3.2. PHÂN BỐ CỦA MỐI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.3.2. Đặc điểm sinh học của Coptotermes gestroi làm cơ sở khoa học cho biện pháp sử dụng bả
Coptotermes gestroi không chỉ là loài gây hại chính đối với công trình
kiến trúc tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế mà còn là loài gây hại chính đối với các công trình kiến trúc trong cả nước cũng như ở hầu hết các nước Đông Nam Á. Biện pháp sử dụng bả để phòng trừ nhóm mối hiện nay đang được xem là biện pháp có hiệu quả. Gần đây, việc nghiên cứu ứng dụng bả ức chế quá trình tổng hợp kitin đang được quan tâm. Cơ sở của việc sử dụng bả ức chế quá trình tổng hợp kitin là dựa trên đặc điểm phát triển của mối. Từ trứng trải qua các giai đoạn thiếu trùng trước khi đạt đến trưởng thành, qua mỗi pha phát triển mối phải tiến hành lột xác, lớp vỏ cơ thể cũ được thay thế bằng lớp vỏ mới, nếu lớp vỏ mới không được hình thành trong quá trình lột xác thì cá thể mối sẽ không phát triển được và sẽ bị chết. Sử dụng bả kìm hãm tổng hợp kitin là thông qua
quá trình thu nhận thức ăn đưa tác nhân kìm hãm tổng hợp kitin vào cơ thể các cá thể trong quần tộc, ngăn cản lớp vỏ mới trong quá trình lột xác không được hình thành đầy đủ. Mối là côn trùng xã hội, thường thì cá thể non ở trong tổ và
107 trưởng thành mới ra hoạt động bên ngoài tổ. Sự tồn tại của quần tộc mối phụ thuộc rất nhiều vào các cá thể trưởng thành mà trước hết là đẳng cấp mối thợ.
Câu hỏi đặt ra là bả kìm hãm tổng hợp kitin có tiêu diệt được các cá thể trưởng thành của mối Coptotermes gestroi hay không? Để trả lời được câu hỏi này trước
hết phải có những hiểu biết về quá trình lột xác của đẳng cấp mối thợ kiếm ăn.
Tuy nhiên, những hiểu biết này của mối Coptotermes gestroi ở Việt Nam còn rất hạn chế. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu về sự phát triển cũng như quá trình lột xác của loài mối gây hại chính cho công trình kiến trúc trong KVNC.
3.3.2.1. Tuổi của mối thợ trong đàn mối Coptotermes gestroi đi kiếm ăn
Sự phát triển của côn trùng bao gồm sự tích hợp và điều hòa sinh trưởng, biến đổi hình thái và lột bỏ lớp vỏ cứng (Laufer, 1983) [106]. Theo Raina và cộng sự (2004) [121], mối thợ Coptotermes phải trải qua 6 lần lột xác từ khi trứng nở ra ấu trùng đến khi thành mối thợ trưởng thành. Người ta có thể dựa
vào số đốt râu để xác định tuổi của cá thể trong quần tộc. Ấu trùng mới nở ra, chưa biệt hóa có 9 đốt râu; lột xác lần đầu thành ấu trùng tuổi 2 có 10 đốt râu, tiếp theo là sự phân nhánh phát triển theo từng đẳng cấp.
Ở C. gestroi, mối thợ chiếm phần lớn trong quần tộc (80-90%) và giữ vai
trò quan trọng trong việc đi kiếm ăn và chia sẻ thức ăn cho các cá thể khác trong đàn cũng như chăm sóc các cá thể khác trong quần tộc (chăm sóc mối non, mối
chúa,…) (Tamashiro và cộng sự, 1980 [151], Ruan và cộng sự, 2015 [122]).
Tuy nhiên, mối thợ ở tuổi nào thì có thể tham gia cùng đàn mối đi kiếm ăn? Để trả lời câu hỏi này, nghiên cứu xác định tuổi của mối thợ dựa trên số lượng đốt
râu cũng như độ rộng nhất đầu của mối thợ trong đàn mối đi kiếm ăn đã được thực hiện. Kết quả điều tra tại 9 công trình được tổng hợp tại Bảng 3.23 và 3.24.
Phân nhóm tuổi dựa vào số đốt râu trình bày ở bảng 3.23 cho thấy mối thợ trong đàn mối kiếm ăn gồm 3 nhóm: nhóm râu 13 đốt, nhóm râu 14 đốt và nhóm râu 15 đốt, trong đó nhóm râu 14 đốt chiếm tỷ lệ lớn nhất (66,52%, tỷ lệ
108 này dao động ở các quần tộc từ 49,02% đến 84,91%), tiếp đến là nhóm râu 13 đốt (chiếm 19,92%) và nhóm râu 15 đốt (chiếm 13,25%).
Bảng 3.23. Tỷ lệ các nhóm tuổi phân theo số lượng đốt râu của mối thợ
Coptotermes gestroi trong đàn mối kiếm ăn
TT Công trình
Tỷ lệ số cá thể với số đốt râu
khác nhau (%) Tổng
số cá Râu 13 thể
đốt
Râu 14 đốt
Râu 15 đốt
1 Số 11, ngõ 307, Nguyễn Xiển,
quận Thanh Xuân 30,69 66,34 2,97 100
2 Số nhà 27 ngõ 385 Lương Thế
Vinh, quận Nam Từ Liêm 13,33 79,05 7,62 100
3 Nhà Dao 1 - Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy
35,51 50,47 11,21 100
4 Nhà Dao 2 - Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy
16,22 70,27 13,51 100
5 Số 61, ngõ 306 Tây Sơn, quận
Đống Đa 8,00 76,00 16,00 100
6 Trụ sở Thành đoàn Hà Nội, 4
Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm
2,83 84,91 12,26 100
7 Số 172, ngõ 254, đường Mai
Động, quận Hoàng Mai 26,61 61,06 12,32 100
8 Số 133, ngõ 206 đường Nguyễn
Lân, quận Thanh Xuân 12,75 49,02 38,24 100
9 Số 26, Hàng Đường, quận Hoàn
Kiếm 33,33 61,54 5,13 100
Trung bình 19,92±4,0 66,52±4,1 13,25±3,4 900
Bên cạnh việc kiểm tra phân loại nhóm cá thể theo số lượng đốt râu, chúng tôi đã tiến hành đo kích thước độ rộng cực đại của đầu các cá thể của từng nhóm tương ứng. Kết quả được tổng hợp tại Bảng 3.24.
109
Bảng 3.24. Độ rộng cực đại trung bình của đầu mối thợ Coptotermes
gestroi theo các nhóm đốt râu trong đàn mối kiếm ăn
TT Công trình
Trung bình độ rộng cực đại của đầu mối thợ theo các nhóm đốt râu
(mm)
Râu 13 đốt
Râu 14 đốt
Râu 15 đốt
1 Số 11, ngõ 307, Nguyễn Xiển,
quận Thanh Xuân 1,12 1,20 1,27
2 Số nhà 27 ngõ 385 Lương Thế
Vinh, quận Nam Từ Liêm 1,19 1,21 1,23
3 Nhà Dao 1 - Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy
1,08 1,17 1,22
4 Nhà Dao 2 - Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy
1,20 1,23 1,23
5 Số 61, ngõ 306 Tây Sơn, quận
Đống Đa 1,08 1,14 1,12
6 Trụ sở Thành đoàn Hà Nội, 4
Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm
1,15 1,15 1,16
7 Số 172, ngõ 254, đường Mai
Động, quận Hoàng Mai 1,13 1,26 1,30
8 Số 133, ngõ 206 đường Nguyễn
Lân, quận Thanh Xuân 1,16 1,27 1,28
9 Số 26, Hàng Đường, quận Hoàn
Kiếm 1,15 1,28 1,33
Trung bình 1,14±0,015 1,21±0,017 1,24±0,022
Kết quả ở bảng 3.24 cho thấy nhóm mối thợ râu 13 đốt có chiều rộng đầu nhỏ nhất, trung bình là 1,14mm (dao động từ 1,08-1,20mm), tiếp đến là nhóm râu 14 đốt (trung bình là 1,21mm, dao động từ 1,14-1,28mm) và nhóm râu 15
110 đốt có kích thước đầu lớn nhất. Kết quả kiểm định bằng hàm T-test so sánh hai giá trị trung bình theo cặp đôi giữa 3 nhóm cho thấy độ rộng đầu giữa các nhóm mối có số lượng đốt râu khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kê (Phụ lục 5). Dẫn liệu thu được cho thấy kích thước đầu mối thợ tăng dần theo số đốt râu
và nhóm mối thợ râu 13 đốt, và râu 14 đốt vẫn tiếp tục phát triển, lột xác để lớn hơn. Hay có thể nói phần lớn các cá thể mối đi kiếm ăn vẫn tiếp tục lớn lên và phải trải qua một số lần lột xác nữa.
3.3.2.2. Tỷ lệ lột xác của mối thợ Coptotermes gestroi
Để xác định tỷ lệ cá thể mối thợ đi kiếm ăn lột xác trong ngày, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm và kết quả tính toán được tổng hợp tại bảng 3.25.
Bảng 3.25. Tỷ lệ lột xác của mối thợ tại các tổ thí nghiệm
Ngày Tỷ lệ lột xác của mối thợ tại các tổ thí nghiệm (%)
Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Trung bình
1 1,60 0,80 0,80 1,07
2 1,20 1,20 2,40 1,47
3 0,80 0,80 1,20 0,87
4 3,60 6,80 4,00 4,58
5 2,00 3,60 1,20 2,20
6 1,20 1,60 0,40 1,04
7 1,20 1,20 0,40 0,91
8 0,80 0,40 0,00 0,40
9 0,40 0,40 0,00 0,27
Trung bình 1,38 ± 0,33 1,82 ± 0,71 1,16 ± 0,43 1,39 ±0,44
Kết quả ở bảng 3.25 cho thấy trong điều kiện phòng thí nghiệm, trung bình mỗi ngày có 1,39% mối thợ trong đàn mối kiếm ăn lột xác để lớn lên. Ngày đầu tiên của thí nghiệm, tỷ lệ mối thợ trong đàn mối kiếm ăn lột xác là 1,07% (dao động từ 0,8 đến 1,6%) và tăng dần ở ngày thí nghiệm thứ hai. Tỷ lệ mối thợ lột
111 xác đạt đỉnh cao ở cả 3 tổ vào ngày thứ tư của thí nghiệm (Hình 3.20), tỷ lệ trung bình đạt tới 4,58%. Nếu tính từ khi thu mối về nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm thì, tỷ lệ lột xác của mối mối thợ trong đàn mối kiếm ăn đạt đỉnh cao ở ngày thứ 14. Sau đó, tỷ lệ này giảm dần xuống còn 0,27% ở ngày thí nghiệm thứ
9 (19 ngày từ khi thu mối về), thậm trí có tổ đã không còn thấy mối lột xác ở ngày thí nghiệm thứ 8 (18 ngày từ khi thu mối về). Như vậy có thể thấy thời gian giữa 2 lần lột xác của mối thợ giao động trong khoảng từ 10 - 19 ngày.
Hình 3.20. Tỷ lệ mối thợ trong đàn mối kiếm ăn lột xác trong
các ngày thí nghiệm
Trong quá trình thí nghiệm chúng tôi quan sát thấy khi mối thợ được đặt trong thức ăn nhuộm màu xanh, hầu hết các cá thể có màu xanh trong vòng 48h, chỉ có những cá thể chuẩn bị lột xác không nhiễm chút màu xanh
nào. Theo Raina và cộng sự (2004) [121], đây là thời gian nghỉ ngơi và đào thải những vi sinh vật đường ruột của mối thợ trước khi lột xác nên chúng
0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Tỷ lệ (%)
Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3
112 không tham gia kiếm ăn. Những ngày trước khi lột xác, mối thợ đã trở nên không hoạt động và vỏ đầu của chúng đã phát triển các vết đốm. Trong vòng 12 giờ tiếp theo, những mối thợ này ở trong một tư thế như hôn mê và các lớp biểu bì cũ được tách ra. Nhờ sự trợ giúp của mối thợ khác, lớp vỏ ngoài được kéo ra và được những mối thợ này tiêu thụ, ngoại trừ đôi hàm trên. Ngay sau khi lột xác, mối thợ có màu trắng và hàm trên của chúng có màu hồng sáng. Trong vòng 24 giờ sau đó, hàm trên chuyển màu cam và đen hoàn toàn. Những cá thể xảy ra quá trình lột xác thuộc nhóm râu 13 đốt và nhóm râu 14 đốt.
Hình 3.21. Trạng thái của mối thợ chuẩn bị lột xác
(A) và sau khi lột xác (B)
(Nguồn: Nguyễn Minh Đức, 2016) Tóm lại, các kết quả nghiên cứu về lột xác của mối Coptermes gestroi cho thấy mối thợ tham gia kiếm ăn gồm 3 nhóm tuổi: nhóm tuổi 5 (nhóm râu 13 đốt), tuổi 6 (nhóm râu 14 đốt) và nhóm tuổi 7 (nhóm râu 15 đốt). Trên 80%
cá thể trong đàn mối kiếm ăn (gồm nhóm râu 13 đốt và nhóm râu 14 đốt) phải trải qua quá trình lột xác, trung bình mỗi ngày có 1,37% cá thể trong đàn mối kiếm ăn xảy ra quá trình lột xác và tỷ lệ lột xác đạt đỉnh cao ở ngày thứ 14 kể từ ngày thu mối về phòng thí nghiệm.
A B
113 Đây là kết quả nghiên cứu về lột xác của mối thợ Coptotermes gestroi
lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam. Với việc xác định ở đẳng cấp mối thợ kiếm ăn vẫn tiếp tục lột xác và tỷ lệ lột xác cao (tới 80%) là cơ sở khoa học thực nghiệm quan trọng cho việc tiến hành sử dụng bả kìm hàm kitin để phòng chống loài mối hại công trình kiến trúc nguy hiểm này.