Với mong muốn có dit liệu cụ thé làm căn cứ cho những phân tích thực tếnhằm lý giải những băn khoăn về tôn giáo như đã nói trên và nguyện vọng đónggop những khuyến nghị cải thiện hành vi
Khách thé nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu của luận văn là tầng lớp thanh niên (16-30 tuổi) đang cư trú trên địa bàn quận Hà Đông, TP Hà NộiKhách thé nghiên cứu cần có thông tin cụ thé, khách quan về tuổi, giới tinh,nghề nghiệp, thu nhập, bối cảnh gia đinh, xã hội để làm căn cứ cho các thao tác nghiên cứu 6n định trong hệ quy chiếu đa chiều, khách quan.
Giả thiết nghiên cứu: Các yếu tố niềm tin tôn giáo, nhận thức về tôn giáo, nhu cầu thực hiện hành vi, thói quen thực hiện hành vi, mức độ thựckhai nghiên cứu trong luận văn này
Thứ nhất: Phạm vì không gian, các nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Tuy nhiên để đảm bảo tính khách quan và khả thi của đề tài, tác giả tập trung chọn mẫu dựa trên phạm vi 3-5 chùa điển hình trên địa bàn quận: Chùa Đại Khánh - Mậu lương thượng Thượng, chùa Hà Trì; chùa Ngòi
Thứ hai: Phạm vi thời gian, các thao tác nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 1/2021 tới nay.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn phân tích và làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sinh hoạt tôn giáo tại chùa của thanh niên quận Hà Đông đồng thời đo lường, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tới các hành vi sinh hoạt tôn giáo tại chùa của tầng lớp thanh niên Từ đó có cơ sở nền tảng đề đề xuất khuyến nghị nhằm nâng cao văn hóa, văn minh của tầng lớp thanh niên trong các hoạt động tôn giáo nói riêng góp phần nâng tầm nhận thức của người dân vì văn minh tôn giáo và tiễn bộ xã hội.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần phải giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu như sau.
Một là, hệ thống được cơ sở dit liệu và lý thuyết dé chỉ ra và chứng minh được các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi sinh hoạt tôn giao chùa của thanh niên trên địa ban quận Hà Đông, TP Hà Nội hiện nay.
Hai là, khảo sát sự tương tác của các yếu tố đó tới các hanh vi sinh hoạt tôn giao tại chùa của thanh niên trên địa bàn quận Hà Đông hiện nay từ đó phân tích, đánh giá và thao tác hóa bằng phương pháp nghiên cứu cụ thé phù hợp dé đo lường và đánh giá được mức độ anh hưởng của các yếu tố đó tới hành vi sinh hoạt tôn giáo tại chuà của thanh niên trên địa bàn quận Hà Đông, minh chứng bằng số liệu cụ thê.
Ba là, từ số liệu thực tế nghiên cứu tác giả cần phân tích được đặc điểm hành vi khi tham gia sinh hoạt tôn giao tại chùa của thanh niên trên địa bàn quận Hà Đông; phân tích được sự tương quan tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi sinh hoạt tôn giáo của thanh niên quận Hà Đông; đánh giá mức độ ảnh hưởng bằng kết quả nghiên cứu; dựa vào chuẩn mực của xã hội đánh giá được các hoạt động sinh hoạt tôn giáo tại chùa của thanh niên so với xu thê chung của xã hội.
Bon là, đề xuất khuyến nghị nhằm cải thiện hành vi trong các sinh hoạt tôn giao tại chùa của thanh niên, nâng cao hiệu quả sinh hoạt tôn giao tại các cơ sở từ đó góp phần xây dựng văn hóa đi chùa phù hợp với văn minh tôn giáo và tiến bộ xã hội.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quản điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo Hơn nữa, đề tài còn sử dụng cơ sở lý luận là các khung lý thuyết nghiên cứu Tôn giáo học và tiếp cận liên ngành từ xã hội học tôn giáo, triết học tôn giáo và văn hoá học tôn giáo
* Phương pháp phân tích tài liệu Đây là phương pháp cho phép tác giả có những cơ sở luận cứ và luận chứng được kế thừa từ các tác giả đi trước thông qua các tài liệu, công trình nghiên cứu đã công bố dé tìm hiểu, phân tích và làm sáng rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tôn giáo, tín ngưỡng của người đi lễ chùa nói chung và thanh niên nói riêng trong mối quan hệ so sánh, đối chiếu và tổng hợp các nội dung nghiên cứu.
* Phương pháp phóng van sâu Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhăm thu thập những dẫn chứng và hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về các yếu tố đặc trưng hành vi tin ngưỡng, tôn giáo và sự chi phối của các hành vi, những động cơ và mục đích của các hành vi này trong thanh niên tại quân Hà Đông.
* Phương pháp bảng hỏi Đây là phương pháp thông qua bảng hỏi gồm các nội dung thông tin cá nhân dé phân loại mau cùng nhiều câu hỏi được xây dựng theo các mục đích nghiên cứu nhằm lấy ý kiến đánh giá của đối tượng nghiên cứu là thanh niên quận Hà Đông, dé người viết thu thập được các thông tin định lượng.
Mẫu bảng hỏi thu về sẽ được người nghiên cứu xử lý thông qua phần mềm chuyên dụng SPSS 20.0 for window nhằm đưa ra các kết quả về xác suất và tần suất, giá tri định lượng, giá tri trung bình, biến số và mức độ tương quan, việc thống kê về hành vi và những nhân tố tác động đến hành vi của Thanh niên quận Hà Đông, Hà Nội.
Dựa trên những theo dõi, quan sát thường xuyên tại một số chùa được chọn nghiên cứu trên địa bàn quận Hà Đông, người nghiên cứu tập trung mô tả được những vấn đề thuộc hành vi tôn giáo, thời gian thực hành và các trạng thái tâm lý, tình cảm, các hoạt động và diễn tiến hành vi tôn giáo của Thanh niên tại chùa trên địa bàn quận.
5 Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ về hành vi và những yếu tố quy định, ảnh hưởng đến hành vi của thanh niên quận Hà Đông Vận dụng lý luận về tôn giáo nhằm giải thích, minh chứng và nhận diện các đặc điểm, ý nghĩa của hành vi của thanh niên quận Ha Đông nói riêng và thanh niên Việt
Nam nói chung. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thé được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo nói chung, hành vi đi chùa lễ của thanh niên nói riêng Thông qua nghiên cứu này, giúp có thể đề xuất môt số khuyến nghị nhằm phát huy những giá tri và han chế những tồn tại của hành vi trong thanh niên, góp phần định hướng, kiến tạo một môi trường thực hành Phật giáo và không gian Phật giáo cho thanh niên, đáp ứng các nhu cầu về đời sống tinh thần cho một bộ phận giới trẻ trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Kết cấu của luận vănLuận văn được kết cấu ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì nội dung luận văn gồm 3 chương:
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sinh hoạt tôngiáo tại chùa của thanh niên quận hà Đông.
Đánh giá và khuyến nghị nhằm phát huy giá trị tích cực và hạn chế tiêu cực trong hành vi sinh hoạt tôn giáo tại chùa của thanh niên quận HàLÝ LUẬN LIEN QUAN DEN DE TÀI 1.1 Những van đề lý luận liên quan đến đề tàiMột số khái niệm công cụ Trong đời sống sinh hoạt, học tập, lao động và sáng tạo hàng ngày, conngười. a) Khái niệm tôn giáo: Khi bàn đến tôn giáo là gì? hiện có rất nhiều cách hiểu khác nhau về tôn giáo, tuỳ thuộc vào hướng tiếp cận mà có thé đưa ra các phát biểu về tôn giáo Người ta có thể hiểu tôn giáo từ góc độ từ nguyên của tôn giáo là Religion, bắt nguồn từ tiếng La tinh là Religio hàm chỉ sự sting bái, sting kính hoặc tôn thờ sự thiêng liêng, mối liên hệ thân thuộc hay sự ràng buộc gan kết giữa con người với than linh Hoặc, tôn giáo đôi khi cũng được hiểu là một hệ thống thống nhất của tín ngưỡng, đức tin và văn hoá, là thế giới quan, nhân sinh quan về thế giới và con người thông qua hệ thống kinh sách, các quan niệm đạo đức hay lời tiên tri về các đắng siêu nhiên; hoặc là những hành vi, thực hành đời sống đức tin hay hành động của người tín đồ tôn thờ một vị thần, vị thánh liên qua đến những điều thiêng liêng nhất định, khó có thể chứng minh hay giải thích được Tôn giáo còn được hiểu là những tô chức tập hợp nhiều cá nhân có cùng một niềm tin, hướng đến sự thờ phụng một vị thần, vị thánh kèm theo hệ thống các nghi lễ và những quy định về điều ran, giới cắm , thường có tư cách pháp nhân, được nhà nước và xã hội công nhận Người ta có thể tiếp cận tôn giáo từ nhiều góc độ của những khoa học cụ thể như Triết học, xã hội học, tâm lý học, văn hoá học, nhân học hay cụ thé hơn là Tôn giáo học dé đưa ra những cách hiểu, các phát biểu định nghĩa về tôn giáo Đứng trên quan điểm của tôn giáo học Mác xít, các nhà kinh điền C.Mác - Ph.Ăngghen và V.I Lênin đã đưa ra các phát biéu về tôn giáo, cụ thé như, trong “Lời nói dau cuốn Góp phần phê phán triết học pháp quyên của Hêghen (1843 - 1844)”, C.Mác chỉ ra:
“Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ay Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh than Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”[5;437-438] Bên cạnh C.Mác, thi Ph.Ăngghen qua “Chống Đuyrinh (1876 - 1878)” đã tiép tuc chi ra dinh nghia về tôn giáo có tính kinh điển: “Tất cả mọi tôn giáo chăng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”[6;437].
“Luật tín ngưỡng, tôn giáo”, Điều 2, Mục 5 chỉ ra rằng: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và t6 chức”[53;3].
Thông qua những khái niệm và các hiểu về tôn giáo như trên, trong phạm vi nghiên cứu của dé tài này, chúng tôi hiểu là các hành vi tôn giáo thé hiện những hoạt động thờ cúng và thực hành nghi lễ của con người liên quan đến các vật thiêng Thể hiện thông qua một hệ thống các chuẩn mực về điều ran, giới cam cũng như các quan niệm đạo đức, luân lý, được những người có tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo thực hành trong đời sống sinh hoạt tôn giáo hàng ngày. b) Khái niệm hành vi và hành vi tôn giáo: Hành vi nói chung được hiểu là những hoạt động có ý thức của chủ thé tác động lên khách thé là môi trường bên ngoài nhằm bộc lộc tâm lý, tình cảm đến môi trường tự nhiên, xã hội và bản thân con người: “Hành vi của con người là hành động, phan ứng của chủ thé đối với môi trường tự nhiên, xã hội và với chính bản thân mình”[62;271-275].
Thông qua hành vi con người, chúng ta sẽ thấy được các vấn đề thuộc tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội được phản ảnh trong đó, nhất là sự chi phối và chủ đạo của yếu tô xã hội tác động tới hành vi con người Bên cạnh những yếu tô khách quan thuộc môi trường sống và các điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh bên ngoài thì hành vi con người còn trực tiếp bị chi phối bởi những yếu tổ bên trong thuộc về nhận thức, tư duy, thái độ, tình cảm, ý chí của chính bản thân mình Theo từ điển Tiếng Việt, hành vi “chỉ những hoạt động, phản ứng và cư xử của con người trong quá trình tồn tại và phát triển Hanh vi con người là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời gian nhất định Hành vi là thuật ngữ khái quát chỉ những hoạt động, phản ứng, phản hồi, di chuyền và tiến trình đó có thé đo lường được của bất cứ cá nhân nao”[52; 48-49].
Thật vậy, bản thân mỗi con nguoi suốt tiến trình sinh tồn và phát triển, moi hoạt động sống được diễn ra và ý thức con người luôn có sự định hướng dé lựa chọn, thực hiện một chuỗi liên tiếp các hành vi có ý nghĩa hàng ngày theo các mục đích khác nhau nhằm thể hiện sự tôn tại và phát tiên Việc con người định hướng các hành vi theo mục đích sinh tồn và đạt đến mức độ hài hoà với tự nhiên là tất yếu và cần thiết gan với không gian, thời gian và các điều kiện văn hoá, lich sử, xã hội và môi trường của từng giai đoạn cụ thé Trong hệ thống một chuỗi các hành vi sống được diễn ra hàng ngày của con người thì trong đó, hành vi được xem là sự biểu hiện và phan ảnh đời sống van hoá, tinh than va đời sống tôn giáo, ý thức niềm tin của con người Không chỉ phản ánh những nhu cầu tâm lý, nhu cầu tinh thần mà còn cho thấy được những đặc trưng đậm nét về tính xã hội, tính cộng đồng và niềm tin nhất định nhưng vô cùng sâu sắc.
Thông qua hệ thống giáo lý, giáo luật và những luân lý, đạo đức tôn giáo, hành vi tôn giáo chính là sự phản tư cho những giả trị đó Là cơ chế và hiện thực để những giá trị đó được thực thi bởi các chuẩn mực riêng biệt hướng con người đến tính thiện, làm lành, lánh ác, những giá trị nhân văn, tiến bộ cao cả Các hành vi tôn giáo ăn sâu vào nếp nghĩ, đời sống, tư tưởng, tình cảm của người có tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo Đồng thời được lưu giữ, kế thừa, trao truyền qua nhiều thế hệ từ gia đình, dòng họ, cộng đồng làng xã đến phạm vi quốc gia, dân tộc, cộng đồng tôn giáo theo hai hình thức “thành văn” và “bất thành văn” `
Trong đó, đối với tín đồ của mỗi tôn giáo, hành vi tôn giáo đồng thời cũng thể hiện chuỗi các chức năng xã hội phổ quát như bù dap về tinh thần, liên kết, giao tiếp và điều chỉnh, nhận thức, góp phần giúp cho người tín đồ vững tin và lựa chọn đức tin phù hợp với bản thân mình, được xã hội và người khác công nhận.
Nói tới hành vi tôn giáo, có thé lấy vi dụ đối với từng tôn giáo là hệ giá trị tôn giáo và quy định giáo lý, giới luật khác nhau, góp phần điều chỉnh và hiện thực hoá hành vi trong đời sống thực hành đức tin Ví như, đối với người theo Công giáo đó là những quy định về hành vi trong qua Kinh Thánh, Mười điều răn và những Bộ giáo luật; đối với người theo đạo Islam (Muslim) thì những quy định về hành vi tôn giáo được thê hiện không chỉ qua Kinh Koran mà còn được bồ sung thông quan giáo luật Shariat; đối với người theo Phật giáo thì đó tuỳ thuộc vào tông phái Đại thừa, tiêu thừa mà sẽ y cứ hành vi tôn giáo thành những quy định rõ rệt trong Tam tạng kinh điển Tất nhiên, ngoài những quy định về hành vi tôn giáo theo giáo lý, kinh sách và giới luật tôn giáo, thì hành vi tôn giáo đôi khi còn chịu sự chi phối bởi những yếu tổ thuộc về văn hoá, môi trường sống và luật tục cộng đồng mà tôn giáo du nhập vào hoặc phát sinh. c) Khái niệm hành vi sinh hoạt tôn giáo: Theo “Luật tín ngưỡng, tôn giáo”, Điều 2, Mục 10 quy định, sinh hoạt tôn giáo là “việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn gido”[53;3] Như vậy hành vi sinh hoạt tôn giáo cũng được hiểu là toàn bộ những hoạt động, ứng xử, cách thức thực hành, biểu hiện ra bên ngoài của người có tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo.
Hành vi sinh hoạt tôn giáo được thé hiện qua nghỉ lễ, đời sống tu tập của chức sắc, tín đồ và người chịu ảnh hưởng bởi niềm tin tôn giáo được diễn ra tại các cơ sở thờ tự, hoặc tại gia đình trong đời song đạo Trong các hành vi sinh hoạt tôn giáo, mỗi tôn giáo đều có quy định và lễ nghi thực hiện đặc thù Ví dụ, đối với người theo Công giáo hay Tin Lành là đi nhà thờ cầu nguyện, thờ phượngThiên Chúa vào mỗi địp cuối tuần Islam hay Cao Đài là việc đến Thánh Đường,
Thánh Thất Đối với Phật giáo, trong các hành vi sinh hoạt tôn giáo thì việc cũng là một trong những hành vi đặc biệt quan trọng, trở thành thói quen, văn hoá, truyền thống và phong tục tập quán không chỉ đối với những người quy y Tam bảo (được gọi là Phật tử), mà cả đối với những người chịu ảnh hưởng bởi văn hoá Phật giáo, từ bao đời nay bám chắc, sâu rễ trong tâm thức và hành vi nhiều người dân Việt Nam.
Hành vi đi lễ chùa được hiểu là hoạt động thực hành nghi thức của những người Phật tử nói riêng và những người chịu ảnh hưởng của văn hoá Phật giáo nói chung đến các Thiền tự Phật giáo để chiêm ngưỡng, bái vọng nhằm thể hiện tâm tư, tim cảm, nguyện vọng và sự cầu xin để được che chở, cứu giúp, được giãi bày, gửi gắm tâm tư, tình cảm ước mong của một bộ phận, một nhóm người trong xã hội “Là những hành động, phan ứng có ý thức của chủ thé đối với môi trường, với người khác và đối với bản thân, thể hiện qua cách thức ứng xử của chủ thé trong quá trình đi lễ chùa”[62;271-275]
Tác giả Phạm Thị Thương chia hành vi đi lễ chùa được thể hiện qua những hành động, phản ứng cụ thê tại chốn thiền môn trên 5 khía cạnh cơ bản:
Thứ nhất, về trang phục đi lễ chùa, theo quy định của chốn thiền môn yêu cầu can kín đáo, mặc quan áo dai Đối với Phật tử, yêu cầu trang phục là áo tràng, áo lam.
Thứ hai, về lễ vật quy định là hương hoa, oản quả Riêng đối với chính điện thờ Phật tuyệt đối không được đặt lễ mặn, chỉ dâng lễ chay Đối với các chùa Bắc tông, lễ mặn chỉ đặt ở ban Đức Ông và Ban thờ Mẫu hoặc nhà Mẫu.
Thứ ba, về cầu nguyện, đỉnh lễ, cầu xin may mắn, an lạc, quốc thái dân an, thân tâm thanh tinh, tinh tấn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sinh hoạt tôn giáoNhư trên đã trình bày, hành vi sinh hoạt tôn giáo của con người là một hệ thong chuỗi quy định về chuẩn mực và trách nhiệm, nghĩa vụ mà tín đồ phải thực hiện dé thé hiện đức tin của mình Hanh vi sinh hoạt tôn giáo của con người chịu sự chi phối và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả khác quan và chủ quan, trực tiếp và gián tiếp Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi không thé ké ra và khái quát hết, do đó, chỉ tập trung và những nhóm yếu tố căn ban quy định, tác động đến hành vi sinh hoạt tôn giáo của con người, cụ thể bao gôm các nhóm yêu tô sau:
Một là, đứng trên phương diện của đời sống cá nhân, cá thé trong xã hội, hành vi sinh hoạt tôn giáo tạo nên sự khác biệt ở thanh niên, bi quy định bởi những yếu tố cá nhân như độ tuổi, học van và trình độ nhận thức, lối sống và nhân cách, điều kiện kinh tế Độ tuổi trong phạm vi khảo sát anh hưởng đến hành vi sinh hoạt tôn giáo của thanh niên được chia thành hai nhóm: nhóm tuôi từ 16 đến 22 và nhóm tuổi từ 22 đến 30 Căn cứ để phân chia này dựa vào quá trình hoàn thiện về nhân cách và trình độ học vấn của Thanh niên Từ 16 đến 22 tuổi là lứa tuổi còn đi học, hoàn thành các bậc học từ Trung học Phổ thông đến Cao đăng, Đại học Từ 23 dé 30 tuổi là giai đoạn phan lớn Thanh niên đã bước vào độ tuôi đi làm, bắt đầu sự nghiệp và công việc, bắt đầu có cuộc sống độc lập và biết tự quản lý tài chính, tự chủ công việc và trưởng thành hơn trong tâm sinh lý của bản thân.
Những điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi tôn giáo của chính họ.
Học vấn là nắc thang phản ánh trình độ và định hướng phần nào về nhận thức, hành vi sinh hoạt tôn giáo của thanh niên Trong phạm vi nghiên cứu nay chúng tôi phân chia thành hai mức độ: Tốt nghiệp Trung học Phổ thông và Tốt nghiệp Cao Đăng, Đại học và Sau đại học.
Bên cạnh đó, nghề nghiệp cũng là yếu tổ có ảnh hưởng lớn đến hành vi sinh hoạt tôn giáo của thanh niên Các nhóm nghề nghiệp khác nhau như: công nhân, nông dân, lao động tự do, buôn bán, nội trợ, học sinh, sinh viên, cán bộ, nhân viên văn phòng, công chức, viên chức Do đặc thù của công việc và nghề nghiệp cũng sẽ tác động ít nhiều đến tư duy, nhu cầu tôn giáo, đức tin và hành vi tôn giáo.
Hơn nữa, lối sống và nhân cách sẽ tác động tới hành vi tôn giáo của thanh niên ở các khía cạnh về tần suất và mức độ chi phối của niềm tin tôn giáo, từ đó quy định thói quen tham gia vào các hoạt động của đời sống tôn giáo Mỗi người trong toàn bộ quá trình sống, hoạt động của mình đều có một sắc thái riêng, mang màu sắc cá nhân Có những người có lối sống đơn giản, hướng nội và tâm lý 6n định, thích yên tĩnh phan lớn những người này sẽ thích tham gia thực hiện hành vi tôn giáo tại những thời điểm và những nơi vắng vẻ, không ồn ào, không xô bô tại thành đường, chùa hoặc nha thờ Ngược lại, những người có lối sống năng động, hoạt náo, hướng ngoại, tích cực tham gia vào các hoạt động sẽ hướng đến các hành vi tôn giáo khác biệt như thích đi đến các nơi sinh hoạt tôn giáo vào những dịp lễ trọng, đông người, thích tham gia sinh hoạt tôn giáo tại các câu lạc bộ, các cộng đồng thanh thiếu niên tôn giáo với nhiều hoạt động vừa có tính tôn giáo, vừa thế tục Đặc biệt, tính cách của cá nhân sẽ chi phối những đặc điểm tâm lý nổi bật của thanh niên, đồng thời dẫn đến các hành vi ứng xử của họ đối với môi trường tôn giáo xung quanh, quyết định họ có tích cực hay không trong tham gia các sinh hoạt tôn giáo của nhóm và cộng đồng tôn giáo Có thể người nhút nhát, sợ sệt, ngại giao tiếp thì các hành vi, hoạt động sinh hoạt tôn giáo cộng đồng sẽ bị hạn chế Ngược lại, người tự tin, thắng thắn, năng động, sáng tạo thường sẵn sàng và tích cực tham gia các sinh hoạt tôn giáo Cá tính cũng là một căn cứ dé phân loại các hoạt động sinh hoạt tôn giáo khác nhau.
Lối sống người Việt Nam được hình thành từ các điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, tâm lý và văn hóa dân tộc Việt Nam Lối sống người Việt Nam vì thế ân chứa các đặc điểm của truyền thống dân tộc mang bản sắc con người và văn hóa Việt Nam Trong quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế, các giá trị của toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ tới lối sống của con người Việt Nam, tạo ra những chuyền biến quan trọng Bên cạnh những chiều cạnh tích cực của lối sống con người Việt Nam hiện đại là nhiều biểu hiện tiêu cực dẫn đến những hậu quả xã hội nghiêm trọng như suy giảm niềm tin xã hội, suy thoái đạo đức
Lối sống bao gồm cách thức và phong thái sống, vì vậy nó hàm chứa trong đó cả các cách thức mà cá nhân ứng xử với tôn giáo Do vậy, lỗi sống là một biến số ảnh hưởng tới hành vi tôn giáo cá nhân Không có sự khác biệt đáng ké giữa thanh niên Phật giáo và thanh niên không tôn giáo về mức độ anh hưởng của quan điểm, lối sống của người Việt Nam đến việc thực hiện hành vi tôn giáo cá nhân. Điều kiện kinh tế là một trong những vấn đề sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hành vi sinh hoạt tôn giáo Đối với nhóm học sinh, sinh viên, do điều kiện kinh tế còn phụ thuộc vào gia đình, tuy nhiên lại cũng có nhiều thời gian hơn so với nhóm thanh niên đã đi làm, có thé tự chủ về kinh tế, tài chính nhưng lại do tính chất công việc bận rộn Chính những điều này có ảnh hưởng đến việc tham gia sinh hoạt tôn giáo và hành vi đi lễ của họ.
Hai là, trong các hành vi sinh hoạt tôn giáo, các yếu tô thuộc về gia đình như truyền thống và giáo dục gia đình, vai trò định hướng của cha mẹ, anh chị em, người thân, họ hàng cũng tác động và ảnh hưởng đến thói quen, văn hoá và hành vi đi lễ của thanh niên.
Gia đình luôn được xem là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng và rèn luyện, bảo lưu, gây dựng và định hình thói quen, phong phục, tập quán và giáo dục lý tưởng, đạo đức, lỗi sống cho thanh niên Gia đình không chỉ nuôi dưỡng cá nhân nói chung, đặc biệt là thanh niên cả về vật chất lẫn tinh thần Các giá trị gia đình xây dựng là nền nếp, gia phong, lễ giáo dựa trên các chuẩn mực của xã hội là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất và tinh thần Gia đính có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và trao truyền các giá trị truyền thống, văn hóa, đạo đức, tôn giáo, các chuẩn mực xã hội Truyền thống gia đình là một yếu tố quan trọng tác động đến hành vi tôn giáo của thanh niên Đối với những gia đình có truyền thống tôn giáo lâu đời, các thế hệ nối tiếp nhau sẽ gây dựng và chịu sự chi phối của những quy định va đời sống thực hành tôn giáo Ví dụ như các gia đình Phật tử, gia đình theo Công giáo hoặc gia đình của các tín đồ Cao Đài, Hoa Hảo, các tín đồ theo Islam
Ba la, sự chi phối và ảnh hưởng bởi nhóm yếu tố thuộc về xã hội tác động tới hành vi tôn giáo của thanh niên Trong bối cảnh hiện nay, sự biến động của đời sống xã hội với những áp lực về công việc, sự phát triển của kinh tế thị trường, tốc độ toàn cầu hoá, và hội nhập quốc tế đã tác động không nhỏ đến đời sông tôn giáo nói chung và hành vi tôn giáo của thanh nhiên nói riêng Dé thích ứng với những chuyền biến xã hội đó, thanh niên phải không ngừng học tập suốt đời, trau dồi tri thức, kỹ năng và hoàn thiện bản thân mình trên mọi khía cạnh về đời sông vật chất lẫn tinh thần dé có thể vượt qua những cám dỗ, đứng dậy trước những thất bại và đối phó với những rủi ro của xã hội mang lại, đồng thời, thanh niên phải chủ động tự tìm kiếm cho mình sự an lạc và thức tỉnh, cân bang trong tâm hồn, cũng như đời sống tâm linh, tinh thần Có như vậy, thanh niên mới có thé an nhiên trước những biến cố lớn lao của thiên tai, dịch bệnh, hiểm hoạ môi trường và những vấn đề suy thoái đạo đức, lối sống, sự cô đơn
Tìm đến tôn giáo, thực hành tôn giáo, vượt qua những khó khăn của thực tại là một trong những liệu pháp tinh thần quan trọng thôi thúc thanh niên trong các hoạt động và hành vi sinh hoạt tôn giáo, đến với những cơ sở tôn giáo để tạo ra sự cân bằng tâm lý, giải toả áp lực, stress của xã hội thời đại 4.0 đang đặt lên trên chính đôi vai của mình.
Có rất nhiều yếu tô xã hội có thé tác động đến việc thực hành hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của thanh niên, tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố xã hội như: quan điểm, lối sống của người Việt Nam; phong tục, tập quán của người Việt Nam; đời sống quan hệ xã hội; và xu thế chung của bạn bè, xã hội.
Bon là, đời sống văn hoá là những yếu tổ tiếp theo có sự ảnh hưởng đến sinh hoạt tôn giáo và hành vi tôn giáo của thanh niên trong xã hội hiện đại.
Các giá trị văn hoá được hình thành trong quá khứ, lịch sử và hiện tại, đúc rút thành hệ giá trị căn cốt của mỗi quốc gia, dân tộc Đó có thể là phong tục, tập quán, thói quen, truyền thống của cộng đồng Là hệ giá trị vật thê và phi vật thê góp phần hình thành cơ tầng văn hoá của một dân tộc nói chung và văn hoá tôn giáo nói riêng.
Theo nội hàm của khái niệm văn hoá, đó là những giá tri vật chất và tỉnh thần được bảo tồn và lưu giữ qua nhiều thế hệ Văn hoá là cách sống, đức tin và tri thức được cộng đồng tiếp nhận, là cách cư xử giữa con người với con người, là cách thức thê hiện sự liên kết và văn minh của xã hội loài người Văn hoá là sản phẩm sáng tạo của xã hội nhưng đồng thời cũng tham gia vào việc tạo nên con người và duy trì, bền vững trật tự xã hội.
THUC TRẠNG VA CÁC YEU TO ANH HƯỚNG DEN HANH VI SINH HOAT TON GIÁO TAI CHUA CUA THANH NIÊN2.1 Thực trạng sinh hoạt tôn giáo tai chùa của thanh niên quan Ha Đông, thành phố Hà Nội Đối với người dân quận Hà Đông nói chung, tầng lớp thanh niên nói riêng, việc đi chùa trở thành một nhu cầu thường nhật, thói quen, truyền thống văn hoá hình thành trong cộng đồng và xã hội Hành vi đi chùa của thanh niên trong xã hội ngày nay với tần suất ngày càng tăng, không chỉ trong những dịp đầu năm mới, những sự kiện quan trọng trong đời sống cá nhân, những ngày lễ trọng như Phật Dan, Phật thành dao, Vu Lan Bồn hay sóc, vọng hàng tháng, mà cả trong những lúc thanh thoi, nhàn rỗi hay khi gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống Điều này cũng phần nào cho thấy những quan niệm truyền thống xưa cũ như “trẻ vui nha gia vui chùa” đã không còn phù hợp Ngôi chùa trở thành nơi gửi găm niêm tin, mang lại sự bình an và tin tưởng, trao những ước muốn, nguyện vọng và khao khát về một cuộc sống không xô bồ, căng thăng, áp lực mà thanh niên trong xã hội hiện đại phải đối mặt.
2.1.1 Tân suất và mục đích sinh hoạt tôn giáo tại chùa của thanh niên quận Hà Đông
Truyền thống văn hoá lâu đời của người Việt vốn gan liền với ngôi chùa.
Chùa vừa là nơi để gửi gắm những ước muốn của con người cầu mong về một cuộc sống tốt đẹp, bình an, nhưng đồng thời cũng là nơi để con cháu, những người đang sống gửi gắm ước nguyện cầu cho ông bà, tổ tiên, những người đã mất trong gia đình được siêu thoát, trở về cõi Phật Do đó, việc đi chùa của người Việt nói chung, thanh niên nói riêng vừa là phong tục, thói quen, truyền thống nhưng cũng đồng thời là nét văn hoá cộng đồng đây tính nhân văn, cao đẹp.
Người Việt Nam ắt hăn ai ai cũng đã rất quen thuộc với hình ảnh “đất vua
- chùa làng- phong cảnh Bụt”, chùa làng và phong cảnh Bụt “không chỉ tạo cảnh quan văn hoá cho môi trường mà còn xây dựng một nếp sống văn hoá con người”[67;33] Ngôi chùa có một vi trí quan trọng trong tâm thức của người dân, tồn tài cùng với không gian, thời gian và dòng chảy cuộc đời, gắn với mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng người Việt “Ngôi chùa với chiều dày thời gian và bề rộng không gian, đã giữ vai trò quan trọng trong hệ giá trị văn hoá truyền thong dân tộc và trong tình cảm hướng thiện cua nhân dan ”[67;37].
Ngay từ xa xưa, chùa là nơi lui đến thường xuyên của người dân, do vậy làng nào cũng có chùa, xã nào cũng có chùa: “mỗi làng có một chùa thờ Phật, có làng to thì có lập đến hai ba ngôi chùa Dân làng mỗi năm về những ngày đoan dương chính đán thì dùng lễ oản chuối đem đến lễ Phật Về ngày giỗ sư tô dân làng cùng đem vài buồng cau và một vài đồng bạc đến lễ giỗ ”[2; 135-
Chùa cũng là nơi nuôi dưỡng lòng nhân ái, giáo duc dao đức và hướng thiện, răn đe những việc ác của con người: “với lòng nhân ái, từ bi, cứu khổ cứu nạn, chùa đã thu hút đông dao chúng sinh Nhung di với Khuyến thiện, luôn là
Trừng ác Đến chùa, người dân không chỉ tiếp cận giáo lý thông qua kinh sách mà còn được giáo dục thông qua các tác phẩm tạo hình góp phần khuyên răn con người sống thiện, tu nhân tích đức, làm phúc, tích cực làm lành lánh ác.
Ngày nay, chùa vẫn là trường học nhân ái tốt nhất Các bà mẹ vào chùa như được khuây khoả, rồi truyền cái hay cái tốt cho con cháu Cả lớp trẻ đến chùa cũng hiểu được nếp sống văn hoá và đạo đức truyền thống tốt đẹp “[67;38].
Người Việt Nam nói chung và thanh niên quận Hà Đông nói riêng, không chỉ đi chùa vào những dịp đầu năm, đầu tháng, đầu xuân và những thời khắc giao thoa giữa các mùa, ngày sóc, vọng, ma còn cả những ngày bình thường khi thấy tâm không an, họ đến chùa để tìm lại sự thanh than cho tâm hồn và nương nhờ của Phật đến an trú trong không gian tram lang, thiêng liêng cua nha
Phật Nơi ma họ có thé gửi gam ước nguyện chân thành, tỏ bay sự thành kính đối với Đức Phật Hơn nữa, trong xã hội hiện đại với những căng thắng và áp lực của cuộc sống, học hành và công việc, tầng lớp thanh niên tìm đến chùa cũng là một cách thức để giải toả những căng thắng, xua tan mệt mỏi, tìm đến bình an.
Tác giả Phạm Thị Thương trong bài viết “Hành vi đi lễ chùa của Thanh niên - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tron giai đoạn hiện nay”, Tap chí Giáo duc số Đặc biệt, 2016, có tổng kết về những ly do dé người Việt đến chùa lễ Phật theo truyền thống là:
“Một là, đối với những người có hiểu biết về Phật giáo, tự nguyện phát tâm hướng Phật, họ đến chùa thường xuyên và họ coi đó như một phần của cuộc sông Họ đến Chùa trước hết là lễ Phật, vì khâm phục và tôn kính đạo Pháp cũng như trí tuệ của Đức Phật, coi Đức Phật là đắng thiêng liêng dé học hỏi va tu dưỡng đối với bản thân Họ lễ Phật vì tôn thờ công đức, trí tuệ của đức Phật chứ không vì mục đích cầu mong ban ân, ban lộc Khi hành lễ người ta cúi lạy, quỳ lay đức Phật dé thấy mình còn thấp kém, còn nhiều tham lam, dục vọng tam thường cần sửa đôi Đồng thời, những người này còn tham gia tụ học chính pháp tu tập đức hạnh, tham gia thành lập các đạo tràng tu học, đem hiểu biết của bản thân để chia sẻ giáo lí, giúp những đạo hữu, bạn đồng tu và những người tin Phật pháp học tu chỉnh nhằm hướng tới cuộc sống tốt đời, đẹp đạo.
Hai là, một số người đi lễ chùa với mục đích đơn giản chỉ là dé van cảnh, du lịch, giải tod áp lực cuộc sống, tìm kiếm đức tin, họ tìm đến một nơi thanh tịnh, an lành, nơi mà họ có thể tự bộc bạch sự chân thực của mình và tìm thấy sự bình an, đức độ Họ tìm đến thiền môn để giải toa sự căng thăng của thần kinh, của tâm thức do mưu sinh, đua chen trong cuộc sống Chùa là chốn thiêng, khuôn viên, khung cảnh tĩnh mịch, nhiều bóng mát, hương hoa thơm, hài hoà về các yêu tố của tự nhiên như cây cối, hồ nước Vì vậy, khi đi lễ chùa, người ta tìm được sự thanh thản của lòng mình, vơi đi những ngột ngạt, hối hả của cuộc song thường nhật.
Ba là, nhóm người đi chùa để cầu mong sự may mắn, tốt đẹp, cầu cho cuộc sống an lành như cầu con cái, cầu sức khoẻ, cầu tình duyên, cầu làm ăn, cầu hanh thông trong công việc Nhóm người nảy thường tìm đến Phật dé cầu xin sự may mắn và hi vọng sẽ giải toả được phần nào những buôn phiền, những áp lực công việc cuộc sống trong gia đình và ngoài xã hội Người đang khó khăn thì cầu mong được thuận buồm xuôi gió, người đang làm ăn kham khá thi mong phát tài, phát lộc hơn nữa Thậm chí, ngay cả những đứa trẻ lên chùa cũng có mục đích nhất định, thường cầu mong sức khoẻ, học hành đạt kết quả cao Như vậy, mục đích đi lễ chùa của con người là vô hạn và hoàn toàn không giống nhau Tuy nhiên, khi đến với cửa Phật, lễ chùa có một đặc điểm chung đó là thường thì con người ta thật lòng với mình nhất - người ta trở về với cái bản chất “thiện” sâu thắm trong tâm của mỗi người.
Ngoài những mục dich cơ ban đã nêu, người ta đi lễ chùa còn dé giao lưu, đàm đạo chuyện doi, chuyện thơ phú trai gai gặp gỡ, tâm tình Những nét đẹp đó của văn hoá dân tộc cần phải giữ gìn, nâng niu, dé cao giá trị truyền thong”[61;97].
Thanh niên đến chùa, không chỉ thực hiện các hoạt động sinh hoạt tôn giáo mang tính chất lễ nghi, mà còn tham gia vào các hoạt động Phật sự, các lớp giáo lý, tìm hiểu những tri thức Phật học căn bản, đồng thời tham gia các lớp tu, thiền, hướng dẫn tu tập và các lớp bổ trợ kiến thức như kỹ năng mềm: MC, ôn tập và giảng dạy kiến thức như văn hoá, ngoại ngữ, tin học, nghệ thuật, nấu ăn do nhà chùa tô chức Thanh niên cũng tham gia vào các sinh hoạt mang tính xã hội và đóng góp cho cộng đồng như hoạt động từ thiện xã hội, hỗ trợ người khó khăn, trẻ em mồ côi và người lang thang cơ nhỡ, bệnh nhân nghèo, ủng hộ đồng bào khắc phục thiên tai, xây dựng trường học, thiện nguyện tại vùng sâu, vùng xa do các câu lạc bộ thanh niên của chùa đứng ra vận động, tô chức. Đối với thanh niên, khi thực hiện khảo sát một số chùa trên địa bàn quận Hà Đông về đối tượng thanh niên trong độ tuổi 16-30 tuổi, tần suất và mục đích đi chùa, chúng tôi thu được kết quả như sau:
THANH NIÊNĐánh giá về hành vi sinh hoạt tôn giáo tại chùa của thanh niên3.1.1 Những giá trị tích cực Hành vi sinh hoạt tôn giáo tại chùa của thanh niên nói chung và thanh niên quận Hà Đông nói riêng có một ý nghĩa và giá tri to lớn trong định hướng lối sống, đạo đức, và giá trị nhân văn cao cả Tính cố kết cộng đồng cũng như hình thành lối sống, nhân cách và phẩm chat cho người thanh niên trong thời đại mới bên cạnh những yếu tố văn hoá, đạo đức truyền thống dân tộc và giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội.
Giá trị cố kết cộng đồng của các nghi lễ Phật giáo tại các chùa trên địa bàn quận Hà Đông có sự tham gia của thanh niên được biểu hiện dưới nhiều hình thức, các nhóm bạn bè, người thân, gia đình và đồng nghiệp cùng nhau đi lễ chùa.
Hành vi đi lễ chùa của thanh niên trên địa bàn quận Hà Đông góp phần tô đẹp và khơi dậy các giá trị đạo đức, nhân văn cao cả của nhà Phật trong truyền thống, lịch sử và hiện tại Không chỉ tạo ra những giá trị nhân sinh tốt đẹp, tích cực cho con người, hướng thiện, giúp thanh niên sống theo Ngũ giới, Tứ Ân,
Thập thiện Thanh niên không chi cảm nhận được những giá tri cao đẹp của giáo lý tôn giáo mà con áp dụng vào đời sống hàng ngày, thấy được tinh thần bình dang trong đời sống tôn giáo.Theo khảo sát của các tác giả về giáo lý tôn giáo đối với niềm tin và hành vi tôn giáo của thanh niên Hà Nội, cho rằng “Giới trẻ có đọc sách về giáo lý tôn giáo (68,8%) và tỉ lệ cao giới trẻ cảm thấy những cuốn sách giáo lý về tôn giáo bổ ích với bản thân (86,0%), đồng thời tỉ lệ giới trẻ khăng định có áp dụng giáo lý tôn giáo vào cuộc sống của mình cũng rất cao
(88,1%) Con số này khang định mức độ anh hưởng lớn của tôn giáo trong đời sông giới trẻ Giới trẻ có thé áp dụng giáo lý tôn giáo trong nhiều lĩnh vực khác nhay của đời sống cá nhân Tỉ lệ áp dụng giáo lý tôn giáo vào quan hệ ứng xử với người thân lên tới 67,7%”46;150] Việc giới trẻ áp dụng giáo lý tôn giáo vào cuộc sống là điều cần thiết đối với những người có niềm tin tôn giáo Đặc biệt, đối với thanh niên có niềm tin và ảnh hưởng bởi niềm tin vào Phật giáo nói chung, thanh niên quận Hà Đông nói riêng, thì việc tu tập, hành thiện của bản thân cũng đóng vai trò quan trọng định hướng hành vi đạo đức, tư tưởng, lối sông của mình theo Phật giáo Họ không chỉ tu cho mình mà con tích cực lan toả tỉnh thần tu tập và thực hành những điều tốt đẹp trong giáo lý Phật giáo đến đông đảo mọi người xung quanh.
“Tôi là người đã được Thay quy y cho và là một Phật tử Thiết nghĩ, tu là đâu chỉ tu cho mình, tu cho mình rồi còn hướng người khác tu là điều cần thiết.
Bởi bản thân mình muốn được giải thoát khỏi những đau khổ trong cuộc sông ở hiện tại thì tự mình phải tu và dẫn dắt người khác tu cũng góp phần làm tăng trưởng thêm phúc, đức và thêm nhân duyên trên con đường tìm đến với chính pháp Hàng ngày, tôi không có thói quen dậy sớm đề tụng kinh niệm Phật được nhưng cũng tranh thủ và thực hiện rất đều đặn những ngày rằm, mồng một, sóc vọng thì luôn dậy từ 4h sáng, tụng kinh niệm Phật sau rồi mới đi làm các việc khác Mỗi lần tụng kinh niệm Phật xong cũng thấy thanh thản, cuộc sống bống nhẹ nhàng hơn rất nhiều Tâm tính thay đổi dần Trước kia tôi nóng tính, hay chấp trước, không kiên trì Từ khi tu tập, tụng kinh, ngồi thiền, làm theo những điều trong giáo lý của Phật tôi đã trở nên điềm đạm, thay tâm đổi tính dần Điều đó là tốt nên tôi cũng muốn lan toa tinh thần này đến mọi người” (PVS6, 1997, nữ, nhân viên văn phòng) Đứng trước của nhà Phật, thanh niên cũng như tất cả những người con
Phật đều cảm nhận được nguồn năng lượng an lành, tinh thần bình đăng, hoà hợp và một lòng cúi xin những điều tốt đẹp nhất, may mắn và cát tường đến với người người, nhà nhà và muôn ngàn chúng sinh còn trầm luân lặn ngụp trong biên khô của sinh tử, luân hoi Chính điêu này, cũng rèn cho thanh niên những bài học về tình yêu thương con người Họ biết quan tâm đến mọi người xung quanh, biết yêu thương gia đình, và cộng đồng “Yêu thương theo quan điểm của Phật giáo là một tình yêu đích thực vô điều kiện, trao đi tình cảm, sự quan tâm, trìu mến, sự chăm sóc của mình mà không đòi hỏi phải được nhận lại Sự yêu thương chia sẻ này còn được thể hiện trên các chiều cạnh lắng nghe, chia sẻ với người trong gia đình về những khúc mắc của họ trong cuộc sống Sự chia sẻ đôi lúc cần đức tính nhẫn nại, tôn trọng Triết lý quan trọng của Phật giáo là vô thường, vô ngã là nhân quả, nghiệp báo, luân hồi Thực tế giới trẻ Phật tử cho biết khi đã theo Phật, hiểu được tinh thần giáo lý của Phật giáo, đặc biệt là triết lý từ bi, hi xả của Phật, bản thân họ trong quan hệ với người trong gia đình đã có nhiều thay đôi Trước hết, họ đã biết quan tâm, chia sẻ nhiều hơn với người trong gia đình”|46;167-172]
“Trong các kinh, sách của nhà Phật đều toát lên tinh than từ bi, hi xả, hướng con người đến cuộc sống an lạc và giải thoát Việc tìm hiểu tư tưởng đó, giúp cho tôi cũng ứng dụng được nhiều điều hay, lẽ phải mà áp dụng trong đời sông hàng ngày của mình Biết đến Phật giáo là tôi biết sống “thiểu dục tri túc”, biết tiết kiệm, chia sẻ và yêu thương mọi người hơn, có lẽ yêu thương mọi người cũng là một cách để yêu thương bản thân mình Sống an lành là luôn thoải mái với chính mình và những người xung quanh, bởi vạn sự tuỳ duyên.
Chúng ta gặp nhau bởi duyên mà xa nhau cũng bởi duyên Cho nên biết chất nhận và đương đầu với mọi thử thách, khó khăn trong cuộc sống là điều cần thiết” (PVS 7, 2002, nam, sinh viên).
Trong một thế giới đầy biến động, giáo lý vô thường của Phật giáo giúp cho con người biết sống cho mình, cho người và cho xã hội, biết chấp nhận sự đổi thay, đồng thời quý trọng những gì trong hiện tại, đặc biệt quý trọng tình thân “Trong quan hệ ứng xử với người thân trong gia đình, giới trẻ Phật tử nhận thức được rằng sự hiện hữu của người thân trong gia đình như ông, bà, bố,mẹ, anh, chị em, vợ, chồng, con cái đều rất đáng trân quý Nếu theo quy luật vô thường, chúng ta chắc chắn rằng những người thân đó cho di có yêu quý chúng ta đến đâu thì cũng không thé sống mãi cùng chúng ta Rồi có ngày họ sẽ phải rời bỏi chúng ta, hoặc chúng ta rời bỏ họ Nhân duyên trở thành ngời một nhà không dễ gì có được, do vậy, chúng ta đều phải biết quý trọng từng phút giây bên người thân Sự quý trọng đó phải được biểu hiện qua sự chăm sóc, chia sẻ, quan tâm đến người trong gia đình”[46;173-174].
Với những biến động mạnh mẽ của xã hội như hiện nay, những gi đã trải qua, cho chúng ta nhìn lại, thấy cuộc sống thật nhiều điều đau khổ, đúng theo tinh than của nhà Phật “nỗi khổ của chúng sinh nhiều như nước biển lớn” Trải qua thời gian đại dịch Covid -19 kéo dài, với bao nhiêu mat mát và khổ dau đã đi qua, cuộc sống được yên bình và một nhịp sống mới được hồi sinh, được bắt đầu Đứng trước những mối nguy hại đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần mà đại dịch Covid -19 gây ra, điều này đã kéo toàn xã hội nói chung, thanh niên nói riêng và thanh niên trên địa bàn quận Hà Đông đến với nhà Phật, đều cầu cho quốc thái dân an, hướng đến một mục tiêu chung, mong ước cho một xã hội hoà bình, thịnh vượng và phát triển Trong bối cảnh đại dịch ay, hon lic nao hét tinh thương va tinh than dum boc, tương thân, tương ai, trách nhiệm va ý nghĩa cuộc đời về lý tưởng sống được trỗi dậy một lần nữa trong thanh niên Với sức trẻ, nhiệt huyết, thanh niên tham gia cùng nhau thực hiện và tuyên truyền các biện pháp ngăn chặn, đây lùi dịch bệnh Theo tinh thần và chủ trương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong các năm 2021 và 2022, các nghi lễ cầu an được diễn ra với quy mô lớn tại nhiều chùa, kết hợp với nhiều hoạt động từ thiện xã hội, được đông đảo thanh niên chung tay cùng các chùa triển khai, nhân rộng mô hình hoà ái, chia sẻ, giúp đỡ sau đại dịch trong toàn xã hội Nơi của Phật thiêng liêng, mỗi con người nói chung, thanh niên nói riêng tìm đến không chỉ nương nhờ và chữa lành tinh thần, tâm thức mà còn dăn mình luôn sống và làm việc, hoà ái theo triết lý và trí tuệ của người con Phật.
Khi lên chùa lễ Phật, thanh niên còn được rèn lời ăn, tiếng nói, “đi nhẹ, nói khẽ”, ý thức và tinh than, trí tuệ và tâm từ, tự dặn mình cần thận từng lời ăn tiêng nói, trang phục di lại, và suy nghĩ, hành xử hoan hi, lợi lạc, an vui cho mọi người Đến chùa lễ Phật cũng góp phần đắp bồi cho thanh niên những phẩm chất cao đẹp và mở mang tuệ giác, hiểu được lý Nhân duyên, vô ngã, vô thường và quy luật nhân quả báo ứng của nhà Phật Thanh niên được học hỏi và thực hành thiền định, tứ niệm xứ, những lời khuyên răn, tích phúc, làm thiện, bố thí, trau dồi đức hạnh Được thắm nhuan tinh thần từ bi, thực hành hạnh Bồ tát và bố thi, tư tưởng Bát nhã Ba la mật, biết yêu thương, giúp đỡ những người khó khăn hoạn nạn, biết vị tha, sống thiểu dục tri túc, tương thân, tương ai, vì một cuộc sống bình an và buông xả, không chấp trước, biết sống cho mọi người, vô ngã, vị tha, hướng đến những giá trị tốt đẹp của chân, thiện, mỹ.
Thanh niên còn được tham gia các câu lạc bộ Phật tử, được nghe pháp, và được giáo dục Phật giáo, được sống biết yêu thương, trách nhiệm và buông bỏ tham, sân, si, định hướng lối sống đạo đức hướng thiện và mục đích giải thoát của đạo Phật “Phật giáo yêu cầu Phật tử trong các mối quan hệ gia đình cũng như xã hội phải biết lễ phép, tôn trọng người lớn tuổi Day cũng là một nội dung trong các bài giảng của gia đình Phật tử để giáo dục thanh niên Phật tử ngay từ nhỏ Giáo lý Phật giáo hướng đến mục đích giải thoát và giác ngộ Tuy hiên, giáo lý ấy luôn đặt trên nền tảng nhân bản, hướng đến con người và nhằm giúp cho con người được hạnh phúc trong cuộc sông Những lời đức Phat day không xa rời thực tiễn, mà phù hợp với hiện thực xã hội”[46; 181].
Thanh niên quận Hà Đông đi lễ Phật tại các chùa cũng là một nét đẹp và sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo, góp phan đáp ứng, thoả mãn nhu cầu tinh than, đồng thời là hoạt động văn hoá với triết lý gắn đạo với đời, tinh thần “Dao pháp
Một số khuyến nghị phát huy giá trị tích cực và hạn chế tiêu cựctrong hành vi sinh hoạt tôn giáo tại chùa của thanh niên quận Ha Đông
3.2.1 Phát huy giá trị tốt đẹp của Phật giáo đối với thanh niên Đối với người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, , sinh hoạt tôn giáo tại chùa là hành vi văn hoá, lối sống và phong tục có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi Thanh niên có hành vi ứng xử trong sinh hoạt tôn giáo đúng thuần phong, mĩ tục là phần nào thê hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc Các quy định về hành vi ứng xử khi đi lễ chùa đối với mọi người luôn được thê hiện ra không chỉ trong niềm tin hướng đến Đức Phật và sự giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống con người mà còn cho thấy thái độ trân trọng với tinh than: tôn nghiêm, nghiêm túc trong trang phục, giao tiếp lịch sự, kính trên nhường dưới tại nơi thờ tự.
“Đồng thời với số lượng ngày càng đông thanh niên đi lễ chùa là dấu hiệu tích cực, bởi vì họ đã tìm đến giá trị của nét văn hoá truyền thống của dân tộc, góp phần tích cực trong việc giáo dục đạo đức, lối sông, định hướng hành vi hướng thiện - nếu giáo dục hành vi đi lễ chùa cho thanh niên và đạt được hiệu quả thì chắc chăn cũng là một trong những hoạt động mang lại giá trị rất lớn cho đời sống xã hội Tuy nhiên, hành vi đi lễ chùa của một bộ phận thanh niên hiện nay có những biểu hiện hạn chế như xem việc đi lễ chùa như một cuộc đi chơi, dã ngoại ở mọi dia bàn khác nên nếu có biểu hiện thiếu nghiêm túc trong việc sử dụng trang phục, ngôn ngữ, còn nói tục chửi thê, cười nói tuỳ tiện, không nhường nhịn, xô đây, cướp bóc, móc túi ở những nơi thờ tự, những hành vi của họ đã làm ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội và đặc biệt là ở những nơi trang nghiêm”[62;273] Sở dĩ tồn tại những vấn nạn đó là do nguyên nhân chủ quan xuất phát từ ý thức, thái độ và nhận thức của thanh niên chưa đầy đủ của thanh niên về hành vi đi lễ chùa, thiếu hiểu biết về lễ giáo, lịch sử nơi hành lễ một số thanh niên đi lễ không xuất phát từ tự tâm, tự giác của họ mà theo phong trào, theo hiện tượng tâm lí đám đông “Về nguyên nhân khách quan là sự nhận thức tầm quan trọng của công tác giáo dục hành vi đi lễ chùa cho thanh niên của gia đình, trường học và xã hội chưa được quan tâm đúng mực Mặt trái của cơ chế thị trường tạo ra hiện tượng “buôn thần, bán thánh”, “thương mại hoá” các hoạt động liên quan đến việc đi lễ chùa, đó là nguyên nhân dẫn đến giảm tính tôn nghiêm, biểu hiện lệch lạc trong hành vi đi lễ, đặc biệt là giới trẻ Lối sống thực dụng, chạy theo vật chất tầm thường cũng tác động đến hành vi đi lễ chùa của mọi đối tượng, trong đó có thanh niên (tâm không trong sáng, vụ lợi) Hiện nay việc nhận thức về công tác giáo dục hành vi đi lễ chùa và hành động của các tô chức xã hội cộng đồng trong việc giáo dục hành vi đi lễ chùa đúng mực cho thanh niên sẽ là điều quan trọng khơi dậy, phổ biến những nét đẹp văn hoá truyền thống dân tộc, đồng thời góp phan tích cực giảm thiểu các hiện tượng tiêu cực trong một xã hội đang trên đà phát triển”[62;273] Trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế mạnh mẽ, van dé đặt ra là không được xem nhẹ công tác giáo dục hành vi cho thanh niên, trong đó có hành vi của thanh niên ở tất cả các tô chức giáo dục như nhà trường, các tô chức đoàn thể, đoàn thanh niên các cấp và Hội sinh viên Công tác tuyên truyền hành vi đúng dan cần phải phô biến trên các phương tiện thông tin địa chúng thường xuyên và kịp thời Có như vậy mới phát huy tối đa hiệu quả của việc nâng cao nhận thức về giá trị của hành vi đi chùa cho thanh niên.
3.2.2 Nâng cao nhận thức gia đình và xã hội về tam quan trọng của công tác giáo dục hành vi sinh hoạt tôn giáo tai chùa cho thanh niên
Giáo dục hành vi đi chùa, sinh hoạt tôn giáo tại chùa cho thanh niên dé đạt hiệu qua cao, đòi hỏi cần có sự tham gia và kết hợp của các tô chức gia đình, xã hội, đoàn thể và nhà trường Trước tiên, vai trò của gia đình nơi trực tiếp thanh niên sinh sống, hoạt động hàng ngày có tầm quan trọng Ông, bà, cha mẹ, các thế hệ lớn tuổi trong gia đình cần nhận thức và quán triệt rằng sự giáo dục con cháu không chỉ chú ý đến việc đáp ứng các yêu cầu về vật chất “ăn ngon mặc đẹp”, mà còn là những nhu cầu tinh thần, định hướng đời sống tôn giáo, đức tin và lễ nghi, lễ giáo trong các môi quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội, chú ý dé giáo dục hành vi đi lễ chùa và ứng xử của thanh niên tại những nơi công cộng sao cho văn minh, lịch sự và tế nhị, “nhập gia tuỳ tục” Trong gia đình có nền nếp gia phong gia đình, ngoài xã hội có những quy chuẩn và chuan mực xã hội, tại chùa có những quy định va văn hoá nơi cửa thiền Việc giáo dục này cần phải được tiến hành thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm thâm thấu về nhận thức đối với người học, đa dang hoá và lồng ghép dua vào các chương trình khoá và ngoại khoá, nâng cao chất lượng giáo dục các hành vi đúng dan nơi đông người, tập thé xã hội, các nơi thờ cúng linh thiêng
Dé thực hiện hiệu quả giáo dục hành vi cho phù hợp đối với thanh niên, cần thiết phải có sự tham gia của tong hợp các tong hợp xã hội, trong đó các tổ chức cộng đồng dân cư, tô dân phố, đoàn thanh niên, hội sinh viên, các câu lạc bộ thanh thiếu niên Phật tử, các đạo tràng trong các chùa tự là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng trong “giáo dục hành vi đi lễ chùa Đối với các tổ chức này cũng có những vai trò đặc biệt trong quá trình tham gia công tác giáo dục lý tưởng cho giới trẻ”[62;274].
Nâng cao nhận thức cho thanh niên dé có hành vi đi chùa, sinh hoạt tôn giáo tại chùa mang ý nghĩa nhất, đúng đắn nhất, trước hết cần nâng cao những hiểu biết của họ về các tri thức căn bản nhất về Phật giáo và lễ nghi của nhà
Chăng hạn, cần có hình thức sinh hoạt đội nhóm, câu lạc bộ thu hút thanh niên tham gia và tạo các hoạt động phong phú, đa dạng dé họ hiểu được thé nào là Phật giáo, Phật đơn thuần có phải chỉ là một tôn giáo hay đức Phật có phải là Thượng dé giống như các tôn giáo khác không? Những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng tối thiểu mà mỗi người đến chùa cần phải biết Tuy nhiên, một số không nhỏ thanh niên đi lễ chùa lại không có kiến thức gì về van dé này.
Do đó, phải làm sao dé cho họ thấy rang Phật giáo là một tôn giáo được ra đời ở Ấn Độ và đã có nguồn gốc lịch sử từ hơn 2500 năm trước với những giá trị hướng con người đến sự giác ngộ theo tinh thần cứu khổ, cứu nan cho chúng sinh Không chỉ là một tôn giáo, Phật giáo còn là triết học, là triết lý sống định hướng suy nghĩ, hành vi và hoạt động con người tới những giá trị Chân, Thiện,
Nâng cao nhận thức của thanh niên về hành vi đi lễ chùa, sinh hoạt tôn giáo tại chùa cũng có nghĩa là cho thanh niên hiểu được răng, nơi thờ tự của Phật giáo - ngôi chùa có lịch sử lâu đời gắn với văn hoá, truyền thống dân tộc, đến với chùa nghĩa là đến với một ngôi trường dạy về đạo Phật Chùa cũng là nơi dé con người có thé học tập được những điều tốt đẹp nhất không chỉ về giáo lý, tư tưởng của đức Phật Mà chùa còn định hướng cho con người có một tâm thức an lành, hành thiện Chính vì vậy, việc đi lễ chùa là việc nên làm, nhưng cần phải đúng chuẩn mực hành vi và văn hoá, thuần phong, mĩ tục Đối với nhà chùa, việc dâng lễ là tuỳ tâm, tránh những quan điểm hiểu lầm phô biến trong thanh niên đi lễ là “mâm cao, cỗ đầy”, “tiền xuất Phật biết” Bởi, mọi hành vi đều phải xuất phát từ chính thân tâm của mình Người đi lễ chùa là nhằm hướng đến thân tâm trong sạch chứ không phải đến chỉ cốt để cầu cúng, để xin được hạnh phúc, bình an, làm ăn phát đạt, thăng quan tiến chức Chùa là ngôi trường dạy đạo nhưng cũng là ngôi trường hướng đời tới những giáo lý nhân nghĩa và đạo lý làm người Đề có được nhận thức đúng đắn về hành vi trong thanh niên,việc thay đôi thái độ lễ chùa đóng vai trò quan trong Bởi, “nếu như không có sự thay đổi trong thái độ đi chùa thì có lẽ chúng ta đang đánh mat dan đi nét đẹp truyền thống cũng như phần nào giảm bớt đi lòng thành với cửa Phật, với thánh thần tâm linh Theo quan niệm của nhà Phật thì Đức Phật chỉ phù hộ an bình và che trở cho con Phật chứ không thể phù hết đường công, danh, tài, lộc Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở và bảo vệ Đặc biệt vào đình, đền ta có thể cầu xin may man trong sự nghiệp, tình cảm của mình để cả năm luôn được may man và thuận lợi nhất.
Hiểu và trân trọng các giá trị văn hóa của việc, sinh hoạt tôn giáo tại chùa sẽ góp phần nâng cao văn hóa và giá trị của các lễ hội gan với chùa Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta bội thực với đủ các lễ hội hay với những điều phản cảm, đi kèm đã gây ấn tượng xấu trong xã hội suốt một thời gian dài Mục đích của việc đi chùa là trải nghiệm đời sống văn hóa và tâm linh dé thăng hoa nhận thức, sám hối những việc làm sai, tu tâm đức và thông qua đó cải thiện đời sống xã hội Ban thân mỗi người cần gin giữ và thanh loc dé đi lễ chùa trở thành một nét văn hóa đẹp trong đời sống tâm linh” [41]
Tóm lại, nâng cao nhận thức về hành vi , sinh hoạt tôn giáo tại chùa cho thanh niên là sự chuẩn bị cho thanh niên hành trang và tri thức, hiểu biết và những quy định khi đi lễ chùa Hiểu biết về lịch sử Phật giáo và lịch sử ngôi chùa, hiểu về hệ thống tho tự và những lễ nghi, hiểu về văn hoá ứng xử và tác phong khi đi lễ chùa, hiểu về những điều cao đẹp trong triết lý nhà Phật, đồng thời xây dựng cho thanh niên một tâm hồn hướng thiện, một nhân cách thiện cũng như trang bị cho thanh niên những điều cơ bản về giới luật (ngũ giới, tứ ân, thập thiện) Đó là những triết lý và văn hoá sống, lối sống không hề cao siêu mà thực tế Hiếu đễ đối với Phật trước hết phải hiểu đễ đối với ông, bà, cha mẹ, với moi người xung quanh mình Lam trọn đạo hiếu, làm tròn trách nhiệm của mình đối với gia đình, nhà trường và xã hội cũng chính là việc thực hiện tốt bổn phận của một người Phật tử Gắn đạo với đời, dé trở thành người Phật tử tốt trước hết cần phải là người công dân tốt Phật giáo không phải là những triết lý xuất thé mà cao hơn cả, đó là tinh thần nhập thế, dan thân, phục vụ đời Bởi
“Phuc vu chúng sinh la thiét thuc cung dang chu Phat’.
3.2.3 Dinh hướng và xây dung môi trường van hoá chùa theo hướng chuân muc chung của xã hột va tôn giáo
Bên cạnh việc nâng cao nhận thức và giáo dục của thanh niên về giá tri của văn hoá Phật giáo nói chung, hành vi đi lễ chùa, sinh hoạt tôn giáo tại chùa nói riêng, thì van đề định hướng và xây dựng môi trường văn hoá chùa cảnh với các quy định chặt chẽ, khuyến khích người dân nói chung và thanh niên nói riêng tự ý thức, trách nhiệm về hành vi đi lễ, hướng đến những ứng xử lành mạnh cho thanh niên vì sự tiến bộ, văn minh cũng có vai trò quan trọng Công tác định hướng và khuyến khích người đi lễ chia ăn mặc trang phục dân tộc truyền thống, kín đáo, lịch sự, trang nghiêm, ứng xử và hành vi tự giác chấp hành các kỷ cương, qui định của nhà chùa dé thể hiện lòng tôn kính đối với nơi thờ cúng là việc làm cần thiết Thiết nghĩ, tại các cơ sở thở tự nói chung và các chùa nói riêng, ngoài việc gắn các nội quy những việc được làm và không nên làm khi đến chùa ở những nơi dễ tiếp cận người đi lễ nhất, thì cũng cần có đội ngũ những người tự nguyện “hộ tự”, thường xuyên nhắc nhở, sát sao và nghiêm túc đối với các trường hợp nam thanh, nữ tú vi phạm các quy tắc ứng xử và quy định ăn mặc, lễ nghĩa tại chùa Đề hiệu quả hơn nữa, tại ban đón tiếp người đến lễ chùa, cần có các tờ rơi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, kèm theo hướng dẫn và hình ảnh để người đến chùa được nhắc nhở, nghiên cứu và thực hiện trước khi bước vào cửa thiền trang nghiêm Trong đó, nội dung cần quy định chỉ tiết như ăn mặc lịch sự, ứng xử văn minh, lịch thiệp, tôn trọng người xung quanh, ăn nói nhẹ nhàng, từ tốn, đi lại khoan thai, không chen lan, xô day, bảo vệ cảnh quan nhà chùa Trên mỗi tờ rơi và biển nội quy cần có số điện thoại đường dây nóng của Ban Quản lý nội tự để liên hệ và kịp thời xử lý đối với trường hợp thanh niên vi phạm các quy định nếu đã được nhắc nhở và hướng dẫn mà vẫn cé tình vi phạm, cần phải xử lý ngay theo đúng quy định Định hướng các quy định này cần được thống nhất thành các điều chỉ tiết và cụ thể, được sự phê duyệt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Bộ văn hoá thông tin và truyền thông, phòng quản lý văn hoá, di tích lịch sử các cấp và chính quyền các cấp phối hợp dé thực hiện và ban hành Dé công tác định hướng và xây dựng môi trường văn hoá chùa tự, các quy định về hành vi đi lễ chùa nói chung và thanh niên nói riêng được tốt, “Ban quản lý di tích cũng chủ động tuyên truyền cho người dân tuân thủ quy định, nội quy nghiêm ngặt Đối với những trường hợp cố tình vi phạm hoặc sử dụng trang phục phản cảm khi đến các di tích thì trực tiếp nhắc nhở, thậm chí đề nghị du khách không vào đền, chùa nhằm đảm bảo sự tôn nghiêm tại những nơi tâm linh Việc đi lễ đền, chùa không chỉ giúp cho người dân giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, ghi nhớ công ơn của ông bà tổ tiên mà còn hướng con người tới chân — thiện — mỹ Bởi vậy, mỗi người cần hiểu và tự giác nâng cao ý thức khi đi lễ đền, chùa, góp phần xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng Dé nâng cao hơn nữa ý thức của người dân khi đến hành lễ tại các đèn, chùa và các lễ hội , công tác tuyên truyền sâu rộng đến mọi tang lớp nhân dân dé mọi người nâng cao ý thức Đồng thời, nhanh chóng tiếp nhận và giải quyết các phản ánh của du khách trên đường dây nóng nhằm đảm bảo để lại ấn tượng tốt đẹp nhất trong lòng du khách mỗi khi đặt chân đến chùa canh ”[55]
3.2.4 Doi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức giáo dục, sinh hoạt tôn giáo tại chùa
Thanh niên đi lễ chùa, sinh hoạt tôn giáo tại chùa không chỉ thuần tuý là dé tìm lại sự an nhiên, lay lai su thang bang trong cudc sống Cao hơn nữa, nhiều thanh niên đến chùa là cơ hội được học tập, tìm hiểu về Phật giáo và lễ nghi Phật giáo, đồng thời có nhiều cơ duyên hơn nữa thì họ sẵn sàng quy y Tam Bảo để trở thành Phật tử, hoặc một số thanh niên tìm thấy được lý tưởng, ý nghĩa cuộc sống của mình, lựa chọn con đường tu học nơi cửa Phật, ra nhập vào đội ngũ Tu sĩ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Do đó, đối với các chùa cần đổi mới các nội dung, hình thức giáo dục sinh hoạt lễ nghi và trang bị kiến thức Phật học cơ bản cho thanh niên theo hướng hấp dẫn, tích cực và hiện đại nhằm xây dựng văn hoá ứng xử khi lễ chùa cho thanh niên.
Các câu lạc bộ thanh thiếu niên Phật tử, các đạo tràng tu tập thanh niên,
Chúng thanh niên Phật tử và các hội đoàn tu tập Phật giáo của thanh niên, Câu lạc bộ thiên tu tập của thanh niên cân được quan tâm hơn nữa và duy trì mô hình, hình thức sinh hoạt thường xuyên, đa dạng, hấp dẫn thanh niên nói chung và thanh niên Phật tử khi đến chùa tham gia Mỗi câu lạc bộ là đội nhóm dé tập hợp những thanh niên giống nhau về nhu cầu, nguyện vọng, cùng chung sở thích, tìm hiểu về Phật giáo trên các khía cạnh: lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật Phật giáo, giáo lý, kinh sách và thực hành Phật giáo, thiền Phật giáo chữa lành Hoặt động của các câu lạc bộ Phật giáo tại các chùa không chỉ định hướng và chia sẽ, giáo dục tri thức Phật giáo, kinh điển, giáo lý, thực hành mà còn có vai trò, sử mệnh quảng bá truyền thông, phổ biến rộng rãi các quy định về hành vi, văn hoá ứng xử khi đi lễ chùa cho thanh niên Bên cạnh các hoạt động đạo, các câu lạc bộ này cũng kết hợp với các hoạt động thiện nguyện, hoạt động công ích cho cộng đồng như từ thiện xã hội, bảo vệ môi trường, tuyên truyền và phô biến chính sách Pháp luật của Đảng và Nhà nước, tham gia các hoạt động xây dựng văn hoá giao thông, văn hoá cộng đồng và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
3.2.5 Đẩy mạnh công tác Hoằng pháp và tăng cường hoạt động Phật sự cho thanh niên
Thanh niên thời đại công nghệ 4.0, việc tiếp cận thông tin hiện đại thông qua các nền tảng kết nối xã hội như facebook, fanpage, zalo, Instagram, tik tok, trở nên phổ biến, thanh niên cũng dé dàng tiếp cận với những tri thức
Phật giáo nói chung và những hướng dẫn, văn bản, các quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các chùa, đặc biệt cần xây dựng và ban hành cam nang văn hoá và phổ biến rộng rãi đến đông đảo tầng lớp nhân dân, trong đó có thanh niên Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các chùa trong công tác Phật sự và hoằng pháp của mình, việc hướng dẫn thanh niên không chỉ những vấn đề về giáo lý, giáo luật, nghi lễ, ứng xử và văn hoá đi chia, nền nếp tu tập, mà cần có nhiều hơn những hoạt động bao gồm cả trực tiếp, trực tuyến dé có thé tiếp cận thông tin đến rộng rãi thanh niên Có thé xây dựng hệ thống thông tin trực tuyến hướng dẫn văn hoá và nghi lễ đi chùa, giới thiệu tri thức Phật giáo cơ bản, các phương pháp và cách thức thực hành Phật giáo, Kèm theo đó, dé hoạt động hiệu quả hơn, sau mỗi phần giới thiệu băng clip, video ngăn minh hoạ trực quan, băng hình ảnh, và sách vở, tài liệu, cần có bài trắc nghiệm kiểm tra kiến thức để năm được mức độ nhận thức của thanh niên về Phật giáo nói chung và văn hoá nói riêng Tỳ khiêu ni Thích Nữ Tuệ Đăng cho rằng, việc hoằng pháp và hướng dẫn thanh niên đến với Phật giáo cần chỉ rõ cho các thanh thiếu niên phải thay, biết, áp dụng, hành trì trước khi tin theo Dé thức tinh được thanh niên theo con đường chính pháp, cần phải định hướng cho họ một nhân cách sống, đây là bước đầu tiên của sự an lạc, hạnh phúc, sau đó mới đến việc định hướng niềm tin và giúp họ vượt qua chính mình bằng thực nghiệm Muốn làm được điều đó, trước hết Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp, Ban Hoăng pháp các cấp, các chùa cần nêu cao trách niệm của thanh niên Phật tử đối với Hiến chương của Giáo hội, thanh niên đi lễ chùa đối với các quy định về văn hoá Nêu cao tinh thần sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của nhà nước bên cạnh sống và thực hành lễ nghi, đời sống tu tập theo Hiến chương và Giáo lý, giới luật, nội quy thiền tự Phật giáo Trong công tác Hoăng pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp cần bám sát vào các quy định của Tam tuệ học Phật giáo Dé đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và thực hành Phật giáo, cần mở nhiều lớp học Phật pháp cho mọi tang lớp thanh thiếu niên có nhu cầu tìm hiểu, ké cả thanh niên Phật tử lẫn thanh niên chưa phải là Phật tử cũng đều được khuyến khích tham gia thường xuyên Có các kế hoạch và mục đích, xác định mục tiêu và kết quả rõ ràng trong mọi hoạt động giảng dạy đề thanh niên nắm rõ nội quy, kiến thức và văn hoá Phật giáo nói chung, văn hoá nói riêng Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng cần phải “chú trọng đến công tác dao tạo đội ngũ hoằng pháp Tăng Ni trẻ có đầy đủ kiến thức nội điển và ngoại điển dé đáp ứng yêu cầu nâng cao nhận thức, định hướng giáo dục thanh niên Nâng cao các hoạt động hoằng pháp trong lĩnh vực gia đình phật tử, đảm bảo về chất và lượng, tạo môi trường tốt dé gia đình cha mẹ thanh niên có niềm tin và định hướng con em mình đến chùa sinh hoạt Đây mạnh công tác kiến nghị đến các cấp lãnh đạoNhà nước, xin mở các Chương trình thiền chuyền hoá, hoặc các lớp học Phật pháp về nhân quả thiện - ác, vô thường, từ bi, hỷ xả vào các chương trình giảng dạy chính thức tại các Trường học từ cấp Tiểu học, Trung học cho thanh thiếu niên Trực tiếp tham gia, kết hợp công tác Dân vận cùng với Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam từ cấp xã, phường nhăm đưa ánh sáng Phật pháp đi sâu vào từng nhà dân, hộ gia đình Triển khai, tuyên truyền các chương trình Phật pháp vào các kênh truyền thanh, truyền hình với tam vóc mở rộng, phổ biến hăng ngày dé làm nền tảng nuôi dưỡng tính chân - thiện - mỹ trong quan chúng nhân dân Quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và điều kiện bảo đảm triển khai công tác phô biến, giáo dục Luật pháp và Phật pháp cho thanh thiếu niên.
KET LUẬNNghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sinh hoạt tôn giáo tại chùa của thanh niên quận Hà Đông trong bối cảnh hiện nay cho phép chúng ta rút ra được một số kết luận sau đây:
Phật giáo quận Hà Đông xưa vốn là trung tâm của Phật giáo Xứ Đoài, thành phố Hà Đông, thuộc tỉnh Hà Tây cũ Vào ngày 1 thang 8 năm 2008, toàn bộ diện tích và dân số của tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội, do đó, Phật giáo Hà Tây là một phần của Phật giáo Hà Nội Thành phố Hà Đông chuyền thành quận Ha Đông như hiện nay Trước những biến đôi của đời sống đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn quận Phật giáo quận Hà Đông cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ Trong đó, các thói quen, truyền thống và văn hoá, phong tục, tập quán dân tộc cũng do đó mà biến đồi Đặc biệt, phong tục đi lễ chùa với những quan điểm thay đổi tích cực Nếu như trước kia ông bà ta thường nói “tré vui nhà, già vui chùa” Hiện nay, điều đó không còn phù hợp với xã hội hiện đại và tinh thần nhập thế của Phật giáo trong bối cảnh quốc tế hoá Không chỉ người già mới đến chùa, mà giới trẻ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên đến chùa ngày càng nhiều hơn Các chùa, ngoài những đạo tràng tu tập dành cho các cụ, còn có các câu lạc bộ, hội đoàn, đạo tràng, hội chúng dành cho thanh thiếu niên và nhất là thanh niên Hành vi của thanh niên cũng trở nên thường xuyên hơn Đối với thanh niên, chùa không chỉ là không gian văn hoá tâm linh, dẫn dắt, định hướng đời sống tinh thần mà chùa còn là nơi thanh niên có thé học tập tri thức Phật học, lễ nghi, dap đức, lối sống và tri thức xã hội thông qua các câu lạc bộ, các lớp hỗ trợ thanh thiếu niên về ngoại ngữ, tìm hiểu nghệ thuật hội hoạ, vẽ tranh, võ thuật, cắm hoa, nấu ăn, lớp MC dẫn chương trình các kỹ năng mềm để hỗ trợ thanh thiếu niên hoàn thiện bản thân mình, đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển xã hội thời đại 4.0.
Thông qua khảo sát về hành vi của thanh niên quận Hà Đông qua một số ngôi chùa tiêu biểu như Chùa Mậu lương thượng thượng, Chùa Ngòi, Chùa Hà Trì đã cho thấy rõ thực trạng đi lễ chùa của thanh niên qua tần suất, mục đích và ý nghĩa, các giá trị tốt đẹp mang lại cho thanh thiếu niên Hơn nữa, khảo sát cũng chỉ ra rang, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa cùa thanh niên nói chung và thanh niên quận Hà Đông nói riêng Trong đó, ba yếu tố quan trọng và có anh hưởng lớn nhất đó là những yếu tổ thuộc về đời sống cá nhân như độ tuổi, giới tính, nhu cầu tín ngưỡng và mục đích đi lễ, trình độ học vấn và những bat 6n trong đời sống cá nhân Đối với các nhóm yếu tô thuộc về gia đình, có thể ké đến là các mối quan hệ trong gia đình, ảnh hưởng bởi người lớn tuổi, hoàn cảnh gia đình, số lượng anh, chị em trong gia đình, thứ tự trong gia đình và điều kiện sống của gia đình cũng như vị thé gia đình Nhóm yếu tổ thuộc về xã hội như văn hoá, phong tục, tập quán, lối sống và các mối quan hệ xã hội, quan điểm, đường lối chính sách của Dang và Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng, sự biến đổi của kinh tế thị trường và tiễn trình hội nhập, giao lưu quốc tẾ
Trên cơ sở khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của thanh niên quận Hà Đông Tác giả luận văn đã phân tích giá trị, hạn chế và đề xuất năm khuyến nghị căn bản: phát huy giá trị tốt đẹp của Phật giáo đối với thanh niên qua việc thực hiện hành vi ; Nâng cao nhận thức của gia đình, nha trường, đoàn thé và xã hội về tầm quan trọng của công tác giáo dục hành vi di chùa cho thanh niên; Định hướng và xây dựng môi trường văn hoá chùa cảnh với những quy định chặt chẽ, khuyến khích người dân nói chung và thanh niên nói riêng tự ý thức, trách nhiệm về hành vi đi lễ, hướng đến những ứng xử lành mạnh cho thanh niên vì sự tiên bộ, văn minh; Đôi với Giáo hội Phật giáo Việt
Nam và các chùa cần đây mạnh công tác Phật sự và hoạt động hoằng pháp cho thanh niên.