Tình hình nghiên cứu thành phần loài và phân bố của mối ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Thành Phần Loài Mối (Insecta Isoptera)Ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Và Đề Xuất Biện Pháp Phòng Trừ Mối Hại Công Trình Kiến Trúc..pdf (Trang 33 - 38)

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI Ở VIỆT NAM

1.2.1. Tình hình nghiên cứu thành phần loài và phân bố của mối ở Việt Nam

Công trình nghiên cứu mối đầu tiên ở Việt Nam là của Bathellier thực hiện vào năm 1927. Ông đã mô tả hình thái, sinh thái của 19 loài của khu hệ mối Đông Dương, trong đó Việt Nam ghi nhận 17 loài, riêng thành phần loài mối miền Bắc mới chỉ phát hiện được 4 loài [69]. Sau đó mười năm (1937), Bathellier đã bổ sung một số báo cáo về tác hại của mối ở Đông Dương. Cũng

22 trong năm này, Caresch đã có một báo cáo nhỏ về phương pháp phòng chống mối hại cây cao su. Năm 1968, Harris đã điều tra mối tại 21 điểm ở Việt Nam, phát hiện thêm 2 loài là loài Macrotermes carbonarius ở Buôn Mê Thuột và

Côn Đảo và loài Macrotermes maesodensis ở gần biên giới tại Hà Tiên (nay là tỉnh Kiên Giang) với Campuchia [94].

Giai đoạn từ 1954-1975, nghiên cứu về mối mới thật sự phát triển ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc và chính thức được các nhà khoa học trong nước thực hiện. Các chuyên gia lâm nghiệp là những người đầu tiên ở miền Bắc nghiên cứu phòng chống mối. Nhiều công trình của các tác giả như Nguyễn Thế Viễn (1960, 1964), Đỗ Ngọc Thảo (1962), Bùi Duy Dưỡng (1963), Nguyễn Xuân Khu (1964), Phạm Văn Phúc (1965), Nguyễn Chí Thanh (1966, 1968,

1971) và Nguyễn Đức Khảm (1966) có thể xem là những thành tựu đáng ghi nhận về kết quả nghiên cứu mối của người Việt Nam ở giai đoạn này. Chú ý

nhiều nhất là công trình của Nguyễn Đức Khảm được thực hiện trong thời gian 10 năm, từ năm 1961 đến năm 1971. Tác giả đã tiến hành điều tra khu hệ và sinh học mối ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, các kết quả nghiên cứu được tổng kết trong luận án Phó tiến sĩ (1971). Trong số 61 loài mối thuộc 20 giống được ông phát hiện ở miền Bắc Việt Nam, có 56 loài lần đầu tiên được tìm thấy cho

KVNC, 8 loài mới cho khoa học. Ngoài ra, tác giả còn mô tả các đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài mối thu được, nêu lên những nét khái quát về địa lý động vật học khu hệ mối miền Bắc Việt Nam trong vùng động vật Đông Phương (dẫn theo Nguyễn Văn Quảng, 2005) [33]. Ở khu vực phía Nam có các tác giả như Durant và Lâm Bỉnh Lợi nghiên cứu về sinh thái học mối. Durant (1972) đã công bố danh sách 37 loài mối tại miền Nam, tuy không có loài nào mới so với những phát hiện trước đây trong vùng nghiên cứu, nhưng đã đề cập tới một số hình thái phân loại và đặc điểm sinh học của một số loài mối có ở Việt Nam [25].

23 Sau năm 1975, các nghiên cứu về mối cũng được triển khai theo nhiều hướng khác nhau. Các nghiên cứu được ưu tiên là phòng chống mối cho các đối tượng cần bảo vệ như mối hại đê, đập, nhà cửa và cây trồng. Vũ Văn Tuyển và cộng sự (1975-1990) đã tiến hành điều tra về thành phần loài mối hại đê, đập. Tác giả đã phát hiện được 52 loài mối thuộc 4 họ phân bố ở các đập hồ chứa nước và một số đê trong phạm vi cả nước. Vũ Văn Tuyển (1982) [53] đã nghiên cứu sự phân bố của Odontotermes hainanensis và cho biết chúng phân bố ở cả 3 dải độ cao của đập (từ 1-20m, 20-100m và 100-1500m). Nguyễn Tân Vương (1997) [54]

đã công bố kết quả điều tra giống Macrotermes tại miền Nam Việt Nam với 14 loài, trong đó có 4 loài lần đầu tiên phát hiện cho KVNC, 3 loài trong số đó là các loài mới phát hiện cho khoa học. Tác giả đã đưa ra nhận xét sự phân bố của mối

Macrotermes theo các nhóm sinh cảnh tự nhiên, sinh cảnh cây trồng, đập và công

trình xây dựng, đặc điểm phân bố theo các vùng cảnh quan, đặc điểm phân bố trong môi trường đất và ảnh hưởng hoạt động canh tác của con người tới sự phân bố của mối Macrotermes. Khi điều tra về thành phần loài và phân bố của mối ở Lâm Đồng, Lê Văn Triển và cộng sự (1998) [49] đã phát hiện thêm 8 loài mối lần đầu gặp ở miền Nam Việt Nam: Coptotermes formosanus, Coptotermes havilandi,

Coptotermes travians, Odontotermes javanicus, Macrotermes annanladei, Macrotermes tuyeni, Termes comis Termes laticomis. Lê Văn Triển và Ngô

Trường Sơn (2000) [50] công bố thành phần loài mối gây hại đập Bắc Trung Bộ và đặc điểm của một số loài gây hại chính. Lê Văn Triển và công sự (2002) công bố thành phần loài mối gây hại Đập ở Tây Nguyên [51]. Tiếp đó, Nguyễn Quốc

Huy và Lê Văn Triển (2007) công bố dẫn liệu thành phần loài và phân bố mối hại đập tại khu vực Đông Nam Bộ[16].

Thành phần loài mối ở các VQG và KBTTN cũng được quan tâm nghiên cứu trong những năm đầu thế kỷ XXI. Nhiều công trình được công bố đã đóng góp thêm cho sự đầy đủ về danh sách thánh phần loài của khu hệ mối Việt Nam

24 như Bùi Công Hiển và cộng sự (2003) điều tra về thành phần loài tại VQG Ba Vì, Hà Tây [14]; Nguyễn Văn Quảng và Nguyễn Thị My điều tra về thành phần loài mối tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (2004) [34], KBTTN Đa Krông - Quảng trị (2005) [35], VQG Cát Tiên và khu vực Mã Đà (2006) [118]; Nguyễn Văn Quảng (2005) công bố dẫn liệu về thành phần mối ở A Lưới - Thừa Thiên Huế [33], Nguyễn Văn Quảng và cộng sự ở VQG Tam Đảo (2007) [36]; Nguyễn Văn

Quảng và Lê Ngọc Hoan ở VQG Cát Bà (2007) [37]. Các tác giả đã tính toán độ thường gặp chung của các loài mối, kết quả cho thấy giá trị về độ thường gặp ở sinh cảnh rừng nguyên sinh cao hơn ở sinh cảnh rừng thứ sinh, nhất là đối với các rừng bị ảnh hưởng mạnh bởi sự can thiệp của con người. Nguyễn Thị My và cộng sự (2007) [29] đã điều tra thành phần loài mối tại VQG Bạch Mã, Thừa Thiên Huế, phát hiện được 62 loài thuộc 21 giống, 8 phân họ của 3 họ, trong đó có 4 loài lần đầu tiên được ghi nhận cho khu hệ mối Việt Nam. Nguyễn Đức Khảm và cộng sự (2007) [25] đã hoàn thiện cuốn “Động vật chí Việt Nam”.

Tài liệu này đã thống kê, miêu tả các đặc điểm sinh học, sinh thái học, phân loại và phân bố 101 loài mối của Việt Nam; xây dựng khoá định loài đầy đủ cho khu hệ mối Việt Nam. Nguyễn Thị My và cộng sự (2009) [28] đã công bố

về đa dạng của mối và sự phân bố của chúng ở vùng núi cao Sa Pa. Báo cáo này đã bổ sung thêm giống mối Archotermopsis lần đầu ghi nhận ở Việt Nam.

Nguyễn Quốc Huy (2011) đã ghi nhận 95 loài mối thuộc 8 phân họ, 3 họ mối tại khu vực Tây Nguyên [17]. Trịnh Văn Hạnh và cộng sự (2010) đã tổng hợp

các nghiên cứu thành phần loài ở Việt Nam và công bố 141 loài (120 loài đã được định danh) thuộc 38 giống, 8 phân họ, 4 họ cho khu hệ mối Việt Nam,

trong đó bổ sung thêm 5 giống mới cho Việt Nam [156].

Sau năm 2010, các ghi nhận loài mới có xu hướng giảm. Nguyễn Văn Quảng và cộng sự (2015) đã ghi nhận 55 loài mối thuộc 20 giống, 7 phân họ, 2 họ tại KBTTN Bà Nà - Núi Chúa [38]. Nghiên cứu đã bổ sung 1 giống và 4 loài

25 cho khu hệ mối Việt Nam và 2 giống và 6 loài cho khu hệ mối Đà Nẵng. Lê Trọng Sơn và Nguyễn Thị Hồng Nhung (2015) [40] nghiên cứu về mối ở

KBTTN Đa Krông, Quảng Trị và đã ghi nhận 41 loài thuộc 15 giống, 7 phân họ, 2 họ. Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của mối. Bùi Thu Thủy (2015) đã thực hiện nghiên cứu thành phần, đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ loài mối gây hại chính rừng trồng bạch đàn, keo ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Kết quả đã xác định được 19 loài thuộc 9 giống, 2 họ (Termitidae và Rhinotermitidae), trong đó ghi nhận 8 loài gây hại cây (Coptotermes formosanus, Hypotermes obscuriceps, Hypotermes sumatrensis,

Odontotermes angustignathus, Odontotermes hainanensis, Macrotermes

annandalei, Macrotermes pakistanicus Macrotermes barneyi) [48].

Bên cạnh những nghiên cứu điều tra thành phần loài, xác định các loài gây hại chính cho các đối tượng cần bảo vệ, các nghiên cứu chuyên sâu hơn về phân loại học được tiến hành nhằm chính xác hóa các loài mối còn chưa được xác định chắc chắn bằng phương pháp phân loại hình thái cũng đã được thực hiện. Năm 1999, Ngô Trường Sơn và Lê Văn Triển đã áp dụng phương pháp sắc kí khí biểu bì trong công tác định loại loài mối [45]. Trịnh Đình Đạt và cộng sự (2004) đã công bố kết quả nghiên cứu về đa dạng di truyền ở một số loài mối, sử dụng hệ thống đa hình di truyền isozyme esteraza để so sánh giữa hai loài Macrotermes annandaleiOdontotermes yunnanensis, hai loài

Macrotermes gilvusMacrotermes carbonarius ở miền Nam Việt Nam [8].

Năm 2005, Trịnh Đình Đạt và cộng sự đã tiến hành xác định mức độ đa hình di truyền của một số loài mối giống Macrotermes bằng kỹ thuật RAPD-PCR

[9]. Để làm rõ hơn vấn đề đa hình trong quần thể mối, Nguyễn Đức Khảm (2008) đã bàn luận trong nghiên cứu của mình về đặc điểm đồng hình và dị hình trong cùng một loài ở mối và công tác phân loại mối dựa vào hình thái ngoài. Trong đó, nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi kích thước rất lớn trong

26 cùng một loài của nhóm mối Coptotermes [26]. Tuy nhiên, lĩnh vực định loại mối bằng phương pháp sinh học phân tử vẫn còn hạn chế ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Thành Phần Loài Mối (Insecta Isoptera)Ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Và Đề Xuất Biện Pháp Phòng Trừ Mối Hại Công Trình Kiến Trúc..pdf (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(266 trang)