1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức dạy học bài quyền năng của người kể chuyện bộ kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực

226 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức dạy học bài Quyền năng của người kể chuyện (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) cho học sinh lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực
Tác giả Lê Thị Minh Trang
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Hải Anh
Trường học Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 226
Dung lượng 20,51 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trải qua quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn của trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc g

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ THỊ MINH TRANG

TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI “QUYỀN NĂNG CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN” (BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

VỚI CUỘC SỐNG) CHO HỌC SINH LỚP 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

BỘ MÔN NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ THỊ MINH TRANG

TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI “QUYỀN NĂNG CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN” (BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) CHO HỌC SINH LỚP 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN

NGỮ VĂN Mã số: 8140217.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Hải Anh

HÀ NỘI – 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trải qua quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn của trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Tổ chức dạy học bài Quyền năng của người kể chuyện (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) cho học sinh lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, những lời động viên chân thành của các thầy cô giảng viên, gia đình, bạn bè

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người trực tiếp hướng dẫn khoa học, PGS.TS Lê Hải Anh– người thầy tâm huyết, luôn cảm thông, chia sẻ, người đã truyền cảm hứng và hướng dẫn tôi rất nhiệt tình trong suốt quá trình nghiên cứu của bản thân

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo đang công tác tại Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Hội đồng bảo vệ Luận văn Thạc sĩ đã tận tình chỉ dẫn, góp ý để tôi hoàn thiện đề tài

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Lê Thị Minh Trang

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: So sánh chương trình định hướng nội dung và định hướng năng lực 11

Bảng 1.2 Hệ thống bài học trong SGK Ngữ văn 10 30

bộ Kết nối tri thức với cuộc sống 30

Bảng 3.1 So sánh trình độ học sinh trước khi dạy thực nghiệm 77

Bảng 3.2 So sánh trình độ học sinh sau thực nghiệm 100

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Hình 1.1 Đánh giá của thầy/ cô về sự hiểu biết của mình về người kể chuyện 35

Hình 1.2 Đánh giá của thầy/ cô về vai trò người kể chuyện 35

Hình 1.3 Đánh giá của thầy/cô về mức độ hứng thú của HS khi tìm hiểu về quyền năng người kể chuyện 36

Hình 1.4 Phương pháp dạy học phát triển năng lực trong chương trình Ngữ văn THPT 36

Hình 1.5 Đánh giá của em về sự hiểu biết của mình về người kể chuyện 38

Hình 1.6 Mức độ quan tâm của HS về vấn đề người kể chuyện 38

Hình 1.7 Khó khăn khi học sinh tìm hiểu về Quyền năng của người kể chuyện 39

Hình 1.8 Phương pháp học sinh sử dụng trong quá trình học tập 39

Hình 3.1 So sánh kết quả học tập trước khi dạy thực nghiệm 77

Biểu đồ 3.2 So sánh kết quả học tập sau khi dạy thực nghiệm 100

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 10

1.1 Cơ sở lí luận luận của đề tài 10

1.1.1 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực 10

1.1.2 Yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 về dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực 14

1.1.3 Đặc trưng của truyện và người kể chuyện 16

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 27

1.2.1.Vị trí, vai trò của văn bản truyện trong chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018 27

1.2.2.Cấu trúc bài học Quyền năng của người kể chuyện, SGK Ngữ văn 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống 28

1.2.3 Khảo sát và đánh giá khảo sát về cách hiểu Quyền năng của người kể chuyện 32

Tiểu kết Chương 1 41

CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI QUYỀN NĂNG CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 42 1.1 Một số nguyên tắc tổ chức dạy học bài “Quyền năng của người kể chuyện” - SGK Ngữ văn 10 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) 42

1.1.1 Phát huy tính tích cực của người học 42

1.1.2 Đảm bảo mục tiêu môn học 42

1.1.3 Đa dạng hoá các hình thức tổ chức và phương tiện dạy học 43

1.1.4 Dạy học tích hợp và phân hoá 44

1.2 Đề xuất một số biện pháp dạy học bài “Quyền năng của người kể chuyện” 44

Trang 8

1.2.1 Sử dụng chiến lược đọc trong đọc hiểu 44

1.2.2 Sử dụng phiếu học tập để tìm hiểu một số yếu tố của truyện 52

1.2.3 Hướng dẫn viết đoạn văn kết nối đọc – viết (bàn về quyền năng của người kể truyện) 56 1.2.4 Tổ chức làm việc nhóm thảo luận về Quyền năng người kể chuyện nhằm phát triển tư duy phản biện 67

3.4 Đối tượng thực nghiệm 76

3.5.Quá trình tiến hành thực nghiệm 78

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đòi hỏi nguồn nhân lực phải có chất lượng cao, đổi mới giáo dục đã trở thành xu thế toàn cầu

Tiếp thu quan điểm đổi mới trong giáo dục trên thế giới, giáo dục Việt Nam đang có nhiều thay đổi để đáp ứng sự vận động của xã hội, đặc biệt phải kể đến sự thay đổi được coi là cú hích trong việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”

Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 coi người học là trung tâm, chú trọng hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; hình thành nhân cách và phát triển cá tính Đồng thời định hướng định hướng “Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn HS, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện bản thân và phát triển” [5]

Với bộ môn Ngữ văn học sinh sẽ khám phá được bản thân mình để có thể thấu hiểu con người và hình thành quan điểm, cách ứng xử nhân văn; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và có khả năng hội nhập quốc tế Ngoài phát triển phẩm chất chủ yếu mục tiêu chương trình còn định hướng phát triển năng lực chung: tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, đặc biệt là sự phát triển ngôn ngữ, năng lực văn học (nghe - nói - đọc - viết), có kiến thức nền tảng về tiếng Việt, văn học để phát triển tư duy hình tượng, logic và có đủ

Trang 10

năng lực tiếp nhận, đánh giá các loại văn bản trong môn Ngữ văn

Quyết định 442/QĐ-BGDĐT, ngày 28/01/ 2022 danh mục sách giáo khoa lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơm ký phê duyệt Trong đó đối với bộ môn Ngữ văn có 3 sách giáo khoa (SGK) được xây dựng dựa trên nội dung và yêu cầu cần đạt của

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Sách Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam, Sách Cánh Diều, nhà xuất bản (NXB) Đạo học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Sách Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam Đây chính là

tiền đề, trở thành cơ sở thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông, hệ thống phương pháp dạy học, và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển NL cho người học

Trong các thể loại văn học, truyện là một trong số những dạng thức thể loại phong phú và đa dạng nhất Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 đã đưa ra yêu cầu cần đạt khi dạy thể loại này bao gồm: Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; Phân tích, đánh giá được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc; Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản, Nhận biết và phân tích được một số yếu tố như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, điểm nhìn,

Người đọc tri nhận được các phương diện của bức tranh đời sống và nhân vật qua rất nhiều các yếu tố: điểm nhìn, hệ thống lời người kể chuyện, lời nhân vật…Người kể chuyện đóng vai trò vô cùng quan trọng thể hiện ở phạm vi miêu tả, phân tích, lí giải và mức độ định hướng đọc trong việc cắt nghĩa, đánh giá sự kiện, nhân vật được khắc hoạ trong tác phẩm văn học Theo thực tế, dạy học theo đặc trưng thể loại, phát triển năng lực chưa bao giờ là điều dễ dàng Vẫn nhiều giáo viên đi theo lối giảng truyền thống, tiếp thu một chiều, cách hiểu cách cảm của học sinh rập khuân trong những lời bình của thầy cô giáo Thêm vào đó, GV thường chú trọng nhiều nhất vào đọc hiểu mà chưa tập trung nhiều vào các kĩ năng nghe, nói, viết Cùng với đổi mới của chương trình, với sự xuất hiện của các bộ sách giáo khoa và hàng loạt các ngữ liệu mới, bản thân giáo viên cũng gặp rất nhiều lúng túng, khó

Trang 11

khăn Trong các SGK Ngữ văn 10, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống đã bám sát và thể hiện một cách sinh động các yêu cầu của CT Ngữ văn 2018 Với 9 bài học giúp người học củng cố và bổ sung kiến thức và đặc điểm của một số loại, thể loại văn bản quen thuộc như: truyện; thơ trữ tình; kịch bản văn học chèo, tuồng; văn bản

nghị luận…đồng thời biết cách thực hành đọc, viết, nói và nghe Cùng với “Sức hấp đẫn của truyện kể” thì bài “Quyền năng của người kể chuyện” là một trong những minh chứng cho câu nói “Con đường đi tìm “những bí mật của truyện kể” dường như là cuộc kiếm tìm vô tận” Đây là bài học hướng tới mục tiêu giúp HS hiểu rõ về

vai trò của người kể chuyện Thực tế GV còn nhiều khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp để phát triển được năng lực của HS Trong khi đó với đối tượng là HS lớp 10, mới chuyển cấp và đây chính là năm học đầu tiên các em chuyển sang định hướng phát triển năng lực còn rất nhiều bỡ ngỡ

Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức dạy học bài “Quyền năng của người kể chuyện”(bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) cho học sinh lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực” Chúng tôi muốn đưa ra những hướng dẫn,

phương pháp để triển khai dạy học bài “Quyền năng của người kể chuyện theo yêu cầu môn Ngữ văn 2018, từ đó góp phần phát triển năng lực HS

2 Lịch sử nghiên cứu

2.1 Những nghiên cứu ngoài nước về người kể chuyện

Từ năm 1940, khái niệm người kể chuyện đã xuất hiện tuy nhiên đến thế kỉ XX lý luận về nó mới thực sự phát triển và được các nhà nghiên cứu quan tâm Phạm trù người kể chuyện trở thành vấn đề được các nhà nghiên cứu tìm cách lí giải, phân tích Có thể khẳng định đây là vấn đề rất trọng tâm trong lý luận văn xuôi hiện đại Những người được coi là đặt nền móng cho trần thuật học chẳng hạn L Dolezel I U Lotman, P Lubbock, N Friedman, W Kayser, Tz Todorov, R Barthers, G Genette, ……… với một số công trình nghiên cứu đề cập đến phạm trù người kể

chuyện: Những vấn đề văn học và mĩ học (Bakhtin); Trần thuật học – Nhập môn lý thuyết trần thuật (Barthers); Cấu trúc văn bản nghệ thuật (Lotman); Thi pháp kết cấu (Uspensky); Diễn ngôn mới của truyện kể (Gérard Genette) Bên cạnh đó, có

Trang 12

thể kể đến Thi pháp văn xuôi của Todorov hướng đến nghiên cứu tự sự học từ góc

nhìn lí thuyết ứng dụng Hay những phương diện của nghệ thuật trần thuật trong

Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể của Barthes

Trong quan điểm của G.Genette dựa vào việc xác định nơi truyện kể bắt đầu cũng như mối quan hệ với nhân vật tác giả phân biệt thành hai loại người kể chuyện: người kể chuyện bên trong (intradiegetic narrator) và người kể chuyện bên ngoài (extradiegetic narrator); Dựa vào mức độ “can dự” vào truyện của người kể chuyện tác giả xác lập hai kiểu: người kể chuyện dị sự (heterodiegetic narrator) và người kể chuyện đồng sự (homodiegetic narrator)

Trong nghiên cứu của G Genette, R Scholes và R Kellogg dựa trên mối quan hệ giữa người kể chuyện với thế giới được kể, các nhân vật và sự chân thực của sự kiện đã tập trung đến vai trò và quyền năng của người kể chuyện Vớ những phương diện của người kể chuyện truyền thống (tradictional narrator), Sử quan (histor), chứng nhân (eye-witness) và người kể chuyện toàn tri (omniscience) Chính đặc tính và phẩm chất của mỗi kiểu người kể chuyện sẽ tạo ra những quyền năng khác nhau, người kể chuyện có một chỗ đứng và góp phần chi phối các sự kiện trong truyện

Bên cạnh đó một số công trình dịch từ các nhà nghiên cứu nước ngoài Susanna Onega và Landa, Mieke Bal, Scholes và Kellogg… Cùng những công trình như

Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỉ XX (chủ biên là Ilin và Tzurganova - Lại Nguyên Ân và Đào Tuấn Ảnh dịch), Tự sự học: một số vấn đề lí luận và lịch sử (Trần Đình Sử chủ biên), Những vấn đề thi pháp của truyện (Nguyễn Thái Hòa), Tiếp cận Genette qua một vài khái niệm trần thuật (Lê Phong Tuyết), … đã góp phần cung cấp lí thuyết về

các vấn đề liên quan đến tự sự học nói chung và người kể chuyện nói riêng Qua những nghiên cứu trên, quan niệm về người kể chuyện có nhiều điểm tương đồng Người kể chuyện không chỉ là một yếu tố trong truyện kể mà có những đặc điểm riêng có mối quan hệ qua lại với các yếu tố khác, nó tồn tại như một phương tiện để nhận thức thế giới nghệ thuật Khi bàn về quyền năng của người kể chuyện người phân tích cần phải đặc ra những câu hỏi: Người kể chuyện là ai? Người kể chuyện

Trang 13

đứng ở vị trí nào và xuất hiện trong tác phẩm ra sao? Người kể chuyện có quan hệ với các nhân tố khác trong truyện kể như thế nào? Vai trò của người kể chuyện đến đâu? Dạy học tiếp cận năng lực cho HS về quyền năng của người kể chuyện hứa hẹn đem đến những khám phá thú vị trên con đường đi tìm “những bí mật của truyện kể”

2.2 Những nghiên cứu về dạy người kể chuyện trong chương trình Ngữ văn

Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu đầu tiên phải kể đến Trần Đình Sử

với Tự sự học – những vấn đề lí luận và lịch sử (2 phần) hay Tự sự học – một bộ môn nghiên cứu liên ngành giữa tiềm năng và bài viết Hoặc một số bài viết Điểm nhìn trong lời nói gián tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện (Phan Thu Hiền); Tự sự học: tên gọi, lược sử và một số vấn đề lý thuyết (Nguyễn Thái Hòa); Tự sự học không ngừng mở rộng và phát triển (Đặng Anh Đào); Bàn về một vài thuật ngữ trong kể chuyện (Phương Lựu)

Trong số các nhà nghiên cứu, người đầu tiên quan tâm đến vấn đề tự sự học phải kể đến Trần Đình Sử Trần Đình Sử tập trung cắt nghĩa những khái niệm về trần thuật học, đặc biệt trong Dẫn luận thi pháp học có đề cập đến các vấn đề liên quan đến người kể chuyện, điểm nhìn trong văn bản…

Trong bài viết Người kể chuyện với điểm nhìn bên trong của Thái Phan Vàng

Anh đã chia sẻ điểm nhìn và người kể chuyện là hai phương diện không thể tách rời

Đỗ Thị Hiên trong bài viết Người kể chuyện và ngôn ngữ người kể chuyện trong tác phẩm văn xuôi chia sẻ quan điểm về người kể chuyện và tác giả như sau:

“Người kể chuyện là một nhân tố không thể thiếu trong tác phẩm tự sự, là chủ thể của hành vi kể chuyện Người kể chuyện có thể là tác giả hàm ẩn trong trường hợp, trần thuật toàn tri, nhưng anh ta không bao giờ trung làm một tác giả thực Giữa người kể chuyện và tác giả bao giờ cũng có khoảng cách Anh ta là cái tôi được sáng tạo nên của tác giả”

Bên cạnh đó có thể đề cập đến một số nghiên cứu khác như Đổi mới nhân vật người kể chuyện trong truyện ngắn Việt Nam của TS Nguyễn Thị Bích, Vấn đề người kể chuyện trong thi pháp tự sự hiện đại của Đỗ Hải Phong, Vấn đề kể chuyện

Trang 14

trong truyện ngắn đương đại (một khía cạnh thi pháp thể loại) của Bùi Việt Thắng (Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử, phần 1, NXB ĐHSP, 2004)… Những

nghiên cứu trên khẳng định tầm quan trọng, quyền năng cũng như các mối quan hệ với những nhân tố khác của người kể chuyện trong truyện kể

Dạy học về truyện và người kể chuyện trong chương trình văn Trung học nói riêng là một đề tài không mới vì nó đã được nhiên cứu bởi nhiều nhà nghiên cứu văn học, các giáo viên và sinh viên chuyên ngành sư phạm Ngữ văn trong cả nước Những công trình trên sẽ góp phần làm cơ sở cho việc tìm hiểu về người kể chuyện cũng như thúc đẩy xây dựng các biện pháp để GV dạy học về quyền năng của người kể chuyện Tuy nhiên trên thực tế, khi tiếp cận truyện kể đa số HS chưa thật ý thức được tầm quan trọng của yếu tố này Để khắc phục những mặt tồn tại trong giáo dục kiểu truyền thống, truyền thụ kiến thức một chiều nặng nề tính hàn lâm, tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ngày 4/11/2013, Ban chấp hành trung ương đã đưa ra Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã định hướng cho nền giáo dục chú trọng đến việc hình thành năng lực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học Nghị quyết chỉ rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực” [24]

Với công trình Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn trung học phổ thông

(2018) [49], các tác giả Đỗ Ngọc Thống, Phạm Thị Thu Hiền, Bùi Minh Đức, Đỗ Thu Hà, Lê Thị Minh Nguyệt…

Với kết quả của những nghiên cứu trên cùng với việc đáp ứng đổi mới giáo dục

góp phần năng lực HS đã thúc đẩy chúng tối lựa chọn đề tài “Tổ chức dạy học bài “Quyền năng của người kể chuyện” (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) cho học sinh lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực” Với đề tài này chúng tôi mong

muốn đóng góp một phần dù là rất nhỏ nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của người kể chuyện trong truyện kể đồng thời đổi mới phương pháp, nâng cao chất

Trang 15

lượng dạy và học hướng tới mục tiêu phát triển năng lực cho HS

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài thực hiện những nhiệm vụ chính để đạt được những mục tiêu đề ra như sau:

- Nghiên cứu những lí luận về người kể chuyện và dạy học phát triển năng lực cho HS THPT

- Khảo sát chương trình và thực tế dạy học bài Quyền năng của người kể chuyện theo sách giáo khoa mới, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống

- Đề xuất một số biện pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh THPT

qua dạy học bài Quyền năng của người kể chuyện, lớp 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống theo định hướng phát triển năng lực

- Thực nghiệm sư phạm dạy học bài Quyền năng của người kể chuyện, lớp 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống theo định hướng phát triển năng lực

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

- Tổ chức dạy học bài Quyền năng của người kể chuyện, lớp 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

4.2 Đối tượng nghiên cứu

- Các biện pháp dạy bài Quyền năng của người kể chuyện, lớp 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống nhằm phát triển năng lực cho HS

5 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu những lí luận về người kể chuyện và dạy học phát triển năng lực

Trang 16

cho HS THPT Nghiên cứu một số biện pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh THPT qua dạy học bài Quyền năng của người kể chuyện, lớp 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

6.Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau đây, trong quá trình nghiên cứu đề tài:

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Phương phân tích, khái quát hóa, tổng kết các tài liệu nhằm làm rõ các khái niệm trực tiếp liên quan đến đề tài, xác lập cơ sở lí luận của đề tài

6.2 Phương pháp điều tra

- Tiến hành dự giờ và quan sát các giờ dạy học đọc hiểu nhằm bổ sung cho lý luận và chỉnh lý các biện pháp sư phạm

- Điều tra chất lượng học sinh ở các lớp để lựa chọn lớp thực nghiệm và đối chứng

- Sử dụng phiếu điều tra, bảng hỏi, dự giờ, phỏng vấn, tham khảo giáo án, sổ điểm của giáo viên…

6.3 Phương pháp chuyên gia

- Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các giảng viên và GV có nhiều kinh nghiệm: chuyên gia, cán bộ quản lý, GV, HS về hoạt động dạy học văn bản nghị luận cho học sinh lớp 6 và những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức các hoạt động dạy học bài Quyền năng của người kể chuyện, lớp 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Thực nghiệm sư phạm là phương pháp quan trọng và quyết định nhất để đánh giá mức độ thành công của đề tài Tại địa điểm công tác, tác giả tiến hành tổ chức dạy học thực nghiệm và đối chứng với hai lớp học cùng bài học nhằm đánh giá tính đúng đắn và tính khả thi của mô hình, điều chỉnh giải pháp nếu cần thiết

7 Cấu trúc luận văn

Nội dung luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục Phần nội dung luận văn gồm các chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Trang 17

Chương này chủ yếu tìm hiểu tri thức về người kể chuyện, chương trình, nội dung và phương pháp phát triển năng lực cho học sinh THPT tạo tiền đề lí luận cho việc vận dụng các biện pháp dạy học phát triển năng lực cho HS THPT qua bài Quyền năng của người kể chuyện, lớp 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Ngoài ra, chúng tôi còn dựa vào những khảo sát thực tế để đánh giá thực trạng dạy và học phát triển năng lực trong nhà trường nhằm tạo cơ sở khoa học vững chắc cho đề tài

Chương 2: Đề xuất biện pháp tổ chức dạy học bài Quyền năng của người kể

chuyện, lớp 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống Dựa trên những cơ sở khoa học của chương 1, chương 2 tập trung đề xuất, định hướng và đưa ra một số biện pháp dạy bài Quyền năng của người kể chuyện, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống Xây dựng quy trình, các bước dạy học đọc hiểu nhằm phát triển năng lực cho HS Ở mỗi phần người viết sẽ phân tích mức độ ứng dụng, những lưu ý thực hiện để thấy được mức độ khả thi của những biện pháp mà chúng tôi đưa ra

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Đây là chương thực hiện những đề xuất, định hướng biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh THPT qua dạy bài Quyền năng của người kể chuyện, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống bằng những văn bản, chủ đề dạy học cụ thể Chúng tôi sẽ hướng đến các văn bản tiêu biểu, phù hợp với những đề xuất đã được đưa ra để đánh giá tính khả thi của đề tài Trong quá trình thực nghiệm người viết còn thu thập thông tin, ý kiến phản hồi của GV và HS; từ đó phân tích đánh giá kết quả để có những điều chỉnh kịp thời cho đề tài nghiên cứu

Trang 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lí luận luận của đề tài

1.1.1 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực

1.1.1.1 Năng lực và phân loại năng lực

Chương trình giáo dục phổ thông của New Zealand đưa ra quan điểm: “Năng lực là một khả năng hành động hiệu quả hoặc là sự phản ứng thích đáng trong các tình huống phức tạp nào đó”

F.E Weinert - chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục có quan điểm: “Năng lực được thể hiện như một hệ thống khả năng, sự thành thạo hoặc những kĩ năng thiết yếu, có thể giúp con người đủ điều kiện vươn tới một mục đích cụ thể” Còn đối với J.Coolahan, năng lực là “những khả năng cơ bản dựa trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm, các giá trị và thiên hướng của một con người được phát triển thông qua thực hành giáo dục”…

Trong chương trình giáo dục phổ thông của Indonesia đã xác định: “Năng lực (competence) là những kiến thức (knowledge), kĩ năng (skills) và các giá trị (values) được phản ánh trong thói quen suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân Thói quen tư duy và hành động kiên trì, liên tục có thể giúp một người trở nên có năng lực, với ý nghĩa làm một việc gì đó trên cơ sở có kiến thức, kĩ năng và các giá trị cơ bản

Tiếp thu quan niệm về năng lực của các nước phát triển, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Việt Nam (2017) đã xác định: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”

Như vậy hiểu một cách đơn giản, khi nói đến năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết làm, chứ không chỉ biết và hiểu Tất nhiên hành động (làm) hay thực hiện ở đây phải gắn với ý thức và thái độ; phải có kiến thức và kĩ năng, chứ không phải làm một cách máy móc, mù quáng Có hai loại năng lực lớn:

- Năng lực cốt lõi là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kì ai cũng cần phải có

Trang 19

để sống, học tập và làm việc hiệu quả

-Năng lực đặc biệt là những năng khiếu về trí tuệ, văn nghệ, thể thao, kĩ năng sống… nhờ tố chất sẵn có ở mỗi người

Trong năng lực cốt lõi, lại bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên môn - Năng lực chung là năng lực được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực chuyên môn là năng lực được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định như: năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; năng lực ngôn ngữ; năng lực công nghệ; năng lực tin học; năng lực thẩm mĩ; năng lực thể chất…

Bảng 1.1: So sánh chương trình định hướng nội dung và định hướng năng lực

Chương trình định hướng nội

dung

Chương trình định hướng

năng lực Mục tiêu Ba nội dung: kiến thức, kĩ năng, thái

độ Mục tiêu dạy học không được mô tả chi tiết, từ ngữ đánh giá mức độ trừu tượng, khó hình dung cho người dạy

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực Kết quả cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được

Nội dung Nội dung nặng về lý thuyết, hàn lâm,

không gắn với các tình huống thực tiễn đời sống Nội dung đã được quy định chi tiết trong chương trình

Nội dung gắn với các tình huống thực tế Cho phép sự sáng tạo Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết kiến thức…

Phương pháp dạy

Giáo viên là trung tâm của quá trình dạy học, thực hiện các hoạt động

Giáo viên là người đứng sau, tổ chức, hỗ trợ, học sinh tự lực và

Trang 20

học truyền đạt Học sinh tiếp thu thụ

động những kiến thức được quy định sẵn

tích cực lĩnh hội tri thức Chú trọng sự phát triển khả năng chủ động giải quyết vấn đề, giao tiếp,…

Đánh giá Tiêu chí đánh giá bó hẹp dựa trên sự

ghi nhớ một chiều và tái hiện nội dung đã học Giai đoạn đánh giá chủ yếu vào các mốc thời gian cố định

Tiêu chí đánh giá dựa vào quá trình, sự tiến bộ trong học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn vào bài học

Như vậy, ưu điểm vượt trội của chương trình định hướng năng lực so với định hướng nội dung là nhấn mạnh năng lực vận dụng, tăng cường khả năng tìm tòi, sáng tạo của HS mà không đơn thuần chỉ cung cấp kiến thức như trước đây Dạy học phát triển năng lực với mục tiêu khắc phục những hạn chế của dạy học nội dung Vì thế, mục tiêu dạy học cuối cùng của dạy học phát triển năng lực cần có để thích nghi với cuộc sống, làm việc hiệu quả hơn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội đang thay đổi từng ngày

1.1.1.2 Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực

Năng lực Ngữ văn bao gồm năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ Năng lực văn học chính là đặc trưng năng lực của môn Ngữ văn có vai trò trong việc giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cho người học Muốn phát triển năng lực văn học cần thông qua 4 kĩ năng đọc, viết, nói, nghe Trong đó năng lực văn học được đề ra với khả năng tiếp nhận và tạo lập văn bản văn học Học sinh có thể vận dụng kiến thức văn học và kinh nghiệm cá nhân vào việc đọc, giải mã, kiến tạo nghĩa và đánh giá văn bản văn học Đồng thời HS có khả năng biểu đạt cảm xúc, ý tưởng bằng hình thức ngôn từ, thậm chí có thể sáng tác văn học Năng lực văn học được định hướng hình thành, phát triển thông qua việc rèn luyện 4 kĩ năng: đọc, viết, nói, nghe Trước đây, trong lối dạy truyền thống HS học đọc nhưng học sinh không đọc trực tiếp văn bản mà học qua các “thế bản" cách cảm cách nghĩ của thầy cô; dạy viết chủ yếu học sinh chép lại văn mẫu, nói theo người khác, nói

Trang 21

theo ý của người khác, thì không thể góp phần hình thành năng lực cho học sinh Từ đó mà GV cần điều chỉnh phương pháp dạy học theo hình thức tổ chức hoạt động, đặt ra và giải quyết các tình huống, tôn trọng và khuyến khích học sinh đề xuất các ý tưởng và đưa ra các giải pháp Năng lực văn học bao gồm một số biểu hiện sau:

- Nhận biết được một số thể loại văn học tiêu biểu, các thành tố tạo nên tác phẩm văn học và tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung

- Phân biệt được các văn bản phi văn học và văn học - Biết đọc hiểu ngôn từ nghệ thuật; nhận biết lí giải, phân tích và đánh giá những đặc sắc về hình thức biểu đạt, từ đó HS có thể tiếp nhận hợp lí và có thể sáng tạo nội dung, những giá trị thẩm mĩ thể hiện trong văn bản

- Trình bày được (viết và nói) được kết quả cảm nhận và lí giải giá trị của tác phẩm văn học, tác động của nó với người đọc

- Tưởng tượng, liên tưởng, có cảm xúc trước hình ảnh con người, cuộc sống, thiên nhiên trong văn học; có thái độ, hành vi ứng xử phù hợp trước tình huống trong đời sống

Năng lực ngôn ngữ là năng lực sử dụng chữ viết và tiếng nói trong giao tiếp thể hiện trong kĩ năng đọc, viết, nói, nghe Tiêu chí thể hiện năng lực ngôn ngữ bao gồm:

- Đọc trôi chảy và hiểu đúng các văn bản phù hợp lứa tuổi, thuộc các kiểu loại khác nhau; từ đó mà biết phản hồi về các văn bản, có thói quen mở rộng phạm vi đọc

- Viết được văn bản thuộc các thể loại khác nhau có chủ đề, nội dung phù hợp với lửa tuổi phục vụ cho yêu cầu học tập và đời sống; đồng thời các yêu cầu về chính tả, ngữ pháp, từ ngữ, phong cách văn bản

- Nói mạch lạc rõ ràng, trình bày được một cách thuyết phục, bảo vệ quan điểm cá nhân

- Hiểu ý kiến người khác trong giao tiếp thông thường; chắt lọc được thông tin quan trọng, hữu ích từ các bài thuyết trình, các cuộc đối thoại thảo luận, tranh luận và có phản hồi phù hợp, linh hoạt

Trang 22

Bên cạnh 4 kĩ năng đọc, viết, nói, nghe thì năng lực ngôn ngữ còn dược hình thành bởi một số kĩ năng nhìn (viewing), kĩ năng trình bày (presenting) từ đó mà tiếp nhận thành hai loại: năng lực tiếp nhận (đọc, đọc, nhìn) và năng lực tạo lập (viết, nói, trình bày)

Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực lấy người học là trung tâm, từ đó phát huy chủ đề/ tính tích cực của người học Trước hết, giáo viên tìm hiểu xem người học đã và có thể biết gì về những nội dung học Sau đó trả lời câu hỏi, dạy nội dung này cho người học để làm gì? Nhằm giúp HS có các kĩ năng gì để sống tốt hơn (kĩ năng đọc, kĩ năng viết, kĩ năng nghe - nói; kĩ năng suy nghĩ, diễn đạt, trình bày, Tiếp đến trả lời câu hỏi: để học sinh có các kĩ năng ấy cần dạy như thế nào? Người học phải tự làm, tự thực hành thì mới có thể hình thành nên năng lực từ đó có thể vận dụng được, làm được bởi đúng như quan niệm “Tôi nghe tôi quên, tôi nhìn, tôi nhớ, tôi làm tôi hiểu"

1.1.2 Yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 về dạy học

Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực

Chương trình Ngữ văn 2018 với mục đích khắc phục những hạn chế của việc dạy Ngữ văn trong nhà trường từ bao năm nay đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình có sự dịch chuyển từ dạy học theo hướng nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học Thay vì hướng tới việc cung cấp những mảng kiến thức về ngôn ngữ và văn học thì CT hướng tới việc HS vận dụng được những kiến thức vào đời sống, vào năng lực thực hiện của người học Chương trình GDPT 2018 hướng tới bốn kĩ năng: đọc, viết, nói và nghe làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học theo đúng định hướng phát triển năng lực Bên cạnh đảm bảo định hướng phát triển năng lực thì trục chính xuyên suốt này đảm bảo cả tính chỉnh thể, tính nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học Môn Ngữ văn là một trong những môn học có nhiều ưu thế trong việc góp phần hình thành và phát triển toàn diện những năng lực và những phẩm chất tốt đẹp để áp dụng vào chính đời sống thực tiễn của các em Môn Ngữ văn hình thành và phát triển cho người học năng lực chung và năng lực chuyên biệt bao gồm:

- Năng lực chung: Thông qua nội dung dạy học và các phương pháp tổ chức

Trang 23

góp phần phát huy tính chủ động, tích cực của HS: + Năng lực tự chủ và tự học:

HS biết tự tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau, biết lưu trữ và xử lí thông tin bằng các hình thức phù hợp Thông qua kĩ năng đọc, viết, nói nghe HS sẽ phát triển được vốn sống, biết tự chủ để có hành vi phù hợp, có sự tin tin, có tinh thần lạc quan trong học tập đời sống Thông qua các bài học, các nhiệm vụ học tập HS có cơ hộ để suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân tốt hơn

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Năng lực này được thể hiện ở khả năng đánh giá nội dung, biết làm rõ nội dung, ý tưởng từ các nguồn thông tin khác nhau, phân tích các nguồn thông tin, độ tin cậy của những thông tin, biết đánh giá, giải quyết vấn đề tình huống gặp phải dưới các góc độ khác nhau Thêm vào đó qua việc đọc và viết văn, HS có thể đề xuất những ý tưởng mà không theo lối mòn hay công thức Giải quyết vấn đề, tính huống sáng tạo với tình huống và bối cảnh

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác Có thể nói môn Ngữ văn là môn học chủ đạo giúp hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cho HS Thông qua môn học, HS xác định được mục đích giao tiếp, lựa chọn nội dung, kiểu văn bản và thể loại, ngôn ngữ, các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh với đối tượng giao tiếp, để thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề học tập và đời sống; chủ động, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong quá trình giao tiếp Thêm vào đó, HS có thể nhận biết, thấu cảm với suy nghĩ, cảm xúc của người khác, biết sống hòa hợp, giải quyết các vấn đề, thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ với người khác, tăng hiệu quả làm việc nhóm, hợp tác trong các nhiệm vụ

- Năng lực chuyên biệt + Năng lực ngôn ngữ: phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nghĩa hàm ẩn của các loại văn bản băn học; viết được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có

Trang 24

kết hợp với các phương thức biểu đạt; nói dễ hiểu, mạch lạc, có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù hợp

+ Năng lực văn học: phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học, có thể tạo ra một số sản phẩm có tính văn học

Bên cạnh việc hình thành và phát triển về năng lực thì người học còn cần được bồi dưỡng cả những phẩm chất như: tình yêu quê hương, đất nước, lòng nhân ái, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và với môi trường tự nhiên,…

1.1.3 Đặc trưng của truyện và người kể chuyện

Trong các tác phẩm tự sự người kể chuyện là một tồn tại tất yếu chính vì vậy mà nó đã trở thành vấn đề then chốt và rất được quan tâm nghiên cứu Có thể nói người kể chuyện là một trong những phương tiện quan trọng để tác giả thể hiện được quan điểm nghệ thuật của mình

1.1.3.1 Khái niệm truyện

Truyện là thể loại văn học phản ánh đời sống qua hành vi, con người, sự kiện được miêu tả Với những đặc trưng cơ bản: cảm hứng chủ đạo, cốt truyện, câu chuyện, sự kiện, truyện kể, tình huống truyện, thời gian, không gian, nhân vật, người kể chuyện, lời người kể chuyện, ngôi kể, điểm nhìn

Cảm hứng chủ đạo của một tác phẩm văn học là tình cảm, thái độ được thể hiện xuyên suốt tác phẩm đối với những vấn đề cuộc sống được nêu ra Cảm hứng chủ đạo chi phối hình thức thể hiện, toát lên từ toàn bộ tác phẩm và có khả năng tác động mạnh vào cảm xúc của người tiếp nhận

+ Cốt truyện trong tác phẩm tự sự (thần thoại, sử thi, cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết, ) và kịch được tạo nên bởi sự kiện (hoặc chuỗi sự kiện) Sự kiện là sự việc, biến cố dẫn đến những thay đổi mang tính bước ngoặt trong thế giới nghệ thuật hoặc bộc lộ những ý nghĩa nhất định với nhân vật hay người đọc – điều chưa được họ nhận thấy cho đến khi nó xảy ra

Trang 25

+ Câu chuyện là yếu tố cơ bản của tác phẩm truyện, được trình bày thông qua một người kể, một điểm nhìn, với một giọng điệu cụ thể Câu chuyện là phương tiện để nhà văn miêu tả tính cách, thể hiện số phận nhân vật, trình bày gương mặt đời sống theo quan niệm của mình Diễn biến của câu chuyện vừa có tác dụng lôi cuốn người đọc vừa góp phần tạo ra ý nghĩa nhân sinh cho truyện kể

- Sự kiện là sự việc, biến cố dẫn đến những thay đổi mang tính bước ngoặt trong thế giới nghệ thuật hoặc bộc lộ những ý nghĩa nhất định với nhân vật hay người đọc - điều chưa được họ nhận thấy cho đến khi nó xảy ra

- Truyện kể là những sự kiện được triển khai liên kết với nhau theo một mạch kể nhất định Mạch kể này thống nhất với hệ thống chi tiết và lời văn nghệ thuật

- Người kể chuyện: là vai được nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện hành vi trần thuật, truyện chỉ tồn tại khi có người kể chuyện

+ Ngôi thứ nhất: Người kể xưng “tôi”, nội dung kể không xâm phạm ra ngoài phạm vi hiểu biết, cảm nhận của người kể

+ Ngôi thứ hai: mượn góc nhìn của độc giả để kể lại chuyện Độc giả giống như trực tiếp tham gia vào câu chuyện, quan sát và kể lại câu chuyện Dấu hiệu cơ bản là sử dụng đại từ “bạn” trong lời kể chuyện

+ Ngôi thứ ba: Người kể giấu mình, không tham gia vào câu chuyện, gọi nhân vật bằng tên riêng, cho phép xâm nhập vào thế giới nội tâm, suy nghĩ và hành động của các nhân vật

- Nhân vật được nhà văn tạo dựng trong TPVH bằng những phương tiện đặc thù có thể coi đây là yếu tố quan trọng trong một tác phẩm tự sự Nhân vật rất đa dạng: con người, ma quỷ, thần tiên, đồ vật, con vật, được nhà văn tạo dựng trong tác phẩm văn học bằng những phương tiện đặc thù của nghệ thuật ngôn từ Nhân vật luôn gắn với chủ đề của tác phẩm và là sáng tạo nghệ thuật mang tính ước lệ nên không thể đồng nhất nó với con người thực ở ngoài đời Nhân vật thường được khắc hoạ qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, lời nói, hành động, diễn biến nội tâm; quá trình sống và các mối liên hệ với thế giới xung quanh; Để phân loại được nhân vật có nhiều tiêu chí khác nhau như: từ vị trí trong cốt truyện: nhân vật chính và nhân

Trang 26

vật phụ; theo phương thức xây dựng nhân vật: nhân vật loại hình và nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng; theo chức năng xã hội: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện

- Tình huống truyện: là sự việc có tính chất bước ngoặt góp phần thúc đẩy được diễn biến câu chuyện thường là những tình thế éo lé, từ đó buộc nhân vật phải lựa chọn hoặc thay đổi Chính tình huống truyện giúp người đọc hiểu về bản chất nhân vật cùng các tư tưởng, thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm Để Tình huống truyện có ba loại cơ bản: tình huống tâm lí, tình huống nhận thức, tình huống hành động

Với lớp 10, yêu cầu cần đạt của CT đòi hỏi phải khai thác sâu đặc điểm thi pháp của các thể loại truyện, vì thế GV cần nắm vững kiến thức về thể loại truyện, từ đó, có thể định hướng tổ chức các hoạt động dạy học đọc theo “mã” thể loại; giúp HS phát triển năng lực đọc hiểu VB truyện

1.1.3.2 Người kể chuyện

a Khái niệm

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì người kể chuyện là “Hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm Đó có thể là hình tượng của chính tác giả (ví dụ: nhân vật “tôi” trong Đôi mắt của Nam Cao), dĩ nhiên không nên đồng nhất hoàn toàn với tác giả ngoài đời, có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra (ví dụ: nhân vật người điên trong Nhật kí người điên của Lỗ Tấn), có thể là một người biết một câu chuyện nào đó, một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú và nhiều phối cảnh” [19,tr191]

Theo Lê Bá Hán: “Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm Đó có thể là hình tượng của chính tác giả, dĩ nhiên không nên đồng nhất với tác giả ngoài đời, đó có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả

Trang 27

sáng tạo ra, có thể là người biết câu chuyện nào đó Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện”[14]

GS Lê Ngọc Trà có quan điểm: “Người kể chuyện là thuật ngữ chỉ nhân vật đóng vai trò chủ thể của lời kể chuyện, là người đứng ra kể trong tác phẩm văn học” đồng thời “Người kể chuyện và tác giả không phải là một Không nên đồng nhất người kể chuyện với tác giả, ngay cả khi tác giả xưng “tôi” đứng ra trần thuật câu chuyện và hoàn toàn đứng ngoài sự vận động của các sự kiện, tình tiết”[33]

Trần Đình Sử cho rằng: “Người trần thuật trong văn bản văn học là một hình tượng nghệ thuật phức tạp, mà ngôi kể chỉ hình thức biểu hiện ước lệ Người trần thuật vốn không có gì là ngôi kể, mà chỉ là chủ thể kể Sự khác biệt của “ngôi thứ nhất”, “ngôi thứ ba” chỉ là khác nhau về mức độ bộc lộ và ẩn giấu của người trần thuật mà thôi Sự ẩn giấu của ngôi kể thứ ba làm cho nó gần như vô nhân xưng Ngôi kể là yếu tố tạo thành tiếng nói, giọng điệu Điều quan quan trọng nữa là kể theo điểm nhìn nào Đây là vấn đề tiêu cự trần thuật, là vấn đề phân biệt các hình thức tự sự khác nhau”[26] Đánh giá của Trần Đình sử đã chỉ ra cho chúng ta thấy các vấn đề liên quan xoay quanh hình tượng của người kể chuyện bao gồm những yếu tố: ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu

Trong giáo trình Lý luận văn học: “Người kể chuyện (Người trần thuật) là yếu tố thuộc thế giới miêu tả Đó là một người do nhà văn tạo ra để thay thế mình thực hiện hành vi trần thuật Người kể chuyện trong văn bản ẩn mình trong dòng chữ.Người kể chuyện ấy có thể được kể bằng ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai.Và chỉ có thể kể được khi nào họ cảm thấy như người trong cuộc, người chứng kiến hay người biết trước sự việc xảy ra bằng tất cả giác quan, sự hiểu biết của mình Do đó, về căn bản, mọi người kể chuyện đều theo ngôi thứ nhất Cái được gọi là kể theo ngôi thứ ba thực chất là hình thức kể khi người kể chưa được ý thức hoặc đã được ý thức nhưng cố ý giấu mình” [28]

Theo SGK Kết nối tri thức với cuộc sống: “Trong nhiều loại hình tự sự dân gian, người kể chuyện có thể là người trực tiếp diễn xướng để kể lại câu chuyện cho công chúng Trong các hình thức tự sự của văn học viết, người kể chuyện là “vai” hay “đại diện” mà nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện việc kể chuyện.” [19]

Trang 28

Như vậy có thể hiểu, người kể chuyện là một loại nhân vật do nhà văn tạo ra để thay mình kể câu chuyện Đó có thể là người tham gia vào câu chuyện hoặc là người chứng kiến phát hiện ý nghĩa và có nhu cầu kể lại câu chuyện đó Câu chuyện chỉ trở thành truyện kể khi có người kể chuyện Người kể chuyện góp phần chỉ dẫn, gợi mở, đối thoại với người đọc Đồng thời giúp người đọc như được dẫn dắt vào thế giới nghệ thuật của truyện để tri nhận về nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian….Từ đó góp phần khơi dậy ở người đọc những thông điệp, ý nghĩa của truyện Với việc nắm chắc tri thức về người kể chuyện sẽ giúp cho việc khám phá hay phân tích một tác phẩm tự sự được sâu sắc hơn

b.Những vấn đề xung quanh người kể chuyện

Theo giáo sư Trần Đình Sử: “Người trần thuật trong văn bản văn học là một hiện tượng phức tạp nhất, mà ngôi kể chỉ là hình thức ước lệ Người trần thuật vốn không có gì là ngôi kể Sự khác biệt của ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba chỉ là khác nhau về mức độ bộc lộ và ẩn giấu của người trần thuật mà thôi”[28] Những tiêu chí phân loại người kể chuyện bao gồm:

+ Thứ nhất, xét về biểu hiện đánh giá: người kể chuyện khách quan và chủ quan

+ Thứ hai, xét về sự hiểu biết của người kể chuyện với cái được kể: có người kể chuyện hạn tri và toàn tri

+ Thứ ba, theo tiêu chí ngôi kể: người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất

● Ngôi kể - hình thức cơ bản của người kể chuyện

Theo lí thuyết hội thoại thì bất cứ một cuộc hội thoại nào cũng sẽ có sự xuất hiện của ngôi kể Trong một truyện kể, sự thay đổi ngôi kể phụ thuộc vào dụng ý của tác giả bao gồm các loại người kể chuyện: người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba Trong đó thể kết hợp người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, thậm chí có thể có tới hai, ba người kể chuyện theo ngôi thứ nhất Mỗi ngôi kể thường mang đến cách nhìn nhận, đánh giá riêng khiến câu chuyện được kể trở nên phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa

+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất là người kể xưng “tôi” hoặc dùng một hình

Trang 29

thức tự xưng tương đương Nhiệm vụ của người kể chuyện ngôi thứ nhất là dẫn chuyện, kể chuyện của mình, kể chuyện người khác, hoặc tham gia kể chuyện với các nhân vật Tuỳ theo mức độ tham gia vào mạch vận động cốt truyện, người kể chuyện ngôi thứ nhất hoặc là nhân vật chính (có thể là nhân vật trung tâm trong số các nhân vật chính), nhân vật phụ, người chứng kiến, người kể lại câu chuyện được nghe từ người khác hoặc xuất hiện với vai trò tác giả “lộ diện” Người kể chuyện ngôi thứ nhất thường là người kể chuyện hạn tri (không biết hết mọi chuyện), trừ trường hợp vai trò tác giả “lộ diện” vận dụng quyền năng “biết hết” của mình Khi nhận định về nhân vật, sự việc trong khả năng bao quát có hạn của mình, người kể chuyện ngôi thứ nhất thường thể hiện một điểm nhìn, một giọng kể, một thái độ đánh giá nhất định Ngay cả khi người kể chuyện cố tỏ ra khách quan, cũng khó tránh được những yếu tố chủ quan thể hiện qua cách tổ chức điểm nhìn trong lời kể Với điểm nhìn mang tính chất hướng nội, góp phần đi sâu vào thế giới tâm hồn của nhân vật Người kể chuyện ngôi thứ nhất phần nhiều là người trần thuật chủ quan, song phương thức trần thuật với người kể chuyện ngôi thứ nhất chủ quan đó lại được gọi là trần thuật khách quan Cùng với việc người sáng tác ý thức ngày càng rõ về tính ảo tưởng của vấn đề sở hữu chân lí tuyệt đối, tổ chức trần thuật với người kể chuyện ngôi thứ nhất đã trở thành một xu hướng phổ biến trong rất nhiều tác phẩm văn học hiện đại

Ví dụ:

“Tôi đến đơn vị sau Nho Hôm đó, tôi ngơ ngác đặt cái ba lô lên khúc cây ở sau doanh trại Nho ở dưới suối lên Tóc ướt Nước đọng từng giọt trong trên trán và trên sống mũi Nước suối chắc là nhiều lắm Có thể bởi tôi nghĩ Nho đứng lại, một giây thôi, rồi từ từ lại gần tôi, tay vặn cái khăn mặt ướt Nó hất đầu một cái rồi lướt đôi mắt khinh mạn nhìn từ đỉnh đầu xuống đôi giày đầy bùn tôi đang ra sức cọ xát vào nhau

- Đơn vị nào bổ sung đến? Quê đâu? Tên gì?”

(Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)

Dấu hiệu nhận biết: Người kể chuyện xưng “tôi”, là một nhân vật trong truyện

Trang 30

+ Người kể chuyện ngôi thứ hai so với ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba thì

ngôi kể thứ hai sẽ ít gặp hơn cả Ở ngôi kể này người kể chuyện sẽ mượn góc nhìn của độc giả để kể lại chuyện Chính vì vậy mà độc giả giống như trực tiếp tham gia vào câu chuyện, sẽ quan sát và kể lại câu chuyện Một trong những dấu hiệu cơ bản dễ nhận biết của ngôi thứ hai đó chính là sử dụng đại từ “bạn” trong lời kể chuyện

(Trích Ngôi trường mọi khi, Nguyễn Nhật Ánh)

Dấu hiệu nhận biết: Sử dụng đại từ “bạn”, người đọc như tham gia vào câu chuyện

+ Người kể chuyện ngôi thứ ba là người kể chuyện ẩn danh, kiểu kể chuyện

“Khách quan hoá”, không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, không tham gia vào các sự việc, chỉ được nhận biết qua lời kể Người kể chuyện ngôi thứ ba có khả năng nắm bắt tất cả những gì diễn ra trong câu chuyện, kể cả những biểu hiện sâu kín trong nội tâm nhân vật, do vậy trở thành người kể chuyện toàn tri Song người kể chuyện ngôi thứ ba có sử dụng quyền năng toàn tri hay không còn tuỳ thuộc vào chiến lược trần thuật cụ thể của từng tác phẩm Khác với người kể chuyện ngôi thứ nhất điểm nhìn của chủ thể kể chuyện ngôi thứ ba thường là từ bên ngoài Khi người kể chuyện ngôi thứ ba kể như một người “biết hết” về nhân vật, sự việc, tăng cường trực tiếp thể hiện thái độ đánh giá nhân vật, sự việc, lời người kể chuyện trở thành một trong những phương tiện đặc biệt quan trọng triển khai tư tưởng chủ đề, cảm hứng chủ đạo của tác phẩm Trong trường hợp này, phương thức trần thuật của tác phẩm được gọi là trần thuật chủ quan Tuy nhiên, người kể chuyện ngôi thứ ba

Trang 31

cũng có thể kể chuyện như một người “không biết hết” về nhân vật, sự việc, chỉ nương theo điểm nhìn (vật lí hay ý thức) của một hay một vài nhân vật, không trực tiếp thể hiện thái độ đánh giá nhân vật, sự việc Khi đó, phương thức trần thuật của tác phẩm được gọi là trần thuật khách quan Trong trường hợp này, tư tưởng chủ đề, cảm hứng chủ đạo không thể hiện nhiều qua lời người kể chuyện, mà toát lên từ toàn bộ tổ chức tác phẩm Thông qua chủ thể, người đọc nhận thấy được thái độ, tư tưởng tình cảm của tác giả thể hiện ở các mức độ đậm nhạt khác nhau Người kể chuyện ngôi thứ ba không trực tiếp tham gia (giấu mình, ẩn sau câu chuyện); nhưng thường có lợi thế “toàn tri” với khả năng “biết hết” câu chuyện, có thể “nhìn thấu” tính cách, số phận và thế giới nội tâm của nhân vật Tuỳ theo điểm nhìn trần thuật được tác giả lựa chọn, kiểu người kể chuyện “toàn tri” cũng có những giới hạn nhất định

Ví dụ:

“Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ (…) Chú San lấy cô Thanh giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông Đám rước đông Mai phải phụ với ông chèo đò mấy chuyến mới hết Chú San đi học nghề ở nước ngoài về mấy tháng, chưa xin được việc Chú mặc cái áo sơ mi, thắt caravat đứng ngay ở mũi đò Các cô mặc áo cổ lá sen, các bà, các ông mặc áo nâu sồng ngồi ở khoang đò, miệng nhai trầu bỏm bẻm Mặt chú San tươi, rạng rỡ, lúc nào cũng cười cười, răng trắng lấp loá Cứ nhớ đến dì Mây là Mai muốn đắm đò Nghĩ ác! Nhưng quả thật lòng Mai cứ bồn chồn, bứt rứt như có lửa đốt Mai vênh vênh cái mặt bảo chú San: “Đám cưới chú đông phải di thuyền rồng” Chú chau mày: “Chú xin cháu Đừng nói Ông buồn” Mai lặng người nhìn ông đứng sạp thuyền chậm rãi, dứt khoát quẫy từng nhịp chèo”

(Trích Truyện Người ở bến sông Châu, Sương Nguyệt Minh)

Dấu hiệu nhận biết: Người kể chuyện gọi nhân vật bằng tên riêng; giấu mình, không tham gia vào câu chuyện

● Điểm nhìn

+ Người kể chuyện, dù ở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba, đều kể chuyện từ

điểm nhìn nhất định, nó giữ vị trí quan trọng trong sáng tác văn học Trong thế kỉ

Trang 32

XX, đặc biệt ở Mị và Anh điểm nhìn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Theo Abrahams “những cách thức mà một câu chuyện được kể đến - một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư cấu” [19] Trần Đình Sử quan niệm “Điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả Khái niệm điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới”[28] Có thể nói điểm nhìn là một yếu tố quan trọng của nghệ thuật kể chuyện, là yếu tố có khả năng chi phối trực tiếp tới tính trần thần của người kể chuyện Điểm nhìn góp phần soi sáng toàn bộ diễn biến câu chuyện quan hệ các nhân vật….Trong một tác phẩm tự sự đều xuất phát từ một điểm nhìn nhất định và bởi một người kể chuyện nào đó Có thể khẳng định người kể chuyện và điểm nhìn nghệ thuật có một mối quan hệ vô cùng chặt chẽ Để nhận diện người kể chuyện thì điểm nhìn là một trong những tiêu chí Để hiểu rõ điểm nhìn toàn diện và sâu sắc phải kết hợp với ngôi kể của người kể chuyện Có thể chia điểm nhìn thành ba loại cơ bản sau đây: điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong, điểm nhìn toàn tri

+ Điểm nhìn bên ngoài: đây là điểm nhìn mà người kể chuyện đứng bên ngoài để quan sát câu chuyện Điểm nhìn này góp phần giúp người đọc tri nhận những biểu hiện, những hành động bên ngoài của nhân vật, trong khi đó tâm lí nhân vật không được phân tích mà người đọc tự phải cảm nhận, người đọc có thể đưa ra các quan điểm, tự đánh giá về các hành động của nhân vật Cũng chính vì lẽ đó mà đây được đánh giá là điểm nhìn mang tính khách quan nhất

+ Điểm nhìn bên trong: là điểm nhìn mà nhân vật tự bộc lộ suy nghĩ của mình, tự cảm nhận nội tâm bên trong, được trần thuật qua một cái nhìn của một tâm trạng nhân vật cụ thể Từ đó mà đời sống nội tâm của nhân vật được tái hiện một cách sâu sắc

+ Điểm nhìn toàn tri: là kiểu điểm nhìn trong đó người kể chuyện miêu tả hay tái hiện đời sógn chủ yếu từ ngôi thứ ba, kiểu người kể chuyện biết tuốt Với điểm nhìn này người kể chuyện có mặt khắp mọi nơi, nắm bắt được tất cả diễn biến

Trang 33

câu chuyện, đồng thời có khả năng nắm bắt được toàn bộ bí mật thầm kín nhất của tất cả các nhân vật Ngoài ra người kể chuyện còn có thể bình luận về những sự việc đã diễn ra, về nhân vật trong truyện

nói, giọng điệu là những sắc thái tình cảm Giọng điệu là một trong những yếu tố góp phần tạo nên phong cách nhà văn, nó góp phần phản ánh thái độ, tình cảm, tâm trạng, nhận thức của con người trong thời điểm nào đó Để chi phối giọng điệu dựa vào các yếu tố cảm hứng, tư tưởng của tác giả, cái nhìn hiện thự… Khi xác định giọng điệu cần các định các yếu tố liên quan: hình tượng, cách diễn đạt, cú pháp, âm thanh, nhịp điệu Tuy nhiên mỗi câu chuyện, mỗi một tác phẩm văn học sẽ có những sắc thái, giọng điệu khác nhau, và xoay quanh một giọng điệu chủ đạo

● Ngôn ngữ

+ Ngôn ngữ là yếu quan trọng, là chất liệu, phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng văn học Thông qua lớp ngôn từ nhà văn truyền tải thông điệp, tư tưởng, ý đồ nghệ thuật từ đó thể hiện nét cá tính, phong cách nghệ thuật cũng như tài năng của mình Theo lí thuyết tự sự học, ngôn ngữ tổn tại dưới hai dạng: diễn ngôn của người kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật Ngôn ngữ nhân vật là sản phẩm của nhân vật, và được lựa chọn và thể hiện thôgn qua người kể chuyện, có vai trò cụ thể hóa ngôn ngữ của người kể chuyện Ngôn ngữ người kể chuyện là do người kể chuyện tạo ra Nó là lời kể, tả, bình luận của người kể chuyện, có chức năng khắc hoạ bối cảnh, thời gian, không gian, miêu tả sự việc, nhân vật, thể hiện cách nhìn

Trang 34

nhận, thái độ đánh giá đối với sự việc, nhân vật Từ điểm nhìn và hệ thống lời người kể chuyện, lời nhân vật, các phương diện của bức tranh đời sống và nhân vật được hiển hiện để người đọc tri nhận Quyền năng của người kể chuyện thể hiện ở phạm vi miêu tả, phân tích, lí giải và mức độ định hướng đọc qua việc cắt nghĩa, đánh giá sự kiện, nhân vật được khắc hoạ trong tác phẩm văn học

c Vai trò của người kể chuyện

Trong tổ chức kết cấu tác phẩm, người kể chuyện đóng vai trò quan trọng Người kể chuyện góp phần tổ chức hệ thống hình tượng nhân vật trong truyện với các hình thức đối chiếu, đối lập, bổ sung, tương phản Chẳng hạn như trong đoạn

trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền người kể chuyện đã lựa chọn quan hệ

đối chiếu, tương phản để làm cho nhân vật hiện lên sắc nét hơn: một bên là Giăng Van-giăng đại diện cho cái thiện, tình yêu thương, lòng nhân ái với một bên là Gia-ve đại diện cho cái ác, tàn nhẫn, lạnh lùng, mất hết tình người Giăng Van-giăng là đại diện của tấm lòng nhân ái, tình yêu thương con người Qua đó tác giả muốn khẳng định, tình yêu thương con người có thể sưởi ấm trái tim, đem lại hi vọng vào tương lai tốt đẹp cho con người Đây cũng là giá trị nhân văn cao cả mà V.Huy-gô muốn gửi đến bạn đọc Tiếp đó người kể chuyện góp phần liên kết các hệ thống sự kiện để tạo thành truyện, hình thành nên các dạng cốt truyện như: cốt truyện tâm lí, cốt truyện tuyến tính,… Một tác phẩm có thể có một người kể chuyện kể vể một câu chuyện, nhưng cũng có những tác phẩm có một người kể chuyện lại kể thêm nhiều câu chuyện khác

Thứ hai, Người kể chuyện giúp định hướng, dẫn dắt người đọc, góp phần gợi mở giúp người đọc tiếp cận với nhân vật từ đó hiểu được những tâm tư tình cảm, những suy nghĩ của nhân vật

Thứ ba, Người kể chuyện góp phần giúp tác giả trình bày tư tưởng, quan niệm về nghệ thuật, về nghệ thuật cuộc sống Qua nhân vật người kể chuyện ta phần nào thấy được quan niệm, tư tưởng của nhà văn về cuộc sống

Có thể khẳng định, người kể chuyện là nhân tố đóng vai trò tích cực trong việc tổ chức tác phẩm, dẫn dắt và định hướng người đọc tiếp cận với thế giới nghệ thuật Ngoài ra, người kể chuyện góp phần giúp tác giả bộc lộ những quan điểm, tư

Trang 35

tưởng của mình về nghệ thuật, cuộc sống Với những vai trò quan trọng đặc biệt này của người kể chuyện nên trong quá trình sáng tác nhà văn rất có ý thức trong việc lựa chọn cho mình một người kể chuyện thích hợp

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1.Vị trí, vai trò của văn bản truyện trong chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018

Thể loại và kiểu văn bản được hiểu theo các cấp độ sau: - Loại văn bản, gồm: văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin - Thể loại: chỉ những thể loại của văn bản văn học, gồm các thể loại lớn học lặp lại ở tất cả các lớp: truyện, thơ, kí, kịch

- Tiểu loại: là các thể loại nhỏ trong mỗi thể loại lớn; mỗi lớp học một số tiểu loại này

Trong chương trình GDPT 2018 nói chung và SGK Ngữ văn 10 bộ Kết nới tri thức với cuộc sống nói riêng, truyện có một vị trí đáng kể chiếm đến 22% trên tổng số bài học được đưa vào phần đọc hiểu Bộ SGK Ngữ văn THPT được thiết kế theo mô hình tích hợp, bám sát các yêu cầu của CT Ngữ văn 2018; lấy hệ thống thể loại có kết hợp với chủ đề /đề tài làm chỗ dựa để phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học, các năng lực chung và các phẩm chất chủ yếu cho HS

- Phân bổ các mạch kiến thức văn học từng cấp học + Cấp tiểu học: một số hiểu biết sơ giản về truyện, nhân vật trong văn bản văn học, cốt truyện, thời gian, không gian, từ ngữ, hình ảnh, lời nhân vật, đối thoại

+ Cấp trung học cơ sở: những hiểu biết về các thể loại (truyện dân gian, truyện ngắn; tiểu thuyết và truyện thơ Nôm); một số yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học (người kể chuyện, người kể chuyện ngôi thứ nhất, người kể chuyện ngôi thứ ba, nhân vật, điểm nhìn, sự thay đổi người kể chuyện và điểm nhìn, xung đột, không gian và thời gian, lời người kể chuyện và lời nhân vật, kết cấu)

+ Cấp trung học phổ thông: đòi hỏi kĩ năng đọc cao hơn (thần thoại, sử thi, truyện hiện đại; tiểu thuyết hiện đại, hậu hiện đại); một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết văn bản văn học (câu

Trang 36

chuyện, người kể chuyện toàn tri, người kể chuyện hạn tri, người kể chuyện và sự dịch chuyển, phối hợp điểm nhìn, cách kể, đặc trưng của hình tượng văn học; phong cách văn học; những hiểu biết về lịch sử văn học và một số tác gia lớn)

Ví dụ: Lớp 10 học truyện, gồm thần thoại và sử thi, tiểu thuyết và truyện ngắn Lớp 11 sẽ học truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm, truyện ngắn hiện đại, Lớp 12 sẽ học truyện truyền kì, truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại Các thể loại khác cũng được thiết kế tương tự

Lớp 10, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Lớp Truyện Thơ Kịch Nghị

luận

Thông tin Thơ văn

Nguyễn Trãi

1.2.2.Cấu trúc bài học Quyền năng của người kể chuyện, SGK Ngữ văn 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

1.2.2.1 Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Ngữ văn 10 gồm 2 tập Tập một có 5 bài học, tập trung vào các loại, thể loại VB cơ bản: truyện (thần thoại, truyện ngắn), sử thi, thơ trữ tình, kịch bản văn học chèo và tuồng, VB nghị luận Tập hai có 4 bài học, tập trung vào các loại, thể loại VB: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ trữ tình, VB nghị luận, VB thông tin Bài 6 và bài 9 có cách triển khai tương đối khác với các bài còn lại Bài 6 tập trung học về tác gia Nguyễn Trãi theo yêu cầu của chương trình Bài 9 mang tính tổng hợp, đáp ứng định hướng giáo dục ở cấp THPT theo yêu cầu của CT GDPT năm 2018 và thể hiện

trực tiếp triết lí Kết nối tri thức với cuộc sống của bộ sách, với các VB có nội dung

chuẩn bị cho cuộc hành trình vào tương lai của HS

Trang 37

- Ngay sau từng bài ôn tập là một số phụ lục: Bảng tra cứu thuật ngữ, Bảng giải thích một số thuật ngữ, Bảng tra cứu một số yếu tố Hán Việt và Bảng tra cứu tên riêng nước ngoài Những phụ lục này vừa bổ sung kiến thức và thông tin cho các

bài học chính, vừa giúp HS từng bước làm quen với thao tác tìm kiếm thông tin khi sử dụng một cuốn SGK hay sách khoa học

*Cấu trúc bài học

- Tên bài: Nêu một vấn đề hay yếu tố nổi bật của loại, thể loại VB (Riêng

nhan đề bài 6 và bài 9 làm rõ chủ đề của bài học, do các bài này được tổ chức theo mạch riêng, xuyên suốt bộ SGK Ngữ văn cấp THPT)

- Yêu cầu cần đạt: Đọc (gồm cả Thực hành tiếng Việt), Viết, Nói và nghe; Phẩm chất

• Đọc

– Tri thức ngữ văn: Trang bị các khái niệm công cụ về văn học và tiếng Việt

giúp HS đọc hiểu VB và vận dụng để viết, nói và nghe – Mỗi bài học thường có 3 VB đọc hiểu, đáp ứng định hướng đọc hiểu theo loại, thể loại VB hay chủ đề được thể hiện ở tên của bài học

Sau mỗi VB đọc chính có mục Kết nối đọc – viết, yêu cầu HS viết đoạn văn

ngắn có nội dung được gợi ra từ VB đọc

Thực hành tiếng Việt (được đặt sau VB cuối cùng của phần Đọc): Bài tập;

Khung kiến thức sơ giản (giúp nhận biết các hiện tượng, vấn đề được thực hành) Ngữ liệu để thiết kế các bài tập chủ yếu lấy từ các VB đọc hiểu trong bài học

● Viết: Yêu cầu của kiểu bài; Bài viết tham khảo; Thực hành viết (Chuẩn bị

viết; Tìm ý, lập dàn ý; Viết; Chỉnh sửa, hoàn thiện) Riêng với kiểu bài Viết báo cáo nghiên cứu, do đặc trưng kiểu bài, tiểu mục Tìm ý, lập dàn ý được đổi thành Xây dựng đề cương

● Nói và nghe: Yêu cầu; Chuẩn bị nói và nghe; Thực hành nói và nghe; Trao

đổi (phần Trao đổi có gợi ý mẫu bảng tự đánh giá và đánh giá về nội dung thuyết

trình hay thảo luận)

● Củng cố, mở rộng (ôn lại những kiến thức và kĩ năng chính)

● Thực hành đọc (tự đọc một VB thuộc thể loại chính được học trong bài)

Trang 38

● Đọc mở rộng: Thay vì soạn thành mục riêng như SGK Ngữ văn ở cấp

THCS, Ngữ văn 10 cài đặt nội dung hoạt động này vào phần Củng cố, mở rộng

Bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể (truyện thần thoại, truyện ngắn trung đại, truyện ngắn hiện đại)

Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca (thơ trữ tình) Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận (VB nghị luận)

Bài 4: Sức sống của sử thi (sử thi) Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian (kịch bản văn học chèo và tuồng) Bài 6: Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này” (VB nghị luận, thơ trữ tình) Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện (truyện ngắn, tiểu thuyết)

Bài 8: Thế giới đa dạng của thông tin (VB thông tin) Bài 9: Hành trang cuộc sống (VB thông tin, VB nghị luận, thơ)

Bảng 1.2 Hệ thống bài học trong SGK Ngữ văn 10

bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

1 Sức hấp dẫn của truyện kể

Truyện thần thoại, truyện ngắn trung đại, truyện ngắn hiện đại

11 tiết (7 tiết đọc và 1 tiết tiếng Việt; 2 tiết viết (1 tiết hướng dẫn viết, 1 tiết trả bài); 1 tiết nói và nghe)

2 Vẻ đẹp của thơ ca

Thơ trữ tình 11 tiết (6 tiết đọc và 1 tiết

tiếng Việt; 3 tiết viết (1 tiết hướng dẫn viết, 1 tiết viết, 1 tiết trả bài); 1 tiết nói và nghe) 3 Nghệ thuật

thuyết phục trong văn nghị luận

VB nghị luận 11 tiết (6 tiết đọc và 1 tiết

tiếng Việt; 2 tiết viết (1 tiết hướng dẫn viết, 1 tiết trả bài); 1 tiết nói và nghe; 1 tiết đọc mở rộng)

4 Sức sống của Sử thi 9 tiết (5 tiết đọc và 1 tiết

Trang 39

sử thi tiếng Việt; 2 tiết viết (1 tiết

hướng dẫn viết, 1 tiết trả bài); 1 tiết nói và nghe)

5 Tích trò sân khấu dân gian

Kịch bản văn học chèo và tuồng

7 tiết (4 tiết đọc; 2 tiết viết (1 tiết hướng dẫn viết, 1 tiết trả bài); 1 tiết nói và nghe)

Kiểm tra giữa kì, ôn tập và kiểm tra cuối kì

2 tiết (ôn tập) + 2 tiết (kiểm tra) + 1 tiết (trả bài)

6 Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợdân này”

VB nghị luận, thơ trữ tình

12 tiết (7 tiết đọc và 1 tiết tiếng Việt; 3 tiết viết (1 tiết hướng dẫn viết, 1 tiết viết, 1 tiết trả bài); 1 tiết nói và nghe) 7 Quyền năng

của người kể chuyện

Truyện ngắn, tiểu thuyết

12 tiết (7 tiết đọc và 1 tiết tiếng Việt; 2 tiết viết (1 tiết hướng dẫn viết, 1 tiết trả bài); 1 tiết nói và nghe; 1 tiết đọc mở rộng)

8 Thế giới đa dạng của thông tin

VB thông tin 11 tiết (6 tiết đọc và 1 tiết

tiếng Việt; 3 tiết viết (1 tiết hướng dẫn viết, 1 tiết viết, 1 tiết trả bài); 1 tiết nói và nghe) 9 Hành trang

cuộc sống

VB thông tin, VB nghị luận, thơ

11 tiết (6 tiết đọc và 1 tiết tiếng Việt; 3 tiết viết (1 tiết hướng dẫn viết, 1 tiết viết, 1 tiết trả bài); 1 tiết nói và nghe) Kiểm tra giữa

kì, ôn tập và kiểm

2 tiết (ôn tập) + 2 tiết (kiểm tra) + 1 tiết (trả bài)

Trang 40

tra cuối kì

1.2.2.2 Bài học “Quyền năng của người kể chuyện”

SGK Ngữ văn lớp 10 bài 7 (12 tiết) bao gồm: Đọc (8 tiết); Thực hành Tiếng việt (1 tiết); Viết (2 tiết); Nói nghe (1 tiết):

- Đọc (8 tiết): 4 VB truyện được xác định là VB đọc chính: Dưới bóng hoàng lan ( Thạch Lam), Một chuyện đùa nho nhỏ (An-tôn Sê-khốp), Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích Những người khốn khổ, Vích-to Huy-gô) Ngoài ra, còn có 1 VB truyện khác đặt ở phần thực hành đọc: Con khướu sổ lồng (Trích – Nguyễn Quang Sáng) Như thế, có một văn bản kế thừa và ba văn bản mới Về hình thức, các văn bản trên đáp ứng được yêu cầu của CT lớp 10 về đọc truyện

Về kiến thức sau tiết học này, học sinh trình bày và đánh giá được: Một số yếu tố của truyện như: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật; Tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản

Đồng thời học sinh hình thành được các năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, phối hợp với bạn cùng nhóm, thực hiện công việc nhóm nhỏ, đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân; Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập

Năng lực đặc thù của HS được thể hiện qua năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học cụ thể như:

+ Người cầm quyền khôi phục uy quyền: HS trình bày được nội dung, vị trí của đoạn trích trong tác phẩm; hoàn cảnh, số phận, tính cách từng nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật; tư tưởng nhân văn cao đẹp của tác giả thể hiện ở quan niệm về các giá trị của con người HS phân tích được quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba thể hiện ở mức độ thấu suốt diễn biến của câu chuyện cũng như mọi thay đổi tinh vi trong hành động, suy nghĩ của nhân vật; sự chuyển dịch linh hoạt điểm nhìn trong kể chuyện; khả năng chi phối cách nhìn nhận, đánh giá của người đọc về sự việc, nhân vật được miêu tả trong tác phẩm

Ngày đăng: 05/09/2024, 10:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A, Nguyễn Trí (2001), Giáo trình làm văn, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình làm văn
Tác giả: Lê A, Nguyễn Trí
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
3. Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch (2003), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX, NXB ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX
Tác giả: Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch
Nhà XB: NXB ĐHQGHN
Năm: 2003
4. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB ĐHQGHN
Năm: 1999
5. Barthes, R (2003) Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể (Tôn Quang Cường dịch), Tạp chí Văn học nước ngoài, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Dự thảo chương trình phổ thông môn Ngữ văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo chương trình phổ thông môn Ngữ văn
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Năm: 2018
8. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Thông tư 32/2018/TT – BGDĐT về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 32/2018/TT – BGDĐT về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Năm: 2018
9. Bộ Giáo dục và đào tạo (2013), Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Năm: 2013
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kì 3, NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kì 3
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2020
11. Bộ giáo dục Hàn Quốc (2015), Chương trình giáo dục môn Quốc ngữ, Bản dịch của Viện khoa học Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục môn Quốc ngữ
Tác giả: Bộ giáo dục Hàn Quốc
Năm: 2015
12. Nguyễn Viết Chữ (2016), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2016
13. Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Tác giả: Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2014
14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
16. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lí Giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí Giáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2006
17. Nguyễn Thúy Hồng (2007), Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS THCS, THPT, NXB ĐHQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS THCS, THPT
Tác giả: Nguyễn Thúy Hồng
Nhà XB: NXB ĐHQG
Năm: 2007
18. Đoàn Trọng Huy, Hoàng Lan Anh, Trần Văn Trọng (2016), Đổi mới nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường Sư phạm, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường Sư phạm
Tác giả: Đoàn Trọng Huy, Hoàng Lan Anh, Trần Văn Trọng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2016
19. Bùi Mạnh Hùng, Phan Huy Dũng, (2022), Kết nối tri thức với cuộc sống, Ngữ văn 10, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết nối tri thức với cuộc sống, Ngữ văn 10
Tác giả: Bùi Mạnh Hùng, Phan Huy Dũng
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2022
20. Khrapchenko KB (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học
Tác giả: Khrapchenko KB
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1978
21. Phan Trọng Luận – Trương Dĩnh – Nguyễn Thanh Hùng – Trần Thế Phiệt (1996), Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn
Tác giả: Phan Trọng Luận – Trương Dĩnh – Nguyễn Thanh Hùng – Trần Thế Phiệt
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
22. Trần Thị Hiền Lương (2015), Chuẩn đánh giá năng lực tạo lập văn bản trong môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 116 (5/2015) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn đánh giá năng lực tạo lập văn bản trong môn Ngữ văn ở trường phổ thông
Tác giả: Trần Thị Hiền Lương
Năm: 2015
23. Thành Hưng (2014), Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực, Tạp chí thông tin Khoa học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực
Tác giả: Thành Hưng
Năm: 2014