1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nguyên lý cơ bản logistics và quản lý chuỗi cung ứng đề tài phân tích những lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng siêu thị t mart

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Sửdụng công nghệ và phần mềm quản lý vận chuyển để đảm bảo sự hiệu quả và tối ưuhóa quy trình.Giảm chi phí dự trữ, lưu kho: Doanh nghiệp nên tối thiếu hóa các chi phí lưu khonhằm giảm bớ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -Tiểu luận môn:

NGUYÊN LÝ CƠ BẢN LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNGỨNG

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài

Cơ sở lý luận

Trong bối cảnh hội nhập, giao lưu quốc tế, khi Việt Nam đã chính thức tham giacác tổ chức thương mại lớn cùng với những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thìcác tập đoàn lớn trong ngành bán lẻ có cơ hội đầu tư ồ ạt vào nền thị trường bán lẻnước ta Những tập đoàn lớn và có nhiều năm kinh nghiệm trên thương trường nàymang đến những sản phẩm có chất lượng cao, thương hiệu toàn cầu, đa dạng về mẫumã, giá cả phù hợp Bên cạnh đó, tâm lý thích dùng hàng ngoại, đặc biệt là Hàn Quốcvà Nhật Bản của người Việt sẽ giúp những doanh nghiệp bán lẻ này có được thị trườngđông đảo Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đang bị chèn ép vàcạnh tranh khốc liệt Để có thể có chỗ đứng trên thị trường thì các doanh nghiệp phảitạo ra và có được những lợi thế canh tranh cho riêng mình.

Cơ sở thực tiễn

T-Mart là một chuỗi siêu thị lớn ở Việt Nam, chuyên kinh doanh các sản phẩm thựcphẩm, đồ gia dụng, thời trang, công nghệ, và nhiều mặt hàng khác T-Mart tự hào làmột trong những địa chỉ mua sắm tin cậy cho người tiêu dùng với chất lượng hàng hóatốt, giá cả cạnh tranh và dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp T-Mart có nhiềucửa hàng trên khắp Việt Nam, đảm bảo tiện lợi và dễ dàng tiếp cận cho khách hàng T-Mart cũng thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá và ưu đãi đặcbiệt để mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Hiện nay T-Mart có đến hơn 60 của hàng trên toàn quốc, sở hữu những lợi thế cạnhtranh về chuỗi cung ứng riêng song chuỗi siêu thị này hoạt động vẫn chưa hiệu quả vàcòn gặp nhiều vấn đề, rủi ro Chính vì vậy đề tài : “ Phân tích những lợi thế cạnh tranhcủa chuỗi cung ứng siêu thị T-Mart ” sẽ đưa ra cái nhìn toàn diện hơn về chuỗi cungứng của doanh nghiệp và lợi thế cạnh tranh của nó.

Trang 3

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích các tác động hoạt động logistics đến lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứngsiêu thị T-mart Từ đó phân tích lợi thế cạnh tranh cũng như đề xuất các hướng đi đểcải thiện và tối ưu hóa hiệu quả của chuỗi cung ứng này.

Trang 4

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUỖI CUNG ỨNG1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH

Trong thời đại ngày nay, sự toàn cầu hóa đã ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tếthế giới Nó khiến sự cạnh tranh ngày càng trở nên mãnh liệt hơn, tác động đến mọiquốc gia, mọi doanh nghiệp một khi đã hội nhập vào một sân chơi lớn của toàn cầu.Một doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển thì trước hết phải “biết mình, biếtta”, biết mình đang ở đâu trên sân chơi đó, biết mình có được những lợi thế như thếnào và làm sao để phát huy liên tục những lợi thế ấy để có được sức mạnh cạnh tranhtrên thị trường thế giới Thực tiễn cho thấy, những doanh nghiệp phát triển luôn cónhững yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh của quốc gia họ Và họ luôn quan tâm duytrì, nâng cao, thậm chí tạo ra những yếu tố cạnh tranh.NhưMichael Porter cho rằngcó hai cách mà một tổ chức có thể đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ củamình: lợi thế chi phí và lợi thế khác biệt- giá trị.

1.1.Lợi thế cạnh tranh về chi phí

Lợi thế cạnh tranh về chi phí là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để tạora sự khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ của mình, chính vì vậy doanhnghiệp muốn phát triển trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay thì phảicó sự đầu tư và tập trung nhất định vào yếu tố này.

Các chuyên gia nghiên cứu trong thế chiến II và nhóm tư vấn Boston đưa rađường cong kinh nghiệm như sau:

Ảnh 1.1 đường cong kinh nghiệm chi phí1

Trang 5

Để giảm chi phí, ta có thể gia tăng khôi lượng sản phẩm, hàng hóa bán ra, tăngthị phần… nhưng không thể cứ tăng lên tùy tiện Logistics và chuỗi cung ứng gópphần giảm giá thành sản phẩm đơn vị.

2

Trang 6

Các biện pháp cạnh tranh thông qua chi phí logistics:

Tối ưu hóa quy trình vận chuyển: Xem xét các tuyến đường và phương tiện vậnchuyển khác nhau để tìm ra cách vận chuyển hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất Sửdụng công nghệ và phần mềm quản lý vận chuyển để đảm bảo sự hiệu quả và tối ưuhóa quy trình.

Giảm chi phí dự trữ, lưu kho: Doanh nghiệp nên tối thiếu hóa các chi phí lưu khonhằm giảm bớt chi phí logistics, sử dụng những phần mềm quản lí kho vận để quản líhàng hóa, đặt ra những quy định rõ ràng về số lượng hàng hóa, song song với đó cũngcần phải có nguồn nhân lực quản lí hiệu quả.

Sử dụng hết công suất máy móc: chi phí khấu hao trên từng đơn vị thời gian lànhư nhau nên cần tận dụng một cách tối đa nhất để tạo ra nhiều sản phẩm nhất có thể.Như vậy, chi phí trên từng sản phẩm sẽ thấp hơn, khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp về giá cũng cao hơn.

Sử dụng tốt vốn vòng quay tài sản: Số vòng quay tài sản càng lớn càng minhchứng cho doanh nghiệp đó kinh doanh hiệu quả, nhanh chóng thu hồi lợi nhuận, songsong đó hàng tồn kho cũng được hạn chế.

Thực hiện chuỗi cung ứng đồng bộ: khi chuỗi được đồng bộ thì mỗi thành phầntrên chuỗi được kết nối với nhau và tất cả yếu tố đó “cùng hành quân theo cùng tiếngtrống hiệu lệnh” Sản phẩm sẽ được đưa đến khách hàng với thời gian nhanh nhất, chấtlượng tốt nhất và chi phí thấp nhất có thể.

1.2.Lợi thế cạnh tranh về giá trị

Cũng giống như lợi thế cạnh tranh về chi phí, lợi thế cạnh tranh về giá trị đónggóp một phần không nhỏ dẫn tới thành công và tạo sự khách biệt cho mỗi doanhnghiệp, doanh nghiệp phải là người tìm ra và nắm bắt được những cơ hội tạo nên sựkhác biệt ấy.

Khách hàng nói họ mua “lợi ích” chứ không phải hàng hóa Lợi ích ở đây chínhlà những gì khách hàng nhận được sau khi mua sản phẩm

Giá trị tăng không chỉ còn nằm trong vật liệu, công nghệ áp dụng để sản xuất, taynghề của nhà sản xuất mà còn nằm quan trọng hơn ở các dịch vụ Các dịch vụ ở đây có

3

Trang 7

thể kể đến như: đúng giờ, đúng lúc, đúng địa điểm, đúng số lượng, đúng giá cả… vàcác dịch vụ khác sau bán hàng

Khách hàng ngày càng quan tâm đến dịch vu của các công ty như thời gian giaohàng, thời gian vận chuyển, thời gian từ lúc đặt hàng đến khi hàng làm xong… lànhững con đường có thể giúp doanh nghiệp dịch chuyển nhóm “hàng thường”(commodity market) thành hàng có “chất lượng cao” hơn nằm trong góc dịch vụ tốthơn (service leader) hay hàng có giá cạnh tranh cao “chi phí tốt hơn (cost leader)

Ảnh 1.2 lợi thế cạnh tranh trong logistics

Các biện pháp cạnh tranh thông qua giá trị logistics: dịch vụ tốt, đáp ứng đủ nhucầu khách hàng, độ tin cậy cao, linh hoạt trong sản xuất

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG

2.1.Khái niệm về chuỗi cung ứng

Trên thế giới thì “chuỗi cung ứng là một tài sản chiến lược” Các công ty dẫn đầunhư Wal-Mart và Dell hiểu rằng chuỗi cung ứng có thể là một sự khác biệt mang tínhsống còn Và họ luôn phải sàng lọc chuỗi cung ứng của mình để có thể luôn đi trướcmột bước trong cạnh tranh Họ biết rằng lợi thế cạnh tranh ngày hôm nay sẽ là một vũkhí đặc biệt lợi hại cản bước đối thủ vào ngày mai.Và đó là lí do tại sao các tập đoàn

4

Trang 8

trên thế giới lại coi trọng chuỗi cung ứng như vậy Đã có rất nhiều khái niệm về chuỗicung ứng trên thế giới được nhắc đến như: Chopra Sunil và Pter Meindl : “ Chuỗicung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đápứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cungcấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng” M.Porter(1990) : “Chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đổi từ nguyên vật liệu thô cho tớisản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chế biến và phân phối tới tay khách hàngcuối cùng” Từ các khái niệm trên chúng ta có thể hiểu chuỗi cung ứng của một mặthàng như sau: Chuỗi cung ứng là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khitạo thành sản phẩm cuối cùng và được phân phối tới tay người tiêu dùng.

Ảnh 3 mô hình chuỗi cung ứng

2.2.Mô hình chuỗi cung ứng

Đây là một khía cạnh quan trọng của hoạt động kinh doanh và sản xuất , có tácđộng trực tiếp đến thành công của một công ty chính vì thế mà mô hình chuỗi cungứng được hiểu là nỗ lực có ý thức với nhiệm vụ đưa toàn bộ quy trình của chuỗi cungứng (hệ thống tổ chức, con người, hoạt động và nguồn lực liên quan đến quá trình vận

5

Trang 9

chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ đến tay người dùng) vào một trật tự có logic Thông quađó, người quản lý có thể giám sát và thúc đẩy đội ngũ nhân sự chinh phục các mục tiêukinh doanh.

Trong một môi trường kinh doanh ngành càng cạnh tranh , mô hình chuỗi cungứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng lợi thế cạnh tranh và chỗ đứng trên thịtrường Tạo điều kiện mở rộng chiến lược phát triển doanh nghiệp theo hướng tốtnhất Đảm bảo lượng sản phẩm đầu vào và đầu ra Cụ thể, đầu vào giúp cung ứng đủhàng hóa, giảm hàng tồn kho và rủi ro Phần đầu ra sẽ đảm bảo cung cấp đủ sản phẩm,duy trì doanh thu, giảm nguy cơ hàng quay đầu và giảm phí tồn kho Duy trì hiệu quảcho các hoạt động Logistics, hậu cần và đem hàng hóa đến tay khách hàng đúng tiếnđộ Đồng thời, đảm bảo chất lượng hàng hóa, tối ưu chi phí và mang lại nguồn lợinhuận cao hơn

Hiện nay đang có 5 loại chuỗi cung ứng được ứng dụng phổ biến nhất Bao gồm: Mô hình chuỗi cung ứng dòng chảy liên tục

Mô hình dòng chảy liên tục là giải pháp lý tưởng cho các công ty, doanh nghiệpcung cấp sản phẩm có nhu cầu cao hoặc thấp mà không cần thiết kế lại

Mô hình chuỗi cung ứng nhanh

Mô hình này thường được áp dụng trong các công ty, doanh nghiệp bán hàngdựa trên xu hướng như: thời trang, mỹ phẩm, phụ kiện, giày dép, Quy trình này bịgiới hạn nhiều về thời gian do các công ty cần cập nhật xu hướng mới thường xuyênvà sản xuất thật nhanh

Tuy nhiên, nó lại tận dụng được sự nổi tiếng và mức độ quan tâm để tăng doanhthu nhanh chóng Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng tìm ra xu hướng mớiđể thay thế cho các dòng sản phẩm có dấu hiệu hạ nhiệt

6

Trang 10

Ảnh 4 Một số loại mô hình chuỗi cung ứng phổ biếnMô hình chuỗi cung ứng đơn giản

Cung ứng đơn giản là khi doanh nghiệp chỉ làm việc và mua bán nguyên vật liệu đầuvào với một nhà cung cấp duy nhất Đồng thời, doanh nghiệp sẽ tự sản xuất thànhphẩm và trực tiếp bán hàng đến tay người dùng Và, các hoạt động kiểm soát đều đếntừ một phía

Mô hình chuỗi cung ứng Agile

Agile là mô hình chuỗi cung ứng phù hợp với những ngành nghề khó đưa ra dự đoánchính xác về sản phẩm mong muốn cho doanh nghiệp Với mô hình này, doanh nghiệpsẽ sản xuất đủ sản phẩm dựa theo lượng mua hàng trước đó của người dùng Nếu dữliệu mua hàng có xu hướng giảm thì doanh nghiệp cũng cần giảm số lượng sản xuất vàngược lại.

Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp

Với chuỗi cung ứng phức tạp, các doanh nghiệp thường nhập hàng từ nhiều đơn vị,nhà máy, Đồng thời, quy trình sản xuất còn có sự tham gia của nhiều đối tác sản xuấtvà nhà thầu khác nhau Khi hàng hóa thành phẩm được cho ra đời, chúng sẽ được

7

Trang 11

chuyển đến tay người dùng qua rất nhiều kênh, đơn vị phân phối, thị trường, địađiểm,

Do đó, chuỗi cung ứng phức tạp có thể đảm bảo hàng hóa luôn được lưu chuyển hiệuquả theo đúng kế hoạch định trước Tuy nhiên, để hoạt động dưới mô hình này cácdoanh nghiệp cần biết cách điều phối, xử lý linh hoạt các mối quan hệ và kiểm soát tốtquá trình giao nhận

Các thành viên của chuỗi cung ứng

Một chuỗi cung ứng gồm các thành phần cơ bản sau:

Nhà cung cấp (Supplier) là một cá nhân hay doanh nghiệp chuyên cung cấp các sảnphẩm hoặc dịch vụ của mình cho một cá nhân hay doanh nghiệp khác Trong quá trìnhgiao dịch, nhà cung cấp hoặc người mua từ nhiều nhà cung cấp sẽ cung ứng các sảnphẩm, dịch vụ cho bên có nhu cầu mua là doanh nghiệp , nguồn nguyên liệu có thểnằm ở khắp mọi nơi trên thế giới kể cả các vùng nông thôn hẻo lánh,…

Nhà sản xuất: là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm, biến các nguyên liệu đầu vào thànhthành phẩm cho người tiêu dùng Một sản phẩm có thể phải đi qua nhiều mắt xích làcác nhà sản xuất trung gian khác nhau trước khi thành thành phẩm hoàn chỉnh Cácnhà sản xuất có thể là: nhà sản xuất nguyên vật liệu, sản xuất thành phẩm, sản xuấtthành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ cáccông ty khác,

Nhà phân phối: Nhà phân phối là thực thể trung gian giữa nhà sản xuất sản phẩm vàmột thực thể khác trong kênh phân phối hoặc chuỗi cung ứng Nhà phân phối có cáckênh và khả năng tiếp thị phù hợp để phân phối sản phẩm của họ cho các nhà bán buônvà đôi khi trực tiếp cho các nhà bán lẻ.

Nhà bán lẻ là người bán hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng để sử dụngvào mục đích cá nhân hoặc phi kinh doanh Nhà bán lẻ là các đơn vị kinh doanh đóngvai trò trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng hàng hóa Người bán lẻ muahàng hóa/ dịch vụ từ người bán buôn hoặc nhà phân phối và bán cho khách hàng cuốicùng với giá đã định sẵn và số lượng nhỏ hơn

Khách hàng hay người tiêu dùng: Khách hàng giữ vị trí quan trọng trong sự tồn tạicủa chuỗi cung ứng sản phẩm Khách hàng có thể là tổ chức hoặc cá nhân mua một sản

8

Trang 12

phẩm kết hợp cùng các sản phẩm khác để bán cung cấp cho những khách hàng saungười tiêu thụ sản phẩm chính là mắt xích cuối cùng chuỗi cung ứng.

Mục tiêu của chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các thành tố của chuỗi; những tác động của chúng đếnchi phí và vai trò trong việc sản xuất , kinh doanh những sản phẩm phù hợp với thịhiếu nhu cầu của khách hàng Như vậy, mục tiêu trong phân tích chuỗi cung ứng đóchính là tạo mối liên kết với nhà cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng củakhách hàng vì họ có tác động đến kết quả cũng như hiệu quả của chuỗi cung ứng vàcũng là hữu hiệu , hiệu quả trên toàn hệ thống Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗicung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống

Vai trò của chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng và có sự ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả vàthành công của các tổ chức và ngành công nghiệp một số vai trò chính của chuỗi cungứng như đáp ứng nhu cầu khách hàng , đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ được cungcấp đáp ứng đúng nhu cầu và yêu cầu của khách hàng Tối ưu hóa các quy trình vàhoạt động trong quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và phân phối Điều này baogồm tối đa hóa hiệu suất, giảm thiểu lãng phí và chi phí, và tăng cường hiệu quả toànbộ hệ thống Quản lý rủi ro,chuỗi cung ứng đối mặt với các rủi ro như biến đổi thịtrường, thiên tai, thiếu hụt nguyên liệu và sự cố Quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứnglà cần thiết để đảm bảo sự ổn định và đáp ứng nhanh chóng trong các tình huống bấtlợi Tăng cường hợp tác và tương tác chặt chẽ giữa các bên trong chuỗi, bao gồm nhàcung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và khách hàng Hợp tác và tương tác này giúpcải thiện quy trình và dòng chảy thông tin, tăng cường linh hoạt và khả năng thích ứng.Chuỗi cung ứng đòi hỏi quản lý thông tin và dữ liệu liên quan đến nguồn cung cấp, lưutrữ, sản xuất, vận chuyển và khách hàng Việc thu thập, quản lý và chia sẻ thông tinmột cách chính xác và kịp thời giữa các bên trong chuỗi là quan trọng để đảm bảo sựthông suốt và hiệu quả của chuỗi cung ứng Không những thế Chuỗi cung ứng cungcấp cơ hội để đổi mới và phát triển trong các quy trình và hoạt động Các tổ chức cóthể tìm kiếm và áp dụng các giải pháp mới, công nghệ tiên tiến và phương pháp quảnlý để cải thiện hiệu suất và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng Tạo ra giá

9

Trang 13

trị cho tất cả các bên liên quan, chuỗi cung ứng tạo ra giá trị không chỉ cho tổ chức màcòn cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi, bao gồm khách hàng, nhà cung cấp và đốitác kinh doanh

Tổng quan, chuỗi cung ứng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị và cải thiệnhiệu quả trong quá trình sản xuất, vận chuyển và phân phối Quản lý chuỗi cung ứnghiệu quả giúp tăng cường cạnh tranh và đáp ứng nhanh chóng với sự biến đổi của thịtrường và nhu cầu khách hàng.

Vấn đề về dành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng

Hiện nay, chuỗi cung ứng đang đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức trong việc đạtđược lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh là bậc thang giúp cho doanh nghiệp nhanhchóng chiếm được ưu thế trở thành hàng rào cản bước cho các đối thủ cạnh tranhchính vì vậy các tổ chức cần tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh tranh cả về chi phí cũngnhư giá trị để đạt được sự thành công và tồn tại trong môi trường kinh doanh cạnhtranh ngày nay đây chính là một số yếu tố quan trọng liên quan đến lợi thế cạnh tranhtrong chuỗi cung ứng thứ nhất là chi phí cạnh tranh,một yếu tố quan trọng trong lợithế cạnh tranh là khả năng của một tổ chức để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với chiphí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh Điều này có thể được đạt được bằng cách tốiưu hóa quy trình sản xuất, quản lý tài nguyên và chi phí vận chuyển Thứ 2 đó chính làkhả năng quản lý rủi ro và đáp ứng linh hoạt với biến đổi thị trường và yêu cầu củakhách hàng Quản lý rủi ro hiệu quả giúp giảm thiểu tác động của sự cố và thiếu hụt,trong khi khả năng thích ứng nhanh chóng giúp đáp ứng yêu cầu thay đổi trong thờigian ngắn Yếu tố quan trọng thứu 3 là lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng đến từkhả năng tối ưu hóa dòng chảy vật liệu và thông tin, cũng như quy trình sản xuất, vậnchuyển và phân phối Sự hiệu quả trong quy trình giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi,lãng phí và chi phí, đồng thời tăng cường linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng Khi nhắctới Một chuỗi cung ứng hiệu quả không thể thiếu lợi thế cạnh tranh thứ 4 về việc đảmbảo độ tin cậy cao và chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ Việc đáp ứng đúng hẹn, đảmbảo sự nhất quán và chất lượng của sản phẩm giúp xây dựng lòng tin và sự hài lòngcủa khách hàng Thứ 5 là một lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng có thể đến từmối quan hệ tốt và hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối

10

Trang 14

và khách hàng Hợp tác trong việc chia sẻ thông tin, kế hoạch và tài nguyên giữa cácbên giúp tăng cường hiệu quả và hiệu suất của chuỗi cung ứng và cuối cùng một lợithế cạnh tranh không kém phần quan trọng đến từ khả năng đổi mới và phát triển liêntục Sự áp dụng các công nghệ mới, phương pháp quản lý tiên tiến và các giải phápsáng tạo trong chuỗi cung ứng giúp cải thiện hiệu quả, giảm chi phí và tạo ra lợi thếcạnh tranh.

Lợi thế cạnh tranh giống như một tòa tháp cao lớn và để leo được lên tòa tháp đó cácdoanh nghiệp phải nỗ lực để cải thiện những lợi ích không những về chi phí mà còn vềgiá trị Quan trọng là định rõ các yếu tố cạnh tranh quan trọng và phát triển các chiếnlược và phương pháp phù hợp để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng.

11

Trang 15

II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CHUỖICUNG ỨNG SIÊU THỊ T-MART

1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SIÊU THỊ T-MART

a) Lịch sử hình thành và phát triển

Hệ thống chuỗi siêu thị T-Martstores được thành lập từ năm 2008,là thànhviên tập đoàn T-Group một trong những công ty hàng đầu Việt Nam đi tiênphong trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị Ngày 19/06/2009 ,một trong nhữngsiêu thị T-mart đầu tiên được thành lập tại Ecopark – Xã Xuân Quan- Xã XuânQuan – Huyện Văn Giang – Hưng Yên ,nhờ bày bán những sản phẩm chấtlượng đảm bảo và giá phù hợp đối với người tiêu dùng T-mart đã tạo được lòngtin đối với khách hàng của họ , đánh giấu cho những khởi đầu thuận lợi chonhững chuỗi ngày hoạt động sau đó T-mart sau 23 lần thay đổi đăng ký kinhdoanh, ngày 15/9/2014, công ty cổ phần T- Martores đã thay đổi đăng ký kinhdoanh với những nội dung như sau:

+ Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần T- Martores+ Tên viết tắt: T-MARTORES.JSC

+ Tên Tiếng anh: T – MARTORES JOINT STOCK COMPANY+ Mã số doanh nghiệp: 0103973610

+ Địa chỉ trụ sở: 28BT2, Khu bán đảo Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt,Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.

Ngày hoạt động:16/06/2009+ Đại diện pháp luật: Trần Anh Tuấn+ Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động+ Ngành nghề chính:4632 ( bán buôn thực phẩm)+ Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.

Tiếp nối với những thuận lợi trong mô hình bán hàng trực tiếp , T-mart mở rộngthêm mô hình kinh doanh trực tuyến , Tmart.vn đã thành lập siêu thị trực tuyếnvào tháng 9 năm 2014

- Website: http://tmart.vn/

- Link fanpage: (2) Tmart.vn | Facebook

Đến đầu tháng 12/2014, công ty chuyển trụ sở về VT29 liền kề 5- khu đô12

Trang 16

thị Đại Thành – Thanh Oai – Hà Nội

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần T- Martoresluôn không thỏa mãn với những gì đang có, liên tục mở rộng và phát triển cácloại hình sản phẩm T – Martores luôn làm hài lòng khách hàng với sự đa dạngcủa sản phẩm, mẫu mã đẹp T- Martores luôn không ngừng vươn lên bằng chính sự

sáng tạo chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên Đến năm 2023 Công tyđã mở rộng mạng lưới các điểm bán hàng lên hơn 80 điểm ởkhu vực Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh và Hưng Yên, Hảidương Tmart đã và đang phát triển vươn lên lớn mạnh từng ngày Với tiêuchí chủ đạo là luôn đảm bảo giá rẻ, nhiều tiện lợi trong mua sắm đã tạo nên sựthành công của tập đoàn

Ảnh 5 Hình ảnh siêu thị T-mart

Trong cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’’ giai đoạn2014 -2020 do bộ công thương phát động Siêu thi T-mart được lựa chọn“Điểm bán hàng Việt Nam’’ đầu tiên tại thái nguyên theo bà lê thanh thủy ,giám đốc trung tâm xúc tiến thương mại đã giải thích sở dĩ lí do chọn siêu thịmà không phải các chợ truyền thống hay cửa hàng buôn bán khác để chọn“Điểm bán hàng Việt Nam’’ là vì vị trí của siêu thị T-mart ở trung tâm thànhphố Thái Nguyên , có các sản phẩm hàng hóa đa dạng phong phú về chủngloại ,đảm bảo cả về chất lượng giá cả lại có đội ngũ quản lý tốt và hơn nữa theobáo cáo hàng tháng của Siêu thị T-Mart, trung bình mỗi ngày có từ 200 lượt

13

Trang 17

khách trở lên đến tham quan mua sắm tại đây, trong đó lượng người tìm muahàng Việt Nam chiếm tới 80% đến 90% Sở dĩ như vậy bởi những khách hàng ítcó nhu cầu sử dụng hàng nội thường tìm đến các địa điểm chuyên bán hàngngoại chứ không mấy khi tới siêu thị Điều đó như đã phần nào khẳng địnhđược vị thế của chuỗi cung ứng siêu thị T-mart.

b) Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Có hơn 10 năm kinh nghiệm trong kinh doanh, siêu thị T-Mart hiện nay đượcđánh giá là một trong những chuỗi hệ thống siêu thị lớn nhất trên cả nước, nổitiếng với những sản phẩm đó chính là hướng đến người tiêu và sự phục vụ chuđáo của nhân viên công ty đã chứng tỏ được tính khả thi và doanh thu của côngty ngày càng cao Bên cạnh đó,hàng năm công ty còn đóng góp 1 phần khôngnhỏ vào ngân sách của Nhà nước.

Khẩu hiệu của công ty: “ Hợp tác, phát triển, bền vững” Phương châmhoạt động “Tận tâm phục vụ”, “ lợi ích của khách hành gắn liền với lợi ích củacông ty” Trong những năm qua khẩu hiệu và phương châm đó luôn giữ vững,công ty luôn chứng tỏ sự quan tâm hết mình của công ty đối với khách hàng vàcác đơn vị, cơ quan đối tác Chính vì vậy mà Tmart luôn hướng tới sự tươingon, đảm bảo chất lượng, vệ sinh của thực phẩm Hàng hóa được bày bán trênkệ hàng T-Mart luôn phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đượcchứng nhận và đạt tiêu chuẩn quốc gia Và chính vì vậy mà chuỗi siêu thị T-Mart được đánh giá cao không chỉ bởi thái độ tận tình chăm sóc khách hàng màđiểm nổi bật nhất ở chuỗi siêu thị này là chất lượng sản phẩm

Siêu thị T-Mart thường có không gian mua sắm rộng rãi và có thể cung cấp các tiệnnghi như giỏ hàng, xe đẩy mua sắm và quầy thu ngân tiện lợi Điều này giúp tạora một trải nghiệm mua sắm dễ dàng và thuận tiện cho khách hàng Khôngnhững vậy , T-Mart thường mở cửa hàng tại các địa điểm tiện lợi, như trungtâm mua sắm, khu vực dân cư đông đúc hoặc gần các khu vực công cộng Điềunày giúp khách hàng tiếp cận dễ dàng và thuận lợi đến cửa hàng tiện lợi, nhưtrung tâm mua sắm, khu vực dân cư đông đúc hoặc gần các khu vực công cộng.Điều này giúp khách hàng tiếp cận dễ dàng và thuận lợi đến cửa hàng

14

Trang 18

Ảnh 6 khu mua sắm trong siêu thị T-mart

Với tiêu chí chủ đạo là luôn đảm bảo giá rẻ, nhiều tiện lợi trong mua sắm đãtạo lên sự thành công của siêu thị T-mart Mang sứ mệnh: “Trao tận tay ngườitiêu dùng Việt Nam những sản phẩm chất lượng với mức giá ưu đãi nhất, cungcấp những sản phẩm chính hãng chất lượng từ các thương hiệu nổi tiếng hàngđầu thế giới” T-mart đã và đang phát triển vươn lên lớn mạnh từng ngày.

c) Đặc điểm nhà cung cấp/ thị trường/ khách hàng trong chuỗi cung ứng siêu thị mart

T-Đặc điểm nhà cung cấp :

Từ đầu T-Mart đã xây dựng một hệ thống kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa từnơi sản xuất đến siêu thị T-Mart đã liên hệ với nhiều nhà cung cấp trên địa phươngđể thu mua nguồn hàng, song song với đó các nhà cung cấp của siêu thị còn lànhững doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia khác nhau T-Mart đặt ra mục tiêu đảmbảo chất lượng, mức độ hài lòng cao của khách hàng và giá thành hợp lí Vớiphương châm “ Tiến hành tích cực- Theo đuổi bền bỉ” T-Mart muốn đem lại sự antâm cho người tiêu dùng bằng những hàng hóa rõ nguồn gốc và xuất xứ.

Một số nhà cung cấp của T-Mart:

Mặt hàng đồ uống, nước giải khát: Coca-Cola, Nestlé… Mặt hàng bánh kẹo: Kinh Đô, Orion, Lotte, Bảo Ngọc…

15

Trang 19

Mặt hàng sữa: Vinamilk, TH True Milk, …Mặt hàng hóa tẩy, chất rửa: Unilever, P&G,

Ảnh 7 Một số loại hàng hóa ở T-mart

Đặc điểm thị trường :

Thị trường của T-Mart là những khu vực đông dân cư, giao thông thuận lợi, códiện tích lớn, cung cấp nhiều ngành hàng đa dạng.

16

Ngày đăng: 07/05/2024, 18:35

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w