Đối với Việt Nam, thực tiễn thực hiện pháp luật tự do hóa thương mạidịch vụ hiện tại chưa đủ dé các nhà hoạch định chính sách, pháp luật đưa ra các giảipháp chính sách đối ngoại về việc
Trang 1NGUYÊN HỮU HOÀNGTỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG ASEAN VÀ
THUC TIEN THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM
LUẬN AN TIEN SĨ LUAT HOC
HA NỘI - 2024
Trang 2NGUYEN HUU HOANGTU DO HOA THUONG MAI DICH VU TRONG ASEAN VA
THUC TIEN THUC HIEN TAI VIET NAMChuyên ngành : Luật Quốc tế
Mã số : 9380108
LUẬN AN TIEN SĨ LUAT HOC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thi Kim Ngân
HÀ NỘI - 2024
Trang 3liệu nêu trong luận an là trung thực Những kết luận khoa học của luận ánchưa từng được ai công bồ trong bat kỳ công trình nào khác.
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
Nguyễn Hữu Hoàng
Trang 4Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơnchân thành tới PGS.TS Nguyễn Thị Kim Ngân - các Thay, Cô đã tận tình
hướng dẫn tôi nghiên cứu, học tập, giành thời gian quý báu dé trao đôi, định
hướng cũng như động viên, khích lệ tôi hoàn thành Luận án Tiên sĩ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thay, C6 trong Truong Dai hoc Luat Ha
Nội đã luôn quan tâm, tạo moi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu, học tập tại Nhà trường.
Tôi vô cùng biệt ơn tới những người thân yêu của tôi và các ban bè,đông nghiệp thân thiệt luôn động viên đê tôi có thêm nhiêu nghị lực, luôn cảmthông và chia sẻ về thời gian, sức khỏe và các nguôn lực khác cho tôi trong
suốt thời gian hoàn thành Luận án./.
Trang 5Từ viết tắt Tên day đủ tiếng Việt Tên day đủ tiếng Anh
AAC Hội đông kiên trúc sư ASEAN ASEAN Architect Council
ACC Hội đông Điêu phôi ASEAN ASEAN Coordinating Committee
- " ASEAN Chartered ProfessionalUy ban điêu phôi kê toán chuyên
ACPACC Accountant Coordinating
nghiệp ASEAN
Committee
PB Kỹ sư chuyên nghiệp đủ điêu ASEAN Chartered
kiện theo ASEAN Professional Engineer
, The ASEAN Common
Tiêu chuan trình độ chung
ACCSTP ` Competency Standards for
ASEAN về du lịch
Tourism Professional
ACA Ké toan chuyén nghiép du diéu ASEAN Chartered Professional
kién theo ASEAN Accountant
" " ASEAN Chartered Professional
Uy ban diéu phoi ky su chuyén ¬ACPECC Engineers Coordinating
nghiệp ASEAN ;
Committee
ADB Ngan hang phat trién chau A Asian Development BankAEC Cộng đông kinh tê ASEAN ASEAN Economic Community
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế
AEM ASEAN Economic Meetings
ASEAN
` ASEAN Framework Agreement
AFAS Hiép dinh khung ASEAN ve dich vu
on services
Khu vuc thuong mai tu doAFTA ASEAN Free Trade Area
ASEAN
AMS Quéc gia thành viên ASEAN ASEAN member state
Khung tham chiêu trình độ ASEAN Qualifications
AQRF
ASEAN Reference Framework
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Dong Nam Association of South East
Trang 6ASEAN 4
Myanmar và Việt Nam
ASEAN+LI | ASEAN và một đổi tác ngoại khối
Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN Trade in ServicesATISA
ASEAN AgreementATM Hội nghị Bộ trưởng giao thông vận | ASEAN Transport Ministers
tai ở ASEAN MeetingNhóm Dam phán Ngành Vận tải Air Transport Sectoral
ATSN
Hàng không Negotiations, ` ASEAN TourismHệ thông đăng ký nghề du lịch
ATPRS Professional Registration
ASEAN
SystemASEAN Air Transport Working
ATWG Nhóm Công tac Van tai Hang không
CPTPP Agreement for Trans-Pacific
bộ xuyên Thái Bình Duong
Partnership
EU Liên minh châu Âu European Union
Hiệp định thương mại tự do Việt Vietnam - EU Free TradeEVFTA ˆ
Nam - Liên minh châu Au AgreementFTA Hiép dinh thuong mai tu do Free Trade Agreement
Hiép dinh chung vé thuong mai General Agreement on
GATS
Trang 7MA Mở cửa thị trường Market access
MEN Đối xử Tôi huệ quôc Most Favoured Nation TreatmentMODE 1 Cung cấp qua biên giới Cross-border trade
MODE 2 Tiêu dùng ngoài lãnh thô Consumption abroad
MODE 3 Hiện diện thương mại Commercial presence
MODE 4 Hién dién thé nhan Presence of natural personsMNP Hiệp định ASEAN về di chuyên ASEAN Agreement on Movement
thé nhan of Natural Persons
Framework
NQS Hệ thông trình độ quôc gia National Qualification System
NT Đối xử quốc gia National Treatment
Hội đông lao động du lịch quôc National Tourism
NTBPs
gia Professional Boards
PRA Co quan quan ly nghé nghiép The Professional Regulatory
quốc gia Authority8CRE Hiệp định đôi tác kinh tê toàn diện | Regional Comprehensive
khu vực Economic Partnership
SEOM Hội nghị quan chức kinh tê cấp cao | Senior Economic Officials
Trang 8Van tai Meeting
Hiệp ước về chức năng của Liên Treaty on the Functioning of
my minh châu Âu the European Union — TFEU
Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghé du Vietnam Tourism Occupational
VTOS lịch Việt Nam Skills Standards
Khung trinh d6 quéc gia Viét Vietnamese Qualifications
RE Nam Framework
Uy ban Công tác về Tu do hóa Dịch | ASEAN Working Committee on
WORSE vu Tai chinh ASEAN Financial Services Liberalization
WTO Tổ chức Thương mai Thê giới World Trade Organization
Trang 9STT | Ky hiéu Tén bang, hinh vé Trang
I | Hình 1.1 Mô hình kim cương cua Porter 374 | Biéu đô 2.1 | Ước tính thay đôi việc làm theo kịch bản AEC so với kịch 5S
bản cơ sở, năm 2025
5_|Sơđô3.1 Công nhận lẫn nhau vê hành nghê du lịch trong ASEAN 926 |Sơđô3.2 | Công nhận lẫn nhau về hành nghê kê toán, kiên trúc va kỹ 92
thuật trong ASEAN
7 |Sơđô3.3 Công nhận lẫn nhau về hành nghê y tế trong ASEAN 94
8 | Bảng 3.4 Ty lệ tự do hóa cua ASEAN trong gói AFAS 7 va AFAS 111
8
9 | Biêu đô 3.5 | Mức độ hạn chế theo cam kết của các quốc gia thành viên 112
AFAS
10 | Biéu đô 3.6 | Mức độ han chế theo chính sách thực tiễn của các quôc 113
gia ASEAN theo ngành dịch vụ
II | Bảng 3.7 Mức độ cam kết của các nước thành viên ASEAN trong 124
MNP 2012 theo chỉ số Hoekman13 | Bang 4.1 Số lượng phân ngành cam kết của các quéc gia thành viên | 133
ASEAN trong AFAS 7 và AFAS 8
12 | Bảng 4.2 Số lượng các phân ngành dịch vụ của Việt Nam theo gói 138
cam kết thứ tám trong khuôn khổ AFAS và MNP
13 |Bảng4.3 | Chỉ số STRI của một số quốc gia thành viên ASEAN năm | 142
2022
Trang 10TIẾT HAI) song thui th 1à 121001816140353880601001234G10578400645080183501318B8038088/888140481803858010) 010 11 Tính cấp thiết của dé tài <5 <5 s se csesEsersesersesrsrrsrsersesee 12 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận án 4
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 54 Phương pháp luận va phương pháp nghiên cứỨu s<« s««« 5
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .2 2-° s2 se <s 66 Kết cầu của luận án <5 < 2£ s2 s£SsEs sEs£EsEsEseEseseEseseesersesers 7CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VAN
DE LIEN QUAN DEN DE TÀI LUẬN ÁN < << <s<s<s°sessssssese 8
1.1 Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về tự do hóa thương mại dịch vụ 8
1.1.1 Công trình nghiên cứu khái niệm tự do hoá thương mai dich vụ' 81.1.2 Các nghiên cứu tong quan quy định của pháp luật quốc tế về tự do hóaNHI TRÍ HN HH WP ss nant eR AHR KA AN NISRA AR AO AAS RAD RAS @Hb2:uấi 121.2 Nhóm công trình nghiên cứu nội dung pháp ly và thực tiễn thực hiện
tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN co 55555956 17
1.2.1 Các nghiên cứu về nội dung pháp lý về tự do hóa thương mại dich vụ
ICN VU viscecccccsccssccscsesssssssssssssesssessessesessseeeseeeseseseseseseseseseseseseseceseeeeeeeeeeeeeeeeeeeeees 26
1.3.2 Các công trình nghiên cứu thực tiên thực hiện pháp luật Việt Nam VỀ fự
Ao hóa thương MAI AiCN VỊI c0 E333 11813 EEESEreEkerreeeerrreeeerreeerre 30
1.4 Đánh giá tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài của
luận áïn 0G G G5 99 0.9 09 09 0.0 4 00.0.0004 00000 1.00000040660096 34
1.5 Các van dé cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án - 361.6 Cơ sở lý thuyết nghiên €ứu s < 5-2 se sse=sessesessessssessesesses 37
1.7 Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu . -s 40
TIỂU KET CHƯNG l << S6 S6 SE SE SE E9 S4 Se SE S4 Se Ses£sSsSesesesse 42
Trang 11VU TRONG ASEAN ssswsscsessoccsssesneasvexcssressonsnssennssessounsascssassrensenenssansssemesins 432.1 Khái niệm tự do hóa thương mại dich VU s 5< 5 5 55< «se 43
2.1.1 Định nghĩa tự dío hoa THƯƠNG TH GICH VI cuss iisassinarsscass gà Hà 2222201262204 43
2.1.2 Đặc điểm của tự do hóa TREO THÍ KHẢ VU cus cuaasknaaia an idgHàk 4214 emacs 46
2.2 Vai trò của tự do hóa thương mại dịch VỤ 5 5555 «se 53
2.2.1 Đối với các nhà cung cấp AiCN VỊỤ c-ce+cecekkEeEkEkerketerkerererkd 532.2.2 Đối với quốc gia tiếp nhận dịch VỊN - + 2+c+t+EeE+EzEerterserxee 562.3 Các nguyên tắc cơ bản của tự do hóa thương mại dịch vụ S72.3.1 Nguyên tắc đối xử tối NUE qMỐC 5-5252 St+E‡+E‡ESESEEEEEEerEerkerkee a72.3.2 Nguyên tắc đối Xt QUOC giA - - + St SE EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkererkd 592.3.3 Nguyên tắc tiếp cận thị ÍFÒIgg - «+ eSt+E‡t‡EkEEEEEEEEEEEkErrrkerkekered 602.3.4 Nguyên tắc mình bạcCh -¿- + + St+‡Ek‡E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEkErrrkerkerrrkd 61
Baste, Col TU lục PIS LH" lí LÍ nga ese sc vc ea En RO ORO RO 08085, IS 62
2.4 Pháp luật ASEAN về tự do hóa thương mại dich vụ - 622.4.1 Định nghĩa và đặc điểm của pháp luật ASEAN về tự do hóa thương mạiICN VIH, G0 0103010101010 gọn x5 62
2.4.2 Nguôn của pháp luật ASEAN về fự do hóa thương mai dich vụ 652.4.3 Quá trình hình thành và xu hướng phát triển pháp luật ASEAN về tự do
/7287/171/1-8//218://5/A//SP0070n0P0n808Ẻ Ắ 71
2.5 Múi quan hệ tương tác giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia
vé tự do hoa thương nai dỊCH VỤ soeeesesereeesaeseeeenironnrenddanniiuiinndavoianinsgdiduisgg 772.6 Mối quan hệ giữa các điều ước quốc tế về thương mại dịch vụ 79
TIỂU KET CHƯNG 2 s°-s°-s°SsExseEEAserEkserEkserkkerksserred 82CHƯƠNG 3: NỘI DUNG PHAP LUAT ASEAN VE TỰ DO HOA
THUONG MAI DICH VU VA THUC TIEN THỤC HIEN 84
3.1 Nội dung các quy định của pháp luật ASEAN về tự do hóa thương
mại đÍC VỤ 7G GGGG G5 5 5 9 99 00909 000009 0000.0000005 0066000990600 84
3.1.1 Các cam kết mở cửa thị trường dich vu trong 41SEA\N - 843.1.2 Các cam kết về di chuyển thể nhân cung cấp dịch vụ trong ASEAN 89
3.1.3 Cơ chế diéu phối tự do hóa thương mại dich vụ trong ASEAN 96
3.1.4 Cơ chế giải quyết tranh chấp trong ASEAN - s+ce+esrs+eered 983.2 Nhận xét pháp luật về tự do hóa thương mại dich vu trong ASEAN102
Trang 12VU Q.0 0 95% 106
3.3 Thực tiễn thực hiện pháp luật ASEAN về tự do hóa thương mại dịch
Ý [| t6x6t6 233k 2010144000151548612411549166604456160555615546561/0054'003A5EE04/08000088161440144900851000009/68 110
3.3.1 Thực tiễn thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của các
quoc gia thanh vien ASEAN 0057 110
3.2.2 Thuc tién thuc hién cdc cam két vé di chuyển thể nhân cung cap dich vu
cua các quốc gia thành viên ASEAN cccccccssccccesssceeeseeesenseeeeeseeeseseeeesseeeesaes 119
3.3.3 Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong ASEAN -c+ccce¿ 126
3.4 Nhận xét về thực tiễn thực hiện pháp luật ASEAN về tự do hóa
Thương Trai CCH VỤ sesecseesseiatnninatisidasakoniiiis 1 53G12135000XA6IG5550/000155100S156 128
TIỂU KET CHƯNG 3 - 5< s°s+se©+ese+rseerseereeerrserrseoree 131CHUONG 4: CAC CAM KET CUA VIỆT NAM VE TU DO HOÁ
THUONG MAI DICH VU TRONG ASEAN, THUC TIEN THUC HIEN
VA MOT SO KIEN NGHỊ s < 5° 5° 5£ 5 s£ss£ss£ssEseEsezsessesses 1324.1 Nội dung các cam kết của Việt Nam về tự do hóa thương mại dịch vụ
trong ASEAN cscsnacnccscenamnanssncn canine na 132
4.1.1 Các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam 1324.1.2 Các cam kết di chuyển thể nhân cung cấp dịch vụ của Việt Nam 137
4.1.3 Nhận xét về nội dụng các cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ của
Viet Nam trong ASEAN 0E ồ 139
4.2 Thực tiễn thực hiện các cam kết về tự do hóa thương mai dich vụ củaViet Nam, trong ÃÃ BA ÑN suanncoeaeorranrnnnndiidiridttiriniindiinutdisgrtittrgii00030801501600100100015306030 141
4.2.1 Thực tiên thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của Việt
IY///8/40/-0,8)9.0)0000nẺ88 14]
4.2.2 Thực tiễn thực hiện các cam kết về di chuyển thé nhân của Việt Nam
747/50075,0) 00 152
4.2.3 Những hạn chế trong việc thực hiện các cam kết về tự do hóa thương
mại dich vụ cua Việt Nam trong ASEAÌN -scc se xsseekeeeeeeseeeeee 155
4.3 Phương hướng hoàn thiện và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiệnpháp luật về tự do hóa thương mại dich vụ tại Việt Nam 159
4.3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về tu do hóa thương mại dịch vụ
CAL /4/21/2///PEREEREREEEE 159
4.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tự do hóa thương
mại dịch vu tai Viet ÌN(HH 4 5 5 << << + + 3333331133311 3 3 3 3 3 1111 55555 x2 164
Trang 13DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 141 Tinh cấp thiết của dé tàiVào năm 1995, GATS - Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (Agreementon Trade in Services) ra đời là một tập hợp đầu tiên các quy định đa phương có hiệulực thi hành bắt buộc điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế, bao gồm 29 điều vànhiều phụ lục với các quy định riêng cho từng lĩnh vực Hiệp định bắt đầu có hiệulực kế từ 1/1/1995 (GATS là một trong 17 hiệp định chính của vòng đàm phán
Uruguay)’ Kê từ khi GATS được ký kết và đưa vào thực thi, phạm trù “tự do hóa
thương mại dịch vụ” dần được định hình cụ thê và trở thành một nhân tố quan trọngtrong tiến trình hội nhập kinh tế của các quốc gia thành viên WTO
Không nằm ngoài xu thế hội nhập, ASEAN từ rất sớm đã quan tâm đến tiễn
trình tự do hóa thương mại dịch vụ Nhận thức được vai trò của thương mại dịch vụ
trong tăng trưởng kinh tế thì ngay từ những bước tạo lập khung pháp lý ban đầu,ASEAN đã thé hiện sự nỗ lực nhằm hướng tới tự do hóa thương mại dịch vụ thôngqua Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), được ký vào ngày 15/12/1995.Hiệp định AFAS là tiền đề cho các vòng đàm phán từng bước tự do hóa thương mạidich vụ giữa các quốc gia thành viên ASEAN Ké từ đó, ASEAN đã có những nỗlực trong việc xây dựng khung pháp lý cho tự do hóa thương mại dịch vụ, thé hiệnbởi các văn kiện như Tầm nhìn ASEAN năm 2020 năm 1997; Tuyên bố Bali II năm2003; Hiến chương ASEAN năm 2007; Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân(MNP) năm 2012; 08 Thoả thuận công nhận lẫn nhau (MRA); Kế hoạch tổng théxây dựng AEC 2015 (AEC Blueprint 2015) năm 2007 và Kế hoạch tổng thé xây
dựng AEC 2025 (AEC Blueprint 2025) năm 2015, Một trong những khung pháp lý
gần đây nhất của ASEAN điều chỉnh tự do hóa thương mại dịch vụ là Hiệp định về
thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) năm 2019.
Tuy nhiên, so với các lĩnh vực cam kết khác, tự do hóa thương mại dịch vụcủa ASEAN chưa thực sự mạnh mẽ, việc mở cửa thị trường dịch vụ của các quốcgia trong khối còn “dé dat” và đang “đuổi theo” các FTA thế hệ mới Hiện tại cácquốc gia thành viên ASEAN vẫn duy trì một số loại rào cản nhất định khiến chodòng chảy thương mại dịch vụ chưa thê đạt được trạng thái “tự do” như mong
WTO (2001), Guide to the GATS: an overview of issues for further liberalization of trade in services, tr.10.
Trang 15một số loại rào cản phổ biến thường được các quốc gia thành viên áp dụng bao gồmcác biện pháp phân biệt đối xử và các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường Ngoàihai loại rào cản trên thì các loại rào cản về văn hóa, ngôn ngữ cũng được sử dụngkhá phô biến tại các quốc gia thành viên ASEAN Vì vậy, việc từng bước nới lỏngcác loại rào cản trên sẽ giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ trong khu vực ASEANđược dễ dàng tiếp cận thị trường nội khối, đặc biệt trong bối cảnh ASEAN đã, đang
và sẽ thực hiện mục tiêu hội nhập sâu và rộng hơn giữa các nước thành viên.
Thêm vào đó, việc day mạnh ký kết các FTA nhằm thúc đây tự do hóa thươngmại dẫn đến sự ra đời của các FTA thế hệ mới, đối với khu vực ASEAN thì có thểkế đến sự hình thành của Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) ATISA
dự báo sẽ tạo ra một giai đoạn mới quan trọng trong tự do hóa và hội nhập dịch vụ
trong khu vực với nhiều lý do khác nhau Đầu tiên, sự thay đổi từ việc được hướngdẫn bởi một thỏa thuận khung sang một thỏa thuận chính thức báo hiệu rằngASEAN đã có thé tiến lên trong các đàm phán về dịch vụ Thứ hai, nó nhăm mụcđích tạo ra một môi trường ồn định va dé dự đoán hơn và tiến tới giai đoạn hội nhậpvà tự do hóa dịch vụ trong tương lai bằng cách thiết lập các cam kết có thê phục vụđể giảm bớt các rào cản pháp lý phân biệt đối xử, từ đó tạo điều kiện cho việc tiếntới một chế độ minh bạch hơn Điều này được thể hiện trong việc mở cửa các thịtrường dich vụ, ATISA áp dụng phương pháp tiếp cận mới — mở cửa theo kiểu“chọn — bỏ” Cụ thể, trong Hiệp định này, các quốc gia thành viên ASEAN đượcphép cam kết mở cửa tất cả các ngành dịch vụ ngoại trừ các ngành/phân ngành được
liệt kê trong Danh sách các biện pháp không tương thích (non-conforming measures
- Danh sách thiết lập riêng theo cam kết của từng nước thành viên ASEAN) Đốivới khu vực ASEAN thì việc thực thi phương pháp tiếp cận “chọn-bỏ” là một việcmới mẻ đối với một số quốc gia Thành viên AFAS và các lịch trình cam kết củacác quốc gia thành viên theo AFAS được ký kết vẫn tiếp tục có hiệu lực song songvới lịch trình của Danh sách các biện pháp không tương thích Vì thế có thê thấyrằng nhìn chung ATISA có phương thức tiếp cận tự do hóa thương mại đôi mới hơnvà hiện đại hơn so với AFAS, tuy nhiên hiệu quả thực tế của nó cần phải được
chứng minh theo thời gian.
Trang 16cản ngăn trở tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN được quy định chưa rõ
rang, cụ thé, rai rác trong nhiều loại nguồn luật và chưa có sự thống nhất Chủ yếucác biện pháp được quy định trong các cam kết về thương mại dịch vụ là các biệnpháp hạn chế phân biệt đối xử và các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường, còn cácrào cản như rào cản về văn hóa hay ngôn ngữ chưa được quy định các biện pháp cụthé 7# hai, việc thực hiện các cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ của cácquốc gia thành viên chưa thực sự hiệu quả Điều này xuất phát từ nhiều nguyên
nhân khác nhau, một trong các nguyên nhân đó là việc giảm sát thực thi pháp luật
không được trao cho một cơ quan chuyên biệt và không đặt ra chế tài đối với quốcgia thành viên vi phạm cam kết Hiện nay chức năng giám sát thực thi pháp luậtASEAN được giao cho các cơ quan khác nhau như Hội nghị Cấp cao ASEAN, Hộiđồng Điều phối ASEAN, Tổng thư ký ASEAN So sánh với Liên minh Châu Âu(EU) thì có thể thấy rõ sự khác biệt răng EU trao thâm quyền giám sát thực thi phápluật cho Ủy ban châu Âu với thủ tục giám sát cụ thể và chặt chẽ Chính vì vay, CÓthé thay rằng việc giám sát thực thi các cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ trong
ASEAN chưa thực sự hiệu quả.
Kê từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam luôn tích cực và chu động thực thi cáccam kết về hợp tác kinh tế nói chung trong khuôn khổ Khu vực mau dịch tự doASEAN, trong đó có các cam kết về thương mại dịch vụ So với mức bình quân củaASEAN, Việt Nam đã thực hiện tương đối tốt các cam kết Trong Giai đoạn I(2008-2009) và Giai đoạn II (2010-2011), tỉ lệ thực hiện của Việt Nam về tự do hoá
thương mại dịch vụ đạt hơn 50% so với mức bình quân của ASEAN (nhỏ hơn50%)” Các cam kết trong từng ngành cụ thé đã được thực hiện thông qua việc sửa
đổi và ban hành các chính sách mới, điển hình là trong các ngành dịch vụ phânphối, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông dé phù hợp với các cam kết
thương mại dịch vụ trong ASEAN Mặc dù vậy, Việt Nam cũng chưa thực sự tận
dụng được lợi thế ở lĩnh vực dich vụ so với các khuôn khô hội nhập kinh tế quốc tếkhác Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân về thể chế pháp lý cho
? Vũ Thanh Hương, Trần Việt Dung (2015), Việt Nam với quá trình tự do hóa thương mại dịch vụ hướng tới
cộng đồng kinh tê ASEAN, Trường Đại học Kinh tê, Đại học Quôc Gia Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Pháttriên 2015, tập 13, sô 3, tr 474-483.
Trang 17nghiệp nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư tại Việt Nam Nhữngvướng mắc này thé hiện ở một số ngành cụ thé như ngành dich vụ bán lẻ, các dịchvụ kinh doanh, dịch vụ môi trường Những vướng mắc này thé hiện chủ yếu ở cácrào cản thương mại nội địa gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào Việt
Nam.
Xuất phát từ những lý do nêu trên nên việc nghiên cứu và tiếp tục làm rõ cácvấn đề lý luận và pháp lý về tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN có ý nghĩaquan trọng Đối với Việt Nam, thực tiễn thực hiện pháp luật tự do hóa thương mạidịch vụ hiện tại chưa đủ dé các nhà hoạch định chính sách, pháp luật đưa ra các giảipháp chính sách đối ngoại về việc thực hiện các cam kết quốc tế về tự do hóa
thương mại dịch vụ trong ASEAN Bên cạnh đó, những nghiên cứu này là cơ hội
giúp các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hiểu rõ hơn cácnghĩa vụ và quyền lợi của mình trên cơ sở các cam kết tự do hóa thương mại dịchvụ của Việt Nam trong ASEAN Đề từ đó, rút ra được các giá trị tham khảo đối vớiViệt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp luật về tự do hóa thương mại dịch vụ
2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận án2.1 Đối trợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án bao gồm:- Các quy định của pháp luật ASEAN và một số quốc gia thành viên trongASEAN về tự do hóa thương mại dịch vụ
- Các quy định của pháp luật Việt Nam về việc thực hiện pháp luật ASEAN về
tự do hoá thương mại dịch vụ.2.2 Phạm vi nghiÊn cứu
- Về nội dung: Những van dé lý luận về tự do hóa thương mại dịch vu trongASEAN; thực trạng pháp luật ASEAN về tự do hoá thương mại dịch vụ và thực tiễnthực hiện của các quốc gia thành viên; các cam kết về tự do hoá thương mại dịch vụ
của Việt Nam trong ASEAN và thực tiễn thực hiện
- Về không gian: Tự do hóa thương mại dịch vụ trong khu vực ASEAN.- Về thời gian: Sau năm 1995 (Giai đoạn sau khi hình thành Hiệp định KhungASEAN về dịch vụ)
Trang 18Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp lývề tự do hoá thương mại dịch vụ trong ASEAN, từ đó đánh giá thực tiễn thực hiệnpháp luật ASEAN về tự do hoá thương mại dịch vụ của các quốc gia thành viên, đặcbiệt là thực hiện pháp luật ở Việt Nam và đưa ra những kiến nghị nham thúc đâyViệt Nam chủ động và tích cực hơn trong việc thực hiện pháp luật ASEAN về tự do
hoá thương mại dịch vụ trong tương lai, hướng tới mục tiêu thực hiện việc nới lỏng
các rào cản về thương mại dịch vụ tại Việt Nam Từ đó, pháp luật Việt Nam có thêđảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài khi hoạt
động tại Việt Nam.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề hoàn thành được mục đích nghiên cứu như vừa trình bày, luận án sẽ thựchiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Phân tích, đánh giá những van dé ly luan về tự do hóa thương mại dịch vụ
trong ASEAN bao gồm: định nghĩa về tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN,
đặc điểm và vai trò của tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN và định nghĩapháp luật ASEAN về tự do hóa thương mại dịch vụ
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật ASEAN về tự do hóa thương mạidịch vụ Trên cơ sở đó đưa ra những tồn tại, thách thức và một số biện pháp tăngcường hiệu quả tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN.
- Bình luận, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về do hóa thươngmại dịch vụ trên cơ sở đánh giá việc nội luật hóa các cam kết quốc tế của Việt Namvề tự do hóa thương mại dịch vụ Từ đó chỉ ra những điểm hạn chế và đề xuất cácgiải pháp nhăm thúc đây Việt Nam chủ động và tích cực hơn trong việc thúc đâytiễn trình tự do hóa thương mại dịch vụ
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được triển khai dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủnghĩa Mác-Lê nin, vận dụng kết hợp các lý thuyết của thương mại quốc tế hiện đạitrong việc tiếp cận pháp luật ASEAN Bên cạnh đó, đối với việc tiếp cận pháp luậtViệt Nam luận án được thực hiện trên cơ sở quán triệt sâu sắc các quan điểm vềđường lối lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Trang 19Đối với từng nội dung, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoahọc khác nhau, bao gồm:
- Phương pháp phân tích được áp dụng phổ biến trong việc xây dựng các luậnđiểm trong từng nội dung của luận án, đặc biệt là ở chương 2, chương 3 và chương4 Thông qua việc phân tích từng khía cạnh của đối tượng nghiên cứu, đề tài sẽ xâydựng các khái niệm hoặc chứng minh các luận điểm đã được đề ra
- Phương pháp tổng hop và phương pháp phân tích được sử dụng trongchương 1 để đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án
- Phương pháp lịch sử được sử dụng trong nghiên cứu về quá trình hình thànhcủa pháp luật ASEAN về tự do hóa thương mại dịch vụ ở chương 2
- Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) được sử dụng trong nghiêncứu các nguyên tắc cơ bản của tự do hóa thương mại dịch vụ ở chương 2
- Phương pháp thống kê được áp dụng trong quá trình đánh giá thực tiễn thựchiện pháp luật ASEAN về tự do hóa thương mại dịch vụ trong chương 3 Bằng VIỆCsử dụng các số liệu thực tế, đề tài sẽ chứng minh cho các nhận định được đưa ra
- Phương pháp so sánh được áp dụng để so sánh các quy định của pháp luật
Việt Nam với các Hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương ở chương
4.
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận ánLuận án là công trình nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề lý luận, pháplý về tự do hóa thương mại dịch vụ theo quy định của ASEAN cũng như các van đềpháp lý về tự do hóa thương mại dịch vụ của Việt Nam Cụ thể, luận án đã có nhữngđóng góp mới về mặt khoa học như sau:
Thứ nhất, Luận án đã phân tích một cách có hệ thống một số van dé lý luậncơ bản về tự do hóa thương mại dịch vụ Trên cơ sở đó xây dựng khái niệm về tự dohóa thương mại dịch vụ cũng như làm rõ các đặc điểm của tự do hóa thương mạidịch vụ qua việc đối sánh với các thuật ngữ khác có liên quan
Thứ hai, Luận án phân tích một cách toàn diện, hệ thống các quy định củapháp luật ASEAN về tự do hóa thương mại dịch vụ Bên canh đó Luận án đã bìnhluận, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật của một sỐ quốc gia thành viên
ASEAN.
Trang 20tương thích so với ASEAN, đề xuất phương hướng và các giải pháp tổng thé nhằm
tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật của Việt Nam.
Thanh quả nghiên cứu của Luận an có thể được sử dụng làm tài liệu thamkhảo cho các cơ quan lập pháp, các nhà hoạch định chính sách, pháp luật về hội
nhập ASEAN của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại dịch vụ Bên cạnh đó, Luận
án cũng đóng góp vào hệ thống kiến thức pháp ly dé phổ biến, tuyên truyền cho cácthể nhân cung cấp dịch vụ tại Việt Nam khi tiễn hành các hoạt động cung cấp dịchvụ tại các quốc gia thành viên ASEAN, để từ đó, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi íchhợp pháp của mình Ngoài ra, những phân tích, bình luận, đánh giá về nội dung cácquy định của ASEAN về tự do hóa thương mại sẽ có giá trị tham khảo đối vớinhững người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật ASEAN, pháp luậtthương mại quốc tế cũng như những người quan tâm đến chuyên ngành này
6 Kết cấu của luận ánLuận án bao gồm phần mở đầu, nội dung, phần kết luận, danh mục tai liệutham khảo Nội dung của luận án được bố cục thành 04 (bốn) chương, với tiểu kết ởtừng chương, bao gồm:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu những van đề liên quan đến dé
tài luận án.
- Chương 2: Các vấn đề lý luận về tự do hóa thương mại dịch vụ và pháp luật
tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN.
- Chương 3: Nội dung pháp luật ASEAN về tự do hóa thương mại dịch vụ và
thực tiễn thực hiện
- Chương 4: Các cam kết của Việt Nam về tự do hoá thương mại dịch vụ trongASEAN, thực tiễn thực hiện và một số kiến nghi
Trang 21DEN DE TAI LUAN AN
seek
Kể từ khi thành lập Tổ chức thương mai thé giới WTO vào năm 1995 cho đếnnay, thuật ngữ “tự do hóa thương mại dịch vụ” thường xuyên được nhắc đến vớimức độ tăng dần trên cả phương diện pháp lý và thực tiễn, và trở thành đối tượngnghiên cứu trong nhiều công trình khoa học của các tác giả khác nhau ở trong nướcvà nước ngoài Phạm trù “tự do hóa thương mại dịch vụ” được đề cập trong nhữngcông trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề tự do hóathương mai dich vụ được công bé đưới nhiều hình thức ấn phẩm khác nhau và quy
mô ở nhiều cấp độ bao gồm: sách chuyên khảo, luận án tiễn sĩ, đề tài khoa học, bài
báo khoa học, bài viết hội thảo, các ấn phẩm của các tô chức trong và ngoài nước.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về tự do hóa thương mại dịch vụ
1.1.1 Công trình nghiên cứu khái niệm tự do hoá thương mai dich vụ
Vào thời điểm GATS ra đời vào năm 1995, đánh dấu một bước tiến lớn trong
việc xây dựng phạm trù “tự do hóa thương mại dịch vụ” GATS đã được các nhà
nghiên cứu rất quan tâm và thé hiện qua các công trình nghiên cứu của mình, đầutiên phải kế đến cuốn sách “Huong dan GATS: tổng quan về các vấn dé nhằm tự do
hóa hơn nữa thương mại dịch vụ ” (Guide to the GATS: an overview of issues for
further liberalization of trade in services)’ Trong chương 1 Tác động của tự do hóa
thương mại dịch vụ đến nên kinh tế, tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của tự
do hóa thương mại dịch vụ đối với sự phát triển của kinh tế Đồng thời trongchương | này tác giả cũng nêu lên tam quan trọng của GATS trong việc ban đầuxây dựng phạm trù về “tự do hóa thương mại dịch vụ” Trong nghiên cứu của mình,
tác giả đã đưa ra phạm trù “tự do hóa thương mại dịch vụ”, tuy nhiên tác giả chưa
đưa ra khái niệm cụ thể mà chỉ tiếp cận tự do hóa thương mại dịch vụ theo cáchhiểu là tiến trình xóa bỏ các rào cản thương mại dịch vụ thông qua các quy định củaGATS Trong 19 chương tiếp theo (từ chương 2 đến chương 21), tác giả đưa ranhững nội dung cơ bản về các ngành dịch vụ chính được đàm phán trong GATS baogồm: Một là, định nghĩa và phân loại các ngành, phân ngành dịch vụ cụ thé; Hai là,
3 WTO Secretariat (2001), Guide to the GATS: an overview of issues for further liberalization of trade in
services
Trang 22trong các chương này tác giả xem xét các vấn đề mà các thành viên WTO cần phảichú ý đối với mỗi phân ngành dịch vụ khi xác định các mục tiêu đàm phán trong cácvòng đàm phán mới Trong hai chương cuối cùng (chương 22 và 23), nghiên cứumô tả chỉ tiết về cấu trúc của các cam kết địch vụ do các Thành viên WTO đệ trìnhliên quan đến bốn phương thức cung cấp dịch vụ cấu thành định nghĩa về thươngmại dịch vụ theo GATS bao gồm: Phương thức 1 (Cung cấp dịch vụ qua biên giới),
Phương thức 2 (Tiêu dùng ở nước ngoài), Phương thức 3 (Hiện diện thương mại) và
Phương thức 4 (Hiện diện thể nhân).Cuốn sách “Thuong mại dịch vụ trong kinh tế toàn câu” (Trading services inthe global economy)’ là một công trình nghiên cứu những van đề pháp lý về thươngmại dịch vụ trên phạm vi toàn cầu, trong đó có tự do hóa thương mại dịch vụ Cuốnsách được chia làm ba phần với kết cấu gồm 14 chương Trong đó vấn đề tự do hóathương mại dịch vụ được dé cập ở phần 3 Tự do hóa thương mai dịch vụ - GATS(The liberalization of service trade — The GATS) với kết câu gồm 6 chương (từchương 9 đến chương 14) Chương 9 “Thuong mại dịch vụ và toàn cau hóa” đãkhái quát một SỐ quy định của luật quốc tế điều chỉnh thương mại dịch vụ, bên cạnhđó đưa ra một số quan điểm về xu hướng tự do hóa thương mại dịch vụ trên thế giớitrong thời điểm hiện tại Trong chương 10 “7T do hóa thương mai dịch vụ - nộidụng và tính hợp pháp của GATS”, tác giả đưa ra các quy định của GATS về cáccam kết cho các phân ngành dịch vụ của các quốc gia thành viên, từ đó đưa ra mộtsố đánh giá về khung pháp lý mà GATS xây dựng Chương 11 và Chương 12 củacuốn sách nêu ra những quan điểm của Liên minh Châu Âu (EC) và Hợp chủngquốc Hoa Kỳ (United States) về tự do hóa thương mại dịch vụ Trong hai chươngcuối cùng (chương 13 và chương 14), tác giả đưa ra quan điểm riêng về ảnh hưởngcửa tự do hóa thương mại dịch vụ đối với nền kinh tế và đưa ra một số dự báo trongthời gian sắp tới Đồng quan điểm với Ban thư ky WTO trong “Hướng dẫn GATS:tổng quan về các van dé nhằm tự do hóa hơn nữa thương mại dịch vụ ”, tập thê tác
giả Juan R Cuadrado-Roura, Luis Rubalcaba, và John R Bryson đưa ra phạm trù
* Juan R Cuadrado-Roura, Luis Rubalcaba, và John R Bryson (2002), Trading services in the global
economy, Edward Elgar Publishing, UK.
Trang 23“tự do hóa thương mại dịch vụ” là tiễn trình xóa bỏ dần các rào cản thương mại dịchvụ (trade barriers) của các quốc gia thành viên WTO.
Một công trình đáng chú ý khác đó là cuốn sách “Tv do hóa thương mại trong
ASEAN”” Tác giả Nguyễn Hồng Nhung trong cuốn sách này đã không tập trung
vào xây dựng khái niệm cụ thể về tự do hóa thương mại dịch vụ, nhưng tác giả đãxây dựng được khái niệm về “tự do hóa thương mại” Tác giả đã chỉ ra rằng các lýthuyết về thương mại quốc tế đã nói răng trong bat kỳ thời đại nào, môi trường nao,cạnh tranh hoàn hảo hay không hoàn hảo, thương mại quốc tế luôn mang lại lợi ích
cho các nước tham gia Tuy nhiên cho dù luôn mang lại lợi ích to lớn nhưng chưa
khi nào có xuất hiện “thương mại tự do” đầy đủ và hoàn chỉnh trong lịch sử pháttriển của thương mại quốc tế Đối với hoạt động tự do hóa thương mai, các quốc giađều thực hiện can thiệp và hạn chế thông qua các chính sách thương mại của mình.Phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và mục tiêu của quốc gia màcác chính sách thương mại này thay đổi theo từng thời kỳ Tuy nhiên, dù thế nào thì
chúng luôn chịu sự chi phối của hai xu hướng cơ bản là thương mại tự do và bảo hộ
thương mại Trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn Hồng Nhung đã đưa ra địnhnghĩa tự do hóa thương mại là một thuật ngữ chung dé chỉ hoạt động chuyển dần từchế độ bảo hộ thương mại sang thương mại tự do thông qua việc loại bỏ từng bướccác cản trở đối với thương mại quốc tế Cụ thê hơn, tự do hóa thương mại được hiểulà “quá trình cải cách nhằm xóa bỏ dần mọi cản trở đối với thương mại quốc tế, baogồm thuế quan và phi thuế quan, được tiến hành trong mối liên hệ với các chínhsách khác trong hệ thống chính sách kinh tế của chính phủ”
Trong luận án tiễn sĩ luật học “Khu vực thương mại te do ASEAN (AFTA) vathực tiễn hội nhập của Việt Nam”, tac giả Lê Minh Tién trình bày một số van dé lýluận về Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) trong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế hiện nay Mặc dù trong luận án này tác giả đề cập chủ yếu về tự do hóa
thương mại ở lĩnh vực hàng hóa, tuy nhiên, tại chương 2, tác giả đã đưa ra những lý
luận sâu sắc về bản chất và nội dung của tự do hóa thương mại Bồ sung thêm địnhnghĩa về tự do hóa thương mại trong sách chuyên khảo 7 đo hóa thương mại trongASEAN của tac giả Nguyễn Hồng Nhung, trong phan này, tác gia đã dé cập đến về
° Nguyễn Hồng Nhung (2003), Tự do hóa thương mại trong ASEAN, NXB khoa học xã hội.° Lê Minh Tiến (2017) “Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và thực tiên hội nhập của Việt Nam”,
Luận án tiên sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội.
Trang 24bản chất, tự do hóa thương mại là quá trình chuyên từ tình trạng chủ nghĩa bảo hộthương mại, tức là chuyên từ trạng thái đóng cửa hoặc hạn chế sự di chuyển của cácdòng hàng hóa, dịch vụ, vốn và người lao động sang tình trạng thương mại tự do,tức là trạng thái mà ở đó, dich vụ, hàng hóa, vốn và người lao động có khả năng lưuchuyên tự do giữa các quốc gia Tự do hóa thương mại phải là một quá trình đi từthấp đến cao, từ cục bộ đến toàn thể Các biện pháp dé thực hiện tự do hóa thươngmại chính là việc điều chỉnh theo hướng nới lỏng dần các công cụ bảo hộ thươngmại (các rào can thương mại) đã và đang tôn tại trên cơ sở thỏa thuận đa phương vasong phương giữa các quốc gia Thêm vào đó, trong luận án tác giả còn phân chiacác cấp độ của tự do hóa thương mại bao gồm: cấp độ đơn phương, cấp độ songphương và cấp độ khu vực Như vậy, tác giả chỉ đề cập tới khái niệm về tự do hóathương mại nói chung, chứ không cụ thể hóa khái niệm “tự do hóa thương mại dịch
vụ”.
Tập thể tác giả Nguyễn Thanh Bình và Doãn Công Khánh trong bài viết “Tự
do hóa thương mại: Lý luận, kinh nghiệm và giải pháp cho Việt Nam” đã đưa ra
quan điểm về khái niệm của tự do hóa thương mại Theo các tác giả, Tự do hóa
thương mại, mot mat, với nội dung giảm thiểu, từng bước xóa bỏ hàng rào thuế
quan và phi thuế quan cản trở giao lưu hàng hóa và dịch vụ, phù hợp với xu thếquốc tế hóa đời sống kinh tế, toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế, trên cơ sở lýthuyết “Joi thé so sánh” và quan điểm kinh tế mở Dưới góc độ đó, đối với các quốcgia, tự do hóa thương mại là một tất yếu khách quan, một mục tiêu cần đạt Mat
khác, tự do hóa thương mai mà hệ quả là “mo ca” thị trường nội dia cho hang hóa,
dịch vụ nước ngoài xâm nhập, thường có lợi cho các nước phát triển, có tiềm lực vềkinh tế, khoa học và công nghệ, hàng hóa và dịch vụ có sức cạnh tranh cao và về cơbản không có lợi cho các nước đang phát triển, nhất là những quốc gia mà hàng hóavà dịch vụ chưa đủ sức cạnh tranh với hàng hóa và dịch vụ cua nước ngoài, ngay ởthị trường trong nước Đồng quan điểm với tác giả Lê Minh Tiến, tác giả NguyễnThanh Bình và Doãn Công Khánh cũng cho rằng “Tự do hóa thương mại” là mộtquá trình, theo đó, bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, dù phát triển hay đang phát
triển, đều phải xuất phát từ lợi ích của bản thân và phải căn cứ vào điều kiện cụ thé
của mình dé xử lý vấn đề, trên cơ sở kết hợp 2 mặt đối lập: Tự do và bảo hộ trongchính sách thương mại với mức độ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện từng nước,từng giai đoạn phát triển Như vậy có thé thấy rằng, khi đưa ra khái niệm về tự do
Trang 25hóa thương mại dịch vụ, các tác giả có đề cập đến sự mở cửa thị trường nội địa cho
dịch vụ nước ngoài xâm nhập Tuy nhiên các tác giả vẫn chưa đưa ra một khái niệm
cụ thé và rõ ràng về tự do hóa thương mại dịch vụ trong bài viết này.1.1.2 Các nghiên cứu tong quan quy định của pháp luật quốc té về tự do
hóa thương mai dịch vụ
Cuốn sách “Quy định quốc gia và tự do hóa thương mại trong lĩnh vực dichvu” (National regulation and trade liberalization in services)’ là một công trìnhnghiên cứu tông quan về GATS Trong cuốn sách nay tác giả Markus Krajewski tậptrung đi vào phân tích tổng quan các nguyên tắc cơ bản của GATS trong tự do hóathương mại dịch vụ như nguyên tắc mở cửa thị trường, nguyên tắc đối xử quốc giavà nguyên tắc tôi huệ quốc Trong chương 3 “Kế cấu và phạm vi của tự do hóa
thương mai dịch vụ trong GATS” (Structure and scope of trade liberalization under
GATS), tác giả đã đưa ra một bức tranh khái quát nhất về GATS bao gồm ba nộidung chính: M6t /à, tổng quan các quy định của GATS; hai ld, đôi tượng điều chỉnhcủa GATS; ba /à, phạm vi điều chỉnh của GATS Chương 4 “Mở cửa thị trường vàkhông phân biệt đối xử” (Market access and non-discrimination) là tong hợp cácphân tích và bình luận của tác giả về các quy định và cam kết của GATS về tự dohóa thương mại dịch vụ trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản như: nguyên tắc mở cửathị trường, nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và nguyêntac minh bạch Trong chương 6 “Vi du về phân ngành dịch vụ: Viễn thông và dichvụ y té” (Sectoral examples: telecommunications and health services), tac giả phântích và đánh gia mức độ mở cửa trong GATS về hai ngành dịch vụ cụ thé là dịch vuviễn thông và dịch vụ y tế Nhìn chung, trong thời điểm đầu sau khi GATS đượchình thành, đây là một công trình tiêu biểu tong quan các quy định và nguyên tắc cơbản của luật quốc tế về tự do hóa thương mại dịch vụ, tuy nhiên công trình này chỉtập trung đi sâu vào các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, chưa bao gồm các quyđịnh của pháp luật quốc gia về tự do hóa thương mai dịch vụ
Tiếp nối công trình của Markus Krajewski, cuốn sách “Các guy định của pháp
luật nội địa và tu do hóa thương mai dịch vụ” (Domestic regulation and service
7 Markus Krajewski (2003), National regulation and trade liberalization in services, Kluwer Law
International, UK.
Trang 26trade liberalization)® đưa ra các quy định pháp luật nội dia va các quy định tổngquan về tự do hóa thương mại dịch vụ trong GATS Ở cuốn sách này, tập thê tác giảAaditya Mattoo và Pierre Sauvé trình bày với kết câu gồm 4 phan và 12 chương,với mỗi chương là sự lồng ghép giữa các quy định của pháp luật nội địa và quy địnhcủa GATS về tự do hóa thương mai dịch vụ Phan 1 “Giới thiéu” nghiên cứu nhữngquy định tông quan của GATS và bình luận về các quy định của pháp luật quốc giatrong việc thực thi các cam kết trong GATS Phần 2 của cuốn sách “Các cam kếtchung” với kết cau 4 chương phân tích và bình luận các quy định của pháp luậtquốc gia về tự do hóa thương mại dịch vụ, thêm vào đó là sự liên kết giữa các quyđịnh của pháp luật quốc gia với quy định của GATS Phần 3 của cuốn sách “Cáccam kết trong các ngành dịch vụ cụ thể” với kết cấu bao gồm 5 chương Phần nàytác giả phân tích các quy định của pháp luật nội địa về một số các ngành dịch vụ cụthé trong GATS Đối với Phan 4 “Thực thi GATS, nhìn về phía trước” bao gồmChương 12: “Quy định trong nước và tự do hóa thương mại dịch vụ: Nhìn về phíatrước ”, tác giả đưa ra những bình luận về tầm quan trọng của các quy định phápluật quốc gia về tự do hóa thương mại dịch vụ, đồng thời đưa ra một số dự báo vềtương lai Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra nhận định rằng tự dohóa thương mại dịch vụ, khác so với thương mại hàng hóa, bị ảnh hưởng nhiều bởicác quy định trong nước, từ các yêu cầu về trình độ và giấy phép trong các dịch vụchuyên nghiệp đến các quy định hỗ trợ cạnh tranh Thực tiễn cho thấy các quy địnhcủa pháp luật quốc gia ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ quả của tự do hóa thương mại.Các thành viên WTO đã đồng ý răng nhiệm vụ trọng tâm trong các cuộc đàm phándịch vụ đang diễn ra sẽ là xây dựng một bộ quy tắc để đảm bảo rằng các quy địnhtrong nước hỗ trợ chứ không cản trở tự do hóa thương mại Vì những quy tắc nàychắc chắn sẽ có tác động sâu sắc đến sự phát triển của chính sách, đặc biệt là ở cácnước đang phát triển, Cuốn sách này đề cập đến câu hỏi trọng tâm: Các quy tắc vềtự do hóa thương mại dịch vụ trong thương mại quốc tế có thé có tác động gì đốivới việc thực thi các quy định trong nước? Cuốn sách cũng cung cấp một cái nhìnsâu sắc về những van dé này trong các lĩnh vực chính của dịch vụ kế toán, năng
lượng, tài chính, y tê, viên thông và vận tải.
Š Aaditya Mattoo và Pierre Sauvé (2003), Domestic regulation and service trade liberalization, Oxford
University Press, UK.
Trang 27Trong các công trình nghiên cứu tong quan các quy định về tự do hóa thươngmại dich cụ có thé ké đến đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nghiên cứu về chế độMEN và NT nhằm hoàn thiện và bố sung chính sách thương mại hàng hoá và
”° Trong đề tài này, tác giả Hoàng Tích Phúc và
thương mại dịch vụ của Việt Nam
nhóm chuyên gia Vụ Chính sách Thuong mại Da biên, BO Thương mai (nay là Bộ
Công Thương) đã nghiên cứu khá bài bản những quy định của pháp luật quốc tế vềcác nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc áp dụng trong tự do hóa
thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ Bên cạnh đó, nghiên cứu đã phân tích
một số lĩnh vực thương mại đang còn những quy định vi phạm nguyên tắc khôngphân biệt đối xử, bao gồm quyền kinh doanh, doanh nghiệp nhà nước, một số ngànhdịch vụ, các loại phí, Những vi phạm này chủ yếu được thé hiện trong các chínhsách như các quy định hai giá, các thủ tục và quy định hạn chế về đầu tư Việcthực thi các quy định về đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc đặt ra một số tháchthức như ảnh hưởng tới nguồn thu khi không thực hiện chính sách hai giá, hạn chế
khả năng hỗ trợ doanh nghiệp trong nước khi không được phép thực hiện các chính
sách riêng, ưu đãi cho các đối tượng này so với doanh nghiệp nước ngoài Tuynhiên, việc thực thi các quy định này sẽ khiến cho nền dịch vụ Việt Nam sẽ đượcbình đăng với các đối thủ cạnh tranh khi tiếp cận thị trường nước ngoài Bên cạnhđó, đóng góp quan trọng của nghiên cứu là đã đưa ra các khuyến nghị sửa déi cácvăn bản pháp luật tương ứng Trong phần khuyến nghị các giải pháp hoàn thiệnpháp luật, tập thể tác giả đưa ra quan điểm rằng Việt Nam cần sớm xây dựng luậtriêng về các nguyên tắc không phân biệt đối xử dé đáp ứng yêu cầu hội nhập quốctế, đồng thời việc này có ý nghĩa lâu dài đối với tiến trình cải cách, mở cửa và hộinhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới
Tiếp nối công trình nghiên cứu về các nguyên tắc không phân biệt đối xửtrong tự do hóa thương mại dịch vụ là luận án tiễn sỹ “Lý luận và thực tiễn đối xửtôi huệ quốc (MEN) trong pháp luật thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập
6”! Trong luận án của minh, tác giả Nguyễn Sơn đã chi ra các quy định của
quốc tépháp luật quốc tế liên quan đến nguyên tắc MEN đối với cả tự do hoa thương maihàng hóa và tự do hóa thương mại dịch vụ Đối với nội dung tự do hóa thương mại
? Hoàng Tích Phúc (2001), “Nghiên cứu về chế độ MEN và NT nhằm hoàn thiện và bồ sung chính sáchthương mại hàng hoá và thương mại dịchvụ của Việt Nam ”, Đề tài KH cấp Bộ
l Nguyễn Sơn (2017), Lý luận và thực tiễn đối xử toi huệ quốc (MEN) trong pháp luật thương mại quốc tế
trong điều kiện hội nhập quốc tế, Luận án tiễn sỹ Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Trang 28dịch vụ, tác giả đã bình luận và phân tích theo các quy định của GATS về nguyêntắc MEN Theo tác giả, Hiệp định GATS đã xác lập các nguyên tắc cơ bản cho đàmphán và cam kết tự do hoá thương mại dịch vụ giữa các quốc gia thành viên WTObao gồm MEN Ngoài ra, mỗi quốc gia cũng có những hiệp định với các đối tác củamình về mở cửa từng lĩnh vực dịch vụ trong khuôn khổ các FTA và hết sức dè đặttrong việc đa phương hóa các đối xử này theo MEN Các hiệp định FTA, về cơ bản,vẫn kế thừa các nguyên tắc tự do hoá và cách phân loại dịch vụ như đã được thiếtlập tại GATS nhưng thường kèm theo các điều khoản MEN với nhiều quy địnhmiễn trừ nhằm hạn chế đa phương hoá các ưu đãi cho các đối tác ngoài khối.
Tiếp theo phải ké đến những sách chuyên khảo do các nhà nghiên cứu biênsoạn liên quan đến các quy định tổng quan về pháp luật tự do hóa thương mại dịchvụ, trong đó có thé kế đến như cuốn sách “Tự do hóa thương mại dịch vụ trong
WTO: Luật và thông lệ” Tác giả Vũ Như Thăng đã trình bày những nội dung liên
quan đến tự do hóa thương mại dịch vụ trong WTO, gồm: tổng quan về Hiệp địnhchung về Thương mại dịch vụ (GATS); cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTOliên quan đến thương mại dịch vụ; biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ.Thêm vào đó các nghĩa vụ chung; cam kết cu thé; cam kết bố sung; ngoại lệ; cácđiều khoản khác cũng được tác giả đề cập đến trong cuốn sách này Bên cạnh cácquy định chung về pháp luật quốc tế trong tự do hóa thương mại dịch vụ, tác giả cònđưa ra các quy định cụ thê liên quan đến dịch vụ tài chính trong khuôn khổ WTO
Cuốn sách “Tổng quan các vấn đề Tự do hóa thương mại dịch vu” của Ủy
ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế là tập hợp các nghiên cứu tông quan về cáclĩnh vực dịch vụ quan trọng nhằm tăng cường sự hiểu biết trong lĩnh vực côngnghiệp và nhiều lĩnh vực khác trong quá trình thực hiện Hiệp định chung về thươngmại dịch vụ, vì Hiệp định này được áp dụng cho những ngành cụ thé và liên quanđến nhiều vấn đề mà chính phủ các nước sẽ phải đương đầu khi họ theo đuổi tự dohóa thương mại các ngành đó Trọng tâm của các nghiên cứu là những van đề màcác thành viên có thé sẽ muốn tính đến trong việc đưa ra quan điểm đàm phán hoặcmục tiêu cho vòng đàm phán mới và chuẩn bị cho các ngành công nghiệp trong một
môi trường thương mại mở hơn nữa Các nghiên cứu cũng sẽ góp phân vào việc
` Vũ Như Thăng (2007), Tự do hóa thương mại dich vụ trong WTO: Luật và thông lệ, Nhà xuất bản Hà Nội.'ˆ Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Tổng quan các vẫn dé Tự do hóa thương mai dịch vu,
Nxb Chính trị quôc gia.
Trang 29đánh giá sự phát triển gần đây của thương mại dịch vụ và cả chương trình trao đôithông tin về cơ chế quản ly của các nước thành viên WTO và các nền kinh tế dichvụ An pham cung cấp các kiến thức cần thiết cho việc xây dựng phương án đàmphán và thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ phù hợp với yêu cầu của quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu tổng quan các quy định và nguyên tắc củatự do hóa thương mại dịch vu, bài viết “Các ngoại lệ chung trong GATS 25 năm áp
dung và lưu ý đối với Việt Nam ”Ở là một bài viết đăng trên Tạp chí luật học trong
thời điểm gần đây đáng được lưu ý phân tích và bình luận các ngoại lệ trong WTOvề tự do hóa thương mại dịch vụ Trong bài viết này, tác giả Nguyễn Ngọc Hà đãđưa ra khái quát các quy định về ngoại lệ trong WTO về thương mại dịch vụ Theotác giả, các ngoại lệ chung tại Điều XIV GATS cho phép thành viên của WTO ápdụng những biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ và không tương thích vớinghĩa vụ trong GATS dé đạt được một số mục đích nhất định Sau hon 25 năm ápdụng, các ngoại lệ chung này, dù được viện dẫn không nhiều nhưng đã được các cơquan tài phán của WTO làm rõ ở nhiều khía cạnh pháp lí quan trọng Bài viết phântích thực trạng áp dụng ngoại lệ chung của Điều XIV GATS từ số liệu thống kê,nhắn mạnh các vẫn đề pháp lí và sự phát triển của các ngoại lệ chung sau Vòng đàmphan Uruguay và rút ra một số lưu ý đối với Việt Nam
Những công trình kể trên đã làm rõ những vấn đề pháp lý tổng thể về tự dohóa thương mai dich vụ trong luật quốc tế nói chung trên nhiều phương dién, từ lichsử, pháp lý và thực tiễn tại một số quốc gia và khu vực
Không đề cập trực tiếp đến các quy định của GATS về tự do hóa thương mại
dịch vụ song bài viết “Trade liberalization and cultural policy”"* đã đề cập đến một
yếu tố ảnh hưởng đến tự do hóa thương mại dịch vụ đó là các chính sách văn hóacủa các quốc gia Tập thể tác giả Mary E Footer và Christoph Beat Graber chỉ ramối quan hệ giữa tự do hóa thương mại toàn cầu và việc theo đuổi các chính sáchvăn hóa của các chính phủ quốc gia Trong bài viết này, tác giả đã xem xét các nền
tảng cơ sở của thương mại và văn hóa và các biện pháp chính sách văn hóa trongnước Tác gia cũng tập trung vào một sô vân dé nôi bật liên quan đên môi quan hệ'S Nguyễn Ngọc Hà (2020), Các ngoại lệ chung trong GATS 25 năm áp dung và lưu ý đối với Việt Nam, Tapchí Luật học, số 10 năm 2020.
'4 Mary E.Footer va Christoph Beat Graber (2000), Trade liberalization and cultural policy, đăng trên Tapchị Luật Kinh tế thé giới (Journal of International Economic Law).
Trang 30giữa sở hữu trí tuệ, thương mại và văn hóa, và các tranh chấp gần đây liên quan đếncác vấn đề này tại WTO Sau đó, bài báo phân tích sức lan tỏa của toàn cầu hóa vàtác động của nó đối với cách thức mua bán và phân phối hàng hóa và dịch vụ vănhóa, sử dụng các công nghệ truyền thông mới và ảnh hưởng của nó đối với bản sắcvăn hóa Phần cuối cùng của bài báo thảo luận về một số triển vọng đối với thươngmại và văn hóa tại WTO vào đầu Thiên niên kỉ mới Bài báo này được tác giả viếtvào thời điểm năm 2000, WTO bước đầu có sức ảnh hưởng đến thương mại thếgiới, mặc du bài báo này đã xuất hiện khá lâu, nhưng nó là một trong số ít các côngtrình đưa ra mối quan hệ giữa thương mại với các chính sách về văn hóa.
1.2 Nhóm công trình nghiên cứu nội dung pháp lý và thực tiễn thực hiện
tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN
1.2.1 Các nghiên cứu về nội dung pháp lý về tự do hóa thương mại dịch vụ
trong ASEAN
Cuốn sách “Tu do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN” (Service trade
liberalization in ASEAN)”” là một công trình tiêu biểu trong nhóm những công trình
nghiên cứu pháp luật ASEAN về tự do hóa thương mại dịch vụ Trong chương I“Tổng quan” (Introduction), tac giả đã đánh giá một cách tổng thé các quy định vềtự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN và các quy định về các cam kết tự dohóa thương mại dịch vụ trong ASEAN Trong 10 chương còn lại của cuốn sách, tácgiả đã đưa ra các phân tích, bình luận dé đánh giá thực tiễn thực hiện các cam kết tựdo hóa thương mại dịch vụ của ASEAN của 10 quốc gia thành viên ASEAN baogồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Brunei,Cam-pu-chia, Lào và Myanmar Trong cuốn sách này, tác giả đã khăng định lĩnhvực dịch vụ đóng một vai trò quan trọng trong các nền kinh tế ASEAN vì nó chiếm
khoảng một nửa GDP của khu vực và hơn 45% tổng số việc làm ” ASEAN mong
muốn hội nhập sâu hơn trong lĩnh vực dich vụ nhăm nâng cao đóng góp của ngànhnày vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia Mặc dù vậy, tự do hóathương mại dich vụ đã tiễn trién chậm hơn so với tự do hóa thương mại hàng hóa cảở cấp độ đa phương và khu vực Nguyên nhân chủ yếu là do các cơ chế quản lýkhác nhau giữa các quốc gia đã góp phần làm chậm tốc độ tự do hóa Logistics là
'S Tham Sew Yien và Sanchita Basu Das (2018), Service trade liberalization in ASEAN, tài liệu xuất bản bởi
ISEAS.
'* Tham Sew Yien và Sanchita Basu Das (2018), t/dd, tr.6
Trang 31một ngành quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ Việc tích hợp dịch vu Logistics rấtquan trọng đề tăng cường hội nhập kinh tế trong ASEAN vì nó tạo điều kiện cho sựdi chuyển của hàng hóa, dịch vụ và con người trong và giữa các quốc gia, giữa cácnhà sản xuất và từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng Cuốn sách này xem xét hiệntrạng tự do hóa dịch vụ ở mười nền kinh tế trong ASEAN Thêm vào đó, cuốn sách
cũng đánh giá môi trường thuận lợi cho FDI và mức độ tự do hóa FDI trong lĩnh
vực logistics cũng như những thách thức tự do hóa gặp phải ở mỗi nền kinh tế
ASEAN Như vậy, tac giả Tham Sew Yien và Sanchita Basu Das đã có những đánh
giá sơ lược về khuôn khô chính sách và pháp luật ASEAN về tự do hóa thương maidịch vụ, những đóng góp về mặt khoa học trong cuốn sách này có ý nghĩa quantrọng đối với việc hội nhập kinh tế ASEAN sâu rộng hơn Tuy nhiên tính từ thờiđiểm xuất bản của tác phẩm đến hiện tại thì ASEAN đã ban hành nhiều văn bảnpháp lý mới về tự do hóa thương mại dịch vụ, điển hình là sự bố sung của các góicam kết mới và Hiệp định thương mại dịch vụ ATISA
Cũng là một công trình nghiên cứu tổng quan các quy định pháp luật ASEANvề tự do hóa thương mại dịch vụ, nhưng trong cuốn sách “7; hương mại dịch vụtrong ASEAN, con đường đã trải qua và hành trình sắp tới” (Services Trade inASEAN The Road Taken and the Journey Ahead)`”, các tac giả cung cấp đánh giá vềthị trường dịch vụ ASEAN từ cả góc độ pháp luật và góc độ kinh tế Cuốn sáchđược kết cấu với 6 chương bao gồm: Chương | “Tổng quan”, Chương 2 “Dịch vuvà thương mại dịch vụ trong ASEAN: xu hướng và bối cảnh”, Chương 3 “ASEANcó phải là khu vực quy định toi uu đối với thương mại dich vu không?”, Chương 4
“Tu do hóa thương mại dich vụ trong ASEAN: xu hướng, thành tựu và triển VỌNg ”,Chương 5 “Bài học từ Liên minh châu Au liên quan đến hội nhập ASEAN trong lĩnhvực dich vu” và Chương 6 “Mot số nhận định tổng kết” Trong cuốn sách này, tácgiả đã mô tả toàn diện nhất về tự do hóa thương mại dịch vụ trong nội bộ ASEAN
và ngoài ASEAN trong Chương 1, Chương 2 và Chương 3 Trong nội dung của
Chương 4 tác giả đưa ra nhiều những số liệu thực tiễn thực thi các gói cam kếtAFAS của các quốc gia thành viên ASEAN Ngoài ra, các tác giả còn so sánh môhình thể chế hóa các cam kết về tự do hóa thương mại dịch cụ trong Liên minhChâu Âu và ASEAN (chương 5) Cuối cùng, tác giả đưa ra một số quan điểm của
'’ Dora Neo, Pierre Sauvé, Imola Streho (2019), Services Trade in ASEAN The Road Taken and the Journey
Ahead, Nha xuat ban Đại hoc Cambridge, Vương quôc Anh.
Trang 32mình về tiến độ thực thi các cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ của ASEANtrong Chương 6, từ đó đưa ra một số các đề xuất thay đổi các chính sách củaASEAN Theo các tác giả, để tăng cường tự do hóa thương mại dịch vụ trong khuvực cần phải ký kết thoả thuận công nhận lẫn nhau, mở cửa tiếp cận thị trường,giảm bớt các rào cản đối xử quốc gia và áp dụng các biện pháp tự đo hóa đối với lao
động nhập cư tạm thời.
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ké từ khi ra đời đã đánh dấu sự phát triểnvề tự do lưu chuyên hàng hóa và dich vụ trong cộng đồng ASEAN Ké từ khi ra đời,có rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm đến tiễn trình tự do hóa thương mại dịchvụ gan liền với sự phát triển của AEC Điển hình trong số đó là cuốn sách “Conđường dân đến cộng dong kinh tế ASEAN” (Road map to ASEAN economicCommunity)'* của tác giả Denis Wei-Yen Trong cuốn sách này, tác giả đã nghiêncứu và chỉ ra lộ trình và sự cần thiết ra đời của cộng đồng kinh tế ASEAN Bêncạnh đó, tác giả còn chỉ ra những lợi ích về kinh tế và chính trị của AEC Việc xâydựng cộng đồng kinh tế ASEAN được tiếp thu những kinh nghiệm từ Liên minhChâu Âu EU, đặc biệt là về thé chế Ngoài ra, tác giả còn trình bày những nội dungpháp lý của AEC và những van dé còn tồn tại Trong Chương 9 “Tự do hóa thươngmại dich vụ trong ASEAN”, tác giả đã đưa ra các quy định tổng quan của pháp luậtASEAN về tự do hóa thương mại dịch vụ bao gồm: các nguyên tắc cơ bản của tự dohóa thương mại dịch vụ, các cam kết đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc trongASEAN, các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ trong ASEAN Đối với Chương 10“Sự di chuyển thé nhân trong ASEAN: các vấn dé đặt ra và chính sách cho sự pháttriển của Cộng đồng kinh tế ASEAN”, tác giả khang định tầm quan trọng của cácchính sách về di chuyền thé nhân cung cấp dịch vụ trong tiến trình tự do hóa thươngmại dịch vụ ở ASEAN Từ đó tác giả đưa ra những bình luận và nhận xét về sự ảnhhưởng của các chính sách này trong sự phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN.Như vậy, tác giả Denis Wei-Yen đã có những đánh giá sơ lược về khuôn khổ chínhsách và pháp luật về tự do hóa thương mại dịch vụ trong AEC, tuy nhiên một số vănbản đã được thay thế bởi văn bản mới khi AC được thành lập vào năm 2015 như
AEC Blueprint 2025.
'S Denis Wei-Yen (2005), Road map to ASEAN economic Community, Tài liệu tham khảo của ISEAS.
Trang 33Một cuốn sách đáng chú ý nữa đó là “Luật ASEAN trong trật tự kinh tế khuvực mới: Xu hướng toàn cầu và mô hình dịch chuyển" (ASEAN Law in the New
Regional Economic Order: Global Trends and Shifting Paradigms)'” tìm hiểu kháiniệm luật ASEAN trong khuôn khô quy phạm của trật tự kinh tế khu vực mới Nó
xem xét lộ trình của Kế hoạch Cộng đồng Kinh tế ASEAN mới năm 2025 bằngcách đánh giá tác động của các hiệp định thương mại ASEAN đối với luật pháptrong nước đối với các dịch vụ chuyên nghiệp, hội nhập tài chính, tranh chấp đầu tưvà thương mại kỹ thuật số Quan trọng hơn, nó làm sáng tỏ ý nghĩa pháp lý của cácthỏa thuận của ASEAN với Trung Quốc và An Độ và sự phát triển tiềm năng của
các hiệp định thương mại khu vực lớn như CPTPP va RCEP Do đó, phân tích pháp
lý và nghiên cứu trường hợp trong cuốn sách cung cấp một cái nhìn mới về hộinhập châu Á-Thái Bình Dương và thu hẹp khoảng cách giữa học thuật và thực tiễn.Hơn thế nữa, cuốn sách này là một trong số ít các tác phẩm nghiên cứu về luậtASEAN có đề cập đến Hiệp định tự do hóa thương mại ASEAN ATISA Chương 5của tác giả Bryan Mercurio đưa ra một cái nhìn tổng quan về hiệp định ATISA vàtương lai của tự do hóa thương mại dịch vụ Trong đó tác giả đã đưa ra quá trìnhhình thành hiệp định ATISA đi từ các hạn chế của Hiệp định khung ASEAN vềdịch vụ AFAS, từ đó đưa ra nhận xét tổng quan về triển vọng cua ATISA trong
thương mại dịch vụ ở ASEAN trong tương lai Tuy nhiên trong nghiên cứu này tập
thể tác giả Bryan Mercurio mới chỉ đưa ra một số những quy định chung củaATISA và chưa đi sâu vào các cam kết cụ thê của Hiệp định này
Bên cạnh các sách chuyên khảo nghiên cứu các quy định về tự do hóa thương
mại dịch vụ trong ASEAN còn có các công trình nghiên cứu khác như các bài báo,
các bài viết trong hội thảo khoa học Trong đó có thê kế đên bài viết Mội số van dé
ly luận về tự do hóa thương mai dịch vụ trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)”",
tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung luận đã đề cập một số vấn đề lý luận cơ bản, pháchọa được nội dung ban đầu về tự do hóa thương mại dịch vụ và Hiệp định khung vềDịch vụ của ASEAN (AFAS) Về nguyên tắc dam phán, dam phán dịch vu trong
!? Pasha L Hsieh va Bryan Mercurio (2019), ASEAN Law in the New Regional Economic Order: GlobalTrends and Shifting Paradigms, Nha xuat ban Dai hoc Cambridge, Vuong quéc Anh.
? Nguyễn Thị Hồng Nhung (2019), Một số van dé lý luận về tự do hóa thương mai dich vụ trong Cộng dongkinh tế ASEAN (AEC), bài viết trong khuôn khổ hội thảo khoa học cấp cơ sở Tự do hóa thương mại dịch vụtrong cộng đồng kinh tế ASEAN tổ chức bởi Dai học Luật Hà Nội 2019, do tiến sĩ Nguyễn Minh Tiến làm
chủ trì.
Trang 34khuôn khổ AFAS được thực hiện theo hình thức Chon — Cho giống WTO, tức là tấtcả các ngành/lĩnh vực có cam kết mở cửa thì sẽ được đưa vào trong các Gói camkết, còn trường hợp không đưa vào là không cam kết Về phạm vi cam kết, các Góicam kết về mở cửa dich vụ trong khuôn khổ Hiệp định AFAS không bao gồm mode4 — Hiện diện thể nhân, mà chỉ bao gồm 3 Phương thức cung cấp dich vụ là mode 1-Cung cấp dich vụ qua biên giới, mode 2 - Tiêu dùng ở nước ngoài va mode 3 — Hiệndiện thương mại Các cam kết về Hiện diện thể nhân được đàm phán riêng trongHiệp định về di chuyển thể nhân ASEAN (MNP 2012) Từ năm 2007 đến nay, cácnước ASEAN không tiễn hành các vòng đàm phán nữa mà thực hiện tự do hóa dịchvụ dựa trên các mục tiêu và lộ trình trong Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC (AECBlueprint 2015 và 2025) Các Gói cam kết tiếp tục được đàm phán và thực hiện,tính đến tháng 11/2018 đã có 10 Gói cam kết được đưa ra.
Bên cạnh bài viết tổng quan về tự do hóa thương mại trong ASEAN của tácgiả Nguyễn Thị Hồng Nhung thì bài viết “Nội dưng pháp lý về tự do hoá thương
mai dich vu trong ASEAN 71 của tác giả Trần Thu Yến đi sâu hơn về các van dé
pháp lý liên quan đến tự do hóa thương mại dịch vụ ASEAN, bao gồm cơ sở pháplý và cơ sở thực tiễn Trong bài biết, tác giả đã đưa ra các cơ chế xóa bỏ các rào cảnthương mại được thực hiện bằng cách: AFAS đưa ra khung pháp lí chung cho tiếntrình hạn chế và xoá bỏ các rào cản thương mại; các văn bản pháp lý về hội nhậpcác ngành ưu tiên (y tế, du lịch, hàng không, e-ASEAN và dịch vụ hậu cần logistic)dua ra pham vi va 16 trinh cu thé; va trên cơ sở va dé triển khai cụ thé AFAS, cácquốc gia thành viên sẽ tiễn hành các vòng đàm phán dé đưa ra các gói cam kết theohướng ngày càng mở rộng phạm vi các lĩnh vực dịch vụ được tự do hoá đồng thời
mức độ tự do hoá của từng lĩnh vực dịch vụ sẽ ngày được nâng cao.
Tác giả Trần Thu Yến còn đưa ra các sự khác biệt giữa các quy định tự do hoáthương mại dịch vụ trong khuôn khô GATS/WTO và AFAS/ASEAN bao gồm thứnhất, AFAS không tự mình đưa ra danh mục riêng những ngành/ phân ngành thuộcphạm vi điều chỉnh của Hiệp định mà thừa nhận áp dụng tự do hóa thương mại đối
với những ngành và phân ngành dịch vụ của WTO, được nêu trong GATS Song,
GATS điều chỉnh hoạt động thương mại trong tất cả các loại dich vụ được trao đôi
?' Tran Thu Yến (2019), “Nội dung pháp ly về tự do hoá thương mại dịch vụ trong ASEAN” bài viết trong
khuôn khổ hội thảo khoa học cấp cơ sở Tự do hóa thương mại dịch vụ trong cộng đồng kinh tế ASEAN tôchức bởi Đại học Luật Hà Nội 2019.
Trang 35trên thế giới Tuy nhiên, theo các văn bản pháp lí hiện nay của ASEAN, cho đếnnay ASEAN cũng mới chỉ thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ trong một số lĩnhvực dịch vụ Thứ hai, nếu như trong khuôn khổ WTO, ngay từ khi là thành viên củaWTO, các quốc gia đã đưa ra các gói cam kết gồm cam kết về tiếp cận thị trường(Điều XVI của GATS), các cam kết về đối xử quốc gia (Điều XVII của GATS) vàcác cam kết bố sung (Điều XVIII trong GATS) - là những cam kết về những biệnpháp ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ không năm trong phạm vi hai cam kết nóitrên, thì trong khuôn khô ASEAN, trên cơ sở và dé triển khai AFAS, các quốc giathành viên cũng sẽ tiến hành các vòng đàm phán để đưa ra các gói cam kết theo
hướng ngày càng mở rộng phạm vi các lĩnh vực dịch vụ được tự do hóa Thứ ba,
GATS/WTO mang tính chất mở, quyền chủ động vẫn thuộc về các nước thành viênbăng cách quy định một cách chung chung về các phương pháp tự do hóa thươngmại dịch vụ trong phạm vi tổ chức, thì AFAS đã có bước tiến mới khi quy định cuthê hơn cách thức tự do hóa thương mại dịch vụ đối với từng quốc gia thành viên,
giúp cho việc thực hiện mục tiêu tự do hóa được thực hiện một cách hiệu quả và
phù hop với điều kiện của từng quốc gia thành viên hơn.1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn thực hiện tự do hóa thương
mai dịch vụ trong ASEAN
Bên cạnh những công trình tổng quan về các van dé pháp lý trong ASEAN,trong các công trình nghiên cứu liên quan đến thực tiễn thực thi pháp luật ASEANvề tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN thì đáng chú ý nhất có thé kế đến
“Báo cáo hội nhập ASEAN” (ASEAN integration report)” Tại mục 3.1.2 Trade in
services, báo cáo đã đưa ra các thông tin và số liệu cu thé và tình hình các ngànhdịch vụ trong cộng đồng ASEAN Nghị định thư thực hiện Gói cam kết thứ 10 trongkhuôn khô AFAS đã được ký bên lề Hội nghị bộ trưởng ASEAN (AEM) lần thứ 50vào ngày 29 tháng 8 năm 2018, đóng vai trò là gói cam kết cuối cùng của AFAStrong khuôn khổ AEM Theo báo cáo cho đến thời điểm hiện tại, ba quốc gia thànhviên vẫn đang trong quá trình hoàn thiện Gói cam kết thứ mười của họ, nhưngchúng dự kiến sẽ được hoàn thành trong tương lai gần Theo Gói thứ 10, các camkết của các quốc gia thành viên đã được tăng cường hơn nữa về mức độ bao phủ củacác phân ngành cam kết tự do hóa Mặc dù AFAS là công cụ thúc đây việc loại bỏ
> ASEAN Secretariat (2019), ASEAN integration report, Tài liệu tham khảo của ASEAN.
Trang 36dần các rào cản trong thị trường dịch vụ trong khu vực, nhưng tự do hóa có thé bihan chế bởi các chính sách của các quốc gia thành viên AFAS, tuy nhiên, đã cungcấp sự chắc chắn hơn về chính sách trong hội nhập thị trường dịch vụ Trong tươnglai, hội nhập dịch vụ của ASEAN cần tiếp tục được làm sâu sắc và mở rộng hơn nữađể đóng góp vào việc xây dựng một khu vực dịch vụ cạnh tranh.
Thêm vào đó, tại mục 3.1.2.1, báo cáo đưa ra tình hình chung của việc thực
hiện các thỏa thuận lẫn nhau (MRAs) Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của ASEAN
(MRA) thúc day sự di chuyển xuyên biên giới của các chuyên gia nước ngoài thôngqua việc công nhận lẫn nhau về việc ủy quyên, cấp phép hoặc chứng nhận các tiêuchuẩn của các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp có được ở một quốc gia bởi mộtquốc gia khác tham gia thỏa thuận Hiện có các MRA có hiệu lực đối với tám dịchvụ chuyên nghiệp trong ASEAN: (1) dịch vụ kỹ thuật; (2) dịch vụ điều dưỡng: (3)dịch vụ kiến trúc; (4) nhân viên khảo sát; (5) người hành nghề y tế; (6) bác sĩ nhakhoa; (7) chuyên gia du lịch; và (8) dịch vụ kế toán Mặc dù đã đưa ra một bứctranh tổng quan về tình hình thực thi pháp luật ASEAN về dịch vụ như các gói camkết mới nhất của AFAS hay các MRA của các quốc gia thành viên, tuy nhiên tạithời điểm xây dựng báo cáo Hiệp định ATISA mới được xây dựng nên thực tiễnthực hiện chưa được Ban thư ký ASEAN đề cập nhiều ở trong báo cáo này
Một bài viết đáng chú ý về thực tiễn thực hiện các chính sách tự do hóathương mại dịch vụ trong ASEAN đó là bài viết Hiệp định Thương mại Dịch vụASEAN (ATISA): Thúc day Tự do hóa Dịch vụ cho ASEAN (ASEAN Trade inServices Agreement (ATISA): Advancing Services Liberalization for ASEAN)”.Trong bai viết này, tác giả Tham Siew Yean đã dé cập đến một số hạn chế củaAFAS dẫn đến sự hình thành của ATISA Trong thời gian thực hiện các gói cam kếtcủa AFAS, các cam kết đối với chín gói AFAS này đã tăng lên và mở rộng hơn vềphạm vi cho thay sự cải thiện về sự chắc chắn của chính sách trong lĩnh vực dịch vụASEAN Tuy nhiên, điều này không han có nghĩa là tự do hóa được mở rộng hon vìkhi bị ràng buộc các cam kết có thể bao gồm ít hơn so với thực tế Quan trọng hơnlà ASEAN đã hạn chế hơn chính sách trong lĩnh vực dịch vụ, so với các lĩnh vựckhác Chỉ số hạn chế Dịch vụ thương mại thế giới (STRI), được dùng dé đo mức độ
3® Tham Siew Yean (2019), ASEAN Trade in Services Agreement (ATISA): Advancing Services
Liberalization for ASEAN?, bài việt trong khuôn khô nghiên cứu của Viện nghiên cứu Đông nam A, sô 2019, tr2.
Trang 3754-hạn chế chính sách trong dịch vụ, chỉ ra răng STRI trung bình cho ASEAN cao hơn
60% so với toàn cầu trung bình vào năm 2012” Trong ASEAN, có sự khác biệt
đáng kể, Campuchia, Myanmar và Singapore có nhiều chính sách tự do hơn so vớiIndonesia, Philippines va Thái Lan Vì AFAS chưa có cơ chế hiệu qua dé quản lycác rào cản nội địa trong các nước thành viên ASEAN, chính vì vậy việc thực thicác cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ theo AFAS chưa thực sự đạt được hiệuquả cao Chính vì vậy trong bài viết này tác giả đã đưa ra những triển vọng trongtương lai sắp tới trong tiến trình tự do hóa thương mại dịch vụ ở ASEAN khi
ATISA được thực thi.
Bên cạnh các bài viết về tổng quan thực thi các quy định của ASEAN trong tựdo hóa thương mại dịch vụ còn có các bài viết liên quan đến thực thi pháp luậtASEAN của một số quốc gia thành viên cụ thé Tiêu biểu trong số đó có thé kế đến“Những thách thức đối với Indonesia trong tiễn trình tự do hóa thương mại dịch vụtrong cộng dong kinh tế ASEAN” (Challenges for Indonesia in case of liberalization
of trade in services in the ASEAN economic community)’ Trong nghiên cứu này,
tác giả đã chỉ ra tình hình thực hiện chung các cam kết trong cộng đồng ASEAN.Đối với quốc gia thành viên cụ thể là Indonesia, tác giả đã đưa ra những thực tiễn cụthể của quốc gia nay về việc thực hiện các cam kết dịch vụ với tư cách quốc giathành viên ASEAN Từ thực tiễn đó, tác giả nhận xét rằng về cơ bản, tự do hoáthương mại dịch vụ phải được đối xử khác với thương mại hàng hoá vì sự phức tạpcủa nó Do đó, đánh giá nội dung tự do hóa của các hiệp định khu vực về dịch vụ làmột câu hỏi phức tạp và đầy thách thức Cuối cùng, tác giả xác định những tháchthức và cơ hội của Indonesia trong tiễn trình tự do hóa dich vu
Tiếp theo đó, bài viết “FDI, Tự do hóa Dịch vụ và Phát triển Logistics ở
Campuchia” (FDI, Services Liberalization, and Logistics Development inCambodia)” đưa ra những thực tiễn thực hiện các nghĩa vu tự do hóa thương mại
của Campuchia, một quốc gia thành viên ASEAN Về các cam kết trong WTO,Campuchia thực hiện cam kết mạnh mẽ đối với 3 phương thức trong WTO ngoại
** ASEAN Secretariat and World Bank (2015), ASEAN Services Integration Report: A Joint Report by theASEAN Secretariat and the World Bank, tài liệu xuất bản của World Bank 2015.
3 Magdariza (2017), Challenges for Indonesia in case of liberalization of trade in services in the ASEANeconomic community, đăng trên tạp chí Luật quốc tế Indonesia, số 15, trang 47-59.
°° Vannarith CHHEANG (2017) FDI, Services Liberalization, and Logistics Development in Cambodia, Tài
liệu tham khảo của ERIA.
Trang 38trừ Phương thức 4 Hiện diện thé nhân Thêm vào đó, Theo AFAS 8, điểm tổng thécủa Campuchia là 0,45 trên 5, cao hơn điểm của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào(0,39) và Việt Nam (0,43) Dựa vào các số liệu thực tiễn, tác giả đưa ra nhận xét
mặc dù Campuchia đã mạnh mẽ cải cách và tự do hóa lĩnh vực dịch vụ cũng như sở
hữu nước ngoài trên cơ sở không phân biệt đối xử trong nhiều lĩnh vực, năng lựcquản trị và thực hiện tốt là những vấn đề cốt lõi Nhưng các khung pháp lý về sửdụng đất còn yếu và không rõ ràng, gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài.Về sử dụng đất, Điều 44 của Hiến pháp quy định chỉ công dân và pháp nhânCampuchia mới có quyền sở hữu đất Tranh chấp đất đai là van đề chính của quốcgia vì lý do tham nhũng và các giao dịch và đăng ky dat đai không hợp ly Dé thựchiện hiệu quả tự do hóa dịch vụ, Campuchia cần phát triển và tăng cường quan trilogistics cũng như thúc đây đối thoại và phối hợp giữa các cơ quan quản lý, quanchức thương mại và các bên liên quan khác Quản trị tốt và phối hợp thé chế là yếutố rất quan trọng đề phát triển ngành dịch vụ
Một bài viết đáng chú ý khác là “Hướng tới thị trường lao động ASEAN hội
nhập, những cơ hội và thách thức cho các nước nhóm CLMV (Toward an integrated
ASEAN labor market prospects and challenges for CLMV countries)” Tác giả đãchỉ ra khuôn khổ pháp lý về tự do di chuyền lao động ASEAN thông qua phân tíchnhững thoả thuận khu vực nền tang cho tự do di chuyền lao động có tay nghề trong
khu vực như AFAS, các MRA Trong nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Huy Hoàng
tập trung vào những văn kiện được cơ quan chuyên ngành của ASEAN thông qua
(Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN) bao gồm các Chương trình làm việc củaHội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN về lao động và nguồn nhân lực vào năm2000, năm 2006 và Chương trình lao động nhập cư của các nước Tiểu vùng sôngMê Kông năm 2005 Theo tác giả, những thoả thuận và chương trình làm việc vềhội nhập thị trường lao động ASEAN bao gồm cấp khu vực và tiểu khu vực nhưnghội nhập thị trường lao động ASEAN chỉ tập trung vào đối tượng lao động lànhnghề, từ đó sẽ gây nên những khó khăn đối với nhóm nước CLMV trong cuộc chạyđua khắc nghiệt trong tương lai gần khi AEC được thành lập
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã khái quát một cách tổng thé bứctranh toàn cảnh về tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN, và các thực tiễn
7 Nguyễn Huy Hoàng (2013), “7oward an integrated ASEAN labor market prospects and challenges for
CLMV countries”, VNU Journal of Economic and Business Vol.29, No 5E (2013) 34-42.
Trang 39thực hiện các cam kết chung và các cam kết riêng của các quốc gia thành viênASEAN Qua nghiên cứu, có thé thay cách tiếp cận của ASEAN trong van dé tự dohóa thương mại dịch vu khá tương thích với cách tiếp cận phổ biến trên thế giới vềvan đề này, đặc biệt trong van đề xây dựng và thực thi các cam kết tự do hóa thươngmại dịch vụ trong ASEAN Từ các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, các côngtrình nghiên cứu đánh giá được những van đề đã thực hiện được và những khó khăncòn tồn tại cần được giải quyết trong quá trình tự do hóa thương mại dich vụ.
1.3 Nhóm công trình nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp
luật của Việt Nam về tự do hóa thương mại dịch vụ1.3.1 Các công trình nghiên cứu pháp luật Việt Nam về tự do hóa thương
mại dịch vụ
Trong bài viết “Việt Nam với qua trình tự do hóa thương mai dịch vụ hướngtới cộng dong kinh tế ASEAN”, các tac giả Vũ Thanh Hương và Trần Việt Dung đãtổng hợp và đánh giá cam kết cụ thé của Việt Nam về tự do hóa thương mại dịch vụtrong các gói cam kết số bảy và số tám trong khuôn khô AFAS Bài viết được cautrúc thành 4 phan Ngoài lời mở dau, phan thứ hai khái quát những cam kết của ViệtNam trong AEC liên quan đến thương mại dịch vụ Phần thứ ba sẽ phân tích tình
hình thực hiện các cam kết thương mại dịch vụ của Việt Nam và phân cuối cùng rút
ra một số gol y nhằm thúc đây sự tham gia hiệu quả của Việt Nam vào tự do hoáthương mại dịch vụ trong AEC Theo các tác giả, cam kết về phương thức 4 củaViệt Nam nhìn chung khá dé dat, đây là cách tiếp cận tương tự như cách mà cácquốc gia thành viên đã thực hiện trong khuôn khô GATS/WTO Việt Nam đã có
những nỗ lực mở cửa thị trường dich vụ trong gói AFAS 8 so với AFAS 7 va GATS
về cả phạm vi cam kết, mức độ cam kết và đạt được những kết quả hội nhập AEC
đáng khích lệ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ Việt Nam cũng được đánh giá là
đã thực hiện nghiêm túc các cam kết chung, cam kết cụ thể và có những chủ động
trong việc tham gia vào mở cửa các lĩnh vực dịch vụ ưu tiên của ASEAN Mặc dù
vậy, có thể thay một thực trang chung cua ASEAN, trong đó có Việt Nam, đó làlĩnh vực tự do hoá thương mại dịch vụ chưa đạt được kế hoạch đặt ra trong AECBlueprint Trong bài viết này, tập thê tác giả hướng tới mục tiêu cung cấp một bứctranh tổng thé về sự hội nhập của Việt Nam vào AEC trong lĩnh vực dịch vụ, tuynhiên bài viết này chỉ phân tích các cam kết và tình hình thực hiện cam kết nói
Trang 40chung của Việt Nam va tập trung vào 5 ngành dịch vụ ưu tiên trong ASEAN chứ
không đi sâu phân tích cụ thể vào từng ngành và phân ngành dịch vụ.Cũng là một công trình liên quan đến tự do hóa thương mại dịch vụ của ViệtNam trong AEC, trong sách chuyên khảo Hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN
và tác động đến Việt Nam”, tại chương IV, tác giả đã phân tích những tác động của
AEC đến sự phát triển và hội nhập của kinh tế Việt Nam, trong đó có bao gồm cảdịch vụ Những tác động có bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực Về tác độngtích cực, thứ nhất, cộng đồng AEC tạo ra sự chuyên biến trong thương mại, đầu tư,thức day tăng trưởng kinh tế, tao ra việc làm, cải thiện phúc lợi Thứ hai, AEC gópphần vào việc phân bố các nguồn lực có hiệu quả hơn (vốn đầu tư, công nghệ, việc
làm), hiện đại hóa và phát triển cơ sở hạ tầng Thứ ba, hiện thực hóa AEC sẽ khiến
cho Việt Nam có thể mở rộng hợp tác trong một không gian kinh tế rộng lơn hơn,góp phần thúc đây các hoạt động cải cách, đưa quá trình hội nhập có hiệu quả hơn.Thứ tư, góp phan cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hộinhập Thứ năm, tác động đối với việc lựa chọn chiến lược phát triển cân đối giữacác vùng, miền, giảm bat bình dang giữa các tang lớp, chú trọng bảo vệ môi trườngvà phát triển bền vững Bên cạnh những tác động tích cực, tác giả còn phân tích cáctác động tiêu cực bao gồm: (i) tạo ra những áp lực từ việc thực thi những cải cách;(ii) nguy cơ tụt hậu về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta có thé tăng lênvà các doanh nghiệp Việt Nam có thể rơi vào tình trạng bat lợi; (11) tác động đếnchênh lệch phát triển và an ninh kinh tế giữa các nước trong khu vực; (iv) tác độngđến từ những khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng và ồn định kinh tế vĩ mô khihội nhập kinh tế gia tăng Những tác động tiêu cực này có tính hai mặt, đặc biệt làđối với hai yếu tố tạo ra những áp lực từ việc thực thi cải cách và nguy cơ tụt hậu vềnăng lực cạnh tranh Bởi lẽ, nếu nhìn từ khía cạnh tích cực thì hiện thực hóa AEC sẽlà cơ hội của Việt Nam để thực thi những cải cách và sức ép nhằm nâng cao nănglực cạnh tranh của nền kinh tế
Một công trình dang chủ ý khác đó là sách chuyên khảo “Kinh doanh dich vụ
x;:29
quốc fế””” Trong nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Thị Hường đã đưa ra cách nhìnriêng của mình về việc thực thi các quy định của GATS trong thương mại quốc tế
® Nguyễn Văn Hà (2013), Hiện thực hóa cộng dong kinh tế ASEAN và tác động đến Việt Nam, Viện Hàn lâm
khoa học xã hội Việt Nam „
” Nguyễn Thị Hường (2013), Kinh doanh dịch vụ quốc tế, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân.