1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định

112 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá lượng rác thải nhựa từ đất liền ra biển tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Tác giả Nguyễn Thảo Hương
Người hướng dẫn TS. Đào Văn Hiền, TS. Phạm Văn Hiếu
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Môi trường
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 3,42 MB

Nội dung

Đánh giá lượng rác thải nhựa từ đất liền ra biển tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Đánh giá lượng rác thải nhựa từ đất liền ra biển tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-*** -

NGUYỄN THẢO HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ LƯỢNG RÁC THẢI NHỰA TỪ ĐẤT LIỀN RA BIỂN

TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội- 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-*** -

NGUYỄN THẢO HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ LƯỢNG RÁC THẢI NHỰA TỪ ĐẤT LIỀN RA BIỂN

TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 8440301.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Đào Văn Hiền

TS Phạm Văn Hiếu

Hà Nội- 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, theo đuổi chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Môi trường, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo trường Đại học Khoa học Tự Nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội Các thầy cô không chỉ chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức quý báu về chuyên môn mà còn là nguồn động lực to lớn để tôi kiên trì theo đuổi hết chương trình học và giữ vững tình yêu với môi trường Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học, Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Dự án “Xây dựng hướng dẫn ước tính thất thoát nhựa từ đất liền ra biển, thí điểm tại tỉnh Bình Định” do UNDP và Viện Nghiên cứu biển và hải đảo phối hợp thực hiện

Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến TS Đào Văn Hiền và TS Phạm Văn Hiếu, những người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, nhiệt tình hướng dẫn để tôi hoàn thành Luận văn này

Cuối cùng em rất vui mừng bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè luôn quan tâm động viên và giúp đỡ em trong suốt hai năm học tập và nghiên cứu cũng như trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Trong suốt quá trình, tôi luôn cố gắng và nỗ lực để hoàn thành bài tốt đề tài, tuy nhiên, do thời gian và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và bạn bè

Hà Nội, ngà 16 tháng 04 năm 2024

Học viên

Nguyễn Thảo Hương

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Tổng quan về rác thải và rác thải nhưạ 4

1.1.1 Một số khái niệm về nhựa 4

1.1.2 Ô nhiễm rác thải nhựa 4

1.1.3 Tác hại của rác thải nhựa 9

1.1.4 Hiện trạng rác thải nhựa đại dương trên Thế giới và ở Việt Nam 13

1.2 Tổng quan về thành phố Quy Nhơn 16

1.2.1 Vị trí địa lý 16

1.2.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 17

1.2.3 Khí hậu và thủy văn 20

1.2.4 Hiện trạng phát sinh và công tác quản lý chất thải nhựa tại Quy Nhơn 23

1.3 Tổng quan về các phương pháp ước tính rác nhựa và ước tính rác thải nhựa thất thoát ra biển 26

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.1 Đối tượng nghiên cứu 35

2.2 Phạm vi nghiên cứu 35

2.3 Nội dung nghiên cứu 35

2.4 Phương pháp nghiên cứu 35

2.4.1 Phương pháp thu thập thông tin và kế thừa số liệu 35

2.4.2 Phương pháp điều tra thống kê 36

2.4.3 Phương pháp khảo sát và phân loại mẫu 36

Trang 5

2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 41

2.4.5 Phương pháp đánh giá thất thoát rác thải nhựa từ đất liền ra biển 46

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52

3.1 Lượng rác thải và rác thải nhựa tại thành phố Quy Nhơn 52

3.1.1 Kết quả hiện trạng phát sinh rác thải và rác thải nhựa từ các hộ gia đình 52

3.1.2 Kết quả hiện trạng phát sinh rác thải và rác thải nhựa từ các nguồn khác 61

3.1.3 Tổng hợp lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh theo ngày tại thành phố Quy Nhơn 68

3.2 Tính toán thất thoát rác thải nhựa từ đất liền ra biển 70

3.2.1 Tỷ lệ thu gom rác thải và rác thải nhựa (c, %) 70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 86

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Thời gian phân hủy của một số loại rác thải nhựa 8 Bảng 1.2: So sánh một số phương pháp ước tính thất thoát rác thải nhựa 27 Bảng 2.1: Thông tin về nhân khẩu thuộc các hộ gia đình thực hiện khảo sát tại các phường của thành phố Quy Nhơn 38 Bảng 2.2: Các tham số tham số đầu vào phục vụ đánh giá ượng rác thải nhựa thất thoát từ đất liền ra biển hàng năm 47 Bảng 2.3: Ma trận điều chỉnh cho hệ số thất thoát 51 Bảng 3.1: Khối lượng mẫu rác thải phát sinh từ các địa bàn thu mẫu (Msh, kg/người/ngày) 52 Bảng 3.2: Khối lượng rác thải nhựa phát sinh từ các địa bàn thu mẫu 54 Bảng 3.3: Tỷ lệ thành phần rác thải nhựa trên khối lượng rác thải phát sinh từ các địa bàn thu mẫu (αsh, %) 55 Bảng 3.4: Hệ số phát sinh rác thải trung bình theo mật độ dân số (msh, kg/người/ngày) 57 Bảng 3.5: Tỷ lệ thành phần rác thải nhựa trên khối lượng rác thải theo mật độ dân số 57 Bảng 3.6: Lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh hàng ngày từ các hộ gia đình tại thành phố Quy Nhơn 59 Bảng 3.7: Lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh từ hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại thành phố Quy Nhơn 65 Bảng 3.8: Lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh từ các trường học tại thành phố 66 Bảng 3.9: Tổng lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh hàng ngày từ khu vực công cộng và dịch vụ công cộng tại thành phố Quy Nhơn (Mcc, Rcc, kg/ngày) 67 Bảng 3.10: Tổng lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh hàng ngày 68 tại thành phố Quy Nhơn (tấn/ngày) 68 Bảng 3.11: Khối lượng và thành phần rác thải được thu hồi, tái chế tại thành phố Quy Nhơn (kg/ngày) 74 Bảng 3.12: Hệ số thất thoát rác thải nhựa được tính toán cho lưu vực sông Côn và sông Hà Thanh (RR, %) 76 Bảng 3.13: Các giá trị tham số đánh giá lượng rác thải nhựa thất thoát từ đất liền ra biển hàng năm được tính toán trong nghiên cứu 76

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đáng báo động 8 Hình 1.2: Sơ đồ các tiếp xúc và ảnh hưởng của chúng đối đối với các loài sinh vật (LITTERBASE) Màu sắc đại diện cho các tiếp xúc tương ứng 11 Hình 1.3: Rác thải nhựa tràn ngập bờ biển Đầm Nại (thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN 15 Hình 1.4: Bản đồ thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 17 Hình 1.5: Sơ đồ diễn biến nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 2008 – 2018 trên địa bàn 20 Hình 1.6: Sơ đồ diễn biến lượng mưa trong năm thời kỳ 2008 – 2018 trên địa bàn 21 Hình 1.7: Sơ đồ diễn biến số giờ nắng trong năm thời kỳ 2008 – 2018 trên địa bàn 21 Hình 2.1: Hoạt động điều tra, khảo sát, phỏng vấn 36 Hình 2.2: Phạm vi thu mẫu rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Quy Nhơn 40 Hình 2.3: Tóm tắt các phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích mẫu từ các nguồn phát sinh tại thành phố Quy Nhơn 40 Hình 2.4: Các hoạt động thu gom, phân loại rác thải và rác thải nhựa 41 Hình 2.5: Sơ đồ đánh giá lượng rác thải nhựa thất thoát từ đất liền ra biển hàng năm (tấn/năm) 46 Hình 2.6: Diễn giải chi tiết phương pháp đánh giá lượng rác thải nhựa thất thoát từ đất liền ra biển hàng năm (tấn/năm) 47 Hình 3.1: Hệ số phát sinh rác thải tại các địa bàn thu mẫu 53 Hình 3.2: Tỷ lệ rác thải nhựa phát sinh trong tổng khối lượng rác thải và tỷ lệ thành phần các loại nhựa phát sinh theo các địa bàn có mật độ dân cư: 56 Hình 3.3: Tỷ lệ phát sinh rác thải theo nguồn trên địa bàn thành phố Quy Nhơn 69 Hình 3.4: Khối lượng thành phần các loại nhựa phát sinh hàng ngày tại thành phố 70 Hình 3.5: Tỷ lệ các loại vật liệu được thu gom tại bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ 72

Trang 8

Hình 3.6: Tỷ lệ các loại vật liệu được thu gom tại các cơ sở thu gom, tái chế trên địa bàn thành phố Quy Nhơn tại thành phố Quy Nhơn (kg/ngày) 74 Bảng 3.12: Các giá trị tham số đánh giá lượng rác thải nhựa thất thoát từ đất liền ra biển hàng năm được tính toán trong nghiên cứu 76

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BPA Hợp chất Bisphenol A CTRĐT Chất thải rắn đô thị TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường

QL Quốc lộ PE Nhựa polyethylene

SDG

Mục tiêu phát triển bền vững được các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đã đồng ý về 17 mục tiêu nhằm hướng đến một thế giới tốt đẹp hơn vào năm 2030

GFF/SGP Chương trình tài trợ nhỏ - Quỹ môi trường toàn cầu IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên UBND Ủy ban nhân dân

UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam UNEP Chương trình Môi trường Liên hợp quốc

WaCT Ứng dụng thu thập dữ liệu WHO Tổ chức y tế thế giới WWF Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới

Trang 10

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Các sản phẩm làm từ nhựa là một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người Từ những bao bì, túi, cốc, quần áo, đồ chơi, các sản phẩm công nghiệp, thậm chí vật liệu xây dựng được sản xuất từ thành phần nhựa Việc sản xuất và tiêu thụ nhựa ngày càng gia tăng trong khi đó tỷ lệ tái chế của sản phẩm nhựa đạt mức thấp dẫn đến lượng rác thải nhựa rò rỉ ra đại dương ngày một tăng cao Ô nhiễm nhựa là một vấn đề lớn gây ảnh hưởng toàn cầu đặc biệt là môi trường biển Rác thải nhựa cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia, cũng như các hoạt động hàng hải, đánh bắt hải sản, du lịch và gây ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe con người

Theo ước tính hàng năm có khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển Rác thải nhựa thường xâm nhập vào đại dương từ các nguồn trên biển và trên đất liền Trong đó 80% rác thải nhựa đổ ra đại dương có nguồn gốc từ đất liền và giả định 20% còn lại có nguồn gốc từ các hoạt động như đánh bắt hải sản, giải trí và du lịch trên biển Hầu hết các loại nhựa đều phân hủy chậm và lưu trữ lâu dài từ hàng trăm đến hàng ngàn năm trong môi trường tự nhiên Nhựa gây tác động lớn đến các loài sinh vật biển Nhiều nghiên cứu cho thấy các loài sinh vật như cá, rùa, chim biển đã nuốt phải nhựa do chúng nhầm tưởng là thức ăn dẫn đến tử vong, hoặc thậm chí nhiều trường hợp sinh vật bị dính chặt với mảnh nhựa suốt vòng đời Ngoài ra nhựa còn gây ra ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí, thức, … và ảnh hưởng trực tiếp đến con người

Các quốc gia ở Châu Á cũng là một trong các nguồn ô nhiễm nhựa biển lớn Nguyên nhân dẫn tới 60% lượng rác thải nhựa thất thoát ra ngoài môi trường là các thành phố có hệ thống quản lý rác thải kém phát triển Theo báo cáo của ngành công nghiệp thực phẩm Châu Á (FIA, 2019) đã có khoảng 545.000 tấn chất thải nhựa bị rò rỉ ra đại dương ở Việt Nam vào năm 2017 Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh từ 3,8 kg/năm/người năm 1990, tăng lên 54 kg/năm/người vào năm 2018 (Báo cáo hiện trạng môi trường biển 2016-2020) Chỉ có khoảng

Trang 11

15% rác thải nhựa trong nước được tái chế và khoảng hơn một nửa rác thải nhựa- tương đương 3,6 triệu tấn/ năm chưa được xử lý tốt (IUNC- EA- QUANTIS, 2020) Phần chất thải nhựa còn lại tại Việt Nam, nếu không được chôn lấp tại các bãi rác thì sẽ chôn tại các bãi chôn lấp chất thải tự phát, đốt lộ thiên, hoặc vứt xuống ao, hồ, sông hoặc suối Việt Nam cam kết giải quyết các thách thức về ô nhiễm chất thải nhựa Với mục tiêu đặt ra là ngăn ngừa, kiểm soát và giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường biển và phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương (Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, 2018)

Quy Nhơn là thành phố biển của tỉnh Bình Định nằm ven biển vùng duyên hải Nam Trung Bộ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định Là trung tâm kinh tế biển quốc gia theo định hướng dịch vụ- cảng biển- công nghiệp- du lịch, trọng tâm là dịch vụ- cảng biển Theo Quyết định 1672/QĐ-TTG 2018 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu phát triển của thành phố là phấn đấu đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm vùng duyên hải miền Trung Đến năm 2035 là trung tâm kinh tế biển quốc gia theo định hướng dịch vụ - cảng biển - công nghiệp - du lịch, trọng tâm là dịch vụ - cảng biển tạo sức lan toả đến hệ thống đô thị toàn tỉnh Bình Định và vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên

Tuy nhiên ở các địa phương ven biển thuộc vịnh Quy Nhơn đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt chưa được thu gom triệt để, ý thức của cộng đồng ngư dân chưa cao, đặc biệt là tình trạng xả rác bừa bãi, xả rác trực tiếp ra biển trong đó có lượng lớn rác thải nhựa khó phân hủy đi vào đại dương gây tác động xấu đến môi trường biển, tính đa dạng sinh học Vịnh Quy Nhơn Hiện nay việc đánh giá rác nhựa thường định tính và tập trung vào lượng phát sinh, cũng như chưa ước tính được lượng rác nhựa thất thoát ra môi trường Do vậy, việc đánh giá nguồn phát sinh, đề xuất phương pháp và ước tính được lượng rác nhựa phát sinh và thất thoát ra môi trường biển là cần thiết, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát rác thải nhựa hiệu quả

Trang 12

Vì vậy, để đánh giá được sự thất thoát rác thải nhựa tại thành phố Quy Nhơn góp phần vào công tác quản lý, kiểm soát rác thải nhựa hiệu quả tại địa phương, em

tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá lượng rác thải nhựa từ đất liền ra biển tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”

2 Mục tiêu của luận văn

- Đánh giá được các nguồn phát sinh rác thải nhựa tại thành phố Quy Nhơn; - Ứng dụng phương pháp ước tính, tính toán thất thoát rác nhựa từ đất liền ra biển phù hợp với điều kiện Việt Nam;

- Ước tính được lượng rác thải nhựa phát sinh và thất thoát từ đất liền ra biển tại thành phố Quy Nhơn

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về rác thải và rác thải nhưạ

1.1.1 Một số khái niệm về nhựa

Nhựa (hay còn được gọi là plastic) là một thuật ngữ chung dùng để chỉ các loại vật liệu rắn vô định hình hữu cơ tổng hợp hoặc bán tổng hợp thích hợp để sản xuất các sản phẩm công nghiệp Nhựa thường là các polyme hữu cơ có trọng lượng phân tử cao được tổng hợp từ nhiều vật chất như cacbon, hydro, oxy, nitơ, clo và lưu huỳnh Tính dẻo là đặc tính, tính năng và thuộc tính của các vật liệu từ nhựa, có thể biến dạng mà không bị vỡ Do được hình thành từ các phân tử trong quá trình nhựa hóa, tạo hình dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất, nhựa không thể tự phân hủy Chúng chỉ có thể bị phân hủy dưới ánh sáng mặt trời hoặc bị phân rã thành các mảnh nhỏ (NXB Thuận Hóa, 2019)

Chất dẻo được dùng làm vật liệu sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày như: áo mưa, ống dẫn điện… cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng (Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc)

1.1.2 Ô nhiễm rác thải nhựa

Khái niệm

Rác thải nhựa là những chất rất khó phân hủy trong nhiều môi trường Phần lớn trong số này là đồ nhựa đã dùng một lần, phổ biến nhất là túi ni lông, chai nhựa, hộp nhựa, ống hút và bao bì thực phẩm Rác thải nhựa bao gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải Rác thải sinh hoạt cũng chứa các loại nhựa khác trong đó cũng có chứa các loại nhựa phế thải Rác thải ni lông là hỗn hợp của các loại nhựa, trong đó phần lớn là nhựa PE Rác thải nhựa dùng một lần là những sản phẩm được làm bằng nhựa, sản xuất với mục đích sử dụng chỉ đúng một lần rồi thải bỏ Đó là các sản phẩm phục vụ cho quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người có thể là thìa nhựa, nĩa nhựa, hộp xốp, … Đặc điểm chung của những sản phẩm này là thời gian phân hủy lâu có thể lên tới hàng trăm hoặc hàng nghìn năm

Trang 14

Ô nhiễm rác thải nhựa hay còn gọi là ô nhiễm trắng là sự tích tụ của các chất thải và các hạt nhựa (ví dụ như túi ni lông, chai nhựa và microbeads) trong môi trường của Trái Đất Nhựa hoạt động như chất ô nhiễm được phân loại thành các mảnh vụn vi mô, trung bình hoặc vĩ mô dựa trên các kích thước khác nhau Bởi nhựa không đắt và bền, do đó mức độ sản xuất nhựa của con người ngày càng cao Tuy nhiên do cấu trúc hóa học của hầu hết các loại nhựa khiến cho chúng có khả năng chống lại nhiều quá trình thoái hóa hoặc phân hủy tự nhiên dẫn đến kết quả là chúng bị phân hủy chậm trong môi trường, có thể lên đến hơn 1.000 năm Chính vì việc thải ra môi trường một cách bừa bãi những chất thải làm từ nhựa dẫn đến hiện tượng ô nhiễm trắng ngày một gia tăng

Do tính chất bền ở mọi điều kiện môi trường, rác thải nhựa đang trở thành vấn đề gây ô nhiễm môi trường lớn nhất có cả ở lòng đất, trên không khí và dưới đại dương Rác thải nhựa có mặt ở khắp nơi và được báo cáo tử Bắc Cực đến Nam Cực (Banrnes, 2009) Bao bì nhựa và các mặt hàng nhựa sử dụng một lần xâm nhập và dòng chất thải ngay sau khi sử dụng, tích lũy hơn 6,3 tỷ tấn chất thải nhựa được tạo ra trên toàn thế giới, chỉ có 9% chất thải nhựa được tái chế trên toàn cầu, với phần lớn chất thải nhựa toàn cầu được chôn lấp hoặc cuối cùng gây ô nhiễm môi trường (80%), dẫn đến ước tính 4 triệu đến 12 triệu tấn rác thải nhựa vào đại dương hàng năm (Jambeck và các cộng sự, 2015)

Nguồn gốc, phân loại

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm rác thải nhựa tuy nhiên có các nguyên nhân chính như sau:

- Ý thức con người: Nguyên nhân căn bản và nghiêm trọng nhất nằm ở ý thức của con người chưa được tốt Điều này được thể hiện qua những hành động vô cùng phổ biến hiện nay như thói quen lạm dụng đồ nhựa sử dụng 1 lần của người dân đang khiến cho lượng rác thải tăng lên theo cấp số nhân Đồ nhựa dùng 1 lần như cốc, thìa, bát nhựa… rất tiện dụng, giá thành rẻ, dễ tìm mua đang khiến cho nhiều người sử dụng chúng một cách vô tội vạ, không kiểm soát

Trang 15

Nhiều cá nhân còn vứt rác bừa bãi: Nhiều người thường tiện tay vứt rác ở bất kì đâu như trên đường, bờ biển, cống, rãnh, … khiến cho rác thải tràn lan, khó thu gom, xử lý Đặc biệt, việc xả rác xuống cống rãnh còn gây tắc nghẽn đường ống, làm ngập lụt đường phố…

Đồng thời người dân chưa có ý thức phân loại rác tại nguồn Phần lớn người dân hiện nay còn vứt rác thải nhựa chung với các loại rác thải khác khiến cho quá trình phân loại và xử lý rất khó khăn

- Từ các hoạt động y tế: Rác thải nhựa từ các hoạt động y tế đã qua sử dụng nếu không được xử lý đúng cách Điều đáng nói đến bao gồm trong dịch bệnh covid vừa qua, lượng rác thải y tế là một áp lực lớn đối với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, bởi lẽ lượng rác thải nhựa như áo bảo hộ, khẩu trang, các thiết bị y tế dùng một lần cho người bênh,… Những loại rác thải này nếu không được xử lý một cách cẩn thận còn có thể là nguyên nhân gây ra nguy cơ lây lan dịch bệnh, hoặc bệnh dịch bùng phát tại một số địa phương

- Hoạt động du lịch: Đã có nhiều quốc gia buộc phải đóng cửa một số địa điểm du lịch vì bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì rác thải của khách du lịch như Thái Lan, Philipines Lượng du khách càng lớn thì lượng rác thải càng nhiều, gây nên áp lực lớn cho việc thu gom và xử lý rác thải

- Thiếu hệ thống xử lý rác thải nhựa: Hệ thống xử lý rác thải nhựa chưa hoàn thiện, còn lạc hậu, hiệu quả kém… cũng là lý do khiến cho lượng rác thải nhựa thải ra môi trường tăng nhanh chóng Chính do hạ tầng tiếp nhận và xử lý còn nhỏ lẻ, tự phát đã khiến cho lượng rác thải nhựa được tái chế còn rất thấp Hệ thống xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam còn lạc hậu, hiệu suất kém, và chưa có các biện pháp tái chế, xử lý rác thải một cách triệt để Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, mỗi ngày nước ta có khoảng 80.000 tấn rác thải nhựa thải ra môi trường thì chỉ có 20% được đem đi tái chế, còn 80% được xử lý theo kiểu chôn lấp hoặc đốt, có thể để lại hậu quả về sau

- Sự thờ ơ của chính quyền địa phương: Bên cạnh các lý do trên, còn một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đó là do chính quyền địa phương không thắt chặt việc sử dụng và xử lý rác thải nhựa Các cơ quan chức

Trang 16

năng còn thiếu quan tâm, thờ ơ với việc xử lý chất thải, thiếu hụt hệ thống quản lý chất thải Chưa chấp hành nghiêm túc những mức xử phạt hành chính đối với các hành động xả rác bừa bãi không đúng quy định

- Nguyên nhân gián tiếp đến từ ngành giáo dục: Giáo dục quên đi việc bồi đắp cho học sinh những kĩ năng và ý thức cần thiết và việc bảo vệ môi trường Việc phân loại rác thải hay vứt rác đúng nơi quy định chưa được sát sao một cách nghiêm khắc

Dựa theo nguồn gốc phát sinh, rác thải nhựa có thể được phân loại như sau: - Rác thải nhựa từ sinh hoạt: Là rác thải nhựa xuất phát chủ yếu từ các khu dân cư, chợ, cửa hàng Những rác thải nhựa từ sinh hoạt chủ yếu là túi ni lông, chai nhựa, đồ chơi, tã bỉm, cốc sữa chua, ống hút, bàn chải đánh răng,… Đặc biệt đối với đời sống ngày càng bận rộn như hiện nay thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm thức ăn nhanh, đồ nhựa sử dụng một lần ngày càng cao, kéo theo đó là hệ quả lượng rác thải nhựa cũng ngày càng tăng dần theo cấp số nhân

- Rác thải nhựa từ hoạt động công nghiệp: Là rác thải phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, … trong quá trình sản xuất, thi công và đồng thời cả từ trong quá trình sinh hoạt của cán bộ nhân viên, công nhân viên

- Rác thải nhựa y tế: Được coi là nguồn rác thải nhựa khá lớn hiện nay, bởi đặc thù của ngành y tế là sử dụng đồ dùng một lần nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm, bảo đảm an toàn trong khám chữa bệnh Cá quy định nghiêm ngặt về an toàn nên lượng rác thải nhựa từ y tế là rất lớn Các loại rác thải nhựa từ y tế bao gồm: túi ni lông, bao gói các vật tư thiết bị y tế, hóa chất hay kim tiêm, găng tay, chai, lọ, thuốc, … Đặc biệt trong giai đoạn đại dịch toàn cầu COVID-19 diễn ra những nhu cầu về nhựa PPE dùng một lần tăng đáng kể

- Rác thải nhựa từ các khu du lịch, dịch vụ: Các điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn hay các khu vui chơi giải trí, … là nơi xuất phát của rất nhiều rác thải nhựa

- Ngoài ra, rác thải nhựa còn có nguồn gốc từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học

Trang 17

Hình 1.1: Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đáng báo động (Nguồn: Việt Hùng tại https://baotintuc.vn/xa-hoi/cap-bach-hoan-thien-chinh-sach-

phong-chong-o-nhiem-rac-thai-nhua-20201209142545807.htm)

Sự tồn tại của rác thải nhựa

Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO cứ mỗi phút trôi qua trên thế giới lại có 1 triệu chai nhựa được bán ra và có khoảng 5.000 tỉ túi nilông được tiêu thụ Trong tổng số đó, chỉ 9% chất thải nhựa được tái chế, khoảng 12% bị thiêu hủy, trong khi phần còn lại là 79% được tích lũy trong các bãi chôn lấp, bãi rác hoặc thải ra môi trường tự nhiên (H.T.H Hanh, 2022) Các sản phẩm làm từ nhựa sẽ có những thời gian phân hủy khác nhau do cấu trúc và các nguyên liệu làm nên mỗi sản phẩm là khác nhau nhưng nhìn chung thời gian để phân hủy của loại rác thải này rất lâu, có thể lên đến 1000 năm

Bảng 1.1: Thời gian phân hủy của một số loại rác thải nhựa

Túi nilon và bao nhựa mỏng

Hợp chất High – Density Polyethylene (HDPE)

Trang 18

Sản phẩm Nguyên liệu cấu tạo Thời gian phân hủy

Chai chất tẩy rửa Hợp chất High – Density Polyethylene

(HDPE)

Từ 500 – 1000 năm

Ống hút nhựa Nhựa Polypropylene (PP) Từ 100 – 500 năm Thìa, nĩa nhựa Nhựa PE, PP, … Từ 100 – 500 năm Bàn chải đánh

răng

Nhựa Polyamide (PA) Trên 500 năm

Cốc sữa chua NhựaPolypropylene (PP) Từ 100 – 500 năm Ly xốp Nhựa Extruded Polystyrene Foam (XPS) Từ 50 – 500 năm Nắp chai Nhựa Polypropylene (PP) Từ 100 – 500 năm Tã lót và băng vệ

sinh

Nhựa Polypropylene (PP) Từ 250 – 500 năm

(Nguồn: https://www.unep.org/interactives/beat-plastic-pollution/)

1.1.3 Tác hại của rác thải nhựa

Việc sử dụng túi ni lông, nhựa dùng một lần hoặc các sản phẩm làm từ nhựa đang ngày càng phổ biến trong đời sống sinh hoạt của con người Mặc dù đem lại sự tiện ích mà giá thành rẻ nhưng việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa ngày càng nhiều đã và đang gây ra những tác động vô cùng nghiêm trọng Sau khi sử dụng hoặc do hư hỏng thường các rác thải nhựa sẽ được vứt bỏ

Nhựa không có khả năng phân hủy sinh học và thời gian phân hủy rác thải nhựa không thể diễn ra trong một vài ngày hoặc một vài tháng mà chúng chỉ bị phân hủy bởi ánh sáng mặt trời qua hàng ngàn thế kỷ hoặc phân rã thành các mảnh nhỏ (Christopher J 2018) Do đó rác thải nhựa sẽ không mất đi mà mỗi ngày một dày lên bao phủ khắp hành tinh Chính vì được làm từ những nguyên liệu không thân thiện với môi trường và thậm chí có chứa một số các chất độc hại nên rác thải nhựa đang tác động xấu lên rất nhiều phương diện

Ảnh hưởng đến môi trường

Sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng tới đất, nước và không khí

Trang 19

Ô nhiễm đất: Khi rác thải nhựa bị chôn dưới lòng đất sẽ kết hợp với nước và một số các chất khác hình thành các chất hóa học nguy hại làm giảm chất lượng đất và giảm khă năng của đất trong việc hỗ trợ sự phát triển của cây cối và vi sinh vật gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh Năm 2017 nghiên cứu của Jiang và cộng sự đã cho thấy rằng dư lượng nhựa trong đất có thể làm giảm tính thấm của đất, cản trở chuyển động của nước và vướng vào rễ làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nước của rễ từ lớp đất bên dưới và làm chậm sự phát triển và phân bố của rễ

Ô nhiễm nước: Các chất gây hại trong quá trình nhựa phân hủy khi bị chôn dưới đất gây ra ô nhiễm nguồn nước ngầm Rác thải nhựa và hạt vi nhựa trôi nổi trong sông hồ, đại dương sẽ làm giảm chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sống của các loài thủy sinh vật

Ô nhiễm không khí: Các hoạt động phổ biến để xử lý rác thải nhựa như thiêu đốt sẽ tạo ra khí thải gây ô nhiễm không khí Quá trình đốt rác thải nhựa tạo ra lượng lớn khí nhà kính gây ra hiệu ứng nhà kính, góp phần làm gia tăng biến đổi khí hậu toàn cầu khiến cho thiên tai ngày càng khắc nghiệt hơn Trong túi ni lông có thể lẫn lưu huỳnh hoặc dầu hỏa nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước có thể tạo thành axit sunfuric dẫn tới hiện tượng mưa axit

Ảnh hưởng đến sinh vật biển

Ô nhiễm nhựa gây hại đến cho sinh vật biển, đặc biệt là chúng có thể bị vướng vào hoặc vô tình nuốt phải hoặc bị ngạt thở bởi rác thải nhựa Theo LITTERBASE (2022), có 851 nghiên cứu báo cáo về việc tiếp xúc với rác thải nhựa của 902 loài sinh vật biển Đánh giá các con đường phơi nhiễm nhựa đối với các sinh vật biển và tác động bất lợi của rủi ro phơi nhiễm nhựa Kết quả nghiên cứu khi thực hiện trên 297 loài để quan sát các tác động như làm tổn thương hoặc tử vong, làm hạn chế chuyển động, làm thay đổi cách hấp thụ thức ăn, tốc độ tăng trưởng, phản ứng miễn dịch, khả năng sinh sản và các chức năng của tế bào, trong số đó 88% được coi là tác động bất lợi

Tác động tiêu cực chính của nhựa bao gồm: - Các vật dụng như dây thừng, lưới, bẫy và dây cước từ các ngư cụ bị mất hoặc bị bỏ lại trên biển có thể quấn vào động vật khiến chúng bị siết cổ, bị thương

Trang 20

hoặc gây khó khăn khi di chuyển, và gây tử vong Các loài chim còn dùng rác thải nhựa trên biển để làm tổ, rác này có thể quấn lấy chim bố mẹ và chim non

- Tất cả các loại sinh vật biển,từ động vật săn mồi bậc cao đến sinh vật phù du ở đầu chuỗi thức ăn, đều nuốt phải nhựa Điều này gây hậu quả nghiêm trọng đối với sinh vật biển và làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn do cảm giác no ảo, tắc nghẽn hệ tiêu hóa và tổn thương các cơ quan nội tạng

- Sự bao phủ nhựa trên bề mặt biển làm mất đi ánh sáng, thức ăn và oxy của san hô, bọt biển và động vật sống dưới đáy, khiến cho trầm tích bị thiếu oxy và làm giảm số lượng sinh vật trong trầm tích Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và tạo điều kiện cho mầm bệnh có hại phát triển mạnh Tình trạng này đặc biệt bất lợi ở các rạn san hô và rừng ngập mặn

- Không phải thành phần nào trong nhựa cũng có hại, nhưng nhiều thành phần trong số này có thể rò rỉ từ nhựa vào môi trường biển Các hạt nhựa siêu nhỏ có thể xâm nhập vào tế bào và thậm chí xâm nhập vào não của động vật biển

Hình 1.2: Sơ đồ các tiếp xúc và ảnh hưởng của chúng đối đối với các loài sinh vật (LITTERBASE) Màu sắc của tiếp xúc vật lý và phản ứng hóa học đại diện cho các

tiếp xúc tương ứng (Nguồn: LITTERBASE)

Trang 21

Sinh vật phù du và các vi sinh vật khác là thành phần cơ bản của mạng lưới thức ăn biển, chúng sẽ tiêu thụ một phần hoặc toàn bộ các hỗn hợp chìm có sự xâm nhập của nhựa Khi các quá trình sinh học bị gián đoạn do sinh vật biển nuốt phải nhựa có thể làm ảnh hưởng đến lượng thức ăn chìm xuống đáy biển từ đó gây ra những thay đổi trong một hệ sinh thái đáy biển vốn đã khan hiếm thức ăn Theo chuỗi thức ăn các động vật biển tiêu thụ nhựa và cuối cùng có thể đi vào cơ thể con người

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Rác thải nhựa bị thải ra môi trường hoặc bị chôn lấp sẽ bị phân rã thành những mảnh nhựa với kích cỡ khác nhau như: micro, nano, pico lẫn vào đất, môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước và thức ăn của con người Những chất này tích tụ lâu ngày trong cơ thể con người về lâu dài sẽ gây ra những căn bệnh nguy hiểm

Một số sản phẩm được tái chế từ những sản phẩm đã qua sử dụng (túi nilon, ống hút, hộp xốp, nước đóng chai nhựa, …) có chứa một số loại hóa chất như: Chất hóa dẻo, phẩm màu, chì, cadimi, … sẽ nhiễm vào thức ăn, sau đó được hấp thụ vào cơ thể con người qua quá trình sử dụng Khi tích tụ lâu ngày các hóa chất này có thể gây ung thư, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển não bộ ở trẻ, làm thay đổi mô, biến đổi nhiễm sắc thể, dị tật bẩm sinh, thay đổi nội tiết tố và nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe con người (Georg 2019) Nhiều sản phẩm nhựa kém chất lượng được sản xuất số lượng lớn có chứa chất Bisphenol-A (BPA) BPA là một hóa chất nhân tạo được dùng trong sản xuất các sản phẩm làm bằng chất dẻo polycarbonate Theo Chương trình quốc gia nghiên cứu về độc học và Cơ quan Quốc tế nghiên cứu về ung thư cho thấy, BPA là loại chất có khả năng gây ung thư cao, ngoài ra BPA còn có tác động làm não chậm phát triển, gây rối loạn nội tiết, … Nguy hiểm hơn BPA còn có thể can thiệp vào sự sản sinh hormone sinh sản, đặc biệt là ở nữ giới Các vi phân tử bao gồm cả hạt vi nhựa có khả năng đi từ ruột vào máu cũng có khả năng di chuyển đến các cơ quan khác

Ngoài ra, việc xử lý rác thải nhựa bằng cách đốt cũng gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng Khi đốt rác thải nhựa sẽ tạo ra khí dioxin và fura …

Trang 22

gây khó thở, rối loạn tiêu hóa, làm tăng khả năng bệnh ung thư Phân tử nhựa cũng được tìm thấy ở phổi người, 87% số người tham gia nghiên cứu có sợi nhựa trong phổi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính trong năm 2012, ô nhiễm không khí có thể dẫn đến khoảng 7 triệu ca tử vong sớm (một trong tám trường hợp tử vong toàn cầu), gấp đôi so với ước tính trước đó

1.1.4 Hiện trạng rác thải nhựa đại dương trên Thế giới và ở Việt Nam

Ô nhiễm nhựa xảy ra ở tất cả đại dương và ngày càng trở nên nghiêm trọng Đến năm 2005, 60% tổng lượng nhựa trở thành rác thải, phần lớn trong số đó trôi vào đại dương Đã có nhiều ước tính khác nhau nhưng nhìn chung có thể đã có khoảng 86 - 150 triệu tấn (MMT) nhựa đã tích tụ trong các đại dương và con số vẫn đang liên tục tăng Năm 2010, ước tính có 4,8 - 12,7 MMT rác thải nhựa đã xâm nhập đại dương từ đất liền (Borrele, 2020) Trong số đó nhựa sử dụng một lần chiếm 60 - 95% ô nhiễm nhựa đại dương tính đến năm 2018 (Schnurr, 2018) Nhựa thất thoát từ đất liền (gần bờ biển và các con sông nằm sâu trong đất liền) góp phần lớn vào ô nhiễm nhựa đại dương Ngoài ra còn một lượng lớn đáng kể nhựa đến từ biển, nhất là hoạt động đánh bắt cá Không khí cũng là một môi trường phân tán ô nhiễm nhựa là nguồn phát thải vi nhựa chính

Có thể khẳng định rằng con người đang sống trong “kỷ nguyên nhựa” có mặt ở khắp nơi Chính nhu cầu sử dụng cao dẫn đến lượng rác thải nhựa ngày một tăng trong khi thời gian để phân hủy có thể lên đến hàng trăm năm do đó nhân loại đang đối đầu với hiện tượng ô nhiễm trắng

Trên thế giới

Trên thế giới hiện đang phải đối mặt với 9,1 tỉ tấn rác thải nhựa tích tụ trên Trái Đất Rác thải nhựa ngay cả khi được thu gom và chôn lấp lẫn vào đất vẫn tồn tại hàng trăm năm, gây ô nhiễm đất Bên cạnh đó, 13 triệu tấn rác không được xử lý đã đổ ra đại dương gây tổn thương hệ san hô, đe dọa môi trường sống của các loài động vật, thực vật biển khiến 1,5 triệu động vật trên đại dương chế vì ngộ độc rác thải nhựa mỗi năm (Nguyễn Luận, 2019) Chỉ riêng năm 2018, đã có 360 triệu tấn nhựa từ các nhà sản xuất nhựa trên thế giới Trong 50 năm qua, lượng nhựa được

Trang 23

tiêu thụ đã tăng gấp 20 lần và dự kiến sẽ còn tăng gấp đôi con số hiện tại trong 20 năm tới

Chỉ để đổi lại sự tiện dụng là khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra mỗi năm, gần tương đương với trọng lượng của toàn bộ dân số toàn cầu Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng do quá trình phân hủy nhựa diễn ra từ từ, các hạt vi nhựa sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn và tích tụ trong cơ thể con người Nguy hiểm hơn, ước tính chỉ có khoảng 9% số rác thải nhựa được tái chế, khoảng 12% được đốt cháy, còn lại 79% vẫn đang tồn đọng trong các bãi chôn lấp, rác thải và trong môi trường tự nhiên

Không những thế, đại dương đang là nơi hứng chịu lượng rác thải nhựa khổng lồ Ước tính lượng rác thải nhựa đổ xuống biển đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng), đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái và môi trường đại dương Những “đại dương ngập rác” sẽ giết chết những sinh vật biển nơi chưa có một giải pháp nào xử lý được, trong khi phải mất rất nhiều thời gian để tự hủy một cách tự nhiên

Tính riêng các nước thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) chi 1,3 tỷ USD mỗi năm để giải quyết ô nhiễm môi trường biển do rác thải nhựa, chưa kể những thiệt hại kinh tế xuất phát từ tác động tới môi trường hay sức khỏe con người, ví dụ rác thải trên đại dương gây thiệt hại cho hệ thống sinh thái biển ít nhất 8 tỷ USD/ năm

Tại Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), tại Việt Nam trong 50 năm qua, lượng nhựa được tiêu dùng không ngừng tăng lên, hiện đã tăng gấp 20 lần và dự kiến sẽ tiếp tục tăng gấp đôi trong 20 năm tới

Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người cũng tăng nhanh chóng từ 3,8 kg/năm/người vào năm 1990 lên 41 kg/năm/người vào năm 2005 Điều phải kể đến, việc nhập khẩu phế liệu nhựa vẫn tăng theo cấp số nhân, cụ thể là năm 2016 đã nhập 18.548 tấn, năm 2017 là 90.839 tấn và 9 tháng năm 2018 là 175.000 tấn (Bộ tài nguyên, 2019)

Trang 24

Thống kê của Bộ TN&MT cho thấy mỗi hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng khoảng 1kg túi ni lông mỗi tháng Chỉ tính riêng tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh đã thải ra ngoài môi trường 80 tấn nhựa và túi ni lông Trong đó Hà Nội đã thải ra 4.000 - 5.000 tấn rác mỗi ngày, trong đó rác thải ni lông chiếm 7-8% (WWF)

Đặc biệt trong lĩnh vực y tế, quá trình khám, chữa bệnh và sinh hoạt hàng ngày như các hoạt động sinh hoạt của nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh, người sử dụng dịch vụ y tế từ các hoạt động chuyên môn như bao bì, dụng cụ bao gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, vật liệu, đồ dùng trong y tế hoặc các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất… cũng đều làm phát sinh rác thải nhựa ra ngoài môi trường

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhu cầu sử dụng nhựa sử dụng một lần tăng cao, làm gia tăng áp lực quản lý rác thải nhựa trên toàn thế giới (Peng et al., 2021) Các nhà khoa học dự đoán rằng gần như tất cả các mảnh vụn nhựa liên quan đến đại dịch COVID-19 sẽ trôi dạt trên bề mặt hoặc đáy biển sâu vào cuối thế kỷ này và trên khắp thế giới vào cuối thế kỷ này Tổng lượng rác thải nhựa dưới đáy biển do đại dịch COVID-19 tạo ra là 28,8% và lượng rác thải nhựa trôi nổi trên mặt biển là khoảng 70,5% (Lương, 2021)

Hình 1.3: Rác thải nhựa tràn ngập bờ biển Đầm Nại (thị trấn Khánh Hải, huyện

Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN (Nguồn: https://baotintuc.vn/xa-hoi/giam-o-nhiem-rac-thai-nhua-dai-duong-can-

mot-giai-phap-dong-bo-20220930074744268.htm)

Trang 25

Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu khi lượng rác thải nhựa tăng đến 200% trong năm qua Tuy nhiên, nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa cũng đang được xúc tiến một cách tích cực

Để ngăn chặn ô nhiễm nhựa đại dương, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 1746/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 Mục tiêu chung của Kế hoạch nhằm thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm là rác thải nhựa đại dương, bảo đảm ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương

Đồng thời, góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 và bảo đảm xây dựng, thực hiện có hiệu quả Đề án tăng cường quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam Năm điểm chính trong kế hoạch bao gồm: tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương; thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải nhựa ở khu vực ven biển và trên biển; kiểm soát rác thải nhựa từ nguồn; hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử lý rác thải nhựa đại dương; điều tra, khảo sát, rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý rác thải nhựa đại dương đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả

1.2 Tổng quan về thành phố Quy Nhơn 1.2.1 Vị trí địa lý

Quy Nhơn là thành phố ven biển miền Trung và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định Nằm ở phía Đông Nam

và là địa phương cửa ngõ phía nam tỉnh Bình Định, có vị trí địa lý:

• Phía Đông giáp Biển Đông; • Phía Tây giáp huyện Tuy Phước và huyện Vân Canh;

Trang 26

• Phía Bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát; • Phía Nam giáp thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên Nằm trong phạm vi toạ độ từ 13o36’B đến 13o54’B, từ 109o06’Đ đến 109o06’Đ, cách Hà Nội 1.065 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 644 km dặm về phía Nam, cách thành phố Pleiku (Gia Lai) 169 km Cách Đà Nẵng 314 km, cách Huế 398 km, cách Nha Trang 209 km, cách Tuy Hòa 100 km và cách Quảng Ngãi 175 km

Hình 1.4: Sơ đồ thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Được đánh giá là có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tỉnh Bình Định là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào, đông bắc Campuchia và Thái Lan

1.2.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

Dân số

Theo Chi cục Thống kê thành phố Quy Nhơn, ước tính sơ bộ năm 2022, dân số trung bình thành phố Quy Nhơn là 292.991 người, tăng hơn hai nghìn người so với năm 2020 Trong số đó thành thị là 266.639 người, chiếm 91%; nông thôn là 26.352 người, chiếm 9% Dân số nam là 145.675 người, chiếm 49,72%; dân số nữ 147.316 người, chiếm 50,28%

Trang 27

Kinh tế

Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lí như núi rừng, gò đồi, đồng ruộng, bãi, đầm, hồ, sông ngòi, biển, bán đảo và đảo Với đường bờ biển dài 42 km, Quy Nhơn có diện tích đầm, hồ nước lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quý có giá trị kinh tế cao… Bên cạnh đó các ngành kinh tế chính của thành phố bao gồm công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thủy hải sản, du lịch cũng đang trên đà phát triển, đặc biệt khu kinh tế Nhơn Hội mới được mở thêm Hiện nay, thành phố có 4 khu đô thị mới: Khu đô thị mới An Phú Thịnh tại phường Đống Đa và phường Nhơn Phú; khu đô thị Đại Phú Gia tại phường Nhơn Bình; khu đô thị Xanh Vũng Chua tại phường Ghềnh Ráng; khu đô thị An Phú tại phường Quang Trung

Theo số liệu báo cáo của Ủy ban Nhân dân Thành phố, năm 2022, tình hình kinh tế- xã hội của thành phố Quy Nhơn có nhiều khởi sắc và đạt nhiều kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vữ so với cùng thời kỳ năm 2021 Cụ thể như sau: giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (theo giá so sánh 2010) ước đạt 33.842,68 tỷ đồng, tăng 6,76%, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 24.201,99 tỷ đồng, tăng 6,4%, giá trị sản xuất xây dựng ước đạt 9.640,69 tỷ đồng, tăng 7,68%; giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản ước đạt 2.099,07 tỷ đồng, tăng 3,16%; giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt 19.347,8 tỷ đồng, tăng 18,17%; giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.012,5 triệu USD, tăng 2,3%; giá trị kim ngạch nhập khẩu ước đạt ước đạt 255,3 triệu USD, tăng 2,6%; hàng hóa thông qua cảng biển ước đạt 13,5 triệu tấn thông quan, tăng 2,8%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 19.862,1 tỷ đồng, tăng 15,8% Đặc biệt trong năm 2022, thành phố ước đón 3,7 triệu lượt khách du lịch, tăng 185,2% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó: khách quốc tế ước đạt 71 ngàn lượt; khách nội địa ước đạt 3,6 triệu lượt); doanh thu du lịch ước đạt 3.766,365 tỷ đồng, tăng 161,1% so với cùng kỳ (Ủy ban Nhân dân Thành phố Quy Nhơn, 2023)

Cơ sở hạ tầng, đô thị

Hệ thống điện: Điện lưới quốc gia đã được phủ kín hầu hết các phường, xã của thành phố Quy Nhơn (trừ xã đảo Nhơn Châu) Hệ thống đèn chiếu sáng, đèn

Trang 28

trang trí, đèn tín hiệu giao thông được đầu tư và phát triển đồng bộ 100% các tuyến đường được chiếu sáng; số tuyến hẻm có bề rộng lớn hơn 2m được lắp đặt đèn

- Đường sắt: Ga Diêu Trì cách trung tâm thành phố khoảng 15km, là một trong những ga lớn, là đầu mối của tất cả các loại tàu trên tuyến đường sắt Bắc - Nam Ngoài ra tại khu vực trung tâm thành phố còn có Ga Quy Nhơn, là một nhánh của tuyến đường sắt Bắc – Nam, vận chuyển hàng hóa, người đến ga Diêu Trì và là điểm đầu, điểm cuối của đôi tàu Sài Gòn – Quy Nhơn

- Đường hàng không: Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 35 km về phía Tây Bắc Nhà ga hành khách có diện tích sử dụng khoảng 3.000 m2 với năng lực phục vụ khoảng 300 khách/ giờ cao điểm

- Đường biển: Các bến cảng biển chính đều tập trung ở thành phố Quy Nhơn và khu vực tiếp giáp đầm Thị Nại (Sở TNMT tỉnh Bình Định, 2021)

Trang 29

Cảng Quy Nhơn: Hiện có 05 cầu tàu, chiều dài cầu cảng từ 115 đến 200 m, tổng chiều dài 1.068 m, độ sâu tại cầu từ -7,4 m đến -12,5 m, có thể tiếp nhận tàu trọng tải 30.000DWT với tần suất bình thường, tàu có trọng tải 50.000DWT giảm tải

Cảng Thị Nại: Hiện có 02 cầu tàu với tổng chiều dài là 288 m, cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận là 10.000 DWT phương tiện và thiết bị chuyên dùng bốc xếp hàng hóa không nhiều, chỉ khoảng trên dưới 10 thiết bị

Tân cảng Quy Nhơn: Bến cảng Tân Cảng Quy Nhơn nằm tại phía trái luồng hàng hải Quy Nhơn, hiện có 01 cầu tàu, với chiều dài 200 m, có khả năng tiếp nhận tàu chở container và hàng hóa tổng hợp trọng tải đến 30.000 DWT

1.2.3 Khí hậu và thủy văn

Nhiệt độ trung bình

Thời kỳ 2011-2021, nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn thành phố Quy Nhơn dao động từ 26,9oC- 27,3oC Năm có nhiệt độ trung bình thấp nhất là năm 2011 và năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là năm 2019, nhiệt độ trung bình cả thời kỳ là 28,1oC (theo hình 1.5) (Sở TNMT tỉnh Bình Định, 2022)

Hình 1.5: Sơ đồ diễn biến nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 2011 – 2021 trên địa bàn

thành phố Quy Nhơn

Lượng mưa

Lượng mưa năm trung bình trên địa bàn thành phố Quy Nhơn thời kỳ 2011 – 2021 đạt 1290,7 mm/năm Lượng mưa năm 2021 đạt 2358,6 mm nhưng năm 2018 lượng mưa chỉ đạt 1843,3 mm Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng IX, cực đại vào tháng XI, kết thúc vào tháng XII (Hình 1.6)

26.226.426.626.82727.227.427.627.82828.2

Trang 30

Hình 1.6: Sơ đồ diễn biến lượng mưa trong năm thời kỳ 2011 – 2021 trên địa bàn

thành phố Quy Nhơn

Số giờ nắng

Hình 1.7 biểu diễn số giờ nắng trung bình tháng tại thành phố Quy Nhơn dao động từ 77,0 giờ đến 312,0 giờ, trong đó số giờ nắng đạt cực đại 312,0 giờ vào tháng V, đạt cực tiểu 77,0 giờ vào tháng XI Vào mùa đông tiêu biểu tháng XI, nắng ít hơn các tháng còn lại trong năm Trong các tháng mùa hè, nắng tập trung nhiều hơn, đặc biệt là tháng V cao hơn hẳn so với các tháng khác Nhìn chung, phân bố không gian của nắng luôn luôn thay đổi theo thời gian trong năm, số giờ nắng cao nhất vào mùa hè (đặc biệt vào tháng V) và thấp nhất vào tháng XI

Hình 1.7: Sơ đồ diễn biến số giờ nắng trong năm thời kỳ 2011 – 2021 trên địa bàn

thành phố Quy Nhơn

020040060080010001200

Trang 31

Tài nguyên thiên nhiên

Quy Nhơn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: về tài nguyên đất có bán đảo Phương Mai với diện tích 100 km2, đầm Thị Nại 50 km2 (trong đó: Quy Nhơn 30 km2, huyện Tuy Phước 20 km2), có trên 20.000 ha rừng Khoáng sản quặng titan (xã Nhơn Lý), đá granite (Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân), có ngư trường rộng, đa loài và nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao; đặc sản có yến sào (sản lượng đứng sau tỉnh Khánh Hòa)

Nguồn nước ngầm với trữ lượng khá lớn (dọc lưu vực sông Hà Thanh và bán đảo Phương Mai) bảo đảm cung cấp nước sạch cho thành phố (Ủy ban Nhân dân Thành phố Quy Nhơn, 2023)

Quy Nhơn còn có tiềm năng du lịch lớn do có nhiều bãi tắm đẹp và đường bờ biển dài hơn 134km Biển đảo Quy Nhơn, Bình Định nổi tiếng và thu hút khách du lịch về đây có Vịnh biển hình vâng trăng khuyết của thành phố Quy Nhơn, Bãi tắm Kỳ Co, biển Trung Lương Cát Tiến, Đề Ghi Vũng Bồi, Đảo Hòn Khô, Cù Lao Xanh, … Với địa hình đa dạng: Có sông, suối, thác nước, đầm hồ là tiềm năng cho nhiều loại hình du lịch Cảng biển, cảng hàng không, tàu hỏa, quốc lộ Bắc Nam, đường sông: Lợi thế cho việc phát triển du lịch tầm vóc quốc tế Ngoài ra các miền núi cao như An Lão, Vĩnh Thạnh mát mẻ, nhiều tiềm năng tiếp nối tạo ra sản phẩm du lịch mới ở vùng Trung Nguyên với độ cao khoảng 500 - 700 mét so với mực nước biển

Công tác bảo vệ môi trường

Tỉ lệ thu gom, xử lý chất chất thải rắn khu vực thành phố Quy Nhơn đạt tỷ lệ 95% Hiện trên địa bàn thành phố Quy Nhơn có 02 Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung đang hoạt động với tổng công suất 16.350 m3/ngày đêm: Nhà máy XLNT sinh hoạt phường Nhơn Bình, công suất thiết kế 14.000 m3/ngày đêm; Nhà máy xử lý nước thải 2A tại phường Trần Quang Diệu, công suất thiết kế 2.350 m3/ngày đêm để xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý ước tính đạt 45% tổng lượng phát sinh (Sở TNMT tỉnh Bình Định, 2021)

Trang 32

1.2.4 Hiện trạng phát sinh và công tác quản lý chất thải nhựa tại Quy Nhơn

Phát sinh chất thải nhựa tại Quy Nhơn

Theo quyết định 1672/QĐ-TTG ngày 30/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu phát triển của thành phố là phấn đấu đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm vùng duyên hải miền Trung Đến năm 2035 là trung tâm kinh tế biển quốc gia theo định hướng dịch vụ - cảng biển - công nghiệp - du lịch, trọng tâm là dịch vụ - cảng biển tạo sức lan toả đến hệ thống đô thị toàn tỉnh Bình Định và vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân tăng 14,3%/năm Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển năm 2019 đạt trên 19triệu tấn, tăng 9% so với năm 2018

Công tác quy hoạch, quảng bá du lịch được tăng cường; thành phố có hơn 600 khách sạn-khu nghỉ dưỡng du lịch lớn nhỏ, Năm 2019, Quy Nhơn đón được hơn 7,8 triệu lượt khách, tổng doanh thu du lịch ước tính đạt 16.000 tỉ đồng Tuy nhiên ở các địa phương ven biển thuộc vịnh Quy Nhơn đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt chưa được thu gom triệt để, ý thức của cộng đồng ngư dân chưa cao, đặc biệt là tình trạng xả rác bừa bãi, xả rác trực tiếp ra biển trong đó có lượng lớn rác thải nhựa khó phân hủy đi vào đại dương gây tác động xấu đến môi trường biển, tính đa dạng sinh học Vịnh Quy Nhơn

Công tác quản lý chất thải nhựa tại Quy Nhơn

Quyết định số 470/QĐ - UBND ngày 18/02/2020 về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trong đó có thành phố Quy Nhơn Với mục đích Nâng cao nhận thức, ứng xử và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy của cộng đồng và xã hội Từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động thu hồi, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Với mục tiêu giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên vùng biển; 50% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; 80% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó

Trang 33

phân hủy; bảo đảm tối thiểu một năm hai lần phát động tổ chức chiến dịch thu gom, làm sạch các bãi tắm biển Từ đó đã nêu ra một số các nhiệm vụ, giải pháp như sau:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương

- Thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải nhựa từ các hoạt động ở khu vực ven biển và trên biển

- Kiểm soát rác thải nhựa từ nguồn - Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử lý rác thải nhựa đại dương

- Điều tra, khảo sát, rà soát, nghiên cứu, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ chế quản lý rác thải nhựa đại dương đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả

Dự án “Quản lý tổng hợp rác thải nhựa vịnh Quy Nhơn” do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam), Chương trình tài trợ nhỏ - Quỹ môi trường toàn cầu (GEF/SGP), Chính phủ Na Uy tài trợ, UBND thành phố Quy Nhơn đối ứng kinh phí; thực hiện xong giai đoạn 1 từ tháng 8/2020 đến tháng 10/2022 tại 4 xã, phường thành phố Quy Nhơn, gồm: Nhơn Châu, Nhơn Lý, Nhơn Hải, Ghềnh Ráng, đã giúp các địa phương nâng cao năng lực quản lý rác thải tổng hợp đạt hiệu quả tích cực

Theo đó, xã đảo Nhơn Châu thành lập tổ thu gom rác thải, cấp 518 thùng rác ba ngăn để người dân phân loại rác thải tại nguồn, xây dựng mô hình làm phân compost sử dụng trồng rau tại 50 hộ dân Riêng rác thải khó phân hủy, xã thu gom và thuê phương tiện vận chuyển (3 - 4 lần/tháng) từ đảo về đất liền để Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định đưa đi xử lý Dự án đã giúp nâng cao nhận thức người dân cùng chung tay giữ gìn môi trường sạch đẹp, giúp xã thực hiện tốt tiêu chí môi trường, phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao vào năm 2024 Tỉnh và thành phố đã hỗ trợ xã hơn 11 tỷ đồng xây dựng lò đốt rác thải công suất 330 kg/giờ, dự kiến đầu quý II/2023 sẽ đưa lò vào hoạt động, khi đó năng lực xử lý rác thải của địa phương sẽ tốt hơn trước rất nhiều

Trang 34

Tuy vậy vẫn còn một số tồn tại trong công tác thu gom, xử lý rác thải như sau:

- Tần suất thu gom ở một số địa phương còn thấp, một số khu vực ngoại thành thu gom với tần suất 1 tuần/lần, dẫn tới tình trạng người dân xả rác bừa bãi tại các khu vực công cộng, sông suối, ao hồ, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường

- Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đối với công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; chưa xây dựng và triển khai Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải theo chỉ đạo của UBND tỉnh

- Ngân sách chi cho công tác thu gom, xử lý rác chưa đáp ứng yêu cầu; một số địa phương có quan điểm việc thu gom và xử lý rác thải do các đơn vị tư nhân thực hiện bằng nguồn thu phí từ các hộ dân và nhà nước không có trách nhiệm hỗ trợ

- Một số địa phương chưa xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành mức giá dịch vụ tối đa đối với hoạt động thu gom và xử lý rác thải áp dụng đối với các hộ gia đình, cá nhân Một số địa bàn có tình trạng thu giá dịch vụ của các hộ dân không theo mức giá nhà nước ban hành và không phát hành biên lai Phần lớn các địa phương chưa tính đúng, tính đủ tất cả các chi phí phục vụ cho công tác thu gom và xử lý rác thải, chưa ban hành mức giá dịch vụ đối với hoạt động thu gom và xử lý rác thải áp dụng cho các đơn vị làm dịch vụ thu gom, xử lý rác thải để có cơ sở thực hiện việc giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu

- Các địa phương chưa đầu tư đảm bảo trang thiết bị, dụng cụ và phương tiện vận chuyển rác thải, do đó, khó khăn trong việc mở rộng địa bàn và tăng tần suất thu gom rác

- Trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu áp dụng phương pháp chôn lấp để xử lý rác thải; một số bãi chôn lấp cấp huyện và phần lớn các bãi rác cấp xã chưa đảm bảo quy chuẩn hợp vệ sinh Công tác vận hành hệ thống xử lý nước thải tại các bãi chôn lấp chưa được thực hiện đồng bộ

- Việc xã hội hóa, kêu gọi nhà đầu tư tư nhân tham gia công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải vẫn gặp nhiều khó khăn, cả 3 nhà máy xử lý rác xã hội hóa đến nay đều chưa xây dựng

Trang 35

- Ý thức của một bộ phận người dân chưa cao, vẫn còn tình trạng xả rác bừa bãi và không nộp giá dịch vụ thu gom rác thải

1.3 Tổng quan về các phương pháp ước tính rác nhựa và ước tính rác thải nhựa thất thoát ra biển

Rác thải nhựa thất thoát ra môi trường được định nghĩa là lượng rác thải nhựa được quản lý và không được quản lý đi vào môi trường tự nhiên Tỷ lệ thất thoát là tỷ lệ giữa lượng thất thoát và tổng lượng rác thải phát sinh, giá trị của nó được tín h bằng phần trăm Một loạt các công cụ được phát triển áp dụng cho các thành phố để hiểu rõ hơn về các nguồn, điểm nóng và đường đi của rác thải nhựa, đồng thời đề xuất các mô hình giảm thiểu thông qua việc lập bản đồ các dòng ô nhiễm nhựa ở các quy mô khác nhau giữa các quốc gia, khu vực, thành phố hoặc thậm chí vùng lân cận với các yếu tố chính cần xem xét về thời gian- khoảng thời gian xác định để lập mô hình và lấy mẫu, và không gian - phạm vi địa lý của cuộc điều tra

Việc lựa chọn bộ công cụ đánh giá thích hợp nhất sẽ phụ thuộc vào quy mô và mức độ chi tiết của từng đối tượng, dự án, các câu hỏi nghiên cứu được lựa chọn, bối cảnh kinh tế xã hội- môi trường và các nguồn lực sẵn có Dựa trên cơ sở tổng quan một số công cụ đánh giá và tài liệu sẵn có, dưới đây là bảng so sánh một số phương pháp đánh giá thất thoát rác thải nhựa ra biển được thể hiện dưới Bảng 1.2

Trang 36

Bảng 1.2: So sánh một số phương pháp ước tính thất thoát rác thải nhựa

STT Tiêu chí

Phương pháp ước tính rác thải nhựa

hành động

1 Tác giả UNDP Vietnam

(Hoang Minh Giang, 2020)

UN-Habitat1 GIZ, University of Leeds,

Eawag-Sandec and Wasteaware2

UNEP, IUCN and the Life Cycle Initiative3

3 Mục tiêu Đánh giá dòng thải

từ đất liền thất thoát ra đại dương

Đánh giá rác thải tại các thành phố theo mục tiêu

11.6.1 của SGD4

- Ước tính lượng nhựa thất thoát ra môi trường hài hòa với mục tiêu 11.6.1 của SDG - Mô tả các dòng chất thải rắn đô thị trong một hệ thống quản lý rác thải

- Tạo ra các bộ dữ liệu quản lý rác thải nhựa cụ thể theo quốc gia

- Xác định các điểm nóng về thất thoát và ô nhiễm nhựa

1 https://unhabitat.org/wwc-tool 2 https://plasticpollution.leeds.ac.uk/toolkits/wfd/ 3 https://www.unep.org/resources/report/national-guidance-plastic-pollution-hotspotting-and-shaping-action

Trang 37

STT Tiêu chí

Phương pháp ước tính rác thải nhựa

hành động

- Lập kế hoạch cho các dự án về rác thải, đặc biệt là về ngăn chặn rác thải nhựa đại dương - Giám sát hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu rác thải được áp dụng

- Ưu tiên các hành động

4 Đối tượng Rác thải nhựa

không được quản lý tại các thành phố và khu bảo tồn biển

Rác thải nhựa tại các thành

phố

Rác thải nhựa tại các đô thị (rác thải phát sinh từ dịch vụ quản lý rác thải, bãi chôn lấp và khu vực thu gom, xử lý không chính thức) khi đi vào môi trường

Rác thải nhựa tại các thành phố và quốc gia

5 Phạm vi áp

dụng

Các tỉnh/thành phố ven biển, thí điểm

74 thành phố thành viên (68 từ Châu Phi và 6 từ

Indonesia, Algeria, Kenya, Mexico and Morocco

Các tỉnh/thành phố của Việt

Nam

Trang 38

STT Tiêu chí

Phương pháp ước tính rác thải nhựa

hành động

Nam), tập trung cho các thành phố Nam toàn cầu, nơi thiếu dữ liệu phục vụ hệ thống quản lý rác thải Nairobi (Kenya), Mombasa (Kenya), đảo Mahé (Seychelles)

6 Phương pháp Mô hình thống kê Điều tra thực địa kết hợp

mô hình tính toán thông qua việc khảo sát hộ gia đình để ước tính tổng lượng phát sinh CTRĐT, bảng câu hỏi điều tra chuỗi thu hồi CTRĐT và các tiêu

Phương pháp luận riêng biệt nhưng bổ sung cho WaCT

Mô hình tính toán

Trang 39

STT Tiêu chí

Phương pháp ước tính rác thải nhựa

hành động

kiểm soát môi trường của các cơ sở quản lý rác thải trong thành phố

- Áp dụng phương trình tính toán

- Thu thập số liệu từ các đơn vị/cơ quan thu gom và quản lý rác thải

- Chuẩn bị điều tra, khảo sát tại hiện trường

- Xác định khối lượng và thành phần CTRĐT phát sinh từ hộ gia đình

- Xác định khối lượng và

- Chuẩn bị - Thu thập dữ liệu về hiện trạng quản lý CTRĐT

- Đánh giá thất thoát rác thải nhựa

- Xác định sự biến đổi của rác thải nhựa bị thất thoát

- Trình bày kết quả - Xây dựng và so sánh các kịch

- Thu thập dữ liệu - Phân tích các nguồn thất thoát chính và tác động tiềm tàng của rác thải nhựa lớn và vi nhựa

- Mô hình hóa các điểm nóng polymer/ngành/khu vực/quản lý chất thải

Trang 40

STT Tiêu chí

Phương pháp ước tính rác thải nhựa

hành động

nguồn khác - CTRĐT nhận được bởi các cơ sở thu gom và mức độ kiểm soát của các cơ sở thu hồi

- CTRĐT thu gom bởi các cơ sở xử lý và mức độ kiểm soát của các cơ sở xử lý

- Xác định thành phần rác thải tại các cơ sở xử lý - Tính toán lượng rác thải nhựa thất thoát trên đường đi của rác và xác định điểm

- Báo cáo kết quả với cơ quan ra quyết định

Ngày đăng: 02/09/2024, 22:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019), “Chung tay hành động chống rác thải nhựa vì một Việt Nam xanh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chung tay hành động chống rác thải nhựa vì một Việt Nam xanh
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2019
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020), “Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019 - Quản lý chất thải rắn sinh hoạt” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019 - Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2020
3. Chi cục Thống kê thành phố Quy Nhơn (2020), “Niên giám Thống kê Thành phố Quy Nhơn năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám Thống kê Thành phố Quy Nhơn năm 2020
Tác giả: Chi cục Thống kê thành phố Quy Nhơn
Năm: 2020
4. Hương, N.T.T., Hằng, P.T.T., Trinh, N.D., Công, L.V., Ánh, T.T.N., (2007), “Đánh giá tài nguyên và chất lượng nước lưu vực Sông Côn - Hà Thanh làm cơ sở khoa học sử dụng hợp lý lãnh thổ”, Vietnam Journal of Earth Sciences, 29, 113-123 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tài nguyên và chất lượng nước lưu vực Sông Côn - Hà Thanh làm cơ sở khoa học sử dụng hợp lý lãnh thổ
Tác giả: Hương, N.T.T., Hằng, P.T.T., Trinh, N.D., Công, L.V., Ánh, T.T.N
Năm: 2007
5. H. T. H. Hanh (2022), “Tìm kiếm giải pháp cho vấn đề rác thải nhựa toàn cầu,” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm kiếm giải pháp cho vấn đề rác thải nhựa toàn cầu
Tác giả: H. T. H. Hanh
Năm: 2022
6. Lương, N. (2021), “Giảm ô nhiễm nhựa đại dương (Bài 1): Thực trạng đáng báo động trên thế giới và những ảnh hưởng đến Việt Nam”, Khoa Môi Trường Đô Thị- Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảm ô nhiễm nhựa đại dương (Bài 1): Thực trạng đáng báo động trên thế giới và những ảnh hưởng đến Việt Nam
Tác giả: Lương, N
Năm: 2021
11. Thuận, N.C., Thành, N.T., Khánh, H.C., Hoàng, N.X. (2021), “Thực trạng phát sinh rác thải nhựa trong trường học- nghiên cứu điển hình tại Trường Đại học Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 57, 126-137 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng phát sinh rác thải nhựa trong trường học- nghiên cứu điển hình tại Trường Đại học Cần Thơ
Tác giả: Thuận, N.C., Thành, N.T., Khánh, H.C., Hoàng, N.X
Năm: 2021
12. Trần Văn Vinh (2022), “Phân tích hiện trạng sử dụng, phát sinh và quản lý chất thải nhựa từ các hoạt động thủy sản tại thành phố Quy Nhơn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiện trạng sử dụng, phát sinh và quản lý chất thải nhựa từ các hoạt động thủy sản tại thành phố Quy Nhơn
Tác giả: Trần Văn Vinh
Năm: 2022
13. Trung tâm Quan trắc TNMT tỉnh Bình Định (2021). “Điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Định” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Định
Tác giả: Trung tâm Quan trắc TNMT tỉnh Bình Định
Năm: 2021
16. UBND tỉnh Bình Định, 2020b. Quyết định 2122/QĐ-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2020 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
17. UBND tỉnh Bình Định, 2022a. “Báo cáo đánh giá thực trạng chuẩn bị cho Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá thực trạng chuẩn bị cho Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
18. UBND tỉnh Bình Định, 2022b. “Đề án Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030
19. UBND tỉnh Bình Định (2023), “Báo cáo Công tác bảo vệ môi trường tỉnh Bình Định năm 2022” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Công tác bảo vệ môi trường tỉnh Bình Định năm 2022
Tác giả: UBND tỉnh Bình Định
Năm: 2023
20. Worldbank (2018), “Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp nguy hại. Các phương án và hành động nhằm thực hiện chiến lược quốc gia” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp nguy hại. Các phương án và hành động nhằm thực hiện chiến lược quốc gia
Tác giả: Worldbank
Năm: 2018
21. WWF-Việt Nam (2020), “Khảo sát quốc gia về sự đóng góp rác thải nhựa từ hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản vào nhựa đại dương” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát quốc gia về sự đóng góp rác thải nhựa từ hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản vào nhựa đại dương
Tác giả: WWF-Việt Nam
Năm: 2020
22. NXB Thuận Hóa (2019), “Sổ tay giảm thiểu – tái chế - phân loại rác thải nhựa” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay giảm thiểu – tái chế - phân loại rác thải nhựa
Tác giả: NXB Thuận Hóa
Nhà XB: NXB Thuận Hóa (2019)
Năm: 2019
23. Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) công bố “Kết quả nghiên cứu về chất thải rắn, rác thải nhựa tại Việt Nam và hướng dẫn xây dụng kế hoạch hành động giảm thiểu rác thải nhựa tại địa phương”- Hội thảo ngày 26/12/2019.Tài liệu tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu về chất thải rắn, rác thải nhựa tại Việt Nam và hướng dẫn xây dụng kế hoạch hành động giảm thiểu rác thải nhựa tại địa phương
24. Anthony L. Andrady (2011), “Microplastics in the marine environment”, Marine Pollution Bulletin 62. 1596- 1605 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Microplastics in the marine environment
Tác giả: Anthony L. Andrady
Năm: 2011
25. Blair Crawford, C., & Quinn, B. (2016), “Microplastic Pollutants”, (1 ed.) Elsevier Limited: https://research-portal.uws.ac.uk/en/publications/microplastic-pollutants Sách, tạp chí
Tiêu đề: Microplastic Pollutants
Tác giả: Blair Crawford, C., & Quinn, B
Năm: 2016
27. Boucher, J., Billard, G., Simeone, E., Sousa, J. (2020), “The marine plastic footprint” Sách, tạp chí
Tiêu đề: The marine plastic footprint
Tác giả: Boucher, J., Billard, G., Simeone, E., Sousa, J
Năm: 2020

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đáng báo động  (Nguồn: Việt Hùng tại - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Hình 1.1 Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đáng báo động (Nguồn: Việt Hùng tại (Trang 17)
Hình 1.2: Sơ đồ các tiếp xúc và ảnh hưởng của chúng đối đối với các loài sinh vật  (LITTERBASE) - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Hình 1.2 Sơ đồ các tiếp xúc và ảnh hưởng của chúng đối đối với các loài sinh vật (LITTERBASE) (Trang 20)
Hình 1.3: Rác thải nhựa tràn ngập bờ biển Đầm Nại (thị trấn Khánh Hải, huyện - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Hình 1.3 Rác thải nhựa tràn ngập bờ biển Đầm Nại (thị trấn Khánh Hải, huyện (Trang 24)
Hình 1.4: Sơ đồ thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định  Được đánh giá là có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển kinh  tế- xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tỉnh Bình Định là một trong  những  cửa  ngõ  ra  biển  của  các  tỉnh   - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Hình 1.4 Sơ đồ thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Được đánh giá là có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tỉnh Bình Định là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh (Trang 26)
Hình 1.5: Sơ đồ diễn biến nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 2011 – 2021 trên địa bàn - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Hình 1.5 Sơ đồ diễn biến nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 2011 – 2021 trên địa bàn (Trang 29)
Hình 1.6: Sơ đồ diễn biến lượng mưa trong năm thời kỳ 2011 – 2021 trên địa bàn - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Hình 1.6 Sơ đồ diễn biến lượng mưa trong năm thời kỳ 2011 – 2021 trên địa bàn (Trang 30)
Hình 1.7 biểu diễn số giờ nắng trung bình tháng tại thành phố Quy Nhơn dao  động  từ  77,0  giờ  đến  312,0  giờ,  trong  đó  số  giờ  nắng  đạt  cực  đại  312,0  giờ  vào  tháng V, đạt cực tiểu 77,0 giờ vào tháng XI - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Hình 1.7 biểu diễn số giờ nắng trung bình tháng tại thành phố Quy Nhơn dao động từ 77,0 giờ đến 312,0 giờ, trong đó số giờ nắng đạt cực đại 312,0 giờ vào tháng V, đạt cực tiểu 77,0 giờ vào tháng XI (Trang 30)
Hình 2.1: Hoạt động điều tra, khảo sát, phỏng vấn - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Hình 2.1 Hoạt động điều tra, khảo sát, phỏng vấn (Trang 45)
Hình 2.2: Phạm vi thu mẫu rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình trên địa bàn thành - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Hình 2.2 Phạm vi thu mẫu rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình trên địa bàn thành (Trang 46)
Bảng 2.1: Thông tin về nhân khẩu thuộc các hộ gia đình thực hiện khảo sát tại các - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Bảng 2.1 Thông tin về nhân khẩu thuộc các hộ gia đình thực hiện khảo sát tại các (Trang 47)
Hình 2.3: Tóm tắt các phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích mẫu từ các nguồn - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Hình 2.3 Tóm tắt các phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích mẫu từ các nguồn (Trang 49)
Hình 2.4: Các hoạt động thu gom, phân loại rác thải và rác thải nhựa - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Hình 2.4 Các hoạt động thu gom, phân loại rác thải và rác thải nhựa (Trang 50)
Hình 2.5: Sơ đồ đánh giá lượng rác thải nhựa thất thoát từ đất liền ra biển hàng năm - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Hình 2.5 Sơ đồ đánh giá lượng rác thải nhựa thất thoát từ đất liền ra biển hàng năm (Trang 55)
Hình 2.6: Diễn giải chi tiết phương pháp đánh giá lượng rác thải nhựa thất thoát từ - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Hình 2.6 Diễn giải chi tiết phương pháp đánh giá lượng rác thải nhựa thất thoát từ (Trang 56)
Bảng 3.1: Khối lượng mẫu rác thải phát sinh từ các địa bàn thu mẫu (M sh , - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Bảng 3.1 Khối lượng mẫu rác thải phát sinh từ các địa bàn thu mẫu (M sh , (Trang 61)
Hình 3.1: Hệ số phát sinh rác thải tại các địa bàn thu mẫu  Có thể thấy rõ sự chênh lệch giữa hệ số phát sinh chất thải bình quân đầu  người giữa các phường với mật độ dân số khác nhau - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Hình 3.1 Hệ số phát sinh rác thải tại các địa bàn thu mẫu Có thể thấy rõ sự chênh lệch giữa hệ số phát sinh chất thải bình quân đầu người giữa các phường với mật độ dân số khác nhau (Trang 62)
Bảng 3.2: Khối lượng rác thải nhựa phát sinh từ các địa bàn thu mẫu - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Bảng 3.2 Khối lượng rác thải nhựa phát sinh từ các địa bàn thu mẫu (Trang 63)
Bảng 3.3: Tỷ lệ thành phần rác thải nhựa trên khối lượng rác thải phát sinh từ các - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Bảng 3.3 Tỷ lệ thành phần rác thải nhựa trên khối lượng rác thải phát sinh từ các (Trang 64)
Hình 3.2: Tỷ lệ rác thải nhựa phát sinh trong tổng khối lượng rác thải và tỷ lệ thành - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Hình 3.2 Tỷ lệ rác thải nhựa phát sinh trong tổng khối lượng rác thải và tỷ lệ thành (Trang 65)
Bảng 3.6: Lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh hàng ngày từ các hộ gia đình tại thành phố Quy Nhơn - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Bảng 3.6 Lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh hàng ngày từ các hộ gia đình tại thành phố Quy Nhơn (Trang 68)
Bảng 3.7: Lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh từ hoạt động nuôi trồng, đánh - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Bảng 3.7 Lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh từ hoạt động nuôi trồng, đánh (Trang 74)
Bảng 3.8: Lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh từ các trường học tại thành phố - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Bảng 3.8 Lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh từ các trường học tại thành phố (Trang 75)
Bảng 3.10: Tổng lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh hàng ngày - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Bảng 3.10 Tổng lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh hàng ngày (Trang 77)
Hình 3.3: Tỷ lệ phát sinh rác thải theo nguồn trên địa bàn thành phố Quy Nhơn  Với khối lượng phát sinh như trên, trung bình mỗi ngày thành phố Quy Nhơn  phát sinh khoảng 269 tấn rác thải, trong đó có 45 tấn rác thải nhựa - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Hình 3.3 Tỷ lệ phát sinh rác thải theo nguồn trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Với khối lượng phát sinh như trên, trung bình mỗi ngày thành phố Quy Nhơn phát sinh khoảng 269 tấn rác thải, trong đó có 45 tấn rác thải nhựa (Trang 78)
Hình 3.4: Khối lượng thành phần các loại nhựa phát sinh hàng ngày tại thành phố - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Hình 3.4 Khối lượng thành phần các loại nhựa phát sinh hàng ngày tại thành phố (Trang 79)
Hình 3.5: Tỷ lệ các loại vật liệu được thu gom tại bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Hình 3.5 Tỷ lệ các loại vật liệu được thu gom tại bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ (Trang 81)
Bảng 3.11: Khối lượng và thành phần rác thải được thu hồi, tái chế - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Bảng 3.11 Khối lượng và thành phần rác thải được thu hồi, tái chế (Trang 83)
Bảng 3.13: Các giá trị tham số đánh giá lượng rác thải nhựa thất thoát từ đất liền ra - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Bảng 3.13 Các giá trị tham số đánh giá lượng rác thải nhựa thất thoát từ đất liền ra (Trang 85)
Bảng 3.12: Hệ số thất thoát rác thải nhựa được tính toán cho lưu vực sông Côn và - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Bảng 3.12 Hệ số thất thoát rác thải nhựa được tính toán cho lưu vực sông Côn và (Trang 85)
Hình 3.7: Sơ đồ phân tích dòng rác thải nhựa tại thành phố Quy Nhơn (tấn/năm) - Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định
Hình 3.7 Sơ đồ phân tích dòng rác thải nhựa tại thành phố Quy Nhơn (tấn/năm) (Trang 88)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w