1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo Việt Nam đối với giáo dục đạo đức Phật tử qua khóa tu mùa hè ở các chùa tại tỉnh Kiên Giang hiện nay

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phật giáo Việt Nam đối với giáo dục đạo đức Phật tử qua khóa tu mùa hè ở các chùa tại tỉnh Kiên Giang hiện nay
Tác giả Nguyễn Quốc Khanh
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành Tôn giáo học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 14,65 MB

Nội dung

” Ở Việt Nam hiện nay, những hoạt động liên quan đến giáo duc đạo đức Phật giáo phát triển không mạnh, với sự định hướng của Giáo hội Phật giáo, các chức sắc Phật giáo và các Phật tử, cá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN QUOC KHANH

PHAT GIAO VIET NAM DOI VOI GIAO DUC DAO DUC

PHAT TU QUA KHOA TU MUA HE O CAC CHUA

LUẬN VAN THAC SĨ TON GIÁO HOC

CAN THO, 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN QUOC KHANH

Chuyên ngành: Tôn giáo hoc

Mã số: 8229009.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Kim Oanh

CÀN THƠ, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

đôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng (Ôi. { Formatted: Font color: Black

Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung

thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong

bất kỳ công trình nào khác

Ngày tháng nam 2023

TÁC GIÁ LUẬN VAN

Nguyễn Quốc Khanh

Trang 4

LỜI CẢM ON

Tác giả xin trân thành cảm ơn các Thay, Cô giáo trong Bộ môn Tôn

giáo học đã giảng dạy, trang bị kiến thức giúp tác giả nắm vững những van đề

lý luận và phương pháp luận dé hoàn thành tốt luận văn này Đặc biệt, tác giảxin trân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Kim Oanh - người thầy đã nhiệttình hướng dẫn chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình làm luận văn

Tác giả xin trân thành cảm ơn!

Ngày tháng nam 2023

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Nguyễn Quốc Khanh

Trang 5

MỤC LỤC

Chương 1 KHÁI QUÁT CHƯNG VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO

VÀ HOAT DONG KHÓA TU MÙA HE CUA PHẬT GIÁO VIET NAM 111.1 Một số khái niệm cơ ban liên quan đến dé tài luận văn 11

INBDEIC tái 11

I5 12

1.1.3 Khái niệm Khóa tu mùa hè 5525 + +25 s2 S2 se czeezeerree 13

1.2 Khái quát chung về giáo duc đạo đức Phật giáo - 14

1.2.1 Mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục dao đức Phật giáo I4 1.2.2 Phật giáo với giáo dục đạo đức GiGi trẺ -. - 55-5 <s+c+xs+s+ 191.3 Khái quát chung về hoạt động khóa tu mùa hè của Phật giáo Việt Nam 22

1.3.1 Lịch sử khóa tu mùa hè ở Việt Nam 2 =+-s+©<<+<<< 22

1.3.2 Đối tượng, mục đích, phương thức, nội dung của khóa tu mùa hè 24

1.3.3 Những tác động của khóa tu mùa hè với giáo dục đạo đức giới trẻ ở Vist Nam 8n i1 27

1.3.4 Một số vấn đề đặt ra đối với khóa tu mùa hè ở Việt Nam hiện

¡là -.- 134 29

Tiểu kết chương l -. 2 5¿©++2+++2EE++£EEEEtEEEESEEEEEEEErerrkrerrkrrrrrree 31Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT DONG KHÓA TU MUA HE VÀ HIỆU

QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC PHẬT TỬ QUA KHÓA TU MÙA HÈ Ở

CAC CHUA TAI TINH KIÊN GIANG HIỆN NAY -2 5e-: 32

2.1 Thực trạng hoạt động khóa tu mùa hè ở các chùa tại tỉnh Kiên Giang

DISD NAY ee 32

2.1.1 Những thành tựu dat QUOC eeceesceseseeceseeseeseeeseeecaeeeeseeseeeeaeees 322.1.2 Một số vấn dé đặt ra - + tt E9 EE2E12211271111 1111111 46

Trang 6

2.2 Hiệu quả giáo dục đạo đức Phật tử qua khóa tu mùa hè ở các chùa tại

tỉnh Kiên Giang hiỆn nay - G2 12t 2112312111 11 TT nh nh tràn 49

2.2.1 Khóa tu mùa hè góp phần lan tỏa những giá trị đạo đức của Phật

2.2.2 Khóa tu mùa hè góp phần hình thành tu tưởng đạo đức lành mạnhcho các bạn trẻ từ đó cụ thé hóa vào thực tiễn đời sống " 582.3 Một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò giáo dục đạo đức Phật tử

qua khóa tu mùa hé tại các chùa tỉnh Kiên Giang hiện nay - 62

2.3.1 Khuyến nghị đối với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh

Ki@n Giang 0n ố 62

2.3.2 Khuyến nghị với các Tăng, Ni, Phật tử tại các chùa, thiền viện tổ

chức khóa tu mùa hẻ ¿22t E 23331 325E£1EE5EE2E25551 151511 11+ 64

2.3.3 Khuyến nghị đối với tín đồ Phật tử 2 -s+2zcezresrrscee 68

Tiểu kết chương 2 - 22-22 ©E++EEEEEE2EE122E12711271122112711711211 2.1 ce 7041080807.) - , HH , 71DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -. 2¿©25z2c5cccczxcscrxs 732:00009 0 76

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tàiPhật giáo ra đời và phát triển với lịch sử hàng ngàn năm, từ cái nội vănhóa Án Độ, và trở thành một tôn giáo có sức ảnh hưởng rộng lớn trong đờisống của nhân loại Giá trị lớn nhất mà Phật giáo đem đến cho con ngườichính là xác định rõ các nguyên nhân dẫn đến mọi sự đau khổ của con người

và chỉ ra con đường để giải thoát mọi sự đau khổ, như Đức Phật đã từng

truyền dạy: Nước đại dương chỉ có một vị mặn, đạo của ta chỉ có một vị giải

thoát Dé truyền tải giá trị đó, không có con đường nào khác ngoài giáo duc.Đức Phật cho rằng sở dĩ con người luôn luôn đau khổ là do vô minh (khônghiểu biết), Đức Phật từng nói: “Này các vị sa môn, đây là sự thật thứ hai:nguyên nhân của khổ dau Vì u mê, vì không thấy và không hiểu được sự thật

về bản thân và cuộc đời cho nên con người bị những ngọn lửa của tham đắm,giận hon, ghen tức, sâu não, lo lắng, sợ hãi và thất vọng đêm ngày dot cháy

và hành ha".

Tìm được nguyên nhân căn bản của sự khổ, Đức Phật chỉ ra con đườngthoát khổ là xóa bỏ nguồn gốc của nó là chỉ có xóa bỏ vô minh mới thoát khô.Cho nên thông qua giáo dục Đức Phật muốn giúp con người nhận ra (ngộ ra)con đường để giải thoát chính mình và giúp đỡ người khác cùng giác ngộthoát khô Đối với các Tăng ni, Phật tử, khi tin theo Phật, nương theo sự chỉ

dạy của Phật để tu học, đó cũng được gọi là “Học Phật” Học Phật là lấy Đức

Phật làm tắm gương, không ngừng tu dưỡng về đạo đức, nhân cách, đặc biệtcoi trọng phương pháp thực hành dé cho ra kết quả thật, từ đó mỗi cá nhânkhông ngừng đúc rút kinh nghiệm và tinh tấn trong học tập, tu đưỡng củaminh cho đến khi đạt được sự giác ngộ, thông tuệ Quá trình tu và học nàyđược tiến hành cho đến khi đạt đến kết quả cuối cùng, là trở thành một con

Trang 8

người có nhân cách hoàn thiện, được gọi là chứng đắc thánh quả Mụcđích thiết yếu quan trọng mà đức Phật hướng dẫn cho học trò của mình hướng

đến, đó là sự giác ngộ hoàn toàn, tức là đạt đến cảnh giới hoàn thiện về nhân

cách, hướng đến sự hoàn hảo không khiếm khuyết và hoàn toàn trọn vẹn

Giáo dục của Phật giáo chủ trương lấy thực hành là chính Thực tế sinh

động của cuộc sống chính là môi trường dé con người học tập tu dưỡng Phậtgiáo đặc biệt chú trọng về sự tu học, về ứng dung vao thực tiễn đời sống thựctại và thực tiễn chính là chân lý, là thước đo kết quả học tập, tu dưỡng của conngười.

Bản thân Phật giáo vốn đã là nền giáo dục đa văn hóa, bởi tính thíchnghi hòa hợp của Phật giáo với tat cả nền văn hóa có mặt trên thế giới Ngoài

ý nghĩa Phật giáo là một tổ chức tôn giáo thì từ “Phật giáo” còn được hiểu là

những lời Phật dạy, Giáo lý của Đạo Phật chứa đựng nội dung những lời dạy

của đức Phật với mục đích giáo dục đời sống đạo đức của con người, giáo dụcđời sống vị tha vô ngã, giáo dục đời sống giác ngộ giải thoát Giáo lý của

đức Phật còn mang tính giáo dục, mục đích giáo dục, phương pháp giáo dục,đối tượng giáo dục trên thực tế, những lời Phật dạy có nội dung tư tưởng

giáo dục luôn mang lại lợi ích lớn lao, thiết thực và bền vững nhất so với bất

kỳ giáo thuyết nào, của nhà giáo dục nào từ xưa đến nay, chính vì vậy đức

Phật được tôn vinh là nhà giáo dục vĩ đại của nhân loại [Xem 25].

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và được người dân Việt

Nam mở lòng đón nhận vì những giá trị của nó đem lại trong đời sống tinhthần của họ Tư tưởng Phật giáo có nhiều điểm gần gũi, tương đồng với tưtưởng người Việt, đặc biệt là các giá trị đạo đức thể hiện trong các phạm trù:

từ bi, nhân quả, luân hồi, Tinh thần tương thân, tương ái giúp người cùngvới tỉnh thần cứu khổ, cứu nạn, từ bi hỷ xả của đạo Phật rất phù hợp vớitruyền thống văn hoá của người Việt là lòng nhân ái “lá lành đùm lá rách”

Trang 9

“Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn” Do

đó đạo Phật được chấp nhận và có đất để phát triển tại Việt Nam Trong suốtquá trình tồn tại và phát triển của mình, đạo Phật đã không ngừng truyền bácác giáo lý và tư tưởng đạo đức hướng tới giá trị sống nhân văn [Xem 25]

Giáo dục Phật giáo hướng đến mọi tầng lớp, mọi đối tượng, nhưng

trong đó Đức Phật đặc biệt quan tâm đến đối tượng người trẻ, đặc biệt làthanh thiếu niên là những người nhanh nhạy và có nhiệt huyết, làm việc hăngsay, có tỉnh thần ham học hỏi thích tìm cái mới Kinh Pháp cú có đoạn:

“Lúc thanh niên cường tráng đã không kiếm ra tài của, cũng chẳng lo

tu hành, thì khi già cả chẳng khác gì con cò già bên bờ ao, chẳng kiếm ra môiphải khô héo chết mòn

Lúc thanh niên cường tráng đã không kiếm ra tài của, cũng chẳng lo tu

hành, nên khi già nằm xuống, dáng người như cây cung gãy cứ buồn than về

di vãng ”

Ở Việt Nam hiện nay, những hoạt động liên quan đến giáo duc đạo đức

Phật giáo phát triển không mạnh, với sự định hướng của Giáo hội Phật giáo,

các chức sắc Phật giáo và các Phật tử, các hoạt động giáo dục Phật giáo cho

bộ phận thanh thiếu niên là tu sĩ, thanh thiếu niên Phật tử và thanh thiếu niênnói chung trên cả nước đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Ban đầu, giáodục Phật giáo chủ yếu nhằm đến đối tượng là tu sĩ, nhưng nhằm đáp ứng nhu

cầu ngày càng cao của dân cư thì cho đến nay, nền giáo dục Phật giáo đã mở

rộng hơn, bên cạnh các hệ thống giáo dục Phật giáo được đảo tạo từ sơ cấp vàđại học Phật giáo cho các tu sĩ thì còn có các khóa tu, khóa thiền cho rất nhiềungười, điển hình cho giới trẻ Đặc biệt phải ké đến như việc tổ chức các khóa

tu ngắn hạn (một ngày hay một vài ngày, một tuần ) cho thanh niên, sinh

viên tại nhiều ngôi chùa trên khắp các địa phương trong cả nước Phươngpháp giáo dục lẫy kết quả thực hành làm thước do và phô biến các giá trị đạo

Trang 10

đức căn bản, định hướng nhận thức cũng như nhân cách của giới trẻ thông

qua giáo dục của Phật giáo đã được các quốc gia như Thái Lan, Campuchia,Lào, Myanma, Tây Tạng, đặc biệt quan tâm Ở Việt Nam, nhận thấy vai trocủa giáo dục giới trẻ về đạo đức, nhân cách theo gương của Đức Phat có mộtảnh hưởng sâu rộng và đem lại các kết quả lớn, Hội Phật giáo các địa phương

đã tổ chức nhiều buổi nói chuyện, chia sẻ các giá trị, tô chức các khoá tu mùa

hè nhằm hấp dẫn lôi cuốn thanh thiếu niên tham gia vào chương trình giáo

dục của hội Phật giáo [Xem 25].

Hoạt động Khóa tu mùa hè thời gian qua là một hoạt động sôi nổi củaPhật giáo tỉnh Kiên Giang, đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp, đặc biệt với sự

giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Tuy nhiên chưa có một công trình

nghiên cứu mang tính hệ thống về vấn đề này, vì vậy nghiên cứu vấn đề giáodục thanh, thiếu niên về đạo Phật thông qua các khoá tu mùa hè tại một địaphương như tỉnh Kiên Giang là cần thiết và mang một ý nghĩa thực tiễn nhấtđịnh Kết quả nghiên cứu sẽ phần nào giúp Giáo hội Phật giáo, các cơ sở Phật

giáo và các tăng ni tham gia vào chương tính giáo dục tìm ra các giải phápcho vấn đề, từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục thanh, thiếu niên thông qua các

khoá tu mùa hè Từ kết quả nghiên cứu tại Kiên Giang, các tỉnh Tây nam bộ

và các địa phương khác có thể tham khảo và hoàn thiện cách thức tổ chức,quản lý các khoá tu cho thanh, thiếu niên

2 Tình hình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu có liên quan đến giáo dục Phật giáo trênphạm vi thế giới và Việt Nam khá nhiều, Ban thân Đức Phật là một tamgương mẫu mực của một vi Thay tromg giáo dục, cho nên chủ đề giáo dục

của đạo Phật là một nội dung cốt lõi được đề cập trong rất nhiều kinh sách củađạo Phật.

Trang 11

Trên thế giới, có khá nhiều công tính nghiên cứu đề cập đến giáo dụccác giá trị của đạo Phật đối với giới trẻ Có thé ké ra một số công tính nghiêncứu như: Bukkyo Dendo Kyokai (1962), tác giả cuốn sách “Giáo đục của ĐứcPhat” (The Teaching of Buddha) (NXB Kosaido Nhật Bản) Cuốn “ Những

lời day của Đức Phat” (Teachings of the Buddha) của Jack Kornfield (2007);

tác giả Devean Chase (2021) với cuốn sách “Phat giáo hiện đại: Những lờidạy cô xưa của Đức Phật dành cho người hiện đại” (Modern Buddhism:

Buddha's Ancient Teachings For The Modern) (NXB Person Kindle Edition).

Các bài báo có liên quan có thể kể ra như: Gordon s Gates (2005),

“Đánh thức cộng đồng trường học: Triết lý đạo Phật trong cải cách giáo dục”(Awakening to School Community: Buddhist Philosophy for Educational

Reform) (Tap chi The Journal of Educational Thought); Mary Talbot (2008)

với bai báo: “Giới thiệu: Day con cái của bạn các giá trị của dao Phật”

(Introduction: Teaching Your Children Buddhist Values) (Tạp chí The

Buddhist Review, FALL 2008).

Ở Việt Nam, cho đến nay có rất nhiều sách, bài báo và luận văn dé

cập đến vấn đề giáo dục đạo Phật dành cho mọi người trong đó có thanh,

thiếu niên

Về các sách có liên quan đến giáo dục Phật giáo có thể kê ra như: “DaoPhật đi vào cuộc sống” (Dịch: Tường Tâm, Thanh Long, (2008), NXB Văn

hoá Sài Gòn); “Giáo dục học Phật giáo” của Lư Kim Hoa (2009) (NXB Tôn

giáo Hà Nội xuất bản); “Con đường giáo dục Phật giáo” (Thích Trừng Sỹ,

(2009), NXB Tôn giáo Hà Nội); “Con đường giáo dục Phật giáo”, của Thích

Trừng Sĩ, nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, năm 2009, là một cuốn sách đi sâu

tìm hiểu định nghĩa và ư nghĩa của từ giáo dục, nêu mục đích, đối tượng,

phương pháp, chương trình của giáo dục nói chung và giáo dục Phật giáo nói

Trang 12

riêng, đưa ra một SỐ yếu tố cần thiết để trở thành nha giáo dục Phật giáo, hệthống giáo dục và tinh than giáo duc

Năm 2019, trên cơ sở thành tựu của Hội thảo “Phật học Việt Nam thời

hiện đại: Bản chất, Hội nhập và phát triển”, HT Thích Nhật Từ chủ biên

cuốn sách: Giáo dục Phật giáo: Bản chất, phương pháp và giá trị Cuốn

sách, tập hợp nhiều bài viết của các tác giả nghiên cứu xoay quanh chủ đềgiáo dục Phật giáo, trong đó nhiều bài viết bàn luận về vấn đề bản chất,

mục đích, phương pháp, tính đặc thù, mô hình giáo dục của Phật giáo,

Có các bài viết đề cập đến ý nghĩa, giá trị của giáo dục Phật giáo với xã hộiViệt Nam hiện nay.

Các bài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề được đăng tải trên các tạpchí có thê ké đến như: “Phật giáo với sự hình thành nhân cách con người ViệtNam hiện nay” Nguyễn Tài Thư (1994), (Tạp chí triết học số 2, năm 1994);

“Vài nét về đạo Phật với nền giáo dục đạo đức xã hội” Thích Gia Quang vớibài (2001), (Tạp chí nghiên cứu Phật học số 5, 2001); Lê Văn Đính (2006) vớibài “Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Namhiện nay” (Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 10, năm 2006); Lê Hữu Tuấn(2001) với bài “Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đạo đức truyền thống ViệtNam” (Tạp chí nghiên cứu Phật học số 5, 2001) Nguyễn Tài Thư (2002)

Phật giáo và sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay, Tạp chíTriết học số 4/1993 Tác giả Lê Tấn Lộc (2021) với bài viết: “How CanBuddhist Education Help Adolescents Develop Moral Behavior” (Giáo duc

Phật giáo có thé giúp thanh thiếu niên phát triển hành vi dao đức như thé

nào?), dang tải trên tạp chí Giáo dục Tôn giáo (Religious Education).

Luận văn Tiến sỹ, Thạc sỹ có đề cập đến chủ đề giáo dục của đạo Phật

có khá nhiều, có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như: Luận án Tiến sỹcủa Ngô Văn Trân (2012), Viện KHXH Việt Nam với đề tài: “Đạo đức Phật

Trang 13

giáo với công tác giáo dục Thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo tại Thừa ThiênHuế hiện nay”, không chi phan ánh nhân sinh quan tiến bộ và nét độc đáo của

Đạo đức Phật giáo Luận văn cũng đề xuất “mô hinh gia ảnh Phật tử” trong

giáo dục thanh thiếu niên

Luận án tiến sỹ của Dao Tấn Thanh (2020), Đại học KHXH & NV,Đại học Quốc gia TP HCM “Đạo đức Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến

đạo đức con người Việt Nam hiện nay” Luận án đã trình bày, phân tích, hệ

thống hóa và làm rõ những nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo trên nềntang giáo lý và giới luật, cũng như các giá trị đạo đức truyền thống nói chungcủa con người Việt Nam Qua đó thấy được sự ảnh hưởng sâu sắc của đạo đứcPhật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay qua năm khía cạnh: quan

niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống: phong tục, tập quán; văn hóa, nghệ thuật;

ứng xử giao tiếp Từ việc phân tích thực trạng những ảnh hưởng tích cực vàtiêu cực của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam, luận án đềxuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy giá trị đạo đức Phật giáo tại ViệtNam trong điều kiện hiện nay Qua đó thể hiện tinh thần nhập thé và phát

triển của đạo đức Phật giáo.

Luận văn Thạc sỹ của Hoàng Thị Quyên (2016) với đề tài: Ảnh hưởngcủa đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên ở Việt Nam hiện nay (Học

viện Khoa học Xã hội, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

Luận văn thạc sỹ của Trần Thị Hoài Thương (2016), Đại học KHXH

&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tai:” Giáo dục Phật giáo và ý nghĩacủa nó đối với giáo dục Đạo đức Thanh niên hiện nay

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã khai thác nhiều khía

cạnh có liên quan đến giáo dục của đạo Phật như: Tấm gương của đức Phật

như người thầy vĩ đại của nhân loại; phương pháp giáo dục lấy thực hành làm

căn bản của đức Phật; Giá trị đạo đức của đạo Phật và sự phù hợp của nó

Trang 14

trong giáo dục; Phương pháp giáo dục của đạo Phật; Giáo dục của đạo Phật

dành cho các đối tượng cụ thể như thanh, thiếu niên, phụ nữ và các tăng niPhật tử, Một số công trình nghiên cứu tìm ra sự thích nghi của đạo Phậttrong giáo dục tại các nền văn hoá khác nhau hay sự hoà hợp của đạo Phật với

các tôn giáo khác trong giáo dục đạo đức cho con người,

Cho đến hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào viết về giáodục của Phật giáo với đối tượng chủ yêu là thanh, thiếu niên ở một địa

phương cụ thê là tỉnh Kiên Giang thông qua các khóa tu mùa hè một cách có

hệ thống Các công trình có đề cập đến nội dung về giáo dục Phật giáo ở Kiên

Giang chủ yếu xuất hiện riêng lẻ trong các văn bản của Giáo hội Phật giáo,một số bài nghiên cứu khoa học trong Hội thảo khoa học trong nước

Từ những vấn đề đặt ra ở trên, việc tìm hiểu phương pháp giáo dục củaPhật giáo đối với thanh, thiếu niên thông qua các khoá tu mùa hè tại tỉnhKiên giang mang một ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhất định Về lý luận, nógiúp luận giải rõ hơn, chi tiết hon trong khía cạnh giáo dục của Phật giáotại một địa phương; giúp tìm hiểu các nhân tố cốt lõi và sự tác động củatừng nhân tố đến giáo duc Phật giáo đối với thanh, thiếu niên Về thực tiễn,giúp công tác tổ chức các khoá tu mùa hè tốt hơn như: chuẩn bị giáo trình,giáo án, giảng sư, tổ chức tuyên truyền thu hút học viên, tổ chức hậu cần và

kêu gọi sự ủng hộ của các gia đình, các nhà hảo tâm và xã hội, công tác

đánh giá hiệu quả của các khoá tu từ đó đúc rút các kinh nghiệm thực tiễn

cho các khoá tu tiếp theo

Đề tài tập trung làm rõ sự ảnh hưởng của các khoá tu mùa hè đối vớithanh, thiếu niên tại tỉnh Kiên Giang, đó là những ảnh hưởng về nhận thứcnhân sinh quan, về thái độ và hành vi của họ đối với bản thân, gia đình, xã hộisau khi tham dự các khoá tu mùa hè Đề tài cũng tìm ra các nhân tố chính củaphương pháp giáo dục Phật giáo thông qua các khoá tu đã ảnh hưởng đến

Trang 15

thanh, thiếu niên như thé nào, đánh giá mức độ ảnh hưởng thông qua con sốthống kê xã hội học.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Đề tài có mục đích là xác định rõ sự ảnh hưởng

của phương pháp giáo dục Phật giáo đối với Thanh, Thiếu niên thông qua cáckhóa tu mùa hè tại Tỉnh Kiên Giang.

Nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm:

Tổng quan cơ sở lý thuyết về phương pháp và nội dung giáo dục củaPhật giáo đối với Thanh, thiếu niên

Xác định rõ các nhân tố chung và đặc thi của phương pháp giáo dụcPhat giáo đối với Thanh, Thiếu niên thông qua các khoá tu mùa hè

Khảo sát, đánh giá, đo lường mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo

dục này đến nhận thức nhân sinh quan, thái độ và hành vi của Thanh, thiếuniên thông qua điều tra xã hội học

Đánh giá thực trạng hiệu quả của công tác tô chức, quản lý các khoá tumùa hè trong thu hút và giáo dục thanh, thiếu niên tại địa phương

Đề xuất các kết luận, các giải pháp, các kiến nghị cho vấn đềnghiên cứu.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào đối tượng là Thanh, thiếu

niên chủ yếu là học sinh, sinh viên đang học tập và sinh sống tại tỉnh KiênGiang.

Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về sự ảnh hưởngcủa phương pháp giáo dục Phật giáo đối với Thanh, Thiếu niên thông qua các

khoá tu mùa hè tại tỉnh Kiên Giang Sự ảnh hưởng này được đánh giá, đo

lường thông qua các nhân tố cốt lõi được tính bày trong nội dung của đề

cương.

Trang 16

Về thời gian, đề tài tập trung khảo sát trong thời gian 3 năm: 2020 và

2021, 2022

5 Cơ sở lý luận va phương pháp nghiên cứu

Cơ sở ly luận:

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac

-Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam vềtôn giáo.

Về phương pháp nghiên cứu Đề tài chủ yêu sử dụng phương pháp duyvật biện chứng dé phân tích, đánh giá, tong hợp và suy diễn các van dé nghiêncứu Ngoài ra dé tài cũng sử dụng phương pháp điều tra xã hội học dé thu

thập thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu.

6 Đóng góp của luận vănLuận văn có thé sử dụng làm tài liệu nghiên cứu trong nghiên cứu và

giảng dạy của về Phật giáo nói riêng, tôn giáo học nói chung

Những kết quả đạt được của luận văn có thể góp phần nâng cao hiệuquả công tác giáo dục Phật giáo đối với đạo đức Phật tử đối với thanh thiếu

niên thông qua các khoá tu mùa hè tại tỉnh Kiên Giang.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, kếtcau chính Luận văn gồm 2 chương, 6 Tiết

10

Trang 17

Chương 1.

KHÁI QUÁT CHUNG VE GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ

HOẠT ĐỘNG KHÓA TU MÙA HE CUA PHẬT GIÁO VIỆT NAM

1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn1.1.1 Giáo dục đạo đức

Đề phân tích khái niệm nay, chung ta phân tích nội hàm hai khái nệm

giáo dục và đạo đức:

Trước tiên về khái niệm giáo dục:

Theo Từ điền Bách Khoa Việt Nam, Giáo dục là "Quá trình đào tạo conngười một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống

xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thực hiện bằng cách tổ chức việc

truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người Giáo

dục là một hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người Giáo dục nảy

sinh cùng với xã hội loài người, trở thành một chức năng sinh hoạt không thê

thiếu được và không bao giờ mat đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội

Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xãhội, một trong những nhân tố quan trọng nhất thúc day xã hội phát triển vềmọi mặt Giáo dục mang tính lịch sử cụ thể, tính chất, mục đích, nhiệm vụ,

nội dung, phương pháp tổ chức giáo dục biến đôi theo các giai đoạn phát triển

của xã hội, theo các chế độ chính trị - kinh tế của xã hội" [10, tr.120]

Theo Hòa thượng Thích Nhật Quang “Giáo dục và đàoòa tạo Phật giáo

là con đường thu học thông qua Giới (Sila), Định (Samadi) và Tuệ (Panna) là

sự hoàn thiện hay giải thoát của con người trên cơ sở đánh thức, nuôi dưỡng

và phát triển giới đức, tâm đức, tuệ đức của mỗi cá nhân” [1, tr.29]

Khái niệm Đạo đức:

11

Trang 18

Là hệ thống các qui tắc, chuân mực xã hội mà nhờ đó con người tự giácđiều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích cộng đồng và xã hội.

Dưới góc độ Phật giáo: Giáo dục đạo đức có thể hiểu là quá trình: “sựthể hiện truyền thụ nhân cách đạo đức từ người có kiến thức và mẫu mựctrong đời sông, tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến người thọ giáo, tất nhiên

là phải thông qua thân giáo, khẩu giáo và ý giáo Cụ thể của hành vi đó là sựtruyền trao tri thức, kinh nghiệm sống, nhân cách đạo đức từ người thầy đếnhọc trò, giúp người học được trang bị kiến thức và hoản thiện nhân cách nâng

cao đời sống đạo đức” [25, tr 2,3]

1.1.2 Phật tửĐức Phật dạy trong Kinh Trung Bộ rằng: “Ai nguyện nương tựa PhậtPháp Tăng người ấy là người Phật tử”, chữ “Nguyện” trong Đạo Phật mangtính tự giác, là một thái độ nhận ra chân lý và ước muốn thực hiện chân lýtrong đời sống của mình

Điều này, tương tự như định hướng cho mình một lý tưởng sống vàđược thé hiện qua một hình thức nghi lễ như lễ phát nguyện thọ giới, phátnguyện quy y Tam Bảo

Tác giả Thích Viên Giác trong một bài viết của mình: Ai là Phật tử?

đăng trên trang điện tử Đạo Phật ngày nay:

“Phật tử bao gồm nhiều thành phần:

Một là, những Phật tử thuần thành thường xuyên đi chùa có quy y Tam

bảo, có pháp danh, có tham dự sinh hoạt Phật sự, có tu có học giáo lý Dĩ nhiên hạng này có danh sách lưu trữ tại chùa.

Hai là, Phật tử có quy y Tam bảo có pháp danh, nhưng ít di chùa va

không gắn bó với các sinh hoạt của chùa, họ đi chùa theo cảm hứng tùyduyên Hạng này có thể có danh sách lưu trữ hoặc bị thất lạc tên tuổi

12

Trang 19

Ba là, Phật tử chưa quy y Tam bảo, chưa có pháp danh nhưng vẫn thực

hiện các nghĩa vụ của một người Phật tử khi cần thiết như đóng góp xây dựng

chùa, tham dự những ngày lễ lớn.

Bốn là, Phật tử là người có thiện cảm và thực hành đạo lý của Phậtnhưng không có mối quan hệ sinh hoạt với chùa chiền Thành phần này hoàntoàn không có tên tudi gì hết ở trong số bộ của chùa

Năm là, Phật tử là những người theo truyền thống thờ cúng ông bà tổtiên, thường gọi là Đạo Lương(?) Thành phần này sống và sinh hoạt trên nền

táng truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó văn hóa Phật giáo là chủ đạo nên

đời sống của họ rất thân thiện và gần gủi với chùa chiền như là một ngườiPhật tử, nhất là vùng nông thôn” [Xem 26]

Với cách hiểu Phật tử như trên cho thấy nội hàm của khái niệm này khárộng Trong nghiên cứu này tác giả đồng tình với quan niệm của tác giả ThíchViên Giác Bởi hoạt động khóa tu mùa hè của Phật giáo hướng đến nhóm đốitượng khá mở rộng (sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần sau) Chính vì vậy sựảnh hưởng của Phật giáo đối với vấn dé giáo dục đạo đức cũng hướng đếnnhóm đối tượng khá mở rộng

1.1.3 Khái niệm Khóa tu mùa hèThực chất hiện nay chưa có khái niệm khóa tu mùa hè, bởi đây đượchiểu là một hoạt động của Phật giáo Khóa tu có thé hiểu là hoạt động thực tập

theo lời Phật day trong một thời gian nhất định, nuôi dưỡng đời sống tâm linh

Mỗi khóa thường diễn ra trong một thời gian nhất định

Trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra khái niệm khóa tu mùa hè là hoạt

động thực tập, thực hành theo lời Phật dạy trong một thời gian nhất định,

thường được tổ chức vào mùa hè, hướng đến đối tượng người trẻ là những

thanh thiếu niên

13

Trang 20

1.2 Khái quát chung về giáo dục đạo đức Phật giáo

1.2.1 Mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức Phật giáoĐạo đức Phật giáo được hình thành trên nền tảng sự kết tỉnh truyền

thống đạo đức Án Độ cô đặc sắc Trong đó các phạm trù cơ bản như nghiệpbáo, nhân - quả, thiện - ác, đúng - sai, tốt - xấu, Phật giáo đã kế thừa chọn

lọc và phát triển, xây dựng thành một hệ thống học thuyết đạo đức mới.

Đạo đức Phật giáo xoay quanh vấn đề khô và con đường thoát khổ Nội

dung đó được thé hiện sâu sắc trong thuyết Tứ Diệu dé - được coi là nền tảng

của giáo lý, là cốt tuỷ của giáo pháp Phật giáo, bao gồm: Khổ đé, Tập đé, Diệt

để, Dao dé Tư tưởng đạo đức của Phật giáo thể hiện tập trung nhất trong Đạo

dé Đạo dé là chân lý nói về con đường tu tập phải theo Phật giáo chủ trươnglấy trí tuệ diệt trừ vô minh - cội nguồn của khổ đau, vừa thực hành tu tập điệt

trừ tham duc dé đạt đến sự giải thoát Trong đó đáng chú ý là Bát chính dao

và Tam học

Bát chính đạo: tám con đường tu hành chân chính:

+ Chính ngữ: Lời nói thanh tịnh, thăng thắn, không nói điều sai trái

+ Chính nghiệp: hành động chân chính, có lợi cho nhân sinh để thân

nghiệp thanh tịnh

+ Chính tỉnh tiến: tiến tới trong con đường tu hành, bỏ ác, làm thiện

+ Chính mệnh: Sống bằng nghề nghiệp chân chính dé tam nghiệp (thân

nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp) trong sạch.

+ Chính niệm: luôn nghĩ về chính pháp, gạt bỏ những suy nghĩ sai lầm,những hành động bất chính

+ Chính định: giữ cho thân tâm vắng lặng, không vọng động để trí tuệ

bừng sáng.

+ Chính tri kiến: quan niệm chân chính về đạo, nhất là lý thuyết Tứ

diệu đê, có niêm tin vào sự giải thoát.

14

Trang 21

+ Chính tư duy: Suy nghĩ chân chính đề lìa bỏ tham dục.

Tam học: Giới - Định - Tuệ:

+ Giới: những điều ngăn cắm, quy định giúp người tu hành không

phạm những lỗi lầm do thân, khẩu, ý tạo ra

+ Định: phương pháp giúp cho người tu hành không tán loạn thân tâm,

nhờ đó mà loại trừ những ý nghĩ xấu, tư tưởng xấu, tạo điều kiện cho trí tuệphát sáng.

+ Tuệ: là người tu hành có trí tuệ sáng suốt đã diệt trừ được vô minh,

tham dục, chứng ngộ được chân lý Phật, do đó chỉ nghĩ làm điều thiện, mưulợi ích cho chúng sinh.

“Tu dưỡng hành vi đạo đức trong Phật giáo được hiéu là các bước thực

hành giới luật Pratimoksa trong Sanskrit hay Patimokkba trong Pali có nghĩa

là “Biệt giải thoát”, tức là giữ giới nhiều thì giải thoát nhiều, giữ giới ít thì

giải thoát ít Giới (Sila) có gốc từ “Sil”, với nghĩa là luân lý, đạo đức, cách cư

xử, hành vi đạo đức với tinh thần căn bản là làm lành, lánh ác, từ bi, hy xả.Giới luật Phật giáo và các quy phạm dao đức khá cụ thé và tỉ mi Đó là ngũgiới luôn phải giữ, Thập thiện luôn phải hành, Lục độ vạn hạnh không ngừng

phải tu” [19, tr.356]

Mục đích giáo dục của Phật giáo: là nhằm vào con người, vì con người

là trung tâm của thế giới Toàn bộ hệ thống giáo lý Phật giáo đều nhằm mục

đích thoát con người, chuyên hóa người xấu thành người tốt bằng con đường

tu dưỡng, rén luyện nhân tâm Giáo dục -cua đức Phật là nền giáo dục chuyênhóa cá nhân và xã hội trên cơ sở tự lực của mỗi người “Về mặt tư tưởng vàtriết lý thì mục đích giáo dục của Phật giáo là nhăm giúp con người đạt đến

cứu cánh giác ngộ giải thoát Còn về mặt giáo dục đạo đức xã hội thì Phật

giáo luôn quan tâm đến đời sống nhân loại, giúp cho con người hoàn thiệnnhân cách sống, bao gồm đạo đức và trí tuệ, thông qua đó thế giới giảm bớt

15

Trang 22

chiến tranh đau khô, tiến đến một thế giới hòa bình hạnh phúc; nền giáo dục

Phật giáo còn giúp con người cải thiện hệ sinh thái môi trường nhờ nuôidưỡng lòng từ bi và nhận thức lý duyên sinh một cách sâu sắc, khi con người

được sống trong một tâm thái thoải mái an vui hạnh phúc, nhân đó tùy theonhân duyên của từng hoàn cảnh, họ có thé hướng đến nắc thang cao hơn, đó làhành trình dan thân vào sự nghiệp tu hành giải thoát” [25, tr 2]

Đối tượng giáo dục của Phật giáo rất rộng mở, không chỉ khuôn phép lànhững người tín đồ của Phật giáo mà còn mở rộng với tất cả mọi người Vớitinh than từ bi vô lượng, Đức Phật chủ trương đưa giáo thuyết và những luân

lý đạo đức tốt đẹp đến với tất cả mọi người, thức tỉnh tất cả chúng sinh “Đốitượng giáo dục Phật giáo là từng cá nhân hay tập thể, nói chung là tất cả mọingười không phân biệt giới tính, giai cấp, tuôi tác Ngày nay, đối tượng giáo

dục Phật giáo cũng được chia ra hai loại: cho những người xuất gia và cho cư

sĩ tại gia Ngoài ra còn có những phần giáo dục dành riêng cho người ngoại

đạo” [9, tr 40].

Đức Phật là nhà giáo dục vĩ đại nhất Với triết lý “tùy duyên phươngtiện”, đức Phật luôn lấy người học làm trung tâm, tùy vào hoàn cảnh, tùynăng lực nhận thức của từng người mà Ngài có những phương pháp tiếp cậnkhác nhau Như vậy, phương pháp giáo dục của đức Phật không cứng nhắc

mà linh hoạt với từng nhóm đối tượng để đạt được kết quả giáo dục tốt nhất:

Trong bài viết Triết học giáo dục Phật giáo: Phương pháp, nội dung và vai trò,tác gia Thích Nhật Từ đã phân tích bốn phương pháp giảng day căn bản của

đức Phật:

+ Phương pháp người dạy là trọng tâm: là phương pháp đề cao vai tròngười giảng dạy hay người hướng dẫn đóng vai trò là bậc thầy chuyên môn vềmột lĩnh vực Người học, người nghe sẽ đón nhận nguồn tri thức chân chínhđược truyền từ người thay

16

Trang 23

+ Phương pháp người học là trọng tâm: người dạy là nguồn tài nguyêntri thức hơn là một thẩm quyền chân lý đối với người học Trong Phật giáo,đối với những tình huống giáo dục chân lý cần có người nghe tham gia tíchcực dé được tỉnh thức, đức Phật chon “phương pháp người học là trọng tâm.

+ Phương pháp nhân mạnh nội dung: Với phương pháp nhắn mạnh nộidung, cả người dạy và người học đều tập trung vào nội dung được giảng dạy,tức là cách học theo chương trình đã được lên kế hoạch nhằm giúp người họcđạt được kết quả hay nguồn tri thức trong từng buổi học với từng chủ dé học

hệ quy chiếu chân lý [Xem 25]

Về nội dung giáo dục Phật giáo, giáo dục cho người học về tư tưởng,giáo lý, giáo luật của Phật giáo Phật học gồm ba tạng kinh điển: Kinh, Luật,

Luận Giáo đục để chỉ ra cho con người đâu là khổ và con đường thoát khổ

Duy tuệ thị nghiệp - lấy trí tuệ làm sự nghiệp là phương châm người đệ tử cầnhướng đến

Bên cạnh việc giáo dục chân lý, giúp mở tuệ nhãn, đức Phật chú trọnggiáo dục đạo đức, giúp con người sống hữu ích và có giá trị hơn Chính vì thế

có thể khẳng định giáo dục đạo đức là một nội dung trọng tâm của giáo dụcPhật giáo Trong đó lòng Từ bi — Bình đăng — Vô ngã cùng sự hướng thiện màđạo Phật muốn giáo dục con người với mục đích “cứu khổ” là quan trọng

nhất Các giá trị đạo đức phố quát: Từ bi, bình đăng, vô ngã, vị tha, là

những chuẩn mực nền tảng của Phật giáo Phật giáo luôn luôn hướng đến lýtưởng xây dựng xã hội xung quanh bằng chất liệu của lòng nhân ái, từ bi và

17

Trang 24

rộng lượng liên quan đến cá nhân cũng như hành vi xã hội Điều đó được ghilại trong các kinh điển Phật giáo Ví dụ, bài kinh về Lời khuyên của Đức Phậtđến Sigala (Thiện Sanh) Bản kinh nói về các mối quan hệ xã hội trong các

mối quan hệ giữa các loại người khác nhau, ví dụ: cha mẹ và con cái, giáo

viên và học sinh, quan hệ của vợ chồng, quan hệ hữu nghị và tín đồ và tu sĩ.Tat ca những điều này có quan hệ trách nhiệm với nhau - ví dụ: cha mẹ vàcon cái, và thừa nhận trên tất cả rằng việc theo đuổi hạnh phúc và phúc lợi cánhân gắn bó chặt chẽ với phúc lợi của người khác

Trong nhiều nghiên cứu, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng: Giáo dục Phậtgiáo thường được hiểu là là một nền giáo dục tự viện Các đại học Phật giáo ở

Ấn Độ cũng đều được phát triển lên từ nền giáo dục tự viện này, ngay cả Đạihoc Nalanda [Xem 27] Nơi diễn ra các hoạt động giáo dục thường là ở các tự

viện Phật giáo, với vai trò người thầy được đề cao trong công cuộc giáo dụcvới các đệ tử của mình Người Thầy sẽ là người am hiểu giáo lý, giáo luậtPhật giáo, nhận trách nhiệm dẫn dắt và chỉ dạy những đệ tử tu học tại tự việncủa mình, dẫn dắt đệ tử vào con đường chính đạo Chính vì thế người Thầy có

vai trò quan trọng, như tam gương cho đệ tử tu học theo Theo truyền thống

đó, Phật giáo lan truyền đi các nước, trong đó có Việt Nam

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, nhiều tài liệu nghiên cứuchỉ ra rằng Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu CôngNguyên Trung tâm Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam là trung tâm Luy Lâu cũngđược coi là trung tâm giáo dục Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam: “Luy Lâu đượccoi là trung tâm giáo dục Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam” Cơ sở giáo duc đầutiên được biết đến của Phật giáo chính là các ngôi chùa: “Trong thời gian này,các cơ sở giáo dục Phật giáo được thành lập tại các chùa chién Các nha sư

mở trường lớp để truyền giáo như giảng pháp, lễ lạc, cầu an, cầu siêu Có

thể nói, các nhà sư cũng là những thầy giáo đầu tiên của nền giáo dục Việt

18

Trang 25

Nam thuở mới manh nha Chùa làng đã từng một thời đóng vai trò trung tâm

văn hóa tỉnh thần của cộng đồng làng xã Việt Nam Chùa không những là nơi

giảng đạo, cầu kinh, thờ cúng Phật, mà còn là nơi hội họp, di dưỡng tinh thần,

tham quan, vãn cảnh” [Xem 9, tr.38].

Đến ngày nay, ngôi chùa vẫn khẳng định được vị thế của mình, không

chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh mà vẫn là nơi thực hiện chức năng giáo

dục của Phật giáo: “Qua tiễn trình phát triển, tự viện Phật giáo đã trở thành

một cơ sở giáo dục, có truyền thống duy trì những thông tin cập nhật Ngay cả

một ngôi chùa khiêm tốn ở một nơi xã xôi cũng là một trung tâm học thuật

cần thiết cho quần chúng, Các ngôi tự viện đã mở ngỏ cho moi tang lớp nhân

dân, đặc biệt là cho người dân bị thiệt thòi về mặt kinh tế và xã hội” [9, tr.38]

Thời Lý, thời kỳ mở đầu cho sự phát triển rực rỡ của Phật giáo ViệtNam, giáo dục Phật giáo đóng vai trò quan trọng: “thời Lý chùa chiền được

sử dụng như một chốn tu học Mỗi ngôi chùa, nơi thờ tự là một địa điểm, một

chôn học đường với tầng lớp người theo học không chỉ có thường dân mà cả

bộ phận quý tộc dé tầm sư học đạo, trao đổi học thuật, nghiên cứu kinh sử Sựhọc hỏi giữa mọi người diễn ra bình đăng không phân biệt sang hèn” [13,tr.84]

Giáo đục Phật giáo Việt Nam phát triển lên đến đỉnh cao ở thời Trần,

thé hiện minh chứng bang sự ra đời của Quốc học viện Trần Thái Tông Tuynhiên với truyền thống giáo dục tự viện, và đặc biệt với vị trí vai trò của ngôi

chùa trong văn hóa làng xã Việt Nam thì giáo dục Phật giáo tại các ngôi chùa

ở Việt Nam vẫn là trọng tâm với đối tượng rộng mở và phương pháp giáo đục

linh hoạt.

1.2.2 Phật giáo với giáo dục đạo đức giới trẻ

Trong nghiên cứu này, tác giả đề cập đến giáo dục đạo đức Phật giáovới Phật tử qua khóa tu mùa hè với đối tượng chủ yếu là người trẻ, cụ thể hơn

19

Trang 26

là thanh thiếu, niên Chính vì vậy, ở phần này tác giả sẽ khái quát về quanđiểm của Phật giáo với việc giáo dục đạo đức giới trẻ.

Giới trẻ là lực lượng xã hội to lớn, có ý nghĩa lớn đối với sự nghiệp xâydựng, bảo vệ và tương lai của đất nước Chính vì vậy với đối tượng này, giáodục có ý nghĩa vô cùng quan trọng Điều này không phải bây giờ mới đượckhẳng định mà đã được khẳng định từ lâu trong lịch sử

Với đức Phật, Ngài tạo ra Phật giáo cách đây hơn hai nghìn năm, Ngài

đã sớm nhận ra vai trò của tuổi trẻ với cuộc đời mỗi con người: là tuổi đẹp

nhất, vàng son nhất, giàu khí huyết thanh xuân, tràn đầy ước mơ, hoài bão.Trong kinh Thánh cầu, Trung bộ kinh số 26, rằng “khi Ta còn trẻ, niên thiếu,toc đen nhánh, day di huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son

cuộc đời, mặc dâu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta

cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình

Ta xuất gia như vậy, một người di tìm cái gì chí thiện, tìm cau vô thượng tối

thẳng an tịnh đạo lộ”

Ở tuôi thanh xuân dep dé nhất của đời người, đức Phật đã rời bỏ ngaivàng, khoác lên mình tam áo cà - sa đơn sơ, rời bỏ cung điện nguy nga đi vàokhu rừng hoang vắng, rời bỏ cuộc sống nhung lụa tìm đến con đường khổ

hạnh, tất cả những điều đó có thể thực hiện được là nhờ sức mạnh, lòng

quyết tâm của tuổi trẻ, vì thế có thể nói, tuối trẻ là tuổi đẹp nhất, quan trong

nhất của đời người Do đó, trong giáo lý Đức Phật dạy, chúng ta thấy Ngài rất

coi trọng về tudi trẻ Ngài nói có bốn thứ trẻ không nên coi thường, đó là: vua

trẻ tuổi, tỳ kheo trẻ tudi, đóm lửa nhỏ và con rắn nhỏ.

Tuy nhiên, với nhãn quan vô lượng, đức Phật cũng thấy rõ những hạnchế của tuổi trẻ, là lứa tối rất dé bị dụ dé, sai lạc, chủ quan, thích hưởng thụ

và kiêu mạn Ngài day: “Say sưa trong kiêu mạn của tuổi trẻ, này các kheo, kẻ vô văn pham phu làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời

Ty-nói, làm các ác hành vê ý Do làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời

20

Trang 27

nói, làm các ác hành về ý, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ,

ác thú, đọa xứ, địa ngục”.

Chỉ có con đường tu tập mới có thể giúp tuổi trẻ tránh lầm đường lạc

lối Trong Tăng Chi bộ kinh, có đoạn: Đối với chúng tôi, thưa Tôn giả, là

những gia chủ, thọ hưởng các dục, vui thích các dục, ưa thích các dục, hoan

hy các dục, thật giống như một cái vực thắm cho chúng tôi là sự xuất ly này.Tuy vậy, thưa Tôn giả, chúng tôi được nghe rằng trong Pháp và Luật này, tâm

của các Ty-kheo trẻ tuổi hứng khởi trong sự xuất ly, tịnh tín, an trú, giải thoát,

vì được thấy rằng đây là an tịnh Chính ở nơi đây, thưa Tôn giả, là sự sai kháctrong Pháp và Luật này giữa các Tý-kheo và phần đông quần chúng, tức là sựxuất ly này

Tuổi trẻ đi qua không bao giờ quay lại, vì thế con người phải biết chânquý: Lời đạy của Đức Phật trong kinh Pháp cú nhắc nhở chúng ta điều này:Lúc thanh niên cường tráng đã không kiếm ra tài của, cũng chang lo tu hành,thì khi già cả chăng khác gì con cò già bên bờ ao, chăng kiếm ra môi phải khôhéo chết mòn Lúc thanh niên cường tráng đã không kiếm ra tài của, cũngchang lo tu hành, nên khi già nằm xuống, đáng người như cây cung gãy cứbuồn than về di vãng

Tuổi trẻ cần được dẫn dắt để đi đúng hướng, không lầm đường, lạc lối:Đức Phật từng nói: “đến một tuổi nào đó, ta sẽ chết Ta không biết thời nào ta

sẽ chết Thời ấy đối với ta bị che kín Do vậy, trong tuổi trẻ, ta hành trì sa

môn pháp dé cham dứt khổ đau”

Chính vì thế, khi đã giác ngộ, trở thành Phật, Đức Phật rất quan tâmđến việc định hướng, giáo dục đạo đức cho người trẻ Trong Kinh Phật cònlưu lại rất nhiều những câu chuyện về việc giáo dục tuổi trẻ của đức Phật

Trong Kinh Trung Bộ, kế về việc đức Phat dạy La Hầu La về đức tínhthật thà, không được nói dối

21

Trang 28

“Rôi Thế Tôn, sau khi để lại một it nước còn lại trong chậu nước, bảo

Tôn giả Rahula:

- Này Rahula, Ông có thấy một ít nước còn lại này trong chậu nướckhông?

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn

- Cũng it vậy, này Rahula, là Sa - môn hạnh của những người nào biết

mà nói láo, không có tàm quý” [Xem 3].

Không chỉ Đức Phật mà các môn đệ của Ngài, bằng những kinh nghiệmthực tiễn của mình cũng đã khẳng định vai trò của giáo dục đạo đức, của tutập với tuổi trẻ Một đệ tử của Đức Phật là Angulimala là ví dụ: Tôn giả nóibài kệ sau khi chứng quả thánh:

Ai tỳ kheo còn trẻ,

Chuyên tâm hành Phật dạy,

Chói sáng thế giới này,

Như trăng thoát mây che

Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất của đời người, là tuổi chứa đựng nhiều khát

khao, ước vọng, ngọn lửa đam mê, là tuổi có sức khỏe, niềm tin để thực hiện

những ước mơ hoài bão Đức Phật đã không phí hoài tuổi trẻ của minh mà bắtđầu con đường tu học để đi đến giác ngộ, tìm ra chân lý Chính vì thế ĐứcPhật luôn coi trọng tuổi trẻ, khẳng định vai trò của giáo dục đạo đức vớingười trẻ.

1.3 Khái quát chung về hoạt động khóa tu mùa hè của Phật giáo

Việt Nam

1.3.1 Lịch sử khóa tu mùa hè ở Việt Nam

Phật giáo ra đời và phát triển đã hàng ngàn năm qua và trở thành mộttôn giáo có sức ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống của nhân loại Giá trị lớnnhất mà Phật giáo đem đến cho con người chính là xác định rõ các nguyên

22

Trang 29

nhân dẫn đến mọi sự đau khổ của con người và chỉ ra con đường để giải thoát

mọi sự đau khổ, như Đức Phật đã từng truyền dạy: Nước đại dương chỉ có

một vị mặn, đạo của ta chỉ có một vị giải thoát Dé truyền tải giá trị đó, không

có con đường nào khác ngoài giáo dục Đức Phật cho rằng sở di con người

luôn luôn đau khổ là do vô minh, không hiểu biết, chỉ có hết vô minh mới

thoát khổ Cho nên thông qua giáo dục Đức Phật muốn giúp con người nhận

ra (ngộ ra) con đường dé giải thoát chính minh và giúp đỡ người khác cùnggiác ngộ thoát khổ Với phương châm “Tùy duyên phương tiện, với mỗi đốitượng, trong mỗi bỗi cảnh cụ thể Phật giáo lại có những hình thức tác độnggiáo dục khác nhau Với đối tượng giới trẻ là thanh thiếu niên trong bối cảnhhiện nay, Phật giáo thông qua nhiều hoạt động để giáo dục đạo đức, hoạt độngnổi bật của Phật giáo Việt Nam trong thời gian gần đây là hoạt động khóa tumùa hè.

Khóa tu thực chất là hoạt động thực tập theo lời Phật dạy trong mộtthời gian nhất định Chính vì thế, khóa tu mùa hè được hiểu là một hoạt độngthực hành theo lời Phật day được tổ chức trong khoảng thời gian là mùa hè đểphù hợp với đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên Trước xu thếphát triển của xã hội đương đại, khóa tu mùa hè là hoạt động tiêu biểu cho xuhướng nhập thế của Phật giáo góp phần vào sự nghiệp giáo dục nói chung,

giáo dục đạo đức, lối sống, hoàn thiện nhân cách con người, đặc biệt là với

đối tượng là thanh thiếu niên nói riêng Khóa tu mùa hè tạo một không gian

lành mạnh, bổ ích cho các bạn trẻ vào quãng thời gian nghỉ hè sau một nămhọc vat vả, căng thăng

Khóa tu mùa hè được tổ chức và diễn ra ở chùa và Thiền viện với sự

đứng đầu là các tu sĩ trụ trì và Tăng, NI, Phật tử cư sĩ và sự phối hợp, hỗ trợ

của nhiều đơn vị khác nhau, ví như thanh niên tình nguyện

23

Trang 30

Lịch sử về khóa tu mùa hè ở Việt Nam, trong một số bài viết khác nhau

có đề cập đến nhiều sự kiện khác nhau Trong bài viết: “Khóa tu mùa hè” —

một nghĩa cử cao đẹp can khuyến khích hiện nay, tac giả Lê Công Sự nhận

định: thiền viện Trúc Lâm — Tây Thiên ở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc lànơi đầu tiên khởi xướng phong trào “Khóa học hè trong chia” [6, tr 499]

Trong một bài viết của tác giả khác lại cho rằng: “Theo một số tư liệu thì

khóa tu mùa hè lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2005 tại chùa Hoằng Pháp(huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh) với thời lượng 7 ngày dành chomọi đối tượng thanh thiếu niên (không phân biệt tôn giáo) trong độ tuổi 14-23nhằm định hướng giá trị sống cho thế hệ trẻ, ngăn chặn, đây lùi tệ nạn xã hội

[6, tr 614] Như vậy, có thé thay, khóa tu mùa hè là một hoạt động mới xuất

hiện khoảng 20 năm trở lại đây ở Việt Nam.

Hiện nay, khóa tu mùa hè ở các chùa, tự viện, thiền viện trên cả nướcdiễn ra rất sôi nổi Có thé ké đến các trường hợp điển hình như: Miền Bắc có

các chùa như: Chua Phúc Long (Hà Nội), chùa Tứ Kỳ (Hà Nội), Thiền việnTrúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc), chùa Pháp Vân (Hà Nội), chùa Cây Thị

(Phú Thọ), chùa Bằng (Hà Nội), chùa Khai Nguyên (Hà Nội), chùa ĐàoXuyên (Gia Lâm, Hà Nội) ; miền Trung có chùa Long Khánh (Quy Nhơn),chùa Phước Long (Bình Dinh), chùa Sắc Tứ Kim Sơn (Khánh Hòa), ; miềnNam có các chùa Hoằng Pháp (Thành phố Hồ Chí Minh), chùa Vĩnh Hưng(Long An), chùa Quang Thọ (Thành phó Hồ Chí Minh), chia Vạn Phước (BàRia Vũng Tàu), Tu viện Bát Nhã (Lâm Đồng), và chùa Phật Quang (KiênGiang) cũng là một trường hợp điển hình trong số đó

1.3.2 Đối trong, mục đích, phương thức, nội dung của khóa tu mùa hèĐối tượng hướng đến của khóa tu mùa hè: Giới trẻ, cụ thể là thanh,

thiếu niên Đây là lực lượng xã hội to lớn, có ý nghĩa lớn đối với sự nghiệp

24

Trang 31

xây dựng, bảo vệ và tương lai của đất nước Chính vì vậy với đối tượng này,

giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Mục đích của khóa tu mùa hè: Thông qua các hoạt động được tổ chức

trong suốt khóa tu, tất cả đều hướng đến mục đích vận dụng tư tưởng giáo dục

và đạo đức của Phật giáo, ứng dụng vào đời sống hằng ngày, qua đó phát huy

tỉnh thần trách nhiệm của các bạn trẻ với tự thân và cộng đồng, nâng cao nghệ thuật sống Khóa tu mùa hè được tổ chức vào thời gian mùa hè, khi các bạn

trẻ vừa trải qua một năm học căng thang, đây là thời gian giúp cân bằng, giảitỏa tâm lý Đây cũng là thời gian dành cho bạn trẻ là cơ hội quý báu để xâydựng lại những nét đẹp trong tâm hồn con người, là nền tảng vững chắc chocác bạn trẻ trong tương lai, chuẩn bị những kỹ năng sống cho các bạn, chuẩn

bị tâm thế tốt nhất dé đối điện với đời sống, tạo dung niềm tin và sức mạnh vềlối sống lành mạnh, bảo ton những gia tri tinh thần cao dep cua dan tộc,hướng đến đời sống Chân — Thiện — Mỹ, xa rời các tệ nạn tiêu cực của xã hội,hướng đến phát triển tương lai tốt đẹp Đặc biệt giới trẻ đang trong quá trìnhhoàn thiện nhận thức, nhân cách, là lứa tuổi dé bị ảnh hưởng bởi những tư

tưởng tiêu cực, dé bị lôi kéo bởi lối sống không lành mạnh

Phương thức tổ chức khóa tu mùa hè: Thời gian tô chức khóa tu mùa hèthường vào mùa hè, từ tháng Tư đến tháng Tám hằng năm (Khoảng thời gian

các bạn học sinh, sinh viên được nghỉ hè), mỗi khóa tu tùy từng chùa, tự viện khoảng thời gian có thể khác nhau: có thé là 5 — 7 ngày, có các khóa tu dài

hơn: 15- 30 ngày, Có chùa một năm có thê tô chức nhiều khóa thu với cácchủ điểm khác nhau phủ hợp với các đối tượng khác nhau Đến với khóa tu,các em được tham gia các hoạt động vui chơi, ca hát, học tập các oai nghi tếhạnh, thực tập Thiền quán; Tham dự các buổi thuyết giảng của Chư Tôn đứcgiảng sư trong cả nước Phương pháp thực tập phát triển tiềm năng của tư

duy, thực tập phương pháp Quản trị đời mình qua tư tưởng đạo đức của Phật

25

Trang 32

giáo, nâng cao đời sống hướng thiện, hạnh hiếu thảo, học tập những thói quentốt để phát triển thành nhân cách tốt

Trước xu thế phát triển của xã hội đương đại, khóa tu mùa hé là hoạt

động tiêu biểu cho xu hướng nhập thé của Phật giáo góp phần vào sự nghiệp

giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức, lỗi sống, hoàn thiện nhân cách con

người, đặc biệt là với đối tượng là thanh thiếu niên nói riêng Khóa tu mùa hètạo một không gian lành mạnh, bổ ích cho các bạn trẻ vào quãng thời giannghỉ hè sau một năm học vat va, căng thăng

Nội dung các khóa tu mùa hè hiện nay khá phong phú và đa dạng Các

chủ đề của khóa tu mùa hè đề cập đến các nội dung liên quan khá trực tiếpđến đời sống của giới trẻ và các vấn đề của đời sống hiện đại: “Gieo hạt Bồđề”, “Gieo hat từ bi”, “Ươm mam tuệ giác”, “Tuổi trẻ sống an vui”, Vớinhững chủ đề mang ý nghĩa tích cực, và những hoạt động xoay quanh chủ đề

đó, khóa tu mùa hè đã thực sự giúp giới trẻ được tiếp cận những tư tưởng vềmột lối sống tích cực, tran đầy năng lượng

Năm 2022, sau thời gian ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnhcovid, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có công văn gửi đến Ban Hướng dẫn

Phật tử Trung ương, Ban Tri si GHPGVN các tỉnh, thành phố, các Chùa, cơ

sở từ thiện GHPGVN, trong đó có nội dung: “Trong hai năm qua dịch bệnh

Covid-19 đã gây ra tôn thất rất lớn về người và tài sản vật chất, làm thay đổimọi mặt đời sống xã hội Do ảnh hưởng của đại dịch đã dé lại những di chứngnặng nề về sức khỏe tỉnh thần cho mọi người, trong đó có trẻ em, thanh thiếuniên” nên: “các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước tổ chức các khóa tu sinhhoạt hè cho các cháu thanh, thiếu niên, học sinh va chương trình sinh hoạt

Phật pháp, đạo đức truyền thống nhằm tạo không gian trị liệu tâm lý, chăm

sóc sức khỏe tỉnh thần lành mạnh cho giới trẻ”

26

Trang 33

1.3.3 Những tác động của khóa tu mùa hè với giáo duc dao đức giới trẻ ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, tham gia khóa tu mùa hè giúp cho giới trẻ có những chuyển

biến tích cực về mặt nhận thức, giúp giới trẻ điều chỉnh thái độ và hành vi lốisông của mình theo hướng thiện và tích cực

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh đến giá trị đạo đức của các tôn

giáo, Người từng nói: “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái, Phật Thích Ca

dạy: Dao đức là từ bi Khổng Tử dạy, Đạo đức là nhân nghĩa” [1 1, tr.272] Và

Đảng, Nhà nước cũng đã khẳng định: Đạo đức các Tôn giáo còn nhiều điều

phù hợp với quá trình xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta.

Đạo đức có hệ thống các chuẩn mực đạo đức có nhiều điểm tương đồngvới giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta Quy luật nhân quả của Phật

giáo tương đồng với luân lí “ác giả ác báo” của dân tộc; triết lý từ bi của Phật

giáo tương đồng với luân lí “thương người như thể thương thân”, “một conngựa dau cả tàu bỏ co” của nhân dân ta Chính vì thế thông qua các khóa tumùa hè, thông qua các bài giảng về triết lý đạo đức của Phật giáo, các bạn trẻ

có cơ hội lắng nghe, chiêm nghiệm, hiểu thêm về những giá trị Phật giáo cũngchính là càng thêm thấm thía về những giá trị luân lí đạo đức của dân tộc màthế hệ cha ông đã gìn giữ, phát huy

Trong bối cảnh về sự bùng né của công nghệ thông tin như hiện nay

Sự tiếp cận nhiều luồng thông tin trong đó bao gồm cả luồng thông tin độc hại

đang tác động không nhỏ đến nhận thức của giới trẻ Khi viết về Ảnh hưởngcủa báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay, tác giảNguyễn Thị Huyền Chinh phân tích: “Tuổi trẻ thì có sự thông minh, nhanh

nhạy trong việc nắm bắt và cập nhật công nghệ thông tin nhưng lại thiếu kinh

nghiệm sống, yếu khả năng giữ vững lập trường và chưa đủ tỉnh tế để nhậnbiết những thông tin thiếu chính thống Bởi vậy, sự nhanh nhạy, chân thực

27

Trang 34

một cách không sàng lọc với thông tin của báo điện tử rất dễ khiến giới trẻnhư “lạc lối” nếu không được định hướng, giáo dục” [Xem 5] Nhiều vấn đềđối với thanh niên, tình trạng tệ nạn xã hội gia tăng, văn hóa đạo đức truyềnthống xuống cấp, lối sông mới mang tính hưởng thụ vật chất, chạy theo lợi íchkim tiền ngày càng trở nên phổ biến Thanh niên đang trong độ tudi dễ bị tác

động bởi những cái mới càng là nhóm dễ rơi vào sự suy thoái này.

Điều đó đặt ra nhiều thách thức đối với việc giáo dục, định hướng vềmặt nhận thức, giúp giới trẻ điều chỉnh thái độ và hành vi lối sống của mình

theo hướng thiện và tích cực Gia đình, xã hội và nhà trường cần chung tay

trong việc giáo duc dé hình thành lối sống tích cực trong thanh niên dé tạonên một thế hệ người có tầm cao về trí thức, có trí tuệ, có đời sống tỉnh thần

và đạo đức trong sáng, giàu lòng yêu nước và có bán lĩnh vượt khó, sống cótrách nhiệm với gia đình và xã hội Trong đó Phật giáo là một trong các thiếtchế tôn giáo được ưu tiên nhắc đến

Trong bối cảnh đó, khóa tu mùa hè ở các chùa, tự viện với những chủ

dé cập nhật, mang tính thời sự “Thấp sáng niềm tin”, “Đạo đức”, Tuổi trẻ và

công nghệ số”, “Ươm mầm tương lai” đang là những dip dé góp phần định

hướng nhận thức cho giới trẻ, giúp giới trẻ có những kỹ năng nhất định déđiều chỉnh thái độ, hành vi, lối sống của mình

Về tác động của khóa tu mùa hè, trong bài phát biểu lễ khai mạc Khóa

tu mùa hè “Ươm mam tương lai” năm 2016, tại chùa Đào Xuyên, Da Tốn,

Gia Lâm, Hà Nội, Thượng tọa Thích Thanh Quy nhấn mạnh tam quan trọngcủa việc tô chức khóa tu trong thời hiện đại ngày nay: “Trong tỉnh thần từ bi

và trí tuệ, Đạo Phật đã có những việc làm tích cực cùng cộng đồng xây dựng

một thé hệ tri thức tương lai lành mạnh cả thể chất và tỉnh thân Trong đó

khóa mùa hè là hoạt động thiết thực và gan gũi nhất dé hướng các bạn trẻ

nhận ra mục dich và ly trởng sống Tạo nên một sân chơi lành mạnh, bồ ích

28

Trang 35

và hướng thiện Tham dự khóa tu, các bạn không chỉ được giảng dạy giáo lý

nhà Phật, giáo dục đạo đức nhân cách, lòng hiếu thảo, sự yêu thương, mà còn

được giáo dục những kỹ năng sống và tinh tự lập Bên cạnh đó, các chdu còn

được tham gia các trò chơi bồ ích, giao lưu, học hỏi và có thêm nhiều ngườibạn tốt Dù thời gian ngắn ngủi, nhưng chắc chắn đó sẽ là những trải nghiệmđáng nhớ, hữu ích, là hành trang can thiết cho các bạn trẻ trên bước đường

trưởng thành ” [Xem 28].

Thứ hai, cùng với hệ thống giáo dục phổ thông trong nhà trường, giáodục trong gia đình, giáo dục Phật giáo góp phần quan trọng vào giáo dục đạođức, lối sống cho giới trẻ với những phương pháp đặc biệt, linh hoạt nhằmcảm hóa con người sống tốt đẹp hơn Giáo dục là quá trình lâu dài cần đượcbồi đắp liên tục và bằng nhiều phương pháp, hoạt động khác nhau Giáo dụccon người không chỉ trong môi trường giáo dục nhà trường mà còn cần được

rèn luyện liên tục qua các môi trường như gia đình và xã hội Với những giá

trị tích cực, khóa tu mùa hè đang góp phần với ý nghĩa như một môi trường

giáo dục đặc biệt đối với những đối tượng tham gia Bởi hoạt động khóa tu

mùa hè, với ưu điểm là hoạt động giáo dục không gây áp lực, mang tính giảitỏa căng thăng cho các bạn trẻ sau một năm học nên sự tác động mang tínhtích cực, không gây áp lực với đối tượng giáo dục Hơn nữa, khóa tu mùa hèđược tổ chức với các phương pháp đặc biệt, linh hoạt, khả năng thu hút cao

1.3.4 Một số vấn dé đặt ra đối với khóa tu mùa hè ở Việt Nam

hiện nay

Từ thực tiễn hoạt động của khóa tu mùa hè ở Việt Nam, chúng ta sẽ

nhận thấy bên cạnh nhiều thành tựu đạt được, những tác động rõ rệt đến xã

hội theo chiều hướng tích cực thì còn có những khó khăn và hạn chế trong

giáo dục đạo đức giới trẻ thông qua các khoá tu mùa hè tại Việt Nam được thểhiện rõ nét trong một vấn đề

29

Trang 36

Thứ nhất, chất lượng các chương trình giảng day chưa cao Nội dungcác bài giảng còn sơ sài thiếu chiều sâu, thiếu tính hấp dẫn giới trẻ Trong

phương pháp giáo dục, chưa chú trọng đến thực hành còn mang nặng lý

thuyết, thiếu các lớp hướng dẫn thực hành tu tập, thiền quán cũng như cáchthức kiểm soát tâm, thân và xử lý các vấn đề gặp phải trong cuộc sống hằng

ngày của thanh niên và Phật tử.

Thứ hai, chưa gan kết giữa đạo Phật với việc giải quyết các van dé củathanh niên địa phương hiện nay như việc làm và xử lý các mối quan hệ giađình, xã hội, phòng tránh các tệ nạn xã hội và thói hư tật xu trong thanh,thiéu nién

Thứ ba: chưa tìm được nguồn kinh phí hỗ trợ thường xuyên các hoạtđộng tổ chức và giáo dục thanh thiếu niên Công tác quảng bá truyền thông về

tổ chức các lớp học chưa tốt Công tác hỗ trợ hau cần: ăn, ở tập trung cho các

đối tượng ở vùng sâu vùng xa còn nhiều han chế

Thứ tw, do chỉ tập trung trong thời gian ngắn vào mùa hè, nên sự kếtnối giữa các chùa, các tăng ni với người học sau khoá học lỏng lẻo và người

học thường quên những kiến thức và kỹ năng đã được truyền dạy sau khi

tham gia các khoá tu mùa hè Điều đó dẫn đến ảnh hưởng của giáo dục đếnnhận thức, thái độ của thanh, thiếu niên chưa sâu, chưa làm thay đổi tận gốc

rễ hành vi, thói quen của người học Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa hội Phật

giáo, các chùa, các tăng ni với các tổ chức chính trị xã hội bên ngoài trongviệc tổ chức và giáo dục Phật pháp cho thanh niên tại địa phương thông quacác khoá tu mùa hè.

30

Trang 37

Tiểu kết chương 1.

Phật giáo là một hệ thống giáo dục và đức Phật là nhà giáo dục vĩ đại

Giáo duc Phật giáo lấy con người làm trọng tâm với mục đích là giải thoát

con người, hướng đến mục tiêu “Tất cả chúng sinh đều có thé trở thành Phật”

Với nhãn quan vô lượng, Đức Phật đã tao ra phương pháp giáo dục mang

nhiều tính đặc thù

Ở Việt Nam, nhận thấy vai trò cua giáo dục giới trẻ về đạo đức, nhâncách theo gương của Đức Phật có một ảnh hưởng sâu rộng và đem lại các kếtquả lớn Hiện nay, những hoạt động liên quan đến giáo dục đạo đức Phật giáovới sự định hướng của Giáo hội Phật giáo, các chức sắc Phật giáo và các Phật

tử, các hoạt động giáo dục Phật giáo cho bộ phận thanh thiếu niên là tu sĩ,thanh thiếu niên Phật tử và thanh thiếu niên nói chung trên cả nước đã đạtđược nhiều thành tựu đáng kể Đặc biệt phải kế đến như việc tổ chức các khóa

tu ngắn hạn (một ngày hay một vài ngày, một tuần ) cho thanh niên, sinhviên tại nhiều ngôi chùa trên khắp các địa phương trong cả nước Từ những ýnghĩa thực tiễn đó, giáo dục Phật giáo và tác động biện chứng của nó với nền

văn hóa, đạo đức của dân tộc, sự đóng góp tích cực của giáo dục Phật giáo đốivới giáo dục đạo đức cho thanh niên ở nước ta hiện nay trở thành một nội dung quan trọng trong công tác của giáo hội Phật giáo Việt Nam.

31

Trang 38

Chương 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHOA TU MÙA HE VÀ HIỆU QUA

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC PHẬT TỬ QUA KHÓA TU MÙA HÈ Ở CÁC

CHÙA TẠI TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY

2.1 Thực trạng hoạt động khóa tu mùa hè ở các chùa tại tỉnh Kiên

Giang hiện nay

2.1.1 Những thành tựu đạt được

Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long - phía TâyNam của Tổ quốc, nằm ở nơi có vị trí chiến lược: phía Bắc giáp Vương quốc

Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Đông và Đông

Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Tâygiáp Vịnh Thái Lan.

VỊ trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Kiên Giang có tiềm năng lớn chophát triển kinh tế - xã hội tổng hợp: Kiên Giang vừa có vùng đồng bằng màu

mỡ lại vừa có vùng đổi núi nhiều tài nguyên, lại vừa có biển giàu tiềm năng.Kiên Giang nằm trong vùng Vịnh Thái Lan, tiếp giáp với nhiều nước trongkhu vực Đông Nam Á, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như củavùng đồng bang sông Cửu Long, có điều kiện thuận lợi dé phát triển kinh tếbiển, đảo và giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế với các ngànhmũi nhọn như du lịch, thương mại, dịch vụ công nghiệp và nuôi trồng thuỷsản

Về dân cư, Kiên Giang có đa dạng thành phần dân tộc sinh sống Trong

đó có ba dân tộc chủ yếu là người Kinh, Khmer, Hoa Trong đó người Kinhchiếm khoảng hơn 80% dân số, người Khmer hơn 12%, người Hoa khoảng3% dân số toàn tỉnh Về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: Với da dang thành

phần dân tộc sinh sống, người dân Kiên Giang có đời sống tín ngưỡng, tôn

32

Trang 39

giáo đa dạng và phong phú Kiên Giang có 12 tôn giáo, có thé ké đến các tôngiáo chính như: Phật giáo (Bắc tông, Nam tông (Nam tông Kinh, Nam tông

Khmer), hệ phái Khat si), Cao Dai, Phat giáo Hoa Hao, Công giáo, nhìn

chung hoạt động của các tôn giáo diễn ra đúng quy định pháp luật Về hoạt

động tín ngưỡng, Kiên Giang hiện có 502 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có 482

cơ sở tín ngưỡng cộng đồng dân cư, 20 cơ sở nhà thờ dòng họ của cá nhân, hộgia đình Tình hình hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh cơ bản 6n định, các

lễ hội tín ngưỡng phù hợp với phong tục, tập quán truyền thống mang lại giátrị tinh thần cho cộng đồng

Trong số các tôn giáo ở Kiên Giang, Phật giáo chiếm vị trí quan trọng,đặc biệt với cộng đồng người Khmer, Phật giáo là tôn giáo truyền thống Toàntỉnh hiện nay có tổng cộng 216 ngôi tự viện (năm 2022), trong đó Phật giáo

Nam tông có 76 ngôi, còn lại là các ngôi chùa Bắc tông

Tăng Ni, Phật tử tỉnh Kiên Giang đã kế thừa, phát huy truyền thống yêu

nước và hộ quốc an dân bao đời của lịch sử, đóng góp lo lớn trong công tác an

sinh xã hội, chung tay, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng quê hương, đấtnước phát triển Như nhận xét: “Phật giáo Kiên Giang luôn tích cực tham giacác phong trào phát trién bền vững do Đảng, chính quyền và mặt trận Tổ quốcViệt Nam phát động Điểm sáng trong phong trào này là hoạt động từ thiện xã

hội Thông qua Ban Từ thiện xã hội, Phật giáo Kiên Giang đã hưởng ứngtham gia đóng góp quỹ Vì người nghèo, tặng quà, hằng năm, cho các gia đình

chính sách và người có công, phát quà Trung thu cho thiếu nhi dịp Trung thu,tiếp sức mùa thi, bếp ăn từ thiện, khám chữa bệnh miễn phí Vận động tàichính và thực phẩm cứu trợ nhân đạo cho đồng bào trong và ngoài tinh gặp

khó khăn khi thiên tai bão lũ, những trường hợp bị tai nạn đột xuất, cháy nỗ.

Đặc biệt là duy trì Trung tâm Từ thiện xã hội Phật Quang” [12, tr.32]

33

Trang 40

Với những đóng góp tích cực của mình, Năm 2022, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang đã trân trọng đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng vì những đóng góp to lớn trong

sự nghiệp xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân

Hoạt động của Phật giáo Kiên Giang thời gian qua diễn ra khá sôi

nổi và đạt được nhiều thành tựu Điều đó thể hiện ở sự đa dạng các hoạtđộng, trong đó điểm nhắn là hoạt động công tác xã hội - từ thiện nhân đạo

và giáo dục thanh thiếu niên Khóa tu mùa hè là một trong số những hoạt

động nỗi bật đó

Qua thực tiễn hoạt động khóa tu mùa hè tại các chùa của tỉnh Kiên

Giang, tác giả xin hệ thống lại và đưa ra những thành tựu chủ yếu của hoạt

động khóa tu mùa hè của Phật giáo Kiên Giang như sau:

Hoạt động khóa tu mùa hè đã trở thành hoạt động thường xuyên, có hệ

thống của Phật giáo tỉnh Kiên Giang

Ở Kiên Giang, khóa tu mùa hè lần đầu tiên được tổ chức từ ngày 18/7/2010 tại Chùa Phật Quang, số 83 Quang Trung, phường Vĩnh Quang,

16-TP Rạch Giá tỉnh Kiên Giang Đây là lần đầu tiên, một ngôi chùa tại KiênGiang tổ chức khóa tu mùa hè dành cho các bạn trẻ và đã nhận được sự hưởng

ứng của gần 500 bạn học sinh, sinh viên, đặc biệt là các em hoc sinh độ tuổi

15, 16 tuổi với chủ đề ý nghĩa: Thắp sáng niềm tin - Thăng hoa cuộc sống.Trong buổi khai mạc Khóa tu mia hè này, DD Thích Minh Nhẫn, TrưởngBan Tổ chức đã phát biểu khai mạc: “Sống chính là sự quan hệ minh với

mình, mình với người, mình với vạn vật, với thiên nhiên Chỉ một trong những

quan hệ ấy không được hài hòa là cuộc sống mất an lành Mình mà không yên

được với chính mình thì có tron tránh cách nào, bằng say sưa, bằng trac táng

hay bằng hành động; có trén di đâu, như vào rừng sâu, ra hải ngoại, thì ngày

đêm vẫn không khỏi đối mặt với chính mình Kinh nghiệm sống làm sao cho

34

Ngày đăng: 08/07/2024, 10:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w