1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính trị học: Thực hiện chính sách an sinh xã hội ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang hiện nay - thực trạng và giải pháp

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN LE HÀ TRANG

THUC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HOI Ở

HUYỆN DONG VĂN, TINH HÀ GIANG HIEN NAY

-LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRI HỌC

Hà Nội - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN LE HÀ TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌCMã số: 60 30 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Hà Nội - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và nhận

được sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Các nội dung nghiên

cứu, kết quả luận văn này là trung thực, số liệu được sử dụng trong luận văn

là hoàn toàn chính xác và không trùng lặp Các thông tin phục vụ cho phân

tích, nhận xét và đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhaucó ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.

Tuyên Quang, ngày 05 tháng 10 năm 2020Tác giả luận văn

Trần Lê Hà Trang

Trang 4

MỤC LỤC

096.0000058 51 Lý do lựa chọn đề tài - 5-25 2Sc S22 2 E2 1 E11 H11 211 211.11 1.1111 ceerree 52 _ Lịch sử nghiên cứu vấn đề - 2s + 2x2 2 x21 221211211121111111211 111111111 cce 6

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU - G6 + S191 1 2v 9v vn nh HH ri, 9

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên €ứu -s¿¿©++©+xt+EktSEkESEEEtEEEtEEEEEEEkerkkerrkrrrkrrrreee 10

5 _ Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên ctu - c5 SE Ssskkrkereksrikeree 10

6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2c csctc g2 E12 1 11 11 g1xgere 107 Kết cấu của luận văn - 2k2 E9EEESEEEE11211121111.21111.11.1 11T1E 11.1.1111 xe 11

1.1.1 Khái niệm An sinh: xã Ïuiội Án HH HH HH HH it 12

1.12 Khái niệm Chính sách an sinh xã hội - ĂSĂSSssisssererrersrrrrrs 131.1.3 Khai niệm Thực hiện chính sách an sinh xã hiội -S5<Scsesees 151.2 Vai trò, đặc trưng, cầu trúc của an sinh xã hội, chính sách an sinh xã hội và thực

hiện chính sách an sinh xã hội - - 6 (5s 1t HH HH HH nàng 16

1.2.1 Vai trò, cấu trúc của An sinh xã hội 5c TH 161.2.2 Vai trò, cầu trúc của Chính sách an sinh xã hội ò-cccccccccccccecee 211.2.3 Đặc diém của việc thực hiện chính sách an sinh xã hội -occcccSằ 221.3 Cac yếu tố anh hưởng đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội 24Tiểu kết chương l -¿- 25s ©xt2EE+SESEEYE2EEEEEEEEEEE21E21127112111112112111111 111211 27

Chương 2 1à HH HH HH HH TH TH HT HT TT TT TH TT TT TT HH0 10 29

CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở HUYỆN ĐÔNG VĂN, TINH HA GIANG GIAI DOAN

"0020011 29

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách an sinh

xã hội ở huyện Dong Văn, tỉnh Hà Giang - - + + k1 vn nh TH ng Hàn 29

2.1.1 Dieu kiện te nhiÊN c5cc+t SE tt HH HH re 292.1.2.Điều kiện kinh tẾ - xã hội e cccvcct Thun 302.2 An sinh xã hội tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 — 2020: Chủ trương,

chính sách và kêt quả thực hiỆn - G11 11T HH TH HH Hệ 36

2.2.1 Chủ chương, chính sách về An sinh xã hội của Đảng bộ, chính quyên huyện 36

Trang 5

2.2.2 Kết quả thực hiện chính sách - «55c se StctctE E1 112211121121 kerrree 382.3 Đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách - - «+ + 2% ESx SE Event 53

2.3.1 Những thành tựu dat AWC TH TH HH TH HH Hệ 53

2.3.2 Những hạn chế cần khắc p lục +cc+©ce+EkeEE TT E1 E1E112110111211111 011111 rre 54II 810) .Ư“< 57

0.10 1 4 58

CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

AN SINH XÃ HỘI Ở HUYỆN DONG VĂN, TINH HÀ GIANG GIAI DOAN 2020 — 2025 583.1 Nhóm giải pháp về nhận thức - ¿+ £+Ex+++E£E+SEEvEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkErEkerkerrkrrkerred 583.2 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách - ¿2£ ©+£+E+£+E+£+EEEtEEEtSEE+SEkEerkxrrrkrrrkrerkree 613.3 Nhóm giải pháp về điều kiện thực hiện chính sách ¿ 2-5 xe+rxerxevrxrrerred 640810) 1n A 73480050000577 ả.aa ÔỎ 75DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO À 22-©2+2+++2EE+2EEE+EEEE+eEEEErtrExrerrreerrkrrrt 78

Trang 6

BANG DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Asian Development Bank

ADB A Ls 2À VÀ ẤNgân hàng phát triên châu AASXH An sinh xã hội

BHTN Bảo hiểm that nghiệpBHXH Bảo hiém xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

CSASXH Chính sách an sinh xã hội

CSXH Chính sách xã hội

GD&DT Gido duc va dao tao

HDND Hội đồng nhân dân

ILO Tổ chức lao động thé giới

NCT Người cao tuổiTHCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phô thong

UBND Ủy ban nhân dân

United Nations Educational Scientific and

UNESCO Cultural Organization

Tô chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá củaLiên Hợp Quôc

World Bank

WB ,

Ngân hàng thê giới

XDGN Xóa đói giảm nghèo

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

DANH MỤC BANG, BIEU DO, SO DO

Hình 2.2.1 Ban đồ hành chính huyện Đồng Văn — Tinh Hà Giang 29Bang 2.1.2: Giá trị sản xuất kinh tế trên địa bàn huyện Đồng Văn — Tỉnh Hà

Giang giai đoạn 2016 — 2220 - ¿+5 + +32 E* + E+*EEEEEEEEeerseeeereerrrersrerrrere 31

Bang 2.1.4 Số lượng người tự do sang Trung Quốc lao động làm thuê giai

l01002010/20Đ00010Ẻ07088 ờ 34

Bảng 2.2.1 Tổng hợp số lượng lao động được giải quyết việc làm mới ở

huyện Đồng Văn, tinh Hà Giang Giai đoạn 2011 — 2020 - 39

Bảng 2.2.2 Tổng hợp số liệu quản lý vốn cho vay giải quyết việc làm năm

2017 của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - 2-2 5525522z2+£zzzccxec 39Bang 2.2.3 Tổng hợp số lớp dạy nghề, số học viên hoàn thành các lớp học

nghề tại huyện Đồng Văn, tỉnh Ha Giang giai đoạn 2011 — 2017 40

Bảng 2.2.5 Kết quả giảm nghèo từ năm 2016 — 2019 huyện Đồng Văn — tinh

P86 45

Bảng 2.2.6 Ty lệ hộ thoát nghèo của huyện Đồng Văn - tỉnh Ha Giang giai

đoạn 2016 - 22 - 111 1111111222301 1110 1 1n ng vn 46

Biểu đồ 2.1.3 Biểu đồ chuyên dịch cơ cau kinh tế huyện Đồng Văn — Tinh Hà

Giang giai đoạn 2015 — 2020 - ¿+ +2 1E +2 E*3E3£EEEEESEEEsresrrrersrerrrsre 33

Biéu đồ 2.2.4 Tỷ lệ lao động qua dao tạo nghề từ năm 2017 đến năm 2020 40

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

An sinh xã hội (ASXH) là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá

sự tiễn bộ của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia Được hưởng ASXH

là quyền và đòi hỏi chính đáng của con người Từ nhiều năm qua, Đảng và

Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm xây dựng và tô chức thực hiện cácCSASXH, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực dé phát triển bền vững, ônđịnh chính trị - xã hội, thé hiện ban chat tốt đẹp của chế độ Văn kiện Đại hộiXII của Đảng khăng định: “Tiếp tục hoàn thiện CSASXH phù hợp với quá

trình phát triển kinh tế - xã hội Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của

hệ thống ASXH đến mọi người dân; tạo điều kiện dé trợ giúp có hiệu qua cho

tầng lớp yếu thế, dé tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống.

Phát triển và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm

thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động Chuyên từ hỗ trợ nhân đạosang bảo đảm quyền ASXH của công dân” [48].

Trong những năm gần đây, từ trung ương đến địa phương, các cấp cácngành, các tô chức chính trị, chính trị - xã hội bằng các việc làm thiết thực đã

tích cực triển khai các nhiệm vụ và đạt được nhiều thành tựu ấn tượng vềASXH; nhất là giảm nghèo, tạo việc làm, ưu đãi người có công, giáo dục và

đào tạo (GD&DT), y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đờisống vật chat và tinh thần của người có công, người nghèo, đồng bào dân tộcthiểu số được cải thiện, góp phần củng có lòng tin của nhân dân và sự ôn định

chính trị - xã hội Tuy nhiên, công tác thực hiện ASXH vẫn tôn tại nhiều

Trang 9

nghèo nhất cả nước, trình độ dân trí thấp và phân chia không đồng đều Vấnđề đói nghèo vẫn là thách thức lớn, đói cục bộ, đói giáp hạt còn xảy ra trêndiện rộng do trình độ, phong tục canh tác lạc hậu, thiếu đất, thiếu nước sản

xuất và sinh hoạt Thời tiết khắc nghiệt không thuận lợi Mùa đông rét đậm,

rét hại, mùa hè mưa, lũ quét, sạt lở đất, đá lăn ảnh hưởng trực tiếp đến đời

song, sinh hoạt của người dân.

Trước những vấn đề cấp bách và lâu dài để đảm bảo thực hiện phát

trién bền vững thì thực hiện CSASXH ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang lànhiệm vụ trọng tâm và được quan tâm hàng đầu trong những năm qua và

những năm tiếp theo Bản thân là người sinh ra và lớn lên tại huyện Đồng

Văn, tôi luôn trăn trở về vấn đề này và mong muốn góp một phần nhỏ vào sự

phát triển của quê hương mình.

Từ nhu cau của thực tiễn và nguyện vọng nêu trên của bản thân, tôiquyết định chọn đề tài: “Thực hiện chính sách an sinh xã hội ở huyện ĐồngVăn, tỉnh Hà Giang hiện nay — Thực trạng và giải pháp” làm dé tài luận văn

khái niệm, quan điểm, đặc điểm và cấu trúc của ASXH và hệ thống ASXH.

“Giáo trình Luật an sinh xã hội” [32] cua tác giả Nguyễn Thị Kim

Phụng ngoài trình bay các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến hệ thống ASXH

và phương pháp đánh giá còn chỉ ra vai trò, tầm quan trọng của xây dựng và

thực hiện CSASXH.

Trang 10

Một số bài nghiên cứu trên các tạp chí liên quan đến lĩnh vực ASXH có

thê kế đến là: “4n sinh xã hội ở nước ta - một số vấn để lý luận và thực

tiễn ”[30] của Vũ Văn Phúc; “Về xây dung và hoàn thiện hệ thong an sinh xãhội ở nước ta những năm tới” của Mai Ngọc Cường [8]; “Hệ thống an sinh

xã hội cho người nông dan Việt Nam ` của Nguyễn Danh Sơn [33]; “Tiếp tục

thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, bảo đảm an sinh xã hội trong

phát triển bên vững” của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân [28]; “Bảo dam ansinh xã hội dưới ánh sáng Đại hội XI cua Đảng ” của Dương Văn Thắng [34].

Các bài viết kể trên dựa trên quan điểm các nghị quyết chuyên dé của Dangvề ASXH đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung và thực tiễn về ASXH ở

Việt Nam, xây dựng và hoàn thiện hệ thong ASXH 6 Viét Nam.

“Chính sách an sinh xã hội - thực trang và giải pháp ” của tác giả Lê

Quốc Lý [27] phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về các khó khăn, trở ngại

trong thực hiện CSASXH, thông qua việc đánh giá nhóm cán bộ thực thi va

đối tượng thụ hưởng chính sách Trên cơ sở mục tiêu, quan điểm thực hiện

CSASXH ở Việt Nam đến năm 2020 cuốn sách đã nêu lên 5 nhóm giải pháp

khắc phục những trở ngại trong thực hiện CSASXH ở Việt Nam (thiết kế và

thực thi CSASXH, xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, hoàn thiện bộmáy thực thi CSASXH, nâng cao nhận thức của đối tượng thụ hưởng về

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu và quan niệm của một số học

giả được đề cập đến ở trên đều nhắn mạnh răng: ASXH là các biện pháp bảo

vệ sự an toàn xã hội cho các thành viên của mình trong trường hợp họ gặp rủi

ro dẫn đến bị mat hoặc giảm thu nhập hay tăng chi phi đột ngột Thông quacác chính sách BHXH, BHYT, trợ cấp xã hội, xóa đói giảm nghèo (XDGN)bền vững Đối với Việt Nam, các quan điểm nghiên cứu về ASXH, CSASXH

có góc độ tiêp cận và nhìn nhận có nhiêu điêm tương đông.

Trang 11

Có rất nhiều công trình nghiên cứu thực tế về ASXH trên thế giới nói

chung và Việt Nam nói riêng, một số công trình như:

Công trình “Pháp luật an sinh xã hội - kinh nghiệm một số nước đối

với Việt Nam” [24] của tác giả Trần Hoàng Hải, Lê Thị Thúy Hương đã nêurõ quan niệm và vai trò của pháp luật ASXH tại một số nước như Nga, HoaKỳ, Đức; ngoài ra còn khái quát tương đối đầy đủ về hệ thống pháp luậtASXH của Việt Nam Trên cơ sở đó, các tác giả đã nhấn mạnh dé hoàn thiện

pháp luật ASXH của Việt Nam trong tình hình mới là phải xúc tiễn xây dựng

Bộ Luật ASXH và cải cách các Luật BHXH và Luật BHYT.

Công trình “Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm

cho Việt Nam” [35] của Dinh Công Tuan phân tích tổng quan về hệ thốngASXH của châu Âu và làm rõ nhu cầu, thách thức trong việc cải cách hệthống ASXH ở noi đây Đồng thời công trình chi ra những thành công, hạn

chế và những kinh nghiệm trong đảm bảo ASXH thông qua: Hệ thống ASXHtheo mô hình “xã hội dân chủ” của Thuy Điền ; hệ thống ASXH theo mô hình“thị trường xã hội” của Đức; hệ thống ASXH theo mô hình “thị trường tự do”

của Anh Trên cơ sở đó, công trình cung cấp nhiều luận cứ khoa học cho việcxây dựng và thực hiện CSASXH phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay.

Công trình “Chính sách an sinh xã hội và vai trò cua nhà nước trong

việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Chiêu[7] đã đề cập đến một số vấn dé lý luận co bản CSASXH và kinh nghiệm mộtsố nước, vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện CSASXH ở Việt Nam

hiện nay, thực trạng thực hiện CSASXH ở Việt Nam trong gan 30 năm thựchiện đường lối đổi mới, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao

vai trò của nhà nước trong việc thực hiện CSASXH ở Việt Nam.

Công trình “An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới năm 2020” của tác

giả Vũ Văn Phúc [31] đề cập đến những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm

Trang 12

trên thế giới về ASXH Công trình chỉ ra quan điểm và cách tiếp cận vềASXH, xây dựng và thực hiện hệ thống về ASXH ở Việt Nam trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa Tác giả Vũ Văn Phúc còn chỉra những vấn đề thực tiễn về ASXH ở Việt Nam: xây dựng và hoàn thiện hệthong ASXH ở Việt Nam; BHXH và BHYT, ASXH cho cư dân vùng nông

thôn, vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng dân tộc và miền núi, đào tạo nghề.

Từ những công trình nghiên cứu được dé cập, có thé thay rằng về cơ

bản các công trình đã trình bày được những nội dung lý luận và thực tiễn vềASXH ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu về CSASXH, hệ thốngCSASXH đã chỉ ra những vấn đề cốt lõi như: Lý luận cơ bản CSASXH vàkinh nghiệm một số nước, vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện

CSASXH ở Việt Nam hiện nay, thực trạng hệ thống và việc thực hiện

CSASXH ở Việt Nam hiện nay; phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn

thiện hệ thống CSASXH ở Việt Nam trong thời gian tới.

Những công trình nghiên cứu này là tiền đề, tham khảo để tác giả làm

rõ khái niệm, cấu trúc, vai trò của CSASXH; qua đó đánh giá thực trạng và đềxuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện CSASXH.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện các CSASXH, kết quả đạt

được và các hạn chế còn tồn tại ở huyện Đồng Văn, đề tài đề xuất những giảipháp cơ bản phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương

dé nhăm thực hiện CSASXH tốt nhất.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa những van dé lý luận và thực tiễn về CSASXH.

Phân tích thực trạng thực hiện CSASXH ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà

Giang trong thời gian qua.

Trang 13

Đề xuất các giải pháp nhăm đây mạnh thực hiện CSASXH ở huyện Đồng

Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2025.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực hiện chính sách ASXH ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang hiện

4.2 Pham vi nghiên cứu

Không gian: Trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2020, định hướng giải pháp đến năm 2025.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn quán triệt và vận dụng các quan điểm của Đảng, chính sách

của Nhà nước, đặc biệt là CSASXH đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng

bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng đặc biệt khó khăn kết hợp với tổng kết

thực tiễn thực hiện CSASXH ở Việt Nam và địa phương.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Tiếp cận vấn đề dựa trên nền tảng khoa học của chuyên ngành chính trị

học và các kiến thức liên ngành xã hội học, chính sách công,

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo, nghiên cứu, phân tích, tổnghợp, thống kê, so sánh các tài liệu nghiên cứu có sẵn liên quan đến đề tài.

Phương pháp thu thập số liệu: Thực hiện thu thập số liệu của các cơ quan

liên quan tại địa phương.

Phương pháp thảo luận, phỏng vấn sâu: Phỏng vấn một số cán bộ lãnh

đạo, cán bộ phụ trách công việc liên quan đến thực hiện CSASXH ở huyện

Đồng Van — Ha Giang.

6 Ý nghĩa thực tiễn của dé tài

10

Trang 14

Góp phan làm rõ hơn những van đề lý luận và thực tiễn về thực hiện

CSASXH đối với các địa phương miền núi.

Đánh giá thực trạng thực hiện CSASXH và chỉ ra các nguyên nhân dẫn

đến hạn chế trong thực hiện CSASXH ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

hiện nay.

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện CSASXH

ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang từ nay đến năm 2025

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ NHỮNG YEU TO TÁC

ĐỘNG ĐÉN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI

Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃHỘI Ở HUYỆN ĐÔNG VAN, TINH HA GIANG GIAI DOAN 2010 — 2020

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP CO BẢN NHẰM NANG CAO CHAT

LƯỢNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở HUYỆNĐÔNG VAN, TINH HÀ GIANG GIAI DOAN 2020 — 2025

11

Trang 15

1.1.1 Khái niém An sinh xã hội

An sinh xã hội (Social Security) là khái niệm được ra đời ở các nước

công nghiệp phát triển từ cuối thé ky XIX và hiện nay đã phát trién rộng khắptrên toàn thế giới Ở Việt Nam thuật ngữ ASXH được biết đến khoảng nhữngnăm 70 của thế kỷ XX trong một số cuốn sách nghiên cứu về pháp luật của

một số học giả Sài Gòn và đặc biệt từ những năm 1995 ASXH được sử dụng

rộng rãi hơn.

Trong đạo luật về ASXH của Mỹ, ASXH được hiểu khải quát là sự bảo

đảm của xã hội, nhằm bảo tồn nhân cách cùng giá trị của cá nhân, đồng thời

tạo lập cho con người đời sống sung mãn và hữu ích dé phát triển tai năng đến

tột độ.

Theo tô chức Lao động quốc tế (ILO) quan niệm: “Là sự bảo vệ mà xã

hội thực hiện đối với các thành viên của mình thông qua một loạt các biệnpháp công cộng để chống lại sự cùng quan về kinh tế và xã hội dẫn đến sựcham dứt hay giảm sút đáng kê về thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao

động, mat việc làm, mat sức lao động, tuổi già hoặc cái chết; những dịch vụ

về chăm sóc y tế và những quy định về hỗ trợ đối với những gia đình có con

nhỏ gặp phải khó khăn trong cuộc sống” [8, tr.21] Quan niệm này nhắn mạnh

khía cạnh phân phối phúc lợi, bảo hiểm và mở rộng việc làm cho những đối

tượng ở khu vực kinh tế không chính thức.

12

Trang 16

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB): ASXH là một hệ thống

chính sách công (CSC) nhằm giảm nhẹ tác động bat lợi của những biến độngđối với các hộ gia đình và cá nhân Quan niệm này nhấn mạnh vai trò của Nhànước trong việc đảm bảo ASXH, giảm nhẹ những tác động bat lợi đến các cá

cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong quản lý và kiểm soát các rủi ro

do mất việc làm, tuổi già, ốm đau, rủi ro thiên tai, chuyên đổi cơ cấu, khủng

hoảng kinh tế, dẫn đến giảm hoặc mắt thu nhập và giảm khả năng tiếp cận đến

các dịch vụ xã hội cơ bản” [4, tr.2].

Trong cuốn Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu

toàn quốc lan thứ XII của Đảng, ASXH được quan niệm: là một hệ thốngchính sách và giải pháp nhằm bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trướcnhững rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường; vừa

không ngừng nâng cao đời sống vật chat và tinh than cho nhân dân [29, tr.18].Như vậy, về mặt ban chất có thê hiểu ASXH là góp phan đảm bảo thunhập và đời sống của các công dân trong xã hội Phương thức hoạt động là

thông qua các biện pháp công cộng Mục đích là tạo ra sự an sinh cho mọithành viên trong xã hội va vi vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sac.

1.1.2 Khái niệm Chính sách an sinh xã hội

Chính sách xã hội (CSXH) là một loại hình chính sách được thé chế

hóa bằng pháp luật nhà nước, là hệ thống quan điểm, chủ trương, phươnghướng và biện pháp để giải quyết những vấn đề xã hội đặt ra trong một thờigian và không gian nhất định, trước hết là những vấn đề xã hội liên quan đến

13

Trang 17

đời sống của con người theo nguyên tắc tiến bộ và công băng xã hội, nhằmgop phần ổn định và phát triển bền vững đất nước Các CSXH cơ bản gồmchính sách dân số, chính sách gia đình, chính sách sức khỏe, chính sách giáodục, chính sách đối với các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; chính sách đối với

các giới, chính sách ASXH

Nghị quyết Hội nghị lan thứ 5 BCHTW Đảng khóa XI khang định:CSXH có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực dé phat triénnhanh và bền vững trong moi giai đoạn phát triển CSXH phải được đặt ngang

tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợpvới trình độ phát triển và khả năng nguồn luc trong từng thời kỳ [21, tr.73].

Trong cuốn An sinh xã hội ở nước ta ở Việt Nam hướng tới năm 2020,

tác giả Vũ Văn Phúc [31] đã quan niệm: CSASXH là một CSXH cơ bản của

Nhà nước, trong đó mục tiêu là thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và

khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên

trong xã hội [31, tr.14].

Qua những quan điểm nêu trên có thé hiểu “Chính sách an sinh xã hội”

là hệ thống chủ trương, phương hướng và biện pháp đảm bảo thu nhập và một

số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trước nhữngbiến động về kinh tế, xã hội và tự nhiên làm cho họ bị giảm hoặc mat khả

năng lao động, mất việc làm, bị ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong; cho nhữngngười già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, nhữngnạn nhân chiến tranh, những người bị thiên tai địch họa.

CSASXH là hệ thống chính sách nhăm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc

phục rủi ro thông qua các hoạt động BHXH, cứu trợ xã hội và trợ giúp xã hội.Trong đó:

- Mục tiêu của CSASXH là đảm bảo thu nhập và một số điều kiện sinhsống thiết yếu khác cho mọi thành viên trong xã hội.

14

Trang 18

- _ Đối tượng của CSASXH là mọi người dân, kể cả những người trong đốitượng lao động, người chưa đến tuổi lao động và người hết tuổi lao động.

1.1.3 Khái niệm Thực hiện chính sách an sinh xã hội

Thực hiện chính sách an sinh xã hội là quá trình biến các chủ trương,

phương hướng và biện pháp liên quan đến hệ thống ASXH thành những kếtquả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nha nướcvà sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, đơn vị, gia đình, cá nhân và toàn xãhội, nhăm hiện thực hoá những mục tiêu mà chính sách đã đề ra Đó là quátrình triển khai hệ thống CSASXH (trợ giúp xã hội, ưu đãi xã hội, BHXH,BHYT, giải quyết việc làm ) vào thực tiễn băng các công cụ, bộ máy của

nhà nước nhằm hiện thực hóa mục tiêu đã đề ra [27, tr.44] Trong đó chủ thể

thực hiện CSASXH là hệ thống chính trị, đối tượng thụ hưởng chính sách là

cộng đồng người đang sinh sống trên địa bàn thực hiện chính sách

Việc thực hiện CSASXH như thế nào phụ thuộc vào các bộ phận (cơquan nhà nước hoạch định CSASXH, cơ quan chấp hành thực hiện CSASXH,

cộng đồng xã hội tham gia hoạt động ASXH, đối tượng thụ hưởng CSASXH)

và các bước cơ bản trong việc thực hiện CSASXH Trên thực tế các bộ phận

nói trên nhiều khi không tách biệt độc lập một cách tuyệt đối mà có sự đanxen, lồng ghép với nhau (như người hoạch định CSASXH cũng là đối tượng

thụ hưởng chính sách )

Việc thực hiện các bước trong thực hiện CSASXH phải được xem xét ở

cấp độ chủ thê thực hiện: CSASXH được cấp trung ương hoạch định (chính

sách quốc gia) thì cấp thực thi CSASXH đó là chính quyền địa phương cáccấp Trên cơ sở chính sách quốc gia, chính quyền địa phương các cấp trên cơsở điều kiện đặc thù của địa phương mình lại tiếp tục thé chế hóa chính sách

quốc gia thông qua việc ban hành các quyết định, kế hoạch, chương trình(chính sách địa phương) và tô thức thực hiện để hiện thực hóa các chính sách

15

Trang 19

nói trên Vì vậy, trong tính tương đối, vừa có thé coi việc thực hiện CSASXH

của một huyện chỉ là một khâu trong chu trình chính sách (hoạch định, thực

thi, đánh giá kết quả) và vừa có thé coi việc thực hiện đó hàm nghĩa cả chu

trình chính sách (chính sách địa phương) với cả 3 bước (hoạch định, thực thi,

đánh giá kết quả).

1.2 Vai trò, đặc trưng, cấu trúc của an sinh xã hội, chính sách an sinh xã

hội và thực hiện chính sách an sinh xã hội

1.2.1 Vai trò, cấu trúc của An sinh xã hội

Có nhiều cách tiếp cận dé phân tích cấu trúc của ASXH Tùy thuộc vào

mục đích, yêu cầu dé đưa ra những cấu trúc phù hợp Trong luận văn, tác giảsử dụng cấu trúc theo quan điểm phổ biến hiện nay của các tổ chức quốc tế vàở Việt Nam Cấu trúc này được trình bày trong cuốn An sinh xã hội ở Việt

Nam hướng tới 2020 [31, tr.15-16] của PGS TS Vũ Văn Phúc Theo đó, một

hệ thống ASXH phải có tối thiểu 3 hợp phần cơ bản tương ứng với 3 chức

năng chính sau đây:

- _ Thứ nhất, những chính sách, chương trình phòng ngừa rủi ro Daylà tầng trên cùng của hệ thống ASXH Những chính sách này có

chức năng là hướng tới can thiệp và bao phủ toàn bộ dân cư, giúp

cho mọi tầng lớp dân cư có được việc làm, thu nhập và có đượcnăng lực vật chất cần thiết để đối phó tốt nhất với rủi ro Những

chính sách, chương trình về thị trường lao động như: đào tạo nghé,

hỗ trợ người tìm việc, tự tạo việc làm hoặc đảo tạo nâng cao kỹ năng

cho người lao động là trụ cột cơ bản của tầng đầu tiên.

- Thứ hai, những chính sách, chương trình giảm thiểu rủi ro Đây làtầng thứ hai, gồm các chính sách, chương trình giảm thiểu thiệt hại

do rủi ro của hệ thống ASXH, có vai trò rất quan trọng Nội dung

trọng tâm nhất trong tầng này là các hình thức bảo hiểm, dựa trên

16

Trang 20

nguyên tắc đóng - hưởng như: BHXH, BHYT, BHTN, Nhómchính sách này rất nhạy cảm, nếu phù hợp sẽ thúc đây sự tham giatích cực của người dân, tiết kiệm nguồn lực cho Nhà nước và tăngđộ bao phủ hệ thống Tuy nhiên nếu chính sách không phù hợp,

người dân sẽ không tham gia hoặc chính sách sẽ bi lạm dụng.

- Thứ ba, những chính sách, chương trình khắc phục rủi ro Bao gồmcác chiến lược về cứu trợ và trợ giúp xã hội Đây là tầng cuối cùngcủa hệ thống ASXH với chức năng là bảo đảm an toàn cho các

thành viên xã hội khi họ gặp phải rủi ro mà bản thân không tự khắcphục được Ví dụ: người có thu nhập thấp, thất nghiệp, thiếu việc

làm, người nghèo, người già, trẻ em mồ côi, người tan tận,

Đối với Việt Nam, hệ thống ASXH được xác định gồm năm trụ cột cơ bản:

Thứ nhát, hệ thông chính sách, giải pháp và các chương trình phát triển

thị trường lao động, mà trọng tâm là trợ giúp đào tạo nghề, tạo việc làm Dao

tạo nghề, giải quyết việc làm gan liền với triển khai các chương trình pháttriển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, phát trién mạnh hệ thống bảo hiểm trên cả 2 hình thức bao

hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện BHXH, BHYT (tiến tới bảo hiểm y tế

toàn dân), BHTN, bảo hiểm sản xuất nông nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động

và bệnh nghề nghiệp, và các hình thức bảo hiểm phù hợp khác.

Thư ba, hoàn thiện các chính sách và hệ thống trợ giúp xã hội linh hoạt,

ứng phó hiệu quả với các biến có, rủi ro (trợ giúp đột xuất và trợ giúp thườngxuyên) Nâng cao vai trò của Nhà nước cùng với day mạnh phát triển các hình

thức trợ giúp xã hội, cứu trợ xã hội tự nguyện, nhân đạo, dựa vào cộng đồng,

chú trọng đối với nhóm dân cu dé bị tổn thương, các đối tượng bảo trợ xã hội.Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với những người có

công, thương binh, gia đình liệt sĩ.

17

Trang 21

Thứ tw, thực hiện chương trình XDGN bên vững có hiệu quả.

Thứ năm, phát trién hệ thống phúc lợi xã hội và hệ thống dịch vụ xã

hội, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, trước hết là các dịch vụcông cộng cơ bản, thiết yếu như: y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin cho mọingười dân, nhất là đối với người nghèo, vùng nghèo.

Cả năm trụ cột này đều hướng đến thực hiện 3 chức năng chiến lược

nêu trên của hệ thống ASXH là: Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắcphục rủi ro So với mô hình phổ biến trên thế giới, hệ thống ASXH ở ViệtNam có một cấu phan đặc thù, đó là chính sách ưu đãi xã hội Chính sách này

nhằm thực hiện mục tiêu cao cả là đền ơn đáp nghĩa đối với sự hy sinh, cônglao đặc biệt và cống hiến to lớn của những người có công với cách mạng, vớiđất nước; thực hiện trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội chăm lo, bảo đảmcho người có công có cuộc sông ôn định và ngày càng được cải thiện.

Hệ thống ASXH giữa các quốc gia trên thế giới được xây dựng không

hoàn toàn đồng nhất với nhau Tuy nhiên, hệ thống ASXH tại Việt Nam hiện

nay được xác định các nội dung cơ bản sau đây:

- Uu đãi xã hội:

Là một bộ phận đặc thù trong hệ thông ASXH Việt Nam, ưu đãi xã hội

là sự đãi ngộ vật chất và tinh thần đối với những người có công với nước vớidân, với cách mạng nham ghi nhận những công lao đóng góp, hy sinh cao cả củahọ Điều này không những thê hiện trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng và toàn

xã hội mà còn nói lên đạo lý của dân tộc Việt Nam “Uống nước nhớ nguôn”.

Bao trợ xã hội:

Trong lĩnh vực ASXH đây là một loại hình quan trọng, đó là sự giúp đỡ

của Nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống thiết yếu khác

đối với mọi thành viên của xã hội trong những trường hợp bất hạnh, rủi ro,

18

Trang 22

nghèo đói, không đủ khả năng dé tự lo được cuộc sống tối thiêu của bản thânvà gia đình Bảo trợ xã hội là sự giúp đỡ thêm của nhà nước và xã hội bằngtiền hoặc băng các điều kiện và phương tiện thích hợp dé đối tượng được giúpđỡ có thé phát huy khả năng tự lo liệu cuộc sống cho mình và gia đình, sớm

hòa nhập trở lại với cuộc sống của cộng đồng Bảo trợ xã hội thường có 02

loại: Trợ giúp xã hội thường xuyên và trợ giúp đột xuất.

+ Trợ giúp thường xuyên là hình thức trợ giúp xã hội đối vớinhững người hoàn toàn không thể lo được cuộc sống trong một thời

gian dài hoặc trong suốt cả cuộc đời của đối tượng trợ giúp (ví dụ: trợ

cấp một khoản kinh phí nhất định hàng tháng; cấp thẻ BHYT miễn phí

cho những đối tượng tàn tật, trẻ em, người nghèo; đưa người già cô

đơn, trẻ em mô côi vào các trung tâm bảo trợ xã hội ).

+ Trợ giúp đột xuất là hình thức trợ giúp xã hội do nhà nước và

cộng đồng giúp đỡ những người không may bị thiên tai, mất mùa hoặcgap những biến cố khác mà đời sống của họ bị đe dọa về tính mạng, lươngthực, nhà ở, bệnh tật, chôn cất hay phục hồi sản xuất nếu không có sự trợgiúp khan cấp (Vi dụ: Các chính sách được đưa ra dé khắc phục hậu quảsau thiên tai, bão lũ Cấp kinh phí xây dựng lại nhà cửa )

- _ Xóa đói giảm nghèo:

XDGN là một chủ trương được chú trọng của Đảng và Nhà nước nhamhỗ trợ những vùng khó khăn vươn lên XĐGN nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng

đồng bào dân tộc thiêu số sinh sống Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nướcViệt Nam luôn quan tâm xây dựng và tô chức thực hiện các CSXH, coi đâyvừa là mục tiêu, vừa là động lực dé phat trién bén vững, én định chính trị - xã

hội XĐGN là làm cho bộ phận dân cư đói nghéo nâng cao mức sống, từngbước thoát khỏi tình trạng đói nghèo Biểu hiện rõ nhất ở ty lệ phần trăm vàsố lượng người đói nghèo giảm xuống Hoặc có thể hiểu XĐGN là một quá

19

Trang 23

trình đây một số bộ phận dân cư đói nghèo lên một mức sống cao hơn Giảmnghèo bền vững là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo có khả năngtiếp nhận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đóhọ có nhiều lựa chọn hơn, giúp họ từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo.XDGN luôn là mục tiêu xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước.

- _ Hệ thong bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiện)BHXH là bộ phận lớn nhất trong hệ thong ASXH, nếu không có BHXHthì không thể có nền ASXH vững mạnh BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặcbù đắp một phan thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những biến cốrủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc bị mat việc làm, bằng cách

hình thành và sử dụng quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người sử

dụng lao động và người lao động từ hoạt động nghè nghiệp của họ bị giảm

hoặc mắt khả năng lao động.

BHXH có các đặc điểm cơ bản là: BHXH dựa trên nguyên tắc cùng

chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia, đòi hỏi tất cả mọi người tham giaphải đóng góp tạo nên một quỹ chung, các thành viên được hưởng chế độ khihọ gặp các “sự cố” và đủ điều kiện dé hưởng; chi phí cho các chế độ được chi

trả bởi quỹ BHXH; nguồn quỹ được hình thành từ sự đóng góp của những

người tham gia, thường là sự chia sẻ giữa chủ sử dụng lao động và người lao

động, với một phần tham gia của nhà nước; đòi hỏi tham gia bắt buộc, trừ

những trường hợp ngoại lệ; phần tạm thời chưa sử dụng của quỹ được đầu tư

tăng trưởng, nâng cao mức hưởng cho người thụ hưởng chế độ BHXH; cácchế độ được bảo đảm trên cơ sở các đóng góp BHXH, không liên quan đến tài

sản của người hưởng BHXH; các mức đóng góp và mức hưởng tỷ lệ với thu

nhập trước khi hưởng BHXH Ở nước ta, BHXH là sự bảo đảm thay thế

hoặc bu đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất

20

Trang 24

thu nhập do ốm dau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tudi laođộng hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH BHXH bắt buộc là loại hìnhBHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao độngphải tham gia BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà

người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu

nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người

tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất BHYT là loại hình BHXH nhằm

chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người tham gia theo quy định của pháp luật,

không vì mục tiêu lợi nhuận.

1.2.2 Vai trò, cấu trúc của Chính sách an sinh xã hội

Trong xã hội hiện đại, các quốc gia, một mặt hướng vào phát huy moi

nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năngcạnh tranh của nên kinh tế tạo ra bước phát triển bền vững và ngày càng phénvinh cho đất nước; mặt khác không ngừng hoàn thiện hệ thống ASXH dé giúp

cho con người, nhất là người lao động, có khả năng chống chọi với các rủi roxã hội, đặc biệt là rủi ro trong kinh tế thị trường (KTTT) và rủi ro xã hội khác.Ngoài tác động chung như đối với các nước giàu, CSASXH có thể có nhữngđóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở những nước nghèo Điềunày thé hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, các CSASXH tác động đến quá trình tích lũy vốn con người

vì nó cải thiện trình độ giáo dục và sức khỏe của con người, loại bỏ những

hình thức tôi tệ nhất của sự ban cùng, nghèo đói.

Thứ hai, các CSASXH cũng có những tác động tích cực đến khía cạnhcầu vì nó là sự phân phối lại sức mua và có lợi cho nền sản xuất hàng hóa và

dịch vụ trong nước.

Thứ ba, các CSASXH còn đóng góp lớn trong việc tạo ra điều kiện đểxây dựng môi trường chính trị - xã hội bền vững Khi lợi ích từ tăng trưởng kinh

21

Trang 25

tế đến được với mọi người dân, gom ca nhóm xã hội trước kia bi gat ra ngoài lè,điều này sẽ góp phần làm giảm tình trạng mắt trật tự về chính trị - xã hội Nhữngtác động này bắt nguồn từ bản chất tái phân phối của hệ thống BHXH.

1.2.3 Đặc điểm của việc thực hiện chính sách an sinh xã hội

Nhà nước là chủ thé ban hành và cũng là chủ thé đóng vai trò chủ đạo

trong việc tô chức thực hiện CSASXH - Nhà nước ở đây được hiểu là cơ quancó thâm quyên trong bộ máy nhà nước, bao gồm Quốc hội, Chính phủ, các Bộ(chính sách quốc gia), chính quyền địa phương các cấp (chính sách địaphương) Ngoài ra, các tổ chức ngoài Nhà nước như Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội (tình nguyện, thiệnnguyện, từ thiện vì cộng đồng ) và cộng đồng dân cư cũng đóng vai trò quantrọng trong việc øóp phần hiện thực hóa các CSASXH do nhà nước, chínhquyên ban hành Nghia là hệ thống ASXH được cấu thành theo nguyên tắc:Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, đồng thời việc thực hiện CSASXH phải được

xã hội hóa cao, huy động sự tham gia rộng rãi của mọi tô chức, don vị, giađình, cá nhân và của toàn xã hội; xây dựng hệ thống ASXH đa dạng, đa tang

hướng tới bao phủ toàn dân; nâng cao năng lực tư sinh của người dân và cộng

đồng [17, tr.42].

Đối tượng của CSASXH là mọi người dân, ké cả những người trong

đối tượng lao động, người chưa đến tuôi lao động và người hết tuổi lao động.Trong đó bao gồm các đối tượng của CSXH là người nghèo thành thị và nôngthôn, phụ nữ, trẻ em, thanh niên, người tàn tật và người dân tộc thiểu số Nhìn

chung, ở tất cả các nước đều có hai loại đối tượng tham gia vào chương trìnhASXH: Thứ nhất là, các đối tượng tham gia vào các CSASXH theo nguyêntắc đóng - hưởng Đối tượng này là người lao động gặp rủi ro và khó khăn donhững nguyên là 6m dau, thai sản, mat sức lao động, tuổi già phải đối mặt với

những khó khăn do bị “mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập" Những

22

Trang 26

người lao động này phải đóng góp một khoản góp một khoản tiền cho quỹ bảohiểm trong suốt thời gian làm việc với một tỷ lệ thu thập nhất định Việc thamgia BHXH đảm bảo cho họ duy trì mức sống trong trường hợp gặp những vấndé nêu trên Đối tượng tham gia vào các chương trình ASXH theo nguyên tắc

đóng hưởng ở các nước đang phát triển có sự khác biệt với các nước phát

triển Do trình độ phát triển cao hơn nên hau hết lao động ở các nước pháttriển làm việc trong khu vực chính thức, thường là khu vực làm công ăn

lương, cũng vì thế mà hầu hết người lao động trong các nước này tham gia

vào các chương trình ASXH theo nguyên tắc đóng hưởng Trong khi đó, đốivới các nước đang phát triển, phần lớn cư dân lao động tự do và làm việctrong nông nghiệp phân tán, nhỏ lẻ, trong các khu kinh tế thì kết cấu không

tính được, hay gọi chung là lao động làm việc ngoài khu vực chính thức.

Thông thường đối với khu vực này, người lao động có mức thu nhập, tiền

công thấp; làm cho việc tham gia của họ vào các chương trình ASXH theonguyên tắc đóng - hưởng khó khăn hơn Vì thế, trọng tâm của các CSASXH

không chỉ hạn chế trong đối tượng người lao động trong khu vực chính thức.

Mức độ người lao động ngoài khu vực chính thức tham gia vào các chương

trình ASXH thé hiện sự thành công của CSASXH Ngoài ra, do người laođộng khu vực này làm việc phân tán, không có hợp đồng lao động nên việc tôchức quản lý để người lao động ngoài khu vực chính thức ở các nước đangphát triển tham gia vào các chương trình ASXH cũng phức tạp hơn Điều này

đòi hỏi CSASXH ở các nước đang phát triển cũng phải có nét đặc thù so vớicác nước phát triển, phải có các chương trình phù hợp vơi khả năng thu nhậpđể thu hút được người lao động ngoài khu vực chính thức tham gia vào các

chương trình ASXH Thứ hai là, những đối tượng tham gia vào chương trìnhASXH theo nguyên tắc trợ giúp: Theo ILO, tại các nước phát triển, ASXHcung cấp chăm sóc y tế và trợ giúp cho các gia đình có nạn nhân là trẻ em.

Đôi với các nước đang phát triên, đôi tượng giúp đỡ rộng rãi hơn Các nhóm

23

Trang 27

này bao gồm người di cư ở thành thị, nhóm dân tộc thiểu số, những người dânnghèo đói liên miên, những đối tượng rat dé bị tổn thương (người già cô đơn,người tàn tật, trẻ em m6 côi), những người bị thiệt hại trước những biến đồiđột xuất của tự nhiên và xã hội Trong những nhóm này, người nghèo nhất

thường là đối tượng của các chương trình XĐGN Nhưng những chương trình

XDGN thường hướng đến các đối tượng sống dưới ngưỡng nghèo về lươngthực, thực phẩm Nhiều gia đình và cá nhân thuộc nhóm dễ bị tổn thương

chưa được tham gia những chương trình XDGN, cũng như bat kỳ hình thức

nào vì nhìn chung họ đều không có hợp đồng lao động Việc mở rộng sự tiếpcận của họ với hệ thống ASXH sé nảy sinh ra van dé phân phối nguồn lực.Đối với những nước trải qua chiến tranh lâu dai như Việt Nam, CSASXH cònbao gồm cả những đối tượng người có công với cách mạng, những gia đìnhliệt sĩ, thương binh và thân nhân của họ đã hy sinh xương máu cho sự tồn

vinh của đất nước Về thực chất, đây là hình thức trợ giúp xã hội cho các đối

tượng nạn nhân chiến tranh, nhưng đó là đối tượng đặc biệt, nên tên gọi có thể

khác nhau như "chính sách đối với người có công", "chính sách đền ơn đáp

nghĩa", "chính sách ưu đãi xã hội” [9, tr.28-31].

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội-_ Thể chế chính sách về ASXH:

Thẻ chế chính sách là trụ cột quan trọng của hệ thống ASXH Nội dung

cơ bản của thé chế CSASXH là xác định đối tượng tham gia, đối tượng điều

chỉnh với những tiêu chí, điều kiện cụ thể và cơ chế xác định đối tượng theo

một quy trình thống nhất; xác định các chính sách, các chế độ đóng góp, thụhưởng và những điều kiện ràng buộc nhất định về trách nhiệm đóng góp,trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chính sách, chế

độ đề ra Cơ chế đề tham gia các loại hình ASXH mà các quốc gia thường áp

dụng là bat buộc hoặc tự nguyện những có sự hỗ trợ của nhà nước Mỗi một

24

Trang 28

cơ chế cụ thê đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, việc vận dụng cơ chế nàolà phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống văn hóa của từngquốc gia Nếu CSASXH phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống thì việc

thực hiện CSASXH sẽ thuận lợi, khả thi; ngược lại CSASXH không phù hop

với đòi hỏi của thực tiễn cuộc song thi viéc thuc hién CSASXH sé kho khan,

thậm chí không khả thi, thiếu hiệu quả Biéu hiện của sự không khả thi đó là

chính sách xây dựng có mức độ bao phủ hẹp; không đáp ứng đòi hỏi ngày

càng cao của nhóm các đối tượng yếu thế cần trợ giúp trong xã hội; không

đảm bảo tính hệ thống, toàn diện, cân đối giữa các bộ phận trong cấu trúcASXH; không đồng bộ với kế hoạch triển khai và địa bàn áp dụng: thiếu cácđiều khoản giám sát và chế tài xử phạt; không đảm bảo tính bền vững về tài

chính [27, tr.48-56].

- Thé chế tổ chức bộ máy và cán bộ:

Nhân tố này có vai trò quyết định trong việc tổ chức các CSASXH.

Cho dù chính sách có tốt đến mấy đi chăng nữa nhưng tổ chức thực hiện

không tốt thì chính sách sẽ không di vào cuộc sống Do vậy, việc thiết lập hệ

thống tổ chức quản lý với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp (từ nhận thức, cơ cầu

tổ chức, năng lực, pham chất, phương thức phối hợp) dé thực hiện có hiệu quaviệc thực hiện CSASXH Về nguyên tắc, có thé thiết lập hệ thống t6 chức độc

lập cho từng hợp phần; nhưng cũng có thê sử dụng bộ máy chính quyền hiện

có dé thực hiện, tùy điều kiện cụ thể Thẻ chế chính sách mang tính phé cậpthì chi phí quản lý ít và bộ máy tô chức quản lý gọn nhẹ và ngược lại, thể chế

phức tap thì chi phí quản lý tốn kém hơn Nếu chủ thê thực hiện chính sách

(tổ chức, cơ quan, cán bộ) triển khai không đúng kế hoạch, thiếu đồng bộ,

không đúng đối tượng và định mức, vụ lợi sẽ làm giảm hiệu quả việc thực

hiện chính sách và giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

- _ Nhận thức của xã hội và người dan:

25

Trang 29

Sự phát triển của hệ thống ASXH phụ thuộc vào nhận thức chung về

ASXH của xã hội Khi người lao động, người sử dụng lao động va Nhà nước

hiểu được tam quan trọng của CSASXH, từ đó tự nguyện và tích cực thamgia, thì hệ thống này mới có cơ hội phát triển và ngược lại.

Người dân là đối tượng thụ hưởng CSASXH, nếu họ tự giác, tích cực,chủ động, tự nguyện tham gia thì việc thực hiện CSASXH sẽ có hiệu qua, bềnvững; ngược lại nếu họ thờ ơ, thụ động, lại và thậm chí vụ lợi thì việc thực

hiện CSASXH sẽ không hiệu quả.

- Moi trưởng thực hiện CSASXH:

Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, xã hội của mỗi địa phương, vùng,

miễn: Những địa phương, vùng, miền có vị trí, điều kiện tự nhiên thuận lợi,

người dân có hiểu biết và nhận thức về CSASXH thì việc thực hiện CSASXHthuận lợi; ngược lại nơi nào có vi trí, điều kiện tự nhiên khó khăn, phong tụctập quán lạc hậu, người dân it hiểu biết về CSASXH thì việc thực hiện

CSASXH khó khăn.

Trình độ phát triển kinh tế của các địa phương, vùng, miền: Nếu địaphương nào có trình độ phát triển kinh tế cao, nguồn lực tài chính mạnh, thu

nhập của người lao động én định, mức độ thất nghiệp thấp thì việc thực hiện

CSASXH thuận lợi và ngược lại.

Môi trường chính trị: Nơi nào đảm bảo giữ vững 6n định - xã hội trongquá trình phát triển thì việc thực hiện CSASXH thuận lợi và nơi nào khônggiữ vững ôn định - xã hội thì việc thực hiện CSASXH khó khăn.

26

Trang 30

Tiểu kết chương 1

Trong cuộc sống, không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận

lợi, may man để tồn tại và phát triển Trái lại, những rủi ro từ nguyên nhânkhách quan, chủ quan, từ thiên nhiên, từ quá trình lao động, từ những bấthạnh của hoàn cảnh thường đe dọa cuộc sống của mỗi cá nhân khiến họphải tìm cách bảo vệ mình Lúc này, cơ chế chia sẻ rủi ro mang tính xã hộivới đảm bảo chắc chăn từ Nhà nước trở thành cần thiết hơn bao giờ hết Tất

cả các cách thức, biện pháp chống lại các bất trắc bảo vệ cuộc sống của conngười trong xã hội do Nhà nước tô chức và bảo đảm thực hiện đã dần dần

hình thành nên mạng lưới bảo vệ an toàn cho cuộc sống của các thành viên

trong xã hội và được gọi là ASXH.

ASXH là một nội dung thuộc phạm trù quyền con người - quyền được

sống hòa bình, trật tự, bình đăng, được thương yêu, đùm bọc, che chắn và bảo

vệ trước những biến có, bat lợi xảy ra Day là van đề nhân quyền do đó không

đặt ra bất kỳ một tiêu chí phân biệt nào cho mỗi cá nhân với tư cách là thànhviên xã hội Đặc trưng, cau trúc và các yếu tố ảnh hưởng đến ASXH đều đượctác giả thé hiện rất rõ trong Chương 1.

Mục đích của ASXH là đảm bảo an toàn về đời sống dân sinh cho conngười nên nội dung chính là vấn đề trợ giúp vật chất cho các thành viên xãhội trong những trường hợp cần thiết Điều đó không có nghĩa là việc trợ giúp

vật chất quan trọng hơn những lĩnh vực trợ giúp khác mà các lĩnh vực trong

xã hội như: Giáo dục dao tạo, việc làm và thu nhập, cũng là những vấn đề

rất quan trọng nhưng thuộc lĩnh vực bảo đảm xã hội nói chung Cao hon thé,mục đích của ASXH không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo mà còn nhăm 6n địnhvà phát triển cuộc sống Các quốc gia có điều kiện kinh tế phát triển, nhu cầu

bảo vệ của người dân không chỉ dừng lại với các tiêu chí cơ bản đó nữa mà

27

Trang 31

hơn thế là nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ cả những người giàu cókhông bị nghèo đi, thúc day sự thịnh vượng và phát triển kinh tế.

Nhà nước có vai trò cơ bản trong thực hiện CSASXH với những lý do

cơ bản sau: Thứ nhất, xuất phát từ một trong hai chức năng cơ bản của nhànước - chức năng xã hội Thứ hai, dé khắc phục những mặt hạn chế của nềnkinh tế thị trường Thứ ba, quyền được an sinh là một quyền quan trọng củacon người, được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam Thứ tư,

chỉ có nhà nước mới có thé đưa ra những cơ chế khuyến khích phù hợp và ảnhhưởng của mình để gây sức ép cần thiết trong việc thúc đây những đóng gópbắt buộc.

Trong quá trình đổi mới, các nghị quyết của Đảng về vấn đề CSXH đều

nhấn mạnh: CSXH có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực déphát triển nhanh va bền vững trong moi giai đoạn phát triển; CSXH phải đượcđặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh

tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ;không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có

công và bảo đảm ASXH là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng,

Nhà nước, của cả hệ thống chính tri và toàn xã hội.

Trên quan điểm của Đảng, hệ thống CSASXH ở Việt Nam trong thời

kỳ đổi mới, Chính quyền và nhân dân huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang cũngrất quan tâm đến thực hiện CSASXH tại địa phương, điều này được thể chế

hóa bằng những văn bản có giá trị pháp lý qua từng chặng đường phát triển

trong quá trình déi mới.

28

Trang 32

Chương 2

CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỌI Ở HUYỆN ĐÒNG VĂN, TỈNH HÀ

GIANG GIAI DOAN 2010 — 2020

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến quá trình thựchiện chính sách an sinh xã hội ở huyện Dong Văn, tỉnh Hà Giang

2.1.1.Điều kiện tự nhiên

Về vị trí địa lý: Đồng Văn là một trong 4 huyện vùng cao núi đá của

tinh Hà Giang có tọa độ từ 22’23 vĩ độ bắc và 105’13 đến 105’42 độ kinh

đông, giáp ranh với các địa phương sau:

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Phú Ninh, MaLyPho tỉnh Vân Namnước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với chiều dài đường biên giới trên 54 km.

- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.

Hình 2.2.1 Bản đô hành chính huyện Đông Văn — Tỉnh Hà Giang (Nguồn:

Vé dia hinh: Dia hinh dac trưng là núi đá, có độ cao trung bình so vớimặt nước biên 1.600m Nhìn chung, địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh và

29

Trang 33

thấp dần từ Tây bắc xuống Đông Nam Toàn huyện chia thành hai dạng địa

hình chính là:

- Địa hình núi đá lẫn đất: Gồm 3 xã Lũng Cú, Ma Lé, Phố Là.

- Địa hình núi đá: Gồm 14 xã, 02 thi tran: Thai Phin Tung, Tả Phin, TảLung, Sính Ling, Lũng Phin, Sing Trái, Hỗ Quáng Phin, Van Chai, LingThau, Phó Cáo, Sa Phin, Sang Tung, Lũng Táo, Sung Là, Thi tran Đồng Văn,Thi tran Pho Bang.

Khí hậu thời tiết: Đồng Văn nằm trong vùng khí hau nhiệt đới gió mùanhưng mang tính lục địa khá rõ rệt Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 8hàng năm Khí hậu thời tiết khắc nghiệt: rét đậm rét hại vào mùa đông, cónăm nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20-25 độ C.Hàng năm thiếu nước sinh hoạt và sản xuất 4-6 tháng vào mùa khô [20].

Với điều kiện tự nhiên thời tiết khí hậu không thuận lợi, địa hình chiacắt mạnh, kết cấu hạ tầng giao thông đi lại còn khó khăn, diện tích đất trồngtrọt ít, thiểu nước cho sinh hoạt và sản xuất Thiên tai, thời tiết, khí hậu diễn

biến bất thường nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, pháttriển kinh tế - xã hội, quốc phòng — an ninh Do đó khó có lợi thé tạo điều

kiện cho huyện phát huy nội lực để phát triển kinh tế và thực hiện tốt các

2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội

Ngày 01/12/2010 cao nguyên đá Đồng Văn — Hà Giang được UNESCO

công nhận, chính thức gia nhập công viên địa chất toàn cầu Đây là dấu mốcquan trọng cho sự phát triển ngành kinh tế tại địa phương, đặc biệt là trongphát triển ngành du lich Từ đó đến nay huyện Đồng Văn tập trung khai tháctiềm năng nội ngoại lực, khơi dậy nguồn lực trong dân, đầu tư xây dựng nhiều

công trình trọng điểm nhằm thúc đây phát triển kinh tế - xã hội.

30

Trang 34

Bảng 2.1.2: Giá trị sản xuất kinh tế trên địa bàn huyện Đồng Văn —

Tinh Hà Giang giai đoạn 2016 — 2020 (Don vi: tỷ đồng)

2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020

Nông - lâm nghiệp 495,6 | 557,6 | 603,7 | 625,7 | 650,7

Công nghiệp, thủ công nghiệp 117,5 | 128,6 | 137,8 | 142,0 | 145,0

Thương mại, dịch vụ, du lịch 427,4 | 554.1 | 615,1 | 675,3 | 680,3

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã

hội cua UBND Huyện Đồng Văn năm 2016 đến năm 2020

Về Nông — Lâm nghiệp:

Đồng Văn có cây lương thực chính là ngô và lúa và chỉ gieo trồng được

01 vụ/năm, ngoài ra nhân dân còn gieo trồng xen canh, gối vụ các loại cây

trồng như: đậu Hà Lan, tam giác mạch, cải dầu, khoai tây Đồng Văn còn có

thế mạnh trồng duoc liệu, cây ăn quả ôn đới vật nuôi chủ yếu là: trâu, bò,

lợn, dê, ngựa, Nhờ những thế mạnh này, nhân dân có thé tap trung san xuat

nông nghiệp dé phát triển kinh tế gia đình cũng như dia phương Công tác

trồng, chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng được địa phương chú trọng, đến

năm 2020 tỷ lễ che phủ rừng đạt 40,6% [20].

Theo bảng 2.1.2 có thê thấy giá trị sản xuất nông — lâm nghiệp trên địa

bàn huyện Đồng Văn tăng tương đối mạnh qua các năm, năm 2019 tăngkhông đáng ké (22 tỷ đồng so với năm 2018) do trên địa bàn huyện xuất hiện

dịch tả lợn Châu Phi làm ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp nhìn chung

cũng như ngành chăn nuôi của huyện.

31

Trang 35

Về Công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng: Theo bảng 2.1.2 Tổng giá

trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp tăng đều qua các năm nhưng chưađáng kể, trung bình chỉ tăng 8,1 tỷ đồng/năm Công nghiệp, thủ công nghiệpvà xây dựng chưa phải là thé mạnh phát triển kinh tế của huyện Tuy nhiênhuyện Đồng Văn vẫn đang tập trung phát triển sản xuất các mặt hàng tiểu thủcông nghiệp và các mặt hàng là đặc trưng của huyện dé tạo thành hàng hóa

phục vụ du lịch như: các sản phẩm từ Tam giác mạch, mật ong bạc hà, rượu

ngô men lá, lap sườn,

Xây dựng các công trình trọng điểm, điều chỉnh đồ án quy hoạch xâydựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn Một số côngtrình được người dân và chính quyền đánh giá là chưa phù hợp, làm mat vẻ tự

nhiên của công viên địa chất nên công trình đang thi công bị đình chỉ: Côngtrình trên Déo Mã Pi Lèng, công trình xây dựng Đồn Cao ở Thị tran ĐồngVăn, Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về mặt xây dựng trên

22/04/2020 về việc phong tỏa khu vực thị tran Đồng Văn do đó ảnh hưởngkhông nhỏ đến ngành dịch vụ, du lịch trên địa bàn Tổng giá trị thương mại,

dịch vụ năm 2020 so với năm 2019 tăng không mạnh (tăng 5 tỷ đồng).Chuyên dịch cơ cấu kinh tế:

32

Trang 36

70% # Thương mai, du lịch60%

= Công nghiệp - Thu

50% công nghiệp

40% = Nông - Lâm nghiệp30%

2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ 2.1.3 Biéu đô chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Đồng Văn — Tĩnh Hà

Giang giai đoạn 2015 — 2020 (Nguồn: Tác giá tổng hop từ Báo cáo hoạt độngkinh tế - xã hội của UBND huyện Đông Văn từ năm 2015 đến 2020)

Theo biéu đồ 2.1.3 có thé thay cơ cấu kinh tế giai đoạn 2015 — 2020 tỷ

trọng thương mại dịch vụ tăng, tỷ trọng nông — lâm nghiệp và công nghiệp —

xây dựng có xu hướng giảm Do đó có thể đánh giá được, cơ cấu kinh tế

chuyền dịch đúng hướng; thương mai, dịch vụ, du lịch phát triển có bước độtphá tạo tiền đề để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bên cạnh kinh tế, lĩnh vực xã hội cũng còn tồn tại nhiều hạn ché, bất cập:

Huyện Đồng Văn với 17 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Mông

chiếm đa số 87,26%, dân tộc Kinh chiếm 3,45%, dân tộc Tày chiếm 2,16%,dân tộc Hoa hán chiếm 2,36% (còn lại 13 dân tộc: Giấy, LôLô, Pu Péo, CờLao, Dao chiếm 4,77%) [20] Mỗi dân tộc có những đặc điểm riêng về van

hóa, phong tục và tập quán sinh hoạt mang những nét riêng của vùng núi daphía bac tạo nên những sac mau văn hóa truyên thông đặc sắc Việc phân bô

33

Trang 37

dân cư không đồng đều, mật độ dân cư thưa thớt đã làm hạn chế khả năngkhai thác tài nguyên thiên nhiên về đất đai, rừng, đôi miền núi Bên cạnh đó,do công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhànước chưa sâu rộng, nhận thức của nhân dân còn nhiều hạn chế nên việc thựchiện CSASXH còn gặp nhiều khó khăn.

Số người lao động trong độ tuổi lao động của huyện Đồng Văn năm

2019 là 34.528 người [19] Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động đang

làm việc trong các ngành nghé thấp, lao động giản don còn chiếm ty trọngcao Công tác đào tạo nghề chưa thực sự chuyên biến cả về quy mô, hình thứcvà chất lượng đào tạo Tỷ lệ người lao động chưa có việc làm và có việc làmnhưng không ổn định trên dia bàn toàn huyện còn nhiều Day dang là một

thách thức lớn đặt ra trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động và giảiquyết việc làm cho người lao động trong thời gian tới ở huyện Đồng Văn.

Bảng 2.1.4 Số lượng người tự do sang Trung Quốc lao động làm thuê

giai đoạn 2010-2015.

TT | Tên xã, thị tran Năm |Năm |Năm |Năm |Năm |Năm

2010 |2011 |2012 |2013 |2014 |2015

1 | Thị trấn Đồng Văn | 89 102 | 118 | 132 | 154 | 3552 | Thị tran Phó Bảng 24 26 30 34 41 82

Trang 38

19 | Ling Phin 33 | 36 | 40 | 45 | 54 | 12320 | Súng Trái 21 25 | 30 | 33 | 43 | 100

tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, nên các dự án đầu tư công bị cắt giảm, dẫnđến tình trạng thiếu việc làm tăng đã góp phần làm cho số lượng người tự dosang Trung Quốc lao động làm thuê năm 2013 tăng đột biến so với năm 2012(tăng 229,3%) Mặt khác, do nhu cầu về lao động của phía Trung Quốc chủ

yêu là lao động phổ thông như: Trồng, chăm sóc rừng, khai thác khoángsản nên lao động của huyện dễ dàng được tiếp nhận Tuy nhiên, do laođộng tự do không có ký kết hợp đồng lao động nên có một bộ phận người laođộng bị tước đoạt tiền công lao động, bị hành hạ về thé xác, cá biệt đã có

35

Trang 39

người chết tại Trung Quốc Trong số lao động sang Trung Quốc làm thuê cócả Đảng viên, Công an viên Dân quân, thậm chí có người sang Trung Quốc từ

1 đến 2 năm chưa trở về và không biết dang lao động tai địa bàn nào củaTrung Quốc Hiện tượng này không chỉ là tình trạng thiếu việc làm cần phải

quan tâm mà có liên quan đến nhiều vẫn đề về an ninh chính trị, không loạitrừ trường hợp các đối tượng phản động lợi dụng, câu móc gây ảnh hưởng đến

an ninh chính trỊ.

Với điều kiện kinh tế - chính trị đã nêu trên, có thé thay kinh tế huyện

Đồng Văn có sự phát triển tuy nhiên chưa cao Đồng Văn van là 1 trong 4

huyện nghèo của tỉnh Hà Giang, do có đường biên giới dài sát với Trung

Quốc nên tình hình xã hội cũng khá phức tạp Điều này ảnh hưởng lớn đến

việc thực hiện CSASXH trên địa bàn huyện: Việc quản lý dân cư các vùng sát

biên gặp nhiều khó khăn; đường đi lại xa, nhiều nguy hiểm khiến cán bộ khótiếp cận để tuyên truyền hoặc thực hiện chính sách ASXH ở vùng sâu vùngxa, vùng cận biên; điều này cũng gây cản trở trong việc người dân tiếp cận

với các chính sách ASXH của Nhà nước

2.2 An sinh xã hội tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 —2020: Chủ trương, chính sách và kết quả thực hiện

2.2.1 Chủ chương, chính sách về An sinh xã hội của Đảng bộ, chínhquyền huyện

Từ thực tiễn của huyện và từ kinh nghiệm đúc kết được ở trong vàngoài tỉnh Hà Giang, UBND huyện Đồng Văn đã chọn phương thức vừa kết

hợp hài hòa giữa phát triển toàn diện, đồng bộ với phát triển trọng điểm, giữanhững vấn đề bức xúc hiện tại với những vấn đề phục vụ cho phát triển lâu

dài, phát triển kinh tế phải gan liền với việc giải quyết tốt các van dé xã hội vàcác CSASXH cho người dân Kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện tiễn bộ

36

Trang 40

và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nâng caochất lượng cuộc sống, giải quyết tốt các van đề ASXH.

UBND huyện tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương giúp đỡ các giađình có hoàn cảnh đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học, phát triển nghề công tácxã hội; xây dựng hệ thông ASXH hiệu quả, da dạng, ngày càng mở rộng phùhợp với nhu cầu của nhân dân Cơ quan bảo hiểm huyện phát triển mạnh vàđa dạng hệ thống BHXH, BHYT Nhà nước thực hiện đồng bộ và toàn diện

các chương trình, dự án giảm nghèo, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận cácchính sách trợ giúp về hạ tang phục vụ sản xuất, dat dai, tín dụng, dạy nghề,

tạo việc làm, khuyến nông - lâm, tiêu thụ sản phẩm Ngoài ra xây dựng các

dé án, giải pháp, mô hình giảm nghèo, tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện cho

người nghèo phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và giảm nghèo bềnvững Chính quyền huyện chỉ đạo, phối hop cùng Đoàn thanh niên Cộng sảnHỗ Chí Minh huyện vận động toàn dân tham gia các hoạt động “Đền on đápnghĩa”, chăm sóc người có công với nước, chăm lo dao tạo, dạy nghé, tạo việc

làm cho con em gia đình chính sách; đây mạnh các hoạt động từ thiện, nhânđạo hỗ trợ những người cô đơn, yếu thế, nghèo khó trong xã hội, tạo thuận lợidé họ vươn lên hoà nhập cộng đồng Trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện

Đồng Văn lần thứ XXI chỉ rõ chú trọng tạo việc làm, nâng cao chất lượng

việc làm, tăng thu nhập cho người lao động là nhiệm vụ xuyên suốt đối vớicác chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Chính quyền huyệnphối hợp với ngành Y tế địa phương tiếp tục đầu tư phát triển sự nghiệp y tế,

nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân Đồng

thời các ban ngành vận động toàn dân thực hiện chương trình “Bảo ton văn

hóa, phát triển du lịch dịch vụ”.

Trên cơ sở định hướng đó, trong thời gian qua UBND huyện đã cụ thê

hóa các chương trình ASXH nói trên thành các đề án, các quyết định, kế

37

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w