1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án kế hoạch bài dạy môn âm nhạc 9 có lồng ghép quốc phòng an ninh sách kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ đủ tiết ôn tập kiểm tra

132 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nối Vòng Tay Lớn
Chuyên ngành Âm nhạc
Thể loại Giáo án
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV chia nhóm và hướng dẫn HS thực hiện theo nhóm với hình thức hát kết hợp vậnđộng phụ họa và vận động cơ thể.. Hoạt động của giáo viênHoạt

Trang 1

GIÁO ÁN ÂM NHẠC 9, SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC CỚI CUỐC SỐNG

CHỦ ĐỀ 1 : NỐI VÒNG TAY LỚN

Bài 1 Tiết 1

Hát: Bài hát Nối vòng tay lớn

Nhạc và lời: Trịnh Công SơnI MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Nối vòng tay lớn.

2 Năng lực

- Biết thể hiện bài hát Nối vòng tay lớn với hình thức hát kết hợp gõ đệm theo

phách, hát lĩnh xướng, hoà giọng, kết hợp vận động phụ họa và vận động cơ

thể

- Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài Nối vòng tay lớn.- Tự sáng tạo thêm các ý tưởng thể hiện bài hát Nối vòng tay lớn.

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác,

chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao

3 Phẩm chất: Qua giai điệu , lời ca của bài hát, HS biết cùng nhau xây dựng

tinh thần đoàn kết để góp phần có một tập thể lớp vững mạnh, một đất nướccó cuộc sống yên vui, hòa bình, thống nhất; Rèn luyện tính chăm chỉ vàtrách nhiệm trong việc chuẩn bị, luyện tập bài học

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện

nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 9, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tư liệu về nhạc sĩ và bài

hát

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định trật tự (2 phút): GV giới thiệu chương trình lớp 9 và dẫn dắt vào

CĐ1

2 Bài mới (42phút)

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- HS được vận động, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới.

- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc; ứng dụng các động tácvào vận động theo nhịp điệu bài hát

Trang 2

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV tổ chức cho cả lớp hát hoặc nghe kết

hợp vận động cơ thể theo bài hát (Đời sốngkhông già vì có chúng em đã học ở lớp 6

hoặc bài hát khác của nhạc sĩ Trịnh CôngSơn) và dẫn dắt vào bài học

- HS nêu được vài nét về tác giả và nội dung bài hát Hát đúng cao độ,

trường độ, sắc thái, lời ca bài hát Cảm nhận được sắc thái, tình cảm của bàihát

- Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu Thể hiện năng lực cảm thụ âm

nhạc về giai điệu, lời ca, tiết tấu,…trong quá trình học bài hát Nối vòng taylớn.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Hát mẫu- GV hát mẫu hoặc mở học liệu bài hát Nối

vòng tay lớn kết hợp vỗ tay theo phách để

HS cảm nhận nhịp điệu

- Lắng nghe, vỗ tay nhẹ

nhàng theo bài hát để cảmnhận

b Giới thiệu lại vài nét về tác giả

- Tổ chức cá nhân/nhóm thuyết trình nội

dung đã chuẩn bị trước theo các hình thứckhác nhau

- GV nhận xét và tóm tắt nội dung cần ghi

nhớ

- Cá nhân/nhóm nhắc lại vài

nét về nhạc sĩ Trịnh CôngSơn đã được giới thiệu ởlớp 6

- HS ghi nhớ.c Tìm hiểu bài hát

- GV đặt câu hỏi:

+ Nêu một số ký hiệu âm nhạc đã học ởcác lớp trước được sử dụng trong bài hát?+ Nêu tính chất âm nhạc và nội dung bàihát?

- HS thảo luận và đưa ra đáp

án:

+ dấu luyến, dấu nhắc lại,dấu quay lại, khung thayđổi, hoá biểu có dấu Phathăng, dấu hoá bấtthường,

+ Bài hát có nhịp điệu vừaphải, giai điệu hào hùng,sôi nổi được viết ở nhịp 2/4

Trang 3

- Cùng HS thống nhất cách chia đoạn, câu

hát cho bài hát: Bài hát gồm 3 đoạn + Đoạn 1: Rừng núi dang tay… một vòng

Việt Nam + Đoạn 2: Cờ nối gió… nụ cười nối trênmôi.

+ Đoạn 3 nhắc lại gia điệu đoạn 1: TừBắc vô Nam… một vòng tử sinh.

giọng Mi thứ Bài hát làtiếng nói tình cảm củanhững người Việt Nam yêunước, mong muốn cùngnắm tay nhau để tạo dựngcuộc sống thanh bình vươntới mục tiêu cao cả vì mộtđất nước Việt Nam thốngnhất, độc lập, hòa bình,hạnh phúc.

- HS nghe, nêu sự nhận biết

về giai điệu, ngắt câu đểchia đoạn, câu hát cho bàihát

d Học từng câu hát

- GV đệm đàn và hát mẫu từng câu hát, mỗi

câu 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợpvỗ tay theo phách

- Ghép kết nối các câu hát, đoạn 1, đoạn 2,

đoạn 3 và cả bài

- Hát hoàn chỉnh cả bài hát; sửa những chỗ

HS hát chưa được tốt (nếu có)

- HS hát theo hướng dẫn củaGV kết hợp vỗ tay theophách

- Hát kết nối các câu, ghépđoạn 1, 2, 3 và cả bài

- HS hát hoàn chỉnh cả bài

hát

LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Giúp HS luyện tập với hình thức lĩnh xướng, hòa giọng Thể hiện được tính

chất, sắc thái của bài hát

- Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập bài hát.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV chia nhóm và hướng dẫn HS luyện tậptheo nhóm với hình thức lĩnh xướng, hòagiọng

- HS luyện tập bài hát theohướng dẫn của GV

+ Hòa giọng: Rừng núidang tay…một vòng ViệtNam.

Trang 4

- GV gọi một vài nhóm thể hiện trước lớp.

- GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày

của các nhóm.- GV nhận xét và sửa sai (nếu có)

+ Lĩnh xướng: Cờ nối gió…Nụ cười nối trên môi.

+ Hòa giọng : Từ Bắc vôNam…một vòng tử sinh.

- Nhóm HS trình bày.- HS nhận xét và nêu cảm

nhận

- HS ghi nhớ.

VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- Giúp HS luyện tập với hình thức hát kết hợp vận động phụ họa và vận động cơ

thể Nêu được cảm nhận sau khi học bài hát

- Giúp HS ứng dụng và sáng tạo, thể hiện thêm nhiều ý tưởng biểu diễn bài

hát ở các hình thức khác nhau.- Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thànhnhiệm vụ được giao

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV chia nhóm và hướng dẫn HS thực hiện

theo nhóm với hình thức hát kết hợp vậnđộng phụ họa và vận động cơ thể

- GV khuyến khích cá nhân/ nhóm có thêm

nhiều ý tưởng sáng tạo phong phú để thểhiện bài hát

- GV nhận xét và yêu cầu HS nêu cảm nhận

sau khi học bài hát

- HS vận dụng hình thức hát kếthợp vận động phụ họa và vậnđộng cơ thể theo hướng dẫn củaGV

- HS tự sáng tạo thêm ý tưởng

biểu diễn mới cho bài hát

- HS ghi nhớ và nêu cảm

nhận sau khi học bài hát

3 Dặn dò, chuẩn bị bài mới (1 phút)

- GV cùng HS hệ thống các nội dung đã học.

- Chuẩn bị tiết học sau: Ôn tập lại bài hát và tìm hiểu trước Bài đọc nhạc số 1

trong SGK và trên kênh học liệu

Tiết 2

Trang 5

Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1Ôn bài hát: Nối vòng tay lớn

I MỤC TIÊU BÀI HỌC1 Kiến thức

- Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1 - Hát thuộc lời và hoàn thiện bài hát Nối vòng tay lớn với các hình thức đã

học

2 Năng lực

- Thể hiện đúng tính chất giọng trưởng của bài đọc nhạc Biết đọc nhạc kết hợp gõ

đệm và đánh nhịp

- Biết thể hiện bài hát Nối vòng tay lớn bằng hình thức hát lĩnh xướng, hoà

giọng; hát kết hợp vận động phụ họa và vận động cơ thể hoặc sáng tạo hìnhthức mới

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác,

chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao

3 Phẩm chất: Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong việc chuẩn bị bài

học và luyện tập

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện

nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 9, nhạc cụ thể hiện tiết tấu.

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định trật tự (1 phút)2 Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV đàn giai điệu Bài đọc nhạc số 1 - HS nghe và cảm nhận trong

tâm thế thoải mái, thả lỏng cơthể, có thể vỗ tay nhẹ nhàngtheo giai điệu

Trang 6

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI- HS đọc đúng cao độ của gam Đô trưởng; tên nốt, cao độ, trường độ, tiết tấu

Bài đọc nhạc số 1.

- Cảm thụ, hiểu biết, thể hiện được các yêu cầu của Bài đọc nhạc số 1 Biết

hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệmvụ được giao

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 1- Yêu cầu HS quan sát Bài đọc nhạc số 1

và trả lời các câu hỏi sau để tìm hiểu bài:

+ Bài đọc nhạc viết ở nhịp gì? Nhắc lạikhái niệm?

+ Kể tên các cao độ và trường độ cótrong bài đọc nhạc.

- Cùng HS thống nhất cách chia nét nhạccho bài đọc nhạc

- GV nhận xét và chốt kiến thức

- HS quan sát bản nhạc và trả

lời

+ Nhịp 2/4 có 2 phách trongmột ô nhịp Giá trị mỗi pháchbằng một nốt đen Phách 1mạnh, phách 2 nhẹ.

+ Cao độ: Đồ, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si (Đô).

+ Trường độ: Đen, đơn, đen chấm dôi

- HS nhận biết và chia nét nhạc

cho bài đọc nhạc

- HS ghi nhớ.b Đọc gam Đô trưởng và trục của gam

- GV đàn, hướng dẫn HS đọc gam và trụccủa gam

- HS quan sát và đọc theo đàn

Trang 7

c Luyện tập tiết tấu

- GV vỗ tay kết hợp đọc mẫu AHTT SGKtrang 8)

- HS luyện tiết tấu theo hướng

dẫn của GV

d Tập đọc từng nét nhạc.

- GV đàn và hướng dẫn HS đọc nét nhạc 1

kết hợp gõ phách.+ Gọi cá nhân/nhóm đọc lại.+ GV nhận xét và sửa sai (nếu có)

- GV đàn và hướng dẫn tương tự với các

nét nhạc còn lại và ghép cả bài

- GV đệm đàn hoặc mở file âm thanh Bài

đọc nhạc số 1 trong học liệu điện tử để

HS đọc và gõ phách hoàn chỉnh cả bài

- HS đọc và gõ phách theo

hướng dẫn của GV.+ Cá nhân/nhóm đọc nét nhạc1

+ HS ghi nhớ và sửa sai (nếucó)

- HS đọc theo hướng dẫn của

2/4 và thể hiện tính chất của bài

- Biết cảm thụ và thể hiện Vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để

đọc nhạc, gõ đệm và đánh nhịp cho Bài đọc nhạc số 1.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV hướng dẫn, chia nhóm HS luyện tập

theo các hình thức:+ Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách.+ Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4

- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày

theo hình thức đã chọn, yêu cầu đọcđúng tính chất của bài

- GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa sai

cho HS (nếu có) Tuyên dương nhóm cóphần trình bày tốt

- HS hoạt động nhóm

- HS trình bày và nhận xétnhóm bạn thực hiện

- HS lắng nghe

Trang 8

NỘI DUNG 2 – ÔN BÀI HÁT: NỐI VÒNG TAY LỚN (15 phút)

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- Giúp HS khởi động giọng hát, kiểm soát được cao độ giọng hát, hoà giọng

cùng các bạn

- Biết cảm thụ và thể hiện đúng theo các mẫu âm luyện thanh.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo

mẫu âm sau

- HS luyện thanh theo hướngdẫn của GV

LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- HS hát thuộc lời, đúng giai điệu, lời ca, sắc thái của bài hát.

- Biết thể hiện bài hát Nối vòng tay lớn bằng hình thức hát lĩnh xướng, hoà

giọng; hát kết hợp vận động phụ họa và vận động cơ thể hoặc sáng tạo hìnhthức mới Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Nghe lại bài hát

- GV hát hoặc cho HS nghe link nhạc bài

hát trên học liệu điện tử

- Lắng nghe và nhớ lại bài hát

- GV cho các nhóm nhận xét.- GV nhận xét, tuyên dương và đánh giá.

- HS hát theo hình thức đã học.

- HS nhận xét phần trình bày

của nhóm bạn

- HS lắng nghe và ghi nhớ.VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- HS biết tự sáng tạo các động tác vận động cơ thể cho bài hát Nối vòng tay

lớn.

- Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để thêm ý tưởng

cho các động tác Ứng dụng và sáng tạo biểu diễn bài Nối vòng tay lớn

trong các hoạt động ngoại khóa

Trang 9

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV khuyến khích cá nhân/nhóm sáng tạo

một số hình thức biểu diễn phù hợp vớinhịp điệu bài hát

- HS trình bày các ý tưởng vận

động cơ thể cho bài hát Biểudiễn bài hát trong các buổisinh hoạt ngoại khóa củatrường, lớp,…

4 Dặn dò, chuẩn bị bài mới (1 phút)

- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ.- Chuẩn bị bài cho tiết sau: HS xem trước và chuẩn bị các yêu cầu của GV cho

nội dung Lý thuyết âm nhạc và Thường thức âm nhạc của Bài 2

Bài 2 – Tiết 3Lí thuyết âm nhạc: Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng

Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi

I MỤC TIÊU BÀI HỌC1 Kiến thức

- Nêu được khái niệm về quãng; biết cách xác định và gọi tên quãng theo độ

lớn số lượng, so sánh được độ lớn số lượng của các quãng

- Nêu được đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Huy Du và bài

hát Đường chúng ta đi.

2 Năng lực- Nêu được khái niệm, nhận biết và phân biệt được quãng giai điệu, quãng hoà

thanh, biết xác định tên và số lượng, chất lượng các quãng

- Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái, biết tưởng tượng khi nghe bài

hát Đường chúng ta đi.

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác,

chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao

3 Phẩm chất: Qua bài hát giáo dục HS tình yêu nước, tin tưởng vào tương lai

tươi sáng của dân tộc Việt Nam Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trongviệc chuẩn bị bài học và luyện tập

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Trang 10

1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/

file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 9, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, các phiếu trả lời và tư

liệu GV đã yêu cầu chuẩn bị cho bài học

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định trật tự (1 phút)2 Kiểm tra bài cũ: GV gọi nhóm HS lên biểu diễn bài hát Nối vòng tay lớn

hoặc Bài đọc nhạc số 1 với hình thức tự chọn GV nhận xét, đánh giá kết quả(3 phút).

Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm, nhận biết và phân biệt được quãng giai điệu, quãng hoà

thanh, biết xác định tên và số lượng, chất lượng các quãng

- Biết dùng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết nhiệm vụ học tập được

giao

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Khái niệm về quãng

- GV giải thích khái niệm về quãng và

phân tích cho HS nghe để nhận biết vàphân biệt âm gốc, âm ngọn, quãng giaiđiệu, quãng hòa thanh, sau đó đặt câu

- HS quan sát, lắng nghe, ghi nhớ

và trả lời các câu hỏi

Trang 11

hỏi để tổng hợp lại kiến thức:

+ Hai âm thanh vang lên lầnlượt gọi là quãng giai điệu, vanglên cùng 1 lúc gọi là quãng hòathanh.

- HS lắng nghe và ghi nhớ

b Cách xác định và gọi tên quãng

- GV hướng dẫn và giải thích cho HS

cách xác định và gọi tên quãng theo độlớn số lượng và độ lớn chất lượng, phântích các ví dụ SGK trang 8

- GV cho thêm HS một số ví dụ và yêu

cầu HS gọi tên quãng

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến

thức ghi nhớ

- HS quan sát, lắng nghe, ghi nhớ.

- HS trả lời câu hỏi.- HS lắng nghe và ghi nhớ

Quãng được gọi tên theo độ lớn sốlượng và độ lớn chất lượng; tùytheo số lượng cung và nửa cungcó trong quãng mà xác định têngọi và tính chất các quãng làtrưởng, thứ, đúng, tăng, giảm.

- HS thực hiện theo yêu cầu của

GV

- HS ghi nhớ.

Trang 12

trong các quãng hòa âm SGK trang 10mục câu hỏi sau đó so sánh độ lớn sốlượng của các quãng.

- GV nhận xét và đánh giá kết quả.

- HS tìm quãng 3, quãng 5, so

sánh độ lớn số lượng của cácquãng

- HS ghi nhớ.VẬN DỤNG

- HS ghi nhớ và thực hiện theo

yêu cầu của GV

NỘI DUNG 2 – THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC

NHẠC SĨ HUY DU VÀ BÀI HÁT ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI (20

- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV cho HS nghe và cảm nhận 1 bài hátcủa nhạc sĩ Huy Du

- GV dẫn dắt vào bài

- HS lắng nghe, cảm nhận.- HS ghi bài.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Mục tiêu:

- Nêu được vài nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Huy Du;cảm nhận được giai điệu, sắc thái và nêu được hoàn cảnh ra đời bài hát

Một mùa xuân nho nhỏ

- Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thànhnhiệm vụ được giao Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Tìm hiểu về Nhạc sĩ Huy Du - HS trình bày, quan sát, lắng

Trang 13

- GV cho các nhóm trình bày hiểu biết vềNS Huy Du theo các hình thức tự chọn.

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức cần ghi

nhớ

nghe, bổ sung, ghi nhớ:

NS Huy Du sinh năm 1926 mất2007 quê ở Bắc Ninh Một sốsáng tác tiêu biểu như: ViệtNam ơi mùa xuân đến rồi,Trên đỉnh Trường Sơn tahát,Miền Nam quê hương taơi,…Năm 2000 ông được Nhànước trao tặng Giải thưởngHồ Chí Minh về Văn học –Nghệ thuật.

b Nghe và cảm nhận bài hát Đườngchúng ta đi

- GV cho HS nghe, xem video ca khúc

Đường chúng ta đi? Em biết gì về hoàn cảnh ra đời của bàihát?

- GV chốt: Bài hát được sáng tác vàonăm 1968 với hình thức 3 đoạn Đây làmột trong những ca khúc nổi tiếng viếtvề cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nướccủa dân tộc ta.

- GV yêu cầu HS: Nêu những hình ảnhnổi bật trong bài hát? Bài hát gửi đếnthông điệp gì cho người nghe?

- GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức

- HS quan sát, lắng nghe, cảmnhận giai điệu của bài hát

- - Tích hợp giáo dục an ninh, quốc phòng: HS nêu và ghi nhớ được vài

nét về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta và nêu cảm

nghĩ sau khi nghe ca khúc Đường chúng ta đi.

- - Biết dùng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết nhiệm vụ học tập được

giao

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV đặt câu hỏi để HS nêu được vài nétvề cuộc kháng chiến chống Mỹ

- GV nhận xét, bổ sung và cho HS xem

- HS trả lời câu hỏi bằng cáchình thức khác nhau

- HS ghi nhớ

Trang 14

thêm một số hình ảnh/video về cuộckháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta.- Yêu cầu HS nêu hoặc viết cảm nghĩ

(nộp vào link Padlet) về ca khúc Đườngchúng ta đi ?

- GV chốt nội dung.

- HS ghi nhớ và viết cảm nhậnsau tiết học nộp vào linkPadlet

4 Dặn dò, chuẩn bị bài mới (1 phút)

- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung đã học.- Chuẩn bị tiết học sau: Ôn tập lại các nội dung đã học, xem trước hoạt động 1,

2, 3 của phần Vận dụng – sáng tạo trong SGK trang 12 và học liệu điện tử

Tiết 4Vận dụng - Sáng tạoI MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác,

chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao

3 Phẩm chất: HS có ý thức, trách nhiệm, hỗ trợ nhau tham gia các hoạt động

trong giờ học

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện

nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 9, nhạc cụ thể hiện tiết tấu.

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định trật tự (1 phút)

Trang 15

2 Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học.3 Bài mới ( 40 phút)

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV cho HS trả lời các câu hỏi trắc

nghiệm thông qua trò chơi âm nhạc để

tổng hợp lại nội dung của chủ đề

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào

bài học

- HS trả lời các câu hỏi trắc

nghiệm tổng hợp lại các nộidung của chủ đề

- HS ghi bài.LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG - SÁNG TẠO

Mục tiêu:

- HS biết biểu diễn bài hát Nối vòng tay lớn theo các hình thức khác nhau.- Đọc hoàn chỉnh Bài đọc nhạc số 1 kết hợp các hình thức ghép lời, gõ đệm,

đánh nhịp

- Nghe GV đàn các quãng trong SGK trang 12, gọi tên được quãng giai

điệu, quãng hòa thanh

- Biết dùng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết nhiệm vụ học tập được

giao

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Biểu diễn bài hát Nối vòng tay lớntheo hình thức tự chọn kết hợp vậnđộng cơ thể hoặc vận động phụ họa.

- GV tổ chức cho HS thực hiện theo các

bước sau:+ Khởi động giọng + GV cho cả lớp hát lại bài hát.+ GV chia nhóm cho các nhóm tự chọnhình thức biểu diễn bài hát

+ GV cho các nhóm nhận xét chéo nhau.+ GV nhận xét bổ sung, động viên vàđánh giá hoạt động của các nhóm

+ HS khởi động giọng theohướng dẫn của GV

+ HS hát hoàn chỉnh lại bài hát.+ HS thực hiện theo yêu cầucủa GV

+ Nhận xét phần trình bày củanhóm bạn

+ HS lắng nghe và ghi nhớ

Trang 16

b Ghép lời ca cho Bài đọc nhạc số 1.

- GV đàn gam Đô trưởng và trục của

- GV gọi các nhóm lên thực hiện đọc

nhạc và ghép lời ca kết hợp gõ đệm

hoặc đánh nhịp.

- GV nhận xét, tuyên dương đánh.

- HS luyện đọc theo đàn.- HS đọc hoàn chỉnh lại bài đọc

nhạc.+ HS lắng nghe và hát theođàn

+ HS ghép cả bài kết hợp gõđệm và đánh nhịp

- GV đàn cho HS nghe từng quãng trong

SGK trang 12 và yêu cầu HS/nhóm HStrả lời lần lượt các quãng đâu là quãnghòa âm, đâu là quãng giai điệu

- GV nhận xét, tuyên dương, đánh giá.

- HS trả lời lại theo yêu cầu của

GV

- HS lắng nghe, cảm nhận và

phân biệt và trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

4 Dặn dò, chuẩn bị bài mới (4 phút)

- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ của chủ đề và trả lời các

câu hỏi sau:+ Nội dung nào em yêu thích nhất? Vì sao? Nêu cảm nhận sau khi học xongchủ đề?

- Chuẩn bị tiết học sau:

+ Tìm hiểu về bài hát Bảy sắc cầu vồng và bài hát Thời thanh niên sôi nổi.+ Khai thác học liệu điện tử, nghe và tập hát trước bài hát Bảy sắc cầu vồng.

“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một.” - Hồ Chí Minh

CHỦ ĐỀ 2 : KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ

Trang 17

Bài 3 - Tiết 5

Hát: Bài hát Bảy sắc cầu vồngNghe nhạc: Bài hát Thời thanh niên sôi nổi

I MỤC TIÊU BÀI HỌC1 Kiến thức

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Bảy sắc cầu vồng.- Nghe và nhớ được tên tác giả, tên bài hát Thời thanh niên sôi nổi.

2 Năng lực

- Biết thể hiện bài hát Bảy sắc cầu vồng bằng các hình thức hát kết hợp vỗ tay

theo phách; hát song ca nam nữ, hoà giọng; lắng nghe và thể hiện cảm xúc

khi nghe bài hát Thời thanh niên sôi nổi.

- Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài Bảy sắc cầu vồng; biết

tưởng tượng khi nghe bài hát Thời thanh niên sôi nổi.

- Tự sáng tạo thêm các ý tưởng thể hiện bài hát Bảy sắc cầu vồng.

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác,

chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao

3 Phẩm chất: Qua giai điệu vui tươi, trong sáng của bài hát, giáo dục HS biết

đoàn kết, yêu thương và quyết tâm thực hiện được ước mơ của mình, gópphần xây dựng một tương lai tươi sáng; Rèn luyện tính chăm chỉ và tráchnhiệm trong luyện tập, chuẩn bị bài học

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện

nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tư liệu về nhạc sĩ và bài

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- HS được vận động, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới.

Trang 18

- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc; ứng dụng các động tácvào vận động theo nhịp điệu bài hát.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- Phương án 1: GV cho HS nghe, kết hợp vận

động theo bài hát Khát vọng tuổi trẻ – Sáng

tác: Vũ Hoàng (hoặc bài hát khác về đề tàituổi trẻ)

- Phương án 2: GV cho HS tham gia trò chơi

ô chữ tên bài hát Bảy sắc cầu vồng và dẫn

dắt vào nội dung bài học

- HS nghe và vận động theo

nhạc bài hát Khát vọng tuổitrẻ.

- HS tham gia trò chơi và ghi

nội dung bài

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Mục tiêu:

- HS nêu được vài nét về tác giả và nội dung bài hát Hát đúng cao độ,

trường độ, sắc thái, lời ca bài hát Cảm nhận được sắc thái, tình cảm của bàihát

- Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu Thể hiện năng lực cảm thụ âm

nhạc về giai điệu, lời ca, tiết tấu,…trong quá trình học bài hát Bảy sắc cầuvồng.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Hát mẫu- GV hát mẫu bài hát Bảy sắc cầu vồng kết

hợp vỗ tay theo phách để HS cảm nhậnnhịp điệu

- Lắng nghe, vỗ tay nhẹ

nhàng theo bài hát để cảmnhận nhịp điệu

b Giới thiệu vài nét về tác giả

- Tổ chức cá nhân/nhóm thuyết trình nội

dung đã chuẩn bị trước theo các hình thứckhác nhau

- GV nhận xét và tóm tắt nội dung cần ghi

Trang 19

Chí Minh về Văn học –Nghệ thuật.

c Tìm hiểu bài hát

- GV đặt câu hỏi:

+ Nêu tính chất âm nhạc của bài hát?+ Một số kí hiệu âm nhạc?

+ Nêu nội dung bài hát?

- Cùng HS thống nhất cách chia đoạn, câu

hát cho bài hát: Bài hát có hình thức đoạnnhạc và phần kết là 1 câu hát

+ Câu 1 + 2: Cầu vồng…nốt nhạc + Câu 3 + 4: Sáng những giấc mơ…lênđường.

+ Phần kết: Đồ rê mi…cùng nhau đi tới.

- HS thảo luận và đưa ra đáp

- HS nghe, nêu sự nhận biết

về giai điệu, ngắt câu đểchia câu hát cho bài hát

- Ghép kết nối các câu hát và cả bài.- Hát hoàn chỉnh cả bài hát; sửa những chỗ

HS hát chưa được tốt (nếu có)

- HS hát theo hướng dẫn củaGV kết hợp vỗ tay/ gõ đệmtheo phách

- Hát kết nối các câu, cả bài

- HS hát hoàn chỉnh cả bài

kết hợp vỗ tay/gõ đệm theophách

LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Giúp HS luyện tập với hình thức song ca nam nữ, hòa giọng Thể hiện được

Trang 20

tính chất, sắc thái của bài hát

- Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập bài hát.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV hướng dẫn HS luyện tập theo hìnhthức : song ca nam nữ – hòa giọng

*lưu ý : Phân hóa trình độ các nhóm HStheo năng lực để giao yêu cầu cụ thể.

- GV yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét và sửa sai (nếu có)

- HS luyện tập bài hát theohướng dẫn của GV

+ Song ca nam nữ : Cầuvồng bảy sắc…bảy nốt nhạc.+ Hòa giọng : Sáng nhữnggiấc mơ…cùng nhau ta đitới.

- HS nhận xét.- HS ghi nhớ.VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- Giúp HS ứng dụng và sáng tạo, thể hiện thêm nhiều ý tưởng biểu diễn bài

hát ở các hình thức khác nhau Nêu được cảm nhận sau khi học xong bàihát

- Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thànhnhiệm vụ được giao

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV khuyến khích cá nhân/ nhóm có thêm

nhiều ý tưởng sáng tạo phong phú để thểhiện bài hát

- Yêu cầu HS nêu cảm nhận sau khi học bài

hát

- HS tự sáng tạo thêm ý tưởng

biểu diễn mới cho bài hát

Trang 21

- GV hướng dẫn HS nghe nhạc kết hợp vỗ

tay theo nhịp điệu bài hát

- GV cho cá nhân/nhóm nêu vài nét về tác

giả, nội dung bài hát

- GV chốt kiến thức.

- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa và chia sẻ cảm

nhận sau khi nghe bài hát Thời thanh niênsôi nổi.

- HS nghe nhạc trong tâm thế

thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thểđung đưa hoặc vỗ tay theo nhạc

- HS nêu vài nét về tác giả, nội

dung bài hát

- HS ghi nhớ:

Bài hát Thời thanh niên sôi nổilà một ca khúc nổi tiếng đượcviết vào năm 1958 bởi nhà soạnnhạc người Nga AlexandraPakhmutova, lời thơ của LevOshanin, nhạc sĩ Phạm Tuyênviết lời VIệt.

Giai điệu bài hát mạnh mẽ,hùng tráng, lời ca thể hiện tinhthần hăng say, nhiệt huyết củalớp thanh niên mong muốn đượccống hiến sức trẻ cho sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

- HS nêu ý nghĩa và chia sẻcảm nhận

VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- Vận động theo nhịp điệu bài hát Thời thanh niên sôi nổi

- Vận dụng được linh hoạt những kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ học

Trang 22

+ Ôn tập lại và xem thêm hình thức hát bè bài hát Bảy sắc cầu vồng

Bài 4 - Tiết 6Thường thức âm nhạc: Kèn oboe và kèn cor

Ôn tập: Bài hát Bảy sắc cầu vồng

I MỤC TIÊU BÀI HỌC1 Kiến thức

- Nêu được một số đặc điểm kèn oboe và kèn cor.

- Hát thuộc lời, hát bè bài hát Bảy sắc cầu vồng 2 Năng lực

- Biết thể hiện bài hát Bảy sắc cầu vồng với hình thức hát bè.

- Cảm nhận, phân biệt được âm sắc của kèn oboe và kèn cor - Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác,

chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao

3 Phẩm chất: Rèn luyên tính chăm chỉ và trách nhiệm trong luyện tập, chuẩn

bị bài học

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện

nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

- 2 Học sinh: SGK Âm nhạc 9, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tư liệu về kèn oboe

và kèn cor

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định trật tự (1 phút)2 Kiểm tra bài cũ (đan xen trong giờ học)3 Bài mới

Trang 23

- GV đặt câu hỏi và dẫn dắt vào bài học.- HS trả lời câu hỏi về cảm nhận

và ghi bài

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Mục tiêu:

- Nêu được một số đặc điểm của của kèn oboe và kèn cor Cảm nhận, phân

biệt được âm sắc của hai nhạc cụ

- Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành

nhiệm vụ được giao Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Tìm hiểu kèn oboe

- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày

những hiểu biết về kèn oboe và một vàitrích đoạn biểu diễn kèn oboe tiêu biểu

- GV nhận xét phần trình bày của các

nhóm, bổ sung kiến thức cần ghi nhớ

- Đại diện nhóm thuyết trình nộidung đã tìm hiểu Các nhóm cònlại lắng nghe, nhận xét và bổsung ý kiến

- HS lắng nghe và ghi nhớ

a Tìm hiểu kèn cor

- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày

những hiểu biết về kèn cor và một vàitrích đoạn biểu diễn kèn cor tiêu biểu

- GV nhận xét phần trình bày của các

nhóm, bổ sung kiến thức cần ghi nhớ

- Đại diện nhóm thuyết trình nộidung đã tìm hiểu Các nhóm cònlại lắng nghe, nhận xét và bổsung ý kiến

- HS lắng nghe và ghi nhớ

VẬN DỤNG

Mục tiêu:

Trang 24

- Cảm nhận, phân biệt được âm sắc của kèn oboe và kèn cor

- Vận dụng được linh hoạt những kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ học tập được giao

- GV cho HS nghe và quan sát một số

video biểu diễn các nhạc cụ trong đó cókèn oboe và kèn cor sau đó yêu cầu HSnhận biết và phân biệt

- GV nhận xét và bổ sung (nếu cần) NhắcHS về sưu tầm một vài bản độc tấu, hòatấu kèn oboe và kèn cor để chia sẻ với bạnở phần Vận dụng – sáng tạo

- HS nghe, quan sát, nhận biết,phân biệt và trả lời câu hỏi củaGV

- Biết cảm thụ và thể hiện đúng theo các mẫu âm luyện thanh.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo

mẫu âm sau

- HS luyện thanh theo hướngdẫn của GV

LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- HS hát thuộc lời, đúng giai điệu, lời ca, sắc thái của bài hát.

- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm, hát với hình thức hát bè, biết hợp tác giữacác thành viên trong nhóm

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Nghe lại bài hát

- GV hát hoặc cho HS nghe link nhạc bài

hát trên học liệu điện tử

- Lắng nghe và nhớ lại bài hát

Bảy sắc cầu vồng.

b Ôn tập bài hát với hình thức hát bè

- GV cho HS hát lại bài hát kết hợp vỗ tay

Trang 25

+ GV cho HS tập hát từng câu của bè 2.+ Cho HS hát ghép các câu kết hợp gõđệm theo phách.

+ Chia các nhóm thực hiện hát ghép cảbè 1 và bè 2 kết hợp gõ đệm

*lưu ý : Phân hóa trình độ các nhóm HStheo năng lực để giao yêu cầu cụ thể.Nhắc HS cần điều chỉnh giọng hát để haibè hòa quyện với nhau, bè đuổi khôngđược hát to hơn bè giai điệu.

- Chia nhóm HS hát cả bài kết hợp hát bèvà gõ đệm theo phách

- GV nhận xét, tuyên dương và đánh giá các

nhóm

+ HS quan sát, lắng nghe vàhát theo GV

+ HS thực hiện theo hướngdẫn

+ HS chia nhóm hát kết hợpgõ đệm

- Cả lớp thực hiện luyện tập.- HS lắng nghe và ghi nhớ.VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- HS biết tự sáng tạo hình thức thể hiện cho bài hát Bảy sắc cầu vồng

- Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để thêm ý tưởng

cho các động tác Ứng dụng và sáng tạo biểu diễn bài Bảy sắc cầu vồng

trong các hoạt động ngoại khóa

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV khuyến khích cá nhân/nhóm sáng tạo

một số động tác vận động cơ thể hoặc gõđệm phù hợp với nhịp điệu bài hát đểbiểu diễn ở phần Vận dụng – sáng tạo

- HS tự ôn lại hình thức hát bè và

sáng tạo thêm các ý tưởng vậnđộng cơ thể, gõ đệm cho bài hátvào tiết Vận dụng – sáng tạo

4 Dặn dò, chuẩn bị bài mới (1 phút)

- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung đã học.- Chuẩn bị tiết học sau: Tìm hiểu trước về nội dung nhạc cụ thể hiện giai điệu.

Bài 4 - Tiết 7Nhạc cụ thể hiện giai điệu: kèn phímI MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức- Thực hiện được thế bấm gam La thứ.

Trang 26

- Thực hành đúng cao độ, trường độ, kĩ thuật của bài hòa tấu Vui đến trường

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác,

chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao

3 Phẩm chất: Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong luyện tập và

chuẩn bị bài học

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, kèn phím, phương tiện nghe - nhìn và

các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 9, nhạc cụ giai điệu kèn phím,…

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định trật tự (1 phút)2 Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 1 nhóm lên trình bày bài hát Bảy sắc cầu vồng

theo hình thức tự chọn GV nhận xét, đánh giá kết quả.

gam La thứ đã học với kỹ thuật luồnngón và vắt ngón

- GV dẫn dắt vào bài thực hành Vui đến

trường giọng La thứ.

- HS quan sát và thực hiện thổi,

bấm gam La thứ trên kèn phím.- HS lắng nghe và ghi bài

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Mục tiêu:

- Thể hiện được thế bấm đúng cao độ, trường độ, kĩ thuật của bài thực hành

hòa tấu Vui đến trường trên kèn phím.

Trang 27

- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để giải quyết

vấn đề học tập

- Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành

nhiệm vụ được giao

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

Thực hành bài hòa tấu Vui đến trường

- GV hướng dẫn cho HS theo các bướcsau:

+ GV thổi mẫu trên kèn phím giai điệu của kèn phím 1

+ Yêu cầu HS quan sát và đọc tên nốt kết hợp vỗ tay theo phách

+ Thực hành thổi thế bấm trên kèn phím 1 (chia ô nhịp 1,2 – 3,4 – 5,6 – 7,8)

+ Tương tự với giai điệu của kèn phím 2

+ GV chia nhóm ghép kèn phím 1 và 2 kết hợp với nhạc đệm (tốc độ chậm và nhanh dần)

*lưu ý : Phân hóa trình độ các nhóm HStheo năng lực để giao yêu cầu cụ thể.

- HS thực hiện theo hướng dẫn củaGV

+ HS lắng nghe và quan sát.+ HS đọc tên nốt kết hợp vỗ tay theo phách

+ HS thực hành thổi thế bấm trênkèn phím

+ HS thực hành theo hướng dẫn của GV

LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Thể hiện được bài thực hành đúng cao độ, trường độ, kĩ thuật của kèn phím.- Biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc; biết nhận xét về cách chơi

nhạc cụ của bản thân hoặc người khác

- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để giải quyết

vấn đề học tập

- Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành

nhiệm vụ được giao

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV chia lớp thành 4 nhóm luyện tập.

+ Nhóm 1,2+ Nhóm 3,4

Lưu ý: Nhắc HS giữ đều nhịp khi luyện

- HS thực hành theo hướng dẫn

của GV

Trang 28

tập và thể hiện được sắc thái của bài.

- GV gọi 2 HS hoặc chia các nhóm thể

hiện bài hòa tấu

- Chỉ định HS nhận xét, GV nhận xét và

sửa sai (nếu có)

- HS thể hiện bài hòa tấu.- HS nhận xét và ghi nhớ.VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- HS biết vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để sáng tạo

thêm cách thể hiện cho bài Vui đến trường trên kèn phím.

- Biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài trường với hình thức phù hợp.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV khuyến khích cá nhân/nhóm sáng

tạo thêm cách thổi bài Vui đến trường

trên kèn phím và biểu diễn nhạc cụ ởtrong và ngoài trường với hình thức phùhợp

- HS vận dụng thực hành (có thể

quay lại video giới thiệu với cácbạn vào tiết học sau)

4 Dặn dò, chuẩn bị bài mới (1 phút)

- GV cùng HS hệ thống lại nội dung đã học.- Chuẩn bị tiết học sau: Ôn luyện lại các nội dung đã học của chủ đề để chuẩn

bị cho phần Vận dụng – sáng tạo tiết sau

Tiết 8Vận dụng - Sáng tạoI MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức

Luyện tập lại các kiến thức đã học để thực hiện yêu cầu của phần Vận dụng –sáng tạo:

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Bảy sắc cầu vồng.

- Thuyết trình được một số bản độc tấu, hòa tấu kèn oboe và kèn cor.

- Hoà tấu nhạc cụ giai điệu bài Vui đến trường đúng cao độ, trường độ, kỹ

thuật

2 Năng lực

- Biểu diễn bài hát Bảy sắc cầu vồng với hình thức hát bè kết hợp nhạc cụ thể

hiện tiết tấu hoặc vận động cơ thể Thể hiện đúng tính chất, sắc thái bài hát

Trang 29

- Biết biểu diễn nhạc cụ giai điệu kèn phím bài Vui đến trường Tự tin thuyết

trình các nội dung đã chuẩn bị

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác,

chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao

3 Phẩm chất: HS có ý thức, trách nhiệm, hỗ trợ nhau tham gia các hoạt động

trong giờ học

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, kèn phím, nhạc cụ thể hiện tiết tấu,

phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 9, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, nhạc cụ thể hiện giai

điệu kèn phím, các tư liệu chuẩn bị theo yêu cầu của GV

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định trật tự (1 phút)2 Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học.3 Bài mới ( 40 phút)

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV cho HS trả lời các câu hỏi trắc

nghiệm thông qua trò chơi âm nhạc để

tổng hợp lại nội dung của chủ đề

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào

bài học

- HS trả lời các câu hỏi trắc

nghiệm tổng hợp lại các nộidung của chủ đề

- HS ghi bài.LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG - SÁNG TẠO

Mục tiêu:

- Biểu diễn bài hát Bảy sắc cầu vồng với hình thức hát bè kết hợp nhạc cụ

thể hiện tiết tấu hoặc vận động cơ thể Thể hiện đúng tính chất, sắc thái bàihát

- Biết biểu diễn nhạc cụ giai điệu kèn phím bài Vui đến trường Tự tin thuyết

trình các nội dung đã chuẩn bị

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác,

chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao

Trang 30

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Biểu diễn bài Bảy sắc cầu vồng vớihình thức hát bè kết hợp nhạc cụ thểhiện tiết tấu hoặc vận động cơ thể

- GV cho HS khởi động giọng theo mẫu

hòa tấu theo hình thức đã học hoặc tựsáng tạo thêm

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương

cá nhân/nhóm thực hiện tốt

- Các nhóm biểu diễn bài hòa tấutheo hình thức tự chọn bằng nhạccụ giai điệu

- HS lắng nghe và ghi nhớ

a Chia sẻ với các bạn bản độc tấuhoặc hòa tấu kèn oboe hoặc kèn cor.- GV tổ chức chia lớp thành 2 nhóm, đại

diện các nhóm lên thuyết trình, chia sẻnhững bản độc tấu, hòa tấu kèn cor,oboe bằng các hình thức khác nhau

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày

của các nhóm

- Đại diện các nhóm lên thuyết

trình bằng các hình thức khácnhau Nhóm còn lại nhận xét.- HS lắng nghe và ghi nhớ

4 Dặn dò, chuẩn bị bài mới (4 phút)

- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ của chủ đề và trả lời các

câu hỏi sau:+ Nội dung nào em yêu thích nhất? Tại sao?

Trang 31

+ Em cùng bạn đã thể hiện tốt nhất nội dung nào của chủ đề?+ Nêu cảm nhận sau khi học xong chủ đề?

- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Ôn tập lại các nội dung Hát, Đọc nhạc, Nhạc cụ đã

học của chủ đề 1,2 để tham gia ôn tập và kiểm tra trong tiết 9

“Một năm khởi đầu bằng mùa xuân Một đời khởi đầu bằng tuổi trẻ

Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” Hồ Chí Minh

Tiết 9Ôn tập và kiểm tra giữa kì II MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức

- Thuộc lời và hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca 2 bài hát Nối vòng

tay lớn, Bảy sắc cầu vồng.

- Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1

- Thể hiện đúng cao độ, trường độ, sắc thái các bài tập nhạc cụ thể hiện tiết tấu,

nhạc cụ kèn phím

2 Năng lực- Biết thể hiện các bài hát, bài đọc nhạc, bài tập nhạc cụ tiết tấu, nhạc cụ giai

điệu bằng các hình thức đã học

- Cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái của 2 bài hát Nối vòng tay lớn, Bảy

sắc cầu vồng với các hình thức biểu diễn khác nhau

- Biết tự dàn dựng theo nhóm thêm các ý tưởng để thể hiện bài hát, bài đọc

nhạc, bài tập nhạc cụ giai điệu kèn phím, nhạc cụ thể hiện tiết tấu

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác,

chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao

3 Phẩm chất: Rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm trong

luyện tập và chuẩn bị các nội dung để kiểm tra, đánh giá

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, kèn phím, nhạc cụ thể hiện tiết tấu,

phương tiện nghe - nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 9, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, nhạc cụ giai điệu kèn

phím

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định trật tự (1 phút)

Trang 32

2 Ôn tập và kiểm tra (40 phút)

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- Nhận biết được giai điệu và lời ca bài hát, bài đọc nhạc.

- Cảm thụ, hiểu biết âm nhạc.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV đàn nét giai điệu cho HS nhận biết

bài hát Nối vòng tay lớn, Bảy sắc cầuvồng, Bài đọc nhạc số 1.

- GV nêu nội dung tiết ôn tập và kiểm

- Biết trình bày hoàn chỉnh 2 bài hát, Bài đọc nhạc số 1, bài tập nhạc cụ thể

hiện tiết tấu và nhạc cụ kèn phím với các hình thức khác nhau

- Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập thực hành, ứng dụng và

sáng tạo âm nhạc

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

GV tổ chức chia nhóm HS lựa chọn cácnội dung Hát, Đọc nhạc, Nhạc cụ củachủ đề 1 và 2 phù hợp với yêu cầu cầnđạt và năng lực của HS để tham gia ôntập và kiểm tra

a Ôn tập và kiểm tra bài hát kết hợpnhạc cụ thể hiện tiết tấu

- Khởi động giọng

- GV mở nhạc trên học liệu điện tử hoặc

đệm đàn cho cả lớp hát lại 2 bài hát

- GV yêu cầu nhóm đã lựa chọn 1 trong 2

bài hát lên biểu diễn với 1 trong cáchình thức khác nhau:

+ Hát kết hợp nhạc cụ gõ đệm.+ Hát kết hợp vận động phụ họa, vậnđộng cơ thể theo nhịp điệu

+ Hát với hình thức lĩnh xướng, hòa

HS chia thành các nhóm theonội dung kiểm tra đã lựa chọn.

- HS luyện thanh.

- HS hát lại 2 bài hát.- Nhóm HS đã lựa chọn 1 trong

2 bài hát lên kiểm tra với hìnhthức đã học hoặc tự sáng tạothêm

Trang 33

giọng hoặc hát bè.+ Theo cách tự sáng tạo hình thức biểudiễn.

- Nhận xét, sửa sai (nếu có) và đánh giá kết

- GV mở nhạc trên học liệu điện tử hoặc

đàn bài đọc nhạc cho cả lớp đọc lại

hoàn chỉnh Bài đọc nhạc số 1.

- GV yêu cầu nhóm đã lựa chọn Bài đọc

nhạc số 1 lên thực hiện theo hình thức:

+ Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp.+ Đọc nhạc kết hợp gõ đệm

- Nhận xét, sửa sai (nếu có) và đánh giá kết

- HS ghi nhớ

c Ôn tập và kiểm tra bài tập nhạc cụthể hiện giai điệu kèn phím

- GV cho cả lớp ôn tập lại nhạc cụ kèn

phím hòa tấu bài Vui đến trường (có

thể kết hợp với nhạc đệm để phát huynăng lực và tính sáng tạo của HS)

- GV yêu cầu nhóm đã lựa chọn nhạc cụ

giai điệu lên thực hiện

- Nhận xét, sửa sai (nếu có) và đánh giá

kết quả kiểm tra

- HS thực hiện theo yêu cầu của

GV

- Nhóm HS đã lựa chọn kiểm

tra nội dung Nhạc cụ giai điệu

lên thể hiện bài hòa tấu Vuiđến trường trên kèn phím.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

3 Dặn dò, chuẩn bị bài mới (4 phút)

- GV nhận xét, tổng kết tiết ôn tập và kiểm tra; gọi một số HS nêu cảm nhận về các chủ đề 1,2 (hoặc viết, quay video phát biểu cảm nhận vào link Padlet).- Tuyên dương, khen thưởng những HS chăm ngoan, có tiến bộ và năng khiếu nổi bật

Trang 34

- Chuẩn bị tiết học sau: Khai thác học liệu điện tử, nghe và tập hát trước bài

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Tháng năm học trò.

3 Phẩm chất: GD HS lòng biết ơn, kính trọng thầy, cô giáo, tình yêu thương,

chia sẻ với bạn bè dưới mái trường thân yêu

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện

nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 9, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tư liệu về nhạc sĩ và bài

hát

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định trật tự (2 phút)2 Bài mới (40phút)

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- HS được vận động, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học

mới.- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc; ứng dụng các động tác

vào vận động theo nhịp điệu bài hát

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV tổ chức cho cả lớp hát hoặc nghe kết - HS hát hoặc nghe và vận

Trang 35

hợp vận động cơ thể theo bài hát (Nhớ ơnThầy Cô đã học ở lớp 7)

động theo nhạc

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Mục tiêu:

- HS nêu được vài nét về tác giả và nội dung bài hát Hát đúng cao độ,

trường độ, sắc thái, lời ca bài hát Cảm nhận được sắc thái, tình cảm củabài hát

- Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu Thể hiện năng lực cảm thụ

âm nhạc về giai điệu, lời ca, tiết tấu…trong quá trình học bài hát Thángnăm học trò.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Hát mẫu

- GV hát mẫu hoặc mở học liệu bài hát

Tháng năm học trò kết hợp vỗ tay theo

phách để HS cảm nhận nhịp điệu

- Lắng nghe, vỗ tay nhẹ

nhàng theo bài hát để cảmnhận

b Giới thiệu lại vài nét về tác giả

- Tổ chức cá nhân/nhóm thuyết trình nội

dung đã chuẩn bị trước theo các hình thứckhác nhau

- GV nhận xét và tóm tắt nội dung cần ghi

nhớ

- Cá nhân/nhóm thuyết trình

lại vài nét về nhạc sĩNguyễn Đức Trung

- HS ghi nhớ: NS Nguyễn

Đức Trung sinh 1955, tạiHà Nội, hiện sông tại TPHCM Ông từng là thanhniên xung phong từ ThànhĐoàn TP HCM, sau đóhọc chuyên ngành sángtác tại Nhạc viện TPHCM NS sáng tác nhiềuthể loại Ngoài thành côngvới nhạc phim như: Giã từdĩ vãng, Đồng tiền xươngmáu…ông còn được nhiềuthế hệ học trò biết đến quacác ca khúc viết về thầycô, mái trường như: Lờithầy cô, Tháng năm họctrò, Thầy cô vẫn hát… Bài

Trang 36

hát Tháng năm học tròđược ông viết vào khoảngnhững năm 80 của thế kỉXX, là 1 kỉ niệm của chínhtuổi thơ NS.

+ Đoạn 1: Ngày xưa… là trang kỉ niệm

+ Đoạn 2: Lắng tiếng ve đang gọi hè…vào thu ước mơ

- HS thảo luận và đưa ra đáp

án:

+ Dấu nhắc lại, khungthay đổi

+ Bài hát có tính chất vuitươi, trong sáng; được viếtở nhịp 4/4 giọng Fatrưởng Nội dung bài hátthể hiện tình cảm chânthành của HS đối với thầy,cô giáo.

- HS nghe, nêu sự nhận biết

về giai điệu, ngắt câu đểchia đoạn, câu hát cho bàihát

d Học từng câu hát

- GV đệm đàn và hát mẫu từng câu hát, mỗi

câu 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợpvỗ tay theo phách

- Ghép kết nối các câu hát, đoạn 1, đoạn 2 và

cả bài

- Hát hoàn chỉnh cả bài hát; sửa những chỗ

HS hát chưa được tốt (nếu có)

- HS hát theo hướng dẫn củaGV kết hợp vỗ tay theophách

- Hát kết nối các câu, ghépđoạn 1, 2 và cả bài

- HS hát hoàn chỉnh cả bài

hát

LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Giúp HS luyện tập với hình thức lĩnh xướng, hòa giọng Thể hiện được tính

chất, sắc thái của bài hát

- Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập bài hát.

Trang 37

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV chia nhóm và hướng dẫn HS luyện tậptheo nhóm với hình thức lĩnh xướng, hòagiọng

- GV gọi một vài nhóm thể hiện trước lớp

- GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày

của các nhóm.- GV nhận xét và sửa sai (nếu có)

- HS luyện tập bài hát theohướng dẫn của GV

+ Lĩnh xướng 1: Ngàyxưa…ngày xưa đếntrường.

+ Lĩnh xướng 2: Tuổixuân…trang kỉ niệm

+ Hòa giọng: Lắng tiếngve…vào thu ước mơ.

- Nhóm HS trình bày.- HS nhận xét và nêu cảm

nhận

- HS ghi nhớ.VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- Giúp HS luyện tập với hình thức hát kết hợp vận động phụ họa Nêu được

cảm nhận sau khi học bài hát

- Giúp HS ứng dụng và sáng tạo, thể hiện thêm nhiều ý tưởng biểu diễn bài

hát ở các hình thức khác nhau.- Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thànhnhiệm vụ được giao

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV chia nhóm và hướng dẫn HS thực hiện

theo nhóm với hình thức hát kết hợp vậnđộng phụ họa

- GV khuyến khích cá nhân/ nhóm có thêm

nhiều ý tưởng sáng tạo phong phú để thểhiện bài hát

- GV nhận xét và yêu cầu HS nêu cảm nhận

sau khi học bài hát

- HS vận dụng hình thức hátkết hợp vận động phụ họatheo hướng dẫn của GV

- HS tự sáng tạo thêm ýtưởng biểu diễn mới cho bàihát

- HS ghi nhớ và nêu cảm

Trang 38

nhận sau khi học bài hát.

3 Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)

- GV cùng HS hệ thống các nội dung đã học.

- Chuẩn bị tiết học sau: Ôn tập lại bài hát và tìm hiểu trước Bài đọc nhạc số 2

trong SGK và trên kênh học liệu

Tiết 11

Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2 Ôn bài hát: Tháng năm học trò

I MỤC TIÊU BÀI HỌC1 Kiến thức

- Đọc đúng cao độ gam La thứ; đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ và thể hiện

đúng tính chất Bài đọc nhạc số 2.- Hát thuộc lời và hoàn thiện bài hát Tháng năm học trò với các hình thức đã

học

2 Năng lực

- Thể hiện đúng tính chất giọng thứ của bài đọc nhạc Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệmvà đánh nhịp

- Biết thể hiện bài hát Tháng năm học trò bằng hình thức hát lĩnh xướng, hoà

giọng; hát kết hợp vận động phụ họa hoặc sáng tạo hình thức mới.- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chiasẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao

3 Phẩm chất: Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong việc chuẩn bị bài

học và luyện tập

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện

nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 9, nhạc cụ thể hiện tiết tấu.

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

5 Ổn định trật tự (1 phút)6 Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học

Trang 39

- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc qua Bài đọc nhạc số 2

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV đàn giai điệu Bài đọc nhạc số 2 - HS nghe và cảm nhận trong

tâm thế thoải mái, thả lỏng cơthể, có thể đung đưa theo giaiđiệu

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI- HS đọc đúng cao độ của gam La thứ; tên nốt, cao độ, trường độ, tiết tấu

bài đọc nhạc

- Cảm thụ, hiểu biết, thể hiện được các yêu cầu của Bài đọc nhạc số 2 Biết

hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệmvụ được giao

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 2- - Yêu cầu HS quan sát Bài đọc nhạc số 2

và trả lời các câu hỏi sau để tìm hiểu bài:

+ Bài đọc nhạc viết ở nhịp gì? Nhắc lạikhái niệm?

+ Kể tên các cao độ và trường độ cótrong bài đọc nhạc.

- Cùng HS thống nhất cách chia nét nhạccho bài đọc nhạc

Nét nhạc 1: từ ô nhịp 1- đầu ô nhịp 3.Nét nhạc 2: từ giữa ô nhịp 3- đầu ô nhịp6

Nét nhạc 3: từ giữa ô nhịp 6- đầu ô nhịp9

Nét nhạc 4: từ giữa ô nhịp 9- ô nhịp 12

- HS quan sát bản nhạc và trả

lời

+ Nhịp 4/4 có 4 phách trongmột ô nhịp Giá trị mỗiphách bằng một nốt đen.Phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ,phách 3 mạnh vừa, phách 4nhẹ.

+ Cao độ: La, Si, Đồ, Rê, Mi,Son, La, Si (Đô).

+ Trường độ: Đen, đơn, đen chấm dôi, móc kép.

- HS quan sát và đọc theo đàn

c Luyện tập tiết tấu

Trang 40

- GV vỗ tay kết hợp đọc mẫu AHTT SGKtrang 27)

- HS luyện tiết tấu theo hướng

dẫn của GV

d Tập đọc từng nét nhạc.

- GV đàn và hướng dẫn HS đọc nét nhạc 1

kết hợp gõ phách.+ Gọi cá nhân/nhóm đọc lại.+ GV nhận xét và sửa sai (nếu có)

- GV đàn và hướng dẫn tương tự với các

+ HS ghi nhớ và sửa sai (nếucó)

- HS đọc theo hướng dẫn của

- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày

theo hình thức đã chọn, yêu cầu đọcđúng tính chất của bài

- GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa sai

cho HS (nếu có) Tuyên dương nhóm cóphần trình bày tốt

- HS hoạt động nhóm

- HS trình bày và nhận xétnhóm bạn thực hiện

- HS lắng nghe

Ngày đăng: 03/09/2024, 16:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w