1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tam nông tỉnh phú thọ theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục

123 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục
Tác giả Hán Anh Tuấn
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Thị Thu Hiền
Trường học Trường Đại Học Giáo Dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản Lý Giáo Dục
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 7,82 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Từ lý luận và thực trạng Quản lý giáo dục kỹ năng sứ dụng mạng xã hội cho học sinh các trường Trung học cơ sở theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục đề ra các biệ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC • • •

HÁN ANH TUẤN

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG sử DỤNG MẠNG XÃ HỘI

CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC co SỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ THEO HƯỚNG PHỐI HỢP CÁC Lực LƯỢNG GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC sĩQUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114.01

Nguôi hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ THU HIỀN

HA NỌI - 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do chinh tôi thực hiện duới sự hướng dẫn của PGS TS Lê Thị Thu Hiền.

Các tài liệu được sử dụng trong luận văn này đều được trích dẫn đầy đủ, chỉnh xác và được ghi trong phần danh mục tài liệu tham khảo Các kết quá là do tôi nghiên cứu và chưa từng được công bố trên bất cứ một công

trình nghiên cứu nào khác.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Hà Nội, tháng 02 năm 2024

Tác giả luận vãn

Hán Anh Tuấn

1

Trang 3

LỜI CẢM ON

Với lòng biêt ơn sâu săc, tác giả xin trân thành cám ơn tới các thây giáo, cô giáo của trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tác giả trong học tập và trong quá trình tiến hành làm đề tài khoa học này

Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới PGS.TS Lê Thị Thu Hiền, người đã tận tình chỉ dạy, hưởng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn

Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Tam Nông, tĩnh Phú Thọ, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Quang Bích, trường Trung học cơ sở Hương Nộn, trường Trung học cơ sở Văn Lương, tỉnh Phú Thọ, đã nhiệt tình, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế để tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tác giả xin được gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình tác giả học tập và nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Xỉn chân thành cảm ơn./.

• •11

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắtNguyên nghĩa

GD:GDĐT:GV:

HS:HT:

KNSBMXH:THCS:

Giáo dụcGiáo dục đào tạoGiáo viên

Học sinhHiệu trưởngKỳ năng sừ dụng mạng xã hội

Trung học cơ sở

Trang 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới 6

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 10

1.2 Những khái niệm cơ bản 17

1.2.1 Quản lý 17

1.2.2 Mạng xã hội 19

1.2.3 Khái niệm kỹ năng sử dụng mạng xã hôi 20

1.2.4 Khái niệm giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội 21

1.2.5 Lực lượng giáo dục 22

1.2.4 Quản lý giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục 22

1.3 Hoạt động giáo dục kỹ năng sủ’ dụng mạng xã hội cho học sinh THCS 24

1.3.1 Mục tiêu của giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THCS 24

1.3.2 Đặc điểm tâm sinh lý cùa học sinh Trung học cơ sở 26

Trang 6

1.3.6 Điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục kỳ năng sử dụng

mạng xã hội của học sinh THCS 34

1.4 Quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội trong giáo dụchọc sinh THCS theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục 34

1.4.1 Lập kế hoạch giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội cho họcsinh THCS theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục 35

1.4.2 Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xãhội cho học sinh theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục 37

1.4.3 Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục 38

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THCS theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục 42

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục sử dụng mạng xã hộicho học sinh THCS theo hưóng phối họp các lực lượng giáo dục 43

2.1 Khái quát về huyện Tam Nông, Phú Thọ 47

2.1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội của huyện Tam Nông, Phú Thọ 47

2.1.2 Tình hình giáo dục tại các trường THCS huyện Tam Nông, Phú Thọ 48

Trang 7

2.2.3 Phương pháp khảo sát 512.2.4 Đối tượng khảo sát 512.2.5 Cách cho điểm và thang đánh giá 51

2.3 Thực trạng giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo hướng phối họp các lực lượng giáo dục 52

2.3.1 Thực trạng nhận thức về ý nghĩa giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục 522.3.2 Thực trạng về huy động các nguồn lực cho hoạt động giáo

dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục 552.3.3 Thực trạng về nội dung giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã

hội cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục 572.3.4 Thực trạng về điều kiện hoạt động giáo dục kỳ năng sử dụng

mạng xã hội cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, tinhPhú Thọ theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục 59

2.4 Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sủ’ dụng mạng xã hội cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, Phú Thọ theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục 61

2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục 61

2.4.2 Thực trạng tố chức giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, Phú Thọ theo hướng phối họp các lực lượng giáo dục 63

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, Phú Thọ theo hướng phối họp các lực lượng giáo dục 65

VI

Trang 8

2.4.4 Thực trạng kiếm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, Phú Thọ

theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục 68

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, Phú Thọ theo hướng phối họp các lực lượng giáo dục 70

2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, PhúThọ theo hướng phối họp các lực lượng giáo dục 71

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 75

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 75

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 76

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi 77

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ 77

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 78

3.2 Các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, Phú Thọ theo hướng phối họp các lực lượng giáo dục 79

3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhà trường về hoạt động giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh 79

3.2.2 Biện pháp 2: Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên 813.2.3 Biện pháp 3 Chi đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích

hợp nội dung giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội vào các bài dạy 82

• •VII

Trang 9

3.2.4 Biện pháp 4 Tăng cường chỉ đạo tố chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích họp nội dung giáo dục kỳ năng sử dụng

mạng xã hội 83

3.2.5 Biện pháp 5 Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh 86

3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thỉ của các biện pháp đã đề xuất 92

3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 92

3.3.2 Nội dung và phương pháp khảo nghiệm 92

3.3.3 Đối tượng và địa điềm khảo nghiệm 92

3.3.4 Kết quả khảo nghiệm 92

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê quy mô trường lớp và đội ngũ cán bộ, giáo viên,

công nhân viên các trường THCS Huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ 49

Bảng 2.2 Đối tượng khảo sát 51Bảng 2.3 Cách quy ước điếm sổ cho bảng hỏi 51Bảng 2.4 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và học sinh về ý

nghĩa hoạt động giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THCS 53Bảng 2.5 Thực trạng các lực lượng giáo dục kỹ năng sử dụng mạng

xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Nông 55

Bảng 2.6 Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sử dụng

mạng xã hội cho học sinh THCS 57Bảng 2.7 Thực trạng về điều kiện giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã

hội cho học sinh THCS 59Bảng 2.8 Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục kỳ năng sử dụng

mạng xã hội cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Tam Nông, tinh Phú Thọ 61

Bảng 2.9 Tổ chức các lực lượng giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội

cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Nông 63Bảng 2.10 Thực trạng việc chỉ đạo thực hiện giáo dục kỳ năng sử

dụng mạng xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Tam Nông 65

Bảng 2.11 Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ

năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh ớ các trường trung học cơ sớ huyện Tam Nông 68

Bảng 2.12 Ý kiến về những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GD

KNSDMXH cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Tam Nông 70

ix

Trang 11

Bảng 3.1 Mức độ cân thiêt của các biện pháp quản lý hoạt động GD

KNSDMXH cho học sinh THCS huyện Tam Nông, Tỉnh Phú Thọ 93Bảng 3.2 Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GD

KNSDMXH cho học sinh THCS huyện Tam Nông, Tỉnh

Phú Thọ 95

X

Trang 12

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đê tài

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác

định "Tạo đột phá trong đôi mới căn bán, toàn diện giáo dục và đào tạo,

phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài" [4] và "xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi

nhất đê khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đẩt nước" [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặc biệt quan tâm khuyến khích giáo viên từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học và khuyến khích thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên, coi đây là thách thức cấp bách và trọng tâm xuyên suốt quá trình đổi mới

“Trong những năm gần đây, mạng xã hội đã được các nhà trường quan tâm và sử dụng trong giáo dục Đặc biệt, tại Việt Nam, từ khi đại dịch COVID19 xảy ra, việc học sinh sử dụng mạng xã hội trong đời sống cũng như trong giáo dục tại các trường học càng được phố rộng, càng được quan tâm và chú trọng Mạng xã hội cho phép học sinh kết nối, chia sẻ tài liệu, trao đổi học tập, giúp nhau giải đáp thắc mắc với thầy cô và bạn bè ngay cả khi không đến lớp Ngoài ra mạng xã hội còn là diễn đàn để học sinh chia sẻ tình câm, giao lưu, học hỏi, trao đổi thảo luận cũng nhưng tiếp nhận các thông tin xã hội Tuy nhiên, có rất nhiều mặt trái của việc sử dụng mạng xã hội đối với lứa tuồi học sinh THCS như tiếp xúc lâu với màn hình máy tính và điện thoại có hại cho cả mắt và não; học sinh lười vận động và chơi thể thao; học sinh tiếp nhận các thông tin tiêu cực từ các thành phần xấu trên mạng xã hội truyền bá

Bên cạnh đó, khó khăn khi học sinh sử dụng mạng xã hội đó là sự giám sát của các bậc cha mẹ và những người liên quan không chặt chẽ; phụ huynh và

1

Trang 13

thầy cô giáo không kiểm soát được nội dung mà học sinh sử dụng trong mạng xã hội có thực sự là tốt để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng học tập hay kỹ năng sống cho học sinh hay không?

Vì vậy, các trường học ở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đang từng bước chú trọng dạy kỹ năng sổng, kỹ năng mạng sử dụng xã hội một cách hiệu quả, an toàn đế học sinh tránh xa những mặt tiêu cực của mạng xã hội Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu”:

“Quăn lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo hướng phối hợp các lực lương giáo dục” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp luận văn thạc sỹ

2 Mục đích nghiên cứu

Từ lý luận và thực trạng Quản lý giáo dục kỹ năng sứ dụng mạng xã hội cho học sinh các trường Trung học cơ sở theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục đề ra các biện pháp Quản lý giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo hướng phối họp các lực lượng giáo dục

3.2 Đoi tượng nghiên cứu

Hoạt động Quản lý giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Hệ thống lý luận về giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội THCS căn cứ như thế nào?

- Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học

2

Trang 14

sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục trong thời gian vừa qua ra sao?

- Các biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu quả quản lý giáo dục kỳ năng sừ dụng mạng xã hội cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện

Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục là gì?

5 Giả thuyết nghiên cứu

Quản lý giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo hướng phối họp các lực lượng giáo dục đã được các trường quan tâm triển khai thực hiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra Nếu đề xuất được các giải pháp giáo dục kỹ năng sừ dụng mạng xã hội cho học sinh theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục phù hợp, khả thi thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học THCS huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THCS theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục

- Thực trạng quản lý giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục

- Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, tình Phú Thọ theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục

- Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp được đề xuất

7 Phạm vi nghiên cứu

về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cún về quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục

về không gian: Các trường THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, Phú Thọ.

Trang 15

về thời gian: Nghiên cứu số liệu từ năm 2018- 2023.

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nhóm Phương pháp nghiên cứu lý luận

Đề tài nghiên cứu dụa trên quan điểm của chù nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điềm chỉ đạo của Đàng Cộng Sản Việt Nam về giáo dục và quản lý giáo dục Đồng thời vận dụng quan điểm hệ thống-cấu trúc, lịch sử-logic và quan điểm thực tiễn để nghiên cứu đề tài

Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các tài liệu, văn bản có liên quan đến quản lý giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh các trường THCS theo hướng phối họp các lực lượng giáo dục nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

8.2 Nhóm Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:

Phương pháp này được sử dụng trong đề tài với mục đích nhằm thu thập thông tin trên diện rộng về thực trạng kỹ năng sử dụng mạng xã hội của học sinh THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, Phú Thọ; thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo hướng phổi hợp các lực lượng giáo dục

- Phương pháp phỏng vấn: Xây dựng hệ thống các câu hỏi phỏng vấn

cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh và các lực lượng giáo dục để biết chi tiết hơn thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, Phú Thọ theo hướng phối hợp các

lực lượng giáo dục

- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến từ các chuyên gia có kinh

nghiệm về công tác quản lý giáo dục kỹ năng sừ dụng mạng xã hội cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, Phú Thọ theo hướng phối họp các

lực lượng giáo dục

4

Trang 16

8.3 Nhóm phương pháp thống kê và xử lý số liệu phân tích

Phương pháp thong kê toán học: được dùng đế xử lý số liệu sau khi điều tra, khảo sát

9 Đóng góp của đề tài

về mặt lý luận: Tống hợp đưa ra cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh các trường THCS theo hướng phối họp các lực lượng giáo dục

về thực tiễn: Ket quả nghiên cứu của đề tài có thể được áp dụng cho công tác quản lý giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh các trường THCS theo hướng phối họp các lực lượng giáo dục trên địa bàn huyện

Tam Nông, tỉnh Phú thọ và các cơ sở giáo dục khác trong cả nước

10 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã

hội cho học sinh THCS theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục

Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội

cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo hướng phối họp các lực lượng giáo dục

Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội

cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phủ Thọ theo hướng phối họp các lực lượng giáo dục

5

Trang 17

Chương 1Cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG sử DỤNG

MẠNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC cơ SỞ THEO

HƯỚNG PHỐI HỢP CÁC LỤC LƯỢNG GIÁO DỤC

LI Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới

Vào năm 1969, tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã cho ra đời mạng xương sống Nsfnet(Nation Science Foundation and Net) là tiền thân của internet và những mạng vùng khác đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet Tới năm 1995, Nsíhet thu lại thành một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục phát triển Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội [42, tr.12]

Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại điện từ trên Internet Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao hai lưỡi: server của Friendster thường bị quá tải mồi ngày, gây bất bình cho rất nhiều thành viên [42, tr.15]

Mạng xã hội MySpace ra đời vào năm 2004 và thu hút hàng ngàn thành viên mới mỗi ngày nhờ tính năng phim ảnh và chat Các thành viên từ Friendster cũng chuyển sang MySpace và chỉ trong vòng một năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có lượt xem vượt trội hơn cà Google Tập

đoàn News Corporation đã mua lại MySpace với giá 580 triệu USD

6

Trang 18

Facebook, ra đời vào năm 2006, mang đên một bước ngoặt mới cho mạng xã hội trực tuyến Với nền tảng lập trình "Facebook Platform", thành viên có thể tạo ra các công cụ (apps) mới cho cá nhân và người dùng khác

Facebook Platform nhanh chóng gặt hái thành công, mang đến hàng trăm tính năng mới cho Facebook và đóng góp quan trọng cho thời gian trung bình mà

mỗi thành viên dành cho trang này, ước tính khoảng 19 phút mỗi ngày

Cũng từ những bước đệm đó hàng loạt nghiên cứu về mạng xã hội được ra đời, một mặt đế mở rộng những trang MXH hiện có, mặt khác các nhà khoa học của chúng ta đã nhận thấy ảnh hưởng của nó đến con người ở ba

lĩnh vực: khoa học và công nghệ, xã hội học, tâm lý học

(1) Các nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh vực khoa học và công nghệ như: Hai tác giả Acquisti Alessandro và Gross Ralph (2006), Trường Cao đẳng Robinson Vương Quốc Anh, đã nghiên cứu về Tưởng tượng cộng đồng:

nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin và bảo mật trên Facebook, Báo cáo đã

cho thấy trong những năm gần đây sự tăng lên cùa các thành viên trên những trang mạng xã hội trực tuyến như Friendster, MySpace hay Facebook để liên

lạc, nâng cao sự riêng tư và an ninh Báo cáo còn nhấn mạnh về việc nghiên cứu các thành viên trên Facebook về vấn đề nhân khấu học và hành vi giữa các thành viên cộng đồng có sự khác biệt không, phân tích các mối quan tâm riêng tư, so sánh thái độ nói với hành vi thực tế Và kết luận rằng mối quan

.•/XJ 9 1 r 1 /XIX -1 9 1 y /X /X /X 11 r /X9 r 41' 1

tâm riêng tư của một cá nhân là chỉ là một yêu tô dự báo yêu của các thành viên của mình về mạng Cá nhân riêng tư cũng quan tâm tham gia mạng và cho thấy một lượng lớn thông tin cá nhân Quản lý một số vấn đề riêng tư của họ bằng cách tin tưởng vào khả năng kiểm soát các thông tin mà họ cung cấp và truy cập bên ngoài vào nó Tuy nhiên, chúng ta thấy quan niệm sai lầm đáng kể trong một số thành viên về tầm nhìn với cộng đồng trực tuyến và các khả năng hiển thị hồ sơ của họ

Còn nhóm tác giả Ahn, Yong-Yeol, Han, s Kwak, H.Moon, và Jeong.H

7

Trang 19

(2007), với bài nghiên cứu Phân tích các đặc diêm topo của các dịch vụ mạng

xã hội trực tuyến khổng lồ Nghiên cứu cho thấy sự so sánh các cấu trúc

của ba dịch vụ mạng xã hội trực tuyến: Cyworld, MySpace, và Orkut, tuơng ứng với hon 10 triệu nguời sử dụng, để hoàn thành dữ liệu của Cyworld (bạn bè) và phân tích mức độ phân phối nhóm, tài sản nhóm, tương quan mức độ, và tiến hóa theo thời gian Một số dịch vụ mạng xã hội trực tuyến khuyến khích các hoạt động trực tuyến có thể không được dễ dàng sao chép trong cuộc sổng thực, chúng ta thấy rằng họ đi chệch khỏi các mạng xã hội trực tuyến gắn bó đó cho thấy một mô hình tương quan mức độ tương tự như các mạng xã hội thực tế

Ngoài ra còn có tác giả Ahn June (2011) trên Tạp chí của Hiệp hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Mỹ đã có bài viết về Hiệu quả của các trang mạng

xã hội của thanh thiếu niên: lý thuyết hiện đại và những tranh cãi.

(2) Các nhà xã hội học còn nhắc đến nhiều hơn trong lĩnh vực của mình như: Nhóm tác giả Baumgartner, JC, và Moms, JS (2010) Chính trị mạng xã

hội MyFaceTube hay sự tham gia của chính người lớn Nghiên cứu đã chỉ ra

rằng, chính mạnh xã hội đã tạo điều kiện cho các nhà chính trị gia đưa ra những thông điệp nhằm tìm kiếm người ủng hộ chính các nhà chính khách đó Mạng xã hội đã giúp cho họ gần gũi với cư dân mạng qua các phản hồi, những mong muốn trong cuộc sống, xã hội, kinh tế, Đó cũng là một loại truyền thông có hiệu ứng tốt trong cộng đồng dân cư có sừ dụng mạng xã hội

Nhóm tác giả Al-Lami, Mina, Hoskins, Andrew ang O’Loughlin Ben (2012) đã nghiên cứu Huy dộng và bạo lực trong các hệ sinh thái phương tiện truyền thông mới trường hợp ở the Dua Khailil Aswad và Camilia Shehata là

một trong những nghiên cứu chống khủng bố

Bên cạnh đó sự hợp tác của các trường như Đại học Nghiên cứu Thông tin và Giáo dục, Đại học Maryland ở Hoa Kỳ (2012) đã viết về những kinh

nghiệm của thanh thiếu niên với các trang mạng xã hội: mối quan hệ đê

Trang 20

chuyên tiếp và sự ràng buộc liên đới xã hội Dựa trên thuyết Liên đới xã hội

cho thấy việc kết bạn đó là một sự tích luỹ lợi ích, như hỗ trợ xã hội và tình cảm, giữa các thành viên tham gia trong mạng xã hội bằng cách tiết lộ thông tin về bản thân trên hồ sơ của họ hoặc bình luận trên các trang của bạn bè Cập nhật trạng thái, bài viết trên tường và hình ảnh trên một hồ sơ mô tả hàng ngày của một cá nhân hoặc mạng lưới của mình Ngoài ra, khi bạn viết thư cho nhau, chơi trò chơi, hoặc nhận xét trên hồ sơ của nhau, chẳng hạn như tự công bố thông tin và thông tin liên lạc trên mạng đế xây dựng mối quan hệ

(3) Các nhà tâm lý cũng đã nghiên cứu về sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến giới trẻ trong nhiều năm qua Nhóm tác giả Backstrom, MD, Stpfer, JM, Vazire, s Gaddis, s., Schmukle, sc, Egloff, B., và Gosling, SD (2010) với nghiên cứu Facebook hồ sơ phản ánh tính cách thực tế, không tự lý tưởng hoá.

Sau đó, nhóm tác giả Thomas V.Polle, Ph.D Sam G.B Robert, Ph.D andRobin I.M Dunbar (2011) đã nghiên cứu Sử dụng mạng xã hội và thư điện tử làm mất đi moi quan hệ xã hội thực của Đại học Groningen ở Hà Lan.

Tác giả Gennaro D’Amato (2012) trường Đại học Naples ở Italy đã nghiên cứu Mạng xã hội: Một nguồn gốc mới làm này sinh stress tâm lý hay con đường làm tăng lên lòng tự trọng? Khắng định và phủ định tội ác ởBronchial Asthma.

Asnat Dor & Dana Weimann-Saks (2012), trường Cao đẳng học viện Kinnerer tại Israel đã nghiên cứu Việc sử dụng mạng xã hội ở học sinh: thái

độ, hành vi và nhận thức.

Nghiên cứu đã phân tích nhóm học sinh 13 tuổi ở Israel Các phân tích đi sâu vào các khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của học sinh ở gia đình và ở trường Giữa mối quan hệ cha mẹ con cái, và việc sử dụng mạng xã hội trước hay sau cha mẹ và thường thì chúng được ưu tiên sử dụng máy tính gia đình như một công cụ hỗ trợ học tập đắc lực Nhưng phần lớn nhóm học sinh này sứ dụng máy tính để sử dụng mạng xã hội để kết bạn, lập nhóm hội,

9

Trang 21

Trong đó nghiên cứu sự quan sát của cha mẹ học sinh với hành vi, thái độ và nhận thức của học sinh.

Erich V Brubaker (2013), Đại học Liberty ở Lynchburg, Mỹ đã nghiên

cứu Moi quan hệ giữa facebook và thành tích học tập Nghiên cứu chỉ ra rằng

mối quan hệ giữa facebook và thành tích học tập của học sinh cấp hai độ có sự tương quan lẫn nhau, học sinh được tiếp cận facebook trên hai bình diện tích cực và tiêu cực, sự ảnh hưởng của facebook đã thấm sâu vào tâm trí các em, nó trở nên là một liều thuốc xoa dịu những ức chế được dồn nén và tác động trực tiếp đến học tập tốt hay sa sút

Monika Cenanmeri (2013), Đại học Rome đã nghiên cứu Internet, sự

phát triển xã hội trẻ em và thanh thiểu niên Nghiên cứu chỉ ra internet phát

triển mạnh mẽ như ngày nay, kèm theo khoa học công nghệ càng hiện đại, các thiết bị di dộng được kết nối internet, trên đó tác động trực tiếp đến trẻ em và thanh thiếu niên ngày nay Kết quả thống kê cho thấy có 77% trẻ em từ 13 -

16 tuổi và 38% trẻ em từ 9 đến 12 tuổi ở Châu Âu đều có sử dụng mobile để kết nối internet

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Thời đại thông tin ngày nay đã tạo những điều kiện và cơ hội cho con người giao lưu, liên kết, chia sẻ những sở thích, sự quan tâm, những ý tường, những việc làm bằng các phương tiện truyền thông hiện đại - nhất là sự phát triển ngày càng đa dạng của internet, trong do có các mạng xã hội

Rob Hurle (1991), Giáo sư Đại học Quốc gia Australia và du học sinh Việt Nam, họ đã nhận thấy cần phải có internet ở Việt Nam, vì thế họ đã mang cục mordem về Viện Công Nghệ Thông Tin (IO1T) tại Phú Thọ để thí nghiệm kết nối các máy tính ở Australia và Việt Nam thông qua đường dây điện thoại [41],

Tại IOIT Phú Thọ (1992) có hộp thư điện tử riêng với “đuôi” “ở tận úc (.au) để trao đổi e-mail với ông Rob và có lẽ đó là lần đầu tiên người ở Việt

10

Trang 22

Nam gửi e-mail ra nước ngoài Tháng 9 năm 1993, ông Rob và một đông nghiệp Việt kiều ở Đại học Tasmania tới Phú Thọ dự hội thảo để bàn về kế hoạch phát triền Internet tại Việt Nam Năm 1994, với tiền tài trợ của Chính phủ Úc, ông Rob và các đồng nghiệp tại ANU mua tặng Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Phú Thọ một chiếc máy tính đầu tiên tại Việt Nam và

moderm và thực hiện việc kết nối Internet qua cổng au Ông Rob cũng là một trong những người đầu tiên nghĩ tới và được ũy quyền việc đăng ký tên miền

.vn cho VN thay cho tên miền au (Australia) [41],

Đen năm 1994, nhu cầu sử dụng Internet tại Việt Nam tăng quá lớn và tiền tài trợ từ Chính phủ úc không còn đủ chi dụng, nên bắt đầu thu tiền của người VN sử dụng Internet và thương mại hóa Internet, ông Rob và các đồng nghiệp ở IOIT bắt đầu hợp tác với Tổng công ty Bưu chính Viền thông Việt Nam (VNPT) để phát triển dịch vụ Như vậy, sau 2 năm thử nghiệm cung cấp dịch vụ điện thư, vào năm 1995, Viện Công nghệ thông tin IOIT (qua công ty NetNam được họ thành lập) trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam, với dịch vụ thư điện tử dưới tên miền quốc gia vn [41],

Tháng 11 năm 1997, VNPT, NetNam, và 3 công ty khác trở thành những nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên tại Việt Nam [41],

Như vậy sự xuất hiện với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú từ inetnet, dần dần đánh dấu cho sự trưởng thành của thời đại thông tin cho những năm sau đó Có thể nói bắt đầu từ giai đoạn 2000- 2010, internet trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, từ trường học, cơ quan, đến các cửa hàng café đều có internet phủ sóng Giai đoạn từ 2011- đến nay, inetnet đã vượt hơn 31 triệu người sử dụng và truy cập [41],

Cùng với sự xuất hiện của intetnet tại Việt Nam, các mạng xã hội trực tuyến hay mạng xã hội ảo cũng được ra đời khoảng 10 năm sau đó (2006) Trong nghiên cứu với gần 3000 người sử dụng internet của Cimigo tại sáu thành phố lớn ở Việt Nam, 60 % online để nghe và tải nhạc, 70% để chat và

11

Trang 23

gửi email và 40 % đến 45 % người dùng sử dụng intetnet để tham gia vao các mạng xã hội (trực tuyên) và viêt blog Có đên 15% - 20% người sừ dụng viêt blog riêng cho họ [11],

Mạng xã hội mới thực sự thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ đầu năm 2006 Sản phẩm VietSpace đạt giải nhì cuộc thi Trí tuệ Việt Nam 2006 đã trở thành mạng xã hội đầu tiên ờ Việt Nam Năm 2007 thế giới mạng Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện đồng loạt của rất nhiều mạng xã hội ảo thuần

Việt như: Yobanbe, Cyworld, Clipvn Cũng năm 2007, Facebook, MySpace -

những mạng xã hội ảo nồi tiếng trên thế giới cũng bắt đầu được giới trẻ Việt biết đến và gia nhập nhiều hơn Blogspot là một sản phẩm của Google được phát triển từ 2008, được thiết kế để trở thành một mạng xã hội được dùng để bày tò quan điểm và chia sẻ tài liệu, Cũng năm đó, các mạng xã hội đã mang thêm những hình ảnh mới, tính năng mới Đặc biệt xuất hiện nhiều mô hình xã hội chuyên biệt với các nội dung phong phú dành cho nhiều tầng lớp trong xã hội Trong số đó phải kể đến là: PhuNuNet (Mạng xã hội dành riêng cho phái đep; TamTay (đang là mạng có nhiều thanh viên lớn sau Facebook trong các mạng xã hội ở Việt Nam); Năm 2009, ZingMe được ra mắt phiên bản beta và những năm sau đó lần lượt được nâng cấp lên với nhiều ứng dụng và tính năng mới Từ năm 2010 trở đi, các mạng xã hội nhỏ lẻ khác cũng ra đời như: HenAnTrua, Chacha, Timnhanh, Thegioinghenghiep, [41].

Tuy nhiên, các mạng xã hội được thiết kế giống nhau gần như nguyên vẹn hình dáng và cấu trúc, giống nhau về các chức năng, ứng dụng, tính năng

cũng như cách chia sẻ và kết nối ZingMe và Tamtay giống nhau về thiết kế,

hai mạng này làm những người đã từng sử dụng Facebook gần như cảm thấy

chán ngán Blogspot trước đây là thiên đường của những cảm xúc và sự thăng

hoa vì nghệ thuật và tri thức, nhưng ngày nay chỉ còn nhũng thế hệ 8x còn sử dụng, thế hệ 9x ngày này dường như chưa ai biết về nó HenAnTrua là một trang độc lập, có ý tưởng riêng của mình, nhưng cũng mang lại khá nhiều vấn đề nhạy cảm với những tệ nạn xã hội cần phải quan tâm

12

Trang 24

Từ đây hàng loạt những trang mạng xã hội ra đời và thông báo cho giới trẻ để họ tiếp cận và sử dụng những tính năng đa dạng của mạng xã hội đã cho phép người dùng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả, vượt qua trở ngại về không gian và thời gian Nó giúp nâng cao vai trò của mồi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tồ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự

liên kết các tổ chức xã hội

Với chức năng đa dạng và sự gia tăng ngày càng nhanh số lượng thành viên, mạng xã hội tham gia ngày càng rộng trên tất cả các trang mạng xã hội hiện nay

Hiện ở Việt Nam, việc tìm kiếm một nghiên cứu về mạng xã hội ở Việt Nam để kế thừa là rất khó khăn Nhưng cũng đã có không ít các nghiên cứu và bài viết trong các tổ chức nhà nước, hội thảo khoa học đã có nhắc tới và xây dựng lên những vấn đề đáng được quan tâm hiện nay và trước đó về mạng xã hội - một thời đại đa truyền thông

Mạng xã hội được các nhà xã hội học đã đặt ra 3 chủ đề riêng biệt để đánh giá và đo lường các vấn đề liên quan Thứ nhất, xác định những vấn đề chung đang diễn ra Thứ hai, miêu tả những ảnh hưởng của mạng xã hội đến

lối sống giới trẻ hiện nay, thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, mục đích và các hình thức sử dụng mạng xã hội Thứ ba, đưa ra những đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ

Tác giả Nguyễn Minh Hoà (2010), Mạng xã hội áo, đặc điểm và khuynh hướng, bài viết đã nêu lên những quan niệm truyền thống về mạng xã hội: đó là cách liên kết các cá nhân và cộng đồng lại dưới một kiểu nào đó đề thế hiện một vài chức năng xã hội và mạng xã hội ảo - một xu hướng mới cùa xã hội công nghệ thông tin [16]

Cùng năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Hậu, với bài viết Mạng xã hội với lối sổng của giới trẻ Tp.HCM Sự xuất hiện với những tính năng đa dạng,

13

Trang 25

nguôn thông tin phong phú, mạng xã hội đã cho phép người dùng tiêp nhận, chia sẽ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả, vượt qua trở ngại về không gian và thời gian Nó giúp nâng cao vai trò của mồi người công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm

chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội Tác giả đã nêu rõ ảnh hường của mạng xã hội đến lối sống giới trẻ Tp.HCM hiện nay,

thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, mục đích và hình thức sử dụng mạng xã hội Đồng thời có những đề xuất, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ

Trần Thị Ngọc Nhờ, với bài viết Sự ảnh hưởng của mạng xã hội đổi với không gian giao tiếp câng cộng dành cho giới trẻ ở Tp.HCM hiện nay Tác

giả đã nêu rõ tầm quan trọng của không gian xã hội ngày nay ảnh hưởng trực tiếp đến mồi cá nhân, trên phương diện an toàn hay không an toàn, có chất lượng hay không Song song với các nhà nghiên cứu xã hội học thì các nhà tâm lý học cũng đã có không ít các nghiên cứu về vấn đề này

Năm 2010 đề tài Nghiện internet cùa Lê Minh Công, đề tài đã nêu rõ tình trạng nghiện internet của học sinh trung học phố thông, việc sử dụng và

lạm dụng quá mức các ứng dụng trên internet như chat, chia sẻ hình ảnh, chơi game, dẫn đến tình trạng nghiện ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và cảm xúc, đồng thời ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập, sự xa sút của trí tuệ và khả năng kiềm chế bản thân

Tác giả Nguyễn Văn Thọ đã viết bài "Suy nghĩ về tính tự chủ của học sinh trong thời đại thông tin và truyền thông đa phương tiện" vào năm 2011 Trong bài viết, ông đề cập đến việc sử dụng truyền thông đa phương tiện và tầm quan trọng của nó trong thời đại hiện nay Các nhà tâm lý học quan tâm đến khía cạnh cảm xúc và hành vi của con người, bất kể chúng có lành mạnh hay không lành mạnh, đều là một phần tự nhiên của con người Các phương tiện truyền thông đa phương tiện là một biểu hiện của sự phát triển công nghệ trong xã hội hiện đại

14

Trang 26

Internet, với tính tiện lợi vô cùng, đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người, đặc biệt là lóp trẻ Internet đã trở thành một phần quan trọng của công việc và cuộc sống của họ Tuy internet không gây ra bất kỳ mối lo ngại nào, nhưng trong việc sử dụng nó, ngoài những khía cạnh tích cực, cũng có thể có những tiêu cực nảy sinh.

Vì mạng xã hội mới chỉ mới phát triển ở Việt Nam trong thời gian gần đây, nhiều hội thảo khoa học đã được tổ chức để các nhà khoa học có thể tìm hiểu và ứng phó kịp thời với vấn đề này Hội Tâm lý - Giáo dục, Hội nhà báo Đồng Nai, Sở Giáo dục - Đào tạo, Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố và trường Đại học Đồng Nai đã tố chức một hội thảo khoa học có chủ đề "Tính tự chủ của học sinh trong thời đại đa truyền thông" vào năm 2011 “Hội thảo bao gồm 21 bài tham luận với 3 phần chính: một số vấn đề lý luận, thực trạng của tác động truyền thông đến học sinh và cách nâng cao tính tự chủ của học sinh trong thời đại đa truyền thông”

Cần nâng cao tính chủ của học sinh trong thời đại đa truyền thông thì tác giả Lương cần Liêm đã nghiên cứu Thanh thiếu niên và Intetnet: Vài ỷ

kiến nâng cao tính tự chú của thanh niên Luận điểm cũng nêu rất rõ rằng rèn luyện tính tự chủ phải đi đôi với tinh thần trách nhiệm, tự chủ cái gì, tự chủ như thế nào, và làm chủ internet như thế nào Phần nào cũng đã cho thấy các nhà tâm lý học đã bắt đầu đi sâu nghiên cứu những chủ đề liên quan đến

internet trong đời sống của con người ngày nay [17]

Cùng năm 2011, Lê Minh Công đã nghiên cứu Tác động của internet đến nhận thức và hành vi kỹ năng sử dụng mạng xã hội, tình dục ở thanh thiếu niên Nghiên cứu cho thấy intetnet xuất hiện như một phương tiên quan

trong giúp cho việc thể hiện cái tôi trong tình dục và kỳ năng sử dụng mạng xã hội với người khác, trên các trường họp lâm sàng, các phân tích đã cho thấy internet làm thay đổi tiêu cực đến các mối quan hệ cuộc sống, gia đình,

học tập, công việc,., làm một bộ phận thanh thiếu niên có những nhận thức sai lệch về giới, hành vi tình dục và các mối quan hệ [12]

15

Trang 27

Vào tháng 4 năm 2013, trường Đại học Mờ Tp.HCM đã tô chức cuộc thi "Nhà truyền thông chuyên nghiệp" với chù đề Mạng xã hội Cuộc thi tập trung vào các vấn đề đang gây quan ngại trong xã hội hiện nay bằng cách sử dụng phương pháp quay phim, ghi âm và phỏng vấn những người không quen biết để thu thập quan điểm về tác động của mạng xã hội đến cuộc sống hàng ngày Cuộc thi cũng truyền tải những thông điệp ý nghĩa trong quá trình diễn ra.

Mặc dù chỉ là một cuộc thi và một sân chơi nhỏ, chủ đề này mang lại nhiều lợi ích bồ ích Nó giúp sinh viên và học sinh nhận thức rõ hơn về tình hình hiện tại liên quan đến mạng xã hội Cuộc thi cũng cung cấp cơ hội cho các bạn trẻ thể hiện sự sáng tạo và kỹ năng truyền thông chuyên nghiệp của mình Đồng thời, thông qua việc tham gia cuộc thi, sinh viên và học sinh có cơ hội tiếp cận thông tin mới nhất về mạng xã hội và thảo luận, trao đổi quan điểm với nhau

Với cuộc thi này, trường Đại học Mở Tp.HCM đã tạo ra một nền tảng khuyến khích sự tham gia tích cực của sinh viên và học sinh trong việc nghiên cứu và đánh giá tác động của mạng xã hội trong cuộc sống hàng ngày Điều này góp phân nâng cao nhận thức và hiêu Diet của thê hệ trẻ vê mạng xã hội và khả năng sử dụng nó một cách tinh táo và có ý thức

Cuối năm 2013, trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn Tp.HCM phối hợp với Hội khoa học Tâm lý - Giáo Dục Đồng Nai tổ chức hội thảo khoa học về Nghiên Internet - Những thách thức mới của xã hội hiện đại.

Dù là ở một cuộc nghiên cứu, hay những buổi hội thảo còn chiếm khá ít trong rất nhiều chủ đề hiện nay Nhưng qua đó cũng đã cho thấy đã có những vấn đề cần phải đem ra để nghiên cứu, để tạo cơ hội cho những người xung quanh nhận biết được những tác dụng tích cực song song với những hậu quả tiêu cực của một thời đại công nghệ thông tin với các trang mạng xã hội đang dần ảnh hưởng vào giới trẻ, đặc biệt là sinh viên - học sinh, những người còn đang ngồi trên ghế giảng đường

16

Trang 28

nr*4.^ r 1 • /\1 A 1 • /K r 4 /S ?11T J À

4-Tuy da co nhiêu nhà nghiên cứu đê cạp den ảnh hưởng cua Internet den tâm lý của người sử dụng nhưng hầu hết chỉ là những bài viết tham gia Hội thảo khoa học vẫn còn rất ít nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này Hiện chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về nhu cầu sử dụng internet của cộng đồng nhất

là những nghiên cứu về nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh, sinh viên khi sừ dụng mạng xã hội Do vậy, đề tài tìm hiểu những vấn đề cần nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh của hệ trung cấp chuyên nghiệp

1.2 Những khái niệm cơ bẳn

1.2.1 Quản lý

1.2 1.1 Khái niệm

Theo quan niệm truyền thống, quản lý là quá trình tác động có ý thức của chủ thể vào một bộ máy (đối tượng quản lý) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ máy, tìm kiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu đã xác định

Theo quan niệm hiện nay, quản lý là những hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu”

Theo góc độ chính trị - xã hội, “quản lý được hiểu là sự kết họp giữa tri thức và lao động Vận hành sự kết họp này cần có một cơ chế quản lý phù hợp Cơ chế đúng, họp lý thì xã hội phát triển, ngược lại thì xã hội phát triển chậm hoặc rối ren”

Theo góc độ hành động, Quản lý được hiểu là chỉ huy, điều khiển, điều hành; “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra”

Ngoài ra, một số quan niệm về quản lý của các tác giả và tài liệu dưới đây được nhiều người chấp nhận

Theo Đại học bách khoa toàn thư Liên Xô 1977 “Quản lý là chức năng của hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kỳ thuật) nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động”

17

Trang 29

Theo Harold Koontz “Quản lý là hoạt động thiết yếu đàm bảo sự nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của tố chức”.

Tác giả Trần Kiểm cho rằng “Quản lý làm nhằm phối hợp nồ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”, Quản lý là những tác động của chủ thế quản lý trong việc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với kết quả cao nhất

Theo Trần Quốc Thành “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đế chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù họp với quy luật khách quan”

Tìm hiểu các định nghĩa trên, ta thấy có một số ý đồng nhất:- về đối tượng: Trong quản lý có hai đối tượng là chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý trong một tổ chức, đơn vị hay nhóm xã hội

- về mục đích: Quản lý bao giờ cũng nhằm để đạt được một kết quả, một mục tiêu nhất định

- về phương thức: Quản lý là một quá trình điều khiển, phối hợp, tác động giữa chủ thể quản lý và đổi tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu

- về điều kiện quản lý: Tiến hành trong một hoàn cảnh, thời gian, với các nguồn lực trong và ngoài tổ chức,

Từ những định nghĩa trên, ta có thể hiểu: Quản lý là sự điều khiển, phối họp, tác động của chủ thế quản lý tới đối tượng quản lý trong quá trình hoạt động (lao động, học tập, nghiên cứu, ứng dụng ) của một tổ chức, một đơn vị với các điều kiện nhất định (không gian, thời gian, nguồn lực ) nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra

Trong luận văn này chúng tôi quan niệm: Quản lý là sự tác động có tố chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra

18

Trang 30

1.2 ỉ.2 Chức năng của quản lý

Các nhà nghiên cứu cho rằng quản lý có bốn chức năng cơ bản là bốn khâu có liên quan mật thiết với nhau, bao gồm: Kế hoạch hóa, tồ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra • • •

- Chức năng kế hoạch hóa: Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng trong bất kỳ chu trình quăn lý nào Ke hoạch hóa là xác định các mục tiêu và phương pháp tốt nhất để đạt được các mục tiêu đó

- Chức năng tổ chức: Là việc thiết lập và sử dụng cấu trúc của tổ chức mà nhờ cấu trúc đó chủ thể quản lý tác động đến đổi tượng quản lý một cách có hiệu quả nhằm thực hiện được mục tiêu của kế hoạch

Nhà nghiên cứu nổi tiếng về tổ chức Dick Cacson đã chỉ ra: Có từ 70% đến 80% những khiếm khuyết trong quá trình thực hiện các mục tiêu là do công tác tổ chức tồi

- Chức năng chi đạo: Là phương thức tác động của chủ thể quản lý nhằm điều hành nhân lực đã có của tố chức, của đơn vị, vận hành theo đúng kế hoạch để thực hiện mục tiêu quản lý Chỉ đạo, điều hành chính là nhìn cho rõ những việc phải làm vấn đề quan trọng của chỉ đạo là phải tạo ra động cơ thúc đẩy con người hoạt động theo mục tiêu tổ chức

- Chức năng kiểm tra: Là những hoạt động của chủ thể quản lý tác động lên khách thể quá trình xác định kết quả đạt được trên thực tế, đối chiếu với các tiêu chuẩn đã xây dựng, thu các thông tin phản hồi, phát hiện những sai lệch và đề ra chương trình khắc phục các sai lệch, nhằm thực hiện các mục tiêu của kế hoạch đã đề ra

Như vậy, trong một chu trình quản lý thực hiện liên tiếp và đan xen, phối hợp, bố sung cho nhau một cách logic trong đó từng chức năng vừa là mục đích vừa có vai trò là phương tiện để thực hiện

1.2.2 Mạng xã hội

Khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP nêu rõ:

19

Trang 31

Mạng xã hội (social network) là hệ thông thông tin cung câp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.

Theo định nghĩa này, mạng xã hội còn được gọi là social network và có thể hiểu một cách đơn giãn đây là hệ thống (mạng lưới) giúp con người kết nối với những người khác Thông qua mạng xã hội, mọi người có thế chia sẻ thông tin, hình ảnh, âm thanh tìm kiếm bạn bè, kết nối với những người khác

Hiện nay, trên toàn thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau Một số mạng xã hội nổi tiếng là MySpace và Facebook ờ Bắc Mỳ và Tây Âu, Orkut và HÍ5 tại Nam Mỹ, Friendster tại Châu Á và các đào quốc Thái Bình Dương

Tùy theo vùng miền, các mạng xã hội khác nhau cũng đã gặt hái thành công đáng kể, ví dụ như Bebo ở Anh Quốc, CyWorld ở Hàn Quốc, Mixi ở Nhật Bàn và ở Việt Nam xuất hiện nhiều mạng xã hội như Facebook, Tamtay,Me Zing, Henantrua, Blogspot

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm chính thức về người sử dụng mạng xã hội Do đó, sau khi tống hợp các ý kiến và nghiên cứu, một khái niệm được đưa ra như sau: “Người sử dụng mạng xã hội là người có các

thiết bị kỹ thuật số có kết noi internet qua công moderm được nhà cung cấp truyền tải đến, qua đó cả nhân có thể sử dụng đê truy cập vào mạng xã hội để kết nối với các thành viên có cùng sở thích ở bất cứ noi đâu phục vụ cho việc giao tiếp tốt hơn, trao đôi thông tin, cập nhật tin tức và sử dụng các ứng dụng

đê hỗ trợ cho công việc và học tập

1.2.3 Khái niệm kỹ năng sử dụng mạng xã hôi

Kỳ năng sử dụng mạng xã hội là một khái niệm mô tả tập hợp các kỳ năng và năng lực mà người sử dụng mạng xã hội cần phải phát triển đế tương tác và tham gia hiệu quả trong không gian trực tuyến Điều này bao gồm cả

20

Trang 32

khả năng kỳ thuật như sử dụng các nên tảng mạng xã hội, đông thời cũng bao hàm các khía cạnh xã hội, văn hóa và an toàn trực tuyến.

Ở mức độ cơ bản, kỳ năng này đòi hỏi hiểu biết vững về quy tắc và nguyên tắc trong việc sử dụng mạng xã hội, bao gồm quản lý thông tin cá nhân, đảm bảo quyền riêng tư và đối nhất trực tuyến Ngoài ra, người sử dụng cũng cần có khả năng xử lý thông tin, tìm kiếm và đánh giá nội dung một cách chín chắn, đồng thời biết cách xây dựng và duy trì mối quan hệ trực tuyến một cách tích cực và đạo đức

Kỹ năng sữ dụng mạng xã hội không chỉ là khía cạnh kỳ thuật mà còn là một phần quan trọng của phổ cập kỳ năng số và giáo dục truyền thống Việc giáo dục về kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cộng đồng để thích úng và phát triển trong môi trường ngày càng số hóa và liên kết mạng

1.2.4 Khái niệm giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội

Giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã hội là quá trình hình thành và phát triển các năng lực và hiếu biết cho cá nhân trong việc tương tác và tham gia tích cực trên các nền tảng mạng xã hội trong môi trường số ngày nay Khái niệm này không chỉ bao gồm khả năng kỹ thuật trong việc sử dụng công nghệ mạng xã hội, mà còn nhấn mạnh các khía cạnh xã hội, đạo đức, và an toàn trực tuyến

Trong ngữ cảnh giáo dục, mục tiêu của việc giảng dạy kỳ năng sử dụng mạng xã hội là hồ trợ học sinh xây dựng những khả năng cần thiết để giao tiếp, tương tác và chia sẻ thông tin một cách tích cực và an toàn trên Internet Các chương trình giáo dục này thường tập trung vào việc giảng dạy về quy tắc ứng xử trực tuyến, quản lý quyền riêng tư, đánh giá thông tin mạng xã hội và phòng tránh các nguy cơ an ninh trực tuyến

Giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội không chỉ giúp học sinh tránh những rủi ro và thách thức trực tuyến mà còn khuyến khích họ hiểu rõ hơn về

21

Trang 33

tâm quan trọng của tư duy phê phán, lòng tin tích cực và tạo cộng đông trực tuyến tích cực Đồng thời, nó cũng giúp họ hiểu rõ hon về văn hóa số và sự tương tác xã hội trong môi trường kỹ thuật số ngày nay.

1.2.5 Lực lượng giáo dục

Lực lượng giáo dục (LLGD) là những cá nhân hoặc tập thể trong hệ thống giáo dục có trách nhiệm và nhiệm vụ đóng góp vào việc cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo Đây là những người có tầm nhìn, kinh nghiệm, kiến thức và kỳ năng trong lĩnh vực giáo dục và có khả năng ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy và học tập của học sinh

LLGD bao gồm các cá nhân và tổ chức như giáo viên, giảng viên, cố vấn giáo dục, nhà quản lý giáo dục, chuyên gia giáo dục, nhà nghiên cứu giáo dục, nhà phát triền chương trình giáo dục, nhà tài trợ giáo dục và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

LLGD có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường học tập tích cực và khuyến khích sự phát triển của học sinh Họ cung cấp kiến thức, kỳ năng và kinh nghiệm cho học sinh và giúp đỡ họ đạt được mục tiêu học tập Ngoài ra, LLGD còn có thể thúc đẩy sự thay đổi và cải tiến trong hệ thống

giáo dục và đóng góp vào việc phát triền các chương trình đào tạo mới và nâng cao chất lượng giáo dục

1.2.4 Quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục

1.2.4.1 Khái niệm quản lý giảo dục

Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của quản lý xã hội Theo nghĩa rộng quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội Quá trình đó bao gồm các hoạt động giáo dục hoặc có tính giáo dục và bộ máy nhà nước, của các tổ chức xã hội, có hệ thống giáo dục quốc dân, của gia đình Theo nghĩa hẹp thì quản lý giáo dục là những tác động có mục đích, có hệ thống, có khoa học, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý là

22

Trang 34

quá trình dạy và học diễn ra ở các cơ sở giáo dục về khái niệm quản lý giáo dục thì các nhà quản lý giáo dục có những khái niệm như sau:

Nhà nghiên cứu giáo dục M.I.Konracov định nghĩa như sau: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm mục đích đăm bão việc hình thành nhân cách cho thể hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của quá trình giáo dục, sự phát triền thể lực và tâm lý trẻ em” [19, tr.10]

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang định nghĩa: “Quàn lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chù thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chù nghĩa Việt nam mà tiêu điềm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [25, tr.35]

Những khái niệm trên tuy có những điếm khác nhau, nhưng vẫn có thể tìm ra những điểm đồng nhất QLGD theo cách định nghĩa nào cũng đều hướng tới mục tiêu giáo dục QLGD theo nghĩa rộng (vĩ mô) là quản lý mọi hoạt động liên quan đến giáo dục trong xã hội bao gồm hoạt động giáo dục của bộ máy nhà nước, của các tổ chức xã hội, của hệ thống giáo dục quốc dân, của gia đình QLGD theo nghĩa hẹp (vi mô) là những tác động có mục đích, có hệ thống, có ý thức cùa chủ thề quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đưa HĐGD của nhà trường đạt hiệu quả cao

1.2.4.2 Khái niệm quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mang xã hội theo hướng phối hợp các lực lượng giáo dục

Quản lý giáo dục kỳ năng sừ dụng mạng xã hội là hoạt động của cán bộ quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội đề nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội trong nhà trường

23

Trang 35

Quản lý giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội chính là những công việc của nhà trường mà người cán bộ quản lý trường học thực hiện những chức năng quản lý để tổ chức, thực hiện công tác giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thế quản lý tác động tới các hoạt động giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã trong nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã cho học sinh.

Từ đó có thế nói “Quản lý giáo dục kỳ năng sừ dụng mạng xã hội trong nhà trường được hiểu như là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực

lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động giáo dục kỳ năng sử dụng mạng xã của nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện kỳ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh đã đề ra”

1.3 Hoạt động giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THCS

1.3.1 Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THCS

“Ngày nay, mạng xã hội (Facebook, Zalo, Twitter ) trở nên phổ biến và gần gũi với mọi người, đặc biệt đối với giới trẻ Nhũng lợi ích của mạng xã hội sẽ đem lại cho chúng ta rất nhiều và tác động tích cực nếu chúng ta biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý Đối với việc dạy và học ở các trường cũng không ngoại lệ

Một thực tế hiện nay, ở hầu hết các trường vẫn chưa nhìn thấy được tác dụng của mạng xã hội Minh chứng cho vấn đề này là ở hầu hết các buổi sinh hoạt nội quy đầu năm, sinh hoạt chủ nhiệm, từ lãnh đạo đến giáo viên ở các trường phổ thông thường nhắc nhở, răn đe và cảnh giác học sinh trong việc sử dụng các trang mạng xã hội, nhất là Facebook Đó là điều cần thiết và nên đưa vào nội quy học sinh, kể cả việc sử dụng điện thoại trong nhà trường

Tuy nhiên, bên cạnh những điều mọi người cảm nhận không tốt về nó

24

Trang 36

thì mạng xã hội vẫn có mặt tích cực của nó mà chúng ta cần phải phát huy Sự bùng nồ của công nghệ thông tin đã tạo những điều kiện và cơ hội cho mọi người giao lưu, liên kết, chia sẻ sở thích, sự quan tâm, ý tưởng, những việc làm bằng các phương tiện truyền thông hiện đại - nhất là sự phát triển ngày càng đa dạng cùa internet, trong đó có mạng xã hội.

Hiện nay, tỷ lệ học sinh sử dụng mạng xã hội rất lớn, nhưng đa phần đều muốn dừng lại ở việc trao đổi thông tin liên lạc, học hành giữa phụ huynh với nhà trường, giữa phụ huynh với học sinh và giữa học sinh với nhau Đa số các trường đều có trang mạng thông tin riêng, kể cả Bộ GD&ĐT cũng có chương trình “Trường học kết nối” để giáo viên và học sinh có thể trao đổi thông tin, song sức hấp dẫn và sự tiện lợi về thông tin không bằng các trang mạng xã hội

Đối với học sinh, những tiện ích mà mạng xã hội mang lại như sử dụng nó trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp là không thể phủ nhận Ngoài ra, rất nhiều học sinh, sinh viên từ các trường đại học khác nhau trên mọi miền Tổ quốc đã lập ra những trang giúp đỡ nhau học tập tiếng Anh hoặc các môn học chuyên ngành Đây là một trong những kênh giúp các bạn nâng cao hiệu quả học tập, chia sẻ kiến thức và tài liệu

Cũng như nhiều thành tựu khoa học - kỳ thuật khác, mạng xã hội được sáng tạo và phát triển là nhằm phục vụ lợi ích của xã hội Tuy nhiên, sử dụng nó như thế nào, sẽ chịu tác động tích cực hay tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào mỗi con người Không the phủ phận nhũng mặt tích cực mà mạng xã hội đã mang lại, nó giúp học sinh hiểu biết, tiếp thu, nâng cao được tầm hiểu biết, tri thức, kiến thức cũng như tìm hiểu được nhiều hơn ngoài kiến thức trên ghế nhà trường Trong xã hội thông tin, nếu giới trẻ hôm nay nắm vừng được công cụ hữu ích này sẽ trở thành chủ nhân của một đất nước vững bước hội nhập vào thế giới toàn cầu ngày mai

Từ những phân tích trên có thề tổng hợp những ý nghĩa của mạng xã hội trong hoạt động như sau:

25

Trang 37

- Kêt nôi và chia sẻ kiên thức: Mạng xã hội cung câp một nên tảng cho các giáo viên, học sinh và phụ huynh để kết nối với nhau và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tài liệu học tập Nhờ đó, các thành viên trong cộng đồng giáo

dục có thể học hỏi và trao đổi kiến thức với nhau một cách dễ dàng và hiệu quả

- Tạo ra môi trường học tập trực tuyến: Mạng xã hội cho phép các giáo viên và học sinh tạo ra một môi trường học tập trực tuyến Họ có thể sữ dụng các công cụ trên mạng xã hội để tạo ra các nội dung giảng dạy, các bài tập và các hoạt động học tập khác, giúp cho việc học tập trở nên thú vị hơn và hiệu quả hơn

- Tăng cường sự tham gia và tương tác: Mạng xã hội giúp tăng cường sự tham gia và tương tác của học sinh trong quá trình học tập Họ có thể thảo

luận, trao đồi và học hởi từ nhau một cách dễ dàng và linh hoạt hơn

- Phát triền kỹ năng sống: Sử dụng mạng xã hội trong giáo dục cũng giúp học sinh phát triển kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, kỳ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng xử lý thông tin, kỳ năng giải quyết vấn đề và kỳ năng hợp tác

- Giảm khoảng cách giữa giáo viên và học sinh: Mạng xã hội giúp giảm khoảng cách giữa giáo viên và học sinh Nhờ đó, học sinh có thể tiếp cận giáo viên một cách dễ dàng hơn và đặt câu hỏi khi cần thiết Tương tự, giáo viên cũng có thể dễ dàng tiếp cận và hỗ trợ học sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn

1.3.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học cơ sử

1.3.2.1 Sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS

Học sinh THCS có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác các sự vật, hiện tượng Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn

ở lứa tuổi này trí nhớ thay đổi về chất Trí nhớ dần dần mang tính chất của những quả trình được điều khiển, điều chỉnh và có tổ chức Học sinh

26

Trang 38

THCS có nhiêu tiên bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tuợng, từ ngừ, các em bắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại Khi ghi nhớ các em đã biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hoá, phân

loại Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chồ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn, các em không muốn thuộc lòng mà muốn tải hiện bằng lời nói của mình Vì thế giáo viên cần phải:

+ Dạy cho học sinh phương pháp đúng đắn của việc ghi nhớ logic.+ Cần giải thích cho các em rô sự cần thiết của ghi nhớ chính xác các định nghĩa, những quy luật không được thiếu hoặc sai một từ nào

+ Rèn luyện cho các em có kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễn đạt của mình

+ Khi tổ chức quá trình ghi nhớ, giáo viên cần làm rõ cho học sinh biết là hiệu quả của ghi nhớ không phải đo bằng sự nhận lại, mà bằng sự tái hiện

+ Chú ý chủ định bền vững, vừa có sự chú ỷ không bền vũng Ó lứa tuổi này tính lựa chọn chú ý phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của đối tượng học tập và mức độ hứng thủ của các em với đối tượng đó Vì thế trong giờ học này thì các em không tập trung chú ỷ, nhưng giờ học khác thì lại làm việc rất nghiêm túc, tập trung chú ý cao độ

Biện pháp tốt nhất để tổ chức sự chú ý của học sinh THCS là tổ chức hoạt động học tập sao cho các em ít có thời gian nhàn rỗi như không có ý muốn và khả năng bị thu hút vào một đối tượng nào đó trong thời gian lâu dài

- Hoạt động tư duy cùa học sinh THCS cũng có những biến đổi cơ bản, ngoài tư duy trực quan - hình tượng, các em cần đến sự phát triển tư duy trừu tượng

1.3.2.2 Sự hình thành kiêu quan hệ mới

Học sinh THCS có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn quan hệ với nó một cách binh đẳng, không muốn người lớn

27

Trang 39

coi nó như trẻ con mà phải tôn trọng nhân cách, phâm giả, tin tưởng và mở rộng tính độc lập của các em.

Để duy trì sự thay đổi mối quan hệ giữa các em và người lớn, các em có những hình thức chống cự, không phục tùng Tuy nhiên không phải mọi người lớn đều nhận thức được nhu cầu này của các em, nên điều này là nguyên nhân dẫn đến sự xung đột giữa các em với người lớn

Tính độc lập và quyền bình đẳng trong quan hệ của các em với người lớn là vẫn đề phức tạp và gay gắt nhất trong sự giao tiếp của các em với người lớn và trong sự giáo dục các em ở lứa tuổi này

Những khó khăn đặc thù này có thể giải quyết, nếu người lớn và các em xây dựng được mối quan hệ bạn bè, hoặc quan hệ có hình thức hợp tác trên cơ sở tôn trọng, tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau Sự hợp tác này cho phép người lớn đặt các em vào vị trí mới - vị trí của người giúp việc và người bạn trong những công việc khác nhau, còn bản thân người lớn trở thành người mẫu mực và người bạn tin cậy của các em

ỉ.3.2.3 Hoạt động giao tiếp của học sinh THCS với bạn bè

Sự giao tiếp ở lứa tuối học sinh THCS là một hoạt động đặc biệt, mà đối tượng của hoạt động này là người khác - người bạn, người đồng chí Nội dung của hoạt động là sự xây dựng những quan hệ qua lại và những hành động trong quan hệ đó Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức được người khác và bản than mình, đồng thời qua đó làm phát triến một số kỹ năng như kỳ năng so sánh, phân tích, khái quát hành vi cúa bàn thân và của bạn,

làm phong phú thêm những biểu tượng về nhân cách của bạn và của bản thân

Đó chính là ý nghĩa to lớn của sự giao tiếp ở lửa tuổi này đối với sự hình thành và phát triền nhân cách Vì thế làm công tác giáo dục phải tạo điều

kiện để các em giao tiếp với nhau, hướng dẫn và kiểm tra sự quan hệ của các em, tránh tình trạng ngăn cấm, hạn chế sự giao tiếp của lứa tuổi này

Có nhiều học sinh lớp 8.9, đặc biệt là em gái hay để ý đến vấn đề ai

28

Trang 40

yêu ai, nhưng điều này rất bí mật, chỉ kể cho những người bạn rất thân thiết và tin cậy.

Ở học sinh lớp 6,7 tình bạn nam nữ ít nẩy sinh, nhưng các học sinh lớp 8,9 thì nấy sinh thường xuyên, sự gắn bó hai bên rất thân thiết và nó giữ một vị trí lớn trong cuộc sống của các em Tất nhiên quan hệ nam nữ ở lứa tuổi này cũng có thể lệch lạc Quan hệ về bạn khác giới không đúng mực, đưa đến chỗ đua đòi chơi bời, bỏ việc học tập và những công việc khác Vì thế công tác giáo dục phải thấy được điều đó, để hướng dẫn, uốn nắn cho tình bạn giữa nam và nữ thật lành mạnh, trong sáng và nó là động lực để giúp nhau trong học tập, trong tu dưỡng

1.3.2.4 Sự hình thành tự ỷ thức của học sinh THCS

Học sinh THCS bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến những phẩm chất nhân cách của mình, các em có biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình với người khác Các em bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình

Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức đã gây nhiều ấn tượng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tâm lý của lứa tuổi này, đến hoạt động học tập, đến sự hình thành quan hệ qua lại với mọi người

Sự tự ý thức của lứa tuổi này được bắt đầu từ sự nhận thức hành vi của mình, từ những hành vi riêng lẻ, đến toàn bộ hành vi và cuối cùng là nhận thức về những phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của mình

Đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuồi này là mâu thuẫn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân với kỹ năng chưa đầy đủ đế phân tích đúng đắn sự biểu lộ cùa nhân cách

Ý nghĩa quyết định để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THCS là cuộc sống tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, mối quan hệ này sẽ hình thành ở các em lòng tự tin và sự tự đánh giá của mình

29

Ngày đăng: 04/09/2024, 14:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w