CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Tổng quan về thành phố Quy Nhơn
1.2.3. Khí hậu và thủy văn
Nhiệt độ trung bình
Thời kỳ 2011-2021, nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn thành phố Quy Nhơn dao động từ 26,9oC- 27,3oC. Năm có nhiệt độ trung bình thấp nhất là năm 2011 và năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là năm 2019, nhiệt độ trung bình cả thời kỳ là 28,1oC (theo hình 1.5) (Sở TNMT tỉnh Bình Định, 2022).
Hình 1.5: Sơ đồ diễn biến nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 2011 – 2021 trên địa bàn
thành phố Quy Nhơn
Lượng mưa
Lượng mưa năm trung bình trên địa bàn thành phố Quy Nhơn thời kỳ 2011 –
2021 đạt 1290,7 mm/năm. Lượng mưa năm 2021 đạt 2358,6 mm nhưng năm 2018 lượng mưa chỉ đạt 1843,3 mm. Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng IX, cực đại vào tháng XI, kết thúc vào tháng XII (Hình 1.6).
26.2 26.4 26.6 26.8 27 27.2 27.4 27.6 27.8 28 28.2
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 NHIỆT ĐỘ (TO)
NĂM
Hình 1.6: Sơ đồ diễn biến lượng mưa trong năm thời kỳ 2011 – 2021 trên địa bàn
thành phố Quy Nhơn
Số giờ nắng
Hình 1.7 biểu diễn số giờ nắng trung bình tháng tại thành phố Quy Nhơn dao động từ 77,0 giờ đến 312,0 giờ, trong đó số giờ nắng đạt cực đại 312,0 giờ vào tháng V, đạt cực tiểu 77,0 giờ vào tháng XI. Vào mùa đông tiêu biểu tháng XI, nắng ít hơn các tháng còn lại trong năm. Trong các tháng mùa hè, nắng tập trung nhiều hơn, đặc biệt là tháng V cao hơn hẳn so với các tháng khác. Nhìn chung, phân bố không gian của nắng luôn luôn thay đổi theo thời gian trong năm, số giờ nắng cao nhất vào mùa hè (đặc biệt vào tháng V) và thấp nhất vào tháng XI.
Hình 1.7: Sơ đồ diễn biến số giờ nắng trong năm thời kỳ 2011 – 2021 trên địa bàn
thành phố Quy Nhơn
0 200 400 600 800 1000 1200
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
LƯỢNG MƯA (MM)
THÁNG
0 50 100 150 200 250 300 350
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
SỐ GIỜ NẮNG (GIỜ)
THÁNG
Tài nguyên thiên nhiên
Quy Nhơn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: về tài nguyên đất có bán đảo Phương Mai với diện tích 100 km2, đầm Thị Nại 50 km2 (trong đó: Quy Nhơn 30 km2, huyện Tuy Phước 20 km2), có trên 20.000 ha rừng. Khoáng sản quặng titan (xã Nhơn Lý), đá granite (Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân), có ngư trường rộng, đa loài và nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao; đặc sản có yến sào (sản lượng đứng sau tỉnh Khánh Hòa).
Nguồn nước ngầm với trữ lượng khá lớn (dọc lưu vực sông Hà Thanh và bán đảo Phương Mai) bảo đảm cung cấp nước sạch cho thành phố (Ủy ban Nhân dân Thành phố Quy Nhơn, 2023).
Quy Nhơn còn có tiềm năng du lịch lớn do có nhiều bãi tắm đẹp và đường bờ biển dài hơn 134km. Biển đảo Quy Nhơn, Bình Định nổi tiếng và thu hút khách du lịch về đây có Vịnh biển hình vâng trăng khuyết của thành phố Quy Nhơn, Bãi tắm Kỳ Co, biển Trung Lương Cát Tiến, Đề Ghi Vũng Bồi, Đảo Hòn Khô, Cù Lao Xanh, … Với địa hình đa dạng: Có sông, suối, thác nước, đầm hồ là tiềm năng cho nhiều loại hình du lịch. Cảng biển, cảng hàng không, tàu hỏa, quốc lộ Bắc Nam, đường sông: Lợi thế cho việc phát triển du lịch tầm vóc quốc tế. Ngoài ra các miền núi cao như An Lão, Vĩnh Thạnh mát mẻ, nhiều tiềm năng tiếp nối tạo ra sản phẩm du lịch mới ở vùng Trung Nguyên với độ cao khoảng 500 - 700 mét so với mực nước biển.
Công tác bảo vệ môi trường
Tỉ lệ thu gom, xử lý chất chất thải rắn khu vực thành phố Quy Nhơn đạt tỷ lệ 95%. Hiện trên địa bàn thành phố Quy Nhơn có 02 Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung đang hoạt động với tổng công suất 16.350 m3/ngày đêm: Nhà máy XLNT sinh hoạt phường Nhơn Bình, công suất thiết kế 14.000 m3/ngày đêm; Nhà máy xử lý nước thải 2A tại phường Trần Quang Diệu, công suất thiết kế 2.350 m3/ngày đêm để xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý ước tính đạt 45% tổng lượng phát sinh (Sở TNMT tỉnh Bình Định, 2021).