Trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu về việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ, thơ ca, câu đố trong quá trình dạy học môn Toán, chẳng hạn như: Các tác giả М.И Моро, С.И Волкова, С.В С
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THỦY
VẬN DỤNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG DẠY HỌC XÁC SUẤT THỐNG KÊ
CHO HỌC SINH LỚP 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM TOÁN HỌC
HÀ NỘI – 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THỦY
VẬN DỤNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG DẠY HỌC XÁC SUẤT THỐNG KÊ
CHO HỌC SINH LỚP 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM TOÁN HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN TOÁN HỌC Mã số: 8140209.01
Người hướng dẫn khoa học: PSG.TS Vũ Quốc Chung
HÀ NỘI – 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứu này không trùng lặp với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đây
Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình
Hà Nội, tháng 6 năm 2024
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thủy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học và quý thầy, cô của Trường Đại học Giáo dục – Đại học quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Với tình cảm chân thành và sâu sắc nhất, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Vũ Quốc Chung, người đã quan tâm định hướng vấn đề nghiên cứu, hướng dẫn chi tiết, sát sao trong cả quá trình học viên viết luận văn
Cuối cùng, học viên cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm động viên học viên trong suốt thời gian qua để có thể hoàn thành tốt khóa học nói chung và việc viết luận văn nói riêng
Mặc dù có nhiều cố gắng, song luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo cũng như bạn bè đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2024
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thủy
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
THPT Trung học phổ thông
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Giả thuyết khoa học 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn 6
1.1 Sơ lược tổng quan nghiên cứu về vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học Toán 6
1.1.1 Ở nước ngoài 6
1.1.2 Ở Việt Nam 7
1.2 Vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học xác suất thống kê 8
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản 8
1.2.2 Đặc điểm của nội dung thành ngữ, tục ngữ trong chương trình học tập của học sinh lớp 10 ở trường THPT 15
1.2.3 Đặc điểm nội dung môn Toán lớp 10 (Chương trình 2018) và một số chủ đề xác suất thống kê ở lớp 10 31
1.2.4 Đặc điểm học toán của học sinh lớp 10 33
1.3 Cơ hội vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học xác suất thống kê cho học sinh lớp 10 34
1.3.1 Ý nghĩa, vai trò của vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào dạy học mạch kiến thức xác suất thống kê cho học sinh lớp 10 34
1.3.2 Mối quan hệ giữa thành ngữ, tục ngữ và xác suất thống kê trong môn Toán 35
1.3.3 Cơ hội vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào dạy học toán ở trung học phổ thông nói chung và xác suất thống kê nói riêng 38
1.4 Mức độ dạy học tích hợp trong vận dụng thành ngữ, tục ngữ để dạy học xác suất thống kê ở lớp 10 39
1.5 Khảo sát thực trạng việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học xác suất thống kê cho học sinh lớp 10 40
1.5.1 Mục đích khảo sát 40
Trang 71.5.2 Đối tượng khảo sát 40
1.5.3 Nội dung khảo sát 40
Trang 81
MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã chỉ rõ định hướng giáo dục phát triển năng lực với những điểm nhấn đó là dạy học theo hướng tích hợp, phân hóa và trải nghiệm [2] Học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 10 nói riêng trải qua một quá trình học tập trong giai đoạn giáo dục cơ bản và bắt đầu bước vào giai đoạn đầu tiên của nền giáo dục mang tính định hướng nghề nghiệp Như vậy, cần xác định một cách dạy học những nội dung toán học lớp 10 theo hướng tích hợp và trải nghiệm, giúp cho học sinh học Toán phù hợp với định hướng phát triển năng lực và định hướng nghề nghiệp là một yêu cầu rất cụ thể và cấp thiết Trong suốt quá trình học tập ở giai đoạn giáo dục cơ bản, học sinh được học nhiều môn nhưng nổi lên là hai môn học có khối lượng kiến thức lớn đó là Tiếng Việt và Toán Như vậy, cơ hội để khai thác những nội dung cụ thể trong Toán và Tiếng Việt để dạy theo hướng tích hợp là rất lớn Hơn nữa, Toán và Tiếng Việt là những môn có liên hệ trực tiếp đến đời sống hàng ngày và rất quen thuộc với học sinh Tuy vậy, cần chọn nội dung nào trong tiếng Việt để dạy học tích hợp với môn Toán là một vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này Toán học và thành ngữ, tục ngữ đều phản ánh những quy luật toán học và kinh nghiệm, quy luật của đời sống, vì vậy nhiều khả năng có thể sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học Toán, điều này giúp môn Toán vốn “khô khan” trong mắt học sinh nay trở nên “lãng mạn” hơn Bởi lẽ, thành ngữ, tục ngữ là một bộ phận quan trọng trong văn học dân gian Việt Nam, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân hoặc các quy luật của tự nhiên, xã hội, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhằm mục đích giúp con người hướng đến chân – thiện – mĩ Việc áp dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học Toán có tác dụng tăng tính thực tiễn và trực quan cho học sinh, giúp học sinh phát triển kĩ năng tư duy logic và biểu đạt theo cách sáng tạo, phát triển khả năng vận dụng kiến thức Toán học vào cuộc sống và biết cách áp dụng vào các tình huống thực tế
Cùng với đó, Xác suất – thống kê là một nội dung không mới trong chương trình Toán THPT, nhưng lần đầu tiên xuất hiện trong Toán 10 theo Chương
Trang 92
trình giáo dục phổ thông 2018 Đây là một chủ đề có rất nhiều liên hệ với cuộc sống thực tiễn hàng ngày của học sinh Liên quan đến xác suất thống kê, đã xuất hiện những thành ngữ, tục ngữ thể hiện những tổng kết, dự đoán của con người đối với thiên nhiên và xã hội Ví dụ: Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa; Mống bên đông, vồng bên tây, chẳng mưa rây cũng bão giật; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ; …Vì vậy, câu hỏi đặt ra là vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học Xác suất – thống kê như thế nào để học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong giờ học, từ đó có thể tự tư duy, tìm tòi ra kiến thức mới
Trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu về việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ, thơ ca, câu đố trong quá trình dạy học môn Toán, chẳng hạn như: Các tác giả М.И Моро, С.И Волкова, С.В Степанова trong cuốn Математика 1 (2012) đã đưa vào các bài thơ giúp học sinh lớp 1 dễ nhớ và dễ học các số đếm
trong phạm vi 10; Mark Nichol [34] trong bài 100 Idioms About numbers đã
liệt kê 100 thành ngữ tiếng Anh chuyên về số và chữ số rất phong phú và thân thiện với đời sống hàng ngày của học sinh; С.Е Царёва [34] cũng đã chỉ ra vai trò, ý nghĩa và sự phù hợp đặc biệt của cách lựa chọn đúng tục ngữ, thơ và câu đố trong dạy học Toán ở tiểu học; tác giả Raki’s Rad nghiên cứu về sử dụng thành ngữ trong Toán học đã nhấn mạnh: Các thành ngữ liên quan đến Toán học (số học, đại lượng, …) có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục những quan điểm, kinh nghiệm cơ bản cho trẻ; … Có thể nói, một số trò chơi dân gian, ca dao truyện cổ tích đã được giới thiệu trong một số tài liệu về dạy học Toán, nhưng chưa thực sự thể hiện rõ những quan điểm trong cách lựa chọn và sử dụng các tài liệu đó Chính vì vậy, cần xác định các định hướng lựa chọn và sử dụng các thành ngữ, tục ngữ trong dạy học môn Toán cho học sinh Hiện tại ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu chính thức và đầy đủ về vấn đề sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học Toán, cũng như vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy Xác suất – Thống kê cho học sinh lớp 10
Có thể nói, dạy học Toán theo hướng vận dụng thành ngữ, tục ngữ cho học sinh trung học phổ thông nói chung và lớp 10 nói riêng thông qua chủ đề Xác suất
Trang 103
– thống kê chưa có những công trình nghiên cứu cụ thể được công bố về vấn đề này Rõ ràng đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội để chúng tôi triển khai nghiên cứu này
Đó chính là lí do để tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học xác suất thống kê cho học sinh lớp 10”
2 Mục đích nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu về vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học Toán, tác giả luận văn đề xuất một số biện pháp vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học chủ đề xác suất thống kê cho học sinh lớp 10
3 Giả thuyết khoa học
Thiết kế và tổ chức cho học sinh hoạt động theo các dạng tình huống vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học chủ đề Xác suất thống kê phù hợp với học sinh lớp 10 sẽ tăng hứng thú học tập bộ môn Toán cho học sinh và góp phần
nâng cao chất lượng dạy học 4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu hệ thống các quan điểm lí luận về dạy học tích hợp liên môn - Nghiên cứu nội dung chương trình Xác suất – thống kê trong chương trình THPT, thực trạng dạy học Toán vận dụng thành ngữ, tục ngữ cho học sinh lớp 10
- Thiết kế một số tình huống vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong giảng dạy xác suất thống kê cho học sinh lớp 10
- Bước đầu thử nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất
5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Trang 114
Nghiên cứu các biện pháp vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học xác suất thống kê và cách thiết kế, tổ chức cho học sinh hoạt động theo các tình huống có sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong quá trình dạy học xác suất thống kê chương trình Toán lớp 10
6 Phạm vi nghiên cứu
Dạy học chủ đề “Xác suất của biến cố” trong chương trình Toán 10 GDPT 2018
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học môn toán, tâm lý học, lý luận dạy học môn toán, các sách, tạp chí khoa học toán các công trình nghiên cứu có các vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài
7.2 Điều tra quan sát
- Dự giờ và quan sát việc dạy học trực tiếp của giáo viên trên lớp - Phỏng vấn các giáo viên trực tiếp trong quá trình giảng dạy môn Toán ở trường THPT
- Phát phiếu hỏi giáo viên và học sinh để tìm hiểu thực trạng vấn đề vận dụng thành ngữ tục ngữ trong dạy học ở trường THPT, đặc biệt là nhận thức của giáo viên, học sinh và các khó khăn có thể gặp Tổng hợp ý kiến của giáo viên và học sinh để tìm ra những kết luận khoa học cần thiết cho luận văn
7.3 Thực nghiệm sư phạm
Thể hiện các biện pháp sư phạm đã đề ra qua một số giờ dạy thực nghiệm ở một số lớp học thực nghiệm và lớp học đối chứng trên cùng một lớp đối tượng
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần “Mở đầu”, “Kết luận” và “Danh mục tài liệu tham khảo”, nội dung luận văn gồm ba chương:
- Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn - Chương 2 Một số biện pháp vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học các nội dung cụ thể về xác suất thống kê ở lớp 10
Trang 125
- Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 136
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1 Sơ lược tổng quan nghiên cứu về vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học Toán
1.1.1 Ở nước ngoài
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ, thơ ca, câu đố trong quá trình dạy học môn Toán, đặc biệt ở cấp Tiểu học Các tác giả М.И Моро, С.И Волкова và С.В Степанова đã đưa vào cuốn Математика 1 (2012) [34] những bài thơ trong việc nghiên cứu dạy học toán tập trung vào 10 chữ số đầu tiên nhằm giúp học sinh học và ghi nhớ chúng một cách dễ dàng Nhóm tác giả dựa vào những kiến thức trọng tâm trong chương trình toán dành cho bậc tiểu học và tiền tiểu học đã nghiên cứu chi tiết việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ, câu đố, thơ ca trong dạy học toán Một trang web đã đưa ra một số ví dụ minh họa về cách sử dụng và tổ chức các hoạt động dạy học môn toán ở tiểu học có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, bài thơ và câu đố rất rõ ràng và chi tiết
Ngoài ra, 100 câu thành ngữ tiếng Anh có nội dung về số và chữ số đã được tác
giả Mark Nichol phát hiện và liệt kê trong cuốn 100 Idioms About numbers
Đây đều là những câu nói quen thuộc được sử dụng trong đời sống hàng ngày của học sinh, từ đó giúp các em không còn cảm giác toán học là môn trừu tượng, không có tính thực tiễn
Liên quan đến giáo dục học sinh bậc tiểu học và tiền tiểu học, nghiên cứu của Raki’s Rad đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng thành ngữ toán học trong dạy học Tác giả chia các câu thành ngữ có nội dung liên quan đến toán học thành 8 chủ đề: Thành ngữ về tiền bạc; Thành ngữ về số lượng; Thành ngữ về xác suất; Thành ngữ về thời gian; Thành ngữ về phân số; Thành ngữ về vị trí; Thành ngữ về hệ thống và Thành ngữ về đo lường
Việc lựa chọn đúng thành ngữ, tục ngữ, bài thơ, câu đố hay truyện cổ tích trong dạy học Toán cũng đóng một vai trò rất quan trọng Sử dụng đúng các bài thơ, tục ngữ, thành ngữ trong dạy học toán sẽ gợi lên trong trẻ những cảm xúc tích
Trang 147
cực, giúp các em cảm thấy toán học thú vị và nhiều màu sắc Điều này đã được tác giả С.Е Царёва [34] chỉ ra trong nghiên cứu của mình Ngoài ra, tác giả còn đưa ra một số biện pháp giúp học sinh có thể tự tìm được các câu tục ngữ có nội dung liên quan đến toán học và tổ chức các trò chơi liên quan đến trí nhớ các câu tục ngữ đó nhằm kích thích sự tìm tòi và chủ động của các em
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận về việc lựa chọn và sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học Toán, hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào chỉ ra tính khả thi, cần thiết và tính hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động dạy học Toán thông qua thành ngữ, tục ngữ cho học sinh bậc trung học
1.1.2 Ở Việt Nam
Hoàng Công Kiên và đồng nghiệp (2021) cùng nhóm cộng sự của mình đã có một số nghiên cứu liên quan đến việc vận dụng những yếu tố văn học dân gian trong dạy học Toán, tuy nhiên chỉ dừng lại ở việc giới thiệu một số nội dung thuộc về văn học dân gian, nghệ thuật dân gian và văn hóa dân gian [19] Trong sách giáo khoa môn toán lớp 2 (Bộ Cánh diều) của Đỗ Đức Thái, các tác giả đã đưa vào bức tranh về di sản văn hóa Vịnh Hạ Long (trang 45, tập 1) hay trò chơi dân gian tập tầm vông (trang 83, tập 2) Sách giáo khoa môn toán lớp 2 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) của Hà Huy Khoái (2021) có đưa vào hình ảnh của văn hóa cồng chiêng và ca dao quan họ (tập 1, trang 51 và 52) và câu chuyện dân gian cóc kiện trời (trang 70, tập 2) Trong sách toán 10 (Bộ Cánh diều) đưa vào hình ảnh cột cờ Lũng Cú là cột cờ Quốc gia và các đặc điểm văn hóa của nó (trang 62, tập 1) Sách toán 11 (Bộ Cánh diều) đưa hình ảnh guồng nước (hay còn gọi là cọn nước) là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc (trang 22, tập 1); hay ruộng bậc thang – một nét đẹp văn hóa, một công trình nghệ thuật độc đáo của đồng bào vùng cao phía Bắc (trang 49, tập 1) cũng được giới thiệu trong chương trình học tập của học sinh Một số sách giáo khoa Toán (trước Chương trình GDPT 2018) cũng có một số câu chuyện lịch sử toán học, những hình ảnh di sản văn hóa thế giới liên quan đến toán học,
Trang 158
Có thể nói, một số yếu tố văn hóa dân gian như ca dao tục ngữ, truyện cổ tích, một số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khác đã được giới thiệu trong các tài liệu về dạy học toán trong trường phổ thông, nhưng chưa thực sự thể hiện rõ quan điểm trong cách biên soạn và sử dụng những tài liệu đó sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh Ngoài ra, nếu như truyện cổ tích có gắn những yếu tố hư cấu và ca dao thường nhắc về tình cảm giữa con người với con người thì thành ngữ, tục ngữ lại là những kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn cuộc sống có tính quy luật nhằm đem lại những giá trị tốt đẹp và bền vững cho con người, hướng con người đến “chân – thiện – mĩ” Chính vì vậy, cần xác định các định hướng trong việc lựa chọn và sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học Toán ở trường phổ thông
Mới đây nhất, năm 2023, thạc sĩ Đỗ Thị Thu Hoa đã có một nghiên cứu về việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào dạy học xác suất thống kê cho học sinh lớp 5 Đề tài đã đưa ra các cơ sở, đặc điểm, biện pháp và những khó khăn trong việc dạy học vận dụng thành ngữ, tục ngữ của người Việt chủ đề xác suất thống kê phù hợp với học sinh lớp 5 Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu chính thức và đầy đủ về việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học Toán THPT
1.2 Vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học xác suất thống kê
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1 Dạy học tích hợp
Theo từ điển tiếng Việt, "tích hợp" là sự kết hợp những hoạt động, những thành phần khác nhau thành một khối Tích hợp được hiểu theo nghĩa là sự thống nhất, sự kết hợp [33]
Theo từ điển Giáo dục học, "tích hợp" là hành động liên kết các đối tượng học tập, nghiên cứu và giảng dạy của cùng một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau trong một bài dạy [12]
Có thể hiểu, dạy học tích hợp chính là giáo viên định hướng cho học sinh phát
triển năng lực toàn diện, phát triển khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức, kĩ
Trang 169
năng, ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó giúp các em rèn luyện các kĩ năng và năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề trong quá trình học tập và đời sống thực tiễn
Mục đích cơ bản của việc áp dụng phương pháp dạy học này chính là để hình thành và phát triển toàn diện cho học sinh Bên cạnh đó, cách dạy học này còn giúp xây dựng mối quan hệ giữa các môn học với đời sống thực tiễn, từ đó các em sẽ lĩnh hội được kiến thức vô tận của nhân loại Ngoài ra, việc dạy học tích hợp sẽ hạn chế tối đa sự trùng lặp nội dung của các bộ môn khác nhau
Có nhiều quan điểm khác nhau về hình thức dạy học tích hợp Tuy nhiên, có 4 cách thức tích hợp chủ yếu được sử dụng trong giáo dục phổ thông, đó là: - Tích hợp nội môn: Đây là hình thức tích hợp nhiều kiến thức trong một môn học Giáo viên sẽ kết hợp các phương pháp và tri thức từ nhiều chủ đề một cách
linh hoạt giúp học sinh nội dung bài học sâu sắc hơn Ví dụ: Để giải được bài toán ứng dụng tích phân tính diện tích hình phẳng, học sinh có thể dùng cả phương pháp đại số hoặc phương pháp hình học
- Tích hợp liên môn: Đây là hình thức kết hợp kiến thức từ nhiều môn học khác nhau thông qua các chủ để, khái niệm lớn chung trong một bài học Học sinh
có thể ứng dụng các kiến thức môn này cho môn khác Ví dụ: Đối với các bài toán chuyển động của môn Vật lý, học sinh có thể dùng phương pháp khảo sát hàm số lượng giác hoặc kiến thức cộng vecto của Toán học
- Tích hợp đa môn: Đây là hình thức sử dụng một vấn đề hay một nội dung vào nhiều môn học Hình thức này sẽ chú trọng đến yếu tố bối cảnh kiến thức, trải
nghiệm và học tập theo dự án để học sinh có cái nhìn đa dạng hơn về bài học Ví dụ: Với bài toán về định lý cosin và định lý sin trong tam giác, học sinh vừa sử dụng kiến thức toán học để tính chiều cao của cột cờ Lũng Cú, vừa có thể tìm hiểu lịch sử và địa lý của đất nước thông qua thông tin, sự kiện tiêu biểu về cột cờ Quốc gia
- Tích hợp xuyên môn: Đây là hình thức dạy học một vấn đề hoặc một nội dung nằm ngoài yêu cầu cần đạt cơ bản của một môn học Điểm khác biệt duy nhất
Trang 1710
so với tích hợp liên môn là hình thức này bắt đầu bằng ngữ cảnh cuộc sống thực và sở thích của học sinh Hình thức này đòi hỏi học sinh phải đáp ứng được kiến thức và kỹ năng của nhiều môn cùng lúc và thường được sử dụng trong
các dự án cá nhân hoặc dự án nhóm Như vậy, dạy học tích hợp là một trong những phương pháp dạy học theo hướng
phát triển năng lực và phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh các cấp Trong khi đó, Toán và Ngữ văn là hai môn học nền tảng chiếm nhiều thời lượng nhất trong chương trình giáo dục phổ thông Do đó, vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học chủ đề xác suất thống kê chính là cơ hội để có thể khai thác dạy học tích hợp hai môn học này
1.2.1.2 Thành ngữ
Trước Cách mạng tháng Tám, những sách sưu tầm tục ngữ ca dao đều sắp xếp lẫn lộn tục ngữ và thành ngữ
Trong quyển Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, thành ngữ và
tục ngữ đều được hiểu là tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo để ta diễn một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè một cách nhanh gọn Cách hiểu này khiến tác dụng của thành ngữ và tác dụng của tục ngữ không có sự khác biệt nào Do đó, cần phải căn cứ vào nội dung, mới có thể phân biệt câu nào là tục ngữ và câu nào là thành ngữ [11]
Thành ngữ là một phần có sẵn trong câu, nó là bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng bản thân nó không diễn đạt được một ý hoàn chỉnh Nghĩa của một câu thành ngữ có thể được hiểu một cách trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, Thành ngữ không phản ánh một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học đạo đức hay một sự phê phán nào nên thành ngữ thường có chức năng thẩm mỹ hơn là chức năng nhận thức và chức năng giáo dục nên thành ngữ thuộc về ngôn ngữ
Về mặt ngữ pháp, mỗi thành ngữ không phải là một câu hoàn chỉnh mà chỉ là một nhóm từ Thành ngữ là một cụm từ trôi chảy, quen thuộc, không chỉ được
Trang 18ngữ có ý nghĩa không những về một chiều, về một mặt, nói lên một tình trạng nhưng lại không có kết thúc Nội dung của thành ngữ chính là nội dung của những khái niệm
1.2.1.3 Tục ngữ
Khác với thành ngữ, tục ngữ là một câu mà chỉ riêng nó cũng có thể diễn đạt đầy đủ một ý tưởng, một nhận xét, một kinh nghiệm, đạo đức, sự công bằng và đôi khi cả là một sự phê phán Hầu hết các thành ngữ, tục ngữ đều do nhân dân sáng tác, nhưng cũng có một số ít câu rút ở những thi phẩm đã được phổ biến sâu rộng thành dân gian và cũng có những câu rút ở ca dao dân ca ra Có người gọi tục ngữ là ngạn ngữ, nghĩa là lời nói đã lưu hành từ xưa Như vậy, dựa trên cơ sở những kinh nghiệm về sinh hoạt, về sản xuất trong lâu đời, tục ngữ là những câu đúc kết những nhận xét đã được nhiều người thừa nhận làm kim chỉ nam với một góc nhìn về mọi mặt cuộc sống
Về hình thức, tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng đã là một thể loại sáng tác ngang
hàng với các thể loại ca dao, dân ca, tuy tác dụng của nó có khác Thí dụ "Chó cắn áo rách", "Bệnh quỷ, thuốc tiên", "Người chửa, cửa mả" đều là tục ngữ
Nội dung của tục ngữ là nội dung của những phán đoán, thay vì khái niệm như thành ngữ
1.2.1.4 Xác suất thống kê
Xác suất thống kê là một bộ phận của toán học, nghiên cứu những hiện tượng ngẫu nhiên và ứng dụng của chúng trong thực tiễn Trong đó, hiện tượng ngẫu nhiên được hiểu là hiện tượng mà ta không thể biết trước nó xảy ra hay không nếu chỉ quan sát một lần Tuy nhiên, nếu thực hiện quan sát nhiều hơn một lần đối với một hiện tượng ngẫu nhiên trong các phép thử như nhau, ta có thể rút
Trang 1912
ra được những kết luận mang tính khoa học về hiện tượng này Chẳng hạn, ta biết rằng một vật được thả từ trên cao chắc chắn sẽ rơi xuống đất, nước không bao giờ chảy ngược dòng, … Đó là những hiện tượng diễn ra một cách tất yếu, mang tính quy luật Trái lại, ta không thể xác định trước chỉ số chứng khoán trên thị trường chứng khoản, không thể biết có bao nhiêu người tham gia một sự kiện mở trong một khoảng thời gian nào đó, … Đó là những hiện tượng ngẫu nhiên Nếu tiến hành quan sát khá nhiều lần một hiện tượng ngẫu nhiên trong điều kiện như nhau, ta có thể đưa ra những kết luận có tính quy luật Và việc nắm bắt các quy luật này giúp ta dự báo được các hiện tượng ngẫu nhiên đó sẽ xảy ra như thế nào Chính vì vậy, các phương pháp của lý thuyết xác suất được ứng dụng rộng rãi để giải quyết nhiều bài toán khác nhau thuộc nhiều lĩnh vực [32]
Xác suất (probability) bắt nguồn từ chữ probabilitas trong tiếng Latin và nó
mang nghĩa là để chứng minh, để kiểm chứng Nói đơn giản, xác suất là một trong những từ dùng để chỉ những sự kiện hoặc kiến thức chưa chắc chắn, thường đi kèm với các từ như ‘có vẻ là’, ‘mạo hiểm’, ‘may rủi’ hay ‘không chắc chắn’, tùy vào ngữ cảnh
Xác suất len lỏi vào từng góc nhỏ trong đời sống hàng ngày của chúng ta Chẳng hạn, trước khi lên kế hoạch cho một chuyến đi chơi, chúng ta thường có xu hướng kiểm tra dự báo thời tiết Kết quả dự báo nói rằng có 70% khả năng trời mưa Vậy có bao giờ ta tự hỏi, con số 70% này đến từ đâu không? Để có được con số này, các nhà khí tượng học đã sử dụng những công cụ và kỹ thuật đặc thù để đưa ra dự báo thời tiết Họ xem xét tất cả các cơ sở dữ liệu các ngày đã diễn ra, gồm các đặc điểm tương tự về nhiệt độ, độ ẩm, độ bão hòa, áp suất, Chính những điều này giúp họ xác định được rằng có 70 trong số 100 ngày tương tự nhau trong quá khứ, trời đã mưa Đó chính là xác suất Hay một ví dụ thú vị nhất về xác suất đó là trúng xổ số Trong một trò chơi Xổ số, mỗi người chơi chọn sáu con số riêng biệt từ một phạm vi số nhất định Nếu tất cả sáu số trên tờ vé trùng khớp với số của tờ vé số trúng thưởng thì người chơi này trúng
Trang 20Liên quan đến lý thuyết xác suất, có hệ thống các khái niệm và các kết quả chính như sau:
*Phép thử
Trong thực tế, có những phép thử mà ta không thể đoán trước được kết quả của nó, mặc dù biết tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử đó Những phép thử như vậy gọi là phép thử ngẫu nhiên (hay phép thử) Tập hợp tất cả kết quả có thể xảy ra của một phép thử gọi là không gian mẫu của phép thử đó, kí hiệu
Ví dụ: Tung đồng xu; gieo xúc xắc; rút 1 thẻ bài bất kì từ các thẻ bài xanh, trắng, vàng;, … đều là những phép thử, trong đó:
- Phép thử tung đồng xu có không gian mẫu là =S N, - Phép thử gieo xúc xắc một lần với không gian mẫu là =1, 2,3, 4,5, 6 - Phép thử rút một thẻ bài có không gian mẫu =X T V, ,
Trang 2114
Ví dụ: Gieo một con xúc xắc một lần, biến cố ‘Xuất hiện mặt có số chấm nhỏ hơn hoặc bằng 6’ là biến cố chắc chắn, còn biến cố ‘Xuất hiện mặt 7 chấm’ là biến cố không thể
*Xác suất của một biến cố
Việc biến cố xảy ra hay không trong kết quả của một phép thử là điều không thể biết hoặc đoán trước được Tuy nhiên, bằng nhiều cách khác nhau, ta có thể định lượng khả năng xuất hiện của một biến cố trong phép thử, đó là xác suất xảy ra của biến cố
Xác suất của biến cố là một con số đặc trưng cho khả năng xuất hiện ngẫu nhiên của biến cố đó khi thực hiện phép thử
Dựa vào bản chất của phép thử (đồng khả năng) ta có thể suy luận về khả năng xuất hiện của biến cố, từ đó ra có định nghĩa xác suất cổ điển
Định nghĩa cổ điển về xác suất
Giả sử phép thử T thỏa mãn hai điều kiện: (i) Không gian mẫu có một số hữu hạn phần tử (ii) Các kết quả xảy ra đồng khả năng
Khi đó, xác suất của biến cố A là ( )( )
( )
n AP A
n
= , trong đó
( )
n A là số kết quả thuận lợi đối với A;
( )
n là số kết quả có thể xảy ra của phép thử
*Các tính chất cơ bản của xác suất
Các định nghĩa trên của xác suất thỏa mãn các tính chất: • P( ) =0; P( ) =1;
• 0 P A( )1 với mọi biến cố A;
• P A( )= −1 P A( ) với mọi biến cố A
*Nguyên lý xác suất lớn, nguyên lý xác suất bé
Qua thực nghiệm, người ta thấy rằng các biến cố có xác suất bé sẽ gần như không xảy ra trong phép thử Từ đó, ta thừa nhận nguyên lý sau đây, gọi là
Trang 22Tương tự, ta có thể đưa ra "Nguyên lý xác suất lớn" như sau: Nếu một biến cố ngẫu nhiên có xác suất gần bằng 1 thì thực tế có thể cho rằng biến cố đó sẽ xảy ra trong một phép thử
1.2.1.5 Vận dụng
Vận dụng được hiểu là việc đem những tri thức, lý luận, lý thuyết vào áp dụng vào thực tiễn cuộc sống Đó là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi con người phải biết dùng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống cũng như trong toán học
1.2.1.6 Vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học toán
Vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong dạy học Toán được hiểu là đem những câu thành ngữ, tục ngữ trong dân gian có mối liên hệ với toán học vào trong tiết dạy toán
1.2.2 Đặc điểm của nội dung thành ngữ, tục ngữ trong chương trình học tập của học sinh lớp 10 ở trường THPT
1.2.2.1 Đặc điểm của nội dung thành ngữ, tục ngữ
Quan tâm đến yêu cầu phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định các câu ca dao, tục ngữ của dân tộc vẫn là nội dung quan trọng được đưa vào Chương trình GDPT mới các cấp học nhằm giáo dục truyền thống và nhân cách cho học sinh Một trong những mục tiêu cụ thể của chương trình GDPT mới là hướng dẫn học sinh biết cách sưu tầm, giới thiệu, biết cách đọc hiểu ca dao tục ngữ; biết vận dụng những kinh nghiệm được đúc kết trong tục ngữ, ca dao vào cuộc sống [24]
Trang 2316
"Thành ngữ, tục ngữ là nơi lưu giữ, biểu hiện rõ nhất của mối quan hệ bộ ba:
ngôn ngữ, văn hóa và tư duy" [24] Nội dung của thành ngữ, tục ngữ là những
đúc kết từ kinh nghiệm của nhân dân, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Do đó, thành ngữ tục ngữ là một đối tượng lý tưởng để dạy học cho học sinh các cấp
Mỗi câu thành ngữ, tục ngữ đều mang trong mình 2 nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng Nghĩa đen là nghĩa gốc, nghĩa ban đầu của câu mà ai cũng có thể dễ dàng phát hiện ra Còn nghĩa bóng là ý nghĩa ẩn sâu trong câu, được suy ra từ nghĩa đen, và nó chính là nghĩa mà câu thành ngữ, tục ngữ muốn người đọc hướng tới Thành ngữ, tục ngữ thường được chia theo các chủ đề cụ thể như sau:
a Thành ngữ, tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Thành ngữ, tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất thể hiện sự phong phú của kinh nghiệm, sự quan sát tài tình của ông cha ta để tạo ra nguồn kiến thức
quý giá như: “Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen”; “Một đồng gà, ba đồng thóc”; “Chuồng gà hướng Đông, cái lông chẳng còn”; …
Thành ngữ, tục ngữ về thiên nhiên dựa vào các loài côn trùng, động vật giúp ta
hiểu sâu hơn về những bài học quý giá mà tổ tiên để lại: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”; “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”; “Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”; “Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét”; “Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão”; “Giông bể Đông bắc nồi rang thóc, giông bể Tây đổ thóc ra phơi”; “Cỏ gà mọc loang, cả làng đầy nước”; Thành ngữ, tục ngữ về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người: “Biết chiều trời, nước đời chẳng khó”; “Rét tháng tư, nắng dư tháng tám”; “Chiêm ba giá, mùa ba mưa”; “Nắng chóng trưa, mưa chóng tối”; …
b Thành ngữ, tục ngữ về con người và đời sống xã hội
Trong quá trình lao động sản xuất, thói quen sinh hoạt, lối cư xử giữa con người
với con người đã xuất hiện một số câu thành ngữ, tục ngữ như: “Cái răng, cái tóc là góc con người”; “Trông mặt mà bắt hình dong”; “Lửa thử vàng, gian
Trang 24được thể hiện qua những câu thành ngữ, tục ngữ như: “Phép vua thua lệ làng”; “Đất có lề, quê có thói”; “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”; “Nhập gia tùy tục”; “Con giun xéo lắm cũng quằn”; “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”; “Cõng rắn cắn gà nhà”; …
Bên cạnh những câu tục ngữ về con người và xã hội trên, kho tàng thành ngữ, tục ngữ của dân tộc ta còn có vô vàn những câu tục ngữ hay về đời sống xã hội
được ông cha ta đúc kết từ bao đời nay: “Nước đổ đầu vịt”; “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”; “Lá lành đùm lá rách”; “Cây có cội, nước có nguồn”; “Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng”; “Bán anh em xa mua láng giềng gần”; “Khác máu tanh lòng”; “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”;
…[23] Dạy học thành ngữ, tục ngữ ngoài giúp cho học sinh nâng cao vốn hiểu biết về ngôn ngữ còn cung cấp rất nhiều kiến thức mới về khoa học, đời sống giáo dục, từ đó hình thành những phẩm chất, đức tính tốt đẹp cho các em Do vậy, có thể nói rằng, sử dụng thành ngữ tục ngữ trong dạy học toán là sự giáo dục một cách toàn diện cả về trí và về đức cho học sinh
1.2.2.2 Đặc điểm của nội dung thành ngữ, tục ngữ trong chương trình THPT
Chương trình học tập của học sinh THPT hiện nay mặc dù không có một chuyên đề cụ thể nào dành cho nội dung thành ngữ, tục ngữ dân tộc nhưng trong các tác phẩm văn học, ở đó, thành ngữ, tục ngữ vẫn được sử dụng như một công cụ đắc lực giúp học sinh liên hệ vào cuộc sống một cách trực quan và sinh động
a) Tổng hợp thành ngữ, tục ngữ ở sách giáo khoa lớp 10 chương trình GDPT 2006
Trang 2518
Ở chương trình lớp 10, có 26 thành ngữ, tục ngữ được sử dụng trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 chương trình GDPT 2006, trong đó 9/26 thành ngữ, tục ngữ có thể sử dụng vào dạy học chủ đề xác suất thống kê
Thành ngữ, tục ngữ Nghĩa của thành ngữ, tục ngữ Môn
Ngữ văn
1 "Ba chìm bảy nổi"
Than trách phận mình lận đận lênh đênh, phụ thuộc vào người khác, không được quyết định số phận của mình (thường chỉ người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa)
Trang 21, tập 1
2 "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng"
Gần kẻ xấu bị ảnh hưởng, tiêm nhiễm cái xấu; gần người tốt thì học hỏi, tiếp thu được cái tốt, cái hay mà tiến bộ hơn
Trang 23, tập 1 Trang 124, tập 2 3 "Bước cao bước
thấp"
Vội vàng, thất thểu, tả dáng đi không vững, chân bước không đều (do vội vàng hay sợ hãi điều gì)
Trang 32, tập 1
4 "Tai qua nạn khỏi" Thoát khỏi tai họa, được bình yên vô
sự
Trang 34, tập 1
tập 1 6 "Tuyệt thế giai nhân" Miêu tả người đàn bà có sắc đẹp tuyệt
vời không ai sánh nổi
Trang 59, tập 1 7 "Hồng nhan bạc
mệnh"
Chỉ những người phụ nữ xinh đẹp nhưng số phận kém may mắn, bạc bẽo, gặp nhiều gian truân
Trang 134, tập 1
8 "Không đội trời chung"
Chỉ mối thù hận quá sâu sắc, không thể giảng hòa, không thể chung sống với nhau được
Trang 18, tập 2
Trang 2619
9 "Thay lòng đổi dạ"
Chỉ con người trở nên phụ bạc, không giữ được lòng chung thủy hay trung thành như trước nữa
Trang 20, tập 2
10 "Sông cạn đá mòn"
Thiên nhiên, vạn vật đổi thay rất nhiều (nhưng lòng người vẫn không thay đổi), thường là lời ước hẹn, thề thốt mặc dù có sự thay đổi nào, vẫn giữ được lòng kiên định
Trang 21, tập 2
11 "Tham sống sợ chết"
Chỉ kẻ hàn nhát, vì tham sống mà trở nên bạc nhược
Trang 21, tập 2 12 "Chết đứng còn hơn
sống quỳ"
Thà chết một cách đàng hoàng, hiên ngang còn hơn sống nhục nhã đớn hèn (phải quỳ gối trước người khác)
Trang 67, tập 2 13 "Một thước cắm
dùi" Ý nói sự nghèo hèn đến cùng cực Trang 67,
tập 2 14 "Chôn nhau cắt rốn" Chỉ nơi mình sinh ra, thuộc quê hương
nơi có sự gắn bó máu thịt với mình
Trang 68, tập 2
15 "Ếch ngồi đáy giếng"
Mang nghĩa phê phán hàm ý cho những người có tầm nhìn hạn hẹp, học hành không tới đâu mà luôn tỏ ra hiểu biết, tự cao tự đại
Trang 73, tập 2
16 "Cái khó bó cái khôn"
Hoàn cảnh khó khăn khiến người ta không phát huy được trí tuệ và tài năng của mình
Trang 91, tập 2
17 "Bạc như vôi"
Chỉ cách ăn ở vô ơn, bạc bẽo, không có tình nghĩa hoặc nói đến số phận hẩm hiu, không gặp may mắn
Trang 105, tập 2 18 "Có công mài sắt có
ngày nên kim"
Khuyên con người ta cần phấn đấu, nỗ lực, kiên trì, không bỏ cuộc, đây là một
Trang 124, tập 2
Trang 2720
khẳng định của lòng kiên nhẫn đã đạt đến mức lý tưởng
19 "Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo"
Chỉ cách sống, quan hệ vì tình nghĩa ruột thịt chứ không phải vì hám lợi về vật chất
Trang 124, tập 2
20 "Chim có tổ, người có tông"
Thể hiện lòng biết ơn của con người đối với tổ tiên, cha mẹ, cội nguồn của mình
Trang 125, tập 2
21 "Đói cho sạch, rách cho thơm"
Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người giữ gìn nhân phẩm và đạo đức; dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch
Trang 125, tập 2
22 "Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững"
Ý biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì, dù có nhiều khó khăn thử thách nhưng nếu có ý chí quyết tâm, chúng ta sẽ thành công
Trang 125, tập 2
23 "Tiên học lễ, hậu học văn"
Trước hết phải rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách của bản thân; sau đó mới học đến những kiến thức văn hóa, nâng cao tầm hiểu biết
Trang 125, tập 2
24 "Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng"
Những lời nói thẳng, nói thật là quý giá và cần thiết nhưng bao giờ cũng khó nghe, dễ mất lòng người, giống như thuốc chữa được bệnh nhưng bao giờ cũng đắng
Trang 126, tập 2
25 "Bán anh em xa, mua láng giềng gần"
Ý nói anh em họ hàng dù thân thích nhưng ở xa thì không có điều kiện giúp
Trang 126, tập 2
Trang 2821
đỡ bằng người dưng ở gần mình; nên quen hệ, đối xử tốt với hàng xóm xung quanh
26 "Tôn sư trọng đạo" Kính thầy và tôn trọng những kiến
thức, đạo lý mà thầy dạy dỗ
Trang 137, tập 2
b) Tổng hợp thành ngữ, tục ngữ ở sách giáo khoa lớp 11 chương trình GDPT 2006
Có 36 câu thành ngữ, tục ngữ được sử dụng trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 chương trình GDPT 2006
Thành ngữ, tục ngữ Nghĩa của thành ngữ, tục ngữ Môn
đều vô nghĩa với họ, họ không tiếp thu
Trang 11, tập 1 3 "Chân ướt chân ráo" Ý nói một người mới đến, lạ lẫm, chưa
kịp hiểu sự việc gì
Trang 11, tập 1 4 "Cay như ớt" Cay cú, tức tối vì bị thua thiệt Trang 11,
tập 1 5 "Nói toạc móng heo" Nói thẳng thừng, trắng phớ, không
giấu giếm, che đậy
Trang 11, tập 1 6 "Đổi trắng thay đen" Nói đến ngược ngạo, tráo trở, lật lọng;
tốt xấu, thật giả đảo lộn
Trang 27, tập 1
7 "Một duyên hai nợ"
Ý nói hai người sẽ gắn bó với nhau suốt cuộc đời Dù có khổ cực, khó khăn họ vẫn sẽ mãi ở bên nhau
Trang 30, tập 1 8 "Năm nắng mười
mưa" Vất vả, cực nhọc, chịu đựng nắng mưa
Trang 30, tập 1
Trang 2922
9 "Đen như mực" Có nghĩa là rất đen Trang 44,
tập 1
10 "Chết vinh còn hơn sống nhục"
Thà chết để vinh quang và danh dự cho bản thân và gia đình hơn là sống suốt quãng đời còn lại trong tủi nhục và mang tiếng xấu cho bản thân, gia đình
Trang 60, tập 1
11 "Đầu trâu mặt ngựa"
Dùng để mô tả vẻ bề ngoài của một người trông không đàng hoàng, tử tế, giống người lươn lẹo, xấu xa
Trang 66, tập 1 12 "Cá chậu chim
lồng" Chỉ cuộc sống tù tùng, bó buộc
Trang 66, tập 1
13 "Đội trời đạp đất"
Khí phách vững vàng, hiên ngang, không chịu khuất phục trước bất kỳ một thế lực nào
Trang 66, tập 1 14 "Ma cũ bắt nạt ma
mới"
Người cũ thường ỷ mình thạo việc, quen nhiều mà chèn ép người mới
Trang 67, tập 1 15 "Chân ướt chân
ráo"
Ý nói một người mới đến, lạ lẫm, chưa kịp hiểu sự việc gì
Trang 67, tập 1 16 "Cưỡi ngựa xem
hoa"
Ý nói cách xem một sự việc một cách qua loa, đại khái, không tìm hiểu kĩ
Trang 67, tập 1 17 "Mẹ tròn con
vuông"
Đây là một câu chúc việc sinh nở dễ dàng, cả mẹ và con đều yên ổn khỏe mạnh
Trang 67, tập 1
18 "Trứng khôn hơn vịt"
Nhắc đến kẻ tự cao tự đại luôn tỏ ra vẻ thông minh hơn những người đã từng có kinh nghiệm
Trang 67, tập 1
19 "Nấu sử sôi kinh" Chỉ việc khổ công học tập để đi thi Trang 67,
tập 1
Trang 3023
20 "Lòng lang dạ thú" Chỉ kẻ có tâm địa độc ác, thâm hiểm Trang 67,
tập 1
21 "Phú quý sinh lễ nghĩa"
Cuộc sống đầy đủ, giàu sang, có tiền của, có điều kiện thì hay bày vẽ nhiều chuyện phiền phức, cầu kỳ, tốn kém để cố tỏ ra lễ nghĩa hơn người
Trang 67, tập 1
22 "Đi guốc trong bụng"
Hiểu thấu mọi tâm tư, suy nghĩ của người khác
Trang 67, tập 1 23 "Nước đổ đầu vịt" Những lời khuyên răn, dạy bảo ai đó
đều vô nghĩa với họ, họ không tiếp thu
Trang 67, tập 1
24 "Dĩ hòa vi quý"
Lấy việc giữ hòa khí làm trọng, coi trọng sự yên ổn, hài hòa trong giao tiếp, ứng xử với người khác, nhưng không có nghĩa là ba phải, nhu nhược và yếu đuối
Trang 67, tập 1
25 "Con nhà lính, tính nhà quan"
Kẻ thấp hèn mà học thói xa hoa sang trọng, kẻ tay sai mà lên mặt hống hách với dân làng, nên bị khinh; Không biết thân biết phận, ở vào hoàn cảnh khó khăn mà lại tỏ ra đài các, đòi hỏi, sinh hoạt xa xỉ
Trang 67, tập 1
26 "Thấy người sang bắt quàng làm họ"
Chỉ loại người cơ hội, nhận làm thân thích với người có thế lực, địa vị để mong cầu lợi
Trang 67, tập 1
27 "Chí công vô tư"
Chỉ người dốc lòng vì công việc mà không hề nghĩ tới lợi ích cá nhân; hết sức công bằng
Trang 73, tập 1 28 "Mười phân vẹn
mười"
Chỉ sự hoàn hảo tuyệt đối, không có khuyết điểm
Trang 92, tập 1
Trang 3124
29 "Nghiêng nước nghiêng thành"
Chỉ sắc đẹp kiêu sa, lộng lẫy của người phụ nữ khiến người ta say đắm, mê mẩn
Trang 92, tập 1
30 "Nhiều thầy thối ma"
Càng đông người càng phức tạp, càng dễ hỏng việc vì mỗi người một ý kiến không biết đằng nào mà theo
Trang 123, tập 1 31 "Chính đại quang
minh"
Rõ ràng, minh bạch, không có gì mờ ám
Trang 186, tập 1 32 "Đèn nhà ai nhà nấy
rạng"
Việc của ai người nấy biết, không quan tâm hay can thiệp vào việc của người khác
Trang 37, tập 2
33 "Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho"
Trẻ yêu ai yêu nó, già thích ai trọng mình Biết yêu quý con trẻ thì con trẻ sẽ thân thiết, quý mến mình; biết kính trọng người già thì mình cũng được sống lâu
Trang 58, tập 2
34 "Không ai bẻ đũa cả nắm"
Ý muốn khẳng định đến tính tuyệt đối sức mạnh của chúng ta khi đặt trong một khối thống nhất, một sức mạnh tổng hợp, vững chãi
Trang 86, tập 2
35 "Chôn nhau cắt rốn"
Chỉ nơi mình sinh ra, thuộc quê hương nơi có sự gắn bó máu thịt với mình
Trang 108, tập 2 36 "Thất bại là mẹ
thành công"
Nhờ thất bại mà có kinh nghiệm để thành công Không nên thối chí mà bỏ
Trang 124, tập 2
c) Tổng hợp thành ngữ, tục ngữ ở sách giáo khoa lớp 12 chương trình GDPT 2006
Sách giáo khoa Ngữ văn 12 chương trình GDPT 2006, có 23 câu thành ngữ tục ngữ được sử dụng
Trang 3225
Thành ngữ, tục ngữ Nghĩa của thành ngữ, tục ngữ Môn
Ngữ văn
1 "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"
Vì độc lập tự do của đất nước, tất cả mọi người không kể đàn ông đàn bà đều dốc lòng bảo vệ khi bị giặc ngoại xâm kéo đến
Trang 49, tập 1
2 "Trơ như đá, vững như đồng"
Ý nói một điều vững chắc, không thể xê dịch, đổi thay; kiên định, vững vàng, không lay chuyển
Trang 104, tập 1
3 "Gừng cay muối mặn"
Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người lao động, gắn bó thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng, tình yêu đôi lứa; Thành ngữ này cũng được dùng để ẩn dụ về những gian nan, vất vả trong cuộc sống vợ chồng, vị mặn của muối cùng vị cay của gừng lại rất đậm đà và khó quên nên có thể đen so sánh với tình nghĩa sâu đậm và thắm thiết
Trang 118, tập 1
4 "Một nắng hai sương"
Miêu tả sự chịu đựng gian khổ, làm lụng vất vả, dãi dầu
Trang 118, tập 1
5 "Xanh như lá, bạc như vôi"
Ý nói con người lúc yêu thương thì đằm thắm, thiết tha tưởng chừng như không có gì chia cắt được; khi ruồng rẫy thì tuyệt tình tuyệt nghĩa như những kẻ xa lạ chưa bao giờ gặp mặt
Trang 128, tập 1
6 "Đông như kiến" Miêu tả sự đông đúc, chen chúc nhau Trang
139, tập 1
Trang 3326
7 "Bán anh em xa, mua láng giềng gần"
Ý nói anh em họ hàng dù thân thích nhưng ở xa thì không có điều kiện giúp đỡ bằng người dưng ở gần mình; nên quen hệ, đối xử tốt với hàng xóm xung quanh
Trang 151, tập 1
8 "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng"
Gần kẻ xấu bị ảnh hưởng, tiêm nhiễm cái xấu; gần người tốt thì học hỏi, tiếp thu được cái tốt, cái hay mà tiến bộ hơn
Trang 151, tập 1
9 "Làm mình làm mẩy"
Ý nói thái độ giận dỗi, bực bội để đòi hỏi, yêu sách
Trang 190, tập 1 10 "Đời đời kiếp kiếp" Lâu dài, mãi mãi Trang
190, tập 1
11 "Vinh quy bái tổ"
Là một tục lệ khi học trò giành được thành tích cao trong các kì thi sẽ trở về quê hương để ra mắt người thân họ hàng và bái kiến tổ tiên
Trang 194, tập 1
12 "Chức cao vọng trọng"
Ý nói về địa vị cao, chức vụ quan trọng và quyền hành lớn
Trang 194, tập 1 13 "Mở mày mở mặt" Có nghĩa được rạng rỡ, hãnh diện, tự
hào
Trang 194, tập 1 14 "Cơn đằng đông
vừa trông vừa chạy – Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi"
Kinh nghiệm dự đoán thời tiết: mây đen phía đông là sắp có mưa to, còn mây đen phía nam thì không có gì đáng lo ngại
Tramg 194, tập 1
15 "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa – Bay cao thì nắng bay vừa thì râm"
Ý nói kinh nghiệm dự đoán thời tiết của người xưa
Trang 211, tập 1
Trang 3427
16 "Hồng nhan bạc mệnh"
Chỉ những người phụ nữ xinh đẹp nhưng số phận kém may mắn, bạc bẽo, gặp nhiều gian truân
Trang 212, tập 1
17 "Rách như tổ đỉa" Chỉ con người rách rưới, xơ xác hay
cảnh sống nghèo khổ, đói rách
Trang 30, tập 2 18 "Sinh sôi nảy nở" Chỉ sự phát triển, sinh sôi Trang 87,
tập 2 19 "Tiền trao cháo
múc"
Ý nói quan hệ mua bán sòng phẳng, không nợ nần, rõ ràng, dứt khoát, không dây dưa, chậm trễ
Trang 104, tập 2
20 "Thập tử nhất sinh"
Ý nói đến lúc bệnh nặng, coi như sắp chết, mười phần chết chỉ có một phần sống, rất nguy kịch
Trang 146, tập 2 21 "Yên phận thủ
thường"
Giữ yên phận mình, không đi ra ngoài cái đã biết, đã có
Trang 160, tập 2 22 "Ăn cỗ đi trước, lội
nước theo sau"
Nói đến kẻ ích kỷ, khôn lỏi, thấy có quyền lợi vội tranh trước, khi gặp khó khăn lại đùn đẩy cho người khác
Trang 160, tập 2
23 "Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo"
Lời khuyên, lời cổ vũ cho thế hệ sau khi đương đầu với những khó khăn cuộc sống, đừng thấy khó khăn mà nản chí
Trang 185, tập 2
Như vậy, trong chương trình GDPT 2006, chỉ riêng đối với môn Ngữ văn đã xuất hiện 85 thành ngữ tục ngữ Ngoài ra, bộ môn Sinh học cũng có rất nhiều thành ngữ tục ngữ liên quan đến những kinh nghiệm của thế hệ trước để lại
trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi như: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”; “Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc”; “Ngư ông lặn ngụp như cóc bôi vôi”; “Nắng tháng ba, chó gà thè lưỡi”; “Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm”; “Tôm chạng vạng, cá rạng đông”; …
Trang 351 "Mồm năm miệng mười"
Phê phán những người lắm lời, nói hết phần thiên hạ
Trang 18, tập 1
2 "Cứng quá thì gãy"
Ý nói đến những người ngay thẳng chính trực Bản thân hiên ngang không làm gì sai trái nên rất dễ bị đứng mũi chịu sào
Trang 19, tập 1
3 "Người trần mắt thịt" Con người thực đang sống trên đời
Trang 103, tập 1 4 "Tuyệt thế giai
nhân"
Miêu tả người đàn bà có sắc đẹp tuyệt vời không ai sánh nổi
Trang 124, tập 1
5 "Nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu"
Có nghĩa là biết cư xử khôn khéo, biết nắm bắt, tiếp cận mục tiêu có giá trị, quan trọng với mình nên bỏ qua những người không cùng đẳng cấp mà hướng thẳng đến những người đang ở trên đỉnh cao vinh quang
Trang 134, tập 1
6 "Có trước, có sau" Có thủy có chung Trang
157, tập 1 7 "Đãi cát tìm vàng" Làm một việc khó khăn, mất nhiều
công sức nhưng rất ít hy vọng
Trang 13, tập 2 8 "Rừng sâu nước
độc" Chỉ nơi heo hút, xa xôi, đầy nguy hiểm
Trang 13, tập 2 9 "Nếm mật nằm gai" Chỉ sự chịu đựng mọi vất vả, khó khăn
gian khổ
Trang 13, tập 2
Trang 3629
10 "Thay lòng đổi dạ"
Chỉ người ăn ở bội bạc với người cũ, trước thương sau ghét, bạc bẽo, phản bội, không chung thủy
Trang 16, tập 2 11 "Hồn bay phách
lạc"
Biểu thị ý mất hết tinh thần và sinh lực do sự sợ hãi gây nên
Trang 19, tập 2 12 "Tham sống sợ
chết"
Chỉ kẻ hèn nhát, vì tham sống mà trở nên bạc nhược
Trang 19, tập 2
LỚP 11
13 "Chết như ngả rạ" Chết nhiều, chết hàng loạt Trang 12,
tập 1 14 "Tả tơi như tổ đỉa" Ý nói con người rách rưới, xơ xác hay
cảnh sống nghèo khổ, đói rách
Trang 15, tập 1 15 "Phải duyên phải
kiếp"
Ý nói trai gái hòa hợp, gắn bó với nhau thành vợ thành chồng theo số phận
Trang 18, tập 1
16 "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời"
Giàu nghèo đều có lúc, khi giàu không nên ỷ của, nghèo đói không nên thối chí Thời cuộc biến chuyển, số phận đổi thay, không có gì là vĩnh viễn
Trang 18, tập 1
17 "Rách như tổ đỉa" Ý nói con người rách rưới, xơ xác hay
cảnh sống nghèo khổ, đói rách
Trang 19, tập 1
18 "Chí Phèo"
Mượn hình ảnh nhân vật Chí Phèo để miêu tả kẻ hay gây sự, ăn vạ, lí sự cùn, đuối lí thì nói bừa
Trang 23, tập 1 19 "Nhạt như nước
ốc" Rất nhạt, không đậm đà niềm nở
Trang 32, tập 1
20 "Trời có mắt"
Mọi sự trên đời đều được sắp đặt công minh, kẻ làm điều ác sẽ bị trừng trị, người nhân đức sẽ gặp may mắn
Trang 33, tập 1
Trang 37Trang 33, tập 1
22 "Hiền như đất" Chỉ con người rất hiền lành, chất phác Trang 33,
tập 1
23 "Đánh trống lảng"
Ý nói một người nào đó đang nghe chuyện này thì nói lảng ra chuyện khác, hoặc lảng ra chỗ khác để tránh điều bất lợi cho mình
Trang 128, tập 1
24 "Chính đại quang minh"
Rõ ràng, minh bạch, không có gì mờ ám
Trang 133, tập 1 25 "Thanh thiên bạch
nhật"
Giữa ban ngày; hoặc mang nghĩa rõ ràng, công khai, minh bạch
Trang 137, tập 1 26 "Gian phu dâm
phụ"
Chỉ người đàn ông đã có vợ và đàn bà đã có chồng nhưng ngoại tình với nhau
Trang 138, tập 1
27 "Dã tràng xe cát"
Làm việc vô bổ, không mang lại kết quả gì, chỉ uổng phí thời gian và công sức
Trang 140, tập 1
28 "Nghiêng nước nghiêng thành"
Chỉ sắc đẹp kiêu sa, lộng lẫy của người phụ nữ khiến người ta say đắm, mê mẩn
Trang 10, tập 2
29 "Bạc như vôi"
Chỉ cách ăn ở vô ơn, bạc bẽo, không có tình nghĩa hoặc nói đến số phận hẩm hiu, không gặp may mắn
Trang 16, tập 2 30 "Chôn nhau cắt
rún"
Chỉ nơi mình sinh ra, thuộc quê hương nơi có sự gắn bó máu thịt với mình
Trang 92, tập 2 31 "Treo đầu dê, bán
thịt chó"
Ý nói những người làm ăn lừa bịp gian trá, trưng bày cái tốt đẹp bên ngoài để
Trang 100, tập 2
Trang 3831
che đậy hoặc thay thế cái xấu xa, kém chất lượng bên trong
32 "Chém rắn đuổi hươu"
Chỉ hành động hung ác mù quáng, tiêu diệt, làm hại cả kẻ xấu lẫn người tốt, không trừ một ai
Trang 100, tập 2 33 "Ăn tuyết nằm
sương" Chịu đựng gian nan, cực khổ, rét mướt
Trang 102, tập 2 Ngoài bộ môn Ngữ văn, thành ngữ tục ngữ còn xuất hiện ở sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình GDPT 2018 Có một số
thành ngữ, tục ngữ phải kể đến như: "Tôn sư trọng đạo"; "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề"; "Nước chảy đá mòn";
Các câu thành ngữ, tục ngữ xuất hiện trong chương trình học của học sinh THPT phần lớn thể hiện những đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về mọi lĩnh vực (lao động sản xuất, tự nhiên, xã hội), trong đó bao gồm các dự đoán của con người về thiên nhiên hay những phán đoán, ghi nhận về hiện tượng lịch sử xã hội, thể hiện đạo lý dân gian của dân tộc
Có thể thấy, dù là chương trình cũ hay mới thì thành ngữ, tục ngữ Việt Nam vẫn là một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục học sinh Với kho tàng thành ngữ, tục ngữ dồi dào và phong phú của dân tộc, thật đáng tiếc khi môn Toán lại hoàn toàn không có nội dung vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong chương trình dạy học.Vì vậy, tác giả luận văn sẽ tìm hiểu đặc điểm của môn Toán nói chung và mạch thống kê xác suất nói riêng để lựa chọn cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào các nội dung Toán học
1.2.3 Đặc điểm nội dung môn Toán lớp 10 (Chương trình 2018) và một số chủ đề xác suất thống kê ở lớp 10
Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất cốt lõi, năng lực chung và năng lực chuyên biệt toán học cho học sinh Nội dung môn Toán thường mang tính chất trừu tượng, logic, khái quát Vì vậy, để
Trang 39➢ Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích yêu cầu học sinh tính toán và sử dụng công cụ tính toán, biến đổi các biểu thức đại số và siêu việt (lượng giác), phương trình, hệ phương trình, bất phương trình, khảo sát hàm số và vẽ đồ thị hàm số, sử dụng ngôn ngữ hàm số để mô tả và phân tích một số quá trình và hiện tượng trong thế giới thực,
➢ Hình học và Đo lường cung cấp cho học sinh những kiến thức và kĩ năng ở mức độ suy luận logic về các mối quan hệ hình học và phương pháp đại số trong hình học như vecto, tọa độ,
➢ Thống kê và xác suất sẽ hoàn thiện khả năng thu thập, phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê; sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu thống kê thông qua các số đặc trưng đo xu thế trung tâm và đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm; nhận biết được các mô hình ngẫu nhiên, các khái niệm cơ bản của xác suất và ý nghĩa của xác suất trong thực tiễn
Có thể thấy, mạch thống kê và xác suất chiếm thời lượng không nhỏ trong chương trình toán lớp 10 Đây cũng chính là một thành phần bắt buộc của giáo dục toán học trong nhà trường, góp phần tăng tính ứng dụng và thiết thực của toán học Thống kê và xác suất tạo cho học sinh khả năng phân tích thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau, từ đó hình thành, nâng cao sự hiểu biết và phương pháp nghiên cứu thế giới hiện đại cho học sinh Một số chủ đề xác suất thống kê có thể kể đến trong chương trình toán 10 như:
Trang 4033
Về Thống kê, học sinh được tìm hiểu chuyên sâu hơn về số gần đúng và sai số
("Con mắt là mặt đồng cân"); rèn luyện kĩ năng thu thập và tổ chức dữ liệu
thông qua việc mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ; phân tích và xử lý dữ liệu qua các số đặc trưng đo xu thế trung tâm và đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm Từ đó học sinh nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức của các môn học trong chương trình lớp 10 và trong thực tiễn
Về Xác suất, học sinh bước đầu có cái nhìn tổng quan về khái niệm xác suất và các khái niệm liên quan đến xác suất như phép thử ngẫu nhiên, không gian mẫu, biến cố, biến cố đối, định nghĩa cổ điển của xác suất, nguyên lí xác suất bé, Bên cạnh đó, chương trình toán 10 còn cung cấp cho các em các quy tắc tính xác suất và thực hành tính toán xác suất trong những trường hợp đơn giản để từ đó, học sinh nhận ra mối liên kết giữa xác suất với đời sống thực tiễn như các dự đoán về thời tiết, lao động sản xuất, từ đó nhận biết được tầm quan trọng của xác suất trong toán học và cuộc sống
1.2.4 Đặc điểm học toán của học sinh lớp 10
Chương trình Toán Trung học cơ sở lên THPT là một bước nhảy lớn đối với học sinh Các em vừa trải qua sự thay đổi toàn diện về môi trường học tập, phương pháp và cách thức giảng dạy của giáo viên, bạn bè đồng trang lứa, đặc biệt là kì thi tuyển sinh vào lớp 10 đầy cạnh tranh và khốc liệt Chính vì vậy, tâm lý của các em cũng có sự thay đổi lớn khi tiếp nhận chương trình Toán THPT
Thứ nhất, chương trình Toán THPT 2018 tuy đã có giảm tải đáng kể về nội
dung so với chương trình toán cũ và có sự thay đổi rõ rệt so với cấp Trung học cơ sở, tuy nhiên lượng kiến thức khá lớn và mang tính chuyên sâu hơn Điều này đòi hỏi học sinh phải có khả năng tiếp thu và xử lý thông tin một cách nhanh nhạy hơn Và không phải khả năng học tập của học sinh nào cũng giống nhau