Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm”, giáo viên cần phải có những cách thức tổ chức, biện pháp phù hợp để học sinh không chỉ phát triển được năng lực ngôn
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Những nghiên cứu về dạy học thơ trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông
Theo tác giả Lã Nhâm Thìn trong Bình giảng thơ Nôm Đường luật đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đặc trưng loại thể trong nghiên cứu văn học trung đại và giảng dạy văn học trung đại [43, tr.14]
Nhóm tác giả Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lý, Đàm Gia Cẩn, Hoàng Như
Mai trong công trình Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể đã xác định ba thể loại văn học lớn trong Chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông (trữ tình, tự sự và kịch) và đưa ra những kiến thức cơ bản nhất Các tác giả khẳng định rằng người đọc tiếp nhận văn bản theo thể loại mà nhà văn sáng tác, vì vậy giáo viên cũng phải giảng dạy theo thể loại Các tác giả cũng cho rằng thể loại văn học là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hình thức nghệ thuật của tác phẩm Vì vậy, để có thể mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất, người dạy cần tổ chức dạy học tác phẩm theo đặc trưng loại thể - phương diện lớn của dạy học tác phẩm văn học [9]
Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu cũng đưa ra khá đầy đủ và cụ thể những cách thức dạy học, phương pháp dạy học tác phẩm văn học theo đặc trưng loại thể Đối với văn bản thơ trữ tình, các tác giả cho rằng cần chú ý đến đặc trưng loại thể Bởi lẽ, các văn bản thơ trữ tình chính là sự tự bộc lộ những cảm xúc của tác giả, thể hiện cách nhìn nhận của con người trước thực tại Thực tại khách quan được phản ánh trong thơ trữ tình thông qua tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc qua của nhà thơ với những hình ảnh, chi tiết đặc sắc và ngôn từ cô đọng Do đó, tác phẩm thơ trữ tình thường mang dấu ấn cá nhân của các tác giả Trong văn bản thơ trữ tình có nhân vật trữ tình - đối tượng để tác giả bộc lộ những cảm xúc, tâm trạng, miêu tả Ngôn từ trong các tác phẩm thơ trữ tình thường rất hàm súc, cô đọng, gây ấn tượng với người đọc bằng nhịp điệu, âm thanh và ý nghĩa của từ
Như vậy, qua công trình của Lã Nhâm Thìn và nhóm tác giả Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lý, Đàm Gia Cẩn, Hoàng Như Mai Công đã nhấn mạnh sự quan trọng của việc tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng loại thể
Tác giả Nguyễn Viết Chữ [8] lưu ý rằng trong quá trình giảng dạy thơ trữ tình cần phải xác định được đúng loại thể, có như vậy mới dễ dàng tiếp cận tác phẩm
Công trình Giảng dạy thơ trữ tình hiện đại trong nhà trường của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương đã đưa ra những nét riêng nhằm phân biệt thơ và các thể loại khác Đặc biệt, trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra tiến trình các bước phân tích tác phẩm thơ đó là: nêu ý nghĩa nhan đề và giọng điệu chính của bài thơ; đọc tác phẩm và quan sát bước đầu để hiểu bài thơ; rút ra chủ đề của tác phẩm; tìm và chỉ ra hình tượng thơ, giọng điệu chính xuyên suốt tác phẩm; nghiên cứu các cấp độ hình tượng của bài thơ [27, tr.109-110]
Cũng trong nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương đã chỉ ra tầm quan trọng của việc dạy học thơ trữ tình theo đặc trưng loại thể Việc sử dụng các biện pháp, phương pháp dạy học thơ trữ tình theo đặc trưng loại thể sẽ giúp học sinh phát triển năng lực thẩm mĩ, bồi đắp tâm hồn và tình cảm
Theo tác giả Nguyễn Thanh Hùng đã chỉ ra các vấn đề trong giảng dạy tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại:
Một là, cần đặc biệt chú ý đến nhà thơ và phương diện diễn đạt ngôn ngữ nghệ thuật
Hai là, những phương pháp dạy học thơ trữ tình đều hướng học sinh vào những khía cạnh như: giúp người đọc hiểu, cảm nhận, lĩnh hội được ‘‘hiện thực xã hội’’ thông qua chủ thể trữ tình; giúp học sinh cảm nhận được nghệ thuật của tác phẩm [24]
GS TS Trần Đăng Suyền trong cuốn Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác phẩm văn học, đã nhấn mạnh sự cần thiết tuân thủ chặt chẽ những quy định trong quá trình tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình Trong đó, người dạy lựa chọn các phương pháp dạy học cần chú ý đến các yếu tố đặc trưng loại thể [41]
Nhóm tác giả Đỗ Ngọc Thống, Bùi Minh Đức, Đỗ Thu Hà, Phạm Thị
Thu Hiền, Lê Thị Minh Nguyệt trong Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ Văn Trung học phổ thông đã nêu các phương diện giáo viên cần chú ý trong quá trình dạy học đọc hiểu thơ trữ tình như sau: ‘‘Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kĩ từng khổ thơ, câu thơ, phân tích, cắt nghĩa từng hình ảnh thơ, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật… tiêu biểu để phát hiện ý thơ, tình thơ và cảm nhận được cái hay, cái độc đáo trong cách giãi bày tâm tư của tác giả Trong quá trình đọc hiểu ý nghĩa của văn bản thơ, cần có cách thức khơi gợi học sinh liên tưởng, tưởng tượng, kết nối với thực tiễn và kinh nghiệm của bản thân để lý giải và đồng cảm với nhân vật trữ tình Trên cơ sở đó, kết hợp các tri thức bên ngoài văn bản (tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm…), rút ra nhận định về tình cảm, thái độ, tư tưởng của người viết.” [44, tr.62]
Như vậy, trong nghiên cứu trên chương trình đã chỉ rõ vai trò của giáo viên trong dạy đọc hiểu thơ trữ tình, giáo viên sẽ là người hướng dẫn từng bước giúp học sinh tự lĩnh hội tri thức trong quá trình đọc hiểu văn bản thơ trữ tình, không phải là người cung cấp nội dung kiến thức cho học sinh
Tác giả Hoàng Hữu Bội và Phạm Luận trong Dạy và học thơ cổ ở trường phổ thông cấp 2,3 miền núi cho rằng để tiếp nhận nghĩa ngôn từ thơ cổ trước tiên học sinh cần có kiến thức cơ bản về từ cổ, tích luỹ cho mình ngôn từ phong phú Bên cạnh đó, các tác giả cũng khẳng định: “Thơ trữ tình tiết tấu có chức năng quan trọng, thơ có thể bỏ vần, bỏ đối, bỏ quan hệ đầu đàn về số chữ, nhưng tiết tấu thì không bỏ được” [29] do trong thơ trữ tình nhịp thơ thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau của tâm hồn Do vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần chú ý đến tiết tấu trong câu thơ, bài thơ Ngoài ra, các tác giả đã cung cấp những kiến thức cần thiết giúp giáo viên có thêm kiến thức về thơ trữ tình trung đại
Bên cạnh đó, có thể nhắc tới các sách tham khảo, hướng dẫn dạy học văn như: Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, 11 của Nguyễn Văn Đường [11]; Kĩ năng đọc - hiểu văn bản của Nguyễn Kim Phong [37], Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 11 của Nguyễn Đăng Mạnh [30],
Có thể khẳng định, phần lớn các công trình nghiên cứu trên tập trung vào các phương pháp và cách thức dạy học chung cho thơ trữ tình theo thể loại
Các công trình nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo hiệu quả cho rất nhiều giáo viên, học sinh Những tài liệu trên đã đem lại những gợi ý vô cùng quý giá giúp chúng tôi thực hiện đề tài này
2.2 Những nghiên cứu về dạy học thơ Đường theo định hướng phát triển năng lực trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông
Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức dạy học thơ Đường cho học sinh lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực.
Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu, tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan đến đề tài, đặc biệt là các tài liệu viết về dạy học thể loại thơ theo định hướng phát triển năng lực nhằm xác định căn cứ làm cơ sở lý luận ban đầu để đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học thơ Đường theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 10
6.2 Phương pháp quan sát, điều tra
- Tiến hành dự giờ quan sát các giờ dạy thuộc các tiết học của thể loại thơ nhằm bổ sung cho lý luận và chỉnh lý các biện pháp sư phạm
- Điều tra về chất lượng học sinh ở các lớp để lựa chọn lớp thực nghiệm và đối chứng
- Sử dụng phiếu điều tra, bảng hỏi, dự giờ, tham khảo giáo án,…
Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các giảng viên và giáo viên có kinh nghiệm dạy học thơ theo định hướng phát triển năng lực về những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức các hoạt động dạy học thơ Đường ở lớp 10 trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018
6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tổ chức giảng dạy thực nghiệm, phát phiếu điều tra; so sánh đối chiếu kết quả trước và sau quá trình thực nghiệm ở từng lớp và giữa các lớp, chiều hướng biến đổi năng lực của học sinh giữa các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm
6.5 Phương pháp xử lí số liệu
- Phân tích kết quả thực nghiệm bằng phương pháp phân tích định lượng và phân tích định tính
- Sử dụng phần mềm Google Form và phầm mềm xử lý số liệu Microsoft Excel vào việc đánh giá kết quả thu được.
Những đóng góp của đề tài
Hệ thống hóa được cơ sở lí luận của việc thiết kế các biện pháp tổ chức dạy học thơ Đường cho học sinh lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực
- Đánh giá được thực trạng tổ chức dạy học thơ Đường cho học sinh lớp 10 hiện nay
- Đề xuất được các biện pháp tổ chức dạy học thơ Đường cho học sinh lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 Cơ sở khoa học của đề tài Chương 2 Dạy học thơ Đường cho học sinh lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Cơ sở lí luận
1.1.1 Dạy học và dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực
Dạy học là một trong những phương thức hiệu quả nhất để phát triển hệ thống năng lực trí tuệ của người học DH giúp HS tích lũy những tri thức cần thiết để có một trình độ nhất định, họ có thể nhận thức thế giới khách quan một cách sâu sắc hơn Mặt khác, DH giúp người học tăng lên về chất và lượng, dần dần hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và những phẩm chất đạo đức phù hợp với những gì mà môi trường sống quy định DH góp phần nhân cách, nâng cao trình độ nhận thức cho người học DH không đồng nhất với dạy người nhưng nó giúp cho mỗi cá nhân sống có ích cho bản thân họ và cho cộng đồng xã hội
Tác giả Nguyễn Văn Hộ trong Lí luận dạy học đã nêu nhiệm vụ của DH:
“Làm cho học sinh nắm vững một hệ thống những tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn của đất nước về tự nhiên, xã hội, tư duy, cập nhật với tình hình phát triển của khoa học – kĩ thuật – công nghệ trên thế giới đương đại, đồng thời hình thành cho học sinh hệ thống kĩ năng, kĩ xảo vận dụng tri thức vào các dạng hoạt động cụ thể trong và ngoài nhà trường
Tri thức phổ thông, cơ bản là những tri thức tối thiểu, cần thiết cho mọi người, giúp ích cho họ có cơ sở để đi vào những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Những trí thức này cũng là những cơ sở của khoa học và môn học mà học sinh được lĩnh hội trong khoảng thời gian học tập ở phổ thông
Tri thức hiện đại là những tri thức phản ánh được những thành tựu mới nhất của khoa học, kĩ thuật, công nghệ, văn hóa, thẩm mĩ Chúng bao gồm các quan điểm, lí thuyết khái niệm và cả những phương pháp nhận thức mới nhất
Tri thức hiện đại phải là những tri thức mang tính hệ thống, nghĩa là đảm bảo tính lôgic chặt chẽ khi sắp xếp chúng trong từng môn học và sự tương quan giữa các môn học với nhau theo từng năm học, từng cấp học
Việc làm cho học sinh nắm vững hệ thống tri thức nêu trên có nghĩa là giúp các em hiểu, nhớ vận dụng hợp lí.” [22, tr.7 - 8]
Theo tác giả Nguyễn Văn Hộ, nhiệm vụ đầu tiên của quá trình DH rất quan trọng vì con người chỉ có thể nhận thức đúng đắn khách quan khi có tri thức Tri thức là điều kiện cần thiết phải có cho sự phát triển và cho sự hình thành nhân cách nói chung Bên cạnh đó, tri thức cũng là công cụ của tư duy, vũ khí của hành động Nhiệm vụ này là nhiệm vụ giúp mở mang trí thức và phát triển tư tưởng của con người Nhiệm vụ của DH là làm cho HS phát triển NL hành động và NL nhận thức trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã lĩnh hội Để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của DH, tổ chức DH phát triển NL là cần thiết
Thấy được trọng tâm của đổi mới giáo dục chính là phát triển NL cho người học, Nghị quyết 29 của Ban chấp hành TW Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam [2] Trong đó, nội dung trọng tâm của yêu cầu đổi mới là phát triển NL người học, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn lực trong chiến lược phát triển đất nước
1.1.1.1 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
CT GDPT môn NV 2018 đã xác định rõ môn Ngữ văn là một môn học giúp hình thành và phát triển 5 phẩm chất (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm) xuyên suốt tất cả các cấp học Với các phẩm chất chủ yếu, CT GDPT môn NV 2018 đã đưa ra những biểu hiện cụ thể cho từng cấp học Đối với cấp THPT, CT GDPT môn NV nhấn mạnh cần mở rộng và nâng cao các biểu hiện của phẩm chất mà môn học góp phần hình thành và phát triển cho HS như: HS tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; HS có tinh thần tự học, tự trọng, có ước mơ khát vọng, có ý thức công dân, tuân thủ pháp luật
Môn Ngữ văn giúp HS hình thành và phát triển toàn diện các NL chung
Những NL chung này được hình thành và phát triển qua phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát huy tính chủ động, sáng tạo, chủ động của HS Về NL tự chủ và tự học, HS biết tự tìm kiếm, lựa chọn và đánh giá tài liệu học tập phù hợp với nhiệm vụ học tập; tự chủ hành vi, cảm xúc, tình cảm và cảm xúc của bản thân;… Môn NV đóng vai trò chủ công thực hiện nhiệm vụ phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác của HS Trong dạy học môn Ngữ văn, HS có thể phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác ngay trong quá trình các em được đọc, viết, nói và nghe HS biết xác định mục đích giao tiếp, ngôn ngữ, phương tiện phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp Qua môn NV, HS phát triển khả năng hiểu và đồng cảm với những suy nghĩ và tình cảm của người khác; phát triển khả năng làm việc nhóm,…Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được thể hiện thông qua khả năng đánh giá vấn đề, tình huống với góc nhìn khác nhau; đánh giá nội dung văn bản, thông tin, ý tưởng;…
Như vậy, Chương trình GDPT môn NV năm 2018 nêu rõ những yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho HS, trong đó Ngữ văn đóng vai trò không nhỏ trong việc góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, trung thực, yêu nước, nhân ái, trách nhiệm Bên cạnh đó, chương trình tổng thể năm 2018 cũng góp phần hình thành và phát triển những năng lực cốt lõi sau: năng lực chung (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực đặc thù (năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học, năng lực tin học, năng lực công nghệ, năng lực thể chất, năng lực thẩm mĩ)
1.1.1.2 Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Ngoài việc giúp học sinh phát triển năng lực chung, môn Ngữ văn còn giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực chuyên biệt quan trọng nhất đó là năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học – một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ qua các hoạt động: đọc, viết, nói và nghe Chương trình Ngữ văn 2018 đã nêu yêu cầu cần đạt của hai năng lực này ở cấp THPT như sau:
Về năng lực ngôn ngữ, HS cấp THPT cần đạt được những yêu cầu sau:
HS có thể vận dụng kiến thức tiếng Việt và kiến thức về bối cảnh lịch sử, tư tưởng, xã hội, triết học, quan niệm thẩm mỹ của các thời kỳ khác nhau để hiểu những văn bản khó hơn (dung lượng, độ phức tạp và yêu cầu đọc hiểu)
HS biết phân tích, đánh giá đặc điểm nổi bật về nội dung và hình thức biểu đạt của văn bản, đặc biệt là việc sáng tạo ngôn ngữ, cách viết và kiểu văn bản Học sinh có cách nhìn, cách nghĩ riêng về con người và cuộc sống; tự mình nhìn nhận vai trò và tác dụng của việc đọc với bản thân
HS từ lớp 10 đến lớp 12 viết thành thạo văn nghị luận, thuyết minh các đề tài liên quan đến định hướng nghề nghiệp và cuộc sống; viết đúng quy trình, biết kết hợp các phương thức biểu đạt, kiểu lập luận và yếu tố nghệ thuật; có quan điểm riêng về một vấn đề xã hội
HS có thể viết văn bản nghị luận và văn bản thông tin về các vấn đề tương đối phức tạp; văn bản nghị luận đòi hỏi HS phải phân tích, đánh giá, so sánh giá trị của tác phẩm văn học; thảo luận các vấn đề phù hợp với những người đang bước vào tuổi trưởng thành, đòi hỏi một cấu trúc và kiểu tranh luận tương đối phức tạp, đồng thời phải tìm kiếm dẫn chứng từ nhiều nguồn; văn bản thuyết minh các vấn đề có tính khoa học dưới dạng báo cáo nghiên cứu đúng quy ước; tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn
Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Vị trí của thơ Đường trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018
Thống kê các tác phẩm, tác giả trong chương trình: (Theo 3 bộ SGK được BGD & ĐT phê duyệt)
Bảng 1.1 Thống kê các tác phẩm thơ Đường trong 3 bộ sách giáo khoa lớp 10 được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt
Bộ sách Tác phẩm Tác giả
Kết nối tri thức với cuộc sống
Cánh diều Thu hứng (Bài 1) Đỗ Phủ
Chân trời sáng tạo Không Không
Trong 3 bộ sách giáo khoa lớp 10 được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, thơ Đường được phân phối dạy trong 1 tiết
So sánh thời lượng giảng dạy thơ Đường với Văn học nước ngoài và Văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn THPT lớp 10:
Bảng 1.2 Bảng so sánh thời lượng giảng dạy thơ Đường với văn học nước ngoài và văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông lớp 10
Tổng số tiết văn học Việt Nam 34 75.6
Tổng số tiết văn học nước ngoài 11 24.4
Tổng số tiết thơ Đường 1 2.2
Thơ Đường/ Văn học Việt Nam 1/34 2.9
Thơ Đường/ Văn học nước ngoài 1/11 9.1
Qua bảng thống kê các tác phẩm, tác giả trong chương trình Ngữ văn THPT, ta thấy, nhìn chung tác phẩm được đưa vào khá ít Tuy nhiên, đó là tác phẩm tiêu biểu của thi sĩ lớn đời Đường, các bản dịch thơ được lựa chọn cũng là một trong những bản dịch tiêu biểu của những dịch giả lớn Thời lượng giảng dạy thơ Đường trong chương trình Ngữ văn lớp 10 là 1 tiết, chiếm 2.9% trên tổng số tiết Văn học nước ngoài Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu tổ chức DH thơ Đường vì thơ Đường không chỉ là “đỉnh cao” của thơ ca cổ Trung Quốc mà nó còn có sức ảnh hưởng sâu sắc đến thơ ca nhân loại, trong đó có Việt Nam
1.2.2 Thực trạng việc dạy học thơ Đường cho học sinh lớp 10 hiện nay 1.2.2.1 Khách thể và địa bàn khảo sát Để khảo sát thực trạng DH thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 và hiệu quả tiếp nhận thơ Đường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát gồm:
Giáo viên: 33 giáo viên cấp THPT Học sinh: 298 học sinh lớp 10
Về địa bàn, chúng tôi chọn trường THPT Lương Tài – Bắc Ninh Đây là ngôi trường có cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ lãnh đạo tâm huyết và trách nhiệm; đội ngũ GV không ngừng học hỏi và bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học
1.2.2.2 Kết quả điều tra khảo sát a Kết quả điều tra khảo sát GV
Qua thu thập, xử lí và phân tích số liệu, chúng tôi thu được kết quả như sau: (Phụ lục 1)
Trong 33 GV được khảo sát, 100% GV khẳng định vai trò và tầm quan trọng của DH phát triển năng lực môn Ngữ văn Qua đó, chúng ta thấy GV đang nhận thức rất đúng đắn về tầm quan trọng của DH phát triển năng lực
Với câu hỏi về thực hiện các hoạt động trong giờ DH thơ Đường như: tổ chức cho HS tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản (tác giả, hoàn cảnh sáng tác), tổ chức cho HS đọc diễn cảm văn bản, cho HS so sánh phần phiên âm và dịch thơ, tạo điều kiện cho HS liên hệ thực tiễn chúng tôi thu được kết quả khảo sát là gần như 100% các GV thực hiện “rất thường xuyên” và “thường xuyên”
Khảo sát về mức độ cho HS hình dung lại thế giới nghệ thuật trong văn bản, tạo điều kiện cho HS nêu quan điểm riêng về các yếu tố trong văn bản, tạo điều kiện cho HS tiếp cận với các tác phẩm cùng thể loại và các tác phẩm cùng chủ đề cho thấy số thầy cô thực hiện ở mức độ thường xuyên và thỉnh thoảng Qua đó, chúng ta nhận thấy GV cũng đã quan tâm đến mục tiêu phát triển kĩ năng đọc cho HS theo định hướng phát triển NL HS
Khảo sát về phương pháp DH của GV khi DH thơ Đường, phương pháp được GV sử dụng thường xuyên là “vấn đáp” (rất thường xuyên 54.5% và thường xuyên là 36.4%) Các phương pháp như thuyết trình, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề ít khi được sử dụng Như vậy, có thể mặc dù các GV nhận thức được tầm quan trọng của DH phát triển nhưng GV còn chưa chú trọng đến việc sử dụng các phương pháp DH hiện đại nhằm đạt được mục tiêu bài học và nâng cao chất lượng DH
Với khảo sát về mức độ tìm hiểu ngữ liệu thơ Đường cho HS, 18.2% GV sử dụng hoàn toàn theo SGK, 27.3% GV sử dụng phần lớn là bài tập SGK, có bài tập liên hệ nhưng ít, ít khi GV soạn thêm bài tập mới, mở rộng ngữ liệu cho
Với câu hỏi về khó khăn khi DH thơ Đường, chúng tôi nhận được phản hồi như sau: Về phía GV, việc tổ chức, bồi dưỡng, tổ chức, nghiệp vụ, phương pháp DH phát triển năng lực nói riêng và phát triển năng lực trong DH thơ Đường nó riêng chưa được tổ chức thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao Về phía HS, do đặc trưng của thơ Đường có tính khuôn mẫu, tính quy phạm, hình ảnh thơ ít được biểu hiện qua mặt ngôn từ mà thường “ý tại ngôn ngoại”; khó tiếp cận do không hiểu nghĩa của các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố; thiếu hụt tri thức về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh, bối cảnh văn hóa; khoảng cách thời đại và sự khác nhau về phông văn hóa; tâm lý ngại học Văn đã gây nên những lúng túng cho HS khi tiếp cận văn bản b Kết quả điều tra khảo sát HS
Qua thu nhập và xử lý số liệu, chúng tôi thu được kết quả như sau: (Phụ lục 2)
Biểu đồ 1.1 Đánh giá học lực của học sinh tham gia khảo sát
Trong số 298 HS tham gia khảo sát phần lớn là HS có học lực khá (57.4%), sau đó là tỷ lệ HS giỏi với 28.5%, cuối cùng là xuất sắc và trung bình với tỉ lệ lần lượt là 6.0% và 8.1% Như vậy, chúng ta có thể thấy sự đa dạng của các nhóm HS khi khảo sát về phát triển năng lực HS trong DH thơ Đường
GiỏiKháTrung bìnhYếu
Biểu đồ 1.2 Khảo sát cảm nhận của học sinh khi học thơ Đường
Với khảo sát về cảm nhận của HS khi học thơ Đường, phần lớn các em cảm thấy “bình thường” (53.0%), “thích” và “không thích” với tỉ lệ lần lượt là 18.5% và 22.1% Số lượng HS “thích thú” khi học những tác phẩm thơ Đường chỉ chiếm 6.4% Như vậy, ta có thể thấy vẫn chưa nhiều HS hứng thú, đón đợi những giờ học tác phẩm thơ Đường Nguyên nhân chính đến từ tâm lý ngại học Văn, thiếu hụt phông văn hóa, khoảng cách thời gian và tính hàm súc trong thơ Đường
Khảo sát các hoạt động trước khi học thơ Đường, phần lớn HS thường xuyên “đọc kĩ bài thơ cả phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ” (36.9%) và soạn bài đầy đủ (28.5), số HS “tìm hiểu tác giả chiếm” 19.5%, số HS “xác định thể thơ” chiếm 25.2%, 21.1% HS “xác định bố cục bài thơ” và chỉ có 14.4%
“tìm hiểu nghĩa các từ Hán Việt” xuất hiện trong bài Như vậy, ta có thể thấy còn nhiều HS chưa chú trọng tìm hiểu và chuẩn bị bài trước khi đến lớp Đây cũng chính là sự cản trở học HS khi tiếp nhận tác phẩm thơ Đường
Khảo sát về biểu hiện của HS trong giờ học thơ Đường, phần lớn HS chưa thực sự tích cực tham gia chiếm lĩnh tri thức (0.0% - 6.7% “rất thường
Rất thíchThíchBình thườngKhông thích xuyên”) Trong giờ học, số HS “thường xuyên” tích cực, hăng hái tham gia các hoạt động học tập chiếm 29.2%, phần lớn các HS chọn “thỉnh thoảng” (40.9%),
DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Nguyên tắc tổ chức hoạt động dạy học
2.1.1 Nguyên tắc bám sát Chương trình và mục tiêu dạy học
Mỗi môn học đều có mục tiêu cốt lõi dưới dạng các năng lực đặc thù
Mỗi năng lực đặc thù có một số năng lực thành phần Mỗi năng lực thành phần được hình thành trên cơ sở kiến thức, kỹ năng và thái độ Những kiến thức, kỹ năng, thái độ này được hình thành thông qua mục tiêu DH được GV thực hiện trên lớp thông qua các bài học cụ thể Vì vậy, việc xác định mục tiêu DH là cơ sở để người học tìm ra cách thức phù hợp nhất với khả năng của mình chiếm lĩnh mục tiêu của bài học và tự đánh giá mức độ đạt được mục tiêu Trong dạy học, GV và người học phải xác định được mục tiêu bài học, vì mục tiêu là những tuyên bố về những gì người học cần đạt được sau bài học Từ đó đưa ra những hoạt động tiếp theo, đồng thời là cơ sở để đánh giá kết quả dạy và học
Mục tiêu sẽ chi phối việc lựa chọn nội dung DH cụ thể, mọi nội dung DH đều hướng tới mục tiêu và phục vụ mục tiêu một cách hiệu quả
Mục tiêu của DH môn Ngữ văn là hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cho HS, góp phần giúp HS phát triển những năng lực chung và năng lực đặc thù như năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học Từ đó giúp HS chiếm lĩnh tri thức, phù hợp với lứa tuổi và bậc học Thông qua nội dung kiến thức của bài học, người học vận hành và kết nối chúng một cách phù hợp để giải quyết thành công các vấn đề trong học tập và cuộc sống
Vì vậy, việc xác định mục tiêu cần được xem xét dựa trên kết quả đạt được của người học chứ không phải dựa trên tất cả những gì giáo viên phải dạy để đảm bảo truyền tải hết nội dung bài học
2.1.2 Nguyên tắc bám sát đặc trưng thể loại thơ và thơ Đường
Mỗi một văn bản Văn học là một tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo được sáng tạo bởi bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ Mỗi tác giả trước khi sáng tạo tác phẩm đều lựa chọn cho mình một dạng thức tồn tại sao cho phù hợp với tư tưởng và nội dung sáng tác Dạng thức tồn tại của tác phẩm đó chính là thể loại Mỗi tác phẩm đều có những nét đặc trưng riêng về thể loại Tác giả Trần Thanh Đạm trong công trình “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể” đã khẳng định: “Nhà văn sáng tác theo loại thể thì người giảng dạy cũng phải giảng dạy theo thể loại Phương thức cấu tạo hình tượng mà tác giả đã sử dụng khi sáng tác quy định phương thức cảm thụ hình tượng đó của người đọc và từ đó cũng quy định phương thức giảng dạy của chúng ta”[9, tr.30] Như vậy, GV khi tổ chức dạy học cần quan tâm đến kiến thức về thể loại và bám sát vào đặc trưng loại thể để HS có thể chiếm lĩnh tốt tác phẩm Đây là yêu cần thiết và là tiền đề để giúp học sinh có thể tự học được những văn bản khác cùng thể loại Để hướng dẫn HS đọc – hiểu một tác phẩm thơ theo đặc trưng loại thể, GV cần lưu ý cho HS những đặc trưng cơ bản như sau:
Một là, thơ có tổ chức đặc biệt và ngôn ngữ giàu nhạc điệu nên khi dạy đọc hiểu thơ, GV cần cho HS đọc văn bản một cách chậm rãi Đọc là bước đầu tiên giúp HS khám phá văn bản và từ đó tượng hình lên trong lòng người đọc thế giới hình tượng và chủ thể trữ tình không thơ Sau quá trình đó, GV cần hướng dẫn HS đọc kĩ từng câu thơ, khổ thơ, phân tích và cắt nghĩa hình ảnh, biện pháp tu từ, ngôn ngữ…để tìm ra cái hay, cái đẹp, cái độc đáo trong cách giãi bày của tác giả Hơn nữa, GV cần có cách thức khơi gợi HS liên tưởng, tưởng tượng, vận dụng những tri thức của bản thân để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống và đồng cảm với nhân vật trữ tình Tùy từng thể loại, đặc trưng nghệ thuật của văn bản thơ, GV có thể triển khai nội dung DH theo bố cục, thi luật, điểm nhìn, cấu tứ,…
Hai là, ngôn ngữ thơ chủ yếu là ngôn ngữ hình ảnh, biểu tượng, là ngôn ngôn ngữ của nhân vật trữ tình Thơ không nói ở những điều nó viết ra, mà nói ở những chỗ trắng, chỗ trống không viết ra, chỗ im lặng giữa các chữ, các lời
(ý tại ngôn ngoại) Ý nghĩa có tính thơ là ý nghĩa ngoài lời, ngoài hình ảnh, do chính lời và hình ảnh gợi lên
Ba là, thơ biểu hiện những tình cảm, các xúc động nội tâm, cảm nhận của con người trước những sự việc Qua đó, ta hiểu được chủ thể ở bên trong
Tình cảm trong thơ đều là những tình cảm lớn, thấm nhuần chất nhân văn, cao thượng gắn liền với tình cảm của nhân dân, nhân loại Chính sức vang động trong tâm hồn người đã làm cho thơ trở thành nghệ thuật đẹp, nghệ thuật tự do nhất trong các nghệ thuật Bên cạnh đó, thơ ca là sản phẩm của trí tưởng tượng
Tưởng tượng làm cho tư duy thơ khác hẳn tư duy trong các thể loại văn học khác Tưởng tượng trong thơ chủ yếu là huyễn tưởng, liên tưởng, giả tưởng
Bằng trí tưởng tượng, qua từng trang thơ, dòng thơ, người đọc cảm thấy được, thậm chí tiếp xúc trực tiếp được với một cá tính, một cuộc đời, một tâm hồn
Cái tôi trong thơ là một vũ trụ riêng, khác với cái tôi thực tại của nhà thơ Đó chính là trung tâm giá trị thẩm mỹ, cái tôi thứ hai của thi nhân, không phải cái tôi đời thường của tác giả Tuy nhiên, tìm hiểu cuộc đời, khí chất và cá tính của thi nhân vẫn có ý nghĩa quan trọng góp phần hiểu được nội dung, chất riêng của tác phẩm
Bốn là, thơ thường có ít nhất một sự kiện gây cảm xúc trong tâm hồn nhà thơ Ví dụ: một tiếng đàn đêm khuya, một rừng phong bị sương móc, nhân vật ca kĩ trong “Tì bà hành”, nhân vật Mạnh Hạo Nhiên trong “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”,…
Ngoài những đặc trưng cơ bản của thơ, khi tổ chức dạy học thơ Đường theo định hướng phát triển năng lực, GV cũng cần lưu ý tới những đặc trưng của thơ Đường như sau:
Một là, thơ Đường có hai hình tượng con người đó là con người “xã hội” và con người “vũ trụ” Con người xã hội được nhìn nhận và đánh giá trong các mối quan hệ xã hội, phản ánh trong quan hệ tương phản Trong đó chủ yếu là sự tương phản, đối lập giữa cuộc sống khốn khổ của “dân đen” với cuộc sống xa hoa của giai cấp thống trị phong kiến Con người “vũ trụ” xuất hiện trong tư thế vũ trụ, nối đất với trời, đứng giữa giao điểm của thời gian và không gian mà cất tiếng nói Tiếng nói của con người “vũ trụ” là tiếng nói hòa âm với vũ trụ, khát khao hòa nhập với thiên nhiên Con người “vũ trụ” xuất hiện trong thơ Đường là con người siêu cá thể nối đất với trời trong sự hô ứng, hòa hợp với thiên nhiên đất trời và với các “tiểu thiên địa” khác
Tổ chức kiểm tra đánh giá
Theo Sái Công Hồng, Lê Thái Hưng, Lê Thị Hoàng Hà, Lê Đức Học trong Kiểm tra đánh giá trong dạy học đã chỉ ra mục đích KTĐG: “Đánh giá cung cấp thông tin để chỉ đạo kịp thời các hoạt động ở một đơn vị giáo dục,giúp cho việc điều chỉnh thường xuyên các hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục”[23, tr.17] KTĐG giúp GV có thông tin về trình độ, năng lực, kĩ năng, thái độ trong mỗi giai đoạn học tập của HS Từ đó, GV có thể dự đoán sự phát triển, thành công của người học trong tương lai, nhận biết sự khác biệt giữa các HS, đánh giá việc thực hiện mục tiêu DH, đánh giá kết quả học tập của người học so với mục tiêu đã đề ra, đánh giá về điểm mạnh, điểm tồn tại của người học để điều chỉnh các hoạt động DH phù hợp, đề xuất những giải pháp đảm bảo sự tiến bộ của người học Để đánh giá kết quả kết quả DH thơ Đường theo định hướng phát triển năng lực của HS, GV có thể thiết kế bài kiểm tra 45 phút sau khi hướng dẫn HS bốn kĩ năng đọc, viết, nói – nghe Mục đích của bài kiểm tra là để đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu dạy và học để điều chỉnh các hoạt động nhằm hướng tới đảm bảo sự tiến bộ của người học
Nội dung của KTĐG chính là đánh giá kiến thức, kĩ năng mà mục tiêu bài học đã đề ra và khả năng vận dụng những tri thức đã được học vào giải quyết các vấn đề trong đời sống Theo các tác giả Đoàn Thị Thanh Huyền, Lê Thị Minh Nguyệt, Phan Thị Hồng Xuân trong Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông trong dạy học Ngữ văn đã đưa ra căn cứ đánh giá kết quả giáo dục trong môn Ngữ văn: “là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung, nhất là năng lực đặc thù Năng lực đặc thù ở môn Ngữ văn là năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học Năng lực ngôn ngữ là năng lực sử dụng tiếng nói và chữ viết trong giao tiếp, thể hiện ở các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe Năng lực văn học là khả năng đọc văn bản văn học; cảm thu, phân tích, đánh giá văn học; tư duy hình tượng; xúc cảm thẩm mĩ; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học” [28, tr.10 - 11] Như vậy với DH phát triển năng lực, cần đánh giá HS trên cả bốn kĩ năng đọc, viết, nói – nghe
Với kĩ năng đọc, GV cần tập trung vào một số yêu cầu như sau: đọc hiểu nội dung (HS biết nhận xét khái quát nội dung tác phẩm; phân tích nhân vật, các chi tiết, đề tài và mối quan hệ giữa chúng với tác phẩm; phân tích, đánh giá được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của nhà thơ thể hiện trong tác phẩm; phát hiện được những giá trị đạo đức, văn hóa từ tác phẩm); đọc hiểu hình thức (tác dụng của một số yếu tố nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp điệu, đối, nhân vật trữ tình,…); liên hệ, so sánh kết nối (HS nhận biết và phân tích được ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử - văn hóa với tác phẩm; ý nghĩa hoặc tác động của tác phẩm đối với bản thân; vận dụng những hiểu biết về tác giả vào việc thực hành đọc một số tác phẩm khác của cùng tác giả;…) GV có thể đánh giá hoạt động đọc hiểu của HS thông qua bài tập, hệ thống câu hỏi,…
Với kĩ năng viết, GV cần tập trung đánh giá việc thực hiện quy trình viết của HS, đảm bảo các bước đã được hình thành và rèn luyện ở các lớp trước; viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
Việc đánh giá kĩ năng viết phải căn cứ vào những yêu cầu sau: bố cục, nội dung, cách trình bày và diễn đạt GV có thể đánh giá hoạt động viết của HS thông qua bảng kiểm hay phiếu đánh giá tiêu chí hoặc GV có thể cho HS tự đánh giá lẫn nhau giúp HS có thể nhận ra những ưu điểm và hạn chế để nâng cao khả năng viết của mình
Kĩ năng nói – nghe, GV cần tập trung vào yêu cầu: nói, nghe, nói – nghe tương tác Đối với kĩ năng nói, GV đánh giá HS về khả năng giới thiệu, đánh giá đúng về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ và biết chú ý đến người nghe Đối với kĩ năng nghe, GV đánh giá HS qua khả năng nắm bắt được nội dung thuyết trình, quan điểm của người nói, biết nhận xét hình thức và nội dung thuyết trình Đối với nói – nghe tương tác, GV cần đánh giá qua việc HS đưa ra những ý kiến thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ, thái độ tôn trọng,…Đánh giá hoạt động nói – nghe, GV có thể sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm, phương pháp nói nghe GV cần đưa ra những tiêu chí đánh giá sản phẩm rõ ràng, dễ sử dụng để đánh giá HS hoặc để HS tự đánh giá lẫn nhau nhằm nhận ra những ưu điểm và hạn chế để hoàn thiện kĩ năng nói – nghe của mình
Ngữ liệu đánh giá phải có tính chính xác, cập nhật, không vi phạm chuẩn mực về đạo đức và pháp luật, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và năng lực của HS
Hệ thống câu hỏi, bài tập có độ giá trị và độ tin cậy cao, thiết kế theo bốn mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) GV cần kết hợp đa dạng các hình thức câu hỏi và bài tập
Công cụ để KTĐG hiệu quả DH phát triển năng lực cho HS trong DH thơ Đường có thể thực hiện theo hai cách sau:
Một là, GV sử dụng ngữ liệu trong sách Ngữ văn 10 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Hai là, GV chọn văn bản nằm ngoài SGK thuộc thơ Đường và cùng chủ đề với văn bản trong SGK, thiết kế câu hỏi theo bốn mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) để làm bài đánh giá HS Tổ chức kiểm tra lấy kết quả là một cách để GV có thể thu được thông tin kết quả học tập của HS GV bám sát nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức người học để xây dựng đề theo 4 mức độ và đảm bảo tăng dần mức độ
(Đề kiểm tra xem trong phần phụ lục)
Trong chương 2, luận văn đã chỉ ra DH thơ Đường cho HS lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực cần bám sát các yêu cầu sau: DH bám sát Chương trình và mục tiêu DH, chú trọng đặc trưng thể loại thơ và thơ Đường, đảm bảo tính tích hợp, bảo đảm tính vừa sức người học Trong luận văn cũng đề cập đến tổ chức các hoạt động DH thơ Đường theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 Bao gồm: DH đọc hiểu văn bản, DH thực hành đọc hiểu văn bản, DH viết, DH nói và nghe Ở mỗi hoạt động này, tùy thuộc vào mục tiêu đã đề ra, GV sẽ lựa chọn những phương pháp và kĩ thuật DH phù hợp Để đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu dạy và học để điều chỉnh các hoạt động nhằm hướng tới đảm bảo sự tiến bộ của người học, luận văn đã đề cập tới tổ chức KTĐG với các nội dung như: mục đích đánh giá, nội dung đánh giá, công cụ đánh giá
Trọng tâm của chương 2 là đề xuất một số phương pháp DH thơ Đường cho HS lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực ở cả 4 kĩ năng đọc, viết, nói – nghe theo tiến trình 3 giai đoạn: trước khi đọc, trong khi đọc, sau khi đọc
Sau quá trình DH, GV sử dụng bài kiểm tra như một hình thức thu thập thông tin, cung cấp thông tin để đưa ra những quyết định, những chỉ đạo kịp thời giúp cho việc điều chỉnh hoạt động DH, nâng cao chất lượng giáo dục Độ tin cậy và độ giá trị của những đề xuất ở chương 2 sẽ được kiểm chứng bằng giáo án DH “Thu hứng” (Đỗ Phủ) và “Tì bà hành” (Bạch Cư Dị) cho HS lớp 10 định hướng phát triển năng lực theo yêu cầu của CT GDPT 2018 và trình bày kết quả trong chương 3 của luận văn.
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Mục đích thực nghiệm sư phạm
Mục đích thực nghiệm sư phạm là kiểm chứng tính khả thi, độ tin cậy và hiệu quả của các phương pháp DH thơ Đường cho HS lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực đã đề xuất ở chương 2 của luận văn này Qua việc tiến hành thực nghiệm có thể nhận thấy được mức độ hiệu quả của việc tổ chức DH thơ Đường cho HS lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực Từ đó đưa ra những điều chỉnh các hoạt động DH thơ Đường đạt hiệu quả và nâng cao tính thực tiễn cho đề tài.
Thời gian, địa bàn và đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm vào học kì II năm học 2022 – 2023 b Địa bàn thực nghiệm
Chúng tôi chọn trường THPT Lương Tài tỉnh Bắc Ninh Đây là ngôi trường có cơ sở vật chất hiện đại thuận lợi cho quá trình DH thực nghiệm
Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản lý và GV có chuyên môn, nhiệt tình, trách nhiệm và đã được tập huấn CT GDPT 2018 c Đối tượng thực nghiệm Đối tượng được chúng tôi lựa chọn là HS 2 lớp 10 trường THPT Lương
Tài – Bắc Ninh Đa số HS thuộc lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có học lực tương đương đương nhau
Nội dung thực nghiệm
Thiết kế một số bài dạy thơ Đường cho HS lớp 10 theo chương trình NV
2018 Chúng tôi nghiên cứu về DH thơ Đường cho HS lớp 10, tiến hành TN và chọn tác phẩm “Thu hứng” (SGK Ngữ văn 10 – bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) của Đỗ Phủ và “Tì bà hành” của Bạch Cư Dị theo định hướng của CT GDPT môn Ngữ văn 2018
Chúng tôi thiết kế bài dạy, sử dụng các dạng bài tập, kĩ thuật DH khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học thơ Đường theo định hướng phát triển năng lực Từ đó đưa ra đánh giá hiệu quả tiếp thu kiến thức của HS Sau đó, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả thực nghiệm và đánh giá để rút ra kết luận về hiệu quả của đề tài luận văn này.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi lựa chọn tổ chức dạy hai tác phẩm tiêu biểu cho thơ Đường là:
“Thu hứng” của Đỗ Phủ trong SGK Ngữ văn 10 – bộ Cánh Diều và bộ Kết nối tri thức với cuộc sống; “Tì bà hành” của Bạch Cư Dị Chúng tôi dựa vào định hướng của CT GDPT môn Ngữ văn 2018 cũng như yêu cầu của SGK để tiến hành thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi sử dụng với hai giáo án: Một là giáo án sử dụng các phương pháp tổ chức dạy học chúng tôi đã đề xuất và được cụ thể hóa thành tiến trình 3 giai đoạn (trước, trong và sau); Hai là giáo án sử dụng cách tổ chức dạy học truyền thống mà các GV trường THPT Lương Tài – Bắc Ninh đã sử dụng để đối chứng
Sau giờ dạy thực nghiệm, chúng tôi sẽ có một bài kiểm tra cho HS 2 lớp 10D7 và 10D8: Lớp thực nghiệm được tổ chức dạy học theo định hướng phát triển NL đã được đề xuất trong luận văn và lớp đối chứng tổ chứng dạy học theo phương pháp đang sử dụng Từ đó, chúng tôi phân tích kết quả thực nghiệm và đánh giá mức độ hiệu quả và hạn chế còn tồn tại.
Giáo án thực nghiệm
1 Thiết kế giáo án dạy học văn bản “Thu hứng” của Đỗ Phủ
(Giáo án xem trong phần phụ lục)
2 Thiết kế giáo án dạy học văn bản “Tì bà hành” của Bạch Cư Dị
(Giáo án xem trong phần phụ lục)
3 Thiết kế giáo án dạy học “Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ Đường”
(Giáo án xem trong phần phụ lục)
4 Thiết kế giáo án dạy học “Giới thiệu đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ Đường”
(Giáo án xem trong phần phụ lục)
Kết quả thực nghiệm
3.6.1 Tiêu chí đánh giá Để đưa ra những đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng tôi đưa ra những căn cứ sau:
- Dựa vào ý kiến đánh giá, nhận xét của GV giảng dạy về các biện pháp do luận văn đề xuất
- Dựa vào kiến thức, kĩ năng đã thu được của HS sai khi dạy thực nghiệm
- Dựa vào kết quả bài kiểm tra sau khi dạy thực nhiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Chúng tôi đánh giá kết quả kiểm tra của HS trên thang điểm 10 Trong đó:
HS đạt 0 – 2 điểm: loại Kém
HS đạt 3 – 4 điểm: loại Yếu
HS đạt 5 – 6 điểm: loại Trung bình
Hs đạt 7 – 8 điểm: loại Khá
HS đạt từ 9 – 10 điểm: loại Giỏi
3.6.2 Đánh giá kết quả về mặt định tính
Sau quá trình dạy thực nghiệm, thu thập thông tin của GV và HS, chúng tôi xin đưa ra một số nhận định sau:
GV không còn tổ chức dạy học theo phương pháp truyền thống, không gò bó với cách dạy máy móc GV hướng dẫn HS chủ động chiếm lĩnh tri thức, mạnh dạn bày tỏ quan điểm của bản thân mình Thông qua giờ dạy, HS bước đầu đã bồi đắp thêm tình yêu đối với thơ Đường nói chung và hai tác phẩm được dạy nói riêng
HS trong quá trình học rất chú ý lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện yêu cầu GV giao với tâm thế hứng thú và tích cực HS chủ động tham gia hoạt động nhóm, mạnh dạn đưa ra quan điểm , suy nghĩ cá nhân về bài học ĐG kết quả về mặt định tính, chúng ta thấy quá trình TN bước đầu đã đạt được mục tiêu đề ra với kết quả tương đối khả quan Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện TN vẫn còn một số lưu ý sau đây:
- Trong giờ học lấy HS làm trung tâm, HS hoạt động nhiều nên thời lượng giờ dạy kéo dài HS chỉ ghi chép những nội dung trọng tâm gây khó khăn cho quá trình ôn tập
- Một số HS chưa quen với phương pháp học tập mới nên còn lúng túng, rụt rè, chưa chủ động thực hiện nhiệm vụ
3.6.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm về mặt định lượng
Sau khi dạy TN, chúng tôi tiến hành cho HS làm bài kiểm tra tổng hợp trong thời gian 90 phút (Đề kiểm tra xem tại phần phụ lục) để đánh giá kiến thức, kĩ năng HS đã có được sau giờ dạy TN Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1: Thống kê điểm lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
“Tì bà hành” TN 10D7 44 0 5 0 8 26 9 ĐC 10D8 46 0 2 7 10 19 8
Bảng 3.2: Thống kê điểm theo mức điểm
SL % SL % SL % SL % SL %
Biểu đồ 3.1: Mức độ chênh lệch điểm số giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi học bài “Thu hứng” (Đỗ Phủ)
Yếu Kém Trung bình Khá Giỏi ĐIỂM KIỂM TRA "THU HỨNG"
Biểu đồ 3.2: Mức độ chênh lệch điểm số giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi học bài “Tì bà hành” (Bạch Cư Dị)
Đánh giá kết quả thực nghiệm
Từ kết quả thống kê điểm kiểm tra ở bảng 3.2, chúng tôi thấy:
* Với tác phẩm “ Thu hứng” (Đỗ Phủ) - Tỉ lệ HS ở mức kém (0 – 2 điểm): cả hai lớp không có HS nào
- Tỉ lệ HS ở mức yếu (3 – 4 điểm): ở lớp ĐC là 2.2% còn ở lớp TN không có HS nào
- Tỉ lệ HS ở mức trung bình (5 – 6 điểm): ở lớp TN là 22.7% còn ở lớp ĐC là
Như vậy, tỉ lệ HS trung bình ở lớp TN giảm so với lớp ĐC là 9.9%
- Tỉ lệ HS khá (7 – 8 điểm): ở lớp TN đạt 68.2%, với lớp ĐC là 63% (tăng 5.2%)
- Tỉ lệ HS giỏi (9 – 10 điểm): ở lớp ĐC là 1/46 HS chiếm 2.2 % Đối với lớp TN, số HS tăng lên 4 HS chiếm 9.1% (tăng 6.9%)
Nhìn chung, ở lớp TN tỉ lệ HS ở mức trung bình và yếu giảm đáng kể so với lớp ĐC Ngược lại, số HS ở mức khá và giỏi ở lớp TN tăng từ 5.2 % đến
Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi ĐIỂM KIỂM TRA "TÌ BÀ HÀNH"
6.9% so với lớp ĐC (biểu đồ 3.3)
Biểu đồ 3.3: Phổ điểm kiểm tra bài “Thu hứng” (Đỗ Phủ) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
* Với tác phẩm “ Tì bà hành” (Bạch Cư Dị)
- Tỉ lệ HS ở mức kém (0 – 2 điểm): cả hai lớp không có HS nào
- Tỉ lệ HS ở mức yếu (3 – 4 điểm): ở lớp TN và lớp DDC không có HS nào
- Tỉ lệ HS ở mức trung bình (5 – 6 điểm): ở lớp TN là 2.3% còn ở lớp ĐC là 19.6% Như vậy, tỉ lệ HS trung bình ở lớp TN giảm so với lớp ĐC là 17.3%
- Tỉ lệ HS khá (7 – 8 điểm): ở lớp TN đạt 77.3%, với lớp ĐC là 63% (tăng 14.3%)
- Tỉ lệ HS giỏi (9 – 10 điểm): ở lớp ĐC là 8/46 HS chiếm 17.4 % Đối với lớp TN, số HS tăng lên 1 HS chiếm 20.4% (tăng 3.0%)
Nhìn chung, ở lớp TN tỉ lệ HS ở mức trung bình giảm đáng kể so với lớp ĐC Ngược lại, số HS ở mức khá và giỏi ở lớp TN tăng từ 3.0% đến 14.3% so với lớp ĐC (biểu đồ 3.4)
0 - 2 điểm 3 - 4 điểm 5 - 6 điểm 7 - 8 điểm 9 - 10 điểm
Biểu đồ 3.4: Phổ điểm kiểm tra bài “Tì bà hành” (Bạch Cư Dị) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Quan sát biểu đồ 3.1, 3.2, 3.3 và 3.4, chúng tôi nhận thấy lớp TN có điểm và phổ điểm ở mức trung bình và yếu giảm còn ở mức điểm khá, giỏi tăng so với lớp ĐC Dựa vào kết quả này cho thấy các phương pháp và kĩ thuật nhằm nâng cao NL của HS trong dạy học thơ Đường cho HS lớp 10 đã mang lại hiệu quả đáng kể
Ngoài ra, chúng tôi lập bảng đối chiếu điểm trung bình kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC để khẳng định tính thiết thực của đề tài này như sau:
Bảng 3 3: Đối chiếu điểm trung bình ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
“Thu hứng” “Tì bà hành”
Dựa vào bảng 3.3, có thể nhận thấy điểm trung bình kiểm tra bài “Thu hứng” ở lớp TN cao hơn lớp ĐC là 0.2 điểm và điểm trung bình kiểm tra bài “Tì bà hành” của lớp TN cao hơn lớp ĐC là 0.4 điểm Kết quả này đã phản ánh việc
0 - 2 điểm 3 - 4 điểm 5 - 6 điểm 7 - 8 điểm 9 - 10 điểm
Thực nghiệm Đối chứng tổ chức dạy học thơ Đường cho HS lớp 10 theo định hướng phát triển NL đã khơi dậy sự hứng thú tìm tòi, khám phá và bước đầu hình hành và nâng cao NL của HS Bên cạnh đó, kết quả này còn đánh giá được mức độ của việc tổ chức các hoạt động nhằm phát triển NL cho HS đã nêu ở chương 2
Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn GV và HS đã nhận thức đúng vị trí và vai trò của thơ Đường trong chương trình và đời sống
Với kĩ năng đọc, HS đã biết cách nhận biết một số đặc trưng trong thơ Đường, phân tích và đánh giá được suy nghĩ, tình cảm thái độ của tác giả thể hiện trong tác phẩm Với kĩ năng viết, HS đã biết cách viết đúng quy trình, đảm bảo các bước và có thể viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Ngoài ra, HS còn có thể đưa ra những ý kiến, phát hiện về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm và lắng nghe, đánh giá, nhận xét những thông tin người nói đưa ra Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng các em còn lúng túng, rụt rè khi tiếp cận và đáp ứng với các yêu cầu của CT GDPT 2018 do đây là năm học đầu tiên các em HS lớp 10 tiếp xúc với CT GDPT 2018
Trong chương 3, luận văn đã xác định mục đích, thời gian, địa bàn, đối tượng, nội dung và tiến hành thực nghiệm Chúng tôi thực hiện thực nghiệm với HS lớp 10, trường THPT Lương Tài – Bắc Ninh Từ đó, chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm Chúng tôi đã lựa chọn thiết kế kế hoạch dạy học thơ Đường theo định hướng phát triển NL với ngữ liệu là bài thơ “Thu hứng” (Đỗ Phủ) và bài thơ “Tì bà hành” (Bạch Cư Dị) Giáo án minh họa đã đưa phương pháp dạy học ba bước đã nêu ở chương 2 Sau đó, chúng tôi phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm để kiểm chứng mức độ của việc tổ chức các hoạt động nhằm phát triển NL của HS
Kết quả thực nghiệm đã cho thấy việc tổ chức các hoạt động dạy học thơ Đường cho HS lớp 10 theo định hướng phát triển NL đã có những tác động tích cực đến các em Qua giờ dạy thực nghiệm, chúng tôi nhạn thấy còn tồn tại những thuận lợi và khó khăn từ phía GV và HS Đánh giá kết quả về mặt định tính, chúng tôi nhận thấy ở lớp TN, GV đã hiểu rõ vai trò của mình trong giờ dạy, không còn máy móc và dập khuôn HS đón nhận giờ học với tâm thế tích cực, mạnh dạn đưa ra quan ý kiến và quan điểm cá nhân, bước đầu biết cách phân tích và đánh giá một bài thơ Đường Đánh giá kết quả về mặt định lượng cũng cho thấy kết quả kiểm tra của lớp TN tốt hơn so với lớp ĐC Từ kết quả thống kê và phân tích đã phần nào chứng minh cách thức tổ chức được nêu trong luận văn là phù hợp và hiệu quả Đây là cơ sở để khẳng định đề tài “Tổ chức dạy học thơ Đường cho học sinh lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực” là hướng đi đúng đắn và khả năng ứng dụng cao
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Dựa vào nghiên cứu tổ chức dạy học thơ Đường cho HS lớp 10 theo định hướng phát triển NL và kết quả thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Xu thế của nhiều nước có nền giáo dục phát triển đã chuyển hướng từ chương trình coi trọng nội dung sang chương trình coi trọng NL người học Đứng trước yêu cầu đó, CTGD Việt Nam cần đổi mới để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế CT GDPT 2018 xây dựng theo mô hình định hướng phát triển năng lực, giáo dục không chỉ để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh phát triển NL GV cần chuyển từ vị trí người dạy sang vị trí định hướng, tổ chức, kiểm tra hoạt động học của HS Trong dạy học Ngữ văn, vai trò của GV chính là hướng dẫn HS tự khám phá tác phẩm Từ đó, HS chủ động, sáng tạo hơn trong học tập DH Ngữ văn nói chung và DH thơ Đường nói riêng theo hướng định hướng NL là hướng đi đúng đắn, đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay
Trên cơ sở lĩnh hội và tiếp thu các công trình nghiên cứu trước đó, luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận về DH phát triển NL, thơ và đặc trưng của thơ Đường, một số yêu cầu cơ bản về DH thơ Đường Đồng thời, chúng tôi đưa ra cách thức tổ chức DH thơ Đường theo định hướng phát triển NL cho HS qua bốn hoạt động Cụ thể là: 1/ DH đọc hiểu 2/ DH viết 3/DH nói 4/ DH nghe
Dựa vào kết quả đánh giá của HS sau TN, chúng tôi nhận thấy đề tài nghiên cứu đã hoàn thành mục tiêu đề ra, chứng minh được giả thuyết nghiên cứu và có tính ứng dụng cao Với DH thơ Đường theo định hướng phát triển NL đã khiến cho HS chủ động và sáng tạo hơn trong việc học Từ đó từng bước giúp HS có được những phẩm chất và NL mà nhà trường và xã hội kì vọng
Từ những kết quả thu được khi thực hiện đề tài, chúng tôi đưa ra những khuyến nghị sau nhằm tích cực hóa hơn nữa việc tổ chức DH thơ Đường cho HS lớp 10 theo định hướng phát triển NL