MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TRUNG ĐÔNG ĐẾN VIỆT NAM VĂN HÓA DU LỊCH TRUNG ĐÔNG CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TRUNG ĐÔNG
Trang 1MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TRUNG ĐÔNG
ĐẾN VIỆT NAM
Phan Thị Xuân Hoa1
1 Công ty liên doanh khách sạn Saigon Inn (Khách sạn New World Sài Gòn),xuanhoa.phanthi@gmail.com, 0938512250
TÓM TẮT
Nhờ vào khí hậu ấm áp quanh năm, cảnh sắc tuyệt đẹp cùng với các di tích lịch sử văn hóa, di sản thiên nhiên nổi tiếng, nền ẩm thực đặc sắc và tình hình chính trị an toàn mà đất nước Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn với rất nhiều du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là du khách ở các quốc gia phát triển và khu vực Trung Đông Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, dân số Hồi giáo của thế giới sẽ tăng gấp đôi so với dân số không theo đạo Hồi trong hai thập kỷ tới và du lịch Hồi giáo sẽ tiếp tục là một trong những ngành du lịch phát triển nhanh nhất trên thế giới Dự báo đến năm 2030, thị trường Halal toàn cầu sẽ đạt 10 nghìn tỷ USD so với 1 nghìn tỷ USD năm 2014 Và thị trường khách Hồi giáo được dự báo sẽ chiếm trọn một phần tư chi tiêu du lịch toàn cầu [11] Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, lượng khách du lịch từ các quốc gia khu vực Trung Đông đến Việt Nam có tăng nhưng vẫn còn thấp Chính vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp thu hút khách du lịch Trung Đông đến Việt Nam”
Từ khóa: du lịch, khách du lịch, giải pháp, thu hút, Trung Đông, Việt Nam
SOME SOLUTIONS ATTRACTING MIDDLE EAST TOURISTS TO VIETNAM
ABSTRACT:Based on the year-round warm climate, beautiful scenery along with famous historical and cultural relics, famous natural heritages, unique cuisine and safe political situation, Vietnam has become one of attractive destination with a lot of domestic and foreign tourists, especially tourists in developed countries and the Middle East region According to the International Monetary Fund, the world's Muslim population will double that of the non-Muslim population in the next two decades and Muslim tourism will continue to be one of the fastest growing tourism industries in the world It is forecasted
Trang 2that by 2030, the global Halal market will reach 10 trillion USD compared to 1 trillion USD in 2014 And the Muslim tourist market is forecast to account for a quarter of global tourism spending [11] However, in recent years, the number of tourists from Middle Eastern countries to Vietnam is still low Therefore, the author decided to choose the topic
"Some solutions to attract Middle Eastern tourists to Vietnam"
Keywords: tourism, tourists, solutions, attraction, Middle East, Vietnam
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch là ngành kinh tế phát triển nhanh và ngày nay đã trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu của nhiều địa phương và quốc gia trên thế giới Du lịch không những tạo ra nguồn tài chính khổng lồ cho đất nước mà còn mang đến nhiều việc làm cho người dân, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ nói chung, phát triển cơ sở hạ tầng và còn góp phần thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia Trung Đông là khu vực có số lượng dân số theo đạo Hồi chiếm hơn 90%, tức khoảng 300 triệu tín đồ hoặc 1/4 tổng số tín đồ Hồi Giáo trên toàn thế giới Do vậy, việc xây dựng và phát triển các sản phẩm dịch vụ phù hợp với văn hóa tôn giáo Đạo Hồi, đồng thời đưa ra những chiến lược đúng đắn kịp thời trên nhiều khía cạnh để thu hút khách du lịch nói chung và khách Đạo Hồi nói riêng là vô cùng quan trọng và qua đó góp phần mang lại sự phát triển kinh tế, văn hóa bền vững cho đất nước
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH, KHÁCH DU LỊCH VÀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH:
2.1 Khái niệm về du lịch:
Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau
Trang 3Luật Du lịch Việt Nam 2005 đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hợp
Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư
Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống
Như vậy, du lịch là những hoạt động có liên quan đến những chuyến đi tính cả tập thể và cá nhân của con người Nó có mối liên hệ mật thiết với nhiều nhóm ngành khác, đặc biệt là những nhóm ngành dịch vụ Bởi có sự liên kết với nhau nên chúng sẽ luôn tác động ảnh hưởng qua lại Ngành du lịch hiện mang lại rất nhiều cơ hội việc làm, mức thu nhập tốt dành cho người lao động
2.2 Khái niệm về khách du lịch:
Theo một số nhà nghiên cứu, khái niệm khách du lịch lần đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỉ XVIII tại Pháp và được hiểu là: "Khách du lịch là những người thực hiện một cuộc hành trình lớn''.[2]
Vào đầu thế kỉ XX, nhà kinh tế học người Áo, Josef Stander định nghĩa: "Khách du lịch là những hành khách đi lại, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế''
Trang 4Tại điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam (2005) qui định: "Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến'' [7]
2.3 Hoạt động thu hút khách du lịch của điểm đến:
Để thực hiện các giải pháp thu hút khách du lịch hiệu quả, cần phải tổ chức nghiên cứu thị trường và xác định thị trường mục tiêu Việc này giúp cho các tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch, các quốc gia tổ chức hoạt động xúc tiến thu hút du khách có thể tiết kiệm thời gian và chi phí tiếp cận được tới thị trường khách du lịch phù hợp với sản phẩm du lịch hiện có hoặc sẽ phát triển trong tương lai Sau đó nhà cung cấp dịch vụ du lịch sẽ cân nhắc phục vụ thị trường mục tiêu như thế nào
Hình ảnh điểm đến có thể được hiểu như là một hệ thống các niềm tin, ý tưởng và ấn tượng mà người ta có về một nơi hay một điểm đến nào đó (Crompton, 1979) Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có một sự tương quan giữa hình ảnh điểm đến và sự hài lòng của du khách sau khi trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ (Ibrahim và Gill, 2005)
Có thể nói, một điểm đến càng có khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách thì điểm đến đó càng có cơ hội để được du khách lựa chọn Điều này phù hợp với quan điểm của Mayo and
Jarvis (1981) cho rằng khả năng thu hút của điểm đến là “khả năng của điểm đến mang lại các lợi ích cho du khách” [4]
III THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TRUNG ĐÔNG ĐẾN VIỆT
NAM:
Theo thống kê, với tốc độ tăng trưởng dân số Hồi giáo khoảng 2,9%/năm thì số lượng tín đồ Hồi giáo sẽ chiếm khoảng 30% dân số thế giới vào năm 2025 Như vậy thị trường này ngày càng phát triển nhanh chóng
Khách du lịch từ khu vực Trung Đông được đánh giá là có khả năng chi trả cao cùng nhu cầu du lịch lớn Trong những năm qua, Thái Lan đã và đang làm khá tốt trong việc thu hút lượng khách từ khu vực này Lượng khách Trung Đông đi du lịch nước ngoài tăng gấp 4,5 lần trong giai đoạn 1990 – 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân khách outbound tại khu vực
Trang 5này trong giai đoạn 2000 - 2010 cao nhất thế giới, đạt 9,9% (tốc độ trung bình của cả thế giới là 6,5%) Hiện nay, ở khu vực Đông Nam Á, khách du lịch Trung Đông chủ yếu đến Malaysia và Indonesia do có sự tương đồng về văn hóa và tôn giáo (Hồi giáo)
Theo Vnexpress cho biết người dân Kuwait mỗi năm chi tiêu khoảng 13 tỷ USD cho du lịch, cao nhất trong các nước vùng Vịnh Thái Lan, Malaysia và Indonesia là những nước ở Đông Nam Á đã thành công trong thu hút khách du lịch Kuwait Riêng Thái Lan năm ngoái đón khoảng 70.000 lượt, còn Việt Nam khoảng 700 khách mỗi năm [12]
Trong những năm trở lại đây, lượng khách du lịch từ các quốc gia khu vực Trung Đông đến Việt Nam tuy có tăng theo từng năm nhưng vẫn ở mức thấp; chủ yếu từ các nước Israel, Iran, Ai Cập, Kuwait Nguyên nhân một phần là do thông tin về Du lịch Việt Nam vẫn chưa đến được với thị trường khách du lịch này; giá vé máy bay còn ở mức cao, ít nhà hàng và món ăn phục vụ nhóm khách du lịch theo đạo Hồi, thủ tục xin visa du lịch tốn nhiều thời gian
Khách từ các nước Trung Đông đến Việt Nam chủ yếu theo loại hình nghỉ dưỡng, khám phá di sản; một số điểm đến chính là Hạ Long, Sapa, Hội An, Mỹ Sơn, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội… Việt Nam có một số điều kiện thuận lợi thu hút khách từ thị trường này: an ninh, an toàn được đảm bảo; tài nguyên du lịch phong phú, phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách; mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước Trung Đông…
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế chưa khắc phục kịp thời ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút khách du lịch Trung Đông khi đến Việt Nam Đầu tiên phải kể đến là Việt Nam còn thiếu nhiều những cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ khách du lịch đạo Hồi, đặc biệt thiếu hệ thống nhà hàng phục vụ các món ăn được chế biến theo tiêu chuẩn Hồi giáo (Hala food) Người theo đạo Hồi ăn với chế độ Halal Không ăn thịt lợn, các chế phẩm từ lợn, huyết động vật và thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức Họ cũng kiêng ăn các loại gia cầm có thể bay, động vật lưỡng cư và động vật ăn tạp như chó, mèo, chuột … Người Hồi giáo chỉ ăn thịt dê, cừu, trâu, bò, gia cầm…Những món ăn này được chế biến theo quy định riêng của Islam giáo hay còn gọi là đồ ăn Halal Ngoài ra, Việt Nam vẫn còn thiếu các loại hình hoạt động giải trí, vui chơi dành cho khách Đạo hồi, quy mô
Trang 6quản lý chưa cao, chưa hiện đại Các điểm mua sắm còn nghèo nàn, chủng loại chưa phong phú Hàng hóa chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc Số lượng khách sạn chất lượng cao chuyên phục vụ cho khách Hồi giáo chưa nhiều Giao thông Việt Nam còn lộn xộn, số lượng xe máy nhiều nên môi trường ô nhiễm, người điều khiển các phương tiện giao thông còn ẩu Vệ sinh nơi công cộng chưa cao Việt Nam có chính trị ổn định nhưng chưa được xem là “An toàn” vì nạn giật túi xách, chèo kéo, chặt chém, móc túi… vẫn còn tồn tại phổ biến
IV CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TRUNG ĐÔNG ĐẾN VIỆT NAM:
4.1 Về nhà hàng, khách sạn:
Người Hồi giáo khi đến Việt Nam thường gặp khó khăn khi tìm nguồn thực phẩm có chứng nhận Halal, và họ phải mua với giá đắt gấp đôi so với thực phẩm thông thường Họ yêu cầu dây chuyền sản xuất thịt không được dùng chung với các quy trình khác, để bảo đảm thực phẩm chế biến thuần khiết Halal Các đoàn khách Hồi giáo đến Việt Nam đều đòi hỏi khách sạn phải có bộ đồ nấu nướng, ăn uống riêng, đầu bếp cũng phải là người Hồi giáo Thậm chí, trong khi nấu nướng cho người Hồi giáo, khu bếp không được có người lạ vào Các doanh nghiệp phục vụ du lịch cần có chứng nhận Halal để phục vụ đối tượng khách này Vì vậy, cần đẩy mạnh phát triển hơn nữa các dịch vụ du lịch thân thiện với người Hồi giáo hơn ví dụ nhà hàng ăn Halal, khách sạn Halal, Tour du lịch Halal … để thu hút nhiều hơn khách du lịch Hồi giáo đến Việt Nam Mở mới nhà hàng hoặc bổ sung vào thực đơn những món ăn đặc trưng ẩm thực Halal
- Khi làm thủ tục check-in cho khách nữ, khách sạn nên cử nhân viên lễ tân nữ phục vụ Khách hàng nữ sẽ không giao tiếp với nhân viên nam do quy định của đạo Hồi không cho phép phụ nữ giao tiếp với đàn ông lạ
- Khi hướng dẫn đường đi hoặc chỉ dẫn thì dùng cả bàn tay, ngón cái úp vào lòng bàn tay
Trang 7- Khi nhận hộ chiếu hoặc đưa đồ vật - dùng tay phải hoặc cả hai tay, tay trái nằm dưới bàn tay phải Khi bắt tay thì tuyệt đối không dùng tay trái
- Khu vực sảnh cần có phòng hành lễ dành cho người theo đạo Hồi Nếu không có phòng hành lễ thì nên dành một khu vực có sẵn khăn vải sáng màu để khách hành lễ Khi khách hành lễ cần tránh đi qua trước mặt họ
- Nhân viên lễ tân và ở tiền sảnh cần chuẩn bị các thông tin liên quan đến các thánh đường Hồi giáo trong vùng, các nhà hàng dành cho người Hồi giáo, các nơi mua sắm dành cho người Hồi giáo để sẵn sàng hướng dẫn khách hàng
➢ Khu vực nhà hàng ăn uống:
- Cần có khu vực dành cho khách đạo Hồi cách biệt với các nhóm khách hàng khác Lưu ý, khách nam và khách nữ có thể ngồi ăn riêng
- Cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt trong chế biến món ăn cho khách Đạo hồi - Thực đơn cho khách theo đạo Hồi: bữa sáng thông thường gồm súp mì, súp hải sản, súp gà, bánh bao, sữa tươi, cà phê, nước chè, hoa quả các loại; bữa chính thường gồm sa-lát rau trộn, dưa chuột ngâm xốt, súp bò với rau, súp mì hải sản, sate cừu, tôm xào lạc, cá bỏ lò, thịt bò viên xốt cà chua, đùi gà nấu dứa, cơm trắng, bánh gato nhỏ, mỳ xào, canh củ sen nấu bò băm, canh chua đậu phụ, hoa quả tươi…
- Tốt nhất, khách sạn nên bố trí nhân viên theo đạo Hồi để giám sát hoặc phục vụ khi có khách đạo Hồi tới lưu trú
➢ Khu vực buồng ngủ trong khách sạn:
- Trong ngăn kéo phòng ngủ dành cho khách Hồi giáo nên có cuốn kinh Koran Đối với người Hồi giáo, đây là hành động thể hiện sự trân trọng và quan tâm khách hàng - Trong phòng set up thảm cầu nguyện (prayers mats) và mũi tên qeblah chỉ cho khách hướng để cầu nguyện
- Minibar không được để đồ uống có cồn - Cung cấp áo tắm dành cho phụ nữ Hồi giáo sử dụng tại bể bơi, spa hoặc bãi biển Nhân viên phục vụ phòng cho khách đạo Hồi nên là nhân viên nữ để không vi phạm các quy định của đạo Hồi
Trang 8- Tivi cần có kênh truyền hình Hồi giáo để khách hàng cập nhật thông tin
4.2 Về công tác xúc tiến, quảng bá:
Hiện tại, các hoạt động quảng bá, xúc tiến tại các nước Trung Đông còn chưa nhiều, thông tin về du lịch Việt Nam tại các thị trường này còn mờ nhạt; nên cần quan tâm nhiều hơn nữa các hoạt động xúc tiến quảng bá
Thường xuyên tổ chức các chuyến famtrip, presstrip cho các đối tác trong khu vực Trung Đông đến tham quan, đánh giá các điểm du lịch của Việt Nam
Khách du lịch Trung Đông sử dụng internet rất nhiều và các doanh nghiệp du lịch cần có kế hoạch thiết kế, thành lập, sử dụng các trang web làm cổng thông tin du lịch Việt Nam nhằm thu hút khách hiệu quả hơn Có thể lập một website giới thiệu du lịch Việt Nam bằng tiếng Ả-rập để thu hút khách
Công tác quảng cáo, thiết kế nhãn bao bì sản phẩm không đi ngược lại các nguyên tắc luật Hồi giáo: không quảng cáo các hình ảnh nhạy cảm liên quan đến phụ nữ, tôn giáo khác trên bao bì sản phẩm
Khuyến khích quảng bá các Tour du lịch cho các đoàn khách người Hồi giáo Tích cực tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, nhờ đại sứ quảng bá ẩm thực Việt Nam hay đăng cai tổ chức Lễ trao giải phim Bollywood
Thành lập câu lạc bộ Những địa phương đón khách Trung Đông để tạo diễn đàn trao đổi, học tập kinh nghiệm hợp tác đầu tư
Nghiên cứu khả năng thành lập Văn phòng Đại diện Du lịch Việt Nam tại các quốc gia Trung Đông nhằm quảng bá và tiếp cận thị trường du lịch này
Tổng cục Du lịch Việt Nam nên thường xuyên tổ chức các Lễ hội ẩm thực Việt Nam tại các nước Trung Đông trên cơ sở phối hợp giữa Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam tại Trung Đông và Vietnam Airlines Bên cạnh đó cần tổ chức các chương trình dạy nấu ăn món Việt, thi nấu ăn món Việt tại vùng đất này, từ đó nhằm đem đến cho du khách tiềm năng một hình ảnh Việt Nam rõ nét hơn thông qua thông điệp ẩm thực
4.3 Về sản phẩm dịch vụ và giá cả:
Trang 9Cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng và phát huy những điểm mạnh vốn có của Việt Nam Xem xét xây dựng và quảng bá các sản phẩm du lịch chữa bệnh, sinh thái, ẩm thực và mua sắm Đây là những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách du lịch Trung Đông Nên thành một khu tập trung buôn bán, ăn uống sầm uất dành riêng cho đối tượng khách này
Việt Nam cần phối hợp với Thái Lan, Lào và Campuchia và Myanmar để khách du lịch Trung Đông đến các nước này đi du lịch có thể chuyển tiếp đến Việt Nam hoặc ngược lại Cần xây dựng các sản phẩm liên hợp tiếp nối chuyến và có cơ chế chính sách tốt cho các chương trình du lịch liên kết ba nước Đông Dương
Cần có sự phối hợp giữa các ngành trong việc tạo ra cơ chế về giá linh hoạt và phù hợp nhằm nâng cao tính cạnh tranh với các điểm đến trong khu vực
Cần phát triển đồng thời kênh phân phối trực tiếp (đặt qua các trang web online) và kênh phân phối gián tiếp (các hãng lữ hành du lịch) để khách du lịch Trung Đông có thể dễ dàng lựa chọn, so sánh giá cả, phương thức thanh toán đa dạng
4.4 Về nguồn nhân lực:
Hạn chế hiện nay của doanh nghiệp du lịch Việt là sự hiểu biết còn hạn chế về tín ngưỡng, phong tục, tập quán của các khách hàng Hồi giáo Các nhà hàng, khách sạn còn lúng túng, chưa nắm bắt được các quy định, tiêu chí rõ ràng để được chứng nhận Halal Nhân viên phụ vụ du lịch chưa nắm rõ các yêu cầu khắc khe của Đạo hồi Vì vậy, nên mở những lớp đào tạo ngắn hạn cho những cán bộ nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch những kiến thức về những điều cấm kị, văn hóa, ẩm thực, tôn giáo của các quốc gia Trung Đông Hướng dẫn các khóa về ngôn ngữ, về đất nước và con người nơi đây
Nên xem xét triển khai đưa ẩm thực Trung Đông (Hồi giáo) vào trong giáo trình giảng dạy nghề nấu ăn tại các trường trung cấp và cao đẳng nghề du lịch
4.5 Về cơ sở hạ tầng:
Trang 10Mở đường bay thẳng tới Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh - hút khách Trung Đông đến Việt Nam,thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động du lịch và giao lưu giữa các nước
Cần khắc phục các nhược điểm như hạ tầng kém, công trình kiến trúc không được bảo tồn tốt, các dịch vụ phụ trợ như dịch vụ y tế cho khách du lịch còn non kém…
4.6 Về cơ chế, chính sách:
Cần tăng cường phối hợp liên ngành nhằm giải quyết những khó khăn liên quan đến chính sách, pháp luật của nhà nước về thị trường khách du lịch Trung Đông; cải tiến quy trình cấp visa tại cửa khẩu, hoặc visa trực tuyến (E-visa), xây dựng lộ trình miễn visa cho công dân các nước Trung Đông vào Việt Nam Đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh; đẩy mạnh hợp tác quốc tế…
Phối hợp với Cục Xuất nhập cảnh (Bộ Công an), đặc biệt là bộ phận lưu trữ thông tin về công dân nước ngoài vào Việt Nam để có thông tin đầy đủ, chính xác về lứa tuổi, nghề nghiệp, mục đích, điểm đến của khách du lịch Trung Đông đến Việt Nam, từ đó có thể đánh giá đầy đủ về thị trường này và đưa ra hành động phù hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển nguồn khách
Đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, nhất là trong mùa cao điểm Phòng ngừa triệt để hành vi trộm cắp, lừa đảo, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, taxi dù,… để xây dựng Việt Nam trở thành một điểm đến uy tín, an toàn đối với du khách
KẾT LUẬN
Ngày nay ngành du lịch ở mỗi quốc gia phải hoạt động trong một môi trường kinh tế đầy biến động, nhiều đối thủ cạnh tranh, cùng với hàng loạt các yêu cầu khắc khe của khách hàng Ngành du lịch Việt Nam nếu muốn tồn tại, phát triển và đạt được mục tiêu đề ra thì phải không ngừng nghiên cứu, đưa ra các giải pháp thích hợp để thu hút khách, làm tăng doanh thu và còn định vị được thương hiệu của mình trên thị trường
Việc nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích hoạt động thu hút khách hàng ở các quốc gia Trung Đông sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn thực tế nhất để có thể tránh hoặc hạn chế những