TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 30 1. Tình hình nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của mối

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Thành Phần Loài Mối (Insecta Isoptera)Ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Và Đề Xuất Biện Pháp Phòng Trừ Mối Hại Công Trình Kiến Trúc..pdf (Trang 42 - 45)

1.3.1. Tình hình nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của mối

Khu vực từ Quảng Bình, Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế là khu vực có địa hình đa dạng, là nơi chuyển giao khí hậu giữa khu hệ Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ, vừa có đặc trưng của địa hình núi đá vôi với các thung lũng hẹp như Phong Nha - Kẻ Bàng, có vùng đất bazan màu mỡ như thị trấn Khe Sanh, lại có địa hình đá Granite với một số vùng phủ các đá sa thạch, sườn dốc như khu vực Bạch Mã. Sự đa dạng cảnh quan, địa hình đã tạo nên sự đa dạng về sinh học, nhiều loài động thực vật quý hiếm được phát hiện ở các VQG và KBTTN ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Các điều tra về đa dạng, nhất là đa dạng loài động vật có xương sống, thực vật, côn trùng đã được triển

khai, đặc biệt là các nghiên cứu về mối. Tuy vậy, các nghiên cứu về mối mới chỉ được thực hiện cho một số địa phương riêng lẻ như những nghiên cứu của:

Lê Trọng Sơn (1995) [39], Nguyễn Quốc Huy và cộng sự (2014) [155] về mối

31 gây hại trong khu di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế; Nguyễn Thị My và cộng sự (2007) [29] điều tra về thành phần loài mối tại VQG Bạch Mã; Nguyễn Văn Quảng (2005) [33] về thành phần loài mối ở khu vực A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; Nguyễn Văn Quảng và Nguyễn Thị My (2005) [35]; Lê Trọng Sơn và Võ Thị Ngọc Nhung (2015) [40] nghiên cứu về mối ở KBTTN Đa Krông, Quảng Trị; Nguyễn Văn Quảng và Nguyễn Thị My (2004) [34] điều tra về mối ở VQG

Phong Nha - Kẻ Bàng. KVNC từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có nhiều sinh cảnh khác cũng như các dải độ cao nhưng chưa được điều tra nghiên cứu đầy đủ (ví dụ như khu rừng trồng ở độ cao dưới 100m và sinh cảnh vùng dân cư ở các vùng có độ cao trên 100m). Bên cạnh đó, các nghiên cứu tiến hành riêng rẽ, cục bộ cho một vùng hẹp chưa cho thấy cái nhìn chung của mối khu vực đặc trưng nghiên cứu. Ngoại trừ cố đô Huế, các nghiên cứu về các loài mối gây hại và biện pháp phòng trừ chúng còn chưa được triển khai, nhất là các loài mối hại công trình kiến trúc trong KVNC.

Nhận xét chung: Các nghiên cứu về đa dạng thành phần loài mối ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế còn khá ít, trong khi đó đây là khu vực có vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu,…) có nhiều điểm khác biệt so với các vùng khác trong cả nước. Những nghiên cứu về mối ở khu vực này chưa đáp ứng được đòi hỏi của khoa học và thực tiễn. Bởi vậy rất cần có những nghiên cứu rộng hơn, sâu hơn để có được những dẫn liệu đầy đủ hơn không chỉ về thành phần loài, mà cả những đặc điểm sinh học, sinh thái học làm cơ sở cho các biện pháp phòng trừ mối hiệu quả và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh

tế xã hội của KVNC.

1.3.2. Tình hình nghiên cứu phòng trừ mối hại công trình kiến trúc

Hiện nay có rất ít các nghiên cứu về phòng trừ mối hại công trình kiến trúc tại KVNC. Nghiên cứu về thành phần loài mối trong khu di tích Cố đô Huế, các nghiên cứu về biện pháp phòng trừ mối cho khu di tích cũng đã được thực hiện

32 bởi Lê Trọng Sơn và cộng sự (1996) [41] và các cán bộ thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Các biện pháp phổ biến được áp dụng tại khu di sản này chủ yếu là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ mối. Lê Trọng Sơn (1995, 1996, 1998, 2000, 2002) [41-44] đã nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi nấm Metarhizium anisopliaeBeauveria bassiana để phòng trừ một số loài mối cho các di tích và

cây xanh trong khu di tích Cố đô Huế và đạt được kết quả tốt trong phòng thí nghiệm nhưng việc áp dụng ngoài hiện trường chưa được kiểm chứng.

Ngoài ra, qua tìm hiểu thông tin từ các cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, chúng tôi được biết, từ trước đến nay các biện pháp xử lý mối cho các công trình di tích trong khu di tích Cố đô Huế vẫn chỉ là các biện pháp phun và ngâm tẩm hóa chất cho các cấu kiện gỗ. Các biện pháp xử lý này thường được

thực hiện sau khi mối đã phá hại cấu kiện trong công trình rất nghiêm trọng. Do đó, việc xử lý vừa không hiệu quả vừa gây ô nhiễm cho môi trường di tích vì các

biện pháp này chỉ xử lý cục bộ cho từng cấu kiện hay từng công trình riêng lẻ mà chưa kiểm soát được toàn bộ các nguyên nhân mối xâm nhập gây hại cho công

trình di tích.

Như vậy, trong lĩnh vực nghiên cứu về mối hại công trình kiến trúc ở KVNC, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới nhưng vẫn chưa

toàn diện. Việc chưa toàn diện thể hiện trước hết ở chỗ chưa xác định được đầy đủ thành phần loài mối trong khu di tích cùng với đó còn chưa xác định được loài gây hại chính cho công trình kiến trúc. Các đặc điểm sinh học, sinh thái học, nhất

là những đặc điểm về mật độ và phân bố của loài gây hại chính trong KVNC chưa được nghiên cứu chi tiết để làm cơ sở đưa ra biện pháp phòng trừ phù hợp. Hơn nữa, biện pháp xử lý mối áp dụng cho các công trình kiến trúc ở KVNC hiện nay chủ yếu là sử dụng hóa chất phun trực tiếp vào các cấu kiện vừa không đảm bảo diệt hết được mối trong công trình kiến trúc vừa gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Thành Phần Loài Mối (Insecta Isoptera)Ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Và Đề Xuất Biện Pháp Phòng Trừ Mối Hại Công Trình Kiến Trúc..pdf (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(266 trang)