Kết quả hiện trạng phát sinh rác thải và rác thải nhựa từ các nguồn khác

Một phần của tài liệu Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định (Trang 70 - 77)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Lượng rác thải và rác thải nhựa tại thành phố Quy Nhơn

3.1.2. Kết quả hiện trạng phát sinh rác thải và rác thải nhựa từ các nguồn khác

a. Từ các nhà hàng, dịch vụ ăn uống, giải khát

Lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh ít do các hoạt động pha chế, chế biến đồ uống chủ yếu sử dụng đồ thủy tinh, sành sứ và kim loại, ít sử dụng vật liệu nhựa.

Các loại nhựa sử dụng một lần như ống hút, chai nhựa, vỏ thuốc lá và đầu lọc thuốc lá cũng được tìm thấy trong mẫu. Chiếm tỷ lệ lớn về khối lượng trong các mẫu là vật liệu hữu cơ như vỏ cam, dừa… là phế phẩm từ quá trình pha chế đồ uống.

Các cơ sở kinh doanh nhà hàng, ăn uống đều đã thực hiện tốt các bước phân loại rác thải tại nguồn. Vỏ lon bia, thùng bia đều đã được phân loại và lưu trữ để bán phế liệu nên không được thải cùng rác thải. Trong tổng khối lượng rác thải thì rác hữu cơ, thức ăn thừa chiếm tỷ lệ lớn nhất (lần lượt là 76,65 % và 62,3 % đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ đồ uống, giải khát và cơ sở kinh doanh nhà hàng, ăn uống). Rác thải nhựa chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng khối lượng các mẫu rác thải được thu thập, trong đó, rác thải nhựa tại cơ sở kinh doanh, dịch vụ đồ uống, giải khát chiếm tỷ lệ cao hơn (13,16 %) so với cơ sở kinh doanh nhà hàng, ăn uống (9,04 %).

Túi nilon là vật liệu nhựa phổ biến tại cơ sở kinh doanh, dịch vụ đồ uống, giải khát, trong khi đó, vỏ khăn ướt, nắp chai… là các vật liệu nhựa chính trong mẫu rác thu được từ các cơ sở kinh doanh nhà hàng, ăn uống.

Căn cứ vào số liệu tổng số lao động thường xuyên trong năm làm việc trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, giải khát trên địa bàn thành phố, ước tính lượng rác thải và rác thải nhựa từ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, giải khát lần lượt là 50,7 tấn/ngày và 4,2 tấn/ngày. Trong đó hệ số phát sinh rác thải tại các nhà hàng, quán ăn là 7,3 kg/ lao động thường xuyên/ ngày và tại các quán café và

dich vụ giải khát là 2,7 kg/ lao động thường xuyên/ ngày. Tương ứng với tỷ lệ phát sinh rác thải nhựa lần lượt là 8,9% và 13,2%.

b. Từ các chợ và siêu thị

Năm 2020, trên địa bàn tỉnh Bình Định có tổng số 176 chợ, bao gồm: 12 chợ hạng 1; 16 chợ hạng 2; 148 chợ hạng 3 và chợ tạm. So với dân số hiện nay thì bình quân một chợ phục vụ 8.454 dân, so với đơn vị diện tích thì một chợ phục vụ cho 34 km2 với bán kính phục vụ là 3,2 km. Sự phân bố các chợ không đều giữa các vùng trong tỉnh. Bình Định hiện có 04 chợ đầu mối nông sản tại Bồng Sơn, Tam Quan, Tây Sơn và An Nhơn (UBND tỉnh Bình Định, 2022a). Tại thành phố Quy Nhơn, có 4 chợ hạng 1, 4 chợ hạng 2 và 20 chợ hạng 3. Thông tin chính về hạng chợ, diện tích, số kiosk, số lô, sạp trong chợ, số hộ kinh doanh được nghiên cứu thu thập từ UBND thành phố Quy Nhơn.

Trong đó, tỷ lệ giữa các vật liệu trong mẫu rác thu được tại siêu thị GO! Quy Nhơn và Chợ Khu 6 có sự khác nhau cơ bản. Rác thải nhựa chiếm tỷ lệ lớn so với các loại rác thải khác ở trong trong mẫu rác thu được tại siêu thị GO! Quy Nhơn (αst

= 21,9 %) và chợ Khu 6 (αst = 25,83 %), nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ rác thải hữu cơ.

Tỷ lệ rác thải hữu cơ trong mẫu rác thải ở chợ Khu 6 chiếm 70.6 %, cao hơn nhiều so với siêu thị GO! Quy Nhơn.

Kết quả tính toán cho thấy, 28 chợ và 03 siêu thị trên địa bàn thành phố Quy Nhơn phát sinh khoảng 51 tấn rác thải/ngày, trong đó có 13 tấn rác thải nhựa.

Tương tự như các nguồn phát thải hộ gia đình và nhà hàng, dịch vụ ăn uống, giải khát, lượng rác thải nilon chiếm khối lượng lớn trong tổng lượng rác thải nhựa (5,8 tấn/ngày). Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon được sử dụng phổ biến để bọc và bảo quản thực phẩm. Mặt khác do chi phí tái chế, tái sử dụng loại vật liệu nhựa này cao hơn giá thành sản xuất, do vậy, phần lớn lượng túi nilon được thải ra và không được thu gom, đóng góp tỷ lệ lớn trong rác thải nhựa phát sinh từ các chợ và siêu thị.

c. Từ các cơ sở lưu trú

Rác thải nhựa thu được từ các khách sạn chủ yếu là chai nhựa và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần: vỏ kem đánh răng, bàn chải, lược và vỏ hộp đựng thức ăn. Đây là các sản phẩm được cung cấp miễn phí trong khách sạn. Ngoài ra, các vật liệu khác như bỉm, khăn ướt cũng chiếm tỷ lệ lớn về khối lượng do đây là mùa hè, nên các gia đình đưa con nhỏ đi du lịch trước khi bắt đầu năm học mới. Đối với các khách sạn lớn như Hải Âu (khách sạn 4 sao) hay Hoàng Yến Canary (khách sạn 3 sao), rác thải đã được phân loại tại nguồn đối với các vật liệu có thể tái chế như giấy, lon bia và chai nhựa và kinh phí thu được từ hoạt động tái chế được quản lý bởi ban quản lý khách sạn.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, năm 2020-2021, lượng khách du lịch đến Quy Nhơn giảm mạnh. Tuy nhiên, trong năm 2022, ngành du lịch của tỉnh đã khôi phục hoàn toàn sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và đang tăng trưởng nhanh. Do vậy, công suất phòng sử dụng các khách sạn trong thời điểm khảo sát đạt gần 100 % (a = 100 %). Từ đó đã định lượng được hệ số phát sinh rác thải (mks, kg/phòng/ngày) đối với từng phân hạng cơ sở lưu trú.

Tuy nhiên, công suất phòng (buồng) sử dụng của các khách sạn chỉ đạt tối đa trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9, đối với thời gian còn lại, cần hiệu chỉnh để tính toán phù hợp nhằm định lượng khối lượng phát thải theo năm. Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Định (2022a), công suất sử dụng buồng trung bình giai đoạn 2016 - 2019 là khá cao, dao động từ 70-75 %. Ngoài ra, Đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (UBND tỉnh Bình Định, 2020b) đã đưa ra dự báo “công suất sử dụng buồng trung bình năm 2020 khoảng 68 %, đến năm 2025 là 70 % và phấn đấu đến năm 2030 đạt công suất 75 %”. Do vậy, nghiên cứu áp dụng giá trị công suất phòng (buồng) sử dụng của các khách sạn tại thành phố Quy Nhơn đạt 70 % (a̅ = 70 %).

Kết quả ước tính cho thấy, các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Quy Nhơn phát sinh khoảng 12,2 tấn rác thải/ngày, trong đó có 1,5 tấn rác thải nhựa.

Trong đó lượng túi nilon chiếm tỷ lệ lớn (0,29 tấn/ngày) trong tổng khối lượng rác

thải nhựa. Ngoài ra, rác thải là sản phẩm nhựa dùng một lần (chai nước) và bao bì thực phẩm (vỏ mì tôm, bánh, kẹo), bao bì hóa chất (dầu gội đầu, kem đánh răng) cũng đóng góp đáng kể trong tổng lượng rác thải nhựa phát sinh. Điều này phù hợp đặc điểm sinh hoạt tạm thời của khách du lịch tại các cơ sở lưu trú, chỉ sử dụng phòng để nghỉ ngơi và ăn uống giải khát bên ngoài.

d. Từ các cơ quan, công sở, doanh nghiệp

Khối lượng rác thải phát sinh từ các cơ quan, công sở, doanh nghiệp nhỏ hơn các nguồn khác. Phần hữu cơ chiếm khối lượng lớn nhất trong tổng khối lượng rác thải chủ yếu là cành, lá cây từ quá trình dọn dẹp vệ sinh tại cơ quan. Do đặc thù công tác, làm việc, các cán bộ/người lao động chỉ ăn, uống trong giờ nghỉ nên các loại rác thải nhựa sử dụng một lần như: ống hút, hộp đựng nước giải khát, chai nước… cũng đóng góp phần lớn trong tổng lượng rác thải nhựa.

Theo tính toán được giá trị hệ số phát sinh rác thải và tỷ lệ thành phần rác thải nhựa trên khối lượng mẫu rác thải phát sinh từ các cơ quan, công sở, doanh nghiệp là 0,18 kg/người/ngày và 17 %. Kết hợp với các giá trị trên, ước tính được khối lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh từ các cơ quan, công sở, doanh nghiệp tại thành phố Quy Nhơn. Khối lượng rác thải phát sinh theo ngày từ nguồn thải này là 16,4 tấn, trong đó có 2,8 tấn rác thải nhựa.

Rác thải nhựa phát sinh từ các cơ quan, công sở, doanh nghiệp tại thành phố Quy Nhơn chủ yếu là vật liệu nhựa sử dụng một lần (0,71 tấn/ngày) và túi nilon (1,33 tấn/ngày) phát sinh từ hoạt động ăn, uống tại các đơn vị này. Các loại rác thải nhựa (khẩu trang, ống hút) có khối lượng phát thải rất nhỏ (0,01 tấn/ngày) phản ánh nhận thức và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa của các cán bộ, nhân viên đã được thay đổi theo hướng dùng giảm tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa.

e. Từ hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản

Trong ngành nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, rác thải nhựa phát sinh từ ngư lưới cụ, chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và sinh hoạt.

Lượng rác nhựa thất thoát ra biển từ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trên biển tuy nhỏ nhưng cũng cần được ước tính và quản lý, giảm thiểu.

Khối lượng phát sinh rác thải (Mts, kg/ngày) và rác thải nhựa (Rts, kg/ngày) từ hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản được tổng hợp như sau

Bảng 3.7: Lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh từ hoạt động nuôi trồng, đánh

bắt và chế biến thủy sản tại thành phố Quy Nhơn

Loại hình phát sinh rác thải

nhựa

Mts, kg/ngày

Rts, kg/ngày

Khối lượng rác thải nhựa

thất thoát (kg/ngày)

Nguồn dữ liệu, phương pháp

Nuôi trồng thủy

sản 913 913 0 WWF- Việt nam

(2020)

Đánh bắt thủy sản 226 58 58 Trần Văn Vinh (2022)

Dịch vụ thủy sản 20 20 0 Trần Văn Vinh (2022)

Chế biến thủy sản 5 5 0 Trần Văn Vinh (2022)

TỔNG 1164 996 58

Ước tính hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản tại thành phố Quy Nhơn phát sinh từ 1,2 tấn rác thải, trong đó có 1,0 tấn rác thải nhựa/ngày, lượng nhựa thất thoát ra biển khoảng 0,058 tấn/ngày, tương đương với 21,17 tấn/năm. Khối lượng thành phần các loại nhựa phát sinh không được tính toán cho nguồn thải này.

f. Từ các trường học

Thu thập số liệu về số lượng học sinh, sinh viên đang học tập tại thành phố Quy Nhơn từ Niên giám thống kê của thành phố (Chi cục Thống kê thành phố Quy Nhơn, 2020). Nghiên cứu sử dụng số liệu về hệ số phát sinh rác thải từ các trường học (mth, kg/học sinh/ngày) và tỷ lệ thành phần rác thải nhựa trên khối lượng mẫu rác thải phát sinh từ các trường học (αth, %) từ nghiên cứu của Trang (2016) thực hiện tại thành phố Huế. Trong đó, hệ số αth (%) theo nghiên cứu của Trang (2016) đối với từng cấp học thấp hơn nhiều so với số liệu khảo sát từ bãi chôn lấp hợp vệ sinh và nhà máy chế biến compost tại Thành phố Hồ Chí Minh (36,4 %) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020), và cao hơn so với số liệu trong nghiên cứu tại trường Đại học Cần Thơ (11,4 %) (Thuận et al., 2021).

Bảng 3.8: Lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh từ các trường học tại thành phố

Quy Nhơn (Mth, Rth, kg/ngày)

Cấp học

mth

kg/học sinh/ngày

αth, %

Khối lượng rác thải

(Mth, kg/ngày)

Khối lượng rác thải nhựa (Rth, kg/ngày)

Mầm non 0,141 14,4 2110,5 303,9

Tiểu học 0,076 25,5 1879,3 479,2

Trung học 0,029 35,1 530,8 186,3

Đại học 0,025 18,4 425 78,2

TỔNG (kg/ngày) 4121,3 873

TỔNG (Tấn/ngày) (tính cho 10 tháng trong năm)

4,1 0,9

Do đó, tổng khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày tại các trường học là 4,1 tấn, trong đó có 0,9 tấn rác thải nhựa.

g. Từ khách du lịch

Theo báo cáo báo cáo thực hiện Đề án Phát triển kinh tế ban đêm (UBND tỉnh Bình Định, 2020a), năm 2019, khách du lịch đến thành phố Quy Nhơn ước đạt 4.346.100 lượt người, tăng 18% so với năm 2018. Bên cạnh đó, dự báo thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đạt 2,1 ngày năm 2020; thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa đạt 2,2 ngày năm 2020 (UBND tỉnh Bình Định, 2020b). Sử dụng hệ số phát thải trung bình và tỷ lệ nhựa trong mẫu rác thải của khách du lịch từ nghiên cứu của Pham Phu et al. (2019) với giá trị hệ số phát sinh rác thải là mdl = 0,066 kg/người/ngày và tỷ lệ rác thải nhựa trong khối lượng rác thải αdl = 15 %.

Như vậy, mỗi ngày tại thành phố Quy Nhơn phát sinh 1,7 tấn rác thải (Mdl = 1,729 kg/ngày) và 0,3 tấn rác thải nhựa (Rdl = 259 kg/ngày). Đây là số liệu được ước tính bình quân trong năm, khối lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh sẽ đạt

giá trị lớn nhất vào mùa mùa du lịch (kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm), với giả định toàn bộ lượng rác thải này được khách du lịch thải bỏ vào thùng rác công cộng (Pham Phu et al., 2019).

h. Từ các khu vực công cộng và dịch vụ công cộng

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Định, toàn tỉnh có 886,17 km đường đô thị, tập trung chủ yếu tại thành phố Quy Nhơn và thị xã An Nhơn, thị xã Hoài Nhơn.

Quy mô đường đô thị chủ yếu là đường 2 - 4 làn xe, mặt đường bê tông nhựa và bê tông xi măng. Trong đó, thành phố Quy Nhơn có 345,30 km đường đô thị (UBND tỉnh Bình Định, 2022b). Bên cạnh đó, rác thải trên mặt nước nước, bến cảng, ven đầm, hồ, kênh mương còn được thu gom bởi Đội Môi trường mặt nước, Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định với thể tích khoảng 5 m3/ngày. Tỷ lệ thành phần rác thải nhựa được nghiên cứu tính toán qua mẫu rác thải thu từ tàu vớt rác của Đội Môi trường mặt nước với giá trị αcc = 15 %, hệ số phát sinh rác thải theo chiều dài tuyến đường (mcc = 1,677 kg/100m chiều dài tuyến đường) và tỷ lệ thành phần rác thải nhựa (αcc = 15 %) được tham khảo từ nghiên cứu của Pham Phu et al. (2019). Tính toán khối lượng rác thải (Mcc, kg/ngày) và rác thải nhựa (Rcc, kg/ngày) được thu gom tại các khu vực công cộng và dịch vụ công cộng tại thành phố Quy Nhơn như sau:

Bảng 3.9: Tổng lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh hàng ngày từ khu vực công

cộng và dịch vụ công cộng tại thành phố Quy Nhơn (Mcc, Rcc, kg/ngày)

STT Nguồn Lcc, m mcc,

kg/100m αcc, % Mcc, kg Rcc,

kg/ngày

1 Khu vực công cộng

(đường phố) 345,3 1,677 15 5790,7 868,6

2 Rác mặt nước 15,4 2100 323,4

3 Rác bãi biển 15,4 3000 462

TỔNG (Kg/ngày) 12290,7 1869,6

TỔNG (Tấn/ngày) 12,3 1,9

Như vậy, mỗi ngày đơn vị vệ sinh môi trường tại thành phố Quy Nhơn thu gom được 7,9 tấn rác thải (Mcc = 7,891 kg), trong đó có 1.2 tấn rác thải nhựa (Rcc = 1,192 kg) (bao gồm cả rác trên đường phố và rác mặt nước). Lượng rác thải xây

dựng không được tính toán trong nghiên cứu này vì được Công ty Môi trường Đô thị Bình Định thu gom và xử lý riêng.

Một phần của tài liệu Đánh giá lượng rác thải nhựa từ Đất liền ra biển tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình Định (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)