1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công tnhh ic food sơn la

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hoạt Động Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty TNHH IC Food Sơn La
Tác giả Trịnh Thị Hiên
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Kim Cường
Trường học Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng
Thể loại Khoá Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,98 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng (9)
    • 1.1.1. Định nghĩa về chuỗi cung ứng (9)
  • 1.2. Phân biệt Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics (10)
    • 1.2.1. Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng (11)
    • 1.2.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng (13)
  • 1.3. Các hoạt động trong chuỗi cung ứng (14)
  • 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chuỗi cung ứng (17)
    • 1.4.1. Sự bất ổn về mặt môi trường (18)
    • 1.4.2. Công nghệ thông tin (19)
    • 1.4.3. Mối quan hệ trong chuỗi cung ứng (20)
  • 1.5. Đặc điểm ngành sản xuất tại địa phương (21)
    • 1.5.1. Thực trạng các Khu Công Nghiệp tại Sơn La (21)
    • 1.5.2. Nguồn lực của địa phương (23)
  • 2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH ICFood Sơn La (25)
    • 2.1.1. Tổng quan (25)
    • 2.1.2. Xây dựng và vận hành nhà máy (25)
  • 2.2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp (26)
    • 2.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý (26)
    • 2.2.2. Các phòng ban, bộ phận của Công ty TNHH IC Food Sơn La (27)
  • 2.3. Hoạt động kinh doanh của công ty (28)
    • 2.3.1. Loại hình hoạt động của công ty (29)
    • 2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm (2021-2022) (29)
  • 2.4. Đặc điểm chuỗi cung ứng sản xuất thực phẩm của IC Food tại Việt Nam (30)
    • 2.4.1. Đặc điểm của chuỗi cung ứng ngành sản xuất thực phẩm Việt Nam (30)
    • 2.4.2. Đặc điểm chuỗi cung ứng của Công ty TNHH IC Food Sơn La (31)
  • 2.5. Hoạt động Quản lý Chuỗi cung ứng tại Công Ty TNHH IC Food Sơn La (35)
    • 2.5.1. Lập kế hoạch (Plan) (35)
    • 2.5.2. Tìm nguồn cung cấp (Source) (39)
    • 2.5.3. Sản xuất (Make) (44)
    • 2.5.4. Phân phối (Deliver) (50)
    • 2.5.5. Thu hồi (Return) (52)
  • 2.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chuỗi cung ứng của công ty (54)
    • 2.6.1. Sự bất ổn về mặt môi trường (54)
    • 2.6.2. Công nghệ thông tin (57)
    • 2.6.3. Mối quan hệ trong chuỗi cung ứng (58)
    • 2.6.4. Sự thỏa mãn của khách hàng (59)
  • 2.7. Đánh giá chung (60)
  • 3.1. Mục tiêu hoạt động quản lý chuỗi cung ứng của công ty đến năm 2025 (60)
  • 3.2. Cơ sở đề xuất giải pháp (61)
    • 3.2.1. Dự báo về định hướng và tiềm năng phát triển ngành thực phẩm Việt Nam (61)
    • 3.2.2. Định hướng phát triển của công ty (62)
  • 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng của Công ty TNHH (62)
    • 3.3.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch (65)
    • 3.3.2. Hoàn thiện hoạt động tìm nhà cung cấp (66)
    • 3.3.3. Hoàn thiện hoạt động sản xuất (68)
    • 3.3.4. Hoàn thiện hoạt động phân phối (71)
    • 3.3.5. Hoàn thiện hoạt động thu hồi (72)
  • 3.4. Kiến nghị (72)
    • 3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ (72)
    • 3.4.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (74)

Nội dung

+ Sự kết hợp mang tính chiến lược, có hệ thống các chức năng kinh doanh truyền thống và chiến thuật phối hợp các chức năng này trong một công ty nói riêng và giữa các doanh nghiệp trong

Tổng quan về chuỗi cung ứng

Định nghĩa về chuỗi cung ứng

Định nghĩa về chuỗi cung ứng hiện nay đã được hoàn chỉnh hơn rất nhiều khi chuỗi cung ứng trở nên phổ biến và được quan tâm nhiều hơn Có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng nhưng những định nghĩa của Mentzer và cộng sự, 2001 và Hugos, 2018 là hoàn thiện, được sử dụng rộng rãi nhất [1]:

+ Chuỗi cung ứng (CCU) là sự gắn kết của các công ty nhằm đưa sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường (Lambert, Stock, & Ellram, 1998)

+ CCU là một mạng lưới các các cơ sở vật chất và các phương án phân phối thực hiện các chức năng mua sắm nguyên vật liệu và chuyển đổi chúng thành các bán thành phẩm, thành phẩm, đồng thời thực hiện chức năng phân phối tới khách hàng (Ganeshan, 1995)

+ CCU là một “mạng lưới của các tổ chức có liên quan đến nhau, thông qua mối quan hệ cung ứng hoặc phân phối trong các quy trình hoạt động khác nhau để tạo ra giá trị dưới dạng sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng” (Mentzer và cộng sự, 2001)

+ CCU bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng Các thành viên trong chuỗi không chỉ bao gồm các công ty sản xuất, cung cấp, phân phối, mà còn có cả các công ty vận tải, kho bãi, nhà bán lẻ, và khách hàng của mình (Chopra, Sunil, & Peter Meindl, 2015)

+ Sự kết hợp mang tính chiến lược, có hệ thống các chức năng kinh doanh truyền thống và chiến thuật phối hợp các chức năng này trong một công ty nói riêng và giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, nhằm mục đích nâng cao kết quả hoạt động trong dài hạn”- (Mentzer và cộng sự, 2001)

+ “Quản lý chuỗi cung ứng là việc phối hợp sản xuất, lưu kho, địa điểm và vận chuyển giữa những người tham gia trong chuỗi cung ứng để đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa khả năng đáp ứng hiệu quả với thị trường được phục vụ” (Hugos, 2018)

Như vậy, trên các nghiên cứu cũng như định nghĩa được cải thiện qua từng năm, ta có thể nhìn nhận Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động logistics truyền thống và còn mở rộng đến cả khâu marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính và dịch vụ chăm sóc

5 khách hàng Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là tối ưu hóa hiệu suất, giảm thiểu lãng phí và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng [1]

Phân biệt Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics

Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng trong một doanh nghiệp bao gồm tất cả những phòng ban liên quan đến hoạt động kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp đó Mở rộng ra hơn nữa, một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh nhất sẽ được cấu thành từ 5 thành phần sau: Nhà sản xuất; Nhà phân phối;

Nhà bán lẻ; Khách hàng; Các nhà cung cấp dịch vụ [1]

Hình 2: Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng

(Nguồn: Giáo trình Quản lý Chuỗi Cung Ứng - Đại học Thăng Long)

+ Nhà sản xuất: Nơi diễn ra quá trình chuyển đổi nguyên liệu và thành phần từ nhà cung cấp thành sản phẩm hoàn chỉnh Điều này có thể bao gồm gia công, lắp ráp, sản xuất hàng loạt, và kiểm tra chất lượng

+ Nhà phân phối: Quá trình vận chuyển sản phẩm từ nhà máy hoặc cơ sở sản xuất đến điểm bán hàng cuối cùng hoặc khách hàng Các hoạt động trong phân phối bao gồm lập kế hoạch vận chuyển, quản lý kho, và giao hàng

+ Nhà bán lẻ: Là môi trường mà sản phẩm được trình bày và bán đến khách hàng cuối cùng Điều này có thể là cửa hàng vật liệu xây dựng, siêu thị, cửa hàng trực tuyến, v.v Bán hàng bao gồm quản lý hàng tồn kho, quảng cáo, quản lý quan hệ khách hàng, và quản lý doanh số bán hàng

+ Khách hàng (Customer): Là người cuối cùng nhận sản phẩm hoặc dịch vụ Sự hài lòng của khách hàng và phản hồi từ họ có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và cải thiện chuỗi cung ứng

+ Các nhà cung cấp dịch vụ: Các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng như dịch vụ logistics, Tài chính, Marketing, Công nghệ thông tin, Nghiên cứu thị trường và Thiết kế sản phẩm…

Các chuỗi cung ứng mở rộng sẽ có thêm hai loại thành viên:

+ Nhà cung cấp của nhà cung cấp + Khách hàng của khách hàng và người dùng cuối

Nhà sản xuất Nhà phân phối Nhà bán lẻ Khách hàng

Thư viện ĐH Thăng Long

Hình 3: Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng

(Nguồn: Giáo trình Quản lý Chuỗi Cung Ứng - Đại học Thăng Long)

Tất cả các thành phần này tương tác với nhau để tạo thành một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp cho đến khách hàng cuối cùng Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi sự tương tác tốt giữa các phần tử trong chuỗi, đảm bảo sự liên tục, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của khách hàng [1]

Cấu trúc chuỗi cung ứng

Một chuỗi cung ứng đơn giản nhất bao gồm nhà cung cấp, công ty và khách hàng của công ty đó Đó là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng Tuy nhiên, tại mỗi một đối tượng đó bên trong cũng có thêm những chuỗi cung ứng nhỏ hơn để ảm bảo những mắt xích đó được hoạt động trơn tru nhất có thể Xuyên suốt chuỗi cung ứng là 3 luồng cơ bản: luồng sản phẩm, luồng thông tin, luồng tài chính [1]

Hình 4: Sơ đồ Chuỗi cung ứng

(Nguồn: Tác giả tự vẽ)

Mạng lưới chuỗi cung ứng bao gồm các thành phần chính như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng Các thực thể này tương tác thông qua luồng thông tin, luồng hàng hóa và dịch vụ, tạo nên sự kết nối và hợp tác để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất, vận chuyển và cung ứng một cách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của thị trường Mạng lưới chuỗi cung ứng không chỉ là sự kết hợp về vật lý mà còn bao gồm

Nhà cung cấp đầu tiên

Nhà sản xuất Công ty

9 các yếu tố quản lý, thông tin, tài chính và kiểm soát để đảm bảo sự cân đối và tính toàn vẹn của toàn bộ quá trình chuỗi cung ứng

Mạng lưới chuỗi cung ứng có thể có nhiều dạng khác nhau, từ các mạng lưới đơn giản và tuyến tính đến các mạng lưới phức tạp và đa chiều Sự hiệu quả của mạng lưới chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự linh hoạt, đáp ứng nhanh chóng với biến đổi thị trường và tối ưu hóa hoạt động toàn bộ chuỗi cung ứng.

Các hoạt động trong chuỗi cung ứng

Mô hình đơn giản hoá của 1 chuỗi cung ứng xác định 4 khâu hoạt động sau [1]:

Lập kế hoạch đóng vai trò quan trọng nhất trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng, bước đầu tiên cũng là cốt yếu để đảm bảo sự liên kết và hoạt động trơn tru của toàn bộ hệ thống Điều này liên quan đến việc cân đối tài nguyên với nhu cầu và xây dựng một kế hoạch tổng thể cho toàn bộ quá trình cung ứng chuỗi

Lập kế hoạch chuỗi cung ứng không chỉ đơn thuần là xác định các bước cụ thể, mà còn đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về quy trình sản xuất, cung ứng và phân phối Điều này bao gồm việc xây dựng một kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sản xuất, kế hoạch thu mua, kế hoạch tài chính và kế hoạch xuất hàng Mục tiêu là tạo ra một khung chương trình tổng thể, đảm bảo sự hoạt động liên tục và hợp nhất của toàn bộ quá trình cung ứng

Một trong những phần quan trọng nhất trong việc lập kế hoạch chuỗi cung ứng là công việc dự báo nhu cầu Đặc biệt là trong trường hợp doanh nghiệp không có dữ liệu thống kê về sản xuất hoặc vật tư sử dụng Dự báo nhu cầu là quá trình dự đoán khả năng xuất hiện của tình huống trong tương lai, dựa trên thông tin có sẵn Qua đó, dự báo nhu cầu sản phẩm là việc ước tính và đánh giá nhu cầu tiềm năng của các sản phẩm trong tương lai, giúp doanh nghiệp xác định loại và số lượng hàng hóa cần có để đáp ứng sự cần thiết

Những quyết định liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng, dựa vào những dự báo về nhu cầu của khách hàng, tập trung vào các khía cạnh quan trọng như loại sản phẩm, số lượng cần sản xuất, và thời điểm giao hàng Việc dự báo nhu cầu sản phẩm đã trở thành nền tảng cho kế hoạch sản xuất nội bộ cũng như hợp tác giữa các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường

Với sự đóng góp của dự báo, các doanh nghiệp có thể thiết lập kế hoạch chuỗi cung ứng chính xác hơn Điều này giúp tối ưu hóa việc lập kế hoạch tồn kho, giảm chi phí hoạt động, tăng hiệu suất và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn Dự báo cầu chính là nền móng của các quyết định quản lý chuỗi cung ứng, hướng tới xác định và đáp ứng các điều kiện thị trường, từ cung cầu, đặc tính sản phẩm cho đến môi trường cạnh tranh

Thư viện ĐH Thăng Long

 Dự báo cầu: là cơ sở để các công ty lập kế hoạch hoạt động của mình và hợp tác với nhau để đáp ứng cầu thị trường Tất cả các dự báo nhằm vào bốn biến chính kết hợp với nhau xác định điều kiện thị trường Các biến đó là: cầu, cung, đặc tính sản phẩm và môi trường cạnh tranh

 Định giá sản phẩm: tuỳ vào mức giá được định giá như thế nào có thể đem lại lợi nhuận gộp hay cực đại cho công ty

 Quản lý hàng lưu kho: là các kỹ thuật được sử dụng để quản lý mức lưu kho trong các công ty khác nhau của chuỗi cung ứng Mục đích là để giảm chi phí hàng dự trữ càng nhiều càng tốt trong khi vẫn duy trì mức dịch vụ mà khách hàng yêu cầu

Quản lý hàng lưu kho dựa vào dự báo nhu cầu cho sản phẩm và giá cả của sản phẩm

+ Tìm nguồn cung (thu mua) [1] Để tối ưu hóa các hoạt động của doanh nghiệp, quá trình mua hàng cho sản xuất có vai trò rất quan trọng Việc này hướng đến việc tìm kiếm các nguồn cung cấp tiềm năng, thực hiện so sánh về giá cả, sau đó đặt hàng từ nhà cung cấp có mức chi phí thấp nhất Tuy nhiên, hoạt động tìm kiếm nguồn cung cấp không chỉ dừng lại ở việc tìm một nguồn cung cấp thích hợp, mà bao gồm cả việc duyệt qua ba công đoạn chính sau đây:

 Tuyển chọn nhà cung cấp: Đây là giai đoạn tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho doanh nghiệp, dựa trên các nguyên tắc về độ chính xác về hàng hóa, giá cả và thời điểm cung ứng Việc tìm kiếm và lựa chọn đúng nguồn cung cấp giúp tối ưu chi phí nguyên vật liệu và đảm bảo sự ổn định trong các hoạt động khác Quyết định này phụ thuộc vào các yếu tố như chiến lược kinh doanh, tài chính, nhu cầu thị trường và điều kiện giai đoạn hiện tại

 Đàm phán hợp đồng: Hiện nay, xu hướng thuê ngoài các nhà cung cấp để sản xuất các thành phần của sản phẩm ngày càng tăng Do đó, việc soạn thảo và đàm phán hợp đồng cung cấp trở nên quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng Khi tham gia đàm phán và ký kết hợp đồng mua nguyên vật liệu, cần tập trung vào yêu cầu chính xác về chất lượng, hỗ trợ kĩ thuật và dịch vụ Công việc này còn đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến thời hạn và địa điểm giao hàng, để giảm thiểu tối đa chi phí Các nhà cung cấp cần phải có khả năng thiết lập hệ thống liên kết điện tử để nhận đơn hàng, gửi thông báo giao hàng, hóa đơn và thanh toán một cách nhanh chóng và tiết kiệm thời gian

 Mua hàng: Việc mua hàng bao gồm những hoạt động thông thường, liên quan đến việc đặt mua nguyên vật liệu trực tiếp hoặc mua các sản phẩm gián tiếp như dịch vụ bảo hành, sửa chữa và vận hành mà công ty sử dụng hàng ngày Người chịu trách nhiệm mua hàng sẽ đưa ra quyết định về việc đặt hàng, tiến hành liên hệ với người bán và hoàn thành quy trình đặt hàng Hơn nữa, trong quá trình sản xuất,

11 việc mua nguyên vật liệu và áp dụng chiến lược thuê gia công ngoài (outsourcing) trở thành một công cụ để nhanh chóng giảm thiểu chi phí Việc này có thể mang lại nhiều lợi ích như lợi thế kinh tế theo quy mô từ các nhà cung cấp, phân tán rủi ro giữa các nhà cung cấp khi có nhiều đơn hàng, tạo sự linh hoạt trong biến động cầu cung Tuy nhiên, cùng với lợi ích, việc áp dụng chiến lược này cũng đi kèm với các rủi ro như mất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, làm giảm động lực để nâng cao năng suất và có thể gây ra xung đột mục tiêu giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp

Cả hai hoạt động trên đều có tác động lớn đến năng lực của chuỗi cung ứng

Sản xuất: Sản xuất liên quan đến năng lực của chuỗi cung ứng về sản xuất và lưu trữ sản phẩm Các phương tiện sản xuất gồm các nhà máy và nhà kho Tính hiệu quả và khả năng đáp ứng là nền tảng khi đưa ra các quyết định sản xuất

Sản xuất (chế tạo): bao gồm các hoạt động cần thiết để phát triển và tạo ra các sản phẩm và các dịch vụ mà chuỗi cung ứng cung cấp Các hoạt động trong đó bao gồm thiết kế sản phẩm, quản lý sản xuất, và cơ sở vật chất và quản lý Quy trình thiết kế và phát triển sản phẩm không thể hiện trong mô hình SCOR (Supply Chain Operation Refence), nhưng được đưa vào đây vì nó không thể thiếu trong quá trình sản xuất

Nhà máy được xây dựng dựa trên một trong hai cách tiếp cận:

 Dựa trên sản phẩm- thực hiện một loạt các hoạt động khác nhau nhằm tạo ra một dây chuyền sản xuất từ công đoạn sản xuất các chi tiết rời rạc của sản phẩm cho đến khâu lắp ráp chúng lại

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chuỗi cung ứng

Sự bất ổn về mặt môi trường

Yếu tố này tập trung vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp, cũng như mức độ tin tưởng và cam kết giữa các bên liên quan Môi trường doanh nghiệp còn liên quan đến kỳ vọng của công ty về chất lượng, thời gian giao hàng, cạnh tranh trong ngành và cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và sự đa dạng trong yêu cầu của thị trường, việc mở rộng hoạt động sang thị trường quốc tế đã trở thành lựa chọn hợp lý Tuy có thể gắn liền với sự tăng động trong hoạt động, nhưng các doanh nghiệp nhận ra rằng điều này có thể đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả và kịp thời Một điểm quan trọng trong việc xem xét môi trường doanh nghiệp là khả năng thích nghi với môi trường đó

Thư viện ĐH Thăng Long

14 Nghiên cứu của Henry (2012) cũng đã chỉ ra rằng, sự bất ổn về mặt môi trường có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, những rủi ro này có thể được đối mặt và giảm thiểu nếu doanh nghiệp khéo léo xây dựng mối quan hệ chiến lược với các nhà cung cấp chủ chốt Do đó, việc đề ra chiến lược nhằm giải quyết sự bất ổn trong môi trường chuỗi cung ứng sẽ giúp tạo ra một môi trường hoạt động hiệu quả hơn, từ đó đảm bảo khả năng đáp ứng linh hoạt và thành công trong bất kỳ tình huống nào

Sự hỗ trợ của chính phủ

Chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc quản lý việc nhập khẩu nguyên vật liệu thô và sản phẩm từ nước ngoài, hoặc sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước Đồng thời, vai trò này còn bao gồm việc thực thi các chuẩn mực, quy định, chính sách và tiêu chuẩn ngành

Tuy nhiên, việc mở rộng giao dịch với thị trường nước ngoài cũng mang đến những vấn đề phức tạp Các thách thức này bao gồm những rào cản ngôn ngữ, vận chuyển hàng hóa, chi phí vận chuyển, biến động tỷ giá, thuế quan và các thủ tục pháp lý Những khó khăn này có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp trong việc tham gia thị trường quốc tế và tối ưu hóa quá trình chuỗi cung ứng

Do đó, sự hỗ trợ từ phía chính phủ không chỉ giúp doanh nghiệp có môi trường thuận lợi để hoạt động mà còn đảm bảo rằng những thách thức liên quan đến giao dịch quốc tế cũng được đối mặt và giải quyết một cách hiệu quả

Bất ổn từ môi trường nước ngoài

Khi doanh nghiệp quyết định tiến hành tìm kiếm và thu mua nguyên liệu thô từ thị trường nước ngoài, việc hiểu rõ các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng là cực kỳ quan trọng Đặc biệt, sự bất ổn chính trị trong một quốc gia có thể tạo ra những tác động không mong muốn đến nhà cung cấp tại nước đó, làm gia tăng rủi ro trong quá trình cung cấp Tình hình này có thể thúc đẩy việc ra quyết định không đầu tư hoặc thậm chí thay đổi chiến lược và quyết định của doanh nghiệp

Những yếu tố bất ổn có thể xuất phát từ nhiều khía cạnh, bao gồm vấn đề tôn giáo, môi trường, ngôn ngữ, văn hóa, hay thậm chí hạn chế trong việc giao tiếp Tất cả những yếu tố này có khả năng ảnh hưởng lớn đến chức năng và hoạt động của chuỗi cung ứng Do đó, việc đánh giá và dự báo những yếu tố này đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định liệu doanh nghiệp có nên tham gia vào thị trường nước ngoài, và cách thức thực hiện hoạt động chuỗi cung ứng một cách linh hoạt và an toàn.

Công nghệ thông tin

Công nghệ viễn thông và máy tính đã mở ra cơ hội cho tất cả các yếu tố trong chuỗi cung ứng có thể tương tác và giao tiếp với nhau một cách hiệu quả Sự sử dụng công nghệ thông

15 tin đã giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi, tiết kiệm tài liệu và giấy tờ, cũng như loại bỏ những hoạt động không cần thiết Điều này áp dụng cho tất cả các phần tử trong chuỗi cung ứng, từ nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ cho đến khách hàng cuối cùng

Các công cụ hỗ trợ công nghệ thông tin có thể được phân thành hai loại chính: công cụ hỗ trợ giao tiếp và công cụ hỗ trợ hoạch định

Công cụ hỗ trợ giao tiếp

Công cụ hỗ trợ giao tiếp là những phương tiện được sử dụng để truyền tải thông tin, dữ liệu và thực hiện giao tiếp giữa các bên tham gia trong chuỗi cung ứng Các ví dụ cụ thể bao gồm Electronic Data Interchange (EDI), Electronic Fund Transfer (EFT), mạng intranet, internet và extranet Ví dụ, công cụ EDI thường được áp dụng trong quy trình thu mua để đặt đơn hàng, theo dõi tình trạng đơn hàng và quản lý theo dõi Công cụ này tương tự như một cuốn catalog điện tử, giúp khách hàng có thể tra cứu thông tin về kích thước, giá cả của một sản phẩm cụ thể

Công cụ hỗ trợ hoạch định

Công cụ hỗ trợ hoạch định là các công cụ được sử dụng để tích hợp và quản lý hoạt động quản lý chuỗi cung ứng Các công cụ này giúp tổ chức lên kế hoạch tìm kiếm nguồn cung cấp và tối ưu hoá hoạt động Ví dụ, công cụ Hoạch định nguồn lực sản xuất (MRP) và phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho phép tổ chức lên kế hoạch sản xuất dựa trên định mức nguyên vật liệu và mức tồn kho

Ngoài ra, còn nhiều công cụ công nghệ thông tin khác đã được phát triển để hỗ trợ việc thực hiện và quản lý nhiều hoạt động và mối quan hệ trong chuỗi cung ứng Điều này bao gồm quản lý hàng tồn kho (Data Warehouse), quản lý hoạt động phân phối (Distribution Resource Planning - DRP) và quản lý dịch vụ khách hàng (Customer Relationship Management - CRM).

Mối quan hệ trong chuỗi cung ứng

Mối quan hệ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của mỗi doanh nghiệp Thực tế chứng tỏ, việc hợp tác và tích hợp các hoạt động với nhà cung cấp cũng như khảo sát và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng đem lại những hiệu quả đáng kể cho doanh nghiệp

Quản lý chuỗi cung ứng ngay từ đầu đã có mối liên hệ chặt chẽ với việc quản lý các mối quan hệ, đặc biệt là với nhà cung cấp và khách hàng

Mối quan hệ với nhà cung cấp

Mối quan hệ với nhà cung cấp có thể mang nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào cách mà doanh nghiệp làm việc với các đối tác cung cấp và cũng như mức độ đa dạng của việc cung ứng Mối quan hệ này thể hiện sự tương quan giữa người mua và người cung cấp, thường xoay quanh khía cạnh giá cả của sản phẩm hoặc hàng hóa Tuy nhiên, loại quan hệ này thường không tạo ra những lợi ích lớn cho cả hai bên trong chuỗi cung ứng, do không tập

Thư viện ĐH Thăng Long

16 trung vào việc cắt giảm chi phí một cách hiệu quả Để thúc đẩy hiệu quả trong chuỗi cung ứng, việc phát triển hợp tác và liên minh giữa các đối tác cung cấp cần được ưu tiên Mối quan hệ hiệu quả là khi nó cho phép các bên chia sẻ thông tin, chia sẻ rủi ro và hướng tới lợi ích cá nhân cũng như lợi ích chung của cả chuỗi cung ứng

Mối quan hệ với khách hàng

Mối quan hệ với khách hàng cũng đóng một vai trò không thể bỏ qua trong môi trường cạnh tranh hiện nay Thị trường toàn cầu đa dạng về sản phẩm và dịch vụ, với mức chất lượng và giá cả khác nhau Điều này thúc đẩy doanh nghiệp cạnh tranh không ngừng và tìm cách cải thiện chất lượng đồng thời giảm thiểu chi phí Do đó, khách hàng ngày càng ưu tiên các yếu tố như dịch vụ tốt hơn, chất lượng cao hơn và thời gian giao hàng nhanh hơn Việc thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng đã trở thành một phần không thể thiếu của chiến lược kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay

Doanh nghiệp có xu hướng làm việc với nhiều nhà cung cấp khác nhau theo nhiều cách khác nhau, và vì thế việc mối quan hệ với nhà cung cấp thỏa mãn được nhu cầu của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng Cũng theo nghiên cứu, thì trong sản phẩm hay hàng hóa, thì dễ dàng tìm thấy mối quan hệ đối nghịch chủ yếu dựa vào giá cả giữa người mua và nhà cung cấp Loại quan hệ với nhà cung cấp này, không đem lại việc cắt giảm chi phí trong chuỗi cung ứng Để có thể mang lại lợi ích cho chuỗi cung ứng, thì việc phát triển hợp tác và liên minh mà đem lại lợi ích cho 2 bên cần phải được chú trọng Mối quan hệ hiệu quả, là khi nó cho phép các bên cơ hội được chia sẻ thông tin, chia sẻ rủi ro, nhằm đạt được lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung của toàn chuỗi

Thị trường toàn cầu cung cấp một chuỗi đa dạng các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng và chi phí khác nhau Kết quả là, các doanh nghiệp luôn cạnh tranh và nỗ lực để giảm thiểu chi phí và cải thiện chất lượng Theo đó, khách hàng thường thích có nhiều lựa chọn hơn và ưu tiên vào các yếu tố dịch vụ tốt hơn, chất lượng cao hơn và giao hàng nhanh hơn Chính vì vậy, việc thiết lập quan hệ với khách hàng ngày nay đã trở thành vấn đề chiến lược của mọi công ty nếu muốn thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này.

Đặc điểm ngành sản xuất tại địa phương

Thực trạng các Khu Công Nghiệp tại Sơn La

Sơn La là một tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở vùng Tây Bắc Việt Nam Tỉnh Sơn La có diện tích 14.174,5 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 5,46%/năm Quy mô kinh tế tăng mạnh, tăng 1,54 lần so với năm 2015, đứng thứ 5/14 tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 44,1 triệu đồng/người/năm Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, ước đến hết năm 2020 toàn tỉnh có 2.716 doanh

17 nghiệp, tăng 60,7% so với năm 2015; 640 hợp tác xã và 7 liên hiệp hợp tác xã (tăng 448 hợp tác xã, 7 Liên hiệp hợp tác xã so với năm 2015).… Hiện tại, Sơn La có 2 khu công nghiệp chính là KCN Mai Sơn và Vân Hồ và các nhà máy sản xuất tại một số huyện khác trên địa bàn tỉnh [4]

+ Khu công nghiệp Mai Sơn

Theo bqlkcn.sonla.gov.vn, khu công nghiệp Mai Sơn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006; Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 2247/QĐ-UBND ngày 21/9/2007, phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 25/6/2018 Quy mô diện tích 150ha (Giai đoạn I: 63,7ha, giai đoạn II: 86,3ha) [4]

Dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp Mai Sơn giai đoạn I được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2732/QĐ-UBND ngày 08/11/2006; phê duyệt điều chỉnh tại các Quyết định số 3234/QĐ-UBND ngày 30/11/2009 và Quyết định số 651/QĐ-UBND ngày 24/3/2017, với tổng mức đầu tư 285.504 triệu đồng Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Dự án hạ tầng khu công nghiệp Mai Sơn giai đoạn I hoàn thành trong năm 2020, tổ chức Lễ gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII vào ngày 22/12/2020

Các thông tin chủ yếu về Khu công nghiệp Mai Sơn gồm:

(1) Chủ đầu tư: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La

(2) Vị trí: xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La Cách thành phố Sơn La khoảng

20 km, cách Thị trấn Mai Sơn 8 km, cách Sân bay Nà Sản 7 km, cách đường Quốc lộ 6 (trục đô thị Chiềng Sinh – Nà Sản) là 5,7 km, cách Cảng Tà Hộc 25 km

(3) Tổng diện tích: 150ha (Giai đoạn I: 63,7ha, Giai đoạn II: 86,3ha) Tổng diện tích đất công nghiệp 110,73 ha (Giai đoạn I: 47,96ha; Giai đoạn II: 62,77ha) Diện tích đã cho thuê giai đoạn I: 33,88/47,96ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 71%

(4) Quy mô lao động: 1.000 - 1500 người

(5) Hạ tầng khu công nghiệp: Hệ thống cấp nước 5.000 m3/ngày đêm; Hệ thống xử lý nước thải tập trung 2.500 m3/ngày đêm; Hệ thống cấp điện 35kV; đường giao thông nội bộ rộng 21,0m, mặt đường rải bê tông nhựa Khu đất ở tái định cư tại chỗ, đất ở cho công nhân trong khu công nghiệp 12,79ha

(6) Tổng mức đầu tư giai đoạn I là 285.504 triệu đồng;

(7) Danh mục các lĩnh vực thu hút đầu tư: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng mới

+ Khu công nghiệp Vân Hồ

Thư viện ĐH Thăng Long

18 Theo bqlkcn.sonla.gov.vn, đề án quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 190/NQ-HĐND ngày 18/4/2020, UBND tỉnh đã có Tờ trình số 83/TTr-UBND ngày 21/4/2020, Báo cáo số 271/BC-UBND ngày 02/7/2020 Hiện Bộ Kế hoạch và đầu tư đang tổ chức thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung Khu công nghiệp Vân Hồ vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 [4]

Các thông tin chủ yếu về Khu công nghiệp Vân Hồ (1) Chủ đầu tư: đang kêu gọi Nhà đầu tư về hạ tầng

(2) Vị trí: bản Thuông Cuông, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Cách tuyến đường Quốc lộ 6 khoảng 3,2km; cách đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu khảng 12,5Km

(3) Tổng diện tích dự kiến khu công nghiệp Vân Hồ khoảng 240 ha Diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê 148,07ha Diện tích khu dân cư và hạ tầng xã hội 23,36 ha

(4) Quy mô lao động: 2.300 - 4.000 người

(5) Danh mục các lĩnh vực thu hút đầu tư: sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử; chế biến dược liệu, nông - lâm sản xuất khẩu bằng công nghệ cao, thân thiện với môi trường…

Khu Công Nghiệp Vân Hồ với lợi thế diện tích đất trống nhiều, đường xá được quy hoạch thuận tiện cho các xe cỡ lớn, chỉ cách Hà Nội khoảng 170km Tuy đã đi vào hoạt động năm 2020, nhưng số lượng nhà máy sản xuất tại KCN vẫn còn hạn chế Các nhà máy sản xuất trên địa bàn tỉnh chủ yếu là sản xuất nông sản, sữa, phân bón, gỗ,… Tận dụng tối đa nguồn lực nguyên liệu tại địa phương để tối ưu sản xuất.

Nguồn lực của địa phương

Sơn La với những tiềm lực phá triển như nguồn nguyên liệu dồi dào, diện tích đất rộng, nguồn nhân công giá rẻ… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, đóng góp lớn cho thu ngân sách và tạo việc làm [4]

Tại Sơn La, các doanh nghiệp, HTX định hướng sản xuất, kinh doanh của đơn vị và nắm được các quy định, tiêu chuẩn sản phẩm khi tiêu thụ cũng để tự cải thiện rất nhiều trong chăm sóc, trồng trọt, trên 84.000 ha cây ăn quả (theo sonla.gov.vn) Với nhiều ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu, các sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La mang hương vị thơm ngon riêng và rất phong phú về chủng loại Riêng mặt hàng trái cây đã có nhiều sản phẩm nổi tiếng như: Xoài, nhãn, mận, chuối, chanh leo, dâu tây, na, bơ, bưởi, hồng giòn,… Năm 2021 sản lượng cà phê nhân của tỉnh đạt 30.000 tấn, đứng thứ 2 cả nước; sản phẩm sắn đạt 500.000 tấn và chè búp tươi đạt khoảng 50.000 tấn Về sản lượng trái cây, mận và nhãn là hai nông sản đứng đầu cả nước với trên 180.000 tấn Toàn tỉnh đã có 24 sản phẩm nông sản được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa

19 học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ; cùng với đó 18 sản phẩm nông sản được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận; 3 sản phẩm được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, gồm: Chè Tà Xùa Bắc Yên, mật ong Sơn La, khoai sọ Thuận Châu; 2 sản phẩm được bảo hộ tại nước ngoài gồm chè Shan tuyết và xoài tròn Yên Châu

Nhiều chuyên gia trong ngành chăn nuôi đã đánh giá, Mộc Châu (Sơn La) chính là vùng đất hiếm hoi sinh ra để chăn nuôi bò sữa Bởi, đất đai màu mỡ cùng khí hậu mát mẻ là điều kiện lý tưởng để phát triển đồng cỏ - nguồn thức ăn dinh dưỡng cho bò sữa, trong khi con bò sữa lại sinh trưởng tốt nhất ở những vùng đất có khí hậu quanh năm mát mẻ Trang trại bò sữa công nghệ cao có quy mô đàn bò 4.000 con bò sữa, với vốn đầu tư 700 tỷ đồng, dự kiến cung cấp 20 triệu lít sữa tươi/năm làm nguyên liệu cho nhà máy sữa

Theo sonla.gov.vn, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo của tỉnh đạt 59,51%; giải quyết việc làm cho 60.179 lao động, trong đó, kết nối thành công 489 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 63,91% (mục tiêu đến năm 2025 chiếm 58,9%, năm 2030 chiếm 50,7%); công nghiệp, xây dựng chiếm 18,06% (mục tiêu đến năm 2025 chiếm 20,2%, năm 2030 chiếm 24,55%); thương mại, dịch vụ chiếm 18,03% (mục tiêu đến năm 2025 chiếm 20,9%, năm 2030 chiếm 24,75%) trong tổng số lao động xã hội; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 3,727% (mục tiêu đến năm 2025 còn 3,65%, năm 2030 còn 3,5%); tỷ lệ trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia là 60,97%; số học sinh, sinh viên đạt 166/vạn dân, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; tỷ lệ đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện, đạt trình độ đại học và trên đại học là 100% (Đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra); tỷ lệ đội ngũ viên chức cấp tỉnh, huyện có trình độ đại học, trên đại học đạt 68,7% (mục tiêu đến năm 2025 đạt 70%; đến năm 2030 đạt khoảng 85%) Nhân lực tại địa phương được tạo điều kiện tối đa khi làm việc tại các khu công nghiệp

+ Diện tích đát xây dựng

Các khu công nghiệp được đặt tại các khu vực mới được quy hoạch, đường giao thông thuận lợi, diện tích đất xây dựng lớn, quy hoạch phù hợp với các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh sản xuất tại đây

Như vậy, Sơn La là địa phương rất tiềm năng cũng như đang được nhà nước đầu tư và phát triển để thu hút các doanh nghiệp đến sản xuất kinh doanh

Thư viện ĐH Thăng Long

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH ICFOOD SƠN LA

Giới thiệu về Công ty TNHH ICFood Sơn La

Tổng quan

Công ty TNHH IC FOOD Sơn La là Công ty vận hành nhà máy chế biến nông sản công nghệ cao, nâng cao nhu cầu sử dụng nông sản ở Sơn La nhằm phát triển kinh tế khu vực.Công ty là Công ty 100 % vốn nước ngoài ( Hàn Quốc) [2]

Hình 5: Logo công ty Địa chỉ: Bản Suối Lìn, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

Diện tích: 4,787.4 m 2 / Nhà máy khoảng 7,000 m 2

Lĩnh vực: Sử dụng nông sản địa phương tỉnh Sơn La (Bắp cải, cải chíp, hành lá, cà rốt v.v) nhằm đưa vào sản xuất (sấy khô, chiết xuất) -> Xuất khẩu và kinh doanh trong nước

Nhà đầu tư: Park Kuyn Ik – Công ty IC Food

Thiết bị sản xuất: Hiện tại nhà máy đang sở hữu 1 dây chuyền thiết bị sản xuất nông sản sấy; Nguyên liệu nông sản tươi 100 tấn/ngày (24 giờ) -> Thành phẩm nông sản sấy 10 tấn/ ngày (24 giờ) Nhà máy được xây dựng với công suất cũng như không gian có thể vận hành được 2 dây chuyền như trên

Hạng mục sản xuất: Bắp cải sấy, cải chíp sấy, cà rốt sấy, củ cải sấy, hành lá sấy và các loại nông sản sấy khác

Khách hàng: Công ty TNHH PALDO VINA, Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu (ASIA FOOD), Công ty TNHH OTTOGI Việt Nam v.v

Xây dựng và vận hành nhà máy

+ Thành lập Công ty IC Food Sơn La + Giải phóng mặt bằng

+ Bắt đầu khởi công (40,000 m 2 ) + Hoàn thành san lấp mặt bằng vào tháng 04/2018 Tháng 07/2018:

+ Xây dựng nhà máy khoảng 7,000 m 2 + Hoàn thành xây dựng mặt bằng vào tháng 09/2019 Tháng 10/2018:

+ Thu mua thiết bị, chế tạo, lắp đặt, sản xuất thử + Hoàn thành lắp đặt thiết bị vào tháng 09/2019 + Sản xuất thử vào tháng 12/2019

+ Sản xuất chính thức tháng 04/2020

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Sơ đồ bộ máy quản lý

Hình 6: Sơ đồ bộ máy tổ chức

Team quản lý chất lượng

Bảo vệ Nhà ăn Lao công

Thư viện ĐH Thăng Long

(Nguồn: Sổ tay công ty)

Văn phòng 20 người Công nhân 70 người

Các phòng ban, bộ phận của Công ty TNHH IC Food Sơn La

Ban lãnh đạo điều hành bao gồm chủ tịch hội đồng quản lý, Ban phó chủ tịch điều hành tập đoàn nằm tại công ty mẹ tại Hàn Quốc có vai trò trong việc hoạch định đường lối chiến lược chung cho toàn công ty, cũng như theo dõi và chỉ đạo trực tiếp những hoạt động của công ty con tại Việt Nam như kinh doanh, tài chính kế toán Giám đốc Kim Chulmin trực tiếp lãnh đạo, giám sát các hoạt động tại Việt Nam

Khối sản xuất tại Công Ty TNHH IC Food Sơn La đóng vai trò quan trọng trong quy trình chế biến và sản xuất sản phẩm Các hoạt động chính của khối này bao gồm chế biến nguyên liệu tươi, thực hiện quá trình sấy khô, đóng gói sản phẩm và kiểm tra chất lượng

Ngoài ra, khối sản xuất còn đảm nhiệm việc quản lý nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất và bảo trì thiết bị sản xuất An toàn và vệ sinh thực phẩm cũng là yếu tố quan trọng mà khối này cần tuân theo Tóm lại, khối sản xuất có nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo quy trình sản xuất sản phẩm diễn ra một cách suôn sẻ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh Bên cạnh việc duy trì chuỗi cung ứng, khối sản xuất còn đảm bảo chất lượng tối ưu

Khối kỹ thuật trong Công ty TNHH IC Food Sơn La đóng một vai trò quan trọng và đa dạng trong quy trình sản xuất Với sự chuyên nghiệp và kiến thức chuyên sâu, khối kỹ thuật đảm nhận nhiều nhiệm vụ để đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra hiệu quả và chất lượng sản phẩm cao Cụ thể, khối kỹ thuật tham gia vào việc thiết kế và lựa chọn thiết bị sản xuất, đảm bảo sự hoạt động ổn định của các hệ thống máy móc và quy trình công nghệ Họ cũng đảm nhận việc giám sát, kiểm tra và điều chỉnh quy trình sản xuất để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn

Khối kỹ thuật còn tham gia vào việc nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới, quy trình tối ưu hóa để nâng cao hiệu suất sản xuất và giảm thiểu lãng phí Họ đóng góp ý kiến để cải thiện quy trình làm việc, tăng cường tích hợp giữa các phòng ban và tối ưu hóa tài nguyên

Một phần quan trọng khác là đảm bảo rằng nhà máy tuân thủ các quy định môi trường và an

23 toàn lao động, đồng thời tham gia vào việc đào tạo và phát triển nhân viên kỹ thuật để duy trì và nâng cao năng lực trong quá trình sản xuất

Khối quản lý chất lượng

Khối quản lý chất lượng tham gia vào việc xây dựng và thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng cho từng bước của quy trình sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng Họ đảm bảo rằng các quy trình và quy định được thực hiện đúng cách và tuân thủ các yêu cầu chất lượng được đặt ra Khối này cũng tham gia vào việc đảm bảo rằng nhà máy tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn về vệ sinh trong quá trình sản xuất

Ngoài ra, khối quản lý chất lượng thường tham gia vào việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng và thử nghiệm sản phẩm để đảm bảo rằng chúng đáp ứng được các yêu cầu về hình dáng, màu sắc, vị trí, và các chỉ tiêu khác Họ cũng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến chất lượng sản phẩm và thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng khi cần thiết

Khối hành chính – nhân sự - tổng vụ Đảm nhận nhiệm vụ đảm bảo triển khai những quy định nội bộ, quản lý những hoạt động, tài chính trong phạm vi công ty Trong đó, bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm chính trong công tác tổ chức thực hiện các quy định quản lý nội bộ của công ty, phụ trách công tác nhân sự bao gồm: tuyển dụng, đề bạt, lương thưởng, duy trì động lực làm việc cho nhân viên công ty Còn bộ phận tài chính – kế toán, thì chịu trách nhiệm trong hoạt động lĩnh vực tài chính thống kê, thuế, quản lý tài sản, quản lý tài chính

Bộ phận này cũng đảm nhận các công việc liên quan đến chăm sóc khách hàng và chứng từ, hợp đồng mua bán Họ cũng trực tiếp chịu trách nhiệm liên hệ với kế toán ở trụ sở Hàn Quốc để hoàn tất thanh toán lương,chi phí,…

Hoạt động kinh doanh của công ty

Loại hình hoạt động của công ty

Công ty TNHH IC Food Sơn La là mô hình công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp sản phẩm làm nguyên vật liệu cho sản phẩm cuối cùng Công ty tham gia vào quá trình sản xuất và cung cấp các thành phần, sản phẩm hoặc nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp khác trong chuỗi cung ứng, đóng góp vào quá trình sản xuất và phát triển sản phẩm cuối cùng cho thị trường

Hiện tại, công ty TNHH IC Food Sơn La đang sản xuất các sản phẩm rau củ sấy, các loại rau ngâm tương, kim chi, khoai lang đông lạnh… đây là các nguyên vật liệu, bán thành phẩm cho các nhà máy sản xuất mỳ tôm, nước xốt,…phục vụ tới tay khách hàng tiêu dùng

Khách hàng của IC Food Sơn La hiện tại có IC Food Hàn quốc, Paldo Việt Nam, Daesang Việt Nam, Ottogi Việt Nam… [2]

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm (2021-2022)

Báo cáo tình hình tài chính (đơn vị: triệu Việt Nam đồng)

Chi phí sản xuất, nguyên liệu,v.v… 20,686,077.31 10,300,806.88

Lợi nhuận gộp 10,497,237.54 4,438,229.98 Tổng chi phí hoạt động 2,997,658.42 2,572,461.51

Quản lý Chi phí, Tổng số 290,758.67 252,046.84

Chi phí hoạt động khác,

Lời (lỗ) bán tài sản 83.87 -80.23

Thu nhập ròng trước thuế 7,167,162.36 1,582,520.44

Dự phòng cho thuế thu nhập 557,025.85 312,923.02

Thu nhập ròng sau thuế 6,610,136.51 1,269,597.42

Bảng 1: Kết quả kinh doanh của Công ty trong 2 năm

Công ty đi vào hoạt động chính thức vào tháng 04/2020, thời gian đầu các đơn hàng của IC Food Sơn La hầu như đều đến từ công ty mẹ IC Food Hàn Quốc, sau đó Chủ tịch Park đã

25 liên hệ với các doanh nghiệp Hàn Quốc có chi nhánh tại Việt Nam thực hiện tham quan, ký kết hợp đồng Công ty IC Food Sơn La thực hiện sản xuất các sản phẩm sấy theo yêu cầu của khách hàng

Theo số liệu ở bảng trên ta thấy, doanh thu của công ty có sự tăng trưởng mạnh trong năm 2022 so với năm 2021 Trong năm 2021, công ty chịu ảnh hưởng của Covid-19 khiến chi phí nguyên liệu đầu vào tăng giá và do mới đi vào hoạt động nên lượng khách hàng chưa ổn định, doanh thu trong năm đạt 14,739,036.86 triệu đồng Lợi nhuận thu về chỉ đạt 1,269,597.42 triệu đồng ( 8.6% trên tổng doanh thu) Sang năm 2022, sau khi Covid-19 đã được kiểm soát tốt, các doanh nghiệp đã thực hiện nhiều chuyến tham quan nhà máy để tiến hành ký kết và kinh doanh lâu dài, Công ty TNHH IC Food Sơn La đã có những mốc doanh thu ấn tượng

Doanh thu trong năm 2022 đạt 31,183,314.85 triệu đồng tăng trưởng 111.57% so với năm 2021 Lợi nhuận ròng 6,610,136.51 triệu đồng đạt 21.2% trên tổng doanh thu Tuy Chi phí vẫn chưa có xu hướng giảm nhưng đây là sự cố gắng rất nhiều sau những ảnh hưởng tiêu cực từ Covid-19 [3]

Đặc điểm chuỗi cung ứng sản xuất thực phẩm của IC Food tại Việt Nam

Đặc điểm của chuỗi cung ứng ngành sản xuất thực phẩm Việt Nam

Tại Việt Nam hiện tại, chuỗi cung ứng ngành sản xuất được chia ra nhiều loại hình khác nhau để đảm bảo được chất lượng thực phẩm được ổn định nhất và tối ưu hiệu quả chuỗi

Chuỗi cung ứng thực phẩm vẫn đầy đủ các thành phần từ Nhà cung cấp nguyên liệu, Nhà sản xuất, Nhà phân phối, Khách hàng cuối cùng như các chuỗi khác nhưng vì đặc thù ngành thực phẩm có thời hạn sử dụng ngắn nên cần tối ưu hoá thời gian giữa các thành phần Chúng ta có thể chia chuỗi cung ứng ngành sản xuất thực phẩm thành các loại như sau:

+ Chuỗi cung ứng thực phẩm ngắn: Đây là loại chuỗi cung ứng ngắn và đơn giản, trong đó các bước từ sản xuất đến tiêu dùng được thực hiện tại cùng một khu vực hoặc vùng lân cận Ví dụ, các trang trại địa phương cung cấp trực tiếp cho các cửa hàng thực phẩm tại khu vực cùng với việc tiêu thụ tại chính khu vực đó

+ Chuỗi cung ứng thực phẩm dài: Loại này bao gồm các bước từ sản xuất đến tiêu dùng được thực hiện tại các vị trí khác nhau, thậm chí có thể là ở các quốc gia khác nhau Ví dụ, quá trình sản xuất thực phẩm có thể diễn ra ở một quốc gia, sau đó sản phẩm được xuất khẩu và chạm trán nhiều bước cung ứng khác trước khi đến tay người tiêu dùng

+ Chuỗi cung ứng thực phẩm tích hợp ngược (Backward Integration): Trong trường hợp này, các doanh nghiệp thực phẩm có thể kiểm soát các bước sản xuất nguyên liệu thực phẩm của mình, như trồng cây trồng trọt hoặc nuôi gia súc Điều này giúp họ kiểm soát chất lượng và nguồn cung ứng của nguyên liệu

Thư viện ĐH Thăng Long

26 + Chuỗi cung ứng thực phẩm tích hợp xuôi (Forward Integration): Ở dạng này, doanh nghiệp thực phẩm có thể kiểm soát các giai đoạn phân phối, tiếp thị và bán lẻ sản phẩm của mình, từ nhà máy đến người tiêu dùng cuối cùng

+ Chuỗi cung ứng thực phẩm đa dạng (Diversified Supply Chain): Đây là loại chuỗi cung ứng thực phẩm có nhiều nguồn cung cấp khác nhau cho cùng một loại sản phẩm Ví dụ, một loại thực phẩm có thể được cung cấp từ nhiều nhà sản xuất, trang trại, hay nhà máy chế biến khác nhau

+ Chuỗi cung ứng thực phẩm theo mùa (Seasonal Supply Chain): Đây là dạng chuỗi cung ứng thực phẩm tập trung vào việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm thực phẩm theo mùa Ví dụ, các loại rau củ tươi mát thường có chu kỳ mùa vụ và yêu cầu kế hoạch cung ứng linh hoạt

+ Chuỗi cung ứng thực phẩm chất lượng cao (Premium Quality Supply Chain): Loại này tập trung vào việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm thực phẩm chất lượng cao, thường liên quan đến các thị trường yêu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm cao.

Đặc điểm chuỗi cung ứng của Công ty TNHH IC Food Sơn La

Chuỗi cung ứng hiện tại của công ty TNHH IC Food Sơn La là chuỗi cung ứng kéo (Pull Supply Chain: sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của khách hàng trên thị trường và khách hàng chọn lựa những nhà cung cấp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình) và là chuỗi cung ứng thực phẩm ngắn đóng vai trò là một mặt xích để cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng; được tổ chức liên kết theo chiều dọc bao gồm đầy đủ thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng cụ thể

Hình 7: Chuỗi cung ứng tại IC Food Sơn La

(Nguồn: Tác giả tự vẽ)

+ Nhà cung cấp nguyên liệu:

Các sản phẩm của IC Food Sơn La chủ yếu là rau quả sấy và rau ngâm tương, kim chi… nên hiện tại công ty đang ký hợp đồng cung cấp nông sản khác nhau cũng như nhập khẩu

Chúng ta có thể chia các nhà cung cấp nguyên liệu thành 2 loại là NCC địa phương, các nhà cung cấp nước ngoài (Nhập khẩu)

NCC địa phương của IC Food Sơn La hiện tại bao gồm các HTX nông nghiệp tại Mộc Châu, Sơn La; Hải Dương; Bình Dương; Đắc Lắc;… Các HTX này cung cấp các nông sản phù hợp theo mùa như cải bẹ,cải chíp… kí hợp đồng trồng cấy, cung cấp hằng tháng các nguyên liệu cần sản xuất thường xuyên như cải thảo, cầ rốt, hành lá, khoai lang Những NCC này hầu như cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng, tuy nhiên mặt hàng nông sản bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên rất nhiều nên hiệu suất hàng sau loại còn khá kém Ngoài những nguyên liệu chính IC Food cũng cần rất nhiều nguyên phụ liệu để sản xuất, công ty tìm đến những nhà bán buôn, bản sỉ nguyên phụ liệu ở khu vực Sơn La (Giá thành đắt)

Nhà cung cấp nước ngoài (Nhập khẩu): Hiện tại IC Food Sơn La nhận được 1 số đơn đặt hàng về nấm đông cô và hành baro Đây là những sản phẩm chưa thể trồng cấy số lượng lớn tại Việt Nam, công ty quyết định nhập khẩu thành phẩm về và trực tiếp xuất cho khách hàng khi hàng về kho IC Food Sơn La Công ty IC Food SL đang kí hợp đồng mua bán đó là Tianjin Yuexinang International Trade Co., Ltd Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và xuất khẩu sản phẩm nhựa, công nghệ và nông sản Công ty có nguồn đất đai màu mỡ, nước sạch và không khí trong lành cùng với ánh nắng mặt trời sáng ngời Tất cả những điều này

Thư viện ĐH Thăng Long

28 cung cấp một lợi thế độc đáo về tài nguyên và môi trường tốt nhất cho thực phẩm xanh Công ty là một doanh nghiệp công nghệ cao, xuất khẩu và công nghiệp hóa nông nghiệp phát triển dựa trên tài nguyên địa phương và môi trường sinh thái Công ty chủ yếu hoạt động trong việc sản xuất và phát triển thực phẩm xanh Các sản phẩm chính bao gồm bắp đông lạnh, đậu xanh đông lạnh, đậu đỏ, đậu tương vàng, đậu xanh, mè, các loại hạt ngũ cốc, hạt hướng dương, lạc và các loại hạt khác

+ Nhà sản xuất (IC Food Sơn La):

Hiện tại Nhà máy của IC Food Sơn La có diện tích khoảng 7,000 m2 công suất chế biến nguyên liệu nông sản tươi từ 100 tấn/ngày chủ yếu sản xuất các sản phẩm cải sấy, kim chi sấy, rau ngâm tương, kim chi,… Dây chuyền sản xuất được đầu tư hiện đại nhất và tối ưu các công đoạn từ máy phân loại nguyên liệu bằng sức gió, đến 2 dây chuyền sấy lần 1 và 2, máy chạy X-ray phát hiện dị vật;… để gia tăng sản lượng Hiện tại ở 2 công đoạn chính là sấy nguyên liệu tươi lần 1 (16 lò) và lần 2 (1 máy) không cần quá nhiều công nhân đảm nhiệm tại vị trí này Nhà máy sản xuất tại IC Food Sơn La được đầu tư những trang thiết bị hiện đại và tiên tiến nhất vì vậy công đoạn vệ sinh trước và sau sản xuất được chú trọng rất nhiều, hằng ngày đều phải báo cáo rõ quy trình vệ sinh này lên quản lý Bên cạnh các thiết bị sản xuất công ty IC Food Sơn La cũng xây dựng các phòng xử lý nước RO, phòng nồi hơi, phòng điện và khu vực xử lý nước thải, để đảm bảo hoạt động của nhà máy diễn ra trơn tru, an toàn,…[2]

Sản phẩm nông sản sấy hầu như được sản xuất tại IC Food Sơn La và đây cũng là mục tiêu xây dựng công ty, thế nên công ty đã lập ra được 1 quy trình sản xuất cải thiện được vấn đề mất cân bằng trong chất lượng sấy, phát hiện dị vật phát sinh trong quá trình sản xuất thông qua việc tự động hoá, liên tục hoá dây chuyền sản xuất Quy trình này gồm 3 công đoạn:

 Công đoạn 1: Lọc nguyên liệu

Kiểm tra, nhập nguyên liệu  Rửa sục khí  Tách lõi  Cắt tự động  Phân loại bằng sức gió

Luộc  Vắt ly tâm  Trộn đường glucose  Ngâm  Sấy lần 1  Phân loại/Sấy lần 2

 Công đoạn 3: Kiểm tra dị vật

Máy tách kim loại  Phân loại kích thước  Kiểm dị vật  X-ray  Cân  Đóng gói Để đáp ứng thêm nhu cầu của KH công ty cũng đã thuê gia công tại West Food Cần Thơ và Global Food tại Bắc Giang Tại đây sản phẩm khoai lang cắt lát đông lạnh sẽ được gia công cắt, khoai tây đông lạnh … Công ty IC Food Sơn La phụ trách thử nghiệm máy móc, thành

29 phẩm cuối cùng, đánh giá và đưa ra nhận xét cho các bên gia công Hiện nay, WESTFOOD đang sở hữu 3 dây chuyền IQF theo công nghệ sản xuất, với tiêu chuẩn châu Âu phục vụ cho các mặt hàng cấp đông với công suất hàng nghìn kg/giờ, và 2 dây chuyền đóng lon thanh trùng hiện đại bậc nhất cần thơ, hoạt động trên 85% công suất Có thể nói, máy móc và thiết bị hiện tại của WEST FOOD đã ngang hàng với các công ty hoạt động cùng ngành nghề ở các nước ĐNA, đáp ứng được những đơn hàng từ khắp nơi trên thế giới Còn GLOBAL FOOD JSC tiền thân là nông trường quốc doanh Lục Ngạn, được thành lập năm 1963 Trên 50 năm phát triển chúng tôi đã trở thành một trong những nhà cung cấp rau củ quả tươi và chế biến hàng đầu Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu khắt khe từ những thị trường khó tính trên thế giới Tại các nhà máy gia công IC Food Sơn La cũng thường xuyên có những cải tiến trong trang thiết bị tại nhà máy để cải thiện chất lượng thành phẩm

Khách hàng của IC Food Việt Nam hầu như là các doanh nghiệp HQ có nhà máy tại VN Đây là những công ty sản xuất mì gói, mì ăn liền… sản phẩm của IC Food sẽ được sử dụng trong gói gia vị mì… Các khách hàng từ những thuở đầu thành lập công ty bao gồm Paldo Việt Nam, Ottogi Việt Nam, Meat plus, IC Food Hàn Quốc,… Paldo Vina là công ty mì Hàn Quốc tiên phong tại thị trường Việt Nam Nhà máy Paldo Vina đặt tại Cụm Công nghiệp Đồng Lạng, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ và hai chi nhánh đặt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh OTTOGI là thương hiệu thuộc công ty TNHH OTTOGI của Hàn Quốc Thương hiệu này nổi tiếng với các sản phẩm như: Mì tôm, dầu ăn Được người tiêu dùng ở nhiều quốc gia trên thế giới ưa thích và tin dùng, trong đó có Việt Nam Các khách hàng này chủ yếu nhập thành phẩm nông sản sấy từ IC Food Sơn La làm nguyên liệu cho sản phẩm bên họ như mì, đồ ăn liền,… bởi cùng công thức chế biến từ Hàn Quốc nên rất phù hợp với sản phẩm mang tính đặc trưng như của họ Cung cấp cho MeatPlus hầu như là những nông sản tươi sau sơ chế và kim chi ăn liền

IC Food Sơn La trong những giai đoạn đầu hầu như là bên sản xuất cho các nhà máy IC Food lớn như nhà máy ở HCM, HQ… IC Food Hàn Quốc thường yêu cầu công ty cung cấp sản phẩm khoai lang cắt lát đông lạnh, kim chi, nông sản sấy,… để cung cấp cho hoạt động sản xuất tại Hàn Quốc

+ Các Doanh nghiệp hỗ trợ:

Bên cạnh các yếu tố kể trên để hoạt động cung ứng trong doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng và chính xác cũng như tiết kiệm thì IC Food Sơn La cũng liên kết với các doanh nghiệp forwarder trong các công việc như thông quan, vận chuyển, làm chứng từ,…

Thư viện ĐH Thăng Long

Hoạt động Quản lý Chuỗi cung ứng tại Công Ty TNHH IC Food Sơn La

Lập kế hoạch (Plan)

Xây dựng kế hoạch cho chuỗi cung ứng là quá trình tương tác giữa các bên tham gia vào chuỗi để tối ưu hóa sự di chuyển của sản phẩm, dịch vụ và thông tin từ nguồn cung cấp đến

31 khách hàng Mục tiêu là đảm bảo sự cân đối và bền vững giữa nguồn cung và nhu cầu Trong trường hợp của Công ty TNHH IC Food Sơn La, việc lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng bao gồm kế hoạch bán hàng, sản xuất và đặt hàng, cùng với việc tích hợp nguyên liệu và tài nguyên vào một kế hoạch tổng thể Mục tiêu của quá trình này là đảm bảo rằng chuỗi cung ứng hoạt động một cách hài hòa và liên tục từ đầu đến cuối

Thông tin cho việc lập kế hoạch chuỗi cung ứng của công ty IC Food Sơn La, dựa vào tình hình kinh tế tại công ty mẹ Hàn Quốc và tình hình mua bán hàng hoá sản phẩm tiêu dùng tại thị trường Việt Nam Dữ liệu này có thể bao gồm dữ liệu thống kê và dự báo tăng trưởng thành thực phẩm của thị trường Việt Nam và những báo cáo phân tích của công ty

Ngoài ra, với quan niệm căn cứ vào thực tế hoạt động bán hàng sẽ mang lại con số dự báo chính xác nhất cho việc sản xuất, nên Công ty IC Food Sơn La vẫn chưa theo đuổi chiến lược dự trữ tồn kho thành phẩm mà chỉ tập trung vào tồn kho nguyên liệu, và vì thế việc lập kế hoạch bán hàng, sản xuất rất được chú trọng để đáp ứng đơn hàng của Khách hàng 1 cách phù hợp Tuy nhiên việc không để tồn kho quá nhiều thì khi nhận được đơn mua bán hàng chính thức, thì bộ phận sản xuất và kho mới làm việc với nhau dẫn đến có những đơn hàng bị giao thiếu hàng, chậm trễ vì khi đó bộ phận sản xuất mới bắt đầu sản xuất thêm Kế hoạch đặt hàng được thiết lập dựa trên lượng đặt hàng dự kiến và dự trù các trường hợp sự cố xảy ra Kế hoạch sản xuất thường được thiết lập dựa vào các dự báo cầu và kế hoạch bán hàng Do vậy, kế hoạch đặt hàng nguyên liệu hoàn toàn phụ thuộc vào độ chính xác của kế hoạch bán hàng nên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan để có dự báo tốt nhất

Hình 9 Quy trình lập kế hoạch chuỗi cung ứng của IC Food Sơn La hiện tại

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Để đánh giá được về hoạt động lập kế hoạch bán hàng tại công ty IC Food Sơn La, tôi đã trực tiếp tổng hợp lại các đơn hàng thực tế của công ty từ năm 2022 đến quý 1,2 năm 2023

Thư viện ĐH Thăng Long

32 Số liệu kế hoạch bán hàng thì dựa vào các bảng dự báo bán hàng được lập vào tháng 12 hằng năm từ quản lý chính của bộ phận sản xuất của công ty

Sản phẩm Quý 1,2 năm 2023 Năm 2022

Sản lượng thực tế ĐV: tấn

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch

Sản lượng thực tế ĐV: tấn

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch

Khoai lang cắt lát đông lạnh 697 85.8% 1264 80.45%

Kim Chi Cải thảo sấy 72 106.12% 135 97.52%

Bảng 2 Đánh giá việc hoàn thành kinh doanh của IC Food Sơn La

(Nguồn: Tác giá tự tổng hợp từ năm 2022-2023)

Như vậy, dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy vào năm 2022, tỷ lệ đơn hàng thực tế xấp xỉ 92.56%; vào quý 1,2 năm 2023, tỷ lệ này chỉ đạt 90.33% Cho thấy mức độ hoàn thành kế hoạch của IC Food Sơn La luôn đạt mức khá cao và ổn định Tuy đến năm 2023 có dấu hiệu sụt giảm tuy nhiên nhìn chung công tác lập kế hoạch chuỗi cung ứng đạt kết quả khá khả quan khi dựa vào tình hình thị trường, dự báo cầu và lượng đặt hàng của những năm trước

Năm 2023 có những biến động về chi phí nguyên vật liệu, biến động kinh tế thị trường dẫn tới IC Food Sơn La chưa thể đáp ứng đủ về kế hoạch sản xuất và bán hàng

33 Đối với các đơn hàng đột xuất từ khách hàng, thường là những sản phẩm mới hoặc khách hàng mới thì IC Food Sơn La chưa thể đáp ứng ngay lập tức mà cần thời gian trao đổi chi tiết với khách hàng, test thử các mẫu sản phẩm Quy trình này diễn ra từ 2-4 tháng tuỳ vào số lượng đơn hàng Bởi sản xuất thực phẩm đòi hỏi rất nhiều quy chỉnh khắt khe từ mùi vị, màu sắc, đồ dày sản phẩm dẫn tới IC Food Sơn La vẫn chưa có thể hoàn thành nhanh chóng các đơn hàng ngoài kế hoạch sản xuất và các đơn hàng từ khách hàng mới Trong quý 1 năm 2023, công ty Daesang Việt Nam tiếp tục tiến hành hợp tác với IC Food Sơn La trong sản phẩm Kim

Chi Cải thảo, tuy sản phẩm này IC Food Sơn La vẫn đang thực hiện sản xuất cho các khách hàng khác nhưng đối với Daesang, công ty đã tiến hành thử nghiệm và sản xuất theo mùi vị phù hợp với yêu cầu của khách hàng Đến ngày 05/06, công ty mới kết thúc thử nghiệm và tiến hành lập kế hoạch sản xuất cụ thể Ngoài ra đối với những đơn hàng đột xuất của các khách hàng cũ hoặc sản phẩm trong kế hoạch sản xuất của công ty, thì IC Food Sơn La vẫn có thể đáp ứng được trong thời gian ngắn phù hợp Đơn hàng gấp và đột xuất ở đây là những đơn hàng với thời gian sản xuất ngắn, thời gian giao hàng bị rút ngắn so với thông thường, xuất hiện khi một số sản phẩm được bán rất chạy dẫn đến hết hàng tồn kho để bán và cần bổ sung hàng sớm

Như vậy việc lập kế hoạch tại IC Food Sơn La dường như chỉ thực hiện ở một số mặt hàng cố định Công ty IC Food Sơn La vẫn chưa có những phương án phù hợp dành cho những khách hàng mới, sản phẩm mới để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường

 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động lập kế hoạch chuỗi cung ứng Ưu điểm: Quy trình lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng đơn giản với các nguồn thông tin đa dạng và đáng tin cậy Công ty có thể lập được dự báo đáng tin cậy hơn về nhu cầu của thị trường và khách hàng Nắm vững thông tin này giúp bộ phận sản xuất dễ dàng xây dựng kế hoạch sản xuất và phân phối sản phẩm với mức độ chính xác tối ưu Điều này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro và lãng phí mà còn tạo cơ hội tận dụng thời cơ trong thị trường cạnh tranh

Hơn nữa, việc xây dựng các kế hoạch tài chính dựa trên thông tin này cũng giúp đảm bảo tính bền vững của doanh nghiệp và sự đáng tin cậy trong việc duy trì sự ổn định tài chính

Nhược điểm: Việc không thành lập một bộ phận kinh doanh riêng mà kết hợp chúng với bộ phận sản xuất dẫn tới sự thiếu tính chủ động khi phải đối phó với khách hàng mới hoặc yêu cầu về sản phẩm mới Điều này đôi khi tạo ra một thách thức lớn cho việc đáp ứng ngay lập tức những yêu cầu đặc biệt từ khách hàng mới, hoặc thậm chí là cơ hội kinh doanh mới

Quy trình hiện tại dường như không thể linh hoạt và chủ động đáp ứng những thay đổi nhanh chóng Nếu nhìn ra xa hơn, chúng ta có thể thấy rằng doanh nghiệp có nguy cơ đánh mất các khách hàng tiềm năng quan trọng do kế hoạch sản xuất và cung ứng vẫn đang thiếu sự chủ động và tính linh hoạt Khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng là yếu tố quan trọng để duy trì sự cạnh tranh trong ngành Hơn nữa, việc chưa

Thư viện ĐH Thăng Long

34 thể xây dựng một kế hoạch bán hàng dài hạn có thể tạo ra khả năng thiếu đồng thuận trong việc quản lý tồn kho sản phẩm thành phẩm.

Tìm nguồn cung cấp (Source)

Với mục tiêu ban đầu khi xây dựng nhà máy tại Sơn La, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa nguồn lực tại địa phương về nguồn nông sản từ vùng đất có nhiều thuận lợi về khí hậu như Vân Hồ Sơn La Đối với mặt hàng nông sản, thực tế nguyên liệu bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố và không cố định Dù biết để có thể thực hiện tốt việc sản xuất cũng như phân phối thì việc đảm bảo nguồn cung là vô cùng cần thiết Tưởng chừng đã là lựa chọn đúng đắn khi xây dựng nhà máy thực phẩm tại vùng đấy có thế mạnh là nông sản phong phú là Sơn La, thế nhưng IC Food phải đối mặt với rất nhiều khó khăn bao gồm thiếu nguyên liệu, nhà cung cấp phá vỡ hợp đồng, v.v…

Hiện tại, công ty IC Food Sơn La đã chuyển giao một số quy trình trồng rau trái vụ cho các hộ dân Dự án trồng rau trái vụ được kỳ vọng sẽ làm thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây bởi điều kiện thời tiết lại huyện Vân Hồ rất ủng hộ cho việc trồng rau trái vụ Trong đó, rau bắp cải trái vụ được xem là “hàng hot” của nông sản huyện Vân Hồ nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung Lời giải duy nhất cho bài toán nguyên liệu đầu vào là cần phải mở rộng vùng sản xuất, nâng cao quy trình kỹ thuật, đầu tư vào công nghệ cao, cơ giới hóa máy móc

Có như vậy mới giảm giá thành sản phẩm, năng suất sẽ tăng cao và sẽ đáp ứng được nhu cầu của nhà máy về số lượng Tuy nhiên việc thu mua nông sản vẫn gặp rất nhiều khó khăn

Thực tế cho thấy, nhà máy ký hợp đồng và cam kết bao tiêu đầu ra cho bà con, nhưng việc bà con không tuân thủ cam kết cũng là vấn đề muôn thuở khi chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà nông, và nhà khoa học Hơn nữa, cần phải có thời gian để thay đổi được tập quán và suy nghĩ của bà con Có rất nhiều doanh nghiệp từng tham gia đầu tư cho bà con, lúc giá lên thì đồng hành cùng bà con nhưng khi giá xuống lại bỏ rơi bà con Thành ra giữa bà con và doanh nghiệp chưa có sự gắn kết Khi đã có sự tin tưởng, bà con sẽ chú tâm trồng cho nhà máy và khi đó nhà máy sẽ có nguồn nguyên liệu ổn định

Hiện tại, mô hình của ICFood Sơn La đang triển khai cho 4 HTX và 2 tổ hợp tác trên địa bàn huyện Vân Hồ Công ty có hai định hướng rõ ràng là phát triển thị trường về rau trái vụ cho bà con nông dân để tăng thu nhập, đồng thời cung cấp số lượng lớn nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến của công ty xây dựng trên địa bàn huyện Vân Hồ Khó khăn lớn nhất khi triển khai dự án là việc thay đổi thói quen canh tác từ bao đời nay của bà con Tuy nhiên, việc thay đổi phương thức canh tác theo hướng ứng dụng tiến bộ của KHCN vào sản xuất là điều cần thiết Canh tác nông nghiệp theo phương pháp truyền thống mang lại nhiều rủi ro cho người trồng rau, nhất là khi từ đầu năm 2020 đến nay trên địa bàn huyện Vân Hồ đã diễn ra 3 trận mưa đá Do đó, việc ứng dụng công nghệ để hỗ trợ bà con giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai là vô cùng quan trọng

35 Bên cạnh những NCC tại Vân Hồ, IC Food Sơn La bắt buộc mở rộng các NCC trên các tỉnh thành khác của Việt Nam để đảm bảo được tiến độ sản xuất Hiện tại IC Food đang hợp tác với rất nhiều trang trại như Bellest Kon Tum, Welliv, và các nông trại của người dân tại Đà Lạt, Hải Dương,…Theo đó, IC Food Sơn La cũng lập ra quy trình tìm nguồn cung cấp: từ tìm kiếm nguyên liệu đầu vào, tuyển chọn đánh giá nhà cung cấp và đàm phán hợp đồng

 Tìm kiếm nguyên liệu đầu vào

Phòng thu mua thuộc bộ phận sản xuất, sau khi có kế hoạch sản xuất, phòng QC sẽ đưa ra các yêu cầu về số lượng, chất lượng, loại nguyên vật liệu để bộ phận thu mua đi tìm kiếm trên thị trường hoặc hỏi những NCC đã từng hợp tác để hỏi về nguyên liệu đó Phòng QC cũng sẽ đưa cho phòng thu mua những tiêu chuẩn dành cho từng nguyên liệu đầu vào từ kích thước, khối lượng, trạng thái và quy cách đóng gói

Phòng thu mua thường tìm kiếm NCC thông qua internet, các hội chợ nông sản cũng như từ các mối quan hệ sẵn có Sau khi tìm kiếm và tổng hợp các danh sách NCC tiềm năng, phòng mua hàng sẽ tiến hàng gọi điện hỏi giá và khả năng đáp ứng để đưa ra những tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp

 Tuyển chọn đánh giá nhà cung cấp

Dựa vào các thông tin đã tìm kiếm, phòng thu mua sẽ thực hiện trao đổi với NCC để xác nhận lại các tiêu chí đã được xây dựng trong việc lựa chọn nhà công cấp Người quản lý bộ phận sản xuất sẽ đưa ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp phù hợp Mặt khác, vì đặc thù ngành thực phẩm có rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe nên IC Food Sơn La thường lựa chọn các NCC có kinh nghiệm lâu năm trong cung cấp thực phẩm cho các nhà máy sản xuất

Sau khi liên hệ với các NCC, IC Food Sơn La thường yêu cầu gửi mẫu nguyên liệu đến nhà máy để bộ phận sản xuất thực hiện kiểm tra để đưa ra những quyết định chính xác để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất Thông qua trao đổi, bộ phận thu mua cũng đưa ra những yêu cầu về chất lượng dành cho NCC Điều này có thể giúp lọc được những NCC phù hợp, thực tế cho thấy không phải NCC nào cũng có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu từ IC Food Sơn La

Việc bàn bạc về các yêu cầu chất lượng cũng có thể mất 1 khoảng thời gian dài, IC Food Sơn La thường sẽ phải có những chuyến công tác đến xem xét tận mắt để có những đánh giá khách quan nhất và thực tế nhất

Dưới đây là một ví dụ thực tế về tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá nguyên liệu đầu vào của công ty IC Food Sơn La:

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3 Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá nguyên liệu Cải thảo

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Các yêu cầu về nhà cung cấp được xây dựng và đưa ra một cách cẩn thận và phù hợp với nhu cầu cụ thể của công ty Quá trình này không chỉ giúp đảm bảo rằng nguồn cung cấp được lựa chọn dựa trên các tiêu chí chất lượng và hiệu suất, mà còn tạo ra một môi trường làm việc tương tác tích cực với các đối tác cung cấp Sự linh hoạt trong việc tìm kiếm và thiết lập các nguồn cung cấp quan trọng đối với sự thành công của IC Food Sơn La Mô hình hoạt động này cũng thúc đẩy tính đáng tin cậy trong việc duy trì chuỗi cung ứng và đảm bảo nguồn cung cấp liên tục, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp

 Đặt hàng và đàm phán hợp đồng

Sau những đánh giá và đưa ra lựa chọn NCC tốt nhất thì bộ phận thu mua tiếp tục làm việc với bộ phận sản xuất, lấy kế hoạch sản xuất và phân phối Từ đó dự đoán nguồn nguyên liệu dự kiến lấy như thế nào Quy trình đặt hàng của công ty được bắt đầu sau khi kế hoạch bán hàng lập ra, bộ phận sản xuất thiết kế sẽ tiến hành lựa chọn và quyết định chi tiết của đơn hàng như về số lượng, lượng nguyên phụ liệu cần đặt, thời gian giao nhận, Sau đó yêu cầu bộ phận thu mua thực hiện tìm kiếm NCC và lựa chọn NCC cho từng công đoạn và lên kế hoạch đặt hàng chi tiết cho mỗi bên

Lần sửa đổi: 00 Mã hiệu:

STT Chỉ tiêu chất lượng Tiêu chuẩn Phương pháp kiểm tra

1 Trọng lượng Trọng lượng 1 bắp > 1.5kg (đúng mùa); > 500g (trái mùa) - Chọn ngẫu nhiên 10 bắp.

- Phương pháp: Cân từng bắp.

2 Phần lá không xuất hiện dấu hiệu sâu (trứng, phân, vết sâu ăn,…)

3 Có 1~2 lá bao (tính bằng phần thối hỏng)

4 Không lẫn đất, đá, dị vật,…

9 Phần lõi < 5cm ( Tỷ lệ chấp nhận 3%)

10 Không xuất hiện lá khô (nâu cháy)

11 Cải thảo vừa tầm thu, không quấn quá chặt, không nổ, không lên hoa - Xác nhận chiều dài của lõi bằng thước.

1 Chất liệu bao bì Đảm bảo an toàn thực phẩm

2 Quy cách đóng gói Đóng túi đồng nhất khối lượng: 15 - 20kg/túi.

3 Bảo quản Bảo quản nơi khô ráo, ở nhiệt độ thường, tránh ánh sáng trực tiếp.

II ĐÓNG GÓI VÀ BẢO QUẢN

TIÊU CHUẨN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO

I TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU

- Tiến hành kiểm tra tổng quát toàn bộ lô hàng.

- Sau đó kiểm tra ngẫu nhiên 10% lô hàng.

- Phương pháp: Kiểm tra cảm quan

- Tiến hành kiểm tra tổng quát toàn bộ lô hàng.

- Sau đó kiểm tra ngẫu nhiên 10% lô hàng.

- Phương pháp: Bổ đôi từng bắp, Kiểm tra cảm quan.

37 Công tác đặt hàng là công tác được thực hiện sau khi lựa chọn được NCC thích hợp, thường ở IC Food Sơn La sẽ ký hợp đồng thu mua với NCC trong vòng 1 năm tuy thực tế thường là NCC phá huỷ hợp đồng vì thấy giá có xu hướng tăng so với thời điểm thanh toán dẫn tới việc khó khăn khi tiến hành kí kết dài hạn hơn

Hình 10: Quy trình thu mua tại công ty IC Food Sơn La

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Theo đó, một số tiêu chí được sử dụng để đánh giá NCC bao gồm: giá cả hàng hoá (25%), chất lượng nguyên liệu (25%), thời gian xác nhận đơn hàng (15%) , cho phép thanh toán sau khi giao hàng (15%), địa chỉ kho NCC (5%), thời gian có thể thực hiện hợp đồng (5%), sự thiện chí trong việc giải quyết vấn đề phát sinh liên quan đến chất lượng hàng hoá (5%), yếu tố khác (5%) Như vậy thậm chí khi đã tiến hành ký kết hợp đồng nhưng khả năng 2 bên thực hiện đúng theo các khoản bên trong hợp đồng hầu như là rất thấp Mặc dù IC Food Sơn La rất thiện chí hợp tác với các NCC dù họ có không giữ được giá đã thoả thuận trên hợp đồng, nhưng các NCC vẫn không cung cấp đầy đủ hàng cho IC Food SL kịp thời mà cố gắng trì hoãn rất lâu thậm chí đòi chấm dứt hợp đồng trả lại tiền

Sản xuất (Make)

Công đoạn sản xuất đóng một vị trí trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm của Công ty TNHH IC Food Sơn La Điều này xuất phát từ triết lý tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa hiệu suất, là tiêu chí quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng được cung cấp với chất lượng cao và giá trị tốt nhất cho khách hàng Quá trình sản xuất của IC Food Sơn La không chỉ đơn giản là việc chế biến nguyên liệu, mà nó thể hiện sự chủ động và tương tác chặt chẽ với các giai đoạn trước và sau nó trong chuỗi cung ứng Bắt đầu từ quá trình lập kế hoạch sản xuất, công ty cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận cung cấp để đảm bảo nguồn nguyên liệu đủ và đúng thời gian Việc này đòi hỏi tính linh hoạt để đáp ứng nhanh chóng các biến động trong cầu và cung

Hơn nữa, việc quản lý quá trình sản xuất là một phần quan trọng của việc đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đạt được chất lượng cao và tuân thủ các tiêu chuẩn Điều này bao gồm việc theo dõi hiệu suất của các dây chuyền sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm và đảm bảo rằng quy trình sản xuất diễn ra một cách hiệu quả và không gặp sự cố Ngoài ra, việc tự chủ sản xuất giúp IC Food Sơn La có sự kiểm soát tốt hơn về quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm Công ty có thể theo dõi từng bước trong quy trình sản xuất, từ việc lựa chọn nguyên liệu, xử lý sản phẩm, đóng gói cho đến kiểm tra chất lượng cuối cùng Điều này đặt ra một tiêu chuẩn cao về chất lượng và an toàn thực phẩm, giúp đáp ứng các yêu cầu và kỳ vọng của khách hàng

Trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt, bộ phận sản xuất và kiểm tra chất lượng (QC) thực hiện một loạt các mẫu thử nghiệm với sự gia tăng từ 100g, 1kg, 10kg và cả những quy mô lớn hơn Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và đáp ứng sự yêu cầu cao cấp của khách hàng

Quá trình này bắt đầu từ việc chọn lọc các nguyên liệu đầu vào chất lượng cao và phù hợp với quy trình sản xuất Sau đó, các mẫu thử nghiệm được chế biến và sản xuất với những tỷ lệ nhỏ, bắt đầu từ 100g, để kiểm tra các yếu tố quan trọng như hiệu suất, hương vị, hình thức, màu sắc, mùi vị và nhiều yếu tố khác Các mẫu thử nghiệm này thường được xem xét kỹ lưỡng và đánh giá bởi bộ phận QC để đảm bảo rằng chúng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của công ty và yêu cầu của khách hàng Điều đặc biệt là IC Food Sơn La không ngừng tối ưu hóa quá trình này bằng cách thực hiện các thử nghiệm tăng dần về quy mô và số lượng mẫu thử nghiệm Điều này giúp đảm bảo tính nhất quán và ổn định trong sản phẩm, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết cho việc điều chỉnh và cải thiện quy trình sản xuất

Một điểm đáng chú ý nữa là IC Food Sơn La thường xuyên sẽ gửi các mẫu thử nghiệm này đến khách hàng để thu thập nhận xét và ý kiến Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc

Thư viện ĐH Thăng Long

40 lắng nghe ý kiến của khách hàng và sự cam kết đối với việc sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao và đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường

Hình 11: Quy trình sản xuất tại IC Food Sơn La

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Theo sơ đồ trên ta có thể thấy, quy trình sản xuất hàng loạt của công ty TNHH IC Food Sơn La, bắt đầu tư giai đoạn nhập Nguyên Liệu đầu vào Nguyên liệu này sẽ được xử lý sơ chế như lọc những nguyên liệu héo, hỏng, cắt lõi nguyên liệu, phân chia theo kích thước khác nhau của nguyên liệu Ngay khi nguyên liệu đầu vào đến tại nhà máy, bước này đảm bảo rằng

41 chỉ các nguyên liệu tốt nhất và phù hợp nhất được sử dụng Các chất liệu không đủ chất lượng, bị hỏng hoặc không phù hợp sẽ bị loại bỏ Các nguyên liệu còn lại được cắt lõi và phân chia theo kích thước mong muốn để đảm bảo tính đồng nhất và chất lượng cuối cùng Sau khi đã xử lý sơ chế ban đầu, các nguyên liệu tiếp tục đưa vào giai đoạn tiếp theo Tại đây, chúng được luộc, vắt, và kết hợp cùng với đường dextrose (Glucoso) Quá trình này giúp tăng cường chất lượng của nguyên liệu và đảm bảo tính đồng đều trong toàn bộ sản phẩm Nguyên liệu sau khi đã ngâm đường được đưa vào máy sấy lần thứ nhất để loại bỏ độ ẩm Sau đó, chúng được phân loại để loại bỏ bất kỳ tạp chất không mong muốn nào và tiếp tục vào máy sấy lần thứ hai để đảm bảo độ khô hoàn hảo Điều này đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng có thể được lưu trữ lâu dài mà không lo bị hỏng hoặc ảnh hưởng bởi độ ẩm Chất lượng của sản phẩm là một ưu tiên hàng đầu tại IC Food Sơn La Các biện pháp kiểm tra chất lượng bao gồm việc sử dụng máy tách kim loại để loại bỏ các kim loại nặng không mong muốn Sản phẩm cũng được phân loại dựa trên kích thước và kiểm tra dị vật bằng tia X-ray Điều này đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng không chỉ đạt chuẩn về kích thước mà còn đảm bảo an toàn thực phẩm tuyệt đối

Cuối cùng, sản phẩm được cân lượng chính xác và đóng gói một cách cẩn thận, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng Điều này đảm bảo rằng sản phẩm sẽ tới tay người tiêu dùng với chất lượng và tính an toàn thực phẩm của IC Food Sơn La

Tất cả các giai đoạn trong quy trình sản xuất thì ứng với mỗi công đoạn trong quy trình sản xuất của nhà máy, thì đều có bộ phận QC tham gia kiểm tra chất lượng Sản phẩm kém chất lượng có thể xuất hiện ở bất kỳ công đoạn nào của quy trình sản xuất, từ lúc tiến hành sản xuất mẫu đầu tiên đến thành phẩm cuối cùng Những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn về màu sắc, mùi vị, kích thước đều được lọc để trở thành bán thành phẩm khác Công ty luôn hết sức cẩn trọng trong việc phòng tránh tình trạng sản phẩm kém chất lượng Quy trình kiểm tra chất lượng liên tục được cải tiến và nâng cao để đảm bảo rằng các lỗi sản xuất sẽ được phát hiện và khắc phục ngay khi chúng xuất hiện, từ đó đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng luôn đạt chất lượng cao nhất

Thư viện ĐH Thăng Long

Hình 12: Hình ảnh sản xuất tại IC Food Sơn La

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

43 Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm là một mục tiêu quan trọng và không bao giờ được coi nhẹ Việc xử lý các lỗi thường gặp trong sản phẩm đòi hỏi sự nhanh nhạy, quyết đoán và có quy trình cụ thể

 Sản Phẩm Có Màu Sắc Chưa Đạt

+ Màu sắc của sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá hình thức và hấp dẫn của sản phẩm Nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn về màu sắc, quy trình sản xuất đảm bảo rằng chúng sẽ không được đưa đến giai đoạn tiếp theo của quy trình sản xuất Bộ phận sản xuất sẽ nhặt các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn về màu riêng ra

+ Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn về màu sắc thường được đưa đến bộ phận xử lý, nơi chúng sẽ được xay nát hoặc xử lý để trở thành bột Điều này đảm bảo rằng nguyên liệu vẫn có thể được sử dụng và không gây lãng phí

 Sản Phẩm Có Mùi Chưa Đạt:

+ Mùi của sản phẩm là một phần quan trọng trong trải nghiệm của khách hàng Nếu sản phẩm có mùi không đạt tiêu chuẩn, quy trình sản xuất sẽ ngừng ngay lập tức để ngăn chặn sản phẩm không mong muốn xuất đi

+ Các mẫu sản phẩm có mùi không đạt tiêu chuẩn sẽ được gửi đến bộ phận kiểm tra chất lượng, nơi các chuyên gia sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng Sau đó, họ sẽ xác định nguyên nhân gây ra mùi không mong muốn và nghiên cứu cách khắc phục vấn đề này

 Sản Phẩm Sai Kích Thước:

Phân phối (Deliver)

Hiện nay, hoạt động phân phối tại Công ty TNHH IC Food Sơn La chưa nhận được sự tập trung và đầu tư đầy đủ mà nó cần Thay vì thiết lập một bộ phận phân phối riêng biệt và quản lý hoạt động này bên trong công ty, IC Food Sơn La thường xuyên thuê các đối tác ngoại việc phân phối sản phẩm của mình Hiện tại, hoạt động phân phối của IC Food Sơn La tập trung chủ yếu vào việc vận chuyển sản phẩm từ nhà máy đến tay khách hàng cuối cùng

IC Food Sơn La đã thực hiện một quá trình lựa chọn đối tác vận tải rất kỹ càng để đảm bảo việc phân phối sản phẩm được thực hiện một cách hiệu quả và đáng tin cậy Đối với các khách hàng trong nước, công ty đã thiết lập một mối quan hệ đối tác vững chắc với công ty Vận Tải Đại Phát và Đại Đồng Công ty Vận Tải Đại Phát và Đại Đồng được lựa chọn dựa trên nhiều yếu tố quan trọng như giá cả, chất lượng dịch vụ, và độ tin cậy Cả hai đối tác này đã được chọn lọc cẩn thận để đảm bảo rằng họ có khả năng đáp ứng được yêu cầu vận chuyển của IC Food Sơn La Việc thiết lập mối quan hệ dài hạn với các đối tác này đã giúp công ty duy trì sự ổn định trong hoạt động phân phối

Trong thời gian hợp tác, công ty hiếm khi gặp các vấn đề hoặc sự cố liên quan đến vận tải từ phía các đối tác thuê ngoài Điều này cho thấy sự đáng tin cậy và hiệu quả của các đối tác vận tải mà IC Food Sơn La đã lựa chọn Khách hàng trong và ngoài nước có thể tin tưởng rằng sản phẩm của công ty sẽ được vận chuyển đến đích một cách an toàn và kịp thời, đồng thời đảm bảo chất lượng của sản phẩm được bảo vệ suốt quá trình vận chuyển

Việc thuê ngoài các dịch vụ vận tải và phân phối có nhiều ưu điểm, nhưng cũng không tránh khỏi các điểm hạn chế Một trong những điểm hạn chế đáng chú ý mà Công ty IC Food Sơn La gặp phải là việc địa điểm của nhà máy nằm cách xa đường quốc lộ lớn Điều này có nghĩa là một số lượng nguyên liệu không thể được vận chuyển trực tiếp đến cửa nhà máy của công ty mà cần phải thuê thêm phương tiện chuyển chở Sự phát sinh chi phí do việc thuê thêm phương tiện vận chuyển có thể là một khía cạnh không mong muốn trong quản lý chi phí của công ty Điều này có thể gây áp lực lên ngân sách và lợi nhuận của công ty, đặc biệt là khi phải xử lý lượng lớn nguyên liệu hàng ngày

Một giải pháp có thể được xem xét bởi Công ty IC Food Sơn La là đầu tư vào một đội vận tải riêng Điều này có thể giúp công ty cải thiện quản lý và kiểm soát chuỗi cung ứng của mình Bằng cách này, công ty có thể tối ưu hóa việc vận chuyển nguyên liệu từ các nguồn cung cấp và đảm bảo tính hiệu quả và hiệu suất trong quy trình sản xuất Tuy việc đầu tư vào một đội vận tải riêng có thể đòi hỏi sự đầu tư ban đầu và quản lý phức tạp hơn, nhưng nó có thể mang lại lợi ích lâu dài cho công ty Việc này giúp giảm bớt phụ thuộc vào các đối tác vận

Thư viện ĐH Thăng Long

46 tải bên ngoài và cải thiện sự linh hoạt trong hoạt động cung ứng của công ty, đồng thời giảm chi phí phát sinh do việc thuê ngoài Đánh giá về thực trạng hoạt động phân phối  Ưu điểm: Việc quản lý phân phối và vận tải bởi bên thứ ba đã đem lại nhiều lợi ích cho

Công ty TNHH IC Food Sơn La Quy trình này được thực hiện một cách khá tốt và đã đảm bảo việc vận chuyển sản phẩm thành phẩm đến tay khách hàng một cách hiệu quả Một trong những ưu điểm quan trọng của việc sử dụng bên thứ ba cho hoạt động phân phối và vận tải là tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm của các công ty vận tải chuyên nghiệp này Họ thường đã có sẵn cơ sở hạ tầng và đội ngũ nhân viên có kỹ năng trong việc vận chuyển hàng hóa Điều này đồng nghĩa với việc Công ty IC Food Sơn La có thể tận dụng sự chuyên nghiệp và sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực vận tải mà bên thứ ba mang lại

Thế mạnh khác của việc sử dụng bên thứ ba là khả năng tập trung vào hoạt động cốt lõi của Công ty IC Food Sơn La, chẳng hạn như sản xuất và kiểm soát chất lượng Bằng cách giao việc vận tải và phân phối cho các đối tác chuyên nghiệp, công ty có thể tập trung nỗ lực và nguồn lực vào việc cải thiện quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm, điều này thường mang lại lợi ích lớn trong việc cung cấp sản phẩm đáng tin cậy và chất lượng cho khách hàng Cuối cùng, việc sử dụng bên thứ ba cũng có thể giúp giảm bớt khả năng phát sinh các vấn đề sự cố và rủi ro trong quá trình vận chuyển và phân phối sản phẩm, do các đối tác chuyên nghiệp thường có các biện pháp và tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt

Nhược điểm: Với những ưu điểm của hoạt động phân phối tại IC Food Sơn La, tuy nhiên, cũng tiết lộ một số hạn chế trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động này Một trong những hạn chế quan trọng đó là sự thiếu khả năng chủ động trong việc vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng Trong mô hình thuê ngoài, công ty phụ thuộc vào các đối tác vận chuyển và phân phối bên ngoài Điều này có nghĩa là IC Food Sơn La không thể hoàn toàn kiểm soát lịch trình và quy trình vận chuyển Không có khả năng can thiệp trực tiếp khi có sự cố hoặc thay đổi đột ngột trong lịch trình vận chuyển, công ty có thể phải phụ thuộc vào sự linh hoạt của đối tác bên ngoài để giải quyết các vấn đề này Thêm vào đó, việc thuê ngoài có thể khiến cho việc quản lý chi phí trở nên phức tạp hơn Công ty IC Food Sơn La phải xem xét các hợp đồng vận chuyển và phân phối và đảm bảo rằng giá cả cũng như chất lượng dịch vụ là hợp lý Điều này đòi hỏi sự theo dõi và quản lý định kỳ, và trong một số trường hợp, có thể dẫn đến sự phát sinh của chi phí không mong muốn

Hơn nữa, việc thuê ngoài có thể gây ra sự phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài và tạo ra nguy cơ khiến công ty trở nên mất tính linh hoạt Không có sự kiểm soát trực tiếp, IC Food Sơn La có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với thay đổi nhanh chóng trong nhu cầu của khách hàng hoặc sự biến đổi trên thị trường

Thu hồi (Return)

Thu hồi là khâu chỉ xảy ra nếu như chuỗi cung ứng gặp vấn đề và thường ở hai dạng chính: bồi hoàn cho khoản hư hỏng nhẹ, thiếu hụt và tiếp nhận lại toàn bộ lô hàng đã xuất

Ngay khi có vấn đề phát sinh, thì dòng thông tin sẽ di chuyển ngược dòng nghĩa là phản hồi của khách hàng sẽ thông tin đến người bán hàng và cuối cùng đến nhà cung cấp tìm ra nguyên nhân cốt lõi để giải quyết Cụ thể hoạt động thu hồi ở IC Food Sơn La diễn ra ở khâu nhập nguyên liệu và khâu phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng Việc quản lý và thực hiện hoạt động thu hồi đòi hỏi sự linh hoạt, kiên nhẫn và tập trung vào việc giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả

Dạng 1: Bồi hoàn cho khoản hư hỏng nhẹ và thiếu hụt

Trong trường hợp này, hoạt động thu hồi tập trung vào việc xử lý các sản phẩm bị hỏng hoặc thiếu hụt nhẹ, đảm bảo rằng khách hàng sẽ nhận được sản phẩm đạt chất lượng Khi có vấn đề phát sinh, thông tin về các sản phẩm bị lỗi hoặc thiếu hụt sẽ được chuyển ngược dòng trong chuỗi cung ứng Điều này có nghĩa là khách hàng sẽ thông báo về sự cố cho người bán hàng, người bán hàng sẽ liên hệ với IC Food Sơn La và cuối cùng, thông tin này sẽ đến nhà cung cấp

IC Food Sơn La phải đảm bảo rằng việc xử lý các sản phẩm lỗi hoặc thiếu hụt được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả Các sản phẩm bị hỏng nhẹ có thể được tái chế hoặc xử lý để đảm bảo chất lượng, và khách hàng có thể được bồi hoàn một phần tiền hoặc nhận các sản phẩm thay thế

Dạng 2: Tiếp nhận lại toàn bộ lô hàng đã xuất

Trong trường hợp này, hoạt động thu hồi đòi hỏi sự can thiệp mạnh mẽ hơn và thường xảy ra khi có vấn đề lớn đối với toàn bộ lô hàng Khi khách hàng thông báo về vấn đề, IC Food Sơn La phải nhanh chóng tìm hiểu và xác định nguyên nhân cốt lõi của sự cố Việc này bao gồm việc kiểm tra tất cả các khía cạnh của quy trình sản xuất và phân phối

Nếu cần, toàn bộ lô hàng đã xuất có thể phải được thu hồi và đưa về để xử lý Điều này có thể gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và đòi hỏi sự linh hoạt để thay thế các sản phẩm bị thu hồi Đặc biệt, công ty phải cùng lúc làm việc với khách hàng, đối tác vận chuyển và nhà cung cấp để đảm bảo quy trình thu hồi diễn ra một cách thuận lợi

Việc hoạt động thu hồi sản phẩm chưa diễn ra một cách rõ rệt tại Công ty TNHH IC Food Sơn La Thay vì tiến hành thu hồi sản phẩm khi có sự cố, các khách hàng của IC Food Sơn La thường có sự thông cảm và hợp tác để cùng giải quyết vấn đề Điều này thể hiện mối quan hệ đối tác tích cực và tôn trọng giữa IC Food Sơn La và khách hàng

Thường thì khi khách hàng gặp sự cố về sản phẩm, họ sẽ tiếp xúc với IC Food Sơn La để báo cáo về vấn đề IC Food Sơn La sẽ tiếp tục theo dõi thông tin này và tiến hành điều tra

Thư viện ĐH Thăng Long

48 để xác định nguyên nhân cốt lõi của vấn đề Trong quá trình này, khách hàng thường chia sẻ các phản hồi chi tiết về tình trạng sản phẩm, từ màu sắc, mùi vị, kích thước và các vấn đề liên quan khác Sự thông cảm và sự hợp tác giữa IC Food Sơn La và khách hàng thường dẫn đến việc tìm kiếm giải pháp để cải thiện chất lượng sản phẩm và ngăn ngừa các vấn đề tương tự trong tương lai Thay vì tiến hành thu hồi sản phẩm, các đối tác thường hợp tác để chỉnh sửa các quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng được đề ra

Tuy hoạt động thu hồi sản phẩm chưa thực sự phổ biến, sự linh hoạt và tinh thần hợp tác giữa IC Food Sơn La và khách hàng đã giúp giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả và duy trì mối quan hệ đối tác tích cực Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ đáng tin cậy và hài lòng giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng.giá về thực trạng hoạt động thu hồi Đánh giá chung về hoạt động thu hồi  Ưu điểm: Trong thời gian qua, hoạt động thu hồi được công ty khá tốt và mọi thông tin khiếu nại về chất lượng và số lượng hàng hóa đều được ghi nhận, xử lý thỏa đáng Mỗi khi có khiếu nại về sản phẩm, các bộ phận liên quan trong công ty, bao gồm bộ phận sản xuất, quản lý chất lượng và dịch vụ khách hàng, tất cả họ hợp tác để tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề Việc này bao gồm việc kiểm tra từng công đoạn trong quy trình sản xuất, xác định nếu có lỗi hoặc sai sót nào đã xảy ra Đồng thời, các biện pháp khắc phục cụ thể được đưa ra để ngăn ngừa các vấn đề tương tự xảy ra trong tương lai

Kết quả của việc này là số lượng các trường hợp khiếu nại đã giảm đi đáng kể qua các năm Sự minh bạch, trách nhiệm và tư duy học hỏi liên tục của IC Food Sơn La trong việc xử lý các khiếu nại chất lượng đã góp phần tạo nên sự tin tưởng từ phía khách hàng và cũng giúp công ty cải thiện liên tục quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng Điều này thể hiện mối quan tâm và cam kết của công ty đối với việc cung cấp sản phẩm chất lượng và đáp ứng nhu cầu của thị trường

Nhược điểm: Công ty cần cải thiện thời gian xử lý khiếu nại, hiện tại, quá trình này vẫn còn chưa đủ nhanh chóng và hiệu quả Mặc dù công ty đã thiết lập một hệ thống quản lý khiếu nại khá hoàn thiện, nhưng việc xử lý các khiếu nại và thực hiện biện pháp khắc phục vẫn đòi hỏi một khoảng thời gian đáng kể Một trong những thách thức lớn là việc đảm bảo rằng sản phẩm có thể được điều chỉnh và đáp ứng ngay sau khi có phản hồi đầu tiên từ phía khách hàng mà không cần trải qua nhiều đơn hàng tiếp theo Điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm thực phẩm và nông sản, vì chất lượng của chúng có thể thay đổi theo thời gian

Việc cải thiện thời gian xử lý khiếu nại là một mục tiêu quan trọng để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và duy trì sự tin tưởng trong dài hạn Công ty cần xem xét cách thức và

49 quy trình xử lý khiếu nại hiện tại để tối ưu hóa chúng và đảm bảo rằng các biện pháp cần thiết có thể thực hiện ngay khi có vấn đề phát sinh.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chuỗi cung ứng của công ty

Sự bất ổn về mặt môi trường

Ngành sản xuất thực phẩm là ngành dễ bị tác động từ môi trường tự nhiên nhiều nhất

Bất cứ một sản phẩm nào khi sản xuất thì yếu tố quan trọng cần thiết đầu tiên chính là nguồn nguyên liệu đầu vào Phải có nguyên liệu thì mới sản xuất được sản phẩm Thực phẩm cũng vậy, nguồn nguyên liệu chế biến đóng vai trò trò tối quan trọng trong chế biến thực phẩm Vì vậy chất lượng thực phẩm như thế nào phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu đầu vào

Nguồn nguyên liệu đầu vào có đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, có an toàn thì sản phẩm mới đạt chất lượng tốt Còn nếu ngay từ đầu mà nguồn nguyên liệu kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn thì sản phẩm sản xuất ra chất lượng sẽ kém, không an toàn, dễ gây thiệt hại cho người tiêu dùng

Môi trường khí hậu có thể gây ra những tác động tích cực hoặc tiêu cực tới chất lượng thực phẩm Nếu khí hậu tốt lành thì nông thực phẩm được mùa, hàm lượng các chất như gluxit, protein thô, lipit thô, vitamin… được đảm bảo, gia súc, gia cầm phát triển tốt Như vậy nguồn nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất thực phẩm sẽ có chất lương tốt, dồi dào Ngược lại thì sẽ làm cho nguồn nguyên liệu bị khan hiếm, không đảm bảo tiêu chuẩn đã định Từ đó sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm Hiện nay ô nhiễm cũng là vấn đề đáng lo ngại đối với an toàn thực phẩm Ô nhiễm đất, không khí, nguồn nước… đều ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất thực phẩm Ô nhiễm càng cao thì càng làm cho quá trình sản xuất thực phẩm càng dễ bị nhiếm khuẩn, mất vệ sinh… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng thực phẩm.[11]

Môi trường tự nhiên có ảnh hướng đến cả kế hoạch sản xuất của công ty IC Food Sơn La, với bất kì thành phẩm nào cũng cần nghiên cứu về thời gian mùa vụ thích hợp, chất lượng nguyên liệu vào từng thời điểm khác nhau Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến thời gian mùa vụ thích hợp cho việc sản xuất Với các sản phẩm thực phẩm và nông sản, thời gian thu hoạch và sự tươi ngon của nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên Ví dụ, trong trường hợp cây trồng, điều kiện thời tiết như nhiệt độ, mưa, và ánh nắng mặt trời có thể làm thay đổi thời gian mùa vụ của các loại cây Do đó, công ty cần phải nắm vững thông tin về dự báo thời tiết và theo dõi tình hình thời tiết hiện tại để quản lý kế hoạch sản xuất và thu hoạch một cách hiệu quả

Thư viện ĐH Thăng Long

50 Bên cạnh đó, môi trường tự nhiên cũng ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng nguyên liệu vào từng thời điểm khác nhau Ví dụ, sự thay đổi trong điều kiện thời tiết có thể làm thay đổi sự tươi ngon và chất lượng của nông sản Điều này đòi hỏi công ty phải có sự linh hoạt trong việc thay đổi kế hoạch sản xuất và nguồn cung cấp nguyên liệu để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng luôn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của công ty Môi trường tự nhiên cũng đặt ra những thách thức đối với công ty trong việc bảo vệ nguồn nguyên liệu và duy trì sự cân bằng với môi trường Việc bảo vệ đất đai, nước và tài nguyên tự nhiên là một phần quan trọng của việc quản lý bền vững trong ngành sản xuất thực phẩm và nông sản

Sự hỗ trợ của chính phủ 

Theo đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, giá trị sản xuất của Ngành sản xuất chế biến thực phẩm chiếm tỷ trọng 19,1% trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, thể hiện tầm quan trọng của Ngành trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực của người dân cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu Ngoài ra, tỷ trọng giá trị sản xuất cao cho thấy ngành sản xuất, chế biến thực phẩm có nhiều thế mạnh với nhiều thương hiệu lớn, có uy tín, thị trường ổn định và có khả năng cạnh tranh cao so với các doanh nghiệp nước ngoài và còn nhiều dư địa cho sự phát triển.[6] Đặc biệt, sau khi các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết đi vào hiệu lực, ngành sản xuất chế biến thực phẩm sẽ được mở ra một thị trường tiêu dùng và đầu tư rộng lớn hơn Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm không nhiều (chiếm gần 01% tổng số doanh nghiệp cả nước) nhưng đây lại là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam, chiếm khoảng hơn 20% doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hàng năm.[10]

Bên cạnh số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến và sản xuất rau củ quả chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm thì ngành chế biến thủy sản đông lạnh lại là ngành thu hút nhiều lao động nhất

Theo Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu, thị trường mua bán & sáp nhập (M&A) ngành sản xuất, chế biến thực phẩm của Việt Nam đang khởi sắc và phát triển mạnh mẽ Trong những năm qua, đã có rất nhiều thương vụ M&A ngành thực phẩm (sáp nhập và mua lại các công ty chế biến thực phẩm) diễn ra và xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn trong những năm tới Điển hình là các thương vụ CJ Group (Hàn Quốc) mua 65% cổ phần của Công ty TNHH Thực phẩm Minh Đạt và mua 47,33% cổ phần của Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre; Daesang Corp (Hàn Quốc) mua 100% cổ phần của Công ty cổ phần Thực phẩm Đức Việt; Earth Chemical (Nhật Bản) mua 100% cổ phần của Công ty cổ phần Á Mỹ Gia… Các giao dịch M&A được nhiều nhà đầu tư xem là cách hiệu quả nhất để thâm nhập thị trường và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam Số lượng và giá trị các giao dịch M&A hoàn tất

51 tại Việt Nam đang trên đà tăng trưởng bền vững trong những năm trở lại đây Dự kiến, M&A còn tiếp tục tăng trưởng hơn nữa trong bối cảnh EVFTA đã đi vào thực thi.[9]

Kế thừa những thành quả nhiệm kỳ trước, ngày 21/1/2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, với 2 mục tiêu lớn là xây dựng tỉnh Sơn La trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trở thành trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc vào năm 2025 Hai nghị quyết định hướng từ khâu tổ chức sản xuất, chế biến đến tiêu thụ Nông nghiệp phát triển tạo vùng nguyên liệu ổn định cung cấp cho các nhà máy, là tiền đề cho công nghệ chế biến sản phẩm nông nghiệp Công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp của Sơn La là trụ đỡ, bao tiêu sản phẩm đầu ra, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển Từ đó, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân, tăng thu ngân sách [5]

Như vậy ta có thể thấy ngành thực phẩm ở Việt Nam nói chung hay tại Sơn La nói riêng đều được hỗ trợ rất nhiều từ phía chính phủ Với sự hỗ trợ và điều kiện thuận lợi từ chính phủ, Công ty IC Food Sơn La có thể tận dụng cơ hội để phát triển và cải thiện doanh thu của mình Điều này không chỉ có lợi cho công ty mà còn góp phần vào sự phát triển của ngành thực phẩm và kinh tế địa phương

Các bất ổn khác từ môi trường nước ngoài 

Hơn 9.400 doanh nghiệp Hàn Quốc đã có mặt tại 59/63 địa phương của Việt Nam, đóng vai trò như một cầu nối quan trọng giúp quan hệ hai nước ngày càng gắn bó chặt chẽ và hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau trong nhiều năm tới Công ty IC Food Sơn La cũng là một công ty Hàn Quốc, phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của công ty mẹ tại Hàn Quốc và các doanh nghiệp Hàn Quốc khác ở Việt Nam Vì thế những biến động tại Hàn Quốc cũng ảnh hưởng rất nhiều tới thị trường tại Việt Nam [8]

Sự phụ thuộc của IC Food Sơn La vào hoạt động của công ty mẹ tại Hàn Quốc và các doanh nghiệp Hàn Quốc khác ở Việt Nam là không thể tránh khỏi Các biến động tại Hàn Quốc, chẳng hạn như tình hình kinh tế, chính trị, và các yếu tố khác, có thể có tác động trực tiếp lên hoạt động kinh doanh của công ty tại Việt Nam Điều này đặc biệt đúng khi hai nền kinh tế này ngày càng chặt chẽ hơn thông qua các thỏa thuận thương mại và đầu tư

Một số yếu tố nổi bật mà IC Food Sơn La cần lưu tâm đối với các biến động thị trường nước ngoài bao gồm:

Thư viện ĐH Thăng Long

52 + Tình hình kinh tế: Sự thay đổi trong tình hình kinh tế của Hàn Quốc có thể ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng mua hàng của công ty mẹ, điều này có thể có tác động trực tiếp lên việc xuất khẩu sản phẩm của IC Food Sơn La

+ Chính trị và quyền lực: Sự ổn định chính trị tại cả Hàn Quốc và Việt Nam có thể tạo ra môi trường thuận lợi hoặc không thuận lợi cho hoạt động kinh doanh Các quyết định chính trị và chính sách có thể có tác động đáng kể đến quyền lợi và hoạt động sản xuất của công ty

Công nghệ thông tin

Với xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ trên thế giới nói chung và đặc biệt trong lĩnh vực dệt may nói riêng, Công ty IC Food Sơn La luôn ý thức đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm, hệ thống hiện đại tiên tiến trong mọi khâu, quy trình trong chuỗi cung ứng, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho chuỗi cung ứng được hoạt động trơn tru, hiệu quả Việc áp dụng công nghệ vào quản lý và vận hành là một phần không thể thiếu của sự phát triển bền vững của IC Food Sơn La

Công cụ hỗ trợ giao tiếp 

Công cụ hỗ trợ giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sự liên lạc của công ty IC Food Sơn La với các đối tác quốc tế và khách hàng Trong môi trường kinh doanh đa dạng và đòi hỏi tính linh hoạt, việc sử dụng các công cụ giao tiếp phù hợp giúp công ty duy trì sự thông thoáng và hiệu quả trong trao đổi thông tin Dưới đây là một số công cụ giao tiếp quan trọng mà công ty sử dụng:

+ KakaoTalk: Là một ứng dụng nhắn tin phổ biến tại Hàn Quốc, KakaoTalk đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì liên lạc với công ty mẹ tại Hàn Quốc Nó giúp công ty IC Food Sơn La dễ dàng trao đổi tin nhắn văn bản, hình ảnh, hoặc thậm chí là cuộc gọi video với đồng nghiệp và đối tác ở xa một cách thuận tiện

+ Gmail: Gmail là một trong những dịch vụ email phổ biến trên toàn thế giới Công ty sử dụng Gmail để gửi và nhận email với doanh nghiệp thuê ngoài, đối tác quốc tế và khách hàng Điều này bao gồm việc trao đổi tài liệu, hợp đồng, và thông tin quan trọng khác qua email

53 + Zalo: Là một ứng dụng giao tiếp phổ biến tại Việt Nam, Zalo đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì liên lạc với nhân viên, các đối tác và khách hàng trong nước Công ty có thể sử dụng Zalo để thực hiện cuộc trò chuyện trực tiếp, chia sẻ tài liệu, hoặc thông báo các thông tin quan trọng

Các công cụ này giúp công ty IC Food Sơn La duy trì sự thông thoáng trong trao đổi thông tin, giảm thiểu sự cố giao tiếp, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm việc cùng đồng nghiệp và đối tác trên toàn cầu Điều này rất quan trọng trong môi trường kinh doanh đòi hỏi tính toàn cầu và tương tác liên tục

Công cụ hỗ trợ hoạch định 

Công ty luôn duy trì sự kết nối giữa Hàn Quốc và Việt Nam, không để bỏ xót bất kỳ thông tin nào Công cụ hỗ trợ hoạch định là một phần quan trọng trong việc quản lý và phát triển của Công ty IC Food Sơn La Đặc biệt, việc sử dụng phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp này

ERP là một hệ thống phần mềm tích hợp, cho phép doanh nghiệp quản lý toàn bộ các khía cạnh của hoạt động kinh doanh của họ, từ kiểm kê, sản xuất, kế toán, đến quản lý lương và nhiều nghiệp vụ khác Các dữ liệu liên quan đến các hoạt động này được tổng hợp và lưu trữ trong một hệ thống duy nhất, giúp tạo ra các báo cáo và thông tin quan trọng để hỗ trợ quyết định kinh doanh

Việc sử dụng phần mềm ERP mang lại nhiều ưu điểm Đầu tiên, nó giúp tăng cường tính toàn cầu và hiệu suất của doanh nghiệp bằng cách cung cấp một cái nhìn toàn diện về mọi khía cạnh của hoạt động Thông tin có sẵn và được cập nhật liên tục, giúp quản lý nắm bắt tình hình kịp thời và đưa ra quyết định đúng đắn Thêm vào đó, sự xuất hiện của phần mềm ERP nền tảng đám mây truy cập qua Internet là một tiến bộ quan trọng Điều này loại bỏ yêu cầu về máy chủ và cài đặt bản quyền, giúp giảm thiểu chi phí ban đầu và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận công nghệ ERP

Với việc sử dụng phần mềm ERP, Công ty IC Food Sơn La có thể nắm vững và quản lý tốt nguồn lực của mình Nó cũng giúp tối ưu hóa các quy trình và quản lý dữ liệu hiệu quả hơn, từ đó cải thiện hiệu suất sản xuất và tối ưu hóa lợi nhuận.

Mối quan hệ trong chuỗi cung ứng

Việc xây dựng và duy trì mối quan hệ vững chắc với nhà cung cấp là một yếu tố quan trọng đối với Công ty IC Food Sơn La Đặc biệt, khi hoạt động kinh doanh của công ty liên quan đến nguồn cung ứng nông sản và thực phẩm, việc duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp trở nên càng quan trọng hơn Mối quan hệ với các chủ nông trại, đầu mối nông sản và các đối tác khác trong chuỗi cung ứng nông sản thường đối mặt với nhiều thách thức và

Thư viện ĐH Thăng Long

54 biến động Một trong những thách thức phổ biến là sự biến đổi của giá cả nông sản Khi giá nông sản tăng cao hoặc giảm mạnh, các nông dân và đầu mối nông sản có thể thay đổi kế hoạch sản xuất và cung cấp hàng hóa Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng của IC Food Sơn La để thực hiện hợp đồng một cách đáng tin cậy và duy trì sản lượng ổn định Các biến đổi trong sản phẩm cũng có thể tạo ra thách thức cho mối quan hệ với các nhà cung cấp Ví dụ, khi công ty quyết định thay đổi sản phẩm hoặc yêu cầu sản phẩm mới, điều này có thể đòi hỏi sự điều chỉnh từ phía nhà cung cấp Việc thay đổi sản phẩm cũng có thể liên quan đến việc đảm bảo chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất Để giải quyết những thách thức này, công ty cần tạo một môi trường làm việc hợp tác tốt và rõ ràng với các nhà cung cấp Điều này bao gồm việc hiểu rõ các yếu tố mà nhà cung cấp đang đối mặt và nỗ lực cùng nhau tìm ra giải pháp Công ty cũng có thể xem xét việc thiết lập các hợp đồng linh hoạt để thích nghi với biến động trong thị trường nông sản

Tóm lại, việc duy trì mối quan hệ mạnh mẽ với các nhà cung cấp là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh của IC Food Sơn La Điều này giúp đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và khả năng thích ứng với biến động trong thị trường nông sản và thực phẩm.

Mối quan hệ với khách hàng 

Công ty TNHH IC Food Sơn La đặt khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động của họ trong chuỗi cung ứng Họ hiểu rõ rằng khách hàng là nguồn doanh thu và lợi nhuận quan trọng nhất, và việc thỏa mãn khách hàng là trách nhiệm hàng đầu của họ Vì vậy, công ty luôn đặt mục tiêu tạo ra và duy trì một lượng lớn khách hàng trung thành Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp sản phẩm, mà còn liên tục nghiên cứu và cải thiện để tạo ra thành phẩm chất lượng đáp ứng khách hàng Điều này giúp công ty có thể giữ chân được khách hàng trong thời gian dài Triết lý kinh doanh "chất lượng cao nhất" đã làm nền tảng cho mọi hoạt động của công ty, luôn đặt mục tiêu đạt được chất lượng tốt nhất cho sản phẩm và dịch vụ Điều này không chỉ bảo đảm rằng khách hàng sẽ nhận được những sản phẩm tốt nhất, mà còn giúp xây dựng và duy trì uy tín của công ty trên thị trường

Công ty không ngừng cải tiến và hoàn thiện chuỗi cung ứng để đảm bảo rằng thành phẩm cuối cùng đạt được chất lượng tốt nhất có thể Tóm lại, công ty TNHH IC Food Sơn La không chỉ tập trung vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mà còn đặt khách hàng và chất lượng lên hàng đầu trong mọi quyết định kinh doanh Điều này đã giúp xây dựng một mối quan hệ mạnh mẽ với khách hàng và duy trì sự thành công trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Sự thỏa mãn của khách hàng

Để tăng sự thoả mãn của khách hàng, IC Food Sơn La đã áp dụng nhiều chiến lược khác nhau Một trong những chiến lược quan trọng nhất là việc thường xuyên mời khách hàng đến tham quan nhà máy và gửi mẫu sản phẩm để nhận phản hồi

55 Việc mời khách hàng đến tham quan nhà máy là một cách tuyệt vời để họ có thể tương tác trực tiếp với quy trình sản xuất và nhìn thấy sự nỗ lực của công ty trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm Khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn với sản phẩm của IC Food Sơn La sau khi tham quan nhà máy và thấy rằng công ty đang làm việc một cách chuyên nghiệp và nghiêm ngặt Thêm vào đó, họ cũng có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện trực tiếp với các chuyên gia và nhân viên của công ty, từ đó có thể đặt ra những câu hỏi cụ thể và nhận được câu trả lời thỏa đáng

Bên cạnh việc tham quan nhà máy, việc gửi mẫu sản phẩm cho khách hàng để họ trải nghiệm trực tiếp cũng là một cách hiệu quả để tăng sự thoả mãn của họ Khách hàng có cơ hội kiểm tra chất lượng, hương vị và tính năng của sản phẩm và họ có thể cung cấp phản hồi cụ thể về những điểm mạnh và điểm cần cải thiện của sản phẩm IC Food Sơn La sử dụng những ý kiến đóng góp này để cải thiện và phát triển sản phẩm, đảm bảo rằng nó đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng

Những hoạt động này không chỉ giúp tạo sự thoả mãn cho khách hàng hiện tại mà còn xây dựng mối quan hệ lâu dài và đáng tin cậy giữa công ty và khách hàng IC Food Sơn La coi khách hàng là đối tác quan trọng trong sự phát triển của họ và cam kết luôn nỗ lực để đảm bảo họ cảm thấy hài lòng và được đối xử tốt nhất.

Đánh giá chung

Tổng kết lại, công ty TNHH IC Food Sơn La đã có những thành công và tiến bộ trong việc quản lý chuỗi cung ứng của mình Bằng việc thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng cao, quy trình giám sát toàn diện, và tập trung vào làm hài lòng khách hàng Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức cần đối mặt như tối ưu hóa hiệu suất sản xuất, quản lý vận chuyển và phân phối, cũng như nâng cao thời gian xử lý thanh toán

Dưới sự lãnh đạo và cam kết của công ty, chúng ta có thể tin tưởng rằng IC Food Sơn

La sẽ tiếp tục phát triển và cải thiện mọi khía cạnh của hoạt động chuỗi cung ứng của họ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và vẫn giữ được tiêu chuẩn chất lượng cao nhất trong ngành thực phẩm.

Mục tiêu hoạt động quản lý chuỗi cung ứng của công ty đến năm 2025

Sau khi nghiên cứu các hoạt động trong quản lý chuỗi cung ứng tại công ty TNHH IC Food Sơn La, cũng như đưa ra một vài hạn chế cần được khắc phục Mục tiêu của phần 3 là dựa trên cơ sở lý thuyết và thực trạng nêu trên, nhằm đề xuất các giải pháp góp phần giúp cho công ty TNHH IC Food Sơn La hoàn thiện hơn hoạt động quản lý chuỗi cung ứng để đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

Thư viện ĐH Thăng Long

56 + Hoàn thiện chuỗi cung ứng hiện có, phát triển IC Food Sơn La thành doanh nghiệp độc lập

+ Tăng cường mối quan hệ với Nhà cung cấp

+ Giảm thời gian thanh toán cho các Nhà Cung cấp xuống còn 5 ngày sau nhận hàng

+ Tăng khả năng đáp ứng những đơn hàng gấp và đột xuất lên 30%

+ Tăng số lượng khách hàng lên 30%

+ Nghiên cứu sản xuất các mặt hàng khách hàng hiện tại có nhu cầu.

Cơ sở đề xuất giải pháp

Dự báo về định hướng và tiềm năng phát triển ngành thực phẩm Việt Nam

Ngành thực phẩm của Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển đầy triển vọng và có định hướng rõ ràng trong tương lai Hiện tại, nước ta vẫn duy trì vai trò quan trọng của nông nghiệp, nhưng sự kết hợp giữa nông nghiệp và công nghiệp đã tạo ra sự phát triển đáng kể cho ngành thực phẩm

Theo Tổng cục Thống kê, ngành sản xuất và chế biến thực phẩm Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng, với mức 7% mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020 Giá trị sản xuất của ngành này đã chiếm tỷ trọng 19,1% trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam Điều này cho thấy ngành thực phẩm đang đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế quốc gia

Sự quan trọng của ngành thực phẩm không chỉ nằm ở việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân Việt Nam mà còn ở khả năng xuất khẩu Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các quốc gia và khu vực trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngành sản xuất và chế biến thực phẩm mở rộng thị trường xuất khẩu

Mục tiêu của Việt Nam là thúc đẩy xuất khẩu nông sản và thực phẩm, đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường quốc tế Điều này đòi hỏi sự tập trung vào chất lượng sản phẩm, chế biến an toàn và vệ sinh thực phẩm Những nỗ lực này không chỉ giúp gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao thu nhập cho người dân và tạo ra các cơ hội việc làm

Phát biểu của ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, cho thấy sự lạc quan về tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm Thu nhập và tiêu dùng của người dân đang ngày càng cải thiện, và thị trường đang cung ứng nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao Ngành rau củ và trái cây chế biến đang chiếm 24,7% trong tăng trưởng doanh thu của ngành thực phẩm và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào hoạt động xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng nội địa Sự tăng trưởng ấn tượng về lợi nhuận trong ngành này là

57 một minh chứng rõ ràng cho tiềm năng phát triển của ngành thực phẩm Việt Nam trong tương lai Đặc biệt hơn chỉ trong 30 năm sau khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hàn Quốc đã đạt được cấp Đối tác chiến lược toàn diện Các lợi ích chung về kinh tế thắt chặt quan hệ hai nước nhưng sợi dây gắn kết đã bắt nguồn từ hàng trăm năm trước Vì vậy sẽ có rất nhiều doanh nghiệp thực phẩm Hàn Quốc sẽ tới Việt Nam để đầu tư phát triển

Tóm lại, ngành thực phẩm của Việt Nam đang có tầm nhìn rộng mở và tiềm năng phát triển mạnh mẽ Việc tập trung vào chất lượng, an toàn và xuất khẩu sẽ giúp ngành này tiếp tục đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Định hướng phát triển của công ty

Công ty IC Food Sơn La, với nguồn gốc Hàn Quốc và hoạt động tại Việt Nam, đặt ra mục tiêu phát triển lớn trong tương lai Công ty mong muốn đạt được thành công tương tự như những tập đoàn lớn đã đến và đầu tư tại Việt Nam, như Samsung và CJ Việt Nam Để đạt được mục tiêu này, công ty đã định hướng phát triển và xác định mục tiêu lớn trong năm 2025, đó là hợp tác với 100 khách hàng doanh nghiệp và trở thành một công ty sản xuất thực phẩm có uy tín và tên tuổi tại miền Bắc Việt Nam Để thực hiện mục tiêu này, công ty cần nhận thức rõ rằng cần phải thực hiện nhiều nỗ lực và cải tiến trong hoạt động kinh doanh của mình Đầu tiên, cần tối ưu hoá hoạt động trong chuỗi cung ứng, từ việc chọn lựa nguồn nguyên liệu đến sản xuất và phân phối sản phẩm Sự hiệu quả trong quá trình này sẽ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất Thứ hai, để đạt được mục tiêu trong tương lai, công ty cần tối thiểu hoá chi phí sản xuất và kinh doanh Điều này có thể bao gồm việc sử dụng công nghệ tiên tiến để tăng hiệu suất sản xuất, quản lý tài chính một cách thông minh, và tối ưu hóa quá trình quản lý nhân sự

Cuối cùng, để đạt được mục tiêu phát triển, công ty cũng sẽ tập trung vào việc gia tăng doanh thu Điều này có thể bao gồm mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển sản phẩm mới, và tìm kiếm cơ hội hợp tác mới mạnh mẽ Công ty sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị trường một cách linh hoạt và hiệu quả.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chuỗi cung ứng của Công ty TNHH

Hoàn thiện công tác lập kế hoạch

Tổ chức và thực hiện một quá trình lập kế hoạch hoàn chỉnh là một phần quan trọng của việc quản lý một doanh nghiệp hiệu quả Để đảm bảo sự thành công trong tương lai và đối phó với sự biến đổi liên tục của thị trường, công ty IC Food Sơn La cần xem xét và tối ưu hóa cách họ hiện đang thực hiện quá trình lập kế hoạch Hiện tại, việc dự báo nhu cầu sản phẩm vẫn chủ yếu do bộ phận sản xuất phụ trách, và dựa vào thông tin từ sản lượng thực tế của năm trước Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là mang tính chủ quan và bị động, dẫn đến việc lập kế hoạch không phản ánh đúng nhu cầu thị trường và khả năng thích nghi nhanh với biến đổi

Một vấn đề quan trọng khác là công ty IC Food Sơn La chưa tập trung đúng vào hoạt động kinh doanh và chưa thành lập một bộ phận kinh doanh chuyên nghiệp Thường xuyên, công ty thiếu hiểu biết sâu về thị trường và thiếu sự tự tin trong việc đưa ra các kế hoạch kinh doanh chi tiết và hiệu quả Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển của công ty trên thị trường Để giải quyết những thách thức này và hoàn thiện công tác lập kế hoạch, tôi xin đề xuất một số biện pháp cụ thể:

+ Thành lập bộ phận kinh doanh chuyên nghiệp: Để nắm vững thông tin về thị trường và thúc đẩy hoạt động kinh doanh, công ty cần thành lập một bộ phận kinh doanh chuyên nghiệp Bộ phận này sẽ phụ trách theo dõi thị trường, nghiên cứu xu hướng tiêu dùng, và tìm kiếm cơ hội thị trường mới Bằng cách này, công ty sẽ có thông tin cơ bản để xây dựng kế hoạch kinh doanh một cách chi tiết

+ Nghiên cứu thị trường: Sau khi thành lập được bộ phận kinh doanh, thì mục tiêu đầu tiên cần thực hiện các cuộc nghiên cứu thị trường định kỳ để thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng, sự cạnh tranh, và xu hướng thị trường Các dữ liệu thu thập từ nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp cho công ty cái nhìn rõ ràng về mô hình tiêu dùng và sự biến đổi trong tương lai Từ các sản phẩm cuối cùng của khách hàng hiện có, công ty có thê nhìn nhận được sản phẩm có thể cung cấp và sản xuất trong tương lai

+ Lập kế hoạch cho các sản phẩm mới: Dựa trên thông tin từ nghiên cứu thị trường, công ty có thể phát triển các sản phẩm mới hoặc cải thiện sản phẩm hiện có để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Kế hoạch phát triển sản phẩm cần được thiết lập để đảm bảo rằng sản phẩm được đưa ra thị trường đúng thời điểm và theo yêu cầu của thị trường Kế hoạch cho các sản phẩm mới này bao gồm cả khách hàng mới và khách hàng cũ Việc lên kế hoạch này sẽ bao gồm cả việc thử nghiệm sản xuất thử, xác định công thức chuẩn để tạo ra thành phẩm tốt nhất đủ sức cạnh tranh với các nhà cung cấp của khách hàng

61 + Chủ động hơn trong công tác lập kế hoạch: Công ty cần xây dựng một quá trình lập kế hoạch chặt chẽ, chủ động hơn và linh hoạt để đáp ứng nhanh chóng với biến đổi của thị trường Sự tương tác giữa các bộ phận, bao gồm sản xuất, kế hoạch, và kinh doanh, sẽ giúp đảm bảo rằng kế hoạch được thực hiện một cách hiệu quả

Bằng cách thực hiện những biện pháp này, IC Food Sơn La sẽ có khả năng lập kế hoạch chi tiết hơn, tăng cường hiệu suất kinh doanh và cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường Điều này sẽ giúp công ty đối phó tốt hơn với biến đổi thị trường và đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai.

Hoàn thiện hoạt động tìm nhà cung cấp

Để có thể cải thiện được các vấn đề đang hiện hữu trong khâu này, công ty IC Food Sơn La cũng đã thực hiện rất nhiều cách khác nhau nhưng hiện tại chưa cách nào thực sự đem lại hiệu quả IC Food thực sự tự tiến hành trồng rau tại vườn của công ty để thử nghiệm công tác cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất nhưng không đem lại được sản lượng tốt hay có thể sử dụng chúng để làm nguyên liệu sản xuất Vậy để cải thiện mối quan hệ cho nhà cung cấp hay có thể hợp tác với nhà cung cấp trong thời gian dài thì IC Food cần phải làm gì? Thực sự thì những giải pháp dưới có thể không mới nhưng là những giải pháp khả thi nhất để cải thiện được hoạt động tìm nhà cung cấp của công ty IC Food Sơn La

Luôn tạo điều kiện hỗ trợ cho nhà cung cấp (NCC):

Một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng mối quan hệ tốt với NCC là luôn sẵn sàng hỗ trợ họ Điều này đòi hỏi công ty phải:

+ Tạo môi trường làm việc hợp tác: Đảm bảo rằng NCC cảm thấy thoải mái và an tâm khi làm việc với công ty Tạo ra một môi trường làm việc tích cực và thân thiện để họ cảm thấy đánh giá cao và đáng tin cậy

+ Hỗ trợ về công nghệ và kiến thức: Cung cấp cho NCC các công cụ và kiến thức cần thiết để nâng cao chất lượng nông sản của họ Điều này có thể bao gồm việc cung cấp đào tạo về quy trình sản xuất hoặc cung cấp thông tin thị trường để họ có thể thích nghi với nhu cầu thay đổi Ví dụ như IC Food Sơn La có thể cung cấp các giống cây trồng để người dân cải thiện được nguồn nguyên liệu cho công ty

+ Hợp tác nghiên cứu và phát triển: Hợp tác với NCC trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc cải thiện nguyên liệu hiện có Điều này giúp xây dựng một mối quan hệ tương tác và đối tác dài hạn

Thuê các nông trại để chuyên sản xuất nguyên liệu:

Thư viện ĐH Thăng Long

62 Để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, công ty có thể xem xét việc thuê các nông trại để sản xuất nguyên liệu Thực hiện trồng cấy tại các vườn, đồi xung quanh công ty Điều này có nhiều lợi ích, bao gồm:

+ Kiểm soát chất lượng: Bằng cách kiểm soát trực tiếp quy trình sản xuất, công ty có thể đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm của nguyên liệu từ nguồn gốc

+ Ổn định nguồn cung cấp: Các nông trại thuê sẽ cung cấp nguồn cung cấp ổn định, giảm nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu trong quá trình sản xuất

+ Tối ưu hóa chi phí: Điều này giúp tối ưu hóa chi phí và làm việc hiệu quả hơn trong việc sản xuất thực phẩm Đánh giá nhà cung cấp định kỳ:

Việc đánh giá nhà cung cấp định kỳ là một phần quan trọng trong việc đảm bảo rằng họ đang tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm Điều này bao gồm:

+ Thiết lập kế hoạch đánh giá định kỳ: Xác định thời gian cụ thể cho việc đánh giá NCC, có thể là hàng tháng hoặc hàng năm, tùy theo mức độ quan trọng của họ

+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Kiểm tra chất lượng sản phẩm của NCC để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu của công ty

+ Tư duy cải tiến liên tục: Sử dụng kết quả đánh giá để tạo ra các kế hoạch cải tiến liên tục cho NCC và để họ hiểu rằng công ty quan tâm đến việc họ cải thiện

Tìm kiếm thêm các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ:

Mở rộng danh sách NCC bằng cách tìm kiếm thêm các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ có thể giúp đảm bảo nguồn cung cấp đa dạng và giảm nguy cơ thiếu hụt Điều này có nhiều lợi ích:

+ Đa dạng hóa nguồn cung cấp: Mở rộng danh sách NCC giúp đảm bảo rằng công ty không phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn cung cấp duy nhất

+ Hỗ trợ cộng đồng địa phương: Hợp tác với các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ có thể giúp cung cấp họ với nguồn thu nhập bổ sung và hỗ trợ phát triển kinh doanh trong cộng đồng địa phương

+ Phát triển quan hệ dài hạn: Tìm kiếm hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ có thể tạo ra các quan hệ dài hạn và bền vững trong tương lai

Hoàn thiện hoạt động sản xuất

Hoạt động sản xuất là một phần quan trọng và chiếm tới 70% thời gian và nhân lực tại công ty IC Food Sơn La Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động này đang diễn ra không thực

Thư viện ĐH Thăng Long

64 sự trơn tru và chưa đem lại hiệu quả xứng đáng với nguồn lực bỏ ra Để cải thiện tiến độ sản xuất và tối ưu hóa hoạt động sản xuất, công ty cần thực hiện một số giải pháp cụ thể:

Tăng cường hoạt động kiểm tra chất lượng (QC):

Bộ phận kiểm tra chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng Tuy nhiên, để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, cần tăng cường hiệu suất của bộ phận này Điều này có thể được thực hiện thông qua việc

+ Tối ưu hóa quy trình kiểm tra chất lượng: Đảm bảo rằng quy trình kiểm tra chất lượng được thực hiện một cách hiệu quả và không làm chậm tiến độ sản xuất Cân nhắc việc sử dụng công nghệ mới và tự động hóa để tối ưu hóa quy trình này

Việc này nên thực hiện kỹ ở những lần đầu sản xuất, các lần sản xuất tiếp theo thì bộ phận QC chỉ nên kiểm soát công đoạn giữa và cuối quá trình sản xuất

+ Đào tạo và phát triển nhân viên: Đảm bảo rằng nhân viên bộ phận kiểm tra chất lượng được đào tạo đầy đủ và có kiến thức chuyên môn để thực hiện công việc một cách hiệu quả Bộ phận QC cần nắm rõ từng yêu cầu của từng công đoạn sản xuất, công việc và yêu cầu chi tiết về chất lượng thành phẩm Đào tạo ý thức tư duy về chất lượng và hiệu suất cho bộ phận sản xuất: Để đạt được hiệu suất sản xuất tối đa và đảm bảo chất lượng sản phẩm, cần đầu tư vào đào tạo và nâng cao ý thức cho nhân viên bộ phận sản xuất Điều này có thể bao gồm:

+ Chương trình đào tạo về quy trình sản xuất: Đảm bảo rằng nhân viên sản xuất hiểu rõ các quy trình sản xuất và tuân thủ chúng đầy đủ Cung cấp đào tạo về kỹ thuật sản xuất và quản lý quy trình Trong lần sản xuất đầu tiên, bộ phận QC cũng cần phổ biến cho tất cả nhân viên sản xuất về các yêu cầu của từng công đoạn, công việc cụ thể, yêu cầu chi tiết về chất lượng để mỗi người nhân công cũng chính là một nhân viên kiểm soát chất lượng

+ Đào tạo về ý thức về chất lượng và an toàn thực phẩm: Nâng cao nhận thức của nhân viên về tầm quan trọng của chất lượng và an toàn thực phẩm Đảm bảo rằng họ hiểu được hậu quả của việc không tuân thủ các tiêu chuẩn này Điều này bao gồm việc giữ vệ sinh nhà máy sản xuất

+ Thực hiện giám sát và đánh giá hiệu suất: Đảm bảo rằng hiệu suất của nhân viên sản xuất được theo dõi và đánh giá định kỳ Tạo ra một hệ thống thưởng phạt để thúc đẩy sự chuyên nghiệp và nâng cao hiệu suất

Lập kế hoạch sản xuất chi tiết hơn và chủ động hơn:

65 Lập kế hoạch sản xuất là một phần quan trọng trong việc đảm bảo rằng tiến độ sản xuất được duy trì một cách hiệu quả Để cải thiện tiến độ sản xuất, công ty có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

+ Kế hoạch sản xuất chi tiết hơn: Xác định các bước cụ thể trong quá trình sản xuất và xây dựng kế hoạch chi tiết cho mỗi bước Điều này giúp đảm bảo rằng không có sự trễ hẹn và mọi công việc được thực hiện đúng thời gian

+ Chủ động hơn trong việc quản lý tiến độ: Thay vì phản ứng sau khi xảy ra vấn đề, hãy tạo ra một hệ thống quản lý tiến độ sản xuất để theo dõi và điều chỉnh tiến độ đúng lịch trình

+ Tối ưu hóa nguồn lực: Sử dụng nguồn lực (nhân lực, máy móc, nguyên liệu) một cách hiệu quả để đảm bảo rằng sản xuất diễn ra một cách trơn tru và tiết kiệm

Về mặt hiệu suất sản xuất

Hiệu suất sản xuất là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty IC Food Sơn La, tác động trực tiếp đến khả năng cung cấp sản phẩm cho thị trường và lợi nhuận tổng thể Tuy nhiên, hiện tại, mặc dù công ty đã cử cán bộ và nhân viên tham khảo ý kiến từ các cấp cao trong công ty mẹ tại Hàn Quốc, vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể dẫn đến hiệu suất sản xuất thấp và không đạt được sự cải thiện mong muốn Dưới đây là một số giải pháp mà công ty có thể áp dụng để cải thiện tình hình hiệu suất sản xuất:

+ Thực hiện nghiên cứu và đánh giá lại từng hoạt động sản xuất:Để xác định nguyên nhân dẫn đến hiệu suất sản xuất thấp, công ty nên tiến hành một cuộc nghiên cứu chi tiết và đánh giá lại từng hoạt động sản xuất Điều này bao gồm:Phân tích quy trình sản xuất: Điều tra và đánh giá cụ thể các bước trong quy trình sản xuất để xác định các vấn đề tiềm ẩn và cơ hội cải thiện; Kiểm tra thiết bị và công nghệ: Đánh giá trạng thái của thiết bị và công nghệ sản xuất, xem xét nếu cần phải nâng cấp hoặc thay thế để tối ưu hóa hiệu suất; Xem xét dữ liệu sản xuất: Kiểm tra và phân tích dữ liệu sản xuất để xác định các điểm yếu và cơ hội cải thiện trong quy trình sản xuất

Hoàn thiện hoạt động phân phối

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty IC Food Sơn La, hoạt động phân phối đóng một vai trò cực kỳ quan trọng Điều này thể hiện qua sự đảm bảo sản phẩm của công ty đến tay khách hàng một cách đúng hẹn và không gây sự cố trong quá trình vận chuyển Tuy nhiên, hiện tại, bên cạnh những thành tựu và chỉ tiêu tích cực trong hoạt động vận chuyển Thì hiện tại hoạt động phân phối đang gặp phải hạn chế là sự thiếu chủ động và tốn kém của hoạt động vận tải thuê ngoài hoàn toàn tại IC Food Sơn La Để cải thiện hoạt động phân phối và vận chuyển, công ty có thể xem xét các giải pháp sau:

+ Tập trung các đơn hàng nhỏ lại để có thể đi chung xe: Đối với những đơn hàng có khối lượng nhỏ hoặc giao hàng cho cùng khu vực, công ty có thể tập trung chúng lại để có thể sử dụng cùng một phương tiện vận chuyển Điều này giúp tối ưu hóa tài nguyên và giảm chi phí vận chuyển

+ Chủ động tìm kiếm thêm các công ty vận tải khác để cải thiện về giá và chất lượng vận tải: Việc đa dạng hóa đối tác vận tải có thể giúp công ty có nhiều lựa chọn hơn trong việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển Điều này có thể giúp cải thiện về giá cả và chất lượng vận tải

+ Thành lập đội vận tải riêng của công ty: Một giải pháp tối ưu nhất cho việc cải thiện hoạt động phân phối có thể là thành lập một đội vận tải riêng của công ty Điều này có thể mang lại nhiều lợi ích như: Tính chủ động cao: Công ty có thể chủ động quản lý và kiểm soát quy trình vận chuyển, đảm bảo tính đúng hẹn và hiệu quả; Tối ưu hóa tài nguyên: Công ty có thể tối ưu hóa việc sử dụng phương tiện vận tải và tài nguyên để giảm chi phí và tăng hiệu suất; Linh hoạt trong lựa chọn đường đi: Công ty có thể lựa chọn đường đi và lộ trình phù hợp nhất cho từng đơn hàng để đảm bảo giao hàng đúng hẹn và an toàn

Hoàn thiện hoạt động phân phối là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sản phẩm của công ty IC Food Sơn La đến tay khách hàng một cách tốt nhất Việc xem xét và áp dụng các giải pháp như tập trung đơn hàng, đa dạng hóa đối tác vận tải, và thiết lập đội vận tải riêng có thể giúp cải thiện tính chủ động và hiệu quả trong hoạt động phân phối, đồng thời giảm chi phí và tăng sự hài lòng của khách hàng

Hoàn thiện hoạt động thu hồi

Mặc dù hiện tại khách hàng chưa có nhiều khiếu nại về sản phẩm cung cấp ra, việc thường xuyên gửi mẫu để đảm bảo sản xuất đúng chuẩn vẫn là một thói quen quan trọng để đảm bảo chất lượng và sự hài lòng của khách hàng Tuy nhiên, công tác thu hồi sản phẩm và phản hồi khách hàng vẫn còn chậm trễ và có thể được cải thiện hơn Dưới đây là một số giải pháp để cải thiện công tác thu hồi sản phẩm và tương tác với khách hàng:

Làm rõ hơn các yêu cầu khiếu nại của khách hàng:

+ Ghi chép và quản lý chi tiết: Hãy đảm bảo rằng mọi khiếu nại từ khách hàng được ghi chép một cách chi tiết và được quản lý một cách cẩn thận Điều này giúp xác định nguyên nhân cụ thể của khiếu nại và tìm kiếm giải pháp hiệu quả

+ Giao tiếp đầy đủ và rõ ràng: Thực hiện cuộc trò chuyện hoặc cuộc họp với khách hàng để làm rõ hơn về yêu cầu của họ Điều này giúp đảm bảo rằng công ty hiểu đúng và đáp ứng đầy đủ các khiếu nại và mong muốn của khách hàng

Thực hiện thay đổi chủ động hơn từ những khiếu nại của các khách hàng cũ để đáp ứng khách hàng mới:

+ Phân tích nguyên nhân: Khi xảy ra khiếu nại từ khách hàng, công ty nên thực hiện một quá trình phân tích để xác định nguyên nhân gốc rễ Điều này giúp ngăn chặn sự tái diễn của vấn đề và đảm bảo rằng không có khách hàng mới nào sẽ phải trải qua cùng một trải nghiệm không hài lòng

+ Cải thiện quy trình: Dựa trên thông tin từ các khiếu nại của khách hàng cũ, công ty nên xem xét và cải thiện quy trình sản xuất và phân phối để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu của khách hàng

+ Đào tạo nhân viên: Đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo để hiểu và thực hiện các thay đổi trong quy trình sản xuất và phân phối dựa trên các phản hồi từ khách hàng

Việc cải thiện hoạt động thu hồi sản phẩm và phản hồi khách hàng không chỉ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn tạo sự tin tưởng và lòng hài lòng từ phía khách hàng Điều này có thể giúp công ty duy trì và phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng và xây dựng danh tiếng tích cực trên thị trường.

Kiến nghị

Kiến nghị đối với Chính phủ

Để ủng hộ sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam, tôi đề xuất một số biện pháp và chính sách mà Chính phủ có thể thực hiện:

Thư viện ĐH Thăng Long

68 + Hỗ trợ mối quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp: Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp Điều này bao gồm việc thúc đẩy việc ký kết các hợp đồng mua bán sản phẩm dài hạn, đảm bảo mức giá công bằng cho nông dân, và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp Trên thực tế IC Food Sơn La vẫn thường xuyên gửi các thư ngỏ xin hỗ trợ từ phía các UBND nhưng vẫn chưa thực sự có kết quả Hi vọng trong tương lai, nhà nước sẽ quan tâm đến vấn đề này để đảm bảo được sự hợp tác tích cực tạo công ăn việc làm cho nông dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế cho doanh nghiệp

Hình 13: Thư ngỏ đến các UBND xã

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

+ Dỡ bỏ thuế quan và rào cản thương mại: Chính phủ nên tiếp tục dỡ bỏ thuế quan và hạn ngạch thương mại theo yêu cầu của các hiệp định thương mại như Hiệp

69 định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (FTA EU-Việt Nam), và Hiệp định Thương mại tự do Hàn Quốc Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam

+ Tận dụng mối quan hệ đối tác chiến lược với Hàn Quốc: Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, và Chính phủ nên tận dụng tối đa lợi ích từ mối quan hệ này Điều này có thể bao gồm việc thúc đẩy đầu tư từ Hàn Quốc vào ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam, cung cấp ưu đãi thuế và tiền thuê đất cho các dự án sản xuất thực phẩm của các doanh nghiệp Hàn Quốc

+ Ban hành các cơ chế ưu đãi cho dự án sản xuất thực phẩm: Chính phủ cần xem xét và ban hành các cơ chế ưu đãi cách biệt về thuế, tiền thuê đất, và các quy định khác để khuyến khích các dự án sản xuất thực phẩm Điều này sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong ngành và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam

Các biện pháp và chính sách này có thể giúp nâng cao sự cạnh tranh của ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam, tạo ra cơ hội cho tăng trưởng và phát triển bền vững trong tương lai

Kiến nghị đối với Hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam

Một số hoạt động và vai trò mà Hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam có thể thực hiện để ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tại Việt Nam:

+ Là cầu nối thông tin và thị trường: Hiệp hội cần thể hiện vai trò thực sự là một cầu nối giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam Điều này bao gồm việc kịp thời cập nhật và chia sẻ thông tin quan trọng về tình hình thị trường, diễn biến giá cả nguyên vật liệu trong ngành thực phẩm Các cuộc họp, buổi thảo luận, và trao đổi thông tin thường xuyên giữa các doanh nghiệp sẽ giúp tạo ra sự thông tin hóa trong ngành

+ Tổ chức chương trình hỗ trợ và đào tạo: Hiệp hội có thể tổ chức các chương trình hỗ trợ và đào tạo về các vấn đề quan trọng liên quan đến ngành sản xuất và chế biến thực phẩm Điều này bao gồm cung cấp thông tin về các quy định thị trường, tiêu chuẩn chất lượng, và các cơ hội đầu tư trong ngành

+ Hướng dẫn về các hiệp định thương mại quốc tế: Hiệp hội cần đưa ra định hướng phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại quốc tế như TPP, FTA EU-Việt Nam và các hiệp định khác Việc

Thư viện ĐH Thăng Long

70 cung cấp thông tin về cách thức đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn trong các hiệp định này có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thực phẩm và mở rộng thị trường quốc tế

+ Đưa ra các chương trình hỗ trợ tài chính và đầu tư:Hiệp hội có thể hợp tác với các tổ chức tài chính để đưa ra các chương trình hỗ trợ tài chính và đầu tư cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thực phẩm Điều này có thể bao gồm cung cấp thông tin về các nguồn vốn có sẵn và cách thức để đăng ký và sử dụng chúng

Việc Hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam tham gia tích cực trong việc hỗ trợ và phát triển ngành sản xuất và chế biến thực phẩm sẽ giúp tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành này tại Việt Nam

Trong thời kỳ cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều đối diện với áp lực tăng cường năng lực cạnh tranh và giảm bớt chi phí để đạt được lợi nhuận tối đa Để đạt được mục tiêu này, sự hòa hợp và hiệu quả của toàn bộ hoạt động từ quá trình nhập liệu đến sản phẩm cuối cùng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng, cả trong khía cạnh tổng thể và quản lý chi tiết, đang được đánh giá cao và việc hoàn thiện hoạt động này trở thành một nhiệm vụ không thể thiếu đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp

Mục tiêu của đề tài “Nghiên cứu hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công ty TNHH IC Food Sơn La” là tìm một số giải pháp trên cơ sở phân tích, đánh giá hoạt động quản lý chuỗi cung ứng hiện tại của công ty thông qua hai nhiệm vụ cụ thể:

Phân tích thực trạng hoạt động quản lý chuỗi cung ứng hiện tại của IC Food Sơn La

Ngoài ra, để giảm thiểu tính chủ quan, khoá luận sử dụng các thông tin lấy từ nhân viên làm việc tại công ty

Kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng hiện tại dựa vào kết quả phân tích thực trạng trong chương 2 và tình hình dự báo về xu hướng tăng trưởng của ngành Tuy nhiên, những giải pháp cần phải phù hợp với định hướng phát triển ngành thực phẩm

Do kiến thức, kinh nghiệm bản thân có hạn, khoá luận này khó có thể tránh khỏi sai sót

Tác giả xin chân thành tiếp thu và cảm ơn mọi sự đóng góp ý kiến quý báu của quý Thầy, Cô và bạn bè.

Thư viện ĐH Thăng Long

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ

Bảng 1: Kết quả kinh doanh của Công ty trong 2 năm 24

Bảng 2 Đánh giá việc hoàn thành kinh doanh của IC Food Sơn La 32

Bảng 3 Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá nguyên liệu Cải thảo 36

Bảng 4: Bảng đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động Quản lý chuỗi cung ứng tại công ty TNHH IC Food Sơn La 59

Hình 1:Bốn quan điểm về SCM và Logistics 5

Hình 2: Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng 7

Hình 3: Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng 8

Hình 4: Sơ đồ Chuỗi cung ứng 8

Hình 6: Sơ đồ bộ máy tổ chức 21

Hình 7: Chuỗi cung ứng tại IC Food Sơn La 27

Hình 8: Sơ đồ hoạt động chuỗi cung ứng của Công Ty TNHH IC Food Sơn La 30

Hình 9 Quy trình lập kế hoạch chuỗi cung ứng của IC Food Sơn La hiện tại 31

Hình 10: Quy trình thu mua tại công ty IC Food Sơn La 37

Hình 11: Quy trình sản xuất tại IC Food Sơn La 40

Hình 12: Hình ảnh sản xuất tại IC Food Sơn La 42

Hình 13: Thư ngỏ đến các UBND xã 68

Khoá luận sử dụng các thông tin được tổng hợp từ nhân viên có trên 1,5 năm làm việc tại công ty để giúp giảm tính chủ quan trong việc nghiên cứu, đồng thời giúp khẳng định lại những yếu tố then chốt cần chú ý nhằm hoàn thiện việc quản lý chuỗi cung ứng tại công ty TNHH IC Food Sơn La

Nguồn dữ liệu thứ cáp này đảm bảo được tính xác thực và sự khách quan của khoá luận nghiên cứu các hoạt động trong quản lý chuỗi cung ứng tại công ty IC Food Sơn La

Thư viện ĐH Thăng Long

Ngày đăng: 28/05/2024, 10:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1:Bốn quan điểm về SCM và Logistics - nghiên cứu hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công tnhh ic food sơn la
Hình 1 Bốn quan điểm về SCM và Logistics (Trang 10)
Hình 3: Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng - nghiên cứu hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công tnhh ic food sơn la
Hình 3 Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng (Trang 13)
Hình 4: Sơ đồ Chuỗi cung ứng - nghiên cứu hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công tnhh ic food sơn la
Hình 4 Sơ đồ Chuỗi cung ứng (Trang 13)
Hình 6: Sơ đồ bộ máy tổ chức - nghiên cứu hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công tnhh ic food sơn la
Hình 6 Sơ đồ bộ máy tổ chức (Trang 26)
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của Công ty trong 2 năm - nghiên cứu hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công tnhh ic food sơn la
Bảng 1 Kết quả kinh doanh của Công ty trong 2 năm (Trang 29)
Hình 7: Chuỗi cung ứng tại IC Food Sơn La - nghiên cứu hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công tnhh ic food sơn la
Hình 7 Chuỗi cung ứng tại IC Food Sơn La (Trang 32)
Hình 8: Sơ đồ hoạt động chuỗi cung ứng của Công Ty TNHH IC Food Sơn La - nghiên cứu hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công tnhh ic food sơn la
Hình 8 Sơ đồ hoạt động chuỗi cung ứng của Công Ty TNHH IC Food Sơn La (Trang 35)
Hình 9 Quy trình lập kế hoạch chuỗi cung ứng của IC Food Sơn La  hiện tại - nghiên cứu hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công tnhh ic food sơn la
Hình 9 Quy trình lập kế hoạch chuỗi cung ứng của IC Food Sơn La hiện tại (Trang 36)
Bảng 2 Đánh giá việc hoàn thành kinh doanh của IC Food Sơn La - nghiên cứu hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công tnhh ic food sơn la
Bảng 2 Đánh giá việc hoàn thành kinh doanh của IC Food Sơn La (Trang 37)
Bảng 3 Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá nguyên liệu Cải thảo - nghiên cứu hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công tnhh ic food sơn la
Bảng 3 Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá nguyên liệu Cải thảo (Trang 41)
Hình 10: Quy trình thu mua tại công ty IC Food Sơn La - nghiên cứu hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công tnhh ic food sơn la
Hình 10 Quy trình thu mua tại công ty IC Food Sơn La (Trang 42)
Hình 11: Quy trình sản xuất tại IC Food Sơn La - nghiên cứu hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công tnhh ic food sơn la
Hình 11 Quy trình sản xuất tại IC Food Sơn La (Trang 45)
Hình 12: Hình ảnh sản xuất tại IC Food Sơn La - nghiên cứu hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công tnhh ic food sơn la
Hình 12 Hình ảnh sản xuất tại IC Food Sơn La (Trang 47)
Bảng 4: Bảng đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động Quản lý chuỗi cung ứng tại công ty  TNHH IC Food Sơn La - nghiên cứu hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công tnhh ic food sơn la
Bảng 4 Bảng đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động Quản lý chuỗi cung ứng tại công ty TNHH IC Food Sơn La (Trang 64)
Hình 13: Thư ngỏ đến các UBND xã - nghiên cứu hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tại công tnhh ic food sơn la
Hình 13 Thư ngỏ đến các UBND xã (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN