CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Tổng hợp kết quả từ phiếu khảo sát, điều tra: Tổng hợp thông tin chung về hoàn cảnh gia đình, thói quen, nhận thức của người dân trong công tác phân loại, thu gom và xử lý, nguy cơ ô nhiễm từ rác thải và rác thải nhựa theo từng địa bàn thu mẫu. Từ đó giúp kiểm định số liệu, kết quả tính toán nhằm đánh giá các kết quả bất thường trong quá trình xử lý dữ liệu.
- Tính toán, tổng hợp khối lượng rác thải sinh hoạt và rác thải nhựa phát sinh hàng ngày tại thành phố Quy Nhơn theo từng nhóm đối tượng, thành phần và tỉ lệ các loại rác thải nhựa phổ biến; tỉ lệ rác thải nhựa được thu gom, xử lý, tỉ lệ rác thải nhựa thất thoát ra môi trường; thành phần và tỉ lệ các loại nhựa phổ biến, …
- Căn cứ vào kết quả khảo sát, thu gom và phân loại rác để tính toán, tổng hợp lượng rác thải và rác thải nhựa phát sinh hàng ngày từ các nguồn tại thành phố Quy Nhơn dựa trên các công thức thành phần như sau:
a. Hộ gia đình
Hệ số phát sinh rác thải (msh, kg/người/ngày):
msh = ∑ni Mshi
∑ni Nshi [1]
Trong đó:
+ Mshi: Tổng khối lượng rác thải thu được từ các hộ gia đình trong thời gian thu mẫu (kg/hộ gia đình/ngày);
+ Nshi: Tổng số thành viên trong mỗi hộ gia đình trong thời gian thu mẫu (người);
+ n: số hộ gia đình được thu mẫu mẫu (hộ gia đình).
Tỷ lệ thành phần rác thải nhựa trên khối lượng rác thải phát sinh từ hộ gia đình (αsh, %) được tính theo công thức sau:
αsh = ∑ Cni shi
∑ni Mshi × 100 [2]
Trong đó:
+ Cshi: Khối lượng rác thải nhựa thu được từ hộ gia đình trong thời gian thu mẫu (kg/phường/ngày);
+ n: số hộ gia đình được thu mẫu (hộ gia đình).
Với 14/21 phường/xã còn lại không thực hiện khảo sát, thu mẫu, đề xuất tính toán các hệ số phát sinh rác thải trung bình (m̅sh, kg/người/ngày) và tỷ lệ trung bình của thành phần rác thải nhựa trên khối lượng rác thải (α̅sh, %) của từng nhóm phường/xã theo mật độ dân số để ước tính khối lượng rác thải và rác thải nhựa từ hộ gia đình cho các đơn vị hành chính này, với:
m̅sh =∑ mni shi
n [3]
α
̅sh =∑ αni shi
n [4]
Trong đó, n là số lượng phường thuộc xếp hạng theo từng mật độ dân số.
Lượng phát sinh rác thải và rác thải nhựa phát sinh hàng ngày từ hộ gia đình
tại thành phố Quy Nhơn được tính bằng tổng khối lượng rác thải phát sinh từ 21 phường/xã thuộc thành phố Quy Nhơn tính theo công thức sau đây:
Msh = msh × N hoặc Msh = m̅sh× N [5]
Rsh = αsh× Msh hoặc Rsh = α̅sh× Msh [6]
Trong đó:
+ Msh: Khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày tại các phường/xã (Msh, kg/ngày);
+ Rsh: Khối lượng rác thải nhựa phát sinh hàng ngày tại các phường/xã (Rsh, kg/ngày);
+ N: Tổng số dân của phường/xã (người).
b. Các nguồn phát sinh khác
Dựa theo báo cáo kết quả khảo sát tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định năm 2022 xác định được khối lượng phát sinh rác thải và rác thải nhựa từ đó tính toán được tỷ lệ phát sinh rác thải nhựa và rác thải nhựa theo các nguồn xác định.
c. Ước tính tổng lượng phát sinh rác sinh hoạt và rác nhựa
Tổng khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày tại thành phố Quy Nhơn (MWG, tấn/ngày), được tính toán theo công thức:
MWG =Msh+ Mdv + Mst + Mks + Mcs+ Mts + Mth + Mdl + Mcc
1000 [7]
Trong đó:
+ Msh: Tổng lượng rác thải phát sinh hàng ngày từ hộ gia đình (tấn/ngày);
+ Mdv: Tổng lượng rác thải phát sinh hàng ngày từ các nhà hàng, dịch vụ ăn uống, giải khát (tấn/ngày);
+ Mst: Tổng lượng rác thải phát sinh hàng ngày từ các chợ và siêu thị (tấn/ngày);
+ Mks: Tổng lượng rác thải phát sinh hàng ngày từ các cơ sở lưu trú (tấn/ngày);
+ Mcs: Tổng lượng rác thải phát sinh hàng ngày từ các cơ quan, công sở, doanh nghiệp (tấn/ngày);
+ Mts: Tổng lượng rác thải phát sinh hàng ngày từ hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản (tấn/ngày);
+ Mth: Tổng lượng rác thải phát sinh hàng ngày từ các trường học (tấn/ngày);
+ M : Tổng lượng rác thải phát sinh hàng ngày từ khách du lịch (tấn/ngày);
+ Mcc: Tổng lượng rác thải phát sinh hàng ngày từ các khu vực công cộng và dịch vụ công cộng (tấn/ngày).
Tổng khối lượng rác thải nhựa phát sinh hàng ngày tại thành phố quy Nhơn (R, tấn/ngày) được tính toán theo công thức:
R = Rsh+ Rdv+ Rst+ Rks+ Rcs+ Rts+ Rth + Rdl + Rcc
1000 [8]
Trong đó:
+ Rsh: Tổng lượng rác thải nhựa phát sinh hàng ngày từ hộ gia đình (tấn/ngày);
+ Rdv: Tổng lượng rác thải nhựa phát sinh hàng ngày từ các nhà hàng, dịch vụ ăn uống, giải khát (tấn/ngày);
+ Rst: Tổng lượng rác thải nhựa phát sinh hàng ngày từ các chợ và siêu thị (tấn/ngày);
+ Rks: Tổng lượng rác thải nhựa phát sinh hàng ngày từ các cơ sở lưu trú (tấn/ngày);
+ Rcs: Tổng lượng rác thải nhựa phát sinh hàng ngày từ các cơ quan, công sở, doanh nghiệp (tấn/ngày);
+ Rts: Tổng lượng rác thải nhựa phát sinh hàng ngày từ hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản (tấn/ngày);
+ Rth: Tổng lượng rác thải nhựa phát sinh hàng ngày từ các trường học (tấn/ngày);
+ Rdl: Tổng lượng rác thải nhựa phát sinh hàng ngày từ khách du lịch (tấn/ngày);
+ Rcc: Tổng lượng rác thải nhựa phát sinh hàng ngày từ các khu vực công cộng và dịch vụ công cộng (tấn/ngày).
Tỷ lệ trung bình của thành phần rác thải nhựa (αi, %) được xác định bằng tổng khối lượng rác thải nhựa phát sinh (R, tấn/ngày) trên khối lượng rác thải sinh hàng ngày (M, tấn/ngày) tại thành phố Quy Nhơn:
αi = R MWG× 100 [9]
- Lượng rác thải và rác thải nhựa được thu hồi và tái chế được xác định thông qua hoạt động điều tra, khảo sát, phỏng vấn tại Bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ và các cơ sở, đại lý thu mua phế liệu trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.
Tỷ lệ thành phần rác thải nhựa trên khối lượng rác thải được thu hồi, tái chế (ri, %) được tính theo công thức:
ri = ∑ni Rtci
∑ni Mtci × 100 [10]
Trong đó:
+ Rtci (kg/cơ sở/ngày) là khối lượng rác thải nhựa được thu hồi, tái chế tại bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ hoặc các cơ sở, đại lý thu mua phế liệu được điều tra, khảo sát. Rtci dựa trên số liệu thực tế được khảo sát, phân loại trực tiếp tại bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ hoặc các cơ sở, đại lý thu mua phế liệu tại thành phố Quy Nhơn.
+ Mtci (kg/cơ sở/ngày) là khối lượng rác thải (nhựa, kim loại, giấy, lon nhôm) được thu hồi, tái chế tại bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ hoặc các cơ sở, đại lý thu mua phế liệu được điều tra, khảo sát. Mtci dựa trên số liệu thực tế được khảo sát, phân loại trực tiếp tại bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ hoặc các cơ sở, đại lý thu mua phế liệu tại thành phố Quy Nhơn.
+ n: số cơ sở, đại lý thu mua phế liệu được điều tra, khảo sát tại thành phố Quy Nhơn.
Khối lượng rác thải trung bình (M̅tc, kg/cơ sở/ngày) (nhựa, kim loại, giấy, lon nhôm) được thu hồi, tái chế tại các cơ sở, đại lý thu mua phế liệu được điều tra, khảo sát (n, số cơ sở) được tính toán theo công thức:
M̅tc = ∑niMtci
n [11]
Tổng lượng rác thải (Mtc, tấn/ngày) được thu hồi, tái chế tại các cơ sở, đại lý thu mua phế liệu tại thành phố Quy Nhơn (N, số cơ sở) được tính toán theo công thức:
Mtc = M̅tc × N [12]
Tổng lượng rác thải nhựa được thu hồi, tái chế tại các cơ sở, đại lý thu mua phế liệu tại thành phố Quy Nhơn (Rtc, tấn/ngày) được tính toán theo công thức:
Rtc = ri × Mtc × N [13]
Tỷ lệ thành phần rác thải được thu hồi, tái chế trên khối lượng rác thải phát sinh (βi, %) được tính bằng công thức:
βi = Mtc MWG× 100 [14]