1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức dạy học kịch bản chèo cho học sinh lớp 10 theo hướng tiếp cận văn hoá

172 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức dạy học kịch bản chèo cho học sinh lớp 10 theo hướng tiếp cận văn hóa
Tác giả Nguyễn Lê Vân An
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Hải Anh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Giáo dục
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 172
Dung lượng 1,51 MB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài (9)
  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (11)
    • 2.1. Một số nghiên cứu về tiếp cận kịch bản chèo từ góc nhìn văn hóa (11)
    • 2.2. Một số nghiên cứu về dạy học kịch bản chèo trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông (14)
  • 3. Mục đích nghiên cứu (17)
  • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu (17)
  • 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu (18)
    • 5.1. Khách thể nghiên cứu (18)
    • 5.2. Đối tượng nghiên cứu (18)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (18)
    • 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận (18)
    • 6.2. Phương pháp điều tra (18)
    • 6.3. Phương pháp chuyên gia (18)
    • 6.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành (19)
    • 6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm (19)
    • 6.6. Phương pháp xử lí số liệu (19)
  • 7. Những đóng góp của đề tài (19)
    • 7.1. Về lí luận (19)
    • 7.2. Về thực tiễn (19)
  • 8. Cấu trúc luận văn (20)
  • CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (21)
    • 1.1. Dạy văn bản văn học theo hướng tiếp cận văn hóa (21)
      • 1.1.1. Khái niệm văn hóa (21)
      • 1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học (23)
    • 1.2. Đặc trưng của chèo (26)
      • 1.2.1. Khái niệm, nguồn gốc về chèo (26)
      • 1.2.2. Các phương diện văn hóa trong đọc hiểu kịch bản chèo (30)
    • 1.3. Những yêu cầu khi dạy kịch bản chèo (32)
    • 1.4. Thực trạng dạy học kịch bản chèo ở nhà trường phổ thông theo hướng tiếp cận văn hóa cho học sinh lớp 10 (35)
      • 1.4.1. Nhận thức của giáo viên về hoạt động tổ chức dạy học kịch bản chèo (35)
      • 1.4.1. Nhận thức của học sinh về hoạt động tổ chức dạy học kịch bản chèo (43)
  • CHƯƠNG II. TỔ CHỨC DẠY HỌC KỊCH BẢN CHÈO CHO HỌC (50)
    • 2.1. Định hướng dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa (50)
      • 2.1.1. Yêu cầu cần đạt của dạy học kịch bản chèo theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 (50)
      • 2.1.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa (53)
        • 2.1.2.1. Bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 (53)
        • 2.1.2.2. Bám sát đặc trưng thể loại (54)
        • 2.1.2.3. Phù hợp với tâm lí lứa tuổi và vừa sức với học sinh (54)
        • 2.1.2.4. Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả (56)
    • 2.2. Một số định hướng dạy học trích đoạn kịch bản chèo “Xuý Vân giả dại” và “Thị Mầu lên chùa” theo hướng tiếp cận văn hóa (56)
      • 2.2.1. Khai thác ý nghĩa văn hóa qua hệ thống biểu tượng (57)
      • 2.2.2. Khai thác ý nghĩa văn hóa qua dạng thức tính cách nhân vật (62)
      • 2.2.2. Khai thác ý nghĩa văn hóa qua ngôn ngữ trong kịch bản chèo (74)
    • 2.3. Quy trình tổ chức dạy kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa (78)
      • 2.3.1. Dạy đọc hiểu kịch bản chèo (78)
        • 2.3.1.1. Trước khi đọc (79)
        • 2.3.1.2. Trong khi đọc (83)
        • 2.3.1.3. Sau khi đọc (88)
      • 2.3.2. Dạy học viết theo hướng tiếp cận văn hóa (96)
      • 2.3.3. Dạy học nói và nghe theo hướng tiếp cận văn hóa (102)
  • CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM (108)
    • 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm (108)
    • 3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian và phương pháp thực nghiệm thực nghiệm (108)
      • 3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm (108)
      • 3.2.2. Thời gian thực nghiệm (109)
      • 3.2.3. Phương pháp thực nghiệm (109)
    • 3.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm (110)
      • 3.3.1. Nội dung thực nghiệm (110)
      • 3.3.2. Tiến trình thực nghiệm (111)
    • 3.4. Thiết kế giáo án thực nghiệm (114)
      • 3.5.1. Tiêu chí đánh giá (114)
      • 3.5.2. Thiết kế đề kiểm tra đánh giá (118)
      • 3.5.3. Kết quả đánh giả thực nghiệm định tính (119)
      • 3.5.4. Kết quả đánh giá định lượng (121)
      • 3.5.5. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm sư phạm (123)
    • 3.6. Kết luận thực nghiệm (124)
  • PHỤ LỤC (130)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (39)

Nội dung

Bên cạnh đó, mặc dù chương trình 2006 đã quan tâm và tổ chức dạy học hai trích đoạn này với tư cách là một một bộ phận của sân khấu kịch truyền thống, hướng HS đọc hiểu tác phẩm qua nhân

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Một số nghiên cứu về tiếp cận kịch bản chèo từ góc nhìn văn hóa

Chèo là một hình thức nghệ thuật biểu diễn dân gian do người nông dân vùng châu thổ sông Hồng sáng tạo ra, là một hợp phần quan trọng của nghệ thuật sân khấu Việt, vốn có vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam Hình thức biểu diễn chèo xưa, từ rò diễn đến diễn viên, từ khán phòng đến khán giả đều là sản phẩm, là những yếu tố mang dáng dấp của văn hóa làng xã - yếu tố cơ sở của văn hóa dân tộc trong thời kỳ phong kiến Khác với một số hình thức nghệ thuật truyền thống khác chủ yếu đề cập đến các nhân vật và sự kiện xảy ra trong cung đình - với mạch chủ đề chính là những câu chuyện bảo vệ ngai vua, một ngôi chùa, một dòng tộc, thì nghệ thuật chèo lại dành sự quan tâm đến số phận những con người bình thường trong xã hội, kể về những thân phận có số phận truân chuyên, gặp nhiều thác ghềnh vốn rất phổ biến trong nhân dân lao động Chèo ca ngợi những tấm gương cao cả trong tình bạn, tình yêu chung thuỷ, lòng hiếu thảo, sự khát khao hạnh phúc, tự do cá nhân…

4 Đây có thể nói là nét nổi bật giúp nghệ thuật chèo có sức sống bền vững trong nhân dân suốt chiều dài lịch sử, được nhiều thế hệ người Việt yêu thích và góp phần gìn giữ, lưu truyền

Với vai trò quan trọng như vậy, chèo đã trở thành chủ đề được nhiều học giả thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm, nghiên cứu trong một thời gian dài Trong đó, nghiên cứu chèo từ góc nhìn văn hóa là cách tiếp cận được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng Có thể kể đến một số công trình như: “Chèo - một hiện tượng sân khấu dân tộc” của Trần Bảng (1963), trong đó đề cập các vấn đề lí luận cơ bản của nghệ thuật chèo - tiếng nói của tâm hôn dân tộc Nhà nghiên cứu này khẳng định: “Thuộc về một loại sân khấu tổng thể (theatre total), nghệ thuật chèo đã hội tụ ở nơi mình tinh hoa của cả nền văn hóa gốc gác lâu đời của lưu vực sông Hồng” Đồng thời, nhà nghiên cứu này cũng nhấn mạnh sự phát triển và lan toả rộng rãi của hình thức nghệ thuật biểu diễn này bắt nguồn từ sự đồng điệu, dễ nghe, dễ xem, dễ cảm đối với những người nông dân lao động Nhờ đó, chèo có được màu sắc đa dạng của nhiều vùng miền, địa phương như Chèo Đông, Chèo Đoài, Chèo Kinh Bắc, Chèo Sơn Nam…

Trong Mấy vấn đề trong kịch bản chèo, nhà nghiên cứu Hà Văn Cầu (1977) nhận định, chèo xưa hình thành, phát triển và tiến hóa trên các tính chất căn bản hằng định (gọi tắt là căn tính) sau đây: Nông nghiệp - làng xã - nghiệp dư và Công nghiệp - đô thị - chuyên nghiệp ” Trong đó, “căn tính” nông nghiệp - làng xã - nghiệp dư thuộc về các kịch bản chèo được viết trước Cách mạng Tháng Tám, với những đặc điểm như: tín ngưỡng đa thần, tính cộng đồng trong lao động sản xuất, coi trọng nề nếp đã được xác lập, nền kinh tế tự cấp tự túc

Năm 1996, Trần Đình Ngôn đã đề cập đến yếu tố dân gian trong chèo, dựa trên các tư liệu như: chèo đưa linh, huyết hồ phú, huyết hồ trò, từ thức, Phan Trần, Quan Âm Thị Kính Và có tham khảo các tư liệu của các tác giả như Hà Văn Cầu và Trần Bảng để đưa ra kết luận: “Trong giai đoạn sơ khai của sân khấu chèo nói chung và kịch bản chèo nói riêng, các nghệ sĩ dân gian đã sáng tác theo phương thức dân gian tổng hợp từ văn học dân gian, nghệ thuật diễn xướng dân gian, trò nhại dân gian và múa hát dân gian để tạo nên một hình thức sân khấu dân gian Việt Nam đó là chèo

Trong cái thủa ban đầu này, sân khấu chèo trong đó có phần cốt lõi của nó là kịch bản đã được cấu thành bởi yếu tố dân gian và chỉ một mà thôi! Bởi vì toàn bộ các sự kiện, tình tiết, nhân vật, lời văn trong kịch bản đều được nhận thức, đánh giá và chọn lọc theo tư duy dân gian của các nghệ nhân xưa, và được trình bày bằng phong cách dân gian tiếp thu từ trò nhại, múa hát và dân gian và văn học dân gian” [23, tr.26]

Hai nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Phách và Huỳnh Lý trong cuốn Chèo và tuồng (1958), cho rằng: “văn chương trong Chèo có đủ những đặc sắc của sự phô diễn trong ca dao, dân ca, tục ngữ: hình ảnh, âm điệu, ngữ ngôn phong phú và chính xác Nhiều khi nó dùng ngay những thành ngữ, tục ngữ, ca dao cũ, chọn và ghép rất đúng chỗ…

Khi tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở triết học, văn hóa và mĩ học của chèo cổ, nhà nghiên cứu Trần Trí Trắc (1996) cũng đã nhận định: Ca dao - dân ca thơ lục bát của người Việt đã trở thành một trong những tiền đề quan trọng, khách quan cho sự hình thành và phát triển nghệ thuật Chèo Chèo, không thể không có những yếu tố của ca dao - dân ca Những yếu tố đó không chỉ là lời thơ, làn điệu mà còn là lối kết cấu theo thể đối thoại, theo lối so sánh, ví von, ẩn dụ, nhân cách hóa và hành động hóa trong tự sự cũng như trong cảm hứng trữ tình

Nhà nghiên cứu Lộng Chương (1958) trong bài Nhận xét một số đặc điểm của nghệ thuật chèo cổ quan vở Quan Âm Thị Kính nhận định: khai thác kho tàng phong dao, ngạn ngữ, chèo có ngôn ngữ đơn giản, nhẹ nhàng, dí dỏm, nhiều hình ảnh, cách dùng sắc sảo linh hoạt Tiếng đế “nói lên sự thống nhất giữa nghệ thuật và quần chúng”, “tiêu biểu cho dư luận quần chúng đối với ý nghĩ hành động của nhân vật”

Năm 2001, PGS.TS Nguyễn Tất Thắng, trong loạt chuyên luận nghiên cứu

“Đi tìm bản sắc dân tộc trong chèo từ góc nhìn văn hóa” đã đề cập đến thi pháp chèo dưới sức ép thẩm mĩ của ý đồ giáo huấn đạo đức và chỉ ra bản sắc dân tộc trong việc xây dựng hình tượng các nhân vật nữ, trong ngôn ngữ chèo, các yếu tố trò Đặc biệt, tác giả đã phân tích cụ thể vai diễn Thị Mầu, Xuý Vân… để làm rõ các vấn đề trên,

6 thông qua các quá trình điển hình của cuộc đời nhân vật nữ từ tại gia - xuất giá - xa phu,…

Nghiên cứu về giá trị nghệ thuật chèo trong văn hóa Việt Nam, Hà Thị Hoa (2021) nhận định: “Chèo thể hiện bản chất tư duy tổng hợp trong văn hóa Việt, cũng có thể là truyền thống của văn hóa phương Đông nói chung Nghệ thuật phương Đông là nghệ thuật tả ý, không phải là nghệ thuật tả thực Đó là truyền thống “vẽ mây tả trăng”, là truyền thống “kiệm lời” của văn học dân gian người Việt Vì vậy, cho nên mới có “nhấn” và “lướt” ở trong Chèo Những gì cần thể hiện ý một cách sâu sắc thì phải “nhấn”, những gì xa ý thì cần phải “lướt” Nét đặc trưng văn hóa này rất khác với văn hóa phương Tây Đó cũng là thể hiện tính triết học phương Đông khá cao của Chèo” [17; tr.37].

Một số nghiên cứu về dạy học kịch bản chèo trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông

Vấn đề giảng dạy TP văn học theo đặc trưng loại thể nói chung và dạy kịch bản văn học theo đặc trưng loại thể nói riêng đã được nghiên cứu trong một thời gian dài

Có thể kể đến một số công trình như: Sách “Vấn đề giảng dạy TP văn học theo loại thể” của các tác giả Trần Thanh Đạm (1971) đã làm rõ nhiều vấn đề trong mối quan hệ giữa loại thể và PPDH môn Ngữ văn Trong đó, các tác giả đi sâu nghiên cứu ba thể loại: tự sự, trữ tình và kịch, sau đó gợi ý phân tích nhiều thể nhỏ cụ thể như: thơ, biền văn (hịch, cáo, phú, văn tế, ), truyện, kí, kịch, Tác giả Trần Thanh Đạm khẳng định nhà văn sáng tác theo loại thể thì người đọc cũng tiếp nhận theo loại thể và người dạy cũng giảng dạy theo loại thể Giảng dạy TP văn học theo loại thể chính là một phương diện lớn của việc giảng dạy TP văn học trong sự thống nhất giữa hình thức với nội dung, một sự giảng dạy đi đúng với quy luật và bản chất của văn học, đồng thời đảm bảo hiệu quả GD cao nhất

Với cuốn “Cảm thụ và giảng dạy Văn học nước ngoài”, tác giả Phùng Văn Tửu đã có những đóng góp quan trọng cho việc dạy kịch có hiệu quả Ông cho rằng: “Khi giảng kịch, chúng ta chú ý đến đặc trưng của loại hình nghệ thuật này để HS khỏi rơi

7 vào tình trạng thấy học kịch chẳng khác gì học truyện ngắn hay tiểu thuyết ” Ông muốn nhấn mạnh đến đặc trưng loại thể của kịch khi giảng dạy Phân tích một đoạn kịch phải gắn liền với kết cấu, với bối cảnh, không gian, thời gian, lời thoại nhân vật, hành động, xung đột Tất cả những yếu tố trên là những định hướng ban đầu giúp ta tiếp cận văn bản kịch còn hướng tiếp nhận TP kịch theo đặc trưng loại thể thì chưa được chỉ ra rõ ràng, cụ thể

Tác giả Nguyễn Viết Chữ trong cuốn “PPDH TP văn chương (theo loại thể)”

(2001) cũng khẳng định: “Việc xác định loại thể là vấn đề mấu chốt trong quá trình phát triển khoa học PPDH TP văn chương” [9; tr.57] Từ đây tác giả đưa ra phương pháp, biện pháp cụ thể dạy học TP tự sự, TP trữ tình, các TP văn học nước ngoài

Còn riêng với TP kịch, ông mới chỉ dừng lại ở mức độ khơi gợi chứ chưa đưa thành một chương của cuốn sách Trong bài “Một số vấn đề đọc - hiểu văn bản kịch” (trích trong Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 8 - Nxb Giáo dục, 2009), tác giả Nguyễn Trọng Hoàn đã nói đến khái niệm kịch, những đặc trưng của kịch và khẳng định: “Đọc - hiểu văn bản kịch cần chú trọng nhiều phương diện thuộc về đặc trưng của thể loại này: từ loại hình nhân vật, bối cảnh trang trí sân khấu, các hướng dẫn trực tiếp về cử chỉ, hành động, các lớp nghĩa của lời thoại, các yếu tố phụ hoạ, các yếu tố có tính ước lệ, Tiếp nhận văn bản kịch bản văn học hết sức ưu tiên tính kịch” [14; tr.35] Sách GV Ngữ văn 11, chương trình nâng cao, tập 1 - Nxb Giáo dục, 2007 định hướng: GV

“cần chú ý đến đặc trưng của kịch trong quá trình hướng dẫn đọc - hiểu, nhất là trong chương trình THPT, kịch là thể loại văn học mà HS chưa có điều kiện để học nhiều”

Tài liệu Bồi dưỡng GV thực hiện chương trình, SGK lớp 11 môn Ngữ văn (Nxb Giáo dục, 2007) cũng nêu rõ: “Khi giảng kịch, phải làm sao để HS cảm nhận được đặc trưng của thể loại, tránh học kịch mà như học tiểu thuyết hay truyện ngắn ”

Các nghiên cứu trên là minh chứng cho thấy việc ý thức và nghiên cứu rõ về loại thể giúp người dạy, người học định hướng đúng mục tiêu chính của việc phân tích TP văn học Tùy thuộc vào thể loại, thể tài của đối tượng phân tích mà tìm cách tiếp cận cho phù hợp Trong khuôn khổ đề tài của mình, chúng tôi tập trung nghiên

8 cứu việc dạy học loại thể sân khấu kịch hát, mà cụ thể ở đây là kịch bản chèo, cho đối tượng HS lớp 10

Các công trình đi trước chủ yếu tập trung vào các vấn đề thuộc đặc trưng thể loại chèo Bên cạnh một số khía cạnh biểu diễn, nghệ thuật hoá trang, phục trang, dàn dựng…, có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về khái niệm, đặc trưng nội dung, phương pháp xây dựng, các yếu tố văn hóa… được đan cài trong kịch bản chèo Chẳng hạn, trong cuốn Mấy vấn đề trong kịch bản chèo, GS Hà Văn Cầu (1967) đi sâu tìm hiểu ngôn ngữ đối thoại trong chèo, nhân vật trong chèo Nhà nghiên cứu này cho rằng: “Ngôn ngữ trong một vở chèo là phương tiện để xác định thân phận nhân vật, đồng thời lại là sự thể hiện hành động của nhân vật đó Một câu đối thoại hay luôn luôn là câu nói vừa giải thích được những đặc điểm riêng của nhân vật đồng thời lại vừa nói lên được hành động của nhân vật đó” [3; tr.15] Tìm hiểu ngôn ngữ trong chèo, tác giả đi vào tìm hiểu việc thơ ca vận dụng vào chèo, các biến cách tu từ trong chèo, các lối nói có tuyền luật: câu nói sử và các bài hát trong chèo Tìm hiểu về nhân vật trong chèo, tác giả đi vào tìm hiểu đặc điểm nhân vật, phân loại nhân vật và mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật

Còn với tác giả Trần Đình Ngôn trong cuốn “Kịch bản chèo từ dân gian đến bác học” lại quan tâm nhiều hơn đến sự kết hợp yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong kịch bản chèo Tác giả Trần Việt Ngữ trong cuốn “Về nghệ thuật chèo” lại đi sâu vào đặc điểm cơ bản của nghệ thuật chèo cổ Ông nêu lên 6 đặc điểm cơ bản về nghệ thuật của chèo cổ là: “Một, chèo thuộc loại sân khấu khuyến giáo đạo đức; Hai, chèo thuộc loại kịch hát dân tộc; Ba, chèo thuộc loại kịch hát bi - hài dân tộc; Bốn, chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện Việt Nam (còn gọi là sân khấu tự sự dân tộc); Năm, chèo thuộc loại sân khấu ước lệ và cách điệu; Sáu, đặc điểm chuyên dùng và đa dùng nghệ thuật bộc lộ quy luật phát triển của chèo cổ” [21; tr.46] Những công trình kể trên đều là những nghiên cứu chuyên sâu về đặc trưng của kịch bản chèo cổ Đỗ Thị Nguyệt (2010) tìm hiểu việc dạy và học kịch bản chèo theo đặc trưng thể loại cho HS lớp 10, chương trình nâng cao, với mục tiêu thể nghiệm đổi mới, làm rõ cách thức tổ chức dạy học TP văn học dân gian ở lớp 10 (giới hạn ở thể loại chèo),

9 giúp HS nắm được đặc trưng thể loại, có khả năng phân tích và rung động với loại hình sân khấu dân tộc Qua triển khai thực nghiệm dạy trích đoạn “Kim Nham” thuộc vở chèo “Xuý Vân giả dại”, tác giả nhận thấy việc dạy học TP văn học kịch bản chèo theo đặc trưng thể loại cho HS phổ thông (lớp 10) là hoàn toàn khả thi Thông qua việc khảo sát HS tham gia học thực nghiệm, tác giả đã đưa ra những kết luận về phương pháp, biện pháp dạy học theo hướng HS là bạn đọc sáng tạo một cách có ý nghĩa áp dụng trong thực tiễn.

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về dạy học kịch bản chèo, dạy học Ngữ văn theo hướng tiếp cận văn hóa, luận văn đề xuất các phương pháp cụ thể để dạy học kịch bản chèo “Xuý Vân giả dại” và “Thị Mầu lên chùa” (Bộ sách Cánh Diều) cho HS lớp 10 theo hướng tiếp cận văn hóa, nhằm triển khai có hiệu quả dạy học kịch bản chèo theo yêu cầu của CT giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 Từ đó, góp phần đổi mới phương pháp dạy học văn bản chèo, nâng cao hiệu quả dạy học, tạo thêm hứng hứng thú và niềm yêu thích của HS đối với một loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận từ văn hóa: khái niệm văn hóa; đặc trưng của văn hóa; mối quan hệ của văn hóa với văn học nói chung và mối quan hệ của văn hóa với kịch bản chèo nói riêng; tiếp cận văn hóa trong tổ chức dạy học kịch bản chèo

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc dạy đọc kịch bản chèo cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Đông Triều, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

- Xây dựng quy trình, đề xuất các biện pháp dạy học kịch bản chèo (Kịch bản chèo “Xuý Vân giả dại” và “Thị Mầu lên chùa”) cho HS lớp 10 theo hướng tiếp cận văn hóa

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu

Các phương pháp tổ chức dạy học kịch bản chèo cho HS lớp 10 theo hướng tiếp cận văn hóa.

Đối tượng nghiên cứu

Cách thức để tổ chức dạy học kịch bản chèo “Xuý Vân giả dại” (trích vở “Kim Nham”) và “Thị Mầu lên chùa” (trích vở “Quan Âm Thị Kính) từ phương diện văn hóa có bám sát và đáp ứng yêu cầu của chương trình Ngữ văn 2018

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài đặc biệt là các tài liệu viết về dạy học thể loại chèo theo hướng tiếp cận văn hóa để xác định được căn cứ làm cơ sở lí luận ban đầu để tiếp tục nghiên cứu

- Nghiên cứu những chủ chương chính sách của Nhà nước, của ngành GD có liên quan tới nội dung nghiên cứu.

Phương pháp điều tra

- Tiến hành dự giờ quan sát các giờ dạy thuộc các tiết học của thể loại kịch nhằm bổ sung cho lí luận và chỉnh lí các biện pháp sư phạm

- Điều tra về chất lượng HS ở các lớp để lựa chọn lớp thực nghiệm và đối chứng

- Sử dụng phiếu điều tra, bảng hỏi, dự giờ, phỏng vấn, tham khảo giáo án, sổ điểm của GV…

Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các giảng viên và GV có kinh nghiệm dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa và những thuận lợi, khó khăn khi tổ

11 chức các hoạt động dạy học thể loại kịch bản chèo “Xuý Vân giả dại” và “Thị Mầu lên chùa” cho HS lớp 10 trong Chương trình Ngữ văn mới.

Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Nghiên cứu liên ngành không phải là sự cộng lại của các ngành khoa học với nhau, mà là sự tổng tích hợp các cách tiếp cận, các phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành vào trong một ngành khoa học mới Vì vậy để làm rõ phương diện văn hóa trong quá trình tổ chức dạy và học kịch bản chèo bắt buộc GV và HS phải tiếp cận nhiều chuyên ngành khác như: xã hội học, nhân học, sử học, khảo cổ học, tâm lí học, Muốn hiểu sâu được đối tượng nghiên cứu, cần phải đứng ở nhiều góc độ khác nhau để có thể nhận thức về nó một cách đầy đủ và toàn diện.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tổ chức giảng dạy thực nghiệm, phát phiếu điều tra; so sánh đối chiếu kết quả trước và sau quá trình thực nghiệm ở từng lớp và giữa các lớp, chiều hướng biến đổi năng lực của HS giữa các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm.

Phương pháp xử lí số liệu

- Phân tích kết quả thực nghiệm bằng phương pháp phân tích định lượng và phân tích định tính

- Sử dụng các phần mềm xử lí số liệu vào việc đánh giá kết quả thu được.

Những đóng góp của đề tài

Về lí luận

Hệ thống hoá được cơ sở lí luận của việc thiết kế các biện pháp tổ chức dạy học kịch bản chèo cho HS lớp 10 theo hướng tiếp cận văn hóa

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và Bộ sách Cánh diều.

Về thực tiễn

- Đánh giá được thực trạng tổ chức dạy học kịch bản chèo cho HS lớp 10 hiện nay

- Đề xuất được các biện pháp tổ chức dạy học kịch bản chèo lớp 10 theo hướng tiếp cận văn hóa.

Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2 Tổ chức dạy học kịch bản chèo cho HS lớp 10 theo hướng tiếp cận văn hóa

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Dạy văn bản văn học theo hướng tiếp cận văn hóa

Từ thế kỷ XIX đến nay có rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về văn hóa Năm 1959, Leslie Alvin White có nêu một quan niệm đáng chú ý về văn hóa khi ông cho rằng văn hóa là các biểu tượng, các sự vật, hiện tượng hay hành động có gắn với năng lực tạo ra biểu tượng của con người Trong nhiều lớp sự vật, hiện tượng mà khoa học hiện đại nghiên cứu có một lớp chưa có động, các sự vật ý nghĩa tượng trưng và năng lực tiếp nhận các biểu tượng tên gọi Đó là lớp hiện tượng gắn liền với năng lực cấp cho tư tưởng, hành vốn là năng lực chỉ con người mới có Chúng tôi đề nghị gọi lớp sự vật, hiện tượng gắn liền với sự biểu tượng hoá là lớp các biểu tượng

White nhấn mạnh đến năng lực riêng chỉ con người mới có là năng lực tạo ra biểu tượng (symbolization), từ đó coi văn hóa chính là hệ biểu tượng

Năm 1871, Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” [35; tr.56] Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… Có người ví, định nghĩa của Tylor mang tính “bách khoa toàn thư” vì đã liệt kê hết mọi lĩnh vực sáng tạo của con người White định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau” [36; tr.40]

14 Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [18; tr.458] Với quan niệm này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: Văn hóa bao gồm cả hệ thống giá trị tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh [32; tr.55]

Theo định nghĩa này thì văn hóa là những gì đối lập với thiên nhiên và do con người được sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc

Có một quan niệm khác thu hẹp khái niệm văn hóa vào biểu tượng Hai nhà nghiên cứu Lê Nguyên Cẩn và Trần Lê Bảo khi bàn về ứng dụng văn hóa trong nghiên cứu văn học đều nói đến việc nghiên cứu biểu tượng Lê Nguyên Cẩn viết: “Để tạo ra góc nhìn văn hóa, chúng tôi tiếp cận TP từ hệ thống các biểu tượng văn hóa” [5; tr.23] Trần Lê Bảo đề cập đến sự cần thiết “giải mã văn hóa” trong TP văn học, và sự giải mã văn hóa này thực chất theo ông là tập trung vào những ký hiệu và biểu tượng văn hóa để phân tích nội hàm của chúng: “xét từ góc độ phù hiệu văn bản, tập trung chủ yếu ở ngôn ngữ, những ký hiệu, biểu tượng văn hóa, từ đó mở rộng phân tích lí giải những nội hàm văn hóa của chúng - như mọi người thường gọi là giải mã văn hóa - đây là công việc đầu tiên vô cùng quan trọng trong quá trình tìm hiểu, phân tích văn hóa trong TP văn học cụ thể” [1; tr.68] Nguyễn Văn Dân khi tổng kết các thành tựu tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam đã viết: “Trong khi tiếp cận văn học từ nhiều hướng, ta có thể đặt hiện tượng văn học vào môi trường văn hóa để lí giải và đánh giá giá trị lịch sử của hiện tượng văn học đó Và điều quan trọng là phải xác định được chính xác các mối liên hệ giữa hiện tượng văn học đó với các tư tưởng và motip văn hóa cụ thể” [10; tr.23]

Nhân danh tiếp cận văn hóa, người đọc vừa tìm hiểu những ý nghĩa nội tại, vừa tìm hiểu những ý nghĩa ngoại vi – bao gồm cả hiện tượng phát sinh và phát triển – của tác phẩm văn học; tất cả đều mang những tín hiệu văn hóa một thời, dưới mắt nhà nghiên cứu hiện đại

Do ý nghĩa phức tạp của khái niệm văn hóa, nhiều nhà nghiên cứu “chỉ vận dụng một số kiến thức văn hóa mà họ cho là cần thiết để đọc văn học, chứ chưa có ý thức xây dựng một hệ thống vấn đề mang tính chất lý thuyết cho việc đọc tác phẩm văn học bằng văn hóa” [35, tr.11] Tự đặt cho mình nhiệm vụ “phải góp phần hoàn thiện hệ thống vấn đề mà thế hệ đi trước đã khởi xướng”, Trần Nho Thìn “không chủ trương tìm một định nghĩa văn hóa của riêng mình” mà chỉ “đặc biệt lưu ý đến quan niệm giá trị của chủ thể văn hóa” [35, tr.12] Cái “quan niệm giá trị” ấy, thực ra lại luôn chuyển hóa theo thời đại và gắn bó hữu cơ với chủ thể văn hóa, trở thành bản chất của khái niệm văn hóa, một khái niệm mà nhà nghiên cứu cho rằng không cần định nghĩa thêm Quan niệm về “Một số vấn đề lý luận của văn học Trung đại nhìn từ góc độ văn hóa” và luận chứng từ những bài viết “Tiếp cận văn hóa với một số tác giả, tác phẩm Trung đại tiêu biểu” của Trần Nho Thìn là những kinh nghiệm quý báu mà luận văn này đã tiếp thu và phát triển để giải quyết vấn đề đặc thù thể loại Chèo cổ Để xác lập góc nhìn, luận văn này đưa ra khái niệm chung về văn hóa là một hệ thống giá trị nhận thức của cộng đồng, tồn tại tương đối bền vững, biểu hiện thành thái độ và phương thức ứng xử của con người đối với bản thân và đối xã hội vào một thời kỳ lịch sử nhất định Từ đó, luận văn phát hiện một số dạng thức (có thể gồm nhiều kiểu thức) về biểu tượng (thực vật, động vật,…), nhân vật và ngôn ngữ xuất hiện trong tác phẩm văn học biểu đạt những nội dung nhất định, hướng đến những giá trị văn hóa, theo quan niệm của chủ thể sáng tác văn học

1.1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học

Chọn góc nhìn văn hóa để tiếp cận văn học thì văn học phải được miêu tả và phân tích trước tiên Văn học thể hiện văn hóa, chịu sự quy định của văn hóa, tương

16 tác với văn hóa Xét về một ý nghĩa nào đó, nhà văn là người đã viết nên lịch sử tâm hồn văn hóa dân tộc mình bằng văn học để thức nhận những ký ức văn hóa dân tộc nơi người đọc Tiếp xúc với TP văn học cũng chính là tiếp xúc với những giá trị văn hóa được nhà văn phản ánh trong đó, nhất là những TP văn học mà đối tượng phản ánh là những vấn đề văn hóa như TP văn học viết về phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng, các truyền thuyết lịch sử, lễ hội… Dấu ấn văn hóa ở những TP văn học thuộc thể tài này là đối tượng nghiên cứu của văn hóa học ứng dụng, khi chúng ta tìm hiểu các giá trị văn hóa nhìn từ văn học, dựa trên cơ sở lý thuyết liên ngành giữa văn học và văn hóa Bởi, theo Likhachốp: “Trong khi kiếm tìm những đặc điểm của nền văn hóa, trước hết, chúng ta cần phải tìm hiểu sự trả lời ở văn học và chữ viết.” [13; tr.55]

Không hiếm các ví dụ về ảnh hưởng của văn hóa truyền thống trong văn học Việt Nam thế kỷ XX Lâu nay, không ít nhà nghiên cứu vẫn nghĩ rằng, bước sang thế kỷ XX, do ảnh hưởng của quá trình hiện đại hoá văn học mà thi pháp hiện đại ảnh hưởng của văn học phương Tây đã đẩy lùi thi pháp văn học trung đại Trên thực tế, quá trình vượt thoát thi pháp văn học trung đại là một quá trình lâu dài, không dễ gì thực hiện trong một sớm một chiều

Quan niệm văn hóa về tính chủ động thuộc về nam giới, tính bị động thuộc về nữ giới hầu như đã thấm vào máu của người Việt Nam, trở thành cái vô thức, cổ sức sống lâu dài văn hóa có sức sống lâu bền hơn chính trị, khi một sự kiện thi chính trị diễn ra, một chế độ mới ra đời thì không nhất thiết tất cả các yếu tố của nền văn hóa cũ lập tức tiêu vong Đặc điểm này của văn hóa đòi hỏi chúng ta khi nghiên cứu về những bước chuyển biến của văn học, đặc biệt là trình “hiện đại hoá” văn học, phải chú ý không những đến phương diện thay đổi, biến đổi mà cả phương diện bảo lưu, duy trì của văn hóa truyền thống như một dòng chảy trong lịch sử văn học dân tộc

Một số nhà nghiên cứu khi bàn về văn hóa và văn học dân gian có xu hướng đối lập khá cực đoan văn hóa Nho giáo và văn hóa dân gian theo hướng là cái gì thuộc văn hóa dân gian Việt Nam đều tốt đẹp, còn những gì thuộc Nho giáo đều xấu Trương Tửu là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên ở thế kỷ XX đã phác thảo một đối lập tuyệt đối giữa văn hóa Nho giáo và văn hóa dần gian truyền thống: “Quá tôn sùng

17 lí tính, Nho giáo đàn áp tất cả những tình cảm bồng bột của con người Nó đặt ra bao nhiêu lễ nghi, phong tục để trói buộc trái tim Nó kiềm chế sức phát triển cá nhân Nó giảng dạy một thứ hi sinh nô lệ Nó khiến người ta thành một chiếc vòng trong chuỗi xích Nó là một đạo phục tòng mù quáng, đặt ra cốt để ủng hộ tổ chức phong kiến của xã hội Nó đã gây nên một văn chương giáo huấn nông cạn và khô héo

Tuy được giai cấp thống trị cổ xuý và bảo vệ, nó cũng vẫn không tránh được sức tàn phá mạnh mẽ của tự nhiên Những năng lực nhân loại bao giờ cũng yêu cầu một phát triển toàn thể và tận lượng Trong lúc các tín đồ mê muội của Nho giáo chịu hi sinh cá tính cho lễ nghi xã hội, đa số dân chúng vẫn ồ ạt chạy theo tiếng gọi của tự nhiên Những lời ca, làn điệu trong những vở chèo cổ mà ta thường được trước sân đình, dưới luỹ tre làng, đủ để chứng tỏ rằng dân chúng Việt Nam vẫn khao khát sống một cuộc đời đầy đủ, lí thú hơn cái sống nhân tạo của Nho giáo Họ có một tâm hồn dồi dào biết cảm xúc đến tất cả những tình u uẩn, nồng nàn của trái tim

Đặc trưng của chèo

1.2.1 Khái niệm, nguồn gốc về chèo

Sân khấu là nghệ thuật tổng hợp có lịch sử lâu đời Với tư cách là những thể loại thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu, sân khấu truyền thống Việt Nam được cấu thành bởi hai yếu tố quan hệ mật thiết với nhau là kịch bản văn học và nghệ thuật diễn xướng Tuy nhiên, nếu nghệ thuật diễn xướng thuộc về sân khấu, là con đẻ của bộ môn nghệ thuật học (như âm nhạc, vũ đạo, trình thức,…) thì kịch bản sân khấu với tư cách một TP văn học là một bộ phận của văn học sử Ở Việt Nam, loại hình sân khấu bao gồm chèo, tuồng, cải lương, kịch nói, kịch dân ca… Nhận định về “sân khấu”, PGS Nguyễn Tất Thắng cho rằng: “Sân khấu là bộ mặt và thể chất của văn hóa dân tộc, do đó là bộ phận quan trọng của văn hóa nhân loại” [27; tr.34] Trong hành trình lịch sử gần ngàn năm, sân khấu Việt Nam đã “chưng cất” trong mình hồn, khí dân tộc, luôn là phần nhạy cảm trong dòng chảy văn hóa dân tộc, là sự biểu đạt rõ nét nhất những vấn đề văn hóa tinh thần của thời đại trước mỗi biến thiên của lịch sử

Mang trong mình hơi thở của dòng văn hóa dân gian, lối triết lí phương Đông của văn hóa lúa nước Đông Nam Á, nghệ thuật sân khấu truyền thống Chèo trước những biến thiên của lịch sử và trong môi trường tồn tại của mình đã dần hình thành và bồi đắp cho mình những bản sắc riêng ngay trong cái nôi chung văn hóa dân tộc Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật đưa ra định nghĩa và nguồn gốc của chèo

Trong công trình Khảo cứu về hát tuồng và chèo đăng tải trên Tạp chí Nam Phong vào năm 1928, Nguyễn Thúc Khiêm đã lí giải về chèo: “Tiếng Chèo là bởi chữ trào nói trệch (chệch) ra Trào nghĩa là cười Ngoài Bắc gọi Chèo là giễu cợt cái sự tích bật cười của người đời cố ra làm vui để xem cho thỏa thích, để dạy người ta răn chừa”

Theo Trần Huyền Trân (1956), chèo có từ đời Trần, khoảng thế kỷ XIII, khi Nguyễn Sĩ Cố và Hàn Thuyên phát triển chữ Nôm, lấy dân ca, dân vũ, dân nhạc làm nền tảng Ông cũng đề cập đến quá trình phát triển của chèo nhưng nhấn mạnh về sự hình thành các làn điệu và phương pháp vận dụng chúng

Trong quá trình phát triển, chèo đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, dần dần trở thành loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo của dân tộc Vào thế kỉ XV, do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, vua Lê Thánh Tông đã cấm không cho phép biểu diễn chèo trong cung đình Từ đó, chèo trở về cuộc sống đồng quê, với người nông dân Tới thế kỉ XVIII, chèo phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và đạt tới đỉnh cao vào cuối thế kỉ XIX Những vở diễn như Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn này Đồng thời, cũng trong giai đoạn này, chèo chịu ảnh hưởng của Tuồng, khai thác một số tích truyện như Tống Trân, Phạm Tải Đầu thế kỉ XX, chèo được đưa lên sân khấu thành thị, trở thành loại hình nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp, được gọi là chèo hiện đại, mở ra thêm một số vở diễn kinh điển như: Oan khuất một thời, Ngọc Hân công chúa, Linh khí Hoa Lư, Nàng Sita, Tấm áo bào hoàng đế, Thái hậu Dương Vân Nga, Chiếc bóng oan khiên, Đồng tiền vạn lịch, Chiến trường không tiếng súng

Các nhà nghiên cứu phân chia chèo thành bốn loại chính: chèo sân đình (chèo cổ), chèo cải lương, chèo chái hê, chèo hiện đại Chèo sân đình (chèo cổ) được xem là loại chèo nguyên sơ của những phường chèo xưa Sở dĩ gọi là chèo sân đình bởi địa điểm diễn của phường chèo này thường ở sân đình, sân chùa Sân khấu chèo sân đình thường chỉ là một chiếc chiếu cói trải ngoài sân, đằng sau treo chiếc màn nhỏ, diễn viên và nhạc công ngồi hai bên mép tạo dàn đế Trong chèo cổ, chất liệu dân ca các miền đã được làm phong phú hơn

Về nội dung, để tạo dựng được một kịch bản thì cốt truyện là thành tố nền tảng quan trọng bậc nhất Những người làm nghệ thuật chèo thường truyền tai nhau câu nói “có tích mới dịch nên trờ” để thể hiện vai trò của cốt truyện trong chèo Những tích chèo được lấy hầu hết ở kho tàng truyện cổ dân gian hoặc truyện Nôm gần gũi với đời sống sinh hoạt của khán giả bình dân, rồi nâng lên một mức cao bằng nghệ

20 thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, vì vậy nên rất phong phú và phản ánh đời sống nhân dân trong xã hội Việt Nam Âm nhạc trong chèo gắn liền với tích chèo như hình với bóng Nói đến nhạc chèo là nói đến cả hai bộ phận: lời hát và nhạc Trong đó, phần hát (lời ca) bao gồm hơn một trăm làn điệu được chia thành các hệ thống khác nhau, thường là được lấy bởi các lời ca dao, rồi “bẻ” thành làn điệu hát chèo Còn nhạc chèo đóng vai trò đệm cho hát, tạo tình huống kịch, mở màn cho vở diễn, được lấy từ các làn điệu dân ca đồng bằng và trung du Bắc Bộ

Khi trình diễn chèo, người diễn viên cần chú ý mọi hành động của mình bởi mỗi động tác trong chèo đều mang tính múa Có câu “nhất cử nhất động giai điểm vữ”, múa chèo bắt nguồn từ các điệu múa trong dân gian Động tác múa ở đây không mang tính chất trừu tượng mà giản dị, gần gũi với sinh hoạt của quần chúng nhân dân lao động nhờ sử dụng cách điệu các động tác sinh hoạt, lao động, tín ngưỡng của người dân vùng nông thôn như: đi, đứng, đổi vị trí, giao tiếp, cuốc đất, cày cấy, gặt hái, xe tơ, dệt vải theo đó là cách đánh mắt linh hoạt của diễn viên, đòi hỏi người diễn viên phải là người linh hoạt, uyển chuyển nhịp nhàng và am hiểu về luật thơ để phối hợp nhuần nhuyễn giữa lời ca và động tác Có những điệu múa nhất định thể hiện tính cách của từng loại nhân vật như: múa đơn, múa đôi, múa hề mồi, hề gậy, lão say Điệu múa kết hợp chặt chẽ và nhịp nhàng với lời ca, làn điệu

Về kết cấu, chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu tuân thủ hai hình thức kết cấu: Một là kết cấu của vở diễn: thường đi theo trật tự kể chuyện, có mở trò (giới thiệu truyện và nhân vật), thân trò (nội dung chính), kết trò (lời kết nêu ý nghĩa của truyện và xin khép lại buổi diễn) Hai là kết cấu của câu chuyện mà chèo kể lại bằng sân khấu Kết cấu ấy thường là: Người phụ nữ ở nhà - Người phụ nữ đi lấy chồng - Gặp tai biến - Trải qua khó khăn - Xử lí khó khăn - Kết thúc hạnh phúc (bằng đoàn viên hoặc khẳng định sự trong sạch của bản thân) hoặc kết thúc bi kịch (bằng sự bất hạnh hoặc chết) Chèo chủ định diễn lại những truyện có sẵn từ trước nên không chú ý tạo kịch tính như các loại hình kịch hiện đại Chèo không chủ đích tạo “các xung đột” ở các lớp kịch rồi giải quyết, mà chèo chỉ kể về các mâu thuẫn nhỏ trong truyện,

21 mâu thuẫn này nối tiếp mâu thuẫn kia cho đến hết Khi kể bằng sân khấu, chèo dẫn dắt người xem đi từ sự kiện này đến sự kiện khác, mỗi sự kiện đều cần giải quyết và được giải quyết trước khi đến với sự kiện tiếp theo nên tính kịch không cao Đổi lại, nó mang đến cho khán giả cảm giác chân thực khi bắt gặp những tình huống như những gì họ phải xử lí thường ngày Những màn cao trào chính, và cũng chính là kết tinh tư tưởng chủ đề của tác giả dân gian và nghệ thuật biểu diễn của diễn viên khiến người ta nhớ nhiều hơn cả tên vở chèo, chẳng hạn, trích đoạn Xuý Vân giả dại trong

“Kim Nham”, Thị Mầu lên chùa trong “Quan Âm Thị Kính”

Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hoá và rập khuôn với 5 mô-tip quen thuộc mà sử sách thời Lí Trần đã ghi chép: Sinh (thư sinh), Đào (nữ), Lão (ông lão), Mụ (bà lão), Hề Theo giáo sư Trần Bảng thì Hề, Lão, Mụ thường được diễn thao phong sách dân gian; còn Sinh, Đào thường diễn theo phong cách cổ điển, gần với hình tượng văn học Mỗi loại nhân vật đều biểu hiện mình bằng một số điệu hát và động tác múa đặc trưng để gây ấn tượng với người xem Tính cách của các nhân vật trong chèo thường không thay đổi so với chính vai diễn đó Về cơ bản, nhân vật chèo được chia thành hai loại chính: vai chín (chính diện) và vai lệch (phản diện), là công cụ phát ngôn cho lí tưởng đạo đức của người trí thức bình dân trong xã hội phong kiến:

Trai thời trung hiếu làm đầu, Gái thời tiết hạnh là câu răn mình

Con đường của các nhân vật chính diện trong chèo, nếu là trai thì chăm chỉ học hành, thi cử đỗ đạt như Dương Lễ, Kim Nham; còn nếu là gái thì chỉ dốc lòng chăm chỉ làm lụng, gánh vác “giang sơn” nhà chồng, chăm nuôi chồng học hành thi cử, nuôi con cũng chăm lo cho con thi cử học hành như Thị Phương, Trinh Nguyên, Thị Kính Còn nhân vật phản diện trong chèo thường là những kẻ có tiền, có quyền thế, chuyên đi áp bức người lương thiện Chèo quan niệm, người lương thiện là những người nghèo khổ, có nhiều phẩm chất tốt nhưng lại hay gặp chông gai trong xã hội đầy bất công Tuy vậy, họ vẫn giữ chí khí, lòng kiên trì và lương tâm trong sạch để

22 rồi đến cuối cùng gặp được kết thúc viên mãn, công thành danh toại Còn những kẻ ác thường là những người có tiền, tham lam, suốt ngày chỉ một lòng “vét cho đầy túi tham” để rồi nhận phải kết cục ê chề, bị thương

Ngoài ra, một trong những yếu tố làm nên thành công của vở chèo chính là sự tham gia của khán giả Đó là những tiếng đế mà người xem chen vào do ngẫu hứng

Những yêu cầu khi dạy kịch bản chèo

Các kịch bản chèo được đưa vào dạy học trong SGK Ngữ văn trước đây thuộc loại chèo cổ (hay còn gọi là chèo dân gian) Đến nay, chương trình GD phổ thông môn Ngữ văn 2018 cũng không có quá nhiều sự thay đổi về ngữ liệu kịch bản chèo trong chương trình học Chương trình chủ yếu vẫn lựa chọn ngữ liệu đọc hiểu và thực

25 hành đọc hiểu các trích đoạn kịch bản chèo nổi bật: “Xuý Vân giả dại” (trích chèo

“Kim Nham”), “Thị Mầu lên chùa” (trích chèo “Quan Âm Thị Kính”)

Bảng 1 Nội dung hai vở chèo được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn THPT

“Xuý Vân giả dại” là trích đoạn nổi tiếng bậc nhất trong vở chèo Kim Nham Nội dung đoạn trích kể sự việc Xuý Vân giả dại theo lời Trần Phương để buộc Kim Nham trả nàng về nhà

(trích chèo “Quan Âm Thị Kính”)

Văn bản “Thị Mầu lên chùa” kể về việc Thị Mầu lẳng lơ lên chùa, ve vãn tiểu Kính Tâm Qua đó cho thấy cá tính của nhân vật Thị Mầu, người con gái lẳng lơ, có cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện mình

Dưới sự thay đổi của định hướng GD, phương pháp GD, kịch bản chèo được đưa vào dạy học mang theo yêu cầu của việc đổi mới, hướng đến mục tiêu chính là giúp HS nhận biết và phân tích được một số yếu tố của kịch bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền, phân tích được chủ đề, thông điệp; bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo Do nét “đặc biệt” của thể loại, khi dạy đọc hiểu kịch bản chèo, ngoài việc giúp HS hiểu nội dung, GV cần chú trọng giúp HS nhận biết và phân tích các đặc điểm về ngôn ngữ và hình thức trình bày của kịch bản chèo trên giấy như các chỉ dẫn, hồi, cảnh, giới thiệu nhân vật, lời thoại, lời ca dân gian giúp HS thấy được tác dụng của cách trình bày và những lời ca dân gian ấy, từ đó hình thành năng lực đọc hiểu của chính bản thân mình

Có thể thấy rằng, việc dạy học đọc kịch bản chèo cho đối tượng HS phổ thông không hề đơn giản bởi nó là loại hình nghệ thuật sân khấu (tức là phải diễn xướng) Ở chèo có sự kết hợp nhuần nhuyễn vô cùng độc đáo các yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch

Việc đọc chèo, dạy học kịch bản chèo với tư cách là một kịch bản văn học không bao

26 giờ có thể đem lại được nhiều hiệu ứng tích cực như khi được xem diễn viên biểu diễn trực tiếp Dù vậy, không thể vì khó mà chúng ta bỏ cuộc Việc dạy học kịch bản chèo sẽ góp phần giúp HS hình thành những hiểu biết cơ bản, nuôi dưỡng niềm yêu thích về nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc, từ đó có ý thức hành động để giữ gìn, phát triển vẻ đẹp tinh hoa nước nhà

Chương trình GD phổ thông môn Ngữ Văn 2018 đã thể hiện quan điểm, sự chú trọng trong việc dạy học kịch bản chèo qua mục tiêu, định hướng dạy học cho GV

Chương trình nêu rõ mục tiêu của môn Ngữ văn là “môn học mang tính công cụ và thẩm mĩ - nhân văn; giúp HS có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động GD khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để GD HS những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở HS những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha, ”

Chương trình nêu rõ hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định về những yêu cầu cần đạt, tạo điều kiện cho các trường và GV có cơ hội được chủ động, sáng tạo trong việc lựa chọn ngữ liệu, PPDH, thiết kế hoạt động dạy học phù hợp với địa phương và đối tượng HS Ở cấp THPT, chương trình GD phổ thông môn Ngữ văn 2018 đòi hỏi HS có thể biết đọc và đọc thành thạo các thể loại văn học tiêu biểu, tiểu loại ít thông dụng (trong đó có chèo); hiểu được nghĩa trường minh và hàm ẩn của các loại văn bản ở mức độ khó hơn về cả dung lượng, nội dung, hình thức và yêu cầu đọc hiểu Chương trình cũng nêu rõ yêu cầu việc dạy học kịch bản chèo phải giúp HS hình thành được các tri thức của thể loại và đọc được hoàn chỉnh một vài trích đoạn kịch bản chèo tiêu biểu; giúp HS “nhận biết, phân tích được một số yếu tố của kịch bản chèo như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền ”; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản được học Từ đó, góp phần hình thành và phát triển năng lực toàn diện; bồi dưỡng đạo đức, lối sống cho HS Định hướng rõ nét về mục tiêu và yêu cầu dạy học kịch bản chèo của chương trình GD phổ thông môn Ngữ văn 2018 là cơ sở giúp cho nhà trường và GV bộ môn

Ngữ văn bước đầu biết, hiểu được những điều mình cần làm, phải làm trong hành trình dạy học văn bản nói chung, dạy học kịch bản chèo nói riêng.

Thực trạng dạy học kịch bản chèo ở nhà trường phổ thông theo hướng tiếp cận văn hóa cho học sinh lớp 10

Để khảo sát thực trạng dạy học kịch bản chèo ở nhà trường phổ thông, nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với khách thể tham gia khảo sát gồm 185 HS và 10 GV, hiện đang học tập và công tác tại các trường THPT đang sử dụng bộ sách Cánh diều Các câu hỏi khảo sát được xây dựng theo 4 tiêu chí: (1) Hứng thú học tập của HS đối với hoạt động học (đọc hiểu, viết, nói và nghe) kịch bản chèo; (2) Nguyên nhân của việc có hoặc không có hứng thú học tập đối với giờ học kịch bản chèo; (3) Thuận lợi và khó khăn của GV khi dạy học kịch bản chèo cho HS lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; (4) Hoạt động tổ chức dạy học kịch bản chèo ở trường phổ thông đã ứng dụng phương pháp tiếp cận văn hóa vào dạy học hay chưa? Để hiểu rõ thực tế dạy học kịch bản chèo ở nhà trường THPT hiện nay, chúng tôi tiến hành khảo sát các tư liệu, đối tượng sau:

- Phiếu hỏi GV về thuận lợi và khó khăn khi dạy học đọc hiểu ở trường phổ thông hiện nay

- Phiếu hỏi HS về hứng thú học kịch bản chèo

- Thu thập và nghiên cứu giáo án, dự giờ của GV

Mức độ tác động của khảo sát được được đo lường qua thang đo Likert 5 điểm

Khảo sát được tiến hành vào tháng 4/2023, sử dụng nền tảng khảo sát trực tuyến Google Forms Dữ liệu sau khi thu thập được xử lí bằng phần mềm Excel

1.4.1 Nhận thức của giáo viên về hoạt động tổ chức dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa ở trường trung học phổ thông hiện nay

Nhận thức của GV về dạy học theo hướng hướng tiếp cận văn hóa là điều kiện tiên quyết có tác động rất lớn đến kết quả dạy học, nếu không có nhận thức đúng đắn về vấn đề này thì GV sẽ không thể tổ chức thực hiện dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa có hiệu quả được Để tìm hiểu về dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa ở trường THPT, tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng về nhận thức của GV về sử dụng hướng tiếp cận này trong dạy học kịch bản chèo cổ cho HS lớp 10 Nội dung khảo sát như sau: a) Về thái độ học tập của học sinh khi giáo viên tổ chức dạy học kịch bản chèo Để khảo sát nội dung này, tác giả đã nêu câu hỏi: Khi dạy học đọc hiểu kịch bản chèo, thầy (cô) thấy thái độ học tập của HS như thế nào Kết quả thu được như sau:

Bảng 2 Nhận thức của GV về thái độ học tập của HS khi GV tổ chức dạy học kịch bản chèo

Thái độ học tập của HS Số lượng (GV) Tỉ lệ (%)

Hứng thú 1 10 Ít hứng thú 3 30

Qua khảo sát cho thấy, có 60% GV cho rằng HS không có hứng thú trong giờ học kịch bản chèo, còn lại 30 % cho rằng HS ít hứng thú và chỉ có duy nhất 1 GV đánh giá rằng HS cảm thấy hứng thú trong giờ học kịch bản chèo Điều này cho thấy mức độ hứng thú của HS trong giờ học kịch bản chèo khá thấp, cần thiết phải có biện pháp thay đổi phương pháp dạy học để nâng cao tinh thần học tập của HS b) Về nguyên nhân chính khiến học sinh không thích các giờ học kịch bản chèo?

Cùng với việc khảo sát về nhận thức của GV về thái độ học tập của HS, tác giả đã tiến hành khảo sát về nguyên nhân dẫn đến thái độ không có hứng thú trong giờ học kịch bản chèo qua câu hỏi: Theo thầy (cô) nguyên nhân nào là nguyên nhân chính khiến HS không thích các giờ học kịch bản chèo?

Kết quả khảo sát thể hiện ở biểu đồ sau:

Bảng 3 Đánh giá của GV về nguyên nhân chính khiến HS không hứng thú với các giờ học kịch bản chèo

Qua kết quả khảo sát trên cho thấy, phần lớn các GV đều đồng tình với nguyên nhân “HS thiếu tri thức công cụ cần thiết để thực hiện hoạt động học kịch bản chèo”, thực tế này nhấn mạnh vai trò của việc phải ứng dụng phương pháp dạy và học cụ thể vào trong giờ học kịch bản chèo c) Về thuận lợi của giáo viên khi dạy học kịch bản chèo cho học sinh lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018? Để khảo sát nội dung này, tác giả đặt câu hỏi: Theo thầy (cô), thuận lợi của giáo viên khi dạy học kịch bản chèo cho học sinh lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì? Ý kiến của các GV được thể hiện ở bảng sau:

Nội dung Số lượng (GV) Tỉ lệ (%) Ở Trung học cơ sở, HS đã được làm quen với trích đoạn chèo “Quan Âm Thị Kính” (Lớp 7) 3 30

Kịch ít khi có trong đề thi, đề kiểm tra HS chưa được hướng dẫn tiếp cận kịch bản chèo theo đúng đặc trưng thể loại

HS thiếu tri thức công cụ cần thiết để thực hiện hoả động học kịch bản chèoCó Không

Sở, Phòng GD-ĐT và nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề văn học, các lớp tập huấn thay sách, đổi mới phương pháp dạy và học

5 50 Được sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến nhiệt tình của quý thầy cô trong tổ chuyên môn 2 20

Bảng 4 Đánh giá của GV về thuận lợi của giáo viên khi dạy học kịch bản chèo cho học sinh lớp 10

Qua kết quả khảo sát cho thấy, các GV tham gia đều đánh giá cao vai trò của Sở, Phòng GD-ĐT và nhà trường trong việc tổ chức các chuyên đề văn học, các lớp tập huấn thay sách, đổi mới phương pháp dạy và học; điều này giúp cho GV được tiếp cận với các phương pháp mới, kịp thời đáp ứng các yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà không cảm thấy bỡ ngỡ trong việc sử dụng bộ SGK mới cũng như thực thi chương trình mới Bên cạnh thuận lợi khi nhận được nhiều sự quan tâm của các Sở, Phòng GD-ĐT và nhà trường, các GV cũng đánh giá cao việc HS đã được làm quen với trích đoạn chèo “Quan Âm Thị Kính” (Lớp 7); đây là tiền đề giúp học sinh lớp làm quen với thể loại này và khi tiếp tục học trong chương trình Ngữ văn 10 người dạy sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn các em tiếp cận tác phẩm trên phương diện thể loại mà sẽ có thể tập trung vào các khía cạnh nội dung và nghệ thuật d) Về khó khăn của giáo viên khi dạy học kịch bản chèo cho học sinh lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018?

Nội dung Số lượng (GV) Tỉ lệ (%)

Chương trình và sách giáo khoa lớp 10 mới đang triển khai nên còn nhiều bỡ ngỡ, xa lạ 2 20

Trong chương trình Ngữ văn THPT, kịch bản chèo là một thể loại không mới song khó 1 10 Điều kiện cơ sở vật chất của trường còn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học 1 10

Tài liệu tham khảo về kịch không phổ biến, dễ kiếm như các thể loại văn học khác 3 40

Gặp khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp tổ chức dạy học kịch bản chèo để tối ưu hoá hiệu quả giờ học

Bảng 5 Đánh giá của GV về khó khăn của giáo viên khi dạy học kịch bản chèo cho học sinh lớp 10

Về khó khăn của giáo viên khi dạy học kịch bản chèo cho học sinh lớp 10, phần lớn các GV cho rằng thầy (cô) gặp khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp tổ chức dạy học kịch bản chèo để tối ưu hoá hiệu quả giờ học Bên cạnh đó, tài liệu tham khảo về kịch không phổ biến, dễ kiếm như các thể loại văn học khác nên giáo viên có ít nguồn tham khảo, đối chiếu, so sánh để thiết kế kế hoạch bài dạy e) Về hoạt động quan trọng nhất khi dạy học kịch bản chèo Để khảo sát nội dung này, tác giả đặt câu hỏi: Khi hướng dẫn HS học kịch bản chèo, theo thầy (cô) hoạt động nào là quan trọng nhất? Ý kiến của các GV được thể hiện ở biểu đồ sau:

Xác định mâu thuẫn cơ bản của văn bản kịchXác định giá trị nghệ thuật của văn bản kịchXác định tư tưởng của tác giả thể hiện trong văn bản kịch

Dựa vào kết quả trên cho thấy, các GV có chung quan điểm về việc xác định tư tưởng của tác giả thể hiện trong văn bản kịch chiếm đa số (60%) so với hai nội dung còn lại, bởi đây là cách thức đáp ứng được mục đích dạy học của GV, đặc biệt là trong dạy học kịch bản chèo cổ trong chương trình Ngữ văn lớp 10 f) Về mức độ tri thức về phương pháp tiếp cận văn hóa của HS các lớp Để khảo sát nội dung này, tác giả đã nêu câu hỏi: Theo đánh giá của thầy (cô), tri thức về phương pháp tiếp cận văn hóa của HS các lớp thầy (cô) tham gia dạy học ở mức độ nào?

Kết quả khảo sát cho thấy, các GV tham gia cơ bản đã biết về phương pháp tiếp cận văn hóa trong dạy học, tuy nhiên vẫn rất hạn chế và chưa có hệ thống Thực tế này là một khó khăn lớn bởi nếu không nắm vững sẽ rất khó triển khai phương pháp này trong quá trình dạy học g) Về sự phù hợp của phương pháp tiếp cận văn hóa với thực tế dạy học kịch bản chèo ở trường, lớp hiện nay

Không có hiểu biết về phương pháp tiếp cận văn bản từ phương diện văn hoá Có nhưng rất ít và không có hệ thống

Phong phú và có hệ thống

Thực tế các GV đều đồng tình với sự phù hợp của phương pháp tiếp cận văn hóa với thực tế dạy học kịch bản chèo cho HS lớp 10 Hiện nay, bên cạnh phương pháp dạy học diễn giảng truyền thống, GV thường chủ yếu dạy học kịch bản văn học theo phương pháp sân khấu hoá, tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi sự công phu về mặt thời gian cũng như hình thức tổ chức, trong khi đó thời gian tiết học có hạn Với phương pháp tiện cận văn hóa, HS vẫn có thể tham gia tích cực vào quá trình học tập trên lớp bởi phương pháp này đòi hỏi học sinh phải sử dụng vốn tri thức văn hóa sẵn có để lí giải hệ thống biểu tượng, nhân vật, ngôn ngữ,…của tác phẩm vừa được GV bổ sung, hoàn thiện kiến thức về tác phẩm, văn hóai và lịch sử h) Về mức độ kết hợp phương pháp tiếp cận văn hóa với các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác Để khảo sát nội dung này, tác giả đặt câu hỏi: Khi tổ chức dạy học môn Ngữ văn, thầy (cô) thường sử dụng phương pháp tiếp cận văn hóa kết hợp với các kĩ thuật nào sau đây để dạy kịch bản chèo cho HS?

Bảng 4 Mức độ sử dụng phương pháp tiếp cận văn hóa kết hợp với các kĩ thuật khác trong tổ chức dạy học kịch bản chèo cho HS

Sử dụng phương pháp tiếp cận văn hóa kết hợp với các kĩ thuật khác

Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

1 Kết hợp với thảo luận nhóm 5 50 3 30 2 20 0 0

2 Kết hợp với đàm thoại 8 80 4 40 1 10 0 0

3 Kết hợp với nêu vấn đề 6 60 3 30 1 10 0 0

4 Kết hợp với vấn đáp 5 50 4 40 1 10 0 0

5 Kết hợp với trực quan 4 40 4 40 2 20 0 0

6 Kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn 0 0 4 40 3 30 3 30

7 Kết hợp với kĩ thuật mảnh ghép 0 0 2 20 3 30 5 50

8 Kết hợp với kĩ thuật ổ bi 0 0 2 20 2 20 6 60

Kết quả khảo sát này đã phản ánh thực trạng rằng, trong dạy học môn Ngữ văn, GV cũng có kết hợp phương pháp tiếp cận văn hóa với các kĩ thuật dạy học khác song không nhiều, mức độ còn thấp; lối truyền thụ kiến thức một chiều vẫn còn chiếm tỉ lệ cao Điều đó minh chứng cho việc chậm đổi mới phương pháp, cách thức giảng

35 dạy của GV; đòi hỏi GV cần phải tích cực hơn, chủ động hơn trong việc đổi mới PPDH

1.4.1 Nhận thức của học sinh về hoạt động tổ chức dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa ở trường trung học phổ thông hiện nay a) Về yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tiếp nhận kịch bản chèo của học sinh lớp 10 Để tìm hiểu phương pháp tiếp cận văn hóa có ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS hay không, tác giả đã đặt câu hỏi: Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tiếp nhận kịch bản chèo của bạn là gì? đối với 185 HS

Kết quả thể hiện qua bảng sau:

Bảng 5 Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tiếp nhận kịch bản chèo của HS lớp 10

TT Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tiếp nhận kịch bản chèo của HS lớp 10

Số lượt lựa chọn Tỉ lệ %

1 Cách trình bày của GV 96 51,9

2 Cơ sở vật chất phục vụ dạy học 8 4,32

3 Khả năng tự học của HS 28 15,13

4 SGK, tài liệu học tập 21 11,35

5 Cách đánh giá cho điểm 32 17,3

TỔ CHỨC DẠY HỌC KỊCH BẢN CHÈO CHO HỌC

Định hướng dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa

2.1.1 Yêu cầu cần đạt của dạy học kịch bản chèo theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018

Chương trình GD phổ thông môn Ngữ văn 2018 đưa ra yêu cầu cần đạt đối với việc dạy học bao gồm giúp HS phát huy một số phẩm chất tiêu biểu, năng lực chung và năng lực đặc thù (năng lực chuyên biệt) Ngoài những yêu cầu và định hướng chung, chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018 cũng nêu rõ yêu cầu và định hướng tổ chức dạy học đối với việc dạy học kịch bản chèo cho HS lớp 10 Chương trình nêu rõ HS cần có “những hiểu biết về một số thể loại, tiểu loại ít thông dụng, đòi hỏi kĩ năng đọc cao hơn (thần thoại, sử thi, chèo hoặc tuồng, truyện và thơ hiện đại; tiểu thuyết hiện đại, hậu hiện đại); một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết văn bản văn học (câu chuyện, người kể chuyện toàn tri, người kể chuyện hạn trị, người kê chuyện và sự dịch chuyển, phối hợp điểm nhìn, cách kể, tứ thơ, đặc trưng của hình tượng văn học; phong cách văn học; những hiểu biết về lịch sử văn học và một số tác gia lớn); một số chuyên đề học tập tập trung vào kiến thức về các giai đoạn, trào lưu và phong cách sáng tác văn học” Ở đó, kịch bản chèo được tập trung dạy học trong chương trình Ngữ văn 10 và cần giúp HS

“Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của kịch bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền, ”

Khi dạy học kịch bản chèo, GV cần tổ chức cho HS đọc trực tiếp toàn bộ văn bản, giúp HS rèn luyện năng lực đọc hiểu theo đặc trưng thể loại qua cả hai yếu tố nội dung và hình thức Đối với đọc hiểu nội dung, hoạt động dạy học cần hướng tới mục tiêu giúp HS biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích đề tài, cốt truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của TP; biết phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản

43 muốn gửi gắm đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản Đối với đọc hiểu hình thức, hoạt động dạy học cần hướng tới việc giúp HS biết cách phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề; nhận biết và phân tích một số yếu tố của kịch bản chèo như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền ; biết liên hệ, so sánh, phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản văn học; nêu được ý nghĩa hay tác động của TP văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về TP Ở thời điểm hiện tại, chương trình Ngữ văn 10 đã có 3 bộ sách phổ biến được các nhà trường lựa chọn sử dụng trên khắp cả nước:

(1) SGK Ngữ văn (tập 1,2), bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, Nxb Giáo dục Việt Nam

(2) SGK Ngữ văn (tập 1,2), bộ Chân trời sáng tạo, Nxb Giáo dục Việt Nam

(3) SGK Ngữ văn (tập 1,2), bộ Cánh diều, Nxb Đại học Huế

Dựa vào yêu cầu cần đạt được định hướng trong Chương trình GDPT môn Ngữ văn, các tác giả biên soạn mỗi bộ sách đã cụ thể hoá yêu cầu cần đạt đối với việc dạy học kịch bản chèo:

- Trong Bài 5 - Tích trò sân khấu dân gian, SGK Ngữ văn (tập 1), bộ Kết nối tri thức với cuộc sống nêu rõ yêu cầu cần đạt đối với dạy học kịch bản chèo như sau:

Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của kịch bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản được học Đồng thời, có thái độ trân trọng đối với những di sản nghệ thuật quý báu mà ông cha truyền lại

- Trong Bài 3 - Kịch bản chèo và Tuồng, SGK Ngữ văn (tập 1), bộ Cánh Diều đưa ra yêu cầu cần đạt là: Phân tích được một số yếu tố hình thức và nội dung của kịch bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại, chủ đề, thông điệp, Hai là, trân trọng phẩm chất tốt đẹp, đồng cảm với số phận bi kịch và khát

44 vọng hạnh phúc của người phụ nữ; phê phán những thói hư tật xấu của con người

Nhận biết là phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo hoặc tuồng

- Trong Bài 5, SGK Ngữ văn (tập 1), bộ Chân trời sáng tạo, các tác giả biên soạn sách lại nêu ra yêu cầu cần đạt: Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của kịch bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền; Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản; nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong kịch bản chèo tuồng; Nêu được ý nghĩa hay tác động của kịch bản chèo/ tuồng đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về TP; đồng thời trân trọng và có ý thức phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống

Với ưu thế đặc biệt trong việc góp phần hình thành và phát triển toàn diện các năng lực chung cho HS, người dạy học môn Ngữ Văn cần lưu ý không được chỉ chú trọng tới nội dung dạy học mà còn phải quan tâm tới các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực Câu hỏi “Làm sao để việc đổi mới diễn ra hiệu quả, đồng bộ nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc?” hay “Dạy như thế nào để HS được hình thành, rèn luyện nhuần nhuyễn 4 kĩ năng: đọc, viết, nghe và nói?”; “Làm như thế nào để góp phần bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính cho HS?” đã, đang và sẽ là niềm trăn trở của nhiều nhà GD Việt Nam Muốn việc dạy học Ngữ văn đi đúng hướng, hoàn thành chức năng và nhiệm vụ của mình, người dạy cần bám sát các yêu cầu của Chương trình GD phổ thông môn Ngữ văn 2018 và yêu cầu cần đạt của bộ SGK mà mình lựa chọn để tiến hành dạy học

Thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe trong quá trình dạy học kịch bản chèo, HS được rèn luyện và phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt Đặc biệt, giúp HS được rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông về nghệ thuật chèo và cách xây dựng, chuyển thể một kịch bản chèo; tạo dựng nền tảng vững chắc về tiếng Việt và văn học; phát triển tư duy hình

45 tượng và tư duy logic; góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hóa; biết tiếp nhận, đánh giá một kịch bản văn học Đồng thời, tạo niềm hứng thú, ham thích tìm tòi đối với văn học và nghệ thuật truyền thống của dân tộc; bồi dưỡng cho HS các phẩm chất đặc thù như có quan niệm và ứng xử nhân văn; có tình yêu văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc dân tộc; góp phần nâng cao chất lượng và đổi mới PPDH kịch bản chèo Từ đó hoàn thiện suy nghĩ, nhân cách của một công dân toàn cầu trong thời kì hội nhập

2.1.2 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa

2.1.2.1 Bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018

Trong bối cảnh đa dạng ngữ liệu và PPDH tích cực như hiện nay Chúng tôi cho rằng, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất khi đề xuất các biện pháp dạy học kịch bản chèo, tổ chức dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa là tuân thủ các yêu cầu của chương trình GD phổ thông môn Ngữ văn 2018 Có thể nói rằng, những yêu cầu cần đạt được nêu ra trong chương trình Ngữ văn 2018 là “kim chỉ nam” dẫn đường chỉ lối cho người thầy tổ chức dạy học đúng định hướng và đạt được mục tiêu của việc dạy học phát triển năng lực cho người học Đặc biệt là trong bối cảnh đổi mới chương trình dạy học theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về kĩ năng và một số kiến thức cơ bản, cốt lõi Việc dạy học muốn đạt hiệu quả cần được tổ chức dựa trên nguyên tắc nghiêm túc tuân thủ các yêu cầu của chương trình đề ra, giúp HS hình thành được các phẩm chất tốt đẹp; hiểu, lí giải và đánh giá được những tri thức liên quan đến thể loại và biết vận dụng tri thức thể loại vào việc tiếp nhận và sáng tạo kịch bản văn học ở các mức độ khác nhau khi học tập (chuyển thể, sáng tác ) Hiểu được yêu cầu của chương trình, GV hoàn toàn có thể thiết kế, tổ chức được các hoạt động dạy học, khai thác các ngữ liệu trong sách một cách triệt để, hiệu quả

Nguyên tắc bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình GD phổ thông môn Ngữ văn sẽ giúp biện pháp dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa mà luận văn muốn đề xuất đáp ứng được những mục tiêu, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp, tránh được tình trạng “mục tiêu một đằng, dạy học một nẻo”

2.1.2.2 Bám sát đặc trưng thể loại

Dạy học đọc hiểu kịch bản trong chương trình Ngữ Văn 10 từ góc độ văn hóa cần phải bám sát từ yếu tố nhưtích truyện, nhân vật, lời thoại, không gian, thời gian, nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo để giúp HS chiếm lĩnh được tri thức từ đó hình thành năng lực đọc hiểu kịch bản chèo nói chung

Một số định hướng dạy học trích đoạn kịch bản chèo “Xuý Vân giả dại” và “Thị Mầu lên chùa” theo hướng tiếp cận văn hóa

“Thị Mầu lên chùa” theo hướng tiếp cận văn hóa

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả sẽ tập trung vào hai trích đoạn

“Xuý Vân giả dại” (trích chèo “Kim Nham”) và “Thị Mầu lên chùa” (trích chèo

“Quan Âm Thị Kính”), trong Bộ sách Cánh diều (Tập 1, Nxb Đại học Huế) để đề xuất các các định hướng dạy học kịch bản chèo cho HS lớp 10 Điểm chung của hai trích đoạn này đều có nhân vật trung tâm là nhân vật “đào”, cụ thể là nhân vật “đào pha” Xuý Vân và nhân vật “nữ lệch” Thị Mầu - loại nhân vật quy tụ tương đối toàn diện những nét độc đáo của nghệ thuật chèo cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện

Có thể thấy, một cách ý thức hoặc tự phát những quan niệm, những ước mơ, khát vọng của người phụ nữ và cả tinh thần phản kháng chế độ phong kiến nhiều bất công của người dân đã được khúc xạ rõ nét qua loại hình nhân vật độc đáo này

2.2.1 Khai thác ý nghĩa văn hóa qua hệ thống biểu tượng

Triết học phương Đông cổ - trung đại nhấn mạnh sự thống nhất trong mối quan hệ giữa con người và vũ trụ Trong đó, các dân tộc cổ ở châu Á, bao gồm Trung Quốc và Việt Nam, sớm nhận định vai trò quan trọng của yếu tố thiên nhiên trong sản xuất, canh tác nông nghiệp Được thiên nhiên ưu đãi nên những vùng đất này quanh năm cây cối xanh tốt, hoa trái sum suê, sự hoà quyện giữa con người với thiên nhiên có thể nhận thấy rõ Tư tưởng ấy dần được khái quát lên thành triết lý “thiên nhân hợp nhất” (trời và người hợp làm một) Xuất phát từ quan niệm ấy, con người trung đại luôn quan niệm “vạn vật hữu linh", tức là: Mọi vạn vật sinh tồn trong vũ trụ đều có linh hồn, có sự sống như con người chứ không phải là thứ vô tri vô giác Giữa con người và vạn vật luôn có sự tương đồng, không có ranh giới Con người thấy hình ảnh của cuộc đời mình được phản chiếu qua tấm gương là sự sống của cây cỏ, vạn vật Vì thế, khi muốn kí thác một điều gì đó, người ta thường mượn lối nói ẩn dụ, tượng trưng, ước lệ thông qua một vật nào đó chứ ít khi bày tỏ một cách trực tiếp

Dưới thời trung đại, đời sống văn hóa tinh thần có rất nhiều sự ràng buộc, hạn chế do bất bình đẳng xã hội và các nguyên tắc, lề thói đạo đức, lễ giáo đem lại Con người phải chịu những ràng buộc của các nguyên tắc đạo đức, lễ giáo khắt khe và đôi

50 lúc có phần nghiệt ngã, chẳng hạn như: tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức, tư tưởng nam quyền, gia trưởng… Những điều này chủ yếu đến từ tư tưởng phong kiến Việt Nam đương thời đã tiếp thu và áp dụng nhiều yếu tố của ý thức hệ Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc Trong xã hội bất bình đẳng ấy, không phải mọi tư tưởng, tình cảm của con người lúc nào cũng có cơ hội được biểu lộ trực tiếp Những tiếng nói riêng, ý kiến riêng, khát vọng riêng sẽ không để được biểu lộ một cách trực tiếp nếu điều đó đụng chạm đến quyền lợi của giai cấp thống trị Hơn nữa, ở thời trung đại, ý thức về cá nhân, bản ngã chưa phát triển nên khi cần bộc lộ cái tôi của mình, người ta thường lựa chọn một hình thức kín đáo, tế nhị, “ý tại ngôn ngoại” Đây cũng chính là một trong những cơ sở hình thành tính ước lệ trong ngôn ngữ văn chương cổ

Khi khảo sát người viết nhận thấy kịch bản chèo xuất hiện những biểu tượng là: thực vật (cây, hoa, ), động vật, đồ vật, Trong đó có những đối tượng đã khá quen trong thuộc văn chương bác học cổ như tre, trúc, gió, trăng, cũng có những hình ảnh rất dân dã gắn với đời sống người dân như cây lúa, cây cải, thài lài, rau dệu Nó cho thấy xu hướng bình dị hoá, bình dân hoá trong việc lựa chọn đối tượng xuất hiện của kịch bản chèo Bên cạnh đó, hệ thống biểu tượng thiên nhiên lúc này không phải để ngợi ca nhân vật mà chính là để ẩn dụ cho tiếng lòng của nhân vật chèo, của nhân dân Ngoài ra, giai đoạn này còn đánh dấu bước chuyển mình vượt bậc trong cách thể hiện cũng như cách sử dụng phóng khoáng các biểu tượng thay vì gắn liền với những ý nghĩa mang tính quy phạm

Sau khi tiến hành khảo sát 2 trích đoạn kịch bản chèo “Xuý Vân giả dại” (trích chèo “Kim Nham”) và “Thị Mầu lên chùa” (trích chèo “Quan Âm Thị Kính”), trong Bộ sách Cánh diều (Tập 1, Nxb Đại học Huế), người viết thống kê được rất nhiều biểu tượng thiên nhiên xuất hiện trong 2 kịch bản chèo này, cụ thể như sau:

Thị Mầu lên chùa (trích chèo “Quan Âm

Thực vật Bông lúa, cây xoài, bèo

Cành tre, miếng giầu, mẫu đơn, trúc, cây cải, thài lài, rau dệu Động vật

Con gà rừng, con công, con quạ, con cá rô, con trâu, chuột, muỗi, con nai, con vâm (voi), con gà

Bò, trâu Địa điểm Sông, đình Chùa, sân đình a) Biểu tượng thực vật và động vật trong kịch bản chèo

Mỗi loài cây, loài hoa đều có một nét độc đáo và ở ý nghĩa biểu tưởng của mỗi loài rất đa dạng, khó liệt kê hết Ví dụ “trúc” với nhà Nho thường là biểu tượng quân tử, song trong “Truyện Kiều” trúc chuyển nghĩa thành tình yêu đôi lứa “Làm thân trân ngựa đền nghì trúc mai” Tuy nhiên, chèo với bản chất là loại hình nghệ thật dân dã, nên những biểu tượng cây hay hoa vốn được các nhà Nho trước đó chọn làm biểu tượng cho phẩm chất, nhân cách, bản lĩnh của họ như trúc, tre hay mẫu đơn lại không mang nét nghĩa bác học của văn chương trung đại, nó được đan cài trong từng lời hát của nhân vật chèo nhằm phản ánh đời sống nông thôn làng quê Việt Nam: “Trúc xinh trúc mọc sân đình/ Em xinh em đứng một mình chẳng xinh” hay chính nhân vật Thị Mầu nổi loạn: “Mẫu đơn giồng cảnh nhà thờ; Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”;

“Một cành tre, năm bảy cành tre/ Phải duyên thời lấy chớ nghe họ hàng”,… Bên cạnh những loài cây đã quen thuộc trong văn chương trung đại, kịch bản chèo còn cài cắm rất nhiều “mã văn hóa” mang đặc trưng miền quê Bắc Bộ: cây lúa, bèo, cây xoài, cây cải, thài lài và rau dệu,… giúp người đọc có thể hình dung được không gian văn hóa ngay ở bề mặt biểu tượng

Bên cạnh hệ thống thực vật phong phú, hai trích đoạn chèo cũng sử dụng hệ thống biểu tượng là động vật hết sức đa dạng Tương tự với cách lựa chọn các loài cây và hoa, động vật xuất hiện trong kịch bản chèo cũng mang đậm nét làng quê Việt Nam với biểu tượng con trâu, con bò, con chuột, con muỗi….Tuy nhiên, giữa hệ thống các con vật ấy, biểu tượng “con công” vốn được đánh giá là loài chim cao quý lại xuất hiện trong kịch bản chèo và chỉ cần giải “mã” nó cũng để người đọc cảm

52 nhận được rõ nỗi đau của nhân vật Xuý Vân đặt trong bối cảnh “Con gà rừng ăn lẫn với công”; mang ý nghĩa ẩn dụ, chỉ tình trạng lạc lõng, khó dung hoà với xung quanh của nhân vật, tương tự sự lạc lõng của một con công (đẹp) đơn lẻ giữa bầy gà rừng (tầm thường) hoặc ngược lại, như một con gà rừng giữa bầy công Ở đây, điều quan trọng mà tác giả dân gian muốn nhấn mạnh là tương quan khập khiễng giữa các đối tượng hay chính là tình cảnh “đồng sàng dị mộng” trong cuộc sống vợ chồng chứ không phải ví Xuý Vân xinh đẹp, lộng lẫy như con chim công; từ đó diễn tả tâm trạng thất vọng sâu sắc, hụt hẫng, cô đơn của nhân vật b) Biểu tượng địa điểm trong kịch bản chèo

Sông nước, bến thuyền trong văn hóa dân gian và trong văn chương cổ thường là biểu tượng ước lệ cho sự chia li, khoảng cách của đôi bờ, của mặt nước mênh mang luôn gợi buồn Ca dao có câu :

Sông Thương nước chảy đôi dòng, Bên trong, bên đục đau lòng biệt li

Lí Bạch, nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc thời Đường khi tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng cũng có câu thơ nổi tiếng về dòng sông li biệt:

Bóng buồm đã khuất bầu không, Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời

Con đò (thuyền) là phương tiện nối liền sự xa cách, nhưng con thuyền mất hút chỉ thấy dòng sông bát ngát trong thơ Lí Bạch, con đò "càng chờ càng đợi" càng không thấy đâu trong câu hát của Xuý Vân đều gợi hình ảnh thật buồn bã, bất lực

Xuý Vân vừa rối rít gọi đò "bớ đò, bớ đò", lại vừa chán chường trong lời hát:

“Tôi kêu đò, đò họ không thưa - Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò” Lời hát ấy bộc lộ tâm trạng tự thấy mình đã dở dang, lỡ làng Dường như chẳng có ai đợi cô ở bên này, cũng chẳng ai đón cô ở đầu kia của bến đò Cô bẽ bàng trong cảnh đi cũng dở, ở cũng không xong Xuý Vân vẫn biết “Chả nên gia thất thì về - ở làm chi mãi cho chúng chê, bạn cười”, nhưng nói về mà về đâu có dể, nhất là với các cô gái đã lấy chồng, đã “sang ngang” Cô càng chờ đợi càng muộn màng, lỡ dở Hình ảnh

53 cô gái càng chờ đợi, con đò càng không tới đã cụ thể hoá sự bẽ bàng, lỡ dở của cô, cho ta thấm thía nỗi trống trải, thất vọng của nhân vật

Quy trình tổ chức dạy kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa

2.3.1 Dạy đọc hiểu kịch bản chèo

Từ những nghiên cứu lí luận ở chương 1, có thể thấy bản chất của dạy kịch bản chèo từ góc nhìn văn hóa là đưa các đặc trưng văn hóa dân gian vào giải mã ký hiệu ngôn từ, hình tượng nhân vật, không gian và thời gian… Từ đó hướng dẫn HS cách chiếm lĩnh kịch bản chèo một cách dễ dàng Quy trình tổ chức dạy kịch bản chèo bám sát quy trình dạy đọc hiểu văn bản nói chung được tổ chức theo ba giai đoạn: Trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc Dựa trên các nguyên tắc dạy học, nguyên tắc

71 dạy kịch bản chèo cho đối tượng HS lớp 10, chúng tôi đề xuất quy trình dạy đọc gồm 3 giai đoạn với các bước cụ thể như sau:

2.3.1.1 Trước khi đọc a Hoạt động tạo tâm thế đọc

Mục đích của hoạt động này tạo tâm thế, gây tò mò, khơi gợi vốn sống cũng như tri thức văn hóa của HS và đặt ra vấn đề cần giải quyết trong bài học Một hoạt động khởi động thành công cần khơi gợi trong tiềm thức của HS mong muốn tìm tòi, khám phá trong giờ học, thậm chí là sau giờ học Để đạt được mục tiêu trên, hoạt động này cần được tiến hành một cách sống động, hấp dẫn Đồng thời cần nhanh gọn để tránh ảnh hưởng tới thời gian chiếm lĩnh văn bản của người học GV nên tạo ra các trò chơi nho nhỏ gợi mở tới nội dung bài học, tận dụng công nghệ thông tin để thiết kế phân khởi động sao cho hiệu quả Dù lựa chọn khởi động bằng cách nào, GV cũng phải ghi nhớ rằng, ở hoạt động này, GV không cần quá quan trọng việc HS phải trả lời đáp án chính xác 100% và lấy đó làm tiêu chí đánh giá phẩm chất, năng lực, kiến thức nền về bài học của HS HS có thể trả lời chưa đúng và GV có thể gợi mở, định hướng lại để HS hiểu đúng Miễn là hoạt động khởi động mà GV lựa chọn đáp ứng và thực hiện được mục tiêu thu hút sự chú ý, tạo hứng khởi, tò mò, ham muốn tìm hiểu, khám phá bài học của HS đối với bài học Điều đó còn phụ thuộc vào khả năng dẫn dắt, liên kết hoạt động khởi động với nội dung bài học của chính người dạy

Dưới đây là một số biện pháp khởi động mà chúng tôi muốn đề xuất đối với kiểu bài dạy học đọc hiểu kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa:

- Khởi động bằng Trò chơi đuổi hình bắt TP: Đây là trò chơi mang tính chất nhận diện Nó phù hợp cho những tiết dạy chủ đề, dạy đọc hiểu kịch bản kịch bản chèo Trò chơi này có khả năng thu hút hứng thú và sự tham gia của đông đảo HS, phát huy trí tưởng tượng và khả năng phản ứng nhanh của các em

72 Để triển tổ chức hoạt động này, GV cần chuẩn bị những bức hình có điểm gợi ý về thể loại, nội dung hoặc tên nhan đề của văn bản HS nhìn vào hình để đoán tên và nội dung của TP Ai đoán nhanh và đoán đúng sẽ giành được chiến thắng

Ví dụ: Trước khi dạy văn bản “Xuý Vân giả dại” (trích chèo Kim Nham), thuộc Bài chèo và tuồng, GV có thể trình chiếu một số hình ảnh liên quan tới các thể loại sân khấu dân gian trong nước (Chèo, Tuồng, Cải lương, Đàn ca tài tử, Múa rối nước) và ngoài nước (Hí kịch - Trung Quốc, Nhạc kịch Kabuki - Nhật Bản ) để HS đoán

- Khởi động bằng hình thức xem tranh trích đoạn video trích đoạn chèo:

GV có thể sưu tầm hoặc yêu cầu HS tự sưu tầm và xem trước các video, clip phim ảnh có liên quan đến bài học để tự trang bị vốn hiểu biết cũng như trải nghiệm về chèo Hơn nữa, HS cần chủ động sưu tầm, thu thập những tài liệu tham khảo về lịch sử, địa lí, văn hóa liên quan đến văn hóa Bắc Bộ, nhằm giúp cho việc khám phá tác phẩm trên lớp được dễ dàng hơn Hoạt động này nhằm tạo hứng thú và cảm giác “được sống”, được hoà mình với văn hóa nghệ thuật chèo, giúp kích thích ham muốn tìm hiểu văn bản của HS Ở hoạt động này, GV có thể yêu cầu HS xem video về trích đoạn mà mình sẽ học và ghi lại những cảm nhận của bản thân về bối cảnh văn hóa xã hội, không gian văn hóa trong TP, nhân vật (hành động, ngoại hình), lời thoại và đưa ra những dự đoán ban đầu về nội dung, thông điệp của văn bản sắp học

GV nên cho HS xem video trích đoạn “Xuý Vân giả dại” do Nghệ sĩ nhân dân Thuý Ngần biểu diễn diễn và hoàn thành phiếu tìm hiểu Đây là hình thức khởi động nhẹ nhàng, thư giãn Việc cho HS xem tranh hoặc video về một trích đoạn chèo tiêu biểu khiến HS như được “sống” trong không khí chèo dân gian xưa, bước đầu hình thành những rung động thẩm mỹ thu hút các em vào nội dung bài học Cách thức triển khai hoạt động này cũng tương tự như cách thức triển khai hoạt động xem video mà chúng tôi đã đề cập ở trên luận văn GV cần lưu ý, vì thời gian mỗi lần tổ chức hoạt động này tương đối nhiều (5-10 phút) nên cần lưu ý chọn video có dung lượng phù hợp và mỗi tiết học chỉ thực hiện hoạt động xem

73 video 1 lần, tránh việc quá sa đà vào một hoạt động, không hoàn thành được mục tiêu dạy học chính

- Khởi động bằng tình huống học tập:

Tạo tình huống học tập giúp HS có thể tưởng tượng ra tình huống cụ thể gần với nội dung bài học và trải nghiệm của bản thân, khơi gợi mong muốn tìm hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học để giải quyết tình huống học tập mà GV đưa ra Dưới đây là một vài câu hỏi tình huống mà GV có thể đưa ra khi dạy văn bản “Xuý Vân giả dại” (trích chèo Kim Nham):

• Theo em, bi kịch lớn nhất của người phụ nữ trong bối cảnh xã hội phong kiến là gì?

• Theo em, những yếu tố nào liên quan đến xã hội, văn hóa dẫn đến bi kịch của người phụ nữ?

• Nếu một ngày rơi vào tình trạng sống một cuộc sống không như mình kì vọng, em sẽ làm gì?

- Khởi động bằng câu hỏi phát vấn về ý nghĩa nhan đề:

Biện pháp khởi động này nhằm mục đích để HS được nêu ra những suy nghĩ, phán đoán của mình về ý nghĩa của nhan đề trong việc truyền tải nội dung của văn bản, chẳng hạn: Qua văn bản “Xuý Vân giả dại”, em có hình dung gì về nhân vật này?, GV để HS đưa ra những dự đoán về nhân vật như hoàn cảnh, ngoại hình, tính cách từ đó kích thích ham muốn tìm hiểu chi tiết văn bản của HS

- Khởi động bằng game trực tuyến:

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động khởi động hẳn sẽ thu hút được hứng thú và sự quan tâm của HS Các game trực tuyến Kahoot, Nearpod với giao diện dễ dùng, đa dạng câu hỏi (trắc nghiệm, điền vào chỗ trống, tự luận, khảo sát ý kiến) đã trở thành một trong những trợ thủ đắc lực của GV Với hoạt động này, GV có thể dễ dàng thống kê được hiệu quả tự đọc văn bản, chuẩn bị bài ở nhà, kiểm tra được kiến thức nền của HS và kịp thời linh hoạt

74 điều chỉnh các hoạt động dạy học trong quá trình dạy học Các câu hỏi trong game khởi động nên tập trung vào một số đặc trưng tiêu biểu của thể loại, những biểu hiện của đặc trưng thể loại trong văn bản, những chi tiết và sự kiện quan trọng trong văn bản được xây dựng dựa trên sự tận dụng, rút gọn những câu hỏi tìm hiểu bài học mà HS đã được giao chuẩn bị trước đó

Chẳng hạn, khi dạy văn bản “Xuý Vân giả dại” (trích chèo Kim Nham), GV có thể thiết game Kahoot với một số câu hỏi trắc nghiệm về thể loại; xuất xứ, vị trí đoạn trích; đặc điểm nhân vật; ý nghĩa của một số lời thoại (tiếng đế, hát ngược ); Từ kết quả trả lời câu hỏi trong game của HS, GV có thể phần nào nhận diện được những nội dung, kĩ năng HS còn yếu và có những điều chỉnh phù hợp đối với các hoạt động dạy học trong tiết học b Hoạt động tìm hiểu tri thức đọc

Mục đích của hoạt động này là giúp HS nắm bắt những tri thức đọc hiểu cơ bản cho giờ học Đây là bước trang bị cho HS những tri thức công cụ sử dụng vào việc giải mã văn bản đồng thời là định hướng quan trọng để HS lựa chọn cách tiếp cận văn bản GV hướng dẫn HS nhận diện những tri thức về bối cảnh thời đại, tác giả, tác phẩm, thể loại và cách đọc dựa trên đặc trưng loại thể

Yêu cầu của hoạt động này là phải thực hiện trước khi đọc để huy động và bổ sung tri thức nền GV cần khoanh vùng nội dung trọng tâm và HS có thể có thể tìm kiếm nội dung đó qua nhiều kênh khác nhau Hoạt động tìm hiểu tri thức đọc rất quan trọng và cần tất cả HS tham gia để đảm bảo hiệu quả

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Mục đích thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm được tổ chức nhằm kiểm chứng tính khả thi trong quá trình áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các đoạn trích chèo

“Xuý Vân giả dại” và “Thị Mầu lên chùa” (Bộ sách Cánh Diều, Ngữ văn 10, tập 1) theo hướng tiếp cận văn hóa được trình bày trong luận văn này Từ đó, có thể tiến hành áp dụng các kết quả nghiên cứu của luận văn này vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy của GV và phát triển tri thức, năng lực cho HS đối với các văn bản TP chèo trong chương trình THPT

Ngoài ra, yếu tố quan trọng khác trong quá trình thực nghiệm là đánh giá hiệu quả của PPDH và các biện pháp đã sử dụng trong quá trình giảng dạy GV cần đánh giá xem liệu phương pháp và biện pháp đã chọn có thực sự hiệu quả Đánh giá này giúp GV nhận ra những điểm mạnh và điểm cần cải thiện để tăng cường hiệu quả giảng dạy Trên cơ sở đánh giá hiệu quả, quá trình thực nghiệm xác định những khó khăn và thách thức mà GV gặp phải trong quá trình tổ chức dạy học kịch bản chèo

Những khó khăn và thách thức này có thể liên quan đến việc xác định đúng ý nghĩa việc sử dụng ngôn ngữ ước lệ, các chỉ dẫn sân khấu trong kịch bản chèo Nhận biết và nhắc nhở về những khó khăn này giúp GV nhận thức rõ hơn về những vấn đề cần cải thiện và phát triển kỹ năng dạy học.

Đối tượng, địa bàn và thời gian và phương pháp thực nghiệm thực nghiệm

3.2.1 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Các bài dạy thực nghiệm “Xuý Vân giả dại” và “Thị Mầu lên chùa” được tiến hành tại Trường THPT Đông Triều, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh Cụ thể, thông tin về các lớp học tiến hành thực nghiệm được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 7 Thông tin lớp học thực nghiệm

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Lớp Sĩ số GV dạy Lớp Sĩ số GV dạy

10A2 31 Nguyễn Lê Vân An 10A5 31 Nguyễn Lê Vân An 10A3 31 Trần Thị Trang 10A6 31 Trần Thị Trang 10A4 30 Nguyễn Lê Vân An 10A7 31 Trần Thị Trang

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong năm học 2022 - 2023 Để tránh sự gián đoạn không cần thiết đến hoạt động và tiến trình học tập bình thường của HS, chúng tôi tiến hành thực nghiệm đúng với thời gian và tiến trình bài học của HS

Ngoài ra, việc sắp xếp thời gian thực nghiệm như trên còn đảm bảo tính khách quan cho kết quả nghiên cứu, kết quả thực nghiệm trên HS được đánh giá chính xác hơn

Trong luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp thực nghiệm so sánh, thực nghiệm kiểm tra và thực nghiệm đánh giá nhằm nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học kịch bản chèo Phương pháp này được áp dụng để kiểm tra khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng của HS sau quá trình dạy học và đánh giá kết quả học tập của HS sau khi tham gia vào quá trình dạy học

Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu hiệu quả giữa phương pháp dạy kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa với phương pháp dạy học truyền thống Qua việc so sánh, ta có thể xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của phương pháp dạy kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa và đánh giá khả năng ứng dụng của nó trong việc phát triển kỹ năng đọc hiểu của HS

Phương pháp thực nghiệm kiểm tra được sử dụng để đo lường và đánh giá sự tiến bộ của HS sau quá trình tham gia vào dạy học dạy kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa Các bài kiểm tra và đánh giá được thiết kế để đánh giá khả năng đọc,

102 viết, nghe và nói cũng như tư duy phản biện của HS, xác định mức độ nắm bắt kiến thức và kỹ năng đã học được trong quá trình dạy học

Phương pháp thực nghiệm đánh giá trong đề tài luận văn được sử dụng để đánh giá tổng quát và hiệu quả của quá trình dạy học kịch bản chèo Để thực hiện phương pháp này, các nhân tố chính bao gồm HS, GV và những người tham gia vào quá trình dạy học Đầu tiên, thông qua việc thu thập phản hồi từ HS, GV đánh giá sự hài lòng của HS về quá trình dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa HS được yêu cầu đánh giá về cách thức giảng dạy, nội dung bài học, phương pháp và tài liệu sử dụng Phản hồi từ HS giúp xác định những khía cạnh cần cải thiện và cung cấp thông tin đánh giá chính xác về hiệu quả của phương pháp này

Tiếp theo, phản hồi từ GV cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của quá trình dạy học GV sẽ được yêu cầu chia sẻ nhận xét và đánh giá về phương pháp dạy học dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa, cũng như hiệu quả của các biện pháp và hoạt động đã sử dụng trong quá trình giảng dạy Phản hồi từ GV có thể cung cấp thông tin về những khó khăn và thách thức gặp phải, những cải tiến và sáng tạo trong phương pháp dạy học

Cuối cùng, những người tham gia vào quá trình dạy học như phụ huynh, người quản lý hoặc chuyên gia giáo dục cũng có thể được yêu cầu đóng góp ý kiến và đánh giá về quá trình dạy học dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa Qua phản hồi từ các nhân tố này, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan về hiệu quả và đáp ứng của PPDH.

Nội dung và tiến trình thực nghiệm

Nội dung chính của thực nghiệm được thể hiện thông qua giáo án thực nghiệm được thiết kế trên cơ sở vận dụng tương đối rõ nét hướng tiêp cận văn hóa vào việc dạy học các trích đoạn kịch bản chèo trong trường THPT Giáo án cần đảm bảo thể

103 hiện những điểm đổi mới về nội dung và cách thức tổ chức dạy học so với các phương pháp giảng dạy hiện đang được áp dụng rộng rãi tại các trường Trong đó, nội dung giảng dạy phản ánh góc nhìn văn hóa; phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tuân thủ định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS

Trước khi thực nghiệm, tác giả xây dựng giáo án dựa trên thành quả nghiên cứu lí luận của luận văn Trong quá trình thực nghiệm, nếu phát hiện những điểm chưa phù hợp có thể khắc phục ngay, tác giả nhanh chóng tổ chức đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp

Tiến trình thực nghiệm được chia làm 5 bước như sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm Đầu tiên, tác giả liên hệ để xin ý kiến từ Ban Giám hiệu Trường THPT Đông Triều Sau khi được sự đồng ý và giới thiệu của lãnh đạo nhà trường, tác giả liên hệ với GV trực tiếp phụ trách các lớp giảng dạy thực nghiệm và đối chứng Tác giả tiến hành trao đổi trực tiếp với các GV này về kế hoạch thực nghiệm và các ý tưởng dạy học đã được nghiên cứu trong luận văn, cùng với bản giáo án đề xuất đã thiết kế trước đó GV sẽ căn cứ vào bản giáo án này và tình hình thực tế (về cơ sở vật chất, điều kiện dạy học…) để có sự điều chỉnh cho phù hợp Đối với các lớp đối chứng, GV của trường sẽ sử dụng các giáo án đã được áp dụng giảng dạy tại trường từ trước đến nay

Giai đoạn 2: Tổ chức làm bài kiểm tra trước thực nghiệm Để tổ chức cho các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm bài kiểm tra trước thực nghiệm, tác giả thực hiện các bước sau:

Chuẩn bị bài kiểm tra: Xây dựng một bài kiểm tra ngắn gồm các câu hỏi và bài tập liên quan đến kiến thức và kĩ năng dạy học kịch bản chèo và dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa

Tiến hành bài kiểm tra: Hướng dẫn HS trong cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để hoàn thành bài kiểm tra đảm bảo rằng quy trình kiểm tra được thực hiện theo quy định và không có sự can thiệp từ bên ngoài

Thu thập dữ liệu: Sử dụng các phương pháp nhập điểm, phân tích và so sánh kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nhằm thu thập thông tin

Giai đoạn 3: Tổ chức thực nghiệm

Trong quá trình thực nghiệm, tác giả lựa chọn đối tượng HS thực nghiệm và đối chứng đều có học lực ở mức trung bình đến khá Điều này nhằm đảm bảo tính đồng nhất trong nhóm HS tham gia thực nghiệm, cũng như giúp kết quả thực nghiệm phản ánh rõ nét vai trò của phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới (không bị ảnh hưởng bởi năng lực sẵn có của HS) Về GV dạy thực nghiệm, bên cạnh tác giả, là 1 GV khác Hai GV này sẽ cùng dạy cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng để đảm bảo tính khách quan

Ngoài ra, tác giả cũng mời các GV khác trong Tổ bộ môn Ngữ văn của nhà trường tham gia dự giờ để lắng nghe và góp ý, trao đổi về cách thức tổ chức dạy học của GV cũng như khả năng, hiệu quả tiếp nhận tri thức của HS sau khi được học tập theo hướng tiếp cận văn hóa mới

Việc tổ chức dạy học thực nghiệm được tiến hành theo quy trình sau:

Lớp thực nghiệm được học theo giáo án thực nghiệm (dạy kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa), trong đó GV ứng dụng phương pháp tiếp cận văn hóa vào trong dạy học 2 trích đoạn “Xuý Vân giả dại” và “Thị Mầu lên chùa” (Bộ Cánh Diều, tập 1) như đã được lựa chọn và chuẩn bị trước đó

Lớp đối chứng được học theo giáo án truyền thống, không áp dụng phương pháp và hoạt động dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa như trong lớp thực nghiệm

Các nhà nghiên cứu và GV thực hiện dự giờ trong cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng; theo dõi quá trình dạy học, ghi chép lại các hoạt động, phản hồi từ HS và nhận xét về hiệu quả của phương pháp dạy học trong cả hai lớp

Giai đoạn 4: Tổ chức làm bài kiểm tra sau thực nghiệm

Mục đích của việc tổ chức kiểm tra sau thực nghiệm là đánh giá kết quả và hiệu quả của quá trình dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa sau khi đã thực hiện các phương pháp và hoạt động trong lớp thực nghiệm Dựa trên kết quả kiểm tra sau thực nghiệm, ta có thể đưa ra những đánh giá và nhận xét chung về hiệu quả của phương pháp dạy học và đề xuất các cải tiến và điều chỉnh để nâng cao chất lượng và hiệu quả của dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa

Giai đoạn 5: Xử lí kết quả thực nghiệm

Mục đích của việc xử lí kết quả thực nghiệm là phân tích và đánh giá các dữ liệu và thông tin thu thập được từ quá trình thực nghiệm; rút ra kết luận và nhận xét về hiệu quả của phương pháp dạy học, cũng như các biện pháp đã được sử dụng Cụ thể, việc xử lí kết quả thực nghiệm bao gồm:

Thiết kế giáo án thực nghiệm

Sau khi đã phân tích và kết luận ở Đề mục 3.3.2 trên, chúng tôi thiết kế giáo án mẫu bài dạy nhằm hướng tới nâng cao hiệu quả tổ chức dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa cho HS lớp 10 và tiến hành tổ chức dạy thực nghiệm (xem Phụ lục 1, 2)

3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 3.5.1 Tiêu chí đánh giá

Kết quả thực nghiệm của quá trình dạy học được đánh giá dựa vào:

- Kết quả điểm kiểm tra của HS: Điểm số mà HS đạt được trong bài kiểm tra sau quá trình dạy học là một phản hồi quan trọng về mức độ hiểu và ứng dụng kiến

107 thức của các em Kết quả này sẽ cho thấy sự tiến bộ và thành tựu của HS trong việc học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa

- Mức độ hứng thú của HS qua bài học: Sự hứng thú và tương tác tích cực của HS trong quá trình học cũng là một yếu tố quan trọng; có thể được đánh giá qua sự tham gia, tư duy sáng tạo, ý kiến đóng góp và sự tự tin của HS trong việc thảo luận và giải quyết các vấn đề trong kịch bản chèo

- Phản hồi của GV về thực tế triển khai dạy học thực nghiệm: là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học GV có thể đánh giá về sự thay đổi trong HS, mức độ đạt được các mục tiêu học tập, sự tương tác trong lớp học và sự hỗ trợ từ các tài liệu và phương tiện học tập

Kết quả dạy học được đánh giá theo hình thức định tính và định lượng:

- Đánh giá định lượng: đánh giá các yếu tố có thể đo lường được bằng số, như điểm số của HS trong bài kiểm tra sau quá trình dạy học Các điểm số này có thể được so sánh và phân tích để đánh giá định mức độ tiến bộ và thành tựu của HS trong việc học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa Đồng thời, cũng có thể sử dụng các chỉ số thống kê, đo lường, so sánh hiệu quả giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng như tỉ lệ HS đạt điểm cao, trung bình điểm, độ lệch chuẩn và các chỉ số khác tương tự

- Đánh giá định tính: đánh giá các yếu tố không đo lường được bằng số như sự thay đổi trong cách tiếp cận học tập của HS, sự tự tin, khả năng tư duy sáng tạo và sự tương tác trong lớp học GV có thể ghi chép và phân tích các tình huống, phản hồi và quan sát của HS trong quá trình dạy học

Kết quả đánh giá được tổng hợp và phân tích để đưa ra nhận xét và kết luận về tính khả thi và hiệu quả của phương pháp dạy học kịch bản chèo Những nhận xét này sẽ giúp cải thiện và điều chỉnh phương pháp dạy học để đạt được kết quả tốt hơn trong tương lai

108 Đánh giá các mặt định tính như thái độ và mức độ hứng thú học tập của HS cũng như không khí chung trong lớp học là một phần quan trọng đánh giá hiệu quả của quá trình dạy học thực nghiệm Các phương pháp để thu thập thông tin và đánh giá bao gồm:

- Quan sát trực tiếp: Quan sát những biểu hiện của HS trong quá trình học, như sự chăm chỉ, tương tác, tham gia hoạt động, tư duy sáng tạo, và thái độ tự tin Quan sát cũng có thể nhìn chung về không khí lớp học, xem lớp học có sôi nổi, tích cực hay không, hay có sự chủ động tham gia của cả GV và HS hay không

- Phỏng vấn: Phỏng vấn GV và HS để thu thập ý kiến, nhận xét và đánh giá của họ về mức độ hứng thú học tập, thái độ, và không khí lớp học Các câu hỏi có thể liên quan đến mức độ tham gia của HS, cảm nhận về phương pháp dạy, cảm giác hứng thú trong quá trình học, và các gợi ý để cải thiện quá trình dạy học

- Bảng điểm: Xem xét điểm số của HS trong các bài kiểm tra hoặc bài tập liên quan đến học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa Điểm số có thể cho thấy mức độ hiểu biết và tiến bộ của HS trong việc đọc hiểu và áp dụng kiến thức

Từ thông tin thu thập được, có thể đánh giá mức độ hứng thú, thái độ của HS trong quá trình học, và không khí chung trong lớp học Những nhận xét và đánh giá này sẽ cung cấp thông tin quan trọng để hiểu hiệu quả của quá trình dạy học thực nghiệm và đề xuất cải thiện nếu cần thiết

Dựa trên kết quả các bài kiểm tra của HS và các mức độ được đề ra, chúng ta có thể tiến hành đánh giá tính hiệu quả của bài dạy thực nghiệm Bước này bao gồm việc tổng hợp, thống kê, phân tích và so sánh kết quả để rút ra các kết luận cần thiết

Các bước cụ thể có thể bao gồm:

Tổng hợp kết quả: Tính tổng số HS ở mỗi mức điểm (mức 1, mức 2, mức 3, mức 4) từ kết quả các bài kiểm tra

Mức 1 - Giỏi (Điểm từ 8,0 đến 10 điểm): HS ở mức này ghi nhớ, phân tích và trả lời đầy đủ, chính xác yêu cầu của đề bài kiểm tra Bài kiểm tra được trình bày mạch lạc, rõ ràng, với việc nêu quan điểm, suy nghĩ cá nhân; hành văn, diễn đạt có tính logic, phù hợp và không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt Nếu có nhiều HS đạt mức này, chứng tỏ bài dạy thực nghiệm đã giúp nâng cao hiệu quả kịch bản chèo

Kết luận thực nghiệm

Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi kết luận như sau: Đánh giá tỉnh khả thi của phương pháp thực nghiệm, chứng minh tính khả thi của PPDH kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa cho HS lớp 10 Việc triển khai phương pháp này trong môi trường thực tế đã cho thấy kết quả và khả năng áp dụng vào thực tế giảng dạy PPDH kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa tạo ra sự hứng thú và yêu thích môn học từ phía GV và HS Đánh giá kết quả định lượng cho thấy sự tương đồng về năng lực đầu vào với nhóm đối chứng, chứng minh rằng nhóm HS tham gia thực nghiệm có điểm kiểm tra đầu ra trung bình cao hơn so với nhóm đối chứng; cho thấy hiệu quả của PPDH kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa trong phát triển kĩ năng tư duy, tri thức về lịch sử văn hóa và nghệ thuật truyền thống cho HS

Khi áp dụng phương pháp dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa cho HS lớp 10, GV cần quan tâm đến:

Tạo ra không gian học tập tích cực và động lực cho HS; để HS cảm thấy hứng thú và có sự quan tâm đến việc đọc và hiểu kịch bản chèo Thiết kế các hoạt động theo hướng tiếp cận văn hóa, khuyến khích HS thảo luận về nghệ thuật, ý nghĩa ngôn từ trong thể loại chèo, chia sẻ suy nghĩ và ý kiến của mình; tạo điều kiện để HS có thể tự do diễn đạt ý kiến và lắng nghe GV cần theo dõi quá trình học tập của HS, cung cấp phản hồi và hỗ trợ khi cần thiết; đảm bảo HS nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ để phát triển khả năng kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa

Thực hiện đánh giá định kỳ để theo dõi tiến bộ của HS trong việc đọc và hiểu kịch bản chèo; sử dụng các biện pháp đánh giá phù hợp để đo lường sự PTNL và cải thiện kỹ năng đọc hiểu của HS

Trải qua thực nghiệm, việc sử dụng một kết quả tương đối để đánh giá sự hiệu quả của phương pháp thực nghiệm dựa trên các yếu tố chủ quan và khách quan đã được xem xét, kiểm soát là cách tiếp cận hợp lí, đáng tin cậy; giúp người đọc biết kết quả thực nghiệm không chỉ phụ thuộc vào một yếu tố duy nhất mà là sự tương tác phức tạp của nhiều yếu tố Để có một nhận định chính xác hơn về hiệu quả của phương pháp này, cần tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm trên một quy mô lớn hơn, trong nhiều điều kiện thực tế khác nhau và với đối tượng thực nghiệm đa dạng hơn

Tóm lại, các đề xuất về dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa đã mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho HS lớp 10 Các biện pháp pháp này không chỉ tạo ra một môi trường học tập tích cực và hứng khởi mà còn giúp cải thiện kỹ năng đọc hiểu, phân tích, giao tiếp và phản biện của HS Các kết quả kiểm tra cũng cho thấy hiệu quả của những đề xuất này trong việc cải thiện kết quả học tập

Thực nghiệm sư phạm dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa đã được tiến hành đem lại những kết quả đáng chú ý và có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá phương pháp dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa cho HS lớp 10 nhằm kiểm chứng tính khả thi của hệ thống biện pháp đã đề xuất

Kết quả thực nghiệm sư phạm đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và cải thiện quá trình giảng dạy và học tập Nó cung cấp căn cứ và thông tin để đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa và đề xuất điều chỉnh, nâng cao nếu cần thiết

Thứ nhất, tăng cường sự hứng thú và tham gia của HS trong giờ học Phương pháp dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa đã tạo ra môi trường học tập thú vị và hào hứng HS thể hiện sự hứng thú và sự sôi nổi trong giờ học, thể hiện khả năng tự suy nghĩ, cảm nhận và tương tác với tác phẩm Họ có thể tự do phát biểu ý kiến, trình bày suy nghĩ và cảm xúc của mình

Thứ hai, phát triển năng lực đọc hiểu và tư duy sáng tạo Phương pháp này đã giúp HS đọc hiểu, từ đó, khuyến khích tư duy sáng tạo và khả năng phân tích, suy luận của HS Người học được khuyến khích để tự suy nghĩ, tự tìm hiểu và phân tích nội dung tác phẩm; nhờ vậy, tạo lập được khả năng đọc hiểu sâu sắc, so sánh đối chiếu các thành tố văn học qua lăng kính văn hóa

Thứ ba, tạo không khí học tập tích cực Phương pháp này đã tạo ra một không khí học tập tích cực trong lớp học HS tham gia vào các hoạt động trực quan và tương tác với tác phẩm Các em có thể tự do thể hiện ý kiến, trình bày suy nghĩ và cảm xúc của mình Điều này tạo ra sự hợp tác và trao đổi giữa HS và GV, tạo ra một môi trường học tập đầy hứng khởi và khuyến khích

Thứ tư, cải thiện kết quả học tập của HS Kết quả kiểm tra đầu ra của nhóm thực nghiệm đã cho thấy sự khác biệt tích cực so với nhóm đối chứng Điểm kiểm tra đầu ra trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng, cho thấy

119 hiệu quả của phương pháp dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa trong việc cải thiện kết quả học tập của HS

Thứ năm, cải thiện kỹ năng giao tiếp và phản biện Phương pháp dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa đã tạo cơ hội cho HS rèn kỹ năng giao tiếp và phản biện HS được khuyến khích thể hiện ý kiến, tranh luận và thảo luận với nhau về nội dung tác phẩm Qua đó, người học có cơ hội trau dồi kỹ năng giao tiếp, lắng nghe và tư duy phản biện Việc tham gia vào các hoạt động tương tác này cũng giúp HS xây dựng sự tự tin trong việc diễn đạt ý kiến và làm việc nhóm

Tóm lại, các đề xuất về dạy học kịch bản chèo theo hướng tiếp cận văn hóa theo định hướng PTNL đã mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho HS lớp 10 Các biện pháp pháp này không chỉ tạo ra một môi trường học tập tích cực và hứng khởi mà còn giúp cải thiện kỹ năng đọc hiểu, tư duy sáng tạo, giao tiếp và phản biện của HS

Các kết quả kiểm tra cũng cho thấy hiệu quả của những đề xuất này trong việc cải thiện kết quả học tập

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1 Các loại hình nghệ thuật biểu diễn cổ truyền là một tài sản văn hóa - nghệ thuật quý báu của dân tộc Việt Nam, đã được phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử và được vun đắp bởi nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ, các trí sĩ, nghệ sĩ Với bề dày truyền thống được kế thừa và phát huy qua nhiều năm, các loại hình nghệ thuật cổ truyền là chứng nhân lịch sử, mang trên mình những dấu ấn của nhiều thời đại, có tác dụng nhắc nhớ đến công lao dựng nước, giữ nước của các bậc tiền nhân Vì vậy, việc duy trì, phát huy những giá trị to lớn của các loại hình nghệ thuật biểu diễn cổ truyền là nhiệm vụ quan trọng cần sớm được triển khai một cách đồng bộ, toàn diện, nhằm tuyên truyền, GD người dân, đặc biệt là các thế hệ trẻ, về những nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc

2 Trong số các loại hình nghệ thuật cổ truyền, chèo là một trong số những loại hình nghệ thuật sân khấu có lịch sử lâu đời nhất, là nét đặc trưng của nghệ thuật dân gian Bắc Bộ, trong đó trọng tâm là vùng đồng bằng sông Hồng Chèo bắt đầu hình thành từ thế kỉ X và tiếp tục phát triển mạnh trong những giai đoạn sau đó, và được biết đến rộng rãi nhờ tính dân tộc, tính quần chúng Chèo phản ánh nhiều nét đặc trưng trong văn hóa, con người Việt Nam, nổi bật là tinh thần lạc quan, tương thân tương ái, mong ước về cuộc sống yên lành, bình dị, nhưng cũng khơi gợi khát vọng về niềm tự hào dân tộc, bên cạnh đó là khát vọng về hạnh phúc cá nhân thầm kín nhưng rất đỗi chính đáng của mỗi con người Nếu so sánh với các loại hình nghệ thuật sân khấu khác như tuồng, cải lương, ca kịch…, chèo có đầy đủ các thể loại văn học như trữ tình, lãng mạn, anh hùng ca, sử thi, thơ ca giáo huấn rất phù hợp để đưa vào chương trình giảng dạy môn Ngữ văn, trong bối cảnh dạy học tích hợp đang ngày càng được đẩy mạnh tại các nhà trường

Ngày đăng: 04/09/2024, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Trần Bảng (1963), Chèo - một hiện tượng sân khấu dân tộc, Nxb Hội sân khấu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chèo - một hiện tượng sân khấu dân tộc
Tác giả: Trần Bảng
Nhà XB: Nxb Hội sân khấu
Năm: 1963
3. Nguyễn Văn Cường (2018), Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học
Tác giả: Nguyễn Văn Cường
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2018
6. Hà Văn Cầu (2014), Kịch bản chèo, tập 1-2, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kịch bản chèo
Tác giả: Hà Văn Cầu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2014
8. Lộng Chương (1958), Nhận xét về một số đặc điểm của nghệ thuật chèo cổ qua vở “Quan Âm Thị Kính”, Tạp chí Văn nghệ, số 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét về một số đặc điểm của nghệ thuật chèo cổ qua vở “Quan Âm Thị Kính”
Tác giả: Lộng Chương
Năm: 1958
9. Nguyễn Đức Chính, Trần Hữu Hoan (đồng chủ biên), Quản trị phát triển chương trình giáo dục nhà trường, Nxb Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị phát triển chương trình giáo dục nhà trường
Nhà XB: Nxb Việt Nam
10. Nguyễn Viết Chữ (2006), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể)
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2006
11. Nguyễn Viết Chữ (2006), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2006
12. Nguyễn Văn Dân (2020), Văn hóa - văn học dưới góc nhìn liên không gian, Nxb. Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa - văn học dưới góc nhìn liên không gian
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb. Thế giới
Năm: 2020
13. Trần Thanh Đạm (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể
Tác giả: Trần Thanh Đạm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1971
14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
15. Bùi Đức Hạnh (2004). Tìm hiểu âm nhạc sân khấu Chèo, Nxb Sân khấu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu âm nhạc sân khấu Chèo
Tác giả: Bùi Đức Hạnh
Nhà XB: Nxb Sân khấu
Năm: 2004
16. Nguyễn Trọng Hoàn (2014), Một số suy nghĩ về việc dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông theo hướng phát triển năng lực, Tạp chí Giáo dục, số 371, tr.35-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn
Năm: 2014
17. Hà Thị Hoa (2021), Giá trị nghệ thuật chèo trong văn hóa Việt Nam, Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật, số 39, 37-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật
Tác giả: Hà Thị Hoa
Năm: 2021
20. Phạm Thị Thu Hương (2020), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, Nxb Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông
Tác giả: Phạm Thị Thu Hương
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2020
21. Đinh Gia Khánh (Chủ Biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2009), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Đinh Gia Khánh (Chủ Biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
22. Đinh Gia Khánh (1980), Văn học dân gian trong thời kì Đại Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian trong thời kì Đại Việt
Tác giả: Đinh Gia Khánh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1980
23. Nguyễn Thúc Khiêm (1928), Các bài hát chèo, Nhà in Mai Du Lân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bài hát chèo
Tác giả: Nguyễn Thúc Khiêm
Năm: 1928
24. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2011
25. Trần Đình Ngôn (1996), Kịch bản chèo từ dân gian đến bác học, Nxb Sân khấu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kịch bản chèo từ dân gian đến bác học
Tác giả: Trần Đình Ngôn
Nhà XB: Nxb Sân khấu
Năm: 1996
49. Dam Ngoc Huy, Vietnamese Chèo singing (2005), http://chimviet.free.fr/dantochoc/hatcheo/cheo01.html, truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2023 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3. Đánh giá của GV về nguyên nhân chính khiến HS không hứng thú với - tổ chức dạy học kịch bản chèo cho học sinh lớp 10 theo hướng tiếp cận văn hoá
Bảng 3. Đánh giá của GV về nguyên nhân chính khiến HS không hứng thú với (Trang 37)
Bảng 4. Đánh giá của GV về thuận lợi của giáo viên khi dạy học kịch bản chèo cho - tổ chức dạy học kịch bản chèo cho học sinh lớp 10 theo hướng tiếp cận văn hoá
Bảng 4. Đánh giá của GV về thuận lợi của giáo viên khi dạy học kịch bản chèo cho (Trang 38)
Bảng 5. Đánh giá của GV về khó khăn của giáo viên khi dạy học kịch bản chèo cho - tổ chức dạy học kịch bản chèo cho học sinh lớp 10 theo hướng tiếp cận văn hoá
Bảng 5. Đánh giá của GV về khó khăn của giáo viên khi dạy học kịch bản chèo cho (Trang 39)
Bảng 4. Mức độ sử dụng phương pháp tiếp cận văn hóa kết hợp với các kĩ thuật - tổ chức dạy học kịch bản chèo cho học sinh lớp 10 theo hướng tiếp cận văn hoá
Bảng 4. Mức độ sử dụng phương pháp tiếp cận văn hóa kết hợp với các kĩ thuật (Trang 42)
Bảng 5. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tiếp nhận kịch bản chèo của HS lớp 10 - tổ chức dạy học kịch bản chèo cho học sinh lớp 10 theo hướng tiếp cận văn hoá
Bảng 5. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tiếp nhận kịch bản chèo của HS lớp 10 (Trang 43)
Bảng 6. Mong muốn của HS đối với cách thức tổ chức dạy học để nâng cao hiệu  quả tiếp nhận kịch bản chèo trong chương trình dạy môn Ngữ văn 10 - tổ chức dạy học kịch bản chèo cho học sinh lớp 10 theo hướng tiếp cận văn hoá
Bảng 6. Mong muốn của HS đối với cách thức tổ chức dạy học để nâng cao hiệu quả tiếp nhận kịch bản chèo trong chương trình dạy môn Ngữ văn 10 (Trang 44)
Bảng 7. Thông tin lớp học thực nghiệm - tổ chức dạy học kịch bản chèo cho học sinh lớp 10 theo hướng tiếp cận văn hoá
Bảng 7. Thông tin lớp học thực nghiệm (Trang 109)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới - tổ chức dạy học kịch bản chèo cho học sinh lớp 10 theo hướng tiếp cận văn hoá
o ạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Trang 135)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới - tổ chức dạy học kịch bản chèo cho học sinh lớp 10 theo hướng tiếp cận văn hoá
o ạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Trang 149)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w