1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán theo hướng phát triển năng lực đặc thù tại các trường thcs huyện an dương thành phố hải phòng

143 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán tại các trường THCS huyện An Dương, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển năn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VŨ THỊ LIÊN

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐẶC THÙ TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN

AN DƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VŨ THỊ LIÊN

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐẶC THÙ TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN

AN DƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM THỊ THÚY HỒNG

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Lãnh đạo Phòng Đào tạo, Ban Chủ nhiệm Khoa quản lý giáo dục, các giảng viên, các nhà sư phạm, các nhà khoa học đã tham gia quản lý, giảng dạy cùng toàn thể các cán bộ, chuyên viên các phòng, ban chức năng Trường Đại học Giáo dục Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phạm Thị Thúy Hồng người đã

hướng dẫn trực tiếp định hướng cho em hoàn thành luận văn này

Em xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng; Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô tham gia giảng dạy tại các trường THCS trên địa bàn huyện An Dương đã hết lòng giúp đỡ để em hoàn thành luận văn này

Em xin gửi lời tri ân sâu sắc tới bạn bè, đồng nghiệp đang công tác tại trường THCS An Dương và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn này

Mặc dù đã cố gắng hết sức, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của các thầy giáo, cô giáo, cùng bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

Tác giả luận văn

Vũ Thị Liên

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 9

2 Mục đích nghiên cứu 10

3 Câu hỏi nghiên cứu 10

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 10

5 Giả thuyết khoa học 11

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 11

7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 11

8 Phương pháp nghiên cứu 12

9 Dự kiến cấu trúc 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG THCS THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐẶC THÙ 14

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 14

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù 14

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù 17

1.1.3 Đánh giá chung về tổng quan các công trình nghiên cứu 21

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 29

1.2.1 Năng lực học sinh THCS và năng lực đặc thù trong môn toán 29

1.2.2 Bồi dưỡng học sinh giỏi và bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán ở trường THCS 33

1.3 Lý luận về bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán tại các trường THCS theo hướng phát triển năng lực đặc thù 36

1.3.1 Phát hiện, tuyển chọn và phân loại học sinh giỏi 37

Trang 5

1.3.2 Mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán cấp THCS theo hướng phát

triển năng lực đặc thù 38

1.3.3 Nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán cấp THCS theo hướng phát triển năng lực đặc thù: 40

1.3.4 Phương thức bồi dưỡng học sinh giỏi 41

1.3.5 Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng 44

1.4 Lý luận về quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán tại các trường THCS theo hướng phát triển năng lực đặc thù 46

1.4.1 Quản lý phát hiện học sinh giỏi 46

1.4.2 Quản lý thực hiện mục tiêu bồi dưỡng 48

1.4.3 Quản lý thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng 49

1.4.4 Quản lý triển khai phương thức bồi dưỡng 50

1.4.5 Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng 52

1.4.6 Quản lý các điểu kiện đảm bảo công tác bồi dưỡng 53

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán tại các trường THCS theo hướng phát triển năng lực đặc thù 54

2.1 Giới thiệu về địa bàn khảo sát 58

2.2 Khái quát chung về khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán ở các trường THCS theo hướng phát triển năng lực đặc thù 61

2.2.1 Mục đích khảo sát 61

2.2.2 Nội dung khảo sát 61

Trang 6

2.2.3 Đối tượng khảo sát 62

2.2.4 Bộ công cụ và thang đánh giá 62

2.3 Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán cấp THCS tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng 64

2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về ý nghĩa của bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù 64

2.4.2 Thực trạng phát hiện, tuyển chọn và phân loại học sinh giỏi 67

2.4.4 Thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng 68

2.4.5 Thực trạng thực hiện nôi dung chương trình bồi dưỡng 70

2.4.6 Thực trạng phương thức bồi dưỡng 72

2.4.7 Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng 76

2.5 Thực trạng quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán ở các trường THCS Huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển năng lực đặc thù 77

2.5.1 Thực trạng tổ chức phát hiện, tuyển chọn học sinh giỏi 78

2.5.2 Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu bồi dưỡng 80

2.5.4 Thực trạng quản lý thực hiện nôi dung chương trình bồi dưỡng 81

2.5.5 Thực trạng quản lý triển khai phương thức bồi dưỡng 83

.2.5.6 Thực trạng tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng 85

2.5.7 Thực trạng quản lý các điểu kiện đảm bảo công tác bồi dưỡng 88

2.6 Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán ở các trường THCS Huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển năng lực đặc thù 90

2.7 Đánh giá chung về thực trạng quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán ở các trường THCS Huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển năng lực đặc thù 94

2.7.1 Ưu điểm 94

Trang 7

Kết luận chương 2 98

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN AN DƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐẶC THÙ 99

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 99

3.2 Các biện pháp được đề xuất 101

3.2.1 Biện pháp 1: Thực hiện nâng cao nhận thức cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh về mục đích, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán theo hướng phát triển năng lực đặc thù 101

3.2.2 Biện pháp 2 Tổ chức phát hiện, tuyển chọn học sinh giỏi đảm bảo tính đúng, tính kịp thời và tính công bằng cho học sinh 104

3.2.3 Biện Pháp 3 Tổ chức xây dựng nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán theo hướng phát triển năng lực đặc thù toán học 108

3.2.4 Biện pháp 4: Tổ chức thực hiện phương pháp bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực đặc thù toán học cho học sinh 111

3.2.5 Biện pháp 5: Chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng trong việc cung ứng các nguồn lực để giáo viên, học sinh tham gia hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực người học 113

3.3 Mối quản hệ giữa các biện pháp được đê xuất 116

3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất 118 Kêt luận chương 3 123

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Quy mô mẫu điều tra 62

Bảng 2.2 Đánh giá kết quả lựa chọn từng nội dung theo điểm trung bình 64 Bảng 2.3 Đành giá thực trạng phát hiện, tuyển chọn và phân loại học sinh giỏi 67

Bảng 2.4 Bảng đánh giá thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng 68

Bảng 2.5 Bảng đánh giá thực trạng thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán 70

Bảng 2.6 Thực trạng thực hiện phương pháp 72

Bảng 2.7 Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng 76

Bảng 2.8 Thực trạng tổ chức phát hiện, tuyển chọn học sinh giỏi 78

Bảng 2.9 Bảng đánh giá thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu bồi dưỡng 80

Bảng 2.10 Thực trạng quản lý thực hiện nôi dung chương trình bồi dưỡng 81

Bảng 2.11 Thực trạng tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng 85

Bảng 2.12 Thực trạng quản lý các điểu kiện đảm bảo công tác bồi dưỡng 88 Bảng 2.13 Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan90

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Nhận thức về tầm quan trọng của năng lực ĐT ở HS THCS 65 Biểu đồ 2.2 Thực trạng thực hiện hình thức 74 Biểu đồ 2.3 Thực trạng quản lý triển khai phương thức bồi dưỡng 83 Biểu đồ 3.1 Tương quan tính cấp thiết và khả thi của biện pháp 117

Trang 11

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

1.1 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được Đảng và Nhà nước ta

xác định là khâu đột phá chiến lược cho sự phát triển kinh tế - xã hội Giáo dục và đào tạo được xem là yếu tố then chốt quyết định chất lượng nguồn nhân lực Đặc biệt giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng góp phần xây dựng nền tảng tư duy cho người học Trong đó môn học đóng vai trò tiên quyết trong rèn luyện năng lực cho người học trong đó phải kể đến môn toán học Toán học là một môn học cơ bản và năng lực được rèn luyện trong học môn toán có tác động tích cực trong nhiều lĩnh vực từ khoa học, công nghệ, kinh tế đến y tế Vì vậy, việc có kiến thức tốt về toán học sẽ giúp học sinh phát triển năng lực đặc thù và khả năng giải quyết các vấn đề trong nhiều lĩnh vực khác nhau Bên cạnh đó, việc rèn luyện các năng lực đặc thù của môn toán học phải được thực hiện hàng ngày, có tính tiếp nối, liên tục nhằm phát triển tư duy cho người học Bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán là con đường để giáo viên có thể giúp học sinh rèn luyện các năng lực đặc thù trong toán học

1.2 Đảng và Nhà nước quan tâm đến hiệu quả giáo dục và đã bày tỏ quan

điểm chỉ đạo trong nhiều văn bản, chẳng hạn như Nghị quyết Số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo được nêu như sau: Phát triển giáo dục và đào tạo đồng nghĩa với việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, phát triển nhân tài Nó chuyển đổi đáng kể quá trình giáo dục từ chuyển giao kiến

thức thuần tuý sang phát triển toàn diện kỹ năng, phẩm chất của người học ”

1.3 Hiện nay, tại các trường THCS huyện An Dương, thành phố Hải

Phòng việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, học sinh giỏi môn toán nói riêng đã được quan tâm thực hiện và đã có những thành quả nhất định song hiệu quả chưa cao do việc quản lý tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi còn mang tính lối mòn, chưa có sự đổi mới, chưa tập trung bồi dưỡng tích cực nhằm phát huy năng lực cá biệt của mỗi học sinh Vì vậy, cơ cấu hoạt động đào tạo

Trang 12

phải thay đổi để sinh viên có thể phát huy tối đa các kỹ năng hiện có Bên cạnh đó, phát triển các năng lực đặc thù trong toán học là yếu tố cơ bản và cần thiết giúp học sinh học giỏi môn toán, phát triển năng lực đặc thù toàn diện cho bản thân

1.4 Đã có nhiều công trình nghiên cứu về bồi dưỡng học sinh giỏi ở các

cấp học, các công trình cũng đã khẳng định tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi, nhiều công trình đã tổ chức nghiên cứu điển hình tại các cơ sở giáo dục với những bức tranh thực trạng tương đối phong phú, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về bồi dưỡng học sinh giỏi theo hưỡng phát triển năng lực đặc thù người học đặc biệt các nghiên cứu ở cấp THCS huyện An Dương, thành phố Hải Phòng Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả xin

lựa chọn đề tài “Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán theo hướng phát

triển năng lực đặc thù tại các trường THCS Huyện An Dương, thành phố Hải Phòng” làm luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán tại các trường THCS huyện An Dương, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển năng lực đặc thù

3 Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng bồi dưỡng và quản lý học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù như thế nào?

Biện pháp nào giúp nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù cho học sinh?

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán tại các trường THCS huyện An Dương, thành phố Hải Phòng

Trang 13

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán tại các trường THCS huyện An Dương, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển năng lực đặc thù

5 Giả thuyết khoa học

Để hỗ trợ những học sinh giỏi phát triển những kỹ năng của học sinh Việc quản lý, đào tạo học sinh giỏi sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực và góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu đào tạo

Đề xuất các biện pháp hướng dẫn, khuyến khích học sinh có năng lực toán học tốt phát triển các năng lực cụ thể nâng cao hiệu quả đào tạo nhằm đạt được mục tiêu hình thành và phát triển các năng lực cụ thể quan trọng đối với học sinh

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng khung lý luận về dạy học và hỗ trợ học sinh có năng lực toán tốt ở trường trung học cơ sở nhằm phát triển các năng lực cụ thể

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý, đào tạo học sinh giỏi toán ở các trường THCS trên địa bàn huyện An Dương, thành phố Hải Phòng từ góc độ phát triển năng lực cụ thể

- Đề xuất các biện pháp quản lý, phát huy năng lực học sinh có năng lực toán tốt theo hướng phát triển các năng lực đặc thù ở các trường trung học cơ sở tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng

7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

-Phạm vi về nội dung: Đề tài giới hạn nghiên cứu quản lý bồi dưỡng học

sinh giỏi môn toán theo hướng phát triển năng lực đặc thù môn toán hoc

-Phạm vi về thời gian: Số liệu điều tra được sử dụng trong thời gian 3

năm học từ năm học 2020 – 2021 đến năm học 2022- 2023

- Khách thể điều tra: Cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh

tại 5 trường THCS trên địa bàn huyện An Dương, thành phố Hải Phòng

Trang 14

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Cách phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản để làm cơ sở lý luận phục vụ công tác quản lý, hỗ trợ học sinh có năng lực toán giỏi ở các trường THCS trên địa bàn huyện An Dương, thành phố Hải Phòng Không gian để phát triển các kỹ năng cụ thể

8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi: Xây dựng mẫu khảo sát dành

cho cán bộ quản lý và giáo viên tìm hiểu thực trạng hỗ trợ, giảng dạy học sinh giỏi toán sử dụng thông tin định lượng ở các trường trung học cơ sở tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng

Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp ban giám hiệu, giáo viên,

phụ huynh và học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện An Dương, TP Hải

Phòng để khẳng định tính chính xác của thông tin định lượng

Phương pháp quan sát: Quan sát cách thức tổ chức, quản lý việc giáo dục

học sinh giỏi toán theo hướng phát triển các năng lực đặc thù ở bậc trung học

cơ sở tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng

Phương pháp thử nghiệm: kiểm tra tính khả thi và sự cần thiết của các

biện pháp đề xuất trong nghiên cứu và đánh giá tính phù hợp, cấp bách, khả thi của các biện pháp khi áp dụng vào quản lý bồi dưỡng Học sinh giỏi toán ở các trường THCS ở huyện An Dương, Hải Phòng đang trên đà phát triển các kỹ năng cụ thể

8.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng các phương pháp thống kê toán học, các phần mềm như Excel, SPSS để phân tích số liệu điều tra

9 Dự kiến cấu trúc

Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

Trang 15

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán tại

các trường THCS theo hướng phát triển năng lực đặc thù

Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán tại các

trường THCS huyện An Dương, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển năng lực đặc thù

Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán tại các

trường THCS huyện An Dương, thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển năng lực đặc thù

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

131.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù

Bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực giáo dục được nhiều nhà khoa học thuộc nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm Các công trình nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu về phương pháp, chính sách giáo dục hiệu quả để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của học sinh giỏi như:

Các công trình của tác giả David W Chan (2007) nghiên cứu về việc phát triển chương trình giáo dục cho học sinh giỏi và tài năng ở Hong Kong, tập trung vào việc khám phá các phương pháp, chính sách và chương trình giáo dục hiệu quả để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của học sinh giỏi [16]

Yassin và các cộng sự (2012) phân tích các vấn đề và thách thức trong việc triển khai giáo dục cho học sinh giỏi ở Malaysia Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình giáo dục cho học sinh giỏi ở Malaysia và đề xuất các giải pháp để cải thiện chất lượng giáo dục cho nhóm học sinh này.[37] Joseph S Renzulli và Sally M Reis (2018) Nghiên cứu mô hình giảng dạy inovative nhằm phát triển tài năng và khả năng của tất cả học sinh trong lớp học thông thường Cuốn sách cung cấp các phương pháp và công cụ giảng dạy để tạo điều kiện cho học sinh giỏi và tài năng phát triển tối đa tiềm năng của mình.[35]

Carolyn M Callahan và H Lee Swanson (2016) tập trung vào nghiên cứu và phân tích các phương pháp dạy học sinh năng khiếu, trong khi Diane Heacox

Trang 17

ứng nhu cầu đặc biệt của học sinh năng khiếu Tác giả trình bày các nghiên cứu trường hợp và cung cấp các chiến lược và phương pháp cụ thể để tùy chỉnh việc giảng dạy cho học sinh giỏi theo năng lực và khía cạnh đặc thù

Susan G Assouline, Ann Lupkowski-Shoplik, Jonathan L Harbour và Karen A Perkins (2019) tập trung phát triển năng khiếu toán học của học sinh có năng khiếu và có trình độ cao Nó cung cấp các phương pháp, tài liệu và hoạt động giảng dạy cụ thể để thách thức và phát triển học sinh trong lĩnh vực toán học [31]

Jonathan Plucker và Carolyn Callahan (2020) Cuốn sách này tập trung vào việc phát triển tính sáng tạo và đổi mới trong việc giáo dục học sinh có năng khiếu Tác giả trình bày các khái niệm, mô hình và phương pháp để khuyến khích và phát triển khả năng sáng tạo và đổi mới của học sinh giỏi.[32]

Tracy L Cross và Jennifer Riedl Cross (2021) Cuốn sách này tập trung vào việc phát triển kỹ năng xã hội và tâm lý trong học sinh giỏi Tác giả trình bày các phương pháp, hoạt động và chương trình giáo dục để giúp học sinh giỏi phát triển khả năng giao tiếp, quản lý cảm xúc và tương tác xã hội.[17]

Benjamin L Bloom (1985) Cuốn sách này xem xét sự phát triển tài năng ở những người trẻ tuổi Tác giả xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển tài năng và đề xuất các phương pháp, chương trình giáo dục phát triển tài năng ở giới trẻ [13]

Sak Fettahlıoğlu và Soydan (2015) hiệu quả của các chương trình giáo dục năng khiếu trong việc phát triển các khả năng đặc biệt của học sinh năng khiếu Nghiên cứu cho thấy rằng hướng dẫn cá nhân và khác biệt cũng như chương trình giảng dạy đầy thách thức và các hoạt động bồi dưỡng là những yếu tố chính trong việc thúc đẩy sự phát triển các tài năng và kỹ năng cụ thể ở học sinh năng khiếu

Plucker Beghetto and Dow (2004), các nhà nghiên cứu đã so sánh hiệu quả của các phương pháp khác nhau để phát triển tài năng toán học ở học sinh

Trang 18

có năng khiếu Kết quả cho thấy rằng sự kết hợp giữa làm giàu nhanh và giải quyết vấn đề nhiệm vụ góp phần nâng cao năng lực toán học ở học sinh năng khiếu.[33]

Ngoài các công trình nghiên cứu về phát triển năng lực học sinh, nhiều công trình nghiên cứu khác cũng tập trung phát hiện những năng lực đặc biệt của học sinh giỏi

Nordin Ghaffar và Zainal (2017) đã xem xét các cách tiếp cận khác nhau đối với giáo dục năng khiếu ở Malaysia và khám phá các chiến lược được sử dụng để phát triển khả năng độc đáo của học sinh năng khiếu Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo cơ hội phát triển tài năng thông qua các chương trình chuyên biệt, cố vấn và hợp tác với các chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể

Developing Musical Talent in Gifted Students, 2019, Hickey and Williams đã tổng hợp kết quả từ nhiều nghiên cứu về các biện pháp can thiệp nhằm thúc đẩy khả năng sáng tạo ở học sinh năng khiếu Nghiên cứu cho thấy rằng các chương trình tập trung vào nâng cao kỹ năng tư duy sáng tạo, tạo cơ hội khám phá độc lập và khuyến khích tư duy khác biệt có hiệu quả trong việc phát triển tiềm năng sáng tạo của học sinh có năng khiếu

Phát triển tài năng âm nhạc ở học sinh năng khiếu: Nghiên cứu định tính này của Williams và cộng sự (2019) khám phá kinh nghiệm của học sinh năng khiếu âm nhạc và giáo viên của họ trong việc phát triển tài năng âm nhạc Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của các cơ hội biểu diễn hướng dẫn cố vấn hướng dẫn chuyên biệt và tiếp xúc với nhiều thể loại âm nhạc để nuôi dưỡng những món quà độc đáo của học sinh tài năng âm nhạc

Các công trình nghiên cứu trên cung cấp cái nhìn tổng quan về việc bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù Tuy nhiên cần lưu ý rằng nhu cầu và yêu cầu của học sinh giỏi có thể khác nhau tùy thuộc vào lĩnh

Trang 19

hợp với kỹ năng và đặc điểm cá nhân của học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của học sinh Những công trình nghiên cứu này đề xuất các phương pháp, chương trình và chiến lược giáo dục để khuyến khích và phát triển tối đa tiềm năng của học sinh giỏi

Ở Việt Nam, nghiên cứu cũng được chú trọng tìm hiểu và đề xuất các giải pháp phát huy năng lực học sinh tài năng tập trung trong giai đoạn học cấp II (học sinh từ lớp 6 đến lớp 9) tại các địa phương khác nhau ở Việt Nam Đặc biệt, các nghiên cứu quan tâm tới phát triển năng lực đặc thù của học sinh giỏi Sau đó, họ đã đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng phù hợp để phát triển năng lực đặc thù của học sinh giỏi

Nhiều công trình nghiên cứu trong đó có các luận án tiến sĩ, đều tập trung vào việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, mô hình bồi dưỡng học sinh giỏi dựa trên nền tảng phát triển năng lực đặc thù của học sinh tại các cấp học khác nhau (cấp II, trung học phổ thông) và tại các địa phương khác nhau (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Nguyên)

Các nghiên cứu dã phân tích tình hình, đặc điểm cụ thể của học sinh giỏi và học sinh có năng lực đặc thù ở các địa phương và cấp học khác nhau, từ đó đề xuất các phương pháp, chiến lược bồi dưỡng phù hợp để tối ưu hóa việc phát triển năng lực của họ

Ngoài ra, những nghiên cứu này có thể giải quyết các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các khả năng cụ thể ở học sinh có năng khiếu, chẳng hạn như: Phương pháp, công cụ dạy học hiệu quả trong môi trường học tập, gia đình, xã hội và phát triển các kỹ năng đặc thù của học sinh tài năng

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù

Ngoài nghiên cứu từ góc độ giáo dục, nghiên cứu còn được thực hiện về quản lý và phát huy năng lực của học sinh giỏi Các tác giả tại Việt Nam và trên thế giới đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới nâng cao chất lượng học sinh giỏi

Trang 20

thể hiện qua vai trò quản lý, nhiều tổ chức đã quan tâm tới vai trò lãnh đạo với nhưng công bố của mình

Nghiên cứu năm (2017) của National Association for Gifted Children (NAGC) nhấn mạnh về hệ thống phát hiện và xác định học sinh giỏi, cung cấp chương trình đào tạo phù hợp và đánh giá hiệu quả của các phương pháp giảng dạy dành cho học sinh giỏi [27]

Công trình công bố của World Council for Gifted and Talented Children (WCGTC): Công trình này tập trung vào việc xây dựng một hệ thống giáo dục toàn diện và công bằng, đáp ứng nhu cầu của tất cả học sinh giỏi, bao gồm cả việc phát hiện, định hướng và đào tạo [34]

"Differentiated Instruction for Gifted Learners: A Review of the Literature" (2013) của National Research Center on the Gifted and Talented: Nghiên cứu này tập trung vào việc tùy chỉnh giảng dạy để đáp ứng nhu cầu học tập đặc biệt của học sinh giỏi, bằng cách sử dụng phương pháp giảng dạy linh hoạt và phù hợp với năng lực và sở thích của từng học sinh [23]

"Developing the Talent Potential of Gifted Students" (2010) của European Council for High Ability (ECHA): Công trình này tập trung vào việc phát triển tiềm năng của học sinh giỏi thông qua việc tạo ra môi trường học tập phù hợp, đào tạo giáo viên và xây dựng chính sách giáo dục hỗ trợ [26]

"Acceleration for Gifted Students: A Review of the Research" (2009) của The National Research Center on the Gifted and Talented: Nghiên cứu này khảo sát về việc tăng tốc học tập cho học sinh giỏi, bao gồm các phương pháp như tăng tốc nội dung, tăng tốc chương trình học, và tăng tốc tại lớp học

"Developing the Potential of Gifted and Talented Students" (2007) của Australian Government Department of Education, Science and Training: Công trình này tập trung vào việc phát triển tiềm năng của học sinh giỏi và tài năng thông qua việc tạo ra môi trường học tập phù hợp, đào tạo giáo viên và xây

Trang 21

"Meeting the Needs of Gifted and Talented Students: Case Studies of Innovative Practice" (2005) của National Association for Gifted Children (NAGC): Nghiên cứu này tập trung vào việc thực hiện các phương pháp giáo dục đặc biệt và sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của học sinh giỏi, bao gồm việc sử dụng dự án, nhóm nghiên cứu và chương trình nâng cao

"Educational Programs for the Gifted: What the Research Says" (2004) của National Research Center on the Gifted and Talented tổng hợp các nghiên cứu về các chương trình giáo dục dành cho học sinh giỏi và tài năng, bao gồm các phương pháp như phân lớp chương trình nhóm đặc biệt và học tập độc lập

"Promoting Excellence: A Framework for All Students" (2003) của Council of the Ministers of Education, Canada: Nghiên cứu này đề xuất một khung phát triển giáo dục toàn diện nhằm khuyến khích sự xuất sắc của tất cả học sinh, bao gồm cả học sinh giỏi, thông qua việc tạo ra một môi trường học tập đa dạng và thúc đẩy phát triển cá nhân

"Teaching Gifted Kids in Today's Classroom: Strategies and Techniques Every Teacher Can Use" (2002) của Susan Winebrenner: Cuốn sách này cung cấp các chiến lược và kỹ thuật giảng dạy dành cho giáo viên để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh giỏi trong lớp học thông thường, bao gồm việc tạo ra nhiều cơ hội thách thức và phát triển năng lực đặc thù

Joyce S G Koh (2015) tập trung việc phân tích các chương trình và chiến lược phát triển tài năng cho thanh thiếu niên ở Singapore Tác giả tìm hiểu về việc phát hiện và phát triển tài năng ở các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, thể thao và kỹ năng lãnh đạo

Điểm mạnh của các dự án nghiên cứu này là tập trung vào vai trò của môi trường học tập và các hoạt động phù hợp trong việc hỗ trợ sinh viên thành công Nghiên cứu đề xuất xây dựng môi trường học tập tích cực, đa dạng hóa hoạt động học tập, tạo điều kiện để học sinh tài năng có thể phát triển theo đặc điểm

Trang 22

của mình Điều này giúp học sinh giỏi có cơ hội khám phá, nghiên cứu và phát triển tối đa khả năng cá nhân

Giáo viên được đề xuất hỗ trợ và định hướng cho học sinh giỏi, giúp họ phát triển năng lực đặc thù và khám phá tiềm năng của mình Đồng thời, sự hợp tác giữa phụ huynh, cộng đồng giáo dục và các bên liên quan cũng được đề cao để tạo ra một môi trường học tập toàn diện và đa chiều cho học sinh giỏi

Ở Việt Nam khẳng định rằng học sinh giỏi cần được định hướng và phát triển năng lực đặc thù của mình, thay vì chỉ tập trung vào việc tích lũy kiến thức Dưới đây là một số trích dẫn điểm chính từ các công trình nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù ở Việt Nam:

Trong công trình "Bồi dưỡng học sinh giỏi trong quản lý giáo dục Việt Nam: Thực trạng và giải pháp" (Nguyễn Thị Thanh Hương, 2017), tác giả chỉ ra rằng quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi cần tạo ra môi trường phát triển năng lực đặc thù bằng cách xây dựng chương trình đào tạo linh hoạt, tăng cường tài nguyên và hỗ trợ giáo viên trong việc đánh giá và định hướng phát triển cá nhân của học sinh giỏi

"Phát triển năng lực đặc thù cho học sinh giỏi ở cấp trường phổ thông" (Phạm Thị Lan Anh, 2018): Nghiên cứu này nhấn mạnh về việc xác định và đáp ứng nhu cầu phát triển đặc thù của học sinh giỏi thông qua việc tạo ra các chương trình và hoạt động học tập phù hợp với khả năng và quan điểm của từng cá nhân

"Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi từ góc nhìn của trường phổ thông" (Lê Thị Kim Hoa, 2019): Nghiên cứu này đề xuất một mô hình quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi dựa trên việc phát hiện sớm, đánh giá chính xác và tạo điều kiện phát triển năng lực đặc thù cho học sinh giỏi Mô hình này cũng đề cao vai trò của giáo viên, phụ huynh và cộng đồng trong quá trình quản lý và bồi dưỡng

Trang 23

"Xây dựng mô hình quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù" (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2020): Nghiên cứu này đề xuất một mô hình quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi tập

"Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù ở Việt Nam" (Trần Thị Thu Hương, 2021): Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định và phát triển các kỹ năng cụ thể của học sinh giỏi thông qua các hoạt động học tập, nghiên cứu và thực tiễn đa dạng Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn giáo viên trong việc phát huy năng lực học sinh

"Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù ở các trường phổ thông tỉnh Hải Dương" (Nguyễn Văn Minh, 2022): Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi dựa trên phát triển năng lực đặc thù tại các trường phổ thông ở tỉnh Hải Dương Các giải pháp gồm việc tạo ra môi trường học tập tích cực, thiết kế chương trình đào tạo linh hoạt và xây dựng hệ thống đánh giá đa chiều

Tuy các công trình nghiên cứu này có các điểm chính khác nhau, nhưng chung quy lại, chúng đề cao việc xác định và phát triển năng lực đặc thù của học sinh giỏi thông qua việc tạo ra môi trường học tập phù hợp, đa dạng hoạt động học tập và hỗ trợ định hướng của giáo viên Ngoài ra, cộng đồng giáo dục, phụ huynh và các bên liên quan cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù

1.1.3 Đánh giá chung về tổng quan các công trình nghiên cứu

 Điểm đã thực hiện được

Đánh giá chung về việc quản lý và bồi dưỡng học sinh tài năng để phát triển năng lực cụ thể trên toàn thế giới là tích cực và đa dạng Dưới đây là đánh giá chung về phương pháp này

Trang 24

Tích cực về tầm quan trọng: Nhận thức ngày càng tăng về tầm quan trọng của việc phát triển và hướng dẫn những học sinh giỏi Các nước và tổ chức giáo dục trên thế giới đều nhận thấy rằng việc đầu tư vào phát triển năng lực đặc thù của học sinh giỏi là cần thiết để khai thác và phát triển tối đa tiềm năng của họ Các phương pháp khác nhau: Có nhiều phương pháp và chiến lược khác nhau để hỗ trợ và khuyến khích học sinh tài năng nhằm phát triển các kỹ năng cụ thể Các phương pháp này có thể bao gồm chương trình giảng dạy tùy chỉnh, học tập theo dự án, học tập nhóm, tăng tốc học tập và đánh giá đặc biệt Quan trọng là phương pháp được lựa chọn phải phù hợp với nhu cầu và khía cạnh đặc thù của từng học sinh giỏi

Quan tâm đến sự công bằng và đa dạng: Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù đặt sự chú trọng đến việc đảm bảo sự công bằng và đa dạng Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng tất cả các học sinh giỏi có cơ hội truy cập đến các chương trình và nguồn tài nguyên phù hợp với năng lực và sở thích của họ, bất kể văn hóa, địa điểm hoặc tình trạng xã hội

Đánh giá và đo lường hiệu quả: Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù đòi hỏi đánh giá phải đa dạng, hiệu quả với chỉ số đo lường cụ thể

Hợp tác với giáo viên, gia đình và cộng đồng: Yếu tố then chốt trong việc quản lý và hỗ trợ học sinh thành công là hợp tác với giáo viên, gia đình và cộng đồng Sự kết nối và tương tác chặt chẽ giữa các bên liên quan này giúp tạo ra một môi trường học tập thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng đặc biệt ở những học sinh tài năng Sự hỗ trợ và ủng hộ từ gia đình và cộng đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của học sinh tài năng

Định hướng dài hạn và bền vững: Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù đòi hỏi một tầm nhìn dài hạn và bền vững

Trang 25

động và chương trình ngắn hạn mà còn nhìn xa hơn, xác định mục tiêu phát triển dài hạn cho học sinh giỏi và đảm bảo rằng họ có cơ hội tiếp tục phát triển và thành công trong tương lai

Tiếp tục nghiên cứu và đổi mới: Chúng tôi cố vấn và bồi dưỡng học sinh giỏi với mục đích phát triển các kỹ năng cụ thể để tiếp tục nghiên cứu và đổi mới Tiếp tục nghiên cứu, thu thập dữ liệu và đánh giá hiệu quả của các phương pháp và chương trình là rất quan trọng để cải thiện và phát triển hệ thống quản lý nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi

Tính linh hoạt và tùy chỉnh: Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù đòi hỏi tính linh hoạt và tùy chỉnh trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh giỏi Các chương trình và hoạt động phải được thiết kế và tùy chỉnh theo sở thích, khả năng và mức độ phát triển của từng học sinh năng khiếu

Định hướng phát triển đa chiều: Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù không chỉ tập trung vào khía cạnh học thuật Nó cũng đề cao phát triển các kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo, lãnh đạo và sự tự nhận thức

Nhấn mạnh vào sự phát triển cá nhân: Việc quản lý và hỗ trợ những học sinh tài năng với mục đích phát triển những khả năng cụ thể tập trung vào sự phát triển cá nhân của mỗi học sinh Nó tôn trọng sự đa dạng và đặc thù của mỗi học sinh giỏi, khuyến khích họ khám phá và phát triển sở thích, đam mê và tài năng riêng

Thúc đẩy tính sáng tạo và nghiên cứu: Quản lý và hỗ trợ học sinh giỏi với mục tiêu phát triển các kỹ năng cụ thể nhằm thúc đẩy khả năng sáng tạo và nghiên cứu Những học sinh giỏi được khuyến khích tham gia vào các hoạt động sáng tạo và dự án nghiên cứu, đồng thời đảm nhận các nhiệm vụ đầy thử thách để phát triển kỹ năng tư duy của mình

Tổng quan, quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù được đánh giá cao vì tập trung vào việc phát triển toàn diện và cá

Trang 26

nhân hóa cho học sinh giỏi, đảm bảo rằng họ có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình và đạt được thành công trong cuộc sống

 Những điểm cần giải quyết

Trong nghiên cứu về bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù trên thế giới, có một số điểm thiếu cần được giải quyết Dưới đây là một số ví dụ:

Định nghĩa rõ ràng về học sinh giỏi và năng lực đặc thù: Cần có một định nghĩa chung và rõ ràng về học sinh giỏi và năng lực đặc thù để đảm bảo sự nhất quán trong việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp bồi dưỡng

Phân tích, đánh giá hiệu quả của các phương pháp bồi dưỡng: Cần phân tích, đánh giá hiệu quả của các phương pháp đào tạo được áp dụng ở các quốc gia khác nhau để tìm ra phương pháp tốt nhất nhằm phát triển các kỹ năng cụ thể ở học sinh tài năng

Đổi mới trong quá trình đào tạo giáo viên: Việc áp dụng thành công các phương pháp phát huy năng lực học sinh tài năng theo hướng phát triển các năng lực cụ thể đòi hỏi phải đổi mới trong quá trình đào tạo giáo viên, đảm bảo giáo viên được trang bị đầy đủ để đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng giáo dục của họ kỹ năng và thái độ Học sinh có năng khiếu và phát triển các khả năng cụ thể

Xây dựng chương trình học đa dạng và linh hoạt: Cần xây dựng chương trình học đa dạng và linh hoạt để phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng học sinh giỏi Chương trình này nên khuyến khích sự sáng tạo, tư duy phản biện và phát triển các kỹ năng đặc thù

Xây dựng hệ thống đánh giá công bằng và toàn diện: Cần xây dựng một hệ thống đánh giá công bằng và toàn diện để đo lường và đánh giá năng lực đặc thù của học sinh giỏi

Nghiên cứu về sự tương tác giữa học sinh giỏi và môi trường học tập: Cần tìm hiểu sự tương tác phức tạp giữa học sinh giỏi và môi trường học tập Điều này

Trang 27

bao gồm việc xem xét yếu tố như môi trường gia đình, xã hội, trường học và vai trò của các yếu tố này trong việc phát triển năng lực đặc thù

Nghiên cứu về tương quan giữa bồi dưỡng học sinh giỏi và thành tích học tập: Để hiểu rõ hơn về tác động của bồi dưỡng học sinh giỏi đến thành tích học tập, cần thực hiện nghiên cứu về tương quan giữa hai yếu tố này Điều này giúp xác định tác động của việc hỗ trợ học sinh đạt thành tích cao trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh

Nghiên cứu về tác động của yếu tố xã hội, văn hóa và kinh tế lên bồi dưỡng học sinh giỏi: Cần xem xét các yếu tố xã hội, văn hóa và kinh tế có thể ảnh hưởng đến quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Điều này giúp đảm bảo rằng các phương pháp bồi dưỡng được thiết kế phù hợp với ngữ cảnh xã hội và văn hóa của từng quốc gia

Nghiên cứu tác động của công nghệ đến việc giáo dục học sinh năng khiếu: Xét thấy sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, cần phải nghiên cứu tác động của công nghệ đến việc giáo dục học sinh năng khiếu Điều này bao gồm việc khám phá cách sử dụng công nghệ để tăng cường quá trình học tập

Nghiên cứu về tương quan giữa bồi dưỡng học sinh giỏi và phát triển cá nhân: Cần tìm hiểu tương quan giữa quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù và sự phát triển cá nhân của học sinh Điều này bao gồm khả năng phát triển các kỹ năng xã hội, tư duy sáng tạo, lòng tự tin và sự tự nhận thức về khả năng của bản thân

Nghiên cứu về việc tích hợp bồi dưỡng học sinh giỏi vào giáo dục chung: Cần xem xét cách tích hợp quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi vào hệ thống giáo dục chung Điều này đảm bảo rằng học sinh giỏi nhận được sự hỗ trợ và thách thức phù hợp trong quá trình học tập, mà không phân biệt riêng biệt với giáo trình chung

Nghiên cứu về những yếu tố địa phương và văn hóa ảnh hưởng đến bồi dưỡng học sinh giỏi: Các yếu tố địa phương và văn hóa có thể có ảnh hưởng

Trang 28

đáng kể đến quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Cần nghiên cứu và hiểu rõ những yếu tố này để thiết kế các chương trình bồi dưỡng phù hợp với ngữ cảnh địa phương và tôn trọng các giá trị văn hóa

Nghiên cứu về tác động của bồi dưỡng học sinh giỏi lên sự đa dạng và bình đẳng trong giáo dục: Cần nghiên cứu tác động của quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi lên sự đa dạng và bình đẳng trong giáo dục Điều này đảm bảo

Khám phá các mục tiêu và mục tiêu thúc đẩy sự xuất sắc: Các mục tiêu và mục đích của quá trình thúc đẩy sự xuất sắc phải được khám phá và xác định rõ ràng Điều này giúp định hướng và tập trung vào nhóm học sinh giỏi cần được bồi dưỡng, cũng như xác định những mục tiêu cụ thể mà quá trình bồi dưỡng hướng đến

Nghiên cứu về tương quan giữa bồi dưỡng học sinh giỏi và phát triển tư duy sáng tạo: Tư duy sáng tạo là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển năng lực đặc thù Cần tìm hiểu mối quan hệ giữa quá trình giáo dục năng khiếu và khả năng phát triển tư duy sáng tạo của học sinh năng khiếu

Nghiên cứu các phương pháp đánh giá hiệu quả các quá trình hỗ trợ học sinh năng khiếu: Để đánh giá hiệu quả các quá trình hỗ trợ học sinh năng khiếu phát triển các năng lực cụ thể cần nghiên cứu, phát triển các phương pháp đánh giá Điều này giúp đo lường và đánh giá hiệu quả của các chương trình, hoạt động bồi dưỡng

Nghiên cứu xây dựng mô hình, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi có thể áp dụng rộng rãi: Cần nghiên cứu, xây dựng mô hình, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi có thể áp dụng rộng rãi vào hệ thống giáo dục Điều này giúp đảm bảo tính bền vững và khả thi Nghiên cứu quản lý và hỗ trợ học sinh giỏi phát triển các năng lực cụ thể là một lĩnh vực quan trọng trong giáo dục Tuy nhiên, cũng có một số điểm thiếu cần được giải quyết trong nghiên cứu này trên thế giới Dưới đây là một số vấn đề cần chú ý:

Trang 29

Xác định, phân loại học sinh tài năng: Nghiên cứu về công tác quản lý, bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi phải có một định nghĩa rõ ràng về khái niệm “học sinh giỏi” và các tiêu chí để phân loại học sinh giỏi Những tiêu chuẩn này có thể khác nhau tùy theo quốc gia và hệ thống giáo dục Vì vậy, cần có một định nghĩa, phân loại thống nhất về học sinh tài năng để so sánh và áp dụng kết quả nghiên cứu giữa các quốc gia

Phương pháp đo lường, đánh giá: Cần có phương pháp đo lường, đánh giá phù hợp để có thể đánh giá được sự phát triển năng lực cụ thể của học sinh giỏi Các phương pháp này nên tập trung vào việc đo lường các kỹ năng, kiến thức và khả năng đặc thù mà học sinh giỏi cần phát triển, chứ không chỉ dựa trên kết quả thi cử truyền thống

Phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng: xem xét những phương pháp đặc thù nhằm phát triển năng lực của học sinh giỏi một cách tốt nhất Đồng thời, cần tìm hiểu về việc áp dụng các phương pháp này trong từng bối cảnh giáo dục cụ thể, như trường học, khu vực địa lý và văn hóa

Đối tượng nghiên cứu đa dạng: Để đảm bảo tính áp dụng và khả năng tổng quát hóa của nghiên cứu, cần tập trung vào việc nghiên cứu đối tượng học sinh giỏi đa dạng Điều này bao gồm việc xem xét các yếu tố như độ tuổi, giới tính, dân tộc, nền văn hóa, điều kiện kinh tế và xã hội Nghiên cứu cần phải xem xét cả học sinh giỏi ở các môi trường đặc biệt như học sinh giỏi nghèo, học sinh giỏi từ các khu vực nông thôn, học sinh giỏi có nền giáo dục đặc thù (như học sinh giỏi dân tộc thiểu số)

Đánh giá tác động và hiệu quả: Một khía cạnh quan trọng của nghiên cứu là đánh giá tác động và hiệu quả của các chương trình và hoạt động nhằm phát huy tài năng của học sinh Cần tìm hiểu xem liệu các chương trình này có thực sự đạt được mục tiêu phát triển năng lực đặc thù cho học sinh giỏi hay không Đồng thời, cần xem xét các yếu tố khác như sự lan tỏa và bền vững của các chương trình này trong hệ thống giáo dục

Trang 30

Tầm quan trọng của phụ huynh và cộng đồng: Nghiên cứu cần xem xét vai trò và tầm quan trọng của phụ huynh và cộng đồng trong việc hướng dẫn và hỗ trợ học sinh đạt thành tích cao Cần tìm hiểu về sự hỗ trợ và hợp tác giữa nhà trường, phụ huynh và cộng đồng để phát triển năng lực đặc thù của học sinh giỏi

Môi trường học tập và hỗ trợ: Điều này bao gồm việc xem xét cơ sở vật chất, tài nguyên giáo dục, phương pháp giảng dạy và hỗ trợ, môi trường học tập an toàn và đáng tin cậy, cũng như sự hỗ trợ tâm lý và xã hội cho học sinh giỏi Nghiên cứu cần tìm hiểu về những yếu tố này và tìm cách cải thiện môi trường học tập để tối đa hóa phát triển năng lực đặc thù của học sinh giỏi

Khía cạnh địa phương và quốc tế: Nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi cần xem xét cả khía cạnh địa phương và quốc tế Điều này bao gồm việc nghiên cứu các chương trình, chính sách và phương pháp thành công trong các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau Nghiên cứu cần xem xét cả các yếu tố văn hóa, xã hội và hệ thống giáo dục đặc thù của từng quốc gia để áp dụng thành công trong bối cảnh địa phương

Nghiên cứu chủ động, định hướng thực tiễn: Nghiên cứu về quản lý, bồi dưỡng học sinh giỏi phải được thực hiện theo hướng tích cực, định hướng thực tiễn Nghiên cứu cần khám phá và đề xuất các giải pháp, chương trình, chính sách có thể áp dụng vào thực tế để phát triển năng lực cụ thể của học sinh giỏi Để đảm bảo kết quả nghiên cứu được sử dụng có hiệu quả, phải có mối quan hệ chặt chẽ giữa nghiên cứu và thực tiễn giáo dục

Tổng kết, nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù cần tập trung vào việc giải quyết các điểm thiếu như định nghĩa và phân loại học sinh giỏi, phương pháp đo lường và đánh giá, phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng, đối tượng nghiên cứu đa dạng, đánh giá tác động và hiệu quả, vai trò của phụ huynh và cộng đồng, môi trường học tập và hỗ trợ,

Trang 31

thực tiễn Bằng cách giải quyết những điểm thiếu này, nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực đặc thù sẽ có khả năng đưa ra các phương pháp và chính sách hiệu quả để phát triển tiềm năng của học sinh giỏi và đáp ứng nhu cầu giáo dục của họ

Đồng thời, quan trọng nhất là thực hiện nghiên cứu này với tinh thần đổi mới và sáng tạo, liên tục cập nhật và chia sẻ kết quả nghiên cứu để tạo ra một cộng đồng nghiên cứu mạnh mẽ và phát triển chung trong lĩnh vực này

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Năng lực học sinh THCS và năng lực đặc thù trong môn toán

1.2.1.1 Năng lực học sinh THCS Năng lực học sinh: Từ cuối thế kỷ 20 đến nay, nhiều nước phát triển trên

thế giới đã xây dựng các chương trình nhằm phát triển kỹ năng học tập Tùy thuộc vào đặc điểm của mình mà mỗi nước coi trọng những năng lực nhất định, cách diễn đạt năng lực cũng không giống nhau trong chương trình giáo dục của các nước Tuy nhiên, hầu hết các nước đều nhấn mạnh đến việc hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho việc học tập suốt đời trong cuộc sống hàng ngày, chú trọng vào các năng lực chung như khả năng tự học và kỹ năng cá nhân

Năng lực học sinh trung học cơ sở là khả năng của học sinh để hiểu, áp dụng và phát triển kiến thức và kỹ năng trong các môn học, đồng thời thể hiện sự sáng tạo, sự độc lập và khả năng giải quyết vấn đề (Pam Sammons, Kathy Sylva, Brenda Taggart)

Năng lực học sinh là khả năng của học sinh để sử dụng tri thức, kỹ năng và tư duy để giải quyết vấn đề, nắm bắt kiến thức mới và thích nghi trong môi trường học tập (David Yun Dai, Robert J Sternberg)

Vì vậy, năng lực của học sinh bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ nhưng để đạt được năng lực các em phải vận dụng và trải nghiệm những kiến thức, kỹ năng, thái độ này thông qua hoạt động sáng tạo của chính mình

Trang 32

Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở Việt Nam, năng lực học sinh THCS là khái niệm đánh giá năng lực học tập của học sinh trung học cơ sở (THCS) Năng lực học sinh không chỉ bao gồm kiến thức, mà còn bao gồm cả các kỹ năng, tư duy và thái độ học tập Đây là khả năng của học sinh trong việc thu thập thông tin, phân tích vấn đề, đưa ra giải pháp, tư duy sáng tạo, làm việc nhóm và tự quản lý

Chương trình GDPT 2018 chỉ ra rằng: năng lực học sinh THCS và năng lực đặc thù trong môn toán được xem là mục tiêu cần đạt của quá trình giảng dạy và học tập Giáo viên và nhà trường cần tạo điều kiện và phương pháp giảng dạy phù hợp để phát triển năng lực học sinh THCS và năng lực đặc thù trong môn toán của học sinh Các mục tiêu và nội dung liên quan đến năng lực học sinh THCS và năng lực đặc thù trong môn toán được xác định trong các chương trình học và tiêu chuẩn đánh giá

Năng lực học sinh THCS:

- Năng lực về kiến thức: Học sinh được định hướng học tập các kiến thức cơ bản trong các môn học như ngữ văn, toán học, khoa học, xã hội Các kiến thức này sẽ là nền tảng để học sinh phát triển năng lực và ứng dụng vào giải quyết các vấn đề thực tế

- Kỹ năng: Học sinh được trang bị các kỹ năng cần thiết như đọc hiểu, viết, nói, lắng nghe, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề

1.2.1.2 Năng lực đặc thù trong môn toán

Năng lực đặc thù trong môn toán: Đây là khái niệm chỉ khả năng của học sinh trong môn toán Các kỹ năng toán học cụ thể của học sinh trung học cơ sở bao gồm: Kỹ năng suy luận và suy luận toán học Khả năng mô hình toán học Khả năng giải quyết các vấn đề toán học Kỹ năng giao tiếp toán học Khả năng sử dụng các công cụ và tài nguyên để học toán Năng lực đặc thù trong môn toán còn liên quan đến khả năng tư duy logic, phản biện và sáng tạo trong

Trang 33

Năng lực cụ thể về toán cấp học trung học cơ sở được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 bao gồm: Kỹ năng tư duy và suy luận toán học Khả năng mô hình toán học Khả năng giải quyết các vấn đề toán học Kỹ năng giao tiếp toán học Khả năng sử dụng các công cụ và phương pháp học toán:

Các năng lực đặc thù toán học cấp trong học cơ sở bao gồm:

1 Năng lực tư duy và lập luận toán học đề cập đến khả năng phân tích

vấn đề toán học, suy luận logic và lập luận theo cách tiếp cận toán học Điều này bao gồm khả năng sử dụng logic toán học để giải quyết vấn đề và chứng minh các phát biểu toán học

2 Năng lực mô hình hoá toán học liên quan đến khả năng biểu diễn một

vấn đề thực tế dưới dạng mô hình toán học Điều này gồm việc chuyển đổi một tình huống cụ thể thành một bài toán toán học có thể giải quyết được

3 Năng lực giải quyết vấn đề toán học bao gồm khả năng áp dụng kiến

thức toán học và các phương pháp giải quyết vấn đề để tìm ra các giải pháp hợp lý cho các bài toán toán học

4 Kỹ năng giao tiếp toán học bao gồm khả năng diễn đạt các ý tưởng toán

học một cách rõ ràng và thuyết phục Điều này bao gồm việc sử dụng ngôn ngữ toán học và biểu đồ để trình bày các phân tích, giải pháp và kết quả toán học

5 Năng lực sử dụng các công cụ và phương pháp học toán là khả năng sử

dụng các công cụ, phương pháp và kỹ thuật tính toán để giải quyết các vấn đề

toán học Điều này có thể bao gồm việc sử dụng máy tính, phần mềm toán học,

bảng số học và các công cụ khác để hỗ trợ quá trình học tập và giải quyết vấn đề toán học

Tất cả các năng lực này đều quan trọng trong việc phát triển kỹ năng toán học và hỗ trợ trong quá trình học tập và ứng dụng toán học trong cuộc sống

Trang 34

1.2.1.3 Một số phương pháp và hoạt động giáo dục có thể được áp dụng

Để thực hiện việc phát triển năng lực học sinh THCS và năng lực đặc thù trong môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, có một số phương pháp và hoạt động giáo dục có thể được áp dụng:

1 Học tập dựa trên vấn đề: Giáo viên có thể sử dụng phương pháp học tập dựa trên vấn đề để thu hút học sinh giải các bài toán thực tế và khuyến khích tư duy sáng tạo Học sinh sẽ được khuyến khích đặt câu hỏi, tìm hiểu thông tin, phân tích vấn đề và áp dụng kiến thức toán học để đưa ra giải pháp

2 Thực hành và áp dụng: Giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh thực hành và áp dụng kiến thức toán học vào các tình huống thực tế Điều này có thể bao gồm giải các bài toán, thực hiện các thí nghiệm, xây dựng mô hình toán học, hoặc sử dụng công nghệ số để giải quyết các vấn đề toán học

3 Học tập nhóm và làm việc nhóm: Giáo viên có thể tổ chức hoạt động học tập nhóm và làm việc nhóm để khuyến khích sự hợp tác và giao tiếp giữa các học sinh

4 Sử dụng tài nguyên và công nghệ: Giáo viên có thể sử dụng các tài liệu, sách giáo trình, phần mềm và ứng dụng điện tử để hỗ trợ quá trình giảng dạy và học tập Công nghệ số có thể giúp học sinh trực quan hóa và tương tác với các khái niệm toán học, cũng như cung cấp các công cụ hỗ trợ giải quyết bài toán và tạo ra môi trường học tập hấp dẫn

5 Đưa ra câu hỏi và phản hồi: Giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi và phản hồi để khuyến khích học sinh suy nghĩ, phân tích và giải quyết các bài toán toán học Điều này giúp học sinh phát triển tư duy phản biện và tư duy sáng tạo, cũng như cải thiện khả năng xây dựng các luận điểm và giải thích các quy tắc và công thức toán học

6 Đánh giá định kỳ: Giáo viên cần thực hiện việc đánh giá định kỳ để đánh giá năng lực học sinh và đưa ra phản hồi để giúp học sinh cải thiện khả

Trang 35

năng giải quyết bài toán toán học Đánh giá có thể bao gồm các bài kiểm tra, bài tập, dự án và hoạt động giải quyết bài toán toán học

7 Tạo môi trường học tập tích cực: Giáo viên cần tạo môi trường học tập tích cực để học sinh có thể tích cực tham gia vào quá trình học tập và giải các bài toán Môi trường học tập tích cực bao gồm các yếu tố như sự tôn trọng, sự đồng cảm, sự khuyến khích và sự hỗ trợ từ giáo viên và đồng học sinh

Tổng quan, để phát triển năng lực học sinh THCS và năng lực đặc thù trong môn toán, cần có sự kết hợp giữa các phương pháp giảng dạy đa dạng, hoạt động thực hành và áp dụng, sử dụng tài nguyên và công nghệ, đưa ra câu hỏi và phản hồi, đánh giá định kỳ và tạo môi trường học tập tích cực Qua đó, giáo viên sẽ giúp học sinh phát triển khả năng giải quyết bài toán toán học, tư duy sáng tạo và phản biện, và trang bị các kỹ năng cần thiết để thành công trong cuộc sống

Để phát triển năng lực học sinh THCS và năng lực đặc thù trong môn toán, chương trình giáo dục phổ thông 2018 tập trung vào việc xây dựng các phương pháp giảng dạy linh hoạt, tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào các hoạt động thực tế, bài toán thực tế và bài toán mở Đồng thời, giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và hỗ trợ học sinh phát triển năng lực của mình thông qua việc đặt câu hỏi, cung cấp phản hồi và khuyến khích sự tham gia tích cực của học sinh trong quá trình học tập và giải quyết bài toán toán học

1.2.2 Bồi dưỡng học sinh giỏi và bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán ở trường THCS

1.2.2.1 Bồi dưỡng

Từ "khuyến mãi" được sử dụng rất thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày và có nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh mà bạn sử dụng từ "khuyến mãi" Từ "hỗ trợ" trong bài viết của tác giả có nghĩa là những học sinh tài năng được hỗ trợ bằng cách xây dựng kiến thức hiện có của họ và đưa nó lên những tầm cao mới

Trang 36

Theo Từ điển Giáo dục: “Thăng tiến là quá trình truyền đạt kiến thức, kỹ năng bổ sung nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện hiệu quả công việc trong một lĩnh vực cụ thể” [Từ điển Giáo dục (2001)] Nhà xuất bản Bách khoa toàn thư Hà Nội]

Từ điển tiếng Việt định nghĩa như sau: Đề bạt học trò có nghĩa là làm cho học trò ngày càng giỏi hơn, đào tạo lại, hoặc đào tạo lại Ngoài ra, thăng tiến còn có nghĩa là quá trình đào tạo, nâng cao kiến thức mới

Trong nghiên cứu này bồi dưỡng học sinh giỏi được hiểu là quá trình trang

bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng giúp học sinh nâng cao năng lực học tập 1.2.2.2 Bồi dưỡng học sinh giỏi

Bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực thực chất là mở rộng mục tiêu dạy học, thay bằng hướng tới mục tiêu nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ tích cực ở học sinh thì còn hướng tới mục tiêu xa hơn là phát triển các năng lực chuyên biệt, khả năng học tập khác biệt (hay còn gọi là năng khiếu) ở người học nhằm biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục của người học từ đó người học đạt được kết quả cao trong kì thi tuyển chọn học sinh giỏi các cấp

Báo cáo chính trị của Trung ương Đảng khóa VI nêu rõ “tài năng không

tự nhiên mà nảy sinh mà phải được phát hiện và trau dồi kỹ lưỡng Nhiều tài năng có thể bị mai một đi nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ…” [16, tr.12] Như vậy, HSG được xem như một hạt mầm vốn quý, hạt

mầm này chỉ được nảy nở, phát triển tốt nếu như nó được chăm sóc đúng lúc, đúng cách và được chăm sóc trong môi trường thuận lợi Vì thế mà hoạt động bồi dưỡng HSG có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát hiện, bồi dưỡng để HS phát huy được những năng lực vốn có của mình HSG là nguồn đầu vào tuyển sinh quan trọng của các trường đại học trọng điểm trong nước và ngoài nước, là nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai của đất nước

Trang 37

Trong mỗi nhà trường, HSG tạo thành một lớp HS ưu tú, tiêu biểu cả về năng lực, phẩm chất đạo đức, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng vượt khó vươn lên Chính các HSG là tấm gương sáng, gần gũi nhất để HS toàn trường noi theo

1.2.2.3 Bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán

Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán là một quá trình giáo dục đặc biệt nhằm nâng cao năng lực và khả năng của những học sinh có năng khiếu, đặc biệt là trong lĩnh vực toán học Bồi dưỡng học sinh giỏi toán không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức môn học, mà còn nhằm khuyến khích và phát triển tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề, và sự sáng tạo trong việc áp dụng kiến thức toán học vào thực tế

Bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán bao gồm các công việc sau

1 Đa dạng hóa phương pháp dạy học: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán nên sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau như thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, giảng dạy cá nhân hoặc nhóm nhỏ

2 Tạo môi trường học tập tích cực: Ngoài việc cung cấp tài liệu và tài nguyên phong phú, môi trường học tập cần tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các hoạt động thực hành, thảo luận và thách thức trong giải quyết các bài toán toán học khó

3 Khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi và hoạt động toán học: Các cuộc thi và hoạt động toán học giúp học sinh giỏi môn Toán rèn luyện kỹ năng, tăng cường sự tự tin và cạnh tranh Đồng thời, tham gia các hoạt động ngoại khóa này cũng tạo dịp gặp gỡ và học hỏi từ các đồng nghiệp có cùng đam mê toán học

4 Tạo điều kiện cho học sinh có năng lực toán học tốt được tham gia các khóa học, chương trình đặc biệt: Thúc đẩy học sinh có năng khiếu toán học tốt, cung cấp các khóa học, chương trình đặc biệt đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của học sinh cần thực hiện Đây có thể là các khóa học bổ sung với nội

Trang 38

dung chuyên sâu, các lớp học nhóm nhỏ dành riêng cho học sinh giỏi, hoặc các chương trình đặc biệt tại các trung tâm toán học

6 Hướng dẫn và định hướng sự nghiệp sau này: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán không chỉ tập trung vào việc nâng cao kiến thức môn học, mà còn cần định hướng và hướng dẫn học sinh về lĩnh vực toán học và các cơ hội nghề nghiệp liên quan Điều này giúp học sinh có cái nhìn rõ ràng về tương lai và định hướng sự nghiệp trong lĩnh vực toán học

1.2.2.4 Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán theo hướng phát triển năng lực đặc thù

Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi toán bao gồm việc tổ chức và thực hiện các hoạt động nhằm phát triển khả năng, kiến thức và kỹ năng của học sinh giỏi toán Đây là một phần quan trọng của hệ thống giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh có năng khiếu và khuyến khích các em phát huy hết tiềm năng của mình Có nhiều phương pháp và hoạt động để quản lý và phát huy học sinh giỏi Bao gồm các:

1 Chương trình học đa dạng: Cung cấp cho học sinh tài năng các chương trình học phong phú và đa dạng phù hợp với khả năng của bản thân Điều này có thể bao gồm việc tham gia các lớp học nâng cao, tham gia các cuộc thi học thuật và tham gia các khóa học ngoại khóa

2 Hỗ trợ của giáo viên: Giáo viên cần theo dõi, hướng dẫn sự phát triển các năng khiếu của học sinh Giáo viên có thể đặt ra các nhiệm vụ phức tạp hơn, hướng dẫn học tập độc lập và khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi toán

3 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Nhà trường có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ học thuật, các chuyến tham quan, hội thảo, thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực toán học

4 Tạo cơ hội tham gia các cuộc thi, cuộc thi: Học sinh có năng khiếu nên được khuyến khích tham gia các cuộc thi, cuộc thi toán và các sự kiện khác để thử thách và phát triển các kỹ năng của mình

Trang 39

Việc quản lý hỗ trợ học sinh giỏi toán không chỉ giới hạn ở việc truyền thụ

kiến thức mà còn tạo điều kiện phát triển tư duy, logic và giải quyết vấn đề

1.3 Lý luận về bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán tại các trường THCS theo hướng phát triển năng lực đặc thù

1.3.1 Phát hiện, tuyển chọn và phân loại học sinh giỏi

Quá trình phát hiện, tuyển chọn và phân loại học sinh giỏi được thực hiện thông qua các bước và quy trình sau đây

Tất nhiên, dưới đây là một mô tả chi tiết hơn về các bước trong quá trình phát hiện, tuyển chọn và phân loại học sinh giỏi môn toán ở cấp trung học cơ sở:

1 Thu thập thông tin: Tổ chức việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như bảng điểm, kết quả kỳ thi, bài kiểm tra, các dự án nghiên cứu, hoạt động ngoại khóa, sở thích và đam mê với môn toán của học sinh Các thông tin này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về năng lực và tiềm năng của học sinh

2 Đánh giá học tập: Tiến hành đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn toán bằng cách xem xét bảng điểm, kết quả các bài kiểm tra, đồ án và các phản hồi từ giáo viên về khả năng hiểu và áp dụng kiến thức toán học

3 Phỏng vấn và đánh giá cá nhân: Tổ chức cuộc phỏng vấn cá nhân với học sinh để hiểu rõ hơn về sở thích, kiến thức, và cách tiếp cận vấn đề của học sinh đối với môn toán Qua đây, người phụ trách có thể nhận thức được những khía cạnh không thể đo lường bằng số liệu, như lòng đam mê, tính kiên nhẫn, khả năng giải quyết vấn đề, và tư duy logic

4 Xem xét hồ sơ học sinh: Xem xét cẩn thận hồ sơ học sinh, bao gồm kết quả học tập, nhận xét của giáo viên, hoạt động ngoại khóa và các thành tích khác Điều này giúp đưa ra quyết định khách quan về năng lực và tiềm năng của học sinh

5 Xếp loại và phân loại: Dựa trên các thông tin thu thập được, tiến hành xếp loại và phân loại học sinh theo năng lực và thành tích học tập trong môn

Trang 40

toán Có thể sử dụng hệ thống điểm số, bảng xếp hạng, ho ặc các tiêu chí khác để xác định học sinh nổi bật trong môn toán

6 Đề xuất chương trình bồi dưỡng đặc biệt: Dựa trên kết quả phân loại, tiến hành đề xuất chương trình bồi dưỡng đặc biệt cho học sinh giỏi môn toán Chương trình này có thể bao gồm các khóa học bổ sung, hoạt động thực hành, dự án nghiên cứu, hoặc hỗ trợ từ giáo viên chuyên môn

7 Hướng dẫn phát triển cá nhân: Cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho học sinh giỏi môn toán trong việc phát triển kỹ năng, kiến thức và sự đam mê Điều này có thể bao gồm việc xác định mục tiêu cá nhân, cung cấp tư vấn học vấn và nghề nghiệp, hoặc tạo điều kiện để học sinh tham gia vào các hoạt động nâng cao kiến thức toán học

8 Giao lưu và cạnh tranh: Tổ chức các hoạt động giao lưu, thi đấu, hoặc những hoạt động khác để tạo cơ hội cho học sinh giỏi môn toán giao lưu và cạnh tranh với nhau Điều này giúp khuyến khích sự phát triển và học hỏi thông qua sự tương tác với những người có cùng năng khiếu và đam mê

9 Theo dõi và Đánh giá Sự tiến bộ: Liên tục theo dõi và đánh giá sự tiến bộ của học sinh về trình độ toán học và điều chỉnh, hỗ trợ chương trình cho phù hợp Điều này có thể bao gồm việc tổ chức các cuộc đánh giá định kỳ, theo dõi kết quả học tập và phản hồi từ giáo viên, gia đình và học sinh

Qua các bước trên, trường học có thể xác định và hỗ trợ học sinh giỏi môn toán một cách toàn diện, từ việc phát hiện, tuyển chọn đến việc phát triển và theo dõi tiến bộ của họ

1.3.2 Mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán cấp THCS theo hướng phát triển năng lực đặc thù

Mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán cấp trung học cơ sở đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực đặc thù phải đảm bảo các yêu cầu theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tập trung vào định hướng phát triển NL học sinh

Ngày đăng: 04/09/2024, 11:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w