Vì vậy, đề tài: "Áp dụng Logistics và quản lý chuỗi cung ứng vào quản lý sản xuất, kinh doanh ngành thức ăn nhanh ở Công ty Pizza Ngon Việt Nam" mang tính cấp thiết, đánh giá thực trạng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ÁP DỤNG HIỆU QUẢ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VÀO QUẢN LÝ SẢN XUẤT,
KINH DOANH NGÀNH THỨC ĂN NHANH Ở
CÔNG TY PIZZA NGON VIỆT NAM
SINH VIÊN THỰC HIỆN: BÙI THỊ NHƯ QUỲNH MÃ SINH VIÊN: A41078
NGÀNH: LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
HÀ NỘI – 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ÁP DỤNG HIỆU QUẢ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VÀO QUẢN LÝ SẢN XUẤT,
KINH DOANH NGÀNH THỨC ĂN NHANH Ở
CÔNG TY PIZZA NGON VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TRẦN VĂN VINH SINH VIÊN THỰC HIỆN: BÙI THỊ NHƯ QUỲNH MÃ SINH VIÊN: A41078
NGÀNH: LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
HÀ NỘI – 2024
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn đến các Quý Thầy cô Khoa Kinh tế, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Trường Đại học Thăng Long đã tạo cơ hội cho được học tập, rèn luyện và tích lũy kiến thức, kỹ năng để thực hiện khóa luận
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến Giảng viên hướng dẫn Trần Văn Vinh đã tận
tình chỉ dẫn, theo dõi và đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp em giải quyết được các vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài một cách tốt nhất
Do kiến thức của bản thân còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung khóa luận khó tránh những thiếu sót Em rất mong nhận sự góp ý, chỉ dạy thêm từ Quý Thầy cô
Cuối cùng, em xin chúc Quý Thầy Cô luôn thật nhiều sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc
Trân trọng
SINH VIÊN
Bùi Thị Như Quỳnh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng đây là bài Khoá luận tốt nghiệp của em, có sự hỗ trợ từ Giáo
viên hướng dẫn là thầy Trần Văn Vinh Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài
này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình
SINH VIÊN
Bùi Thị Như Quỳnh
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
1 AKA (Tên riêng của thương hiệu) AKA House 2 Buss Dev
Mgr
Quản lý phát triển kinh
4 CC&CS (Tên riêng của thương hiệu) The Coffee Club 5 CEO Tổng giám đốc điều hành Chief executive officer 6 CFO Giám đốc tài chính Chief Financial Officer
hàng
Customer Service Representative) 8 CSR Đại diện chăm sóc khách
hàng
Customer Service Representative 9 CT (Tên riêng của thương hiệu) Chang Town 10 DQ&SW (Tên riêng của thương hiệu) Dairy Queen & Swenden’s
12 FDI Nguồn vốn nước ngoài Foreign Direct Investment 13 FEFO Hết han trước, xuất trước First Expired - First Out 14 FIFO Nhạp trước, Xuất trước First in First Out
15 GM Tổng quản lý điều hành General Manager 16 HCNS Hành chính nhân sự
Trang 622 KOL Người có sức ảnh hưởng Key opinion leader
37 TPC (Tên riêng của thương hiệu) The Pizza Company
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương I: Cơ sở lý luận về áp dụng hiệu quả Logistics và quản lý chuỗi cung ứng vào quản lý sản xuất và kinh doanh ngành thức ăn nhanh 3
1.1 Các khái niệm về Logistics và Chuỗi cung ứng 3
1.1.1 Khái niệm về các hoạt động Logistics trong sản xuất và kinh doanh sản xuất thức ăn nhanh 3
1.1.2 Khái niệm về chuỗi cung ứng trong sản xuất và kinh doanh thức ăn nhanh 4
1.1.3 Quản Lý sản xuất là gì? 5
1.1.4 Quản lý hoạt động kinh doanh 6
1.1.5 Khái niệm áp dụng hiểu quả Logistics và quản lý chuỗi cung ứng vào quản lý sản xuất là gì? 7
1.1.6 Nội dung của ngành sản xuất thức ăn nhanh 7
1.1.7 Đặc điểm của ngành sản xuất thức ăn nhanh 11
1.2 Thực trạng ngành thức ăn nhanh tại Việt Nam 13
1.2.1 Hệ thống thức ăn nhanh tại Việt Nam 13
1.2.2 Đặc điểm sản xuất, kinh doanh ngành thức ăn nhanh tại Việt Nam 17
Chương II Áp dụng Logistics và quản lý chuỗi cung ứng trong quản lý sản xuất, kinh doanh của công ty Pizza Ngon Việt Nam 21
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty 21
2.1.1 Giới thiệu chung 21
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Pizza Ngon Việt Nam 22
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Pizza Ngon Việt Nam 22
2.1.4 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty 25
2.2.2 Hoạt động sản xuất 33
2.2.3 Hoạt động Order và nhập hàng hoá 37
2.2.4 Hoạt động kiểm soát chất lượng 38
2.3 Áp dụng Logistics và quản lý chuỗi cung ứng vào quản lý sản xuất và kinh doanh của Công ty Pizza Ngon 40
2.3.1 Lựa chọn nguồn nguyên vật liệu nội địa và tìm nhà cung ứng hiệu quả 40
Trang 82.3.2 Quản lý nhân sự áp dụng hình thức làm việc Partime phối hợp Fulltime 42 2.3.3 Quản lý hàng lưu kho- Sử dụng phần mềm quản lý kho SMARTLOG 42 2.3.4 Các phương pháp bảo quản hàng hoá- Sắp xếp kho hàng hiệu quả 44 2.3.5 Dịch vụ chăm sóc khách hàng- Áp dụng đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn của Công ty 45 2.3.6 Marketing- Sử dụng KOLs 47 Chương III Nâng cao hiệu quả áp dụng Logistics và quản lý chuỗi cung ứng trong ngành cung cấp thức ăn nhanh 51
1.1 Nâng cao hiệu quả áp dụng Logistics và quản lý cuỗi cung ứng Công ty Cổ phần Pizza Ngon Việt Nam 51 1.2 Nâng cao hiệu quả áp dụng Logistics và quản lý chuỗi cung ứng trong ngành cung cấp thức ăn nhanh 53 KẾT LUẬN 55 PHỤ LỤC 56
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 91
MỞ ĐẦU
Trong nhiều năm gần đây, thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam phát triển với tốc độ mạnh mẽ Các thương hiệu lớn đến từ các nước trên Thế Giới đang tràn ngập trên đường phố như KFC, Lotteria, Al Fresco, Pizza Hut, Buger King, McDonald’s và đặc biệt là sự cạnh tranh bắt đầu sôi động hơn khi mới đây thị trường này xuất hiện thêm một thương hiệu The Pizza Company có mặt đầu tiên tại Việt Nam năm 2013 Với xu hướng công nhiệp hóa phát triển mạnh mẽ, mức sống nâng cao, nhịp sống hối hả của các thành phố lớn thì thị trường thức ăn nhanh dần quen thuộc và không thể thiếu trong tâm lý tiêu dùng khách hàng Chiếc bánh thị trường đồ ăn nhanh ngày một phình to và tiểm năng tăng trường còn rất lớn Các doanh nghiệp ngoại đã và đang nhìn thấy thị trường tiềm năng này, tiếp tục đầu tư và mở rộng nó, song cũng không ít những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp này Dường như việc áp dụng Logistics và quản lý chuỗi cung ứng của các thương hiệu chưa được hiểu quả triệt để khiến cho giá thành thức ăn nhanh tại thị trường Việt Nam vẫn còn cao so với các món ăn nhanh đường phố tại Việt Nam, đặc biệt là các thương hiệu lớn như Pizza Hut, The Pizza Company, Buger King, vẫn được coi là những nhà hàng xa xỉ đối với người Việt Nam Vì vậy, đề tài: "Áp dụng Logistics và quản lý chuỗi cung ứng vào quản lý sản xuất, kinh doanh ngành thức ăn nhanh ở Công ty Pizza Ngon Việt Nam" mang tính cấp thiết, đánh giá thực trạng chung của dịch vụ cung ứng thức ăn nhanh của các thương hiệu lớn, đồng thời từ đó kiến nghị đưa ra nhưng biện pháp thích hợp để phát triển hệ thống này cho những doanh nghiệp trong nước và trên Thế Giới tại thị trường Việt Nam
Trang 102
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của bài khoá luận này này nhằm tổng kết lại các kiến thức về Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đã được học trong chương trình học của Đại học Thăng Long, tìm hiểu về quy trình sản xuất, kinh doanh chuỗi thức ăn nhanh của các thương hiệu lớn có mặt tại thị trường Việt Nam đặc biệt là thương hiệu The Pizza Company Từ đó, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong quy trình sản xuất, kinh doanh của Công ty Pizza Ngon Việt Nam cũng như ngành sản xuất kinh doanh thức ăn nhanh, nghiên cứu áp dụng Logistics và quản lý chuỗi cung ứng vào quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty để cải thiện các điểm yếu của Công ty
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu trong bài khoá luận là phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp nghiên cứu thực tiễn, khảo sát những người đã trải nghiệm dịch vụ ăn uống ở The Pizza Company
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 11Logistics là một thuật ngữ tiếng Anh, được dịch sang tiếng Việt là "hậu cần" Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, dịch vụ hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
Theo Hội đồng chuyên gia chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals-CSCMP) định nghĩa Quản lý logistics như sau:
“Quản lý logistics là một phần của quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa” Trong phạm vi một doanh nghiệp, quản lý logistics được hiểu là một bộ phận của quá trình chuỗi cung ứng, bao gồm việc hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả các dòng vận động và dự trữ hàng hóa, dịch vụ cùng các thông tin có liên quan từ điểm khởi đầu đến các điểm tiêu thụ theo đơn đặt hàng nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng
Logistics bao gồm các hoạt động chính sau:
Vận tải: Vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ Lưu kho: Lưu trữ hàng hóa trong kho bãi
Thu mua: Mua sắm nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ sản xuất, kinh doanh Phân phối: Phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng
Kho bãi: Quản lý kho bãi, lưu trữ hàng hóa Lập kế hoạch: Lập kế hoạch vận tải, lưu kho, thu mua, phân phối Kiểm soát: Kiểm soát chất lượng hàng hóa, kiểm soát chi phí logistics
Một số chi phí logistics cơ bản:
Chi phí vận tải: Tất cả các chi phí cho việc vận chuyển, lưu thông, phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ sản phẩm Đây là mức chi phí lớn nhất mà khi mua bất kỳ món hàng nhỏ bạn cũng phải trả
Chi phí cơ hội vốn lãi tối thiểu mà nhà đầu tư nhận được khi đầu tư cho hoạt động khác không phải hàng hóa dự trữ
Chi phí bảo quản hàng hóa, chi phí bảo hiểm hàng hóa, đền bù cho hàng hóa hỏng, thuê kho bãi , xuất nhập hàng ra vào kho, bảo quản hàng hóa
Logistics có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp Logistics hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp:
Trang 124 Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng doanh số và lợi nhuận Giảm chi phí logistics, nâng cao hiệu quả kinh tế
Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Logistics ngành thức ăn nhanh là toàn bộ các hoạt động hậu cần phục vụ cho chuỗi cung ứng thức ăn nhanh như:
Vận tải, vận chuyển Lưu kho, bảo quản hàng hoá Các hoạt động Marketing, xúc tiến bán hàng
Áp dụng hiệu quả Logistics vào sản xuất, kinh doanh ngành thức ăn nhanh là việc áp dụng nhưng biện pháp Logistics và quản lý chuỗi cung ứng để các hoạt động trên được tối ưu, hiệu quả phục vụ cho chuỗi cung ứng thức ăn nhanh được đưa tới khách hàng một cách trơn tru, hiệu quả với chi phí tối thiểu nhất có thể
1.1.2 Khái niệm về chuỗi cung ứng trong sản xuất và kinh doanh thức ăn nhanh
Quản lý chuỗi cung ứng trong tiếng Anh là Supply Chain Management, viết tắt là SCM là việc quản lý dòng hàng hóa và dịch vụ và bao gồm tất cả các quy trình từ biến đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng
Theo tài liệu môn Nguyên lý Logistics trường Đại học Thăng Long định nghĩa: “Chuỗi cung ứng là một hệ thống tổ chức, con người, các nguồn lực, thông tin, các hoạt động liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng.”
Các yếu tố trong chuỗi: Nhà cung cấp, nhà sản xuất/ nhà vận chuyển/ kho vận/ nhà phân phối/ khách hàng… là một hệ thống liên quan, kết nối và có liên hệ chặt chẽ với nhau
Một số khái niệm khác về quản lí chuỗi cung ứng khác:
Chuỗi cung ứng (SCM) là sự gắn kết của các công ty nhằm đưa sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường (Lambert, Stock, & Ellram, 1998)
SCM là một mạng lưới các các cơ sở vật chất và các phương án phân phối thực hiện các chức năng mua sắm nguyên vật liệu và chuyển đổi chúng thành các bán thành phẩm, thành phẩm, đồng thời thực hiện chức năng phân phối tới khách hàng (Ganeshan,1995)
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ và thông tin từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các bên liên quan đến việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng, bao gồm:
Nhà cung cấp: Cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 135 Doanh nghiệp: Sản xuất, phân phối hàng hóa và dịch vụ đến tay khách hàng Khách hàng: Người tiêu dùng cuối cùng của hàng hóa và dịch vụ
Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động chính sau:
Lập kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch thu mua, kế hoạch vận tải, kế hoạch lưu kho, kế hoạch phân phối
Tìm nguồn cung ứng: Tìm kiếm và lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp Sản xuất: Sản xuất hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng Vận tải: Vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ Lưu kho: Lưu trữ hàng hóa trong kho bãi
Phân phối: Phân phối hàng hóa đến tay khách hàng Kiểm soát: Kiểm soát chất lượng hàng hóa, kiểm soát chi phí, kiểm soát tiến độ
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp:
Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng doanh số và lợi nhuận Giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế
Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm
Quản lý chuỗi cung ứng ngành thức ăn nhanh là toàn bộ các hoạt động bắt đầu từ nguyên vật liệu đến lúc thành phẩm cung cấp đến khách hàng như:
Tìm nguồn cung ứng Lập kế hoạch mua hàng, vận chuyển, lưu kho Dự báo nhu cầu, lập kế hoạch sản xuất
Cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng
Áp dụng hiệu quả Quản lý chuỗi cung ứng vào sản xuất, kinh doanh ngành thức ăn nhanh là việc áp dụng nhưng biện pháp quản lý để các hoạt động trên được tối ưu, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu, chất lượng, tăng doanh số và lợi nhuận với chi phí tối thiểu nhất có thể
1.1.3 Quản Lý sản xuất là gì?
Quản lý sản xuất là quá trình quản lý và điều hành hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp, đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất chất lượng, hiệu quả về tài chính và thời gian, đáp ứng nhu cầu thị trường
Quản lý sản xuất bao gồm các hoạt động chính sau:
Lập kế hoạch sản xuất: Xác định, dự báo nhu cầu sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, lịch trình sản xuất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhân công, thiết bị
Điều phối sản xuất: Phân công công việc, phân bổ nguồn lực, phối hợp các bộ phận, giám sát tiến độ sản xuất
Trang 146 Kiểm soát sản xuất: Thiết kế công nghệ sản xuất, xác định năng lực, công suất sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, kiểm soát chi phí sản xuất, kiểm soát tiến độ sản xuất
Quản lý nguồn nhân lực: theo dõi, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Kiểm soát máy móc: bảo trì, bảo dưỡng, theo dõi, thay thế các thiết bị máy móc
Quản lý sản xuất hiệu quả là là việc lên kế hoạch sản xuất, điều phối các nguồn lực sản xuất để đảm bảo hàng hóa, dịch vụ được sản xuất đúng tiến độ, số lượng và chất lượng Giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tránh tình trạng thiếu hụt hàng hóa, ảnh hưởng đến uy tín và doanh số của doanh nghiệp
Quản lý sản xuất có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp Quản lý sản xuất hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp:
Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng doanh số và lợi nhuận Giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế
Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Tạo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh
1.1.4 Quản lý hoạt động kinh doanh
Quản lý hoạt động kinh doanh là quá trình lên kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra
Quản lý hoạt động kinh doanh bao gồm các hoạt động chính sau:
Lập kế hoạch kinh doanh: Xác định mục tiêu kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, phân bổ nguồn lực, lập kế hoạch tài chính, lập kế hoạch marketing, lập kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch nhân sự, lập kế hoạch bán hàng
Tổ chức hoạt động kinh doanh: Xác định cấu trúc tổ chức, phân công công việc, đào tạo nhân viên, xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Điều hành hoạt động kinh doanh: Giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch, giải quyết vấn đề phát sinh, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết
Kiểm soát hoạt động kinh doanh: Đo lường kết quả thực hiện, so sánh với kế hoạch, phân tích nguyên nhân sai lệch, đưa ra biện pháp khắc phục
Quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả là việc lên kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra
Quản lý hoạt động kinh doanh có vai trò quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp Quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả là:
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 157 Đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra Tăng doanh số và lợi nhuận
Giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.5 Khái niệm áp dụng hiểu quả Logistics và quản lý chuỗi cung ứng vào quản lý sản xuất là gì?
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đã và đang áp dụng các phương pháp Logistics và quản lý chuỗi cung ứng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đang có những lựa chọn phương pháp và áp dụng hiệu quả
Vì vây, việc áp dụng hiểu quả Logistics và quản lý chuỗi cung ứng vào sản xuất kinh doanh là việc áp dụng những phương pháp chiến lược Logistics và quản lý chuỗi cung ứng một cách tối ưu về năng xuất, chi phí, phù hợp với mục đích của Công ty
Áp dụng hiệu quả Logistics và quản lý chuỗi cung ứng vào sản xuất kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:
Giảm chi phí: Tối ưu hóa quy trình vận chuyển, lưu kho, quản lý hàng tồn kho, v.v Tăng hiệu quả: Nâng cao tốc độ giao hàng, giảm thiểu sai sót, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng
Tăng lợi nhuận: Doanh nghiệp có thể tập trung vào các hoạt động cốt lõi, tăng khả năng cạnh tranh
Để áp dụng hiệu quả Logistics và quản lý chuỗi cung ứng vào sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần:
Xác định mục tiêu: Xác định rõ ràng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được khi áp dụng Logistics và SCM
Lập kế hoạch: Lập kế hoạch chi tiết cho các hoạt động Logistics và SCM, bao gồm quy trình, công nghệ, nhân lực, v.v
Thực hiện: Triển khai kế hoạch một cách hiệu quả, theo dõi và giám sát các hoạt động
Đánh giá và cải tiến: Đánh giá hiệu quả của các hoạt động Logistics và SCM, liên tục cải tiến để nâng cao hiệu quả
1.1.6 Nội dung của ngành sản xuất thức ăn nhanh
Trang 16Năm 1921: White Castle mở cửa hàng thức ăn nhanh, bán Hamburger với giá bình dân Đề nghị nhượng quyền thương mại được đưa ra bởi A&W Root Beer, lần đầu tiên tại Mỹ
Năm 1930s: Howard Johnson’s nhượng lại quyền thương mại trước hết là những quan điểm nhà hàng với sự tiêu chuẩn hóa về thực đơn, bảng hiệu và quảng cáo
Năm 1951: Thuật ngữ “fast food” chính thức được in trong từ điển Merriam Webster Hiện tượng đồ ăn nhanh chỉ thật sự hình thành từ những tiệm ăn drive-in ở phía nam California cho phép khách hàng lái xe qua mua đồ ăn vào đầu thập kỷ 40 Với sự thịnh hành của xe hơi, những chủ tiệm ăn bắt đầu nghĩ ra ý tưởng thiết kế một nhà hàng cho phép mọi người gọi đồ ăn và ăn mà không cần rời khỏi xe hơi Mô hình nhà hàng drive-in trở nên vô cùng đông đúc và thành công Tuy nhiên, vì sử dụng kiểu chuẩn bị đồ ăn giống như những nhà hàng thông thường nên dịch vụ không nhanh, và khi đồ ăn được mang ra phục vụ thì không còn nóng nữa
Hai anh em Richard và Maurice McDonald sở hữu một nhà hàng drive-in như thế Sau khi vận hành nó thành công trong 11 năm, họ quyết định sẽ cải tiến Họ muốn làm thức ăn nhanh hơn, bán rẻ hơn và bớt phải suy nghĩ về việc thay thế những đầu bếp hay cô phục vụ mang đồ ăn ra xe Hai anh em đóng cửa hàng và tái thiết kế khu vực chuẩn bị thức ăn để nó vận hành bớt giống nhà hàng mà giống một dây chuyền sản xuất ô tô hơn
Hai anh em McDonald mở cửa hàng tái thiết kế của mình vào năm 1948, với tên gọi McDonald’s Thượng hiệu này đã làm họ nổi tiếng và giờ đây đã trở thành thương hiệu đồ ăn nhanh lớn nhất thế giới Những người mở cửa hàng từ khắp nơi trên nước Mỹ tới để học tập mô hình này, được gọi là Dịch Vụ Siêu Tốc
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 179 Trước khi hai anh em McDonald phát minh ra hệ thống đồ ăn nhanh, một vài nhà hàng cũng đã có thể chuẩn bị đồ ăn khá nhanh bằng cách thuê những đầu bếp chuyên nấu những món ăn không cần mất nhiều thời gian chuẩn bị Tuy nhiên, để trở thành những đầu bếp này đòi hỏi nhiều kỹ năng và đào tạo, những đầu bếp giỏi khá khan hiếm Hệ thống Siêu Tốc của hai anh em McDonald lại hoàn toàn khác Thay vì sử dụng một đầu bếp lành nghề để chuẩn bị đồ ăn nhanh chóng, họ dùng rất nhiều những nhân công không nhiều kỹ năng, mỗi người chỉ phụ trách một bước cụ thể, đơn giản trong quá trình chuẩn bị đồ ăn
Hai anh em McDonald còn thay đổi thiết kế của bếp ăn nhà hàng Thay vì có rất nhiều thiết bị khác nhau để chuẩn bị nhiều loại món ăn, bếp ăn Siêu Tốc chỉ cần có một lò nướng lớn để một người có thể nướng nhiều burger cùng một lúc, một mặt bàn để nêm những gia vị giống nhau vào từng chiếc burger, một chảo dầu nóng với một người chiên khoai tây, một máy phục vụ nước ngọt và đồ tráng miệng, và một quầy tính tiền để khách hàng gọi và nhận đồ ăn Thay vì thiết kế để chuẩn bị nhiều loại thức ăn nhanh chóng, mục đích của bếp ăn là để tạo ra một số lượng lớn chỉ một vài món ăn Những bản copy của hệ thống siêu tốc này nhanh chóng lan tỏa ra khắp California và những bang khác của nước Mỹ Tuy một số nhà hàng phục vụ những món ăn khác nhau, chúng đều có một vài điều căn bản chung: khi đi vào bên trong, bạn sẽ luôn gọi và nhận món ăn ở quầy tính tiền, khi bạn lái xe qua, bạn có thể gọi đồ ăn rồi ai đó sẽ đưa đồ ăn qua cửa sổ, đồ ăn được gói trong túi hoặc khay, đồ ăn khá rẻ tiền, bạn có thể ăn trong xe và không cần dao nĩa, và khi tới những nhà hàng khác nhau của cùng một hãng, thực đơn và thức ăn gần như hoàn toàn giống nhau Đó là đặc tính đồng nhất của đồ ăn nhanh, hay còn gọi là đồ ăn sản xuất hàng loạt
Những vùng khác nhau có thể có một vài món ăn đặc biệt trên thực đơn, và những quốc gia khác nhau có thể có những món và công thức nấu ăn khác nhau dựa trên văn hóa địa phương Nhưng nhìn chung, đồ ăn của cùng một thương hiệu thường có mùi vị giống hệt nhau cho dù bạn ở đâu Lý do của điều này là: Đồ ăn được sản xuất hàng loạt trong một nhà máy và được cho thêm những hương vị nhân tạo để đảm bảo chúng có hương vị giống hệt nhau Ngoài ra, các thiết bị trong bếp nấu tất cả thức ăn trong cùng một khoảng thời gian và nhân viên của các cửa hàng cùng làm theo những chỉ dẫn nấu ăn giống nhau
Để tạo ra sức hút, mỗi chuỗi cung ứng đồ ăn nhanh khác nhau đã tìm những định vị riêng cho thương hiệu mình Họ đã làm hoàn hảo những món ăn của mình với tiêu chí tiện lợi và ngon miệng Hàm lượng chất béo, đường và dầu cao là những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn cho đồ ăn nhanh, chúng luôn kích thích sự thèm thuồng của mọi người Đó là điểm đặc biệt của McDonald’s; hay như Burger King với chiến dịch “Ăn theo cách của bạn” và “Nướng chứ không rán” Họ còn tạo ra một hình ảnh thân thiện bằng cách đáp ứng tất cả những nhu cầu của người tiêu dùng: tạo ra những không gian vui chơi và phục vụ những bữa tiệc sinh nhật cho trẻ em, phục vụ những suất ăn gia đình, trở thành nơi gặp gỡ của
Trang 1810 giới trẻ, hay phục vụ những bữa ăn cực kỳ tiện lợi trong xe hơi cho những người bận rộn như định vị của thương hiệu Wendy’s Từ những tiệm hamburger khiêm tốn của thập kỷ 1940, đồ ăn nhanh giờ đây trở thành một lựa chọn phổ biến khắp nơi trên thế giới, với doanh thu khổng lồ, ước tính 150 tỷ đô la hàng năm chỉ riêng ở nước Mỹ
Fast food (thức ăn nhanh) là một thuật ngữ chỉ thực phẩm với các thành phần đã được nấu trước và phục vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng dưới hình thức đóng gói để mang đi, bắt đầu phổ biến ở Hoa Kỳ từ những năm 1950, đã được công nhận trong từ điển của Merriam-Webster vào năm 1951
Cửa hàng fast food có thể chỉ là một quầy bán thức ăn cho những người lái xe tạt ngang qua, đặt hàng, nhận thức ăn rồi đi ngay, nhưng cũng có thể là những nhà hàng có chỗ ngồi trong nhà hoặc ngoài trời cho khách hàng ăn tại chỗ
Ngay khi ra đời, fast food đã được thiết kế theo tiêu chí ăn trên đường đi, có thể dùng tay không cần tới dao nĩa Những món thông dụng ở các cửa hàng fast food bao gồm cá chiên, gà chiên, sandwich, pita, hamburger, khoai tây chiên, hành tây chiên, gà viên, taco, pizza, xúc xích và kem
Fast food thương mại được công nghiệp hóa trên quy mô lớn với các thành phần, cách chế biến, sản xuất theo tiêu chuẩn hóa, phục vụ trong hộp, túi hoặc màng bọc plastic để giảm chi phí Khi một thương hiệu fast food được ưa chuộng, nó có thể phát triển chuỗi cửa hàng và nhượng quyền thương mại
Các món có mặt trong menu thường được chế biến trước tại một trung tâm cung cấp, sau đó vận chuyển đến từng cửa hàng Khi khách gọi món, cửa hàng sẽ hâm nóng, chiên lại, hoặc sắp xếp thực phẩm chỉ trong thời gian ngắn
Quy trình này được tối ưu hóa nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm có tính nhất quán, đáp ứng gọi món của khách một cách nhanh chóng, đồng thời giảm thiểu chi phí thiết bị và lao động trong các cửa hàng So với các nhà hàng, quán ăn truyền thống thì nhanh, tiện, rẻ là những lợi thế để fast food bành trướng hoạt động
Vậy, chuỗi cung ứng dịch vụ thức ăn nhanh là gì?
Chuỗi cung ứng dịch vụ thức ăn nhanh là một hệ thống các chuỗi giá trị có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau bao gồm : các trang trại cung cấp thực phẩm, các cơ sở chế biến và cuối cùng là các chuỗi nhà hàng hoặc cửa hàng
Khách hàng chỉ được tiếp cận với chuỗi giá trị này thông qua hệ thống các nhà hàng và cửa hàng, tại đây khách hàng sẽ được cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cụ thể là thức ăn với thời gian chuẩn bị rất nhanh,và có thể dễ dàng đóng gói mang đi (bỏ qua các chuỗi, giai đoạn trung gian), đây là giai đoạn cuối cùng của chuỗi giá trị
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 1911
1.1.7 Đặc điểm của ngành sản xuất thức ăn nhanh
Khả năng cung nguyên liệu đầu vào:
Nguyên liệu đầu vào trong việc chế biến thức ăn nhanh đó là: thịt gà,thịt lợn,thịt bò,khoai tây…đây hoàn toàn là những sản phẩm của nông nghiệp,do vậy nguồn cung nguyên liệu đầu vào là rất dồi dào,giá rẻ và có mặt ở nhiều nơi Đây là một trong những điều kiện rất quan trọng để các tập đoàn chuyên cung ứng dịch vụ thức ăn nhanh mở rộng địa bàn hoạt động ở nhiều quốc gia trên thế giới Tuy nhiên,những nguyên liệu này cũng có một số các hạn chế như: khó bảo quản,phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, dịch bệnh cho gia súc…
Cơ sở sản xuất,chế biến:
Nguyên liệu cung cấp cho chế biến thức ăn nhanh như đã nói ở trên là các sản phẩm của nông nghiệp đó là ; thịt,khoai tây,rau…Do vậy,việc chế biến cũng không mấy khó khăn Cụ thể đó là: xây dựng các lò mổ,các nhà máy sấy dành cho nông sản,các kho lạnh…Tuy nhiên đối với các hãng thức ăn nhanh nổi tiếng hiện nay như McDonal’s, KFC hay Lotteria thì đây chính là công đoạn để dành thị phần, vì mỗi một tập đoàn lại có một bí quyết sản xuất riêng biệt
Giao hàng:
Do hầu hết thức ăn nhanh đều rất gọn,nhẹ và thời hạn sử dụng trong khoảng thời gian rất ngắn,do vậy về giao hàng thì các công ty đều có đội ngũ giao hàng tận nhà,công sở,trường học…Phương tiện giao hàng không cồng kềnh ví dụ như: xe máy…mà không cần ô tô Tuy nhiên,do đặc điểm về thức ăn nhanh đã nói ở trên thì việc giao hàng bị gặp trở ngại về vị trí địa lý,phạm vi hoạt động bị bói hẹp Do vậy,cần mở rộng nhiều chi nhánh hoạt động
Hệ thống phân phối(các nhà hàng và cửa hàng)
Các cửa hàng fast food thường được mở ở các đường có mật độ người qua lại cao hoặc được mở tại các trung tâm thương mại,các khu vui chơi và du lịch nổi tiếng…Từ đây,ta chia kinh doanh thức ăn nhanh thành hai mô hình chính:
Mô hình thứ nhất: kinh doanh đồ ăn nhanh trên các đường phố,ngã ba hoặc ngã tư sầm uất Mô hình này thường được các thương hiệu có tiềm lực tài chính mạnh và bản thân các thương hiệu này có sức hút rất lớn đối với giới trẻ ví dụ như: KFC,Lotteria, Mr Donal…
Mô hình thứ hai: kinh doanh đồ ăn nhanh tại các khu mua sắm,khu vui chơi giải trí Mô hình này thường được áp dụng bởi các thương hiệu mới,đang trong quá trình gây dựng tên tuổi
Trang 2012
Chất lượng dịch vụ:
Bước vào cửa hàng dịch vụ thức ăn nhanh,các nhà kinh doanh cần tạo cho khách hàng một không khí mát mẻ,một không gian ấm cúng, thiết kế nội thất vui nhộn, nhân viên thân thiện, nhiệt tình,phong cách phục vụ chuyên nghiệp…Dịch vụ giao hàng nhanh chóng, chất lượng…
Đặc điểm nổi bật nhất để nhận biết chuỗi cung ứng thức ăn nhanh so với các chuỗi cung ứng khác đó là: “Hệ thống phân phối và dịch vụ khách hàng” Trên thế giới hiện nay, có lẽ chỉ có những chuỗi nhà hàng cung ứng dịch vụ thức ăn nhanh mới có mật độ đông và dày đặc đến như vậy Chuỗi các cửa hàng phân phối nằm tại con phố, các khu mua sắm sầm uất, trung tâm, miễn là ở đâu có cầu, ở đó chắc chắn sẽ có sự cung ứng của những gã khổng lồ trong ngành thực phẩm ăn nhanh này Hệ thống các chuỗi cửa hàng cung ứng cũng có những tiêu chuẩn riêng về bảng hiệu, các món ăn, các dịch vụ đi kèm, công thức chế biến Tiếp đến, đó là dịch vụ khách hàng, chỉ có chuỗi cung ứng thức ăn nhanh mới có dịch vụ giao hàng đến tận nhà, dù cho bạn chỉ mua một chiếc bánh với trị giá chưa đến 50 ngàn đồng
Ngoài ra, sự khác biệt lớn nữa giữa ngành cung ứng thức ăn nhanh với các ngành khác có lẽ là do đặc trưng hệ thống phân phối theo chiều ngang, tức là các chuỗi hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh được thành lập ở rất nhiều địa điểm trên toàn cầu, và đều có một nhiệm vụ giống nhau tại tất cả các chi nhánh đó là bán các sản phẩm với cùng một chất lượng, cùng một mức giá, cùng một cách thức phục vụ rất dễ nhận biết ở các cửa hàng chuỗi cung ứng thức ăn nhanh này
Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng thức ăn nhanh trên thế giới
Đồ ăn nhanh thay đổi cách mà rất nhiều người ăn uống, giờ đây sự chú trọng không còn ở dinh dưỡng, hay những khoảng thời gian nhâm nhi bên bàn ăn cùng nhau, mà là sự tiện lợi, rẻ tiền, nhanh chóng tối đa với những món ăn nhiều calo Khi mới ra đời, đồ ăn nhanh được ca ngợi bởi sự tiện dụng của nó, nhưng giờ đây có rất nhiều quan ngại về ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng Những món ăn nhanh thường chứa rất nhiều chất béo, đường và muối, tăng nguy cơ bị bệnh tim và béo phì Nhiều người cho rằng vấn nạn béo phì ở nước Mỹ một phần là do sự phổ biến và rẻ tiền của đồ ăn nhanh Ngoài ra, còn có nhiều quan ngại về hàm lượng dinh dưỡng thấp, độ an toàn thực phẩm không đảm bảo và tình trạng bóc lột nhân công Do đó, xu hướng phát triển chuỗi cung ứng thức ăn nhanh bao gồm:
Tiện lợi, nhanh chóng, rẻ tiền, giàu calo Tốt cho sức khỏe và tim mạch
An toàn thực phẩm
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 2113 Khai thác những nhóm khách hàng mới ngoài trẻ em và nhân viên công sở
Sơ đồ chung chuỗi cung ứng thức ăn nhanh của Công ty Pizza Ngon Việt Nam
Mũi tên 1: Dòng chảy thông tin Mũi tên 2: Dòng chảy hàng hoá Mũi tên 3: Dòng chảy của tiền
Các hoạt động Logistics và quản lý chuỗi cung ứng thường được áp dụng trong ngành sản xuất thức ăn nhanh.
Dịch vụ khách hàng Dự báo nhu cầu Marketing Đóng gói, bao bì Kiểm duyệt chất lượng hàng hóa Thông tin trong phân phối Kiểm soát lưu kho
Bảo quản Vận chuyển nguyên vật liệu Quản lý quá trình đặt hàng Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho Lên kế hoạch sản xuất
Các hoạt động này đều được áp dụng hiệu quả bằng các phương pháp khác nhau để phù hợp với tình hình hoạt động, mục tiêu của từng doanh nghiệp khác nhau
1.2 Thực trạng ngành thức ăn nhanh tại Việt Nam 1.2.1 Hệ thống thức ăn nhanh tại Việt Nam
a, Các mặt hàng thức ăn nhanh hiện nay ở Việt Nam
Gà rán (KFC)
2 3 3
2 1
N
1
Nhà cung cấp NVL của TPC
Công ty Pizza Ngon Việt
Nam
Khách hàng của TPC
Trang 2214 Pizza
Khoai tây Bánh mì Hamburger Kimbap Xúc xích Mỳ tôm Snack
b, Thị phần, độ bao phủ
Thị trường thức ăn nhanh đang phát triển mạnh mẽ, và trở thành xu hướng tiêu dùng toàn cầu.Ở Việt Nam, xu hướng thức ăn nhanh cũng phát triển và có độ bao phủ không kém cạnh
Sự xuất hiện của hệ thống thức ăn nhanh gắn liền với phương thức thương mại franchise tại Việt Nam Quá trình này xuất hiện từ giữa những năm 1990s Thời điểm đó, chính phủ Việt Nam có quyết định mở cửa và không ngừng khuyến khích các hoạt động thu hút vốn nước ngoài Luật đầu tư nước ngoài được ban hành vào tháng 11 năm 1996 đã mở đường cho dòng vốn FDI đồ về quốc gia này đặc biệt là nhãn hiệu fast food của Mỹ Ngoài các nhãn hàng cung cấp fast-food truyền thống hay có nghĩa là bán duy nhất thức ăn để mang về thì còn xuất hiện rất nhiều các nhãn hàng khác cung cấp cả thức uống và dịch vụ khác Một trong số đó coi fast-food chỉ là một mặt hàng để củng cố, làm phong phú cho quá trình kinh doanh của mình Trong đó, ngày nay Việt Nam có khoảng gần 30 nhãn hiệu fast food nổi tiếng tại Mỹ du nhập vào như KFC, Subway, Starbucks Coffee, Jollibee, Lotteria, Bread Talk, Burger King, Carl’s Jr, Pizza Hut, Hard Rock Café, Domino’s Pizza, Roundtable Pizza, Z Pizza, Coffee Bean and Tea Leaf, Popeye’s Chicken, Illy Café, Baskin Robbins and Gloria Jean’s Coffee Ngoài ra, chính các hãng cung cấp fast food Việt Nam cũng thực hiện thành công quá trình đưa sản phẩm của mình ra nước ngoài như Trung Nguyen Coffee, Pho 24, Kinh Do Bakery, AQ Silk, Shop and Go, and Coffee24Seven.Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam vẫn chủ yếu là các thương hiệu tên tuổi nước ngoài như McDonald’s, KFC, Burger King, Lotteria,… các doanh nghiệp nội địa nhìn chung chưa tham gia nhiều vào miếng bánh thị phần này Kinh đô cũng tham gia nhưng những bước đi trong chuỗi cung ứng của hãng còn khá dè dặt Nhìn chung, do có kinh nghiệm, công nghệ, và tài chính nên các hãng cung ứng và chuỗi cung ứng thức ăn nhanh tại Việt Nam được các hãng thực hiên rất bài bản, có kế hoạch, nghiên cứu tỉ mỉ Tại mỗi công đoạn, mỗi mắt xích lại được tính toán sao cho việc thực
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 2315 hiện diễn ra trơn tru, tối đa hóa được máy móc, năng suất, tối thiếu hóa được chi phí, dường như mỗi công đoạn đều đã được chuyên hóa một cách cao nhất, để đạt được giá trị lợi nhuận là tối đa
Theo báo cáo mới nhất của iPOS.vn, đến cuối năm 2022, Việt Nam có khoảng 338.600 nhà hàng/quán cà phê, trong đó Hồ Chí Minh có số lượng nhà hàng nhiều nhất, chiếm 39,78% số lượng cửa hàng trên toàn quốc, cao gấp 3 lần Hà Nội (đứng thứ hai) Quy mô doanh thu của ngành F&B Việt Nam vào năm 2022 được ước tính khoảng 610 nghìn tỷ đồng Trong đó, 333,69 nghìn tỷ đồng của doanh thu đó đến từ thị trường ăn uống bên ngoài
Theo Vietnam Credit, khoảng 4.000 người dùng được phỏng vấn, hai tiêu chí quan trọng nhất khi lựa chọn một nhà hàng/quán ăn là đồ ăn ngon, đồ uống tốt và giá cả 40.000 – 70.000 đồng là chi phí mà người Việt thường chi để đi uống cà phê, và họ sẵn sàng chi tới 500.000 đồng cho các dịp ăn uống đặc biệt
Bất ngờ hơn, 77.16% người dùng đã giữ nguyên hoặc tăng chi tiêu cho đồ ăn vào năm 2023 Điều đó cho thấy rằng mặc dù nền kinh tế vào năm 2023 được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, hầu hết người dùng vẫn muốn chi tiêu nhiều tiền cho trải nghiệm ẩm thực
Như vậy có thể thấy thị trường thức ăn nhanh của Việt Nam là một thị trường rộng lớn, hứa hẹn nhiều sự phát triển cho hệ thống chuỗi cung ứng thức ăn nhanh của các tập đoàn hàng đầu thế giới Sự phát triển của chuỗi các hệ thống nhà hàng ăn nhanh sẽ kéo theo sự phát triển của hệ thống chuỗi cung ứng và logistics của hệ thống các nhà hàng này tại Việt Nam
c, Các hãng thức ăn nhanh nổi tiếng
1 McDonald’s Là một trong những chuỗi nhà hàng nhanh hàng đầu trên Thế Giới, với hơn 38.000 nhà hàng tại hơn 100 quốc gia McDonald’s chuyên cung cấp các món ăn như hamburger, cheeseburger, McNuggets và các loại khoai tây chiên McDonald’s nắm bắt và thay đổi theo nhu cầu của người Việt, phục vụ những bữa ăn nhanh nhưng hợp vệ sinh, đầy đủ dưỡng chất cùng với cung cách phục vụ chuyên nghiệp
2 Lotteria Đây là một chuỗi nhà hàng nhanh khác có nguồn gốc từ Hàn Quốc, với hơn 1.000 nhà hàng trên toàn thế giới Lotteria có mặt tại thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam từ năm 1998, với hơn 210 nhà hàng tại hơn 30 tỉnh/thành trên cả nước
Trang 2416 Lotteria cung cấp các món ăn nhanh như burger, hot dog, và các loại ốc quế Và đặc không thể thiếu món gà kèm sốt nhiều vị như gà sốt đậu, gà sốt mật ong, gà sốt phô mai,… Lotteria hiện là đối thủ nặng ký nhất đối với ông trùm KFC
3 KFC (Kentucky Fried Chicken) Đây cũng là một trong những chuỗi nhà hàng được yêu thích trên thị trường thức ăn nhanh hàng đầu trên thế giới KFC nổi tiếng thế giới với công thức chế biến gà rán truyền thống Original Recipe Ngoài ra, KFC còn phục vụ các khác như gà viên, hot wings, và các món ăn kèm như khoai tây chiên, bánh mì cùng các món khác làm nên thực đơn phong phú phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng
4 Burger King Burger King có vị thế khá tốt tại thị trường thức ăn nhanh Việt Nam Burger King chuyên sản xuất và phục vụ các loại burger, sandwich, và các loại ốc quế với hương vị tuyệt hảo và giá cả phải chăng Những món ăn tươi ngon và nóng sốt, thức uống mát lạnh và an toàn vệ sinh tuyệt đối đảm bảo làm hài lòng khẩu vị của thực khách khó tính nhất khi đến thưởng thức tại nhà hàng
5 Jollibee Là chuỗi fast food đa quốc gia người Philippines chuyên về gà rán, burger và spaghetti Nó nổi tiếng với hương vị độc đáo , được tẩm ướp nhiều gia vị tạo nên vị ngọt nhẹ, đậm đà, ít cay nên rất phù hợp với đối tượng khách hàng là trẻ nhỏ
6 Pizza Hut Một trong những chuỗi nhà hàng pizza nổi tiếng trên thế giới, với hơn 18.000 nhà hàng tại hơn 100 quốc gia Có mặt tại Việt Nam năm 2007, Pizza Hut nhanh chóng đạt được chỗ đứng vững chắc trong các thương hiệu thức ăn nhanh tại Việt Nam Tại đây chuyên cung cấp các loại pizza, pasta, salad và các món ăn kèm như cánh gà và tỏi bó
7 Popeyes Đây là chuỗi cửa hàng gà rán rất nhận được nhiều sự yêu thích tại Việt Nam Nó nổi tiếng với gà rán kiểu Louisiana và sandwich gà cay Popeyes có hơn 20 cửa hàng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng,…
8 Texas Chicken Chuỗi cửa hàng gà rán toàn cầu bắt nguồn từ Texas, Mỹ Chuỗi này nổi tiếng với gà rán bọc tay, bánh mì quyện mật ong Ngoài ra, còn có gà rán cay, tẩm ướp với 5 loại ớt cay, cùng phô mai tạo ra món gà với vị béo ngậy, thơm ngon khó cưỡng
9 Domino’s Pizza
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 2517 Domino’s Pizza là một chuỗi cửa hàng pizza đa quốc gia của Mỹ có uy tín tại thị trường thức ăn nhanh cung cấp các loại pizza và món ăn khác Chuỗi này nổi tiếng với dịch vụ nhanh chóng và tùy chọn tùy chỉnh, cho phép khách hàng tạo ra các loại pizza của riêng họ
10 The Pizza Company Đây là chuỗi cửa hàng pizza bắt nguồn từ Thái Lan và đã mở rộng sang các quốc gia khác ở châu Á Nó cung cấp nhiều loại pizza, từ các loại topping truyền thống đến các pizza khác với hương vị ngọt vừa phải, đậm đà cùng phần nước sốt cà chua ngọt thanh
Tóm lại, thị trường thức ăn nhanh đang trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại Điều này cho thấy sự thay đổi của nhu cầu tiêu dùng, khi mà người tiêu dùng ngày càng có ít thời gian để nấu ăn và muốn tìm kiếm sự tiện lợi và đa dạng trong chế độ ăn uống của mình
1.2.2 Đặc điểm sản xuất, kinh doanh ngành thức ăn nhanh tại Việt Nam
a, Nguyên vật liệu đầu vào
Hiện nay, hệ thống chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của Việt Nam bao gồm KFC, Lotteria hay gần đây nhất là McDonald’s đều phải nhập hầu hết các nguyên liệu đầu vào của họ từ nước ngoài Số lượng doanh nghiệp trong nước cung cấp rau, củ, quả, thịt gà, thịt heo cho các thương hiệu thức ăn nhanh ngoại chỉ đếm trên đầu ngón tay Như Burger King hiện nay phải nhập 100% thịt bò từ Úc McDonald’s cũng cho hay chỉ trong hai ngày đầu tiên mở cửa, đã có đến 20.000 khách hàng đến ăn uống và họ cần nguồn cung ứng nguyên vật liệu là rất lớn, tuy nhiên cũng chỉ nhập được hai loại nguyên liệu là cà chua và xà lách cuả Đà Lạt, còn thịt heo và khoai tây được nhập từ Mỹ, ly giấy, hộp đựng thức ăn cũng đang được nhập khẩu từ các nước lân cận như Trung Quốc và Malaysia Như vậy, có thể thấy hầu hết nguyên liệu của hệ thống cửa hàng cung ứng thức ăn nhanh tại Việt Nam đều được nhập khẩu từ nước ngoài Điều này làm cho chi phí vận chuyển, lưu kho bãi bằng đường thủy hay đường hàng không tại cảng và sân bay của các thương hiệu này tăng cao, khiến giá thành chi phí cho một suất ăn nhanh phục vụ khách hàng cũng trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều
Lý do các hãng chấp nhận chi phí vận chuyển cao như vậy vì: Sở dĩ các nhà kinh doanh chuỗi thức ăn nhanh vẫn khó chọn nhà cung cấp nguyên liệu nội địa 100% là do các DN nội còn manh mún, nhỏ lẻ và không ổn định về chất lượng lẫn số lượng Nếu họ chọn nguồn nguyên liệu không ổn định, khi gặp sự cố thiếu hàng chẳng hạn, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu Một số doanh nghiệp thức ăn nhanh cho biết quan trọng nhất là nhà cung cấp phải chuyên nghiệp, có tâm huyết muốn hợp tác Dù đầu tư máy móc tốt rồi nhưng về kỹ thuật, bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm cần
Trang 2618 phải có kiến thức về thức ăn nhanh, vừa giám sát chất lượng vừa có thể kết hợp với khách hàng để sáng tạo sản phẩm mới Nguồn nguyên liệu trong nước rất hạn chế bởi việc quản lý chất lượng sản phẩm ở Việt Nam chưa tốt; không có nhiều nhà cung ứng lớn, đủ năng lực về số lượng và chất lượng Do vậy mà BBQ và hệ thống nhà hàng Lotteria ở Hà Nội đang phải nhập thịt gà từ cùng một nguồn, rất dễ bị áp lực về giá cả mà không có sự lựa chọn nào khác
b, Các quy trình Logistics và quản lý chuỗi cung ứng được áp dụng
Hiện nay hệ thống logistics tại Việt Nam trong chuỗi dây chuyền cung ứng cho các nhà hàng thức ăn nhanh là hình thức 2PL, hoạt động đơn lẻ trong chuỗi như là vận chuyển, kho bãi, thủ tục hải quan Những nguồn nguyên liệu hoặc sản phẩm sau khi đã chế biến sơ sau khi được cập cảng, hay sân bay sẽ được các hãng logistics thực hiện thủ tục hải quan, vận chuyển đến kho bãi, rồi từ đó vận chuyển đến từng hệ thống cửa hàng Tại mỗi nhà hàng, khi các món ăn được phục vụ khách hàng mới chính thức được làm chín và phục vụ người tiêu dùng chỉ trong vòng 5-10 phút
c, Hệ thống phân phối
Hệ thống phân phối của các cửa hàng cung ứng thức ăn nhanh được nhân rộng trên nhiều tỉnh và thành phố tại Việt Nam Chúng được đặt tại những nơi trung tâm, có nhiều người qua lại, tiện cho việc giao thông và di chuyển của người dân Hệ thống cửa hàng của KFC là một ví dụ điển hình, bước chân vào Việt Nam từ năm 1997, đến nay, hệ thống cửa hàng của KFC đã phủ khoảng 32 tỉnh thành trên cả nước, với khoảng 140 cửa hàng, chủ yếu tại các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng McDonald’s dự kiến trong 10 năm tới sẽ mở rộng tới 100 cửa hàng trên toàn Việt Nam Có thể thấy sức lan tỏa của các cửa hàng này là rất lớn cho thấy mục tiêu và tham vọng cũng như quá trình logistics phân phối từ sản phẩm đến tay người tiêu dùng được các hãng trú trọng đầu tư nhiều
Các hệ thống cửa hàng ăn nhanh không chỉ dừng tại đó, họ còn tiếp tục phát triển hệ thống giao hàng đến tận nhà Tức công việc của khách chỉ là ngồi trên ghế sofa tại nhà, gọi điện thoại đến cửa hàng và yêu cầu món ăn mà mình thích, chỉ tầm 15 phút sau, món ăn mà họ yêu cầu sẽ được nhân viên giao hàng miễn phí đến tận nhà Có thể thấy, với đội ngũ phân phối hết sức chuyên nghiệp và được đào tạo bài bản như vậy, hệ thống chuỗi cung ứng thức ăn nhanh của các thương hiệu lớn đang lấn át dần thị phần những món ăn truyền thống của chính Việt Nam như phở, bún, xôi, bánh mì tươi,…
Quy trình đặt hàng trực tiếp
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 2719
Trang 2820 Quy trình đặt hàng online
d, Nguồn nhân lực
Cung nhân lực ở cấp quản lí: Số lượng nhân lực hiện tại của các cửa hàng thức ăn nhanh chủ yếu là cán bộ nhân viên đang công tác, làm việc có chuyên môn cao (nhận định bằng các thành tích khen thưởng), sẵn sàng được đào tạo để triển khai các phân hệ khác
Cung nhân lực lao động (nhân viên): Lực lượng lao động này thường là làm việc ở hình thức bán thời gian, chủ yếu là sinh viên - đây là nguồn nhân lực không bao giờ thiếu trong tương lai Tuy nhiên theo đó cũng có nhược điểm là các nhân viên partime là sinh viên thường có tỷ lệ đổi việc, nhảy việc rất là cao Vì vậy, các hãng cần có hệ thống, thông tin tuyển dụng, đào tạo liên tục
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 29Công ty Pizza Ngon hay còn gọi là The Pizza Company
Tên quốc tế: PIZZA NGON JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: PIZZA N ,JSC
Mã số thuế: 0104115527 Địa chỉ:
Trụ sở chính: 77 Trần Nhân Tôn, Phường 09, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Văn phòng ở Hà nội :Tầng 8 tòa nhà CTM, số 139 đường Cầu Giấy, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện : LÊ ĐÌNH HỘI Logo
Công ty Pizza Ngon là công ty con thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần Thương mại QSR
Công ty Cổ phần Thương Mại QSR: hoạt động dưới hình thức kinh doanh các
thương hiệu nhượng quyền, các chuỗi thương hiệu nhường quyền là các thương hiệu có
danh tiếng về nhà hàng phục vụ đồ ăn nhanh Vậy nên bản chất của QSR là kinh doanh đồ
ăn nhanh và chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh
Được thành lập từ năm 2013, QSR Việt Nam là một trong những công ty hàng đầu
trong lĩnh vực dịch vụ chuỗi nhà hàng tại Việt Nam với hệ thống các nhà hàng, trải dài khắp các tỉnh thành trên cả nước được biết đến với với các thương hiệu nổi tiếng đến đến từ Mỹ như:
- Dairy Queen®, - Swensen‘s,
Trang 3022 - The Pizza Company,
- AKA House, - Holy Crab, - Chang - The Coffee Club
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Pizza Ngon Việt Nam
The Pizza Company là thương hiệu thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Minor Food Group, một trong những tập đoàn hàng đầu châu Á về ngành khách sạn và ẩm thực cao cấp
Được thành lập từ 1981, The Pizza Company – Chuỗi nhà hàng Pizza phong vị Ý bắt đầu mở rộng, phát triển hệ thống cửa hàng và nhượng quyền thương mại quốc tế Đến nay, thương hiệu The Pizza Company có hơn 300 cửa hàng tại hơn 12 thị trường trên toàn Thế giới
Lấy cảm hứng từ phong cách ẩm thực tinh tế của người Ý kết hợp cùng sự am hiểu về sở thích ẩm thực của người châu Á, nổi tiếng với dòng Pizza Hải sản cao cấp ngon tuyệt hảo Đặc trưng nhân bánh đầy đặn, ngập tràn phô mai hảo hạng và hương vị rất phù hợp với khẩu vị của người Việt đã giúp “The Pizza Company” thành công trong việc chinh phục các khách hàng yêu Pizza
Năm 2013, khi QSR Việt Nam thành lập tức nghĩa nhà hàng The Pizza Company lần
đầu tiên có mặt tại Việt Nam Cùng với xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế, “The Pizza Company” là một trong những thương hiệu pizza phát triển vượt bậc và nhanh chóng với hơn 70 nhà hàng trên toàn quốc và đã trở thành điểm đến được yêu thích của thực khách yêu ẩm thực trong suốt thời gian qua
Bên cạnh những sản phẩm Pizza độc đáo, phong cách phục vụ nhiệt tình, thân thiện, dịch vụ giao hàng tiện lợi, cùng với sự nghiêm túc và tập trung đầu tư phát triển chúng tôi tin tưởng The Pizza Company sẽ làm thỏa mãn khẩu vị của những khách hàng Việt Nam sành điệu nhất
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Pizza Ngon Việt Nam
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3123
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Pizza Ngon Việt Nam
(Nguồn : phòng Training của Pizza Ngon Việt Nam)
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban
Trong tổng công ty QSR
CEO Hội Lê: Phụ trách chung, trực tiếp nắm bắt tình hình tài chính, đề ra các kế
hoạch, giao nhiệm vụ cho cấp dưới và trực tiếp kiểm tra việc thực hiện Giám đốc trực tiếp quản lý các phòng ban chức năng Đồng thời giám đốc trực tiếp chỉ đạo ba phòng
Bộ phận điều hành: gồm tổng giám đốc điều hành , giám đốc của từng công ty con ,
giám đốc khu vực, quản lý nhà hàng và nhân viên có vai trò sản xuất kinh doanh và phụ vụ khách hàng
Bộ phận tài chính :
Phòng kế toán:Có nhiệm vụ kiểm soát các nội dung chi phí doanh thu, xây dựng dự toán và thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới các chế độ cho đời sống công nhân viên trong công ty, trực tiếp phụ trách 2 bộ phận: Kế toán và Hành chính
Phòng kinh doanh:Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm và trực tiếp theo dõi kiểm tra quá trình kinh doanh, trực tiếp phụ trách 3 bộ phận : bộ phận bán hàng, bộ phận giao nhận và bộ phận Nghiên cứu thị trường
Bộ phận supply chain: bao gồm các nhiệm vụ mua hàng, lên kế hoạch mua hàng, quản lý kho, kho vận, logistics, hàng tồn kho,phân phối và tìm nhà cung ứng,
CEO HOI LECFO DUNG
TRAN
SCM TRANG PHAN
TRAINING&QA SINH PHẠM
COO NAM LEGM DQ&SWGM CTGM AKAGM CC&CSGM TPC
TrainingManagerTraining Executives
Managerment Trainee
OMMien Nam
Area coaches
RGMs
A.RGMs
Shift Sup
OM Mien Bac
RGMS
DeliveryManager
Buss Dev Mgr
Service Delivery
MKT Manager
Marketing ExecustivesHR ANH
NGUYEN
HR OFFICE TAM NGUYENIT TEAM
PROJECT TEAM
Trang 3224
Ngoài ra còn có một số bộ phận khác như: Bộ phận đào tạo: đạo tạo nhân viên văn phòng Bộ phận nhân sự : tuyển nhân sự cho các nhà hàng và nhân viên văn phòng, lưu trữ
hồ sơ của nhân sự
Bộ phận IT: nghiên cứu, xây dựng định hướng chiến lược, tham mưu, tổ chức triển
khai và quản lý toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) của doanh nghiệp, bao gồm: cơ sở hạ tầng CNTT, hệ thống mạng và hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống
Bộ phận quản lý dự án: chịu trách nhiệm lên kế hoạch, triển khai cho các dự án GM TPC( general manager The Pizza Company): Tổng giám đốc thương hiệu The Pizza Ngon Company
GM DQ&SW(general manager Dairy Queen và Swensen’s): Tổng giám đốc của thương hiệu Dairy Queen và Swensen’s
GM-CT: Tổng giám đốc của thương hiệu Chang Town GM-AKA: Tổng giám đốc của thương hiệu Aka House GM CC&CS : Tổng giám đốc của thương hiệu The Coffee Club
Tổng giám đốc ( GM TPC): đề ra các kế hoạch, giao nhiệm vụ cho cấp dưới và trực
tiếp kiểm tra việc thực hiện Giám đốc trực tiếp quản lý các phòng ban chức năng Đồng thời giám đốc trực tiếp chỉ đạo ba phòng trong việc kinh doanh các nhà hàng The Pizza Company
Training manager:trưởng phòng đào tạo người chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển và giám sát các chương trình đào tạo cho toàn bộ nhân viên Ngoài đào tạo nhân viên cho những phòng ban khác thì còn trực tiếp tham gia đào tạo, phát triển lực lượng nhân sự kế thừa cho phòng đào tạo
Training executives: chuyên viên đào tạo tổ chức, sắp xếp, tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu và kế hoạch đề ra; lựa chọn đối tác đào tạo phù hợp và có chất lượng - Xây dựng kế hoạch đào tạo năm, quý, tháng và tổ chức triển khai thực hiện công tác đào tạo - Đánh giá chất lượng các khóa đào tạo sau khi tổ chức
Managerment trainee: Hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao và hỗ trợ các hoạt
động hàng ngày Tham gia các cuộc họp, hội thảo và các chương trình đào tạo khác Quan sát, học hỏi từ các nhân viên có kinh nghiệm Học hỏi rõ thông tin các chính sách, giao thức và quy trình làm việc của công ty
Operation manager miền Nam: giám đốc vận hành có nhiệm vụ rực tiếp triển khai
các kế hoạch, chiến lược đã được cấp trên COO phê duyệt từ nhân sự, hàng tồn kho,
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3325 Thực hiện việc quản lý các hoạt động bằng cách tối ưu hoá hiệu quả sử dụng các nguồn lực như nhân sự, thiết bị, máy móc,… của các nhà hàng ở khu vực miền Nam
Area coaches: huấn luyện viên khu vực có nhiệm vụ lắng nghe phát triển, định hướng
các nguồn lực của công ty từ đó đưa ra những gợi ý về sự thăng tiến trong công việc
RGMS: quản lý khu vực có nhiệm vụ điều phối , giám sát công việc và tình hình hoạt
động của các nhà hàng trong một khu vực nhất định trong khu vực miền Nam
A.RGMS: trợ lý quản lý khu vực có nhiệm vụ giao các công việc cho quản lý ca trực Shift Sup: tổ trưởng, trợ lý quản lý cửa hàng có nhiệm vụ quản lý ca trực của chính
mình và đồng thời những người này cũng nắm quyền hạn giám sát các nhân viên khác như xếp ca làm việc,phân công công việc cho nhân viên,…
Operation manager miền Bắc: giám đốc vận hành có nhiệm vụ rực tiếp triển khai các
kế hoạch, chiến lược đã được cấp trên COO phê duyệt từ nhân sự, hàng tồn kho, Thực hiện việc quản lý các hoạt động bằng cách tối ưu hoá hiệu quả sử dụng các nguồn lực như nhân sự, thiết bị, máy móc,… của các nhà hàng ở khu vực miền Bắc
RGMS: quản lý khu vực có nhiệm vụ điều phối , giám sát công việc và tình hình hoạt
động của các nhà hàng trong một khu vực nhất định trong khu vực miền Bắc
Delivery manager: giám đốc giao hàng Buss Dev Mgr: Giám đốc phát triển kinh doanh, một trong những vai trò quan trọng nhất trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ kinh doanh cho công ty, đồng thời quản lý đội ngũ nhân sự
Sevice delivery: dịch vụ giao hàng MKT manager: giám đốc marketing đưa ra các chiến lược marketing cho thương hiệu
của công ty, lên kế hoạch quảng cáo sản phẩm nguyên cứu thị trường để đổi mới thanh thế, nâng cấp , phát triển sản phẩm theo từng thời kì và xu hướng,
Marketing executives: giám đốc điều hành marketing thực thi hành động các quyết
định của giám đốc marketing
2.1.4 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty
Lĩnh vực sản xuất là kinh doanh dịch vụ ăn uống với pizza các loại và một số món ăn nhanh như nước uống , mì ý , gà rán , khoai tây chiên, salad , sườn nướng, kem,
2.1.5 Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi Tầm nhìn
Trang 3426 Trở thành nhà hàng ẩm thực số 1 Việt Nam với tiêu chí đưa Pizza và Spaghetti là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng ẩm thực Việt Nam
Sứ mệnh
Đặt tiêu chí lấy sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm Đem đến những sản phẩm tốt đẹp nhất trong cùng một quy mô ẩm thực Giá cả tốt nhất cho cùng một dòng sản phẩm
Trải nghiệm dịch vụ nhà hàng tốt nhất trên cùng một mô hình tại thị trường
Giá trị cốt lõi
Nhà hàng hoạt động dựa trên ba giá trị cốt lõi đó là hiệu suất, chính trực và nhân văn Hiệu suất cao có nghĩa là làm việc nhanh nhẹn, chính xác và tạo ra giá trị vượt trội Chính trực là thực hiện những điều đúng, ngay cả khi không có sự quan sát từ quản lý
Nhân văn là yêu thương con người và hành động một cách thật tử tế
2.1.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2021-2022
Bước chân vào Việt Nam từ năm 2013, thời điểm mà thức ăn nhanh nói chung và Pizza nói riêng vẫn chưa nở rổ, The Pizza Company đem lại một loại thức ăn khá lạ lẫm với nền ẩm thực Việt Nam thì đây quả là một khó khăn với doanh nghiệp và thương hiệu
Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Pizza Ngon Việt Nam
hàng và cung cấp dịch vụ
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 1,814,330,148 13,203,558,596 -11,389,228,448 -86.26 3 Doanh thu thuần
về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 35và dịch vụ cung cấp 276,870,531,229 280,984,167,414 -4,113,636,185 -1.46 5 Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp dịch vụ
từ hoạt động kinh doanh
Tổng chi phí 327,852,049,780 327,210,091,351 641,958,429 0.20
(Nguồn : Báo cáo của công ty QSR năm 2020-2021)