1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Thành Phần Loài Mối (Insecta Isoptera)Ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Và Đề Xuất Biện Pháp Phòng Trừ Mối Hại Công Trình Kiến Trúc..pdf

266 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Minh Đức NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI MỐI INSECTA: ISOPTERA Ở QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, THỪA THIÊN HUẾ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PH

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Minh Đức

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI MỐI (INSECTA: ISOPTERA) Ở QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, THỪA THIÊN HUẾ VÀ ĐỀ XUẤT

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỐI HẠI CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Minh Đức NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI MỐI (INSECTA: ISOPTERA)

Ở QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, THỪA THIÊN HUẾ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỐI HẠI CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

Chuyên ngành: Côn trùng học Mã số: 9420101.06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS Nguyễn Văn Quảng 2 PGS TS Trịnh Văn Hạnh

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Minh Đức

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy hướng dẫn Bởi trong quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận án, tôi luôn nhận

được sự động viên, chỉ bảo tận tình của PGS TS Nguyễn Văn Quảng, Bộ môn

Động vật Không xương sống nay là Bộ môn Động vật học ứng dụng, khoa Sinh

học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và PGS TS Trịnh Văn Hạnh, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình,

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và tạo mọi điều kiện của Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban Lãnh đạo khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng như của Ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Tôi thành tâm cảm ơn sự động viên, góp ý và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo; các cán bộ nhân viên của Bộ môn Động vật học ứng dụng, khoa Sinh học; các cán bộ khoa học và các bạn đồng nghiệp

Tôi cũng chân thành cảm ơn những trợ giúp của các bạn đồng nghiệp, các học viên cao học và sinh viên trong quá trình điều tra, thu mẫu

Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bố mẹ và vợ cùng các con, những người đã luôn bên cạnh động viên, hết lòng giúp đỡ và tiếp sức trong quá trình học tập, thực hiện luận án

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2021

NCS Nguyễn Minh Đức

Trang 5

i

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

Tính cấp thiết của đề tài 1

Mục tiêu của đề tài 2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

Những đóng góp mới của luận án 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI TRÊN THẾ GIỚI 5

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của mối 5

1.1.2 Tình hình nghiên cứu phòng trừ mối gây hại công trình kiến trúc 10

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI Ở VIỆT NAM 21

1.2.1 Tình hình nghiên cứu thành phần loài và phân bố của mối ở Việt Nam 21

1.2.2 Tình hình nghiên cứu phòng trừ mối hại công trình kiến trúc 26

1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 30 1.3.1 Tình hình nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của mối 30

1.3.2 Tình hình nghiên cứu phòng trừ mối hại công trình kiến trúc 31

1.4 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 33

Trang 6

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 37

2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 37

2.2.1 Thời gian nghiên cứu 37

2.2.2 Địa điểm điều tra thu thập mẫu mối 37

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu về thành phần loài mối 41

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu về phân bố của mối 48

2.3.3 Phương pháp nghiên cứu về phòng trừ mối hại công trình kiến trúc 50 2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 55

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 56

3.1 THÀNH PHẦN, CẤU TRÚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI MỐI Ở CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, THỪA THIÊN HUẾ 56

3.1.1 Thành phần loài mối ở khu vực nghiên cứu 56

3.1.2 Cấu trúc thành phần loài mối tại khu vực nghiên cứu 69

3.1.3 Đặc điểm hình thái các loài mối lần đầu ghi nhận ở Việt Nam 74

3.1.4 Đặc điểm thành phần loài mối của khu vực nghiên cứu so với các khu vực khác 88

3.2 PHÂN BỐ CỦA MỐI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 91

3.2.1 Phân bố thành phần loài mối theo đơn vị hành chính cấp tỉnh 91

3.2.2 Phân bố thành phần loài mối theo độ cao nghiên cứu 95

3.2.3 Phân bố thành phần loài mối theo sinh cảnh nghiên cứu 98

Trang 7

iii

3.3 MỐI HẠI CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ 102

3.3.1 Thành phần loài gây hại chính trong công trình kiến trúc 102

3.3.2 Đặc điểm sinh học của Coptotermes gestroi làm cơ sở khoa học cho

biện pháp sử dụng bả 106 3.3.3 Thử nghiệm và đề xuất biện pháp phòng trừ mối hại công trình kiến trúc 113

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 127 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 129 TÀI LIỆU THAM KHẢO 130

Trang 8

iv

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CSHĐ : Chỉ số hoạt động KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên KDC : Khu dân cư

KVNC : Khu vực nghiên cứu NCBI : Cơ sở dữ liệu ngân hàng gen (National Center for

Biotechnology Information) VQG : Vườn Quốc gia

RNS : Rừng nguyên sinh RTS : Rừng thứ sinh

IGR : Chất điều hòa sinh trưởng côn trùng (Insect growth Reguletor) CSI : Chất kìm hãm tổng hợp kitin (Chitin Synthesis Inhibitor)

Trang 9

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Địa điểm điều tra thu thập mẫu mối tại KVNC 39

Bảng 2.2 Cặp mồi khuếch đại vùng gene COII sử dụng trong nghiên cứu 45

Bảng 2.3 Thành phần phản ứng PCR 46

Bảng 2.4 Chu trình nhiệt của phản ứng PCR 46

Bảng 3.1 Danh sách thành phần loài mối ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế 57

Bảng 3.2 Mức độ tương đồng về trình tự giữa các mẫu nghiên cứu với các trình tự trên ngân hàng gen 66

Bảng 3.3 Số lượng và tỷ lệ giống và loài thuộc các họ mối ở KVNC 70

Bảng 3.4 Số lượng, tỷ lệ giống và loài của các phân họ mối tại KVNC 71

Bảng 3.5 Số lượng và tỷ lệ số loài thuộc các giống mối tại KVNC 73

Bảng 3.6 Kích thước mối lính Reticulitermes dinghuensis 76

Bảng 3.7 Kích thước mối lính Reticulitermes pingjiangensis 78

Bảng 3.8 Kích thước mối lính Odontotermes fontanellus 80

Bảng 3.9 Kích thước mối lính Odontotermes obesus 82

Bảng 3.10 Kích thước mối lính Pseudocapritermes minutus 84

Bảng 3.11 Kích thước mối lính Dicuspiditermes makhamensis 86

Bảng 3.12 Kích thước mối lính Nasutitermes ceylonicus 87

Bảng 3.13 Chỉ số tương đồng của thành phần mối KVNC so với một số vùng lân cận 88

Bảng 3.14 Chỉ số tương đồng Sorensen thành phần loài mối KVNC so với các khu vực địa lý khác của Việt Nam 90

Bảng 3.15 Phân bố thành phần loài thuộc các họ mối tại các tỉnh nghiên cứu 92

Trang 10

vi Bảng 3.16 Chỉ số tương đồng Bray - Curtis về thành phần loài mối giữa các

tỉnh nghiên cứu 93 Bảng 3.17 Số loài thuộc các giống mối tại các tỉnh nghiên cứu 94 Bảng 3.18 Số lượng loài của các phân họ mối theo các dải độ cao ở KVNC 96 Bảng 3.19 Số lượng loài của các phân họ mối ở các sinh cảnh nghiên cứu 99 Bảng 3.20 Số lượng loài mối có chung số kiểu sinh cảnh trong KVNC 101 Bảng 3.21 Danh sách thành phần loài mối gây hại trong công trình kiến trúc ở KVNC 103 Bảng 3.22 Mức độ gây hại của các loài mối trong công trình kiến trúc ở KVNC

104 Bảng 3.23 Tỷ lệ các nhóm tuổi phân theo số lượng đốt râu của mối thợ

Coptotermes gestroi trong đàn mối kiếm ăn 108 Bảng 3.24 Độ rộng cực đại trung bình của đầu mối thợ Coptotermes gestroi

theo các nhóm đốt râu trong đàn mối kiếm ăn 109 Bảng 3.25 Tỷ lệ lột xác của mối thợ tại các tổ thí nghiệm 110 Bảng 3.26 Tỷ lệ mối chết ở các loại bả có nồng độ hoạt chất khác nhau 114 Bảng 3.27 Mức độ hoà tan Hexaflumuron của một số dung môi 116 Bảng 3.28 Một số tỷ lệ phối trộn các thành phần trong công thức chế tạo bả thử nghiệm (với khối lượng 100g bả) 117 Bảng 3.29 Thứ tự các bước trong quy trình sản xuất bả Mobahex-C16 118 Bảng 3.30 Hiệu lực diệt mối của bả Mobahex-C16 trong điều kiện phòng thí nghiệm 120 Bảng 3.31 Thời gian gây chết 50% (LT50) của bả Mobahex-C16 tại liều lượng 0,3 g/300 con mối 120 Bảng 3.32 Hiện trạng và lượng bả Mobahex-C16 mối khai thác tại từng công trình 122 Bảng 3.33 Chỉ số hoạt động của mối tại vị trí thử nghiệm 124

Trang 11

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang

Hình 2.1 Sơ đồ các khu vực điều tra thu mẫu nghiên cứu 38

Hình 2.2 Cấu tạo cơ thể mối lính 43

Hình 2.3 Cách đo kích thước đầu mối lính 44

Hình 3.1 Số lượng loài mối trong các nghiên cứu đã được triển khai ở khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế 61

Hình 3.2 Mối lính Coptotermes gestroi 64

Hình 3.3 Mối lính Coptotermes sp 64

Hình 3.4 Kết quả khuếch đại trình tự vùng gene COII ở 2 mẫu 65

Hình 3.5 Kết quả Blast các trình tự thu thập được 66

Hình 3.6 Kết quả căn trình tự so sánh 2 mẫu mối C1 và C2 67

Hình 3.7 Cây phả hệ thể hiện mối quan hệ di truyền giữa các loài mối thuộc giống Coptotermes trong nghiên cứu và các loài khác 68

Hình 3.8 Tỷ lệ số loài của các phân họ mối trong KVNC 71

Hình 3.9 Mối lính Reticulitermes dinghuensis 75

Hình 3.10 Mối lính Reticulitermes pingjiangensis 77

Hình 3.11 Mối lính Odontotermes fontanellus 79

Hình 3.12 Mối lính Odontotermes obesus 81

Hình 3.13 Mối lính Pseudocapritermes minutus 83

Hình 3.14 Mối lính Dicuspiditermes makhamensis 85

Hình 3.15 Mối lính Nasutitermes ceylonicus 87

Hình 3.16 Quan hệ về mức độ tương đồng thành phần loài mối ở khu hệ mối Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế với các vùng so sánh 89

Hình 3.17 Tỷ lệ số lượng họ, giống và loài tại các tỉnh nghiên cứu 92

Hình 3.18 Cấu trúc thành phần phân họ mối theo các dải độ cao ở KVNC 97

Hình 3.19 Tỷ lệ loài mối tìm thấy trong các kiểu sinh cảnh tại KVNC 100 Hình 3.20 Tỷ lệ mối thợ trong đàn mối kiếm ăn lột xác trong các ngày thí nghiệm

Trang 12

viii 111 Hình 3.21 Trạng thái của mối thợ chuẩn bị lột xác (A) và sau khi lột xác (B) 112 Hình 3.22 Bột cây bời lời đỏ 116 Hình 3.23 Bố trí thử nghiệm hiệu lực của bả Mobahex-C16 trong điều kiện phòng thí nghiệm 119

Hình 3.24 Cho mối Coptotermes gestroi ăn bả Mobahex-C16 trong hộp thí nghiệm

119 Hình 3.25 Bố trí thí nghiệm đặt bả Mobahex-C16 tại tại hiện trường 121 Hình 3.26 Đặt bả Mobahex-C16 vào hộp 121 Hình 3.27 Mối khai thác thức ăn trong hộp đặt bả Mobahex-C16 tại hiện trường 121 Hình 3.28 Tỷ lệ lượng bả tiêu thụ và thời điểm hết mối tại công trình 123 Hình 3.29 Chỉ số hoạt động của mối tại vị trí thử nghiệm xử lý bả Mobahex-C16

125

Trang 13

1

MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài

Mối thuộc bộ Cánh đều (Isoptera), có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái Chúng phân giải sản phẩm có nguồn gốc cellulose bổ sung trở lại chất dinh dưỡng cho đất Tuy vậy, xét về khía cạnh kinh tế, một số loài mối gây tác hại không nhỏ cho những công trình cần bảo vệ như đê, đập, công trình kiến trúc và cây trồng Vì vậy trong tự nhiên vừa phải duy trì đa dạng sinh học của mối, vừa phải tìm các biện pháp phòng chống các loài mối gây hại

Ở Việt Nam cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu từ điều tra cơ bản thành phần loài mối ở các vườn Quốc gia (VQG), các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) đến thành phần mối gây hại và biện pháp phòng trừ mối cho công trình kiến trúc, đê đập và cây trồng (Trịnh Văn Hạnh và Đinh Xuân Tuấn, 2007 [12], Nguyễn Quốc Huy, 2011 [17]) Tuy vậy, ở khu vực miền Trung nước ta còn ít được quan tâm nghiên cứu đầy đủ về mối và ứng dụng các biện pháp phòng trừ, trong đó có khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế

Khu vực nghiên cứu (KVNC) bao gồm địa phận các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, nơi đây chứa đựng các cảnh quan phức tạp và các sinh cảnh đa dạng, là nơi giao lưu giữa khí hậu miền Bắc và miền Trung, vừa có đặc trưng của địa hình núi đá vôi với các thung lũng hẹp như Phong Nha - Kẻ Bàng, lại có địa hình đá Granite với một số vùng phủ các đá sa thạch, sườn dốc như khu vực Bạch Mã Sự đa dạng cảnh quan, địa hình đã tạo nên sự đa dạng về sinh học, nhiều loài động thực vật quý hiếm được phát hiện ở các VQG và khu bảo tồn ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế [29] Các điều tra về đa dạng, nhất là đa dạng loài động vật có xương sống, thực vật đã được triển khai, tuy vậy các nghiên cứu về côn trùng nói chung và mối nói riêng trong khu vực trên còn khá ít ỏi, đặc biệt ở những vùng cao của các khu vực bảo vệ nghiêm ngặt

Trang 14

2 Điều đáng quan tâm, trong khu vực nghiên cứu còn có những công trình kiến trúc cổ, những khu di tích, trong đó có khu Di sản văn hóa Thế giới Cố Đô Huế đang bị mối gây hại nghiêm trọng cần phải có những biện pháp phòng trừ hợp lý, thân thiện với môi trường

Trước thực tế đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và đề xuất biện pháp phòng trừ mối hại công trình kiến trúc”

Mục tiêu của đề tài

Điều tra thành phần loài và đặc trưng phân bố của mối tại Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế Xác định các loài mối gây hại chính cho công trình kiến trúc và nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái của chúng;

Thử nghiệm biện pháp phòng trừ mối hại các công trình kiến trúc ở phòng thí nghiệm và ngoài thực địa

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu:

- Các loài mối ở khu vực các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế;

- Bả kìm hãm tổng hợp kitin

Phạm vi nghiên cứu:

- Điều tra thu thập vật mẫu mối tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Định loại chủ yếu dựa trên đặc điểm hình thái ngoài;

- Phân tích đặc điểm phân bố của mối theo sinh cảnh và theo độ cao;

- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái quan trọng của mối Coptotemes gestroi liên quan đến sử dụng bả ức chế tổng hợp kitin trong phòng trừ mối gây

hại chính cho công trình kiến trúc;

- Thử nghiệm biện pháp phòng chống mối Coptotermes hại công trình kiến

trúc bằng bả ức chế tổng hợp kitin

Trang 15

- Cung cấp các dẫn liệu khoa học về nhóm tuổi và sự lột xác của mối thợ

kiếm ăn Coptotermes gestroi làm cơ sở để thực hiện biện pháp phòng chống

chúng trong công trình kiến trúc

Ý nghĩa thực tiễn

- Xác định loài gây hại chính đối với công trình kiến trúc và cung cấp một

số dẫn liệu sinh học, sinh thái học của mối Coptotermes gestroi làm cơ sở đề

xuất biện pháp phòng trừ hiệu quả;

- Chế tạo công thức bả ức chế tổng hợp kitin phòng trừ mối Coptotermes

gây hại công trình kiến trúc

Những đóng góp mới của luận án

- Cung cấp danh sách 83 loài mối cho khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, trong đó có 7 loài lần đầu tiên ghi nhận cho khu hệ mối Việt Nam; 18 loài cho KVNC Cung cấp các dẫn liệu về đặc điểm phân bố của mối theo dải độ cao và theo sinh cảnh cho KVNC;

- Xác định được 5 loài mối gây hại cho công trình kiến trúc ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, trong đó loài mối gây hại nghiêm trọng nhất là

Coptotermes gestroi;

- Lần đầu tiên ở Việt Nam xác định sự phân công lao động theo tuổi ở

đẳng cấp mối thợ kiếm ăn của mối Coptotermes gestroi, chúng gồm 3 nhóm

tuổi với số lượng tương ứng là 13, 14 và 15 đốt râu Trong đó có tới hơn 80%

Trang 16

4 mối thợ kiếm ăn tiếp tục trải qua quá trình lột xác Đây là đóng góp quan trọng cho việc nghiên cứu sử dụng bả ức chế quá trình tổng hợp kitin trong phòng trừ

mối Coptotermes;

- Nghiên cứu chế tạo và áp dụng thành công loại bả ức chế quá trình tổng

hợp kitin Mobahex-C16 trong phòng trừ mối Coptotermes gestroi

Trang 17

5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI TRÊN THẾ GIỚI

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của mối

Nghiên cứu mối bắt đầu từ thế kỉ thứ XVII Nhà Tự nhiên học Carl Linnaeus (1707-1778) đã sắp xếp mối vào lớp phụ không cánh (Aptera) thuộc

giống Termes trong tác phẩm Hệ Thống Tự Nhiên (Systema Nature) xuất bản lần

thứ 10 vào năm 1758 [113] Đến năm 1781, Fabricius thấy mối giống kiến và đã xếp mối vào nhóm Latrenmitina thuộc bộ Neuroptera Đến năm 1802, do chưa tìm được cá thể mối cánh nào, nên Latreille đã xếp mối vào côn trùng không cánh, có hàm nghiền và đặt tên là Termitina Mãi tới năm 1895, Comstock và nhà khoa học cùng tên đã định danh cho mối ở bậc phân loại bộ (order) với tên gọi Isoptera (cánh đều, cánh bằng) Tên gọi này được sử dụng cho đến ngày nay [81]

Công trình phân loại về mối nổi tiếng nhất trong thời kỳ đầu là của Hagen (1855-1860) Tác giả đã ghi nhận 98 loài mối và mô tả toàn bộ các loài này, trong đó bao gồm cả 14 loài hóa thạch và 31 loài mới Đây có thể coi là công trình đầu tiên có tính hệ thống về mối trên thế giới Tuy nhiên, ông vẫn đặt mối trong một họ là Termitidea và họ này vẫn thuộc trong Bộ cánh gân (Neuroptera) [92]

Theo Roonwal và cộng sự (1989), giai đoạn từ 1859 - 1949 là thời kỳ phát triển mạnh các nghiên cứu về mối, thời kỳ này ghi nhận nhiều giống và loài mối mới Tiêu biểu như Haviland (1898), nghiên cứu hệ thống học và sinh học của mối ở Indonesia và Malaysia; Escherich (1909, 1911) và Bugnion và cộng sự, (1910, 1911, 1912, 1913, 1914, 1915) đã cung cấp dữ liệu về mối tại khu vực Ceylon; Holmgren (1912, 1913) đã nghiên cứu về phân loại và một phần sinh học mối khu hệ Ấn Độ; Oshima (1919) đã nghiên cứu khu hệ mối Đài Loan và Philippines; John (1913, 1925) đã tiến hành nghiên cứu phân loại và sinh học mối ở Ceylon, Malaysia và Indonesia [127] Trong đó, đáng chú ý

Trang 18

6 là nghiên cứu của Snyder (1949) Tác giả đã xuất bản cuốn “Danh mục về mối trên thế giới” với 1.773 loài (gồm 1.710 loài sống và 63 loài hóa thạch) thuộc 153 giống (141 giống sống và 12 giống hóa thạch), 5 họ (Mastotermitidae, Kalotermitidae, Hodotermitidae, Rhinotermitidae và Termitidae) [134]

Ở nửa sau thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, các nghiên cứu hệ thống học và sự phân bố của mối đã được mở rộng ra ở nhiều nước, đặc biệt là khu vực Đông Phương

Các nghiên cứu về hệ thống phân loại mối được tập trung ở Ấn Độ sarma (1974) đã mô tả và ghi chú về phân bố địa lý của 20 loài mối ở Pradesh, Ấn Độ [132] Thakur và Sen-Sarma (1979) nghiên cứu về mối ở Tripura và Kumaon, Ấn Độ [153] Thakur (1980) tiến hành nghiên cứu về mối gây hại cho cây rừng và các vườn ươm ở Ấn Độ [154] Bose (1999) đã tiến hành nghiên cứu mối tại vùng Đông Bắc Ấn Độ [72] Tác giả đã xác định 76 loài thuộc 27 giống, 5 họ và đã ghi nhận 10 loài mới cho khoa học Năm 2008, Mukherjee đã tiến hành nghiên cứu mối ở Himalaya và đã xác định được 107 loài thuộc 29 giống, 6 họ Tác giả cũng cho rằng nhiều loài mối mới được tìm thấy ở Ấn Độ [116]

Sen-Tại các nước Đông Nam Á, Ahmad (1958) đã nghiên cứu và phát hiện 397 loài, thuộc 48 giống, 4 họ trong khu hệ mối Phương Đông [58] Krishna (1965) công bố thành phần loài mối tại Burma (Myanmar) gồm 103 loài [104] Riêng khu hệ mối ở Thái Lan, Ahmad (1965) đã phát hiện có 74 loài, 28 giống và 3 họ [59] Thapa (1981) đã tiến hành nghiên cứu mối ở Malaysia và đã ghi nhận được 103 loài thuộc 33 giống, 4 họ; trong đó đã ghi nhận được 38 loài mới [152] Sornnuwat và cộng sự (2004) đã tổng hợp các nghiên cứu về thành phần loài mối ở Thái Lan và công bố có 199 loài mối [138]

Tại Trung Quốc, Huang và cộng sự (2000) đã công bố thành phần loài mối ở phía Bắc Trung Quốc gồm có 476 loài, 44 giống và 4 họ, tất cả các loài

Trang 19

7 đều được mô tả và có khóa định loại tới loài [100] Huang và cộng sự (2001) đã tiến hành nghiên cứu mối ở phía Nam Trung Quốc và đã phát hiện thêm trên 400 loài, nâng số lượng loài mối ở Trung Quốc từ vài chục loài lên tới trên 522 loài, trong đó 488 loài đã được định loài và công bố

Cho đến nay, Krishna và cộng sự (2013) đã tổng hợp được tổng cộng 3.105 loài, thuộc 330 giống, 12 họ, trong đó bao gồm cả những loài hóa thạch [105]

Đến thời điểm hiện nay, hình thái ngoài vẫn là đặc điểm chủ yếu được sử dụng trong định loại mối Roonwal (1970) đã đưa ra quy cách chuẩn đo các chỉ số hình thái ngoài của mối để phục vụ công tác mô tả và định loại mối [126] Mối thợ cũng được sử dụng trong phân loại như thấy trong công trình nghiên cứu của Ahmad (1950) [57] Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng đặc điểm của hàm mối thợ và mối cánh là các đặc điểm chẩn loại, rõ ràng nhất ở mức độ giống

Một số nghiên cứu về sự biến đổi hình thái của mối đã được Akhtar (1975) [61], Chhotani và Das (1979) [77], Akhtar và Anwar (1991) [62] và Akhtar và Ahmad (1991) [63],… đề cập dựa trên những nghiên cứu về vị trí và góc của răng hàm trên, bên trái của mối lính và hình dạng của đầu như các chỉ số giữa chiều rộng nhất của đầu và chiều rộng đầu ở gốc hàm (ở mối lính), số đo của chiều dài và rộng của môi trên (ở mối cánh)

Roonwal (1957) [125] đã nghiên cứu sự biến đổi trong cấu trúc hàm của

mối lính Odontotermes obesus, dữ liệu được dựa trên 3 quần tộc mẫu vật và

cho biết, sự khác nhau trong 3 quần tộc (colony) ở mức độ 1% Akhtar (1975)

[61] đã nghiên cứu về quần tộc mối Postelectrotermes pasniensis, mối lính của

chúng có sự khác nhau khá lớn về kích thước đầu và độ cong của đỉnh hàm (độ cong của đỉnh hàm tăng tỷ lệ thuận với độ tăng của vỏ đầu) Tương tự như vậy, nghiên cứu của Chhotani và Das (1979) [77] đã ghi nhận sự biến đổi ở kích

thước mối lính Heterotermes indicola Các tác giả đã kết luận rằng, mối lính

Trang 20

8 của loài này có sự biến đổi lớn về kích thước và vì vậy, chúng chỉ có một dạng lính, không phải 2 dạng Chhotani (1981) [78] đã tiến hành phân tích hình thái

(morphometric) của quần tộc mối Odontotermes obesus được lấy từ các tổ mối

khác nhau Akhtar và Anwar (1991) [62] cũng nghiên cứu sự biến đổi về kích

thước mối lính Odontotermes obesus được lấy từ 5 tổ mối khác nhau Cùng năm, Akhtar và Ahmad (1991) [63] phân tích hình thái của mối Odontotermes assammemsis đã kết luận rằng, giữa mối lính của Odontotermes assammemsis và Odontotermes obesus có sự khác nhau và đề nghị giữ lại vị trí phân loại của Odontotermes assammemsis, mà trước đó theo Krishna (1965) [104] cho là một phân loài của Odontoterme obessus Manzoor (2002) đã nghiên cứu sự biến đổi hình thái của 52 loài mối thuộc giống Odontotermes từ các nước Bangladesh,

Myanmar, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan Tác giả đã lựa chọn số đo và thống kê 10 thông số hình thái của 52 loài mối này [114]

Belyaeva và Dovgobrod (2006) [71] sử dụng hình thái cấu tạo cơ quan sinh dục ngoài của mối cánh cái để phân biệt các loài thuộc họ Kalotermitidae, Hodotermitidae, Macrotermitidae, Nasutitermitidae và Termitidae

Bên cạnh hình thái ngoài, phân loại dựa trên các cấu tạo các cơ quan bên trong cũng đã được các nhà nghiên cứu sử dụng Sands (1998) [129] đã sử dụng các đặc điểm hình thái của ruột như cấu tạo của van ruột sau, cấu tạo của hệ thống ống Malpighi để phân loại đến giống và lập cây chủng loại phát sinh của chúng

Tuy nhiên, trong thực tế có hiện tượng một số loài mối có tập tính sinh học khác nhau, nhưng hình thái rất giống nhau, chẳng hạn như một số loài thuộc

giống Coptotermes Các đặc điểm này là nguyên nhân gây khó khăn và nhầm

lẫn cho việc phân loại dựa vào hình thái Cùng với sự phát triển của sinh học phân tử khi bước sang thế kỷ XXI, có nhiều tác giả đã sử dụng kỹ thuật phân tích ADN xác định mức độ tương đồng về gen giữa các cá thể có biến dị hình thái để đánh giá tương đồng loài Mặt khác, kỹ thuật này cũng cho phép phân

Trang 21

9 loại một cách chính xác những loài có hình thái giống nhau Năm 2003, Kirton

và Brown dựa trên bằng chứng về di truyền đã xác định loài Coptotermes havilandi chính là loài Coptotermes gestroi đã được định danh trước đó [103]

Năm 2009, Yeap và cộng sự cũng sử dụng phương pháp sinh học phân tử để

nghiên cứu 11 loài thuộc giống Coptotermes và tác giả đã chia chúng thành 6

nhóm Dựa vào sự sai khác ADN của ty thể (chỉ lên đến 1%), tác giả đã nhận

định rằng hai loài Coptotermes cochlearus và Coptotermes dimorphus có khả năng chỉ là biến thể của cùng một loài với Coptotermes formosanus [164]

Nghiên cứu của Szalanski và cộng sự (2004) đã sử dụng ADN gen ty thể làm

chỉ thị phân tử để phân loại và xây dựng cây phả hệ của giống mối Heterotermes

ở miền đông Ấn Độ [150] Phương pháp này cũng được Austin và cộng sự

(2004) sử dụng cho giống Reticulitermes ở Oklahoma [66] Aldrich và cộng sự

(2007) [64] sử dụng phản xạ sóng cận hồng ngoại (near infrared) trên lớp

hydrocarbon biểu bì để phân tích 4 loài thuộc giống Zootermopsis và cho rằng

phương pháp này có thể định loại nhanh chóng các loài mối thuộc giống này Theo tác giả, phương pháp này có thể áp dụng rộng ra cho các loài mối thuộc các nhóm khác do ưu điểm dễ sử dụng; có thể phân tích trên mối thợ, không cần mẫu mối lính và vẫn sử dụng phương pháp bảo quản mẫu bằng cồn

Xét về phân bố, mối xuất hiện ở cả 5 châu lục trên thế giới Theo các tài liệu nghiên cứu về phân bố của khu hệ mối thế giới cho thấy mối phân bố chủ yếu ở gần đường xích đạo, phạm vi quanh 45o vĩ độ Bắc và Nam

Tại bán cầu Đông, giới hạn Bắc vùng phân bố của mối vượt trên 43o vĩ độ Bắc Ở Trung quốc, đường giới hạn Bắc của vùng phân bố này tương đối thấp ở phần đất phía Đông, khoảng 33,08o vĩ độ Bắc và cao dần lên phía Tây Bắc Vùng Tây Bắc Trung Quốc giáp giới Afghanistan và Tajikistan, vùng Turkmenistan, Azerbaijan quanh biển Caspian ở 43o vĩ độ Bắc vẫn có mối gây hại nặng Sang vùng đất Châu Âu, đường phân bố của mối lên đến phía Bắc thủ

Trang 22

10 đô Paris của Pháp, tại đây, vẫn có mối gây hại ở khoảng 49o vĩ độ Bắc Cùng vĩ độ này nhưng sang đến nước Anh không có mối xuất hiện

Ở Tây bán cầu, mối phân bố ở vùng duyên hải Thái Bình Dương và có xu hướng phân bố lên các vĩ độ cao hơn Vùng lãnh thổ Canada, quanh hồ Great Slave tương đương với 52,5o vĩ độ Bắc, vẫn ghi nhận có mối phân bố và gây hại Vùng duyên hải Đại Tây Dương, vùng lãnh thổ Đông Bắc Mỹ, trên dưới 46o vĩ độ Bắc cũng đã ghi nhận có mối phân bố và gây hại

Giới hạn phía Nam của vùng phân bố khu hệ mối tới tận các vùng cực Nam châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương Tại vùng Đông Nam châu Đại Dương như

New Zealand đã ghi nhận có mối phân bố

Hiện nay, trên thế giới, các khu hệ mối được thống kê về số lượng loài phát hiện và công bố theo từng vùng địa sinh vật khác nhau Vùng Oriental (Ấn Độ - Mã Lai) có số lượng loài mối nhiều nhất, được nhiều nhà khoa học công nhận là trung tâm phân bố của khu hệ mối thế giới Cho tới nay, khu vực này đã ghi nhận trên 800 loài mối được công bố Tiếp sau vùng Oriental là vùng Afrotropical với khoảng 600 loài đã được công bố; vùng Neotropical: 400 loài; vùng Australia Papua có gần 200 loài Và ít nhất là hai vùng Nearctic và vùng Palaearctic, ghi nhận được số lượng loài mối lần lượt là 40 và 41 loài Nhìn chung, diện tích vùng phân bố của mối hiện nay chiếm khoảng một nửa diện tích trái đất Số lượng loài mối phân bố ở bán cầu Đông nhiều hơn ở bán cầu Tây, bán cầu Bắc nhiều hơn bán cầu Nam [99]

1.1.2 Tình hình nghiên cứu phòng trừ mối gây hại công trình kiến trúc

1.1.2.1 Các biện pháp phòng trừ mối gây hại công trình kiến trúc

Trong số hơn 2.800 loài mối được mô tả trên thế giới chỉ có 183 loài được biết đến là tấn công các công trình kiến trúc và chỉ có 83 loài được coi là có gây nguy hại đáng chú ý [84, 142]

Trang 23

11 Tại các vùng ôn đới như Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản, nghiên cứu mối tập trung vào một số giống mối gây hại thuộc họ Rhinotermitidae, bao gồm các

giống Reticulitermes, Coptotermes và Heterotermes Thông thường hiếm khi

có thể tìm thấy một giống mối khác ngoài các giống mối trên gây hại các công trình kiến trúc tại các khu vực này (Lee và cộng sự, 2007) [110] Ở Mỹ, ghi nhận 45 loài được coi là gây hại và chỉ có 9 loài trong số chúng được xếp vào nhóm loài gây hại nghiêm trọng Những loài này bao gồm một loài mối bậc cao

là Nasutitermes costalis Holmgren; hai loài mối gỗ khô là Cryptotermes brevis Walker và Incisitermes minor Hagen; và 6 loài mối ngầm, Coptotermes formosanus Shiraki, Coptotermes gestroi Wasmann, Reticulitermes flavipes Kollar, Reticulitermes virginicus Banks, Reticulitermes hesperus Banks và Heterotermes aureus Snyder [146]

Ngược lại, tại các nước nằm trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mối, sự đa dạng của các loài mối tại đây cũng cao hơn hẳn so với khu vực ôn đới Tiêu biểu như ở Malaysia và Singapore, có 12 loài mối thuộc 7 giống được tìm thấy ở trong và ngoài các công

trình kiến trúc (Coptotermes, Macrotermes, Microcerotermes, Microtermes, Globitermes, Odontotermes và Schedorhinotermes [108, 109] Tại Thái Lan, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy 5 giống mối (Coptotermes, Microcerotermes, Macrotermes, Hypotermes và Odontotermes) gây hại trong các công trình kiến trúc tại khu vực đô thị Trong đó loài phổ biến nhất là C gestroi [137] Ở Đài Loan, C gestroi được ghi nhận là loài ngoại lai, chúng đã gây lại cho các công

trình kiến trúc ở phía Tây Nam Đài Loan Tuy nhiên, năm 2016, Chiu và cộng sự đã ghi nhận chúng ở các cánh rừng tự nhiên của nước này, cho thấy khả năng lây lan và phát tán cao của chúng [80] Nghiên cứu của Chiu cũng đã chỉ ra khả năng sử dụng bả hiệu quả để kiểm soát mối trong rừng

Mặc dù số lượng loài gây hại công trình kiến trúc không nhiều nhưng

Trang 24

12 thiệt hại do chúng gây ra rất lớn Từ thực tế đó, các nghiên cứu về phòng trừ mối được quan tâm từ rất sớm Hiện nay, phương pháp phòng trừ mối gồm 3 hướng chính: sử dụng hóa chất diệt mối; phòng trừ mối bằng biện pháp sinh học và sử dụng các biện pháp vật lý

Trong phòng chống mối, vấn đề an toàn đối với con người và không gây ô nhiễm môi trường luôn là yêu cầu hàng đầu Vì vậy, nghiên cứu về phòng trừ mối bằng biện pháp sinh học là hướng nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao, đã thu hút được nhiều nhà khoa học quan tâm trong những năm gần đây Biện pháp này vận dụng những quy luật tự nhiên của hệ sinh thái, trên cơ sở đặc điểm của mối Đối tượng nghiên cứu này hướng tới tập trung vào việc sử dụng sinh vật săn mồi, ký sinh hay gây bệnh cho mối Một số nghiên cứu không chỉ thành công ở điều kiện phòng thí nghiệm, mà đã được ứng dụng vào thực tế, như việc sử dụng nấm

Metarhizium anisopliae để diệt mối, là một trong những biện pháp sinh học được

áp dụng thực tế nhiều nhất Tuy nhiên, một số tác giả vẫn đang băn khoăn về hiệu quả ổn định trong phòng trừ mối của nấm kí sinh này khi ứng dụng trên hiện trường Lý do vì, một số loài mối có khả năng tránh lây nhiễm, gây bệnh của nấm kí sinh thông qua hoạt động tự vệ và tập tính sinh hoạt của chúng Kết quả nghiên

cứu của Yanagawa và Shimizu (2007) cho thấy, mối Coptotermes formosanus có khả năng loại bỏ lớp bào tử nấm Metarhizium anisopliae trên cơ thể của chúng

khi tiến hành các hoạt động chải chuốt, vệ sinh giữa các cá thể trong cùng quần tộc [164] Đây có thể là nguyên nhân khiến các chế phẩm sinh học từ nấm gây bệnh côn trùng chưa được thương mại hóa rộng rãi Mặc dù vậy, một số các tác giả khác vẫn cổ vũ cho giải pháp này, đặc biệt theo hướng phối - kết hợp với một số biện pháp vật lý cơ giới khác để đạt tính ứng dụng cao Minh chứng cho dòng ý kiến này là nghiên cứu kết hợp sử dụng chế phẩm bả cellulose để tăng cường

khả năng xâm nhiễm trên cá thể mối của bào tử Metarhizium anisopliae và cho

hiệu quả diệt mối cao hơn so với chỉ dùng riêng chế phẩm [161]

Trang 25

13 Bên cạnh đó, một số hợp chất diệt mối được chiết xuất từ các loại thực vật có khả năng chống mối tự nhiên đã được nghiên cứu và thử nghiệm với những kết quả khả quan trong phòng thí nghiệm và ngoài thực tế Trước đây,

một số loài thực vật đã được sử dụng để kiểm soát mối như Pseudotusuga menziesii, Lysitoma seemnii, Tabebina guaycan, Diospyros sylvatica, Curcuma aromatica và Euphorbia kansuii [88] Những chất chiết xuất từ các loài thực

vật này gây ngán ăn và làm giảm sức sống của mối [73] Bedoukian và Raina (2009) cũng đã nghiên cứu và chứng minh được các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên như carvone, linalool, styrallyl alcohol và tetrahydrolinalool có thể được dùng để kiểm soát một số côn trùng hại trong đó có mối ngầm

Coptotermes formosanus [70] Upadhyay và cộng sự (2010) cũng đã nghiên cứu sử dụng những hợp chất được chiết xuất từ Capparis decidua để diệt mối Odontotermes obesus tại Ấn Độ [158]

Bên cạnh các biện pháp phòng trừ mối bằng sinh học, phương pháp vật lý cũng có nhiều ý nghĩa thực tiễn trong dò tìm tổ mối, cản trở sự xâm nhập cũng như xử lý tổ mối đã hình thành Trong ứng dụng để dò tìm tổ mối, Mankin và cộng sự (2002) đã sử dụng hệ thống máy dò âm tần số thấp để tìm dò tổ mối [115]; Raloff (2003) cho biết camera hồng ngoại có thể phát hiện các vị trí mối đang hoạt động ở trong tường, trong thân cây [123]; Lawrence (1993) mô tả một phương pháp và thiết bị sử dụng tần số quét để diệt mối Thiết bị này tạo ra nguồn điện cao thế kết hợp với thiết bị truyền năng lượng điện tử để xử lý mối [107] Trong ứng dụng để xử lý các quần tộc mối, Mankin và cộng sự (2002) đã sử dụng sóng siêu âm để diệt quần tộc mối [115]; Woodrow và Grace (1998) đã sử dụng biện pháp sốc nhiệt để xử lý một số loài mối gỗ khô [163] Trong ứng dụng để ngăn cản sự xâm nhiễm của mối: Harrington (2004) đưa ra một rào cản và phương pháp để ngăn chặn xâm nhập của mối trên bề mặt của một cấu trúc, các rào cản được áp dụng cho các bề mặt của cấu trúc bao gồm

Trang 26

14 một chất keo dính có khả năng cản trở và bẫy mối trên bề mặt [93] Tuy nhiên các biện pháp này đòi hỏi tiêu tốn năng lượng và đôi khi chỉ có tác dụng cục bộ tại vị trí xử lý, chi phí tốn kém và không thể tiêu diệt triệt để quần tộc mối

Hiện nay, việc sử dụng hóa chất đang được quan tâm Các hóa chất được sử dụng để diệt mối được chia thành 4 nhóm chính:

Nhóm các chất ức chế sinh trưởng mối: Hexaflumuron, Flufenoxuron, Lufenuron, Diflubenzuzon, Noviflumuron và Dimilin Đáng lưu ý là việc sử dụng Dimilin như một nhân tố diệt mối đang nhận được sự chấp nhận cao, nồng độ thử nghiệm được khuyến cáo là 0,1 - 1% (dẫn theo Nguyễn Quốc Huy, 2011 [17])

Nhóm chất đồng dạng hormon trẻ (juvenile hormone mimic): Methoprene và Pyripproxyfen

Nhóm chất gây độc dạ dày: Sulfluramid, Abamectin, Cryolite, Alkali, Alkali kết hợp với một acid khác, là những chất diệt hệ sinh vật cộng sinh trong ruột mối

Các thuốc trừ sâu tổng hợp: Thiamethoxam, Imidacloprid, Fipronil,… Biện pháp sử dụng hóa chất rất đa dạng, tùy theo từng nhóm loài mối, điều kiện hiện trường mà có thể lựa chọn biện pháp phù hợp

Đối với mối gỗ khô, có thể phun hoặc quét lớp thuốc hóa học lên bề mặt gỗ để phòng mối [131], tiêm thuốc trực tiếp vào trong các đường giao thông mà mối xây dựng trong gỗ [130] và xông hơi Trong các biện pháp này, biện pháp xông hơi được xem là biện pháp hiệu quả nhất và được dùng phổ biến ở một số nước như: Mỹ, Úc và Canada,… nhưng chi phí cho biện pháp này khá tốn kém

Đối với mối gỗ ẩm và mối đất, biện pháp bả độc được xem là biện pháp có nhiều ưu điểm Biện pháp này đã được các nhà nghiên cứu về mối ở Mỹ và Trung Quốc quan tâm từ thập niên cuối của thế kỷ trước (1980-1990) Cho tới nay, biện pháp này vẫn đang tiếp tục nghiên cứu phát triển Cabrera và cộng sự (2001) cho biết, phương pháp bả độc đã tạo ra sự thay thế cho việc dùng thuốc

Trang 27

15 nước Nguyên liệu chính của bả gồm 2 thành phần chính: chất nền và hoạt chất gây độc chậm [74] Phương pháp này sử dụng tập tính kiếm ăn và sự truyền thức ăn trong tổ của mối để làm giảm số lượng cá thể trong quần tộc mối (làm mất cân bằng tỷ lệ đẳng cấp, chủ yếu ở đàn mối kiếm ăn) hoặc loại trừ hoàn toàn tổ mối [144]

Các hệ thống trạm bả khác nhau với các thiết kế và hoạt chất khác nhau đã được sử dụng ngày càng phổ biến, ví dụ như loại bả SentriconTM system do Dow AgroSciences chế tạo (hoạt chất: hexaflumuron); bả FirstLine® của FMC Corp (hoạt chất: sulfuramid); bả Hydramethylnon của American Cyanamid Co (hoạt chất là chất ức chế trao đổi chất); bả Exterra® do Ensystex chế tạo (hoạt chất: diflubenzuron) [97, 120, 144, 147]

Các trạm nhử mối được đặt dưới đất ở xung quanh nhà Khi phát hiện có mối ở trạm bả, mồi trong trạm nhử được thay thế bằng bả độc Đây là biện pháp vừa cho hiệu quả cao lại giảm thiểu lượng hóa chất độc hại ra môi trường Tại Mỹ, Su và cộng sự đã áp dụng phương pháp kiểm soát các loài mối ngầm bằng việc sử dụng hệ thống trạm bả trên nhiều công trình di tích nổi tiếng như Tượng Nữ thần Tự do [143], phức hợp phố cổ kiểu Pháp Cabildo [141], khu di tích quốc gia San Juan [140] Công tác kiểm soát mối cũng được thực hiện tại một số công viên quốc gia như Cane River Creole và New Orleans Jazz Bả diệt mối cũng được sử dụng trong công tác diệt mối tại Santa Maria della Sanità tại Naples (Italia) [87]

Tóm lại, các nghiên cứu về mối trên thế giới rất được quan tâm do những thiệt hại mà mối gây ra Nhiều biện pháp phòng trừ mối đã được nghiên cứu, từ các biện pháp vật lý, sinh học và hóa học Trong số các biện pháp phòng trừ mối được nghiên cứu, biện pháp sử dụng bả độc có nhiều ưu việt, đã và đang được ứng dụng rộng rãi và luôn được quan tâm nghiên cứu phát triển

Trang 28

16

1.1.2.2 Nghiên cứu và phát triển bả diệt mối Coptotermes

Từ lâu đời, bẫy bả trừ dịch hại đã được sử dụng rộng ở dạng đơn giản, bằng cách nhào trộn các chất diệt côn trùng với nguồn thức ăn nhằm dẫn dụ và tiêu diệt chúng Khái niệm về bả và công nghệ bả mới chỉ chính thức được nêu ra từ giữa thế kỉ 19 Hiện nay, một số hoạt chất phổ biến được sử dụng bao gồm các loại axit: axit boric, axit phosphoric; hoặc kali floride cho sinh vật hại nói chung Sản phẩm bả mối độc đầu tiên, với hoạt chất chính là axit arsenic, lần đầu đưa vào sử dụng là năm 1921 ở Úc, sau đó được sử dụng rải rác ở nhiều nước khác trên thế giới [112] Một dạng bả mối khác được cải tiến một cách thủ công và phân bố khá phổ biến là bả dechlorane (hay Mirex) Loại bả này có tác động chậm tự nhiên, giúp bả hoạt động khá hiệu quả, được dùng nhiều tại Mỹ, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á,… [85]

Sau này, rất nhiều nghiên cứu về các chất hấp dẫn, kích thích mối khai thác bả hay xác định trạm bả phù hợp đã góp phần lớn vào thương mại hoá nhiều sản phẩm bả ở các dạng công thức khác nhau Sự cải tiến của bả diệt mối so với các sản phẩm trước là không trực tiếp chứa hoạt chất gây độc, chỉ có tác động chậm và hoạt động theo cơ chế ức chế sinh trưởng hoặc ức chế quá trình trao đổi chất qua con đường tiêu hoá thức ăn trong ruột mối Qua nhiều lần kiểm nghiệm trước khi sản xuất ở diện rộng, những hoạt chất này được chứng nhận là phù hợp cho công nghệ phát triển bả, thể hiện ở sự khống chế, gây chết mối cao hơn hẳn những loại bả chứa chất độc trực tiếp (mirex, chlordane) trước đây Đến những năm 1990, nghiên cứu phát triển bả mối bước sang giai đoạn đột phá mới với nhiều ứng dụng sáng tạo trong sản xuất chất nền, thiết kế và thi công phòng trừ mối bằng bả, đưa giải pháp này thành chìa khóa trong chương trình phòng trừ mối tổng hợp IPM trên toàn thế giới

* Nghiên cứu lựa chọn hoạt chất bả:

Hoạt chất dùng trong công thức bả hiện nay đã được phát triển khá đa

Trang 29

17 dạng, chủ yếu xếp vào 3 nhóm: chất ức chế trao đổi chất, chất điều hòa sinh trưởng và dẫn xuất vi sinh vật Mỗi dạng nhóm chất có cơ chế tác động riêng, nhưng cần đảm bảo gây nhiễm độc từ từ (chậm), khó nhận biết và không xua đuổi mối [112] Tuy nhiên, chúng vẫn phải đảm bảo tác động đúng đến đối tượng cần phòng trừ và cho hiệu quả cao, khắc phục hạn chế do hiệu quả chậm của bả trong thực tế Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ rõ: không phải tất cả các hoạt chất đều thích hợp phối trộn với chất nền để làm bả Ví dụ như, chlordane, diazinon, propoxur và axit boric không đạt hiệu quả lâu dài vì đặc tính xua đuổi mối ngoài mong muốn [67]

Một số chất thuộc dòng điều hòa sinh trưởng (IGRs), tiêu biểu như Hormone Juvenile (JH), ecdysone, chất ức chế tổng hợp kitin (CSIs) và những hoạt chất tương tự được nghiên cứu mạnh mẽ trong phát triển công thức bả mới nhằm khắc phục sự đào thải của mồi bả Chúng được minh chứng là đảm bảo an toàn với môi trường, không gây độc cho chim thú, có tính chọn lọc đối tượng tác động và đóng góp tích cực nhất trong việc đưa bả trở thành biện pháp trung tâm của chương trình thực hành IPM Giữa các chất IGRs, nhóm CSIs ứng dụng rộng

hơn cả cho đối tượng mối nói chung, chủ yếu Coptotermes Sản phẩm bả CSIs

ứng dụng nhiều nhất là bả hexaflumuron [145], đứng sau có bả diflubenzuron [124], bả chlorfluazuron [83, 119, 149] và mới nhất là bả noviflumuron [60]

Năm 2014, nhóm tác giả bao gồm Gautam và Henderson đã tiến hành thử nghiệm hiệu lực của bả có chứa lufenuron Kết quả nhóm thấy rằng, thấy không có dấu hiệu ngán ăn với bất kỳ bả chất ức chế tổng hợp kitin nào ở nồng độ được thử nghiệm và sự tiêu thụ bả lufenuron hoặc noviflumuron tương tự lượng bả đối chứng trong thí nghiệm cho ăn bắt buộc Dựa vào lượng bả tiêu thụ và tỷ lệ chết, họ cho rằng bả chứa lufenuron ít nhất cũng cho hiệu quả như bả chứa noviflumuron [89]

Ở một thử nghiệm khác, Webb (2017) đánh giá hiệu quả của bả

Trang 30

18 bistrifluron bằng cách sử dụng các trạm mồi trong đất đặt xung quanh tổ

Coptotermes lacteus ở Đông Nam nước Úc vào cuối mùa hè và mùa thu (cuối

tháng 2 - cuối tháng 5 năm 2012) [162] Thử nghiệm được tiến hành ở 20 tổ nổi, đặt 4 trạm nhử (lõi gỗ) xung quanh mỗi tổ Sau một thời gian các trạm nhử bị mối xâm nhập, bả được đặt theo 4 nhóm thí nghiệm (nhóm đặt 1 trạm bả, nhóm 2 trạm bả, nhóm 3 trạm bả và nhóm 4 trạm bả, mỗi trạm chứa 120g bả, lượng bả đặt mỗi tổ dao động từ 120-480g cho mỗi tổ mối), mỗi công thức thí nghiệm được lặp lại cho 5 tổ Một tổ không có mối đến trạm nhử nhưng vẫn được đặt 2 trạm bả Kết quả cho thấy hiệu quả cao khi 18/19 tổ đã bị xử lý trong 12 tuần, lượng bả sử dụng mỗi tổ trong khoảng 430-480g

Một nghiên cứu mới năm 2020 của Wan và cộng sự cũng khẳng định tác hại của mối xâm nhập vào các khu vực đô thị là một vấn đề nghiêm trọng và việc sử dụng biện pháp hóa học được xem là biện pháp phổ biến nhất để phòng trừ mối ngầm và bả được xem là biện pháp ưu việt [160] Nhóm tác giả đã đưa ra mục tiêu của nghiên cứu của mình là đánh giá hiệu quả của bả chlorfluazuron Kết quả cho thấy bả này có hiệu quả xử lý các tổ mối ngầm Thời gian xử lý cho mỗi tổ cần từ 4-8 tuần, lượng bả sử dụng cho mỗi tổ nhỏ hơn 300g

Mặt khác, loại hoạt chất khác nhóm amidonohydrazone, hydramethylnon là các chất ức chế tốt cho chuỗi quá trình vận chuyển tổng hợp năng lượng trong cơ thể côn trùng cũng có tiềm năng sử dụng [98] Nó gây ngộ độc đường ruột một cách mãn tính, khó nhận biết và thích hợp thiết kế cho bả diệt mối Ngoài ra, hai chất methoprene và fenoxycarb từng được thử nghiệm khống chế mối

ngầm Coptotermes formosanus rất hiệu quả [102]

* Nghiên cứu phát triển hệ thống trạm bả:

Để tăng tính hiệu quả và thuận lợi trong sử dụng, nhiều công ty sản xuất bả đã cố gắng hết sức nhằm phát triển, sáng tạo ra một loại bả chung để diệt mối Thách thức lớn nhất của mục tiêu này là lựa chọn được nguồn chất mồi

Trang 31

19 hấp dẫn thực sự phù hợp, để mối khai thác thức ăn trong bả như nguồn thức ăn chính [86] Về nguyên lý, một trạm bả lý tưởng cần có 2 yếu tố đảm bảo: thức ăn phù hợp để hấp dẫn mối đến ăn và được mối ưa thích khai thác nhiều, nhằm bù đắp lại sự hạn chế do việc thay thế chất nền bả, thiết kế trạm bả hay việc tăng liều lượng bả sử dụng có thể gây ra trong quá trình thi công xử lý Tuy nhiên, với mối, nguồn thức ăn ưa thích của chúng thường biến động tuỳ vào

loài và vùng địa lý khác nhau [111] Theo Dhang (2009), C gestroi ưa thích

các loại gỗ đã qua chế biến từ gỗ tấm, hơn là các dạng cellulose khác (như giấy ăn, giấy báo, bìa carton, nhánh cây, gỗ vụn) bố trí trong phòng thí nghiệm

Trong khi đó, một số loài thuộc giống khác, như Microcerotermes losbanoensis và Macrotermes gilvus lại không có sự lựa chọn nguồn thức ăn ưa thích một

cách rõ ràng dù đặt ở điều kiện tương tự [82]

Sự thay đổi về nguồn thức ăn ưa thích của mối giữa các vùng và giữa các loài là khá rõ ràng, mặc dù vậy thành phần cellulose trong đó là không thể thiếu [111] Do đó, thiết kế trạm bả mối phải tính đến yếu tố thức ăn, hình dạng khối gỗ và nguồn gỗ đặt trong bả Tầm quan trọng về đặc điểm hoá, lý tính của trạm bả mối từng được nhấn mạnh trong bài tổng quan của Lenz và Evans (2002) [112], cùng với nguồn gốc loài cây lấy gỗ là yếu tố xác định khả năng ăn bả của mối Bên cạnh đó, chất nền bả khi sản xuất cũng cần tính đến bổ sung những hoá chất dinh dưỡng, như urea [159], amino axit [76], chất chiết xuất từ nấm [128], dinh dưỡng bổ sung [124] và chất bán hoá học khác [90] Tập hợp tất cả các hiểu biết này đã giúp tạo lập nên công thức bả, với chất nền bả ở dạng cellulose chế biến đã được thương mại công nghiệp

Hiệu quả của bả được đánh giá chính xác nhất khi áp dụng trên hiện trường thực tế, dù thí nghiệm hiện trường sẽ cho kết quả hiệu lực thấp hơn so với thí nghiệm trong phòng Việc đánh giá ngoài hiện trường của bả mối thường gặp khó khăn so với thí nghiệm trong phòng Quá trình này chịu tác động bởi hai

Trang 32

20 nhân tố chính: đặc điểm sinh học sinh thái mối và yếu tố con người Đặc điểm sinh học sinh thái mối ở đây bao gồm: đặc điểm tìm kiếm thức ăn và hoạt động của mối liên quan tới vận chuyển, trao đổi thức ăn, hành vi nhận biết nơi kiếm ăn và tình trạng của nguồn thức ăn (sẵn có, nhiều hay ít,…) [148], tỷ lệ đẳng cấp chính [96],… Yếu tố con người đóng góp vào sự thành công của bả thông qua các hoạt động như: tập trung đẩy mạnh chương trình bả, thay thế nguồn mồi bả hợp lý và lựa chọn loại bả sử dụng [68] Ngoài ra, khu vực thi công bả và hạn sử dụng của bả cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả diệt trừ Một vài nghiên cứu đã chứng minh loại bả gel và bả dạng hạt có khác biệt về hiệu quả khống chế côn trùng gây hại vì thời gian tác động của bả và khả năng phơi nhiễm [91]

Bả được coi là giải pháp chủ đạo trong chương trình kiểm soát dịch hại tổng hợp IPM trên mối vì những ưu điểm riêng Ở thời điểm hiện tại, biện pháp hoá chất đã không thể đảm bảo hiệu quả ổn định lâu dài trong khống chế nhóm côn trùng đô thị nói chung (kiến, mối) khi chúng có thể di chuyển ra khỏi hoặc chúng bay giao hoan phân đàn đến một nơi mới ngoài vị trí xử lý để hình thành tổ mới Trong khi đó, bả có thể giúp phòng trừ mối triệt để trong các trường hợp nêu trên hay ở những vị trí mà hoá chất khó chạm tới với chi phí tiết kiệm hơn Đặc biệt, bả không mang tới nguy cơ nào về mùi khó chịu, vị độc, sự thẩm thấu nhiễm bẩn đất hoặc nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc cho con người và sinh vật khác Chúng có hiệu quả lâu dài mà không để lại dư lượng thuốc trong môi trường [117] Hơn nữa, bả có thể khống chế quần thể mối hại bên trong cả toà nhà mà không đòi hỏi thi công lắp đặt ảnh hưởng đến cấu trúc của công trình, rất phù hợp lựa chọn cho khu vực nhạy cảm như nơi tập trung dân cư, nơi gần nguồn nước sạch,… [82] Quan trọng hơn, bả thực sự giúp giảm thiểu một cách đáng kể lượng hoá chất trừ sâu sử dụng Tính trên một đơn vị hecta, bả giúp giảm lượng dung dịch thuốc sử dụng trung bình tới 600 lần tại Mỹ [139] Hoạt chất bả không thẩm thấu, dễ dàng thi công ở những vị trí như chỗ nối giữa

Trang 33

21 tường nhà và nền móng, chỗ gấp khuỷu của tường, các đường ống nước, ống gas,… Trong khi hoá chất sử dụng phần lớn là xua đuổi mối, nhanh mất hiệu quả trừ mối còn hoá chất không xua đuổi lại khó áp dụng ở dạng lỏng do dễ thẩm thấu theo chiều ngang đất ở khoảng cách nhất định, nên ở các vị trí đó biện pháp hoá chất trở nên không khả thi Chính vì những lợi ích của bả mà hiện này công nghệ này đang được ứng dụng nhiều

Tóm lại, từ tình hình nghiên cứu mối trên thế giới được đề cập có thể nhận thấy:

- Nghiên cứu thành phần loài dựa chủ yếu vào đặc điểm hình thái Thực tế thì nhiều loài có hình thái rất giống nhau, khó phân biệt nên họ đã sử dụng công nghệ sinh học phân tử để chính xác hóa quá trình định loại;

- Công nghệ sử dụng bả diệt mối đang là công nghệ phổ biến trên thế giới Chế tạo bả dựa trên đặc điểm sinh học và tập tính lan truyền thức ăn trong quần tộc mối Loại bả có hoạt chất kìm hãm sự hình thành kitin là bả đang được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi hiện nay Tuy vậy, đối với mỗi loài hoặc mỗi nhóm loài mối có chu trình phát triển cá thể đặc trưng và vì vậy, ở từng vùng miền trên thế giới, khi sử dụng loại bả này cần phải tìm hiểu sâu hơn về sự lột xác của các cá thể trong quần tộc, nhất là đẳng cấp mối thợ kiếm ăn để có quy trình và kế hoạch sử dụng bả phù hợp

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI Ở VIỆT NAM

1.2.1 Tình hình nghiên cứu thành phần loài và phân bố của mối ở Việt Nam

Công trình nghiên cứu mối đầu tiên ở Việt Nam là của Bathellier thực hiện vào năm 1927 Ông đã mô tả hình thái, sinh thái của 19 loài của khu hệ mối Đông Dương, trong đó Việt Nam ghi nhận 17 loài, riêng thành phần loài mối miền Bắc mới chỉ phát hiện được 4 loài [69] Sau đó mười năm (1937), Bathellier đã bổ sung một số báo cáo về tác hại của mối ở Đông Dương Cũng

Trang 34

22 trong năm này, Caresch đã có một báo cáo nhỏ về phương pháp phòng chống mối hại cây cao su Năm 1968, Harris đã điều tra mối tại 21 điểm ở Việt Nam,

phát hiện thêm 2 loài là loài Macrotermes carbonarius ở Buôn Mê Thuột và Côn Đảo và loài Macrotermes maesodensis ở gần biên giới tại Hà Tiên (nay là

tỉnh Kiên Giang) với Campuchia [94]

Giai đoạn từ 1954-1975, nghiên cứu về mối mới thật sự phát triển ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc và chính thức được các nhà khoa học trong nước thực hiện Các chuyên gia lâm nghiệp là những người đầu tiên ở miền Bắc nghiên cứu phòng chống mối Nhiều công trình của các tác giả như Nguyễn Thế Viễn (1960, 1964), Đỗ Ngọc Thảo (1962), Bùi Duy Dưỡng (1963), Nguyễn Xuân Khu (1964), Phạm Văn Phúc (1965), Nguyễn Chí Thanh (1966, 1968, 1971) và Nguyễn Đức Khảm (1966) có thể xem là những thành tựu đáng ghi nhận về kết quả nghiên cứu mối của người Việt Nam ở giai đoạn này Chú ý nhiều nhất là công trình của Nguyễn Đức Khảm được thực hiện trong thời gian 10 năm, từ năm 1961 đến năm 1971 Tác giả đã tiến hành điều tra khu hệ và sinh học mối ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, các kết quả nghiên cứu được tổng kết trong luận án Phó tiến sĩ (1971) Trong số 61 loài mối thuộc 20 giống được ông phát hiện ở miền Bắc Việt Nam, có 56 loài lần đầu tiên được tìm thấy cho KVNC, 8 loài mới cho khoa học Ngoài ra, tác giả còn mô tả các đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài mối thu được, nêu lên những nét khái quát về địa lý động vật học khu hệ mối miền Bắc Việt Nam trong vùng động vật Đông Phương (dẫn theo Nguyễn Văn Quảng, 2005) [33] Ở khu vực phía Nam có các tác giả như Durant và Lâm Bỉnh Lợi nghiên cứu về sinh thái học mối Durant (1972) đã công bố danh sách 37 loài mối tại miền Nam, tuy không có loài nào mới so với những phát hiện trước đây trong vùng nghiên cứu, nhưng đã đề cập tới một số hình thái phân loại và đặc điểm sinh học của một số loài mối có ở Việt Nam [25]

Trang 35

23 Sau năm 1975, các nghiên cứu về mối cũng được triển khai theo nhiều hướng khác nhau Các nghiên cứu được ưu tiên là phòng chống mối cho các đối tượng cần bảo vệ như mối hại đê, đập, nhà cửa và cây trồng Vũ Văn Tuyển và cộng sự (1975-1990) đã tiến hành điều tra về thành phần loài mối hại đê, đập Tác giả đã phát hiện được 52 loài mối thuộc 4 họ phân bố ở các đập hồ chứa nước và một số đê trong phạm vi cả nước Vũ Văn Tuyển (1982) [53] đã nghiên cứu sự

phân bố của Odontotermes hainanensis và cho biết chúng phân bố ở cả 3 dải độ

cao của đập (từ 1-20m, 20-100m và 100-1500m) Nguyễn Tân Vương (1997) [54]

đã công bố kết quả điều tra giống Macrotermes tại miền Nam Việt Nam với 14

loài, trong đó có 4 loài lần đầu tiên phát hiện cho KVNC, 3 loài trong số đó là các loài mới phát hiện cho khoa học Tác giả đã đưa ra nhận xét sự phân bố của mối

Macrotermes theo các nhóm sinh cảnh tự nhiên, sinh cảnh cây trồng, đập và công

trình xây dựng, đặc điểm phân bố theo các vùng cảnh quan, đặc điểm phân bố trong môi trường đất và ảnh hưởng hoạt động canh tác của con người tới sự phân

bố của mối Macrotermes Khi điều tra về thành phần loài và phân bố của mối ở

Lâm Đồng, Lê Văn Triển và cộng sự (1998) [49] đã phát hiện thêm 8 loài mối lần

đầu gặp ở miền Nam Việt Nam: Coptotermes formosanus, Coptotermes havilandi, Coptotermes travians, Odontotermes javanicus, Macrotermes annanladei, Macrotermes tuyeni, Termes comis và Termes laticomis Lê Văn Triển và Ngô

Trường Sơn (2000) [50] công bố thành phần loài mối gây hại đập Bắc Trung Bộ và đặc điểm của một số loài gây hại chính Lê Văn Triển và công sự (2002) công bố thành phần loài mối gây hại Đập ở Tây Nguyên [51] Tiếp đó, Nguyễn Quốc Huy và Lê Văn Triển (2007) công bố dẫn liệu thành phần loài và phân bố mối hại đập tại khu vực Đông Nam Bộ[16]

Thành phần loài mối ở các VQG và KBTTN cũng được quan tâm nghiên cứu trong những năm đầu thế kỷ XXI Nhiều công trình được công bố đã đóng góp thêm cho sự đầy đủ về danh sách thánh phần loài của khu hệ mối Việt Nam

Trang 36

24 như Bùi Công Hiển và cộng sự (2003) điều tra về thành phần loài tại VQG Ba Vì, Hà Tây [14]; Nguyễn Văn Quảng và Nguyễn Thị My điều tra về thành phần loài mối tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (2004) [34], KBTTN Đa Krông - Quảng trị (2005) [35], VQG Cát Tiên và khu vực Mã Đà (2006) [118]; Nguyễn Văn Quảng (2005) công bố dẫn liệu về thành phần mối ở A Lưới - Thừa Thiên Huế [33], Nguyễn Văn Quảng và cộng sự ở VQG Tam Đảo (2007) [36]; Nguyễn Văn Quảng và Lê Ngọc Hoan ở VQG Cát Bà (2007) [37] Các tác giả đã tính toán độ thường gặp chung của các loài mối, kết quả cho thấy giá trị về độ thường gặp ở sinh cảnh rừng nguyên sinh cao hơn ở sinh cảnh rừng thứ sinh, nhất là đối với các rừng bị ảnh hưởng mạnh bởi sự can thiệp của con người Nguyễn Thị My và cộng sự (2007) [29] đã điều tra thành phần loài mối tại VQG Bạch Mã, Thừa Thiên Huế, phát hiện được 62 loài thuộc 21 giống, 8 phân họ của 3 họ, trong đó có 4 loài lần đầu tiên được ghi nhận cho khu hệ mối Việt Nam Nguyễn Đức Khảm và cộng sự (2007) [25] đã hoàn thiện cuốn “Động vật chí Việt Nam” Tài liệu này đã thống kê, miêu tả các đặc điểm sinh học, sinh thái học, phân loại và phân bố 101 loài mối của Việt Nam; xây dựng khoá định loài đầy đủ cho khu hệ mối Việt Nam Nguyễn Thị My và cộng sự (2009) [28] đã công bố về đa dạng của mối và sự phân bố của chúng ở vùng núi cao Sa Pa Báo cáo này

đã bổ sung thêm giống mối Archotermopsis lần đầu ghi nhận ở Việt Nam

Nguyễn Quốc Huy (2011) đã ghi nhận 95 loài mối thuộc 8 phân họ, 3 họ mối tại khu vực Tây Nguyên [17] Trịnh Văn Hạnh và cộng sự (2010) đã tổng hợp các nghiên cứu thành phần loài ở Việt Nam và công bố 141 loài (120 loài đã được định danh) thuộc 38 giống, 8 phân họ, 4 họ cho khu hệ mối Việt Nam, trong đó bổ sung thêm 5 giống mới cho Việt Nam [156]

Sau năm 2010, các ghi nhận loài mới có xu hướng giảm Nguyễn Văn Quảng và cộng sự (2015) đã ghi nhận 55 loài mối thuộc 20 giống, 7 phân họ, 2 họ tại KBTTN Bà Nà - Núi Chúa [38] Nghiên cứu đã bổ sung 1 giống và 4 loài

Trang 37

25 cho khu hệ mối Việt Nam và 2 giống và 6 loài cho khu hệ mối Đà Nẵng Lê Trọng Sơn và Nguyễn Thị Hồng Nhung (2015) [40] nghiên cứu về mối ở KBTTN Đa Krông, Quảng Trị và đã ghi nhận 41 loài thuộc 15 giống, 7 phân họ, 2 họ Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của mối Bùi Thu Thủy (2015) đã thực hiện nghiên cứu thành phần, đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ loài mối gây hại chính rừng trồng bạch đàn, keo ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam Kết quả đã xác định được 19 loài thuộc 9 giống, 2 họ (Termitidae và Rhinotermitidae), trong đó ghi nhận 8 loài gây hại cây

(Coptotermes formosanus, Hypotermes obscuriceps, Hypotermes sumatrensis, Odontotermes angustignathus, Odontotermes hainanensis, Macrotermes annandalei, Macrotermes pakistanicus và Macrotermes barneyi) [48]

Bên cạnh những nghiên cứu điều tra thành phần loài, xác định các loài gây hại chính cho các đối tượng cần bảo vệ, các nghiên cứu chuyên sâu hơn về phân loại học được tiến hành nhằm chính xác hóa các loài mối còn chưa được xác định chắc chắn bằng phương pháp phân loại hình thái cũng đã được thực hiện Năm 1999, Ngô Trường Sơn và Lê Văn Triển đã áp dụng phương pháp sắc kí khí biểu bì trong công tác định loại loài mối [45] Trịnh Đình Đạt và cộng sự (2004) đã công bố kết quả nghiên cứu về đa dạng di truyền ở một số loài mối, sử dụng hệ thống đa hình di truyền isozyme esteraza để so sánh giữa hai

loài Macrotermes annandalei và Odontotermes yunnanensis, hai loài Macrotermes gilvus và Macrotermes carbonarius ở miền Nam Việt Nam [8]

Năm 2005, Trịnh Đình Đạt và cộng sự đã tiến hành xác định mức độ đa hình

di truyền của một số loài mối giống Macrotermes bằng kỹ thuật RAPD-PCR

[9] Để làm rõ hơn vấn đề đa hình trong quần thể mối, Nguyễn Đức Khảm (2008) đã bàn luận trong nghiên cứu của mình về đặc điểm đồng hình và dị hình trong cùng một loài ở mối và công tác phân loại mối dựa vào hình thái ngoài Trong đó, nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi kích thước rất lớn trong

Trang 38

26

cùng một loài của nhóm mối Coptotermes [26] Tuy nhiên, lĩnh vực định loại

mối bằng phương pháp sinh học phân tử vẫn còn hạn chế ở Việt Nam

1.2.2 Tình hình nghiên cứu phòng trừ mối hại công trình kiến trúc

1.2.2.1 Đặc điểm sinh học, sinh thái những loài mối gây hại công trình kiến trúc

Theo Nguyễn Chí Thanh (1996) có tới 25 loài mối gây hại cho công trình kiến trúc và kho tàng ở Việt Nam Bên cạnh các nghiên cứu về điều tra về thành phần loài, các nghiên cứu về sinh học, sinh thái học cũng đã được quan tâm từ khá sớm [47] Từ năm 1927, Bathellier đã giới thiệu về hình thức tổ chức của

một số tổ mối, trong đó có loài Odontotermes hainanensis được tìm thấy ở Hà

Nội [69] Trong cuốn “Mối miền Bắc Việt Nam” xuất bản năm 1976 của Nguyễn Đức Khảm, tác giả cũng đã mô tả những quan sát về hiện tượng bay phân đàn

của mối, trong đó có một số loài gây hại quan trọng như Coptotermes formosanus, Odontotermes hainanensis, Macrotermes annandalei,… [23]

Nguyễn Tân Vương (1997) mô tả khá chi tiết về bay giao hoan của loài mối

Macrotermes gilvus [54] Năm 1985, Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển viết

cuốn sách “Mối và kỹ thuật phòng trừ mối”, đã mô tả các đặc điểm chung về mối và các kỹ thuật cơ bản trong phòng trừ mối cho công trình xây dựng [24] Năm 2003, Nguyễn Văn Quảng đã tiến hành nghiên cứu tỷ lệ đẳng cấp trong tổ mối

của loài Macrotermes annandalei và quá trình phân công lao động trong các hoạt

động kiếm ăn xây tổ Tác giả đã cho thấy hoạt động của mối bên ngoài tổ chủ yếu do mối thợ lớn đảm nhận, chúng chiếm tới 79,4% ở vị trí kiếm ăn và 53,3% ở vị trí xây tổ, trong khi tỷ lệ của đẳng cấp này trong quần thể tổ mối chỉ chiếm khoảng 11% Dẫn liệu thu được đã khẳng định vai trò quan trọng của nấm cộng

sinh Termitomyces đối với sự tồn tại và phát triển của mối Tác giả cũng đã tiến

hành nuôi các quần tộc mối trưởng thành và các quần tộc được hình thành từ đôi mối cánh bay phân đàn [32] Trịnh Văn Hạnh (2008) [13] đã tiến hành nghiên

Trang 39

27

cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của Coptotermes formosanus và Odontotermes hainanensis Kết quả cho thấy số lượng mối cánh Coptotermes formosanus trung bình bay phân đàn trong tổ (vào khoảng 21.666 cá thể), cũng

như thời điểm bay của chúng trong năm (vào khoảng đầu tháng 4 đến tháng 5 hàng năm) Tỷ lệ mối lính và mối thợ trưởng thành trong tổ luôn được điều chỉnh ổn định, trung bình khoảng 80,6% mối thợ 13,3% mối lính và 6,3% mối non Tỷ lệ mối thợ trong đàn mối kiếm ăn ngoài tự nhiên trung bình nằm trong khoảng

79,2% - 91,1% Đối với mối Odontotermes hainanensis, loài này bay phân đàn

hàng năm từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5 Thời điểm bay phân đàn không cố định Mối cánh bay phân đàn ở điều kiện nhiệt độ 26,5 - 29,3oC (trung bình 27,8oC), độ ẩm 86,0 - 94,5% (trung bình 93,2%), lượng mưa 17,5 - 34,4mm

(trung bình 24,0mm) Khác với mối Coptotermes formosanus, Odontotermes hainanensis có sự biệt hóa rõ ràng giữa mối thợ lớn và mối thợ nhỏ Mối thợ lớn

chiếm tỷ lệ chủ yếu ở nơi kiếm ăn Cũng trong thời gian này, Trịnh Văn Hạnh và cộng sự (2007) [11] đã tiến hành nghiên cứu phương pháp nuôi mối

Coptotermes formosanus tách chúa trong điều kiện phòng thí nghiệm để nghiên

cứu thời gian sống sót của chúng phục vụ thử nghiệm bả diệt mối Trong đó, tỷ

lệ các đẳng cấp càng gần với tỷ lệ trong quần tộc Coptotermes formosanus ngoài

tự nhiên giữa mối thợ: mối lính: mối non là 80:15:5 thì tỷ lệ sống sót càng tăng Ngô Trường Sơn (2009) đã nghiên cứu sự phân bố và cấu trúc tổ mối của một số loài gây hại đê [46] Nguyễn Thị My và cộng sự (2011), đã nghiên cứu ước lượng

cá thể mối Coptotermes trong tổ mối bằng cách sử dụng phương pháp đánh dấu

- thả ra - bắt lại Kết quả cho thấy, số lượng cá thể mối vào khoảng 647,595 ± 205,026 [30] Như vậy, có thể thấy các loài thuộc thuộc nhóm mối khác nhau có thời gian bay phân đàn cũng như tỷ lệ đẳng cấp và sự phân công lao động không giống nhau Các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên là cơ sở quan trọng để lựa chọn biện pháp phòng chống mối hiệu quả

Trang 40

28 Như vậy mặc dù các đặc điểm sinh học, sinh thái các loài mối gây hại đã được quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên để có cơ sở ứng dụng các loại bả kìm hãm tổng hợp kitin thì việc nghiên cứu đặc điểm sinh học trong đó tìm hiểu về đặc điểm lột xác cũng như tỷ lệ lột xác của đẳng cấp mối thợ kiếm ăn là điều hết sức cần thiết, những nghiên cứu này hầu như chưa được quan tâm đến ở Việt Nam

1.2.2.2 Biện pháp phòng trừ mối hại công trình kiến trúc

Dựa trên những hiểu biết về sinh học, sinh thái học mối, các biện pháp phòng trừ mối cũng đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên toàn quốc Các biện pháp này ngày càng được cải tiến nhờ những nghiên cứu chuyên sâu về mối, đồng thời tiếp thu những kiến thức có được trên thế giới

Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển (1985) đã viết cuốn “Mối và kỹ thuật phòng chống mối” Nội dung sách cung cấp các dẫn liệu quan trọng về sinh học mối, mô tả khá đầy đủ và chuẩn hoá các phương pháp phòng chống mối cho công trình xây dựng [24] Từ năm 1975 đến nay, nhiều phương pháp diệt các loài mối

thuộc giống Coptotermes đã được các tác giả trong nước đề cập đến trong các

công trình nghiên cứu như Nguyễn Đức Khảm (1976) [23], 1985), Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển (1985) [24], Nguyễn Chí Thanh (1996) [47]

Nguyễn Chí Thanh (1996) đã nghiên cứu phòng chống mối cho các công trình xây dựng và kho tàng và đã đưa ra được quy trình phòng trừ mối bằng phương pháp lây nhiễm [47] Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển (1985) dựa trên cơ sở thu nhận và khuếch đại tín hiệu báo động của mối, khi gặp sự cố để phát hiện tổ mối ngầm trong công trình kiến trúc, sau đó xử lý trực tiếp các tổ mối phát hiện được bằng hóa chất [24] Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong những năm 80 của thế kỷ trước Phương pháp này có hạn chế là việc tìm tổ tốn công sức, tiền bạc, nhất là đối với các công trình có kết cấu phức tạp, giá thành khảo sát, xử lý cao Đồng thời vẫn phải sử dụng hóa chất độc hại

Ngày đăng: 02/09/2024, 21:35

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN