1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát huy nguồn lực Phật giáo trong thực hiện an sinh xã hội ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang hiện nay

74 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1.3. Quan niệm của tôn giáo về an sinh xã hội..............-- ¿5 ccscx+xersxers 20 (26)
    • 1.3.1 Quan niệm của một số tôn giáo về an sinh xã hội (26)
    • 1.3.2 Quan niệm của Phật giáo về an sinh xã hội.....................---s-c-<scszx+x 22 (28)
    • 1.3.3 Cơ sở đức tin hướng tín đồ Phật giáo thực hiện an sinh xã hội (0)
  • 1.4. Khái quát về địa bàn nghiên cứu....................----- 2 2+2 s+zx+zxerxerxerxerxers 29 (35)
    • 1.4.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội........................------225+©xc2x+zxtzxerxerrree 29 (35)
    • 1.4.2 Tình hình tôn giáo ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang (0)
  • Chương 2. THỰC TRẠNG VẺ HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO Ở HUYỆN KIÊN LƯƠNG HIỆN NAY......................---: 5-52 35 2.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Phật giáo ở huyện Kiên Lương, (0)

Nội dung

Quan niệm của tôn giáo về an sinh xã hội ¿5 ccscx+xersxers 20

Quan niệm của một số tôn giáo về an sinh xã hội

những gì cao quý hơn.

Phật giáo luôn đề cao lòng từ bi, nhân ái, được coi là tôn giáo nhập thế gắn bó đồng hành với dân tộc Việt Nam Định hướng bởi “Đạo pháp bat ly thế gian giác”, tinh thần cứu khổ, cứu nạn của đức Phật được phát huy rộng rãi, giúp Phật giáo gắn bó chặt chẽ cùng dân tộc Việt Nam Giáo lý Phật giáo quan niệm con người cần có lòng từ, bi, hi, xả (tứ vô lượng tâm) Đây là nhân tố chủ yếu giúp phát triển tâm từ bi, hạnh cứu khổ, định hướng hoạt động của Phật giáo cho con người và vì con người Trong quan niệm của Phật giáo, những việc tu phước, làm việc thiện chính là con đường dé giúp con người có được một cuộc sống an bình Kinh nhà Phật luôn nhắc đến tỉnh thần vô ngã, vị tha, khuyên con người sống có trách nhiệm với cộng đồng, thể hiện lòng nhân ái của mình với người khác Hoạt động từ thiện - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội không chỉ là sự thé hiện tinh thần từ bi, cứu khổ, cứu nạn của tín đồ Phật giáo mà còn là một chức năng hỗ trợ xã hội của Phật giáo.

Không chi là sự giúp đỡ con người bằng các liệu pháp tinh thần, mà còn bằng những hành động mang tính thực tiễn, thiết thực, cụ thể Nồi bật là sự hỗ trợ vật chất của các tôn giáo trong hoạt động hành đạo với các hoạt động an sinh xã hội ngay trong bản thân từng cộng đồng, thông qua việc giúp đỡ những người nghèo khó, gắn kết và góp phần trong việc nâng cao chất lượng sống của họ Phật giáo, một tổ chức xã hội lớn và có uy tín ở Việt Nam, trước nay đã là lực lượng xã hội quan trọng, đồng hành cùng Nhà nước và các tổ chức khác trong các hoạt động từ thiện - xã hội dé hỗ trợ người dân, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội của nước ta, phản ánh rõ nét chức năng xã hội của Phật giáo Phật giáo Việt Nam tham

20 gia giải quyết hiệu quả nhiều vấn đề xã hội đang đặt ra để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho những con người không may, khốn khó trong xã hội Phật giáo kết nối nhiều nguôn lực khác nhau dé cùng chung vai, góp sức hỗ trợ cho những mảnh đời bat hạnh Đồng thời, hoạt động này không ngừng phát triển, ngày càng phong phú và đa dạng về hình thức, cách thức thé hiện, linh hoạt, chủ động và sáng tạo, có sự ủng hộ lớn từ chính quyền địa phương, sự đóng góp của đông dao phật tử, lòng nhiệt tình của các vị tăng ni Ngày càng nhiều các đối tượng xã hội được hỗ trợ bằng các chương trình từ thiện - xã hội của Phật giáo Tính hướng thiện của Phật giáo là một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo Tư tưởng bình đăng, hoà bình của Phật giáo, lòng từ bi, bác ái góp phần cứu giúp người hoạn nạn, triết lý vô thường, vô ngã giúp con người giảm bớt cái tôi vị kỷ Những giá trị tích cực đó của Phật giáo càng được nhân lên với những hành động cụ thể, như kẻ đói được cho ăn, kẻ rách được cho mặc, người ốm đau bệnh tật được chăm sóc.

Giáo lý nhà Phật khuyên con người luôn nhớ đến “đạo hiếu”, lấy chữ hiếu làm đầu: “hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm Phật”, “muôn việc ở thế gian không gì hơn công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ” Những điều đó là những giá trị tích cực, thiết thực góp phần bảo vệ gia đình - tế bào của xã hội, khích lệ mọi người quan tâm đến số phận của cộng đồng, sống lương thiện, coi trọng tính nhân bản, gắn bó với thiên nhiên Lối sống Phật giáo nêu cao tỉnh thần “cư trần lạc đạo” góp phần xây dựng lối sống có trách nhiệm, không tham quyền cé vị, không bám lấy lợi ích vật chất, sống thanh cao, tự tại. Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa: ngay cả tên gọi đã thé hiện nội hàm và nội dung hành đạo "Hành Tứ ân - Sống hiếu nghĩa - Vì đại đoàn kết dân tộc" mà đạo TAHN chọn làm tôn chỉ hành đạo Tứ ân Hiếu nghĩa có 24 bộ kinh, nội dung kinh rất đa dạng và dành cho nhiều đối tượng hoặc dùng trong các lễ, trì niệm tại chùa, đình đều riêng biệt Cuốn kinh đầu tiên của TAHN là Bà - La - Ni kinh dùng dé tụng niệm trong việc cúng lễ.

Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam: Giáo lý của đạo TĐCSPHVN diễn đạt các tư tưởng Phật giáo một cách ngắn gon, dễ hiểu cho phù hợp với người dân lao động nghèo Nam Bộ Đến năm 1950, với mục đích nâng cao trình độ nhận thức của chức

21 sắc, chức việc, hội viên tín đồ Đức Tông sư Minh Trí lấy tôn chỉ đường hướng hành đạo là " hước huệ - Song tu" Đề cao " hước Huệ song tu" cũng chính là tôn chỉ, đường hướng hành đạo của Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam.

Phật giáo Hòa Hảo: lấy vô vi chân truyền của Phật giáo làm nòng cốt, đồng thời đã kết hợp với tư tưởng của Đức Huỳnh Giáo chủ (Huynh Phú Số) dé hình thành nên một quan điểm hành đạo vị nhân sinh Đường hướng hành đạo của PGHH là "vì Đạo pháp, vì Dân tộc" và tôn chỉ hành đạo cũng giống như TAHN là

"Học Phat, tu nhân" tại gia, cư sĩ lay việc báo đáp tứ ân làm căn ban tu hành Phat giáo Hòa Hảo giữ tám điều răn cắm và thực hành giáo lý chân truyền của Đức

Huỳnh Giáo chủ, Ông đã phát triển thuyết Tứ Đại Trọng Ân mang đậm tính văn hóa dân tộc, bao gồm: ân tổ tiên cha mẹ; ân đất nước; ân tam bảo và ân đồng bào, nhân loại Bên cạnh đó Ông không ngừng khuyên dạy và khuyến khích tín đồ tạo phước tích lũy thiện duyên.

Quan niệm của Phật giáo về an sinh xã hội -s-c-<scszx+x 22

Hoạt động an sinh xã hội của Tăng, Ni, Phật tử được khởi nguồn từ tam lòng từ bi của Đức Phật và mong muốn được hưởng an lạc do luật nhân quả kết thành.

Hầu hết phật tử của Giáo hội cầu mong có cuộc sống bình yên và hạnh phúc, muốn vậy mỗi phật tử phải siêng năng làm việc thiện, tích cực chia sẽ với những người kém may mắn trong cuộc sống thì cuộc sống mới được viên mãn, lâu dài Cuộc sống của con người vốn là chu trình đã được định san, an lạc và đau khổ, hạnh phúc và bất hạnh luôn song hành, hết khổ sẽ đến vui và qua giai đoạn vui sẽ đến giai

22 đoạn khổ Nhưng để có được cuộc sống hạnh phúc viên mãn, bên lâu thì nhất thiết mọi người phải biết yêu thương, chia ngọt sẻ bùi với những số phận nghèo khổ trong cuộc sống dé những người yếu thé bớt đau khổ, khi xã hội đều hạnh phúc thì mỗi cá nhân cũng thấy được vui vẻ Tham nhuan với quan điểm của Đức Phật luôn hướng đến chúng sinh, vì thế trong những năm qua, công tác từ thiện, ASXH của giáo hội đã được nhiều thành tựu quan trọng. Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống chính sách an sinh xã hội gồm 4 nhóm chủ yếu: (1) Chính sách việc làm dam bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo; (2) Chính sách bảo hiểm xã hội; (3) Chính sách trợ giúp xã hội (bao gồm chính sách trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất); (4) Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản (giúp người dân tiếp cận các dịch vụ cơ bản về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông) [25] Trước đây, Phật giáo chủ yếu tham gia vào các hoạt động nhân đạo, từ thiện; hình thức chủ yếu là quyên góp tiền bạc để trợ giúp cho đồng bào chịu thiên tai, lũ lụt Việc trợ giúp thường xuyên chủ yếu dành cho một số cơ sở từ thiện (trung tâm bảo trợ, Tuệ Tĩnh đường) Hiện nay, Phật giáo đã tham gia tất cả các nội dung cơ bản của an sinh xã hội, với những mức độ khác nhau Chắng hạn như, bảo dam thu nhập tối thiêu và giảm nghèo bền vững; trợ giúp xã hội cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; phát triển bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bảo hiểm y tế) và tiếp cận dịch vụ xã hội ở mức tối thiểu (dịch vụ giáo dục, y tế, nhà ở tối thiểu; dịch vụ nước sạch và dịch vụ thông tin) Phật giáo cũng đã mở rộng các hoạt động giải quyết việc làm gắn với giảm nghèo bền vững, tổ chức trợ giúp cơ bản về giáo dục, y tế và chỗ ở cho người dân [25] Ở mỗi tỉnh thành hau hết đều có những tổ chức Phật giáo làm công tác bảo trợ xã hội cho những nhóm người cơ nhỡ, khó khăn Đơn cử tại Đà Nẵng, chùa Quang Châu do Sư cô Thích Nữ Minh Tịnh trụ trì, chuyên nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi; Tuệ Tĩnh đường Pháp Lâm của Thành

Hội Phật giáo, Tuệ Tĩnh đường chùa Hoà Nam thuộc giáo hội Nam Tông Phật đường Minh sư đạo các cơ sở bác ái này đã khám chữa bệnh cho hàng chục nghìn lượt người, đa số là đồng bào nghèo khó [10] Báo cáo Tổng kết công tác Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VII (2012-2017) cho biết: Trong những năm này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã vận động Tăng, Ni, Phật tử, các nhà hảo

23 tâm, đồng bảo trong nước và kiều bào ở nước ngoài đóng góp, ủng hộ vật chất, tỉnh thần cho các phong trào xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; đã quyên góp cho công tác đảm bảo an sinh xã hội trị giá hơn 6.000 tỷ đồng [35] Trong những năm qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam tập trung dành nguồn kinh phí vào công tác cứu trợ và giúp đỡ cho bà con ngư dân ở một số tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cỗ môi trường do tập đoàn Formosa gây ra được 6n định cuộc sống, tiếp tục ra khơi bám bién, đồng thời vận động tăng ni, phật tử và toàn xã hội đóng góp tiền, hàng hóa, vật phẩm trị giá hàng chục tỷ đồng để giúp đỡ đồng bào vùng bảo, lũ tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Yên Bái, Lào Cai góp phần khắc phục thiệt hại, sớm ồn định cuộc sống Số tiền và hiện vật quyên góp cho công tác từ thiện, nhân đạo và đảm bảo an sinh xã hội năm 2016 ước tính 1.330 tỷ đồng, trong đó Giáo hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đóng góp trên 433 tỷ đồng, có nhiều tỉnh đóng góp trên 50 tỷ đồng như: Kiên Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai, Long An [34] Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương trong nhiệm kỳ VII (2012-2017) đã huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho công tác từ thiện, đảm bảo ASXH tăng nhanh, từ năm 2013 đến năm 2017 số tiền ủng hộ lên tới 23 ty đồng Đến năm 2018, chỉ trong một năm nguồn lực tài chính của tăng, ni, phật tử trong cả nước ủng hộ cho hoạt động từ thiện, nhân đạo với gần 500 tỷ đồng Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thực hiện thống theo quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác xóa đói giảm nghèo, muốn thoát nghèo bền vững cần phải dựng trung tâm đào tạo nghề cho người nghèo, xây dựng nhà tình thương, cầu, đường giao thông dé giúp họ có thé dé dàng kiếm việc làm, tào nguồn thu nhập nuôi sống gia đình [22.tr 130] Các chương trình an sinh xã hội của Phật giáo luôn có sức hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội trong cả nước Hoạt động từ thiện- xã hội của Phật giáo trong những năm qua đã dé lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng xã hội, thé hiện rõ chức năng an sinh xã hội của Phật giáo Bên cạnh những đóng góp to lớn, hoạt động an sinh xã hội của Phật giáo hiện vẫn còn một số bat cập:

Thứ nhất, các hoạt động xã hội của Phật giáo đa dạng, phong phú nhưng hầu hết tập trung vào khía cạnh nhân đạo, từ thiện; chưa chú ý đúng mức tới phương diện chính sách an sinh xã hội, bảo đảm phúc lợi xã hội.

Thứ hai, tính kết nỗi hệ thống trong hoạt động xã hội từ thiện của Phật giáo chưa cao; trình độ tô chức của đội ngũ làm công tác bảo trợ xã hội còn hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp.

Thứ ba, các cơ sở dạy nghề còn phân tán, nhỏ lẻ, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn, mới chỉ đào tạo được những nghề giản đơn Một số lý do khác như việc thiếu hiểu biết luật pháp và thiếu sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, khiến một vài cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật bị lợi dụng, làm ảnh hưởng đến uy tín của Phật giáo Để phát huy hơn nữa vai trò của Phật giáo trong công tác an sinh xã hội, rất cần sự đổi mới trong hoạt động của Giáo hội Phật giáo; và sự hỗ trợ, phối hợp của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội Trong quá trình hội nhập và phát triển, những chuyển biến kinh tế - xã hội làm xuất hiện thêm nhiều van nạn xã hội mới, gây trở ngại cho quá trình phát triển bền vững của đất nước Cộng đồng Phật giáo Việt Nam - một tổ chức xã hội to lớn - chắc chắn vẫn là một lực lượng quan trọng, góp phần đáng kế trong việc giải quyết những vẫn đề an sinh xã hội đặt ra.

1.3.3 Cơ sở đức tin hướng tin đề Phật giáo thực hiện an sinh xã hội.

- An sinh xã hội và Phật giáo - sự tương quan tư tưởng

Dù sao, khái niệm an sinh xã hội được đề cập trên đây - dù là nghĩa rộng hay nghĩa hẹp - chủ yếu liên quan đến sinh hoạt vật chất; trong khi chúng tôi muốn bàn an sinh xã hội theo tầm bao quát nhất — nghĩa là an sinh xã hội không chỉ ở khía cạnh vật chất mà còn ở khía cạnh tỉnh thần Chúng ta hoàn toàn có thé đặt vấn dé như vậy trong mối tương quan với giáo lý của đạo Phật Như vậy, về bản chất, an sinh xã hội vật chất là sự khắc phục những khiếm khuyết xã hội do tình trạng bat công, bất bình đẳng, nghẻo đói, bệnh tật, tai họa, tham lam, xung đột, chiếm đoạt lẫn nhau của con người trong quan hệ xã hội Tình trạng đó vẫn hiện hữu hàng nghìn năm nay, gây nên sự bat 6n trién miên cho xã hội và các thành viên của nó.

Những thập niên gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và hiện đại hóa đời sống nhân loại không chỉ làm bùng né thêm các van dé xã hội mà còn gây trầm trọng thêm những vấn dé sinh thái; giờ đây không chỉ an sinh xã hội mà còn là an sinh môi trường sống nữa Bao nhiêu công sức của các chính phủ, các đoàn thé xã hội tập trung cho

25 công tác an sinh xã hội nhiều khi trở nên mong manh: bạo lực vẫn hoàn bạo lực, vẫn bat công, nghèo đói, cướp bóc Theo tôi, công tác an sinh xã hội vật chat, dù mang tính nhân đạo cao cả và đạt được nhiều thành tựu quý báu, nhưng vẫn không thể tối giảm những khổ đau, ngang trái trong xã hội loài người Gốc rễ của mọi vẫn đề trên nằm ở quá trình phá hủy sự cân bằng vũ trụ thuộc mọi chiều kích trong các mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người với xã hội Đối với thiên nhiên, con người vẫn hành xử như một vị chúa tế; đối với đồng loại, con người hành xử trên lập trường vị kỷ “tham, sân, sĩ” “hý, ái, nộ” Để tái lập lại sự cân bằng mang tinh vũ trụ phổ quát vừa nhắc đến, tất nhiên phải bắt đầu từ vấn dé con người Ở đây, Phật giáo, với tư cách một hệ thống mang tính khoa học, chính là một phương án an sinh xã hội rất khả thé, hàm chứa trong đó cả ý nghĩa vật chất và tinh than.

Trung Đạo (Madhyama pratipad) là một trong những triết lý nền tảng của Phật giáo. Đoạn kinh bàn về tư tưởng Trung đạo đầu tiên được ghi trong Tương Ưng Bộ Kinh

(Samyutta-Nikaya) là Kaccọyanagotta - Sutta Trong kinh này, Đức Phật núi với Ca

Chiên Diên rằng, thực chứng Trung Đạo là do tránh xa các biên kiến “Này Cachiên-diên! Chấp có là một biên kiến, chấp không là một biên kiến khác Như Lai lia hai biên kiến đó mà thuyết pháp một cách trung đạo Nghĩa là: “Cái này có vì cái kia có, cái này sinh vì có cái kia sinh” “Này Ca-chiên-diên! Bằng chính trí mà thấy như thật, thế gian hằng sinh khởi, thì thế gian này không phải là “không” Bằng chính trí mà thấy như thật, thế gian hằng hoại diệt, thì thế gian này không phải là

“có” Đó gọi là lia hai cực đoan, là pháp Trung Dao” [21] Chính kiến là cách nhìn đúng, là tương phản với từ “biên kiến” có nghĩa là cách nhìn sai lệch “Trung Đạo” là con đường đúng, con đường xa lìa các cực đoan và một chiều Theo Đức Phật và Đức Long Thọ sau này, Trung Đạo là “chớnh kiến” (sammọdi) là cỏch nhỡn chõn chính, vượt qua sự biệt có/ không (bhãva/abhava), hiện hữu/không hiện hữu

(astitva/nọstitva) Dộ cú được cỏi nhỡn vượt lờn cỏc lý thuyết và quan điểm nhị nguyên, người ta phải thực chứng cái “vô ngã”, buông bỏ chấp thủ (upãdãna); khi ấy họ mới có tâm thức vô phân biệt Đây không phải lý thuyết về sự thỏa hiệp hay quân bình giữa hai thái cực đối lập nhằm đi đến một thực tại lưỡng cực; mà là thứ lý thuyết phù hợp với “tính không” của vạn vật Nếu hiểu như Aristotle, triết gia Hy

Cơ sở đức tin hướng tín đồ Phật giáo thực hiện an sinh xã hội

trong xã hội hiện đại Kinh sách Phật giáo cũng chỉ ra những vấn nạn xã hội sinh ra từ nghèo khổ, làm tha hóa bản tinh con người, day họ đến hành động trộm cắp, tham lam, gian dối, ác độc các hành vi bất thiện nói chung Cho nên Phật giáo khuyến khích con người sống trên tinh thần đạo đức Phật giáo, thực hành “Bát chánh đạo”, “từ, bi, hỷ, xả”, “rộng lượng bố thí” Với họ, hành nghề trước hết như bổn phận, chứ không phải mánh lới; để an lạc hạnh phúc, chứ không phải duy nhất cầu lợi (lợi mình, thiệt người) Nếu được như vậy, mỗi cá nhân trong sinh hoạt thường ngày của mình đã dựa trên đức tin và nguyên lý “Trung đạo” Phật giáo; tất yếu dẫn đến một xã hội phát triển hài hòa, bền vững — nguồn an sinh xã hội lâu bền nhất.

Khái quát về địa bàn nghiên cứu - 2 2+2 s+zx+zxerxerxerxerxers 29

Điều kiện tự nhiên và xã hội 225+©xc2x+zxtzxerxerrree 29

Kiên Lương là một huyện nằm ở phí Tây Nam của Tổ quốc, có đất liền, có bién, đổi núi, hải đảo Nơi đây tập trung nhiều nguồn tài nguyên làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá cũng là vùng trọng điểm về an ninh quốc phòng ở dia phương Kiên Lương hiện nay có 8 đơn vị hành chính bao gồm 7 xã và | thị tran trong đó có 2 xã đảo đều có cơ sở Tín ngưỡng và cơ sở tôn giáo, và 42 hòn đảo nhỏ không có người ở Về vị trí địa lý phía Bắc Kiên Lương giáp thị xã Hà Tiên, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang; phí Đông giáp huyện Hòn Dat, tỉnh Kiên

Giang: phía Tây và phía Nam giáp vịnh Thái Lan Huyện Kiên Lương có diện tích tự nhiên là 47.329 ha; dân sé 20.833 hộ, với 83.584 khâu; trong đó, dân tộc Kinh là 17.431 hộ, với 70.346 khâu (chiếm 85%); dân tộc Khmer là 2.459 hộ, với 10.019 khẩu (chiếm 12,11%); dân tộc Hoa là 568 hộ, với 2.312 khẩu (chiếm 2,79%); dan tộc khác là 22 hộ, với 84 khẩu (chiếm 0,1% dân số của huyện) (Trao đổi phỏng vấn trực tiếp với Chánh Văn phòng UBND huyện về phát triển Kinh tế - Xã hội của

29 huyện Kiên Lương, ngày 22/ 9/2021 và số liệu từ Báo cáo số: 159/BC-UBND, ngày 15/12/2020 về phát triển Kinh tế - xã hội của huyện Kiên Lương).

Ngành nghề kinh tế gồm: khai thác đá vôi, sản xuất xi măng; đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản; nông nghiệp và dịch vụ, dinh doanh, du lịch và mua bán Năm 1998 huyện Kiên Lương là một huyện có đường biên giới đài hơn 40 km với vương quốc Campuchia, đến năm 2009 huyện Kiên Lương chia tách địa giới hành chính thành lập huyện Giang Thành từ đó đến nay không còn là huyện biên giới nữa, tuy niên vẫn còn cách biên giới Campuchia khoảng 20 km tình hình an ninh chính trị vẫn còn là tiềm ân phức tạp.

Công nghiệp: Kiên Lương nổi tiếng với trữ lượng đá vôi lớn nhất Miền Nam và trữ lượng đất sét lớn, là vùng nguyên liệu khoáng sản lớn cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng gồm xi măng, vôi, gạch, đá xây dựng Tại đây có 5 nhà máy nhà máy xi măng đang hoạt động với tổng công suất hiện tại khoảng 4 triệu tấn/năm Hai

Công ty xi măng lớn là Công ty xi măng Hà Tiên 2 (Nha máy xi măng Kiên Lương) và Công ty xi măng Insee Việt Nam Tại Kiên Lương còn có các nhà máy công nghiệp khác như: Nhà máy sản xuất bao bì, nhà máy sản xuất gạch, nhà máy chế biến thủy sản.

Nông nghiệp: Huyện Kiên Lương thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên cho nên khu vực này bị nhiễm mặn và phèn Hoạt động nông nghiệp không phát triển như những vùng khác ở đồng bằng sông Cửu Long Lúa ở đây chỉ trồng được 2 vụ Một trong những hoạt động nông nghiệp chính của vùng này là nuôi tôm.

Du lịch: Kiên Lương, Hà Tiên và Phú Quốc là tam giác du lịch của Kiên Giang với thế mạnh là du lịch biển Kiên Lương có Hòn Phụ Tử, Bãi Dương, Hòn Trẹm, chùa Hang, và các hang động, có 42 đảo lớn nhỏ ngoài biển được ví như Vịnh Hạ Long Phương Nam Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyền ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyền thế giới.

Hang Sơn Trà ở xã Bình An, huyện Kiên Lương

Hiện nay tỉnh Kiên Giang đang có chủ trương cho thuê các dao trong tinh dé phát triển du lịch với thời hạn 50 năm Có rất nhiều nhà dau tư quan tâm và tìm hiệu về van dé này Hứa hẹn đây sẽ là một vùng tuyệt vời dé du lịch biển và nghỉ dưỡng.

* Quan đảo Ba Lua (quần dao Bình Trị) Cum đảo Ba hòn Đầm

* Bãi Dương - Bãi Dầu + Bai Ot ¢ Khu du lịch hòn Rễ Nhỏ

* Núi Mo So ằ Chựa Hang

1.4.2 Tình hình tôn giáo ở huyện Niên Lương, tinh Kiên Giang Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, với hơn 18 triệu dân sinh sống, chiếm 19,8% dan số cả nước, trong đó, người Kinh chiếm hơn

90% dân số; người Khmer có khoảng 1,2 triệu người, chiếm 6,7% dân số; người Hoa có khoảng 192.000 người, chiếm 1,1%; người Chăm có khoảng 15.000 người, chiếm 0,08%(2) Nơi đây là vùng đất đa dạng về tôn giáo, với truyền thống văn hóa đặc sắc mang tính tộc người, là quê hương của nhiều tôn giáo nội sinh vào những năm cuối thế ky XIX, dau thé ky XX (Phật giáo Hòa Hảo, Tứ ân Hiếu nghĩa, Bửu sơn Kỳ hương, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Phật giáo Hiếu nghĩa Tà

Lon). Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 13 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân, bao gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo (Islam giáo), đạo Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo, Minh Sư đạo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Tứ ân Hiếu nghĩa, Bửu sơn Kỳ hương, Cơ đốc Phục lâm, Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn và

Baha’i[3] Trong đó, Phật giáo, Tin lành, dao Cao dai có nhiều hệ phái khác nhau trong cùng một tôn giáo Riêng Phật giáo ở Đồng bằng sông Cửu Long, Phật giáo Nam Tông Khmer có khoảng 1,1 triệu tín đồ, với 446 ngôi chùa và khoảng 09 nghìn nha sư Toản vùng có 4.611 cơ sở thờ tự, 47.334 chức sic, chức việc, 6.675.718 tin đồ các tôn giáo, chiếm khoảng 37% dân số Số đảng viên có đạo là 28.760, chiếm 0,43% số tín đồ của các tôn giáo, cao hơn tỷ lệ chung của cả nước (0,3%)[4].

Quá trình phát triển, du nhập và thực hành đức tin, lễ nghỉ, phương châm hành đạo của các tôn giáo cho thấy một số đặc điểm nổi bật của tôn giáo ở Đồng bằng sông Cửu Long, gồm: nhiều hình thức tôn giáo khác nhau, các tôn giáo tồn tại đan xen, hòa đồng và hỗn dung; giáo lý, giáo luật, lễ nghi phù hợp với vùng đất, văn hóa, con người nơi đây, đặc biệt là các tôn giáo nội sinh; có sự kết hợp nhuan nhuyễn giữa ba yếu tố: tính tôn giáo, tinh văn hóa và tính dân tộc; tính nhập thế trong giáo lý và thực hành đức tin tôn giáo Các tôn giáo đã và đang thực hiện tốt phương châm hành đạo, có những đóng góp tích cực trong phát triển Đồng bằng sông Cửu Long trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện trên một số khía cạnh như: (1) Góp phần tạo nên chỗ dựa tinh thần và ứng xử hài hòa trước môi trường tự nhiên, đoàn kết cộng đồng; (2) Giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống tốt đẹp; (3) Tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, giáo dục, y tế; (4) Nguồn lực quan trọng tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc.

Huyện Kiên Lương có 06 tôn giáo được nhà nước công nhận về mặt tô chức (Công giáo, Phật giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tờ Lơn và Tin lành); Tin lành (2 hệ phái), Cao Đài (2 chi phái) Trong đó có 21 tổ chức tôn giáo cơ sở, 4 tô chức tôn giáo trực thuộc và 1 tổ chức giáo hội trung ương Phan tín ngưỡng có 8 cơ sở tín ngưỡng Có 23 cơ sở thờ tự với 62 chức sắc, nha tu hành; 124 chức việc; tổng số tín đồ là 35.424 chiếm 42,38% so với dân số của toàn huyện, trong đó: Phật giáo 15.425 chiếm 18,45%; Công giáo 13.257 chiếm 15,86%; Cao Đài 1.400 chiếm 1,67 %; Phật giáo Hòa Hảo 1.215 chiếm 1,45%; Tin lành 1.027 chiếm 1,22%; Phật giáo Hiếu Nghia Tà Lon 3.100 chiếm 3,70 % (theo số liệu Báo cáo số: 79/BC-NV, ngày 15/12/2020 của Phòng Nội vụ huyện Kiên Lương về thống kê số liệu tôn giáo; trao đổi phỏng vấn sâu với Trưởng phòng Nội vụ huyện ngày

3/11/2020) Tình hình hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn huyện tương đối ổn định, các hoạt động tôn giáo như thuyên chuyển phong phẩm, bổ nhiệm chức sắc, nhà tu hành, hoạt động từ thién dién ra bình thường tuân thủ pháp luật Nhà nước. Đảng ta khăng định: “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, “Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng”.

Ngày đăng: 29/06/2024, 12:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng biểu 1 - Phát huy nguồn lực Phật giáo trong thực hiện an sinh xã hội ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang hiện nay
Bảng bi ểu 1 (Trang 46)
w