nằm trong tổng thể các cơ quan của VPQH tại tòa nhà số 35 Ngô Quyền, Hà Nội và được đổi tên thành THQHVN, trở thành 1 trong 7 kênh thiết yếu quốc gla.

Dau năm 2022, Dé hiện thực hóa mục tiêu trở thành Kênh truyền hình chính luận chuyên nghiệp, chuyên sâu và hấp dẫn hàng đầu Việt Nam, khung chương trình của Truyền hình Quốc hội Việt Nam đã được thiết kế lại theo hướng hoàn toàn mới, tiếp cận với khán giả ngay từ những khung giờ đầu tiên của một Ngày.

Chương trình “Việt Nam ngày mới” với khung giờ từ 6h đến 7h sáng hàng ngày, kỳ vọng sẽ trở thành “món ăn” không thể thiếu, truyền năng lượng và cảm hứng tích cực cho mỗi gia đình trước khi bắt đầu một ngày làm việc.

Các Bản tin Thời sự 12h, Chuyển động 365, 18h30, Bản tin Thời sự tối 20h,

Thời sự đêm 22h sẽ tạo thành dòng chảy tin tức liên tục Loạt chương trình mới như : "Lan đọc đầu tiên", "Trước giờ bam nút", "Luật và đời sông", "Đối thoại chính sách", "Diễn đàn Kinh tế", "Giám sát toàn diện", "Chính quy và hiện dai" được ky vọng sẽ tao ra một diện mạo hoàn toàn khác biệt.

Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam có nhiệm vụ truyền tải thông tin về Quốc hội, các hoạt động của Đảng và Nhà nước đến các cử tri trong cả nước Đặc biết trong các dịp quan trọng như bầu cử Quốc hội, HDND các cấp THQH san sang đưa thông tin bau cử và các nội dung, quy định liên quan tới bầu cử tới cử tri cả nước Đây vừa là nhiệm vụ, đồng thời cũng là trách nhiệm của Kênh, nhằm đưa tới cử tri những thông tin nhanh và chân thực nhất THQH tập trung trực tiếp các hoạt động quan trọng của Quốc hội và HĐND như bầu cử, đối thoại với cử tri, các phiên họp thường kỳ,

Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam ra đời được kỳ vọng là một kênh thông tin chuyên biệt có sức lan tỏa lớn Bởi đây không chỉ là kênh truyền hình ghi nhận tâm tư nguyện vọng của đồng bào cử tri khắp mọi miền Tổ quốc mà còn là kênh thông tin, tạo sự đồng thuận lớn trong nhân dân đề thực thi các quyết sách của cơ quan dân cử.

Hòa mình vào dòng chảy của xu thế báo chí hiện đại, Truyền hình Quốc hội Việt Nam xác định đầu tư, triển khai mạnh mẽ Hệ sinh thái số để đảm bảo “Cử tri ở đâu, Truyền hình Quốc hội Việt Nam có mặt ở đó” Ở vị trí trung tâm của Hệ sinh thái là Kênh số Truyền hình Quốc hội Việt Nam trên nền tảng internet tai địa chỉ quochoitv vn Cac chuong trình của Truyền hình

Quốc hội Việt Nam sẽ xuất hiện trên tat cả các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam Kênh TikTok của Truyền hình Quốc hội Việt Nam sẽ giúp cử tri trẻ tuổi cả nước tiếp cận các chương trình mang đậm nét văn hóa và giàu tri thức, qua cách trình bay đơn giản, hap dan.

2.2.1 Về nội dung 2.2.1.1 Báo Đại Biéu Nhân Dân

- Nội dung về quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm trong thông tin về hoạt động của Quốc hội, HĐND Thông tin về hoạt động của HĐND các cấp trong chuyên mục “Hội đồng nhân dân” - Đại biểu nhân dân và chuyên mục “Quốc hội- HĐND” -

Truyền hình Quốc hội Việt Nam còn có một số hạn chế cần khắc phục để bám sát và phản ánh kịp thời, đầy đủ tới cử tri và Nhân dân cả nước thông tin về các hoạt động của Quốc hội, hoạt động của HĐND tạo ra sự đồng thuận xã hội, tạo điều kiện thuận để cử tri giám sát hoạt động của Quốc hội, đại biểu

Chuyên mục “Hội dong nhân dân” - Đại biểu nhân dân

Không ghi rõ địa điểm nơi diễn ra sự kiện: Báo Đại biéu Nhân dân là cơ quan trực thuộc Văn phòng Quốc hội, là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Cử tri Đối tượng công chúng của báo là người dân cả nước chứ không phải là một tờ báo địa phương, do vậy một hạn hạn chế rõ ràng và dé nhận thấy nhất trong chuyên mục “Hội đồng nhân dân” là khi thông tin về hoạt động của HĐND tỉnh có nhiều bài báo không ghi tên tỉnh nơi diễn ra sự kiện, dẫn đến tình trạng thông tin không đầy đủ, gây khó hiểu.

Bài “Không né tránh các nội dung “nóng” và “khó”” ngày 19/07/2021 trong chuyên mục “Hội đồng nhân dân” đã thông tin về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn liên quan đến hoạt động giải phóng mặt bằng tuy nhiên không thông tin rõ về tên tỉnh thành nơi diễn ra hoạt động “Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Cao Tường Huy thắng thắn nhìn nhận, công tác GPMB, bố tri quỹ đất tái định cư cho người dân ở một s6 du án còn chậm, còn phái sinh đơn thư kéo dài chưa được giải quyết triệt để ” “Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ là cơ quan tiếp nhận trình lên Hội đồng giá đất của tỉnh và UBND tinh phê duyệt Trong bài “Vượt khó thực hiện thắng lợi mục tiêu “kép ””

69 ngày 02/07/2021; bài “Thường xuyên di sâu, đi sát cơ sở” ngày 04/07/2021 cũng có tình trạng thông tin không rõ này.

Tốc độ đưa tin còn chậm: Phần lớn nội dung của các bài trong chuyên mục “Hội đồng nhân dân” - báo Đại biểu nhân dân đều không thông tin về thời gian cụ thê diễn ra sự kiện, vấn đề Tuy nhiên đối chiếu thời gian đăng bài và thời gian diễn ra sự kiện qua các kênh khác có thê thấy tốc độ thông tin còn tương đối chậm Bài “Nguồn lực quan trọng từ quyết sách” thông tin về kỳ họp thứ 4 của HĐND tỉnh Bắc Ninh được đăng tải ngày 11/12/2021 trên báo Đại biểu nhân dân, tuy nhiên sự kiện này diễn ra vào ngày 07 đến

09/12/2021 Tương tự, Kỳ họp thứ năm, HĐND tỉnh Lai Châu khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra từ ngày 08 đến 10/12/2021 tuy nhiên ngày 25/12/2021 trên chuyên mục “Hội đồng nhân dân” mới có bài viết “Hiến kế phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh” liên quan đến nội dung của Kỳ họp thứ năm, HĐND tỉnh Lai Châu.

Thiếu phản hồi từ công chúng: Các tin, bài trong chuyên mục “Hội đồng nhân dân” thiếu các thông tin phản hồi từ công chúng Truyền thông báo chí thường đề cập mạnh đến sự tương tác hai chiều giữa nguồn thông tin và người tiếp nhận Tuy nhiên thực trạng cho thấy báo chí truyền thông mới chỉ dừng lại ở truyền tải thông tin Mối quan hệ tương tác giữa công chúng và toà soạn gần không có vì các bài viết không được mở phan “binh ludn” Điều này khiến người đọc chỉ tiếp nhận thông tin một chiều và không được đáp ứng nhu cầu tương tác.

Hình thức thể hiện thiếu phong phú, da dạng dé hấp dẫn ban đọc Các tin bài trong chuyên mục “Hội đồng nhân dân” trong thời gian được khảo sát được thé hiện bằng dạng văn bản và hình ảnh không có sự đa dạng trong hình thức thé hiện Với lợi thế nền tảng internet, tác phẩm phóng sự trên báo điện tử cần sử dụng đa phương tiện trong việc sáng tạo nội dung và hình thức thê hiện, đây là xu thế tất yếu của các tòa soạn báo hiện nay Việc kết hợp các hình thức báo chí truyền thông hiện đại, đa phương tiện như Infographic, Audio, Video sẽ giúp nâng cao hiệu quả thông tin Để nâng cao hiệu quả thông tin, cần nghiên cứu lựa chọn sử dụng đa dạng các hình thức trong truyền tải thông điệp.

Chuyên mục “Quốc hội- HĐND” - Truyén hình Quốc hội Việt Nam.

Bên cạnh những thành công trong thông tin về hoạt động của Quốc hội, HĐND như: Thông tin chính xác, kip thời về hoạt động của Quốc hội, HĐND

70 các cấp; Thông tin về nhiều nội dung khác nhau trong hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp; Có sự kết hợp, hình ảnh, lời bình, phỏng vấn và âm thanh gốc trong một tác phẩm Các tác phẩm trong Chuyên mục “Quốc hội- HĐND” - Truyền hình Quốc hội Việt Nam trong thời gian được khảo sát còn tồn tại một số hạn chế sau.

Thiếu thông tin phân tích sâu Các tác pham trong chuyên mục sử dụng nhóm thể loại thông tấn bao gồm: tin, phỏng vấn, bài phản ảnh Các bài viết này chủ yếu thông tin cho công chúng cái gì đã và đang diễn ra.Thông tin về các kỳ họp Quốc hội: diễn ra như thế nào? thảo luận về vấn đề gì? đưa ra những chủ trương, chính sách gì? Trong thông tin về hoạt động tiếp xúc cử tri, các tác pham thông tin về Doan đại biểu nào? tiếp xúc cử tri ở đâu? nội dung chính là gì? Thiếu các bài viết phân tích sâu về những nội dung liên quan đến hoạt động của HĐND.

Sự cuốn hút trong cách diễn đạt không cao Nội dung thông tin trong các pham của chuyên mục “Quốc hội- HĐND” tập trung thông tin về các kỳ họp, họp thảo luận của Quốc hội và HĐND Các hình ảnh được sử dụng trong bài viết bối cảnh lặp lại cao, chủ yếu là hình ảnh hội trường các kỳ họp, điều này không tạo ra sự cuốn hút.

Phân loại nội dung thông tin chưa được chu trọng Phan loại thông tin theo nội dung sẽ giúp công chúng dé dang trong chủ động tiếp cận thông tin.

Chuyên mục “ Quốc hội- HĐND” được chia làm các chuyên mục nhỏ:

HĐND các cấp, Ngày hội non sông, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa XV, Kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa XV, Văn bản mới - chính sách mới, Hoạt động của quốc hội Mặc dù đã được chia thành các chuyên mục nhỏ, tạo sự thuận tiện cho tiếp cận thông tin, tuy nhiên các tác phẩm trong chuyên mục “Quốc hội- HĐND” không được cập nhật theo phân loại đó.

Báo chí Quốc hội là loại hình báo chí chuyên biệt, thông tin chuyên sâu về các hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp Mang sứ mệnh vẻ vang là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cử tri, báo chí Quốc hội lay đó làm động luc, tao da but phá vươn lên mạnh mẽ đồng thời nhấn mạnh trọng trách với Quốc hội, HĐND cử tri, Nhân dân cả nước.

Kết quả khảo sát cho thấy, là kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam và báo ĐBND đã đưa tin hầu hết các hoạt động của HĐND Theo đó thông tin về hoạt động của HĐND trên báo Đại biểu Nhân dân và THQH có tính hệ thống, kịp thời và đầy đủ, đúng phong phú và sinh động, cung cấp cho bạn đọc một bức tranh tông thê về hoạt động của HĐND từ chính sách đến thực thi; từ kỳ hop tới bau cử Các thông tin về HĐND được đăng tải giúp cho ban đọc nam bắt được cụ thể không chỉ là các hoạt động của HĐND các cấp mà còn khẳng định vai trò quan trọng của HĐND, Quốc hội trong xây dựng, định hướng chính sách và giám sát việc thực hiện chính sách của các cơ quan chức năng tại địa phương trên thực tế Không chỉ thông tin phản ánh về hoạt động của HĐND một cách thuần túy, Báo ĐBND và THQH còn là diễn đàn dan trao đổi - tương tác về nội dung của các chính sách - dự án luật, các quyết sách của HĐND và Quốc hội về định hướng phát triển từ cấp địa phương tới cấp trung ương.

MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ TRUYEN THONG VE HĐND TREN BAO CHÍ QUOC HỘI

Van dé dat ra

Báo chí Quốc hội cần phát huy vai trò là cầu nối giữa Quốc Hội, HĐND với cử tri Báo chí Quốc hội đã cùng hệ thống báo chí cả nước thật sự là cầu nối tin cậy giữa Quốc hội với cử tri và Nhân dân, là phương thức truyền tải những chủ trương, đường lối của Dang được Quốc hội thé chế hóa cũng như lan tỏa các thông điệp quan trọng, những nội dung Quốc hội xem xét, quyết định đến với cử tri và Nhân dân Đây mạnh vai trò báo chí Quốc hội phản ánh trung thực “hơi thở của cuộc sông” tại diễn đàn Quốc hội, HĐND và là kênh để cử tri, Nhân dân giám sát hoạt động của Quốc hội nói riêng, của các cơ quan nhà nước nói chung Báo chí Quốc hội hướng tới phát trién theo hướng “Chuyên nghiệp - Đúng - Hay - Dep - Sang trọng - Bồ ích -

Trong bài phát biểu kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Báo Đại Biéu Nhân Dân tiếp tục phản ánh sâu sắc thực tiễn sinh động đến các đại biểu Quốc hội để qua đó mang hơi thở cuộc sống vào nghị trường; đồng thời phải là kênh thông tin đắc lực đưa các chính sách, pháp luật, quyết sách của Quốc hội thấm sâu vào từng lĩnh vực của cuộc sống Hơn thế nữa, báo chí của Quốc hội còn phải là “cầu nối của cầu nối”, phải đóng vai trò như là “thông tấn xã” của Quốc hội dé truyền tải thông tin về Quốc hội tới các cơ quan thông tan báo chí khác.

Dé phát huy tốt vai trò của mình trong thông tin về hoạt động của Quốc hội, HĐND báo chí Quốc hội cần giải quyết một số vẫn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, nâng cao tính thời sự của các tác phẩm báo chi Đảm bao thông tin một cách nhanh chóng, kip thời các sự kiện, hoạt động của Quốc hội, HĐND là yêu cầu cơ bản, cốt lõi của một tác phẩm báo chí, đặc biệt là các tác phẩm thông tin về hoạt động của các cơ quan quyên lực nha nước.

Thứ hai, đa dạng hình thức thê hiện tác phẩm Báo mạng điện tử là loại hình báo chi cho phép nhà báo thể hiện tác phẩm dưới nhiều loại hình khác nhau bao gồm: video, audio, Nhà báo cần tận dụng lợi thế của loại hình dé dem lai hiệu quả thông tin cao.

Thứ ba, tăng khả năng phân loại và tìm kiếm thông tin trên các báo được khảo sát vẫn Để nâng cao hiệu quả thông tin về Quốc hội, HĐND đặc biệt trong việc hỗ trợ cử tri chủ động tìm kiếm các nội dung thông tin mà cử

73 tri quan tâm, cần cải thiện công cụ hỗ trợ tìm kiếm và phân loại thông tin theo chủ đề.

Thứ tw, thiêu tính tương tác, thông tin hai chiều không được thé hiện rõ.

Báo chí Quốc hội cần xây dựng vững chắc niềm tin của cử tri với Quốc hội và HĐND Cần tăng cường sự tham gia dự thính của các thành phan xã hội đối

VỚI các hoạt động của các kỳ họp Chính sự công khai minh bạch trong việc cung cấp thông tin trực tiếp với người dân cũng là một kênh làm nên hình ảnh tốt đẹp của Quốc hội và HĐND Đây là cội nguồn sức mạnh, khăng định vai trò của báo chí Quốc hội trong công tác tuyên truyền về hoạt động của cơ quan lập pháp cấp địa phương là HĐND, và cơ quan lập pháp tối cao là Quốc

Một số giải pháp

3.2.1 Đổi mới nội dung, cách thể hiện

- Truyén hinh Quoc hoi Viét Nam

Trong công tác tuyên truyền các hoạt động của Quốc hội, HĐND va các cơ quan dân cử tới cử tri, khán giả truyền hình cả nước, Truyền hình Quốc hội Việt Nam đóng góp một phan rất quan trọng Vượt qua những khó khăn ban đầu sau khi thành lập khi còn đang là một Kênh truyền hình của Đài Tiếng nói Việt Nam, đến nay Truyền hình Quốc hội Việt Nam ngày càng khang định vị thé quan trọng của một cơ quan truyền thông đặc thù về các hoạt động của Quốc hội Ngoài việc thông tin kịp thời các hoạt động của lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội trong các Bản tin Thời sự, một số chương trình chuyên đề của Truyền hình Quốc hội Việt Nam được nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri ghi nhận, đánh giá cao.

Tuy nhiên về mặt nội dung và cách thé hiện, THQH cần làm phong phú hơn, cụ thể là các chương trình liên quan tới Quốc hội, HĐND, cử tri,

THQH cần bám sát tinh thần Quốc hội hành động, Quốc hội đổi mới, Quốc hội kiến tạo dé phat triển, từ đó định hướng và xây dựng kế hoạch truyền thông lâu dài, ôn định, trung thực, khách quan Vừa làm rõ công tác đôi mới của Quốc hội Khóa XV, vừa nêu bật được sự “chủ động từ sớm, từ xa” của Quốc hội.

Từ những đánh giá, nhận xét cũng như hiệu quả truyền thông của THQH ở chương II, tác giả luận văn xin đề xuất một số giải pháp cụ thé góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả truyền thông về HĐND trên THQH:

Thứ nhất, xây dựng hệ sinh thái số, tăng tốc quá trình chuyên đổi số, hiện đại hóa quá trình sản xuất, tối ưu chỉ phí, thay đổi format các chương

74 trình liên quan tới HĐND, Quốc Hội, cử tri sao cho gần gũi với người dân.

Chuyên đổi số, hiện đại hóa quy trình sản xuất sẽ rút ngắn quá trình tác nghiệp của nhà báo, từ đó tính thời sự của tác phẩm báo chí sẽ được tăng cường Vì vậy đây một trong những yêu cầu cần thiết để nâng cao hiệu quả thông tin về hoạt động của Quốc Hội, HĐND.

Thứ hai, nang cao đội ngũ nhân lực, tăng cường dao tạo lực lượng phóng viên nòng cốt theo kịp công nghệ, làm chủ công nghệ Năng lực của đội ngũ nhà báo sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng của một tác phẩm báo chí, đào tạo đội ngũ nhà báo có năng lực cao các tác phẩm họ tạo ra sẽ có chất lượng, thu hút được sự quan tâm của khán giả và tạo nên hiệu quả truyền thông Vì vậy cần chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao năng lực của nhà báo, tạo điều kiện dé nhà báo có cơ hội học hỏi những kiến thức mới.

Thứ ba, Dé thu hút sự quan tâm của công chúng, nâng cao chất lượng hình ảnh, hình thức thé hiện, tăng thời lượng và số lượng các chương trình tương tác trực tiếp giữa đại biểu Quốc hội, HĐND với cử tri Bên cạnh nội dung, hình thức là một yếu tố cần được đầu tư hơn nữa, bó cục trình bày, chất lượng hình ảnh, video là những yếu tố tạo nên sự thu hút của một tác phẩm báo chí Thị hiếu và yêu cầu về mặt thẩm mỹ của con người ngày càng tăng cao, dé không bị mat ưu thé trước các phương tiện truyền thông khác các nhà báo cần chú trọng nâng cao cách thức thê hiện, chất lượng hình ảnh

Thứ tư, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng dành cho truyền hình, nâng cao chất lượng hệ thống internet Khoa học — kỹ thuật ngày càng phát triển, việc đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng cho truyền hình là một yêu cầu tất yếu Cơ sở hạ tang được dau tư sẽ tạo điều kiện dé nhà báo tạo ra các tác phẩm với chất lượng tốt hơn, đồng thời nó cũng tao điều kiện để công chúng tiếp cận dễ dàng hơn với các tác phầm. Đài cần tăng thêm thời lượng truyền hình trực tiếp trên sóng của Truyền hình Quốc hội Việt Nam nhiều phiên thảo luận tại Hội trường dé hoạt động của Quốc hộingày càng công khai, minh bạch hơn, gần gũi với cử tri và Nhân dân, qua đó cũng tạo điều kiện thuận lợi dé Nhân dân và cử tri giám sát các hoạt động của Quốc hội; đồng thời, đề xuất việc mời đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố về dự phiên giám sát tối cao của Quốc hội nhằm tăng cường mối quan hệ gắn bó, phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động với cơ quan dân cử ở địa phương.

Trong thời đại số, cần có sự phản biện, cần có tiếng nói của người dân.

Khi có sự phản biện, xã hội và các cơ quan quản lý mới có căn cứ và sự thôi thúc để đổi mới, từ đó mới có tác động tới các chính sách Các chính sách

75 cũng cần phải đối diện với những phản biện trái chiều mới có thể nhận thấy được sự đúng đắn của mình Các nội dung về HĐND, QH, cử tri, cần tinh hơn, sắc hơn Không dừng lại ở việc liệt kê các ý kiến của cá nhân hay tập thể, mà cần tăng cường tính bình luận, tương tác, của kênh từ đó tăng tính phản biện xã hội, tính chiến đấu, tính tuyên truyền của cơ quan Truyền hình của Quốc Hội.

- _ Báo Đại Biểu Nhân Dân

Báo ĐBND với vai trò là cơ quan ngôn luận, tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và cử tri, tập thể lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên và người lao động của Báo Đại biểu Nhân dân đã không ngừng nỗ lực phan dau dé có những tin, bài chat lượng, góp phan truyền tải kịp thời các chủ trương chính sách lớn của Đảng, Nhà nước tới độc giả Báo in của báo ĐBND đã và đang thé hiện sự uy tín về thông tin, tuyên truyền Qua đó, đã kịp thời truyền tải những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và hoạt động của QH, HĐND, cử tri tới độc giả.

Tuy nhiên báo ĐBND cần chú trọng phát triển hơn nữa trang báo mạng điện tử Qua khảo sát và đánh gia ở chương II, tac gia luận văn kiến nghị một số giải pháp nâng cao chất lượng cho báo điện tử ĐBND.

Thứ nhất, xây dựng lại trang web, xây dựng hệ thống server, lưu trữ data, 6n định đường truyền internet, đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với trang báo mạng điện tử Độc giả thông qua trang web của báo ĐBND để tiếp cận các thông tin về hoạt động của QH, HĐND vì vậy giao diện web là yêu tô đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông, tối ưu công cụ tìm kiếm thông tin băng từ khóa trên trang web sẽ đáp ứng yêu cau tiếp cận thông tin chủ động của công chúng.

Thứ hai, đa dạng hóa cách thê hiện thông tin Từ việc xây dựng trang web, 6n định server ở trên, từ đó tạo ra du địa nhiều hình thức thé hiện mới cho trang web Đặc biệt cần bổ sung nhiều hơn sản phẩm thông tin số như Video, Audio, Mega story, longform, E-Magazine, Đây mạnh khâu đồ họa, chuẩn hóa bộ nhận diện

SỐ

Xây dựng kênh truyền thông MXH

Những năm gần đây, hoạt động của báo chí, truyền thông đã có nhiều thay đổi dé thích ứng với quá trình chuyên đổi số và sự phát triển nhanh của các trang mạng xã hội Cùng với sự phát triển đó, báo chí cũng đang có nhiều thời cơ lẫn thách thức để vừa tiếp tục phát triển, vừa hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình Trong công tác quản ly, Nhà nước không thé cấm hoặc thu hẹp hoạt động của mạng xã hội; cũng không thể tăng cường bao cấp cho báo chí dé cạnh tranh với mạng xã hội Lựa chọn tối ưu nhất là báo chí tự đổi mới dé có thê tồn tại và phát triển Trong khuôn khổ pháp luật, Báo chí và mạng xã hội phải đồng hành, hợp lực vì mục tiêu tiễn bộ xã hội dựa trên khuôn khổ pháp luật.

Có thé thấy, báo chí đã khang định được vị trí và thế mạnh riêng của mình so với mạng xã hội Do là tính chính danh, chính thống và chính xác.

Tại Việt Nam, báo chí được khăng định là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội Điều này làm rõ hơn tính chính danh, chính thống của báo chí Xét trong mối quan hệ tương quan giữa báo chí và các mạng xã hội, báo chí có một sự uy tín, được tin tưởng hơn rất nhiều Giữa ma trận thông tin trên MXH, báo chí chính là chiếc “kim chỉ nam” định hướng lại dư luận, dẫn dắt dư luận tới kết quả tốt đẹp Càng vào lúc MXH phát triển mạnh thì báo chí càng cần thể hiện vai trò của mình.

Bên cạnh đó, báo chí cũng phải biết khai thác, sử dụng những ưu thế vượt trội của công nghệ để có được những ưu thế mà mạng xã hội đang có.

Mỗi cơ quan báo chí phải là một cơ quan truyền thông đa phương tiện Chú trọng phát triển phiên bản điện tử, trang thông tin điện tử, trở thành trang bổ trợ cho báo truyền thống, tién tới trang chính thức, ton tại song song, thậm chí thay thế dần báo truyền thống Chuyển mạnh theo hướng đa phương tiện, cải tiễn phương thức quản trị, báo chí sẽ giảm nhanh sự tụt hậu trong việc đưa thông tin một cách kip thời, thậm chi đồng thời với sự kiện.

Theo ông Lê Hoàng Dũng, hiệu phó Trường đại học KHXH&NV

TP.HCM, trong hệ sinh thái truyền thông mới, báo chí đang chuyển biến theo xu thé truyền thông da chiéu, đa hình thái, đa nên tảng Hiện nay, nhiễu cơ quan báo chí đều khai thác các nên tảng mạng xã hội (YouTube, TikTok, Facebook, ) dé đáp ứng nhu câu tiếp cận thông tin báo chí đến bạn đọc.

Muốn làm được việc này, báo chí phải là tiếng nói của sự thật, phản ánh sự thật, bênh vực sự thật, bảo vệ sự thật bang quan điểm và thái độ tiễn bộ, nhân văn Thông tin cần đa chiều hơn, không để tuyên truyền mang tính một chiều và phải chuyên mạnh sang truyền thông có định hướng Một mặt đưa thông tin chính xác, đúng sự thật, mặt khác có những bình luận, phân tích sắc sảo theo hướng xây dựng, tích cực Mọi quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải được chuyên tải một cách thuyết phục đến với nhân dân.

Hiện nay THOHVN tiến hành mở rộng các chương trình tương tác để định hướng hình ảnh của kênh đối với công chúng Khi nhắc tới THOHVN đó là diễn đàn trao đổi giữa đại biểu OH, HĐND với cử tri trên truyền thông đại chúng, tạo bầu không khí dân chủ trong sinh hoạt chính trị xã hội THOHVN cùng với báo ĐBND lag hai cơ quan thực hiện vai trò cầu nối giữa QH, HDND trong việc tuyên truyền và pho biến pháp luật, chúng tôi hướng đến sự

78 đổi mới trong công tác truyền thông về các cơ quan lập pháp này dé đáp ứng doi hỏi ngày càng cao cua công chúng.

Trong tương lai, báo chí đa nền tảng (multi platform journalism) là xu hướng báo chí giúp công chúng có thê tiếp cận thông tin trên nhiều các nền tảng khác nhau: máy tính, thiết bị di động, báo trực tuyến và đặc biệt là các mang xã hội như Facebook, YouTube, Zalo Biến đổi theo xu hướng đa nền tang dé công chúng có thé tiếp cận thông tin trên bất cứ nền tảng nào mà họ có ở bắt cứ nơi đâu, bất cứ khi nào họ mong muốn.

Trong khi mạng xã hội là nơi phát tán thông tin chưa qua kiểm định, thì truyền thông chính thống phải có trách nhiệm hơn trong việc cung cấp thông tin chuẩn xác tới công chúng Báo chí phải tìm cách hợp tác với mạng xã hội trong khi vẫn thực hiện chức năng giám sát của mình, đồng thời chịu trách nhiệm xác thực thông tin.

Trong PVS số 2, lãnh đạo báo ĐBND đã chia sẻ:

Trong năm 2022, Báo ĐBND định hướng phát triển các kênh mạng xã hội dé bắt kịp xu hướng truyén thông trên social media Định hình lại trang web báo điện tứ daibieunhandan.vn, xây dựng bộ nhận điện cho các trang mạng xã hội nhự Facebook, Youtube, Tiktok Cập nhật thông tin trên trang mxh của báo với tan suất nhiễu và chất, day mạnh tương tác giữa tờ báo va bạn đọc.

3.2.3 Xây dựng, đào tao đội ngũ nhà báo, phóng viên, BTV

Mạng xã hội là nơi dé các tờ báo phát triển, lựa chọn và xây dựng đội ngũ phóng viên, cộng tác viên của mình, nhất là đội ngũ ở cơ sở, các chuyên gia trong các lĩnh vực và những người có uy tín, ảnh hưởng trên các diễn đàn xã hội.

Theo đó, trong hoạt động nghề nghiệp, nhà báo không chỉ tuân thủ đúng quy định của pháp luật, mà còn phải thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức chung trong đời sống Đặc biệt, tính chân thực là nguyên tắc tối thượng của báo chí, là “sinh mệnh” của báo chí, do đó, nhà báo cần đề cao tính trung thực, tính nhân văn, vì lợi ích chung của cộng đồng, dân tộc Trach nhiệm xã hội của nhà báo xét cho cùng là thực hiện theo đúng nguyên tắc tác nghiệp và quy định pháp luật, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp, vì một xã hội phồn vinh và phát triển.

Sự phát triển của công nghệ, kéo theo sự bùng nỗ của mạng xã hội là một thực tế, một tiến bộ xã hội cần được tiếp tục cô vũ hoan nghênh và quản lý tốt Báo chí cần coi đó là một thách thức, đồng thời là một cơ hội, vừa đặt

79 ra nhu cầu bức thiết, vừa tạo ra những tiền đề kỹ thuật và xã hội dé có thé đổi mới mình một cách cơ bản và mạnh mẽ hơn.

Giải pháp chuyển đổi số trong thời kỳ 4.0

Theo Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam Lê Quang Minh, phát biểu tại Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2021 “Chuyển đổi số là sự phát triển tất yếu của các cơ quan bdo chí Trong bồi cảnh báo chí bị tác động mạnh mẽ của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, việc sản xuất chương trình như thé nào mới chỉ là điều kiện can Xây dựng hệ thống phân phối dé tiếp cận nhanh nhất tới tệp khán giả của minh mới là điều kiện du Đây cũng là van dé cốt tử của nhiễu tờ báo hiện nay, rất vat va để nâng cao chất lượng chương trình, bài viết, nhưng lại quên mat tam quan trọng của phân phối dé rơi vào cảnh "áo gam đi đêm""

Từ chia sẻ trên, tác giả luận văn khuyến nghị Báo Đại Biểu Nhân Dân và Truyền hình Quốc hội Việt Nam cần xây dựng kế hoạch và đi những bước đi vững chắc trong công tác chuyền đổi số Cần xây dựng các trang của riêng mình trên các nền tảng MXH Đặc biệt cần xây dựng nội dung dành riêng cho các nền tảng này, bat kịp thị hiếu của độc giả Chỉ băng các phiên bản trên

MXH, với các tính năng tương tác tuyệt vời của nó, báo chí thực sự là diễn đàn của nhân dân.

Qua đó, những người làm báo có thé dé dang nắm bắt, thậm chí đo lường được các xu hướng trong dư luận và tâm trạng xã hội, từ đó điều chỉnh hợp lý nội dung và cách thức truyền thông của mình Các nhà báo cũng phải biết khai thác các thông tin trên mạng xã hội, coi đó là những nguồn tin ban đầu, sau đó, bằng nghiệp vụ báo chí của mình xác minh, điều tra (kế cả xác minh điều tra ngay trên mạng xã hội), xử lý để biến thành những sản phẩm báo chí truyền thống.

Sự phát triển nhanh chóng của truyền thông xã hội, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nỗ mạnh mẽ và tính đa dạng, đa chiều của thông tin đã làm cho cử tri, nhân dân trở nên khó khăn hơn trong việc lựa chọn tiếp cận những thông tin phù hợp Điều này đòi hỏi cơ quan báo chí, nhà báo phải không ngừng sáng tạo, đôi mới dé bảo đảm thông tin về hoạt động của HĐND, Quốc

S0 hội trở nên chuyên sâu, hấp dẫn, dễ tiếp cận hơn Với Quốc hội, HĐND báo chí đóng vai trò không thê thiếu Báo chí là cầu nối giữa Quốc hội với nhân dân.

Qua kênh báo chí, các đại biểu Quốc hội lắng nghe được ý kiến, nguyện vọng của cử tri, từ đó phát hiện các van đề còn tồn tại trong đời sống nhân dân Theo chiều ngược lại, báo chí Quốc hội cũng là kênh thông tin chuyên biệt và uy tín để cử tri tin tưởng, qua đó truyền tải các hoạt động của Quốc hội, HĐND tới công chúng.

Vì vậy, nhằm nâng cao chất lượng nội dung, đảm bảo thông tin về hoạt động của HĐND, Quốc hội được tiếp cận độc giả có tính chuyên sâu và hấp dẫn; các cơ quan báo chí đòi hỏi cần luôn đổi mới, sáng tạo không ngừng.

Báo chí với chức năng là cơ quan ngôn luận, đưa tiếng nói của Quốc hội đến gần hơn với nhân dân và giúp đại biểu Quốc hội lắng nghe những ý kiến, quan điểm, nguyện vọng từ người dân Từ đó, Báo chí qua thực tiễn hoạt động đã thông tin trung thực về tình hình đất nước, góp phan ổn định chính tri và đóng vai trò không thê thiếu trong việc truyền tải hoạt động từ Quốc hội đến với cử tri.

Trong công tác tuyên truyền về HĐND, Quốc hội và bầu cử, điều quan trọng nhất là báo chí phải tuyên truyền về quyền tự ứng cử, quyền bau cử, bởi nhiều người dân chưa hiểu được đó là quyền và nghĩa vụ công dân theo Hiến pháp Vai trò của báo chí là giúp người dân hiểu về hệ thống cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương là hội đồng nhân dân các cấp.

Xu hướng của công chúng hay nhìn vào những cá nhân nổi bật, nỗi tiếng dé đánh giá, so sánh và bình luận, vì vậy cần xây dựng hình ảnh chuan mực của các Đại biểu Quốc hội, HĐND trên truyền thông Cần nhiều hơn những sản phẩm báo chí viết về chân dung các Đại biểu Thông qua những hình ảnh gần gũi, những phát biểu vì dân, vì nước, báo chí giúp cử tri biết các ĐBND này họ là ai, họ có xứng đáng là người đại diện cho cử tri hay không, nhiệm kỳ vừa rồi có điều gì đại biểu làm được và chưa làm được.

Thực tế là báo chí còn chưa làm được điều này Phóng viên cần đưa tin một cách dễ hiểu hơn để người dân năm được vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị, làm rõ bản chất của HĐND, cơ quan này ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước như thế nào Cần mở rộng các kênh truyền thông về hình ảnh của HĐND cũng như Quốc hội trên các nền tảng công nghệ số và trên mạng xã hội.

HĐND của các địa phương cần lập trang riêng trên mạng xã hội để giao tiếp và lắng nghe ý kiến người dân một cách thuận tiện Tạo điều kiện dé mọi người dân đều có thể chủ động phản ánh thông tin đến đại biểu HĐND, đại

81 biểu Quốc hội bên cạnh việc thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri định kỳ Các đại biểu cũng cần xuất hiện trên các MXH, hình thức này có thể giúp các đại biểu sống cùng dân, hiểu cùng dân, kéo gần khoảng cách với nhân dân Qua kênh này, đại biểu có thé giao tiếp, tương tác, trao đồi thông tin hai chiều tới cử tri tại địa phương và trên cả nước.

Báo chí cần có chiến lược xây dựng hình anh và thương hiệu của cơ quan Quốc hội, HĐND thông qua cá nhân các đại biểu Đại biểu cần trang bị các kỹ năng phát ngôn, phát biểu trước truyền thông, bởi mỗi hình ảnh mỗi phát ngôn của đại biéu đều có thé ảnh hưởng đến mục tiêu chung của Quốc hội.

Báo chí Quốc hội có vai trò hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền về bầu cử Tại Việt Nam hiện nay báo chí tự do, trung thực và đưa rất nhiều tin tức xoay quanh các sự kiện lớn của đất nước Thông tin về bầu cử rất quan trọng thời điểm này Đối với việc đưa thông tin bầu cử tại Việt Nam ra trường quốc tế, các kênh chuyên biệt về báo chí Quốc hội (THQH, Báo ĐBND) đã tích cực đưa tin, phản ánh đa chiều, giúp cho người nước ngoài hiểu hơn về cơ cấu tô chức bộ máy chính trị của Việt Nam, tình hình phát triển của đất nước.

Theo ông Saud F.M AI Suwelim, Dai sứ Saudi Arabia, cho hay:

KET LUẬN

Ở các cấp chính quyền địa phương, HĐND (cơ quan lập pháp), đóng vai trò đưa ra các quyết định tác động trực tiếp vào bộ máy lãnh đạo, song song với đó là những quyết định có quan hệ mật thiết tới sự phát triển lâu dài của tỉnh, thành phố đó trong ít nhất một nhiệm ky 5 năm HĐND thực hiện quyền giám sát đối với toàn bộ hoạt động của UBND (cơ quan hành pháp) Sự phát triển của HĐND không thê thiếu đóng góp từ báo chí Báo chí chính là cầu nối giữa HĐND các cấp tới cử tri, sợi dây kết nối này cực kỳ quan trọng khi giữ cho mối quan hệ giữa cử tri và HĐND luôn ở thé cân bằng.

Việc nâng cao chất lượng thông tin trong công tác tuyên truyền hoạt động của HĐND trên báo chí Quốc hội là sự phát triển mang tính bắt buộc.

Thông tin hai chiều giữa cử tri và HĐND là điều mà báo chí hướng tới, nhằm giúp HĐND gần dân hơn Từng quyết định của HĐND sẽ có tác động mang tính sống còn đối với bộ phận này chính vì vậy hai đối tượng này càng hiểu nhau thì sự bình 6n xã hội sẽ được duy trì.

Mối quan hệ tương quan giữa báo chí và HĐND có thé hiểu như sau:

HĐND hoạt động hiệu quả, báo chí có thông tin tích cực, củng cố niềm tin của nhân dân vào tầng lớp lãnh đạo Báo chí muốn truyền thông tốt cho một HĐND của địa phương nảo đó thì tỉnh, thành phố đó phải có thành tựu nhất định, làm đúng và làm trúng vấn đề, đem lại lợi ích cho cử tri, địa phương phát triển vững mạnh Báo chí còn phản ánh những hiện thực còn tồn động trong đời sống xã hội của địa phương, thé hiện vai trò khách quan, giữ vững hình ảnh phản ánh hiện thực cuộc song Từ phan anh của bao chí, HĐND nhìn nhận và tiếp thu, đưa ra các giải pháp khắc phục, qua đó nâng cao vị trí là cơ quan lãnh đạo cao nhất của một địa phương.

Không có cơ quan báo chí nào chuyên biệt và chuyên nghiệp hơn Báo ĐBND và THQHVN về công tác tuyên truyền hoạt động của HĐND ở nước ta, bởi đây là hai kênh thông tấn đầu ngành về báo chí Quốc hội, nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Văn phòng Quốc hội, tôn chỉ, mục đích của hai tờ báo là bám sát với hoạt động của QH ở cấp trung ương và hoạt động của HĐND ở cấp địa phương Điều đó khăng định việc lựa chọn khảo sát hai cơ quan báo chí này sẽ mở ra cho người nghiên cứu cái nhìn chuyên sâu, mang nặng tính chuyên môn về hoạt động tuyên truyền chính sách cho HĐND - cơ quan lập pháp cấp địa phương.

Qua khảo sát thông tin về hoạt động của HĐND trên hai cơ quan ngôn luận của Quốc hội là báo Đại biểu Nhân dân và Truyền hình Quốc hội Việt Nam, luận văn đã giải quyết cơ bản những nhiệm vụ đã đề ra, cụ thể:

Thứ nhát, luận văn tập trung làm rõ các khái nệm liên quan đến đề tài: hệ thống hóa day đủ cơ sở lý thuyết về thông tin báo chí, quan điểm, đường lỗi, chính sách của Đảng và Nhà nước; vai trò của báo chí đối với hoạt động của HĐND, Quốc hội Trong đó, đặc biệt tác giả đưa ra khái nệm Báo chí Quốc hội nêu lên sự hình thành và phát triển của loại hình báo chí chuyên biệt này gắn liền với quá trình vận hành của Quốc hội Việt Nam Hai cơ quan báo chí Quốc hội điển hình là Báo Đại biểu Nhân dân, và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Thứ hai, giới thiệu về hai cơ quan báo chí của Quốc hội, khảo sát công tác truyền thông về hoạt động của HĐND trên báo chí Quốc hội tại 02 chuyên mục “HĐND” (báo DBND) va “QUOC HỘI - HĐND” (THQH) Trên cơ sở đó, việc khảo sát, phân tích, đánh giá công tác thông tin về hoạt động của

HĐND cũng được thực hiện 2 nội dung này Luận văn đã tiễn hành khảo sát, phân tích, đánh giá cụ thể thông tin về hoạt động đối ngoại của Quốc hội trên báo Đại biểu Nhân dân và THQH từ 1/1/2021 — 31/12/2021.

Từ khảo sát thực tế, luận văn đã nêu bật những thành công và chỉ ra những hạn chế trong thông tin về hoạt động của HĐND trên báo Cụ thể, hai kênh báo Đại biểu và truyền hình Quốc hội đã thông tin kịp thời, đầy đủ các hoạt động bầu cử, giám sát, kỳ họp dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phan ánh đúng nguyên tắc vận hành của HĐND, góp phan định hướng dư luận hiểu, tôn trọng và ủng hộ các hoạt động của HĐND Qua đó khang dinh vai trò quan trong của HĐND va Quốc hội trong xây dựng, định hướng chính sách và giám sát việc thực hiện chính sách này trong thực tế.

Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra những hạn chế cần khắc phục của hai cơ quan báo chí nhằm hướng tới những giải pháp cụ thể cho sự phát triển lâu dài.

Thứ 3, trên cơ sở thực tế được chỉ ra trong luận văn, tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến nghị đối với ĐBND và THQHVN Bên cạnh đầu tư cho nội dung, với thị hiếu của độc giả hiện nay cách thức thể hiện thông tin làm sao cho hap dẫn, sinh động là van dé luôn đặt ra đối với phóng viên, biên tập viên và các cơ quan báo chí Qua khảo sát cho thấy, phần lớn các sản phẩm báo chí phản ánh về hoạt động HĐND thường được bố cục từ việc tường thuật, miêu tả lại sự việc nhằm cung cấp thông tin sau đó mới đưa ra những kết luận, đánh

S6 giá, nhưng chủ yếu vẫn là thông tin mang tính sự kiện - tường thuật Các sản phẩm ít tính bình luận, phân tích, đánh giá Như vậy, thông tin được cung cấp đến người tiếp nhận chủ yếu rập khuôn theo lối làm báo truyền thống, “cầu toàn”, nên nhiều sản phẩm mang sự cứng nhắc, nhàm chán, thiếu tính hap dẫn, thu hút bạn đọc.

Cần thực hiện song song giữa nâng cao chất lượng nội dung và đa dạng hóa hình thức thể hiện Quan tâm, đổi mới phương thức phối hợp thông tin tuyên truyền về hoạt động của HĐND các cấp; mở các chuyên trang, chuyên mục phản ánh, phân tích sâu kết quả công tác, tâm tư, nguyện vọng của cử tri Thực hiện tăng hàm lượng thông tin, đôi mới, đa dạng hóa các thức truyền tải thông tin và chú trọng tới hình thức thể hiện một sản phẩm báo chí cũng rất quan trọng Các cơ quan báo chí cần chủ động cả về phương pháp phát triển và xây dựng, củng cô đội ngũ nhân sự Tuy nhiên không chỉ có cơ quan báo chí, mà cần sự chung tay góp sức từ nhiều phía.

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w