Cấu trúc thành phần loài mối tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Thành Phần Loài Mối (Insecta Isoptera)Ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Và Đề Xuất Biện Pháp Phòng Trừ Mối Hại Công Trình Kiến Trúc..pdf (Trang 81 - 86)

3.1. THÀNH PHẦN, CẤU TRÚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI MỐI Ở CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, THỪA THIÊN HUẾ

3.1.2. Cấu trúc thành phần loài mối tại khu vực nghiên cứu

Kết quả điều tra mối từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế đã thu được 83 loài, 22 giống, 3 họ (Bảng 3.3).

Ở bậc phân loại họ, kết quả điều tra thu được 3 họ: Kalotermitidae, Rhinotermitidae, Termitidae, thiếu vắng 1 họ (Termopsidae) so với khu hệ mối Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Khảm (1970) cho rằng họ mối này chỉ phân bố ở vùng núi cao phía Bắc, Nguyễn Văn Quảng và Nguyễn Thúy Hiền

70 (2007) ghi nhận loài Hodotermopsis sjostedti thuộc họ Termopsidae ở VQG

Tam Đảo [36]. Nguyễn Văn Quảng (1997) tìm thấy loài này ở VQG Pù Mát.

Việc không tìm thấy các loài của họ Termopsidae ở vùng nghiên cứu như một bằng chứng cho sự phân bố của Termopsidae có lẽ chỉ mở rộng tới Nghệ An, chưa vượt qua được khu vực Trung Bộ.

Bảng 3.3. Số lượng và tỷ lệ giống và loài thuộc các họ mối ở KVNC

TT Tên họ Giống Loài

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

1 Kalotermitidae 2 9,09 3 3,61

2 Rhinotermitidae 3 13,64 16 19,28

3 Termitidae 17 77,27 64 77,11

Tổng cộng 22 100,00 83 100,00

Trong số 3 họ mối có mặt ở KVNC, Termitidae có số lượng giống và loài nhiều nhất (17 giống chiếm 77,27% tổng số giống, 64 loài, chiếm 77,11% tổng số loài), tiếp đến là Rhinotermitidae (3 giống chiếm 13,64%; 16 loài chiếm 19,28%),

Kalotermitidae chỉ có 2 giống (chiếm 9,09%, 3 loài chiếm 3,61%).

Xét ở bậc phân họ, kết quả phân tích thể hiện ở Bảng 3.4 cho thấy trong tổng số 8 phân họ, Macrotermitinae, Termitinae và Nasutitermitinae đều có 5 giống chiếm 22,73% tổng số giống, các phân họ còn lại có từ 1 đến 2 giống (chiếm từ 4,55 đến 9,09%). Tuy nhiên về số lượng loài, Macrotermitinae có tới 34 loài, chiếm 40,96% tổng số loài thu được; xếp sau là Nasutitermitinae (15

loài, 18,07%) và Termitinae (13 loài, 15,66%), phân họ Amitermitinae có số loài ít nhất (2 loài, 2,41%). Các phân họ còn lại có từ 3-7 loài tương ứng với 3,61 - 8,43% (Bảng 3.4 và Hình 3.8).

71

Bảng 3.4. Số lượng, tỷ lệ giống và loài của các

phân họ mối tại KVNC

STT Phân họ

Giống Loài

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

1 Kalotermitinae 2 9,09 3 3,61

2 Coptotermitinae 1 4,55 3 3,61

3 Heterotermitinae 1 4,55 7 8,43

4 Rhinotermitinae 1 4,55 6 7,23

5 Macrotermitinae 5 22,73 34 40,96

6 Amitermitinae 2 9,09 2 2,41

7 Termitinae 5 22,73 13 15,66

8 Nasutitermitinae 5 22,73 15 18,07

Tổng cộng 22 100,00 83 100,00

Hình 3.8. Tỷ lệ số loài của các phân họ mối trong KVNC

Kalotermitinae

3,61% Coptotermitinae

3,61%

Heterotermitinae 8,43%

Rhinotermitinae 7,23%

Macrotermitinae 40,96%

Amitermitinae 2,41%

Termitinae 15,66%

Nasutitermitinae 18,07%

72 Như vậy về số lượng phân họ mối ở KVNC cũng bằng với phân họ mối của Việt Nam (8 phân họ). Tỷ lệ % số loài và giống ở mỗi phân họ sai khác nhau đáng kể. Ba phân họ Macrotermitinae, Termitinae và Nasutitermitinae là những phân họ chiếm ưu thế về số lượng giống và loài. Có nhiều nguyên nhân

có thể lý giải cho đặc điểm này, tuy nhiên đặc điểm về sinh vật học chung của mỗi phân họ và điều kiện địa hình, sinh cảnh trong KVNC có ảnh hưởng đáng kể đến đặc điểm ưu thế của các phân họ kể trên. Phân họ Termitinae bao gồm các loài mối xoắn hàm ăn mùn bã hữu cơ, chúng thích nghi chủ yếu trong các sinh cảnh vùng đồi núi, phân họ Nasutitermitinae gồm các loài mối mũi, thường làm tổ trên mặt đất và thích nghi cao trong các sinh cảnh rừng có trữ lượng gỗ lớn. Đặc điểm địa hình, sinh cảnh của KVNC như đề cập đến ở mục 1.4.2, có tới 85% diện tích là vùng đồi núi cao và trung du, có sườn Tây là dãy Trường Sơn với nhiều ngọn núi cao có thảm rừng đa dạng và nhiều cánh rừng nguyên sinh còn tốt. Những đặc điểm trên đã góp phần đưa đến tính ưu thế về loài của 2 phân họ mối Termetinae và Nasutitermitinae. Riêng với phân họ

Macrotermitinae gồm các loài mối có vườn cấy nấm. Trong quá trình chế biến thức ăn, chúng cộng sinh với loài nấm thuộc chi Termitomyces. Việc xây dựng vườn nấm là giai đoạn bắt buộc trong quá trình chế biến thức ăn, đồng thời cũng do cộng sinh với Termitomyces nên phổ thức ăn của Macrotermetinae khá rộng, chúng có thể sử dụng được nhiều loại thức ăn khác nhau như ăn lá, cành, cây rụng, đổ, ăn vỏ, ăn ruột cây chết [34],… Ngoài ra tổ của các loài thuộc

Macrotermitinae luôn ở trong đất với các cấu trúc phức tạp và vững chắc làm cho chúng có thể giảm thiểu được ảnh hưởng của điều kiện môi trường bất lợi luôn xảy đến ở KVNC đối với quần tộc của chúng. Đặc điểm cộng sinh với nấm Termitomyces cùng với khả năng làm tổ của chúng đã giúp cho

Macrotermitinae trở thành nhóm có ưu thế cao nhất trong KVNC.

73

Bảng 3.5. Số lượng và tỷ lệ số loài thuộc các giống mối tại KVNC

TT Tên giống Số loài Tỷ lệ (%)

1 Cryptotermes Banks, 1906 2 2,41

2 Glyptotermes Froggart, 1897 1 1,20

3 Coptotermes Wasmann, 1896 3 3,61

4 Reticulitermes Holmgren, 1913 7 8,43 5 Schedorhinotermes Silvestri, 1909 6 7,23 6 Macrotermes Holmgren, 1909 14 16,87 7 Odontotermes Holmgren, 1910 15 18,07

8 Hypotermes Holmgren, 1917 3 3,61

9 Microtermes Wasmann, 1902 1 1,20

10 Ancistrotermes Silvestri, 1912 1 1,20 11 Globitermes Holmgren, 1912 1 1,20 12 Microcerotermes Silvestri, 1901 1 1,20

13 Termes Linnaeus, 1785 1 1,20

14 Pericapritermes Silvestri, 1915 4 4,82 15 Pseudocapritermes Kemner, 1934 4 4,82 16 Dicuspiditermes Krishma, 1965 3 3,61 17 Procapritermes Holmgren, 1912 1 1,20

18 Nasutitermes Dudley, 1890 8 9,64

19 Bulbitermes Emerson, 1949 2 2,41

20 Hospitalitermes Holmgren, 1912 1 1,20

21 Ahmaditermes Akhtar, 1975 3 3,61

22 Pilotermes He, 1987 1 1,20

Tổng số 83 100,00

Ở bậc giống, kết quả trình bày ở bảng 3.5 cho thấy, trong tổng số 22 giống thu được trong KVNC, OdontotermesMacrotermes là giống có số

loài nhiều hơn hẳn so với các giống còn lại, số loài tương ứng là 15 loài (18,07%

74 tổng số loài trong KVNC) và 14 loài (chiếm 16,87%), tiếp sau hai giống trên là

Nasutitermes 8 loài (9,64%), Reticulitermes 7 loài (8,43%), Schedorhinotermes

6 loài (7,23%). Các giống Pericapritermes, Pseudocapritermes đều có 4 loài

(4,82%). Các giống còn lại (12 giống) chỉ có 1 đến 3 loài.

Có thể nhận thấy số lượng giống ở KVNC ít hơn nhiều so với số lượng giống mối ở Việt Nam (33 giống) [25], tuy nhiên tính trung bình số loài trong mỗi giống là 3,8 loài, cao hơn số loài trung bình trong mỗi giống của toàn khu hệ mối Việt Nam (3,0 loài). Đáng chú ý là số lượng loài trong KVNC lại tập trung nhiều vào một số giống như Odontotermes, Macrotermes (thuộc

Macrotermitinae) và Nasutitermes (thuộc Nasutitermitinae), Reticulitermes

(thuộc Heterotermitinae) và Schedorhinotermes (thuộc Rhinotermitinae), chiếm đến 60,24% tổng số loài. Odontotermes, Macrotermes Nasutitermes là những giống mối có vườn cấy nấm và giống mối mũi đã được đề cập ở phần phân họ. Còn lại hai giống Reticulitermes Schedorhinotermes làm tổ trong

thân cây, ưa phân bố ở vùng cao (Nguyễn Đức Khảm, 1976) [23].

Như vậy, có thể thấy sự phân ly đa dạng của mối ở bậc phân loại giống, thấy rõ nhất ở họ Termitidae với các phân họ Macrotermitinae, Termitinae và Nasutitermitinae. Sự phong phú đa dạng về loài tập trung ở các giống mốithuận lợi cho sự phát triển trong điều kiện của KVNC.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Thành Phần Loài Mối (Insecta Isoptera)Ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Và Đề Xuất Biện Pháp Phòng Trừ Mối Hại Công Trình Kiến Trúc..pdf (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(266 trang)