1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10

153 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Tác giả Phạm Thị Hồng Tươi
Người hướng dẫn PGS.TS Trương Thị Bích
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Giáo dục
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 3,62 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (11)
  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (15)
  • 3. Mục đích nghiên cứu (23)
  • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu (23)
  • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (23)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (24)
  • 7. Những đóng góp của đề tài (25)
  • 8. Cấu trúc luận văn (25)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI (26)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (26)
      • 1.1.1. Mô hình lớp học đảo ngược (26)
      • 1.1.2. Một số vấn đề lý luận về dạy đọc hiểu truyện ở trường phổ thông (36)
      • 1.1.3. Khả năng phù hợp của mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 10 (41)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (43)
      • 1.2.1. Khảo sát văn bản truyện ở Ngữ văn 10 bộ Cánh Diều (43)
      • 1.2.2. Khảo sát thực trạng dạy đọc hiểu truyện ở Ngữ văn 10 bộ Cánh Diều (46)
  • CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY ĐỌC HIỂU TRUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 10 THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC (59)
    • 2.1. Nguyên tắc dạy học (59)
      • 2.1.1. Bám sát mục tiêu bài học (59)
      • 2.1.2. Bám sát đặc trưng thể loại (59)
      • 2.1.3. Phát huy tính chủ động tích cực và đảm bảo vừa sức người học (0)
      • 2.1.4. Đảm bảo việc sử dụng công nghệ thông tin phù hợp, hiệu quả (60)
    • 2.2. Quy trình tổ chức dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10 theo mô hình lớp học đảo ngược (61)
      • 2.2.1. Giai đoạn trước giờ học trên lớp (61)
      • 2.2.2. Giai đoạn trong giờ học trên lớp (64)
      • 2.2.3. Giai đoạn sau giờ học trên lớp (65)
    • 2.3. Thiết kế tổ chức dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10 theo mô hình lớp học đảo ngược (0)
      • 2.3.1. Giai đoạn trước giờ học trên lớp (65)
      • 2.3.2. Giai đoạn trong giờ học trên lớp (84)
  • CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM (93)
    • 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm (93)
    • 3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm (93)
      • 3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm (93)
      • 3.2.2. Thời gian thực nghiệm (94)
    • 3.3. Nội dung thực nghiệm, yêu cầu thực nghiệm (94)
      • 3.3.1. Nội dung thực nghiệm (94)
      • 3.3.2. Yêu cầu thực nghiệm (94)
    • 3.4. Quy trình thực hiện (94)
    • 3.5. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm (0)
    • 3.6. Giáo án thực nghiệm (96)
    • 3.7. Kết quả thực nghiệm (120)
      • 3.7.1. Thống kê kết quả thực nghiệm (120)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (70)

Nội dung

Xuất phát từ những ưu điểm của mô hình lớp học đảo ngược Mô hình lớp học đảo ngược lớp học đảo ngược Flipped Classroom là một phương pháp dạy học mới trong đó giáo viên cung cấp một phầ

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Những nghiên cứu về mô hình lớp học đảo ngược 2.1.1 Trên thế giới

Khái niệm lớp học đảo ngược đã xuất hiện từ những năm 90 của thế kỉ XX

Năm 1993, trong bài nghiên cứu của mình, Alison King đã nhấn mạnh thời gian trên lớp không phải để tập trung truyền đạt thông tin mà cần phải chú trọng vào việc giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa Tuy chưa trực tiếp đưa ra định nghĩa về lớp học đảo ngược “flipped clsassroom” nhưng quan điểm này là nền tảng cho sự thúc đẩy và cách tân cho phép dành không gian lớp học vào các hoạt động học tập tích cực [67] Đến năm 2000, trong bài báo Inverting the Classroom: A gateway to

Creating an Inclusive Learning Environment (“Đảo ngược lớp học - cánh cửa dẫn đến sự sáng tạo môi trường học tập trọn vẹn”), các nghiên cứu về lớp học đảo ngược tại các trường cao đẳng đã được giới thiệu bởi nhóm tác giả Lage, Platt và Treglia Về cơ bản các tác giả đã mang đến cách hiểu tương đối đầy đủ về lớp học đảo ngược, đó là: những việc mà trước đây diễn ra trong lớp học thì bây giờ được thực hiện ở bên ngoài lớp học và ngược lại nhờ vào sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông; sinh viên cần phải xem trước bài học ở nhà hay phòng máy tính của trường thông qua video bài giảng, bài giảng trên PowerPoint có tích hợp âm thanh và các tài liệu học tập khác; trên lớp, sinh viên đặt câu hỏi, thảo luận các vấn đề liên quan hoặc làm bài tập ở mức độ nâng cao hơn [68] Từ đây, mô hình lớp học đảo ngược - flipped classroom được áp dụng trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường đại học tại Mỹ

Xuất phát từ việc ghi hình bài giảng thành các video đưa lên một kênh youtube để phụ đạo cho người em họ sống ở một bang khác, Salman Khan (2004) đã thành lập học viện Khan với video bài giảng các môn học Cho đến nay, trang web của Khan đã có khoảng hơn 2000 video bài học từ những bài đơn giản như số học ở cấp tiểu học đến các bài giải tích vector trong chương trình đại học Mỗi tháng, trang web của Khan có khoảng một triệu người học đăng nhập để học tập [69] Như vậy, việc tạo nên một trang web học tập của Khan đã góp phần định hướng cho việc triển khai mô hình lớp học đảo ngược

Năm 2007, Jonathan Bergmann và Aaron Sams - hai giáo viên hóa học trường THPT Woodland Park, đã ghi lại những bài giảng của mình và cung cấp cho những học sinh – những người nghỉ học có lý do đầy đủ Thông qua Khan Academy (khanacademy.org) họ đã thực hiện mô hình lớp học đảo ngược: cung cấp những video bài giảng cho học sinh xem tại nhà; còn trên lớp, họ tổ chức cho học sinh thảo luận mở rộng kiến thức Từ đó, mô hình lớp học đảo ngược chính thức ra đời, được nhiều nước tiên tiến áp dụng như Mỹ, Úc và một số nước châu Âu Đến năm 2012, qua cuốn Flip your classroom: reach every student in every class every day, mô hình lớp học đảo ngược đã được hai tác giả này giới thiệu một cách cơ bản và toàn diện [58]

Từ khi mô hình lớp học đảo ngược chính thức ra đời và được áp dụng ở các nước tiên tiến của phương Tây, các nhà nghiên cứu về giáo dục đã có căn cứ để đánh giá hiệu quả của mô hình dạy học này Năm 2010, qua tổng hợp kết quả của 46 bản nghiên cứu thực nghiệm ở các trường phổ thông và đại học ở Mỹ, nhóm tác giả Means, Toyama, Murphy, Bakia, Jones đã khẳng định tính ưu việt của mô hình lớp học đảo ngược so với dạy học truyền thống Theo đó, dạy học đảo ngược mang lại một môi trường học tập tích cực thực sự, giúp cho người học phát triển tư duy phê phán cũng như ý thức tự giác, tự học [30] Cuộc khảo sát do Sopia Learning và Flipped Learning Network tiến hành vào hồi tháng 5/2014, đã cho thấy: Tỉ lệ giáo viên áp dụng phương pháp Flipped learning ở Mỹ vào năm 2012 là 48% thì đến năm 2014 đã tăng lên 78%; các giáo viên tham gia khảo sát đều đồng ý rằng phương pháp dạy học Flipped learning giúp thái độ học tập trong lớp được cải thiện rất

7 nhiều và điểm số của học sinh tăng lên 67% so với cách học truyền thống Trong cuộc khảo sát Speak Up năm 2013, 3/4 số HS được khảo sát đồng ý rằng dạy học đảo ngược mang lại hiệu quả học tập cao hơn so với dạy học thông thường [65]

Dựa trên cơ sở những luận chứng khoa học chắc chắn và kết quả thực nghiệm, mô hình lớp học đảo ngược đã trở thành một phương pháp dạy học tiên tiến mang lại hiệu quả trên thế giới, được áp dụng rộng rãi tại các nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Anh, Úc

Không chỉ ở Mỹ và các nước phương Tây, mô hình lớp học đảo ngược cũng được giới thiệu và áp dụng tại các nước châu Á Ở Hàn Quốc, vào năm 2012 mô hình lớp học đảo ngược đã được giới thiệu và có khoảng 250 trường tiểu học, trung học đã tổ chức học tập theo phương pháp này

Như vậy, mô hình lớp học đảo ngược đã được áp dụng ở nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến và ngày càng chứng minh được hiệu quả trong việc phát triển năng lực, phẩm chất cho người học

Trong những năm đầu thập niên 2010 của thế kỉ này, mô hình lớp học đảo ngược đã nhận được sự quan tâm của giáo viên, các nhà nghiên cứu Hầu hết, các tác giả tập trung làm rõ các vấn đề về lý luận của mô hình lớp học đảo ngược, khẳng định ưu điểm trong việc phát huy tính tích cực chủ động của người học và khả năng áp dụng của mô hình dạy học này ở nước ta chủ yếu ở bậc cao đẳng, đại học Có thể kể đến tác giả Nguyễn Văn Lợi (2014) với bài viết Lớp học nghịch đảo

– Phương pháp dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến đăng trên tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 34 Từ việc trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn ứng dụng một mô hình lớp học nghịch đảo, tác giả rút ra kết luận: khi điều kiện cơ sở vật chất ngày càng tốt hơn thì mô hình dạy học kết hợp này có thể ứng dụng trong dạy học bậc Đại học ở Việt Nam [30] Trong bài báo “Nghiên cứu sử dụng mô hình lớp học đảo ngược: những khó khăn thách thức và khả năng ứng dụng”

(2015), tác giả Nguyễn Thế Dũng đã chỉ ra những khó khăn, thách thức khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học Cũng trong bài báo này, qua sự tiến bộ của sinh viên trong quá trình thực nghiệm khi dạy một số môn học thuộc ngành Sư

8 phạm kĩ thuật, Sư phạm tin học tại trường đại học Sư phạm Huế, tác giả đã khẳng định khả năng ứng dụng của mô hình lớp học đảo ngược [12] Trong bài nghiên cứu

“Mô hình lớp học đảo trình trong bồi dưỡng kĩ năng công nghệ thông tin cho sinh viên sư phạm” đăng trên Tạp chí khoa học dạy nghề, số 43, 44, năm 2017, Đại học sư phạm Hà Nội, các tác giả Vũ Hoài Nam, Vũ Thái Giang đã phân tích lý thuyết của mô hình lớp học đảo ngược và khẳng định mô hình dạy học này mang tới hiệu quả trong việc bồi dưỡng kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, phát huy vai trò chủ động tích cực của người học, khẳng định vai trò quan trọng của người thầy trong quá trình dạy học [32] Hai tác giả Lê Thị Phượng và Bùi Phương Anh (2017) đã trình bày những vấn đề lý luận của mô hình lớp học đảo ngược như khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc tổ chức, ưu điểm Đồng thời, hai tác giả cũng đã đề xuất quy trình tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược [2]

Từ sau năm 2019 đến nay, các công trình nghiên cứu về lớp học đảo ngược ngày càng phổ biến hơn Hầu hết các tác giả đều khẳng định sự phù hợp của mô hình dạy học này ở cả cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông trong nền giáo dục phát triển năng lực người học ở nước ta khi công nghệ số phát triển Các tác giả cũng đi sâu nghiên cứu để đề xuất quy trình tiến hành, cách thiết kế bài học, Có thể kể đến nghiên cứu “Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học hóa học hữu cơ (hóa học 9) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh” của tác giả

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của mô hình lớp học đảo ngược nói chung và vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học môn Ngữ văn nói riêng, đề tài đề xuất biện pháp vận dụng mô hình lớp học đảo ngược để tổ chức dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10 nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn trong trường phổ thông, đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới giáo dục.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về mô hình lớp học đảo ngược gồm khái niệm, đặc điểm, các hình thức tổ chức, quy trình, những ưu điểm và nhược điểm của mô hình lớp học đảo ngược; về đặc điểm của truyện; về dạy học đọc hiểu truyện

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10

- Xây dựng quy trình, biện pháp tổ chức lớp học đảo ngược trong dạy học đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10

Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài như: những công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về mô hình lớp học đảo ngược, về đọc hiểu và dạy đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ văn ở trường phổ thông Phương pháp này chủ yếu được dùng để xác lập cơ sở lý luận ở chương 1 và đề xuất biện pháp ở chương 2

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp quan sát thông qua dự giờ

Chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp này trong chương 1 của luận văn

Tổ chức dạy thực nghiệm; so sánh đối chiếu kết quả trước và sau quá trình thực nghiệm, chiều hướng biến đổi năng lực của học sinh giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm Phương pháp này được dùng ở chương 3

6.4 Phương pháp thống kê xử lý số liệu

Phương pháp thống kê giáo dục học; sử dụng các phần mềm tin học để xử lý số liệu trong giai đoạn thực nghiệm, sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận văn.

Những đóng góp của đề tài

Hệ thống hóa được cơ sở lý luận của việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10

- Đánh giá được thực trạng tổ chức dạy học đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10 hiện nay

- Đánh giá được mức độ nhận thức của giáo viên về mô hình lớp học đảo ngược

- Đề xuất được các biện pháp vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học đọc hiểu truyện ở chương trình lớp 10 để phát huy những phẩm chất, năng lực của người học

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh ở giai đoạn giáo dục hiện nay để thực hiện thành công đổi mới giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Tổ chức dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10 theo mô hình lớp học đảo ngược

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Cơ sở lý luận

1.1.1 Mô hình lớp học đảo ngược

1.1.1.1 Khái niệm mô hình lớp học đảo ngược

Sự bùng nổ của khoa học công nghệ đã làm thay đổi nhiều mặt của đời sống xã hội trong đó có giáo dục Gần đây, nền giáo dục ở các nước tiên tiến trên thế giới đã xuất hiện một mô hình học tập mới có tên là lớp học đảo ngược (LHĐN) (Flipped classroom) Sự ra đời và ứng dụng mô hình học tập này được ví như “một cuộc cách mạng lớn” trong giáo dục toàn cầu Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm về mô hình học tập này Định nghĩa đơn giản nhất về mô hình LHĐN được Lage và cộng sự (2000) đưa ra là “đảo ngược/đảo trình lớp học là chuyển đổi những hoạt động trong lớp ra ngoài lớp và ngược lại” [68] Đối chiếu với lớp học truyền thống, Bergmann và Sams đưa ra định nghĩa về LHĐN là: những việc truyền thống trước đây được hoàn thành ở trên lớp học thì bây giờ sẽ được hoàn thành ở nhà, và những việc thường được làm ở nhà như bài tập thì bây giờ sẽ được hoàn thiện trên lớp [58]

Theo Bishop và Verleger, LHĐN là một phương pháp học tập trong đó lấy học sinh làm trung tâm bao gồm hai phần với các hoạt động học được tổ chức để người học có thể tương tác trong giờ học và dạy học cá nhân dựa trên máy tính trong giờ học Những thông tin cơ bản được cung cấp bởi các nguồn, tài liệu và điều này được giáo viên chia sẻ trước khi đến lớp [59]

Brame (2013) đã đưa ra một khái niệm tương đối đầy đủ về LHĐN Theo tác giả, trong LHĐN người học sẽ phải tự làm việc với bài giảng trước thông qua đọc và tóm tắt tài liệu, nghe giảng thông qua các phương tiện hỗ trợ như băng hình, trình chiếu PowperPoint; khai thác tài liệu trên mạng Bài giảng trở thành bài tập ở nhà mà người học phải chuẩn bị trước khi lên lớp Thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giải bài tập, ứng dụng lý thuyết bài giảng vào giải quyết vấn đề, thảo

17 luận nhóm để xây dựng hiểu biết dưới sự hướng dẫn của giáo viên (GV); GV trở thành người điều tiết hỗ trợ, có thể giúp học sinh (HS) giải quyết những điểm khó hiểu trong bài học mới [30]

Tóm lại, có nhiều cách gọi, cách phát biểu khác nhau nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng điểm cơ bản của mô hình LHĐN là sự đảo chiều so với lớp học truyền thống Sự đảo chiều được hiểu là sự tráo đổi địa điểm hình thành các mức độ nhận thức của HS Tức là, những mức độ nhận thức thấp sẽ được hình thành thông qua việc HS tự học ở nhà, có hướng dẫn của GV cũng như sự trợ giúp của công nghệ thông tin (CNTT); còn mức độ nhận thức bậc cao lại được hình thành trực tiếp trên lớp thông qua trao đổi, thảo luận, luyện tập và vận dụng dưới sự hướng dẫn của GV

Từ quan điểm của các nhà nghiên cứu, trong phạm vi đề tài chúng tôi quan niệm mô hình LHĐN là một phương pháp dạy học tích cực mà ở đó trước khi đến lớp HS sẽ tìm hiểu kiến thức mới thông qua các bài đọc hoặc video bài giảng, tài liệu mà GV cung cấp, sau đó thời gian trên lớp học sẽ được sử dụng để trao đổi những vấn đề HS chưa rõ, thảo luận sâu hơn về nội dung hoặc vận dụng kiến thức để làm bài tập ở mức độ tư duy bậc cao

1.1.1.2 Đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngược

Thứ nhất, mô hình LHĐN có sự đảo chiều so với lớp học truyền thống về thời gian học tập, về không gian hình thành phát triển các năng lực tư duy Nếu như trong lớp học truyền thống, nội dung bài mới được GV trực tiếp giảng dạy ở trên lớp thì trong mô hình LHĐN, HS tự lĩnh hội kiến thức bài mới trước khi đến lớp thông qua video bài giảng và tài liệu học tập khác mà GV cung cấp HS cũng có thể tự tìm thêm thông tin về bài học ở các kênh tham khảo khác qua mạng internet, sách báo, Hầu hết thời gian trên lớp học sẽ được sử dụng để HS thảo luận các vấn đề chưa nắm rõ, mở rộng và đào sâu kiến thức hay vận dụng kiến thức để làm các bài tập ở mức độ nhận thức bậc cao Đặc điểm này được thể hiện rõ trong sự phân biệt giữa lớp học truyền thống và LHĐN [2]:

Hình 1.1 Sự khác nhau giữa dạy học truyền thống và dạy học đảo ngược

Trong mô hình dạy học truyền thống, nhiệm vụ truyền đạt kiến thức mới là của GV, tức là giờ học trên lớp cần chú trọng để học sinh hình thành và phát triển năng lực tư duy bậc thấp (nhớ, hiểu) còn các bài tập vận dụng thuộc năng lực tư duy bậc cao (áp dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo) chủ yếu được HS thực hành ngoài giờ học Với mô hình LHĐN, các nhiệm vụ học tập thuộc mức độ nhận thức bậc thấp sẽ được học sinh tự thực hiện ở nhà trước khi đến lớp học Trên lớp, dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của GV, HS sẽ được bồi dưỡng các mức độ nhận thức bậc cao hơn thông qua các hoạt động luyện tập,trao đổi, thảo luận, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề

Thứ hai, mô hình LHĐN đòi hỏi sự chủ động, tích cực của HS Trong giai đoạn học tập trước giờ học trên lớp, HS phải chủ động nghiên cứu bài học và hoàn thành các nhiệm vụ được giao đúng thời hạn Để nắm được nội dung bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, HS cần chủ động đọc thêm các tài liệu, trao đổi với bạn bè, thầy cô khi cần thiết Trên lớp học, thay vì nghe giảng và ghi chép một cách thụ động, HS sẽ tiến hành trao đổi, thảo luận, phân tích, hoàn thiện các nhiệm vụ học tập trên lớp học Như vậy, mô hình LHĐN khuyến khích việc học tập lấy học sinh làm gốc, đưa HS thành trung tâm của quá trình dạy học HS sẽ làm chủ kiến thức, tích cực rèn luyện các kĩ năng, vận dụng kiên thức vào các tình huống thực tiễn

Thứ ba, mô hình LHĐN có tính linh hoạt Khi vận dụng vào thực tế dạy học, mô hình dạy học này được tổ chức một cách linh hoạt sáng tạo, sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trình độ của HS, trình độ sử dụng công nghệ thông tin của GV, môn học, bài học Tính linh hoạt của lớp học đảo ngược còn được thể hiện ở chỗ người học được học theo khả năng Mỗi HS lại có khả năng tiếp thu kiến thức,

19 năng lực, khác nhau Lớp học truyền thống chỉ giới hạn thời gian của một tiết học trong 45 phút, những HS có năng lực tiếp thu chậm sẽ gặp nhiều khó khăn khi thầy không thể dừng lại để giảng đi giảng lại một nội dung kiến thức, trong khi những HS có năng lực tốt hơn sẽ thấy nhàm chán khi thường xuyên thực hiện những nhiệm vụ học tập ở mức độ tư duy thấp Lớp học đảo ngược được xem là một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này Khi học qua video bài giảng, HS có thể xem lại đến khi hiểu hoặc chỉ cần học qua một lần đã nắm được nội dung kiến thức thì có thể dành thời gian để thực hiện những nhiệm vụ học tập khác theo năng lực của bản thân

Lớp học đảo ngược còn linh hoạt ở chỗ HS có thể học bài qua video bài giảng ở mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có một thiết bị công nghệ thông minh như điện thoại, máy tính, ipad có kết nối internet

Thứ tư, mô hình LHĐN có tính hiện đại Mô hình LHĐN có thể được thực hiện thành công phải nhờ vào CNTT và truyền thông Các điều kiện này sẽ giúp cho các hoạt động trước và sau giờ học được diễn ra một cách thuận tiện nhất GV có thể gửi tài liệu cứng cho HS tìm hiểu và tiếp thu tri thức mới từ trước giờ học Tuy nhiên, nhờ có công nghệ, GV sẽ tạo ra các lớp học trực tuyến để đăng các bài học, video bài giảng, tài liệu tham khảo, Sau đó GV chia sẻ đường link để HS tham gia học tập và hoàn thành các nhiệm vụ của bài học Công nghệ giúp cho GV tìm kiếm hoặc tự tạo ra các video bài giảng phù hợp với đối tượng HS Hơn nữa, sự hỗ trợ, tương tác trong lớp học đảo ngược giữa GV và HS, HS với nhau là rất cần thiết

Nhờ có các ứng dụng Zalo, Facebook, sự tương tác này diễn ra một cách dễ dàng nhất ở bên ngoài lớp học Nhờ công nghệ, GV dễ dàng nắm bắt tình hình học bài của HS trước khi lên lớp để từ đó tổ chức các hoạt động học tập trên lớp phù hợp với đối tượng HS Cùng với sự bùng nổ của công nghệ số, các thiết bị thông minh, các phần mềm, ứng dụng được cập nhật liên tục và ngày càng có những tính năng ưu việt Chính vì thế GV không chỉ sử dụng thành thạo mà còn phải luôn tiếp cận với những thành tự của khoa học công nghệ để tạo ra những bài học phù hợp, hấp dẫn với HS Như vậy với những phương tiện hỗ trợ và cách thức tổ chức dạy học, mô hình LHĐN lúc nào cũng yêu cầu sự hiện đại, mới mẻ

1.1.1.3 Các hình thức tổ chức mô hình lớp học đảo ngược

Mô hình lớp học đảo ngược được chia thành nhiều kiểu tổ chức khác nhau

Cho đến nay, đa số các nhà nghiên cứu đưa ra 7 hình thức tổ chức như sau:

LHĐN căn bản, tiêu chuẩո: GV giao cho HS học bài qua video bài giảng và đọc các tài liệu liêո quaո đếո bài học Giờ học trên lớp, HS thực hàոh ոhữոg gì đã học được qua các bài tập; GV hỗ trợ ⅿỗi HS hoặc các HS troոg ոhóⅿ ոhỏ

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khảo sát văn bản truyện ở Ngữ văn 10 bộ Cánh Diều

Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018 đã chỉ rõ những kiến thức văn học cần tìm hiểu của văn bản truyện được lựa chọn làm ngữ liệu đọc hiểu đối với lớp 10 là: “Câu chuyện, người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện toàn tri), người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri), điểm nhìn trong truyện” Các kiểu loại văn bản truyện được lựa chọn ở lớp 10 là thần thoại, truyện thơ dân gian, tiểu thuyết và truyện ngắn

Lấy chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn làm căn cứ, các tác giả của bộ sách Cánh Diều đã lựa chọn các ngữ liệu để đưa vào giảng dạy cho HS lớp 10 là:

Bài 1: Thần thoại và sử thi (Tập 1): He-ra-clet đi tìm táo vàng (trích thần thoại Hy Lạp); Chiến thắng Mtao-Mxây (Trích sử thi Đăm Săn); Thần trụ trời

(Thần thoại Việt Nam); Ram-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na, Van-mi-ki);

Nữ Oa (Thần thoại Trung Quốc)

Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn (Tập 2): Kiêu binh nổi loạn (Ngô Gia văn phái); Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung); Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh) và Ngày cuối cùng của chiến tranh (Vũ Cao Phan)

Trong học kì 1, HS được học truyện dân gian với những tác phẩm, đoạn trích tiêu biểu trong kho tàng sử thi, thần thoại của văn học Việt Nam và thế giới Qua các ngữ liệu, HS có thể nhận thấy tình cảm, tư tưởng, khát vọng của con người

34 trong buổi sơ khai Từ Đông sang Tây, trong buổi bình minh của lịch sử con người đều khát khao lý giải, chinh phục tự nhiên, biết ơn, ngưỡng mộ những vị thần sáng tạo ra muôn loài; ngợi ca những người anh hùng có sức mạnh phi phàm, dũng cảm, tài năng đại diện khát vọng của cộng đồng Sang học kì 2, HS tiếp tục được đọc hiểu văn bản thuộc kiểu loại truyện ngắn hiện đại và tiểu thuyết chương hồi trung đại Các văn bản của văn học Việt Nam được lựa chọn gợi về các thời kì lịch sử đặc biệt của dân tộc Đó là những năm tháng đất nước chìm trong cuộc chiến tranh nội chiến giữa các tập đoàn Trịnh – Nguyễn ở thế kỉ 18, cuộc kháng chiến chống Mỹ quyết liệt ở thế kỉ 20 và cuộc sống của con người bước ra từ cuộc chiến chống ngoại xâm trở về với thời bình Bộ sách cũng lựa chọn văn bản thực hành đọc hiểu là một trích đoạn trong tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng của Trung Quốc để HS rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản cùng thể loại Có thể thấy, các văn bản truyện ở Ngữ văn

10 – Cánh Diều đều đặt ra những vấn đề nhân sinh sâu sắc: sống có trách nhiệm với cộng đồng; ngợi ca, biết ơn những người có công với dân tộc; lên án chiến tranh phi nghĩa, Đối chiếu các ngữ liệu được lựa chọn để giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 10 giữa bộ sách Cánh Diều và hai bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, chúng ta có thể nhận thấy sự tương đương về các kiểu loại văn bản truyện (đều có thần thoại, sử thi, tiểu thuyết, truyện ngắn), về các thời kì văn học của văn học Việt Nam Đặc biệt, có những văn bản có mặt ở cả ba bộ sách Bên cạnh những điểm tương đồng ấy, bộ sách Cánh Diều có một điểm khác với hai bộ sách còn lại đó là tên bài học được đặt theo thể loại chứ không phải theo nội dung chủ đề hay một nét đặc sắc của thể loại Như vậy, khi tìm hiểu bài học, HS sẽ xác định mục tiêu là nắm chắc các đặc trưng của thể loại để đọc hiểu văn bản

Bảng 1.1 Thống kê ngữ liệu truyện trong ba bộ sách Ngữ văn 10

Bộ sách Bài học Tên tác phẩm/ đoạn trích – Ngữ liệu Cánh Diều Bài 1: Thần thoại và sử thi

- He-ra-clet đi tìm táo vàng (trích thần thoại Hy Lạp) - Chiến thắng Mtao-Mxây (Trích sử thi Đăm Săn) - Thần trụ trời (Thần thoại Việt Nam)

- Ram-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na, Van-mi-ki)

- Nữ Oa (Thần thoại Trung Quốc)

Bài 6: Tiểu thuyết và Truyện ngắn

- Kiêu binh nổi loạn (Ngô Gia văn phái)

- Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung)

- Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh)

- Ngày cuối cùng của chiến tranh (Vũ Cao Phan)

Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể

- Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới (Thần thoại Việt Nam) - Tản Viên từ Phán sự lục (Nguyễn Dữ)

- Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) - Tê-dê (Trích thần thoại Hy Lạp)

Bài 4: Sức sống của sử thi

- Héc – to từ biệt Ăng-đrô-mác (Trích sử thi I-li-át, Hô-me-rơ)

- Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời (Trích Đăm Săn – sử thi Ê-đê)

- Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na, Van-mi-ki)

Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện

- Người cẩm quyền khôi phục uy quyền (Trích

Những người khốn khổ, Vích-to Huy-gô)

- Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam) - Một chuyện đùa nho nhỏ (An-tôn Sê-khốp) - Con khướu sổ lồng (Trích – Nguyễn Quang Sáng)

Bài 1: Tạo lập thế giới

- Thần Trụ Trời (Thần thoại Việt Nam)

- Prô-mê-tê và loài người (Thần thoại Hy Lạp) - Đi san mặt đất (Truyện của người Lô Lô) - Cuộc tu bổ lại các giống vật (Thần thoại Việt Nam)

Bài 2: Sống cũng kí ức cộng đồng

- Đăm săn chiến thắng Mtao Mxây (sử thi Ê-đê) - Gặp Ka-rip và Xi-la (Sử thi Hy Lạp)

- Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời (Sử thi Ê-đê)

36 Bài 8: Đất nước và con người

- Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi) - Giang (Bảo Ninh)

- Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê)

Từ những điểm tương đồng và khác biệt về ngữ liệu, bài học đọc hiểu truyện trong ba bộ sách đã nêu ở trên cùng với thuận lợi là địa bàn khảo sát, thực nghiệm của đề tài đều đang sử dụng bộ SGK Cánh Diều và giới hạn của luận văn, chúng tôi nghiên cứu vận dụng mô hình LHĐN trong dạy đọc hiểu bài Truyện ngắn và tiểu thuyết với hai ngữ liệu Người ở bến sông Châu và Kiêu binh nổi loạn, SGK Ngữ văn 10 tập 2, bộ Cánh Diều

1.2.2 Khảo sát thực trạng dạy đọc hiểu truyện ở Ngữ văn 10 bộ Cánh Diều 1.2.2.1 Mục đích, phạm vi, hình thức khảo sát

* Mục đích khảo sát: đánh giá về thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản truyện; thực trạng việc áp dụng các hình thức, phương pháp dạy học tích cực và thực trạng về hiểu biết cũng như vận dụng mô hình LHĐN ở trường phổ thông hiện nay Từ đó đề xuất các biện pháp vận dụng mô hình dạy học này để tổ chức dạy đọc hiểu truyện nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông

* Phạm vi khảo sát: Thực hiện khảo sát 35 GV Ngữ văn và 320 HS của 4 trường THPT ở tỉnh Nam Định: trường THPT Tống Văn Trân, trường THPT Lý Nhân Tông, trường THPT Phạm Văn Nghị và trường THPT Mỹ Tho Cả bốn trường này đều đang sử dụng bộ Cánh Diều để dạy học Ngữ văn

- Khảo sát thông qua phiếu điều tra GV, HS

- Khảo sát qua dự giờ 2 giờ dạy trên lớp của 2 GV - Khảo sát thông qua phỏng vấn 4 cán bộ quản lý và 2 GV trường THPT Tống Văn Trân

- Khảo sát thực trạng dạy học, mức độ sử dụng các PPDH tích cực của GV trong dạy đọc hiểu truyện

- Khảo sát mức độ hiểu biết và sử dụng của GV đối với mô hình LHĐN

- Khảo sát những khó khăn khi vận dụng mô hình LHĐN trong dạy đọc hiểu

- Khảo sát thực trạng, mức độ hứng thú, khó khăn của HS trong giờ học đọc hiểu văn bản truyện

- Khảo sát mong muốn của HS về giờ học Ngữ văn được tổ chức theo các PPDH tích cực

- Khảo sát điều kiện và mức độ sử dụng trang thiết bị CNTT của HS

* Khảo sát thông qua bảng hỏi

- Đối với giáo viên Qua khảo sát 35 GV Ngữ văn hiện đang giảng dạy tại các trường THPT trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định chúng tôi thu được kết quả như sau:

+ Về PPDH, khó khăn trong dạy đọc hiểu văn bản truyện hiện nay

Bảng 1.2 Khảo sát về mức độ sử dụng PPDH của GV

STT Phương pháp dạy học

Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

3 Phương pháp sử dụng trò chơi

5 Phương pháp thảo luận nhóm

6 Phương pháp nêu - giải quyết vấn đề

Từ bảng khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy chưa có sự đồng đều trong việc sử dụng các PPDH của GV khi dạy học đọc hiểu truyện cho HS THPT Những PP như thuyết trình, đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề được sử dụng thường xuyên; các PPDH như trò chơi, thảo luận nhóm, sắm vai được sử dụng nhưng không nhiều (đa số các GV được hỏi chọn phương án Thỉnh thoảng và Hiếm khi), có hơn một nửa số GV (57,14%) chưa từng sử dụng PP đóng vai và 100% GV được hỏi chưa từng sử dụng mô hình LHĐN Như vậy, đa số GV chưa có sự sử dụng thường xuyên các PPDH tích cực vào dạy đọc hiểu văn bản truyện

Những khó khăn của GV khi dạy đọc hiểu văn bản truyện theo cách dạy hiện tại:

Bảng 1.3 Kết quả khảo sát những khó khăn của GV trong dạy đọc hiểu truyện

Khi dạy học văn bản truyện theo cách dạy hiện tại, thầy/cô thường gặp những khó khăn gì?

Thời gian trên lớp bị hạn chế nên khó khăn trong việc tổ chức giờ học theo các phương pháp dạy học tích cực để phát huy năng lực của học sinh

Khó khăn trong việc truyền đạt đầy đủ nội dung kiến thức về tác phẩm, thể loại cho học sinh

29/35 (82,85%) Khó khăn trong việc nắm bắt mức độ hiểu bài của từng học sinh 21/35 (60% )

Nguồn tư liệu chưa phong phú 18/35

(51,42%) Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin

Theo bảng kết quả khảo sát có thể thấy hầu hết GV đều gặp khó khăn khi dạy học đọc hiểu văn bản truyện theo cách dạy hiện tại Có đến 29/35 GV được hỏi (chiếm 82,85%) gặp khó khăn về vấn đề thời gian để tổ chức các PPDH tích cực cho HS, khó khăn trong việc truyền tải đầy đủ nội dung kiến thức về tác phẩm, thể loại; có 21/35 GV (khoảng 60%) gặp khó khăn trong việc nắm bắt mức độ hiểu bài của HS; ngoài ra GV cũng gặp những khó khăn khác như nguồn tư liệu dạy học

39 chưa phong phú, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin

+ Nhận thức của GV về mô hình LHĐN:

Bảng 1 4 Kết quả khảo sát mức độ tìm hiểu và sử dụng mô hình LHĐN

Thầy/cô đã từng tìm hiểu về mô hình LHĐN trong dạy học chưa?

TỔ CHỨC DẠY ĐỌC HIỂU TRUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 10 THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC

Nguyên tắc dạy học

2.1.1 Bám sát mục tiêu bài học Để phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, GV cần vận dụng linh hoạt các PPDH Tuy nhiên, dù sử dụng PPDH nào đi chăng nữa thì một nguyên tắc cơ bản khi thiết kế các hoạt động dạy học là phải đạt được mục tiêu của bài học Bởi vậy, khi vận dụng mô hình LHĐN trong dạy đọc hiểu truyện cho HS lớp 10 cần hướng tới thực hiện được các mục tiêu cơ bản của từng bài, bám sát vào yêu cầu cần đạt của chương trình Ngữ văn 2018 dành cho lớp 10 như sau:

- Trình bày được những thông tin cơ bản về tác giả, hoàn cảnh ra đời của văn bản truyện

- Nêu được các kiến thức khái lược về từng kiểu loại truyện: khái niệm, đặc điểm cơ bản (cốt truyện, nhân vật, không gian – thời gian nghệ thuật, người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, )

- Phân tích được các yếu tố: hình ảnh, chi tiết, lời nhân vật, lời người kể chuyện, và đánh giá được hiệu quả của các yếu tố đó trong việc biểu đạt nội dung, xây dựng hình tượng nhân vật

- Đánh giá, nhận xét được về chủ đề, tư tưởng của tác phẩm truyện

- Vận dụng được những kiến thức đã học, những trải nghiệm của bản thân để đọc hiểu văn bản truyện khác

Khi xác định mục tiêu của bài học, GV cũng phải xác định được những phẩm chất cần hình thành cho HS sau bài học như: có trách nhiệm với cộng đồng, bồi dưỡng lòng nhân ái bao dung, yêu thiên nhiên, yêu đất nước,

2.1.2 Bám sát đặc trưng thể loại

Bám sát đặc trưng thể loại là một yêu cầu quan trọng của dạy học đọc hiểu ở trường phổ thông Khi dạy đọc hiểu truyện, trước tiên GV phải giúp HS xác định được cốt truyện và hệ thống nhân vật Sau đó, tùy theo đặc trưng của từng kiểu loại

50 truyện, GV có thể hướng dẫn HS đọc hiểu ý nghĩa của truyện theo diễn biến cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, không gian - thời gian nghệ thuật, điểm nhìn nghệ thuật Qua giờ học đọc hiểu văn bản truyện, HS không chỉ khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm mà còn được hình thành kĩ năng đọc để từ đó có thể tự đọc hiểu những văn bản truyện tương tự

2.1.3 Đảm bảo vừa sức người học

Mục tiêu của dạy học phát triển năng lực nói chung là phát huy tính chủ động tích cực ở người học Trong quá trình dạy học, người thầy không còn là người truyền thụ kiến thức một chiều nữa mà trở thành người chỉ dẫn để học sinh trở thành người chủ động tìm tòi, nắm bắt và lĩnh hội kiến thức Mô hình lớp học đảo ngược là một trong những phương pháp giúp cho học sinh phát huy năng lực phẩm chất: tự chủ tự học, giải quyết vấn đề, chăm chỉ, trách nhiệm Muốn thực hiện thành công mô hình dạy học này, GV phải vận dụng linh hoạt kết hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực khác Tuy nhiên, với quan điểm lấy HS là trung tâm của quá trình dạy học, tùy từng đối tượng HS mà GV áp dụng hình thức tổ chức dạy học phù hợp Chính vì thế, khi dạy đọc hiểu văn bản truyện theo mô hình LHĐN, GV cần linh hoạt trong việc thiết kế các hoạt động dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, để các em tham gia vào các nhiệm vụ học tập một cách hào hứng nhất, hiệu quả nhất

2.1.4 Đảm bảo việc sử dụng công nghệ thông tin phù hợp, hiệu quả

CNTT và truyền thông là một yếu tố quan trọng để tổ chức dạy học theo mô hình LHĐN Trong điều kiện lý tưởng, việc GV áp dụng những phần mềm, ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại nhất sẽ mang lại những hiệu quả cao Tuy nhiên, trong thực tế, không phải GV nào cũng có đủ điều kiện, khả năng tiếp cận với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất, không phải cơ sở giáo dục nào cũng có thể đáp ứng đủ những điều kiện cơ sở vật chất và học sinh cũng có khi không đủ điều kiện để tham gia học tập với các thiết bị công nghệ Chính vì thế, khi vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học đọc hiểu truyện cho HS lớp 10, GV cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn để lựa chọn sử dụng công nghệ thông tin sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, từ đó đạt được hiệu quả tốt nhất.

Quy trình tổ chức dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10 theo mô hình lớp học đảo ngược

Từ những nghiên cứu lý luận về mô hình lớp học đảo ngược ở chương 1, có thể thấy bản chất của lớp học đảo ngược là đưa những kiến thức mới của bài học ở cấp độ tư duy bậc thấp ra ngoài lớp học truyền thống để HS tự học dưới sự hướng dẫn của GV qua video bài giảng và các nhiệm vụ học tập thời gian trên lớp là để thảo luận, giải quyết những vấn đề, những nội dung kiến thức thuộc tư duy bậc cao

Mô hình LHĐN được tổ chức theo ba giai đoạn: Trước - trong - sau giờ học trên lớp Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện thực tế về yếu tố con người (GV – HS), môn học, bài học cũng như cơ sở vật chất, GV có thể linh hoạt lựa chọn các hình thức tổ chức khác nhau để tiến hành dạy học đảo ngược Dựa trên các nguyên tắc dạy học, môn học ngữ văn và bài học đọc hiểu truyện cho đối tượng HS lớp 10, chúng tôi đề xuất quy trình dạy học đọc hiểu truyện theo mô hình lớp học đảo ngược gồm ba giai đoạn với các bước cụ thể như sau:

2.2.1 Giai đoạn trước giờ học trên lớp Đây là giai đoạn GV cần chuẩn bị các điều kiện cho việc tổ chức lớp học đảo ngược và hướng dẫn HS tự học trước khi đến lớp, HS tự học các kiến thức của bài mới trước dưới sự hướng dẫn của GV Để đạt được mục tiêu học tập của giai đoạn này, GV và HS có những hoạt động theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Lựa chọn nội dung phù hợp muốn tổ chức theo mô hình lớp học đảo ngược

Không phải bài học nào hay đối tượng học sinh nào cũng có thể vận dụng mô hình lớp học đảo ngược Bài học/khóa học phù hợp để tổ chức dạy học đảo ngược thường phải đảm bảo các nguyên tắc:

- Có những nội dung kiến thức mà HS có thể tự tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội qua các kênh bên ngoài lớp học

- Có những nội dung, vấn đề cần nhiều thời gian để HS suy ngẫm và thực hiện hiệu quả hơn ở bên ngoài lớp học trực tiếp, nơi mà HS được chủ động sắp xếp thời gian và môi trường học tập

- Có những nội dung kiến thức phức tạp cần phải trao đổi, thảo luận, tranh biện, cần được soi chiếu ở nhiều góc độ và đưa đến những cái nhìn đa chiều Những nội dung kiến thức ấy GV phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động học sao cho phát triển đồng thời các năng lực của HS

Bước 2: Xây dựng nội dung dạy học đảo ngược phù hợp

Khi đã lựa chọn được khóa học/bài học sẽ tổ chức dạy học theo mô hình LHĐN, bước tiếp theo, GV cần phải xây dựng nội dung dạy học đảo ngược phù hợp, tức là xác định được nội dung nào sẽ đưa lên lớp học trực tuyến để HS tự tìm hiểu, lĩnh hội trước khi đến lớp cũng như nội dung nào sẽ để HS trao đổi, thảo luận, tranh biện tại lớp học trực tiếp Xây dựng nội dung dạy học đảo ngược là một khâu rất quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của giờ học Bởi nếu nội dung đưa lên lớp học trực tuyến là những nội dung khó thì học sinh sẽ không thể tự tiếp nhận, lĩnh hội được, từ đó gây ra tâm lý tự ti, chán nản, không có hứng thú học tập còn nếu nội dung được đưa ra thảo luận, tranh biện quá dễ dàng khiến cho việc thảo luận, tranh biện chỉ là hình thức, không gợi được tính tò mò, thích khám phá tìm hiểu tri thức mới của HS Để xây dựng được nội dung dạy học đảo ngược phù hợp, GV tiến hành theo trình tự sau:

- Xác định mục tiêu dạy học: Chương trình Ngữ văn 2018 hướng tới hình thành phát triển phẩm chất, năng lực cho người học, khi dạy học, GV phải bám sát những yêu cầu cần đạt của chương trình, sgk cũng chỉ là một tài liệu tham khảo Bởi thế, khi xác định mục tiêu bài học, GV cần lưu ý:

+ Bám sát Chương trình Ngữ văn 2018 với những yêu cầu cần đạt về đọc hiểu truyện cho lớp 10

+ Bám sát bài học, ngữ liệu trong SGK + Đối tượng học sinh

- Sắp xếp mục tiêu dạy học theo mức độ phức tạp dần của tư duy (dựa vào thang đo Bloom): Sau khi xác định được mục tiêu bài học, GV sắp xếp các mục tiêu đó theo mức độ phức tạp dần căn cứ vào thang đo nhận thức của Bloom để từ đó có căn cứ lựa chọn nội dung đưa lên lớp học trực tuyến cho HS tự học ở nhà và các nội dung sẽ tìm hiểu trên lớp học

- Dựa vào bảng sắp xếp mục tiêu để xác định nội dung của giờ học trực tuyến và trực tiếp: Thông thường các nội dung thuộc tư duy bậc thấp sẽ được đưa lên video bài giảng để HS tự học trong lớp học trực tuyến còn các nội dung, nhiệm vụ học tập thuộc tư duy bậc cao sẽ được lựa chọn để HS thảo luận, giải quyết trong giờ học trên lớp

Bước 3: Xây dựng tài nguyên học tập trực tuyến

Hệ thống tài liệu hỗ trợ học sinh tự học bao gồm: video bài giảng, tài liệu tham khảo và hướng dẫn HS tự học Để quá trình tự học của HS đạt hiệu quả thì việc xây dựng tài nguyên hỗ trợ học sinh tự học là rất quan trọng

Về video bài giảng: Phải đảm bảo truyền tải đầy đủ những nội dung kiến thức GV đã xác định ở bước 2, sinh động, có sự tương tác để kích thích sự chủ động tích cực ở HS GV có thể sử dụng các video bài giảng có sẵn hoặc tự thiết kế nhờ vào các ứng dụng, các phần mềm như powerpoint, canvas,

Về tài liệu tham khảo: là những bài viết, những video có nội dung liên quan đến bài học, bổ trợ cho HS tìm hiểu nội dung bài học một cách dễ dàng, thuận tiện hơn Có thể chia thành tài liệu bắt buộc (yêu cầu tất cả HS đều phải đọc) và tài liệu không bắt buộc (dành cho những HS yêu thích môn Văn, muốn tìm hiểu, mở rộng kiến thức)

Về hướng dẫn tự học: Hướng dẫn tự học là những chỉ dẫn của GV về các bước tiến hành các nhiệm vụ tự học, nội dung các nhiệm vụ tự học của HS GV có thể hướng dẫn HS tự học qua các phiếu học tập, phiếu hướng dẫn tự học nhờ sự hỗ trợ của CNTT và truyền thông

Bước 4: Xây dựng lớp học online

Nhờ vào các ứng dụng như Zalo, Facebook, Zoom meeting, Google classroom, Olm GV có thể giao nhiệm vụ học tập và các tài liệu học tập cho HS tự học ở nhà một cách dễ dàng Tuy nhiên, để HS dễ dàng trong việc học tập và GV theo dõi quá trình học tập của HS, trợ giúp kịp thời và tổng kết quá trình tự học một cách thuận tiện nhất, chúng tôi hướng tới xây dựng lớp học online dựa trên công cụ

Bước 5: Giao nhiệm vụ học tập cho HS

Thiết kế tổ chức dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10 theo mô hình lớp học đảo ngược

về những vấn đề còn băn khoăn, thắc mắc, làm việc nhóm để giải quyết các nhiệm vụ tư duy bậc cao HS cũng chủ động trong việc ghi chép, bổ sung kiến thức

2.2.3 Giai đoạn sau giờ học trên lớp

Mục tiêu chính của giai đoạn này là để cá nhân HS tự củng cố, ghi nhớ, vận dụng kiến thức đã học còn GV đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học, rút kinh nghiệm cho những tiết dạy tiếp theo

+ Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra trực tuyến từ đó đánh giá NL của học sinh được hình thành và phát triển qua giờ học đảo ngược

+ Qua quan sát các hoạt động học tập và tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá hiệu quả của giờ dạy, rút kinh nghiệm cho những tiết dạy tiếp theo

+ Làm bài kiểm tra sau giờ học trên lớp học trực tuyến

+ Dựa vào kết quả kiểm tra để nhận thức được NL của mình để điều chỉnh việc tự học của bản thân

2.3 Thiết kế hoạt động tổ chức dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10 theo mô hình LHĐN

Từ quy trình trên, chúng tôi đề xuất phương án tổ chức dạy đọc hiểu truyện cho HS lớp 10 theo mô hình lớp học đảo ngược như sau:

2.3.1 Giai đoạn trước giờ học trên lớp 2.3.1.1 Đối với GV

Bước 1: Lựa chọn nội dung phù hợp muốn tổ chức theo mô hình lớp học đảo ngược

Chúng tôi vận dụng mô hình lớp học đảo ngược để tổ chức dạy đọc hiểu các văn bản truyện trong bài 6 Truyện ngắn và tiểu thuyết - sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, tập 2, bộ sách Cánh Diều, cụ thể là hai văn bản: Kiêu binh nổi loạn và Người ở bến sông Châu Cả hai bài học đều chứa đựng những nội dung kiến thức đơn giản, ở mức nhận biết, hiểu mà HS lớp 10 dễ dàng tiếp nhận như nhận biết được các đặc trưng cơ bản của truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi, chỉ ra các chi tiết miêu tả về nhân vật, Bên cạnh đó, Kiêu binh nổi loạn là một trích đoạn tiêu biểu trong tiểu thuyết chương hồi trung đại Hoàng Lê nhất thống chí, muốn hiểu được nội

56 dung của đoạn trích cũng như có kĩ năng đọc hiểu một văn bản thuộc kiểu loại tiểu thuyết chương hồi thời kì trung đại, HS phải có nhiều thời gian để tìm hiểu, đặt đoạn trích trong tổng thể tác phẩm, trong bối cảnh lịch sử thời đại để tìm hiểu Còn

Người ở bến sông Châu là một truyện ngắn hiện đại thuộc giai đoạn văn học sau

1975, vốn chứa đựng những vấn đề sâu sắc của cuộc sống thời hậu chiến, cần được soi chiếu, nhìn nhận bằng cái nhìn đa diện, đa chiều, Mục đích của dạy đọc hiểu văn bản không chỉ dừng lại là khám phá các tầng ý nghĩa của văn bản đó mà còn phải hướng tới bồi dưỡng những phẩm chất cũng như hình thành năng lực đọc hiểu để sau bài học đó HS có thể tự đọc hiểu được các văn bản cùng thể loại Chính vì thế, khi dạy đọc hiểu hai văn bản này, GV cần chú trọng cho HS luyện tập, vận dụng Trong khi đó, thời lượng khoảng 2 tiết dành cho mỗi bài học thường chỉ đủ để GV tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá tri thức mới; còn các hoạt động luyện tập, vận dụng khó có thể được diễn ra trên lớp học Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược là một giải pháp phù hợp

Bước 2: Xây dựng nội dung dạy học đảo ngược phù hợp

* Xác định mục tiêu dạy học: Chương trình Ngữ văn 2018 hướng tới hình thành phát triển phẩm chất, năng lực cho người học, khi dạy học, GV phải bám sát những yêu cầu cần đạt của chương trình, SGK cũng chỉ là một tài liệu tham khảo

Yêu cầu đặt ra khi xác định mục tiêu bài học là:

Bám sát Chương trình Ngữ văn 2018 với những yêu cầu cần đạt về đọc hiểu truyện cho lớp 10 Cụ thể:

- Về đọc hiểu nội dung + HS biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật, câu chuyện và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm

+ HS phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, rút ra và đánh giá được thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề

+ HS phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản

- Về đọc hiểu hình thức + HS nhận biết được một số yếu tố đặc trưng của sử thi, truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật…

+ HS nhận biết ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba, lời người kể chuyện và lời nhân vật, điểm nhìn nghệ thuật…

- Về liên hệ ,so sánh ,kết nối + HS nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử, văn hóa được thể hiện trong văn bản truyện

+ HS biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học thuộc hai nền văn hóa khác nhau

+ HS nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối độc giả (về quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ, tình cảm)

+ HS thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của mình về văn bản truyện

Bám sát bài học cụ thể trong sgk VD, đối với bài 6 - Tiểu thuyết và truyện ngắn trong SGK Ngữ văn lớp 10 bộ sách Cánh Diều xác định yêu cầu cần đạt của bài học như sau:

Hình 2.1 Yêu cầu cần đạt của bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn Đối tượng học sinh:

Nhóm HS lớp 10 chưa quen với mô hình dạy học đảo ngược nhưng đã có những kĩ năng học tập qua mạng internet vì trải qua 3 năm học trong thời gian xảy ra dịch bệnh covid 19 HS cũng có thể đã có những kĩ năng tự học, tự tìm kiếm thông tin về bài học qua internet nhưng chưa thực sự chủ động, tích cực Các em chủ yếu vẫn được học đọc hiểu văn bản truyện theo mô hình dạy học truyền thống, tiếp thu những nội dung kiến thức của bài mới dưới sự hướng dẫn và gợi mở trực tiếp của GV trên lớp học, ít được luyện tập vận dụng

* Sắp xếp mục tiêu theo mức độ phức tạp dần của tư duy và lựa chọn nội dung dạy học trực tuyến – trực tiếp

Cụ thể, với bài học đọc hiểu truyện ngắn Người ở bến sông Châu, chúng tôi xác định như sau:

Bảng 2.1 Minh họa lựa chọn nội dung dạy học trực tuyến và trực tiếp

Mục tiêu bài học Nội dung dạy học trực tuyến

Nội dung dạy học trực tiếp

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm cơ bản của truyện ngắn (đề tài, cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện hạn tri, người kể chuyện toàn tri, )

- Nhận biết được một số yếu tố (cốt truyện, không gian - thời gian, ngôi kể, nhân vật trong văn bản

- Phân tích được các yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật

…) được thể hiện trong truyện

- Phân tích và đánh giá được một số phương diện: đề tài, chủ đề tư tưởng, thông điệp, nghệ thuật đặc sắc…

- Vận dụng được những hiểu biết về nội dung và hình thức của truyện Người ở bến sông Châu vào việc đọc, viết, nói và nghe có hiệu quả

- Khái niệm, một số đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn nói chung

- Những thông tin chính về tác giả, tác phẩm (cuộc đời, con người, phong cách nghệ thuật của tác giả Sương Nguyệt Minh; hoàn cảnh sáng tác, xuất sứ của tác phẩm) - Xác định được các sự kiện chính tạo nên cốt truyện; nhận diện tình huống truyện, hệ thống nhân vật và mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm với các nhân vật khác của truyện

- Liệt kê được các chi tiết về hoàn cảnh, ngoại hình, của nhân vật

- Chỉ ra được một số nét đặc sắc về nghệ thuật văn bản

- Phân tích được các chi tiết miêu tả nhân vật như: ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, của nhân vật dì Mây

- Nhận xét, đánh giá, nhận xét về vẻ đẹp của nhân vật chính (dì Mây)

- Khái quát được chủ đề, rút ra những thông điệp từ tác phẩm

- Phân tích, đánh giá được những nét đặc sắc, độc đáo trong bút pháp miêu tả, thời gian – không gian nghệ thuật, ý nghĩa của một số biểu tượng

- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập, giải quyết tình huống học tập gắn với thực tiễn đời sống Sáng tạo trong cách thể hiện quan điểm của bản thân về vấn đề được đặt ra từ tác phẩm

Bước 3: Xây dựng tài nguyên hỗ trợ học tập trực tuyến

- Phiếu học tập: Để HS hoàn thành nhiệm vụ học tập trong giai đoạn tự học trước khi đến lớp một cách tốt nhất, GV sẽ giao nhiệm vụ cho HS Tuy nhiên, nếu chỉ giao bằng miệng hoặc đưa ra nhiệm vụ một cách chung chung thì sẽ rất khó đạt được mục tiêu học tập Chính vì thế, GV cần thiết kế các phiếu học tập với các câu hỏi Đây là một biện pháp hữu ích để cụ thể hóa các nội dung kiến thức cần phải chiếm lĩnh đồng thời định hướng kĩ năng đọc hiểu một văn bản cho HS Để HS thấy hứng thú, các nhiệm vụ trong phiếu học tập có thể được thiết kế dưới dạng sơ đồ, bảng biểu,

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Mục đích thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm mục đích:

- Kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10: Mô hình lớp học đảo ngược có phù hợp để tổ chức dạy đọc hiểu văn bản truyện cho đối tượng HS lớp 10 hay không; HS có thật sự tích cực, chủ động và phát triển được các năng lực chung cũng như năng lực đặc thù khi tham gia giờ học được tổ chức theo mô hình lớp học đảo ngược hay không

- Phát hiện kịp thời những khó khăn, bất cập trong việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện như đã đề xuất để từ đó có thể rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn thiện nghiên cứu và có những kiến nghị phù hợp.

Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm

3.2.1 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

- Đối tượng thực nghiệm: HS lớp 10A1 và 10A6, GV Ngữ văn lớp 10 ở trường THPT Tống Văn Trân, Ý Yên, Nam Định Lớp 10A1 có 37 HS, lớp 10A6 có 36 HS HS của hai lớp có trình độ tương đương nhau

Chúng tôi tổ chức thực nghiệm tại trường THPT Tống Văn Trân thuộc huyện Ý Yên - Nam Định Đây là trường THPT công lập với bề dày hơn 60 năm, đạt được nhiều thành tích và đang trong lộ trình xây dựng cơ sở đào tạo chất lượng cao của tỉnh Trường có cơ sở vật chất khang trang, các lớp học đều có tivi thông minh kết nối internet GV được mời dạy thực nghiệm có chuyên môn vững vàng, nhiệt huyết, sáng tạo, có điều kiện và khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học HS có ý thức học tập và kỷ luật tốt, có kĩ năng cơ bản sử dụng các thiết bị CNTT và truyền thông

Bảng 3.1 Đối tượng thực nghiệm và đối chứng Địa bàn thực nghiệm Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số

Trường THPT Tống Văn Trân 10A1 37 10A6 36

Thời gian chúng tôi tiến hành thực nghiệm là tháng 6 năm 2023.

Nội dung thực nghiệm, yêu cầu thực nghiệm

3.3.1 Nội dung thực nghiệm Để đạt được mục đích thực nghiệm, chúng tôi tiến hành vận dụng cách thức tổ chức dạy học đã đề xuất ở chương 2 vào dạy đọc hiểu truyện ngắn Người ở bến sông Châu – Sương Nguyệt Minh tại lớp 10A1 – Trường THPT Tống Văn Trân

Cũng với bài học trên, chúng tôi tiến hành dạy học theo mô hình lớp học truyền thống tại lớp 10A6 – trường THPT Tống Văn Trân

Sau đó, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra đầu ra để đánh giá những NL và PC đã đặt ra trong phần mục tiêu bài học sau quá trình tổ chức dạy học theo mô hình LHĐN

Quá trình thực nghiệm phải đảm bảo được một số yêu cầu cơ bản sau:

- Đảm bảo tính chính xác, khoa học trong giảng dạy cũng như kiểm tra đánh giá

- GV và HS tham gia tích cực, chú trọng đến phát triển NL cơ bản, nhấn mạnh đến năng lực đặc thù của môn Ngữ văn là NL văn học và NL ngôn ngữ.

Cách đánh giá kết quả thực nghiệm

hiện yêu cầu trong phiếu học tập chính, về nội dung bao quát của văn bản

- Đọc văn bản “ ” ít nhất 2 lần, sử dụng kĩ thuật ghi chú bên lề để trả lời các câu hỏi gợi dẫn trong khi đọc trong SGK hoặc ghi lại các băn khoăn, thắc mắc của bản thân, tìm hiểu chú thích

Nhiệm vụ 2: Học bài qua tài liệu học tập trực tuyến, tiếp tục hoàn thiện phiếu học tập

- Truy cập vào lớp học “ ” trên Google classroom:

 “Tài liệu” - đọc các tài liệu tham khảo

 “Video bài giảng” để học qua video bài giảng

- Ghi chép các nội dung tự học được (bổ sung hoàn thiện phiếu học tập)

Nhiệm vụ 3: Thảo luận nhóm

(Sử dụng cho mô hình lớp học đảo ngược theo nhóm.)

- Các nhóm thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ học tập theo nhóm, gửi sản phẩm nhóm lên mục “Sản phẩm làm việc nhóm” ở lớp học trên Google classroom

Nhiệm vụ 4: Làm bài kiểm tra - Tại lớp học online trên google classroom, vào mục “Bài kiểm tra” tìm “bài kiểm tra trước giờ học trên lớp” để làm bài

- Lưu ý thời hạn nộp bài

Nhiệm vụ 5: Trao đổi thảo luận

- Tại lớp học online trên google classroom, vào mục “Trao đổi – Thảo luận” để đưa ra các thắc mắc của bản thân về bài học

- Mỗi cá nhân đưa ra ít nhất 1 điều băn khoăn, thắc mắc về bài học

* Tài liệu tham khảo: là những bài viết trên báo hay trong sách, những video bài giảng có nội dung liên quan đến bài học để HS tự nghiên cứu GV có thể tìm các nguồn tài liệu này nhờ vào internet, sách báo,

Hình 2.2 Minh họa mục Tài liệu tham khảo trên Google classroom

* Xây dựng video bài giảng bằng phần mềm Powerpoint và Ispring suit 11 Để video bài giảng thật sự phù hợp với đối tượng HS của mình, thể hiện đúng nhất ý đồ thiết kế bài học từ đó tạo hứng thú, tăng cường tính tích cực của HS trong quá trình tự học, GV có thể tự xây dựng video bài giảng với các phần mềm như powerpoint, canvas, ispring suit, avina authoring tools, Mỗi phần mềm sẽ có những ưu điểm và những tính năng riêng phù hợp với từng môn học Với bài đọc hiểu văn bản truyện trong môn Ngữ văn, chúng tôi đề xuất sử dụng phần mềm Powerpoint và Ispring suit 11 vì phần mềm Powerpoint đã rất quen thuộc với GV, hầu hết các thầy cô đã có kĩ năng thiết kế, sử dụng bài giảng điện tử; còn Ispring suit 11 cho phép người dùng thiết kế ngay trên ứng dụng Powerpiont để tạo ra những bài giảng hấp dẫn với các tính năng như thêm video, âm thanh, liên kết trực tiếp đường link vào bài giảng, tạo câu hỏi, chia nhỏ bài giảng thành các danh mục và gán giọng tường thuật riêng biệt

- Video bài giảng được xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu:

+ Dung lượng: tối đa không quá 20 phút, đủ để duy trì sự tập trung của HS THPT

+ Nội dung: là những kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất của bài học mà HS có thể tự tìm hiểu, tiếp thu được, được tổ chức thành các hoạt động học tập như: Khởi động, hình thành kiến thức, tổng kết

+ Hình thức: là bài giảng đa phương tiện, có sự kết hợp các kênh chữ, kênh hình ảnh, âm thanh,

- Quy trình thiết kế video dựa trên hai phần mềm này như sau:

+ GV thiết kế nội dung slide của bài trình chiếu Powerpoint

+ GV quay và biên tập video bằng Ispring suit 11 với các thao tác: quay phim màn hình/ ghi âm -> cắt và ghép video -> trộn và điều chỉnh âm thanh -> chèn phụ đề -> đóng gói và xuất file

Chẳng hạn, đối với bài Người ở bến sông Châu, chúng tôi thiết kế video bài giảng gồm các nội dung, hoạt động như bảng 2.3 Để xem chi tiết, xin truy cập đường link ở phụ lục

Bảng 2.3.Minh họa thiết kế video bài giảng trong giai đoạn trước giờ học

Nội dung trình chiếu Mục tiêu và ý tưởng thiết kế

- Hướng dẫn HS chuẩn bị để tự học qua video bài giảng tốt nhất

- Giới thiệu về cấu trúc của bài bài học trong video bài giảng Slide

- Trò chơi “Vượt chướng ngại vật” nhằm huy động kiến thức nền và tạo tâm thế để HS bước vào bài học

- Giới thiệu dẫn dắt vào bài học, các mục tiêu học tập

- Việc giới thiệu này sẽ giúp HS xác định được những nội dung kiến thức trọng tâm cần tìm hiểu, khám phá trong bài học

Tìm hiểu khái lược về truyện ngắn, có câu hỏi tương tác bằng chức năng Quiz để HS tự kiểm tra việc tiếp thu bài học qua SGK và hoàn thiện phiếu học tập số 1

Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm

Slide 18,19, 20,21 Đọc hiểu văn bản: tìm hiểu các sự kiện, nhận xét cốt truyện và tình huống truyện

HS tương tác qua câu hỏi Quiz để tự kiểm tra việc đọc văn bản

Slide 22 Tìm hiểu hệ thống nhân vật; xác định được mối quan hệ giữa nhân vật chính với các nhân vật khác

Tìm hiểu nhân vật dì Mây: hoàn cảnh, ngoại hình, được đặt tình huống truyện éo le

Slide 28 Nhận diện một số yếu tố nghệ thuật của truyện

Slide 29 Gợi dẫn nhiệm vụ thảo luận nhóm của HS, những nội dung kiến thức sẽ học trực tiếp trên lớp

Tổng kết nội dung đã học qua video bài giảng và kết thúc bài học

Bước 4: Thiết kế lớp học online trên Google classroom

Chúng tôi sử dụng ứng dụng Google classroom vì tính ứng dụng cao, miễn phí và dễ sử dụng GV chỉ cần một tài khoản Gmail là có thể dễ dàng tạo lớp học, HS cũng dễ dàng đăng nhập qua Gmail và học tập bằng một thiết bị công nghệ có kết nối internet như điện thoại, máy tính Trong lớp học online được tạo ra trên ứng dụng này, GV có thể cung cấp các tài liệu học tập, xây dựng lịch học, tạo thông báo, tạo bài tập, kiểm tra tiến độ hoàn thành bài tập của HS; chấm bài, phản hồi, nắm bắt được những băn khoăn, thắc mắc của HS để hỗ trợ quá trình tự học một cách hiệu quả Đối với HS, lớp học trực tuyến sẽ có thông báo nhắc nhở về thời gian nộp bài, học tập Để tạo được một lớp học online trên Google classroom, GV cần thực hiện các thao tác như sau:

Thứ nhất, truy cập trang https://classroom.google.com và đăng kí bằng tài khoản gmail

Thứ hai, tạo lớp học Nhấp vào biểu tượng dấu + ở góc phải trên cùng của giao diện để tạo lớp học, đặt tên cho lớp học và bài học

Hình 2.3 Tạo lớp học và chủ đề

Thứ ba, tạo nội dung cho lớp học: Sau khi lớp học đã được tạo, GV tạo các nội dung của lớp học

Về cơ bản, một lớp học online được thiết kế trên Google classroom gồm các nội dung sau: Hướng dẫn - nhiệm vụ học tập, video bài giảng, tài liệu tham khảo,

66 bài kiểm tra, trao đổi - thảo luận

Hình 2.4 Giao diện nội dung của lớp học trên Google classroom

GV đưa tài liệu, video bài giảng lên bằng cách tải lên từ máy tính, nhập liên kết từ drive hay youtube,

Hình 2.5 Đăng tải tài liệu trực tuyến

Lưu ý với bài kiểm tra, GV cần thiết kế bài kiểm tra trước khi đến lớp để kiểm tra năng lực tự học của HS, đánh giá xem HS đã học tốt những nội dung kiến thức nào, còn kiến thức nào phải đưa ra giải quyết trên lớp Sau khi học xong toàn bộ bài học theo mô hình lớp học đảo ngược, HS sẽ làm thêm một bài kiểm tra sau giờ học

Thứ tư, thêm HS vào lớp học: trong giao diện chính của lớp học, GV lấy mã lớp học hoặc đường link được hiện bên trái màn hình và cung cấp mã/ đường link này cho HS vào lớp

Hình 2.6 Mã của lớp học sau khi được tạo

Như vậy, với các thao tác đơn giản như trên, một lớp học online đã được tạo trên nền tảng Google classroom

Bước 5: Giao nhiệm vụ học tập cho HS

Nếu vận dụng hình thức tổ chức lớp học đảo ngược theo nhóm, trước khi giao nhiệm vụ GV chia nhóm học tập cho HS Việc chia nhóm được thực hiện ở những buổi trước bằng cách phân chia trong lớp một nhóm 4-5 HS hoặc 8-9 HS tùy thuộc số lượng HS trong lớp

Việc giao nhiệm vụ học tập được thực hiện trước khi diễn ra giờ học trực tiếp trên lớp ít nhất một tuần để HS nắm được nhiệm vụ, có đủ thời gian để thực hiện các nhiệm vụ tự học trước khi đến lớp GV có thể tiến hành chia nhóm, giao nhiệm vụ bằng nhiều hình thức: trực tiếp vào cuối của một tiết học trên lớp, qua nhóm Zalo, Messenger kết hợp với lớp học trên Google classroom GV cung cấp mã lớp, hướng dẫn HS cách truy cập vào lớp học, nhận các nhiệm vụ học tập cụ thể trong phiếu hướng dẫn tự học, phiếu học tập

Chẳng hạn, khi dạy đọc hiểu văn bản Kiêu binh nổi loạn, chúng tôi giao nhiệm vụ qua phiếu hướng dẫn tự học và phiếu học tập như sau:

Bảng 2.4 Phiếu hướng dẫn tự học bài Kiêu binh nổi loạn

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “KIÊU BINH NỔI LOẠN”

Nhiệm vụ học tập Hướng dẫn cụ thể

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu bài 6 – SGK; làm phiếu học tập số 1

- Đọc phần kiến thức ngữ văn để tìm ra những kiến thức khái quát của tiểu thuyết chương hồi

- Đọc văn bản “Kiêu binh nổi loạn”, tìm hiểu chú thích

Nhiệm vụ 2: Học bài qua tài liệu học tập trực tuyến, hoàn thiện phiếu học tập số 1

- Truy cập vào lớp học “10A1 – đọc hiểu văn bản” trên google classroom

 Vào mục “tài liệu” để đọc các tài liệu tham khảo

 Vào mục “Video bài giảng” để học qua video , bổ sung hoàn thiện phiếu học tập số 1

- Ghi chép lại các nội dung tự học được

Nhiệm vụ 3: Làm bài kiểm tra trên google classroom

- Tại lớp học online trên google classroom, vào mục bài tập để làm bài

- Lưu ý thời hạn nộp bài

Nhiệm vụ 4: Trao đổi - thảo luận

- Tại lớp học online trên google classroom, vào mục Trao đổi – Thảo luận để đưa ra các thắc mắc của bản thân về bài học

- Mỗi cá nhân đưa ra ít nhất 1 điều băn khoăn, thắc mắc về bài học

Hình 2.7 Phiếu học tập số 1 - bài Kiêu binh nổi loạn

Với bài học Người ở bến sông Châu, chúng tôi giao nhiệm vụ thông qua các phiếu hướng dẫn tự học, phiếu học tập:

Bảng 2.5 Hướng dẫn tự học bài Người ở bến sông Châu

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: NGƯỜI Ở BẾN SÔNG CHÂU

Nhiệm vụ học tập Hướng dẫn cụ thể Nhiệm vụ 1: nghiên cứu bài 6 – SGK, làm phiếu học tập số 1

- Đọc phần kiến thức ngữ văn để tìm ra những kiến thức khái quát về truyện ngắn: Khái niệm, đặc điểm

- Đọc nhan đề và dự đoán về nội dung, nhân vật chính

- Đọc văn bản “Người ở bến sông Châu” ít nhất 2 lần, tìm hiểu chú thích, ghi chú bên lề trả lời câu hỏi gợi dẫn có sẵn trong văn bản hoặc ghi chú những thắc mắc trong khi đọc

- Thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập số 1

Nhiệm vụ 2: Học bài qua tài liệu học tập trực tuyến, hoàn thiện phiếu học tập số 1

- Truy cập vào lớp học “10A1 – đọc hiểu văn bản” trên google classroom

 Vào mục “tài liệu” để đọc các tài liệu tham khảo

 Vào mục “Video bài giảng” để học qua video , bổ sung hoàn thiện phiếu học tập số 1

- Ghi chép lại các nội dung kiến thức tìm hiểu được

- Vào mục “Hướng dẫn – nhiệm vụ học tập” để nhận nhiệm vụ thảo luận của nhóm

- Thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ nhóm, gửi sản phẩm lên lớp học tại mục “Sản phẩm làm việc nhóm” trước 1 ngày diễn ra giờ học trực tiếp

Nhiệm vụ 4: Làm bài kiểm tra

- Tại lớp học online trên google classroom, vào mục “Bài kiểm tra”, chọn “Bài kiểm tra trước giờ học” để làm bài

- Lưu ý nộp bài đúng thời hạn Nhiệm vụ 5: Trao đổi thảo luận

- Tại lớp học online trên google classroom, vào mục

“Trao đổi – Thảo luận” để đưa ra các thắc mắc của bản thân về bài học

- Mỗi cá nhân đưa ra ít nhất 1 điều băn khoăn, thắc mắc về bài học

Hình 2.8 Phiếu học tập số 1 bài Người ở bến sông Châu

Bước 6: Kiểm tra, đánh giá

Giáo án thực nghiệm

KẾ HOẠCH DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: NGƯỜI Ở BẾN SÔNG CHÂU Sương Nguyệt Minh I MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS xác định và sử dụng được những nội dung kiến thức sau:

- Khái niệm và một số yếu tố hình thức của truyện ngắn như: điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện hạn tri, người kể chuyện toàn tri; lời người kể chuyện, lời nhân vật,

- Tình huống truyện đặc sắc, nghệ thuật miêu tả, thể hiện tâm lý nhân vật; không gian – thời gian nghệ thuật, sử dụng ẩn dụ biểu tượng

- Đề tài: hậu quả của chiến tranh

- Truyện ngắn ca ngợi ca ngợi lòng nhân hậu, ý chí, bản lĩnh vững vàng của người nữ thương binh sau cuộc chiến tranh

- Thông điệp chính mà văn bản muốn chuyển tải đến người đọc: thông điệp về nghị lực sống, cách đối diện với đau thương,

- Phát triển năng lực hợp tác – biết làm việc với các thành viên trong nhóm học tập, biết trình bày quan điểm, ý kiến cá nhân trước tập thể

- Có năng lực giải quyết vấn đề: vận dụng những kiến thức kĩ năng đã có để giải quyết tình huống học tập, áp dụng vào thực tiễn

- Rèn luyện năng lực tự chủ, tự học qua việc tự lập được kế hoạch tự học và thực hiện

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm của truyện ngắn, người kể chuyện hạn tri, người kể chuyện toàn tri,

- Nhận biết được một số yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật chính, nhân vật phụ, ) trong truyện ngắn

- Phân tích được các yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật …) được thể hiện trong truyện

- Phân tích và đánh giá được một số phương diện nội dung và hình thức của văn bản truyện: đề tài, chủ đề tư tưởng, thông điệp, nghệ thuật đặc sắc…

- Phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật, lời người kể chuyện gắn với ngôi kể và điểm nhìn

- Vận dụng được những hiểu biết về nội dung và hình thức của truyện Người ở bến sông Châu vào việc đọc, viết, nói và nghe có hiệu quả

- Học sinh biết cảm thông, thương xót những phận người chịu mất mát, hi sinh trong chiến tranh; trân trọng, ca ngợi những tình cảm cao quý, phẩm chất tốt đẹp của con người

- Hình thành ở học sinh lòng nhân ái, trung thực, chăm chỉ và trách nhiệm

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 Giáo viên

- Kế hoạch dạy học - Phiếu học tập trên giấy A4, A0, bút dạ, thước kẻ

- Các công cụ đánh giá như: Rubric, câu hỏi, bài tập, bài kiểm tra

- Lớp học trực tuyến trên Google classroom, phiếu hướng dẫn tự học, video bài giảng Elearning, tài liệu tham khảo, đề kiểm tra

- Phòng học có Tivi thông minh/máy chiếu, máy tính, mạng internet

- Chuẩn bị bài: Tự học ở nhà thông qua bài giảng trên lớp học trực tuyến, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ, gửi những vấn đề còn băn khoăn tới GV

- SGK, tài liệu tham khảo, vở ghi, giấy nháp

- Điện thoại thông minh/ máy tính có kết nối internet

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

GIAI ĐOẠN TRƯỚC GIỜ HỌC TRÊN LỚP a) Mục tiêu:

- HS trình bày được khái niệm, một số đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn nói chung, những nét chính về tác giả Sương Nguyệt Minh và tác phẩm

- HS xác định được các sự kiện chính tạo nên cốt truyện và tình huống truyện, hệ thống nhân vật và nhân vật trung tâm của truyện

- HS chỉ ra được những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện b) Nội dung:

- Truy cập trang học tập trực tuyến trên google classroom, đọc hướng dẫn tự học, xác định nhiệm vụ học tập, lập kế hoạch tự học

- Thực hiện các nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn và kế hoạch tự học: đọc SGK, tài liệu tham khảo, học qua video bài giảng, thảo luận nhóm, làm bài kiểm tra c) Sản phẩm

- Kiến thức HS tự mình nghiên cứu qua tài liệu và video bài giảng, qua kĩ năng sử dụng CNTT tìm kiếm, học hỏi

- Bài kiểm tra d) Tổ chức dạy học

 GV chuyển giao nhiệm vụ: yêu cầu HS đăng nhập vào lớp học trên Google classroom, nhận nhiệm vụ:

* Phiếu hướng dẫn tự học Trường THPT:

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: NGƯỜI Ở BẾN SÔNG CHÂU

Nhiệm vụ học tập Hướng dẫn cụ thể

Nhiệm vụ 1: nghiên cứu bài 6 – SGK, làm phiếu học tập số 1

- Đọc phần kiến thức ngữ văn để tìm ra những kiến thức khái quát về truyện ngắn: Khái niệm, đặc điểm

- Đọc nhan đề và dự đoán về nội dung, nhân vật chính

- Đọc văn bản “Người ở bến sông Châu” ít nhất 2 lần, tìm hiểu chú thích, ghi chú bên lề trả lời câu hỏi gợi dẫn có sẵn trong văn bản hoặc ghi chú những thắc mắc trong khi đọc

- Thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập số 1

Nhiệm vụ 2: Học bài qua tài liệu học tập trực tuyến, hoàn thiện phiếu học tập số 1

- Truy cập vào lớp học “10A1 – đọc hiểu văn bản” trên

 Vào mục “tài liệu” để đọc các tài liệu tham khảo

 Vào mục “Video bài giảng” để học qua video , bổ sung hoàn thiện phiếu học tập số 1

- Ghi chép lại các nội dung kiến thức tìm hiểu được

- Vào mục “Hướng dẫn – nhiệm vụ học tập” để nhận nhiệm vụ thảo luận của nhóm

- Thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ nhóm, gửi sản phẩm lên lớp học tại mục “Sản phẩm làm việc nhóm” trước 1 ngày diễn ra giờ học trực tiếp

- Tại lớp học online trên google classroom, vào mục

“Bài kiểm tra”, chọn “Bài kiểm tra trước giờ học” để làm bài

- Lưu ý nộp bài đúng thời hạn

- Tại lớp học online trên Google classroom, vào mục

“Trao đổi – Thảo luận” để đưa ra các thắc mắc của bản thân về bài học

- Mỗi cá nhân đưa ra ít nhất 1 điều băn khoăn, thắc mắc về bài học

Nhiệm vụ hoạt động nhóm

GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 10 HS

Nhóm 1: Đọc phần 1, từ đầu đến “Dì ngồi như tượng” (trang 43-45 , sgk ngữ văn 10, tập 2 bộ sách Cánh diều) và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Tìm các chi tiết miêu tả cử chỉ, lời nói, hành động, thái độ của dì Mây trong các tình huống sau:

- Khi trở về, gặp bố ở bến sông

- Khi thấy chú San cưới vợ - Khi nói chuyện với chú San Từ đó, nhận xét về tâm trạng và tính cách, phẩm chất của dì Mây

91 Câu 2: Tìm những câu văn tiêu biểu miêu tả cảnh và diễn biến tâm trạng của nhân vật, từ đó nhận xét về bút pháp miêu tả của nhà văn trong phần 1

Nhóm 2: Đọc phần 2, từ “Sáng ” đến “ Sóng nước lao xao.” (từ trang 45 đến 47, sgk ngữ văn 10, tập 2 bộ sách Cánh diều) và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Lý do vì sao dì Mây ra ở lều cỏ?

Câu 2: Tìm các chi tiết miêu tả mái tóc, nước da của dì Mây Nhận xét về ý nghĩa của việc miêu tả ấy

Câu 3: Liệt kê các chi tiết miêu tả thái độ, hành động, việc làm của dì Mây khi ra ở lều cỏ Từ đó, hãy nhận xét về tâm trạng và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật

Câu 4: Nhận xét chung về nhân vật dì Mây được khắc họa trong phần 2

Nhóm 3: Đọc phần 3, từ “Làng xây trạm xá mới.” đến “ phía cuối con đường về bến ” (từ trang 47 đến 48, sgk ngữ văn 10, tập 2 bộ sách Cánh diều) và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Em có nhận xét gì về câu nói “Trạm xá còn thiếu thuốc Tôi cố, cũng như người tập thể dục.” và chi tiết “con đường đầy dấu chân tròn in vào đất phù sa.” ?

Câu 2: Trong phần này, dì Mây được đặt vào tình huống nào? Hãy nhận xét về ý nghĩa của tình huống truyện đó trong việc khắc họa vẻ đẹp phẩm chất, tính cách của nhân vật dì Mây

Câu 3: Theo em, vì sao dì Mây lại “khóc tức tưởi” sau khi đỡ đẻ cho cô

Thanh? Em nhận xét như thế nào về chi tiết này?

Câu 4: Nhận xét về nhân vật dì Mây được khắc họa trong phần 3

Nhóm 4: Đọc phần 4, còn lại (trang 48, 49, sgk ngữ văn 10, tập 2 bộ sách Cánh diều) và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Số phận của thím Ba và thằng Cún gợi cho em suy nghĩ gì về hậu quả của chiến tranh?

Câu 2: Nhận xét về quyết định của dì Mây khi nhận nuôi thằng Cún

Câu 3: Sự xuất hiện của nhân vật chú Quang và hồi ức ở Trường Sơn giúp em hiểu thêm điều gì nữa ở nhân vật dì Mây?

92 Câu 4: Bến sông Châu và tiếng ru của dì Mây được miêu tả qua những chi tiết nào trong đoạn cuối trang 49, sgk? Hãy nhận xét về ý nghĩa của những chi tiết ấy

Câu 5: Nhận xét chung về nhân vật dì Mây được khắc họa trong phần 4

* Rubric đánh giá hoạt động nhóm và các thành viên trong nhóm (xin xem phụ lục 4)

 Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu tài liệu, xem và tương tác trên video bài giảng, thảo luận nhóm, hoàn thành bài kiểm tra Chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc gửi lên lớp học trực tuyến

 Báo cáo, thảo luận: GV thông qua nhóm Zalo lớp học để trao đổi các khó khăn của học sinh, hướng dẫn, nhắc nhở, tạo thêm động lực, từng bước giúp cho HS quen dần phương pháp tự nghiên cứu bài học HS thảo luận hoàn thành nhiệm vụ nhóm, nộp sản phẩm nhóm đúng thời hạn

 Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: GV nhắc nhở, đánh giá quá trình tự học thông qua nhóm lớp, hỗ trợ các bạn HS khi có nhu cầu

GIAI ĐOẠN TRONG GIỜ HỌC TRÊN LỚP

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Ngày đăng: 04/09/2024, 15:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Sự khác nhau giữa dạy học truyền thống và dạy học đảo ngược - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Hình 1.1. Sự khác nhau giữa dạy học truyền thống và dạy học đảo ngược (Trang 28)
Bảng 1.2. Khảo sát về mức độ sử dụng PPDH của GV - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Bảng 1.2. Khảo sát về mức độ sử dụng PPDH của GV (Trang 47)
Bảng 1.3. Kết quả khảo sát những khó khăn của GV trong dạy đọc hiểu truyện - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Bảng 1.3. Kết quả khảo sát những khó khăn của GV trong dạy đọc hiểu truyện (Trang 48)
Bảng 1. 4. Kết quả khảo sát mức độ tìm hiểu và sử dụng mô hình LHĐN - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Bảng 1. 4. Kết quả khảo sát mức độ tìm hiểu và sử dụng mô hình LHĐN (Trang 49)
Bảng 1.5. Nhận thức của GV về vai trò của LHĐN - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Bảng 1.5. Nhận thức của GV về vai trò của LHĐN (Trang 49)
Bảng 1.6. Mức độ hứng thú của HS với giờ đọc hiểu văn bản truyện được tổ - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Bảng 1.6. Mức độ hứng thú của HS với giờ đọc hiểu văn bản truyện được tổ (Trang 51)
Bảng 1.7.Kết quả khảo sát hoạt động học tập của HS trong học đọc hiểu truyện - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Bảng 1.7. Kết quả khảo sát hoạt động học tập của HS trong học đọc hiểu truyện (Trang 52)
Bảng 2.1. Minh họa lựa chọn nội dung dạy học trực tuyến và trực tiếp - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Bảng 2.1. Minh họa lựa chọn nội dung dạy học trực tuyến và trực tiếp (Trang 68)
Bảng 2.3.Minh họa thiết kế video bài giảng trong giai đoạn trước giờ học - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Bảng 2.3. Minh họa thiết kế video bài giảng trong giai đoạn trước giờ học (Trang 72)
Hình 2.3. Tạo lớp học và chủ đề - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Hình 2.3. Tạo lớp học và chủ đề (Trang 75)
Hình 2.4. Giao diện nội dung của lớp học trên Google classroom - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Hình 2.4. Giao diện nội dung của lớp học trên Google classroom (Trang 76)
Hình 2.5. Đăng tải tài liệu trực tuyến - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Hình 2.5. Đăng tải tài liệu trực tuyến (Trang 76)
Hình 2.6. Mã của lớp học sau khi được tạo - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Hình 2.6. Mã của lớp học sau khi được tạo (Trang 77)
Bảng 2.4. Phiếu hướng dẫn tự học bài Kiêu binh nổi loạn - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Bảng 2.4. Phiếu hướng dẫn tự học bài Kiêu binh nổi loạn (Trang 78)
Hình 2.7. Phiếu học tập số 1 - bài Kiêu binh nổi loạn - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Hình 2.7. Phiếu học tập số 1 - bài Kiêu binh nổi loạn (Trang 79)
Bảng 2.5. Hướng dẫn tự học bài Người ở bến sông Châu - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Bảng 2.5. Hướng dẫn tự học bài Người ở bến sông Châu (Trang 80)
Hình 2.8. Phiếu học tập số 1 bài Người ở bến sông Châu - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Hình 2.8. Phiếu học tập số 1 bài Người ở bến sông Châu (Trang 81)
Hình 2.10. Nhập mã lớp và tham gia lớp học - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Hình 2.10. Nhập mã lớp và tham gia lớp học (Trang 82)
Hình 2.9. Biểu đồ kết quả câu trả lời của HS trên lớp Google form - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Hình 2.9. Biểu đồ kết quả câu trả lời của HS trên lớp Google form (Trang 82)
Hình 2.11. Minh họa kế hoạch tự học của HS - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Hình 2.11. Minh họa kế hoạch tự học của HS (Trang 83)
Hình 2.12. Giao diện trò chơi phần khởi động của bài “Kiêu binh nổi loạn” - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Hình 2.12. Giao diện trò chơi phần khởi động của bài “Kiêu binh nổi loạn” (Trang 85)
Hình 2.13. Phần khởi động sử dụng ứng dụng Mentimeter - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Hình 2.13. Phần khởi động sử dụng ứng dụng Mentimeter (Trang 85)
Bảng 2.6. Tiến trình các hoạt động trên lớp học trực tiếp - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Bảng 2.6. Tiến trình các hoạt động trên lớp học trực tiếp (Trang 86)
Hình 2. 14. Phiếu học tập số 2 – bài Người ở bến sông Châu - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Hình 2. 14. Phiếu học tập số 2 – bài Người ở bến sông Châu (Trang 88)
Bảng 3.1. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Bảng 3.1. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng (Trang 94)
Bảng 3.2. Bảng đánh giá kết quả bài kiểm tra - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Bảng 3.2. Bảng đánh giá kết quả bài kiểm tra (Trang 120)
Bảng 3.3.Thăm dò ý kiến HS sau thực nghiệm - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
Bảng 3.3. Thăm dò ý kiến HS sau thực nghiệm (Trang 121)
Hình  thức  trình bày - vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy đọc hiểu truyện cho học sinh lớp 10
nh thức trình bày (Trang 143)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w