Phân bố thành phần loài mối theo độ cao nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Thành Phần Loài Mối (Insecta Isoptera)Ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Và Đề Xuất Biện Pháp Phòng Trừ Mối Hại Công Trình Kiến Trúc..pdf (Trang 107 - 110)

3.2. PHÂN BỐ CỦA MỐI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2.2. Phân bố thành phần loài mối theo độ cao nghiên cứu

Kết quả trình bày ở bảng 3.18 và phụ lục 2 cho thấy trong số 4 dải độ cao (<300m, 300-700m, >700-1000m và >1.000m) nghiên cứu, số loài thu được nhiều nhất ở dải độ cao 300-700m (52 loài, chiếm 62,65% tổng số loài trong KVNC), tiếp đến là dải độ cao <300m (40 loài, chiếm 48,19%) và dải độ cao >700-1000m (38 loài, chiếm 45,78%). Ở dải độ cao >1000m có số loài mối ít nhất (21 loài, chiếm 25,30%). Như vậy, ở những vùng có địa hình cao (>1000m) sẽ có thành

phần loài mối nghèo nàn hơn, mức độ đa dạng thấp hơn.

Thái Văn Trừng (1978) [52] nhận xét cho rằng, trên nền chung khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới, nhưng theo những độ cao khác nhau lại hình thành các đai khí hậu cụ thể. Ở miền Trung nước ta có thể chia ra 3 đai khí hậu chính:

đai có độ cao <700m là đai khí hậu nhiệt đới ẩm và đai có độ cao >1.000m là đai khí hậu á nhiệt đới. Đai có độ cao trung gian (700-1.000m) là đai chuyển tiếp giữa khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Dựa vào sự phân chia này chúng tôi thấy phần lớn các loài mối thu được ở KVNC (62 loài, chiếm 74,70%) nằm

96 trong đai khí hậu nhiệt đới, đai trung gian có số loài ít hơn (38 loài; chiếm 45,78%) và đai á nhiệt đới có số loài ít nhất (21 loài; chiếm 25,30%). Như vậy,

nếu đi từ đai khí hậu nhiệt đới qua đai trung gian tới đai khí hậu á nhiệt đới, số lượng loài mối giảm đi.

Bảng 3.18. Số lượng loài của các phân họ mối theo các dải

độ cao ở KVNC

T T Phân họ

Tổng số loài

<300m 300-700m >700-

1.000m >1.000m

Số loài

Tỷ lệ (%)

Số loài

Tỷ lệ (%)

Số loài

Tỷ lệ (%)

Số loài

Tỷ lệ (%)

1 Kalotermitinae 3 1 2,50 1 1,92 1 2,63 1 4,76 2 Coptotermitinae 3 2 5,00 3 5,77 1 2,63 0 0,00 3 Heterotermitinae 7 0 0,00 1 1,92 4 10,53 6 28,57 4 Rhinotermitinae 6 6 15,00 5 9,62 3 7,89 2 9,52 5 Macrotermitinae 34 21 52,50 24 46,15 14 36,84 4 19,05 6 Amitermitinae 2 2 5,00 2 3,85 1 2,63 0 0,00 7 Termitinae 13 5 12,50 8 15,38 4 10,53 3 14,29

8 Nasutitermitinae 15 3 7,50 8 15,38 10 26,32 5 23,81

Tổng 83 40 100,0 52 100,0 38 100,0 21 100,0

Khi xét tỷ lệ % loài mối của các phân họ theo các dải độ cao, chúng tôi thu được cấu trúc thành phần loài khác nhau (Hình 3.18).

Hình 3.18 cho thấy một số phân họ có tỷ lệ % số loài đồng đều ở hầu hết các dải độ cao như Kalotermitinae, Termitinae và Rhinotermitinae. Tuy nhiên, một số phân họ khác lại có sự khác biệt lớn như phân họ Heterotermitinae và Macrotermitinae có xu hướng trái ngược nhau. Những loài thuộc phân họ

97 Macrotermitinae phân bố tập trung ở dải độ cao dưới 1.000m và được tìm thấy với số lượng loài lớn ở các dải độ cao thấp này, ít tìm thấy ở các dải độ cao trên 1.000m.

Hình 3.18. Cấu trúc thành phần phân họ mối

theo các dải độ cao ở KVNC

Trong khi đó phân họ Heterotermitinae lại có xu hướng ngược lại, số lượng loài tìm thấy nhiều ở độ cao trên 1.000m và có xu hướng giảm dần theo độ cao, thậm chí không tìm thấy loài nào ở độ cao <300m. Đặc tính tương tự cũng thấy ở Nasutitermitinae. Đặc biệt, hai phân họ Amitermitinae, Coptotermitinae không được tìm thấy ở dải độ cao >1.000m. Đây là nhóm mối của vùng khí hậu nhiệt đới 100%. Nguyễn Đức Khảm (1976) [23] khi phân tích kết quả điều tra sự phân bố của mối ở miền Bắc Việt Nam đã đưa ra nhận xét rằng từ dải độ cao 600m (đai khí hậu nhiệt đới) trở đi số lượng loài mối giảm, tuy nhiên sự thay đổi lại tùy thuộc vào từng nhóm loài, giống Macrotermes

(Macrotermitinae) không tìm thấy ở độ cao >1.000m, trong khi Reticulitermes (Heterotermitinae) càng lên cao số lượng loài tìm thấy càng tăng. Kết quả

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

<300m 300–700 >700–1000 >1000m

Tlệ %

Độ cao

Kalotermitinae Coptotermitinae Heterotermitinae Rhinotermitinae Macrotermitinae Amitermitinae Termitinae Nasutitermitinae

98 nghiên cứu của Nguyễn Tân Vương (1997) [54] về thành phần loài mối

Macrotermes ở miền Nam Việt Nam và Nguyễn Văn Quảng (2003) [32] về thành phần và phân bố mối ở miền Bắc Việt Nam cũng thống nhất với nhận xét của Nguyễn Đức Khảm về phân bố của Macrotermes đưa ra trước đây. Ngoài ra Nguyễn Văn Quảng và cộng sự điều tra về thành phần loài mối ở KBTTN Đa Krông, Quảng Trị (2005) [33] và KBTTN Bà Nà Núi Chúa (2015) [38] đã ghi nhận rằng số loài của Coptotermes (Coptotermitinae) thấy nhiều ở những đai độ cao thấp (<700m) trong khi số loài của Reticulitermes có số lượng loài bắt gặp tăng lên ở những độ cao >1.000m. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về cơ bản giống với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đây về đặc tính phân bố của mối theo dải độ cao. Trong KVNC, từ đai khí hậu nhiệt đới ẩm (>700m) càng lên cao số lượng loài càng giảm. Tuy nhiên nếu tính phần trăm số loài của từng phân họ ở các đai độ cao, xu hướng thay đổi có sự khác biệt. Nói tóm lại, những dẫn liệu nghiên cứu về thành phần loài, sự phân bố của mối theo dải độ cao tại KVNC đã cho thấy tính chất đặc trưng về đa dạng sinh học của mối.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Thành Phần Loài Mối (Insecta Isoptera)Ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Và Đề Xuất Biện Pháp Phòng Trừ Mối Hại Công Trình Kiến Trúc..pdf (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(266 trang)