1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Đảm bảo quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

113 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảm bảo quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hồng Yến
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Quốc tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ Luật học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 38,88 MB

Nội dung

et-tat-cao-tren-tong-dan-so-trong-khu-vuc-hưởng các quyển con người một cách bình dang, nghĩa vụ của các quốc gia làđảm bảo cho người khuyết tật được tiếp cận và thụ hưởng những bình đẳn

MOT SO KHAI NIEM VE QUYEN DUOC BAO TRO XA HOI VÀ DAM BAO QUYEN DUOC BAO TRỢ XÃ HỘI CUA NGƯỜI

1.1.1 Khái niệm người khuyết tật a) Định nghĩa

Thuật ngữ “Người khuyết tật” là một thuật ngữ luôn có sự phát triển và có thể thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh văn hóa, kinh tế, xã hội“ Bởi một người được xem 1a khuyết tật hay không phải xem xét dựa trên sự tương tác giữa người đó với những rào cản khi họ tham gia vào xã hội, tùy vào từng hoàn cảnh văn hóa, kinh tế, xã hội khác nhau mà những rào cản và sự tương tác này có thê thay đôi Trên thế giới hiện nay có 02 quan điểm chính về cách tiếp cận thuật ngữ nay, gồm: (1) Quan điểm khuyết tật cá nhân (quan điểm khuyết tật tiếp cận dưới góc độ y tế) và (2) Quan điểm khuyết tật tiếp cận dưới góc độ xã hội."

Quan điểm khuyết tật tiếp cận dưới góc độ xã hội nhìn nhận người khuyết tật là người có khiếm khuyết mà do đó phải đối mặt với những khó khăn, rào cản khi tham gia vào đời sống xã hội Quan điểm này chủ yếu được tiếp cận bởi các tổ chức quốc tế Tuyên bố Liên hợp quốc về quyển của người khuyết tật năm 1975 đã ghi nhận: “Người khuyết tật là bất cứ người nào mà không có khả năng tự đâm bảo cho bản thân, toàn bộ hay từng phần, những sự can thiết của một số cá nhân bình thường hay của cuộc sống xã hội do sự thiếu hụt bẩm sinh hay không bẩm sinh về những khả năng về thé chất hay tâm thần của họ” Trong đó, “người khuyết tật” được thể hiện qua thuật ngữ Ÿ Điểm e Lời nói đầu, Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007.

* Nguyễn Hiền Phương (2021), Bình luận về quyền của người khuyết tật theo Công ước quốc tế và thực trạng nội luật hoa ở Việt Nam, NXB Công an nhân dan, tr 5 Š Nguyễn Hữu Chi (Chủ biên) (2011), Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà

Nội, NXB Công an nhân dân, tr 9. khuyết tật bao gồm những người có khiếm khuyết lâu dai về thé chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác ” Trong đỏ, Công ước sử dụng thuật ngữ “persons with disabilities” (người khuyết tật) Quy định của ILO tai Khoản 1 Điều 1 Công ước số 159 về phục héi chức năng lao động và việc lam của người khuyết tật năm 1983: “Thudt ngữ người khuyết tật dùng dé chỉ một ca nhân mà khả năng có một việc làm phù hop, trụ lâu dai với công việc đó và thăng tiễn với nó bị giám sát đáng kê do hậu qua của một khiếm khuyết về thé chất và tâm than được thừa nhận

Quan điểm khuyết tật tiếp cận đưới góc độ y tế nhìn nhận người khuyết tật là những người có hạn chế, khiếm khuyết về thé chất, tâm than Tiêu biểu cho quan điểm nay là một số định nghĩa của Trung Quốc, An Độ Theo quan điểm của Trung Quốc: “Người khuyết tật là những người bị bất thường, mắt mát một cơ quan nhất định hoặc chức nang tâm li hay sinh lí, hoặc trong cấu trúc giải phẫu và những người đã mat toàn bộ hoặc một phần khả năng tham gia vào các hoạt động một cách bình thường Người khuyết tật là những người có khiếm khuyết về thính giác, thị giác, lời nói hoặc khuyết tật về thể chát, chậm phát triển tâm thân, rối loạn tâm than, khuyết tật nhiễu và/hoặc khuyết tật khác ”.° Điều 2 Dao luật về người khuyết tật của An Độ năm 1995 quy định: “Người khuyết tật là người bị tật ít nhất 40% được cơ quan y tế chứng nhận ” Trong đó, “khuyết tật” bao gồm: “mu; khiếm thính; khuyết tật về vận động; chậm phát triển tâm thần; bị bệnh tâm thần”.” Š Điều 2 Pháp luật của Cộng hòa Nhân dân Trưng Hoa về bảo vệ người khuyết tật (Thông qua tại Hội nghị lần thứ 17 của Ủy ban thường vụ Quốc hội nhân dân toàn quốc Khóa VII ngày 28 tháng 12 năm 1990 và ban hành theo Lệnh sô 36 của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 28 tháng 12 năm 1990).

7 Đạo luật về người khuyết tật (về cơ hội bình đẳng, bảo vệ quyên và sự thực thi đầy đủ), ban hành tại Phần

TI, Mục 1 Công bé đặc biệt của Cục Lập pháp, Bộ Pháp luật và Công bằng An Độ (được Tổng thông An Độ thông qua ngày 01 thang 01 năm 1996), https:/Avww.niepmd.tn.nic.in/documents/PWD%20ACT pdf

WHO - với tư cách là một co quan y tế công cộng — đã tiếp cận “người khuyết tật” từ góc độ y tế công cộng Khác với CRPD, WHO lại sử dụng thuật ngữ “people with disability” thay cho thuật ngữ “persons with disabilities”.

Sử dung tir “disability” thay cho “disabilities” vi WHO quan niệm rang khuyét tat là trải nghiệm phổ biến, van dé của nó nằm ở mức độ chứ không nằm ở đặc điểm cá nhân của con người Thuật ngữ “disabilities” thé hiện cách tiếp cận “khuyết tật” là một tình trạng sức khỏe cụ thé chứ không phải là một cách tiếp cận bao quát.” Từ “people” thường được dùng dé chỉ một cộng đồng, một nhóm người, “persons” dùng đề chỉ những người, những cá nhân riêng biệt.”

Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật của Việt Nam năm 2010 quy định: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phán cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dang tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khan”.

Theo tác giả, cần tiếp cận định nghĩa “người khuyết tật” theo cả hai góc độ, vừa xem xét người khuyết tật dưới góc độ là những cá nhân có hạn chế, khiếm khuyết về thê chất, cảm giác, trí tuệ, vừa xem xét dưới góc độ những rao cản do yếu tô xã hội, môi trường hoặc con người khi tham gia vao các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, từ đó, cần để cao, bảo đảm quyển của họ như các quyền co bản của con người khi tham gia vào đời sống xã hội Với cách tiếp cận trên, tác giả nhất trí với định nghĩa “người khuyết tat” theo Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội như sau:

“Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiễu bộ phán cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng ké và lâu dai trong việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng với những chủ thé khác ”.!° ° https://www.who.int/news-room/questions-and-answers/item/people-with-disability-vs-persons-with- disabilities ° Theo Từ điển Cambridge, https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/people, truy cập ngay

1° Nguyễn Hữu Chi, tđd, tr 21. b) Đặc điểm Từ khái niệm về nguoi khuyét tật có thé rút ra một số đặc điểm của người khuyết tật như sau:

Thứ nhất, người khuyết tật là người bị khiếm khuyết về thể chất, tâm thần Những khiếm khuyết đó được biểu hiện dưới nhiều dang va mức độ khác nhau Một số dạng khuyết tật phổ biến như sau: khuyết tật nhìn (hay còn gọi là khiếm thị), khuyết tật nghe (hay còn gọi là khiếm thính), khuyết tật trí tuệ, khuyết tật ngôn ngữ, khuyết tật vận động Những khiếm khuyết đó phải liên tục và kéo dai trong một khoảng thời gian nhất định, bởi đối với những khiếm khuyết mang tinh chất tạm thời, chi trong thời gian ngắn hầu như không tạo ra những rao cản xã hội, không ảnh hưởng đến đời sống xã hội của người khuyết tật.

Người khiếm thính là những người bi mat hoặc suy giảm kha năng nghe kéo theo những hạn chế vé phát triển ngôn ngữ và kha năng giao tiếp Người khiếm thính cần có sự hỗ trợ của phương tiện trợ giúp (máy trợ thính), ngôn ngữ ký hiệu dùng trong giao tiếp '"

Người khiếm thị là người có tật về mắt làm cho họ không nhìn thay hoặc nhìn không rõ rang !ˆ Khiếm thị có thể xuất hiện cùng với các bệnh như chậm phát triển tinh thần, rối loạn phổ tự kỷ, bại não, giảm thính giác và động kinh.'Ỷ

Người khuyết tật trí tuệ là những người có chi số IQ (“Intelligent Quotient” — chỉ số thông minh) dưới 70, bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết it nhất hai trong số những hành vi thích ứng sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kỹ năng xã hội/cá nhân, sử dụng các tiện ích trong cộng đồng, tự định hướng, kỹ năng học đường, làm việc, giải trí, sức khỏe, an toàn.!

KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN CUA QUYEN DUOC BẢO TRỢ XÃ HỘI CUA NGƯỜI KHUYÉT TAT

1.2.1 Sự hình thành và phát triển của quyền được bảo trợ xã hội dưới góc độ quyền kinh tế, văn hóa, xã hội

Khi phân tích về lich sử phát triển của quyển con người, Karel Vasak — luật gia người Séc, làm việc tại Viện Nhân quyển quốc tế ở Strasbourg, Pháp

— đã dé ra ý tưởng về việc phân loại quyển con người ra làm 03 “thé hệ quyển” (“generation of rights”), theo đó: Thế hệ quyền thứ nhất tương ứng với các quyên tự do dân sự và chính trị, Thế hệ quyền thứ hai gồm các quyển xã hội, kinh tế, văn hóa; Thế hệ quyển thứ ba được gọi là quyển đoàn kết (“rights of solidarity”).”

Có thé nói, các quyển về kinh tế, xã hội, văn hóa của con người được ghi nhận từ rất sớm ở những mức độ nhất định trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt có thê ké đến Tuyên ngôn độc lập của Hop chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 và Tuyên ngôn về nhân quyên va dân quyền của Pháp năm 1789 Ở thé ky XIX, dưới sự khủng hoang của xã hội tư bản, dẫn tới tình cảnh khốn khổ của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động, nhóm °8 Karel Vasak’s Generations of Rights and the Contemporary Human Rights Discourse, Human Right

Review (2019), Volume 2, pages 423-443 quyên kinh tế, xã hội, văn hóa là “kết qua đâu tranh của giai cấp công nhân, người lao động cho mục tiêu công bằng về kinh tế, xã hội tại nhiều nước tư bản ở thế kỷ XIX như Anh, Đức, Pháp”.” Một trong số những ví dụ điển hình là việc xây dựng một hệ thống bảo trợ xã hội dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Đức Bismarch trên co sở Tuyên ngôn Keider năm 1881 Dau thé ky XX, sự ra đời của Nha nước xã hội chủ nghĩa dau tiên trên thế giới — nước Nga Xô Viết (1917) cùng sự hình thành Tổ chức Lao động quốc tế năm 1919 (viết tắt là ILO) đã tác động rất lớn trong việc thúc đây các quyền về kinh tế, xã hội, văn hóa nói chung và quyên về lao động, việc lam nói riêng.

Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, cùng với việc thành lập Liên hợp quốc, các quyển kinh tế, xã hội, văn hóa của con người lần đầu tiên được chính thức ghi nhận trong văn kiện quốc tế - Tuyên ngôn thế giới về nhân quyển năm 1948 Nội dung nhóm quyển này được quy định từ Điều 22 đến Điều 27 Trong đó, quyền được bao trợ xã hội là một trong những quyên kinh tế, xã hội, văn hóa cơ bản của con người, được ghi nhận lần đầu tiên tại Điều 22 và Điểu 25 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (UDHR) năm 1948:

“[ JAi cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội, cũng như có quyên doi được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá can thiết cho nhân phẩm và sự tự do phát huy cá tính của mình, nhờ những nỗ lực quốc gia, sự hợp tác quốc tế, và theo cách tô chức cùng tài nguyên của quốc gia”, “[ ] Ai cũng có quyên được hưởng an sinh xã hội trong trường hợp that nghiệp, dau 6m, tật nguyễn, goa bua, già yéu, hay thiếu phương kế sinh nhai do những hoàn cảnh ngoài ý muốn” Với tư cách là một trong những quyển con người cơ bản, quyền được bảo trợ xã hội sau đó còn được tái khẳng định và được cụ thể hóa trong văn kiện quốc tế quan trọng khác về nhân quyền: Công ước quốc tế về các Quyên kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR) năm 1966 (Điều 9, Điều 10).

?° Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chi Minh, tldd, tr.27.

1.2.2 Sự hình thành và phát triển của quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật dưới góc độ quyền của nhóm người dễ bị tốn thương

Cùng với quyển của cá nhân, pháp luật quốc tế về quyển con người còn ghi nhận đồng thời quyền của nhóm người dé bị tổn thương Tại các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người, thuật ngữ tiếng Anh “vulnerable groups” được sử dụng khá phô biến, dich là “có thé bị tổn thương, dé bị nguy hiểm, yếu thé” Theo đó, ta có thé hiểu đây là nhóm người yéu thé vé chính trị, xã hội hoặc kinh tế khiến họ có nguy cơ bị bỏ quên hay bị vi phạm các quyển con người, do đó cần có những cơ chế đặc biệt hơn so với những nhóm khác dé bảo vệ ho.”

Về mặt lịch sử, vấn dé quyển của nhóm người dé bị tổn thương đã được dé cập trong luật quốc tế từ lâu, được thé hiện qua một số quyên riêng lẻ của một số đối tượng nhất định Luật nhân đạo quốc tế - đánh đầu bằng su Ta doi của Công ước Gionevo I về cải thiện tình trạng thương binh trên chiến trường năm 1864 - đã xác lập và bảo vệ quyển của những binh sĩ bị thương, bị ốm, bị bắt làm tù binh, Năm 1919, với sự thành lập của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Hội quốc liên, nhiều văn kiện pháp lý quốc tế đã được thông qua nhằm bảo vệ quyển của một số nhóm người như người thiêu số, người ban địa, người lao déng, *' Tuyên ngôn thế giới về nhân quyén (1948) ngoài đặt nền móng cho các quyển tự do chung của con người còn dé cập đến quyển được bao vệ của ba mẹ và trẻ em (Khoản 2 Điều 25) Liên hợp quốc sau đó cũng đã thông qua một số văn kiện liên quan đến quyển của nhóm dễ bị tổn thương như: Công ước về trấn áp việc buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác (1949), Công ước về vị thé của người ti nạn (1954), Công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức (1957), Công ước vé quyên trẻ em (1959) *? Có

3° Quyền con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (2023), Sách chuyên khảo, NXB Công an nhân dân.

** Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, La Khánh Tùng, tlđd, tr.230.

3ˆ Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, La Khanh Tung, tlđd, tr.230, 231. thê thây, ở thời kỳ dau, nhóm dé bị tổn thương còn bị bó hẹp trong một số đối tượng nhất định, nhưng sau đó dựa vào sự nhận thức của xã hội và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia mà danh sách đối tượng thuộc nhóm này dan được bé sung thêm Tuy nhiên, thời kỳ này quyển của người khuyết tật vẫn chưa được ghi nhận.

Trong một thời gian dài, tính đa dạng của xã hội đã không được tính đến, quyển của người khuyết tật chưa thực sự được ghi nhận, việc hỗ trợ, bảo vệ họ chủ yếu dựa vào tình thương và lòng nhân đạo Tuyên ngôn thế giới về quyển con người là văn kiện đặt nền móng cho việc phát triển quyển con người nhưng chưa có các quy định riêng về người khuyết tật Thậm chí, hai công ước lớn là ICCPR và ICESCR (1966) có các điều khoản quy định riêng về quyên của trẻ em, phụ nữ và người thiểu số nhưng lại không dành một điều khoản riêng nào quy định về quyền của người khuyết tật.”” Sau nhiều năm vận động, đầu tranh kiên trì của nhiễu cá nhân, tổ chức, xã hội mới dan nhận thức rằng người khuyết tật cũng 14 chủ thé bình đẳng của quyển con người, cũng là đối tượng cần được xếp vào nhóm dé bị tổn thương, Nhà nước, cộng đồng có nghĩa vụ phải tôn trọng, bảo đảm thực hiện quyển của họ Đến những năm 80 thế kỷ XX, Liên hợp quốc đã thông qua khá nhiều văn kiện không ràng buộc pháp lý nhằm thúc đây vấn dé quyển của người khuyết tật Tiêu biểu có thể ké đến gồm: Tuyên bố về quyển của người khuyết tật (1975); Chương trình hành động thé giới về người tan tật (1982); Các nguyên tắc về bảo vệ người bị bệnh tâm thần và về tăng cường chăm sóc sức khoẻ tâm thần (1991); Các quy tắc tiêu chuẩn về bình đẳng hoá cơ hội cho người khuyết tật (1993); Tuyên bố Viên và chương trình Hành động (1993).”° Đặc biệt, xét về tinh ràng buộc pháp lý, Công ước về quyển trẻ em (UNCRC, 1989) là điều ước quốc tế sớm nhất dé cập đến quyền của người khuyết tật, cu thể là quyển của trẻ em khuyết

* Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, La Khánh Tùng, tldd, tr.290.

4 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, La Khanh Tung, tlđd, tr.291. tật (Điều 23) Từ thế ky XXI, bằng những nỗ lực mạnh mẽ thúc day các quyên của người khuyết tật, Công ước quốc tế về quyển của người khuyết tật được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào tháng 3 năm 2007 Đây là điều ước quốc tế đầu tiên dành riêng cho người khuyết tật, là văn kiện pháp lý thể hiện mạnh mẽ nhất quyển của người khuyết tật Hiện nay, quốc tế ghi nhận nhóm người dé bị tổn thương được xác định gồm 12 loại, trong đó có người khuyết tật.”

Xuất phát từ quyển của nhóm người dé bị tôn thương, quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật là một trong những nội dung thé hiện rõ nét nhất quyển được bảo vệ của nhóm đối tượng nay trong xã hội Với những khiếm khuyết về thé chất hoặc tinh thần khiến người khuyết tật phải đối mặt với những khó khăn, rào cản, làm họ mat hoặc hạn chế kha năng tự bảo vệ lợi ích cho bản thân mình, đây được xem là một quyển quan trọng, cần thiết để đảm bảo quyển cho người khuyết tật khi tham gia vào đời sông xã hội Quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật không những thé hiện sự dam bảo quyển con người, quyền của nhóm người dễ bị tổn thương mà còn là sự quan tâm củaNhà nước, là trách nhiệm của mỗi quốc gia đối với nhóm đối tượng này.

VAI TRO CUA VIỆC DAM BẢO QUYEN DUOC BAO TRỢ XA HOI CUA NGUOI KHUYET TAT

Dam bao quyén được bảo trợ xã hội của người khuyết tật có vai trò hết sức quan trọng, được thể hiện qua những điểm sau:

- Người khuyết tật cũng là công dân của quốc gia, họ hoàn toàn có day đủ các quyển của một con người Mỗi con người sống trong xã hội đều có quyền được sống, được bình đẳng, được yêu thương, được bảo vệ khỏi những biến cố bất lợi trong cuộc sống Quyển được bảo trợ xã hội là một trong những quyển co bản của con người nói chung và người khuyết tật nói

35 htps:⁄www.humanrights.is/en/human-rights-education-project/human-rights-concepts-ideas-and-fora/the- human-rights-protection-of-vulnerable-groups, truy cập ngày 05/03/2024. riêng Dam bao quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật cũng chính là dam bảo quyền con người.

- Như đã phân tích ở trên, người khuyết tật thuộc nhóm người dé bị tổn thương, nhóm yếu thế trong xã hội, họ không hoặc gần như không thé tự bảo đảm được đời sống tối thiểu hàng ngày và cần được nhận sự giúp đỡ, hỗ trợ từ Nhà nước, cộng đồng xã hội để đảm bảo cuộc sống Quyển được bảo trợ xã hội vì thế là quyền có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn đối với họ.

- Khi quyển được bảo trợ xã hội được đảm bảo, người khuyết tật được đảm bảo về mức sống, đảm bảo được hưởng các chính sách phúc lợi thỏa đáng, nhờ đó mà điều kiện sống được cải thiện, giúp họ vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

Quyên lao động và việc làm lả một trong những nội dung nằm trong quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật Nhờ việc đảm bảo quyển này, người khuyết tật có thể tự chủ tải chính, phát huy khả năng của bản thân để tự lo liệu được cuộc sống của mình Từ đó, có sự tham gia chủ động vào đời sống xã hội, hòa nhập với cộng đồng, tang v1 thé của ban thân trong xã hội.

TIỂU KÉT CHƯƠNG ITrên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật trong Chương I, tác giả nghiên cứu khái quát quá trình hình thành và phát triển quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật như là quyển con người, đồng thời tập trung nghiên cứu làm 16 một sé khái niệm: người khuyết tật; bảo trợ xã hội; đảm bảo quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật, ý nghĩa, vai tro của việc đảm bao quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật Những vấn dé lý luận co bản về quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật ở Chương I đóng vai trò là tiền dé, là co sở phân tích, đánh giá những van đề pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam vé đảm bảo quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật ở các Chương sau.

PHÁP LUẬT QUOC TE VE DAM BAO QUYEN DUOC BAO TRO XA HOI CUA NGUOI KHUYET TATCO SO PHÁP LY QUOC TE VE DAM BẢO QUYEN DUOC BAO TRO XA HOI CUA NGUOI KHUYET TAT

2.1.1 Tuyên ngôn thé giới về quyền con người Tuyên ngôn thế giới về quyển con người (The Universal Declaration of Human Rights — viết tắt là UDHR) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948, là văn bản pháp lý co ý nghĩa đặt nền móng cho quyển con người nói chung va van dé quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật nói riêng.

Theo đó, UDHR đặt ra nguyên tắc nền tang: “Tat cả mọi người sinh ra đều bình đẳng về nhân phẩm và quyên ”, “ không phân biệt đối xử vì bat cứ lý do nào như chủng tộc, màu da, giới tỉnh, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay bất cứ tình trạng nào khác” Bên cạnh đó, Tuyên ngôn còn ghi nhận quyền được bảo trợ xã hội nói chung là một trong những quyển cơ bản của con người Theo đó, “ƒ /Ai cũng có quyên được hướng an sinh xã hội, cũng như có quyên đòi được hưởng những quyên kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết cho nhân phẩm và sự tự do phát huy cả tính của mình, nhờ những nỗ lực quốc gia, sự hợp tác quốc té, và theo cách tô chức cùng tài nguyên của quốc gia”””, “[ ] Ai cũng có quyền duoc hưởng an sinh xã hội trong trường hợp thất nghiệp, dau om, tật nguyên, goa bua, già yếu, hay thiếu phương kế sinh nhai do những hoàn cảnh ngoài ý muén”.*® Đây chính là tư tưởng cốt lõi nhằm thay đổi nhận thức vẻ vấn dé người khuyết tật trên thế giới, từ việc cho rằng nEƯời khuyết tật là vấn đề từ thiện, ban ơn, phúc lợi sang nhận thức đây chính là van dé về quyền con người. Đồng thời, bước đầu xác lập một khuôn khô pháp lý quốc tế nhằm bao dam vi °° Điều 1, Điều 2 UDHR 1948 3” Tldd, Điều 22.

*# Tidd, Điều 25. thế bình đẳng của người khuyết tật như một chủ thể của quyển con người.

Trong đó, quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tat là quyển cơ bản của con người.

2.1.2 Công ước Liên hợp quốc về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

Công ước quốc tế về các quyển kinh tế, xã hội va văn hóa (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights — viết tắt là ICESCR) là một trong hai công ước trụ cột về quyén con người (bên cạnh Công ước quốc tế về các quyền dân sự va chính tri), và là một bộ phận của Bộ luật quốc tế về quyển con người (bao gồm hai công ước này và Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người) ”

ICESCR tái khẳng định quyển được bảo trợ xã hội — một quyển con người cơ bản tại Điều 9 như sau: “Các quốc gia thành viên Công ước này thừa nhận quyền của mọi người được hưởng an sinh xã hội, kê cả bảo hiểm xã hội ” và Khoản 2 Điều 10 với nội dung tích hop trong Điều 9 - quy định về quyển hưởng an sinh xã hội trong thời gian thai sản của ba mẹ Từ quy định tại Điều 9, Uy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (hay Uy ban CESCR) đã đưa ra Bình luận chung số 19 năm 2008 về các khía cạnh của quyén hưởng an sinh xã hội Theo đó, quyền về an sinh xã hội bao gồm quyển tiếp cận và duy trì lợi ích, bằng tiền mặt hay bằng hiện vật, mà không phân biệt đối xử để bảo vệ con người trong những hoàn cánh: (a) Thiếu thu nhập liên quan đến việc làm đo bệnh tật, khuyết tật, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tuổi giả hoặc do cái chết của một thành viên trong gia đình; (b) Không tiếp cận được với các dịch vu chăm sóc sức khỏe; (c) Không đủ khả năng hỗ trợ gia đình, đặc biệt là đối với trẻ em và người lớn sống phụ thuộc.“ © Khoa Luật Dai học Quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước ICESCR nam1966, NXB Hồng Đức, tr.5

4° Committee on Economic, Social and Cultural Rights, General comment No.19, para.2, https://www.refworld org/legal/general/cescr/2008/en/41968, truy cập ngày 19/03/2024.

Theo Ủy ban CESCR, các quốc gia thành viên có các nghĩa vụ pháp lý cụ thê trong thực thi quyền hưởng an sinh xã hội, gồm: (i) Không phân biệt đối xử; (ii) Chú trọng đến nhóm đặc biệt (nhóm dé bị tổn thương), trong đó có người khuyết tật; (iii) Dam bảo quyển hưởng an sinh xã hội bằng cách tạo điều kiện, thúc đây và cung cấp Các quốc gia thành viên, trên cơ sở công nhận quyền được hưởng an sinh xã hội trong hệ thống pháp luật quốc gia, tạo điều kiện để các cá nhân tiếp cận dễ dàng, đầy đủ hệ thống an sinh xã hội.

Thúc day - các quốc gia thành viên thông qua các biện pháp giáo dục hoặc các biện pháp phủ hợp khác nhằm đảm bảo nhận thức của công chúng trong việc tiếp cận các chương trình an sinh xã hội Cung cấp - các quốc gia thành viên thực hiện các chính sách hoặc biện pháp trợ giúp xã hội phù hợp nhằm hỗ trợ các cá nhân trong việc hưởng quyên an sinh xã hoi.”

2.1.3 Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật Công ước Liên hợp quốc vẻ quyển của người khuyết tật (Convention on the Rights of Persons with Disabilities - CRPD, 2007) là điều ước quốc tế chuyên biệt đầu tiên về quyển của người khuyết tật Theo ông Don Mackay, Chủ tịch Uỷ ban lâm thời soạn thảo Công ước thì “Điều mà Công ước nỗ lực thực hiện là xác lập một cách chỉ tiết các quyền của những người khuyết tật và đặt ra một bộ quy tắc cho việc hiện thực hoá các quyên don” Công ước được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2006 Việt Nam phê chuan ngày 22 tháng 10 năm 2007, trở thành thành viên thứ 118 của

Công ước đã đưa ra những định nghĩa quan trọng lam co sở thống nhất nhận thức về người khuyết tật, đưa ra những nguyên tắc cơ bản trong việc thực thi Công ước và liệt kê những quyền con người có ý nghĩa quan trọng

41 Committee on Economic, Social and Cultural Rights, General comment No.19, para.47-51, https://www.refworld org/legal/general/cescr/2008/en/41968, truy cập ngày 19/03/2024.

* The Convention in Brief, https://www.un.org/development/desa/disabilities/convention-on-the-rights-of- persons-with-disabilities/the-convention-in-brief.html, truy cập ngày 19/03/2024. với người khuyết tật, đồng thời yêu câu các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải thừa nhận và dam bảo thực thi trong thực tế.

Trong đó, Công ước có quy định cụ thê về quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật, thể hiện rõ nét nhất qua các điều 27 va 28 Như đã phân tích ở Chương I, bảo trợ xã hội được hiểu là tất cả các quy định, chính sách nhằm giúp người khuyết tật vượt qua những khó khăn bằng cách hỗ trợ vẻ vật chat,tạo cơ hội việc làm, giúp họ én định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng Do đó,quyên về lao động và việc làm (Điều 27) và quyển có mức sống thích đáng va được bảo trợ xã hội (Điều 28) là nhóm các quyển thé hiện mạnh mẽ nhất quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật.

NỘI DUNG QUYEN ĐƯỢC BẢO TRỢ XÃ HỘI CUA NGƯỜI KHUYET TAT THEO PHÁP LUẬT QUOC TE

Quyén được bao trợ xã hội của người khuyết tật, theo cách tiếp cận tại Chương I, là những điều được pháp luật ghi nhận mà trong đó người khuyết tật được hưởng những chính sách bảo trợ, hỗ trợ của Nhà nước và xã hội về vật chất, tạo cơ hội việc làm, tạo điều kiện giup người khuyết tật nâng cao năng lực của bản thân, nhằm giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ tập trung phân tích quyền được bảo trợ xã hội dưới góc độ là quyển được hỗ trợ về việc làm và quyền được bảo đảm mức sông, phúc lợi thỏa đáng.

2.2.1 Quyền được lao động và việc làm

Như đã phân tích ở Chương I, xóa đói giảm nghèo thông qua việc tạo cơ hội gia nhập thị trường lao động là những nội dung cốt lõi của bảo trợ xã hội.

Khi quyển lao động và việc làm được đảm bảo, người khuyết tật có thể tự chu, tự lo liéu được cuộc sống của bản thân Do vậy, quyển lao động va việc lam cho người khuyết tật là quyển cơ bản, cân thiết dé thực hiện các quyền khác, và là vấn dé được cả Liên hợp quốc và ILO đặc biệt quan tâm.

Quyển được lao động và việc làm của người khuyết tật được quy định cụ thể tại Điều 27 Công ước quốc tế về quyển của người khuyết tật, trong đó:

- Quốc gia thành viên thừa nhận quyên lao động và việc làm của người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng với những người khác; bao gồm cả quyên có cơ hội được tự kiểm sống bằng công việc mà người khuyết tat tự do lựa chọn hoặc chấp nhận trên thị trường lao động và trong môi trường lao động mỏ, dễ tiếp cận đối với người khuyết tật."

Công ước có dé cập đến nguyên tắc bình ding, không phân biệt đối xử trên cơ sở khuyết tật trong các vấn để liên quan đến lao động và việc làm của người khuyết tật Tham khảo quan điểm của Ủy ban về quyển của người khuyết tật tại Bình luận chung số 6 năm 2018 giải thích Điều 5 về bình đẳng và không phân biệt đối xử, có bốn hình thức phân biệt đối xử chính như sau:

(1) Phân biệt đối xử trực tiếp: Xảy ra khi người khuyết tật bị đối xử bất lợi hơn những người khác vì bất kề lý do gì liên quan đến tình trạng khuyết tật của mình Chẳng hạn, một người sử dụng lao động không cân nhắc việc làm cho người khuyết tật vì cho rằng người khuyết tật sẽ không thể làm được công việc đó Động cơ hoặc ý định của bên phân biệt đối xử không liên quan hay không có ảnh hưởng đến việc xác định có sự phân biệt đối xứ hay không: (2) Phân biệt đối xử gián tiếp dé cap đến việc luật pháp chính sách hay thực tiễn có vẻ trung lập nhưng lại có tác động tiêu cực, không có sự tương xứng đối với người khuyết tật Nó xảy ra khi một cơ hội trông như có vẻ người khuyết tật có thé tiếp cận được nhưng trên thực tế lại loại trừ nguoi khuyét tat do co hội đó không tính đến hoàn cảnh của họ va kết quả là họ không thé hưởng lợi từ cơ hội đó Chẳng hạn, nếu một ứng viên có hạn chế về khả năng di chuyển, sử dụng xe lăn đến phỏng vấn xin việc tại một văn phòng ở tầng hai của một

* Khoản 1 Điều 27 Công ước quốc tê về quyền của người khuyết tật năm 2007 tòa nhà không có thang máy, mặc dù được phép ngôi phỏng vấn nhưng tình huống đó đã đặt họ vao thé bat bình đẳng: (3) Từ chối tạo điều kiện hợp lý.

Tạo diéu kiện hợp lý có nghĩa là sửa đổi, điều chỉnh, hỗ trợ cần thiết dé dam bảo người khuyết tật được hưởng hoặc thực hiện bình dang quyền con người hoặc quyển tự do cơ bản Ví dụ, một nhân viên bị suy giảm thị lực không được cung cấp thiết bị thích hợp (chang hạn chương trình máy tính phóng to văn bản) dé thực hiện nhiệm vụ được giao Can nhắn mạnh rằng, nghĩa vụ tạo điều kiện hợp lý khác với nghĩa vụ dam bảo khả năng tiếp cận Mặc du cả hai đều nhằm mục đích đảm bảo khả năng tiếp cận, nhưng khác biệt ở chỗ nghĩa vụ đảm bảo khả năng tiếp cận xây dựng khả năng tiếp cận với các hệ thông và quy trình mà không tính đến nhu cầu của cá nhân của người khuyết tat; (4) Quay rối: Là hình thức phân biệt đối xử khi xuất hiện những hành vi (bằng hành động hoặc lời nói) có mục đích miệt thị sự khác biệt và áp bức đối với TƯỜI khuyết tật hoặc xâm phạm đến nhân phẩm của họ.“

Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải thúc đây, bảo đảm thực thi quyén lao động và làm việc của người khuyết tật trên thực tế bằng các biện pháp lập pháp thích hợp.” Trong đó, hướng tới những mục dich cụ thé nhằm đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử, đồng thời tạo cơ hội cho nguoi khuyét tật được tự do lựa chon nghề nghiệp hay được chấp nhận trên thị trường lao động Cụ thể là: e Cấm phân biệt đối xử dựa trên tình trạng khuyết tật trong mọi van dé lién quan đến mọi hình thức việc làm, bao gồm điều kiện tuyển dụng, sự thuê mướn và tuyển dụng, tiếp tục được làm việc, thăng tiến nghề nghiệp và điều

SA 48 SA ơ 46 kiện làm việc an toàn và lành mạnh.

* Committee on the Rights of Persons with Disabilities, General comment No.6 (2018) on equality and non- discrimination, para 18, https://www.ohchr.org/en/documents/general-comments-and- recommendations/general-comment-no6-equality-and-non-discrimination, truy cập ngày 15/03/2024

Binh đẳng và không phân biệt đối xử là van dé áp dụng trong suốt quá trình làm việc, bao gồm: Tuyển dụng, thuê làm việc, các chương trình đào tạo và thăng tiến nghề nghiệp, cũng như nộp đơn xin việc và thôi việc Tại Bình luận chung số 8 năm 2022 giải thích về quyền lao động và việc lam của người khuyết tật theo Điều 27 Công ước, Ủy ban đã lưu y rằng dé đạt được sự bình đẳng trên thực tế theo Công ước, các Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng không có sự phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật liên quan đến công việc và việc làm Trong đó, một số hình thức phân biệt đối xử có thé xảy ra riêng lẻ hoặc đồng thời, gồm: Phân biệt đối xử trực tiếp, phân biệt đối xử gián tiếp, từ chối cung cấp chỗ ở hop lý và quấy rồi” (như đã phân tích ở trên). e Bảo vệ quyển của người khuyết tật trên co sở bình đẳng với những người khác, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, bao gồm: (i) Cơ hội bình đẳng và được trả lương ngang nhau cho công việc có giá trị ngang nhau; (1) Điều kiện làm việc an toàn và bảo đảm sức khỏe, bao gồm cả việc được bảo vệ khỏi bị quấy rối; (iii) Giải quyết khiếu nại."

Cơ hội bình đẳng và trả lương ngang nhau là hệ qua tất yếu của quyền có cơ hội kiếm sống bằng công việc mà mình tự do lựa chọn hoặc chấp nhận (quy định tại Điểm a Khoản này) Đồng thời, đây cũng là tiền dé cho các quyển khác được quy định trong Công ước như quyên công đoàn (tại Điểm c Khoản 1 Điều 27), việc được hưởng quyển nay với một mức lương xứng đáng là điều kiện tiên quyết của việc người khuyết tật được hưởng quyển được dam bảo mức sống thỏa đáng (quy định tại Điều 28) Bên cạnh đó, người khuyết tật có quyền được trả thù lao ngang bằng với những người lao động khác khi họ thực hiện những công việc giống nhau hoặc tương tự Hơn nữa, mức thù lao của họ cũng phải bằng nhau ngay cả khi công việc của họ hoàn toàn khác nhau nhưng vẫn có giá trị như nhau.

' Committee on the Right of Person wit Disabilities, General comment No.8 (2022) on the right of persons with disabilities to work and employment, para.16.

*® Committee on the Right of Person wit Disabilities, General comment No.8 (2022) on the right of persons with disabilities to work and employment, para.24.

Quyển có điều kiện làm việc an toản và lành mạnh yêu cầu chính sách quốc gia phái có sự nhất quán khi quy định về sức khỏe nghề nghiệp dành cho người lao động khuyết tật Mục đích của quy định này là ngăn ngừa tai nạn và thương tích phát sinh, có liên quan hoặc xảy ra trong quá trình làm việc Quy định nay bao gồm việc báo vệ tat cả người lao động, bao gồm cả những người khuyết tật, và bao gồm cả những người có hợp đồng ngắn hạn hoặc dải hạn, làm việc bán thời gian, là người học việc, là người tự kinh doanh, là người lao động nhập cư hoặc đang làm việc trong khu vực phi chính thức.

Việc bảo vệ khỏi bi quấy rối liên quan đến công việc là việc làm kéo dài trong suốt chu kỳ làm việc, đồng thời yêu cầu các biện pháp khắc phục hiệu qua thông qua việc ban hành và thực thi pháp luật chéng phân biệt đối xử một cách cụ thể và toản điện Pháp luật phải đi kèm với các quy định, các biện pháp khắc phục pháp lý phù hợp và biện pháp trừng phạt hiệu quả liên quan đến phân biệt đối xử trong tố tụng dân sự, hành chính và hình sự Các biện pháp khắc phục riêng lẻ cần đi kèm với những thay đổi hiệu quả tại nơi làm việc dé ngăn chặn các hành vi vi phạm trong tương lai.” e Bảo dam cho người khuyết tật có thé thực hiện quyền lao động và quyên tham gia công đoàn trên cơ sở bình dang với những người khác Quyển công đoàn, quyên tự do hiệp hội va quyền đình công là những phương tiện quan trọng dé thiết lập, duy trì và bảo vệ những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi Công đoàn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyển làm VIỆC của người khuyết tật, thừa nhận, chấp nhận va tạo điều kiện cho sự tham gia đầy đủ và có ý nghĩa của người khuyết tật vào quá trình làm việc trên cơ sở bình đẳng với những người khác.”

CAC BIEN PHAP DAM BẢO QUYEN DUOC BẢO TRỢ XÃ HOI CUA NGUOI KHUYET TAT THEO PHAP LUAT QUOC TE

Để đảm bao quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật được thực thi hiệu quả trên thực tế, Nhà nước can có các biện pháp phù hợp như sau:

Thứ nhất, Nhà nước ghi nhận quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật trong hệ thông pháp luật quốc gia Sự ghi nhận của Nhà nước sẽ tạo cơ sở pháp lý dé bảo đảm việc thực hiện quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật.

Thứ hai, Nhà nước quy định cu thé trách nhiệm của chủ thé liên quan đến quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật Chủ thé chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật là Nhà nước Các chủ thê khác có thé là các cá nhân, tổ chức (cung cấp việc làm hoặc cung cấp dich vụ xã hội) Việc quy định cu thé trách nhiệm của các chủ thể sẽ giúp các chủ thê nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật.

Thứ: ba, Nhà nước quy định chế tài đối với hành vi vi phạm quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật Đi kèm với việc quy định trách nhiệm của các chủ thé liên quan, Nha nước có thé quy định chế tải nhằm rin de, nâng cao ý thức và trách nhiệm của các chủ thé trong việc dam bảo thực hiện quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật.

Thứ tw, Nha nước quy định cơ chế khen thưởng liên quan đến việc thực hiện quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật Việc Nhà nước quy định cơ chế khen thưởng sẽ gop phan ghi nhận thành tích của chủ thé thực hiện quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật, đồng thời khuyến khích các chủ thé tích cực thực hiện quyển này trong thực tế Chang han, Nhà nước có thể có các chương trình hành động mang tính chất động viên, khen thưởng đối với tuyển đụng người khuyết tật trong lĩnh vực tư ”

7 Theo Điểm h Khoản 1 Điều 27 CRPD năm 2007.

Biện pháp xã hội là những biện pháp tác động đến ý thức và môi trường xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nƯỜời khuyết tật thực hiện quyền được bao trợ xã hội °

Thứ nhất, nâng cao nhận thức xã hội về người khuyết tật và quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật Hiểu sai, hiểu không day đủ về người khuyết tật và quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật là một trong những nguyên nhân tạo nên các rào cản khiến người khuyết tật khó khăn khi thực hiện quyển được bảo trợ xã hội của mình Hiểu rõ được tầm quan trọng của nhận thức xã hội, Công ước quốc tế về nguoi khuyét tật đã quy định cu thể biện pháp này tại Điều 8 Theo đó, nâng cao nhận thức xã hội phải: Bao quát các van dé (i) tinh trạng khuyết tật và thực tiễn bảo trợ xã hội cho người khuyết tật; (ii) năng lực và khả năng đóng góp của người khuyết tật cho xã hội: (iii) quyển của người khuyết tật nói chung và quyền được bao trợ xã hội của người khuyết tật nói riêng: Đồng thời nhận thức toàn điện ở cấp độ gia đình và toàn xã hội.

Thứ: hai, đảm bao khả năng tiếp cận Người khuyết tật có những khiếm khuyết cơ thê khiến họ không thể thực hiện quyển của mình như một người bình thường Do đó, dé dam bao quyên được bảo trợ xã hội của người khuyết tật được thực thi trên thực tế, Nhà nước phải đảm bảo người khuyết tật có khả năng tiếp cận với cơ sở vật chất và các dịch vụ xã hội Việc đảm bảo khả năng tiếp cận cho người khuyết tật đã được quy định tại Điều 9 Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật Day là tiền dé dé người khuyết tật có thê thực hiện quyển được có mức sống thỏa đáng và bảo trợ xã hội theo quy định tại Điều 28 (chẳng hạn, tiếp cận sự với dịch vụ nước sạch, tiếp cận với các chính sách phúc lợi xã hội, tiếp cận sự giúp đỡ từ quỹ hỗ trợ, tiếp cận các chương trình nha ở công cộng, tiếp cận các chương trình và phúc lợi hưu trí).

“Nguyễn Hiển Phương (Chủ nhiệm) (2020), Công ước quốc té về quyền của người khuyết tật (2006) va van đề nội luật hoá trong pháp luật Việt Nam, Dé tải Nghiên cứu Khoa học cập cơ sở, Trưởng Đại học Luật HaNội, tr.183.

Thứ ba, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có chuyên môn sâu trong lĩnh vực người khuyết tật, nhằm cung cấp tốt hơn nữa những địch Vụ va su sự trợ g1úp cần thiết cho nguoi khuyét tat.”

2.3.3 Biện pháp kinh tế Biện pháp kinh tế bao gồm tất cả các biện pháp nhằm hỗ trợ tài chính và bảo dam nguồn thu nhập cho người khuyết tật."?

Thứ nhất, hỗ trợ về lao động và việc làm cho người khuyết tật Người khuyết tật có việc làm ồn định đồng nghĩa với việc người khuyết tật có nguồn thu nhập, tự lo liệu được cuộc sống của ban thân Dé hỗ trợ về lao động và việc làm cho người khuyết tật, Nhà nước và người sử dụng lao động cần thực hiện các biện pháp được quy định tại Điều 27 Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật như đã phân tích ở mục trên.

Thứ hai, Nhà nước hỗ trợ về mặt tài chính cho nguoi khuyét tat thong qua các khoản trợ cấp Chang han, trợ cấp xã hội hang thang, tro cấp chi phí chăm sóc sức khỏe, trợ cấp hỗ trợ chi phí học tập, Việc hỗ trợ về mặt tài chính là một biện pháp hỗ trợ tạm thời giúp người khuyết tật và gia đình của họ vượt qua khó khăn, én định cuộc song.

CƠ CHE LIEN HOP QUOC GIAM SÁT VIỆC THUC THI QUYEN DUOC BAO TRO XA HOI CUA NGUOI KHUYET TAT

Việc ghi nhận quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật trong hệ thống pháp luật quốc tế là điều kiện cần nhưng chưa đủ Song song đó cần có những biện pháp, co chế phủ hợp nhằm giám sát, thực thi quyền trên thực tế một cách hiệu qua Cơ chế quốc tế trong giám sát, thực thi dam bảo quyền của người khuyết tật cũng nằm trong cơ chế quốc tế chung về giám sát, thực thi đảm bảo quyển con người.

” Theo Điểm i Khoản 1 Điều 4 CRPD năm 2007 ®° Nguyễn Hiền Phương (Chủ nhiệm) (2020), Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (2006) va van đề nội luật hoá trong pháp luật Việt Nam, Đề tai Nghiên cửu Khoa học cập cơ sở, Trưởng Đại học Luật Hà

Nội, tr.188, 189. Ở cấp độ quốc tế, co chế giám sát, thực thi quyển con người nói chung cũng như quyển được bao trợ xã hội của người khuyết tật nói riêng quan trong nhất chính là co chế của Liên hợp quốc, sau đó 1a các cơ chế khu vực Hai co chế này có tính hỗ trợ, bô sung cho nhau dé làm tăng tính hiệu quả trong giám sát, thực thi việc đảm bảo quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật trên toàn thé giới.

Trong phạm vi luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu về cơ chế Liên hợp quốc gồm các cơ quan chuyên trách và chế độ báo cáo của các quốc gia thành viên.

2.4.1 Các cơ quan chuyên trách

Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đây và đảm bảo quyển con người là mục đích chính của Liên hợp quốc” Hiện nay, Liên hợp quốc có 196 thành viên (và 02 quan sát viên), hầu như các quốc gia trên thế giới đều là thành viên của Liên hợp quốc va là thành viên của it nhất một điều ước quốc tế về quyển con người Do đó, đây có thé được coi là co chế quan trọng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất trong việc giám sát, thực thi việc đảm bảo quyển con người cũng như quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật.

Hiện nay, bộ máy các cơ quan chuyên trách tham gia bảo vệ, thúc đây quyền con người của Liên hợp quốc được chia thành hai nhóm: (1) Hệ thống các co quan được thành lập theo Hiến chương Liên hợp quốc (charter-based bodies); (2) Hệ thống các cơ quan được thành lập theo các diéu ước quan trọng về quyển con người, gọi là co quan giám sát theo diéu ước (treaty based bodies)” Cơ quan giám sát theo Công ước về người khuyết tật là Ủy ban về quyển của người khuyết tật (Committee on the Rights of Persons with Disabilities).

81 Điều 1 Hién chương Liên hợp quốc năm 19453 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chi Minh, tlđd, tr 109.

2.4.1.1 Hội đồng quyền con người và Văn phòng Cao úy Liên hop quốc về quyền con người — Các cơ quan được thành lập theo Hiến chương Liên hợp quốc (charter-based bodies)

Trong số các cơ quan chuyên trách về quyển con người được thảnh lập dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc, đây là hai co quan quan trọng nhất.

Hội đồng quyển con người Liên hợp quốc (United Nations Human Rights Council — viết tắt là HRC, sau đây gọi là Hội đồng) là một t6 chức liên chính phủ gồm 47 quốc gia thành viên, trực thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc, được thành lập theo Nghị quyết số 60/251 (A/RES/60/251) của Đại hội đồng, có sứ mệnh thúc đây, bảo vệ quyển con người trên toàn thé giới Hội đồng quyển con người là dién dan đa phương dé các quốc gia thành viên cùng thảo luận về cách thức thúc đây thực thi, giám sát việc dam bảo quyển con người trên thực tế Hoạt động chủ yếu của Hội đồng quyền con người gồm:

(1) Tiến hành đánh giá định kỳ phổ quát (UPR): Đây là một cơ chế độc đáo của Hội đồng quyển con người nhằm kêu gọi mỗi quốc gia thành viên tiến hành đánh giá về báo cáo nhân quyên của quốc gia mình định ky 4,5 năm một lần Kê từ chu kỳ đầu tiên vào năm 2008, tất cả 193 quốc gia thành viên đã được xem xét lại ba lần Chu kỳ đánh giá thứ tư bắt đầu vào tháng 11 năm2022, tại phiên hop thứ 41 của UPR; (2) Thủ tục đặc biệt: Hội đồng thành lập nhóm các chuyên gia làm việc độc lập, được gọi là thủ tục đặc biệt Hội đồng Ủy quyên, dé cử, lựa chọn và bổ nhiệm những cá nhân hoặc nhóm cá nhân để nghiên cứu, báo cáo hàng năm cho Hội đồng về các vấn để cần quan tâm về quyển con người theo chủ dé và theo tình hình cu thé của mỗi quốc gia; (3) Ủy ban cé vấn: Ủy ban bao gồm 18 chuyên gia độc lập, có chức năng là co quan tư van chuyên môn va giúp Hội đồng đưa ra các phương hướng cho các vấn dé cụ thể; (4) Thủ tục khiếu nại: Thủ tục khiếu nại có chức năng tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của các cá nhân, tổ chức đối với các vi phạm quyên con người nghiêm trọng va được chứng thực.

Quy trình đánh giá định kỳ phổ quát (Universal Periodic Review — viết tắt là UPR) được Hội đồng quyển con người của Liên hợp quốc thiết lập trên cơ sở Nghị quyết số 60/251 ngày 15 tháng 3 năm 2006 và các văn kiện khác (A/HRC/RES/5/1, Nghị quyết số 16/21, Quyết định 17/119), nhằm kêu gọi mỗi quốc gia thành viên tiến hành đánh giá về tình hình quyển con người ở quốc gia mình mỗi 4-5 năm một lần.”" Day là cơ chế độc nhất nhằm đánh giá định kỳ hỗ sơ nhân quyển của tất cả 193 Quốc gia Thanh viên Liên hop quốc." Theo đó, các quốc gia báo cáo về những hành động đã thực hiện nhằm cải thiện tình hình quyển con người ở quốc gia đó, đồng thời tiếp nhận các khuyến nghị từ các quốc gia thành viên Liên hợp quốc để tiếp tục cải tiến.

Mỗi cuộc đánh giá được hỗ trợ bởi nhóm gồm ba quốc gia, hay còn gọi là

“troikas”, đóng vai trò là báo cáo viên." UPR đã trải qua 03 chu kỳ đánh giá, chu kỳ đánh giá thứ tư bắt đầu vào tháng 11 năm 2022, tại phiên hop thứ 41 của Nhóm làm việc UPR Sắp tới Nhóm lam việc trong đó có Việt Nam sẽ tham gia phiên họp thứ 46 (từ ngày 29/04/2024 đến ngày 10/5/2024)."7

Trên co sở hướng dẫn chung của Hội đồng, quốc gia thành viên chuẩn bị thông tin dưới dạng báo cáo quốc gia 06 tuần trước khi nhóm công tác xem xét Báo cáo này có thê được trình bày bằng miệng hoặc bằng văn bản, không vượt quá 20 trang dé dam bảo sự bình đẳng của tat cả các quốc gia và không làm quá tải cơ chế Các quốc gia thành viên được khuyến khích chuẩn bị thông tin thông qua quá trình tham vấn ở cấp quốc gia và các bên liên quan."

Hội đồng tiến hành xem xét, đánh giá trên cơ sở báo cáo chính thức của quốc

83 The Human Rights Council mechanisms and entities, https:/www.ohchr.org/en/hr-bodies/hre/other-sub- bodies, truy cap ngay 15/03/2024.

#4 Universal Periodic Review, https://www.ohchr.org/en/hr-bodies/upr/upr-home, truy cập ngày 15/03/2024.

85 Basic facts about the UPR, https://www.ohchr org/en/hr-bodies/upr/basic-facts, truy cập ngày 15/03/2024.

8° UPR sessions, https://www.ohchr.org/en/hr-bodies/upr/upr-sessions, truy cập ngày 19/03/2024.

8 Universal Periodic Review https://www.ohchr.org/en/hr-bodies/upr/upr-home, truy cập ngày 19/03/2024. ® Điệu 15 Phu lục A/HRC/RES/5/1 gia và phiên đối thoại trực tiếp với Nhóm công tác về báo cáo đánh giá định kỳ toàn cau va quan sát viên của Hội đồng quyền con người Sau khi xem xét, đánh giá, Hội đồng đưa ra kết luận, khuyến nghị cho các quốc gia thành viên.

Các quốc gia thành viên có trách nhiệm triển khai thực hiện khuyến nghị của Hội động.”

Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyển con người (Office of High Commissioner for Human Rights, viét tat 1a OHCHR) là cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc do Đại hội đồng sáng lập năm 1993, có chức năng quản lý các hoạt động về quyển con người, hợp tác và hỗ trợ các quốc gia thành viên thực hiện nghĩa vụ trong việc thúc đây, bảo vệ quyền con người ma mình đã cam kết.”?

2.4.1.2 Ủy ban về quyền của người khuyết tật — Cơ quan giám sát theo Công ước (treaty based bodies)

Về cơ cấu tổ chức: Ủy ban về quyền của người khuyết tật (Committee on the Rights of Persons with Disabilities — viết tắt là CRPD, sau đây gọi là Ủy ban) là cơ quan được thành lập theo Điều 34 Công ước về quyển của nguoi khuyét tat nam 2007, truc thudc Lién hop quéc, làm việc với mục dich giám sát việc thực hiện Công ước của các Quốc gia thành viên Ủy ban gồm 18 chuyên gia độc lập: 01 Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch, Báo cáo viên và các Ủy viên Các thành viên của Ủy ban phục vụ với tư cách cá nhân, có đạo đức tốt, uy tín cao, có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực quyền của người khuyết tật, được bầu ra bởi các quốc gia thành viên bằng phương thức bỏ phiếu kín, có tính đến sự phân bố công bằng về địa lý, đại diện của các nên văn minh khác nhau và các hệ thông pháp lý riêng biệt, đảm bảo sự cân bằng về giới và sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực khuyết tật” Hiện nay, đại điện cho khu vực Đông Nam Á là bà Saowalak Thongkuay (quốc tịch Thái Lan) với tư cách là thành viên Ủy ban. ® Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chi Minh, tldd, tr.111 k What we do: An overview, https://www.ohchr.org/en/about-us/what-we-do, truy cập ngày 19/03/2024

PHAP LUAT CUA CAC QUOC GIA VA VIET NAMTHUC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE DAM BẢO QUYEN DUOC BAO TRO XÃ HOI CUA NGƯỜI KHUYET TAT

3.2.1 Khai quat sw hinh thanh va phat triển của quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật trong pháp luật Việt Nam

Là thành viên của Liên hợp quốc và tham gia hầu hết các công ước về quyén con người, có thé nói, quyển của người khuyết tật là van dé được Dang và Nhà nước ta quan tâm từ khá sớm.

3.2.1.1 Quyên được bảo trợ xã hội của người khuyết tật trong Hiến pháp Việt Nam e Hiến pháp năm 1946 Ngay từ ban Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam ta — Hiến pháp năm 1946 đã đặt ra những nguyên tắc tiến bộ: (1) Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống noi, gái trai, giai cấp, tôn giáo; (2) Dam bảo các quyên tự do dân chu; (3) Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.”

Trong đó, Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận người “tàn tật” là một trong những đối tượng cần được giúp đỡ.” Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước vừa giải phóng miễn Bắc, bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và dau tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam, thống nhất đất nước, vấn dé quyền của người khuyết tật vẫn chưa được chú trọng nhiều Hiến pháp năm 1946 chỉ ghi nhận quyên của người khuyết tật được giúp đỡ trong duy nhất một điều luật — Điều 14, đồng thời cũng chưa quy định cu thê đối tượng có trách nhiệm giúp đỡ những người khuyết tật, hay các biện pháp, chính sách giúp đỡ nhóm đối tượng này. e Hiến pháp năm 1959 Hiến pháp năm 1959 ra đời trong bối cảnh miền Bắc tiếp tục công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội, miền Nam vẫn chưa giành được

1 Lời nói đầu, Hiên pháp Việt Nam năm 1946. ằ TIđd, Điều 14. độc lập Hién pháp năm 1959 quy định chung chung rằng người lao động có quyển được giúp đỡ về vật chất khi [ ] bệnh tật, Nhà nước mở rộng dan các tô chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và các địch vụ y té dé dam bao cho người lao động được hưởng quyên nay.'*° Như vậy, đối tượng được hưởng trợ giúp xã hội mới chỉ giới hạn ở “người lao động”, chưa dé cap dén nhting đối tượng rộng hơn. e Hiến pháp năm 1980 Hiến pháp năm 1980 là bản Hiến pháp đánh dấu bước ngoặt mới của đất nude — thông nhất hai miền Nam Bắc, đi lên chủ nghĩa xã hội Tiếp tục kế thừa tinh than của các bản Hiến pháp trước, Hiến pháp năm 1980 ghi nhận “người tàn tật không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ”, người khuyết tật là thương bình được Nhà nước tao điều kiện để phục héi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khỏe và có cuộc sống én dinh.'*! So với Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1980 đã quy định thêm trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước và xã hội trong việc giúp đỡ người khuyết tật thực hiện quyên của mình Đồng thời, Hiến pháp năm 1980 còn bổ sung thêm quy định về quyên lao động va có việc làm của công dân, trong đó ghi nhận lao động là quyền và nghĩa vụ hang đầu của công dan, công dan có quyền có việc làm.” e Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bồ sung năm 2001 Đây là ban Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đất nước, hướng tới xây dung Nha nước pháp quyển “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với người khuyết tật trên nền tảng của các bản Hiến pháp trước, tuy nhiên đã ghi nhận thêm trách nhiệm giúp đỡ đối với đối tượng là “trẻ em tản tật” Trong

89 Điều 32 Hiện pháp nước Việt Năm năm 1959 31 Điệu 74 Hiện pháp Việt Năm năm 1980.

132 T1đd, Điều 58. đó, trẻ em tàn tật được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện được học văn hóa và

3 Ngoài ra, Hiến pháp còn có nhiều quy định khác liên học nghề phù hợp. quan đến bảo trợ xã hội như quy định vé bảo hiểm (Điều 56), quy định vẻ chế độ bảo vệ sức khỏe (Điều 61), quy định về chế độ ưu đãi đối với người khuyết tật là thương binh, bệnh binh (Điều 67)

Năm 2001, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 51/2001/QH10 sửa đổi, bỗ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 Trong đó, có sự thay đổi thuật ngữ “tàn tật” thành “khuyết tật”, cụ thé là Hiến pháp ghi nhận trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được học văn hóa và học nghề phù hop.’ Cách gọi này thể hiện đúng hon thực trạng của người mang những khiếm khuyết về thể chất và tinh thần và không mang cảm giác miệt thị, thé hiện sự tôn trọng pham gia cua người khuyét tật.” Sự thay đổi này đã bước dau đánh dấu sự thay đổi nhận thức của Nhà nước va xã hội về người khuyết tật Tuy nhiên, các quy định tại Hiến pháp vẫn chưa đủ dé bảo đảm toàn điện các quyển của người khuyết tật Mặc dù vậy, có thé nói, quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật ngày cảng được quy định rõ nét và bao quát hơn qua các bản Hiến pháp. e Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6, Khóa XIII ngày 28 tháng 11 năm 2013, là kết quả của sự kế thừa các bản Hiến pháp trước và là sự thê chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ”Ê Thời điểm Hiến pháp năm 2013 là thời điểm Việt Nam ta đã gia nhập Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (Việt Nam gia nhập Công ước năm 2007), do đó Hiến pháp năm 2013 có sự

13 Điệu 59 Hiến pháp Việt Năm năm 1990, sửa đổi, bổ sung năm 2001.

135 Nguyễn Hiền Phương, tldd, tr 129, 130.

135 Lời nói đầu, Hiến pháp Việt Năm năm 2013. chuyên mình vé tư duy, nhận thức mới về vấn dé quyển của người khuyết tật, thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 là bản Hiến pháp đầu tiên sử đụng thuật ngữ “người khuyết tật” thay cho thuật ngữ “người tàn tật”, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nhận thức của Nhà nước và cộng đồng về nhóm đối tượng này.

Thứ hai, quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật đã được ghi nhận khi Hiến pháp năm 2013 quy định rằng, Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, Nhà nước có trách nhiệm phát triển hệ thống an sinh xã hội, đồng thời có chính sách trợ giúp người khuyết tật, tạo điều kiện để nguoi khuyét tật được học văn hóa va học nghề ''” Bên cạnh đó, nội luật hóa Điều 28 Công ước quyên của người khuyết tật về quyền được hỗ trợ mức sống va phúc lợi thỏa đáng, Hiến pháp năm 2013 cũng có những quy định như: Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp”, có quyền được đảm bảo an sinh xã hội”, có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc, “9

Thứ ba, Hiến pháp năm 2013 cũng đã ghi nhận quyên bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với van dé việc làm của công dân nói chung, người khuyết tật nói riêng Theo đó, Hiến pháp khẳng định công dân có quyển lam việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc của mình, được đảm bảo các điều kiện làm việc công bằng, bình đẳng, bao đảm an toàn lao động, được hưởng lương và chế độ nghỉ ngơi, đồng thời nghiêm cấm phân biệt đối xử trong lao động.“

187 T1đd, Khoản 2 Điều 59 và Khoản 3 Điều 61.

138 T1đd, Khoản 1 Điều 22 18° T1đd, Điều 34.

14 T1đd, Khoản 1 Điều 351 T1đd, Điều 35.

3.2.1.2 Quyên được bảo trợ xã hội của người khuyết tật trong các luật và van bản dưới luật của Việt Nam a) Bộ luật Lao động

Bộ luật Lao động năm 2012 ra đời trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), giai đoạn này Việt Nam cũng đã gia nhập Công ước quốc tế về người khuyết tật và ban hành Luật riêng quy định về đối tượng này

— Luật người khuyết tật năm 2010 Do đó, Bộ luật Lao động năm 2012 đã ghi nhận những chính sách của Nhà nước nhằm dam bao quyên về lao động và việc làm của người khuyết tật Theo đó, Bộ luật Lao động năm 2012 khẳng định Nhà nước là chủ thể có trách nhiệm chính trong việc bảo trợ quyển lao động, tự tạo việc làm của người lao động khuyết tật, có chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với người sử đụng lao động là người khuyết tật, '? đồng thời quy định về nguyên tắc bình dang về việc làm cũng như các chế độ lao động và chính sách xã hội để bảo vệ người lao động là người khuyết tật! chính sách bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách khuyên khích dé người lao động tự tạo việc làm, đồng thời hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật để giải quyết việc làm cho ho.’ Trách nhiệm của Nhà nước đối với người lao động khuyết tật được nhìn nhận ở cả góc độ bđo vệ và bảo trợ thông qua các chính sách giúp người khuyết tật tự vượt qua khó khăn, tự tạo việc làm cho mình Trong đó, Bộ luật Lao động năm 2012 dành riêng mục 4 (với 03 điều luật, từ Điều 158 đến Điều 160) dé quy dinh vé lao động là người khuyết tật, bao gồm chính sách, ưu đãi của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật, quy định về sử dụng lao động là người khuyết tật và các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật.

Trên co sở Hiến pháp năm 2013 và kế thừa Bộ luật Lao động năm 2012, Bộ luật Lao động năm 2019 tiếp tục khẳng định quyền về lao động và việc

*# Diệu 176 Bộ luật Lao động năm 2012.

8 TIđd, Khoản 7 Điều 41# TIđd, Khoản 2 Điều 12 làm của người khuyết tat, khang định trách nhiệm của Nhà nước trong việc dam bảo quyền về việc làm của người khuyết tật. b) Luật người khuyết tật Có thể thay, trong nhiéu nim qua, Việt Nam luôn giữ thai độ thiện chi và tích cực đối với các công ước về quyển con người nói chung Bằng chứng cho thấy, Việt Nam từng là thành viên Uy ban Nhân quyên (tiền thân của Hội đồng Nhân quyển Liên hợp quốc) nhiệm ky 2001 -2003, sau đó tiếp tục được bau làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm ky 2014 -2016 với ty lệ ủng hộ cao.’ Nhiệm kỳ năm 2023 — 2025, Việt Nam tiếp tục được bầu vào Hội đồng Nhân quyển Liên hợp quốc.'' Đến nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước của Liên hợp quốc về quyển con người Ngoài hoạt động trong khuôn khổ Liên hợp quốc, Việt Nam còn tích cực tham gia vào cơ chế bảo đảm quyền con người trong khu vực.

Với thái độ tích cực tham gia các diễn đàn bảo vệ quyển con người trên thế giới và khu vực, Việt Nam đã tham gia ký Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật ngày 22 tháng 10 năm 2007, chỉ sau 04 tháng sau khi Công ước được mở và chính thức phê chuân Công ước ngày 28 tháng 11 năm 2014.

Việc phê chuẩn Công ước thé hiện cam kết, quyết tâm chính trị của Việt Nam trong việc thúc day, bảo vệ và thực thi các quyển của người khuyết tật không chỉ ở phạm vi quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế.

Chi sau 03 năm tham gia Công ước về quyên của người khuyết tat, trên CƠ SỞ tiếp thu có chọn lọc, Luật người khuyết tật được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 tại ky hop thứ 7, Khóa XII và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 Luật người khuyết tật chính thức thay thế khái niệm “người tản tật” bằng việc sử dụng khái niệm “người khuyết tật”,

THỰC TIEN THI HANH CAC BIEN PHAP DAM BAO QUYEN DUOC BAO TRO XA HOI CUA NGUOI KHUYET TAT

Theo số liệu thống kê tại Sách trắng nhân quyển Việt Nam năm 2018, Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật (tương đương 7,8% dân số cả nước), trong đó 48% là nữ giới và 28,3% là trẻ em, 87% người khuyết tật sống ở nông thôn, họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và rất cần đến sự trợ giup, hỗ trợ của nhà nước và xã hội Dung trước thực trạng sỐ lượng người khuyết tật lớn, Nhà nước Việt Nam đã có những chính sách, pháp luật cụ thé ash Nguyễn Thị Thu Hường (2021), Quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật ở Việt Nam, Tạp chí

1 Khoản 5 Điều 23 CRPD năm 2007. và các biện pháp thiết thực khác nhằm dam bao quyên của người khuyết tật nói chung và quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật tại Việt Nam nói riêng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc thi hành các biện pháp đám bảo quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật như sau: a) Trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia là một trong những biện pháp quan trọng hàng dau, nhằm tạo cơ sở pháp lý để đảm bao quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật.

Hệ thong pháp luật Việt Nam về quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật ngày càng được hoản thiện theo hướng đảm bảo sự tương đồng với Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật, đồng thời phù hợp với sự phát triển kinh tế, xá hội của đất nước Hệ thống đó bao gồm: Luật người khuyết tật năm 2010, Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Giáo dục nghẻ nghiệp năm 2014 và các văn bản dưới luật khác. Đặc biệt, Luật người khuyết tật năm 2010 và các chính sách bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật đã tạo khung pháp lý về việc lam va chăm sóc người khuyết tật, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng, cũng như tạo môi trường thuận lợi để người khuyết tật thực hiện quyển được bảo trợ xã hội của mình Nhờ vậy, những năm qua, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và vị thế của nguoi khuyét tat được củng có.

So với các văn bản pháp luật trước, đã có sự điều chỉnh, sửa đổi đồng nhất các văn bán quy phạm pháp luật Chẳng hạn, về đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, theo quy định tại Điều 44 Luật TEƯỜời khuyết tật năm 2010,đối tượng có quyển hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng gồm người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng Trước đây, Nghị định số136/2013/NĐ-CP lại quy định thêm cá đối tượng là trẻ em khuyết tật (dù ở mức nhẹ hay nặng)”, gây nhiều lung túng trong việc thực thi quyền được hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tat Tuy nhiên, Nghị định 20/2021/NĐ-CP ra đời đã điều chỉnh lại đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hang tháng gồm người khuyết tat đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, '"° thống nhất với quy định tại Luật người khuyết tật năm 2010.

Nhờ sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật và sự thể chế hóa các chính sách thiết thực, tình hình đảm bảo quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật ở Việt Nam dan cải thiện và có những chuyên biến tích cực, thể hiện qua các số liệu sau:

Theo Sách trắng Nhân quyển Việt Nam năm 2018, nhiều người khuyết tật nặng, trong đó có trẻ em được Nhà nước trợ cấp và nuôi dưỡng Hàng năm, Việt Nam ghi nhận có khoảng 800.000 người khuyết tật được trợ cấp và hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế Số liệu đến năm 2018, cả nước có khoảng 1.130 cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật, trong đó có 225 cơ sở dạy nghẻ chuyên biệt Khoảng 120.000 người khuyết tật được hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm thông qua các chương trình hỗ trợ đào tạo nghẻ, cho vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm và giới thiệu việc làm, trong đó gần 100.000 người được hỗ trợ dạy nghề, trên 2.500 người được vay vốn va gần 19.300 người được tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm.!”

Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc day quyển con người ở Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phố quát (UPR), Ky họp thứ 32, Chu kỳ 3 năm 2019, ghi nhận các chính sách an sinh xã hội được triển khai trên khắp cả nước và đạt kết quả khả quan Số người được hưởng trợ cấp xã hội và cấp thẻ bảo hiểm y tế hàng tháng tăng đều đặn, trong đó có 1.006.923 người khuyết

*® Khoản 6 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngay 21/10/2013

! Khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 ; 171 Bộ Ngoại giao (2018), Bảo vệ và thúc day quyên con người ở Việt Nam, Sách trang Nhân quyén Việt

52,https://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Lists/HoatDongPGBDPLTW/Attachments/725/Sach”20trang%20ve

%2Wquyen%20con%20nguoi%202018.pdf, truy cập ngày 23/03/2024. tật.? Hiện nay, tại 63 tỉnh, thành phố đã trợ cấp cho 1.006.923 người khuyết tật nặng va/hoac khuyết tật đặc biệt.” Có 235 trường đại học và 1.974 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 388 trường cao đẳng, 551 trường trung cấp nghề và 1.035 trung tâm giáo dục thường xuyên Chỉ riêng năm 2017, có 2,2 triệu lượt tuyên sinh, trong đó có 540.000 sinh viên cao đẳng và dạy nghề, 1.660.000 học viên cơ bản và dưới 3 tháng; hỗ trợ đào tạo nghề cho 20.000 người khuyết tật và 600.000 người ở nông thôn ' Đặc biệt, tháng 7/2022, Việt Nam đã có báo cáo độc lập cập nhật tình hình thực thi Công ước CRPD sau tác động của Covid-19 Theo báo cáo, trong thời gian dịch Covid-19, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ và hướng dẫn dành riêng về chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho

5 Trong thời điểm dịch bùng phát mạnh, người khuyết tật bị người khuyết tật. mat việc hoặc bi cat giam viéc lam, thu nhap bap bénh,'”° Chính phu da ban hành kế hoạch bao gồm gói bảo trợ xã hội trị giá 62 nghìn ty đồng (tương đương khoảng 2.6 triệu USD) kèm hỗ trợ tiền mặt cho người lao động khuyết tật (mức hỗ trợ 1 triệu déng/thang, tương đương 46 USD/tháng).'” b) Trong triển khai các chương trình, kế hoạch hành động của quốc gia về quyên của người khuyết tật Đây được xem là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam phủ hợp với hoàn cảnh đất nước và các Mục tiêu Thiên niên ky của Liên hợp quốc.'"® Những năm gan đây, Việt Nam đã chủ động xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch hành động nhằm dam bảo quyền của người khuyết tật nói chung va quyền được bảo

12 Đoạn 60, Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc day quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế rà soát định ky phổ quát (UPR), Kỷ họp thứ 32, Chu kỷ 3 (năm 2019).

“4 TIđd, Doan 67 175 Doan 2, Mục 3 Báo cáo độc lập cập nhật tình hình thực thi Công ước CRPD stai Việt Nam sau tác động của Covid-19, https://tbinternet.ohchr.org/_layouts/15/Treaty BodyExternal/countries.aspx? Country Code=VNM&Lang=EN, truy cập ngày 28/03/2024.

16 Tidd, Đoạn 2, Mục 4 17 Tidd, Đoạn 1, Mục 4 178 Nguyễn Thị Kim Ngân — Chu Mạnh Hùng (Chủ biên) (2023), Quyền con người trong pháp luật quốc tế va pháp luật Việt Nam, NXB Công an nhân dân, tr.419. trợ xã hội của người khuyết tật nói riêng Các chương trình, kế hoạch quan trọng có thé kể đến gồm:

- Chính sách về phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 — năm 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 — năm 2025;

- Chương trình mục tiêu quốc gia về trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 — 2030;'”

- Chương trình quốc gia về phát trién hệ thông phục hồi chức năng giai đoạn 2023 — 2030, tầm nhìn đến năm 2050; '*

- Đề án chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ sinh hoạt sinh hoạt, sinh kế cho nguoi khuyết tật và trẻ em mồ côi (Dé án được phé biến và triển khai sâu rộng trên nhiều địa phương);

- Dự án Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống cua người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất đa cam, thời gian thực hiện từ 2021 — 2026 với tong mức dau tư 1.593.4 tỷ đồng.'! e) Trong giám sát thực thi dam bảo quyén của người khuyết tật Theo Sach trắng Nhân quyển Việt Nam năm 2018, Việt Nam đã xây dựng hệ thống các co quan và tổ chức có phạm vi hoạt động ở tất cả các cấp trong toàn quốc dé giám sát, thực thi đảm bảo quyển của người khuyết tật, bao gồm: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội bảo trợ người tan tật và trẻ mô côi, Ban Điều phối hỗ trợ các hoạt động của người khuyết tật Đặc biệt, Việt Nam đã thành lập một cơ quan chuyên trách - Ủy ban quốc gia về người khuyết tật tật ngày 06 tháng 10 năm 2015, có nhiệm vụ dé xuất chính sách và phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác về người khuyết tật nói chung.’

17° Ban hành theo Quyết định số 1190/QĐ-TTg.

180 Ban hành theo Quyết định số 569/QĐ-TTg.

18! Quyét định số 12/QĐ-TTg ngay 20 tháng 7 năm 2021 182 Bộ Ngoại giao (2018), Bảo vệ và thúc day quyền con người ở Việt Nam, Sách trắng Nhân quyền Việt

Nam, trồ1: d) Trong công tác tuyên truyền, pho biến pháp luật Tuyên truyền, phổ biến pháp luật vé vị trí, vai trò và quyền của người khuyết tật là biện pháp có tính chất bén vững đề đảm bảo quyển được bao trợ xã hội của người khuyết tật!

MOT SO KIÊN NGHỊ, DE XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TANG CƯỜNG DAM BẢO QUYỀN DUOC BẢO TRỢ XÃ HỘI

3.4.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật

Trong việc dam bảo quyên của người khuyết tật nói chung và quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật nói riêng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đóng vai trò lãnh đạo trong việc hoạch định đường lối, chính sách Đường lỗi của Dang là cơ sở chính trị dé thé chế hóa thành pháp luật Nghị quyết Đại hội Đảng thứ XIII định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 — 2030 có nội dung sau: “ƒ / Quan tâm đến mọi người dân, bảo đảm chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an sinh xã hội 2 128

' Diễm k Khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015.

!” TIdd, Điểm c Khoản 2 Điều 197. a https://tulieuvankien dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xi1i/nghi- quy et-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang-3663, truy cập ngày 23/03/2024 Đầu năm 2019, Ban Bi thư Trung ương Dang đã ra Chi thị số 39- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật Trong đó khẳng định Đảng, Nhà nước và xã hội luôn quan tâm đến công tac người khuyết tật, nhiều chủ trương, chính sách được ban hành nhằm chăm lo, dam bảo quyển và phát huy vai trò của người khuyết tật trong xã hội Thời gian quan, công tác người khuyết tật nói chung đạt được nhiều kết qua đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn tổn tại một số hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là do công tác tuyên truyền, quán triệt, trién khai các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa được quan tâm đúng mức Ban Bí thư đưa ra phương hướng chỉ đạo đối với công tác người khuyết tật gồm các nội dung sau:

(i) Day mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn thê xã hội về công tác người khuyết tật bằng cách đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp;

(ii) Tiếp tục thé chế hóa chủ trương, đường lỗi của Dang, sửa đổi, bỗ sung, hoàn thiện hệ thông chính sách, pháp luật về quyển của người khuyết tật nhằm đảm bảo đồng bộ, thống nhát, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia;

(ii) Đây mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật nhằm nâng cao trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội trong việc chung tay cùng Nhà nước trợ giúp người khuyết tật.

(iv) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội phối hợp với các tổ chức của người khuyết tật trong các hoạt động trợ giúp xã hội, tăng cường lồng ghép các cuộc vận động và phong trào thi đua vào các hoạt động này, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của mình đối với công tác người khuyết tật.

(v) Nâng cao hiệu quả hoạt động và công tác của các té chức của người khuyết tật, với phương châm “Chú trọng đoàn kết, chủ động vươn lên hoà nhập với cộng đồng”.'””

3.4.2 Các đề xuất cụ thể a) Dé xuất hoàn thiện pháp luật nhằm dam bảo quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật

Thứ nhất, cần điều chỉnh, bổ sung để tạo sự thong nhat trong hé thong pháp luật, cu thé là Luật người khuyết tật và các Nghị định hướng dẫn Cụ thé, cần điều chỉnh thống nhất giữa Luật Người khuyết tật năm 2010 và Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng người khuyết tật được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội và đối tượng cơ sở bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hang tháng.

Thứ: hai, cần điều chính, sửa đôi quy định pháp luật về khái niệm “phân biệt đối xử người khuyết tật” Như đã phân tích ở trên, khái niệm phân biệt đối xử người khuyết tật mà Luật người khuyết tật năm 2010 đưa ra là chưa bao hàm được hết các hành vi phân biệt đối xử trong thực tế Vì vậy, tác giả dé xuất sửa đổi khái niệm “phân biệt đối xử người khuyết tật” theo quan điểm của Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật như sau: Phdn biệt doi xử người khuyết tật là mọi hành vi của cá nhân hoặc tô chức, dựa trên cơ sở khuyết tật, có mục đích, gây ảnh hưởng hoặc làm hạn chế việc thực hiện quyền của người khuyết tật.

Thứ ba, cần xem xét, điều chỉnh tang mức trợ cấp xã hội và khoản hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng, chăm sóc hàng tháng phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và mức sống hiện tại của xã hội Đây cũng là một trong những nội dung đường lỗi mà Dang chi đạo tại Chi thị số 39/CT-TW Bởi so với người

1% Điệu 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5 Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư ngày 01/01/2019. bình thường, người khuyết tật cần nhiều kinh phí hơn để sinh hoạt hàng ngày.

Chưa ké những đối tượng được nhận trợ cấp đều là những người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng, do đó không thê hoặc không có khả năng tự tạo thu nhập để tự lo cho cuộc sống của mình.

Thứ tw, ngoài điều kiện về mức độ, cần xem xét các chính sách bảo trợ xã hội đối với những đối tượng người khuyết tật khác dựa trên những yếu tố như hoàn cảnh kinh tế, hoàn cảnh gia dinh, dé giảm bớt khó khăn cho họ.

Thứ năm, điều chỉnh hoặc bỏ việc áp tỷ lệ phan trăm đối với số lượng TƯỜI khuyết tật được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đề được hưởng chính sách ưu đãi của Nha nước Nên sửa đổi theo hướng Nha nước hỗ trợ tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh có người lao động khuyết tật làm việc nhưng quy định các hình thức, mức độ hỗ trợ và chính sách ưu đãi khác nhau dé tạo sự bình đẳng, đồng thời khuyến khích các cơ sở trong van dé tao việc lam cho người khuyết tật.

Thứ sáu, cần bỗ sung thêm các quy định pháp luật về chế tai xử phạt vi hành vi vi phạm quyển được bảo trợ xã hội của người khuyết tật Chẳng hạn:

Đạo luật về nEƯời khuyết tật Ấn Độ năm 1996 (về cơ hội bình đẳng, bảo vệ quyền và sự thực thi đầy đủ)

27 Đạo luật người khuyết tật Hoa Ky nam 1990, sửa đổi, bổ sung năm 2008.

Đạo luật người khuyết tật Malaysia năm 2008

B Các tài liệu tham khảo khác

29 Đặng Nguyên Anh, Bao tro xã hội ở Liệt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí xã hội học, số 2 (12212013.

30.Nguyễn Hữu Chí (2011), Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam,

Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

31 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2011), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyên con người, Khoa Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Dai học Quốc gia, Hà Nội.

32 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Ly luận và pháp luật về quyên con người, NXB Lý luận chính trị, Ha Nội.

33 Dinh Thi Cam Hà (2011), Bảo vệ một số quyên cơ bản của người khuyết tật: So sánh pháp luật Việt Nam với Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,Hồ Chí Minh.

35 Trần Ngọc Giao, Lê Văn Mạc (2010), Quản lý giáo duc hòa nhập.

NXB Phụ nữ, Hà Nội.

36 Nguyễn Thị Kim Ngân (2023), Quyên con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

37 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Luật nhân quyên quốc tế - Những vấn dé cơ bản, NXB Lao động — Xã hội, Hà Nội.

38 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Luật quốc tế về quyên của các nhớm người dé bị tổn thương, NXB Lao động — Xã hội, Hà Nội.

39 Hoàng Kim Khuyên (2019), Pháp luật về bảo trợ xã hội ở Việt Nam

— Những vấn dé ly luận và thực tiễn, NXB Tư pháp, Ha Nội.

40 Hoàng Phê, Viện ngôn ngữ học (2003), 7 điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

41 Nguyễn Hiền Phương (Chủ nhiệm) (2020), Cổng ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (2006) và vấn đề nội luật hoá trong pháp luật Việt Nam, Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp cơ sở, Trưởng Đại học Luật Hà Nội.

42 Nguyễn Hiển Phương (2021), Bình luận về quyền của người khuyết tật theo Công trớc quốc tế và thực trạng nội luật hóa ở Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

43 Lê Thị Hoai Thu (2014), Quyên an sinh xã hội và dam bao thực hiện trong pháp luật Viét Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

44 Tô chức lao động quốc tế (2004), Một số công ước và khuyến nghị của tô chức lao động quốc tế, NXB Lao động — Xã hội, Hà Nội.

45 Trung tâm nghiên cứu quyển con người — quyển công dân, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR, 1966), NXB Hồng Đức, Hà Nội.

46 Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2006), Tir điển Luật học, NXB.

Từ điển Bách khoa & NXB Tư pháp, Hà Nội.

Definiting the Field of Action and Policy, Development Policy Review, 20 (5): 541 — 567, published by Blackwell Publishers.

48 Human Right Review (2019), Karel Vasak’s Generations of Rights and the Contemporary Human Rights Discourse, Volume 2.

Website tiéng Viét 49 Báo cáo toàn cau về bảo trợ xã hội 2014/5, https://s.net.vn/OQqQ, truy cap ngay 09/3/2024.

50 Tin dụng chính sách xã hội thực hiện bảo dam an sinh xã hội, https://s.net.vn/tFn4, truy cập ngày 23/03/2024.

51 Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm an sinh xã hội phải dựa trên ba trụ cột, https://s.net.vn/KGLC, truy cập ngày 09/03/2024.

52 Sự tham gia và đóng góp của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyển Liên Hợp quốc Ky 4: Dấu ấn mang tên Việt Nam, https://s.net.vn/L4oV, truy cập ngày 21/03/2024.

53 Việt Nam ưu tiên thực hiện các cam kết quốc tế về Quyển con

Người, https://s.net.vn/Norl, truy cập ngày 21/03/2024.

54 Việt Nam nỗ lực tham gia xây dựng các văn kiện khu vực liên quan đến người khuyết tật, https://s.net.vn/HyEQ, truy cập ngày 22/03/2024.

55 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, https://s.net.vn/ohnd, truy cập ngày 23/03/2024.

56 Working methods of the Committee on the Rights of Persons withDisabilities adopted at its fifth session, CRPD/C/5/4, https://s.net-vn/57xW,truy cap ngay 20/03/2024.

58 Committee on the Rights of Persons with Disabilities, General comment No.6 (2018) on equality and non-discrimination, https://s.net.vn/dO8y, truy cập ngày 15/03/2024.

59 Committee on the Right of Persons with Disabilities, General comment No.8 (2022) on the right of persons with disabilities to work and employment, https://s.net.vn/FsVH

60 Committee on Economic, Social and Cultural Rights, General comment No.23 (2016) on the right to just and favourable conditions of work, https://s.net.vn/cjpE, truy cap ngay 13/03/2024.

61 Committee on Economic, Social and Cultural Rights, General comment No.15 (2000) on the right to water, para.12, https://s.net.vn/jt92, truy cap ngay 13/03/2024

62 The Convention in Brief, https://s.net.vn/Iv8H, truy cập ngày 19/03/2024

63 Cause of — Blindness, hftps//snetvn/mMsu, truy cập ngay 08/03/2024

64 Social protection, https://www.unicef.org/social-policy/social- protection, truy cap ngay 09/03/2024.

65 Chiara Villani, The evolution of Social protection vis-a-vis the shift of dominant economic paradigms, https://s.net.vn/zcrU

66 Social protection - Overview, https://www.worldbank org/en/topic/socialprotection/overview, truy cập ngày 09/03/2024.

67 The human rights protection of vulnerable groups,https://s.net.vn/uXtu, truy cập ngày 05/03/2024.

69 The Human Rights Council mechanisms and entities, https://www.ohchr.org/en/hr-bodies/hrc/other-sub-bodies, truy cập ngày

70 Universal Periodic Review, hftps:/www.ohchr.org/en/lr- bodies/upr/upr-home, truy cap ngay 15/03/2024.

71 UPR sessions, https://www.ohchr.org/en/hr-bodies/upr/upr-sessions, truy cap ngay 19/03/2024.

72 What we do: An overview, https://www.ohchr.org/en/about-us/what- we-do, truy cap ngay 19/03/2024

73 Introduction to the Committee on the Rights of Persons with Disabilities, https://www.ohchr.org/en/treaty-bodies/crpd/introduction- committee, truy cập ngày 20/03/2024.

74 Basic facts about the UPR, hftps:/www.ohchr.org/en/lr- bodies/upr/basic-facts, truy cap ngay 15/03/2024.

75 Status of Convention on the Rights of Persons with Disabilities, https://s.net.vn/MBLY, truy cập ngày 20/03/2024.

76 Từ điển Cambridge, https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/people, truy cập ngày08/03/2024.

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ

Kính gửi: - PGS TS Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch hội đồng chấm luận van;

- TS Nguyễn Thị Hồng Yến ~ Người hướng dẫn luận văn;

- Khoa Đào tạo sau đại học.

Tên tôi là: Phạm Phương Mai

Học viên lớp Cao học chuyên ngành Luật Quốc tế Khóa 29 (2021 - 2023) định hướng nghiên cứu; Mã số học viên: 29NC08216

Ngành đào tạo: Luật Quốc tế; Mã số: 8380108

Tôi đã bảo vệ luận văn ngày 25/06/2024 với đề tài: “Đảm bảo quyên được bảo trợ xã hội của người khuyết tật theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”

Theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn, tôi đã chỉnh sửa những van dé sau:

1 Các lỗi kỹ thuật, bao gồm:

- Rà soát các lỗi chính tả, lỗi viết hoa;

- Rà soát, chỉnh sửa danh mục tài liệu tham khảo (đặc biệt rút gọn đường link);

- Chỉnh sửa việc đánh dấu mục 2.4.1;

- Chỉnh sửa cách gọi tên các chương, mục (Chương I, mục 1.1.1, mục 1.1.2, mục 1.2, mục 2.4, mục 3.1).

2 Về nội dung, bao gồm:

- Đảo vi trí mục 1.1 và mục 1.2;

- Bo mục 2.1.4 Luật mềm dé phù hợp với cách gọi tên chương (Cơ sở pháp lý quốc tế về đảm bảo quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật).

Ha Nội, ngày/f€tháng 6 năm 2024

XAC NHAN CUA NGUOI HUONG DAN XAC NHAN CUA CHU TICH HOI DONG ¿ ~ vá

TS Nguyễn Thị Hồng Yến PGS.TS Nguyễn Thị Kim Ngân

Họ và tên học viên ce ceeeeeeieeeee bi aen Midâng — Meat enasananevs

Lớp Cao học khóa: 29 Niên khóa: 2021-2023 : F

Cơ quan công *“ã.A X7? Mb be

Tên đề tài nghiên an nn dp de AaB Km rere ete

= In ih sala Gitta Gửi “ban Blox.

5- Kết luận chung của Hội đồng (Luận văn có đáp tt ứng được yêu cầu của một luận văn thạc sĩ hay không; Hội động có đề nghị công nhận học vị thạc sĩ luật học cho học viên hay không)

Hà Nội, ngày 2£ thang 6 năm 20246

(Ký và ghi rõ họ tên)

NHAN XÉT PHAN BIEN LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tên dé tài : Dam bao quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Học viên thực hiện: Phạm Phương Mai

Chuyên ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 9380108 Định hướng nghiên cứu.

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Hồng Yến Người nhận xét: PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh Đơn vị công tác: Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tính cấp thiết, ý nghĩa của việc thực hiện dé tài

Đề tài Đảm bảo quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, có tính mới. Đề tai phù hợp với mã chuyên ngành đào tạo là Luật quốc tế.

II Những thành công của Luận văn

Luận văn có kết cau bao gom phan mở dau, 3 chương nội dung và phân kết luận.

Chương 1 của Luận văn về một số van đẻ lý luận về quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật Tại chương này, tác giả đã làm rõ các vẫn dé: sự hình thành và phát triển của quyền được bảo trợ của người khuyết tật; các khái niệm người khuyết tật, bảo trợ xã hội, quyền được bảo trợ xã hội và đảm bảo quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật; vai trò của việc đảm bảo quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật.

của Luận văn dé cập đến cơ sở pháp lý quốc tế về đảm bảo quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật; nội dung của quyền này cũng như các biện

(ne cơ chế giám sát quốc tế đối với việc thực thi quyền dược bảo trợ xã hội của người khuyết tật.

của Luận văn về trạng pháp luật các quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Malaysia về bảo đảm quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật, từ đó

bảo quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật tại Việt Nam.

IV Những hạn chế của Luận văn

- Luận văn còn nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt Cách viết tài liệu tham khảo trong phần chú thích, Danh mục tài liệu tham khảo, đặc biệt các tài liệu có nguồn từ internet còn chưa dúng quy cách.

- Cơ cầu chung của Luận văn thành 3 chương là có thể chấp nhận được Tuy nhiên, kết cấu và trật tự các tiểu mục trong từng chương can được rà soát, tính toán lại cho hợp lý: Mục 1.2 chương 1 nên được dé lên thành mục 1.1.; Mục 2.4 ở chương 2 chỉ có | tiểu mục 2.4.1

- Trong chương 2, 3 có nhiều nội dung chưa phân định rõ về quyền của người khuyết tật, đảm bảo quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật.

Luận văn đáp ứng các yêu cầu đối với một luận văn thạc sĩ Luật học Đề nghị cho học viên bảo vệ Đề tài trước hội đồng dé nhận học vị thạc sĩ luật học.

Câu hỏi cho học viên:

1 Quyền được lao động và việc làm được hiểu là nội dung của quyền của người khuyết tật hay là nội dung quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật?

Hà Nội, ngày 20tháng € năm 2024

Người nhận xét phản biện wre ˆ

M ⁄ Geel V4 be ˆ của người khuyết tật luôn là chủ dé mang tính nhân văn và can thiết bat kỳ rối "64456 ee eat

CONG HOA XA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập — Tự do — Hanh phúc - —-

BẢN NHAN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨNhận xét tong quan eee

1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Luận văn “Đảm bdo quyên được bảo trợ xã hội của người khuyết tật theo

„ pháp uất, quỐc tễ.và pháp luật Việt Nam” do-hạc-viên Phạm Phương Mai thực~+~==~= hiện nghiên cứu một chủ đề có tính thời sự và can thiết cả từ hai góc độ khoa học pháp lý và thực tiễn.

Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người đều được tôn trọng, dam bảo thực thi trên thực tế, Dối với người khuyết tật —

- nhóm yếu thé chiếm khoảng hơn 7% dân số cả nước, Đảng, Nhà nước, người dân đều tôn trong, tạo mọi điều kiện dé người khuyết tật hưởng thụ các quyền, lợi ích hợp pháp và đảm bảo thực hiện các quyền đó Về mặt pháp lý, các quốc gia trong đó có Việt Nam đã ký kết nhiều Công ước về quyên con người như Công ước vẻ các quyền dân sự &chính trị, Công ước về các quyền kinh tế, văn hoá va ~~ xã hội, Công ước quốc tế quyên của người khuyết tật, Công ước vé quyền trẻ em nhằm xây dựng khung pháp luật quốc tế hiệu quả để đảm bảo quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật Nghiên cứu vẻ quyền của người khuyết tật nói chung, quyền được bảo trợ xã hội và đặt biệt đảm bảo quyền được bảo trợ xã ho thời diém nao.

1 2 Sự phù hop giữa tên dé tài với nội dung nghiên cửu, cũng nh với chuyén unganh và mã số dào tựu

Luận văn “Dam bao quyên được bao trợ xã hội của người khuyết tật theo pháp luật quốc tế và pháp luật Viet Nam” do học viên Phạm Phương Mai thực hiện không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bo xét từ góc độ nội dung và bố cục Tên de tải, nội dung nghiên cứu phủ hợp với chuyên ngành Luật quốc tế, mã so 838.01.08.

1.3 Phương pháp nghiên cứu đã sử dung dé thực hiện luận vin

Các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu được sử dung trong luận

“ăn như phân tích, tổng hợp, so sánh, logic, đự báo khoa học phù hợp cơ bản với mục tiêu và doi tượng nghiên cứu của luận văn.

2 Ưu điểm của luận văn

Thứ nhất, luận văn đã nghiên cứu, nhận diện và phân tích được một số van dé lý luận cơ bản có liên quan dén chủ dé của luận van như một số khai niệm, lịch sử hìn thành quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật, khái niệm va vai trò của dam bảo quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật, (Chương 1);

Thứ hai, luận văn dã phân tích, bình luận liên quan đến pháp luật quốc tế về đảm bảo quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật từ cơ sở pháp lý quốc tế, nội dung quyền dược bảo trợ xã hội của người khuyết tật theo pháp luật quốc tế cũng như cơ chế giám sát việc thực thi quyền (Chương 2)

Thứ ba, luận văn da phân tích đánh giá pháp luật một số quốc gia như Hoa kỳ, Trung quốc va Malaysia về đảm bảo quyền được bảo trợ xã hội của người khuyết tật, từ đó rút ra các bai học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của pháp luật Việt Nam (Chương 3)

Tin ar, luận văn đã nhận diện, phân tích, đánh giá các thực trạng pháp luật cũng như thành tựu và hạn chế của thực tiễn thi hành các biện pháp về đảm bảo quyên được bao trợ xã hội của người khuyết tật tại Việt Nam; từ đó có các kiến nghị, dé xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam (Chương

Thứ năm, tài liệu tham khảo của luận van da dạng, có tai liệu trong meh ơ

Poa Be Ere es Sn,

3 Hạn chế của luận văn về nội dung và hình thức

Ngày đăng: 02/09/2024, 14:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN