1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính và thực tiễn tại Tổng công ty Chuyển phát nhanh bưu điện - Công ty cổ phần

108 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 27,83 MB

Nội dung

quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính,ngoài việc phải tuân thủ theo quy định chung của pháp luật hợp đồng, các bên phảituân thủ các quy định riên

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

LÊ HOÀI PHƯƠNG

PHÁP LUẬT VE HỢP DONG CUNG UNG VA

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HỌC

HA NOI - NAM 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

LÊ HOÀI PHƯƠNG

PHÁP LUẬT VE HỢP DONG CUNG UNG VA

SỬ DỤNG DICH VỤ BƯU CHÍNH VA THUC TIENTẠI TONG CÔNG TY CHUYEN PHÁT NHANH BƯU ĐIỆN

- CÔNG TY CO PHAN

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 8.38.01.01.05LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kếtquả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các

số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn dam bảo tính chính xác, tin cậy và trungthực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vụ tàichính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam doan nay dé nghị Truong Dai hoc Luật - Dai hoc Quốcgia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

LÊ HOÀI PHƯƠNG

Trang 4

chính ở Việt Nam - - <2 SE 1233011111 192131 1111119093111 11H ky 37

2.1.1 Quy định về chủ thé của hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chinh 37

2.1.2 Hình thức của hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính 39

2.1.3 Nguyên tắc giao kết hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính 392.1.4 Về giao kết hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính 40

ii

Trang 5

2.1.5 Nội dung cơ bản của hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bắt

buộc các bên tuân thủ khi thực hiện - - - - -c 555 22111311221 EEESSEeeeeeezze 4I

2.1.5.1 Về mô tả dịch vụ bưu chính trong hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ

2.1.6 Quy định về việc trách nhiệm quản lý, giám sát hợp đồng cung ứng và sử

dụng dịch vụ bưu chính, chất lượng dịch vụ bưu chính của cơ quan nhà nước có

thâm QquyỀN - 2-5651 SE9EE2E52E2E215715711111211211211 2111111111111 1 111111111 512.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưuchính tại Tông Công ty Chuyên phát nhanh bưu điện — Công ty cô phân 532.2.1 Khái quát về tổ chức và hoạt động Tổng Công ty Chuyển phát nhanh bưudién — Cong sa) 8 a 532.2.2 Thực tiễn đàm phán, soạn thao, ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng va sử dungdịch vụ bưu chính tại Tổng Công ty Chuyên phát nhanh bưu điện — Công ty cổ phan 562.2.3 Đánh gia về thực hiện hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính tạiTổng Công ty Chuyén phát nhanh bưu điện — Công ty cổ phần . - 72Tiểu kết Chương 2 22-52 5SSE2EE2EEEEEEEE2E12111717112112117171111111121 11110 78Chương 3 ĐỊNH HUONG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VEHOP DONG CUNG UNG VÀ SU DỤNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH Ở VIỆTNAM VA NANG CAO HIỆU QUA THUC HIỆN TẠI TỎÓNG CÔNG TYCHUYEN PHÁT NHANH BƯU ĐIỆN - CÔNG TY CO PHÀẢN 793.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu

Chinh 6 10 0177 79

11

Trang 6

3.1.1 Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chínhcần phù hợp với đường lối, chiến lược phát triển bưu chính của Nhà nước 793.1.2 Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính cần có

sự thống nhất, phù hợp với hệ thống pháp luật về hợp đồng dịch vụ nói chung 793.1.3 Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chínhphải hài hòa với pháp luật quốc tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế trong lĩnh vực

0890 1 5 81

3.1.4 Hoàn thiện pháp luật trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự do hợp đồng trong khuônkhổ pháp luật, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, đảm bảo sự giám sát sát đối vớicác doanh nghiệp bưu chính trong việc cung cấp dịch vụ bưu chính - 823.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu

Chinh G6 Vidt Nam 077 84

3.2.1 Xem xét tăng mức giới han trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối thiéu 843.2.2 Sửa đôi, bố sung quy định về nội dung hợp đồng cung ứng và sử dung dich

VU DUT N9 0 85

3.2.3 Sửa đổi, bô sung quy định nhằm nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhànước về bưu chính va tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính 853.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụngdich vụ bưu chính tại Tổng Công ty chuyên phát nhanh bưu điện — Công ty cô phan 883.3.1 Nâng cao nhận thức pháp luật về hợp đồng và hợp đồng cung ứng và sử dụng

dịch vụ bưu chínhh - <1 1111 1223111111112231 11111190 v11 ngư 88

3.3.2 Nâng cao kỹ năng trong việc đàm phán, soạn thảo và giao kết hợp đồng cungứng và sử dụng dịch vụ bưu chính tại Tổng Công ty chuyên phát nhanh bưu điện —Công ty CO phần - 2- +52 S£+S£+E2EEEEEEEEEEE1221211211217171112111 1111111111 cye 893.3.3 Nâng cao hiệu quả tổ chức bộ máy trong việc ký kết và thực hiện hợp đồngtại Tong Công ty chuyền phát nhanh bưu điện — Công ty cỗ phần - 893.3.4 Bồ sung, sửa đôi quy định, quy trình đàm phán, soạn thao, ký kết và thực hiệnhợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính tại Tổng Công ty chuyển phátnhanh bưu điện — Công ty cổ phần 2 2¿+£++++E++EE++EE2EEtEE+erxezrxerxesree 90

1V

Trang 7

3.3.5 Nâng cao và đảm bảo chất lượng dịch vụ đã cam kết trong hợp đồng cungứng va sử dụng dịch vụ bưu chính tại Tổng Công ty chuyền phát nhanh bưu điện —Công ty cổ phần ¿2-2 +S£+EE2EESEEEEEE2E12E157121121121111717112111171 111111110.913.3.6 Dam bảo việc thay đổi giá cước dich vụ trong quá trình thực hiện hợp đồngcung ứng và sử dụng dich vụ bưu chính tại Tổng Công ty chuyển phát nhanh bưudién 0 on-saá26).: 8a ., 92Tiểu kết Chương 3 - 2 S©E2EE2EEEEEEEE2E121117171121121171711211111121 111cc 93KET LUẬN - ¿5c S12 1 121121121 21111111211 1111.1111111 111111111111 1 1g 94DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 22 5£ ©2£2££+£Ez+£Ezzxcrxesrez 96

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CAC CHU VIET TAT

Mã Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

EMS ViệtNam | Tổng công ty Chuyển phát nhanh Bưu điện —

Công ty cổ phan

VI

Trang 9

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tàiBưu chính là ngành kinh tế truyền thống cung ứng dịch vụ chuyên phát, cóvai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của toan bộ nên kinh tế - xã hội.Trong công cuộc chuyên đối số quốc gia, bưu chính chuyên phát trở thành hạ tầngquan trọng của nền kinh tế số, mang lại những tiện ích và đáp ứng nhu cầu khôngthé thiếu cho con người trong xã hội va phục vụ hoạt động thương mại điện tử; gópphần thúc đây Chính phủ số, xã hội số Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước

đã có nhiều chính sách nhằm thúc đây các doanh nghiệp bưu chính phát triển, tạo ramôi trường cạnh tranh, dẫn đến các doanh nghiệp bưu chính buộc phải ngày càngnâng cao chất lượng dịch vụ dé đáp ứng nhu cầu của người sử dụng dịch vụ bưuchính Bên cạnh đó, tại thời điểm hiện nay, công tác quản lý hoạt động bưu chínhcủa nhà nước đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng ghi nhận

Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp bưu chính cung cấp dịch

vụ chuyên phát, trong đó, Tông công ty Chuyên phát nhanh bưu điện — Công ty côphần (EMS Việt Nam) là một trong những đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ bưuchính có hạ tầng, mạng lưới và thị phần lớn Đây là một doanh nghiệp có vốn nhànước, là công ty con trực thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam có chức năng kinhdoanh dịch vụ chuyền phát nhanh EMS Ngoài việc kinh doanh, EMS Việt Nam còntham gia hỗ trợ thực hiện trọng trách đảm bảo an ninh quốc phòng, phục vụ các cơquan Đảng, Nhà nước và các chính quyền địa phương Bởi vậy, yêu cầu nâng caochất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cau sử dụng của khách hàng luôn được EMSViệt Nam quan tâm hàng đầu

Hoạt động kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh đang được thực hiện trên

cơ sở hợp đồng căn cứ theo Luật Bưu chính năm 2010 và Nghị định số47/2011/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định số 25/2022/NĐ-CP sửa đổi bổ sungNghị định số 47/2011/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2022 đã quy định chỉ tiết vềnội dung và hình thức của hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính Trong

Trang 10

quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính,ngoài việc phải tuân thủ theo quy định chung của pháp luật hợp đồng, các bên phảituân thủ các quy định riêng của pháp luật về bưu chính Khi cung cấp dịch vụ vớitừng khách hàng, EMS Việt Nam có thể sử dụng nhiều hợp đồng theo mẫu khácnhau phù hợp với nhu cầu của từng người sử dụng dịch vụ Tuy nhiên, trong thựctiễn, việc áp dụng pháp luật về hợp đồng nói chung, pháp luật về bưu chính và cácvăn bản hướng dan thi hành nói riêng dé điều chỉnh quan hệ hợp đồng cung ứng và

sử dụng dịch vụ bưu chính đôi khi vẫn còn lúng túng và gặp phải những vướng mắcnhất định Bên cạnh đó, một số quy định pháp luật không còn phù hợp với hoàncảnh đã thay đổi cần thiết phải được nghiên cứu dé bé sung và hoàn thiện

Xuất phát từ những lý do này, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Pháp luật

về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính và thực tiễn tại Tổng công

ty chuyển phát nhanh bưu điện - Công ty cô phan” để nghiên cứu và làm đề tài

luận văn thạc sĩ Việc nghiên cứu, làm sáng tỏ các nội dung, quy định của pháp luật

hiện hành về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính, nhất là gắn liền vớiTổng công ty Chuyên phát nhanh bưu điện - Công ty cô phần (EMS Việt Nam) sẽgóp phần hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính,cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu

chính ở Việt Nam hiện nay.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiTrong những năm qua, lĩnh vực pháp luật về hợp đồng, đặc biệt là hợp đồngdịch vụ đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập, trong đó, các công trình nghiêncứu về hợp đồng, hợp đồng dịch vụ bao gồm:

- “Giáo trình Luật hợp đông — Phan chung” (2013) của PGS.TS Ngô HuyCương — Đại học Quốc Gia Hà Nội sử dụng cho đào tạo sau đại học chuyên ngànhluật dân sự và chuyên ngành luật kinh tế, tập trung vào việc cung cấp các kiến thứcchuyên sâu, đặc biệt giới thiệu cách thức tiếp cận nghiên cứu và phương phápnghiên cứu những nội dung cơ bản về hợp đồng gồm: khái niệm về hợp đồng, tự do

ý chí, nghĩa vụ; đặc điêm, chức năng của luật hợp đông; các nguyên tắc cơ bản của

Trang 11

luật hợp đồng: phân loại hợp đồng; giao kết hợp đồng: hợp đồng vô hiệu và hiệu lựccủa hợp đồng.

- “Khái niệm hợp đông và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luậthợp dong Việt Nam” - Bài viết nghiên cứu của các tác giả Trần Kiên và NguyễnKhắc Thu, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Bài viết này phân tích ba yếu tốcầu thành nên một hợp đồng trong khoa học pháp lý Việt Nam từ thời Pháp thuộcđến nay và phân tích ba nguyên tắc cơ bản trong pháp luật hợp đồng Việt Namđương đại, qua đó tìm hiểu sự thay đổi về tư duy lập pháp cũng như một số ưu điểm

và hạn chế của chúng

- “Hợp đồng dịch vụ theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành ”Luận án Tiến sĩ luật học (2017) của tác giả Kiều Thị Thùy Linh, Đại học Luật HàNội Nội dung của luận án này tập trung nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quy định

về hợp đồng dịch vụ theo quy định Việt Nam, chủ yếu nghiên cứu trên quy định của

Bộ luật dân sự 2015, Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

- “Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồngthương mại dịch vụ ở Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh té (2015) của tác giả Ha

Công Anh Bảo, Trường Đại học Ngoại thương Nội dung nghiên cứu của Luận án

đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến hợp đồng thương mại dịch vụ,giải quyết tranh chấp về thương mại dịch vụ tại Việt Nam và nghiên cứu sâu vàothực tiễn giải quyết hợp đồng thương mại dịch vụ tại Việt Nam

Bên cạnh đó là một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực bưu chính và phápluật liên quan đến Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính như:

- “Pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính ở Việt Nam”

Luận văn Thạc sĩ luật học (2015) của tác giả Lê Văn Chung, Khoa Luật Đại học

Quốc gia Hà Nội tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề bồi thường

thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính tại Việt Nam.

- “Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính ở Việt

Nam” Luận văn Thạc sĩ luật học (2010) của tác giả Phạm Minh Đức tập trung

nghiên cứu chuyên sâu về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng

Trang 12

cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính, phương thức xác định mức giới hạn trách

nhiệm bồi thường và đề xuất mức giới hạn đạt được mục tiêu nêu trên giới hạn cácdịch vụ thu gom vận chuyển va phát bưu phẩm bưu kiện và dich vụ chuyển phátnhanh, không bao gồm các dịch vụ tài chính bưu chính (tiết kiệm bưu điện, bảohiểm bưu điện) hay các dich vụ bưu chính lai ghép (datapost)

- “Thực tiễn kỷ kết và thực hiện Hop dong cung ung dich vu buu chinh taiBưu điện tỉnh Tuyên Quang” Chuyên đề thực tập (2017) của tac giả Nguyễn Van

Đông — Khoa Luật kinh tế, Trường Kinh tế Quốc dân có nghiên cứu lý luận chung

về hợp đồng kinh doanh thương mại, đặc điểm của hợp đồng kinh doanh thươngmại và thực tiễn pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện cung ứng dịch vụ bưuchính tại Bưu điện tỉnh Tuyên Quang, từ đó, kiến nghị nhăm hoàn thiện pháp luậtViệt Nam ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ bưu chính tại bưu điện

tỉnh Tuyên Quang.

- “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính chuyển phát tại Tổngcông ty Bưu điện Việt Nam” — Bài viết nghiên cứu của các tác giả Kiều Thị Hương

Giang và Đỗ Thị Nhự, Trường Đại học Giao thông Vận tải trên Tạp chí Công

Thương Trong bài viết này, các tác giả trình bày tóm tắt kết quả hoạt động sảnxuất, kinh doanh dịch vụ bưu chính chuyên phát của Tổng công ty Bưu điện ViệtNam trong những năm qua và phân tích những kết quả đã đạt được, những mặt hạnchế, từ đó, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanhdịch vụ bưu chính chuyền phát của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam

Lĩnh vực bưu chính là ngành nghề tương đối đặc thù với những nét đặc trưngriêng biệt, nên các công trình nghiên cứu về pháp luật về bưu chính nói chung, cũngnhư pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính nói riêng chođến nay là rất hạn chế Vì vậy, nội dung nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứuchuyên sâu pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính nênkhông có sự trùng lặp Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ké trên sẽ là nguồn tư

liệu tham khảo có giá tri trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện dé tài luận văn.

Trang 13

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ

những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch

vụ bưu chính, tìm hiểu thực tiễn thực hiện pháp luật về van đề này tại Tổng công tyChuyển phát nhanh bưu điện - Công ty cô phần (EMS Việt Nam), từ đó, đề xuất

phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện

hợp đồng cung ứng va sử dụng dich vụ bưu chính tại Tổng công ty Chuyển phátnhanh bưu điện - Công ty cô phần (EMS Việt Nam)

3.2 Nhiệm vụ nghiÊn cứu: Đề thực hiện mục tiêu trên, luận văn xác định

các nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu một số van đề lý luận về pháp luật hợp đồng cung ứng

và sử dụng dịch vụ bưu chính, trong đó, làm rõ một số khái niệm, đặc điểm về hợpđồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính, nội dung của pháp luật về hợp đồng

cung ứng va sử dụng dịch vụ bưu chính;

Thứ hai, nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng

cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính ở Việt Nam hiện nay và phân tích, đánh giá

thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch

vụ bưu chính tại Tổng công ty Chuyển phát nhanh bưu điện - Công ty cô phan(EMS Việt Nam) Trên cơ sở đó làm rõ những ưu điểm, nhược điểm của pháp luật

về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính và thực tiễn thực thi pháp luật

về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính tại EMS Việt Nam;

Thứ ba, đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng

cung ứng va sử dung dịch vụ bưu chính tại Việt Nam hiện nay, cũng như giải pháp

nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính tạiTổng công ty Chuyén phát nhanh bưu điện - Công ty cổ phần (EMS Việt Nam)

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quan điểm, học thuyếtpháp lý, kinh tế về dịch vụ bưu chính và hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưuchính tại Tổng công ty Chuyển phát nhanh bưu điện - Công ty cô phan (EMS Việt

Trang 14

Nam); nghiên cứu các văn bản pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ

bưu chính của Việt Nam như: Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Bưu chính và

các văn bản hướng dẫn thi hành; nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định pháp

luật về vấn đề này và chỉ ra những vướng mắc trong áp dụng tại Tổng công tyChuyền phát nhanh bưu điện - Công ty cô phần (EMS Việt Nam)

4.2 Pham vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những van đề lý luận, thựctrạng pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính và thực tiễnthực hiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính tại Tổngcông ty Chuyén phát nhanh bưu điện - Công ty cô phan (EMS Việt Nam), được giới

hạn trong các quy định của pháp luật hiện hành (Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương

mại 2005, Luật Bưu chính 2010 và các văn bản pháp luật khác có liên quan), các sốliệu thực tế từ năm 2015 đến nay

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và bám sát các quan điểm,đường lối, định hướng của Đảng và Nhà nước về hợp đồng cung ứng và sử dụngdịch vụ bưu chính trong điều kiện kinh tế thị trường

5.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp tổnghợp và hệ thống hóa lý thuyết trong nội dung chương 1 nhằm khái quát chungnhững vấn đề lý luận hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính; phương

pháp phân tích văn bản và phân tích quy phạm được sử dụng trong cả nội dung

chương 1 và chương 2, nhằm phân tích các quy định của Bộ luật Dân sự 2015, LuậtThương mại 2005, Luật Bưu chính 2010 và các văn bản pháp luật liên quan về hợpđồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính và thực tiễn thực hiện tại Tổng công

ty Chuyển phát nhanh bưu điện — Công ty cô phần (EMS Việt Nam); phương pháp

so sánh, phân tích, quy nạp được sử dụng trong chương 2 để so sánh các quy định

về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính giữa Bộ luật Dân sự 2015,

Luật Bưu chính 2010 và các văn bản pháp luật liên quan khác; phương pháp đánh

giá, bình luận được sử dụng trong tat cả các chương dé thé hiện những quan điểmcủa mình trong các quy định và thực tiễn thực thi pháp luật về hợp đồng cung ứng

Trang 15

và sử dụng dịch vụ bưu chính; vận dụng kết hợp các phương pháp thống kê, phântích, phương pháp so sánh trong Chương 3 dé đưa ra quan điểm, các giải pháp nhằmhoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính ở ViệtNam hiện nay, cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng cung ứng

va sử dụng dịch vụ bưu chính tại Tổng công ty Chuyển phát nhanh bưu điện — Công

ty cô phần (EMS Việt Nam)

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn6.1 Tính mới của luận văn: Kết quả nghiên cứu của Luận văn này sẽ đưa racái nhìn tổng quan về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính và thực tiễnthực hiện tại Tổng công ty Chuyên phát nhanh bưu điện — Công ty cô phần (EMS ViệtNam) Đồng thời luận văn cũng sẽ nghiên cứu, đánh giá pháp luật về hợp đồng cungứng và sử dụng dịch vụ bưu chính Bưu chính cũng là ngành tương đối đặc thù vớinhững nét riêng biệt, nên các công trình nghiên cứu về pháp luật bưu chính nói chung,pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính nói riêng cho đến nay làrất hạn chế, do đó, đề tài này không trùng lặp với các công trình đã công bố

6.2 Ý nghĩa về khoa học: Luận văn phát triển một số van đề lý luận mới vềpháp luật hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính (nguồn gốc, bản chat,

khái niệm, đặc, điểm đối tượng của hợp đồng), từ đó, đưa ra các kiến nghị nhằm sửa

đổi, bố sung các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng cung ứng và sử dungdịch vụ bưu chính trên cơ sở yêu cầu hòa nhập pháp luật quốc tế về hợp đồng cung

ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính.

6.3 Ý nghĩa về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần nhậndiện những hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sửdụng dịch vụ bưu chính tại EMS Việt Nam, từ đó có giải pháp nâng cao hiệu quả tổchức thực hiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính tạiTổng công ty Chuyén phát nhanh bưu điện — Công ty cổ phần (EMS Việt Nam) và

kinh nghiệm thực tiễn cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu

chính ở Việt Nam.

Trang 16

7 Kết cau của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn được kết cấu 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụbưu chính và pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính

Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụbưu chính ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại Tổng công ty chuyển phát nhanhbưu điện — Công ty cô phan

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung

ứng va sử dụng dịch vụ bưu chính ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả thực hiện tai

Tổng công ty chuyên phát nhanh bưu điện — Công ty cổ phan

Trang 17

Chương 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE HỢP DONG CUNG UNG

VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VÀ PHÁP LUẬT VE HỢP DONG

tiên là ở AI Cập vào khoảng năm 2000 trước Công nguyên (TCN) dành riêng cho

các các vị vua cổ đại cập nhật tình hình chính trị nhưng đến năm 305 TCN, hệ thốngbưu chính đã mở rộng phạm vi cung cấp chuyên phát “thư thường” cho người dan.Vào thời nhà Hán (202 TCN - 220 CN), Đề chế La Mã (27 TCN - 476 CN), Đề chếByzantine (330 -1453 CN) và triều dai Mughal (1526 -1858 CN) đã có cơ sở hạtang này dé truyền thông tin liên lạc của Chính phủ, mà còn dé thực hiện các thôngđiệp giữa các thương nhân dọc theo các tuyến đường thương mại như “Con đường

tơ lụa” [40] Trong cách mạng công nghiệp, việc phát minh ra động cơ hơi nước và

sự ra đời của đường sắt đã sớm thay thế ngựa và xe ngựa Bưu điện Anh bắt đầuchuyên thư bằng đường sắt từ năm 1830 và đến năm 1864, Bưu cục trên tàu đầu tiên

mở cửa cung cấp dịch vụ tại Hoa Kỳ

Trong sự phát triển của lịch sử, phương tiện sử dụng vận chuyển hang hóangày càng phát triển, bưu chính cũng đã trở thành cầu nối quan trọng để kết nốingười dân với các dịch vụ thiết yếu Năm 1874, Liên minh Bưu chính Thế giới(Universal Post Union) - viết tắt là UPU (hiện nay có 192 thành viên, bao gồm ViệtNam) thành lập, bắt đầu hình thành khái niệm bưu chính trên thé giới Bưu chínhgóp vai trò kết nối xã hội và văn hóa của các quốc gia, thúc đây sự đoàn kết và hòanhập, đồng thời, cung cấp cơ sở hạ tầng vô giá cho các nền kinh tế đang phát triểnphục vụ cộng đồng

Ở Việt Nam, việc vận chuyền thư từ, hàng hóa được xuất hiện từ thời kỳ vuaHùng dựng nước và ngày càng đa dạng phương thức qua các triều đại Tuy nhiên,

Trang 18

đến năm 1802, bưu chính Việt Nam lần đầu tiên được thành lập tại Bộ Lại nhàNguyễn là Thống Chánh sứ ty có hàm Tam phẩm với công việc chủ yếu là tổ chứcphục vụ dé vận chuyên thư từ với mạng lưới trên toàn quốc và được hoàn thiệntrong thời kỳ Pháp thuộc [24] Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

và Mỹ, bưu chính đảm nhiệm công tác truyền nhận thông tin phục vụ kháng chiến.Cho đến hiện nay, sau hơn 30 năm đổi mới, bưu chính là ngành kinh tế thuộc kếtcầu hạ tầng của nền kinh tế và là công cụ, phương tiện thông tin liên lạc của Nhànước, phương tiện thông tin liên lạc của quốc gia và trở thành ngành dịch vụ phổbiến, có vai trò quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của xãhội Nhiệm vụ chủ yếu của ngành Bưu chính bao gồm các hoạt động sau day: (i)

Thực hiện việc nhận, phân loại, đóng gói và chuyển thư, bưu thiếp, báo, tạp chí, ấn phẩm quảng cáo, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hóa hoặc tải liệu theo các tuyến và khu

vực; (ii) Nhận, phân loại, vận chuyên và phân phối (trong nước hoặc quốc tế) thư,bưu phẩm, bưu kiện bằng dịch vụ bưu chính qua mạng lưới bưu điện được quy địnhbăng các giao ước dịch vụ thống nhất

Về khái niệm dịch vụ, theo C.Mác [46,tr 576], dịch vụ là con đẻ của nền kinh

tế sản xuất hàng hóa Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi sự lưuthông thông suốt, trôi chảy, liên tục để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của conngười thì dịch vụ ngày càng phát triển Bản chất của dịch vụ là việc đáp ứng nhucầu của con người, được thực hiện có tính chuyên môn hóa, có tô chức, gan liền với

thị trường, chiu sự chi phối của quy luật thị trường và luôn có tính chất đền bù Như

vậy, có thé hiểu, dich vụ bưu chính là một tập hợp các hoạt động cung ứng dịch vụchuyền phát tai liệu, hàng hóa, hỗ trợ kết nối cộng đồng và thé giới

Ở Việt Nam, khái niệm dịch vụ bưu chính được quy định lần đầu tiên trongNghị định số 109/1997/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 12/11/1997 về Bưu Chính Viễn

Thông và được xác định là “°° dịch vụ nhận gửi, chuyên, phát thư, báo chí, an pham,

tiền, vật pham, hàng hoá va các sản phâm vat chất khác thông qua mạng lưới bưuchính công cộng do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính cung cấp” [4, Điều

10] Định nghĩa trên liệt kê các dịch vụ bưu điện cung cấp, chưa chuyên biệt hóa

dịch vụ bưu chính chuyền phát (bao gồm cả dịch vụ chuyền tiền) Pháp lệnh Bưu

Trang 19

chính Viễn thông năm 2002 ra đời đã điều chỉnh định nghĩa trên nhằm phù hợp vớibản chất của nên kinh tế thị trường, dịch vụ bưu chính “là dịch vụ nhận gửi, chuyênphát bưu phẩm, bưu kiện thông qua mạng bưu chính công cộng” [22, Điều 4] Phạm

vi dịch vụ bưu chính tại Việt Nam vẫn bị bó hẹp so với nhiều nước trên thế giới,ảnh hưởng đến quyên lợi của Việt Nam trong quá trình hội nhập, thanh toán quốc tếtrong cung ứng dịch vụ, dẫn đến sự rắc rồi trong thực tiễn thực hiện và áp dụng văn

bản pháp luật của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Khái niệm dịch vụ bưu chính

đã có sự hoàn thiện cơ bản trong quy định của Luật Bưu chính năm 2010 và được

coi là dịch vụ chấp nhận, vận chuyền và phát bưu gửi bằng các phương thức từ diađiểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phươngthức điện tử [13, Điều 3], tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn nhà nước khác cùng được phépcung ứng dịch vụ bưu chính chuyển phát (trừ dịch vụ bưu chính công ích) Tuynhiên, theo Công ước Bưu chính Thế giới năm 2019, thì dịch vụ bưu chính bao gồmdịch vụ chuyên phát tài liệu, hàng hóa bằng phương tiện vật lý hoặc truyền đưathông điệp hoặc thông tin bang phương tiện điện tử (bưu kiện ECOMPRO) [1,Điều 37] Như vậy, là có sự khác biệt giữa nội hàm dịch vụ bưu chính của ViệtNam và thế giới, sự khác biệt này là do quan niệm nhận thức về bưu gửi tài liệuvật chất và bưu gửi điện tử, cũng như việc áp dụng công nghệ thông tin trong

hoạt động bưu chính.

Các dịch vụ bưu chính cơ bản hiện nay mà doanh nghiệp bưu chính cung cấp

có hệ thống trong nước và nước ngoài tuân thủ các quy định của pháp luật quốc gia

va được Tổ chức liên minh bưu chính thé giới UPU chấp nhận, bao gồm dịch vụchuyên phát bưu gửi có chứa tài liệu (thư, bưu thiếp, ấn phẩm, sách, báo ) , hànghóa (bưu kiện, bưu phẩm, gói nhỏ ), Những năm qua, người dân có thể lựa chọnđơn vị cung ứng dịch vụ bưu chính, dich vụ chuyển phát khác nhau với mức cước,phương thức chuyên phát đa dạng, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh và phát triển

của ngành chuyền phát bưu chính trong nước và quốc tế.

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính

1.1.2.1 Khái niệm hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính

Trang 20

Trong các giao dịch dân sự, với nghĩa chung nhất, hợp đồng là sự thống nhất

ý chí giữa hai hoặc nhiều bên tạo lập hậu quả pháp lý, là sự thỏa thuận của các bên

về việc xác lập, thay đổi hoặc cham dứt quyền, nghĩa vụ dân sự

Hợp đồng dịch vụ có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên: bên cung ứngdịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền

công khi sử dụng dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ Tương tự như trong quan hệ

dân sự, hợp đồng dịch vụ trong quan hệ thương mại cũng là hình thức pháp lý ganliền với hoạt động cung ứng dịch vụ Hoạt động cung ứng dịch vụ là hoạt động

thương mại, bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác

và nhận được khoản thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán chi phí

cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận [27]

Như vậy, dù trong quan hệ dân sự hay quan hệ thương mại, hợp đồng dịch vụ

có đối tượng là một công việc cụ thể, có thé thực hiện được, không bị pháp luật cấm

và không trái với đạo đức xã hội Theo cách hiểu này, hợp đồng cung ứng và sử

dụng dịch vụ bưu chính là sự thỏa thuận của các bên, theo đó, một bên (bên cung

cấp dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện cung cấp dịch vụ cho một bên (có nhu cầu sử

dụng dịch vụ) và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (được gọi là khách hàng) có

nghĩa vụ thanh toán cho bên cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận

Từ những đặc thù riêng của lĩnh vực bưu chính, Điều 8 Luật Bưu chính 2010

đã đưa ra quy định định nghĩa:

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính là thoả thuận giữa doanhnghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi, theo đó doanh nghiệp chấp nhận,vận chuyền và phát bưu gửi đến địa điểm theo yêu cầu của người gửi và người gửiphải thanh toán giá cước dịch vụ bưu chính Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụbưu chính được giao kết bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi Dấu ngàyhoặc các thông tin xác định thời gian và địa điểm chấp nhận bưu gửi là căn cứ xácđịnh trách nhiệm của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính [13, Điều 8]

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có thể bao gồm các loại

sau đây:

Trang 21

(i) Theo hình thức giao kết hợp đồng có thé phân loại thành Hợp đồng cungứng và sử dụng dịch vụ bưu chính truyền thống và Hợp đồng cung ứng và sử dụng

dịch vụ bưu chính điện tử.

- Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính truyền thống được giaokết với nhau qua các phương thức giao dịch truyền thống như văn bản giấy, băngcác hành động nhận gửi cụ thê Đối với loại hợp đồng này, các bên tham gia cùng

ký vào văn bản là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực Chữ ký là bất kỳ biểu tượngnào như chữ viết bằng tay, đóng dấu, điểm chỉ được chấp nhận bởi các bên vớimục đích là xác thực nội dung hợp đồng

- Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính điện tử là những hợp

đồng được ký kết giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ bưu chính

thông qua phương thức trao đôi các thông điệp dữ liệu thông qua các phương tiệnđiện tử (thường là chữ ký số) có kết nối mạng toàn cầu thông qua việc sử dụngphương tiện truyền dữ liệu điện tử và có giá trị pháp lý như thông báo bằng văn bản

(ii) Theo người sử dụng dịch vụ bưu chính có thé phân loại thành Hợp đồngcung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính với khách hàng lẻ và Hợp đồng cung ứng và sửdụng dịch vụ bưu chính cho khách hàng có nhu cầu chuyền phát thường xuyên

- Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính với khách hàng lẻ (kháchhang sử dụng tiền mặt thanh toán tại quay) là hợp đồng với khách hang cá nhân, tô

chức, pháp nhân nhưng được giao kết thông qua hành vi nhận gửi thực tế tại bưu

cục, điểm giao dịch của công ty kinh doanh dịch vụ bưu chính và được cung cấpchứng từ nhận gửi, chứng từ nhận gửi có giá trị như Hợp đồng cung ứng và sử dụng

dịch vụ bưu chính, thường có phương thức thanh toán ngay khi thực hiện nhận gửi.

- Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính cho khách hàng có nhucầu chuyên phát thường xuyên (khách hàng nợ cước) là hợp đồng được kết thườngbằng văn bản giấy hoặc điện tử, thường có phương thức thanh toán theo thời gian

thỏa thuận.

(iii) Theo người thanh toán cước có thé phân loại thành: Hợp đồng cung ứng

và sử dụng dịch vụ bưu chính do người gửi ký kết và thanh toán cước; Hợp đồng

Trang 22

cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính do người gửi ký kết để người nhận thanhtoán tiền; Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính do người nhận ký kết

dé người nhận thanh toán tiền;

- Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính do người gửi ký kết và

thanh toán cước: là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và

khách hàng là người gửi, theo đó doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyên phát sẽ

cung ứng dịch vụ cho khách hàng và khách hàng có trách nhiệm thanh toán cước

chuyên phát cho bên cung ứng dịch vụ

- Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính do người gửi ký kết đểngười nhận thanh toán tiền cước: là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp cung ứng dịch

vụ bưu chính và khách hàng là người gửi để chỉ định thu cước phí chuyên phát từ

người nhận khi phát bưu gửi Trường hợp người nhận không trả cước, cước phí sẽ

do người gửi chịu trách nhiệm thanh toán.

- Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính do người nhận ký kết và

thanh toán cước: là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và khách hang là người nhận và dam bảo khách hàng chịu trách nhiệm thanh toán toàn

bộ cước phí đối với các bưu gửi được phát đến cho người nhận

1.1.2.2 Đặc điểm của hợp đông cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính về cơ bản là hợp đồng dân

sự, thương mại, nên khi giao kết hợp đồng, các bên cũng thể hiện rõ ý chí của mình

va được thé hiện dưới các hình thức khác nhau Nhằm bảo vệ quyền lợi của người

sử dụng dịch vụ và tạo điều kiện giao dịch chung đối với doanh nghiệp bưu chính,các doanh nghiệp bưu chính phải tuân thủ quy định chỉ tiết về nội dung chuyênngành tôi thiểu theo quy định của pháp luật, mức bồi thường tối thiểu theo quy địnhcủa pháp luật bưu chính Tuy nhiên, việc áp dụng hợp đồng theo mẫu còn phụthuộc vào sự phức tạp và mức giá trị hợp đồng, các doanh nghiệp được phép thỏathuận với nhau về các nội dung khác trong hợp đồng nhưng phải tuân thủ pháp luật

và đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch

vụ bưu chính đa dạng về hình thức, nhưng tùy từng đối tượng người sử dụng dịch

Trang 23

vụ mà doanh nghiệp bưu chính linh hoạt lựa chọn các hình thức đưa ra phù hợp với

thực tiễn cuộc sống nói chung cũng như hoạt động thương mại nói riêng, thể hiệnnguyên tắc pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền tự do, quyền tự định đoạt Ưu điểmcủa việc sử dụng hợp đồng theo mẫu khi cung cấp dịch vụ bưu chính là việc rútngắn thời gian đàm phán, xây dựng nội dung hợp đồng, tạo điều kiện tối đa tớiquyền lợi của khách hàng Bên cạnh đó, vẫn còn ton tại nhưng hạn chế khi áp dụnghợp đồng theo mẫu là một số quy định gây bắt lợi cho người sử dụng dịch vụ trong

VIỆC giao kết hợp đồng: người sử dụng dịch vụ có thé chưa nhận thức được đầy đủ

các nội dung trong hợp đồng theo mẫu bởi thiếu nội dung giải thích và đôi khikhông rõ ràng Về cơ bản, hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có cácđặc điểm chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, hợp đông cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính là thỏa thuậnpháp lý mang tính thương mại, phức tap và cước phi được công bó công khai theotừng loại dịch vụ chuyển phát Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính làthỏa thuận làm phát sinh, thay đổi hoặc cham dứt quyền và nghĩa vụ của các bên vềmột hoặc nhiều dịch vụ bưu chính Việc thực hiện hợp đồng cung ứng và sử dụngdịch vụ bưu chính mang đến cho các bên những lợi ích, quyền lợi nhất định Bêncung ứng dịch vụ bưu chính sẽ nhận nhận được tiền thù lao sau khi hoàn thànhnghĩa vụ cung ứng, bên sử dụng dịch vụ đạt được yêu cầu chuyên phát bưu gửi của

mình đến tay người nhận và hoàn thành nghĩa vụ trả tiền Hợp đồng cung ứng và sử

dụng dịch vụ bưu chính có tính phức tạp do là sản phẩm vô hình, bởi vậy, với từng

loại dịch vụ phải có mô tả rõ các chỉ tiêu đo lường chất lượng khi thực hiện công

việc, thời gian thực hiện và hoàn thành, quyền và nghĩa vụ của các bên dé tránhnhững xung đột có thé xảy ra trong quá trình thực hiện Giá/phí dich vụ bưu chính,mức chiết khấu thương mại có thé do các bên thỏa thuận nhưng vẫn phải dam bảotuân thủ quy định của pháp luật Các thông tin trên phải được niêm yết công khaitrên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử của mình vềcác thê lệ vận chuyền, bảo hiểm và bên khách hàng buộc phải tuân theo những điềukiện này khi tham gia giao dich mà không có quyền yêu cầu hủy bỏ hoặc sửa đôi

Trang 24

Điều kiện giao dịch chung có thể không được ghi trong hợp đồng nhưng vẫn đượccoi là một phần không tách rời của hợp đồng, phải được với cơ quan báo cáo nhànước có thâm quyền và được công bố rộng rãi, công khai.

Thứ hai, hợp đông cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính là hợp dong song

vụ, hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng gia nhập và mang tính chất dén bù Hợpđồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bản chất là sự thỏa thuận giữa hai bênchủ thé, là sự thống nhất ý chí được thé hiện thông qua hợp đồng trên cơ sở bìnhđăng về địa vị pháp lý Vì vậy, các bên có quyền ngang nhau trong quá trình đàmphán đi đến thống nhất quyền và nghĩa vụ của mình Bên cung ứng và bên sử dụngdịch vụ bưu chính có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau theo thỏa thuận

Trường hợp một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận, bên còn lại có

quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ tương ứng Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụbưu chính có đặc trưng cơ bản của hợp đồng song vụ là chủ thé này thực hiện nghĩa

vụ là cơ sở dé chủ thé còn lại thực hiện nghĩa vụ tương ứng đã thỏa thuận trong hợpđồng Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính cũng mang tính đền bù sau

khi thực hiện nghĩa vụ cho bên đối tác sẽ nhận được những lợi ích vật chất ngược

lại từ phía bên kia Bên cung ứng dịch vụ bưu chính thực hiện việc chuyền phát theoyêu cầu của khách hang và nhận được cước phi mà bên sử dụng dịch vụ chi trả.Thời điểm trả tiền dịch vụ các bên thỏa thuận trong hợp đồng với nhiều hình thức

như thanh toán tiền mặt tại quầy, ký quỹ, thanh toán theo tháng Trường hợp

khách hàng không trả tiền dịch vụ được coi là vi phạm nghĩa vụ thì có thể tiếp tụcthực hiện nghĩa vụ đã vi phạm và/hoặc bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận tronghợp đồng (thường là phạt lãi chậm thanh toán hoặc bên cung ứng tạm dừng nghĩa

vụ cung cấp dịch vụ của mình)

Thứ ba, hợp dong cung ứng và sử dung dich vụ bưu chính có tính rủi ro cao.Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có liên quan trực tiếp đến hoạtđộng vận tải (đi bộ, đi tàu, đi đường biển, đường bay trong và ngoài nước), thôngqua vận tai dé di chuyền vi trí hàng hóa mà không thay đổi hình dáng, kích thước,tính chat lý hóa của đối tượng chuyên chở; đảm bảo an ninh, an toàn bưu gửi Trong

Trang 25

quá trình dịch chuyên bưu gửi có thé xảy ra hư hại do xếp dỡ, nâng hạ, vận chuyềnqua nhiều công đoạn, nhiều chủ thể và qua nhiều quốc gia, nhiều lãnh thổ biên giới

khác nhau nên dễ xảy ra rủi ro, thiệt hại.

Thứ tư, hop dong cung ứng và sử dung dich vụ bưu chỉnh có thể là hop đồngdịch vụ vì lợi ích của người thứ ba Trong nhiều trường hợp, hợp đồng cung ứng và sử

dụng dịch vụ bưu chính do hai chủ thê giao két, nhưng thực hiện vi lợi ích của người

thứ ba (người nhận hang) Người nhận cũng được coi là người sử dụng dịch vụ, có

quyền nhận hàng hóa và đặt ra các yêu cầu khác Người nhận hàng có thể không thamgia vào quá trình đàm phán hợp đồng nhưng có quyền yêu cầu cung ứng dịch vụ bưuchính phải giao hàng đúng thời hạn tại địa điểm như trong hợp đồng

Thứ năm, hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính điện tử có sựtham gia điều tiết của các chủ thể trung gian cung cấp nên tảng công nghệ và chủthể cung cấp dich vụ chứng thực chữ ký số Việc bỗ sung hình thức giao kết hợpđồng điện tử do các chủ thể ký kết thông qua các phương tiện điện tử như điệnthoại, fax, Email , các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, các mạng máy tínhkết nối với nhau Vì vậy, bên cung cấp đường truyền internet, mạng viễn thông, và

hạ tầng thiết bị đầu cuối, thiết bị ký số có thể coi là bên trung gian liên quan đếnhợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính điện tử và chịu trách nhiệm cungcấp cho các bên dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử Bên thứ ba này không tham giatrực tiếp vào việc ký kết hợp đồng nhưng cung cấp dịch vụ nền tảng công nghệ thựchiện việc gửi và lưu trữ thông tin giữa các bên nhưng có vai trò rất quan trọng trongviệc xác định độ tin cậy của chữ ký điện tử, của thông điệp dữ liệu trong giao kếthợp đồng, đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý của giao dịch,

Thứ sáu, hop đông cung ứng và sử dung dịch vụ bưu chính có thể có yếu toquốc tế: Hợp đồng cung ứng và sử dụng dich vụ bưu chính có thé được ký với cácđối tác có vốn đầu tư nước ngoài, đối tác có thể thành lập ở Việt Nam, có trụ sở ởViệt Nam hoặc đối tác hoàn toàn ở ngoài lãnh thé Việt Nam có nhu cầu chuyền phátbưu gửi qua nhiều lãnh thổ sẽ phải chịu sự điều chỉnh bởi luật của các quốc gia mà

nó đi qua.

Trang 26

1.1.3 Vai trò của hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có ý nghĩa to lớn trong đời

số kinh tế, xã hội và được thê hiện ở vai trò chủ yếu sau đây:

Một là, hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính là cơ sở pháp lý đểdoanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính thực hiện việc cung cấp dịch vụ chokhách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyên bưu chính

Hai là, hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính sẽ bao gồm quátrình đàm phán, xây dựng và hoàn thiện các điều khoản đã được các bên thỏa thuận.Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính thông qua hợp đồng để miêu tả nội dung

cơ bản, cu thể hóa dịch vụ chuyên phát cung cấp và hạn chế những rủi ro trong hoạt

động kinh doanh.

Ba là, hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính là cơ sở để doanh

nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính xác định quyền và nghĩa vụ của của các chủ

thé thông qua những điều khoản cơ bản đã cam kết trong quá trình giao kết.Ngoài các nội dung quy định về quyền và nghĩa vụ co bản căn cứ theo pháp luậtquy định về hợp đồng thì các bên có thể sẽ quy định cụ thể về thời gian cung cấpdịch vụ, phương thức đánh giá chất lượng phục vụ, sự tín nhiệm hài lòng củakhách hàng, tiến độ thực hiện nghĩa vụ thanh toán, quy định phạt, bồi thường khi

vi phạm hợp đồng

Dịch vụ bưu chính nói chung hay dịch vụ chuyển phát nhanh nói riêng làngành dịch vụ truyền thống, có cơ sở hạ tầng phục vụ trên cả nước, góp phần cho sựphát triển nền kinh tế ngày nay Sự phát triển của ngành bưu chính cũng góp phầnphan anh sự phat triển của xã hội va phát triển của nền kinh tế Ngược lại, quá trìnhhiện đại hóa kinh tế quốc gia theo định hướng phát triển chính phủ số cũng đã thúcđây và có yếu tô quyết định đến sự phát triển của ngành bưu chính Như vậy giữa sựphát triển của nền kinh tế và sự phát triển của ngành bưu chính có mối quan hệ tác

động qua lại chặt chẽ với nhau.

Trang 27

1.2 Pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính

1.2.1 Khái niệm và nguồn pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dung dịch vụ

bưu chính

1.2.1.1 Khái niệm pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính

Theo lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, pháp luật được hiểu là hệthống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và mang tínhbắt buộc thực hiện với mọi chủ thê trong xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hộivới mục đích duy trì trật tự và én định xã hội vì sự phát triển bền vững của xãhội Từ đó, pháp luật về hợp đồng nói chung được hiểu là tổng hợp các quy phạmpháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng.Trong nền kinh tế thị trường, pháp luật về hợp đồng đóng vai trò là công cụ chính

đảm bảo cho những hoạt động trao đôi hàng hóa, dịch vụ diễn ra trong trật tự.

Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật điều chỉnh các quan hệ về hợp đồng đượcquy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau Ngoài những quy định về hợpđồng trong Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, còn có thể tìm thấy nhiều quy địnhliên quan đến hợp đồng trong các văn bản pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực chuyên

ngành như: Điện lực, tín dụng, ngân hang, bảo hiểm, xây dựng, vận chuyền, đầu tư,

chuyền giao công nghệ, đất đai, bưu chính, viễn thông Tuy nhiên, trong hệ thốngcác văn bản pháp luật về hợp đồng, Bộ luật Dân sự chứa đựng những quy địnhchung, áp dụng cho mọi quan hệ hợp đồng, trong đó có hợp đồng cung ứng và sử

dụng dịch vụ bưu chính.

Với cách hiểu và phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm pháp luật về hợpđồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính như sau: “Pháp luật về hợp đồngcung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính là tong hợp các quy phạm pháp luật doNhà nước ban hành điều chỉnh các vẫn đề liên quan đến cung ứng, sử dung dich

vụ bưu chính có tính bắt buộc áp dụng hoặc hướng dẫn áp dụng doi với các chủthể, được bảo đảm bởi cơ chế thực thi của Nhà nước”

Với tư cách là lĩnh vực pháp luật về hợp đồng chuyên ngành, pháp luật về hợpđồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính cũng quy định rõ về bản chất của hợpđồng và các nguyên tắc giao kết hợp đồng: điều kiện và thủ tục giao kết hợp đồng; cácđiều kiện có hiệu lực của hợp đồng và các trường hợp hợp đồng vô hiệu; đại điện và uỷ

Trang 28

quyền ký kết hợp đồng; sửa đổi, bổ sung, chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo hợpđồng, chấm dứt, thanh lý hợp đồng; các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợpđồng: thực hiện hợp đồng: trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng

1.2.1.2 Nguồn pháp luật về hợp dong cung ứng và sử dung dich vụ bưu chính

Nguồn chủ yếu của pháp luật về hợp đồng tại Việt Nam bao gồm Bộ luậtDân sự, Luật chuyên ngành áp dụng cho các hợp đồng trong những chuyên ngành

riêng biệt, các điều ước quốc tế, án lệ và lẽ công bằng Vai trò của luật thành văn là

nguồn pháp luật chính của hợp đồng Ngoài ra, chủ trương, chính sách của Nhànước, quan điểm hướng dẫn của các cơ quan nhà nước, án lệ, điều ước quốc tế cũng là nguồn được sử dụng để áp dụng cho các loại hợp đồng có tính đặc thù

Đối với hợp đồng cung ứng và sử dụng dich vụ bưu chính, nguồn pháp luậtđiều chỉnh quan hệ hợp đồng loại này cũng rất đa dang, ton tại trong nhiều dang

thức khác nhau:

Thứ nhất, hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính trước tiên đượcđiều chỉnh bởi các văn bản chung về hợp đồng, đó là Bộ luật Dân sự - Bộ luật điềuchỉnh các vấn đề pháp lý liên quan đến giao dịch và thỏa thuận dân sự Liên quanđến hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ , hợp đồng cung ứng và sử dụngdịch vụ bưu chính còn chịu điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005 quy địnhchung về hợp đồng dịch vụ thương mại, luật doanh nghiệp quy định chung về hoạtđộng doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn về thương mại điện tử và Luật Bảo vệ

người tiêu dùng năm 2010

Thứ hai, hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được điều chỉnhbởi pháp luật chuyên ngành về bưu chính Pháp luật điều chỉnh lĩnh vực bưu chínhhình thành từ rất sớm tuy nhiên trong các văn bản quy phạm pháp luật bưu chínhtrước Luật Bưu chính 2010 đều chưa xuất hiện quy định về hợp đồng cung ứng và

sử dụng dịch vụ bưu chính do thời kỳ đầu, dich vụ bưu chính chủ yếu dịch vụ côngích do Bưu chính Việt Nam cung cấp Tuy nhiên, chỉ khi Luật Bưu chính năm 2010được ban hành, Nhà nước mới cơ bản hoan thiện các quy định điều chỉnh riêng vềcung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính và có văn bản hướng dẫn (Nghị định số47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số

Trang 29

nội dung của Luật Bưu chính và được sửa đôi bố sung tại khoản 14 Điều 1 Nghịđịnh số 25/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2022) về hình thức, nội dung hợpđồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính, các chủ thể của hợp đồng, tráchnhiệm giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại

Thứ ba, trong trường hợp vận chuyền các hàng hóa bưu chính qua đường bộ,đường thủy, đường hàng không liên quan đến các quy định về giao thông, thì Luật

Giao thông đường bộ, Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng và các văn bản

hướng dẫn thi hành cũng có quy định liên quan Trường hợp hợp đồng được thựchiện bằng phương thức dit liệu điện tử còn được điều chỉnh bằng những quy định về

công nghệ thông tin, thương mại điện tử Ngoai ra, văn bản hướng dẫn của Bộ

Thông tin và Truyền thông, Hải Quan, Tòa án nhân dân có liên quan đến hợp đồngcung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính cũng được xem xét coi như nguồn của phápluật Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính

Thứ tw, hợp đồng cung ứng và sử dụng dich vụ bưu chính còn có thé đượcđiều chỉnh bởi các điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực bưu chính, cụ thé:

- Đối với hàng hóa vận chuyên qua đường bưu chính quốc tế chiều đi, nguồnluật điều chỉnh gồm các điều ước quốc tế, các hiệp định mà Việt Nam đã ký kếthoặc là thành viên và các cam kết quốc tế khác của Việt Nam, pháp luật quốc giacủa nước đến về bưu chính như: Công ước Bưu chính quốc tế (2019); các quy địnhliên quan đến nhập khẩu, Luật bưu chính của các nước nhận; Công ước Quốc tế

buôn bán các loại động thực vật hoang dã (Quy ước Cites); Công ước Warsaw (1929), Công ước Montreal (1999); Công ước CMR (1956); Công ước Liên Hop

quốc (1980)

- Đối với hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường biển ngoài các nguồn luậtđiều chỉnh là pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán, thói quen hàng hải, cácbên cũng có thé sử dụng hợp đồng theo mẫu được các tổ chức quốc tế, các hiệp hộikhuyến nghị sử dụng, vi dụ như: Công ước vận chuyên hàng hóa bằng đường biển

(1978); Hiệp định vận tải qua biên giới (1999); Hiệp định khung vận tải đa phương thức ASEAN (2005)

+ Đối với hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không, có Công ước thống

Trang 30

nhất vận chuyền (1929); Nghị định thư (1955); Công ước Vacsava (1975) và Côngước Montreal (1999); Công ước quốc tế vận tải đa phương thức (1980); Công ướcthống nhất thủ tục hải quan Kyoto (1973)

Thứ năm, tập quán, án lệ, lẽ công bằng cũng được xem như nguồn pháp luật vềhợp đồng Việt Nam và được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại

2005, Bộ luật Tổ tụng dân sự 2015 Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam,chưa có án lệ liên quan đến tranh chấp hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưuchính, chưa có cơ sở dit liệu tổng hợp liên quan đến tập quán trong nước và chưa cóhướng dan cụ thé của các cơ quan nha nước về áp dụng lẽ công bằng trong giải quyếtvan đề xét xử và giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng cung ứng va sử dụngdịch vụ bưu chính nên nguồn pháp luật điều chỉnh trên còn ít ỏi, thiếu cơ sở áp dụng

Một số tập quán quốc tế thông dụng chủ yếu áp dụng chung với hợp đồngnhư quy tắc và thực hành chung về tín dụng chứng từ (UCP), các điều khoảnINCOTERMS về điều khoản thương mại quốc tế của ICC, chưa có nhiều tậpquán liên quan đến lĩnh vực bưu chính, chủ yếu được áp dụng trong hợp đồnglogistic Như vậy, với nguồn pháp luật chủ yếu của hợp đồng cung ứng và sử dụngdịch vụ bưu chính tại Việt Nam chủ yếu là văn bản pháp luật và điều ước quốc tế

liên quan trong lĩnh vực bưu chính.

1.2.2 Nội dung pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính

Một là, nhóm quy định về chủ thể của hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ

(i) Điều kiện của người sử dụng dịch vụ chuyên phát bưu chínhVới cá nhân, phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc có năng lực hành

vi không đầy đủ (năng lực hành vi một phần) nhưng tuân thủ các quy định của pháp

luật dé có thé tham gia vào hoạt động bưu chính

Trang 31

Đối với pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác: Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác làchủ thể của Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính là các tổ chức có đăng

ký kinh doanh hợp pháp, đủ điều kiện để thực hiện ký kết hợp đồng và được gửi hànghóa qua đường bưu chính (đặc biệt là các hàng hóa có điều kiện), việc xác nhận giaodịch thông qua người đại diện hợp pháp nhưng phải nằm trong phạm vi đại diện vàphải phù hợp với giới hạn về lĩnh vực hoạt động của các chủ thể

(ii) Điều kiện của bên cung ứng dich vụ bưu chính chuyền phátChủ thé kinh doanh dich vụ bưu chính phải là doanh nghiệp được đăng ký

kinh doanh theo quy định của pháp luật Việc kinh doanh dịch vụ bưu chính phải

đáp ứng yêu cầu, điều kiện riêng về pháp lý, đăng ký và phải có giấy phép theo quyđịnh của pháp luật Việc ký kết hợp đồng được thực hiện thông qua người đại diệntheo pháp luật hoặc theo ủy quyền nội dung phạm vi công viéc

Hai là, nhóm quy định về hình thức của hợp đồng cung ứng và sử dụng dich

vụ bưu chính

Pháp luật Việt Nam điều chỉnh chặt chẽ hình thức hợp đồng cung ứng và sửdụng dịch vụ bưu chính, tuy nhiên, thực tế hình thức hợp đồng do các bên tự địnhđoạt bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thé, nhưng không chấp nhậnhình thức lời nói trong hoạt động bưu chính Với những hợp đồng thực hiện trongthời gian dài, thường xuyên trong quá trình thực hiện hợp nên lập hợp đồng bằngvăn bản (hợp đồng điện tử, hợp đồng văn bản) Trường hợp thời gian thực hiện dịch

vụ ngắn theo ngày, theo lần, giá trị phần hợp đồng hay cước dịch vụ thấp thì thườngcác bên không lựa chọn hình thức ký hợp đồng văn bản do tính phức tạp, thời gianthương thảo, ký kết hợp đồng kéo dài là không cần thiết, hành vi gửi hàng hóa tạibưu điện/văn phòng đại diện và đồng ý cho nhận gửi và thanh toán cước là hợpđồng đạt thành cam kết

Ba là, nhóm quy định pháp luật vé nguyên tắc giao kết hợp đồng cung ứng

và sử dụng dich vụ bưu chính

Là một quan hệ hợp đồng trong điều kiện kinh tế thị trường, hợp đồng cungứng và sử dung dịch vụ bưu chính chịu sự điều chỉnh của các nguyên tắc và quyđịnh chung của pháp luật về hợp đồng Tuy nhiên, về phần mình, với tư cách là

Trang 32

quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực chuyên ngành về bưu chính, hợp đồng cung ứng

và sử dụng dịch vụ bưu chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

(i) Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận hợp đồng

Tự do hợp đồng có thé hiểu là việc các cá nhân được quyền tự do thỏa thuận

giữa họ với nhau về các điều kiện, điều khoản của hợp đồng, không có sự can thiệp

của các cơ quan nhà nước hay các yếu tố khách quan bên ngoài Học thuyết tự do ýchí dẫn đến hệ quả coi hợp đồng là nguồn quan trọng nhất của nghĩa vụ pháp lý.Hợp đồng có nhiệm vụ đảm bảo sự tự do ý chí của các bên Tự do ý chí là vấn đềquan trọng của hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính, như vậy, conngười chỉ bị ràng buộc bởi ý chí của chính mình và có quyền định đoạt tất cả những

gì thuộc về minh Đối với hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính mà cácchủ thé chỉ có trụ sở ở trong nước, các bên thé hiện tự do ý chí trong việc thỏa thuậnliên quan đến nội dung của hợp đồng như quyền và nghĩa vụ các bên, điều khoảnphí dịch vụ, phương thức thanh toán, chấm dứt hợp đồng, hiệu lực hợp đồng Cácquyền lợi trên đã được nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp và Bộ luật dân sự 2015,theo đó, người dan được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cam va hanchế các bên tự nguyện thực hiện giao kết hợp đồng mà không bị ép buộc, cưỡngbức Theo quy định tại Luật thương mại 2005, các bên trong quan hệ hợp đồngthương mại có quyén tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật,thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ khi thamgia hoạt động thương mại Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền cơ bản đó.Trong hoạt động thương mại nói chung, hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu

chính nói riêng các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi

áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nảo.

(ii) Nguyên tắc thiện chí, trung thựcTrong mọi hoạt động, bất cứ ai cũng mong muốn được đối xử thiện chí,trung thực, không bị lừa dối Nguyên tắc này cũng được pháp luật các nước ghinhận trong Hiến pháp và các bộ luật dân sự 2015 Nguyên tắc thiện chí còn thể hiện

ở việc các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng nói chung và hợp đồng cung ứng

và sử dụng dịch vụ bưu chính nói riêng, nếu gặp khó khăn thì phải thiện chí giúp đỡ

Trang 33

nhau dé cùng hoàn thành nghĩa vụ Nếu có bat đồng xung đột thì việc đầu tiên là các

bên phải thiện chí trong thương lượng, hòa giải, hợp tác Trường hợp các bên không

thê đàm phán được mới cần đến các cơ quan tài phán như trọng tài hoặc tòa án

(iii) Nguyên tắc bình dang, các bên cùng có lợiNguyên tắc trên đây là yếu tố cơ bản trong chế độ nhà nước pháp quyền,được ghi nhận trong Hiến pháp Nguyên tắc bình dang thé hiện ở chỗ, trong quan hệgiữa các thương nhân, cá nhân và các tô chức thương mại với nhau, bình đăng nhaukhi hợp tác, ký kết hợp đồng Các chủ thể đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhautrong việc xác lập, thực hiện mọi quan hệ và giải quyết tranh chấp Nguyên tắc bìnhđăng, không phân biệt đối xử có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo công bang xãhội, hạn chế đặc quyền đặc lợi, cạnh tranh không lành mạnh khi lợi dụng sự yếu thếcủa một bên về kinh tế Các giao dịch thương mại không đảm bảo bình đẳng có thê

coi là vô hiệu.

(iv) Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý thông điệp dữ liệu điện tửNguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu điện tử làmột nguyên tắc mới đáp ứng thời đại công nghệ số hiện nay, theo đó, hợp đồngcung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có thể ở dạng dữ liệu điện tử Và khi giaokết trên các phương tiện điện tử, nó đều có giá trị pháp lý như văn bản giấy

(v) Nguyên tắc áp dụng pháp luật bảo vệ người tiêu dùngHợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được giao kết dưới dạngđiện tử hay dưới dạng truyền thống đều phải áp dụng nguyên tắc pháp luật bảo vệquyền lợi của người tiêu dùng trong Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 Nguyên tắcnày có thể được áp dụng trong trường hợp hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụbưu chính có sử dụng điều kiện giao dịch chung bất bình dang gây thiệt hại chongười sử dụng dịch vụ, thì lúc đó, cần có pháp luật bảo vệ người tiêu dùng được ápdụng trước tiên nhằm bảo vệ bên chủ thé yếu thé hơn trong quan hệ hợp đồng (đặcbiệt trong hợp đồng theo mau do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụsoạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng)

Bon là, nhóm quy định pháp luật về giao kết hop đồng cung ứng và sử dụng

dịch vụ bưu chính

Trang 34

Cũng như quy định chung điều chỉnh việc giao kết hợp đồng thương mại nóichung, trình tự giao kết hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính gồm haibước cơ bản là đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng.

(i) Đề nghị giao kết hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chínhCác chủ thé có mong muốn giao kết hợp đồng thì phải biểu lộ cho chủ thékhác bằng một đề nghị giao kết hợp đồng Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụbưu chính thường là do bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ bày tỏ ý chí trước, vì họ là

người có bưu gửi cần vận chuyền, có nhu cầu sử dụng dịch vụ, họ chủ động tìm nhà

cung cấp đáp ứng giá cả và yêu cầu của mình Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch

vụ bưu chính truyền thống thường có khâu hỏi giá/phí dịch vụ, sau khi giá/phí dịch

vụ thỏa mãn, bên sử dụng dịch vụ gửi đề nghị giao kết hợp đồng Đề nghị giao kếthợp đồng thường được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như văn bản, lời

nói và hành động khác.

(ii) Chấp nhận giao kết hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính

Chấp nhận giao kết hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính là sựđồng ý toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết, được thé hiện bằng các hình thức nhưvăn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể và hình thức trả lời chấp nhận giao kết hợpđồng do hai bên thỏa thuận, trả lời ngay hoặc một thời gian nhất định do hai bênthỏa thuận, thậm chí im lặng cũng có thé được coi là đồng ý giao kết hợp đồng nếucác bên có quy định Khi bên đề nghị giao kết ấn định thời gian trả lời thì việc chấp

nhận giao kết hợp đồng chỉ có giá trị khi được thực hiện trong thời hạn đó Hiện nay

với nhóm dịch vụ bưu chính đặc thù, bên cung ứng dịch vụ chủ động gửi đề xuấtgiá/phí dịch vụ, hợp đồng theo mau và/hoặc điều kiện giao dich chung Người sửdụng dịch vụ chỉ việc tích vào các mục chọn theo yêu cầu của mình như địa điểm dichuyên, giao hàng và tích vào mục hợp đồng đã được thực hiện mà không có cơ hộithương lượng hoặc thỏa thuận Theo Luật Bưu chính, hợp đồng/vận đơn được sử dụngtrong bưu chính thường gồm các điều khoản và điều kiện soạn sẵn của một trong cácbên trong hợp đồng và được báo cáo với co quan nhà nước có thầm quyên

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có thể được áp dụng hợp

Trang 35

đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung bao gồm những điều khoản soạn sẵn,được chuẩn bị trước, được sử dụng lặp lại bởi một bên và thường được sử dụng màkhông thương lượng riêng với các bên trong hợp đồng Điều kiện giao dịch chung

do bên cung ứng dịch vụ đưa ra và áp dụng chung cho bên sử dụng dịch vụ và bên

sử dụng dịch vụ chấp nhận giao kết hợp đồng thì phải chấp nhận điều kiện này Mụcdich của điều kiện giao dịch chung là giúp cho các bên giao kết dé dàng, tiết kiệmthời gian và chi phí Điều kiện giao dịch chung tách biệt với hợp đồng mang tinhchuẩn mực khái quát cao Nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản các bênthỏa thuận nhưng lại dẫn chiếu đến điều kiện giao dịch chung và nó có hiệu lực bắtbuộc Các điều khoản này dưới dạng văn bản riêng và được công bố công khai Khigiao kết hợp đồng, các bên hướng đến điều kiện giao dịch chung chính là hướng đếntính ôn định, tiêu chuẩn và thống nhất trong hợp đồng Điều kiện giao dịch chung

do một bên đưa ra nên nó thường được xây dựng theo hướng có lợi cho người soạn

ra nó, tạo lợi thế cho mình, áp đặt đối tác còn lại Để tạo sự bình đăng trong giao kếthợp đồng thì điều kiện giao dịch chung phải đảm bảo sự bình đăng giữa các bên.Trường hợp điều kiện giao dịch chung do bên cung cấp dịch vụ đưa ra có nhữngđiều khoản gây bất lợi cho khách hàng, miễn trách nhiệm của mình gây bắt lợi chokhách hàng thì điều kiện đó vô hiệu [24]

Việc áp dụng hợp đồng theo mẫu trước tiên là dé giảm thiểu thời gian đàmphán, tiết kiệm chi phí cũng như ngăn ngừa các rủi ro do nhận thức của các bêntrong hợp đồng Bên cung ứng dịch vụ đạt được nhiều lợi ích hơn, có phần ảnh

hưởng tới lợi ích của khách hàng và đôi khi đi ngược lại với lợi ích của khách hàng.

Thông qua hợp đồng theo mẫu bên cung ứng dịch vụ hình thành quy tắc riêng mình,qua đó hình thành khả năng, cơ hội và thủ thuật cạnh tranh Mặc dù hợp đồng theomẫu mang tính tùy nghi, khách hàng có thể thỏa thuận lại hoặc bảo lưu, song điều

dễ hiểu là khi thiết kế sự phân chia rủi ro pháp lý, bên cung ứng dịch vụ bao giờ

cũng tìm cách hạn chế tính tùy nghi của nguyên tắc, đưa khách hàng vào thé khó lựa

chọn, hạn chế hay vi phạm nguyên tắc tự do hợp đồng Bên cung ứng dịch vụ có thể

sử dụng các thủ thuật để phân chia rủi ro pháp lý và lợi ích một cách không côngbăng hoặc không chính đáng, bắt lợi cho bên sử dụng dịch vụ

Trang 36

Nam là, nhóm quy định pháp luật về nội dung cơ bản của hợp dong cung

ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính

(i) Chủ thé của hợp đồng ảnh hưởng đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng,nên những điều khoản về thông tin của các bên trong hợp đồng cung ứng và sửdụng dịch vụ bưu chính bắt buộc phải có trong hợp đồng bao gồm: Thông tin chủthể (tên cá nhân/tên doanh nghiệp), địa chỉ trên giấy tờ pháp lý, mã số thuế của tổ

chức/cá nhân, tên và chức danh của người đại diện theo pháp luật hoặc người được

ủy quyên (tuân thủ quy định về năng lực hành vi dân sự)

(ii) Đối tượng của hợp đồng là dịch vụ bưu chính, do người gửi sử dụng dịch

vụ, bên doanh nghiệp bưu chính có khả năng đáp ứng các yêu cầu của bên sử dụngdịch vụ nên đã xác lập quan hệ quan hệ quyền và nghĩa vụ pháp lý thông qua ký kếthợp đồng với các điều kiện sau: Dịch vụ bưu chính phải là công việc bên cung ứngdịch vụ có đủ điều kiện pháp lý để thực hiện, không trái với đạo đức xã hội, hàng

hóa vận chuyền không thuộc danh mục cam theo quy định của pháp luật Các điều

khoản cơ bản bắt buộc phải có trong hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu

chính: Loại hình dịch vụ bưu chính, khối lượng, sỐ lượng dịch vụ cung cấp, thời

gian, địa điểm phương thức cung cấp hợp đồng, chất lượng dịch vu

(iii) Điều khoản về dịch vụ bắt buộc phải có trong hợp đồng cung ứng và sửdụng dịch vụ bưu chính như: loại hình dịch vụ, khối lượng, số lượng bưu gửi, thời

gian địa điểm cung ứng dịch vụ bưu chính, chất lượng dịch vụ bưu chính, về

phí/cước dịch vụ và phương thức thanh toán của hợp đồng cung ứng và sử dụng

dịch vụ bưu chính là điều khoản quan trọng trong hợp đồng Cước dịch vụ là số tiền

mà bên sử dụng dịch vụ phải trả cho bên cung cấp dịch vụ để nhận được lợi ích làkết quả công việc là đối tượng của hợp đồng và được các bên thương thảo, đàmphán trong quá trình thực hiện hợp đồng Trong hợp đồng, thông thường các điềukhoản cước phí có thé không tồn tại do các bên tham gia hợp đồng thường tạo lậpcác hợp đồng khung/hợp đồng nguyên tắc và được thê hiện thông qua sự công bốcông khai trên website, báo giá và các hóa đơn chứng từ trong quá trình cung cấpdịch vụ Có nhiều khoản phụ thu trong trường hợp thị trường có sự biến đổi: phụ

Trang 37

phi mùa dịch, phụ phí xăng dau Các điều khoản liên quan đến phí bé sung, chi phithường đi kèm với thỏa thuận về phương thức thanh toán, như cấn trừ nhờ thu, trảtiền mặt trực tiếp hoặc chuyên khoản qua ngân hàng;

(iv) Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của chủ thé hợp đồng: Dam bảo tuânthủ các quy định Bộ luật Dân sự, pháp luật về bưu chính và các quy định liên quanđến công việc chuyên phát bưu gửi Việc tuân thủ thỏa thuận và quy định pháp lýđảm bảo quyền lợi của các bên Như vậy, pháp luật điều chỉnh các điều khoản cơbản liên quan đến quyền cung cấp thông tin, quyền thực hiện nghĩa vụ để đượchưởng cước dịch vụ, quyền được kiểm tra nội dung hàng hóa nhận gửi và từ chốicung ứng dịch vụ bưu chính với trường hợp quy định của pháp luật, quyền đượckhiếu nại, bồi thường, quyền được đảm bảo an ninh, an toàn thông tin;

(v) Điều khoản về trách nhiệm và mức bồi thường tối đa khi có vi phạm hợpđồng: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng sẽ có trường hợp một trong hai bên

không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại cho

bên kia, đặc biệt là với dịch vụ vận chuyển nhiều rủi ro như dịch vụ chuyên phatbưu chính (vận chuyền thông qua mạng lưới bưu chính, thông qua đối tác ) dédẫn đến khiếu nại về chất lượng, vi phạm hợp đồng Pháp luật Việt Nam có quyđịnh riêng về mức giới hạn bồi thường, nguyên tắc bồi thường, trách nhiệm bồithường của các bên trong quan hệ hợp đồng Trong hợp đồng cung ứng và sử dụngdịch vụ bưu chính phải quy định các biện pháp chế đối với bên vi phạm nhằm mụcđích bảo vệ bên thiệt hại nhăm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên và đảm bảoviệc thực hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng thì các bên nên thỏa thuận vềđiều kiện phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, việc vận chuyển hànghóa và dịch vụ thường qua nhiều công đoạn, giá tri lại rất lớn, bên cung ứng dịch vụkhông thể đền bù được toàn bộ giá trị tốn thất nếu có thiệt hại xảy ra trong trườnghợp thất lạc, suy suyén, hỏng hóc hàng hóa Giới hạn trách nhiệm của bên cungứng dịch vụ đặt ra là phù hợp với quy định của pháp luật do những tôn that này nằm

ngoài ý chí chủ quan của bên cung ứng dịch vụ;

(vi) Phương thức giải quyết tranh chấp: Khi xảy ra vi phạm dẫn đến tranhchấp thì các bên có thể lựa chọn các hình thức như thương lượng, hòa giải, tố tụng

Trang 38

trọng tài, tòa án, Thông thường, với các doanh nghiệp bưu chính, việc tranh chấpchủ yếu được giải quyết qua thương lượng và hòa giải, trường hợp không thỏathuận được thi các bên có thể giải quyết bằng phương thức tố tụng như trọng tàithương mại, khởi kiện ra Tòa án dân sự Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyếttranh chap trong hợp đồng cung ứng va sử dụng dịch vụ bưu chính do các chủ théthực hiện lựa chọn sao cho phù hợp nhất về quan hệ thương mại giữa các bên, thờigian và chỉ phí dành cho việc giải quyết tranh chấp, cân nhắc các ưu điểm, nhượcđiểm của từng phương thức để có quyết định hợp lý (đặc biệt là với các hợp đồng

có yếu tô quốc tế, các chủ thể cần lưu ý về việc chọn ngôn ngữ, luật điều chỉnh, cơquan giải quyết tranh chấp ngay khi ký kết hợp đồng tránh bị động trong quá trìnhgiải quyết tranh chấp

(vii) Ngoài những điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng, các bên cóthể thỏa thuận thêm một số điều khoản khác (nhưng không bắt buộc) theo nhu cầu

của hai bên, như:

- Điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng: Điều khoản về phạt vi phạm hợpđồng không bắt buộc phải có trong hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưuchính Tuy nhiên, căn cứ Luật thương mại 2005, các bên có thể thỏa thuận, ghi nhậntrong điều khoản hợp đồng về việc cam kết về phạt vi phạm hợp đồng và phải tuânthủ theo quy định của pháp luật về mức tối đa phạt vi phạm hợp đồng Nếu các bênkhông có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thì bên bị vi phạm chỉ có quyềnyêu cầu bồi thường thiệt hại

- Điều khoản về việc chấm dứt hợp đồng có thé được áp dụng khi một trongcác bên có những vi phạm cơ bản theo hợp đồng khiến cho bên còn lại không thê

đạt được mục đích ban đầu Bên cạnh việc hai bên chấm dứt hợp đồng, các bên có

quyền thỏa thuận các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với từngbên Các bên nên thỏa thuận thuận việc đơn phương cham dứt hợp đồng dù có phùhợp với những điều kiện mà hợp đồng đã quy định vẫn phải thông báo cho bên cònlai bằng văn bản, nếu không thông báo mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường

- Quy định về miễn trách nhiệm của bên cung ứng dịch vụ bưu chính: Thỏathuận miễn trách nhiệm được ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng Các bên

Trang 39

dự trù trước một số trường hợp bất khả kháng và các sự kiện xảy ra ngoài tầm kiểmsoát của bên vi phạm, không thé lường trước được và không thể khắc phục đượccho đù bên bị vi phạm đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục bao gồm nhưng khônggiới hạn: các sự kiện bất khả khang (bão lut, dịch bệnh, đình công ) do lỗi củabên còn lại (do bên gửi hàng gói bọc không đảm bảo dẫn đến hàng bị vỡ hỏng: )

do quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyền (cắm đường, phong tỏa địa chỉnhận, chỉ thị dãn cách xã hội do dịch covid, dừng vận chuyển hàng hóa đến một sốquốc gia ) Khi xảy ra các trường hợp bat khả kháng bên vi phạm có trách nhiệmthông báo cho bên kia trong một thời hạn hợp lý Các bên có thé thỏa thuận dé giahạn thời gian thực hiện việc chuyển phát bưu gửi, néu quá thời hạn nêu trên mà vankhông thê thực hiện hợp đồng thì các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng vàkhông phải bồi thường thiệt hại Trong xây dựng hợp đồng, điều khoản trên có thể

được định nghĩa, liệt kê theo thỏa thuận của các bên.

- Những trường hợp vô hiệu của hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưuchính: Nội dung trên đã được quy định trong Bộ luật Dân sự, nên không bắt buộcphải thỏa thuận trong hợp đồng Ngoài các quy định pháp lý, các bên có thể thỏathuận các trường hợp khác dẫn đến hợp đồng vô hiệu (vô hiệu toàn bộ, vô hiệu mộtphần) Tuy nhiên, việc xác định hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu có ý nghĩaquan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bảo đảm an toàn pháp lýcho các chủ thé tham gia quan hệ chuyền phát bưu chính Căn cứ quy định tại bộluật dan sự 2015, hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, cham dứt quyền

và nghĩa vụ các bên ké từ thời điểm giao kết Về nguyên tắc giao dịch vô hiệukhông làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm giao dịch được xáclập Khi giao dịch vô hiệu các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu nghĩa là phảihoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại, nếu khônghoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa

thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

- Điều khoản chung của hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính:Đối với hợp đồng bằng văn bản truyền thống, các bên có thé thoả thuận cụ thé thời

Trang 40

điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng, thời hạn thực hiện hợp đồng, việc gia hạnhợp đồng, hợp đồng sẽ được viết bằng bao nhiêu ngôn ngữ, ngôn ngữ nào sẽ giá trịkhi giải quyết tranh chấp và lập thành bao nhiêu bản dưới sự quản lý của những bênnào Ngoài ra, với hợp đồng điện tử, thường không bị giới hạn về thời gian, khônggian, giao dịch nhanh chóng, nhưng cũng phát sinh nhiều vấn đề đặc thù, như cáchxác định thời gian, địa điểm giao kết, chữ ký điện tử, sự tin cậy của chủ thể giao kết,cách tiếp cận thông tin, trình tự giao kết, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Sáu là, nhóm quy định pháp luật về việc trách nhiệm của cơ quan nhà nướctrong việc kiểm tra giám sát về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính vàdam bdo chất luong dich vu buu chinh

- Trach nhiém vé viéc quan ly chat lượng dich vu là của doanh nghiệp cung

ứng dịch vụ bưu chính nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ mà tăng cường khả năngcạnh tranh, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, khách quan, minh bạch Việcquy định trách nhiệm của doanh nghiệp bưu chính là cơ sở để xem xét trách nhiệm

và xử phạt trong trường hợp vi phạm kịp thời, chấn chỉnh các vi phạm đảm bảo việc

tuân thủ pháp luật bưu chính.

- Quy định về trách nhiệm kiểm tra chất lượng dịch vụ bưu chính của các coquan nhà nước có thâm quyền theo định kỳ, đột xuất theo đúng quy định của phápluật về nội dung, trình tự, thủ tục kiểm tra Việc quy định rõ ràng cơ quan có trách

nhiệm kiểm tra, nội dung kiểm tra về công tác lưu trữ số sách, tài liệu, chế độ báo

cáo, công khai thông tin, kiểm tra thông tin

- Quy định về việc bắt buộc công khai các thông tin về chất lượng dịch vụ

bưu chính, công khai giá cước trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và

niêm yết tại các bưu cục giao dịch để khách hàng muốn sử dụng dịch vụ được nắmbắt rõ về quy định liên quan đến chất lượng, đầu mối giải quyết khiếu nại, quy trìnhtiếp nhận và giải quyết khiếu nại, thông tin hỗ trợ khách hàng là phương thức bảo vệquyền lợi người tiêu dùng và cũng là phương thức giám sát chất lượng của doanh

nghiệp bưu chính.

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN