Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại bà rịa – vũng tàu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH DU LỊCH - KHÁCH SẠN DU LỊCH TẠI BÀ RỊA VŨNG TÀU
Các khái niệm liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch
Khái niệm du lịch
Theo một số học giả, du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy lạp “Tonos” nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này được Latinh hóa thành “Turnur” Trong tiếng Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là Cuộc dạo chơi (Tour round the world - Cuộc đi vòng quanh thế giới; to go for tour round the town - Cuộc dạo quanh thành phố; tour of inspection - Cuộc kinh lý kiểm tra) Một số học giả khác cho rằng du lịch không phải xuất phát từ tiếng Hy lạp mà từ tiếng Pháp “Le tour”, cụm từ “Le Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi, dã ngoại… [1] Nhìn chung, chưa có cách hiểu thống nhất về nguồn gốc thuật ngữ du lịch, song điều cốt lõi của thuật ngữ này đều bắt nguồn là: “Cuộc hành trình đi một vòng, từ nơi này đến nơi khác và có quay trở lại”. Ở nước ta, trong cuốn “Du lịch và kinh doanh du lịch” [2] Tiến sĩ Trần Nhạn đã viết “ Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo và khác lạ với quê hương không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền”.
Năm 1963 tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma (Ý), các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình; nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” [1].
Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền” [1]
Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi.
Bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất.
Chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, thực hiện các chức năng đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, đem lợi ích chung cho toàn xã hội Do đó, QLNN có vai trò vô cùng quan trọng, tác động lớn đến phát triển kinh tế, ổn định xã hội của một quốc gia Ở Việt Nam, khái niệm QLNN được hiểu: “QLNN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” [3].
Như vậy, QLNN là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước, sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội QLNN được xem là một hoạt động chức năng của Nhà nước trong quản lý xã hội, có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt QLNN được hiểu là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước từ các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp QLNN bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước.
Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch
Theo tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình “Kinh tế du lịch” của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2008): “QLNN về du lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh liên tục bằng quyền lực pháp luật Nhà nước dựa trên cơ sở nền tảng của thể chế chính trị nhất định đối với các quá trình, các hoạt động du lịch nhằm đạt được hiệu quả và mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước đặt ra” [4].
- Dưới góc độ hành chính, QLNN về du lịch được hiểu là hoạt động, là quá trình chỉ đạo, điều hành, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh du lịch bằng việc thông qua hệ thống pháp luật, các chủ thể QLNN (các cơ quan có thẩm quyền) tác động đến các đối tượng quản lý trong hoạt động du lịch, hướng hoạt động du lịch phát triển theo mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước đặt ra.
Như vậy, xác lập cơ chế QLNN về du lịch là xây dựng, triển khai thực hiện các quy định về mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý hành chính ở Việt Nam và mỗi cơ quan riêng lẻ Mối quan hệ này được xem xét dưới nhiều góc độ qua các thành tố sau:
- QLNN về du lịch: Là hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà nước đối với các hoạt động du lịch để các hoạt động đó diễn ra theo quy định của pháp luật.
- Chủ thể QLNN: Là các cơ quan trong bộ máy nhà nước gồm: lập pháp, hành pháp, tư pháp Là các cơ quan đại diện của Nhà nước hoặc được Nhà nước trao quyền, ủy quyền, đây là các chủ thể duy nhất trong QLNN về ngành, lĩnh vực.
- Chủ thể QLNN về du lịch: Đối với ngành du lịch, chủ thể QLNN về du lịch là các cơ quan QLNN về du lịch từ trung ương đến địa phương (Bộ VHTTDL; Sở VHTTDL, Sở Du lịch cấp tỉnh; Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện) cùng các ngành liên quan: Môi trường, Bảo hiểm, Công an, Y tế, Lao động…
- Khách thể QLNN về du lịch: Là các quan hệ xã hội vận động và phát triển trong lĩnh vực du lịch, các hoạt động của con người…
- Đối tượng QLNN về du lịch: Bao gồm tài nguyên du lịch; các hoạt động du lịch; khách du lịch; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch Trong đó, hoạt động du lịch được hiểu là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch [5].
Như vậy, Quản lý Nhà nước về du lịch là quá trình tác động của Nhà nước đến du lịch thông qua hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước, hệ thống chính sách pháp luật với mục tiêu phát triển du lịch đúng định hướng của Nhà nước, tạo nên trật tự trong hoạt động du lịch làm cho du lịch thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn Đối tượng của sự quản lý đó chính là hoạt động du lịch, cơ quan tổ chức hoạt động du lịch và cả chính các du khách.
Vai trò của quản lý nhà nước về du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế trong tổng thể cơ cấu kinh tế, là một bộ phận cấu thành nền kinh tế Do vậy, vai trò quan trọng của QLNN về du lịch là không thể thiếu trong quản lý ngành, lĩnh vực, thực hiện chức năng điều hành, phối hợp thúc đẩy nhanh sự phát triển bền vững của du lịch.
Ngành kinh doanh du lịch giống như một cơ thể sống và đòi hỏi sự quản lý sáng tạo để duy trì và phát triển Việc thành công hay thất bại của ngành du lịch cũng như nhu cầu nền kinh tế một nước phụ thuộc hoàn toàn vào việc xây dựng một cách sáng tạo những chính sách thích hợp với điều kiện và trình độ phát triển của một đất nước.
Do vậy, vấn đề QLNN về du lịch là một vấn đề cần thiết được đặt lên hàng đầu Hơn nữa, du lịch mới trong giai đoạn đầu phát triển, còn gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn, do đó cần có sự tham gia chỉ đạo và định hướng của Nhà nước để du lịch phát triển theo hướng bền vững Vì vậy, QLNN về du lịch là rất cần thiết và khách quan:
Thứ nhất, những hạn chế bất cập của cơ chế thị trường gây nên Mặt khác, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, thể hiện ở việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như ngành kinh tế du lịch nói riêng trong từng thời kỳ Từng bước giải quyết các mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường, duy trì sự ổn định, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng.
Thứ hai, tạo sự thống nhất trong tổ chức, phối hợp các hoạt động của cơ quan
QLNN về du lịch Đồng thời, giúp khai thác các thế mạnh về du lịch của từng vùng, từng địa phương đạt kết quả Hơn nữa, phát huy lợi thế so sánh của quốc gia trong phát triển du lịch quốc tế Xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, nó liên quan, tác động đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau Vì thế cần có sự QLNN để điều hòa mối quan hệ giữa du lịch với các ngành, các lĩnh vực liên quan.
Thứ ba, thực thi các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về du lịch cần có một cơ quan QLNN đủ mạnh, đảm bảo về chất và lượng để tạo dựng môi trường thuận lợi, an toàn cho du lịch phát triển nhanh và hiệu quả Trong đó, vai trò có sự điều tiết của Nhà nước nhằm đảm bảo phát triển ngành du lịch phù hợp với định hướng và yêu cầu phát triển tổng thể trong nền kinh tế quốc dân.
Thứ tư, sự quản lý của Nhà nước nhằm hạn chế những yếu tố tiêu cực phát sinh từ hoạt động du lịch Cần có QLNN về du lịch để tạo điều kiện cho du lịch phát triển như các vấn đề về hợp tác quốc tế, về thủ tục hành chính trong hoạt động du lịch.
Tóm lại, khi nền kinh tế của đất nước cần đến sự QLNN thì công tác quản lý đối với một ngành trong nền kinh tế là tất yếu khách quan.
Một số yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch
Hệ thống pháp luật của Nhà nước về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch: 13 1.3.2 Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của phát triển du lịch
So với những công cụ khác như đạo đức, phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo, quy định của cộng đồng dân cư hay của các tổ chức xã hội… pháp luật nói chung có những ưu thế vượt trội hơn như tính bắt buộc chung, cưỡng chế; tính xác định về mặt hình thức; tính quy phạm phổ biến…
Nhờ những thuộc tính đó, pháp luật có khả năng thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, đưa vào đời sống và trở thành hiện thực trong đời sống; pháp luật xác định địa vị pháp lý của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và đến từng cá nhân, từ đó tạo dựng hành lang, khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động của các chủ thể trong xã hội; pháp luật quy định các biện pháp kiểm tra, giám sát và xử lý những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.
Riêng pháp luật về du lịch, mặc dù ra đời có phần hơi muộn, song tính từ những năm 1960 đến nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật quy định trực tiếp và gián tiếp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.
Những quy định này đã thực sự mở đường cho ngành công nghiệp không khói phát triển một cách mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, đặc biệt là giai đoạn ban hành và áp dụng Luật Du lịch 2005 thay thế cho Pháp lệnh Du lịch năm 1999.
Sau hơn 10 năm triển khai Luật Du lịch 2005, bên cạnh những yếu tố tích cực có tính chất mở đường cho du lịch phát triển thì đồng thời cũng nảy sinh không ít những vấn đề gây trở ngại Điều đó cho thấy khuôn khổ thể chế đã không đáp ứng kịp nhu cầu và xu thế phát triển du lịch.
Từ những tư tưởng đổi mới trong Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới và Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã được tiếp thu và thể chế hoá cụ thể trong Luật Du lịch 2017 được Quốc hội đã thông qua ngày 19/6/2017.
Những quy định mới này cho thấy độ cởi mở cao và sự cam kết mạnh mẽ của chính quyền từ Trung ương đến địa phương, từ doanh nghiệp đến người dân trong việc khơi dậy tiềm lực, tạo đà kích thích du lịch phát triển bứt phá trong giai đoạn tới Song về lâu dài, hệ thống pháp luật về du lịch cần được hoàn thiện hơn nữa vì hoạt động du lịch nói chung hiện đang được điều chỉnh rải rác bởi khá nhiều luật và hệ thống những văn bản hướng dẫn thi hành Hạn chế này phần nào cũng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch hiện nay.
1.3.2 Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của phát triển du lịch:
Luật pháp phát triển là ở đó có sự định hướng hành vi đối với chủ thể thi hành trong việc bảo vệ lợi ích đúng đắn của các thành viên khác trong xã hội Lâu dần hình thành trong nhận thức của mỗi chủ thể việc phải tôn trọng các luật hiện hành trong xã hội, vào thời điểm và tại nơi mà họ đang sống Khi luật pháp được tôn trọng, việc tuân thủ sẽ được thực hiện một cách tự giác.
Như vậy, luật pháp là quan trọng song nhận thức của người dân còn quan trọng hơn Khi không có sự tôn trọng pháp luật, không có sự tự giác thực hiện hành vi để bảo vệ lợi ích đúng đắn của các thành viên khác trong xã hội ngoài lợi ích của cá nhân hoặc một nhóm cá nhân thì rất khó để đạt được mục đích cuối cùng giá trị dân chủ thực sự từ mô hình nhà nước pháp quyền theo xu hướng hiện nay Điều này càng quan trọng hơn trong những hoạt động phát triển du lịch Vì du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành, liên vùng và chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi có sự phối hợp đồng bộ từ phía chính quyền đến người dân, khi tất cả cùng hướng đến mục tiêu chung là hiệu quả phát triển du lịch của quê hương, của đất nước.
Loại hình du lịch cộng đồng là một ví dụ điển hình nhất về nhận thức của người dân đối với vai trò của phát triển du lịch Cộng đồng địa phương và cụ thể là từng cá nhân người dân tại địa phương có vai trò trong việc tổ chức, vận hành và xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp cho du khách dựa trên những giá trị về văn hóa, như phong tục tập quán, các di sản phi vật thể cũng như thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên của địa phương trong khuôn khổ quy định của pháp luật và những chính sách tại địa phương.
Như vậy đối với các loại hình du lịch cộng đồng hiện nay, vai trò và hình ảnh “chủ nhân” của điểm đến sẽ được hình thành và tôn vinh từ chính cộng đồng dân cư khi trực tiếp hay gián tiếp tham gia đón tiếp và thực hiện các dịch vụ du lịch Nhìn từ góc độ bao quát hơn, phát triển du lịch cộng đồng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, từ đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân đối với vai trò quan trọng của phát triển du lịch.
Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao về có vai trò to lớn và ý nghĩa quyết định của cán bộ và công tác cán bộ đối với sự thành bại của cách mạng[6]: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay càng đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao hơn, trong đó bao gồm đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch nói riêng Nếu họ - “công bộc của Nhân dân” có sự hạn chế về năng lực, không đủ uy tín và thiếu tâm huyết trong công việc sẽ rất khó hoàn thành những nhiệm vụ được giao Trước yêu cầu đó, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới”.
Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về du lịch tại các địa phương hiện đã được chú trọng cả về số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ Tuy nhiên, về trình độ chuyên môn, đa số cán bộ, công chức dù có bằng đại học hoặc sau đại học nhưng thực tế chuyên ngành đào tạo không phải QLNN về du lịch mà thường về một lĩnh vực nhất định trong hoạt động phát triển du lịch như: nhà hàng khách sạn, kinh doanh lữ hành… Ở những đơn vị đào tạo có chuyên ngành QLNN, nội dung liên quan tới du lịch thường được đề cập lồng ghép trong môn học QLNN về kinh tế Do đó, tính chuyên sâu về quản lý trong lĩnh vực này sẽ có những hạn chế nhất định Trong khi đó, những lớp tập huấn công tác QLNN về du lịch do các bộ, ngành ở Trung ương tổ chức thường không nhiều, thời gian ngắn, số lượng tham gia hạn chế; còn ở địa phương công tác này lại không được thực hiện.
Quản lí nói chung là nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua người khác; là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu của tổ chức[7] Chức năng cơ bản của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra Như vậy, khi có kiến thức về nhà hàng khách sạn hay vấn đề kinh doanh dịch vụ lữ hành không có nghĩa sẽ trở thành người cán bộ, công chức quản lý tốt những hoạt động du lịch này. Để đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về du lịch thực sự có chất lượng cần đảm bảo vừa có năng lực quản lý, vừa có kiến thức chuyên môn sâu đối với các hoạt động du lịch Có như vậy những kế hoạch, quy hoạch, chương trình, chiến lược phát triển du lịch được đề ra mới thực sự phù hợp với thực tiễn và tạo động thúc đẩy ngành kinh tế này phát triển.
Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế ngày càng trở nên phổ biến, người làm công tác QLNN về du lịch cần phải tnâng cao hơn nữa khả năng sử dụng ngoại ngữ.
1.3.4 Sự phối hợp liên ngành, liên vùng trong quản lý về du lịch:
Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn khi xác định những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế, yếu kém của ngành du lịch có đề cập về sự phối hợp liên ngành, liên vùng trong quản lý du lịch hiệu quả còn thấp Các cấp, các ngành vẫn chưa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng Đây là một yếu tố tác động quan trọng đến hiệu quả QLNN về du lịch hiện nay tại Việt Nam.
Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” Như vậy, nội dung phối hợp giữa các địa phương, giữa các ngành khi thực hiện nhiệm vụ quản lý nói chung là một nguyên tắc hiến định, nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nNhà nước hiện nay tại Việt Nam Trong đó, quản lý theo ngành là hoạt động quản lý các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hoá xã hội có cùng cơ cấu kinh tế - kỹ thuật hoặc hoạt động với mục đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được với yêu cầu của Nhà nước và xã hội.
Liên kết kinh tế vùng thực sự là sự liên kết giữa các chủ thể kinh tế khác nhau trong một vùng, dựa trên lợi ích kinh tế là chính, nhằm phát huy lợi thế so sánh, tạo tính cạnh tranh kinh tế cao hơn cho cả vùng Các hình thức liên kết kinh tế vùng có thể trên khía cạnh không gian kinh tế theo lãnh thổ, chuỗi ngành hàng, tổ chức sản xuất Chủ trương, chính sách phát triển vùng, liên kết vùng không những tạo động lực phát triển kinh tế mà còn giúp các vùng khó khăn thực hiện tốt chức năng bảo tồn tài nguyên, sinh thái, an ninh,chính trị và xã hội.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Khái quát về tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
Vị trí địa lý: Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở khu vực miền Đông Nam Bộ, phía Tây giáp trung tâm kinh tế lớn là Tp.Hồ Chí Minh (95 km), giáp tỉnh Đồng Nai về phía Bắc (80km), giáp tỉnh Bình Thuận về phía Đông (170 km) và Biển Đông về phía Nam với 305 km chiều dài bờ biển Đây là một trong những điều kiện phát triển mạnh mẽ cho du lịch biển đảo của tỉnh.
Bà Rịa - Vũng Tàu có vị trí chiến lược là cầu nối và đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với các hệ thống giao thông kết nối đường không, đường bộ, đường thủy, đường sắt và là vùng trung chuyển các tour tuyến du lịch năng động trong nước và thế giới
Tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển Địa hình: Diện tích tự nhiên tỉnh là 1,982,46 km 2 , dân số 1,148,313 người, mật độ dân số 533 người/km 2 (số liệu thống kê điều tra dân số năm 2019).
Tỉnh có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo Địa hình bao gồm bán đảo hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và thung lũng đồng bằng ven biển
Khí hậu: Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ôn hòa và chịu ảnh hưởng của biển với 2 mùa mưa và khô, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình 25 c – 27 c , hiếm có bão, nhưng thường xuyên có nắng, độ ẩm trung bình trên 80%, Bà Rịa - Vũng Tàu không có mùa đông nên hoạt động du lịch kéo dài cả năm
Tài nguyên du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có thể chia theo 2 nhóm là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Bà Rịa - Vũng Tàu được thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu, vườn Quốc gia Côn Đảo) đó là những khu rừng cảnh quan tuyệt đẹp với nhiều loại động thực vật quý hiếm, khí hậu ôn hòa, mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên độc đáo điển hình của miền biển với nhiều bãi biển, thềm lục địa với trữ lượng hải sản, vịnh Gành rái và đầm.
Các khu du lịch nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên và chất lượng dịch vụ tốt như khu du lịch sinh thái Bưng Bạc, khu du lịch sinh thái Giếng phun Đá Bạc, khu du lịch sinh thái Tứ Phương Thất Đảo.
Tài nguyên du lịch nhân văn:
Bà Rịa - Vũng Tàu có nền văn hóa đa dạng, mang đậm đặc trưng, sắc thái văn hóa của nhiều dân tộc anh em đến từ ba miền đất nước Tỉnh có nhiều di sản văn hóa nổi bật là di tích Lịch sử Cách mạng nhà tù Côn Đảo, Di tích lịch sử văn hóa Bạch Dinh, Di tích trận địa Pháo cổ và Hầm thủy lôi Núi Lớn, Đình - Chùa - Miếu Long Sơn.
Bà Rịa - Vũng Tàu còn là vùng đất nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa mang tính tâm linh, danh lam, thắng cảnh có giá trị để phục vụ nhu cầu tham quan và tìm hiểu của du khách
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội:
Trong thời gian qua, kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được những thành tựu nổi bật với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và ổn định, phát huy các thế mạnh về phát triển công nghiệp khai khoáng, cây công nghiệp dài ngày, cây lâm nghiệp, trung tâm năng lượng và công nghiệp nặng, dịch vụ du lịch Xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và củng cố an ninh quốc phòng.
Là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nhiều thế mạnh trong khai thác dầu khí, tỷ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông Xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa– Vũng Tàu, tỉnh có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước Tỉnh có chiến lược tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại, nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia.
Về lĩnh vực du lịch, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước Nổi tiếng đẹp nhất thành phố là bãi biển Thuỳ Vân, Long Hải, Xuyên Mộc với các khu du lịch lớn như Hồ Tràm MGM, Vietso Resort, Biển Đông, Nghinh Phong Các khách sạn có Pullman, Imperial, Thùy Vân, Sammy, Intourco Resort, DIC.
Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đang có 301 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 27 tỷ USD và 450 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 244 ngàn tỷ đồng Tổng giá trị GRDP, thu hút vốn đầu tư và đóng góp ngân sách đứng thứ 3, sau Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Hà Nội.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp -xây dựng; cơ cấu kinh tế năm 2020: Công nghiệp - xây dựng chiếm 58,66; dịch vụ chiếm 29,36%, nông nghiệp chiếm 11,98%.
Doanh thu dịch vụ du lịch 1ữ hành ước tăng 12,22%/năm (Nghị quyết tăng12,2%/ năm); doanh thu dịch vụ lưu trú ước tăng 6,9%/năm (Nghị quyết tăng 6,76%/năm).
Tổng thu ngân sách trong 5 năm 2016-2020 đạt khoảng 384,830 tỷ đồng, giảm 2,11%/năm, trong đó từ dầu thô giảm 12,34%/năm, thu thuế xuất nhập khẩu tăng 1,71%/ năm, thu nội địa tăng 5,19%/năm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt khoảng 7%/năm.
Tình hình hoạt động du lịch trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu, giai đoạn 2016 – 2020: 23 1 Cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển du lịch
2.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển du lịch:
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bao gồm các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, phương tiện vật chất và các tiện nghi du lịch khác.
Từ 2016 – 2020 các cơ sở lưu trú của tỉnh tăng trưởng nhanh cả số lượng và chất lượng Tính đến cuối năm 2020, trên địa Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng 1,280 cơ sở lưu trú du lịch đạt chuẩn với khoảng 27,981 phòng, trong đó có 6 khách sạn 5 sao, 16 khách sạn 4 sao, 23 khách sạn 3 sao, 33 khách sạn 2 sao, 55 khách sạn 1 sao, ngoài ra còn có trên 700 biệt thự, căn hộ du lịch, nhà nghỉ Một số khách sạn nổi bật như Pullman, Imperial, Fusion Suites Vũng Tàu, Sammy, Intourco Resort, DIC, Intercontinental Grand Hồ Tràm, Six senses Côn Đảo.
Có khoảng 74 nhà hàng phục vụ các món ẩm thực địa phương và các đặc sản vùng miền, có sức chứa từ 100 - 2.500 chỗ ngồi Một số nhà hàng nổi bật như nhà hàng Lan Rừng, Hòn Ngọc Viễn Đông, Misa.
2.2.1.3 Dịch vụ vui chơi, giải trí:
Nhiều cơ sở kinh doanh cà phê, karaoke, massage, vũ trường, hồ bơi, câu cá thư giãn, vui chơi giải trí như: bến thuyền Marina; khu vui chơi giải trí Cánh đồng Cừu, hồ Đá Xanh, đồi con Heo, trường đua chó, các sân thi đấu thể thao như tennis cũng được đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách khi đến tham quan, du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu
2.2.2 Kết quả kinh doanh hoạt động du lịch:
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp khách du lịch và doanh thu du lịch, giai đoạn 2016- 2020.
II Tổng doanh thu du lịch (tỷ VNĐ)
Doanh thu từ các cơ sở lưu trú du lịch (tỷ VNĐ)
Nguồn: thống kê Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 2.2.2.1 Đánh giá những kết quả đạt được:
Công tác quản lý nhà nước về du lịch được triển khai thực hiện với sự quan tâm, chỉ đạo của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, công tác quy hoạch du lịch từ tổng thể đến chi tiết được triển khai, tạo cơ sở pháp lý cho đầu tư và phát triển du lịch Công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch được thực hiện với nhiều hình thức và phương tiện.
Trong thời gian qua, chương trình hợp tác phát triển du lịch với Tp Hồ Chí Minh,tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Bình Thuận, tỉnh Đồng Nai và các tỉnh Miền Tây Nam Bộ để liên kết phát triển du lịch, Hội thảo “Liên kết phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu với các tỉnh Tây Nguyên – Nam Trung Bộ”, chuỗi liên kết phát triển du lịch bền vững, lễ hội ẩm thực Bà Rịa- Vũng Tàu.
Hạ tầng các khu du lịch còn hạn chế, thiếu đồng bộ, sản phẩm du lịch chưa phong phú, chưa thu hút được khách tham quan, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa nằm trên
“bản đồ” của khách du lịch, số lượng khách du lịch còn ít nên chưa phát huy hết tiềm năng du lịch của địa phương, nhất là các tiềm năng cảnh quan đồi núi, khí hậu ôn hòa, điểm lịch sử gắn với cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn, công tác đào tạo bồi dưỡng chưa được chú trọng, nguồn lao động du lịch hiện nay chủ yếu là lao động phổ thông.
Mặc dù thời gian qua, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của Bà Rịa - Vũng Tàu đã được quan tâm nhưng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc xúc tiến, kêu gọi dự án, chưa có sản phẩm cụ thể, độc đáo.
Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giai đoạn 2016 – 2021
2.3.1 Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi có vị trí chiến lược quan trọng, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng Nơi đây có nguồn tài nguyên du lịch phong phú không chỉ với nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa, tâm linh lịch sử đặc sắc và những lễ hội dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của người dân miền biển Chính vì nhận thức được tiềm năng du lịch to lớn nên tỉnh đã sớm thực hiện việc xây dựng, quản lý quy hoạch, chỉ đạo ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động cụ thể và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch
Trong thời gian qua, ngành kinh tế du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có sự tăng trưởng khá bền vững, duy trì nhịp độ phát triển theo chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ VII đề ra, đạt được những thành tựu quan trọng về thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, sản phẩm du lịch mới, các loại hình dịch vụ đạt chất lượng được đầu tư phát triển Tỉnh đã tập trung ổn định có hiệu quả trật tự, an toàn tại các điểm du lịch Từ năm 2016, TP Vũng Tàu là đơn vị tiên phong trong việc cải tạo lại cảnh quan du lịch như dẹp các hàng quán bán đồ ăn nhậu dưới bờ biển và cấm luôn việc ăn nhậu ở công viên, bờ kè đã giúp thành phố biển không những sạch đẹp trở lại mà các tệ nạn đi kèm với rượu bia giảm rất rõ rệt, chiếm được cảm tình của nhiều du khách
Năm 2017, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 09 về phát triển du lịch giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm đưa du lịch trở thành một trong những mũi nhọn kinh tế của tỉnh bằng 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp quan trọng như rà soát quy hoạch, tạo quỹ đất cho các nhà đầu tư phát triển du lịch; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch hoạt động; huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết nối hạ tầng và cơ sở vật chất… Nghị quyết này đánh dấu sự chuyển biến nhận thức về phát triển du lịch của tỉnh vốn xưa nay bị cho là phụ thuộc khá lớn vào ngành công nghiệp dầu khí mà lãng quên ngành công nghiệp không khói trong cả chặng đường dài hình thành và phát triển.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025 tiếp tục xác định phát triển nhanh ngành du lịch theo hướng bền vững, chất lượng cao, đưa du lịch là một trong 4 trụ cột kinh tế quan trọng của tỉnh - là nhiệm vụ trọng tâm Trong đó, cần đầu tư hạ tầng giao thông đa phương thức, kết nối liên vùng, khu vực và quốc tế nhằm tăng năng lực khai thác Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải phục vụ phát triển du lịch; xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển, định vị thương hiệu du lịch theo hướng nâng cao chất lượng trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế Tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu đưa doanh thu dịch vụ lưu trú tăng 10,81%/năm, doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành tăng 12,4%/năm Đi kèm với đó là những giải pháp mang tính đột phá như: tập trung phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao gắn với xây dựng, củng cố thương hiệu du lịch; đa dạng hóa loại hình du lịch trải nghiệm, kêu gọi đầu tư cảng tàu khách du lịch quốc tế Đồng thời, phát triển các sản phẩm du lịch cao cấp thuộc 8 loại hình: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hội nghị, hội thảo (MICE), du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử - tâm linh, du lịch vui chơi giải trí, du lịch cộng đồng, du lịch sức khỏe, du lịch thể thao.
Quyết định số 2538/QĐ-UBND, ngày 11/09/2018 của UBND tỉnh phê duyệt về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030” để chủ động chuẩn bị lập quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cần phải tổ chức đánh giá thực hiện các quy hoạch thời kỳ trước, trong đó có Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch theo quy định của Luật Quy hoạch Theo đó, Sở Du lịch đã lập đề cương nhiệm vụ và dự toán chi phí đánh giá thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 và UBND tỉnh đã phê duyệt tại Quyết định số 2888/QĐ-UBND ngày 22/9/2020 Ngày 05 tháng 8 năm 2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2203/QĐ-UBND phê duyệt báo cáo đánh giá Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Hiện Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang lập Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các mục tiêu như: đến năm 2025 xây dựng được hình ảnh điểm đến, định vị thương hiệu du lịch tỉnh theo hướng nâng cao chất lượng trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế; hình thành sản phẩm đặc trưng, loại hình du lịch đặc thù của tỉnh. Đến năm 2030, phát triển ngành du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng bền vững, phấn đấu đến năm 2050, phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm vui chơi giải trí nghỉ dưỡng biển hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch và triển khai một số nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho du khách khi đến tham quan, lưu trú trên địa bản tỉnh Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu UBND các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện các nội dung sau:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện thị xã thành phố triển khai Quyết định số 1469/QĐ-UBND ngày 05/6/2018 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Đảm bảo môi trường trong hoạt động du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2018-2020”.
- Tiếp tục chủ trì phát động phong trào “Nhà vệ sinh cộng đồng”; tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch xây dựng nhà vệ sinh công cộng phục vụ du khách trên toàn tỉnh.
- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Luật Du lịch, nhất là vào các ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, tết tại các khu du lịch, điểm du lịch tập trung đông khách du lịch
2.3.1.2 Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Tăng cường kiểm tra, giám sát vỉệc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2014; Xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, - Phối hợp các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra đối với những xe tải chở các loại hải sản xả nước thải trực tiếp trên các tuyến đường; các cơ sở chế biển hải sản không có hệ thống xử lý môi trường đảm bảo theo quy định.
2.3.1.3 Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh thu hồi các dự án du lịch chậm triển khai hoặc các dự án đang làm thủ tục đầu tư xây dựng gia hạn để xảy ra tình trạng du khách, người dân vào khu vực dự án tổ chức tắm biển, ăn uống.
2.3.1.4 Sở Khoa học và Công nghệ:
Tiếp tục sớm triển khai dự án thí điểm ứng dụng: “Thử nghiệm và lắp đặt và vận hành hệ thống phao tiêu khoanh vùng bờ biển an toàn dành cho du khách tắm biển tại các bãi biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2.3.1.5 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Tiếp tục sớm triển khai dự án giải pháp ao xoáy để đảm bảo an toàn cho khách du lịch.
2.3.1.6 UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao ý thức trách nhiệm và hành động thực tiễn của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng về bảo vệ môi trường; nhận thức lợi ích kinh tế, xã hội từ hoạt động kinh doanh du lịch và tầm quan trọng của công tác cải thiện môi trường du lịch, đảm hảo an ninh an toàn cho khách du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo môi trường xanh - sạch - đẹp.
- Tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh du lịch, các khu, điểm du lịch,nhà hàng, quán ăn trên địa bàn nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự,đăng ký và niêm yết công khai giá cả dịch vụ.
- Tiếp tục phát động phong trào “Nhà vệ sinh cộng đồng” để các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản xuất cùng chung tay, góp sức với chính quyền trong công tác bảo vệ môi trường, xây dựng hình ảnh văn minh, lịch sự trên địa bàn tỉnh; triển khai Kế hoạch số 66/
KH-UBND ngày 05/6/2018 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giai đoạn 2016 – 2020
2.4.1 Những kết quả đạt được:
Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch của toàn Việt Nam nói chung và của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng, trong những năm gần đây, bước đầu ngành du lịch của tỉnh đã hình thành được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu, điểm du lịch Có thể khẳng định, thời gian qua mặc dù gặp nhiều khó khăn song công tác quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có bước chuyển biến rất tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển Cụ thể là:
Thứ nhất, công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch được tỉnh rất quan tâm,ban hành nhiều Nghị quyết, kế hoạch với nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện có nhiều điểm mới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình sát hợp với thị trường và phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương, đặc biệt là phục hồi du lịch sau đại dịch Covid -19 Mặt khác, công tác phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch được tỉnh quan tâm đã tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hơn, nhờ đó đã khắc phục được một phần hiện tượng đầu tư dàn trải, gây lãng phí
Thứ hai, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến cơ sở có sự sự sắp xếp, thay đổi, việc phân công cán bộ, công chức cơ bản ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu thực tế Công tác ban hành văn bản, tổ chức triển khai chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động du lịch được chú trọng thực hiện Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh
Thứ ba, công tác tổ chức quản lý và xúc tiến du lịch giúp cơ quan quản lý nhà nước về du lịch nắm bắt tình hình hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch về tình hình an ninh trật tự, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào ứng xử văn minh, thu hút khách du lịch, tiếp nhận và giải quyết kịp thời yêu cầu của khách du lịch
Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được tăng cường, đã tạo điều kiện nâng cao kiến thức về văn hóa, lịch sử, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn du lịch cho lực lượng lao động ngành du lịch của tỉnh
Thứ năm, công tác kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch được thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch, ổn định thị trường, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh du lịch, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân:
Bên cạnh những thành tựu tích cực đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế:
Một là, công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của nhà nước cho cộng đồng dân cư địa phương về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, mặc dù được chính quyền tỉnh thực hiện khá tích cực, song hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay Việc cụ thể hóa và ban hành cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền để quản lý, điều hành hoạt động du lịch từng lúc còn chậm, nội dung chưa sát hợp với điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh và chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch Thủ tục hành chính đối với kinh doanh nói chung và hoạt động du lịch nói riêng mặc dù được cải thiện nhưng nhìn chung còn phức tạp, gây phiền hà cho các nhà đầu tư
Hai là, quy hoạch tổng thể đã có sự điều chỉnh tuy nhiên vẫn có tình trạng chồng chéo, bất cập, thiếu thống nhất với quy hoạch ngành kinh tế khác dẫn đến việc triển khai thực hiện quy hoạch gặp khó khăn Các huyện, thị xã, địa phương trong tỉnh có lợi thế tiềm năng về phát triển du lịch chưa tích cực tham mưu quy hoạch chi tiết phát triển khu, điểm du lịch Việc quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh có nguy cơ tác động tiêu cực đến môi trường và hủy hoại tài nguyên du lịch
Ba là, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, tình trạng chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu đội ngũ lao động tay nghề cao, chất lượng phục vụ chưa đồng đều và thiếu tính chuyên nghiệp Đối với nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trình độ ngoại ngữ còn yếu Đối với nhân lực thực hiện chức năng kinh doanh du lịch đây là nguồn nhân lực chiếm số lượng lớn và cơ bản chưa được qua đào tạo
Bốn là, công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch mặc dù được chính quyền tỉnh quan tâm chỉ đạo, nhưng nhìn chung còn nhiều bất cập, thực hiện chưa thường xuyên, hiệu quả mang lại không cao, công tác hậu kiểm thường chỉ ở mức độ đôn đốc, nhắc nhở, từng lúc, từng nơi chưa dứt khoát, còn buông lỏng, bỏ ngỏ, chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với các cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư
2.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế:
Qua nghiên cứu tình hình quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh cho thấy nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do một số nguyên nhân về khách quan và chủ quan bao gồm:
- Thứ nhất, về nguyên nhân khách quan: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có số lao động được đào tạo chuyên ngành về du lịch còn khá ít, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển chung của ngành, nhất là đang trong xu thế hội nhập, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao, tác phong làm việc của người lao động chưa thật sự chuyên nghiệp, còn mang tính thời vụ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư kinh doanh du lịch
- Thứ hai, nguyên nhân chủ quan + Cơ chế, chính sách, pháp luật chung liên quan đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng chậm sửa đổi, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thiếu thông thoáng Ví dụ như việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch còn chậm, chưa kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương; Các chính sách thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn,
+ Đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách du lịch ở Sở Du lịch và các huyện, thị còn nhiều bất cập, được tỉnh quan tâm việc quy hoạch đào tạo, sử dụng tuy nhiên chưa được thường xuyên, các chính sách tiền lương, chính sách đãi ngộ cán bộ, chính sách thu hút nhân tài chậm được ban hành hoặc chưa được chú trọng thực hiện Lực lượng cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ nên khó khăn trong công tác quản lý, thống kê, hướng dẫn, công tác du lịch tại các cơ sở trong tỉnh gặp nhiều khó khăn.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH CỦA TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực:39 3.2 Giáp pháp về quy hoạch du lịch
Con người là nhân tố quyết định mọi sự thành công Để ngành du lịch ở Bà Rịa – VũngTàu phát triển nhanh, bền vững cần phải có chủ trương mang tính đột phá với những giải pháp đồng bộ để phát triển nguồn nhân lực hoạt động du lịch như: đào tạo, bồi dưỡng - kể cả đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài cho đội ngũ công chức, viên chức và những người làm du lịch nói chung Chỉ khi con người được đào tạo bài bản, am hiểu chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, văn minh, thân thiện,nghĩa tình… sẽ làm tiền đề nền tảng vững chắc cho phát triển du lịch bền vững Nguồn nhân lực du lịch là nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm du lịch, quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành kinh tế du lịch trên thị trường khu vực và quốc tế thì đồng thời với việc thực hiện đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ du lịch Cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch ở Bà Rịa – VũngTàu ở những vấn đề sau:
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch bao gồm cả nhân lực quản lý và lao động trực tiếp trong các nhà hàng, khách sạn, khu, điểm du lịch Chú trọng đào tạo các kiến thức, kỹ năng cơ bản về du lịch cho cộng đồng, các kỹ năng còn yếu, đào tạo sát với nhu cầu thực tế từng đơn vị Nâng cao chất lượng, kỹ năng, tính chuyên nghiệp trong phục vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách Hỗ trợ công tác đào tạo tập huấn chuyên môn nghiệp vụ du lịch, thu hút nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao để trở thành động lực tạo lập giá trị gia tăng bền vững cho sản phẩm du lịch Gắn đào tạo với trách nhiệm công việc, đào tạo năng lực tại chỗ cho doanh nghiệp sẽ hứa hẹn với nhà đầu tư về sự sẵn sàng cung cấp đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp cho các dự án phát triển du lịch, đồng thời giải quyết việc làm cho người dân địa phương, mang lại lợi ích cho xã hội
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin, marketing những kiến thức chuyên sâu về du lịch, cải thiện trình độ ngoại ngữ, không chỉ xúc tiến, quảng bá bằng tiếng Việt mà còn bằng Tiếng Anh Hỗ trợ kinh phí cho các lớp tập huấn đào tạo kỹ năng tiếp đón du khách, tiếp thị các sản vật cho các hộ nông dân, các cá nhân công tác trong ngành.
Tăng cường công tác phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực Đặc biệt, việc kếp hợp giữa các cơ quan báo, đài, tạp chí chuyên ngành ở trung ương cũng như địa phương tuyên truyền nhằm tạo ra chuyển biến tích cực trong nhận thức cộng đồng về tiềm năng, lợi thế, vai trò của việc khai thác tiềm năng để phát triển du lịch Bổ sung những ngành nghề đào tạo về du lịch theo các đề án trong và ngoài nước. Đẩy mạnh hợp tác phát triển nguồn nhân lực với các tập đoàn lớn, đa quốc gia về lĩnh vực du lịch, tiếp thu những kinh nghiệm trong quản lý, điều hành cũng như tính chuyên nghiệp trong phục vụ du khách Khai thác thế mạnh về nguồn nhân lực chất lượng cao tại các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố.
Khảo sát, thống kê chính xác chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý dự án và một số ngành nghề khác trong ngành du lịch, trên cơ sở đó xây dựng phương án đào tạo lại và bồi dưỡng.
Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về văn hoá, xã hội, lịch sử của Bà Rịa - Vũng Tàu cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, đào tạo và phát triển kỹ năng thành thạo nhiều ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh để phục vụ khách quốc tế.
Phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn văn hóa giao tiếp cho những đối tượng thường xuyên tiếp xúc khách du lịch đặc biệt khách quốc tế như nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn, đội xích lô, taxi…
3.2 Giáp pháp về quy hoạch du lịch: Để đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững, cần bổ sung trong quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao và du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2035 như sau:
Điều tra, thống kê những chỉ tiêu về kinh tế, môi trường và xã hội đã tác động đến phát triển du lịch thành phố Qua đó, đánh giá mức độ cảnh báo ở mỗi tiêu chí để có định hướng cụ thể cho triển khai thực hiện quy hoạch hiệu quả hơn; phân bổ các nguồn lực hợp lý, tránh sự đầu tư lãng phí, không đúng đối tượng.
Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo các khu danh thắng thông qua các chỉ tiêu về quy mô đầu tư, số lượng và chất lượng các công trình được quy hoạch tu bổ, xây dựng giải pháp cho công tác tôn tạo các danh thắng, các khu di tích lịch sử nhằm bảo tồn các giá trị của nguồn tài nguyên.
Giải pháp về chính sách, quản lý
Bà Rịa - Vũng Tàu cần quan tâm về tính minh bạch và trách nhiệm của bộ máy hành chính, thiết chế pháp lý Cần cải thiện chất lượng các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, giảm thiểu những chi phí không chính thức cho các doanh nghiệp, thực hiện mô hình hành chính công hiện đại.
Cần thống nhất trong quản lý điều hành hoạt động du lịch thông qua sự phối hợp, liên kết chặt chẽ trong nội bộ ngành du lịch cũng như với các ban, ngành khác về các hoạt động như: Lữ hành, lưu trú, xây dựng các tour du lịch, quảng cáo, tiếp thị nhằm thu hút khách nội địa và quốc tế, khai thác tiềm năng phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Sửa đổi, bổ sung và ban hành thống nhất quy chế quản lý các khu du lịch đã được quy hoạch để giúp cho việc triển khai được đồng bộ, phát huy năng lực quản lý điều hành, khai thác hiệu quả khu du lịch.
Phối hợp với các nhà cung cấp tài chính để xây dựng những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn kịp thời, thủ tục hồ sơ giải ngân vốn đảm bảo để đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách.
Ban hành các quy định, cơ chế chính sách khuyến khích sự tham gia đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vào hoạt động phát triển du lịch, trong đó ưu tiên đối với những dự án đầu tư du lịch có giải pháp khả thi nhằm giảm thiểu các tác động của du lịch đến môi trường.
Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Triển khai nhanh các dự án du lịch trên địa bàn thành phố nhằm đồng bộ các khu du lịch, cung cấp cơ sở lưu trú chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.
Rà soát và thẩm định lại cơ sở lưu trú theo đúng quy định về tiêu chuẩn lưu trú góp phần duy trì, nâng cao chất lượng dịch vụ trong các cơ sở lưu trú du lịch.
Nâng cao chất lượng phục vụ, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, nhân viên tại các cơ sở lưu trú.
Phân hạng và công bố các khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống, khu mua sắm đạt tiêu chuẩn trên các kênh quảng cáo, thông tin, tuyên truyền Nâng cấp chất lượng các khách sạn, nhà nghỉ bình dân hiện đang hoạt động và ngưng cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở lưu trú theo hình thức này để đồng bộ hệ thống cơ sở lưu trú phù hợp với thành phố du lịch hiện đại, ngăn chặn các tệ nạn xã hội do hoạt động du lịch tạo ra.
Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc, xây dựng và cải tạo mạng lưới cấp điện cho các khu đô thị và du lịch Cung cấp đầy đủ nước sạch đáp ứng yêu cầu của du lịch Mở rộng,cải tạo hệ thống thoát nước.
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch thông qua các phương tiện truyền thông, báo đài, phát thanh, các trang điện tử của tỉnh,…; tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo về du lịch Ngoài ra cũng cần nâng cao ý thức về pháp luật du lịch cho khách du lịch thông qua những ấn phẩm, tờ rơi có nội dung ngắn gọn, súc tích, chỉ dẫn cho khách thông qua hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ tại các điểm tham quan, lưu trú, ăn uống,…giúp khách hiểu và tuân thủ pháp luật chặt chẽ hơn.
Tuyền truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc hợp tác để khai thác, xây dựng các công trình cơ sở phục vụ du lịch Quản lý chặt chẽ các tình trạng chặt chém,chèo kéo khách du lịch.
Giải pháp quản lý về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch
Triển khai nhanh các dự án du lịch trên địa bàn thành phố nhằm đồng bộ các khu du lịch, cung cấp cơ sở lưu trú chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.
Rà soát và thẩm định lại cơ sở lưu trú theo đúng quy định về tiêu chuẩn lưu trú góp phần duy trì, nâng cao chất lượng dịch vụ trong các cơ sở lưu trú du lịch.
Phân hạng và công bố các khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống, khu mua sắm đạt tiêu chuẩn trên các kênh quảng cáo, thông tin, tuyên truyền Nâng cấp chất lượng các khách sạn, nhà nghỉ bình dân hiện đang hoạt động và ngưng cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở lưu trú theo hình thức này để đồng bộ hệ thống cơ sở lưu trú phù hợp với thành phố du lịch hiện đại, ngăn chặn các tệ nạn xã hội do hoạt động du lịch tạo ra.
Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc, xây dựng và cải tạo mạng lưới cấp điện cho các khu đô thị và du lịch Cung cấp đầy đủ nước sạch đáp ứng yêu cầu của du lịch Mở rộng, cải tạo hệ thống thoát nước.
Bảo tồn và phát triển các điểm du lịch, các di tích lịch sử văn hóa.
Giải pháp quản lý Nhà nước về sản phẩm du lịch
Phát triển sản phẩm giá trị cao, độc đáo và sáng tạo, phát huy lợi thế so sánh vùng là giải pháp bền vững Theo đó, cần có một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có và phát triển đa dạng hóa sản phẩm mới, có giá trị kinh tế cao như sau:
Đối với sản phẩm hiện có: o Đánh giá lại hiệu quả của toàn bộ sản phẩm du lịch hiện đang được cung cấp phục vụ du khách thông qua đánh giá sự hài lòng của họ về sản phẩm, hiệu quả kinh tế cho đầu tư phát triển loại sản phẩm đó thông qua một số tiêu chí như: Chất lượng, giá cả, mẫu mã, hình dáng sản phẩm, thái độ phục vụ, mức độ quan tâm của du khách đến với sản phẩm, mức chi tiêu đối với sản phẩm,
… o Phân loại sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố, định vị sản phẩm chủ lực, sản phẩm bổ sung, sản phẩm thay thế để làm căn cứ phân bổ nguồn lực đầu tư hợp lý, hỗ trợ công tác quy hoạch, định hướng thu hút đầu tư nhằm khai thác tối đa hiệu quả các nguồn lực. o Tổ chức đan xen các hoạt động du lịch với nhau phù hợp theo mùa, theo sự kiện nhằm khai thác hợp lý nguồn lực, hạn chế sự quá tải dẫn đến suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường. o Cuộc thi quốc tế của Bà Rịa - Vũng Tàu là một loại hình sản phẩm du lịch đặc thù, mang tính độc đáo, có giá trị văn hóa cao Lượng du khách về Bà Rịa - Vũng Tàu trong những ngày hội này rất đông Để duy trì và nâng cao chất lượng chương trình, một sản phẩm đặc thù, tỉnh cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa về đội tuyển tham gia, người dẫn chương trình, các hoạt động hỗ trợ, công tác thu gom, rác thải, an ninh trật tự,… o Củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch biển đảm bảo lợi thế cạnh tranh, coi đây là sản phẩm chủ lực của thành phố Tổ chức lại khu phố mua sắm, phố ẩm thực đêm để đáp ứng nhu cầu du khách lưu trú Loại hình này đã tổ chức nhưng không duy trì, hiệu quả không cao do sản phẩm quá nghèo nàn,trùng lặp, chất lượng thấp và giá cả quá cao Nâng cao chất lượng bãi tắm, tiếp tục xây dựng các bãi tắm du lịch kiểu mẫu Tổ chức các sự kiện du lịch, thể thao biển, các hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng và các hoạt động khác tại bãi tắm Tiếp tục tổ chức các dịch vụ du lịch trên biển ngày càng có chất lượng cao Chú trọng hơn nữa công tác vệ sinh môi trường tại các bãi biển. Đầu tư về số lượng và chất lượng các khu nhà vệ sinh công cộng, đáp ứng lượng du khách tại các khu bãi tắm, tránh tình trạng đầu tư “cho có” mà không đưa vào sử dụng như thông tin đã phản ảnh trên phương tiện thông tin đại chúng.
Phát triển sản phẩm mới: o Tổ chức cuộc thi ý tưởng phát triển sản phẩm du lịch để lựa chọn danh mục sản phẩm du lịch tiềm năng Bà Rịa - Vũng Tàu đã từng tổ chức cuộc thi ý tưởng về sản phẩm du lịch nhưng chất lượng chưa cao, chưa độc đáo, sáng tạo. o Hình thành các khu bán hàng lưu niệm, giải trí và các dịch vụ phục vụ du khách khu vực ven biển. o Thu hút đầu tư phát triển khu vui chơi giải trí cao cấp nhiều thể loại phục vụ đối tượng du khách quốc tế và du khách trong nước có mức chi trả cao Các loại hình vui chơi giải trí cũng phải được nghiên cứu cho phù hợp với điều kiện của địa phương để khai thác có hiệu quả.
Giáp pháp quản lý Nhà nước về môi trường
Xây dựng đề án bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực ứng phó với các sự cố môi trường tại các khu du lịch, điểm du lịch; nghiên cứu xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn bền vững về môi trường trong du lịch phù hợp với tình hình phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thực hiện đánh giá chất lượng các dự án ảnh hưởng tới môi trường du lịch; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về công nghệ, thiết bị, quy trình vận hành, hệ thống xử lý nước thải và khả năng ứng phó sự cố môi trường của các cơ sở kinh doanh du lịch Song song với những chính sách khuyến khích hoạt động phát triển du lịch bền vững, cần có biện pháp chế tài đối với những tổ chức du lịch thiếu trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
Khu vực bờ biển Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tư rất nhiều cho hoạt động du lịch Để phát triển bền vững du lịch vùng biển, cần xây dựng quy chế quản lý và kiểm soát chất thải, chống xói mòn bãi, bảo vệ rạn san hô và các hệ sinh thái nhạy cảm khác.
Xây dựng các quy chế sử dụng mặt nước, tàu thuyền du lịch câu cá, bơi lội, khu tắm biển văn minh, khu vực kinh doanh dịch vụ nhà hàng, hạn chế sự phát triển tràn lan các cơ sở kinh doanh ăn uống bình dân như hiện nay.
Phát triển du lịch cộng đồng cụ thể là xây dựng làng du lịch, khôi phục các làng nghề, thủ công truyền thống, chọn “điểm đến” để tạo ra các điểm tham quan du lịch mới, tăng trải nghiệm cho du khách.
Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, xây dựng các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức đến người dân địa phương về phát triển du lịch bền vững, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào mọi hoạt động liên quan đến phát triển du lịch.
Khó khăn hiện nay trong công tác quản lý và khai thác tài nguyên du lịch là chồng chéo,trách nhiệm không rõ ràng Do vậy, cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc quản lý tài nguyên du lịch; quy định cụ thể các điều kiện, trách nhiệm và các chế tài xử lý vi phạm cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia khai thác tài nguyên du lịch
Giải pháp quản lý Nhà nước về xã hội
Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên ngành, đặt ra yêu cầu cần thiết phải có sự phối hợp, cùng tham gia của các Sở, ban, ngành, các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi trong việc khai thác, sử dụng các nguồn lực hiệu quả, thúc đẩy cho ngành Du lịch phát triển bền vững Giải pháp thành lập Quỹ phát triển du lịch thành phố trên cơ sở đóng góp của các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch góp phần cho công tác xã hội hóa, chia sẻ kinh phí và cùng với thành phố phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là cần thiết.
Nhà nước tạo mọi điều kiện cho người dân tham gia vào việc hình thành sản phẩm du lịch mới gắn liền với cuộc sống người dân, cải thiện thu nhập, hạn chế việc khai thác tài nguyên phục vụ cuộc sống mưu sinh của họ.
Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tham gia đóng góp, đầu tư các công trình phúc lợi, hoạt động an sinh xã hội, nâng cao nhận thức về du lịch bền vững, ưu tiên tuyển dụng và đào tạo lao động địa phương vào các hoạt động du lịch, thậm chí ở các vị trí quản lý.
Bảo đảm quyền lợi của cộng đồng cư dân tham gia vào việc bảo tồn các giá trị văn hoá, được hưởng lợi ích từ các sản phẩm du lịch.
Tiếp tục duy trì và củng cố hoạt động Đội vệ sinh môi trường chuyên làm nhiệm vụ vớt rong rêu, rác thải trên các tuyến sông và biển đảm bảo môi trường luôn sạch đẹp trong và ngoài khu du lịch; Đội quản lý an ninh trật tự nhằm xử lý kiên quyết các tình trạng chèo kéo, tranh giành khách.
Thông qua các tổ chức đoàn thể như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Đoàn Thanh niên tổ chức tuyên truyền cho người dân địa phương tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch, công tác bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch; tham gia vệ sinh môi trường tại các khu du lịch, khu vui chơi giải trí trên địa bàn họ sinh sống.
Doanh nghiệp du lịch là nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du khách, là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch Doanh nghiệp du lịch cần thực hiện những giải pháp sau để góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển theo hướng bền vững:
Tích cực tham gia vào hoạt động du lịch bền vững theo chủ trương của chính quyền địa phương Thực hiện kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Tăng cường sự đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng và loại bỏ những hoá chất trong việc chăm sóc cơ sở du lịch Dần dần sử dụng những nguyên vật liệu phục vụ trong phát triển hoạt Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ tiên tiến trong việc tiết kiệm nguồn năng lượng,hướng tới sử dụng năng lượng từ gió, mặt trời và các nguồn khác, góp phần giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.
Thực hiện công tác quảng bá, tiếp thị “xanh” như quảng cáo các sản phẩm du lịch giảm thiểu thiệt hại cho môi trường, cung cấp thông tin trung thực và giáo dục tuyên truyền cho du khách về những tác động đến tài nguyên bởi sự có mặt của họ.
Cam kết không tăng giá trong mùa du lịch Cùng với cộng đồng địa phương chia sẻ lợi tức từ hoạt động du lịch mang lại, giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập người lao động góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội với chính quyền địa phương.
Trang bị đầy đủ kiến thức cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, đội ngũ lao động trong ngành du lịch về đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp và đặc biệt là trang bị kiến thức hiểu biết toàn diện về lịch sử, văn hóa, ngoại ngữ, giữ vai trò như một PR về du lịch.