1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Nhân học: Hôn nhân hỗn hợp giữa người Lào và người Trung Quốc ở huyện Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

100 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hôn nhân hỗn hợp giữa người Lào và người Trung Quốc ở huyện Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Tác giả Dethsoulivanh THIPMOUNTALI
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh, PGS.TS Lâm Minh Châu
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Nhân học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 23,83 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNDé hoàn thành Luận văn với dé tai “Hôn nhân hỗn hợp giữa người Lào vàngười Trung Quốc ở huyện Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dânchi nhân dân Lào”, tôi xin được bày t

CONG HOA DAN CHU NHAN DAN LAO

2.1 Độ tudi kết hôn Xuất phát từ điểm chung của cả hai quốc gia Lào và Trung Quốc đều là các quốc gia châu Á, nên trong truyền thống, tuổi kết hôn thường bắt đầu khá sớm, gắn liền với quá trình sinh trưởng của trẻ em (bắt đầu từ khi trẻ bước sang giai đoạn dậy thì và có thé sinh nở), thậm chí là sớm hơn ở một số dân tộc thiểu số Trung bình những đứa trẻ khi bước sang giai đoạn dậy thì khoảng từ 15 tới 17 tuổi đã có thé dựng vợ, ga chồng Mục đích của việc kết hôn sớm chủ yếu là dé có thêm lao động trong gia đình người con trai của người Lào nói riêng và các nhóm dân tộc thiêu số nói chung Ngược lại nhà gái cũng nhận lại được một khoản vật chất dưới dạng tiền hoặc tài sản khác từ việc gả con gái Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, các quốc gia đã có những điều chỉnh kịp thời trong việc quy định độ tuổi kết hôn, để vẫn đảm bảo phù hợp với thông lệ chung của quốc tế, phong tục tập quán của quốc gia mình và hơn hết là bảo vệ các quyền của trẻ em và trẻ vị thành niên.

Tuổi kết hôn là một trong những điều kiện kết hôn bắt buộc trong pháp luật hôn nhân và gia đình của các quốc gia trên thế giới Tùy vào chính sách quản lý và đặc thù văn hóa của quốc gia mà độ tuổi kết hôn được quy định khác nhau.

Bộ luật Dân sự Lào năm 2019 cho phép độ tuổi kết hôn của nam và nữ từ 18 tuôi trở lên (Điều 150) Luật Hôn nhân và gia đình Trung Quốc sửa đổi năm 2001 quy định: “nam phải từ đủ 22 tuổi trở lên và nữ phải từ đủ 20 tuổi trở lên mới đủ độ tuổi đăng ký kết hôn” (Điều 6) [3] Tuôi kết hôn hợp pháp ở Hồng Kông và Đài Loan ở Trung Quốc đối với nam từ đủ 18 tuổi và từ đủ 16 tuổi đối với nữ So với các quốc gia ở khu vực Đông Nam A như Việt Nam, Lao hay Campuchia thì độ tuổi được phép kết hôn của người Trung Quốc là khá muộn Tại thời điểm ban hành luật

32 và thời gian sau đó, luật đã phát huy tác dụng theo đúng mong muốn của lãnh đạo Nhà nước trong việc kìm hãm sự gia tăng dân số Tuy nhiên, thực trạng hiện nay khi giới trẻ Trung Quốc ngày càng không thích kết hôn, sinh con, thì đề xuất giảm độ tuổi kết hôn đã được xem xét như một biện pháp dé đảm bảo cơ cấu dân số của Trung Quốc.

Thống kê 188 trường hợp hôn nhân hỗn hợp giữa người Lào và người Trung Quốc tại huyện Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn về tuôi kết hôn tại bảng 2.1:

Bảng 2.1 Thống kê độ tuôi kết hôn của các cặp hôn nhân hỗn hợp Lào — Trung tại huyện Chanthabouly

Trung Quốc Lào Lào Trung Quốc

Từ 18 đến dưới 25 45 101 0 3 Từ 25 đến dưới 35 97 64 9 9 Từ 35 đến dưới 50 31 11 3 0

(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo kết quả điển dã) Theo đó, trong số 176 trường hợp hôn nhân giữa người nam Trung Quốc và người nữ Lào thì độ tuổi kết hôn phổ biến của người nam Trung Quốc là từ 25 tới dưới 35 với 97 người Trong khi đó, số lượng người nữ Lào kết hôn với người nam Trung Quốc lại chủ yếu từ độ tudi 18 tới dưới 25 tuôi với 101 người Sự khác biệt này có thé lý giải dựa trên độ tuổi chủ yếu của các lao động người Trung Quốc khi sang Lào làm việc chủ yếu là lao động phổ thông và một phan là chuyên gia Với những lao động trí thức, độ tuổi sau khi kết thúc đại học là 22 tuổi và họ thường phải làm việc tại công ty Trung Quốc một thời gian trước khi được điều động sang làm việc tại Lào Do đó, số lượng người nam Trung Quốc đăng ký kết hôn ở độ tuổi 25 tới dưới 35 là phổ biến Hon nữa, những người này khi sang Lao làm việc, thường có xu hướng tìm hiéu và tiép cận với những cô gái Lào trẻ tuôi hơn là những

33 người bằng tuổi hoặc hơn tuổi Ở Lào cho phép độ tuổi kết hôn của nữ giới cũng sớm hơn so với Trung Quốc Đó là lý do vì sao tại Lào số lượng nữ giới kết hôn với người Trung Quốc lại trẻ hơn và tập trung trong độ tuổi từ 18 đến dưới 25 tuổi.

Inthavong Xokxay (24 tuổi, bán tạp hóa) cho biết: “Tôi lấy chông từ khi 19 tuổi Ở bản của tôi hau hết con gái sau khi học xong cấp 3 là đã lấy chong Vì lấy chong sẽ dem lại kinh tế ồn định cho gia đình, dong thời, cũng có thêm người làm việc trong gia đình.

Số lượng các cặp hôn nhân giữa người nam Lào và người nữ Trung Quốc chiếm số lượng rất nhỏ - 12 trường hợp Phimmasone Bounkham (29 tuổi, quản lý nhà máy) là một trong số ít những nam thanh niên Lào kết hôn với người Trung Quốc tại huyện Chanthabouly, cho biết "Tôi gặp và lấy vợ tôi bây giờ là do tham gia lễ cưới của người bạn kết hôn với người Trung Quốc Vợ tôi kém tôi 2 tuổi, dang làm công nhân ở nhà máy gần với nhà tôi ở Lúc dau tôi cũng bị phản đối vì gia đình tôi không muốn có con dâu người nước ngoài Nhưng sau đó chúng tôi đã cùng thuyết phục được gia đình và kết hôn với nhau ” Trong đó không có sự khác biệt nhiều về độ tudi, độ tuổi kết hôn phổ biến là từ 25 tới đưới 35 tuổi.

2.2 Điều kiện kinh tế của cô dâu chú rễ Thứ nhất, về nghề nghiệp của cô dâu, chú rể.

Kết quả khảo sát các cặp hôn nhân Lào — Trung tại huyện Chanthabouly cho thấy nghé nghiệp của họ rat đa dạng.

Bang 2.2 dưới đây cho thấy trong số 176 cặp vợ Lào — chồng Trung Quốc thì người chồng Trung Quốc chủ yếu là kinh doanh tự do (64 người), tiếp theo là công nhân, trong đó, công nhân cầu đường là 45 người và công nhân mỏ là 34 người Số lượng người làm quản lý trong doanh nghiệp cũng theo sát với 32 người.

Chiém thiểu số nhất là người hưu trí với 01 người.

Bảng 2.2 Nghề nghiệp chính của các cặp hôn nhân hỗn hợp Lào — Trung tai huyện Chanthabouly

Nghề nghiệp Nam Nữ Nam Nữ

Trung Quoc Lao Lào Trung Quoc

Làm ruộng 0 93 0 0 Công nhân mỏ 34 12 0 0 Công nhân xây dựng 45 32 0 0 Kỹ thuật viên/Quản lý 32 0 8 0 Can bộ nhà nước 0 2 1 0 Kinh doanh tự do 64 12 3 8 Hưu trí 1 0 0 0

Lao động tự do khác 0 25 0 4

(Nguon: Tác giả tong hợp theo kết quả điển dã) Trong số những người Trung Quốc di cư sang thủ đô Viêng Chăn nói chung và tại huyện Chanthabouly nói riêng, chủ yếu là lao động phô thông, tiêu thương, kỹ thuật viên làm việc cho các công ty Trung Quốc và các nhà đầu tư Những người Trung Quốc di cư đầu tiên đến Lào là công nhân hoặc kỹ thuật viên làm việc trong các dự án đường bộ và các dự án hợp tác công nghiệp giữa tỉnh Vân Nam của Trung

Quốc và các tỉnh phía bắc Lào (Luang Namtha và Oudoumxay) Sau khi kết thúc hợp đồng, một số người trong số họ đã ổn định dé bắt đầu kinh doanh buôn bán của riêng mình Họ nhanh chóng tham gia cùng các doanh nhân nhỏ ở Lào, họ đến từ tỉnh Vân Nam và các tỉnh lân cận khác như Hồ Nam, Tứ Xuyên và Chiết Giang.

Thông thường, họ tham gia vào các hoạt động buôn bán khác nhau như xuất nhập khâu, vận chuyên, cung cấp phần cứng máy tính và đồ gia dụng, sửa chữa xe máy, cửa hàng điện thoại di động, khách sạn hoặc tiệm trang điểm và ngày cảng chiếm thị phan trong nước [7, tr 68].

Một đặc điểm của những người Trung Quốc mới nhập cư sang Lào cũng như Việt Nam hay Campuchia là hầu hết công nhân Trung Quốc đều đến từ các tỉnh

35 phía tây và tây nam của Trung Quốc, chang hạn như Tứ Xuyên, Hồ Nam va Vân Nam - được coi là các tỉnh kém phát triển ở Trung Quốc Không giống như những người Trung Quốc mới nhập cư ở các nước phát triển khác, hầu hết họ đến từ các tỉnh miền Đông Trong giai đoạn hiện nay, người Trung Quốc mới nhập cư sang Lào ngày càng nhiều, đặc biệt là những người buôn bán nhỏ và lao động hợp đồng làm việc trong các công ty Trung Quốc đầu tư vào Lào.

Trong khi đó, bắt nguồn từ đặc điểm chung của đại bộ phận người Lào hiện nay khi mà nông nghiệp vẫn là sinh kế chính, các cô dâu Lào chủ yếu làm ruộng (93 người) Inthavong Xokxay (24 tuổi, bán tạp hóa) cho biết: "Các cô gái ở bản tôi hau hết chỉ học hết cấp 3, thậm chí có người không di học, hoặc bỏ do Khi có trào hưu lay chong Trung Quốc, họ rất hào hứng vì có thể nhận được khoản tiên sinh lễ lớn Ngoài ra, lương của người Trung Quốc so với người Lào cũng cao hơn vì họ làm những công việc và vị trí cao trong nhà máy, nên có thé ổn định cuộc sống gia đình” Một bộ phận khác làm việc theo dạng hợp đồng tại các công ty do người Trung Quốc làm chủ trong lĩnh vực xây dựng, cầu đường Tính chất công việc khá vất vả. Đối với 12 trường hợp chồng Lào — vợ Trung Quốc, nghề nghiệp cũng có sự phân hóa Người nam Lào kết hôn với vợ Trung Quốc chủ yếu là kỹ thuật viên hoặc quản lý trong doanh nghiệp (8 ngườ!) và lao động tự do (3 người), cán bộ nhà nước

(1 người) Trong khi đó người nữ Trung Quốc chủ yếu là kinh doanh tự do (8 người) và lao động tự do khác (4 người).

THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀOcho thấy, đa số họ đồng ý với việc mức thu nhập có dư, họ có khoản tiết kiệm

và gửi về gia đình (124 người đồng ý, chiếm 66%) Lượng ý kiến cho rằng số tiền thu nhập thiếu một chút hoặc không đủ dé chi tiêu vẫn có nhưng chiếm thiểu số.

Khi đối sánh với kết quả khảo sát thu được tại Bảng 2.4 thì có sự khác biệt Nếu như trước khi kết hôn, đa số người Trung Quốc cho răng họ có dư và có khoản tiết kiệm thì sau khi kết hôn, chỉ đa phần ở mức đủ tiêu và số lượng ý kiến cho rằng

63 thiếu một chút và không đủ chỉ tiêu cho sinh hoạt hàng ngày cũng tăng lên Điều đó cho thấy thu nhập của người vợ/chồng Trung Quốc là thu nhập chính trong gia đình sau khi kết hôn và cao hơn so với thu nhập của người vợ/chồng Lào của mình.

Sự khác biệt về sinh kế và thu nhập đã dẫn tới những hệ quả sau:

Thứ nhất, sinh kế và thu nhập của những người lao động Trung Quốc én định hơn những người dan ông Lào, là yếu tô thuận lợi cho việc kết hôn với phụ nữ Lào Phụ nữ ở bất cứ xã hội nào, bất cứ giai đoạn nào đều có những điểm chung thuộc về bản năng Bản năng của người phụ nữ khi chọn chồng bên cạnh những yếu tố tình cảm thì điều kiện vật chất cũng là một điểm rất quan trọng Vì điều đó chứng tỏ được khả năng của người đàn ông, cũng như là cơ sở để đảm bảo cho cuộc sống sau này của bản thân người phụ nữ và những thế hệ tương lai.

So với mặt băng chung thì người Trung Quốc khi sang lao động tại Lào có công việc ôn định và mức thu nhập bình quân cao hơn so với những người đàn ông Lào khác Hơn nữa, đàn ông ngoại quốc luôn mới mẻ và có sức hấp dẫn với các cô gái trẻ Mặc dù không đóng vai trò chính nhưng đây là yếu tố tạo động lực và hỗ trợ thúc đây cho việc đi tới hôn nhân một cách chắc chắn và nhanh chóng hơn [20, tr.32].

Thứ hai, sinh kế và thu nhập của những người lao động Trung Quốc cao hơn so với bạn đời của mình, từ đó có thể dẫn tới một số trường hợp phân hóa về vị trí và tiếng nói trong gia đình.

Chị Xayalath Noiny (35 tuổi, nông dân) cho biết: “Chồng tôi là kỹ su trong công ty khai thác mỏ Chúng tôi kết hôn được 05 năm Chồng tôi nói sau khi kết hôn tôi không phải làm việc gì cả, chỉ can ở nhà trông con, diéu kiện kinh tế dé anh ý lo.

Nhưng tôi nhận thấy nếu không làm ra tiền thì chong sẽ không tôn trọng mình, nên tôi quyết định van trong trọt trong mảnh dat được bó mẹ cho và bán rau Tuy nhiên, chong tôi cho rang công việc này của tôi làm anh bị mat mặt với bạn bè và dong nghiệp `.

Cũng giống như chị Xayalath Noiny, chị Phouvong Veomany (29 tuổi, kinh doanh tự do tại chợ Sang) cho biết: “Kê tz sau khi kết hôn, chong tôi thường xuyên quyết định mọi việc trong gia đình vì anh ý cho rằng thu nhập của mình cao hơn thu

64 nhập của tôi Điều đó làm tôi cảm thấy không thoải mái vì vợ chong can có nghĩa vụ chia sé và gánh vác cùng nhau, không nên phân chia địa vị trong gia đình vì ly do kinh tế”. Điều này cho thấy rằng, điều kiện kinh tế khác biệt giữa cô dâu và chú rễ, ở mặt tích cực, nó cho phép đảm bảo được đời sống kinh tế cho gia đình tương lai.

Nhưng ở mặt tiêu cực, nếu lợi dụng sự chênh lệch đó để phân chia địa vị, thứ bậc trong quan hệ vợ chồng thì đó lại là nguy cơ dẫn đến những rạn nứt trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

3.4 Sự thay đỗi trong quan niệm quan niệm về chọn vợ/chồng của người Trung Quốc và người Lào

Những cặp hôn nhân hỗn hợp Trung — Lào trong bối cảnh hiện đại khi được nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi về quan niệm chọn bạn đời Sự biến đồi về quan niệm trong hôn nhân ảnh hưởng rất lớn tới quyết định lựa chọn bạn đời và tiến tới hôn nhân của người Trung Quốc Bằng chứng cho thấy, người Trung Quốc trong truyền thống khi chọn vo/chéng thường bị ảnh hưởng rất lớn về các tiêu chuẩn chính tri trong “cuộc cách mang văn hóa” Một cuộc điều tra 4.242 người ở 56 trường đại học của 23 thành phố cho thấy quan niệm tình yêu, hôn nhân của người Trung Quốc đề cao yếu tố “nhân phâm” lên hàng đầu đề lựa chọn bạn đời của mình

[26, tr.11] Tuy nhiên, bối cảnh hiện đại cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, yếu tô vật chất đã thăng hạng và trở thành yếu tố quan trọng, nếu không nói là quyết định tới việc lựa chọn bạn đời Lợi ích kinh tế, danh vọng và địa vị xã hội là những yếu tố được để mắt và có sức nặng nhiều hơn là nhân phẩm.

Có thé nói, tiêu chuẩn dé chọn vợ/chồng ngày nay của người Trung Quốc hiện nay đã không còn bị ảnh hưởng quá nặng nè bởi tư tưởng cách mạng và chính trị, mà nó đã được biến đổi bởi những tác động của cuộc sông hiện đại, bao gồm:

Tiêu chuẩn về kinh tế, đạo đức và văn hóa Bên cạnh đó, một bộ phận người nam Trung Quốc hiện nay lựa chọn vợ cho mình không dựa vào bat cứ tiêu chí nao trên đây, mục tiêu của họ đơn giản chỉ là lấy được vợ Đó là hệ quả của chính sách một con, dan tới việc mat cân băng giới tính nghiêm trong Lúc này, lây vợ ngoại quôc

suuveBucleyauneud (2021), s2lexủnsuUdvỏ^3frigo#s3ủ0810r1)U2cnceJcệe

Tòa án nhân dân huyện Chanthabouly (2021), Thống kê số vụ ly hôn có yếu tổ nước ngoài tại huyện Chanthabouly giai đoạn 2015 — 2020.

23 ioJnuszflffiotUsae3a%o (2019), n1z2+ne1Uvs+neuUllt9) YaUz 2015 —

Tổng cục Thống kê Lào (2019), Dự báo dân số cấp huyện giai đoạn 2015 — 2035,

Thịnh Thiên (2018), “Hôn nhân hỗn hợp Trung — Lào và những vấn đề đặt ra”, Tạp chi gia đình, sô 02, tr.12 — 20.

25 “n11810#29715971U07053/0/)8121)1124)1293321A196)19/01389)81UÌan830 2”, n1uẹng129321%o8u cay s+o8urit3ố+o, tổ uứ 3 ot 20 — 24.

Trang, Quinxe Talyvong (2004), “Thao luận về sự thay đổi địa vị của Trung Quốc tại Lao sau Thế chiến II”, Nghiên cứu Trung Quốc va nước ngoài, Tập 3, tr.20 - 24.

26.Vuong To Can (2015), “n131£U32Un%U6i)3106axeaeuâoss3âu8uun ỦỮ,

Vương Tổ Can (2015), “Sự biến đổi về hôn nhân gia đình của người Trung Quốc hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, 2 (12), tr.08 — 15.

CÂU HOI PHONG VAN CHUYÊN SAU Tên dé tai: Hôn nhân hỗn hop giữa người Lào và người Trung Quốc ở huyện Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lao

Thưa anh/chị chúng tôi đang thực hiện thu thập các thông tin dé tìm hiểu hôn nhân hỗn hợp giữa người Lào và người Trung Quốc ở huyện Chanthabouly, thủ đô

Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi xin được phỏng vấn anh/chị về một số van đề liên quan đến dé tài Vì vậy, chúng tôi rất mong anh/chị trả lời trung thực như những gì các anh/chị nghĩ, các thông tin này sẽ được bảo mật và không ai biết danh tính của các anh/chị.

I THONG TIN CÁ NHÂN 1 Xin hãy cho biết tên của anh/chị?

Il THUC TRANG HON NHÂN HON HOP LAO - TRUNG TẠI HUYỆN

6 Xin anh/chi hãy cho biết độ tuổi kết hôn của anh/chị

Từ 18 đến dưới 25 Từ 25 đến dưới 35 Từ 35 đến dưới 50 Từ 50 trở lên

7 Xin hãy cho biết thu nhập bình quân của vợ chồng anh/chị sau kết hôn?

Từ 4 triệu kip Lào đến dưới 8 triệu kip Từ 8 triệu kip Lào đến dưới 12 triệu kip

8.Xin hãy cho biết nơi đang cư trú hiện tại của vợ chồng anh/chi?

Thué nha tro Nha riéng Chung song với bố me chồng/vợ 9 Xin hãy chi biết các khoản chi chủ yêu của vợ chồng anh/chi, và khoản tiền phải chi?

Chi phí ăn uống Chỉ phí y tế

Chi phí tiên học của con cái Chi phí cho các khoản thu của Nhà nước

Chi phí cho hoạt động giải trí, vui chơi

Chi phí khác (ma chay, cưới hỏi, thăm người ốm )

10 Các tập tục hôn nhân anh chị đã trải qua là gì?

Một số hình ảnh về các cặp đôi hôn nhân Lào — Trung ở huyện Chanthabouly, thủ đô Viêng Chăn

Hình 1 Ảnh cưới của cặp đôi vợ Lào — Hình 2: Anh cưới của một cặp đôi khác chồng Trung Quốc trong trang phục truyền trong trang phục truyện thông cua Lao thống của người Trung Quốc (Ảnh: Tác giả (Anh: Tác giả chụp từ album của cô chụp từ album của cô Lalyvong Sakittavong) Sayavongsy Phoutthasak) oe Lễ ‘ P ~~

Hình 3 Làm lễ Baci theo nghi thức truyện Hình 4 Chú rê Trung Quoc và cô dâu thống của người Lào (Ảnh: Tác giả chụp từ Lào trong đám cưới tổ chức tại khách album của cô Sayavongsy Phoutthasak) sạn (Anh: Tác giả chụp từ album của cô

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN