Thành phần loài mối ở khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Thành Phần Loài Mối (Insecta Isoptera)Ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Và Đề Xuất Biện Pháp Phòng Trừ Mối Hại Công Trình Kiến Trúc..pdf (Trang 68 - 81)

3.1. THÀNH PHẦN, CẤU TRÚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI MỐI Ở CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, THỪA THIÊN HUẾ

3.1.1. Thành phần loài mối ở khu vực nghiên cứu

Trong thời gian từ năm 2015 - 2016 với các đợt điều tra tại 3 tỉnh trong

KVNC, chúng tôi đã thu được 866 lọ mẫu mối. Kết quả phân tích định loại bằng hình thái thể hiện ở bảng 3.1 cho thấy có 83 loài mối thuộc 3 họ, 8 phân họ và 22 giống được tìm thấy trong KVNC, trong đó có 72 loài đã định được tên khoa học, 11 loài còn chưa định được tên (các loài chưa được định tên được mô tả tại phụ lục 14). So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Quảng và Nguyễn Thị My (2004) [34], nghiên cứu này đã ghi nhận bổ sung dẫn liệu của 33 loài và 5 giống (Hypotermes, Ancistrotermes, Discuspiditermes

Microcerotermes, Pseudocapritermes) phân bố tại tỉnh Quảng Bình. So sánh

với các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Quảng và Nguyễn Thị My (2005)

[35], Lê Trọng Sơn và Võ Thị Ngọc Nhung (2015) [40], nghiên cứu này đã ghi nhận bổ sung thêm dẫn liệu của 20 loài và 3 giống (Hospitalitermes,

PseudocapritermesMicrocerotermes) cho tỉnh Quảng Trị. So sánh với các

kết quả nghiên cứu về mối của Lê Trọng Sơn (1995) [39], Nguyễn Thị My và cộng sự (2007) [29], Nguyễn Quốc Huy và cộng sự (2014) [155], nghiên cứu này đã bổ sung dẫn liệu của 7 loài cho tỉnh Thừa Thiên Huế (Reticulitermes

flaviceps, Reticulitermes speratus, Macrotermes latignathus, Pseudocapritermes albipennis, Dicuspiditermes grathawaitei, Nasutitermes medoensisPilotermes jiangxiensis), trong đó có 2 giống mới cho khu vực

này là DicuspiditermesPilotermes.

Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi có một mẫu thuộc giống

57

Coptotermes, mẫu này qua phân tích bằng hình thái rất giống với loài

Coptotermes gestroi nhưng chưa thể xác định chính xác được đến loài. Tuy

nhiên giống mối Coptotermes có nhiều loài gây hại nặng cho công trình kiến trúc nên chúng tôi tiến hành định loại bằng công nghệ sinh học phân tử để xác định đến loài. Nội dung này được trình bày ở mục 3.1.1.2.

Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài mối ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

TT Tên khoa học Quảng

Bình

Quảng Trị

Thừa Thiên Huế KALOTERMITIDAE ENDERLEIN, 1909

KLOTERMITINAE FROGGAT, 1896

Cryptotermes Banks, 1906

1 Cryptotermes domesticus (Haviland, 1898) x x

2 Cryptotermes sp. x

Glyptotermes Froggart, 1897

3 Glyptotermes sp. x

RHINOTERMITIDAE LIGHT, 1921

COPTOTERMITINAE HOLMGREN, 1910 Coptotermes Wasmann, 1896

4 Coptotermes curvignathus Holmgren, 1913 x

5 Coptotermes havilandi Holmgren, 1911 x

6 Coptotermes gestroi (Wasmann, 1898) x x

HETEROTERMITINAE FROGGATT, 1987 Reticulitermes Holmgren, 1913

7 Reticulitermes chinensis Snyder, 1923 x x

8 Reticulitermes dangi Nguyen, 1971 x

9 Reticulitermes dinghuensis Ping, Zhu & Li, 1980 (**) x

10 Reticulitermes flaviceps Oshima, 1911 x x

11 Reticulitermes magdalenae Silvestri, 1927 x x

12 Reticulitermes pingjiangensis Tsai et Peng, 1983 (**) x

13 Reticulitermes speratus (Kolbe, 1885) (*) x x

RHINOTERMITINAE FROGGATT, 1897 Schedorhinotermes Silvestri, 1909

14 Schedorhinotermes magnus Tsai et Chen, 1963 x

58

TT Tên khoa học Quảng

Bình

Quảng Trị

Thừa

Thiên Huế

15 Schedorhinotermes malaccensis (Holmgren, 1913) x x x 16 Schedorhinotermes medioobscurus (Holmgren, 1914) x x x 17 Schedorhinotermes javanicus Kemner, 1934 x x x 18 Schedorhinotermes sarawakensis Holmgren, 1913 x x 19 Schedorhinotermes tarakanensis (Oshima, 1914) x

TERMITIDAE WESTWOOD, 1802

MACROTERMITINAE KEMNER, 1934 Macrotermes Holmgren, 1909

20 Macrotermes annandalei (Silvestri, 1914) x x x

21 Macrotermes barneyi Light, 1924 x x x

22 Macrotermes beaufortensis Thapa, 1982 x x

23 Macrotermes chaiglomi Ahmad, 1965 (*) x

24 Macrotermes gilvus (Hagen, 1985) x x x

25 Macrotermes maesodensis Ahmad, 1965 x x

26 Macrotermes malaccensis (Haviland, 1898) x 27 Macrotermes menglongensis Han, 1986 x

28 Macrotermes latignathus Thapa, 1981 x x x

29 Macrotermes serrulatus Snyder, 1934 x

30 Macrotermes sp.1 x

31 Macrotermes sp.2 x

32 Macrotermes sp.3 x x

33 Macrotermes sp.4 x x

Odontotermes Holmgren, 1910 34 Odontotermes angustignathus Tsai et Chen, 1963 x

35 Odontotermes brunneus (Hagen, 1858) (*) x

36 Odontotermes ceylonicus (Wasmann, 1902) x x x

37 Odontotermes feae (Wasmann, 1896) x x x

38 Odontotermes formosanus (Shiraki, 1909) x x x 39 Odontotermes fontanellus Kemner, 1925 (**) x

40 Odontotermes graveli (Silvestri, 1914) x

41 Odontotermes hainanensis (Light, 1924) x x x

42 Odontotermes longignathus Holmgren, 1914 (*) x 43 Odontotermes maesodensis Ahmad, 1925 x

44 Odontotermes obesus (Rambur, 1842) (**) x

59

TT Tên khoa học Quảng

Bình

Quảng Trị

Thừa

Thiên Huế

45 Odontotermes proformosanus Ahmad, 1965 x x x

46 Odontotermes pahamensis Nguyen, 1971 x

47 Odontotermes sp.1 x

48 Odontotermes sp.2 x x

Hypotermes Holmgren, 1917

49 Hypotermes makhamensis Ahmad, 1965 x

50 Hypotermes sumatrensis (Holmgren, 1914) x x x 51 Hypotermes xenotermitis (Wasmann, 1896) (*) x x

Microtermes Wasmann, 1902

52 Microtermes obesi Holmgren, 1912 x x

Ancistrotermes Silvestri, 1912 53 Ancistrotermes pakistanicus (Ahmad, 1955) x x x

AMITERMITINAE KEMNER, 1934 Globitermes Holmgren, 1912

54 Globitermes sulphureus (Haviland, 1898) x x x Microcerotermes Silvestri, 1901

55 Microcerotermes bugnioni Holmgren, 1911 x x x TERMITINAE SJOSTEDT, 1907

Termes Linnaeus, 1785

56 Termes propinquus (Holmgren, 1914) x x

Pericapritermes Silvestri, 1915 57 Pericapritermes latignathus (Holmgren, 1914) x x x 58 Pericapritermes nitobei (Shiraki, 1909) x x x 59 Pericapritermes tetraphilus (Silvestri, 1922) x x

60 Pericapritermes sp. x

Pseudocapritermes Kemner, 1934 61 Pseudocapritermes albipennis (Tsai et Chen, 1963) (*) x x 62 Pseudocapritermes minutus (Tsai et Chen, 1963) (**) x

63 Pseudocapritermes parasilvaticus Ahmad, 1965 x x 64 Pseudocapritermes sowerbyi (Light, 1924) (*) x

Dicuspiditermes Krishma, 1965 65 Dicuspiditermes grathawaitei Gardner, 1988 x x 66 Dicuspiditermes makhamensis Ahmad, 1965 (**) x

67 Dicuspiditermes sp. x x

60

TT Tên khoa học Quảng

Bình

Quảng Trị

Thừa

Thiên Huế

Procapritermes Holmgren, 1912

68 Procapritermes sp. x x

NASUTITERMITINAE HARE, 1937 Nasutitermes Dudley, 1890

69 Nasutitermes ceylonicus (Holmgren, 1911) (**) x

70 Nasutitermes matangensis (Haviland, 1898) x x

71 Nasutitermes matangensiformis (Holmgrenl, 1913) x x 72 Nasutitermes medoensis Tsai et Huang, 1979 (*) x x

73 Nasutitermes ovatus Fan, 1983 x

74 Nasutitermes sinensis Gao et Tian, 1990 (*) x 75 Nasutitermes regularis Haviland, 1898 (*) x

76 Nasutitermes tiantongensis Zhou et Xu, 1993 x x Bulbitermes Emerson, 1949

77 Bulbitermes laticephalus Ahmad, 1965 x

78 Bulbitermes prabhae Krishna, 1965 x

Hospitalitermes Holmgren, 1912 79 Hospitalitermes medioflavus (Holmgren, 1913) x x x

Ahmaditermes Akhtar, 1975 80 Ahmaditermes perisinuosus Li et Xiao, 1989 x 81 Ahmaditermes sinuosus (Tsai et Chen, 1963) x

82 Ahmaditermes tianmuensis Gao, 1988 (*) x

Pilotermes He, 1987

83 Pilotermes jiangxiensis He, 1987 x x x

Tổng cộng 53 50 45

Chú thích: (**): Loài lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam

(*): Loài lần đầu tiên ghi nhận ở KVNC

Nhìn chung cho toàn KVNC (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), kết quả điều tra của chúng tôi đã bổ sung thêm 18 loài: Reticulitermes dinghuensis Ping, Zhu & Li, 1980; Reticulitermes speratus (Kolbe, 1885);

Reticulitermes pingjiangensis Tsai et Peng, 1983; Macrotermes chaiglomi

Ahmad, 1965; Odontotermes brunneus (Hagen, 1858); Odontotermes

fontanellus Kemner, 1925; Odontotermes longignathus Holmgren, 1914;

61

Odontotermes obesus (Rambur, 1842); Hypotermes xenotermitis (Wasmann, 1896); Pseudocapritermes sowerbyi (Light, 1924); Pseudocapritermes minutus (Tsai et Chen, 1963); Pseudocapritermes albipennis (Tsai et Chen, 1963);

Dicuspiditermes makhamensis Ahmad, 1965; Nasutitermes ceylonicus (Holmgren, 1911); Nasutitermes medoensis Tsai et Huang; Nasutitermes regularis Haviland, Nasutitermes sinensis Gao et Tian; Ahmaditermes

tianmuensis Gao. Trong đó có 7 loài lần đầu tiên được ghi nhận cho khu hệ mối

ở Việt Nam gồm: Reticulitermes dinghuensis Ping, Zhu & Li, 1980;

Reticulitermes pingjiangensis Tsai et Peng, 1983; Odontotermes fontanellus

Kemner, 1925; Odontotermes obesus (Rambur, 1842); Pseudocapritermes minutus (Tsai et Chen, 1963); Dicuspiditermes makhamensis Ahmad, 1965 và

Nasutitermes ceylonicus (Holmgren, 1911);

Nếu tính về số lượng, cho đến nay đây là nghiên cứu có số lượng loài đầy đủ và phong phú nhất (Hình 3.1).

Hình 3.1. Số lượng loài mối trong các nghiên cứu đã được triển khai ở khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Lê Trọng Sơn (1995) [39] ; Nguyễn Văn Quảng và Nguyễn Thị My (2004) [34];

Nguyễn Văn Quảng (2005)[33]; Nguyễn Thị My và cộng sự (2007) [29]; Nguyễn Quốc Huy và cộng sự (2014) [155], Lê Trọng Sơn và Võ Thị Ngọc Nhung (2015) [40])

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

1995 2004 2005 2007 2014 2015 2018

Số loài

Thời gian

62 Mặc dù vậy trong danh sách các loài (Phụ lục 4) cũng cho thấy những loài có tên trong kết quả điều tra trước đây nhưng lại không thu được mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi, chẳng hạn có 24 loài trong kết quả nghiên cứu của Lê Trọng Sơn (1995) [39]; 33 loài trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Quảng và Nguyễn Thị My (2004) [34]; 25 loài trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Quảng (2005) [33]; 31 loài trong nghiên cứu của Nguyễn Thị My và cộng sự (2007) [29], 3 loài trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Huy và cộng sự (2014) [155] và 9 loài trong nghiên cứu của Nguyễn Trọng Sơn và Võ Thị Ngọc Nhung

(2015) [40] chưa thu được mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi.

Sự khác biệt của kết quả điều tra của chúng tôi so với kết quả nghiên cứu trước cũng như giữa các kết quả đã có với nhau có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do đặc điểm sinh vật học của mối, phạm vi điều tra, mục đích điều tra của từng nghiên cứu. Đối với mối gồm phần lớn là các loài có đặc tính sống ẩn, có những loài làm tổ, hoạt động chỉ trong một cây gỗ không có liên hệ với đất, số lượng cá thể của quần tộc rất ít từ vài chục đến vài trăm cá thể như

Cryptotermes, Neotermes, Glyptotermes. Một số loài khác có tổ chìm, rất nhỏ

và sống hoàn toàn trong đất, rất khó phát hiện trong quá trình điều tra như các loài thuộc nhóm xoắn hàm ăn mùn: Pericapritermes, Pseudocapritermes, Dicuspiditermes, Procapritermes. Một số loài thuộc giống Coptotermes rất phổ

biến trong các khu vực công trình xây dựng lại rất ít gặp trong các sinh cảnh rừng, ngược lại các loài thuộc Reticulitermes phổ biến ở vùng rừng núi cao lại hiếm gặp trong các công trình xây dựng vùng đồng bằng. Do tập tính sống ẩn và đa dạng của mối nên không phải tất cả các nghiên cứu điều tra đều có thể bắt gặp tất cả các loài mối trong khu vực điều tra.

Ngoài ra phạm vi điều tra của các nghiên cứu được tiến hành ở những mức độ khác nhau. Nghiên cứu của Lê Trọng Sơn (1995) [39] chỉ điều tra mối hại công trình xây dựng ở Thừa Thiên Huế. Một nghiên cứu khác cũng của tác

63 giả (2015) chỉ tiến hành ở KBTTN Đa Krông, Quảng Trị, trong khi công bố của Nguyễn Thị My và cộng sự (2007) chỉ điều tra ở VQG Bạch Mã [29];

Nguyễn Văn Quảng và Nguyễn Thi My (2004) điều tra ở Phong Nha - Kẻ Bàng

[34]. Như vậy là mỗi một nghiên cứu thực hiện cho một vùng riêng, bên cạnh đó ngay cả mục tiêu điều tra cũng có thể khác nhau. Chẳng hạn điều tra của Nguyễn Văn Quảng (2005) [33] tiến hành ở A Lưới, Thừa Thiên Huế, tác giả chỉ điều tra mối ở vùng bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học của Mỹ trong KVNC.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các tài liệu định loại theo thời gian cũng có thể không đồng nhất trong các nghiên cứu cũng đưa đến sự khác biệt của các kết quả thu được.

So với các kết quả nghiên cứu trước đây, điều tra của chúng tôi được tiến hành trong phạm vi rộng của cả 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế, mẫu được thu ở cả những địa điểm đại diện VQG, khu bảo tồn, công trình xây dựng có lẽ vì thế mà số lượng loài mối thu được trong điều tra này là cao nhất.

Tuy nhiên, do tập tính sống ẩn và đa dạng của mối cho nên có thể có những loài mối thu được ở các điều tra trước đây nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi lại không bắt gặp.

3.1.1.2. Định loại mối Coptotermes trong công trình kiến trúc bằng công nghệ sinh học phân tử

Từ kết quả định loại mối dựa vào hình thái ngoài, chúng tôi đã xác định 2 nhóm mối thuộc giống mối Coptotermes, gồm Coptotermes gestroi (C1) và Coptotermes sp. (C2).

64

Hình 3.2. Mối lính Coptotermes gestroi

(Nguồn: Nguyễn Minh Đức, 2018)

Hình 3.3. Mối lính Coptotermes sp.

(Nguồn: Nguyễn Minh Đức, 2018)

Tuy nhiên, về hình thái 2 mẫu này rất giống nhau, chỉ khác biệt về mặt kích thước đầu của mối lính. Mẫu của loài Coptotermes gestroi có chiều dài đầu đến gốc hàm trên từ 1,40 - 1,51mm (trung bình 1,45mm), chiều rộng cực đại của đầu 1,15 - 1,24mm (trung bình 1,19mm), trong khi các kích thước của các chỉ số trên ở mẫu

Coptotermes sp. tương ứng là 1,15-1,36mm (1,28mm) và 1,05-1,15mm (1,10mm).

Nguyễn Đức Khảm (2008) [26] khi bàn luận về công tác phân loại mối cho rằng đối với giống Coptotermes, sự khác biệt về hình thái giữa các loài là rất nhỏ, vì thể để xác định loài một cách chính xác cần thiết phải nhờ đến phân loại sinh học phân tử. Trong nghiên cứu của chúng tôi đã tiến hành xác định

65 trình tự gen ty thể COII. Sau khi tách chiết ADN tổng số của 2 mẫu C1 và C2, khuếch đại vùng gen bằng việc sử dụng các cặp mồi đặc hiệu. Kết quả điện di sản phẩm khuếch đại vùng gene COII cho thấy chúng tôi đã thu được băng sáng đậm, rõ nét có kích thước hơn 1.000bp tương ứng với kích thước kì vọng (Hình 3.4). Sản phẩm thu được sau khi tinh sạch có thể gửi đi đọc trình tự trực tiếp bằng phương pháp giải trình tự Sanger.

Hình 3.4. Kết quả khuếch đại trình tự vùng gene COII ở 2 mẫu

Kết quả giải trình tự cho thấy chúng tôi thu được các trình tự có tín hiệu sắc nét, rõ ràng, có độ tin cậy cao, phù hợp cho việc các phân tích tiếp theo (Phụ lục 6, Hình 3.6). Do đó, chúng tôi tiến hành ghép nối các dữ liệu trình tự thô để thu được trình tự hoàn chỉnh của vùng gene COII ở các mẫu.

Để xác định đúng tên các chủng mối thu thập được, chúng tôi tiến hành blast trình tự thu thập được với dữ liệu trên ngân hàng gen NCBI. Kết quả cho thấy chủng mối phân lập được có mức độ tương đồng rất cao với loài mối

Coptotermes gestroi (Hình 3.5).

1000 bp 500 bp

1050 bp M C1 C2

66

Hình 3.5. Kết quả Blast các trình tự thu thập được

Khi tiến hành so sánh trình tự vùng gene COII của 2 mẫu thu được, chúng tôi nhận thấy, cả 2 mẫu này có mức độ tương đồng lên tới 100% (Hình 3.6).

Bên cạnh đó, mức độ tương đồng về trình tự gene 2 mẫu C1 và C2 và các mẫu thuộc loài C. gestroi giao động trong khoảng 98.7-100% (Bảng 3.2). Khi so

sánh mức độ tương đồng giữa 2 mẫu thu được với trình tự COII của các loài khác trong cùng chi Coptotermes chỉ nằm trong khoảng 89.2-96.2% (Bảng 3.2).

Điều này cho thấy, các mẫu mối chúng tôi thu thập được có thể đều thuộc cùng

loài C. gestroi.

Bảng 3.2. Mức độ tương đồng về trình tự giữa các mẫu nghiên cứu với

các trình tự trên ngân hàng gen.

67

Hình 3.6. Kết quả căn trình tự so sánh 2 mẫu mối C1 và C2

Nhằm xác định nguồn gốc của các chủng phân lập được, chúng tôi tiến hành dựng cây phả hệ giữa các chủng thu thập được và các chủng đã được công bố trình tự trên ngân hàng gen. Kết quả xây dựng cây phả hệ sử dụng thuật toán Maximum likelyhood dựa trên mô hình thay thế TN93+G cho thấy các mẫu của chúng tôi có mối quan hệ gần với nhóm mối thuộc loài Coptotermes gestroi thu thập ở Malaysia (Accession number: FJ384649) (Hình 3.7). Kết quả này cũng hỗ trợ cho kết quả so sánh về mức độ tương đồng về trình tự cho thấy, trình tự các mẫu thu được tương đồng 100% với nhóm mối thuộc loài C. gestroi nói trên.

10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

. . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | C1 CATCTCATCA ATAG GATCA ACA ATCTCAT T TGTA AGAGTA ATA ATAT TC CTAT TCATCATCTGAGA A AGA ATCTCATCA A AC CGACA A ATC CTAT TC C CA

C2 .......... .... ..... ... ....... . .... ...... ... .... .. .... ............. . ... ......... . .. ..... . ... .... .. . ..

FJ384649_C.gestroi - - - -... ... ....... . .... ...... ... .... .. .... ............. . ... ......... . .. ..... . ... .... .. . ..

110 120 130 140 150 160 170 180 190 200

. . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . |

C1 ACACA A ACA AGA A AT TCA ATCGAGTGACTACA A A ACT TC C CAC CAGCAGAGCACAGATAT TCAGAGCTAC CA AC CATCTCACTA ACTA ACA ACTA AC C CT

C2 ..... . ... ... . .. ... .............. . . ... .. . ... ................. .......... .. .. .......... .... ... .... .. . ..

FJ384649_C.gestroi ..... . ... ... . .. ... .............. . . ... .. . ... ................. .......... .. .. .......... .... ... .... .. . ..

210 220 230 240 250 260 270 280 290 300

. . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | C1 A A AC CA A A ATCTA ACGTG GCAGATA AGTGCGT TG GAT T TA AGCTC CA A ATATA A AGTCTAGA ACT T TCAT TAGA ATA A ATGACA ACATGAT TA A ACATA A

C2 . . .. .. . . ..... ..... ....... ....... .. ... . .. ..... .. . ..... . ........ ... . .... .... ... . ...... ....... .. . ..... .

FJ384649_C.gestroi . . .. .. . . ..... ..... ....... ....... .. ... . .. ..... .. . ..... . ........ ... . .... .... ... . ...... ....... .. . ..... .

310 320 330 340 350 360 370 380 390 400

. . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | C1 GACTACA AGATG GAGCGTC C C C CAT TATAGA ACA AT TAGTCT TCT T TCACGAC CATGTGCTA ATA AT TATACTA ATA AT TACA ACA AC CGTATCATACAT

C2 ....... ..... ....... . . . ... ...... ... .. ...... ... . ....... ......... ... .. ....... ... .. .... ... .. ............

FJ384649_C.gestroi ....... ..... ....... . . . ... ...... ... .. ...... ... . ....... ......... ... .. ....... ... .. .... ... .. ............

410 420 430 440 450 460 470 480 490 500

. . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | C1 A ATA AT TAC C CTA ATC CGA A ATA A ACA A ACA AGACGAT TCATACTAGA AG GACA A ATA ATCGA A AC CACATGA AC CATCGCAC CAGCA ATCATC CT TGTA

C2 . ... .. ... . ... ... ... . ... . ... . ... ....... .......... .. .... . ... ..... . .. ....... .. ........ ..... ...... .. ....

FJ384649_C.gestroi . ... .. ... . ... ... ... . ... . ... . ... ....... .......... .. .... . ... ..... . .. ....... .. ........ ..... ...... .. ....

510 520 530 540 550 560 570 580 590 600

. . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . |

C1 T TCATCGC CATAC CGTCTCTACGACT TCTATAC CTA ATAGACGA AGT TCACA AC C CA ACACTA ACACTA A A AGCAGT TG G GCAC CA ATGATAT TGA AGT T

C2 . ....... ..... ............. ....... ... ........ ... ..... .. . .. ...... ...... . . ...... .. . .... .. ....... ... ... .

FJ384649_C.gestroi . ....... ..... ............. ....... ... ........ ... ..... .. . .. ...... ...... . . ...... .. . .... .. ....... ... ... .

610 620 630 640 650 660 670 680 690 700

. . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . |

C1 ATGAGTAT TCAGACT T TACTA A ACTAGA AT T TGACTCATACATA AT TC CTCA AGA AGA ACA ACA AGA A AGA ACAT TC CGACTACTAGACACAGACA AC CG

C2 ........ ....... . ..... . ...... .. . ............. .. .. .... ... ... ... ... ... . ... .... .. ................... .. ..

FJ384649_C.gestroi ........ ....... . ..... . ...... .. . ............. .. .. .... ... ... ... ... ... . ... .... .. ................... .. ..

710 720 730 740 750 760 770 780 790 800

. . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | C1 A ATCGT TCTAC CA ATA A ACTCAC CA AT TCGACTA AT TGTA ACAGCAGCAGACGTC CTACACTCATGA ACTATC C CA AGACTG G G G GTA A A A ACAGATGC C

C2 . ..... ..... .. ... . ...... .. .. ....... .. .... ............... ............ ...... . .. ...... . . . ... . . . ........ .

FJ384649_C.gestroi . ..... ..... .. ... . ...... .. .. ....... .. .... ............... ............ ...... . .. ...... . . . ... . . . ........ .

810 820 830 840 850 860 870 880 890 900

. . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | C1 ACGC CAG GACGAT TA A AC CA A ACA AGAT TCTCA AT TAGC CGTC CTG GCATCT TATATG GACA ATGT TCAGA A AT T TGCG G G GCA A AC CACAGAT TCATAC

C2 .... ... ...... .. . .. .. . ... .... ..... .. .... .... ... ...... ...... .... .... ..... . .. . .... . . ... . .. ....... ......

FJ384649_C.gestroi .... ... ...... .. . .. .. . ... .... ..... .. .... .... ... ...... ...... .... .... ..... . .. . .... . . ... . .. ....... ......

910 920 930 940

. . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | . . . . | .

C1 C CATCACA AT TGAGAGAGTAC CAGCA A A ATACT T TAT TA ACTGAGT

C2 . ....... .. ........... ..... . . ..... . ... .. .......

FJ384649_C.gestroi . ....... ..- - - -

68

Hình 3.7. Cây phả hệ thể hiện mối quan hệ di truyền giữa các loài mối

thuộc giống Coptotermes trong nghiên cứu và các loài khác

69 Các dữ liệu trên cho thấy hai mẫu mối thuộc giống Coptotermes gây hại đối với công trình kiến trúc ở khu vực Quảng Bình-Quảng Trị-Thừa Thiên Huế dù có kích thước mối lính khác nhau nhưng thực chất chỉ là một loài

Coptotermes gestroi. Gần đây, loài này đã được công bố sự xuất hiện tại nhiều

địa phương trên khắp cả nước, gây hại cho các công trình di tích lịch sử. Kết quả điều tra của Nguyễn Quốc Huy (2017c) về trong giai đoạn 2007-2016 ở các tỉnh phía Bắc cho thấy, số lượng các mẫu mối thuộc loài này chiếm tỷ lệ khá cao, lên tới 38,4% [20]. Tương tự như vậy, kết quả điều tra cho thấy, các loài mối thuộc giốngCoptotermes cũng chiếm tỷ lệ cao trong các mẫu mối phân lập được tại Huế và Hội An, đặc biệt là loài mối Coptotermes gestroi (Nguyễn Quốc Huy, 2017a,b) [18, 19]. Như vậy, Coptotermes gestroi có thể xem là loài gây hại chính đối với KVNC. Nghiên cứu này một lần nữa đã bổ sung thêm thông tin về sự phân bố của loài mối này tại các địa phương ở Việt Nam.

Cũng từ kết quả phân loại bằng biện pháp sinh học phân tử cho thấy khi định loại hình thái các loài thuộc giống Coptotermes cần phải lưu ý để biên độ dao động lớn của kích thước đầu mối lính, nhất là các mẫu giống với đặc điểm hình thái loài Coptotermes gestroi. Kích thước chiều dài đầu đến gốc hàm trên của mối lính từ 1,15-1,51mm, chiều rộng cực đại của đầu từ 1,05-1,24mm. Kết quả này giúp cho chúng tôi dễ dàng hơn khi định loại mẫu của loài Coptotermes

gestroi.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Thành Phần Loài Mối (Insecta Isoptera)Ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Và Đề Xuất Biện Pháp Phòng Trừ Mối Hại Công Trình Kiến Trúc..pdf (Trang 68 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(266 trang)