3.2. PHÂN BỐ CỦA MỐI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.3.3. Thử nghiệm và đề xuất biện pháp phòng trừ mối hại công trình kiến trúc
Kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy biện pháp sử dụng bả để phòng trừ mối Coptotermes đang là biện pháp có nhiều ưu điểm nhất. Kết quả nghiên cứu về lột xác (Mục 3.3.2) cung cấp cơ sở cho việc sử dụng loại bả kìm hãm quá trình tổng hợp kitin để phòng trừ Coptotermes gestroi. Các hoạt chất sử
dụng trong công thức của loại bả này phổ biến như: hexaflumuron (SentriconTM - Mỹ; BDM10 - Việt Nam), diflubenzuron (Advance® - Mỹ), chlorfluazuron
(Ensystex - Úc) và bistrifluron (XtermTM - Nhật Bản). Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn 2 hoạt chất ức chế tổng hợp kitin (hexaflumuron, chlorfluazuron) để nghiên cứu chế tạo bả. Hai thành phần chính trong công thức bả là hoạt chất và chất nền (là hỗn hợp các chất làm thức ăn hấp dẫn mối đồng thời có tác dụng trộn đều hoạt chất trong bả). Các hoạt chất được thử nghiệm trên chất nền của công thức bả BDM10 được Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình nghiên cứu để diệt trừ một số loài mối thuộc giống Coptotermes. Dưới
đây là những kết quả đã thu được.
3.3.3.1. Thử nghiệm lựa chọn nồng độ hoạt chất chế tạo bả
Dựa vào các công bố của nhà sản xuất về dải nồng độ của các hoạt chất, chúng tôi lựa chọn 5 nồng độ cho mỗi loại hoạt chất và tiến hành thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng của hai hoạt chất này đối với hoạt động của mối
Coptotermes trên mô hình 300 cá thể. Kết quả thử nghiệm được tổng kết ở Bảng
3.26 và Phụ lục 11.
114
Bảng 3.26. Tỷ lệ mối chết ở các loại bả có nồng độ
hoạt chất khác nhau
Hoạt chất
Nồng độ hoạt chất trong bả
(%)
Tỷ lệ (%) mối chết theo thời gian thí nghiệm 3 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày
Chlorfluazuron
0,05 0,44±0,2 2,11±0,7 7,22±1,02 15,78±2,59 0,075 1,11±0,38 12,11±0,7 56,67±1,2 72,45±3,24
0,1 6,33±0,88 15,67±1,0 75±5,37 100±0
0,125 5,67±0,67 17,33±0,88 79,56±2,59 100±0
0,15 6,33±0,88 17±2,08 80±3,39 100±0
Hexaflumuron
0,25 0,56±0,2 5,56±0,84 17,33±1 25,67±2,91
0,5 1,56±0,77 15,67±0,88 67,89±3,69 96,55±1,35 0,75 2,67±0,67 13,55±1,57 72,33±1,77 99,89±0,19
1 2,33±0,67 16,56±1,64 73,34±1,53 100±0
1,5 1,67±0,34 16,33±1,2 75,67±3,18 100±0
Đối chứng 0,67±0,34 3,67±0,2 4,33±0,19 5,67±0,88
Kết quả Bảng 3.26 cho thấy sau 3 ngày đã có hiện tượng mối chết ở các lô thí nghiệm hoạt chất Chlofluazuron ở nồng độ từ 0,1% đến 0,15% và hoạt chất Hexaflumuron ở nồng độ từ 0,5% đến 1,5%. Tỷ lệ mối chết tăng dần sau các ngày theo dõi. Hai hoạt chất này đều là các hoạt chất ức chế quá trình tổng hợp kitin nên không có hiện tượng mối chết cấp tính trong quá trình theo dõi thí nghiệm. Đến đợt kiểm tra thứ 4 (21 ngày sau khi bố trí thí nghiệm), mối chết 100% tại các lô thí nghiệm với hoạt chất Chlofluazuron ở nồng độ từ 0,1% đến 0,15% và hoạt chất Hexaflumuron ở nồng độ từ 0,75% đến 1,5%. Kết quả kiểm định bằng hàm T-test cho thấy, không có sự khác nhau có ý nghĩa ở các lô thí nghiệm này. Tuy nhiên việc mua hoạt chất để làm thử nghiệm và tiến tới đăng ký sản phẩm bả thương mại là không hề đơn giản. Để thuận tiện cho việc nhập khẩu hoạt chất, chúng tôi đã liên hệ với các đối tác từ Trung Quốc và họ đã đồng ý cung cấp hoạt chất Hexaflumuron cho chúng tôi. Vì vậy, hoạt chất
115 Hexaflumuron với nồng độ 0,75% được sử dụng cho thí nghiệm tiếp theo.
3.3.3.2. Thử nghiệm lựa chọn chất nền phù hợp với loài mối Coptotermes gestroi
Chất nền để làm bả diệt mối phải đảm bảo được các yếu tố sau:
- Là hỗn hợp mồi thức ăn hấp dẫn mối;
- Không gây ngán trong quá trình khai thác bả của mối;
- Ít hoặc chậm bị nhiễm mốc hơn so với chất nền trọng bả BDM10, dễ trộn đều và gắn kết được các nguyên liệu trong công thức bả;
- Thuận lợi khi sử dụng thiết bị khuấy trộn trong quy trình sản xuất bả;
- Hạn chế quá trình gia nhiệt trong sản xuất bả.
Sau quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá, thành phần mà chúng tôi lựa chọn để làm chất nền bả là: Bột nấm A, bột bã mía, bột keo bời lời đỏ (bột keo) và đường.
Bột cây bời lời đỏ (Hình 3.22) là thành phần rất quan trọng, có tác dụng kết dính các thành phần khác của chất nền để tạo thành khối bả. Một số đặc điểm chính của thành phần này như sau:
- Tên khoa học: Litsea glutinosa, thuộc họ Long não Lauraceae;
- Mô tả sơ bộ: Cây gỗ, có thể cao đến 35m; đường kính 40-60cm; thân thẳng, tán gọn, ít cành; gốc có đế nhỏ; vỏ thân nâu hoặc xám, trong có chất nhớt;
- Phân bố và thu hái: Phân bố ở độ cao 400-700m (so với mực nước biển).
Có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Việt Nam. Ở nước ta mọc tự nhiên trên nhiều vùng ở Tây Nguyên. Hiện nay, đã được trồng nhiều tại Bắc Kạn, Quảng Trị và Tây Nguyên để khai thác giá trị kinh tế. Có thể thu hái vỏ cây quanh năm nhất là vào mùa hè - thu.
- Công dụng: Tất cả các bộ phận của cây đều chứa một chất nhầy. Bột vỏ cây bời lời dùng làm nguyên liệu để sản xuất nhang, dùng trong công nghệ chế biến thức ăn thuỷ sản.
116
Hình 3.22. Bột cây bời lời đỏ
(Nguồn: Nguyễn Minh Đức, 2018)
Như vậy các thành phần chính trong công thức bả thử nghiệm diệt mối
Coptotermes gestroi (được định danh là bả Mobahex-C16) gồm:
Hexaflumuron (0,75%) + bột nấm A + bột bả mía + bột keo +
đường Saccharose.
3.3.3.3. Sản xuất thử nghiệm
Để nghiên cứu quy trình sản xuất phù hợp cho công thức mới, chúng tôi đã tiến hành các thử nghiệm sau:
- Xác định dung môi để hoà tan hoạt chất Hexaflumuron: Các dung môi để tiến hành thử nghiệm gồm: Cồn 900C, Isopropanol, Axeton tinh khiết. Cách tiến hành như sau: Pha hoạt chất vào dung môi theo tỷ lệ, theo dõi kết quả đến 24 giờ. Kết quả thể hiện ở bảng 3.27.
Bảng 3.27. Mức độ hoà tan Hexaflumuron của một số dung môi
TT Tên dung môi Tỷ lệ (%) Đánh giá
1 Cồn 900C 1 Không tan
2 Isopropanol 1 Không tan
3 Axeton tinh khiết 1 Tan hoàn toàn sau 2 phút
117 Các loại dung môi lựa chọn như bảng trên là những loại dung môi thông dụng, giá cả phù hợp, bay hơi nhanh. Kết quả cho thấy Axeton là dung môi hoà tan được hoạt chất Hexaflumuron.
- Xác định tỷ lệ phối hợp giữa các thành phần trong công thức bả: Chúng tôi đã sản xuất thử nghiệm bả với các thành phần theo 3 công thức phối trộn như bảng 3.28.
Bảng 3.28. Một số tỷ lệ phối trộn các thành phần trong công thức chế tạo
bả thử nghiệm (với khối lượng 100g bả)
TT Tên thành
phần Đơn vị Công thức bả
Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3
1 Bột nấm A g 75 69,5 60
2 Bột bã mía g 20 20 20
3 Bột keo g 11 16,5 25
4 Đường g 4 4 4
5 Hoạt chất g 0,83 0,83 0,83
6 Axeton ml 110 110 110
7 Nước ml 88 132 200
Đánh giá Mức độ liên
kết chưa chặt
Mức độ liên kết chưa chặt
Mức độ liên kết chặt
Các công thức thử nghiệm trên nhằm xác định tỷ lệ thích hợp giữa các nguyên liệu để tạo ra sản phẩm bả có mức độ liên kết các thành phần trong công thức tốt nhất. Sau quá trình sản xuất thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy bả được sản xuất theo công thức 3 cho sản phẩm đạt yêu cầu nhất: thuận lợi khi ép bả dạng khối, độ gắn kết chặt.
Như vậy tỷ lệ khối lượng các thành phần chính trong công thức bả Mobahex-C16 là:
Hexaflumuron (0,83) + bột nấm A (60) + bột bả mía (20)
+ bột keo (25) + đường Saccharose (4)
118 Sau quá trình sản xuất thử chúng tôi đã xây dựng được các bước trong quy trình sản xuất như mô tả ở bảng 3.29.
Bảng 3.29. Thứ tự các bước trong quy trình sản xuất
bả Mobahex-C16
TT Cách tiến hành Ký hiệu Lưu ý
Bước 1
Cân các nguyên liệu theo đúng tỷ lệ
Bước 2
Trộn đều bột nấm A với
bột bã mía Hỗn hợp 1
Bước 3
Hòa tan hoàn toàn hoạt chất Hexaflumuron (0,75%) trong Axeton tinh khiết
Hỗn hợp 2
- Không dùng Axeton công nghiệp.
- Hạn chế tối đa sự bay hơi của Axeton trong quá trình hòa tan
Bước 4
Trộn đều hỗn hợp 2 vào
hỗn hợp 1 Hỗn hợp 3
- Hạn chế tối đa sự bay hơi của Axeton trong quá trình trộn - Trộn dạng phun sương
Bước 5
Để hỗn hợp 3 vào các khay thoáng cho đến khi Axeton bay hơi hết Hỗn hợp 4
Bước 6
Trộn đều hỗn hợp 4 với
bột keo Hỗn hợp 5
Bước 7
Hòa tan đường vào nước sạch sau đó trộn đều với hỗn hợp 5 Hỗn hợp 6 - Trộn dạng phun sương
Bước 8
Cho hỗn hợp 6 vào khuôn, ép thành dạng khối bả
Sản phẩm Kích thước khối bả 10 x 5 x 2
(cm).
Bước 9
Sấy sản phẩm ở nhiệt độ 600C trong khoảng 5h
Sản phẩm cuối
3.3.3.4. Xác định hiệu lực diệt mối của bả Mobahex-C16
* Thí nghiệm trong phòng
Bả diệt mối Mobahex-C16 có hoạt chất là Hexaflumuron nồng độ 0,75%.
Hiệu lực của bả Mobahex-C16 trong phòng thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 3.30, Hình 3.23 và Hình 3.24.
119
Hình 3.23. Bố trí thử nghiệm hiệu lực của bả Mobahex-C16
trong điều kiện phòng thí nghiệm
(Nguồn: Nguyễn Minh Đức, 2016)
Hình 3.24. Cho mối Coptotermes gestroi ăn bả
Mobahex-C16 trong hộp thí nghiệm
(Nguồn: Nguyễn Minh Đức, 2016)
Kết quả thí nghiệm cho thấy, hiệu lực diệt mối của bả Mobahex-C16 tăng chậm qua các ngày theo dõi và hiệu lực đạt 100% tại ngày thứ 17. Hoạt động của mối ở các lô thí nghiệm từ ngày theo dõi thứ 1 đến ngày thứ 5 là bình
120 thường, chậm dần ở ngày thứ 7 đến 9 và yếu đi rõ rệt ở ngày theo dõi thứ 11 và
13. Đến ngày theo dõi thứ 15 các cá thể mối còn sống gần như không di chuyển được. Ở các lô đối chứng mối vẫn hoạt động bình thường, tỷ lệ mối chết ở các
lô đối chứng là 12,3% sau 17 ngày thí nghiệm.
Bảng 3.30. Hiệu lực diệt mối của bả Mobahex-C16
trong điều kiện phòng thí nghiệm
Thời điểm kiểm tra sau thí nghiệm (ngày)
Hiệu lực diệt mối của bả Mobahex-C16 (%)
Tỷ lệ mối chết ở lô đối chứng (%)
1 1,1 ± 0,9 0 ± 0
3 5,4 ± 2,4 0,6 ± 0,6
5 19,1 ± 1,7 1,6 ± 0,6
7 28,8 ± 2,9 1,6 ± 1,5
9 58,8 ± 4,3 2,3 ± 1,5
11 73,7 ± 4,9 3,0 ± 1,0
13 89,2 ± 3,0 5,6 ± 1,5
15 98,0 ± 1,0 9,3 ± 1,5
17 100 12,3 ± 2,1
Thời gian gây chết 50% của bả Mobahex-C16 tại liều lượng 0,3 g/300 cá thể mối là 198 giờ (Bảng 3.31).
Bảng 3.31. Thời gian gây chết 50% (LT50) của bả Mobahex-C16 tại liều lượng 0,3 g/300 con mối
Trung bình Khoảng giá trị
LT50 của bả Mobahex-C16 (giờ) 198 (175 - 231)
121
* Thử nghiệm ngoài hiện trường
Chúng tôi đã thử nghiệm trên 16 công trình (CT1-CT16) ở địa bàn thành phố Huế và thành phố Hà Nội ở các thời điểm khác nhau. Địa chỉ và thời gian thực hiện cụ thể ở Phụ lục 7. Sau 4 tuần đặt hộp nhử, hộp có chứa bả Mobahex- C16 được đặt vào vị trí mối đang hoạt động mạnh. Lượng bả đặt phụ thuộc vào mức độ hoạt động của mối ở vị trí nhử trong từng công trình. Theo dõi hiện tượng khai thác bả và bổ sung bả khi mối khai thác >60% lượng bả. Kết quả thể hiện trong Bảng 3.32.
Hình 3.25. Bố trí thí nghiệm đặt bả Mobahex-C16 tại tại hiện trường
(Nguồn: Nguyễn Minh Đức, 2016)
Hình 3.26. Đặt bả Mobahex-C16
vào hộp
(Nguồn: Nguyễn Minh Đức, 2016)
Hình 3.27. Mối khai thác thức ăn trong hộp đặt bả Mobahex-C16 tại
hiện trường
(Nguồn: Nguyễn Minh Đức, 2016)
Bả Mobahex-C16 Bả Mobahex-C16
122
Bảng 3.32. Hiện trạng và lượng bả Mobahex-C16
mối khai thác tại từng công trình
TT
Tên công trình
Theo dõi lượng bả Mobahex-C16 sử dụng (g) Thời
điểm hết mối
(ngày) Lượng
bả đặt lần 1
Lượng bả đặt lần 2
Tổng lượng bả đặt
Lượng bả tiêu thụ
Lượng bả còn
lại
1 CT1 314 314 288 26 49
2 CT2 360 360 336 24 49
3 CT3 146 146 104,9 41,1 35
4 CT4 120 120 98,6 21,4 31
5 CT5 193 193 160 33 45
6 CT6 248 173 421 386,4 34,6 29
7 CT7 250 70 320 299,7 20,3 42
8 CT8 227 227 192 35 44
9 CT9 188 98 286 267,3 18,7 30
10 CT10 118 118 98,4 19,6 28
11 CT11 217 217 197 20 38
12 CT12 230 230 209 21 42
13 CT13 316 316 300 16 52
14 CT14 290 290 271,8 18,2 43
15 CT15 190 190 178 12 36
16 CT16 240 240 226 14 38
Trung bình 227,9
±69,4
21,3
±53,3
249,3
±86,3
225,8
±86,6
23,4
±8,3
39,4
±7,5
Kết quả từ Bảng 3.32 cho thấy, lượng bả Mobahex-C16 sử dụng tại các công trình dao động trong khoảng từ 118g (thấp nhất tại CT10) đến 421g (cao nhất tại CT6). Quan sát cho đến khi tổ mối được xác định là suy thoái, không
123 còn khả năng phục hồi (không còn cá thể mối sống hoặc chỉ một số lượng rất ít mối lính yếu ớt còn tồn tại) thì lượng bả Mobahex-C16 được mối tiêu thụ tại các công trình thử nghiệm dao động từ 98,4g đến 386,4g (trung bình là 226g/công trình). Thời điểm mối khai thác bả mạnh nhất là từ sau 7 ngày đến 14 ngày đặt bả lần thứ nhất. Do đó công trình cần bổ sung bả lần thứ 2 cũng chủ yếu trong khoảng thời gian này.
Sau thời gian xử lý bả Mobahex-C16, toàn bộ 16 công trình đã hết mối,
trong đó công trình có thời gian diệt hết mối ngắn nhất kể từ khi đặt bả là 28 ngày (công trình ký hiệu CT10) và công trình có thời gian diệt hết mối dài nhất là khoảng 52 ngày (ký hiệu CT13), trung bình là 39,4±7,5 ngày.
Hình 3.28. Tỷ lệ lượng bả tiêu thụ và thời điểm
hết mối tại công trình
Xác định chỉ số hoạt động 1 (CSHĐ 1) và chỉ số hoạt động 2 (CSHĐ 2) của từng công trình và tính hiệu quả kiểm soát mối của bả (E%) được trình bày ở Bảng 3.33.
92% 93%
72%
82% 83%
92% 94% 85%
93%
83%
91% 91% 95% 94% 94% 94%
8% 7%
28%
18% 17%
8% 6%
15%
7%
17%
9% 9% 5% 6% 6% 6%
49 49
35 31
45
29
42 44
30 28
38 42
52
43 36 38
0 10 20 30 40 50 60
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8 CT9 CT10CT11CT12CT13CT14CT15CT16
Ngày
Tỷ lệ %
Công trình xử lý
Lượng bả tiêu thụ Lượng bả còn lại Thời điểm hết mối (ngày thứ)
124
Bảng 3.33. Chỉ số hoạt động của mối tại vị trí thử nghiệm
TT Công trình
thử nghiệm
CSHĐ 1 (%)
CSHĐ 2 (%)
Hiệu lực (%)
1 CT1 50,0 0 100
2 CT2 53,8 0 100
3 CT3 57,1 0 100
4 CT4 52,9 0 100
5 CT5 46,1 0 100
6 CT6 46,6 0 100
7 CT7 56,2 0 100
8 CT8 33,3 0 100
9 CT9 57,1 0 100
10 CT10 42,8 0 100
11 CT11 64,2 0 100
12 CT12 66,6 0 100
13 CT14 57,1 0 100
14 CT15 53,3 0 100
15 CT16 64,3 0 100
Trung bình 52,3 0 100
Theo kết quả ở Bảng 3.33, hiệu quả kiểm soát mối của bả Mobahex-C16 đạt 100% ở 15 công trình thử nghiệm (từ công trình có ký hiệu CT1 đến CT16).
Riêng công trình có ký hiệu CT13 do không qua giai đoạn đặt hộp nhử mối mà chúng tôi tiến hành thử nghiệm đặt bả ngay từ đầu nên không xác định được CSHĐ 1 mà chỉ xác định được CSHĐ 2 (0%).
125
Hình 3.29. Chỉ số hoạt động của mối tại vị trí thử nghiệm
xử lý bả Mobahex-C16
Như vậy có thể thấy, việc lựa hoạt chất Hexaflumuron theo tỷ lệ khối lượng với các thành phần chính như công thức 3 để chế tạo bả Mobahex-C16 diệt trừ mối C. gestroi là phù hợp và đạt hiệu quả cao qua các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường. Kết quả thử nghiệm ở trong phòng thí nghiệm, tỷ lệ mối chết tích lũy tăng dần sau 17 ngày theo dõi hiệu lực diệt mối của bả Mobahex-C16 đã đạt 100%, tất cả mối trong các lô thí nghiệm đều bị chết. Kết quả này là hợp lý, phù hợp với kết quả theo dõi thời gian giữa 2 lần lột xác của các cá thể mối thợ (10 - 19 ngày) (mục 3.3.2.3), trong thời gian này mối lột xác và dưới tác dụng kìm hãm tổng hợp kitin của bả Mobahex-C16 đã làm cho mối bị chết. Kết quả thử nghiệm ngoài hiện trường đã khẳng định hiệu quả và khả năng sử dụng bả Mobahex-C16 trong xử lý mối C. gestroi. 100%
công trình thử nghiệm đã hết mối sau khoảng thời gian xử lý bả từ 28 - 52 ngày.
Có thể thấy thời gian để bả Mobahex-C16 loại trừ được quần tộc mối C.gestroi là khá dài, tuy nhiên có thể hiểu được. Ở thí nghiệm trước chúng tôi thu được
50 53.8 57.1
52.9 46.1 46.6
56.2
33.3 57.1
42.8 64.2 66.6
57.1 53.3
64.3
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
0 10 20 30 40 50 60 70
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8 CT9 CT10 CT11 CT12 CT14 CT15 CT16
Tỷ lệ %
CSHĐ 1 (%) CSHĐ 2 (%)
126 tỷ lệ lột xác trung bình của quần thể mối thợ kiếm ăn (mục 3.3.2.2) là
1,39±0,44%. Như vậy để một quần thể mối thợ lột xác hết được 100% số cá thể mối mất khoảng 70 ngày (con số lý thuyết). Thực tế thời gian xử lý hết mối của công trình dao động từ 28 - 52 ngày vẫn là ngắn hơn nhiều so với con số lý thuyết. Điều này có thể là do mối là côn trùng xã hội, quần tộc (tổ mối) tồn tại được khi vi khí hậu trong tổ mối được các cá thể mối trong tổ mối duy trì phù hợp. Trong quá trình tồn tại, nếu vì một lý do nào đó, số lượng cá thể mối suy giảm hoặc chết đi, số còn lại không đủ để duy trì điều kiện vi khí hậu trong tổ mối, dẫn tới cả tổ mối bị tiêu diệt. Điều đó có nghĩa là không phải tới khi 100%
cá thể mối lao động (mối thợ) bị tiêu diệt thì quần tộc mối (tổ mối) mới chết.
Thời gian xử lý bả Mobahex-C16 để tiêu diệt hết mối trong trong công trình kiến trúc khoảng từ 28 - 52 ngày là phù hợp. Vì vậy từ góc độ kết quả nghiên cứu tỷ lệ lột xác cung cấp cho chúng tôi cơ sở để nghiên cứu xử lý mối bằng bả kìm hãm tổng hợp kitin và cũng góp phần làm sáng tỏ kết quả thu được trong quá trình thử nghiệm. Kết quả thí nghiệm thu được sẽ là cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo để hoàn thiện công thức chế tạo bả, công nghệ sản xuất và đăng ký lưu hành sản phẩm này tại Việt Nam. Việc này sẽ càng ý nghĩa hơn khi Cục Bảo vệ Thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang tiến hành cấm các hoạt chất dùng trong thuốc phòng chống mối có độc lực cao và ảnh hưởng tới môi trường và động vật máu nóng.
127
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Thành phần loài mối ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế có 83
loài mối thuộc 3 họ, 8 phân họ và 22 giống, trong đó, có 72 loài đã định được tên khoa học, 11 loài chưa được định tên khoa học. Đã ghi nhận mới 7 loài cho khu hệ mối Việt Nam, 18 loài lần đầu tiên phát hiện cho khu vực nghiên cứu.
2. Dải độ cao 300 - 700m có số loài nhiều nhất (52 loài, chiếm 62,65% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu), tiếp đến là dải độ cao <300m (40 loài, chiếm 48,19%) và dải độ cao >700 - 1.000m (38 loài, chiếm 45,78%). Ở dải độ cao >1.000m có số loài mối ít nhất (21 loài, chiếm 25,30% tổng số loài điều tra). Trong đai khí hậu nhiệt đới (<700m) khi độ cao tăng lên
thì số lượng loài mối cũng tăng, xu thế ngược lại thể hiện ở đai trung gian và đai á nhiệt đới.
3. Sinh cảnh Rừng thứ sinh có số lượng loài mối nhiều nhất 62 loài chiếm 74,70% tổng số loài, tiếp đến là Rừng nguyên sinh (41 loài; 49,40%), Rừng trồng (33 loài; 39,76%) và cuối cùng là Khu dân cư (22 loài;
26,51%). Mức độ tác động của con người tăng lên thì số lượng loài mới thu được ở các sinh cảnh giảm đi.
4. Công trình kiến trúc ở khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã ghi nhận được 5 loài mối gây hại gồm: Odontotermes hainanensis, Cryptotermes domesticus, Coptotermes gestroi, Odontotermes formosanus và Globitermes sulphureus, trong đó Coptotermes gestroi là
loài gây hại nặng nhất.
5. Mối thợ Coptotermes gestroi tham gia kiếm ăn gồm 3 nhóm tuổi: nhóm tuổi 5 (nhóm râu 13 đốt), tuổi 6 (nhóm râu 14 đốt) và nhóm tuổi 7 (nhóm