1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án kế hoạch bài dạy môn âm nhạc 8 có lồng ghép quốc phòng an ninh sách kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ đủ tiết ôn tập kiểm tra

118 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng
Tác giả Nguyễn Lan Hương
Chuyên ngành Âm nhạc
Thể loại Giáo án
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 350,08 KB

Nội dung

Năng lực - Biết thể hiện bài hát Chào năm học mới với hình thức hát kết hợp gõ đệm theo phách; hát lĩnh xướng, hoà giọng; lắng nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe bài hát Bay lên nhé nụ cư

Trang 1

CHỦ ĐỀ 1 : CHÀO NĂM HỌC MỚI

Bài 1 - Tiết 1

Hát: Bài hát Chào năm học mớiNghe nhạc: Bài hát Bay lên nhé nụ cười

I MỤC TIÊU BÀI HỌC1 Kiến thức

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Chào năm học mới.- Nghe và nhớ được tên tác giả, tên bài hát Bay lên nhé nụ cười.

2 Năng lực

- Biết thể hiện bài hát Chào năm học mới với hình thức hát kết hợp gõ đệm theo

phách; hát lĩnh xướng, hoà giọng; lắng nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe bài hát

Bay lên nhé nụ cười.

- Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài Chào năm học mới; biết tưởng

tượng khi nghe bài hát Bay lên nhé nụ cười.

- Tự sáng tạo thêm các ý tưởng thể hiện bài hát Chào năm học mới.

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ

kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao

3 Phẩm chất: Qua giai điệu , lời ca của hai bài hát, HS cảm nhận được mái trường

là nơi chứa đựng những tình cảm yêu mến, gắn bó của thầy và trò, là những trithức, hoài bão,…Từ đó, HS ý thức được việc học tập của bản thân; Rèn luyện tínhchăm chỉ và trách nhiệm trong việc chuẩn bị, luyện tập bài học

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe –

nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tư liệu về nhạc sĩ và bài hát.

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định trật tự (2 phút)2 Bài mới (40phút)

NỘI DUNG 1 - HỌC HÁT BÀI: CHÀO NĂM HỌC MỚI ( 25 phút)

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- HS được vận động, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới.

- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc; ứng dụng các động tác vào vậnđộng theo nhịp điệu bài hát

Trang 2

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- Phương án 1: GV tổ chức cho cả lớp hát kết

hợp vận động cơ thể theo bài hát (Con

đường học trò hoặc Khai trường,…)

- Phương án 2: GV tổ chức trò chơi

Chia lớp thành 2 nhóm, hát đối đáp nhữngbài hát có nội dung nói về mái trường, mùathu, thầy cô,…Nhóm chiến thắng là nhómhát được số lượng bài hát nhiều hơn

- HS nêu được vài nét về tác giả và nội dung bài hát Hát đúng cao độ, trường độ, sắc

thái, lời ca bài hát Cảm nhận được sắc thái, tình cảm của bài hát

- Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu Thể hiện năng lực cảm thụ âm nhạc về

giai điệu, lời ca, tiết tấu,…trong quá trình học bài hát Chào năm học mới.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Hát mẫu- GV hát mẫu hoặc mở học liệu bài hát Chào

năm học mới kết hợp vỗ tay theo phách để

HS cảm nhận nhịp điệu

- Lắng nghe, vỗ tay nhẹ nhàng theo bài

hát để cảm nhận

b Giới thiệu vài nét về tác giả

- Tổ chức cá nhân/nhóm thuyết trình nội

dung đã chuẩn bị trước theo các hình thứckhác nhau

- GV nhận xét và tóm tắt nội dung cần ghi

nhớ

- Cá nhân/nhóm nêu vài nét về nhạc sĩ

Phạm Hải Đăng

- HS ghi nhớ: Nhạc sĩ Phạm Hải Đăng

sinh năm 1989 tại Nam Định, hiệnđang sống và làm việc tịa TP HCM.Anh là nhạc sĩ, nhà sản xuất, đào tạoâm nhạc, đạo diễn của nhiều phimtruyền hình Tác phẩm tiêu biểu:Chào năm học mới, Lời thầy cô, Trởlại trường xưa,…

c Tìm hiểu bài hát

- GV đặt câu hỏi:

+ Nêu tính chất âm nhạc của bài hát?+ Nêu nội dung bài hát?

- HS thảo luận và đưa ra đáp án:

+ Bài hát có giai điệu vui tươi, hồnnhiên, sôi nổi.

+ Nội dung bài hát: Lời ca bài hátnhư tiếng reo vui đầy hân hoan củacác bạn HS trong ngày khai trường;chứa đựng tình cảm yêu mến, gắn bó

Trang 3

- Cùng HS thống nhất cách chia đoạn, câu

hát cho bài hát: Bài hát gồm 2 đoạn

+ Đoạn 1: Bạn ơi nhanh chân ngày khai

trường.

+ Đoạn 2: Ta hân hoan có thầy cô.

với mái trường, thầy cô và bạn bè.

- HS nghe, nêu sự nhận biết về giai

điệu, ngắt câu để chia đoạn, câu hátcho bài hát

d Học từng câu hát

- GV đệm đàn và hát mẫu từng câu hát, mỗi

câu 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợpvỗ tay theo phách (SGK trang 7)

- Ghép kết nối các câu hát, đoạn 1, đoạn 2 và

cả bài

- Hát hoàn chỉnh cả bài hát; sửa những chỗ

HS hát chưa được tốt (nếu có)

Lưu ý: - Hát chính xác những tiếng hát có nghịch

phách: nhịp nhàng, học mới, rộn ràng, vui

hát, nắng mai, vui bước, tương lai,

- Ngân đủ những tiếng hát có dấu nối: rồi,

sang, trường, mai,…

- Hát chính xác những tiếng hát có quãng

nhảy: Bạn ơi, trường, Ta.

- HS hát theo hướng dẫn của GV kếthợp gõ đệm theo phách

- Hát kết nối các câu, ghép đoạn 1, 2, cảbài

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm vớihình thức : Lĩnh xướng, hòa giọng

- GV gọi một vài nhóm thể hiện trước lớp

- GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày

của các nhóm và nêu cảm nhận sau khi họcbài hát

- GV nhận xét và sửa sai (nếu có)

- HS luyện tập bài hát theo hướng dẫn củaGV

+ Lĩnh xướng: Bạn ơi nhanh chân…

ngày khai trường.+ Hòa giọng: Ta hân hoan vui hát…luônthầy cô.

- Nhóm HS trình bày.- HS nhận xét và nêu cảm nhận.- HS ghi nhớ.

Trang 4

VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- Giúp HS ứng dụng và sáng tạo, thể hiện thêm nhiều ý tưởng biểu diễn bài hát ở các

hình thức khác nhau.- Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụđược giao

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV khuyến khích cá nhân/ nhóm có thêm

nhiều ý tưởng sáng tạo phong phú để thểhiện bài hát

- HS tự sáng tạo thêm ý tưởng biểu

diễn mới cho bài hát

NỘI DUNG 2 - NGHE NHẠC: BÀI HÁT BAY LÊN NHÉ NỤ CƯỜI ( 15 phút)

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Mục tiêu:

- Nhớ được tên bài hát và tên tác giả.- Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bài hát Biết tưởng tượng và thể hiện

cảm xúc khi nghe nhạc Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV hướng dẫn HS nghe nhạc kết hợp vỗ

tay nhẹ nhàng theo nhịp điệu bài hát

- GV cho cá nhân/nhóm nêu vài nét về tác

giả, nội dung bài hát

- GV chốt kiến thức.

- Yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận và những

ước mơ của em sau khi nghe bài hát Bay

lên nhé nụ cười+ Nêu cảm nhận về giai điệu, tính chất

âm nhạc, nội dung, hình tượng âm nhạctrong bài hát?

+ Chia sẻ những dự định mong muốn của

em, để thực hiện được điều đó em cần

- HS nghe nhạc trong tâm thế thoải mái, thả

lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc vỗ taytheo nhạc

- HS nêu vài nét về tác giả, nội dung bài

hát

- HS ghi nhớ:

Nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Linh sinh năm1979 là hội viên của Hội Nhạc sĩ ViệtNam, hiện đang sinh sống và làm việctại HN Bài hát

Bay lên nhé nụ cười được sáng tác2010 Nội dung bài hát nói về nhữngước mơ, hoài bão của tuổi trẻ khi đứngtrước những lựa chọn cho tương lai.

- HS chia sẻ cảm nhận và nói những ướcmơ của bản thân

Trang 5

làm gì?

VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- Vận động theo nhịp điệu bài hát Bay lên nhé nụ cười

- Vận dụng được linh hoạt những kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ học tập được

- Chuẩn bị tiết học sau: Tìm hiểu về gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng; cao

độ, trường độ,…trong Bài đọc nhạc số 1.

Bài 2 - Tiết 2 Lí thuyết âm nhạc: Gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng

Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1

I MỤC TIÊU BÀI HỌC1 Kiến thức

- Nêu được khái niệm, cấu tạo gam trưởng, giọng trưởng và đặc điểm giọng Đô

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ

kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao

3 Phẩm chất: Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong việc chuẩn bị bài học và

luyện tập

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe –

nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phiếu trả lời các câu hỏi được giao

từ tiết trước

Trang 6

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định trật tự (1 phút)2 Kiểm tra bài cũ: GV gọi nhóm HS lên biểu diễn bài hát Chào năm học mới với

hình thức tự chọn GV nhận xét, đánh giá kết quả (3 phút).

3 Bài mới

NỘI DUNG 1 - LÍ THUYẾT ÂM NHẠC

GAM TRƯỞNG, GIỌNG TRƯỞNG, GIỌNG ĐÔ TRƯỞNG (15 phút)

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- HS nghe và phân biệt được tính chất âm nhạc của hai bài hát trước khi tìm hiểu bài

học mới

- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV cho HS nghe trích đoạn 1 bài hát ở

giọng trưởng và 1 bài hát ở giọng thứ sauđó yêu cầu HS nhận xét về tính chất âmnhạc của 2 bài hát

- GV dẫn dắt vào bài.

- HS lắng nghe và nhận xét.

- HS ghi bài.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- GV trình bày về gam trưởng và phân

tích cấu tạo của gam trưởng và đặt câuhỏi:

+ Gam trưởng gồm bao nhiêu bậc âm?

Bắt đầu từ bậc âm nào?+ Gam trưởng có khoảng cách nửacung ở những bậc nào?

+ Trong gam trưởng bậc âm nào là ổn định

- HS quan sát, lắng nghe, ghi nhớ và trả lời

các câu hỏi

+ Gồm 7 bậc âm bắt đầu bằng âm bậc I

+ Khoảng cách nửa cung ở các bậc III –IV, VII – (I)

+ Bậc I là âm ổn định nhất.

- HS lắng nghe và ghi nhớ

Trang 7

- GV minh họa tên gọi của giọng trưởng,

từ đó liên hệ bài hát Chào năm học mới

có âm chủ là C, yêu cầu HS xác địnhtên gọi giọng trưởng đầy đủ của bài hát

Chào năm học mới là gì?

- GV nhận xét sau đó liên hệ với trích

đoạn bài hát đã được nghe ở hoạt độngKhởi động để HS thấy tính chất của cácbài hát viết ở giọng trưởng thườngtrong sáng, tươi vui

- GV chốt kiến thức.

- HS quan sát, lắng nghe, ghi nhớ.

- HS trả lời: Bài hát Chào năm học mới có

tên gọi là C dur hoặc C Major

- HS nghe và ghi nhớ

- HS ghi nhớ

c Giọng Đô trưởng

- GV trình bày khái niệm về giọng

trưởng

- GV phân tích các bậc âm của giọng Đô

trưởng ứng với bậc âm của gam trưởng

- GV chốt kiến thức về giọng Đô trưởng:

Như vậy giọng Đô trưởng gồm tất cảcác bậc âm cơ bản Vì thế bài hát haybản nhạc viết ở giọng này sẽ không códấu thăng hoặc dấu giáng ở hóa biểu,thường kết thúc ở nốt Đô

- HS quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.

- GV đặt câu hỏi để HS xác định giọng

và các bậc âm ổn định của Bài đọc

Trang 8

+ Kể tên các bậc âm trong gam Đôtrưởng?

+ Xác định giọng của bài đọc nhạc?+ Tìm các bậc âm ổn định trong giọngĐô trưởng?

+ Tìm âm kết của bài đọc nhạc?

D E, F, G, A, B, (C)+ Bài đọc nhạc số 1 viết ở giọng Đôtrưởng ( C dur hoặc C Major)

+ Các bậc âm ổn định là: C, E, G+ Âm kết thúc bài là C

NỘI DUNG 2 – ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 1 (25 phút)

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- Nghe và cảm nhận cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1 - Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc qua Bài đọc nhạc số 1

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV đàn giai điệu Bài đọc nhạc số 1 - HS nghe trong tâm thế thoải mái, thả

lỏng cơ thể, có thể đung đưa theo giaiđiệu

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

- HS đọc đúng cao độ của gam Đô trưởng; tên nốt, cao độ, trường độ, tiết tấu Bài đọc

nhạc số 1.

- Cảm thụ, hiểu biết, thể hiện được các yêu cầu của Bài đọc nhạc số 1 Biết hợp tác,

chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 1- Yêu cầu HS quan sát Bài đọc nhạc số 1

và tiếp tục trả lời câu hỏi sau để tìm hiểubài:

+ Bài đọc nhạc viết ở nhịp gì? Nhắc lạikhái niệm?

+ Kể tên các nốt nhạc và hình nốt cótrong bài đọc nhạc.

- GV nhận xét và chốt kiến thức

- HS quan sát bản nhạc và trả lời.

+ Nhịp 2/4 có 2 phách trong một ônhịp Giá trị mỗi phách bằng một nốtđen Phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ.

+ Tên nốt: Đồ, Rê, Mi, Pha, Son, La;+ Hình nốt đơn, đen, đen chấm dôi.

- HS ghi nhớ.b Đọc gam Đô trưởng và trục của gam

- GV đàn, hướng dẫn HS đọc gam - HS quan sát và đọc gam

Trang 9

c Luyện tập tiết tấu

- GV vỗ tay kết hợp đọc mẫu AHTT số 1 và2 (SGK trang 9)

- HS luyện tiết tấu theo hướng dẫn của

GV

d Tập đọc từng nét nhạc.

Nét nhạc 1: Từ đầu đến ô nhịp thứ 3.Nét nhạc 2: Tiếp đến ô nhịp thứ 6.Nét nhạc 3: Tiếp đến ô nhịp thứ 9.Nét nhạc 4: Tiếp đến hết ô nhịp thứ 12

- GV đàn và hướng dẫn HS đọc nét nhạc 1

kết hợp gõ phách.+ Gọi cá nhân/nhóm đọc lại.+ GV nhận xét và sửa sai (nếu có)

- GV đàn và hướng dẫn tương tự với nét

nhạc thứ 2,3,4 và ghép cả bài

- GV đệm đàn hoặc mở file âm thanh Bài

đọc nhạc số 1 trong học liệu điện tử có

tiết tấu đệm để HS đọc hoàn chỉnh cảbài

- HS nhớ lại bài đọc nhạc đã được nghe ở

học liệu điện tử và đọc theo hướng dẫncủa GV

+ Cá nhân/nhóm đọc nét nhạc 1.+ HS ghi nhớ

- HS đọc theo hướng dẫn của GV.- HS đọc hoàn chỉnh cả bài

LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- HS biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4 và thể

hiện tính chất của bài

- Biết cảm thụ và thể hiện Vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để đọc nhạc,

gõ đệm và đánh nhịp cho Bài đọc nhạc số 1.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV hướng dẫn, chia nhóm HS luyện tập

theo các hình thức:+ Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách.+ Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4

- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày theo

hình thức đã chọn, yêu cầu đọc đúng tính chấtcủa bài

- GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa sai

cho HS (nếu có) Tuyên dương nhóm cóphần trình bày tốt

- HS hoạt động nhóm

- HS trình bày và nhận xét nhóm bạn thựchiện

- HS lắng nghe

4 Dặn dò, chuẩn bị bài mới (1 phút)

- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ.

Trang 10

- Chuẩn bị bài cho tiết sau:

+ HS tiếp tục luyện tập, hoàn thiện Bài đọc nhạc số 1 với các hình thức đã học.+ Học thuộc và ôn tập lại bài hát Chào năm học mới theo các hình thức đã học.

Bài 2 – Tiết 3

Ôn bài hát: Chào năm học mớiÔn bài đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1

I MỤC TIÊU BÀI HỌC1 Kiến thức

- Hát thuộc lời và hoàn thiện bài hát Chào năm học mới với các hình thức đã học.- Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ và sắc thái Bài đọc nhạc số 1

2 Năng lực

- Biết thể hiện bài hát Chào năm học mới bằng hình thức hát lĩnh xướng, hoà giọng;

hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu

- Đọc Bài đọc nhạc số 1 kết hợp gõ đệm, đánh nhịp.- Biết tự sáng tạo thêm hình thức biểu diễn cho bài hát Chào năm học mới.

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ

kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao

3 Phẩm chất: Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong việc chuẩn bị bài học và

luyện tập

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe –

nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định trật tự (2 phút)2 Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học

- Biết cảm thụ và thể hiện đúng theo các mẫu âm luyện thanh.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo

mẫu âm sau

- HS luyện thanh theo hướng dẫn củaGV

LUYỆN TẬP

Trang 11

Mục tiêu:

- HS hát thuộc lời, đúng giai điệu, lời ca, sắc thái của bài hát.

- Biêt hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu và thể hiện bài hát ở mức độ sáng tạo, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Nghe lại bài hát

- GV hát hoặc cho HS nghe link nhạc bài

hát trên học liệu điện tử

- Lắng nghe và nhớ lại bài hát Chào

năm học mới.

b Ôn tập bài hát

- GV cho HS hát lại bài hát theo hình thức

lĩnh xướng, hòa giọng

- GV nhận xét, tuyên dương và đánh giá.- GV hướng dẫn cho HS hát kết hợp vận

động cơ thể theo nhịp điệu theo các bướcsau:

+ GV chia lớp thành 2 nhóm sau đó chocác nhóm thảo luận và thống nhất tậpluyện động tác phụ họa cho đoạn 1

+ GV hướng dẫn cho HS đọc và vậnđộng theo âm hình tiết tấu cho đoạn 2

- GV cho lần lượt các nhóm lên biểu diễn

hoàn thiện cả bài trước lớp

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương

nhóm thực hiện tốt

- HS hát theo hình thức đã học.- HS lắng nghe và ghi nhớ.- HS lắng nghe, quan sát và thực hiện.

+ HS thảo luận và thống nhất cùng tậpđộng tác phụ họa cho nhóm mình.+ HS thực hiện theo hướng dẫn củaGV

- Nhóm lên biểu diễn, nhóm còn lại

nhận xét, góp ý

- HS ghi nhớ.VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- HS biết tự sáng tạo các động tác vận động cơ thể cho bài hát Chào năm học mới

- Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để thêm ý tưởng cho các

động tác Ứng dụng và sáng tạo biểu diễn bài Chào năm học mới trong các hoạt

- HS trình bày các ý tưởng vận động cơ

thể cho bài hát Biểu diễn bài hát trongcác buổi sinh hoạt ngoại khóa củatrường, lớp,…

NỘI DUNG 2 – ÔN TẬP BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 1 (20 phút)

LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

Trang 12

- HS biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, đọc nhạc kết hợp đánh nhịp.- Biết cảm thụ và thể hiện Vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để đọc nhạc,

gõ đệm và đánh nhịp cho Bài đọc nhạc số 1.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Nghe lại bài đọc nhạc

- GV đàn hoặc mở link trên học liệu điện

tử Bài đọc nhạc số 1 cho HS nghe.

b Ôn tập Bài đọc nhạc số 1

- GV đàn cho HS luyện cao độ và trục

chính của gam Đô trưởng

- GV đàn hoặc mở nhạc đệm cho cả lớp

đọc bài 1 lần

- GV tổ chức cá nhân/nhóm đọc nhạc kết

hợp gõ đệm theo phách Nhắc HS cầnnhấn vào trọng âm chính phách 1 củamỗi ô nhịp, thể hiện đúng tính chất âmnhạc của bài

- GV hướng dẫn cho HS đọc nhạc kết hợp

đánh nhịp, thể hiện đúng tính chất âmnhạc của bài

- GV gọi một vài cá nhân/nhóm tự chọn

các hình thức vừa học trình bày trướclớp

- GV nhận xét, sửa sai (nếu có) và đánh

giá

- HS nghe, nhớ lại và đọc nhẩm theo.

- HS thực hiện.- HS đọc bài đọc nhạc kết hợp gõ đệm

theo phách

- HS đọc nhạc.

- HS thực hiện.- Nhóm HS lên trình bày trước lớp,

nhóm còn lại nghe, quan sát và nhậnxét

- HS ghi nhớ.

4 Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)

- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung đã học thông qua các câu hỏi trắc nghiệm.- Chuẩn bị tiết học sau: Ôn tập lại các nội dung đã học và xem trước hoạt động 1, 2

trong phần Vận dụng – sáng tạo qua SGK trang 10 và học liệu điện tử

Tiết 4

Trang 13

Vận dụng - Sáng tạoI MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức

- Đọc chính xác tên nốt, cao độ, trường độ, sắc thái bè 2 của Bài đọc nhạc số 1.

- Luyện tập lại các kiến thức đã học để thực hiện yêu cầu của phần Vận dụng – sáng

tạo

2 Năng lực

- Đọc hoàn chỉnh Bài đọc nhạc số 1 kết hợp bè 2 và gõ đệm, đánh nhịp;- Biểu diễn bài hát Chào năm học mới kết hợp đọc lời theo tiết tấu trước khi vào bài

hát

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ

kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao

3 Phẩm chất: HS có ý thức, trách nhiệm, hỗ trợ nhau tham gia các hoạt động trong

giờ học

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe –

nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu.

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định trật tự (1 phút)2 Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học.3 Bài mới ( 40 phút)

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- HS hát và vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát Chào năm học mới; tạo tâm thế

thoải mái, vui vẻ trước khi vào nội dung tiết học

- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; biết lắng nghe và vận động theo nhịp điệu bài hát.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV mở link nhạc đệm trên học liệu

điện tử cho HS hát và vận động cơ thể

bài hát Chào năm học mới

- GV dẫn dắt vào bài học

- HS hát và vận động cơ thể theo nhịp

điệu

- HS ghi bài.LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG - SÁNG TẠO

Mục tiêu:

- HS đọc lời theo tiết tấu, vận dụng kết hợp biểu diễn theo nhóm bài hát Chào năm

Trang 14

học mới.

- Đọc hoàn chỉnh hai bè của Bài đọc nhạc số 1 kết hợp các hình thức gõ đệm, đanh

nhịp

- Biết dùng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Đọc lời ca theo theo tiết tấu SGK tr.10.

GV tổ chức cho HS thực hiện theo các

bước sau:+ GV đọc mẫu tiết tấu kết hợp gõ đệm.+ GV hướng dẫn HS ghép lời 1 theo tiếttấu

+ Yêu cầu HS thực hiện với các câu cònlại

+ GV nhận xét, động viên và đánh giáhoạt động của các nhóm

- GV tổ chức cho HS đọc đoạn rap trước

khi hát bài hát Chào năm học mới.

+ HS quan sát, lắng nghe và làm theo.+ HS thực hiện theo GV

+ HS thực hiện ghép lời với các câu cònlại

+ HS lắng nghe và ghi nhớ.- HS thực hiện đọc rap và kết hợp hát

hoàn chỉnh lại bài hát Chào năm học mới.

b Đọc Bài đọc nhạc số 1 với hình thức2 bè

- GV đàn cho HS đọc gam Đô trưởng và

+ Ghép từng nét nhạc bè 1 và bè 2 : GVchia lớp thành 2 nhóm 1 nhóm đọc bè 1và 1 nhóm đọc bè 2 sau đó đổi lại

+ Tương tự với các nét nhạc còn lại ở bè2

- Ghép hoàn chỉnh cả bài : GV mở nhạc

trên học liệu cho HS ghép cả 2 bè kếthợp gõ đệm và đánh nhịp

Lưu ý :Nhắc HS đọc nhạc bè 2 cầnlắng nghe, điều chỉnh nhịp độ vàkhông để lẫn sang cao độ bè 1, khôngđọc to hơn bè 1 Khi thực hiện nên

- HS luyện đọc theo đàn.- HS đọc hoàn chỉnh lại bài đọc nhạc.

+ HS lắng nghe và đọc theo đàn.+ HS ghép bè 1 và bè 2

+ Thực hiện tương tự với các nét nhạc cònlại

- HS ghép hoàn chỉnh cả bài.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Trang 15

phân hóa theo năng lực để giao nhiệmvụ cho HS.

- GV nhận xét, tuyên dương đánh giá

phần trình bày các nhóm

4 Dặn dò, chuẩn bị bài mới (4 phút)

- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ của chủ đề và trả lời các câu

hỏi sau:+ Nội dung nào em yêu thích nhất? Tại sao? Nêu cảm nhận sau khi học xong chủđề?

- Chuẩn bị tiết học sau:

+ Tìm hiểu về bài hát Việt Nam ơi của nhạc sĩ Bùi Quang Minh và bài hát Ngàn

ước mơ Việt Nam của nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận.

+ Khai thác học liệu điện tử, nghe và tập hát trước bài hát Việt Nam ơi.

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bướctới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” - Hồ Chí Minh

CHỦ ĐỀ 2 : TÔI YÊU VIỆT NAM

Bài 3 - Tiết 5

Hát: Bài hát Việt Nam ơiNghe nhạc: Bài hát Ngàn ước mơ Việt Nam

I MỤC TIÊU BÀI HỌC1 Kiến thức

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Việt Nam ơi.- Nghe và nhớ được tên tác giả, tên bài hát Ngàn ước mơ Việt Nam.

2 Năng lực

- Biết thể hiện bài hát Việt Nam ơi bằng các hình thức hát kết hợp gõ đệm theo

phách; hát nối tiếp, hoà giọng; lắng nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe bài hát

Ngàn ước mơ Việt Nam.

- Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài Việt Nam ơi; biết tưởng tượng

khi nghe bài hát Ngàn ước mơ Việt Nam.

- Tự sáng tạo thêm các ý tưởng thể hiện bài hát Việt Nam ơi.

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ

kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao

3 Phẩm chất: Qua giai điệu vui tươi, tự hào về một đất nước Việt Nam tươi đẹp đang

đổi thay từng ngày để hội nhập và phát triển cùng thế giới giáo dục cho HS tình yêuquê hương, đất nước và ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Rèn luyệntính chăm chỉ và trách nhiệm trong luyện tập, chuẩn bị bài học

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Trang 16

1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe –

nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tư liệu về nhạc sĩ và bài hát.

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định trật tự (2 phút)2 Bài mới (40phút)

NỘI DUNG 1 - HỌC HÁT BÀI: VIỆT NAM ƠI ( 25 phút)

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- HS được vận động, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới.

- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc; ứng dụng các động tác vào vậnđộng theo nhịp điệu bài hát

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- Phương án 1: GV cho HS nghe, kết hợp vận

động theo bài hát Những trái tim Việt Nam

– Sáng tác: Phương Uyên

- Phương án 3: GV giới thiệu một số hình

ảnh danh lam thắng cảnh của đất nước ViệtNam và dẫn dắt vào nội dung bài học

- HS nghe và vận động theo nhạc bài

hát Những trái tim Việt Nam.

- HS nêu được vài nét về tác giả và nội dung bài hát Hát đúng cao độ, trường độ, sắc

thái, lời ca bài hát Cảm nhận được sắc thái, tình cảm của bài hát

- Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu Thể hiện năng lực cảm thụ âm nhạc về

giai điệu, lời ca, tiết tấu,…trong quá trình học bài hát Việt Nam ơi.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Hát mẫu- GV hát mẫu bài hát Việt Nam ơi kết hợp vỗ

tay theo phách để HS cảm nhận nhịp điệu

- Lắng nghe, vỗ tay nhẹ nhàng theo bài

hát để cảm nhận nhịp điệu

b Giới thiệu vài nét về tác giả

- Tổ chức cá nhân/nhóm thuyết trình nội

dung đã chuẩn bị trước theo các hình thứckhác nhau

- GV nhận xét và tóm tắt nội dung cần ghi

nhớ

- Cá nhân/nhóm nêu vài nét về nhạc sĩ

Bùi Quang Minh

- HS ghi nhớ: Bùi Quang Minh, bút

danh là Minh Beta, sinh năm1983 tạiHà Nội Là cựu HS chuyên Toán,Trường Trung học phổ thông ChuyênHà Nội − Amsterdam Năm 2006,anh tốt nghiệp bằng danh dự hạngNhất (First Class Honors) tại Đạihọc Sydney, Úc Năm 2011, anh được

Trang 17

trao học bổng Fulbright và học Thạcsĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh(MBA) tại Đại học Harvard BùiQuang Minh còn là nhà sáng lậpchuỗi rạp chiếu phim Beta Cinemasvới mong muốn nâng cao đời sốngtinh thần của người dân Việt Nam ởmọi tầng lớp xã hội.

c Tìm hiểu bài hát

- GV đặt câu hỏi:

+ Nêu tính chất âm nhạc của bài hát?+ Nêu nội dung bài hát?

- Cùng HS thống nhất cách chia đoạn, câu

hát cho bài hát: Bài hát gồm 2 đoạn

+ Đoạn 1: Bước giữa nắng tươi sáng Việt

Nam ơi

+ Đoạn 2: Từ nơi đồng xanh Việt Nam

sáng tươi.

- HS thảo luận và đưa ra đáp án:

+ Bài hát có giai điệu vui tươi, tựhào.

+ Nội dung bài hát như một bứctranh toàn cảnh về đất nước ViệtNam tươi đẹp đang đổi thay từngngày để hội nhập và phát triển cùngthế giới.

- HS nghe, nêu sự nhận biết về giai

điệu, ngắt câu để chia đoạn, câu hátcho bài hát

- Ghép kết nối các câu hát, đoạn 1, đoạn 2 và

cả bài

- Hát hoàn chỉnh cả bài hát; sửa những chỗ

HS hát chưa được tốt (nếu có)

Lưu ý: - Hát chính xác những tiếng hát có đảo

phách trong phạm vị một nhịp và đảo phách

từ ô nhịp trước sang ô nhịp sau: : giữa nắng

tràn; nơi tôi ở; trẻ thơ đùa; hương lúa, về;giăng phố Hòa; mênh mông sóng về; mây

- HS hát theo hướng dẫn của GV kếthợp gõ đệm theo phách

- Hát kết nối các câu, ghép đoạn 1, 2, cảbài

- HS hát hoàn chỉnh cả bài hát.

Trang 18

trắng;Việt Nam hỡi; Việt Nam ơi; đã quen;cười lên; qua tán cây; đùa vui cười; trên láreo; eh oh; trọn Việt Nam; đất trời;…

- Ngân, nghỉ những tiếng hát có nốt đen, nốt

trắng, nốt tròn, dấu lặng đơn, dấu lặng đen,…

LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Giúp HS luyện tập với hình thức hòa giọng, nối tiếp Thể hiện được tính chất, sắc thái của

bài hát

- Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập bài hát.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm vớihình thức : Hòa giọng – nối tiếp – hòa giọng

*lưu ý : Phân hóa trình độ các nhóm HS

theo năng lực để giao yêu cầu cụ thể.

- GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày

của các nhóm - GV nhận xét và sửa sai (nếu có)

- HS luyện tập bài hát theo hướng dẫn củaGV

+ Hòa giọng : Việt Nam hỡi hát

mãi lên Việt Nam ơi.+ Nối tiếp :

Nhóm 1: Bước giữa nắng tràn đã

quen./ Và gió … vui cười

Nhóm 2: Giữa đất nước cười lên./

Và nắng … Việt Nam ơi.+ Hòa giọng : Từ nơi … Việt Namsáng tươi.

- HS nhận xét.- HS ghi nhớ.VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- Giúp HS ứng dụng và sáng tạo, thể hiện thêm nhiều ý tưởng biểu diễn bài hát ở các

hình thức khác nhau Nêu được cảm nhận sau khi học xong bài hát.- Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụđược giao

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV khuyến khích cá nhân/ nhóm có thêm

nhiều ý tưởng sáng tạo phong phú để thểhiện bài hát

- Yêu cầu HS nêu cảm nhận sau khi học bài

hát

- HS tự sáng tạo thêm ý tưởng biểu

diễn mới cho bài hát

- HS nêu cảm nhận và ý nghĩa của bài

hát

Trang 19

NỘI DUNG 2 - NGHE NHẠC: BÀI HÁT NGÀN ƯỚC MƠ VIỆT NAM ( 15

cảm xúc khi nghe nhạc Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV hướng dẫn HS nghe nhạc kết hợp vỗ

tay theo nhịp điệu bài hát

- GV cho cá nhân/nhóm nêu vài nét về tác

giả, nội dung bài hát

- GV chốt kiến thức.

- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa và chia sẻ cảm

nhận sau khi nghe bài hát Ngàn ước mơ

Việt Nam.

- HS nghe nhạc trong tâm thế thoải mái, thả

lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc vỗ taytheo nhạc

- HS nêu vài nét về tác giả, nội dung bài

hát

- HS ghi nhớ:

Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận sinh năm1981 tại thành phố Hồ Chí Minh Anhđã sáng tác hơn 100 bài hát, trong đócó nhiều bài hát được đông đảo khángiả trẻ yêu thích Nguyễn Hồng Thuậntừng đoạt giải Mai Vàng 2008, giải Lànsóng xanh cho Top 10 Nhạc sĩ được yêuthích (2017) Bên cạnh đó, nhạc sĩ cònlà Giám đốc âm nhạc của nhiều chươngtrình lớn.

Bài hát Ngàn ước mơ Việt Nam do nhạcsĩ Nguyễn Hồng Thuận sáng tác Bàihát mang đến thông điệp sống lạc quancủa thế hệ trẻ Việt Nam, luôn ước mơ,cháy hết mình vì đam mê để hướng tớithành công.

- HS nêu ý nghĩa và chia sẻ cảm nhận

VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- Vận động theo nhịp điệu bài hát Ngàn ước mơ Việt Nam

- Vận dụng được linh hoạt những kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ học tập được

giao

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV yêu cầu HS vận động một số động - HS quan sát, nghe nhạc và vận động một

Trang 20

tác trên nền nhạc bài hát.

- Lồng ghép giáo dục quốc phòng và an

ninh: GV giới thiệu cho HS một số hìnhảnh hoặc video về đất nước Việt Nam đểgiáo dục cho HS tình yêu quê hương, đấtnước và ý thức trách nhiệm bảo vệ, xâydựng Tổ quốc Việt Nam

số động tác theo GV

- HS quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.

3 Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)

Ôn tập: Bài hát Việt Nam ơi

II MỤC TIÊU BÀI HỌC2 Kiến thức

- Nêu được một số đặc điểm về Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- Hát thuộc lời và hoàn thiện bài hát Việt Nam ơi 2 Năng lực

- Biết thể hiện bài hát Việt Nam ơi với hình thức vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu.

- Nhận biết và nêu được vài đặc điểm về Dân ca Quan họ Bắc Ninh Cảm nhận được

tính chất âm nhạc bài Khách đến chơi nhà

- Giới thiệu về di sản văn hoá phi vật thể Dân ca Quan họ Bắc Ninh với bạn bè trong và

ngoài nước

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ

kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao

3 Phẩm chất: Qua tìm hiểu về Dân ca Quan họ Bắc Ninh, giáo dục HS thêm yêu

thích các di sản văn hóa của dân tộc, có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị âmnhạc, tài sản vô giá do nhân dân truyền lại bao đời nay Rèn luyên tính chăm chỉ vàtrách nhiệm trong luyện tập, chuẩn bị bài học

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe –

nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

Trang 21

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tư liệu về Dân ca Quan họ Bắc

Ninh

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định trật tự (2 phút)2 Kiểm tra bài cũ (đan xen trong giờ học)3 Bài mới (40 phút)

- Phương án 2: Trình chiếu một đoạn

video giới thiệu về đặc trưng văn hoánghệ thuật của Bắc Ninh

- HS hát theo hướng dẫn của GV.

được giao Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Tìm hiểu về dân ca Quan họ Bắc Ninh

- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày

những hiểu biết về Dân ca Quan họ BắcNinh và một vài bài dân ca tiêu biểu - GV nhận xét phần trình bày của các

nhóm, bổ sung kiến thức cần ghi nhớ

- Đại diện nhóm thuyết trình nội dungđã tìm hiểu Các nhóm còn lại lắngnghe, nhận xét và bổ sung ý kiến

- HS ghi nhớ:

Dân ca Quan họ là di sản văn hóakhông chỉ với người dân vùng Kinh Bắc(nay là Bắc Ninh, Bắc Giang) nói riêngmà còn của dân tộc Việt Nam nóichung Dân ca Quan họ Bắc Ninh vừalà một hình thức hát giao duyên, vừathuộc thể loại dân ca nghi lễ phong tụcgắn liền với tục kết nghĩa, kết bạn.

Trang 22

Những liền anh trong trang phục áo the,khăn xếp, ô lục soạn, cùng các liền chịtrong bộ áo năm thân, khăn chít mỏquạ, đội nón thúng quai thao, hát đốinhững câu ca mộc mạc, đằm thắm trongnhững ngày hội làng, mừng nhà mới.Năm 2009, Dân ca Quan họ Bắc Ninhđược UNESCO ghi danh là Di sản Vănhoá phi vật thể đại diện của nhân loại

b Nghe bài dân ca Quan họ Bắc Ninh –Khách đến chơi nhà

- GV cho HS nghe hoặc xem video bài

dân ca Khách đến chơi nhà.

- Các nhóm HS cử đại diện trình bàynhững hiểu biết và cảm nhận về bài dânca

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm

và bổ sung, nhắc HS những kiến thức cầnghi nhớ (SGK tr 17)

- HS lắng nghe, quan sát video bài hát.- Đại diện nhóm trình bày những hiểu

biết và cảm nhận về bài hát Các nhómcòn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sungý kiến

- HS ghi nhớ

VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- Giáo dục HS thêm yêu thích các di sản văn hóa của dân tộc, có ý thức giữ gìn, phát

huy những giá trị âm nhạc, tài sản vô giá do nhân dân truyền lại từ bao đời nay.- Tự tin thuyết trình cảm nhận của bản thân

- Lồng ghép giáo dục thông qua di sản:

GV yêu cầu HS nêu những suy nghĩ vàhành động của bản thân để giữ gìn và pháthuy các di sản văn hóa phi vật thể đượcUNESCO ghi danh

- GV nhận xét và bổ sung (nếu cần)

- HS nêu những suy nghĩ và hành độngcủa bản thân

Trang 23

- Biết cảm thụ và thể hiện đúng theo các mẫu âm luyện thanh.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo

mẫu âm sau

- HS luyện thanh theo hướng dẫn củaGV

LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- HS hát thuộc lời, đúng giai điệu, lời ca, sắc thái của bài hát.

- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu, thể hiện bài hát ở mức độ sáng tạo, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Nghe lại bài hát

- GV hát hoặc cho HS nghe link nhạc bài

hát trên học liệu điện tử

- Lắng nghe và nhớ lại bài hát Việt Nam

ơi.

b Ôn tập bài hát

- Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay hoặc

gõ đệm theo tiết tấu:+ GV làm mẫu hoặc cho HS xem videohướng dẫn gõ đệm theo tiết tấu

+ Hướng dẫn HS gõ đệm âm hình 1 và 2.+ Cho các nhóm thực hiện hát kết hợp gõđệm

+ Chia các nhóm thực hiện luyện tập hátkết hợp gõ đệm

*lưu ý : Phân hóa trình độ các nhóm HS

theo năng lực để giao yêu cầu cụ thể.

- Gọi nhóm lên thực hiện trước lớp

- GV nhận xét, tuyên dương và đánh giá các

nhóm

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

+ HS quan sát và lắng nghe.+ HS thực hiện theo hướng dẫn.+ HS hát kết hợp gõ đệm

+ Các nhóm tự luyện tập

- Nhóm HS lên thực hiện trước lớp,

nhóm còn lại quan sát, lắng nghe vànhận xét

- HS lắng nghe và ghi nhớ.VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- HS biết tự sáng tạo các động tác vận động cơ thể cho bài hát Việt Nam ơi

- Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để thêm ý tưởng cho các

động tác Ứng dụng và sáng tạo biểu diễn bài Việt Nam ơi trong các hoạt động

ngoại khóa

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV khuyến khích cá nhân/nhóm sáng tạo

một số động tác vận động cơ thể phù hợp

- HS nêu các ý tưởng vận động cơ thể cho

bài hát Biểu diễn trong giờ ra chơi để

Trang 24

với nhịp điệu bài hát các khối lớp cùng tập nhảy Flashmob

hoặc các buổi sinh hoạt ngoại khóa củatrường, lớp,…

4 Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)

- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung đã học.- Chuẩn bị tiết học sau: Tìm hiểu trước về nội dung nhạc cụ thể hiện giai điệu.

Bài 4 - Tiết 7Nhạc cụ thể hiện giai điệu: kèn phímI MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức- Thể hiện được thế bấm và bài luyện tập đúng cao độ, trường độ, kĩ thuật của kèn

phím

2 Năng lực

- Thể hiện đúng các kĩ thuật, chơi được bài Xòe hoa trên kèn phím.- Biết điều chỉnh cường độ nhạc cụ để thể hiện sắc thái khi giai điệu vang lên.- Biều diễn nhạc cụ ở trong và ngoài trường với hình thức phù hợp.

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ

kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao

3 Phẩm chất: Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong luyện tập và chuẩn bị

bài học

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, kèn phím, phương tiện nghe - nhìn và các tư

liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ giai điệu kèn phím.

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định trật tự (2 phút)2 Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 1 nhóm lên trình bày bài hát Việt Nam ơi theo hình thức

tự chọn GV nhận xét, đánh giá kết quả.

3 Bài mới (35 phút)

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- HS được thoải mái, tự tin, vui vẻ trước khi vào bài học mới.

- Giúp HS có cảm nhận về giai điệu và lời ca của bài Xòe hoa trước khi học kèn phím.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV cho HS nghe bài hát Xòe hoa – Dân

ca Thái hoặc tự thổi giai điệu bằng kènphím

- HS quan sát, lắng nghe, cảm nhận và

thực bài Xòe hoa.

- HS lắng nghe và ghi bài

Trang 25

- GV giới thiệu vài nét về bài Xòe hoa và

dẫn dắt vào bài

Bài Xòe hoa là một bài hát dân ca củađồng bào dân tộc Thái Xòe hoa (múaxòe) có nghĩa là múa hoa được tổ chứctrong các sự kiện quan trọng của cộngđồng Nghệ thuật Xòe Thái đã đượcUNESCO ghi danh là Di sản văn hóaphi vật thể của nhân loại vào năm2021.

+ Thực hành thổi thế bấm trên kèn phím (chia ô nhịp 1 - 2 và 3 - 4)

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV+ HS lắng nghe và quan sát

+ HS đọc tên nốt kết hợp vỗ tay theo phách

+ HS thực hành thổi thế bấm trên kèn phím

LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Thể hiện được bài luyện tập đúng cao độ, trường độ, kĩ thuật của kèn phím.- Biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc; biết nhận xét về cách chơi nhạc cụ

của bản thân hoặc người khác

- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề

học tập

- Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ

được giao

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

Luyện tập bài Xòe hoa – Dân ca Thái

- GV hướng dẫn cho HS theo các bước

sau:

- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

+ HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo

Trang 26

+ Bước1: Chia bài thành 4 nét nhạc Cho HS đọc bài kết hợp vỗ tay theo phách.

+ Bước 2: GV thổi mẫu từng nét nhạc và bắt nhịp để HS chơi nhắc lại ( 3 đến 4 lần) Sau đó ghép cả bài (3 đến 4 lần).+ Bước 3: Ghép với nhạc beat

+ GV chỉ định cá nhân, nhóm thực hiện.+ Chỉ định HS nhận xét, GV nhận xét và sửa sai (nếu có)

- GV chia lớp thành 3 nhóm luyện tập.

+ Nhóm 1; Nét nhạc 1,2+ Nhóm 2: Nét nhạc 3,4

Lưu ý: Nhắc HS giữ đều nhịp khi luyệntập và thể hiện được sắc thái bài hát.

phách.+ HS thổi từng nét nhạc và ghép cả bài theo hướng dẫn của GV

+ HS thổi kết hợp ghép với nhạc beat Lưu ý tốc độ ổn định

+ Cá nhân/nhóm thực hiện + HS nhận xét và ghi nhớ

- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- HS biết vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để sáng tạo thêm cách

thể hiện cho bài Xòe hoa trên kèn phím.

- Biểu diễn nhạc cụ ở trong và ngoài trường với hình thức phù hợp.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV khuyến khích cá nhân/nhóm sáng

tạo thêm cách thổi bài Xòe hoa trên kèn

phím và biểu diễn nhạc cụ ở trong vàngoài trường với hình thức phù hợp

- HS vận dụng thực hành (có thể quay lại

video giới thiệu với các bạn vào tiết họcsau)

4 Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)

- GV cùng HS hệ thống lại nội dung đã học.- Chuẩn bị tiết học sau: Ôn luyện lại các nội dung đã học của chủ đề để chuẩn bị cho

phần Vận dụng – sáng tạo tiết sau

Tiết 8Vận dụng - Sáng tạoI MỤC TIÊU BÀI HỌC

Trang 27

2 Năng lực

- Biểu diễn bài hát Việt Nam ơi kết hợp hát bè đuổi câu mở đầu Thể hiện đúng tính

chất, sắc thái bài hát

- Biết biểu diễn nhạc cụ giai điệu kèn phím với bản nhạc đã lựa chọn Tự tin thuyết

trình các nội dung đã chuẩn bị

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ

kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao

3 Phẩm chất: HS có ý thức, trách nhiệm, hỗ trợ nhau tham gia các hoạt động trong

giờ học

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe –

nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, nhạc cụ thể hiện giai điệu kèn

phím, các tư liệu chuẩn bị theo yêu cầu của GV

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định trật tự (1 phút)2 Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học.3 Bài mới ( 40 phút)

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- HS được khởi động đầu giờ học, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ.- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV cho HS trả lời các câu hỏi trắc

nghiệm thông qua trò chơi âm nhạc để

tổng hợp lại nội dung của chủ đề

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào

bài học

- HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm tổng

hợp lại các nội dung của chủ đề

- HS ghi bài.LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG - SÁNG TẠO

Mục tiêu:

- Biểu diễn bài hát Việt Nam ơi kết hợp hát bè đuổi câu mở đầu Thể hiện đúng tính

chất, sắc thái bài hát

- Biết biểu diễn nhạc cụ giai điệu kèn phím với bản nhạc đã lựa chọn Tự tin thuyết

trình các nội dung đã chuẩn bị

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ

kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bè đuổi câu hát mở đầu bài hát Việt

Nam ơi.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

Trang 28

a Trình bày một số bài hát đã sưutầm về tình yêu quê hương, đất nước.

- GV tổ chức cho HS các nhóm chia sẻ

bằng các hình thức khác nhau và cóthể hát một số bài hát đã sưu tầm được

- GV tổng hợp ý kiến nhận xét của các

nhóm, nhận xét và đánh giá kết quảcủa các nhóm

- Các nhóm HS chia sẻ bài hát đã sưu tầmđược Nhận xét phần trình bày của nhómbạn

thực hiện hát đuổi trên nền nhạc

- Hướng dẫn HS hát bè đuổi theo các

bước sau:+ GV bắt nhịp cho HS hát bè đuổi trênnền nhạc có lời bè giai điệu

+ Chia lớp thành 2 nhóm : 1 nhóm hátbè giai điệu, 1 nhóm hát bè đuổi sau đóđổi lại

Lưu ý : GV nhắc HS cần điều chỉnhgiọng hát để hai bè hòa quyện với nhau,bè đuổi không được hát to hơn bè giaiđiệu.

- GV cho HS ghép hoàn chỉnh cả bài

+ HS hát bè đuổi.+ HS thực hiện theo nhóm

- HS ghép hoàn chỉnh cả bài.- HS lắng nghe và ghi nhớ.

c Thuyết trình về Dân ca Quan họBắc Ninh

- GV tổ chức chia lớp thành 2 nhóm, đại

diện các nhóm lên thuyết trình nhữnghiểu biết về Dân ca Quan họ Bắc Ninhbằng các hình thức khác nhau

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày

của các nhóm

- Đại diện các nhóm lên thuyết trình bằngcác hình thức khác nhau Nhóm còn lạinhận xét

- HS lắng nghe và ghi nhớ

d Biểu diễn bản nhạc em yêu thích

Trang 29

bằng nhạc cụ thể hiện giai điệu đãhọc.

- GV tổ chức cho cá nhân/nhóm giới

thiệu về bản nhạc mà em yêu thích vàbiểu diễn bản nhạc đó bằng nhạc cụgiai điệu

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương

cá nhân/nhóm thực hiện tốt

- Cá nhân/nhóm giới thiệu về bản nhạcyêu thích và biểu diễn bằng nhạc cụ giaiđiệu

- HS lắng nghe và ghi nhớ

4 Dặn dò, chuẩn bị bài mới (4 phút)

- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ của chủ đề và trả lời các câu

hỏi sau:+ Nội dung nào em yêu thích nhất? Tại sao?+ Em cùng bạn đã thể hiện tốt nhất nội dung nào của chủ đề?+ Nêu cảm nhận sau khi học xong chủ đề?

- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Ôn tập lại các nội dung Hát, Đọc nhạc, Nhạc cụ đã học

của chủ đề 1,2 để tham gia ôn tập và kiểm tra trong tiết 9

“Việt Nam đất nước ta ơiMênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả dập dờnMây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu”…

Nguyễn Đình Thi

Tiết 9Ôn tập và kiểm tra giữa kì I

I MỤC TIÊU BÀI HỌC1 Kiến thức

- Thuộc lời và hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca 2 bài hát Chào năm học

mới, Việt Nam ơi.

- Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1

- Thể hiện đúng cao độ, trường độ, sắc thái các bài tập nhạc cụ thể hiện tiết tấu, nhạc cụ

kèn phím

2 Năng lực- Biết thể hiện các bài hát, bài đọc nhạc, bài tập tiết tấu, giai điệu bằng các hình thức

đã học

Trang 30

- Cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái của 2 bài hát Chào năm học mới, Việt Nam

ơi với các hình thức biểu diễn khác nhau

- Biết tự dàn dựng theo nhóm thêm các ý tưởng để thể hiện bài hát, bài đọc nhạc, bài

tập nhạc cụ giai điệu kèn phím, nhạc cụ thể hiện tiết tấu

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ

kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao

3 Phẩm chất: Rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm trong luyện tập

và chuẩn bị bài học để kiểm tra, đánh giá

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, kèn phím, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương

tiện nghe - nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, nhạc cụ giai điệu kèn phím

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định trật tự (1 phút)2 Ôn tập và kiểm tra (40 phút)

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- Nhận biết được giai điệu và lời ca bài hát, bài đọc nhạc.

- Cảm thụ, hiểu biết âm nhạc.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV đàn nét giai điệu cho HS nhận biết

bài hát Chào năm học mới, Việt Nam

- Biết trình bày hoàn chỉnh 2 bài hát, Bài đọc nhạc số 1, bài tập nhạc cụ thể hiện tiết

tấu và nhạc cụ kèn phím với các hình thức khác nhau

- Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập thực hành, ứng dụng và sáng

tạo âm nhạc

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

GV tổ chức chia nhóm HS lựa chọn cácnội dung Hát, Đọc nhạc, Nhạc cụ củachủ đề 1 và 2 phù hợp với yêu cầu cầnđạt và năng lực của HS để tham gia ôn

HS chia thành các nhóm theo nội dungkiểm tra đã lựa chọn.

Trang 31

tập và kiểm tra

a Ôn tập và kiểm tra bài hát kết hợpnhạc cụ thể hiện tiết tấu

- Khởi động giọng

- GV mở nhạc trên học liệu điện tử hoặc

đệm đàn cho các nhóm hát lại 2 bài hát

- GV yêu cầu nhóm đã lựa chọn 1 trong 2

bài hát lên biểu diễn với 1 trong cáchình thức khác nhau:

+ Hát kết hợp nhạc cụ gõ đệm.+ Hát kết hợp vận động phụ họa, vậnđộng cơ thể theo nhịp điệu

+ Hát với hình thức lĩnh xướng, hòagiọng hoặc nối tiếp, hòa giọng hoặc hátbè đuổi

+ Theo cách tự sáng tạo hình thức biểudiễn

- Nhận xét, sửa sai (nếu có) và đánh giá

kết quả kiểm tra

- HS luyện thanh.

- Các nhóm hát lại 2 bài hát.- Nhóm HS đã lựa chọn 1 trong 2 bài hát

lên kiểm tra với hình thức đã học hoặctự sáng tạo thêm

- GV mở nhạc trên học liệu điện tử hoặc

đàn bài đọc nhạc cho các nhóm đọc lại

hoàn chỉnh Bài đọc nhạc số 1.

- GV yêu cầu nhóm đã lựa chọn Bài đọc

nhạc số 1 lên thực hiện theo hình thức:

+ Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp.+ Đọc nhạc kết hợp gõ đệm.+ Đọc nhạc với hình thức hai bè

- Nhận xét, sửa sai (nếu có) và đánh giá

kết quả kiểm tra

- HS đọc lại gam Đô trưởng và trục của

Trang 32

- GV cho các nhóm ôn tập lại nhạc cụ

kèn phím bài Xòe hoa (có thể kết hợp

với nhạc đệm để phát huy năng lực vàtính sáng tạo của HS)

- GV yêu cầu nhóm đã lựa chọn nhạc cụ

giai điệu lên thực hiện

- Nhận xét, sửa sai (nếu có) và đánh giá

kết quả kiểm tra

- Các nhóm thực hiện theo sự điều hành

của nhóm trưởng

- Nhóm HS đã lựa chọn kiểm tra nội

dung Nhạc cụ giai điệu lên thể hiện Xòe

hoa trên kèn phím.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

3 Dặn dò, chuẩn bị bài mới (4 phút)

- GV nhận xét, tổng kết tiết ôn tập và kiểm tra; gọi một số HS nêu cảm nhận về các chủ đề 1,2 (hoặc viết, quay video phát biểu cảm nhận vào link Padlet)

- Tuyên dương, khen thưởng những HS chăm ngoan, có tiến bộ và năng khiếu nổi bật.- Chuẩn bị tiết học sau:

+ Khai thác học liệu điện tử, nghe và tập hát trước bè 2 của trích đoạn bài Ngàn ước

mơ Việt Nam và liên khúc Tôi yêu Việt Nam.

+ Tìm hiểu về thể loại hợp xướng qua SGK và thông tin mạng

CHỦ ĐỀ 3 : HÒA CABài 5 - Tiết 10

Hát: Hát hai bè trích đoạn bài Ngàn ước mơ Việt Nam,

liên khúc Tôi yêu Việt Nam

I MỤC TIÊU BÀI HỌC1 Kiến thức

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca của hai bè trong trích đoạn bài hát Ngàn ước mơ

Việt Nam, liên khúc Tôi yêu Việt Nam.

2 Năng lực

- Biết thể hiện được bản hoà ca Tôi yêu Việt Nam với hình thức hát bè.- Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài Ngàn ước mơ Việt Nam.- Tự sáng tạo thêm các ý tưởng thể hiện liên khúc Tôi yêu Việt Nam.

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ

kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao

3 Phẩm chất: Qua giai điệu, lời ca của hai bài hát, HS thêm yêu quê hương, đất

nước, biết sống yêu thương, chia sẻ, có khát vọng xây dựng đất nước ngày càngtươi đẹp; Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong việc chuẩn bị, luyện tậpbài học

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Trang 33

1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe –

nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tư liệu về nhạc sĩ và bài hát.

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định trật tự (2 phút)2 Bài mới (40phút)

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- HS được vận động, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới.

- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc; ứng dụng các động tác vào vậnđộng theo nhịp điệu bài hát

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV cho HS nghe kết hợp vận động theo bài

hát Ngàn ước mơ Việt Nam

- GV dẫn dắt vào nội dung bài học.

- HS nghe và vận động theo nhạc.- HS ghi bài.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Mục tiêu:

- HS nêu được vài nét về tác giả và nội dung bài hát Hát đúng cao độ, trường độ, sắc

thái, lời ca hai bè trích đoạn Cảm nhận được sắc thái, tình cảm của bài hát

- Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu Thể hiện năng lực cảm thụ âm nhạc về

giai điệu, lời ca, tiết tấu,…trong quá trình học hát.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Giới thiệu vài nét về tác giả và bài hát

- Tổ chức cá nhân/nhóm thuyết trình lại vài

nét về nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận và nội

dung bài hát Ngàn ước mơ Việt Nam (đã

được giới thiệu ở chủ đề 2)

- GV nhận xét và tóm tắt nội dung cần ghi

nhớ

- Cá nhân/nhóm giới thiệu lại vài nét

về nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận vànội dung bài hát

- HS ghi nhớ.b Chia câu hát cho đoạn trích bài hát

Ngàn ước mơ Việt Nam

GV hát mẫu bè 2 hoặc mở học liệu hát bè

- Lắng nghe, vỗ tay nhẹ nhàng theo bài

hát để cảm nhận

Trang 34

kết hợp vỗ tay theo phách để HS cảm nhậnnhịp điệu.

d Khởi động giọng- GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo

mẫu âm sau

- HS khởi động giọng theo hướng dẫncủa GV

e Học từng câu hát

- GV đệm đàn và hát mẫu từng câu hát, mỗi

câu 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợpvỗ tay theo phách (SGK trang 20)

- Ghép kết nối các câu hát của bè 1.- Hát hoàn chỉnh cả bè 1; sửa những chỗ HS

hát chưa được tốt (nếu có)

- GV làm tương tự với bè 2

Lưu ý: - Hát chính xác những tiếng hát có đảo

phách trong phạm vi 1 ô nhịp và từ ô nhịptrước sang ô nhịp sau: ước mơ Việt Nam,bay cao trong nắng, bao la tình người,sáng như ngày, lung linh trong tiếng,

- Ngân , nghỉ những tiếng hát có dấu lặng

đơn, dấu lặng đen, nốt đen, nốt tròn,…

- HS ghép hoàn chỉnh bè 2.LUYỆN TẬP

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV bật nhạc beat hát bè theo học liệu đãphối, hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm vớihình thức hát bè

- HS luyện tập bài hát theo hướng dẫncủa GV

+ Nhóm 1: Hát bè 1

+ Nhóm 2: Hát bè 2

Trang 35

- GV gọi một vài HS thể hiện trước lớp.

Lưu ý : Khuyến khích HS có năng lực hát tốttham gia hát bè, nhắc HS hát bè 2 phải nhỏhơn bè 1.

- GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày

của bạn.- GV nhận xét và sửa sai (nếu có)- GV cho HS nêu cảm nhận về giai điệu saukhi học hát bè đoạn trích

Sau đó luân phiên đổi lại

- Nhóm HS trình bày theo hình thức

hát bè

- HS nhận xét.- HS ghi nhớ.- HS nêu cảm nhận.

VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- Giúp HS ứng dụng và sáng tạo, thể hiện tốt liên khúc Tôi yêu Việt Nam.

- Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụđược giao

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV cho HS thực hiện theo các bước sau :

+ GV cho HS lắng nghe, cảm nhận và nhậnbiết cách thể hiện liên khúc Tôi yêu ViệtNam qua video học liệu

+ Tổ chức cho HS hát theo bản beat đãphối khí dành cho liên khúc

- GV hỏi HS có cảm nhận như thế nào khi

hát ghép bài hát Việt Nam ơi và đoạn trích

Ngàn ước mơ Việt Nam ?

- GV giao nhiệm vụ các nhóm luyện tập thực

hành thêm ngoài giờ lên lớp khuyến khíchcá nhân/ nhóm có thêm nhiều ý tưởng sángtạo phong phú để thể hiện liên khúc

- HS thực hiện theo hướng dẫn của

GV

- HS nêu cảm nhận,

- HS ghi nhớ thực hiện và tự sáng tạo

thêm ý tưởng biểu diễn mới cho liênkhúc

3 Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)

- GV cùng HS hệ thống các nội dung đã học.- Chuẩn bị tiết học sau:

+Tìm hiểu về thể loại hợp xướng

+ Ôn tập lại liên khúc Tôi yêu Việt Nam.

Bài 5 - Tiết 11Thường thức âm nhạc: Thể loại hợp xướng

Ôn liên khúc: Tôi yêu Việt Nam

II MỤC TIÊU BÀI HỌC

Trang 36

1 Kiến thức- Nêu đặc điểm và tác dụng thể loại hợp xướng.

- Hát thuộc lời và hoàn thiện liên khúc Tôi yêu Việt Nam với các hình thức đã học.

2 Năng lực- Nhận biết, phân biệt được thể loại hợp xướng với các hình thức khác.

- Biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hoà giữa các bè Hoàn thiện hát kiên

khúc Tôi yêu Việt Nam

- Chủ động luyện tập và thực hành, sáng tạo bài học Có sự hợp tác, chia sẻ về kiến

thức và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và hoàn thành nhiệm vụ được giao

3 Phẩm chất- HS có ý thức chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, hỗ trợ trong nhóm với nhau để tìm

hiểu

thể loại hợp xướng và hát liên khúc Tôi yêu Việt Nam.

- Qua tiết học, HS thêm yêu quê hương, đất nước, có khát vọng xây dựng đất nước

ngày càng tươi đẹp

III THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe –

nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tư liệu liên quan đến thể loại hợp

- Có khái niệm cơ bản về thể loại hợp xướng

- Phân biệt được thể loại hợp xướng và các hình thức ca hát khác.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

1 Tìm hiểu về hợp xướng

- GV tổ chức các nhóm thuyết trình nộidung đã chuẩn bị trước theo các hìnhthức khác nhau

- GV chốt kiến thức

- Các nhóm thuyết trình về thể loại hợp

xướng bằng (sơ dồ tư duy, trình chiếupowerpoint, vẽ tranh mô tả…) với nộidung cụ thể:

+ Nhóm 1: Giới thiệu về thể loại hợp

xướng

+ Nhóm 2: Giới thiệu một số video đã

Trang 37

sưu tầm về thể loại hợp xướng.

- HS ghi nhớ:

Hợp xướng là thể loại nhạc hát có nhiềubè, mỗi bè do một loại giọng đảm nhiệm.Phổ biến nhất là dàn hợp xướng hỗn hợp( gồm bè giọng nữ cao, nữ trầm, namcao, nam trầm) Số lượng dàn hợp xướngtừ vài chục đến vài trăm người biểu diễn.Với dàn hợp xướng thiếu nhi các tácphẩm thường được soạn riêng với mứcđộ đơn giản, ít bè Hợp xướng có thểdùng nhạc đệm hoặc không dùng nhạcđệm

2 Nghe hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc

- Giáo viên cho HS nghe hợp xướng Ca

ngợi Tổ quốc qua video

- HS nêu cảm nhận sau khi nghe bản hợpxướng

- HS nghe và cảm nhận tác phẩm trongtâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể

- Biết dùng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV đặt câu hỏi: Trong các hình thức

hát hợp xướng, em thích nhất hình thứcnào? Vì sao?

- GV giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm một

vài bài hát hợp xướng (mp3/video) đểcùng chia sẻ vào phần Vận dụng – Sángtạo

- HS trả lời câu hỏi.- HS sưa tầm và chia sẻ vào phần Vận

Trang 38

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh- GV hướng dẫn cho HS ôn hát liên khúc

Tôi yêu Việt Nam.

- GV hỗ trợ HS luyện tập, sửa sai (nếu

có) Lưu ý: GV hướng dẫn HS điều

chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hoàgiữa các bè và khi chuyển sang bàiViệt Nam ơi.

- Gọi nhóm HS lên trình bày liên khúc

Tôi yêu Việt Nam và nhận xét cho nhau.

- GV nhận xét, đánh giá, sửa sai cho HS

(nếu có) Tuyên dương nhóm trình bàytốt

- HS ôn hát liên khúc theo hướng dẫn củaGV

- HS luyện tập, sửa sai, điều chỉnh giọngtheo hướng dẫn của GV

- HS trình bày và nhận xét nhóm bạn thựchiện

- HS lắng nghe

VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- HS vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để biểu diễn

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV yêu cầu HS sáng tạo thêm các

hình thức biểu diễn liên khúc Tôi yêu

Việt Nam vào phần Vận dụng – sáng

tạo

- HS ứng dụng hát liên khúc Tôi yêu Việt

Nam vào phần Vận dụng – sáng tạo.

3 Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)

- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ

- HS tiếp tục luyện tập, hoàn thiện hát liên khúc Tôi yêu Việt Nam để biểu diễn vào

phần Vận dụng – sáng tạo.- Yêu cầu cá nhân/nhóm tìm hiểu bài đọc nhạc số 2, nhịp 3/8 để chuẩn bị cho tiết học sau

Bài 6 - Tiết 12Lí thuyết âm nhạc: Nhịp 3/8

Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2

I MỤC TIÊU BÀI HỌC1 Kiến thức

- HS nêu được đặc điểm về nhịp 3/8

- Đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu Bài đọc nhạc số 2.

2 Năng lực

- Biết đọc Bài đọc nhạc số 2 kết hợp gõ đệm, đánh nhịp 3/8.- Cảm nhận và thể hiện được tính chất nhịp 3/8 khi đọc Bài đọc nhạc số 2

Trang 39

- Nhận biết và phân biệt được nhịp 3/8 qua các bài hát đã học và các ví dụ minh

hoạ.- Chủ động luyện tập, thực hành và sáng tạo bài học Có sự hợp tác, chia sẻ về kiếnthức và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và hoàn thành nhiệm vụ được giao

nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc.

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- GV cho HS hát kết hợp vỗ tay theo phách

bài Santa Lucia.- GV hỏi: Bài hát Santa Lucia viết ở nhịp

gì? Nhịp đó có mấy phách trong một ônhịp?

(Gợi ý: Nhịp 3/4, có 3 phách trong một ônhịp)

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS hát và thể hiện cảm xúc.- HS trả lời

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Mục tiêu:

- Có khái niệm cơ bản về nhịp 3/8.- Cảm thụ và hiểu biết về nhịp 3/8 qua nội dung lí thuyết âm nhạc.- Có sự hợp tác, chia sẻ về kiến thức và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và hoàn thành

nhiệm vụ được giao

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

a Khái niệm

- Quan sát trong SGK và trả lời câu hỏi

(hoạt động cặp đôi):+ Nhịp 3/8 có mấy phách trong một ô

- Lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn

của GV.+ Có 3 phách trong một ô nhịp

Trang 40

nhịp?+ Hãy nhận xét độ mạnh – nhẹ của cácphách?

- Nêu khái niệm nhịp 3/8?- GV nhận xét, bổ xung và kết luận:

+ Phách 1 mạnh, phách 2 và phách 3nhẹ

- Trả lời hoàn chỉnh về khái niệm nhịp

4/4.- HS lắng nghe, ghi bài

Nhịp 3/8 có 3 phách trong một ô nhịp.Mỗi phách có giá trị trường độ bằngmột nốt móc đơn Phách 1 mạnh, phách2 và phách 3 nhẹ.

b Cách đánh nhịp 3/8

- HS quan sát sơ đồ nhịp 3/8- Hướng dẫn HS cách đánh nhịp 3/8 (hoặc

sử dụng phần mềm trình chiếu từ học liệu)tập đánh từ chậm đến nhanh dần

- GV đưa ra bài tập gồm 4 ô nhịp có sử dụng

nhịp 3/8 với trường độ nốt đen chấm dôi,nốt đen, nốt móc đơn yêu cầu HS đọc caođộ kết hợp đánh nhịp

- Gọi bất kì HS thực hiện đánh nhịp 3/8- GV nhận xét, sửa sai (nếu có).

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh

- HS nghe trích đoạn bài Khúc ca bốn

mùa(SGK/24) và vỗ tay theo nhịp 3/8.

- GV trình chiếu bảng khái niệm 2 loại nhịp ¾ và 3/8, yêu cầu HS so sánh điểm khác nhau của 2 loại nhịp

- Nhận xét phần trình bày của bạn.- GV nhận xét, sửa sai (nếu có), chốt kiến

thức

- Lắng nghe và thực hành vỗ tay theonhịp để cảm nhận về tính chất nhịp 3/8

- HS quan sát và so sánh 2 loại nhịp.- HS nhận xét phần trình bày của bạn.- HS nghe và thực hiện.

VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- Ứng dụng vào các bài hát, bài đọc nhạc… có nhịp 3/8- Vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ học tập được

Ngày đăng: 03/09/2024, 16:50

w