1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông về Khoa học Công nghệ trên Đài Truyền hình Việt Nam (Khảo sát chương trình Công nghệ - Đời sống trên VTV1 và Bảy ngày công nghệ trên VTV2 năm 2014)

144 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN THỊ QUYEN

VTV1 VA BAY NGAY CONG NGHE TREN VTV2 NAM 2014)

LUẬN VAN THAC SĨ

CHUYEN NGANH: BAO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN THỊ QUYEN

LUAN VAN THAC SI

CHUYEN NGANH: BAO CHi HOC

MA SO: 60320101

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền

Hà Nội — 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Khoa Báo chí và Truyền thông

trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đến nay tôi đã hoàn thành luận

văn thạc sỹ Báo chí học với đề tài “Truyền thông về khoa học công nghệ trênĐài Truyền hình Việt Nam (Khảo sát chương trình Công nghệ - Đời sống trên

VTV1, và Bảy ngày Công nghệ trên VTV2)”.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS TS Nguyễn Thị ThanhHuyền, giảng viên hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Đặng Thị Thu Hương, các thầy, cô

giảng viên trong khoa Báo chí và Truyền thông và các thầy, cô giảng dạy các

bộ môn đã cung cấp cho tôi nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết ở bậc đào

tạo sau đại học.

Luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tôi rất mongnhận được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô giáo, của các anh chị và các

bạn đồng môn.

Trân trọng cảm on!

Học viên

Trần Thị Quyên

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoàn đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; Toản bộcác số liệu nêu trong luận văn là trung thực, các trích dẫn đều được dẫn nguồn

day đủ Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong

bất cứ công trình nào khác

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Trần Thị Quyên

Trang 5

MỤC LỤC

9617.1005 |

1 Tính cấp thiết của để tài ¿5s Ss 2E St EE1211212111211211212 11111 xe 1

2 Lich sử nghiên cứu vấn đề - ¿52+ s+E2EEEEEEEEEE1211211211211 1121 re 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - ¿2 s+S++E+E£EE£EE+EE2EErEerkerxerkee 94 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của để tài các nntretrereeeei 105 Phương pháp nghiÊn CỨU -. G233 1321182113 13511 EEEEEkrrreree 116 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tai eececeecccessessessessesseesessesseeseeseeses 127 Kết cau của luận văn -¿- - St EkSEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEETkrkrrkrkskee 13

CHƯƠNG 1: CO SO LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE TRUYENTHONG KHOA HỌC VA CÔNG NGHE w0 ccceccesscescssscesseessessessesseesseens 15

1.1 Khái niệm cơ bản về truyền thông khoa hoc và công nghệ 15

1.1.1 Khải niệm về khoa hoc và CÔNG HĐHỆ, SG ST Snheeirtrrerrerrere 151.1.2 Khái niệm truyền thông và truyén thông về khoa hoc và công nghệ 181.2 Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về Phát triển khoa

học và công nghệ và vai trò của báo chí và truyền thông hiện nay 21

1.2.1 Chu trương, chính sách cua Dang và Nhà HHỚC 55555 21

1.2.2 Vai trò của báo chi và truyén thông trong hoạt động khoa hoc và công

/14/221PnẼ058e a 29

1.3 Thế mạnh và hạn chế truyền hình trong việc truyền thông về khoa

học và công nghỆ c1 111 ng TH TH HH ngư 381.3.1 Thể mạnh của truyễn hình về truyền thông khoa học và công nghệ 381.3.2 Hạn chế của truyền hình về truyền thông khoa học và công nghệ - 40Tiểu kết chương 1 2-2 %5 SE2E£+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE.E1EEcEErkee 42

CHƯƠNG 2: THUC TRANG CÁC CHUONG TRÌNH VE KHOA HỌCVÀ CÔNG NGHỆ TREN DAI TRUYÈN HÌNH VIET NAM 432.1 Quy trình tổ chức sản xuất và phát sóng các chương trình Công nghệvà Đời sống (VTV1) và chương trình Bảy ngày Công nghệ (VTV2) 43

Trang 6

2.1.1 Xác định dé tài và phân công thực hiện 5: scce+cccescsscsscee 43

2.1.2 Lập dé cương và kế hoạch sản xuất tiễn kỳ -s=s+cesccee: 45

2.1.3 Thực hiện các khâu hậu kỳ, hoàn thành sản phẩm "— 462.1.4 Nghiệm thu và Plat SÓH cv kEkESkikkrkeskkereerre 472.2 Nội dung các chương trình Công nghệ và Đời sống (VTVI) vàchương trình Bảy ngày Công nghệ (VÏTTV2) .- SĂ Series 472.2.1 Kết cấu chương trÌHh - 5-55 5e+SE+E‡EEEEEEEEEEEEEEE 21121121111 11t 48

2.2.2 Nội dung các chương trình về khoa học và công nghệ . - 542.3 Hình thức thé hiện của các chương trình Công nghệ - Đời sống

(VTV1), và chương trình Bảy ngày Công nghệ (VTYV2) 65

2.3.1 Tin truyễn hÌnhh - «St Sk‡kSEEEEEEEEEEEETEEEEE111111111.1111111 111k 672.3.2 Thể loại phóng sự truyén Ninh 5 5cScScccEeEEEEEEererkerkerrees 72

2.3.3 Thể loại phỏng vấn, tọa đàm truyền hình -2- 2-55 5s+cxeccee: 762.4 Các ý kiến đánh giá về các chương trình khoa học và công nghệ 822.4.1 Ý kiến của khán giả 555cc E112 1c 842.4.2 Ý kiến của người tổ chức sản xuất và phóng viên phụ trách các chương

trình khoa học và công nghệ trên Dai Tỉ tuyên hình Việt Nam 852.4.3 Ý kiến của chuyên gia về khoa học và công nghệ - 88Tiểu kết chương 20 0 cecccccccccesccscssessessessessessscsscsscsscssessessessecsscsecssessesseeseeaes 90CHƯƠNG 3: DANH GIÁ CHUNG VE HOẠT ĐỘNG TRUYENTHONG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TREN DAI TRUYEN HÌNHVIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP - 22-522 EE2EE£EEESEEEEEEEECEEkrrkerrrrred 91

3.1 Ưu, nhược điểm của hoạt động truyền thông về khoa hoc va côngnghệ trên Đài truyền hình Việt Nam 2 2© 2+ z+SE+£xtzxcrxerxeee 91

3.1.1 Ưu điểm của hoạt động truyén thông về khoa hoc và công nghệ trên

Đài Truyền hình Việt Ndim -52- 55-55252252 ‡EESEE£EEEEESEEEEEEEEEEErrkerkerkees 913.1.2 Nhược điểm cua hoạt động truyén thong vé khoa hoc va cong nghé trénĐài Truyén hình Việt NAM wececceccesscessessesseessessessessessesssssessessessessessessesesseeseesees 92

Trang 7

3.2 Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế của các chương

trình truyền thông về khoa học và công nghệ trên đài truyền hình

\'/ 1 0 da 1i II 98

3.3 Gidd PAP oo ẽầầảiảää4 983.3.1 Về cơ chế chính SGCH vesscescessesssssvsssessessessessesssssessessessessecsesssssssseeseeseesess 993.3.2 VỀ QUAN Wcecceccsscsscessessessessesssssssssessessecsssessussssssessessecsessessesssssussseeseeseess 100

3.3.3 Về đào tạo và nhân Wie Creescecsesssessvessesssessesssessesssessusssessssssesssessessseesesssees 101

Trang 8

DANH MUC CHU VIET TAT

Trang 9

DANH MỤC BANG - BIEU DO - HÌNH ANH

Danh mục bảng

Bang 2.1: Kết cau của hai chương trình Bảy ngày công nghệ và Công nghệ và28.01.2777 “41 48Bảng 2.2 Ví dụ minh họa hai chương trình Bảy ngày công nghệ và Côngnghệ và Đời sống - + + ©s-©sSx 2E 2E2112112217171111211211211211 111111 xe 50Bảng 2.3 Ví dụ tin truyền hình trong chương trình Bảy ngày công nghệ 67Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 2.1 Nội dung các tác phẩm về khoa học và công nghệ trên chương

trình Công nghệ và Đời sống V'TV l 2- 2 5s+2E+EE+2E2E2EE2EE2EEEEEerkerreee 55

Biểu đồ 2.2: Nội dung các tác phẩm về khoa hoc và công nghệ trên chương

trình Bảy ngày công nghệ VTV2 - c1 vn ngư 55

Biểu đồ 2.3 Thể loại báo chí về khoa học va công nghệ trên chương trình

Công nghệ và Đời sống V'TV l -2- 22 ©5¿+S<+EEEEEEEEEEEEEEEE121122121 212cc 66Biểu đồ 2.4 Thé loại báo chi về khoa hoc và công nghệ trên chương trình Bayngay CONG NGHE 102210117 66Biểu đồ 2.5 Số liệu tần suất xem chương trình khoa hoc và công nghệ theokhảo sát từ phiếu điều tra xã hội học online -¿-s- s s+s+seze+xzxezezxz 82

Biểu đồ 2.6 Số liệu khảo sát nội dung được công chúng quan tâm khi xem

các chương trình khoa hoc và công nghỆ 5 +25 *++ks+veesseeseess 83

Danh mục hình ảnh

Hình ảnh 2.1 Minh họa thiết bị lọc bụi trong chương trình Bảy ngày côngnghệ 8/9/20 Ì4 - s1 nh TT TT TH Hà Hà Hà Hà Hà HH ke 59Hình ảnh 2.2 Minh họa chương trình Công nghệ và Đời sống ngày28/122/2ÖÍ4 SG SH HH HH Hà Hà Hà HH Hà HH HH HH ke 60

Trang 10

Hình anh 2.3 Tin ngăn về Lễ trao giải Sao Khuê trên chuyên mục Bảy ngày côngHình ảnh 2.4 Phóng sự Cảnh báo tinh trạng lừa đảo qua facebook 74Hình ảnh 2.5 Phóng sự chân dung vợ chồng giáo sư Trần Thanh Vân, Lê Kim

Ngọc ở Làng trẻ em SOS Da LẠt - - -S 11+ n SH HH ng ng re 75

Hình ảnh 2.6 Biên tập viên Hà Bình thực hiện phỏng vẫn khách mời tại{TƯỜN QUAY 2G G11 TH HH gi 78

Trang 11

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, khoa học và công nghệ đang phát triển trong thời kỳ quá

trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, dân tộc Trênthế giới, tốc độ phát minh khoa học ngày càng gia tăng Khoảng cách từ phát

minh đến ứng dụng đang ngày càng được rút ngắn.

Đối với Việt Nam, day mạnh sự phát triển khoa học và công nghệ

không chỉ bắt nguồn từ đòi hỏi bức xúc của quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá mà còn bắt nguồn từ yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa Phát triển khoa học và công nghệ góp phan tăng nhanh năng

suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hướng đến xây dựng lộ trình

phát triển kinh tế tri thức và nền kinh tế xanh, bền vững đến năm 2020 Do

vậy, thời gian gần đây, các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học và công

nghệ được day mạnh, quản lý khoa học — công nghệ có đổi mới, thị trường

khoa học và công nghệ được hình thành, đầu tư cho khoa học và công nghệ

được nâng lên.

Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạođiều kiện thuận lợi dé phát triển khoa học và công nghệ như: Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI vềPhát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhậpquốc tế; Nghị quyết 46/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động thực

hiện Nghị quyết 20-NQ/TW; Luật khoa học và công nghệ (năm 2013) và

Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 — 2020 theo quyếtđịnh số 418 QD/TTG của Thủ tướng Chính phủ năm 2012 Các chủ trương,chính sách này đều nhắn mạnh vai trò của hoạt động truyền thông khoa học vàcông nghệ.

Trang 12

Dé hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Dang và Nha nước, ngànhkhoa học và công nghệ Việt Nam cũng có nhiều đột phá lớn trong nghiên cứu,phát minh, chuyên giao và ứng dụng khoa học và công nghệ Nếu như năm

2013 được đánh giá là một năm sôi động của ngành khoa học và công nghệthì năm 2014 là một năm đánh dấu những bước tiến lớn của ngành với nhiều

thành tựu nghiên cứu nổi bật như: Nghiên cứu thành công vac xin Rotavin —

MI phòng bệnh tiêu chảy; Ghép thành công tụy thận từ người cho chết não;

Làm chủ công nghệ trong công tác đóng tàu quân sự; Chế tạo và thương mại

hóa sản phẩm vi mach đầu tiên; Hạ thủy thành công giàn trung tam HRD sửdụng để khai thác dầu mỏ xuất khẩu cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia ViệtNam; Cùng với những thành quả mang tính đột phá của ngành khoa học vàcông nghệ, lực lượng báo chí và đội ngũ phóng viên, biên tập viên, nhà báo

khắp cả nước đã liên tục sát cánh cùng ngành khoa học và công nghệ, tích cực

tham gia truyền thông về khoa học và công nghệ Như vậy, để khoa học và

công nghệ đạt được các mục tiêu đề ra và ngày càng phát triển thì vai trò củahoạt động truyền thông về khoa học và công nghệ được ghi nhận và đánh giá

cao Truyền thông khoa học và công nghệ là một quá trình tác động qua lại

liên tục giữa hai hay nhiều đối tượng để cùng nhau chia sẻ các thông tin, kiếnthức, thái độ, kinh nghiệm và kỹ năng về khoa học và công nghệ, nhằm nângcao nhận thức và thay đổi hành vi của đối tượng được tác động Có thé nói,trong kỷ nguyên khoa học và công nghệ, truyền thông khoa học và công nghệ

góp phần tạo ra một xã hội đổi mới sáng tạo, một thế hệ nhà khoa học, doanh

nhân kiêu mới, tận tụy nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, gắn

với nhu cầu của đất nước, gan với hoàn cảnh, môi trường hội nhập hiệnnay.Quyét định số 418/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến

lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 — 2020, có 6 giải phápthì giải pháp thứ 6 chính là thông tin, truyền thông khoa học và công nghệ.Theo đó, can đây mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội vê vai trò của

2

Trang 13

khoa học và công nghệ Tăng cường hoạt động truyền thông và tuyên truyềnsâu rộng trong xã hội, đặc biệt là trong các doanh nghiệp về chủ trương, chínhsách, pháp luật về khoa học và công nghệ, về vai trò động lực then chốt củakhoa học và công nghệ đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Qua đây, có thể điểm qua những vai trò chính của báo chí, truyền thông trong

phát triển khoa học và công nghệ như sau:

Trước hết, báo chí, truyền thông luôn đi đầu trong tuyên truyền chủtrương, đường lối, chính sách về khoa học và công nghệ Có vai trò đặc biệt

quan trọng trong việc tác động vào việc vận động chính sách, tạo dư luận xãhội hướng tới hoàn thiện các cơ sở pháp lý, thể chế, chính sách cho phát triểnkhoa học vả công nghệ Điền hình là khoa học và công nghệ đã được thôngqua với tỉ lệ phiếu rất cao, các chủ trương, chính sách do Bộ khoa học và côngnghệ xin ý kiến của các Bộ, nganh, cũng nhận được sự đồng thuận cao.

Phản ánh thực trạng và phản biện xã hội trong lĩnh vực khoa học và

công nghệ: Báo chí truyền thông chính là cầu nối 4 nhà: Nhà nước — Nhakhoa học - Doanh nghiệp — Nhà nông, tham gia tích cực vào thúc đây ứng

dụng khoa học và công nghệ mới.

Bên cạnh đó, báo chí, truyền thông cũng thường xuyên nêu gươngcác điển hình tiên tiễn, mô hình, cách làm mới trong hoạt động khoa họcvà công nghệ, nhằm nhân rộng kết quả nghiên cứu, đưa những hiệu quả

thiết thực nhất vào đời sống.

Truyền thông về khoa học và công nghệ còn đóng vai trò làm diễn đànxã hội, đăng tải các luồng ý kiến khác nhau về vấn đề khoa học và công nghệcủa đất nước, các địa phương, các ngành Đặc biệt là đăng tải ý kiến củachuyên gia, nhà quản lý về một vấn đề khoa học và công nghệ đang tranh cãi,

ý kiến người dân được thụ hưởng hoặc chịu tác động hoạt động khoa học vàcông nghệ đó Đồng thời, tổng kết các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn để

Trang 14

điều chỉnh chủ trương, chính sách cho phù hợp, nhất là những lĩnh vực có ảnhhưởng rộng rãi đến đời sống nhân dân.

Thông tin về khoa học và công nghệ đang xuất hiện hàng ngày, hànggiờ trên các tờ báo, trang báo, các đài phát thanh, truyền hình Đặc biệt, trên

các đài truyền hình còn có nhiều chuyên đề, chuyên mục riêng về khoa học và

công nghệ như: Tuần công nghệ (VTC2), Xã hội thông tin (VTC1), Bảy ngàycông nghệ (VTV2) và Công nghệ - Đời sống (VTVI) Có thể nói, truyền

hình van đã và đang là kênh truyền thông hap dẫn và phô biến ở Việt Nam.

Song thực trạng chung của truyền thông về khoa học và công nghệ ởViệt Nam hiện nay như thế nào? Hiện nay, công tác truyền thông trêntruyền hình đang được thực hiện ra sao? Hoạt động này mang lại nhữnghiệu quả thực tế như thế nào phục vụ cho chiến lược phát triển khoa hocvà công nghệcủa Chính phủ? Đây là câu hỏi đang được đặt ra cho các nhà

quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và những người làm truyền thông về

khoa học công nghệ.

Qua nghiên cứu, thì hiện mới chỉ có một vải hội thảo và một vài công

trình lẻ tẻ bàn về truyền thông khoa học và công nghệ nói chung và truyền

thông về khoa học và công nghệ trên truyền hình nói riêng Đặc biệt là vớiĐài Truyền hình Việt Nam - một trong những cơ quan báo chí đi đầu trongtruyền thông khoa học và công nghệ, trong đó, hai chương trình điển hình là:

Công nghệ và Đời sống — chương trình khoa hoc và công nghệ ra đời từ nửa

đầu những năm 2000, một trong các chương trình truyền thông về khoa họcvà công nghệ sớm nhất và chương trình Bảy ngày Công nghệ - là chương

trình được coi là đại diện tiêu biểu cho lĩnh vực truyền thông về khoa học vàcông nghệ trên Đài Truyền hình Việt Nam, thì thực sự chưa có công trìnhkhoa học nào nghiên cứu cụ thê về vấn đề này.

Đây chính là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài "Truyền thông về khoa

học công nghệ trên Đài Truyền hình Việt Nam" (Khảo sát chương trình

4

Trang 15

Công nghệ - Đời sống trên VTVI, và Bảy ngày Công nghệ trên VTV2năm 2014) dé nghiên cứu.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu trên thế giới

Khoa học và công nghệ có mặt ở tất cả các khía cạnh của đời sông kinhtế - xã hội Khoa học và công nghệ tạo nên sự sáng tạo, sự đôi mới, thậm chitạo nên một sự thay đồi lớn đến không ngờ Hiểu rõ khoa học và công nghệ sẽlàm cho chất lượng cuộc sông (vật chất và tinh thần) được nâng cao, sức khỏe

tốt hơn, tuổi thọ con người được nâng lên rất nhiều Ham mê tìm tòi, nghiên

cứu, sáng tạo đã trở thành nét văn hóa của mỗi người dân, đặc biệt là giới trẻ.

Do vậy, hoạt động truyền thông khoa học và công nghệ đã được triển khai hếtsức sâu rộng và mạnh mẽ Bên cạnh đó, chuyên gia nhiều nước đã có những

nghiên cứu khoa học rất sâu sắc về sự phát triển của khoa học và công nghệnhư: Cuốn “White Paper (Sách Trắng) của Cục Khoa học và Công NghệNhật Bản xuất bản từ năm 1958 về thực trạng phát triển khoa học và công

nghệ của Nhật Bản.

Song, trong luận văn này, tác giả chủ yêu đi sâu vàocông trình nghiên

cứu về van đề truyền thông về khoa học công nghệ Dién hình cho nghiên cứuvề chủ đề này là cuốn “Journalism, Science and Society: Science

Communication between News and Public Relations”của Martin W Bauer

va Massimiano Bucchi — hai giáo su tại trường Kinh tế London, xuất bản năm2007 Martin W Bauer và Massimiano Bucchi là các nhà khoa học chuyên

nghiên cứu về sự tương tác giữa khoa học và công nghệ với truyền thông vàthái độ của công chúng với khoa học và công nghệ Cuốn sách có 286 trang,

tập trung vào hai mục đích chính:

Thứ nhất, chỉ ra sự gia tăng của các bảo trợ cá nhân với các nghiên cứukhoa học làm thay đổi ban chất của quá trình truyền thông khoa học bang

cách dùng tư duy xúc tiến thương mại thay vì tư duy báo cáo khoa học.

Trang 16

Thứ hai, các tổ chức khoa học đang ngày càng áp dụng nhiều chiếnlược và chiến thuật truyền thông độc đáo dé quảng bá hình ảnh, uy tín và điềuhành sản phẩm.

Với các mục đích này, cuốn sách bao gồm bốn phan:

Chương 1: Các tác giả giới thiệu chung về những thay đôi của bối cảnhtruyền thông khoa học trong nửa sau thế kỷ XX.

Chương 2: Đánh giá của các chuyên gia về quá trình truyền thông khoahọc và đề nghị một số giải pháp dựa trên những lĩnh vực mà họ đang theo đuôi.

Chương 3: Phân tích các trường hợp nghiên cứu cụ thé dé đưa ra nhữngxu thé mới nỗi trong lĩnh vực truyền thông khoa học.

Chương 4: Khái quát chung của các chuyên gia trong lĩnh vực truyềnthông khoa học trên toàn cầu Các chuyên gia truyền thông khoa học đến từ

các nước Nhật, Hàn Quốc, Australia, Nam Phi, Mỹ cùng bình luận về nhữngtrường hợp nghiên cứu cụ thể và đặt ra câu hỏi: Liệu các vấn đề này nôi lêntrên toàn cầu hay chỉ thuộc cấp độ khu vực, địa phương? Và trong mỗi trườnghợp cụ thé thì vai trò của các nhà báo, cũng như vai trò của truyền thông sẽ

thé hiện như thé nào dé mang lại hiệu quả tốt nhất?

Như vậy, các tài liệu về truyền thông khoa học và công nghệ ở ngoàinước cũng tương đối đa dạng, nhưng vẫn chưa có một công trình cụ thể nàonghiên cứu về hiệu quả truyền thông khoa học và công nghệ trên truyền hình.

2.2 Lịch sử nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, trong 5 năm trở lại đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã

phối hợp chặt chẽ với các quan báo chí nhằm day mạnh hoạt động truyềnthông khoa học và công nghệ Đã có nhiều chương trình, chuyên trang khoahọc và công nghệ ra đời với sự hợp tác của Bộ với các cơ quan thông tấn, báo

chí như trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1, VTV2), Đài Tiếng nói Việt

Nam, Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân Dân Đồng thời các Bộ, ngành, Ủy

ban nhân dân các tỉnh và thành phố, Sở khoa học và công nghệ địa phương,6

Trang 17

trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức khoa học và công nghệ cũng đãxây dựng nhiều chuyên trang hoặc chuyên mục về khoa học và công nghệ.Các hoạt động truyền thông này không chỉ là cầu nối gắn kết 4 nhà: Nhà nước— nhà khoa học — doanh nghiệp và nhà nông, mà còn góp phan tạo những

chuyền biến lớn, thúc day khoa học và công nghệ phát triển.

Song về các công trình nghiên cứu thì hiện nay có rất ít các đề tài tiếpcận dưới góc độ báo chí về công tác truyền thông khoa học và công nghệ:

Đề tài “Tác động của khoa học và công nghệ hiện đại đến con người

Việt Nam hiện nay”, luận văn Thạc sỹ ngành Báo chí năm 2005 của tác giảLê Thị Thắm, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn kháiquát tình hình phát triénkhoa hoc và công nghệ ỏ Việt Nam Đồng thời phântích sự tác động của khoa học hiện đại đến con người Việt Nam Từ đó đưa racác dạng phác thảo xây dựng con người Việt Nam phù hợp với thời đại khoa

hoc và công nghệ, dap ứng yêu cầu công cuộc Công nghiệp hóa — Hiện đạihóa ở nước ta Tuy vậy, luận văn chưa đề cập đến vấn đề truyền thông vềkhoa học và công nghệ trên truyền hình.

Luận văn thạc sĩ “Thong tin Khoa học Công nghệ trên sóng VTV2 ĐàiTruyền hình Việt Nam” năm 2013 của tác giả Nguyễn Thu Quyên bảo vệ tạiHọc viện Báo chí và Tuyên truyền, đã cơ bản khái quát được những thông tinkhoa học và công nghệ trên truyền hình, song đề tài tập trung chính vàochương trình “Nhà sáng chế” - một chương trình được mua lại bản quyền của

nước ngoài, được phát sóng trên kênh VTV2 Chương trình này nhằm tôn

vinh những phát minh mới của con người Tuy nhiên, luận văn mới chỉ khảo

sát được trên một kênh và chủ yếu đi vào một chương trình, nên chưa phântích sâu được bức tranh toàn cảnh về các chương trình truyền hình khoa học

và công nghệ trên Đài Truyền hình Việt Nam.

Bên cạnh các công trình nghiên cứu trên, trong các hội thảo về khoahọc và công nghệ được tô chức cũng có một sô báo cáo khoa học của các

7

Trang 18

chuyên gia có đề cập đến truyền thông về khoa học và công nghệ Đặc biệt,

trong Hội nghị khoa học và công nghệ (2013) đã bàn khá toàn diện về các vẫndé xoay quanh truyền thông vékhoa học va công nghệ dưới nhiều góc độ như:

“Vai trò của công tác truyền thông với hoạt động khoa học và công nghệ và

một số định hướng truyền thông khoa học và công nghệ” của TSKH NghiêmVũ Khải (Thứ trưởng Bộ khoa học và công nghệ) đã nêu lên tầm quan trọngcủa khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của đất nước Tham luận“Vai trò của khoa học và công nghệ và thực trạng truyền thông về khoa học

và công nghệ hiện nay” do Nhà báo Trần Đức Chính (Nguyên TBT báo Nhàbáo và Công luận) đưa ra những đánh giá về tác phong chưa chuyên nghiệp

của phóng viên, biên tập viên khi truyền thông về khoa học va công nghệ trêncác phương tiện truyền thông đại chúng Bên cạnh đó, còn một số báo cáo đề

cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả truyền thông khoa học và công nghệ như:“Nâng cao chất lượng truyền thông phát triển khoa học và công nghệ” của

PGS.TS Dinh Thị Thúy Hằng (Học viện Báo Chí và Tuyên truyền); Báo cáo

về “Van dé đào tạo cho truyền thông khoa học và công nghệ — cần tạo bướcđột phá trong chiến lược” của PGS.TS.Nguyễn Văn Dững (Học viện Báo chí

và Tuyên Truyền); “Chương trình khoa học và công nghệ trên Đài Tiếng nóiViệt Nam: Thực trạng và kinh nghiệm xây dựng chương trình phát thanh về

đề tài khoa học” của Nhà báo Nguyễn Mỹ Hà (Đài Tiếng nói Việt Nam);“Một số hạn chế về thông tin khoa học và công nghệ trên báo chí: hiện trạng

và giải pháp” của TS Trần Bá Dung (Hội Nhà báo Việt Nam).

Ngoài ra, tham luận về “Vai trò của Quỹ vì sự phát triển của khoa học vàsáng tạo Hàn Quốc trong hoạt động truyền thông KH&CN” của TS Nguyễn

Thị Thanh Huyền (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại họcQuốc gia Hà Nội) đã nêu lên những kinh nghiệm truyền thông về khoa học vàcông nghệ của Hàn Quốc Là một trong những biéu tượng xuất sắc về khoa họcvà công nghệ trên thé giới, kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, truyền thông

Trang 19

khoa học là phải được tô chức mọi nơi, mọi lúc, tác động từ bên trong tô chứcxã hội nhỏ bé nhất là gia đình, đến cộng đồng và quốc gia

Qua đây có thê thấy, những bài tham luận này có vai trò rất quan trọng,giúp tác giả có thêm những kiến thức về truyền thông khoa học và công nghệtrong quá trình làm luận văn, đồng thời thấy rõ được thực trạng truyền thông vềkhoa học và công nghệ trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay Song

vẫn chưa có báo cáo nào thực sự đi sâu tìm hiểu về thực trạng và giải pháptruyền thông khoa học và công nghệ trên truyền hình từ góc nhìn báo chí học.

Do vậy, luận văn “Truyền thông về Khoa học và Công nghệ trên ĐàiTruyền hình Việt Nam” sẽ làm rõ hơn các vấn đề về vị thế của truyền thôngtrong các chính sách khoa học và công nghệ, thực trạng sản xuất chương trìnhtruyền hình về khoa học và công nghệ thông qua hai trường hop cụ thé làchương trình Công nghệ và Đời sống (VTVI) và Bảy ngày Công nghệ(VTV2) của Đài Truyền hình Việt Nam Đồng thời chỉ ra những ưu điểm và

hạn chế của các chương trình này, qua đó đề ra giải pháp nâng cao chất lượng

thông tin.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về quy trình tổ chức sản xuất, nội dung,hình thức, hiệu quả của hoạt động truyền thông về khoa học và công nghệ trên

Dai truyền hình Việt Nam qua khảo sát Chương trình Công nghệ Đời sống

(VTV1) và Bay ngày Công nghệ (VTV2) phát sóng năm 2014.

Trang 20

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài4.1 Mục dich nghiên cứu

Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát cụ thể một số chương trìnhtruyền hình khoa học và công nghệ, mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm:

Bồ sung thông tin khoa học về thực trạng hoạt động truyền thông về

khoa học và công nghệ trên báo chí nói chung và truyền hình nói riêng trong

thời gian gần đây.

Đưa ra giải pháp, kiến nghị với ban biên tập các chương trình, cơ quan

quản lý và nghiên cứu về khoa học và công nghệ, các chuyên gia, các nhàkhoa học để nâng cao chất lượng chương trình và hiệu quả thông tin về khoahọc và công nghệ.

Bên cạnh đó, luận văn cũng bổ sung tài liệu nghiên cứu và giảng dạycho ngành báo chí và truyền thông về các vấn đề liên quan.

4.2 Nhiệm vụ

Đề đạt được mục đích trên, đề tài sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

Nghiên cứu các văn bản về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảngvà Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ, cũng như vai trò, nhiệm vụ

của truyền thông khoa học và công nghệ.

Khảo sát thực trạng sản xuất, nội dung, hình thức phát sóng của 52chương trình Công nghệ - Đời sống (VTV1) và 135 chương trình Bảy ngàyCông nghệ (VTV2) ở Đài Truyền hình Việt Nam, để rút ra các kết luận và

chứng cứ khoa học nhằm đánh giá khách quan hiệu quả hoạt động truyền

thông khoa học và công nghệ thông qua các kênh VTV1, VTV2 của Dai

Truyền Hình Việt Nam.

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị với Ban biên tập chương trình, cơ

quan quản lý và nghiên cứu về khoa học và công nghệ, các chuyên gia, cácnhà khoa học dé nâng cao chất lượng chương trình và hiệu quả thông tin vềkhoa học và công nghệ ở Đài Truyền hình Việt Nam.

10

Trang 21

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chung: Dựa trên cơ sở nhận thức luận những

van đề về Lý luận về báo chí — truyền thông: Các van đề về truyền thông khoa

học và công nghệ và truyền thông trên truyền hình; Quan điểm chỉ đạo của

Đảng, các chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển khoa học và

công nghệ.

Phương pháp nghiên cứu cụ thé: Phương pháp nghiên cứu tai liệu thứcấp; Phương pháp phân tích nội dung các chương trình truyền hình mà luận

văn khảo sát; Phương pháp phỏng vấn sâu những người thực hiện chương

trình, chuyên gia quản lý khoa học và công nghệ ở Bộ, ngành; Phương phápđiều tra xã hội học phỏng vấn anket khán giả về hiệu quả xem các chươngtrình khoa học và công nghệ trên truyền hình Các phương pháp nghiên cứu sẽ

được trình bảy chỉ tiết như sau:

-Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Đề tài sưu tầm và hệ thonghóa các văn bản pháp quy liên quan tới hoạt động truyền thông về khoa học

và công nghệ như Quyết định 418/QĐ-TTg năm 2012 của Thủ tướng chínhphủ về Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020;

Luật khoa học và công nghệ năm 2013; Nghị quyết số 20-NQ/TW trong Hội

nghị BCH TWD khóa XI vé phat trién khoa hoc va cong nghé, phuc vu su

nghiệp công nghiệp hóa đất nước Ngoài ra còn nghiên cứu các công trình

nghiên cứu khoa học, sách, báo tư liệu, tài liệu, các luận văn, khóa luận ởtrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Báo chí tuyên

truyền có liên quan tới dé tài Truyền thông về khoa học và công nghệ trên Dai

Truyền hình Việt Nam.

- Phương pháp phân tích nội dung các chương trình truyền hình mà luận

văn khảo sat: Đề tài phân tích sâu quy trình sản xuất chương trình, cũng như nộidung, hình thức thê hiện của 52 chương trình Công nghệ - Đời sống (VTVI) và chương trình Bảy ngày Công nghệ (VTV2) Qua đó chỉ rõ ưu, nhược điểmcủa từng chương trình và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng chương trình.

11

Trang 22

- Phương pháp Phỏng vấn sâu những người thực hiện chương trình,chuyên gia quản lý khoa học và công nghệ ở Bộ, ngành: Người thực hiện đềtài tiến hành gặp gỡ và phỏng vấn sâu Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hìnhViệt Nam phụ trách về khoa học và công nghệ, cùng một lãnh đạo ban Khoa

giáo — VTV2 và hai lãnh đạo phòng sản xuất chương trình công nghệ VTVI,

VTV2 cùng hai phóng viên, biên tập viên phụ trách các chương trình Công

nghệ - Đời sống (VTVI) và chương trình Bảy ngày Công nghệ (VTV2) Bên

cạnh đó, cũng phỏng vấn hai chuyên gia và một nhà quản lý khoa học và công

nghệ ở Bộ Khoa học và Công nghệ về tầm quan trọng của truyền thông khoahọc và công nghệ trên truyền hình Đồng thời đưa ra đánh giá chung về cácchương trình truyền hình khoa học và công nghệ của Đài Truyền hình ViệtNam Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ thực hiện phỏng vấn sâu những người trực

tiếp tham gia sản xuất chương trình về những thuận lợi và khó khăn trong quátrình tuyên truyền, những đề xuất dé nâng cao chất lượng chương trình.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với khán giả về hiệu quả xemchương trình khoa hoc và công nghệ trên truyén hình: Tac giả sử dụng

phương pháp này để thăm dò ý kiến của các khán giả Mục đích sử dụngphương pháp này cũng dé có được kết quả định lượng, mang tính khách quanliên quan đến hiệu quả truyền thông của các chương trình phát sóng mà tác

giả khảo sát Cụ thể, tác giả lập bảng hỏi gồm 19 câu hỏi và 200 phiếu hỏi

online được phát cho các đối tượng liên quan Trong đó phát ra 85 phiếu cho

công chúng xem truyền hình, 60 phiếu cho các nhà khoa học và 55 phiếu chophóng viên phụ trách khoa học và công nghệ ở các báo, đải.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Các hoạt động khoa học và công nghệ đang diễn ra ngày càng sôi động,

song dé công chúng có thé thực sự hiểu và “ngâm” vào đời sống thực tiễn thì

cần phải có những chiến lược truyền thông quốc gia mạnh mẽ, xuyên suốt,làm kim chi nam định hướng Hiện nay, ngành khoa học va công nghệ đã hợptác với rât nhiêu cơ quan báo chí, đặc biệt là truyên hình đê tăng cường đê

12

Trang 23

tăng cường sức mạnh tuyên truyền khoa học và công nghệ đến toàn dân.

Muốn làm được như vậy, thì các chương trình truyền hình về khoa học và

công nghệ phải thực sự có chất lượng Kết quả nghiên cứu của đề tài hy vọng

sẽ có những đóng góp quan trọng cho:

+ Hoạt động thực tiễn của nhà báo trong tác nghiệp các vấn đề về

KH&CN, đặc biệt là những người trực tiếp sản xuất các chương trình Công

nghệ và Đời sống (VTVI), chương trình Bảy ngày Công nghé(VTV2), dé

nâng cao hiệu qua thông tin khoa học va công nghệ trên truyền hình, làm tốt

vai trò là cầu nối cung cầu giữa nghiên cứu khoa học và công nghệ với hoạt

động sản xuất, kinh doanh Từ đó, đưa kết quả nghiên cứu, chuyên giao khoa

học và công nghệ một cách hiệu quả nhất vào thực tiễn đời sống.

+ Các nhà quản lý về khoa học và công nghệ từ đây cũng sẽ có cái nhìn

toàn điện hơn đối với công tác truyền thông về khoa học và công nghệ, dé đưa

ra các chủ trương, chính sách phù hợp, nhằm thúc đây hoạt động tuyên truyền

các thông tin về khoa học và công nghệ trên phương tiện thông tin đại chúng

nói chung và truyền hình nói riêng.

+ Luận văn cũng sẽ giúp các nhà nghiên cứu và cán bộ giảng dạy báo

chí có thêm cơ sở thực tiễn trong hoạt động đào tạo nhà báo chuyên về khoa

học và công nghệ.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dungcủaluận văn gồm có 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về truyền thông khoa học và

công nghệ

1.1.Khái niệm cơ bản về truyền thông khoa học và công nghệ

1.2.Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển khoahọc và công nghệ và vai trò của báo chí và truyền thông hiện nay

1.3.Thế mạnh và hạn chế truyền hình trong việc truyền thông về khoa

học và công nghệ

13

Trang 24

Chương 2: Thực trạng các chương trình truyền hình về khoa họcvà công nghệ của Đài Truyền hình Việt Nam

2.1 Quy trình tổ chức sản xuất và phát sóng các chương trình Côngnghệ - Đời sống (VTV1) và chương trình Bảy ngày Công nghệ (VTV2)

2.2.Nội dung các chương trình Công nghệ - Đời sống (VTVI) và

chương trình Bảy ngày Công nghệ (VTV2)

2.3.Hình thức thể hiện của các chương trình Công nghệ - Đời sống

(VTV1), và chương trình Bảy ngày Công nghệ (VTV2)

2.4 Ý kiến khán giả về các chương trình truyền hình khoa học và công nghệ

Chương 3: Đánh giá chung về hoạt động truyền thông khoa học và

công nghệ trên đài truyền hình Việt Nam và giải pháp

3.1 Ưu nhược điểm của hoạt động truyền thông về khoa học và công

nghệ trên Đài truyền hình Việt Nam

3.2 Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế của các chương trìnhtruyền thông về khoa học và công nghệ trên đài truyền hình Việt Nam

3.3 Giải pháp

14

Trang 25

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN VE TRUYENTHONG KHOA HỌC VA CÔNG NGHỆ

1.1 Khái niệm cơ bản về truyền thông khoa hoc và công nghệ

1.1.1 Khái niệm về khoa học và công nghệ

Khái niệm về khoa học

Thuật ngữ “khoa học” xuất hiện từ rất sớm, nó phản ánh một hình thứcsáng tạo đặc biệt, một lĩnh vực hoạt động có vi tri hết sức quan trọng trong

đời sống xã hội của con người Từ lâu người ta đã đưa ra nhiều quan niệmkhác nhau về khoa học.

Trên thế giới, có một khái niệm về khoa học như sau: Khoa hoc 1a toànbộ hoạt động có hệ thống nhăm xây dựng và tô chức kiến thức dưới hình thức

những lời giải thích và tiên đoán có thê kiểm tra được về vũ trụ Thông qua

các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệubiểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập thôngtin, rồi sắp xếp các thông tin đó thành đữ liệu để phân tích nhăm giải thích

cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng Một trong những cách thức

đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điềukiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm Tri thức trong khoa học làtoàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích lũy được Định nghĩa vềkhoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa hoc là tri thức tích cực đã

được hệ thống hóa.

Ở Việt Nam, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về khoa học.

Theo giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học của Phó Giáo sư Tiếnsĩ Vũ Cao Đàm thì: Khoa học là một hệ thống tri thức, bao gồm: Tri thức

kinh nghiệm và tri thức khoa học.

! Khoa học và các khoa học: La science et les sciences Gilles-Gaston Granger; Phan Ngọc, Phan Thiéu dịch.

Nhà xuât bản Thê giới, 1995, 147tr

15

Trang 26

Theo Luật khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 thì khoa học là hệ thốngtri thức về bản chất, quy luật tỒn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tựnhiên, xã hội vả tư duy.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm khoa học theo cách tiếp cậncó chọn lọc của văn bản Luật khoa học và công nghệ.

Khái niệm về công nghệ

Theo Ủy ban kinh tế và xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) đưa ra: công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuậtdùng dé chế biến vật liệu và thông tin Công nghệ bao gồm kiến thức, kỹ

năng Thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa

Theo các tai liệu nghiên cứu của Phó Giáo sư Tiến sĩ Vũ Cao Dam thì

có 3 khái niệm về công nghệ:

Khai niệm 1: “Công nghệ là một trật tự nghiêm ngặt các thao tác cuaquá trình chế biên vật chất/thông tin

Khai niệm 2: “Công nghệ là một phương tiện (device) chế biến vậtchất/thông tin, gồm: Phan cứng và Phan mềm ”.

Khai niệm 3 (Mô hình Sharif): “Công nghệ là một cơ thể (hệ thong) tri

thức về quá trình chế bién vật chất hoặc thông tin về phương tiện và phương

pháp chế bién vật chất và/hoặc thông tin Công nghệ gom 4 yếu to: Kỹ thuật(Technoware); Thông tin (Inforware); Con người (Humanware); T6 chitc

Theo Luật khoa hoc và công nghệ số 29/2013/QH13 thi Công nghệ là

giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công

cụ, phương tiện dùng dé biến đổi nguồn lực thành sản pham.

16

Trang 27

Cũng như ở khái niệm khoa học, trong phần này tác giả cũng sử dụngkhái niệm công nghệ theo cách tiếp cận có chọn lọc của văn bản Luật khoa họcvà công nghệ Tức là: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹnăng, bí quyết, phương tiện dùng dé biến đổi các nguồn lực thành sản pham có

độ tin cậy Sản phẩm ở đây bao gồm các dạng: dây chuyền công nghệ (dâychuyền công nghệ là mục tiêu) và sản phẩm cụ thé được sản xuất từ dây chuyềncông nghệ (dây chuyền công nghệ đóng vai trò là phương tiện sản xuất).

Đặc điển công nghệ: Qua khái niệm về công nghệ ở trên ta thấy: Trước

đây cách hiểu truyền thống về công nghệ đồng nhất kỹ thuật với thiết bịkhông lưu ý với thực tế vận hành, tay nghề của công nhân, năng lực tổ chức

quản lý hoạt động sản xuất, do vậy hiện nay thuật ngữ công nghệ thườngđược dùng thay cho thuật ngữ kỹ thuật Với nội dung như vậy, công nghệđặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi nó đang thực

sự trở thành nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị

trường trong nước cũng như quốc tế.

Khác với khoa học, các giải pháp kĩ thuật của công nghệ đóng góp trực

tiếp vào sản xuất và đời sống nên nó được sự bảo hộ của nhà nước dưới hình

thức sở hữu công nghiệp? và do đó nó là thứ hàng dé mua bán Nghị định số63/CP của Thủ tướng Chính phủ quy định 5 đối tượng được bảo hộ ở Việtnam đó là: Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghệ, nhãn hiệu hanghoá và tên gọi, xuất xứ hàng hoá.

Mới quan hệ giữa khoa học và công nghệ: Khoa học và công nghệ có nội

dung khác nhau nhưng chúng lại có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau Mối liên hệ

chặt chẽ này thể hiện ở chỗ khi còn ở trình độ thấp, khoa học tác động tới kĩ thuậtvà sản xuất còn rất yêu, nhưng đã phát trién đến trình độ cao như ngày nay thì nó

tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới sản xuất Khoa học và công nghệ, là kết quả sựvận dụng những hiểu biết, tri thức khoa học của con người dé sáng tạo cải tiễncác công cụ, phương tiệ phục vụ cho sản xuât và các hoạt động khác.

17

Trang 28

Ngày nay, không thê tách rời công nghệ khỏi khoa học cũng như khôngthé nói đến khái niệm khoa học mà lại không bao hàm trong nó khái niệm

công nghệ Song điều đó hoàn toàn không có nghĩa là bất cứ nền khoa học

tiên tiến sẽ có một trình độ công nghệ tiên tiễn xét trong phạm vi từng khu

vực, từng quốc gia, từng ngành cụ thé.

Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ được phát triển qua các giai

đoạn khác nhau của lịch sử.

Vào thế ki XVII - XVIII khoa học công nghệ tiến hoá theo những con

đường riêng có những mặt công nghệ đi trước khoa học Vào thế kỉ XIX khoahọc công nghệ bat dau có sự tiếp cận, mỗi khó khăn của công nghệ gợi ý cho

sự nghiên cứu của khoa học và ngược lại những phát minh khoa học tạo điềukiện cho các nghiên cứu, ứng dụng Sang thé ki 20 khoa học chuyển sang vị

trí chủ đạo dẫn dắt sự nhảy vọt về công nghệ Ngược lại sự đôi mới công nghệtạo điều kiện cho nghiên cứu khoa học tiếp tục phát triển.

1.1.2 Khái niệm truyền thông và truyền thông vê khoa học và

công nghệ

Khái niệm truyén thông: Truyền thông bao hàm ý nghĩa hết sức rộng

lớn Hiện nay trên thế giới, tùy theo góc độ tìm hiểu và nghiên cứu, đã có rấtnhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông Song khái niệm chung nhất, phôbiến nhất về truyền thông là:

“Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin,tình cảm, kĩ năng, nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau dé dẫn tới sự thay đôi tronghành vi và nhận thức”

Ở định nghĩa này cần lưu ý:

+ Truyền thông là một quá trình tức là không phải việc làm tức thời hayxảy ra trong một khuôn khổ thời gian hẹp, mà là một việc diễn ra trong thời

gian lớn Quá trình này mang tính liên tục, vì nó không thể kết thúc ngay sau

? Dương Xuân Sơn (chủ biên): Cơ sở lý luận báo chí và truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia HN, 2011

18

Trang 29

khi ta chuyền tải nội dung cần thiết mà còn tiếp dién sau day Day là quá trìnhtrao đổi, chia sẻ, nghĩa là ít nhất fai có hai thực thé và không phải là một bên

cho một bên nhận mà cả hai bên đều cho và nhận

+ Truyền thông phải dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này cựckỳquan trọng đối với mục đích và hiệu quả của truyền thông Và cuối cùng,

truyền thông phải đem lại sự thay đôi trong nhận thức và hành vi, nếu không

mỗi việc làm sẽ trở nên vô nghĩa.

Khái niệm truyền thông về khoa học và công nghệ: Truyền thông khoa

học và công nghệ là quá trình trao đổi liên tục những thông tin về khoa học vàcông nghệ giữa chủ thê truyền thông khoa học và công nghệ với công chúng,nhằm nâng cao nhận thức xã hội về hoạt động khoa học và công nghệ, vai tròcủa khoa học và công nghệ đối với phát triển đất nước, là cầu nối cung - cầu

giữa hoạt động khoa học và công nghệ với sản xuất và đời sống Từ đó, gópphần tạo ra một xã hội đổi mới sáng tạo, một thế hệ nhà khoa học, doanh nhânkiểu mới tận tụy nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ gắn với nhucầu của đất nước, gan với hoan cảnh, môi trường hội nhập hiện nay; một xã

hội văn minh biết tư duy khoa học trong các hoạt động.

Như vậy, khái niệm về truyền thông về khoa học và công nghệ baogồm: Chu thé truyền thông, nội dung truyền thông và phương pháp truyềnthông và công chúng của truyền thông về khoa học và công nghệ, trong đó:

Chủ thể truyền thông: Chính là nơi nguồn thông tin về khoa học vàcông nghệ được phát ra Nguồn thông tin này thường được cung cấp từ các cá

nhân hoặc tô chức quản lý, nghiên cứu và thực hiện các hoạt động về khoa

học và công nghệ.

Cụ thê, trước kia, khi chương trình về khoa học và công nghệ mới ra đời, thì

chủ thé chính là Bộ Khoa học và Công nghệ - là cơ quan đại diện cho toan bộhoạt động quản lý, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ Tuy nhiên,hiện nay, với nhiêu chính sách mới, cơ chê mới và nhiêu giải thưởng khuyên

19

Trang 30

khích, ưu tiên cho phát triển khoa học và công nghệ do chính phủ ban hànhthì các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, sáng chế, phát minh và ứng dụng khoahọc và kỹ thuật vào đời sống không chỉ dừng lại ở các đề tài, sản phẩm củacác nhà khoa học, mà đã lan rộng tới cả những doanh nghiệp sản xuất, nhữnghọc sinh, sinh viên và cả những người nông dân Tất cả đều nhăm đưa nhữngcông nghệ mới, sản phẩm mới tự phục vụ đời sống dé tăng hiệu quả, năng

suất lao động, sản xuất Do vậy, trong khoảng 5 năm trở lại đây, nguồnthông tin về các hoạt động khoa học và công nghệ ngày càng đa dạng, phong

phú hơn.

Nội dung truyền thông: Những nội dung truyền thông tập trung chính vào:

+ Thông tin về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nước về phát triển khoa học va công nghệ

+ Thông tin hoạt động khoa học và công nghệ, về thành tựu, kết quả

của hoạt động khoa học và công nghệ

+ Biểu dương những mô hình hoạt động tiên tiến, hiệu quả, những tổ

chức, cá nhân điền hình

+ Những tiến bộ khoa học và công nghệ đạt được, khả năng áp dụng

những kết quả, chuyên giao công nghệ vào sản xuất, đời sống.

Các nội dung nảy sẽ được phân tích sâu hơn ở mục tiếp theo đây.

Phương pháp truyền thông: Bên cạnh hình thức truyền thông trực tiếpthông qua mở các cuộc họp, hội thảo, tập huan vé khoa học và công nghệ,

thì để đạt hiệu quả cao nhất và sức lan tỏa rộng lớn nhất, thì truyền thôngkhoa học và công nghệ cần phải thông qua các phương tiện truyền thông đạichúng để truyền tải toàn bộ những thông tin “nóng” nhất, mới nhất, quantrọng nhất tới công chúng Các kênh truyền thông đại chúng chủ yếu chính là

báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình

Công chúng của truyền thông về khoa học và công nghệ: Thông tin vềkhoa học và công nghệ được cập nhật hàng ngày, hàng giờ trên truyền hình,

20

Trang 31

xen kẽ trong các bản tin thời sự và được phân tích sâu hơn, thé hiện rõ ràng,sắc nét hơn trong các chương trình chuyên biệt về khoa học và công nghệnhư: Công nghệ và Đời sống trên VTVI và Bảy ngày công nghệ trên VTV2.Công chúng của hoạt động truyền thông về khoa học và công nghệ trên hai

chương trình này, theo nghiên cứu của luận văn, trước hết họ là những ngườiyêu thích khám phá, tìm tòi khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới để phục vụ

đời sống Bên cạnh đó, trước kia, các nội dung về khoa học và công nghệthường “khô cứng” nên hầu hết, những chương trình này chỉ dành cho nhữngngười “uyên bác, trí thức”, còn công chúng thông thường rat khó tiếp thu

những tri thức khoa học va công nghệ này Song hiện nay, cùng với sự phat

triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, cũng như với chiến lược phát triểnkhoa học và công nghệ đến năm 2020 đã có nhiều khuyến khích ưu tiên chocác phát minh, sáng chế mới, nên các chương trình về khoa học và công nghệngày cảng có nhiều hơn những khán giả mới, đó là những người đam mê sángtạo Ngoài ra, các chương trình về khoa học và công nghệ đang ngày càng cónội dung cũng như hình thức thể hiện đa dạng, phong phú hơn, làm “mềm”

hơn các thuật ngữ,các tri thức khoa học, khiến công chúng “dễ” tiếp thu hơn,gần gũi hơn, hấp dẫn nhiều hơn với công chúng, do vậy những người xemtruyền hình về khoa học và công nghệ hiện nay không chỉ nhà quản lý, nhà

khoa học, doanh nhân hay các học sinh, sinh viên mà cả người dân cũng đềuquan tâm hơn tới các chương trình này.

1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về Phát triển khoa

học và công nghệ và vai trò của báo chí và truyền thông hiện nay

1.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Khoa học và công nghệ là động lực của sự phát triển Trong quá

trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn xác

21

Trang 32

định khoa học va công nghệ có vai trò đặc biệt trong sự nghiệp xây dungchủ nghĩa xã hội.

Ngay trong đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) đãthông qua Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam với nội dung cơ bản:Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuôi bọn dé quốcxâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc; xóa bỏ những tàntích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát trién kỹ

nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân, xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xãhội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội”.

Đến đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Dang (1960) đã xác định,ở miền Bắc, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong

suốt thời kỳ quá độ nhăm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã

hội Đây mạnh cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, coi trọng đưa tiến bộ khoa

học kỹ thuật vào các ngành kinh tế, nhất là nông nghiệp (cơ giới hóa, thủy lợihóa, cách mạng về giống cây trồng và vật nuôi)”.

Năm 1976 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã đề rađường lối chung của cách mạng Việt Nam trên phạm vi cả nước, ngay trongnội dung đầu tiên đã yêu cầu: “Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cáchmạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư

tưởng văn hóa, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, đâymạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội” dé day mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa,xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội làm cho nước Việt

„ Dang Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

* Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam về nhiệm vụ và đường

lối của Đảng trong giai đoạn mới, ngày 10-9-1960

22

Trang 33

Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp hiệnđại, văn hóa và khoa học - kỹ thuật tiên tiễn”.

Năm 1986 đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra đường

lối đôi mới toàn diện, đã nhấn mạnh các nhiệm vụ sau: “Tăng cường và kết

hợp chặt chẽ hoạt động của các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiênvà khoa học xã hội Tăng mức đầu tư, đi đôi với đối mới cơ chế quản lý và tô

chức lại lực lượng khoa học kỹ thuật, làm cho khoa học, kỹ thuật gắn chặt với

sản xuất và đời song, đem lại hiệu quả thiết thực, trở thành một bộ phận của

lực lượng sản xuất xã hội áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và kỹ

” Trong tình hình ấy,thuật nhằm trước hết phục vụ ba chương trình mục tiêu

nước ta cần thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tạo ra động lực dé giảiphóng năng lực sản xuất, thúc đây tiến bộ khoa học và kỹ thuật, phát triển

kinh tế hàng hóa với năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị (1991) về khoa học và côngnghệ đã nêu rõ những mặt yếu kém của khoa học và công nghệ ở nước ta, đềra những nhiệm vụ quan trọng của khoa học và công nghệ trong giai đoạncách mang mới, những biện pháp chủ yếu dé day mạnh phát triển khoa học và

công nghệ, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, cải tiến sự quản lýcủa Nhà nước đối với khoa học và công nghệ Đảng ta cho rằng: Phát triểnkhoa học và công nghệ là nhu cầu của nước ta nhằm đuôi kịp các nước trênthế giới bằng thực lực kinh tế

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) đã xác định

đưa nước ta bước vào thời ky đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phan

dau đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại Tập trung đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,

> Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 20 tháng 12 năm

® Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Dang Cộng sản Việt Nam, 18/12/1986

23

Trang 34

nông thôn, xây dựng cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, tận dụng lợithế của nước đi sau, tranh thủ công nghệ mới.

Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII (1996) đã ra Nghị quyết về Địnhhướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000, khẳng định vai trò động lực của

khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Nghị quyết còn đặt ra yêu cầu phải sớm có luật pháp về khoa họcvà công nghệ dé thể chế hóa mọi mặt hoạt động khoa học và công nghệ, phải

nhanh chóng đổi mới cơ chế quan lý khoa học, phải đầu tư thỏa đáng, bướcđầu dành tối thiểu 2% chi ngân sách cho khoa học và công nghệ.

Bước tiến lớn nhất đó là năm 2000, Luật khoa học va công nghệ chínhthức được ban hànhtạo hành lang pháp lý cơ bản cho hoạt động khoa học và

công nghệ chính thức được ban hành tạo hành lang pháp lý cơ bản cho hoạt

động khoa học và công nghệ chỉ rõ việc “đầu tư cho khoa học và công nghệ làđầu tư phát triển”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) tiếp tục khang

định, phát triển khoa học và công nghệ vừa là nền tảng, vừa là động lực đốivới sự phát triển kinh tế - xã hội Đại hội đã nhận định: "Thế kỷ XXI sẽ tiếp

tục có nhiều biến đổi, khoa học và công nghệ sẽ có bước tiễn nhảy vọt, kinh tế

tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản

xuất" Phát triển khoa học và công nghệ phải hướng vào việc nâng cao năngsuất lao động, đôi mới sản phẩm, xây dựng năng lực cạnh tranh của hàng hóa,

xây dựng năng lực công nghệ quốc gia đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực

sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao (tin học, sinh học, vật liệu mới, tự

động hóa) Tăng đầu tư từ ngân sách và huy động các nguồn lực khác cho

khoa học và công nghệ

Hội nghị Trung ương 6 Khóa IX (7- 2002) đã kiểm điểm việc thực hiệnNghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII và xác định nhiệm vụ của khoa học và

24

Trang 35

công nghệ trong thời gian tới là: Đây mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kếtthực tiễn; đổi mới nâng cao trình độ công nghệ trong nền kinh tế quốc dân;

xây dựng và phát triển có trọng điểm các ngành công nghệ cao đáp ứng yêu

cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) của Đảng tiếp tục khangđịnh: "Phát triển mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và côngnghệ Kết hợp chặt chẽ hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và

đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đâynhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức Đây mạnh

nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, tạo bước đột phá về

năng suất, chất lượng và hiệu quả trong từng ngành, từng lĩnh vực của nền

kinh tế Cùng với việc đây mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học - công nghệ,Nhà nước tập trung đầu tư vào các chương trình nghiên cứu quốc gia, phấn

dau đạt trình độ khu vực và thế giới; xây dựng tiềm lực khoa học và côngnghệ cho một số lĩnh vực trọng điểm, công nghệ cao Thực hiện chính sách

trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sưtrưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao””.

Hội nghị Trung ương 9 Khóa X (2009) đã ra Nghị quyết 31-NQ/TW

"Về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị

quyết Đại hội lần thứ X của Đảng", về khoa học và công nghệ, Nghị quyết

ghi: "Tiếp tục đổi mới đồng bộ cơ chế quản lý và chính sách phát triển khoa

học và công nghệ; nghiên cứu xây dựng, bố sung, hoàn thiện các chiến lược,quy hoạch, kế hoạch phát trién khoa học và công nghệ quốc gia và các ngành,các sản phẩm quan trọng Phát triển thị trường khoa học và công nghệ Nângcao chất lượng nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với sản xuấtkinh doanh, giáo dục và đào tạo Có chính sách, chê độ đãi ngộ và điêu kiện

7 Trích Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX: Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế

-xã hội 5 năm 2006 — 2010, ngày 10 tháng 4 năm 2006

25

Trang 36

làm việc tốt hơn cho cán bộ nghiên cứu khoa học, nhất là cán bộ đầu ngành,

có trình độ cao”Š

Đại hội đại biêu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) đã khăng định:“Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ được đâymạnh, góp phần thúc đây phát triển kinh tế - xã hội Quản lý khoa học, côngnghệ có đôi mới, thực hiện cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp khoa học,

công nghệ Thị trường khoa học, công nghệ bước đầu hình thành Đầu tư cho

khoa học, công nghệ được nâng lên”?

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã vạch rõ những định hướng lớn về pháttriển khoa học và công nghệ trong thời kỳ mới với những quan điểm cơ bảndưới đây: “khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triểnlực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năngsuất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đây mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiễn

của thế giới Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ gan vớiphát triển văn hóa và nâng cao dân trí Tăng nhanh và sử dụng có hiệu quảtiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, nghiên cứu và ứng dụng cóhiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới Hình

thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nhân tài

và day mạnh ứng dụng khoa học, công nghé”””.

Š Nghị quyết 31-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 9 khoá X: Doan 2, phần 2: Trong lĩnh vực giáo dục - dao tao,khoa học - công nghệ và văn hoá, y tế, xã hội, 2009

? Trích Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành TW Đảng khóa X, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của

Đảng: Phan 1 — Kiểm điểm 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội X; Nhìn lại 10 năm thực hiện chiến lược phát

triển Kinh tế - Xã hội 2001 — 2010, 20 năm thực hiện cương lĩnh năm 1991, mục A — Thành tựu.

'° Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bỗ sung, phát triển năm 2011):

Đoạn 4, phần 2, Mục III- Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh,đối ngoại.

26

Trang 37

Trong năm 2012, nhiều văn bản quan trọng cho phát triển khoa học và

công nghệ được banhành Ngày 11/4/2012, Chính phủ đã ban hành Chiến lượcphát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 2020 Chiến lược được kỳvong sẽ tao ra sự chuyén biến căn bản trong hoạt động khoa học và công nghệ,dé khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đảo tạo thực sự là quốc sáchhàng dau, là động lực then chốt dé phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Ngày 01/11/2012, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 20NQ/TW)_ về phát triển khoa học và

công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đượcBan Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Ngay sau đó, ngày 29/3/2013Thủ tưởng Chính phủ cũng đã ký ban hành Nghị quyết số 46/NQCP ban hànhchương tình hành động, thực hiện Nghị quyết số 20NQ/TW.

Ngày 18/6/2013, Quốc hội đã thông qua Luật khoa học và công nghệthay thế Luật khoa học và công nghệ năm 2000 với nhiều đột phá trong cơchế chính sách phát triển khoa học và công nghệ, đem lại nguồn sinh khí mới

để đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành chìa khóa dé phat trién kinhtế, xã hội.

Nghị định về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ số

11/2014/NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Chính phủ (Nghị định thay thế Nghịđịnh 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004) Theo đó, hoạt động thông tin khoa

học và công nghệ phải tuân theo các nguyên tắc: Chính xác, khách quan, đầy

đủ, kịp thời và đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân về chất lượng, khối

lượng sản phẩm, dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ, đồng thời, kết hợp

chặt chẽ hoạt động thông tin khoa học và công nghệ với hoạt động nghiệp vụ

thư viện, lưu trữ, thống kê, truyền thông khoa học và công nghệ.

27

Trang 38

Ngay sau đó, ngày 20/5/2014 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị địnhsố 40/2014/NĐ-CP về quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạtđộng KH&CN Nghị định này thực sự đã tạo điều kiện, môi trường làm

việc thuận lợi cho cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ phát huy tốiđa năng lực và được hưởng lợi ích xứng đáng với kết quả hoạt động khoahọc và công nghệ Có thể nói, đây là sự đột phá lớn trong chính sách khoahọc và công nghệ dé thu hút nhân tải.

Quyết định về việc ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin

cho báo chí của Bộ Khoa học và Công nghệ của Bộ khoa học và công nghệ sé2093/QD-BKHCN ngày 14/08/2014 Thực hiện quyết định này, Bộ Khoa học

và Công nghệ tô chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của

cơ quan, về lĩnh vực thuộc phạm vi quản ly của Bộ Khoa học và Công nghệ

thông qua các hình thức sau: Cập nhật thông tin trên Cổng Thông tin điện tửcủa Bộ Khoa học và Công nghệ và Trang Thông tin điện tử của các đơn vị

thuộc Bộ, đồng thời tổ chức hop báo định kỳ hàng quý dé cung cấp thông tin

cho báo chí và trả lời trực tiếp những vấn đề báo chí quan tâm; Thông tin sẽ

được cung cấp bằng văn bản hoặc trực tiếp tại buổi giao ban báo chí thường kỳdo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo

Việt Nam tô chức trong trường hợp cần thiết Nội dung thông tin cung cấp chobáo chí: Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực khoa học

và công nghệ; Chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển của ngành khoa

học và công nghệ; chương trình, kế hoạch hành động của Bộ Khoa học vàCông nghệ; Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ

Khoa học và Công nghệ theo quy định của pháp luật; Quan điểm và ý kiến giảiquyết của Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ đối với các vấn đề quan trọngvề lĩnh vực khoa học và công nghệ được dư luận xã hội quan tâm

Hệ thống văn bản chủ trương chính sách nói trên chính là những thuận

lợi, thời cơ lớn cho phát triển ngành khoa học va công nghệ nhưng cũng đặt ra

28

Trang 39

cho ngành nhiều thách thức Nhiệm vụ đặt ra cho ngành khoa học và côngnghệ không nhỏ Vai trò, vị trí của khoa học và công nghệ đặt ra trong giai

đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020 là hết sức quan

trọng nhằm điều chỉnh lại cơ cau kinh tế của đất nước, điều chỉnh lại cơ cau

công nghiệp, cơ cấu công nghệ của đất nước hướng tới công nghệ an toàn,hiệu quả, sạch Có như thế đất nước mới phát triển bứt phá trở thành nước

vượt qua ngưỡng trung bình thấp, trung bình vươn lên thành một nước phát

triển như một số nước Châu Á đã trải qua Vì thế, hoạt động truyền thôngkhoa học và công nghệ cũng cần bám sát các hoạt động của ngành, tập trung

khai thác các tiềm năng và thế mạnh trong khoa học và công nghệ, gươngđiển hình, nhà sáng chế, mô hình thương mại hóa và ứng dụng, chuyền giaocác sản phẩm khoa học va công nghệ thành công

1.2.2 Vai trò của báo chí và truyền thông trong hoạt động khoa học

và công nghệ

Dé thúc đây nền khoa học và công nghệ nước nhà, vai trò của truyềnthông về khoa học và công nghệ được xem là một trong những nhiệm vụ quantrọng dé gan kết cộng đồng và giới nghiên cứu.Trước hết, truyền thông khoa

học và công nghệ giữ vai trò chủ đạo trong công tác giới thiệu, phd biếnđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước coi phát triển khoa

hoc và công nghệ là quốc sách hang dau, động lực quan trọng dé phát triểnkinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc Qua các kênh truyền thông, người dân

cũng như các cấp quản lý ý thức được vai trò của khoa học và công nghệ cótính chất quyết định phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh và

hiệu quả của sản phẩm, hàng hóa và của cả nền kinh tế.

Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn

2011-2020 theo quyết định số 418/QD-TTG của Thủ tướng chính phủ đã xác địnhhoạt động tuyên truyền, phổ biến khoa học và công nghệ là một trong 6 giảipháp chủ yếu dé phat trién khoa hoc va cong nghé Viét Nam: “Day manh hoat

29

Trang 40

động truyền thông và tuyên truyền sâu rộng trong xã hội, đặc biệt là trong các

doanh nghiệp về chủ trương, chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ,về vai trò động lực then chốt của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệpxây dựng và phát triển đất nước nhằm nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, sự

đồng thuận và ủng hộ mạnh mẽ của cả hệ thông chính trị đối với hoạt động

khoa học va công nghệ; tạo không khí thi đua lao động sáng tạo, nghiên cứu,

ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và mọilĩnh vực của đời sống xã hội; nâng cao tinh thần trách nhiệm của tổ chức, cá

nhân hoạt động khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Trong lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn, Đảng cộng sản và

Nhà nước Việt Nam đánh giá cao vai trò, sức mạnh to lớn của Báo chí Đảng

ta khang định “Báo chí là tiếng nói của Dang, của Nhà nước, của các đoàn

thể, vừa là diễn đàn của nhân dân”

Bên cạnh các chức năng khác của báo chí thì chức năng thông tin tuyên

truyền của báo chí Việt Nam có nhiệm vụ truyền bá, giải thích cho toàn xã hội

những quan điểm, đường lối, chính sách có quyết định của Đảng và Nhà nước

về các lĩnh vực của đời sống, trong đó có lĩnh vực khoa học và công nghệ Lĩnh

vực khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động

lực quan trọng nhất dé phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc Phát triển

!! Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 418/QD-TTG Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam

giai đoạn 2011-2020, năm 2012.

30

Ngày đăng: 29/06/2024, 03:43

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN