1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích cơ sở lý luận của quan Điểm toàn diện và lịch sử cụ thể

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể
Tác giả Phan Thị Xuân Hoa
Thể loại Essay
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 52,99 KB

Nội dung

Phân tích cơ sở lý luận của quan Điểm toàn diện và lịch sử cụ thể Triết học: quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể, ví dụ minh họa

Trang 1

Tên: Phan Thị Xuân HoaLớp: 20SDL21

MSSV: 2041890038 -

Câu 1: Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể Rút ra ý nghĩa đối với công việc anh (chị) đang đảm nhiệm?

- Quan điểm toàn diện:

Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ rất đa dạng và phong phú: có mối liên hệ bên trong, mối liên hệbên ngoài; có những mối liên hệ chung của toàn bộ thế giới hoặc trong những lĩnh vực rộng lớn của thế giới lại có những mối liên hệ riêng từng lĩnh vực, từng sự vật, từng hiện tượng riêng biệt; có mối liên hệ trực tiếp giữa hai hoặc nhiều sự vật, hiện tượng với nhau,và có những mối liên hệ gián tiếp, trong đó các sự vật, hiện tượng liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau thông qua một hay nhiều khâu trung gian mới phát huy được tác dụng; có mối liên hệ tất nhiên, ngẫu nhiên; mối liên hệ cơ bản, thuộc về bản chất của sự vật, đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, cũng có những mối liên hệ không cơ bản, chỉ đóng vai trò hỗ trợ, bổ sung cho sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng Các mối liên hệ này tồn tại phổ biến trong tự nhiên, trong xã hội loài người cũng như trong ý thức của con người

Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới Bởi lẽ, bản chất của thế giới là vật chất Vật chất có thuộc tính chung nhất là tồn tại khách quan Các sự vật trong thế giới đa dạng đến đâu thì cũng chỉ là những hình thức tồn tại cụ thể của vật chất, chúng đều chịu sự chi phối của quy luật vật chất, nên chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau

Vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trên thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật,hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật,

Trang 2

hiện tượng, chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sựvật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luậtcủa nó Như vậy, “muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứutất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật đó” (Lenin).

Đồng thời quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phảibiết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liênhệ tất nhiên…để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằmđem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân Đương nhiên, trong nhận thức vàhành động, chúng ta cũng cần lưu ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ ởnhững điều kiện nhất định

Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta vừaphải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó, vừa phải chú ý tới những mối liên hệ giữasự vật ấy với các sự vật khác Từ đó ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, cácphương tiện khác nhau để tác động vào sự vật nhằm đem lại hiệu quả cao nhất

Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện đòi hỏi, để nhận thức được sự vật cần phải xem xét nótrong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người Ứng với mỗi con người, mỗi thờiđại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh đượcmột số lượng hữu hạn những mối liên hệ Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ làtương đối, không đầy đủ trọn vẹn Ý thức được điều này, chúng ta mới tránh được việctuyệt đối hóa những tri thức đã có về sự vật và tránh xem nó là những chân lí bất biến,tuyệt đối không thể bổ sung, không thể phát triển Để nhận thức được sự vật, cần phảinghiên cứu tất cả các mối liên hệ, cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt để đề phòng chochúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc

- Quan điểm lịch sử cụ thể:

Trang 3

Quan điểm này cho rằng mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều tồn tại, vận động và phát triển trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể, xác định, những điều kiện này sẽcó ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc điểm của sự vật Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tạitrong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể khác nhau thì tính chất, đặc điểm của nó sẽ khác nhau, thậm chí có thể làm thay đổi hoàn toàn bản chất của sự vật

Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong các mối quan hệ và tình huống xác định, các giai đoạn vận động, phát triển xác định; cũng tức là: khi nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải tránh quan niệm chung chung trừu tượng, thiếu tính xác định lịch sử - cụ thể; tránh chiết trung, nguỵ biện

Đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển Một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không phải là luận điểm khoa học trong điều kiện khác Chẳng hạn, thường thường trong các định luật của hoá học bao giờ cũng có hai điều kiện: nhiệt độ và áp suất xác định Nếu vượt khỏi những điều kiện đó định luật sẽ không còn đúng nữa Trong lịch sử triết học khi xem xét các hệ thống triết học bao giờ chúng ta cũng xem xét hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hệ thống đó.Triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ có ba tính chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng; nó không phụ thuộc vào ý thức của con người Tính phổ biếncủa mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào; ở bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liênhệ với những thành phần, những yếu tố khác Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau

Trang 4

thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau Có thể chia các mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, v.v Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng.

Rút ra ý nghĩa đối với công việc đang đảm nhiệm:

Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong công việc, quan điểm toàn diện và quan điểmlịch sử - cụ thể đã giúp chúng ta rất nhiều trong việc định hướng, phân tích, đánh giá sựvật, hiện tượng, con người, là “kim chỉ nam” để giúp chúng ta cải thiện chính bản thânmình trong mọi trường hợp

Ví dụ như trong mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau, chúng ta phải biết ứng xử saocho phù hợp với từng người, từng thời điểm Ví dụ như thời điểm nào chúng ta có thể đùagiỡn, hài hước, nói vui, chọc ghẹo…nhưng có những lúc chúng ta không nên hài hước,trong thời gian và không gian không phù hợp thì việc hài hước sẽ trở nên lố bịch Ngàyhôm đó, đồng nghiệp mình đang gặp chuyện buồn gia đình, mà mình cứ chọc ghẹo, đùavui thì rõ ràng là việc này không phù hợp

Hoặc quy định trong công ty là đi làm đúng giờ, nhưng hôm nay có một nhân viên vào trễgiờ 30p, bản thân làm quản lý tôi không la mắng nhân viên ngay lập tức vì anh ta phạmphải quy định của công ty, mà tôi phải xét sự việc này dựa trên quan điểm toàn diện vàlịch sử cụ thể…tôi hỏi lý do ở anh ta Có thể là anh bị bể bánh xe giữa đường hoặc ngườinhà anh ta bị bệnh anh ta phải chạy vội từ bệnh viện đến chỗ làm, điện thoại hết tiền màgiữa đường thì không có wifi nên anh không gọi báo tôi trước được… Điều này có nghĩalà tôi phải đặt sự việc này một cách toàn diện, đặt trong hoàn cảnh, thời gian, không gianphù hợp để xử lý vấn đề chứ không vội vàng quy chụp dễ dẫn đến phiến diện, sai lầm Trong quá trình quản lý nhân viên, tôi quan sát thấy hôm đó anh nhân viên A làm việc không được tốt, anh không hoàn thành công việc được giao trong ngày Như vậy, trước khi đánh giá anh là nhân viên dỡ (tệ/ không đạt), thì tôi nên xem xét nguyên nhân đó là gì, tôi cần xem xét chúng trong các mối liên hệ để xem nguyên nhân từ đâu để có cách

Trang 5

giải quyết, xử lý tốt Có thể ngày hôm ấy anh bị bệnh nên anh cảm thấy mệt trong người, vì vậy anh không thể làm việc tốt được Hoặc đêm hôm trước anh phải thức cả đêm vì con anh sốt, nên hôm nay anh không có tinh thần để làm việc tốt vì vừa lo cho con và vừamệt Cho nên, trước khi kết luận điều gì, tôi luôn có một cái nhìn bao quát, khách quan.Cũng trong cách quản lý và đánh giá nhân viên, ví dụ có 1 nhân viên mà trước mặt quản lý, anh luôn tỏ vẻ siêng năng, chăm chỉ, nhiệt tình Mặc dù vậy, trước khi đưa ra kết luận anh là người như thế nào, ta cũng phải đặt sự việc trong nhiều mối liên hệ Ví dụ, ta phải xem xét là trong lúc không có quản lý ở đó thì anh ta có vẫn chăm chỉ, nhiệt huyết hay không? Hay là anh ta chỉ tỏ vẻ bên ngoài, khi không có quản lý thì anh lười, đùng đẩy công việc? Hoặc khi nói chuyện với sếp thì anh ta vui vẻ, hòa nhã, còn khi nói chuyện với những người cùng cấp hoặc cấp dưới thì anh ta cộc cằn, thô lỗ… Như vậy, để đánh giá người tốt, kẻ xấu, nhân viên như thế nào chúng ta cần phải đặt trong nhiều mối liên hệ, mối liên hệ với cấp trên, mối liên hệ với người ngang cấp, mối liên hệ với cấp dưới, mối liên hệ với người trong bộ phận, mối liên hệ với người ngoài bộ phận, mối liên hệ với khách hàng, mối liên hệ với người thân…Tôi phải có một cái nhìn khách quan, bao quát, đặt ở không gian, thời gian, sự vật hiện tượng cụ thể để phân tích, đánh giá.

Hoặc trong kinh doanh với khách hàng, khách hàng không hài lòng về dịch vụ thì chúng ta có thể xem xét các nguyên nhân, chính vì các nguyên nhân đó đã dẫn tới kết quả là khách không hài lòng Chúng ta cần xem xét các nguyên nhân trong nhiều mối quan hệ chằng chịt để tìm ra giải pháp cho vấn đề

Hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần xuất phát từ thực tế khách quan, không xuất phát từ ý muốn chủ quan của mình Mọi thứ xảy ra đều có nguyên nhân khách quan của nó nên bản thân cần trực tiếp tìm ra các nguyên nhân khách quan bên trong bản thân sự vật hiện tượng, không áp đặt những suy đoán mang tính cá nhân duy ý chí của mình Vận dụng điều này trong công tác tuyển dụng, tôi cần khách quan trong đánh giá con người từ khâu tuyển chọn đến sắp xếp, phân công nhiệm vụ Trước hết, khi tuyển nhân sựtôi cần lên một kế hoạch chi tiết, trong đó vạch rõ các yêu cầu cụ thể đối với các vị trí cần tuyển Khi đã có một kế hoạch chi tiết như thế rồi thì tôi căn cứ trên những tiêu chí khách

Trang 6

quan đó để lựa chọn ứng viên và tổ chức thi tuyển (bao gồm cả phỏng vấn) Vận dụng phương pháp này sẽ giảm được chi phí không cần thiết cho việc loại bỏ rồi lại tuyển mới nhiều lần về sau cho cùng một vị trí Khi đã tuyển nhân sự với các năng lực cá nhân đúng với yêu cầu của các vị trí cần tuyển thì cần phân công công việc đúng với các năng lực màhọ có (đó là yếu tố khách quan, không thể áp đặt) Chẳng hạn, nếu một người không có năng lực làm tiếp thị, mà lại được phân công làm nhân viên tiếp thị thì nguy cơ thất bại là rất lớn Tất nhiên, với những người đa năng thì tôi lại cần vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể để sử dụng một cách hữu hiệu nhất

Như vậy, khi quản lý và đánh giá nhân viên tôi phải luôn gắn họ với những điều kiện, hoàn cảnh khách quan, không gian, thời gian cụ thể để tránh những sai lầm không đáng có Mọi sự tách rời quan điểm này đều mắc bệnh chủ quan, duy tâm trong quản lý Ví dụ tôi không thể khiển trách nhân viên mình không hoàn thành nhiệm vụ do những nguyên nhân bất khả kháng như do thời tiết bất thường, do bị cắt điện, nước… Hoặc tôi cũng không thể đánh giá nhân viên cuả mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ vì tôi có cảm tình đặc biệt với người đó, mặc dù người nhân viên đó thường xuyên đi làm trễ và hoàn thành công việc không đúng hạn

Ngoài ra, vận dụng phương pháp toàn diện là trong bất kỳ hoạt động nào tôi cũng cần có cái nhìn, cách xem xét sự vật hiện tượng trong vô vàn các mối liên hệ để có những nhận thức đúng và ra quyết định đúng đắn Tôi áp dụng điều này rất nhiều trong việc đề bạt thăng tiến cho một số nhân viên cấp dưới Khi đề bạt ai thăng tiến tôi luôn xem xét một cách toàn diện nhiều khía cạnh như năng lực thực tế của người đó, chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức… một cách khách quan chứ tôi không hề dựa vào tình cảm cá nhân hay mối quan hệ họ hàng…

Hơn nữa, khi vận dụng phương pháp lịch sử - cụ thể, tôi luôn ý thức được việc đặt con người trong hoàn cảnh cụ thể để giao nhiệm vụ cụ thể Ví dụ cùng là cấp bậc nhân viên phục vụ trong nhà hàng, nhưng tôi biết được khả năng, tính cách của các nhân viên là khác nhau…Nhân viên nào xinh đẹp, giỏi ngoại ngữ, nhanh nhẹn, ân cần thì tôi sẽ cho làm ở khu vực phục vụ khách, còn nhân viên nào yếu ngoại ngữ thì tôi sắp xếp cho công

Trang 7

việc hậu cần ở bên trong…Như vậy, tôi phải lựa chọn, giao việc cho từng người một cáchcụ thể để phát huy cao độ năng lực của từng người, để đạt hiệu quả cao nhất.

Câu 2: Vận dụng phương pháp luận của triết học duy vật biện chứng để lập luận quan điểm sau và rút ra ý nghĩa cho bản thân:

“Tôi nghĩ để làm kinh doanh, điều quan trọng nhất không phải là tiền mà là bạn có ý tưởng tốt và tìm được một nhóm người chia sẻ ý tưởng đó cùng bạn Không ai thành công một mình Một người có thể chạy rất nhanh, nhưng nếu muốn đi đường dài, bạn phải đi cùng người khác” Jackma.

Như chúng ta đã biết, hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng đó là:

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

- Nội dung lý thuyết

Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới, theo đó, các sựvật, hiện tượng trong thế giới dù có đa dạng, có khác nhau đến thế nào đi chăng nữa, thìcũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất

Các mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, chúng giữ những vai trò khácnhau quy định sự vật động, phát triển của sự vật, hiện tượng

- Phương pháp luận

Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng chúng

ta cần rút ra quan điểm toàn diện trong việc nhận thức cũng như trong hoạt động thực

tiễn.Cần lưu ý rằng, mọi sự vật đều tồn tại trong không gian, thời gian nhất định và mang dấu

ấn của không gian, thời gian đó Do vậy, chúng ta cần có quan điểm lịch sử - cụ thể khi

xem xét và giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra

Nguyên lý về sự phát triển

Trang 8

- Nội dung lý thuyết

Phát triển là một trường hợp đặc biệt của vận động

- Phương pháp luận

Tự nhiên, xã hội và tư duy đều nằm trong quá trình vận động và phát triển không ngừng.Bản chất khách quan đó của quá trình đòi hỏi chúng ta, để phản ánh đúng đắn hiện thực

khách quan, cần có quan điểm phát triển.

Khái quát ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vànguyên lý về sự phát triển, tức là phương pháp biện chứng trong việc nhận thức và hoạtđộng thực tiễn

Như vậy, để lập luận cho câu nói của Jackma: “Tôi nghĩ để làm kinh doanh, điều quantrọng nhất không phải là tiền mà là bạn có ý tưởng tốt và tìm được một nhóm ngườichia sẻ ý tưởng đó cùng bạn Không ai thành công một mình Một người có thể chạyrất nhanh, nhưng nếu muốn đi đường dài, bạn phải đi cùng người khác”, chúng ta

có thể hiểu như sau:

Câu nói trên trước hết xuất phát từ quan điểm toàn diện Trong kinh doanh, để thành

công cần có sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn, tạo ra sự tác động qua lại từ các nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan trong xuyên suốt quá trình kinh doanh của mình Đầu tiên, quan điểm trên đã nêu ra rằng chủ thể kinh doanh phải có ý tưởng Ý tưởng ở đây có nghĩa là cái gì đó “mới mẻ”, “độc đáo”, “lạ”…để tạo nên điểm nhấn của sự khác biệt, có tính đột phá Đồng thời, ý tưởng thì không thể mơ hồ, chung chung mà phải thiết thực, rõ ràng, cụ thể, bám sát thực tế cuộc sống, không ảo tưởng, bay bổng mà phải có

tính khả thi… Như vậy, ngoài tính toàn diện, quan điểm trên cũng bao hàm quan điểm lịch sử cụ thể.

Ngoài ý tưởng thì chủ thể kinh doanh còn phải tìm được một nhóm người chia sẻ ý tưởngđó Vì sao? Vì trong kinh doanh chúng ta thường cần nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó một cách hiệu quả Nguồn vốn nhiều hay ít còn tùy vào nội dung, lĩnh vực, quy mô mà

Trang 9

chúng ta kinh doanh Vì vậy, việc có một nhóm người củng chia sẻ, góp vốn, cùng nhau huy động nguồn vốn là một điều vô cùng cần thiết

Chính bản thân người làm kinh doanh cần phải có quyết tâm, ý chí, nghị lực…để biến ý tưởng ở trên trở thành hiện thực Để thực hiện được điều này, người làm kinh doanh phải có tri thức, tích cực, năng động, sáng tạo, đột phá, táo bạo, vững vàng, sẵn sàng đối diện với thử thách Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu cần phải gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ, ứng dụng tốt các thành tựu khoa học kỹ thuật…

Tiếp theo, chủ thể kinh doanh cần phải gắn với thị trường, nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, nhu cầu, thị hiếu và sự đón nhận của xã hội là rất quan trọng, vì suy cho cùng thì sản phẩm trong kinh doanh là để phục vụ cộng đồng và xã hội Nếu chúng ta chỉ làm một mình, mà không có ai ủng hộ, không ai chấp nhận sản phẩm đó của ta thì chắc chắn công ty đó sẽ không thể duy trì được lâu

Ngoài ra các điều kiện khách quan khách như cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính, môi trường không gian…tất cả những yếu tố này đóng vai trò tác động vàhỗ trợ cho doanh nghiệp

Như vậy, mỗi yếu tố trên đều có vai trò và tầm quan trọng riêng đối với chủ thể kinh doanh Chúng ta có thể thấy được rằng nếu chỉ một hoặc một vài yếu tố tự bản thân nó chưa thể giúp doanh nghiệp thành công Do đó, tất yếu cần có sự tương tác, hỗ trợ, cộng hưởng với nhau, trong đó yếu tố này là cơ sở tiền đề cho sự phát triển của yếu tố kia và ngược lại…như vậy thì chủ thể kinh doanh mới thành công được Qua đó ta có thể thấy rõ quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể qua việc cần phải xem xét tất cả các mặt, các yếutố, các mối liên hệ…để có thể đi đến thành công trong kinh doanh

Ta còn thấy mối quan hệ biện chứng giữa “cái riêng” và “cái chung” trong quan điểm

trên Mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi con người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên Cái chung là cái sâu sắc, thuộc bản chất, quy luật phổ biến.Trong kinh doanh, những ý tưởng mới ra đời, phải tìm người đi cùng mình, chấp nhận ý tưởng đó và phát triển, phổ biến nó thành cái chung, cái phổ biến…Thực tế đã chứng

Trang 10

minh rằng ngày xưa có rất nhiều người có tiền, có của cải vật chất nhưng nếu thiếu người đồng hành, thiếu người cùng ý chí thì cũng rất khó thành công Vì sao lại như vậy? Vì khi1 mình thì ta không thể nào có nhiều ý tưởng, không có đủ mối quan hệ, không có sự đóng góp ý kiến từ người khác, lúc này ta bị cô lập

Ngoài ra, quan điểm trên còn bao hàm quan điểm phát triển Trong kinh doanh, việc

thất bại là không thể nào tránh khỏi “Thất bại là mẹ của thành công” Thất bại không có nghĩa là kết thúc, là dấu chấm hết mà có thể xem nó như một bước lùi tạm thời trong xu hướng chung của sự phát triển Như vậy, người kinh doanh phải có sự chuẩn bị chu đáo trong trường hợp không thành công vì khả năng thất bại luôn có thể xảy ra Đây chính quy luật của sự phát triển

Như vậy, trong cuộc sống muốn thành công thì chúng ta không thể “một mình một ngựa” Việc chia sẻ, hợp tác luôn giúp chúng ta phát triển nhanh hơn Ví dụ khi làm việc tại công ty, ta không thể làm việc 1 mình, ta cần phải có sự hợp tác, trao đổi, hướng dẫn và làm việc cùng nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất Khi làm việc chung, chúng ta có thểchia sẻ kinh nghiệm cùng nhau, rút ra được những bài học và tiến bộ hơn rất nhiều so với việc làm một mình Điều này cũng giống như việc 2 con ngựa cùng kéo 1 cỗ xe, chúng sẽkhỏe hơn rất nhiều khi kéo cùng nhau chứ không phải kéo riêng lẻ Nhà soạn kịch Ben Jonson đã nói: “Một người chỉ biết tự học một mình giống như là một kẻ ngốc so với mộtbậc thầy khi người đó biết tự học trong mối quan hệ tương tác sẻ chia” Như vậy, khi làm việc hay học hỏi cùng nhau chúng ta sẽ dễ dàng cho ra những ý tưởng tốt Nếu mỗi ngườicó một suy nghĩ, cộng lại nhiều người sẽ có nhiều suy nghĩ, từ đó chúng ta luôn tạo được tiềm năng cho những suy nghĩ tuyệt vời…Cũng từ đó, chúng ta có thể ý thức được rằng “teamwork” là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong công việc và trong cuộc sống mà chúng ta cần vận dụng một cách hiệu quả

“Nếu tất cả mọi người cùng nhau tiến về phía trước, thì thành công sẽ tự nó đến” - Henry Ford

Ngày đăng: 02/09/2024, 22:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w