Công ước đãghi nhận một số quyền cơ bản của trẻ em như sau: Quyển sống còn của trẻ emĐiều 6; Quyên biết nguồn gốc huyết thông, quyền được khai sinh, có họ tên,quốc tịch, quyền được sống
Trang 1BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐÈ TÀI KHOA HỌC CAP TRƯỜNG
PHAP LUẬT VIỆT NAM VE QUYEN TRE EM VA
THUC TIEN THUC HIEN O VIET NAM
MA SO: LH-2012- /ĐHL-HN
Chủ nhiệm dé tai: TS NGO THỊ HUONG
KHOA PHÁP LUẬT DÂN SỰTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2BANG CHU VIET TATBLDS: Bo luat dan su
BLHS: Bộ luật hình sự
BVCSGDTE: Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
HN& GD: Hôn nhân và gia đình
VKS: Viện kiểm sát
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
Nghị định số 71/2011/NĐ-CP: Nghị định số 71/2011/ND - CP ngày2/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Nghị định số 91/2001/NĐ-CP: Nghị định số 91/2011/ND - CP củaChính phủ ngày 17 tháng 10 năm 2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Trang 3MỤC LỤC
Phan thứ nhất: Tông thuật kết quả nghiên cứu
Phân thứ hai: Các chuyên đề nghiên cứu
Chuyên dé 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền trẻ em và bảo vệ quyền
trẻ emChuyên dé 2: Pháp luật quốc tế về quyền trẻ em
Chuyên dé 3: Pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam
Chuyên dé 4: Các quyền cơ bản và bồn phận của trẻ em
Chuyên dé 5: Thực trạng bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam trong những
năm quaChuyên dé 6: Đảm bảo quyền được học tập của trẻ em
Chuyên đề 7: Tai nạn, thương tích của trẻ em - Thực trạng và giải pháp
Chuyên dé 8: Tình trạng trẻ em đường phố và trẻ em phải lao động sớm
và giải pháp hạn chếChuyên dé 9: Tình trạng trẻ em bị xâm hại về tính mang, sức khỏe, nhân
phẩm và các giải pháp ngăn chặnChuyên đề 10: Trẻ em bị bỏ rơi - Trách nhiệm của cha mẹ, của những
người thân thích và của xã hộiChuyên dé 11: Bao lực gia đình đối với trẻ em - Một số giải pháp ngăn
chặn
Chuyên dé 12: Bao lực học đường đối với trẻ em - Các giải pháp phòng,
chốngChuyên dé 13: Trẻ em vi phạm pháp luật và các giải pháp ngăn chặn
Chuyên dé 14: Bảo vệ trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật và trẻ bị nhiễm HIV
Chuyên dé 15: Thực trang tré em bi bắt cóc, bị buôn ban, bị chiếm đoạt
và giải pháp ngăn chặn
TRANG
60 60
72 S2 37 109
125 157 149 159 184 194 210
223 232 245
Trang 5PHÂN THỨ NHẤT TONG THUAT KET QUÁ NGHIÊN CUU DE TÀI
1 SU CAN THIET CUA VIỆC NGHIÊN CUU DE TAI
1.1 Lý do của việc nghiên cứu
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những truyền thống tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam và là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta.
Trong những năm qua, Nhà nước ta đã tích cực xây dựng và từng bước hoànthiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhăm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, kịpthời trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Đó là cơ sở pháp lý vữngchắc cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ em pháttriển toàn diện về thê chất, trí tuệ, tỉnh thần, đảm bảo các điều kiện để các emtrở thành chủ nhân tương lai của đất nước
Trong những năm qua, các cấp, các ngành, các tô chức đoàn thể và cánhân đã thắm nhuan chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, ýthức sâu sắc nghĩa vụ, trách nhiệm của minh dé từ đó có những giải pháp, việclàm cụ thể cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Vì vậy, công tácbảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã đạt nhiều thành tựu Tuy nhiên, vẫn cònnhững tồn tại cần phải khắc phục trong pháp luật cũng như thực tiễn bảo vệquyền trẻ em tại Việt Nam Về pháp luật, một số nhóm đối tượng trẻ em đặc
biệt chưa được đưa vào Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như: Trẻ em
bị lạm dụng, bị bạo lực; trẻ em bị tai nạn thương tích; trẻ em bị ảnh hưởng từ
các vụ ly hôn; con nuôi, trẻ em di cư; trẻ em bi mua bán; trẻ em sống trong các
hộ nghèo Hệ thống pháp luật hiện hành còn thiếu chế tài đối với các hành vi
vi phạm quyên trẻ em Về thực tiễn, tình trạng trẻ em bị suy dinh dưỡng vẫnchiếm tỷ lệ cao (tính trung bình là gần 30%, đặc biệt là tại các tỉnh Tây Nguyên
và miền núi phía Bắc); trẻ em bị nhiễm HIV ngày càng tăng: trẻ em là nạn nhân
của bạo lực, bị xâm hại tình dục, bị mua bán ngày càng có nguy cơ gia tăng; trẻ
em vùng ven biển, vùng sâu, vùng xa thiếu các điều kiện về học tập và chăm
sóc sức khỏe
Việt Nam là nước có mức thu nhập bình quân đâu người thâp, tình trạngđói nghèo vẫn tôn tại ở diện rộng, khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miễn
Trang 6đang ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ em Khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới và những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế, lạmphát tăng cao, thiên tai nặng nề đã làm gia tăng hiện tượng trẻ em rơi vàohoàn cảnh đặc biệt như: Trẻ em lang thang, trẻ em sử dụng ma tuý, trẻ em bị
-lạm dụng và xâm hại, trẻ em bị buôn bán, trẻ em bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởngbởi HIV/AIDS, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em
m6 côi Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, đạo đức, côngnghệ thông tin đã và đang tác động rất lớn đến lợi ích cũng như sự hình thành
và phát triển nhân cách của trẻ em
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia bảo
vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015, trong đó có hai dự án mang ý nghĩa quyết định
cho thành công của chương trình Đó là: Tuyên truyền, thông tm, vận động
giáo dục về quyên trẻ em; hoàn thiện pháp luật về quyên trẻ em Đề có thê thựchiện được hai dự án trên có hiệu quả, cần phải phân tích, đánh giá thực trạngpháp luật về quyên trẻ em, đồng thời đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật vềquyên trẻ em Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch sửa đồi, b6 sung Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.
Vì các lý do trên, việc nghiên cứu một cách toàn diện pháp luật về quyềntrẻ em và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam là một yêu cầu cấp bách, có ý nghĩalớn trong việc góp phần hoạch định các chính sách xã hội và pháp luật nhằmbảo vệ trẻ em một cách tốt nhất, thực hiện tốt nhất phương châm “dành nhữngđiều tốt đẹp nhất cho trẻ em”
1.2 Tình hình nghiên cứu
Van đề trẻ em và quyên trẻ em thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiềunhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau Dưới góc độ Luật học, đã cónhiều bài viết trên các tạp chí chuyên ngành và nhiều đề tài nghiên cứu đã đượccông bố Sau đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
Trang 7- Đỗ Văn Bình “Thực trạng chăm sóc, bảo vệ trẻ em Việt Nam” — Trung tâm
nghiên cứu — Tư vấn công tác xã hội va phát triển cộng đồng — 2010
- Đoàn Hiền “Phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em” — Cục bảo vệ, chăm
sóc trẻ em — Bộ Lao động — Thương bình và Xã hội — 2010
- TS Hoàng Văn Nghĩa “Một số thành tựu về bảo đảm quyên trẻ em trong thời
kỳ đổi mới ở nước ta” — Tap chí Cộng sản — 2011
- PGS- TS Cao Duy “Nâng cao trách nhiệm của gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em” - 2011
- Vũ Trùng Dương “Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và người chưa thành niên trong thời kỳ mới” 2010
- TS Nguyễn Hải Hữu “Thực trạng bao lực trẻ em ở nước ta hiện nay — Giảipháp” — Cục Bảo vệ va chăm sóc trẻ em — Bộ Lao động — Thương binh va xã hội — 2010
Nguyễn Minh An — Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
-“Bạo hành trẻ em — Các giải pháp phòng chống vì sao chưa hiệu quả” — 20101.2.2 Các dé tài nghiên cứu
- “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt — Lý luận và thực tiễn” — Đề tài dự thi nghiêncứu khoa hoc của sinh viên Trường Dai học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm
học 2008 — 2009 - Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Dung, Bùi Đoàn Thanh Thảo,
Nguyễn Thị Kim Thanh Công trình này chủ yếu tập trung vào phân tích cácvan đề về pháp luật và thực tiễn trong việc đảm bảo các quyền trẻ em đối với
nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ - Đặcsan tuyên truyền pháp luật - Chủ đề “Pháp luật về quyền trẻ em” Công trìnhnày là tài liệu sử dụng trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền trẻ
em Do đó, chủ yếu tập trung phân tích các đặc điểm sinh học trong từng giaiđoạn phát triển của trẻ em và những nội dung cơ bản của Luật chăm sóc, bảo vệ
Trang 8- Lương Thị Mỹ Hạnh, “Phòng ngừa tội mua bán phụ nữ, trẻ em trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” - Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội -2011.
Ngoài ra, hàng năm tại các cơ sở đào tạo Luật, có nhiều Khóa luận tốtnghiệp của sinh viên viết về các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em như nghiêncứu về các tội phạm xâm phạm trẻ em và quyên trẻ em, quyền và nghĩa vụ củacha mẹ, ông bà đỗi với con, cháu
Có thể nhận định rang có rất nhiều công trình liên quan đến trẻ em vàquyên trẻ em Tuy nhiên, với mục đích nghiên cứu và thông tin khác nhau nênmỗi công trình chỉ tập trung vào một van dé trong các quyền cơ bản của trẻ emhoặc đề cập đến thực trạng của việc bảo vệ quyền trẻ em cũng như công tácquản lý trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em Vì vậy, chưa có một công trình nàonghiên cứu một cách toàn diện pháp luật về quyền trẻ em và việc thực hiện tại
Việt Nam.
1.3 Mục đích và phạm vỉ nghiên cứu
Nghiên cứu dé tài nhằm mục đích sau:
- Làm sáng tỏ những quy định của pháp luật hiện hành về quyền trẻ em và bảo
vệ quyền trẻ em Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét về những điểm tích cực
và hạn chế của pháp luật Từ đó có những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung,hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyên trẻ em
- Khái quát thực trạng van dé bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam trong những nămqua Từ đó đưa ra những nhận định về những thành tựu và hạn chế trong việcbảo vệ quyên trẻ em ở Việt Nam Trên cơ sở đó có những kiến nghị trong việchoạch định chính sách pháp luật, xã hội và kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả củaviệc bảo vệ trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam
- Tìm hiểu quan niệm và nhận thức của người dân, của những người tham gia
vào công tác bảo vệ trẻ em, của các cán bộ chính quyên trong việc bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ em Trên cơ sở đó dé xay dung cac co chế dam bảo thựchiện quyền của trẻ em ở Việt Nam
Đề tai tập trung nghiên cứu pháp luật về quyên trẻ em ở Việt Nam và thựctiễn thực hiện ở Việt Nam trong những năm gan đây
1.4 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
Trang 9- _ Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền trẻ em
- _ Pháp luật Việt Nam về quyên trẻ em
- _ Pháp luật quốc tế về quyên trẻ em
- - Thực trạng bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu dé hoàn thành dé tài bao gồm: Phương phápphân tích, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp so sánh, phương pháptong hợp, phương pháp lịch sử Trong đó phương pháp phân tích sử dung trongsuốt quá trình nghiên cứu Phương pháp này được chúng tôi áp dụng trong việcphân tích những van dé có tính ly luận về trẻ em, quyền trẻ emvà pháp luật vềquyên trẻ em Phân tích các quy định của pháp luật về quyền trẻ em hiện hành
dưới góc nhìn của nhiều ngành khoa học khác nhau như: Luật học, triết học,
tâm lý học, xã hội học, giáo dục học Kết quả của phương pháp nghiên cứu này
là đưa ra những quan điểm chính thống về trẻ em, quyên trẻ em và pháp luật vềquyên trẻ em, đồng thời phát hiện những quy định còn thiếu cơ sở khoa học và
cơ sở thực tiễn
Phương pháp trò chuyện, phỏng van và quan sát được thực hiện thôngqua VIỆC trao đôi, trò chuyện với các cán bộ làm ở cơ quan bảo vệ trẻ em, cán
bộ tư pháp hộ tịch, các tư van viên, các luật sư, các thẩm phán, các cán bộ ở
Cục Bảo vệ trẻ em thuộc Bộ Lao động — Thương bmh và Xã hội Thông qua trò
chuyện, phỏng vẫn và quan sát, chúng tôi có được cái nhìn bao quát và toàndiện về pháp luật và thi hành pháp luật về quyên trẻ em ở Việt Nam Bên cạnh
đó, chúng tôi đã thực hiện phương pháp điều tra băng phiếu hỏi Trên cơ sởphân tích pháp luật thực định cũng như thực trạng thi hành pháp luật về quyềntrẻ em, chúng tôi đã xây dựng một bảng câu hỏi với 10 câu hỏi liên quan đếnpháp luật về quyền trẻ em, thực tế bảo vệ quyền trẻ em cũng như trách nhiệmcủa gia đình, xã hội trong việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em Chúng tôi
đã phát ra 230 phiếu hỏi tại các đại phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Yên Bái,Bac Cạn và Hưng Yên Người tham gia trả lời phiêu hỏi ở các lứa tuổi khác
nhau và thuộc nhiều thành phần gồm: Công chức, viên chức hộ tịch, người làm
kinh doanh, cán bộ chính quyền cơ sở (gồm cả chủ tịch, phó chủ tịch xã) Kếtqua xử ly thông tin qua phiếu hỏi ý kiến đã giúp chúng tôi nam được cụ thé hơn
Trang 10về nhận thức, quan điêm của nhân dân vê quyên trẻ em và bảo vệ các quyên của
trẻ em.
1.6 Nhận thức của nhân dân về quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em
Có thé nhận định rằng đại bộ phận dân cư đã nhận thức đúng đắn về quyền trẻ
em và bảo vệ quyền trẻ em Qua khảo sát bằng phiếu hỏi, với câu hỏi: “TheoAnh/Chị, pháp luật hiện hành ở Việt Nam đã có quy định các quyền và nghĩa vụ
của trẻ em hay chưa?” thì có 208/230 người được hỏi trả lời là đã có quy dinh.
Điều này cho thấy phần lớn nhân dân đã biết và tiếp cận với pháp luật về quyền
trẻ em Với câu hỏi “tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật là do nguyên nhân
nào?” thì có 172/230 người được hỏi trả lời là do thiếu sự quan tâm của giađình Như vậy, đa số người dân đã nhận thức về vai trò của gia đình trong việcchăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em Từ nhận thức đó dẫn đ ến ở phân lớn cácgia đình, trẻ em được quan tâm, chăm sóc tốt Về cơ bản, các quyền của trẻ emđược đảm bảo trong các gia đình này Đặc biệt, hầu hết các gia đình đều nhậnthức được rằng để trẻ em có thể trở thành người con có ích cho gia đình và công
dân có ích cho xã hội thì trẻ em phải được học tập Do đó, ngay tại các gia đình
có khó khăn về kinh tế thì cha mẹ vẫn bằng mọi sự cô gang dé cho con đượcđến trường
Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận cha me, giáo viên, công dân và cán bộ
làm công tác về trẻ em chưa nhận thức đúng đắn về quyền trẻ em hoặc ý thứcchấp hành pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em chưa tốt Điều này cóthé trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm quyên trẻ em Sự thay đổi quan niệm vềđạo đức, sự buông thả của một bộ phận dân cư và lỗi sống vị kỷ đã làm tha hóacác mối quan hệ gia đình và xã hội Điều này đã dẫn đến tình trạng trẻ em bịbạo lực, bị xâm phạm tình dục, bị bóc lột sức lao động (kế cả trong gia đình
và ngoài xã hội) ngày càng gia tăng Thực tế trong những năm qua vé tinh trạngbạo lực gia đình đối với trẻ em, bạo lực học đường, trẻ em bị tai nạn thương
tích, trẻ em bị xâm hai tình dục, bi bóc lột sức lao động, trẻ em bị bỏ rơi đã
chứng minh điều đó
1.7 Giá trị sử dụng của dé tai
Kêt quả nghiên cứu của dé tài có giá tri sau:
Trang 11- Dé tài có giá trị tham khảo cao trong việc xây dựng pháp luật, hoặchđịnh các chính sách xã hội, kinh tế liên quan đến trẻ em;
- Đề tài có giá trị trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các cơ sởđào tạo Luật, đặc biệt là tại Trường Đại học Luật Hà Nội Đề tài cũng là tài liệutham khảo có giá trị đối với các cơ sở nghiên cứu về quyền con người;
- Dé tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho những người làm công tácthực tiễn về trẻ em và những người làm các công tác về chính sách xã hội và
kinh tê.
Trang 122 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em
Trẻ em là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa Trẻ em là những người còn non nét cả về thể lực lẫn trílực nên chưa thé có khả năng tự chăm sóc và bảo vệ mình, do đó cần phải có sự
quan tâm, chăm sóc và bảo vệ một cách đặc biệt từ phía người lớn Chủ trương
của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung cũng như
về quyên trẻ em nói riêng là một trong những ưu tiên của chiến lược phát triểncon người xuyên suốt mọi thời kỳ lịch sử và cách mạng Việt Nam Đại hội lần
thứ VII của Dang Cộng sản Việt Nam (năm 1991) đã thông qua “Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” với việc khangđịnh con người là trung tâm của sự phát triển và chăm lo đến quyên và lợi íchchính đáng của tất cả mọi người là mục tiêu của phát triển Đại hội lần thứ XIcủa Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2011), “Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” được bổ sung, phát triển và thôngqua đã một lần nữa khăng định những giá trị nền tảng của việc phát triển conngười và bổ sung những nội dung mới trong mục tiêu phát triển văn hóa, xây
dựng con người, thực hiện chính sách xã hội Cương lĩnh chỉ rõ: Con người là
trung tâm của chiến lược phát triển; tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắnquyền con người với quyên và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủcủa nhân dân; thực hiện chính sách xã hội đúng đắn, công bằng, bảo đảm bìnhđăng về quyên lợi và nghĩa vụ công dân; chăm lo đời sống những người già cả,neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động và trẻ m6 côi; thực hiện bình đăng giới,chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em Những quan điểm được thẻ hiện trongcác văn kiện của Dang là cơ sở quan trọng dé hình thành các chính sách và phápluật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Đồng thời, quanđiểm của Đảng là kim chỉ nam trong việc xây dựng và thực hiện các chươngtrình, kế hoạch hành động vì trẻ em, tôn trọng, bảo đảm và thực thi các quyềntrẻ em của các cấp chính quyền địa phương trong toàn quốc
Việt Nam tham gia phê chuẩn và cam kết thực hiện nhiều văn kiện quốc
tế liên quan đến quyền trẻ em như: Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em(năm 1990); Công ước số 182 của ILO về việc cắm và những hành động tức
Trang 13thời để loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tôi tệ nhất (năm 1999); Côngước số 138 của ILO về tuổi tối thiểu đi làm việc (năm 1973); Nghị định thưkhông bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa pham khiéudâm trẻ em (năm 2000); Tuyên bố về một thé giới phù hợp với trẻ em (năm2002) Để có cơ sở thực hiện những cam kết mang tính quốc tế, Việt Nam đãban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm nội luật hóa các văn bản quốc tế Hiếnpháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhiều văn bản quy phạmpháp luật khác có liên quan đến trẻ em đều thé hiện rõ quan điểm của Dang vàNhà nước ta về trách nhiệm của gia đình, xã hội và Nhà nước trong việc bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật
Hôn nhân và gia đình, Luật Nuôi con nuôi đã trực tiếp quy định nghĩa vụ vàquyền của các thành viên gia đình, của Nhà nước và của cộng đồng trong việcchăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em Mặc dù vậy, hệ thống pháp luật và cácchính sách hiện hành chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của công cuộc bảo vệtrẻ em ở Việt Nam Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, còn những khiếm khuyết
và nhiều quy định thiếu cụ thé đã dẫn đến việc áp dụng vào thực tiễn bảo vệquyên trẻ em kém hiệu quả Một số chính sách đối với trẻ em chưa theo sát vớinhu cầu của trẻ em cũng như chưa thực sự phù hợp với điều kiện của từng địaphương nên thực hiện còn gặp khó khăn Điều đó khiến cho công tác bảo vệ trẻ
em ở Việt Nam còn nhiều thách thức phải vượt qua
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã thúc đây nền kinh tế tăng trưởng ởmức cao GDP bình quân đầu người đã tăng lên khoảng 1.300 đôla vào năm
2010 Tỷ lệ dân số tiếp cận với giáo dục, y tế, nước sạch và các phúc lợi xã hộikhác cũng được nâng Vì vậy, chất lượng cuộc sống của nhân dân trong đó cótrẻ em được cải thiện và nâng cao Tuy nhiên, các mục tiêu về bảo vệ trẻ emtrong một số quyền còn chưa đạt được Tình trạng trẻ em bị ngược đãi, bị xâm
hại tình dục, bi bạo lực, bi sao nhãng, bi buôn bán hoặc tinh trạng mại dâm trẻ
em, sử dụng văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, sử dụng trẻ em làm việc trongđiều kiện nguy hiểm, độc hại, tình trạng trẻ em tảo hôn vẫn chưa được phòngngừa và ngăn chặn một cách có hiệu quả Gần đây có những vụ việc nghiêmtrọng và tồn tại trong thời gian dài, gây bức xúc trong xã hội Tình trạng trẻ em
Trang 14lang thang, trẻ em sử dụng ma tuý, trẻ em bị nhiễm HIV, trẻ em vi phạm pháp
luật vẫn xảy ở nhiều nơi với diễn biến và tính chất ngày càng phức tạp
Cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên cho thây cần phải đặc biệt quan tâmđên sự phát triên của trẻ em và đặt ra yêu câu phải tăng cường hơn nữa công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.
2.2 Các yếu tố tác động đến trẻ em va thực hiện quyền trẻ em ở Việt Namtrong những năm qua
Trẻ em và thực hiện quyền trẻ em chịu sự tác động cua nhiều yếu tố,
trong đó có hai yếu tố chính
Thứ nhất là yêu tô kinh tế - xã hội: Phát triển nền kinh tế thị trường dẫnđến một bộ phận dân cư giàu lên nhanh chóng là cơ sở kinh tế tốt đảm bảo cácquyền cơ bản của trẻ em Nhưng bên cạnh đó, một bộ phận dân cư có mức thunhập thấp dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo và mức sống chênh lệch giữa cáctầng lớp dân cư, giữa các vùng miền Khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giớitrong những năm gan đây đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam Điều
đó đã có tác động lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội mà trẻ em là đối tượng
dễ bị ảnh hưởng nhất Tình trạng mua bán, bắt cóc trẻ em; lạm dụng hoặc bóc
lột sức lao động của trẻ em; sử dụng trẻ em vào hoạt động mại dâm, ma túy
trong những năm gần đây gia tăng đã phần nào chứng minh điều đó Đồng thời,Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhiều thiên tai nên trẻ em
ở vùng có nhiều thiên tai, đặc biệt là vùng biển thường dé có nguy cơ rơi vàotình trạng đặc biệt như: Mô côi, phải lao động sớm, bị lạm dụng, bị bóc lột sứclao động Bên cạnh đó, nhận thức về quyền trẻ em và ý thức chấp hành phápluật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của một bộ phận cha mẹ, giáo viên,công dan và cán bộ làm công tác về trẻ em chưa tốt Sự thay đổi quan niệm vềđạo đức, sự buông thả của một bộ phận dân cư và lối sống vị kỷ đã làm tha hóacác mỗi quan hệ gia đình và xã hội Các van đề đó có thể trực tiếp hoặc giántiếp xâm phạm quyền trẻ em như: Tình trạng trẻ em bị bỏ rơi, bi bạo lực, bi thấthọc, bị tai nạn thương tích, bị xâm phạm tình dục, bị bóc lột sức lao động, bị bắtcóc, bị mua bán, bị chiếm đoạt, trẻ em vi phạm phạm luật kế cả trong giađình và ngoài xã hội ngày càng gia tăng Các vấn đề trên đây còn là yếu tố
Trang 15khiến trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hoặc có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc
“Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001-2010” “Chươngtrình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2011 — 2015” cũng đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt Việt Nam tham gia ký kết các điều ước quốc tế vềquyền con người nói chung và quyên trẻ em nói riêng, đặc biệt là Công ước vềquyên trẻ em của Liên hợp quốc năm 1989 và hai Nghị định thư bổ sung năm
2000 Hệ thống pháp luật quốc gia như Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bôsung năm 2001), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thay thé
Luật Bao vệ, chăm sóc va giáo dục trẻ em năm 1991, Luật Hôn nhân va gia
đình năm 2000, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã cụ thé hóa các quyền cơban và bổn phận của trẻ em, những hành vi đối với trẻ em bị nghiêm cắm, quyđịnh về nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ và con, giữa ông bà và cháu, giữa anhchị em với nhau cũng là cơ sở pháp lý quan trọng bảo vệ quyên, lợi ích hợppháp của trẻ em, góp phan bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Thứ ba là phong tục tập quán Sự tác động của phong tục tập quán đếnquyên trẻ em và bảo vệ trẻ em là rất lớn Những phong tục, tập quán tiến bộ gópphân tích cực vào việc bảo vệ trẻ em, đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em.Những phong tục tập quán lạc hậu chính là yếu tố ảnh hưởng xấu đến trẻ em vàbảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em Chang hạn, tập quán du canh, du cư củamột bộ phận dân cư đã dẫn đến tình trạng trẻ em không có nơi sinh sông ôn
dinh, khó khăn trong việc đi học, chăm sóc sức khỏe cũng như thụ hưởng các
thành quả phát triển của xã hội Vùng dân cư ven biển hoặc ven sông thườngsống trên thuyền, bè nên trẻ em không được đi học cũng chiếm một tỷ lệ cao.Phong tục lấy vợ, lay chồng ở tuổi mười ba, mười bốn của các dân tộc thiêu số
Trang 16cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyền của trẻ em: Cơ hội học tập bị mất, phải lao
động sớm, gánh vác gia đình, các em gái mang thai, nuôi con nhỏ ảnh hưởng
không tốt đến sự phát triển về thể chất của các em
2.3 Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em và bảo vệquyền trẻ em
2.3.1 Pháp luật quốc tế về quyên trẻ em và bảo vệ quyên trẻ em
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, các điều ước quốc tế đa phương
và song phương về các lĩnh vực của đời sống xã hội có liên quan đến trẻ em đềuxuất phát từ nguyên tắc ưu tiên hàng đầu đối với trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em
*Diéu ước quốc té đa phương
- Công ước về ngăn chặn và trừng trị tội diệt chủng (được chấp thuận và đềnghị ký kết, phê chuẩn hay gia nhập theo Nghị quyết số 260A (III) ngày 9 tháng
12 năm 1948 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, có hiệu lực ngày 12 tháng 1năm 1951) Công ước đã ngăn ngừa những hành vi xâm phạm quyền con người,trong đó bao gồm quyên trẻ em, đặc biệt là nhóm quyền sống còn của trẻ em.Trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới những hành vi phân biệt chủng tộc dựa trênsắc tộc màu da, tôn giáo Những hành vi này có nguy cơ làm ảnh hưởng đếnsức khỏe, tính mạng của trẻ em Điều này cũng đồng nghĩa với việc Công ướcluôn đảm bảo quyền bình đẳng giữa các trẻ em thuộc các dân tộc, các tôn giáotrên toàn thé giới Trẻ em phải được sông trong môi trường hòa bình, được nâng
mu, được tôn trọng từ trong trứng nước Mọi hành vi gây ra hoặc có nguy cơ
gây ra những hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến quyên cơ bản của trẻ em đều bịnghiêm khắc trừng trị không kế người gây ra hành vi đó là nhà lãnh đạo, quanchức hay thường dân (Điều 4)
- Công ước quốc tế về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc (Thông qua và
để ngỏ cho các nước ký kết, phê chuẩn theo Nghị quyết số 2106A (XX) ngày
21 tháng 12 năm 1965 của Đại hội đồng Liên hợp quốc Có hiệu lực ngày 4thang 1 năm 1969) Công ước quốc cắm và loại trừ nạn phân biệt chủng tộcdưới mọi hình thức và đảm bảo quyền bình dang trước pháp luật của mỗi người,không phân biệt chủng tộc, màu da, dân tộc hay nguồn gốc dân tộc và đượcthừa hưởng những quyén cơ bản của con người như quyền bình đăng trướcpháp luật, quyền an ninh cá nhân, quyên chính trị, quyền dân sự đây chính là
cơ sở để đảm bảo sự bình đăng giữa các trẻ em thuộc các dân tộc trên toàn thế
ĐIỚI.
Trang 17- Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Thông qua và đề ngỏ chocác nước ký kết, phê chuan và gia nhập theo nghị quyết của Dai hội đồng Liênhiệp quốc số 2200 (XXI) ngày 16 tháng 12 năm 1966 Có hiệu lực ngày 23tháng 3 năm 1976) và Công ước quốc tế về các quyên kinh tế, xã hội và văn hóa(Thông qua và đề ngỏ cho các nước ký kết, phê chuẩn và gia nhập theo Nghịquyết của Đại hội đồng liên Liên Hiệp quốc số 2200 (XXI) ngày 16 tháng 12năm 1986 Có hiệu lực ngày 3 thang 1 năm 1976) Hai Công ước này khang
dinh mọi trẻ em, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn
giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản hoặc dòng dõi đều có quyền được
hưởng những biện pháp bảo hộ của gia đình, xã hội và nhà nước theo quy chếđối với vị thành niên; Moi trẻ em đều phải được khai sau khi ra đời và phải cómột tên gọi; mọi trẻ em đều có quyền có quốc tịch Đây được coi là cơ sở quantrọng để bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em gai, trẻ em đồng tính nam, đồng tính
nữ, song tinh và chuyển giới, tránh sự phân biệt đôi xử về giới như hiện nay
- Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ(Thông qua và để ngỏ cho các nước ký kết, phê chuẩn và gia nhập theo Nghịquyết số 34/180 ngày 18 tháng 12 năm 1979 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc
Có hiệu lực ngày 3 tháng 9 năm 1981) Công ước ghi nhận nguyên tắc khôngthừa nhận sự phân biệt đối xử với phụ nữ Đặc biệt, Công ước đề cao sự đónggóp của phụ nữ vào phúc lợi của gia đình và sự phát triển của xã hội, trong đó
có vai trò làm mẹ, nuôi dạy thế hệ trẻ của người phụ nữ; loại bỏ mọi quan niệmdập khuôn về vai trò của nam giới và nữ giới ở mọi cấp học và trong mọi hìnhthức giáo dục băng cách khuyến khích việc học sinh nam và nữ cùng học trongmột lớp, giảm bớt tỷ lệ nữ sinh bỏ học và tổ chức các chương trình dành chonhững phụ nữ đã phải rời trường sớm Công ước quy định việc hứa hôn và kếthôn của trẻ em phải bị coi là không có hiệu lực pháp lý (Điều 10, Điều 15).Xét về bản chất, việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ chính làbảo vệ quyền của trẻ em Bởi vì, người mẹ đóng vai trò quan trọng trong sựphát triển của trẻ em
- Công ước quốc tế về quyền trẻ em (Thông qua và dé ngỏ cho các nước ký kết
và gia nhập theo Nghị quyết số 44/25 ngày 20 tháng 11 năm 1989 Có hiệu lựcngày 2 tháng 9 năm 1990) Công ước quốc tế về quyền trẻ em là văn bản phápluật quốc tế quy định một cách toàn diện nhất về quyền trẻ em và bảo vệ quyềntrẻ em Ngay lời nói đầu của Công ước đã cho rằng trẻ em “do còn non nớt về
Trang 18thê chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc, ké cả sự bảo vệ thíchhợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đò”; “để phát triển đầy đủ và hàihòa nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong môi trường giađình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm” Công ước đãghi nhận một số quyền cơ bản của trẻ em như sau: Quyển sống còn của trẻ em(Điều 6); Quyên biết nguồn gốc huyết thông, quyền được khai sinh, có họ tên,quốc tịch, quyền được sống chung với cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc (Điều7); Quyền được hưởng sự bảo vệ và giúp đỡ của nhà nước trong trường hợpphải tạm thời hoặc vĩnh viễn bị tước mất môi trường gia đình của mình (Điều20); Quyền được nhận làm con nuôi (Điều 21); Quyên được tôn trọng bày tỏ ýkiến, hình thành quan điểm tư tưởng riêng của mình, tôn trọng tự do tínngưỡng, tôn giáo, quyền được tự do kết giao và tự do hội họp hòa bình trên cơ
sở tôn trọng các quyền co bản của người khác và đảm bảo an ninh quốc gia, trật
tự công cộng, đạo đức xã hội (Điều 12, 13, 14, 15); Quyền được chăm sóc sứckhỏe (Điều 24); Quyền được học tập (Điều 28, 29); Quyền được bảo vệ khỏ1 sựbóc lột về kinh tế bằng cách các quốc gia thành viên phải quy định hạn tuổi tốithiểu trong việc lao động và tìm kiếm việc làm, về giờ giấc và các hình thức xử
lý vi phạm khác; Quyền được bảo vệ tránh mọi hình thức bóc lột cũng như lạmdụng về tình dục (Điều 34); Quyền được đảm bảo không phải chịu sự tra tấn,
đối xử, trừng phạt độc ác, vô nhân đạo hay làm mất phâm giá Trẻ em không bị
kết án tử hình (Điều 37) Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã ghi nhận nhữngquyền cơ bản của con người mà trẻ em được hưởng Công ước đã chỉ ra đượcnhững đặc thù cơ bản của trẻ em dựa trên độ tuổi và khả năng nhận thức déđược uu tiên hơn trong việc thực hiện các quyền cơ bản của mình
- Công ước La hay số 33 về bảo vệ và hợp tác giữa các nước về nuôi connuôi có yếu tổ nước ngoài (thông qua ngày 29 tháng 5 năm 1993 Có hiệu lựcngày 1 tháng 5 năm 1995) Công ước La Hay số 33 đã quy định một cách toàndiện vấn dé nuôi con nuôi Mục đích xuyên suốt của Công ước này là bảo vệ lợiích quyền trẻ em — người được nhận nuôi và hạn chế đến mức tối đa việc người
nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi Công ước cũng quy dinh kha chặt chẽ
những van dé co bản của việc nuôi con nuôi nhằm loại bỏ những hành vi lợidụng việc nuôi dé vi pham quyén trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác
* Điều ước quốc té song phương
Trang 19Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Chính phủ nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam với nước cộng hòa Pháp (1.2.2000), với Vương quốc
Đan Mạch (26.5.2003), với Cộng hòa Italia (13.6.2003), AI — Len (23.9.2003),
Vương quốc Thủy Điển (4.2.2004), Cộng đồng nói tiếng Pháp Vương quốc Bi(17.3.2005), Cộng đồng nói tiếng Đức Vương quốc Bi (17.3.2005), Cộng đồngnói tiếng Hà Lan Vương quốc Bi ( 17.3.2005), Canada (27.6.2005), Chính phủ
Québec (15.9.2005), Liên bang Thụy Sĩ (20.12.2005) Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi vớimột số quốc gia trên thế giới xuất phát từ việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ
em Trong mỗi hiệp định đều đảm bảo nguyên tắc cơ bản của việc nuôi connuôi, trong đó, nhấn mạnh việc áp dụng mọi biện pháp cần thiết theo pháp luật
dé phòng ngừa hành vi bắt cóc, mua bán trẻ em, xử ly các hành vi lạm dụng, thulợi bất hợp pháp liên quan đến việc cho nhận con nuôi và các hành vi khác xâmphạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em
2.3.2 Pháp luật Việt Nam về quyên trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em
Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, trong từng giai đoạn khác nhau, vẫn đềquyên trẻ em và bảo vệ quyên trẻ em đã được quan tâm ở các mức độ khácnhau.
- Pháp luật thời kỳ phong kiến Việt Nam, quyền trẻ em và bảo vệ quyền trẻ emđược đề cập đến một cách mờ nhạt Pháp luật thời kỳ này đề cập đến trẻ em chủyếu là với tư cách của một thành viên trong gia đình Thêm vào đó, quan hệgiữa cha mẹ và con được xây dựng trên cơ sở mệnh lệnh, phục tùng nên quyềncủa trẻ em trong gia đình chưa được quan tâm đúng mức Theo Quốc triều hìnhluật, trẻ em với tư cách là con chính thức trong gia đình được bảo vệ quyền
được sống, được sống chung với cha mẹ, được cha mẹ chăm sóc và dạy dỗ Con
cháu thay thế cha mẹ, ông bà chịu tội đánh roi hoặc tội đánh trượng đều đượcgiảm một bậc (Điều 37) Quốc triều hình luật cũng quan tâm bảo vệ danh dự,nhân phẩm của trẻ em “gian dâm với con gái nhỏ dưới 12 tuổi trở xuống, dùcon gái thuận tình, cũng xử tội như tội hiếp dâm”
- Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc đã quy định cụ thê về quyền của trẻ em Đó là:Quyền được khai sinh, ké cả đối với những đứa trẻ bị bỏ rơi (Điều 25, Điều 26Dân luật Bắc kỳ); quyền được sống chung với cha mẹ và đảm bảo nơi cư trú(Điều 53 Bộ Dân luật Bắc kỳ); quyền được cha mẹ thừa nhận (Điều 29 Bộ Dân
Trang 20luật Bắc kỳ); quyền được nhận làm con nuơi; quyền thừa kế tài sản của gia đìnhcha mẹ đẻ và gia đình cha mẹ nuơi; quyền được chăm sĩc, nuơi dưỡng, cấpdưỡng và giáo dục (Điều 182, Điều 218 Bộ Dân luật Bắc kỳ); quyền được giám
hộ (Điều 225 Bộ Dân luật Bắc kỳ) Bên cạnh việc quy định các quyền của trẻ
em (với tư cách là con trong gia đình), pháp luật thời kỳ này cịn cĩ những quy
định nhằm bảo vệ trẻ em trong những trường hợp cụ thể Chang hạn, Điều 181
Bộ Dân luật Bắc kỳ quy định: Nếu người chưa thành niên cĩ thai “và nếu khi
trước người nhân tinh đã hứa lời giá thú hoặc đã cưỡng ép người đàn ba vi
thành niên, thì trong án ấy cũng cĩ thé xử bắt người nhân tình phải đền mộtkhoản tiền bồi tổn hại cho người sản phụ” Điều 201 Bộ Dân luật Bắc kỳ quyđịnh: “Nếu người đứng nuơi để người con nuơi phải thiếu thơn những sự cầndùng, hoặc đối đãi tàn nhẫn, thì Tịa án đệ nhị cấp cĩ thê tự mình, hoặc do thânthuộc người con nuơi thỉnh cầu, mà tuyên án người đứng nuơi mat quyên chanuợ” Hoặc Điều 208 Bộ Dân luật Bắc kỳ quy dinh: “Cấm cha me khơng đượcphép dem con cái đi cầm cĩ hoặc gan dé trừ nợ Phàm khé ước như thế, đối với
pháp luật cho là phi luân lý và vơ hiệu lực”.
- Pháp luật dưới chế độ Việt Nam cộng hịa cũng qui định những quyền cơ bản
của trẻ em, bao gồm: Quyền được xác định cha mẹ, được sống chung với cha
mẹ và được cha mẹ chăm sĩc, nuơi dưỡng (Điều 83 Luật Gia đình 1959, Điều
100 Sắc luật 15/64 và Điều 207 Bộ Dân luật Sài Gịn 1972); quyền được nhậnlàm con nuơi (Điều 116 Luật Gia đình 1959); quyền được cha mẹ giáo duc, dạydỗ; quyền cĩ tài sản riêng khi được cha mẹ đồng ý cho thốt quyền (Điều 274
Bộ Dân luật Sài Gịn); quyền được giám hộ
- Pháp luật nước ta từ Cách mạng Tháng Tám đến nay, trẻ em và bảo vệquyền trẻ em đã được quy định trong nhiều văn bản
+ Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộnghịa “Sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật” cĩ một sơ điều quyđịnh về quyền trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em Điều 9 quy định: “Người con
hoang vơ thừa nhận được phép truy nhận cha mẹ trước tịa” Quy định này đảm
bảo quyền được xác định cha mẹ của trẻ em là con ngồi giá thú, nhằm xĩa bỏ
sự phân biệt đối xử giữa con trong giá thú với con ngồi giá thú Điều 8 quyđịnh: “Cha mẹ khơng cĩ quyền xin giam cầm con cái khi chúng phạm lỗi” Quyđịnh này nhằm xĩa bỏ quyền “trừng giới” của cha mẹ đối với con chưa thành
Trang 21niên Đồng thời, Sắc lệnh cũng hướng tới mục tiêu xóa bỏ quyên tuyệt đối của
cha mẹ với con.
+ Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa quy định về vấn dé ly hôn
Sắc lệnh quy định về việc bảo vệ quyền lợi của con chưa thành niên trongviệc ly hôn: “Tòa án sẽ căn cứ vào quyên lợi của các con vị thành niên để ấnđịnh việc trông nom, nuôi nắng và dạy dỗ chúng Vợ chồng đã ly hôn phải cùngchịu phí tốn về việc nuôi dạy con, mỗi người tùy theo khả năng của mình”(Điều 6)
+ Hién pháp năm 1992
Qui định các quyền cơ bản của công dân, trong đó đặc biệt chú trọng đếncác quyền cơ bản của trẻ em: “Nhà nước, xã hội, gia đình và công dân có tráchnhiệm bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em; thực hiện chương trình dân số và kếhoạch hoá gia đình” (Điều 40); “Gia đình là tế bào của xã hội Cha mẹ cótrách nhiệm nuôi day conthành những công dân tốt Con cháu có bổn phận kínhtrọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ Nhà nước và xã hội không thừa nhận việcphân biệt đối xử giữa các con (Điều 64); “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và
xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục” (Điều 65)
+ Luật HN@&Œ® năm 1959, Luật HN&GP nam 1986, Luật HN&GP năm 2000,
Luật HN&GD năm 1959, Luật HN&GD năm 1986 và Luật HN&GDnăm 2000 được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản là bảo vệ trẻ em Trong cácchế định cơ bản, Luật HN&GD đã thê hiện rõ van dé bảo vệ quyền của trẻ em
Đó là: Bảo vệ quyền lợi của các con; không phân biệt đối xử giữa các con; bảo
vệ bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện cho người phụ nữ thực hiện tốt chức năng caoquý của người mẹ; quyên và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc chăm sóc, nuôidưỡng, giáo dục con chưa thành niên; xác dinh cha, me cho con; nghĩa vụ cấpdưỡng của của ông bà với cháu, của anh chị với em chưa thành niên; hạn chếmột số quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên; chia tài sản của vợchồng khi ly hôn phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con chưa thànhniên; giao con cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi phải vì lợi ích của đứa trẻ; nghĩa
vụ cấp dưỡng của cha mẹ với con khi ly hôn
+ Luật Nuôi con nuôi năm 2010, Bộ luật Dán sự năm 1995, Bộ luật Dân sự
Trang 22Luật Nuôi con nuôi quy định quyền được nhận làm con nuôi của trẻ emnhưng đồng thời cũng khang định quyền được sống trong gia đình gốc Bộ luậtdân sự quy định các quyên nhân thân của cá nhân, do đó trẻ em cũng được đảmbảo các quyền đó, cụ thê là: Quyền có họ tên, dân tộc, quốc tịch; quyền đượcsống và sống với cha mẹ; quyền được học tập, vui chơi phù hợp với lứa tuổi;quyền được xác định cha, mẹ và quyền được làm con nuôi người khác; quyền
sở hữu tài sản; quyền thừa kế tai sản; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
+ Luật Quốc tịch năm 1998, Luật Binh dang giới năm 2006, Luật phòng, chongbao lực gia đình năm 2007, Bộ luật hình sự năm 1999
Các đạo luật trên đảm bảo sự không phân biệt đối xử giữa trẻ em trai, trẻ
em gái, ngăn ngừa bạo lực gia đình đối với trẻ em, bảo vệ trẻ em khi trẻ em là
nạn nhân của bạo lực gia đình, ngăn chan và xử lý những hành vi vi phạm pháp
luật về quyền trẻ em nhằm bảo vệ danh dự, nhân pham, thân thé, tính mạng, sức
khỏe của trẻ em.
về đăng ký và quản lý hộ tịch đảm bảo quyền khai sinh, quyền được nhận cha,
mẹ quyền có họ tên, dân tộc, quốc tịch của trẻ em
+ Luật bảo vệ, cham sóc và giáo duc trẻ em năm 1991, Luật bảo vệ, cham sóc
và giáo đục trẻ em năm 2004, Nghị định số 71/2011/NĐ-CP của Chính phủ quyđịnh chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo duc trẻem; Nghị định 91/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vị phạm hành chính về bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em
Các văn bản pháp luật trên đây qui định toàn diện và chi tiết về quyên trẻ
em và bảo vệ quyên trẻ em Các nguyên tắc cơ bản bảo vệ quyền trẻ em đãđược xác định rõ trong các văn bản pháp luật này Đó là: Nguyên tắc khôngphân biệt đối xử với trẻ em (Điều 4 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ emnăm 2004); nguyên tắc quyên va lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hangđầu, bảo vệ quyền trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, nhà nước và
xã hội (Điều 5 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004); nguyêntắc các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ (Điều 6
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004).
Trang 23Trên cơ sở các nguyên tắc đó, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ emquy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em và những việc trẻ em khôngđược làm Các quyền cơ bản của trẻ em được quy định từ Điều 11 đến Điều 20bao gồm: Quyền được khai sinh và có quốc tịch; quyền được chăm sóc, nuôidưỡng: quyên sống chung với cha mẹ; quyền được tôn trọng, bảo vệ tinh mạng,thân thể, nhân phẩm và danh dự; quyền được chăm sóc sức khỏe; quyền đượchọc tập; quyền được phát triển năng khiếu; quyền vui chơi, giải trí, hoạt độngvăn hóa, nghệ thuật, thể thao, thể dục, du lịch; quyền có tài sản; quyền đượctiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến, tham gia các hoạt động xã hội Các bổn phậncủa trẻ em được quy định tại Điều 21 gồm: Yêu quí, kính trọng lễ phép vớinhững người thân, người lớn tuổi trong gia đình và ngoài xã hội Biết giúp đỡnhững người già, tàn tật; yêu lao động, biết giúp đỡ gia đình tủy theo sức khỏe
và lứa tuôi; chăm chỉ học tập rèn luyện, đoàn kết với bạn bè; yêu quê hương,đất nước, có ý thực xây dựng tô quốc Những việc trẻ em không được làm đượcquy định tại Điều 22 gồm: Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang: xâm phạm tínhmạng, thân thể, nhân pham, danh dự của người khác; gây rối trật tự công cong;đánh bạc, sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe;trao đổi, sử dụng văn hóa phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy, sửdụng đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh Pháp luật quyđịnh quyền co bản và bổn phận của trẻ em nhằm bảo dam cho trẻ em phát triểntoàn diện về đạo đức, tri thức, thể chất và cảm xúc Đây là những yếu tố quantrọng, cần thiết dé khi trưởng thành có thé dap ứng được các chuẩn mực xã hội,nâng cao ý thức trách nhiệm công dân đối với bản thân và đối với cộng đông.Khi xác định là bốn phận mà nếu trẻ em không thực hiện đúng bổn phận củamình thì biện pháp chế tài mang tính răn đe, giáo dục chứ không mang tínhchất là hình phạt Bồn phận của trẻ em được quy dinh tại Điều 21 Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 Quy định những việc trẻ em không
được làm (Điều 22) nham đảm bảo cho trẻ em phát triển toàn diện về thé lực,trí tuệ, đạo đức, nhân cách, để trẻ em trở thành công dân có ích cho xã hội,mang trong mình những phâm chat dao đức tốt đẹp khi trưởng thành Quy địnhnhững việc trẻ em không được làm nhằm mục đích là định hướng giáo dục chotrẻ em có một lỗi sống dep, sống có trách nhiệm, tránh những thói hư tật xấu,
Trang 24ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra ở trẻ em nếu không
được cảnh báo kip thời.
Đồng thời, các văn bản pháp luật này quy định trách nhiệm của gia đình,
xã hội và cá nhân trong việc bảo vệ quyền trẻ em, cũng như quy dinh các biệnpháp xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quyên trẻ em
2.4 Thực trạng bảo vệ trẻ em trong những năm qua ở Việt Nam
Kết quả khảo sát qua phiếu hỏi ý kiến của chúng tôi cho thấy: Có116/230 người được hỏi cho rằng bảo vệ trẻ em ở Việt Nam đạt mức trung bình(chiếm 50,4%), 73/230 người cho rằng khá tốt (chiếm 31,7%), có 38/230 ngườicho rằng chưa tốt (chiếm 16,5%) và chỉ có 3/230 người cho rằng rất tốt (chiếm0,13%) Như vậy, đánh giá chung có thể nhận thấy công tác bảo vệ trẻ em ởViệt Nam trong những năm gần đây đạt trên mức trung bình Tuy vậy, xem xét
cụ thé từng khía cạnh của công tác bảo vệ trẻ em có thé nhận định rằng công tác
bảo vệ trẻ em trong những năm qua ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu và
còn những hạn chế
Về thành tuwu: Công tac bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về cơ bản đã được thực hiệnkhá tốt ở nhiều địa phương Trên nguyên tắc “Vì lợi ích tốt nhất của trẻ em”,
Nhà nước, gia đình, xã hội và mỗi cá nhân đã tích cực trong việc bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em Theo kết quả khảo sát, với câu hỏi “nếu gặp trẻ em bị
hành hung nơi công cộng thì anh chị làm gì” với 3 phương án trả lời Có
145/230 người trả lời là trực tiếp can thiệp, 92/230 người trả lời là báo cảnh sát
(trong đó có người chọn hai phương án) và chỉ có 4 người trả lwoif là khoonbg
làm gi Điều đó cho thấy ý thức trách nhiệm của cá nhân trong cộng đồng trongviệc bảo vệ trẻ em rất cao Theo đánh gia chung cua Đại diện UNICEF tại ViệtNam, những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam xây dựng một xã hội công bằng
và giảm thiểu sự phân hóa đang thực hiện có hiệu quả mà cụ thể bằng việc giảm
tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, trẻ em và ba mẹ; tăng ty lệ trẻ nhập học, tiếp tục họctại trường, tốt nghiệp và chuyên cấp; cuộc sông trẻ em và thanh niên được cảithiện rõ rệt Những thành tựu đạt được trong việc bảo vệ quyền trẻ em trongnhững năm qua được thé hiện cụ thé sau:
- Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: Từ năm 2005 đến nay, hàng năm Nhà
Trang 25nước đã hỗ trợ hàng triệu USD khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổitại các cơ sở y tế công lập Trên 99% tổng số trẻ em dưới 6 tuổi trên toàn quốc
đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí Hơn 90% trẻ em được tiêm phòng các
bệnh truyền nhiễm Tiêm chủng mở rộng đạt mức cao, thanh toán bệnh uốn ván
ba mẹ và trẻ so sinh vào năm 2005 và bệnh bại liệt vào năm 2009 Ti lệ tử vong
ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi giảm mạnh (từ năm 1990 - 2009 giảm xuống còn
1/2) Nhiéu chương trình được triển khai hiệu quả, như phẫu thuật mắt, phẫu
thuật tim bam sinh, hỗ trợ trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học (phẫu thuật miễnphí cho gan 1.500 trẻ em nghèo bi mắc bệnh tim bam sinh trên cả nước) Có69.750 em là nạn nhân chất độc hóa học đã được chăm sóc, phục hồi chức năng
và phẫu thuật chỉnh hình
- Trong lĩnh vực học tập: Thời gian qua, Chính phủ và các cấp chính quyên địaphương đã thực thi nhiều biện pháp nhằm đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục củatrẻ em Khoảng 95% trẻ em trong độ tudi được đi học Tỷ lệ trẻ từ 3 đến 5 tuổiđược đến trường mầm non ở các địa phương đạt từ 95% đến 98% Đến cuốinăm 2008 trẻ từ 3 tuôi đến 5 tuôi đi học đạt 66,6% trẻ trong độ tuổi; học sinhtiểu học đi học đúng độ tuổi đạt 96,06%; học sinh trung học cơ sở đi học đúng
độ tuổi đạt 82,69%
- Trong việc đảm bảo quyên được tham gia và tiếp cận thông tin: Trong nhữngnăm qua, trẻ em đã được tham gia các tổ chức, đoàn thê phù hợp với nguyện
vọng và tâm lý của trẻ em Theo Báo cáo của Chính phủ, hiện có khoảng 18
triệu trẻ em là thành viên của các tô chức Đội Thiếu niên Tiền phong, Sao Nhiđồng, Đội Tuyên truyền măng non; có 44 câu lạc bộ “Phóng viên nhỏ” với2.500 thành viên chính thức đang hoạt động ở 22/63 tỉnh, thành phố Hàng chục
ngàn trẻ em đã tham gia các diễn đàn dành cho trẻ Hiện có 17.000 câu lạc bộ
quyên trẻ em được thành lập và hoạt động Hon 100 trường trung học cơ sở đãtriển khai chương trình giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sông cho học sinh
- Trong việc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Nhà nước và các cấp chínhquyền địa phương rất quan tâm đến việc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.Hiện nay, số trẻ mô côi, không nơi nương tựa được Nhà nước chăm sóc chiếm74,38% trong tông sô trẻ em mồ côi Khoảng 75,85% số trẻ tàn tật được chăm
Trang 26sóc dưới các hình thức khác nhau tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước và
tại các mô hình dựa vào cộng đồng Khoảng 84,1% số trẻ em lang thang đượcquản lý và chăm sóc Có 6.429 trẻ em lang thang hồi gia được hỗ trợ giải quyết
khó khăn; 4.673 trẻ em lang thang trở về gia đình được hỗ trợ học nghé, tao
việc làm; 5.967 trẻ em lang thang được hỗ trợ đi học
- Trong việc dam bảo quyên bình dang, không phân biệt đối xử: Nguyên tắcbình đăng và không phân biệt đối xử đã được triển khai trong phạm vi toànquốc Luật Bình đăng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có tác độngtrực tiếp trong việc không phân biệt đối xử giữa trẻ em Do đó, tình trạng kỳ thịgiới đôi với trẻ em gái giảm đáng ké Tỷ lệ trẻ em gái và trẻ em trai tại bậc giáodục trung học cơ sở và trung học phổ thông dat mức gần tương đương Khoảngcách giới ở bậc tiểu học và trung học cơ sở đã cơ bản được xóa bỏ Trẻ emkhuyết tật đã hòa nhập mạnh mẽ vào hệ thống giáo dục phô
Những hạn chế: Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kế nhưng công tácbảo vệ quyền trẻ em ở nước ta còn những hạn chế cơ bản sau:
- Ty lệ suy dinh dưỡng trẻ em con cao: Hiện tại, tỷ lệ suy dinh dưỡng về chiềucao, còi xương ở trẻ em chiếm gần 20% Tại các tỉnh Tây Nguyên và miền núiphía Bắc tỷ lệ này là gần 30%
- Tình trạng buôn bán trẻ em và số trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướnggia tăng: Tình trạng chiếm đoạt, bắt cóc trẻ em, mua bán trẻ em liên tục xảy ra
ở một số địa phương phía Bắc như Hà Giang, Lai Châu, Lao Cai, Điện Biên,Quang Ninh, Hai Phong, Quang Nam Theo thông kê của Ban Chi đạo phòng,chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em, chi trong sáu tháng đầu năm 2009,
cả nước đã xảy ra 191 vụ buôn bán phụ nữ, trẻ em, với 362 đối tượng, lừa bán
417 nạn nhân Tình hình trẻ em vi phạm pháp luật cũng ngày càng tăng Năm
2001 có 11.376 người chưa thành niên vi phạm pháp luật thì đến năm 2008, sốngười chưa thành niên vi phạm pháp luật đã tăng lên thành 17.138 em.
- Tình trạng trẻ em bị lây nhiễm HIV/AIDS vẫn còn đáng lo ngại: Theo thông
kê hiện nước ta có khoảng 5.700 trẻ em đến 15 tuổi bị nhiễm HIV được phat
Trang 27hiện và quan lý Mỗi năm cả nước có khoảng 2.000 trẻ sinh ra bị nhiễm HIV từ
me Tuy nhiên, trên thực tê, các chuyên gia cho răng, sô trẻ bi nhiễm HIV cóthê còn cao hơn nhiêu.
- Trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo vẫn còn gặp nhiễukhó khăn: Một trong những hạn chế lớn nhất là điều kiện kinh tế - xã hội ở vùngsâu, vùng xa, vùng ven biển, vùng hai đảo, vùng đồng bao dân tộc thiêu số và ởnông thôn còn thấp Hệ thống dịch vụ y tế ở nhiều địa phương còn nghèo nản,
hệ thống giáo dục và chất lượng giáo dục còn thiếu và yêu Điều này dẫn đếntrẻ em không có cơ hội tiếp cận và hưởng các quyén cơ bản như quyền đượcchăm sóc sức khỏe, quyền được học tập, quyền được tiếp cận thông tin
- Tình trạng trẻ em bị xâm hại: Tình trạng trẻ em bị xâm hại diễn biến phức tạp.Theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tộiphạm Bộ Công an, năm 2011 toàn quốc phát hiện 1.397 trẻ em bị xâm hại.Trong đó, có 51 vụ sát hại trẻ em, 427 vụ hiếp dâm trẻ em, 128 vụ cô ý gâythương tích, xâm hại 140 em Số trẻ em bị xâm hại tình dục chủ yếu là bị hiếpdâm (chiếm 65,9%) Từ đầu năm 2011 đến nay, số vụ xâm hại trẻ em tăng 1,8%
so với cùng kỳ năm ngoái Trong số đó, xâm hại tình dục trẻ em chiếm hơn60%.
- Việc phòng, chống bạo lực đối với trẻ em chưa đạt hiệu qua cao: Tinh trạngbạo lực đối với trẻ em trong gia đình và bạo lực học đường ngày càng nghiêmtrọng Nhiều vụ cha mẹ đánh đập, hành hạ con trong thời gian dài và gâythương tích nặng, có trường hợp dẫn đến con tàn tật vĩnh viễn, thậm chí là tửvong Nhiều thầy, cô giáo dung hình phạt với học sinh không phù hợp trở thànhhành vi bạo lực, nhiều em bị hoảng loạn tâm thần
- Phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em còn kém hiệu quả: Theo các sốliệu thong ké thi s6 vu tai nan thương tích trong nam 2005 tử vong do tai nạnthương tích ở trẻ em và vị thành niên từ 0 đến 19 tudi là hon 6.000 trường hop,năm 2006 là 7.198 trường hợp, năm 2010 con số này lên đến gần 9.000 trườnghợp Trong đó đuối nước chiếm tỷ lệ cao nhất trong các tai nạn thương tích củatrẻ em.
Trang 28- Chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn thiếu hoặc chưa dongbộ: Ché tài xử phạt các hành vi vi phạm quyền trẻ em chưa đủ mạnh Một sốnhóm đối tượng trẻ em đặc biệt chưa được đưa vào Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ
em (như trẻ em bị lạm dụng, bạo lực, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em bịảnh hưởng từ các vụ ly hôn, con nuôi, trẻ em di cư, bi buôn bán, trẻ em sốngtrong các hộ nghèo) Hệ thong dịch vụ bao vệ, chăm sóc trẻ em chưa đủ dé đápứng các nhu cầu của trẻ em Công tác truyền thông, giáo dục pháp luật về bảo
vệ, chăm sóc trẻ em chưa hiệu quả Nguồn lực đầu tư của Nhà nước và t6 chức
xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn hạn chế
2.5 Quyền trẻ em và việc đảm bảo thực hiện quyền trẻ em trong một sốlĩnh vực cụ thể
2.5.1 Đảm bảo quyên được học tập của trẻ em
- Pháp luật ghi nhận quyển được học tập của trẻ em: Điều 16 Luật Bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được học tập Trẻ emhọc bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí” Nhànước có chính sách ưu đãi dé trẻ em thực hiện quyền đi học Mọi trẻ em đềuđược bình đăng về quyền được học tập, không phân biệt trai gái, dân tộc, tôngiáo Nhà nước thực hiện những chính sách nhằm hỗ trợ cho trẻ em thuộcdiện đối tượng chính sách, trẻ em miền núi, trẻ em thuộc những vùng kinh tếkhó khăn hưởng những ưu đãi nhất định để được bình đăng về cơ hội học tập
- Trách nhiệm của các chủ thể trong việc dam bảo quyên được học tập của trẻem: Việc bảo dam quyền được học tập của trẻ em là trách nhiệm của gia đình,của nhà trường và của toàn xã hội Nhà trường có trách nhiệm chủ động phốihợp với gia đình và xã hội dé thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục Cha mẹhoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều
kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia
các hoạt động của nhà trường Đảm bảo quyền được học tập của trẻ em khôngphải chỉ là trách nhiệm riêng của nhà trường, gia đình mà là trách nhiệm của các
cơ quan nhà nước, tô chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tô chức chính tri
- Xã hoi - nghề nghiép, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiép, tô chức
Trang 29nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vi vũ trang nhân dân và công dân Việc xácđịnh trách nhiệm bao dam quyền được học tập của trẻ em là trách nhiệm của
toàn xã hội thực chất là việc huy động mọi nguồn lực xã hội cùng chung tay bảo
vệ quyền trẻ em nói chung và quyền được học tập của trẻ em nói riêng (Điều
93, Điều 94, Điều 97 Luật giáo dục năm 2005)
- Hành vi cản trở quyên hoc tập của trẻ em và biện pháp xử ly: Hành vi cản trởquyên học tập của trẻ em bao gồm: Lợi dụng uy tín, dùng vũ lực, de doa dùng
vũ lực hoặc sử dụng vật chất, uy quyền dé dụ dé, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ
học, nghỉ học; bắt buộc, dụ dỗ trẻ em bỏ học, nghỉ học dé gay ap luc, khiéukién, biéu tinh trai phap luat; gay rỗi, can trở hoạt động của cơ sở giáo dục, pháhoại cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, giảng dạy của các cơ sở giáo dục; côtình không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quyđịnh của pháp luật, không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em; hủyhoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em; từ chối tiếp nhận hoặc gây áp lực dé
cản trở việc tiếp nhận trẻ em khuyết tật có khả năng học tập, trẻ em nhiễm, nghi
nhiễm, có nguy cơ hoặc có cha, mẹ nhiễm HIV được vào học tại các cơ sở giao
dục theo quy định của pháp luật (Điều 10 Nghị định số 71/2011/ND — CP ngày22/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dan thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em) Hành vi cản trở việc học tập
của trẻ em tùy từng trường hợp cụ thể sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng Ngoài việc áp dụng hình thức phạt tiền,còn có xử phạt b6 sung là tịch thu tang vat, phương tiện cua ca nhân, tổ chứcđược sử dụng dé thực hiện hành vi vi phạm và buộc cá nhân, tô chức khôi phụclại tình trạng ban đầu đã bị thay đôi của cơ sở vật chất, trang thiết bị học tap,giảng dạy đã bị phá hoại, nếu vi phạm gây thiệt hai cho trẻ em, thì người gâythiệt hại sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật (Điều 16 Nghịđịnh số 91/2011/ ND - CP của Chính phủ ngày 17/10/2011 về xử phạt vi phạmhành chinhvé bảo vệ, chăm sóc va giáo dục trẻ em)
- Những hạn chê trong việc đảm bảo quyên được học tập của trẻ em: Việc bảo đảm quyên được học tập của trẻ em cũng vân còn có những hạn chê như: Tình trạng trẻ em bỏ học vân còn nhức nhôi; vân còn sự phân biệt đôi xử giữa trẻ em
Trang 30trai và trẻ em gái trong việc thực hiện quyên được học tập; việc bảo đảm quyềnhọc tập cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn nhiều bất cập.
- Một số giải pháp nhằm bảo đảm quyên được học tập của trẻ em: Thứ nhất:Tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về bảo vệ quyền được học tập của trẻ em.Đặc biệt chú trọng đến các chế tài xử lý đối với trường hợp vi phạm quyềnđược học tập của trẻ em Thứ hai: Phải xử lý nghiêm minh đối với nhữngtrường hợp cản trở việc học tập của trẻ em Thứ ba: Cần phải xác định rõ tráchnhiệm của từng chủ thé trong các trường hợp vi phạm cụ thé dé tìm ra cách giảiquyết thỏa đáng Thứ tư: Thúc đây phát triển kinh tế xã hội và nâng cao nhậnthức của gia đình trong việc đảm bảo quyền được học tập của trẻ em Theo kếtquả khảo sát của chúng tôi, có đến 149/230 người trả lời tình trạng trẻ em bỏhọc sớm là do ba nguyên nhân: Nhận thức hạn chế, kinh tế khó khăn và thiếutrường lớp (chiếm 64,7%) Thứ năm: Nhà nước cần tiếp tục có những chínhsách cụ thé hơn dé đảm bao quyền được học tập cho nhóm trẻ em đặc thù nhất
là đối với nhóm trẻ em khuyết tật
2.5.2 Tai nạn, thương tíchcủa trẻ em
- Đáng giả tình hình tai nạn thương tích của trẻ em ở Việt Nam trong nhữngnăm qua: Tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em.Theo các số liệu thống kê thì số vụ tai nạn thương tích trong những năm quangày càng có xu hướng gia tăng Nếu như năm 2005 tử vong do tai nạn thươngtích ở trẻ em và vị thành niên từ 0 đến 19 tuổi là hơn 6.000 trường hợp, năm
2006 là 7.198 trường hợp thì đến năm 2010 con số này lên đến gần 9.000trường hợp Số liệu trẻ em tử vong đo tai nạn thương tích không phản ánh đầy
đủ sự thật về tình trạng tai nạn thương tích của trẻ em Có nhiều loại tai nạnthương tích đối với trẻ em như bỏng, đuối nước, tai nạn giao thông, ngã, hóc divật, nuốt phải hóa chất, tai nạn bom mìn Trong đó, đuối nước chiém 50%, sốlượng cao nhất ở nhóm từ 5 đến 14 tuổi, tỉ suất ở nam cao gấp 2 lần ở nữ Mỗinăm có hơn 6.000 trẻ em bị chết do đuối nước Tai nạn giao thông đường bộ làloại tai nạn thương tích thứ hai ở trẻ em, 20% số tử vong do tai nạn giao thông
là trẻ em Ngã là loại tai nạn hàng đầu dẫn đến tàn tật vĩnh viễn, đặc biệt là chanthương sọ não, chấn thương cột sống ở trẻ Bỏng là loại tai nạn dé lại di chimgnghiêm trọng Khoảng 50% trẻ bị bỏng là trong nhóm tuổi tir 1 đến 4 và trẻ bi
Trang 31bỏng là do sự bat can, lơ là của cha mẹ, ông bà hoặc của người chăm sóc Tainạn thương tích trẻ em chủ yếu xảy ra tại gia đình hoặc trong thời gian gia đình
quản lý trẻ em Nhóm trẻ em trong các hộ gia đình nghèo và cận nghèo, trẻ em
khu vực nông thôn có nguy cơ bị tai nạn thương tích cao gấp 2 lần khu vực
thành thị.
- Công tác phòng, chong tai nạn thương tích của trẻ em ở Việt Nam trongnhững năm qua: Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và hoạt động thiếtthực để góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ em Đó là: Chính sáchquốc gia về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2001- 2010;Chương trình xây dựng “Cộng đồng an toàn”, “Truong học an toàn”, “Ngôi nhà
an toàn” ; Quy chuẩn xây dựng “Nhà ở và công trình công cộng an toàn sinhmạng và sức khỏe”; lập Ban điều hành thực hiện chính sách quốc gia về phòngchống tai nạn thương tích Bộ Lao động - Thương bmh và Xã hội tổ chức cáclớp tập huấn “Nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích trẻ
em” cho cán bộ của ngành lao động - thương binh và xã hội Mặc dù công tác
phòng chống tai nạn thương tích đã đạt được những kết quả thiết thực song tìnhhình tai nạn thương tích trẻ em vẫn ở mức cao, tỷ suất tử vong tính trên 100.000trẻ vẫn có xu hướng tăng Nhiều địa phương thực hiện Chương trình quốc giaphòng chống tai nạn thương tích trẻ em còn manh mún, kém hiệu quả
- Nguyên nhân tai nạn thương tích cua trẻ em: Tinh trạng thương tích trẻ em
xuất phát từ nhiều nguyên nhân Thứ nhất là do môi trường sống thiếu an toàncho trẻ em Trẻ em sống gần sông ngòi, kênh rạch, ao mương, gần biển hoặc ởnhững vùng có nguy cơ lũ lụt cao; trẻ tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc chữabệnh; hệ thong dién, cau thang va khu vuc bép thiéu an toan; bom min va vatliệu nỗ còn sót lại sau chiến tranh; trẻ ở nhà một mình hoặc trẻ em chơi với
nhau mà không có người lớn trông nom Thứ hai là cha mẹ và những người
được giao trực tiếp trông nom, chăm sóc trẻ em chưa nhận thức đầy đủ về nguy
cơ tai nạn, thương tích có thé xay ra đối với trẻ em: Qua các vụ tai nạn, thươngtích của trẻ em cho thấy cha mẹ hoặc những người trực tiếp chăm sóc trẻ em lơ
là, ít quan tâm hoặc đã bỏ qua một số việc đơn giản nhằm tạo ra môi trường antoàn cho trẻ đã dẫn đến tai nạn thương tâm cho trẻ em Thứ ba là trẻ em thiếu
Trang 32kỹ năng sống: Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích cho trẻ
em là do trẻ em không ý thức được mức độ nguy hiểm của môi trường sống,của những trò chơi nguy hại mà chúng đang tham gia Ví dụ: Trẻ tắm sông, hồ,đập đạn tìm được lấy phế liệu, trèo cột điện Thứ tư là thiếu các quy định cuthé về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và của những người thân trong gia đình
trong việc quản lý, trông nom, chăm sóc và bảo vệ trẻ em là một nguyên nhân
quan trọng dẫn đến tai nạn thương tích cho trẻ em Các quy định của Luật vềnghĩa vụ chăm sóc, bảo vệ trẻ em còn quá chung chung dẫn đến nhiều ngườikhông hiểu hoặc hiểu không đúng về nghĩa vụ của mình Bên cạnh đó, việc xử
lý những cơ quan, cá nhân trong việc tạo ra môi trường sống thiếu an toàn cho
trẻ chưa nghiêm, không có tính giáo dục, răn đe
- Giải pháp ngăn chặn tai nạn thương tích cua trẻ em: Ngăn chặn tai nan
thương tích trẻ em cần tập trung vào các nhóm giải pháp về phía cơ quan quản
ly Nhà nước, t6 chức xã hội và giải pháp về phía gia đình Về phía cơ quan
quản lý Nhà nước tô chức xã hội: Tô chức các lớp tập huân cung cap kiên thức
phòng, chống tai nạn thương tích cho cán bộ địa phương và cho đại diện của giađình; xây dựng các mô hình an toàn cho trẻ; trang bị kỹ năng sông cho trẻ em;
quy hoạch, xây dựng các khu vui chơi dành cho trẻ em; quy hoạch giao thông hợp lý tránh tai nạn giao thông cho trẻ em; kiện toàn mạng lưới và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em; xử lý nghiêm các cá nhân
thiếu trách nhiệm trong công việc đã tạo ra môi trường sống thiếu an toàn chotrẻ em Về phía gia đình: Quản lý sinh hoạt hàng ngày của trẻ em, có người lớntrông nom trẻ em; xây dựng ngôi nhà an toàn cho trẻ; nhắc nhở, dạy bảo trẻ emnhận biết các nguy hiểm có thé xảy ra và cách phòng tránh hoặc thoát khỏinguy hiểm; cha mẹ và người lớn trong gia đình phải trang bị cho mình nhữngkiến thức và kỹ năng sơ cứu ban đầu khi trẻ em bị tai nạn thương tích Đặc biệt,cần xác định rõ trách nhiệm của cha mẹ, người trực tiếp chăm sóc trẻ em néu đểtai nạ, thương tích xảy ra Thực tế còn nhiều người cho rằng cha mẹ không phảichịu trách nhiệm gì khi con cái họ bị tai nạn thương tích dẫn đến hậu quảnghiêm trọng Kết quả thăm dò ý kiến qua phiếu hỏi với câu hỏi “khi trẻ em bịtai nạn dẫn đến tử vong tại gia đình thì có thể truy tố cha mẹ được không”, có
Trang 33117/230 người cho rằng có thể (chiếm 43,9%) và 129/230 người cho rangkhông thể (chiếm 56, 1%).
2.5.3 Trẻ em đường phố và trẻ em phải lao động sớm
- Khái quát chung về trẻ em đường phố và trẻ em phải lao động sớm:
Trẻ em đường phố là những đứa trẻ lang thang kiếm ăn trên đường phó,không có nơi cư trú ôn định, làm những việc khác nhau để kiếm sống và giúp
đỡ gia đình Trẻ em đường phố phải đối mặt với nhiều nguy cơ như: Làm việc
quá sức, bi bóc lột sức lao động, bi lạm dụng hoặc xâm hại tinh duc, bi lôi kéo
vào các tệ nan xã hội hoặc vi phạm pháp luật Trẻ em đường phố được xếp vào
nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Trẻ em phải lao động sớm là trẻ em phải
làm các công việc không phù hợp với sức khỏe của minh dé kiếm sống
- Pháp luật hiện hành bảo vệ trẻ em đường phố và trẻ em phải lao động sớm:Khoản 1 Điều 55 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: “Uy bannhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đến lang thang phối hợp với Uỷ ban nhân dâncấp tỉnh nơi có trẻ em di lang thang trong việc tổ chức, giúp đỡ đưa trẻ em trở
về với gia đình; đối với trẻ em lang thang mà không còn nơi nương tựa thì được
tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em;đối với trẻ em lang thang của hộ nghèo thì được ưu tiên, giúp đỡ để xóa đói
giảm nghèo” Trường hợp gia đình lang thang có người là thành viên gia đình
có sức lao động, có người thân thích thì phải yêu cầu gia đình lang thang định
cư và trong trường hợp không chấp hành phải có biện pháp chế tài để thực hiện
Trường hợp gia đình lang thang quá nghèo, không có người thân thích thì tạo
điều kiện cho gia đình lang thang định cư băng các biện pháp hỗ trợ nơi định
cư, hỗ trợ tạo việc làm, có thu nhập dé ôn định cuộc sống
Theo Khoản 7 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm
2004 và Điều 9 Nghị định số 71/2011/ND — CP ngày 22/8/2011 thì hành vi lạmdụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểmhoặc tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm các công việc khác trái với quy địnhcủa pháp luật là hành vi vi phạm quyên trẻ em
- Các biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em phải lao động
sớm: Theo Khoản 2, Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Điều
4 Nghị định số 71/ND-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ hướng dẫn thi hành
Trang 34Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì hành vi dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi
lang thang; loi dụng trẻ em lang thang dé trục lợi bị nghiêm cam Tùy từng mức
độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Như vậy, pháp luật hiện hành đã tạo
ra hành lang pháp lý an toàn để đảm bảo việc hạn chế nhất định tình trạng giatăng trẻ em đường phố và trẻ em phải lao động sớm Việc hạn chế trẻ em rơivào nhóm có hoàn cảnh đặc biệt là một đảm bảo quan trọng dé mọi trẻ em đều
có có hội được đảm bảo các quyền mà pháp luật ghi nhận
- Thực trạng trẻ em đường phố và trẻ em phải lao động sớm: Xuất phát từ nhiềunguyên nhân khác nhau mà tình trạng trẻ em lang thang và trẻ em phải lao độngsớm vẫn không ngừng gia tăng Theo một kết quả nghiên cứu gần đây nhất của
Bộ Lao động thương binh và xã hội với sự hỗ trợ của ILO tại 58 tỉnh thành cho
thấy: Hơn 90% trẻ em lao động ở vùng khảo sát làm việc trong ngành tự đo.Trung bình trẻ làm việc 4 - 5 giờ/ngày và thậm chí đến 6 giờ hoặc cao hơn Cá
biệt, trong các cơ sở sản xuất như may mặc, chế biến thực phẩm, các em phải
làm việc từ 8 - 9 giờ, thậm chi từ 10 -12 giờ/ngày Khoảng 50% các em được
khảo sát phải làm việc trong môi trường nguy hiểm có thể ảnh hưởng tôi tệ đến
sự phát triển về thé chất lẫn tinh thần và chịu nhiều sức ép về tâm lý Ca nướchiện vẫn còn hơn 25.000 trẻ em làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại,nguy hiểm
- Các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trẻ em đường phố và trẻ em phải laođộng sớm: Van đề trẻ em lang thang và trẻ em phải lao động sớm không chi làvan dé quan ngại của Việt Nam ma là mối quan tâm chung của cả cộng đồngquốc tế Chính vì vậy, dé bảo vệ trẻ em thuộc nhóm đối tượng này còn cần đếnviệc thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, tạo thành một chiến lược tong thé voi
sự chung tay, giúp sức của cả cộng đồng Theo quan điểm của chúng tôi dé giảiquyết tốt van dé trẻ em lang thang và trẻ em phải lao động sớm cần phải tậptrung vào các vấn đề chính Một là: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật vềbảo vệ quyên trẻ em theo hướng xây dựng các chế tài xử lý các hành vi vi phạmquyên trẻ em nghiêm khắc hon Cần sớm xây dựng các thiết chế tài phán về bảo
vệ quyên trẻ em Hai là: Các hành vi vi phạm quyên trẻ em nhất là đối với trẻ
em lang thang và trẻ em phải lao động sớm cần phải được xử lý nghiêm minh.Mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em đều được đưa ra ánh sáng của công lý sẽ cótác dung ran đe và phòng ngừa hữu hiệu dé giảm thiểu tình trang vi phạm quyền
Trang 35trẻ em Ba là: Cần phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cha mẹ trong việcbảo vệ quyên trẻ em nói chung cũng như bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ emlang thang và trẻ em phải lao động sớm nói riêng Trên thực tế, nhiều trẻ em bịbóc lột sức lao động, lang thang là do cha mẹ Do đó, nếu cha mẹ ép buộc trẻphải lao động dé kiếm sống, làm việc quá sức hoặc day con ra ngoài lang thangkiếm sống thì cha mẹ cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình Bốn là:Cần phải tiếp tục day mạnh việc phát triển kinh tế xã hội, quyết tâm xóa đóigiảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội Thực tế cho thấy, số lượng trẻ emđường phố và trẻ em phải lao động sớm luôn tỷ lệ thuận với sự đói nghèo Vì lẽ
đó, hơn lúc nào hết chúng ta cần phải hành động bằng những chiến lược cụ thể
và thiết thực hơn nữa dé phát triển kinh tế - xã hội
2.5.4 Tré em bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm
- Hành vi xâm hại về tính mạng của trẻ em: Xâm hại tính mạng của trẻ em đượchiểu là những hành vi (hành động hoặc không hành động) có lỗi (cô ý hoặc vôý) xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng của trẻ em Hành vixâm phạm tính mạng của trẻ em dù với lỗi vô ý hay cô ý, dù đã hoàn thành haychưa hoàn thành đều là những hành vi có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội, bịcoi là tội phạm và bị xử lý về hình sự Hành vi xâm hại tính mạng của trẻ em đãxâm phạm trực tiếp đến quyền được sống của trẻ Vì vậy, mọi hành vi xâmphạm đến tính mạng của trẻ em đều cần bị xử lý nghiêm khắc
- Hanh vi xâm hại về sức khoẻ của trẻ em: Hành vi xâm hại về sức khoẻ của trẻ
em là hành vi (hành động hoặc không hành động) có lỗi (có ý hoặc vô ý) xâmphạm quyền được tôn trọng và được bảo vệ sức khoẻ của trẻ em, làm ton haiđến sức khoẻ của trẻ em Hành vi xâm hai sức khỏe của trẻ em bao gồm hành vigây ton hại về tinh thần, gây đau đớn về thé chất dẫn đến ton hại đến sức khoẻcủa trẻ em.
- Hành vi xâm hại nhân phẩm, danh dự cua trẻ em: Hanh vi xâm hại nhân
phẩm, danh dự của trẻ em là những hành vi cố ý xâm phạm quyền được tôn
trọng về nhân phẩm, danh dự của trẻ em Hành vi xâm hại đến danh dự, nhân
phẩm của trẻ em bao gồm: Hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô với trẻ em; giao cấuvới trẻ em; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, làm nhục trẻ em; kích
động tình dục trẻ em, hành vi lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng
văn hoá phâm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; dụ dỗ, lừa dối, chứa
Trang 36chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; làm ra, sao chép, lưu hành, vậnchuyền, tàng trữ văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi,trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em Bên cạnh đó sự xâmphạm danh dự nhân phẩm của trẻ em còn bao gồm cả những thái độ kỳ thị, hành
vi phân biệt đối xử đối với trẻ em nói chung, đối với trẻ em khuyết tật, trẻ em
nhiễm HIV nói riêng
- Thực trạng trẻ em bị xâm hại về tính mạng, sức khoẻ: Tình trạng trẻ em bịxâm hại về tính mạng, sức khỏe trong những năm gần đây diễn biến phức tạp và
có xu hướng gia tăng Trong hai năm 2008 - 2009, cả nước đã xảy ra 5.956 vụ(bình quân gần 3.000 vụ một năm), trên 100 vụ giết trẻ em và 50 vụ bắt cóc,
buôn bán trẻ em được phát hiện và xử lý.
- Thực trạng trẻ em bị xâm hại về nhân phẩm: Trong những nam gần đây, tìnhtrạng trẻ em bị xâm phạm nhân phẩm diễn ra nghiêm trọng và phức tạp Hanh
vi xâm hại danh dự, nhân phâm của trẻ em rất đa dạng, thể hiện ở nhiều mặttrong đời sống xã hội, trong đó chủ yếu là thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với
trẻ em khuyết tật, trẻ em bị nhiễm HIV và xâm hại tình dục trẻ em Thái độ kỳ
thi, phân biệt đối xử đối với trẻ em khuyết tật, trẻ em bị nhiễm HIV hoặc bịnghi ngờ nhiễm HIV như: Không tiếp nhận trẻ em vào học hoặc buộc các emphải học ở những lớp riêng biệt; cô lập, xa lánh; yêu cầu xét nghiệm HIV hoặcxuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với trẻ em khi đến xin học hoặc chữa
bệnh; cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV, người giám hộ bỏ rơi trẻ
em được giám hộ nhiễm HIV; từ chối khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ chotrẻ em khi biết hoặc nghi ngờ trẻ em đó nhiễm HIV Tình trạng xâm hại tìnhdục trẻ em cũng là van đề đáng báo động Mỗi năm có trên dưới một ngàn em lànạn nhân, trên thực tế con số có thể lớn hơn do nhiều vụ người bị hại khôngkhai báo Trẻ em đưới 10 tuổi là nạn nhân của tội hiếp dâm chiếm tỷ lệ 43%, từ
đủ 10 tuổi đến dưới 13 tuổi là 31%, từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là 27%.Nhiều vụ trẻ em bị chính những người thân trong gia đình xâm hại
- Hậu qua của hành vi xâm hại tính mang, sức khoẻ, nhân pham của trẻ em: Hành vi xâm hại tính mạng, sức khoẻ, nhân phâm của trẻ em đê lại những hau quả nặng nê không chỉ riêng đôi với bản thân trẻ em là nạn nhân mà còn đôi với
Trang 37gia đình, cộng đông, xã hội Đôi với trẻ em là nạn nhân: Hanh vi xâm hại tính
mạng, sức khoẻ, nhân phẩm của trẻ em có thé tước đi mạng sống của trẻ; dé lạithương tật có thể là vĩnh viễn; dé lại những ton thương tâm lý nghiêm trọng đốivới trẻ Đặc biệt những trẻ bị xâm hại nhân phâm thường xa lánh cộng đồng và
bỏ học sớm Đối với gia đình nạn nhân: Trẻ em bị xâm hại về tính mạng là tốn
that không có gi bù dap được của gia đình Trẻ em bị xâm hại vê sức khoẻ gia đình phải chia sé với các em những khó khăn trong cuộc sông, tôn hại vê kinh
tê đê chữa vêt thương, phục hôi chức năng cho các em Dodi với nhà nước và xã
hội: Nhà nước phải chỉ phí tiền thuốc men, các phương tiện y tế, cán bộ y tế đểcham sóc, chữa tri, phục hồi chức năng cho các em
- Giải pháp ngăn chặn tình trạng xâm hại tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm củatré em: Theo kết quả khảo sát tại 4 địa phương với 230 phiếu hỏi thì có đến 186người trả lời rằng tình trạng trẻ em bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, nhân phâm
là do thiếu sự quan tâm của gia đình, thiếu kỹ năng tự bảo vệ và thiếu cơ chếbảo vệ (chiếm 80,8%) Do vậy, để phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi xâm hạitính mạng, sức khoẻ, nham phâm của trẻ em cân thực hiện những biện phápđồng bộ Thứ nhất là hoàn thiện hệ thong pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáodục trẻ em Cần sửa d6i một cách toàn diện Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ
em theo hướng: Quy định tuổi của trẻ em là người dưới 18 tuổi; xác định rõtrách nhiệm của các cơ quan, tô chức xã hội, gia đình, nhà trường và cá nhântrong việc phối hợp bảo vệ trẻ em; quy định cụ thê về việc phòng ngừa, ngănchan, phát hiện những hành vi xâm hại hoặc bao lực đối với trẻ em; quy đmh cụthể biện pháp chế tài đối với hành vi xâm phạm các quyền của trẻ em Bộ luậthình sự cần bổ sung nạn nhân của các hành vi xâm hại tình dục trẻ em là các emtrai quy định thêm về phạm vi chủ thể của tội loạn luân là chú ruột, bác ruộtkhi có hành vi giao cau với cháu gái Hoàn thiện pháp luật về quan lý, sử dụngdịch vụ Internet Thứ hai là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện vớitrẻ Môi trường sống an toàn, thân thiện đối với trẻ được thực hiện từ trong giađình, trường học, nơi công cộng Thứ ba là tăng cường sự phối hợp quản lý,giáo dục trẻ giữa gia đình, nhà trường và xã hội Sự quan tâm quản lý trẻ về thời
gian ở nhà trường, gia đình, sinh hoạt nơi công cộng là một biện đơn giản
nhưng hữu hiệu để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ trẻ bi xâm hại về tìnhdục Hơn nữa, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ
Trang 38kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, giao tiếp, ứng xử phù với độ tuổi, sự nhậnthức và sự trưởng thành về thé chất, tâm sinh lý của các em, dé các em có thé tựbảo vệ mình trước tình huống có thé bị xâm hại Thứ tư là tuyên truyền giáodục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cha mẹ, của cộng đồng trong việc bảo
vệ trẻ em Thứ năm là xử lý người có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
nhân phẩm của trẻ em Can xử lý kiên quyết và nghiêm khắc mọi hành vi xâmphạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm của trẻ em, dù người thực hiện hành
vi phạm tội là ai Tach trẻ em bị xâm hại tinh dục hoặc bi bạo lực ra khỏi gia
đình khi người thực hiện những hành vi đó chính là cha, mẹ đẻ của các em hoặcthành viên gia đình đang nuôi các em Áp dụng triệt để quy định về hạn chếquyên của cha mẹ đối với con chưa thành niên theo quy định từ Điều 41 đếnĐiều 43 Luật HN&GD năm 2000
2.5.5 Trẻ em bị bỏ rơi
- Khai niệm trẻ em bi bo rơi: Trẻ em bi bỏ rơi là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Điều 3 Nghị định số 71/2011/ND - CP đã xác định cụ thể những hành vi được
coi là cha, mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ bao
gồm: Sau khi sinh con, cha, mẹ bỏ con, không chăm sóc nuôi dưỡng; cha, me,
người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm
và vật chất với trẻ em, trừ trường hợp cho trẻ em làm con nuôi hoặc bị buộcphải cách ly trẻ em theo quy định của pháp luật; cha, mẹ, người giám hộ cô ý bỏrơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia
đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng và
giáo dục trẻ em dé trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt trẻ em bị bỏ rơi là nhữngđứa trẻ bị tước đi quyền biết nguồn gốc huyết thống hoặc quyền được sống
chung với cha mẹ và gia đình do hành vi trái pháp luật của cha mẹ và người
giám hộ.
- lrách nhiệm của cha mẹ, người thân thích và xã hội: Cần chia thành cáctrường hợp trẻ em bị bỏ rơi để xác định trách nhiệm của cha mẹ, người thânthích và xã hội.
Thứ nhất: Trẻ em bị bỏ rơi khi quan hệ giữa cha mẹ và con chưa được xác định
về mặt pháp lý Đối với trẻ em bị bỏ rơi thường nhận được sự quan tâm củacộng đồng và xã hội Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi phải báo ngay cho Ủy bannhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi dé lập biên bản và tìm kiém
Trang 39người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lậpbiên bản có trách nhiệm thông báo tìm kiếm cha mẹ đẻ của đứa trẻ trên đài phátthanh hoặc đài truyền hình địa phương Trong vòng 30 ngày kể từ ngày cóthông báo cuối cùng mà không có tin tức gì thì đứa trẻ bị bỏi rơi được đăng kýkhai sinh Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo quyền khai sinh cho trẻ em bị bỏrơi nhằm ghi nhận về mặt pháp lý về tư cách chủ thể của trẻ em đó trong xã hội.Trong trường hợp không tìm kiếm được cha mẹ đẻ của đứa trẻ thì Ủy ban nhândân giúp đỡ dé trẻ có gia đình thay thé hoặc có tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡngtrẻ em tại các cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập Nhà nước khuyến
khích, hỗ trợ các gia đình, cá nhân nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi Ngoài ra,
các cơ quan, tô chức xã hội, tùy theo chức năng và quyền hạn của mình có tráchnhiệm giúp đỡ trẻ em bị bỏ rơi, giúp cho các em có cuộc sống tốt nhất Trongthời gian luật định mà tìm kiếm được cha mẹ đẻ của đứa trẻ, thì cha, mẹ đứa trẻphải có trách nhiệm khai sinh, chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ em đó.Ngoài ra, cha mẹ đã bỏ rơi con phải chịu chế tài theo quy dinh tại Điều 9 Nghịđịnh số 91/2011/ND - CP và Điều 41 Luật HN&GD
Thứ hai: Cha mẹ bỏ rơi con khi quan hệ giữa cha mẹ và con đã được xác lập vềmặt pháp lý; người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ Ủy ban nhân dânvẫn tiễn hành thông báo tìm kiếm cha mẹ cho đứa trẻ theo quy định của phápluật Nếu hết thời hạn quy định mà không tìm thấy cha mẹ của đứa trẻ thì đứatrẻ vẫn được khai sinh Trong trường hợp tìm kiếm được cha mẹ của đứa trẻ, docha mẹ đến nhận con và xuất trình được giấy tờ hộ tịch về mối quan hệ giữa cha
mẹ và con; hoặc đứa trẻ bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh và theo lời khai của
đứa trẻ có thể tìm kiếm được cha mẹ đẻ, thì không cần phải thực hiện việc khai
sinh cho đứa trẻ nữa mà khi đó xác định trách nhiệm của cha mẹ đứa trẻ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con Ngoài ra, cha mẹ đứa trẻ còn phải
có trách nhiệm trong việc tuân thủ các chế tài theo quy định tại Điều 9 Nghịđịnh số 91/2011/NĐ - CP và Điều 41 Luật HN&GD Nếu hành vi bỏ rơi congây hậu quả nghiêm trọng thì cha mẹ, người thân thích, người giám hộ của trẻ
em đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự
2.5.6 Bao lực đối với trẻ em trong gia đình
Trang 40Bạo lực gia đình đối với trẻ em là hành vi cố ý của thành viên gia đìnhgây tôn hại hoặc có khả năng gây ton hại về thé chat, tinh thần đối với trẻ em.Hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em có thể là: Hành hạ, ngược đãi, đánh
đập; lăng mạ, cô lập, xua đuôi; ngăn cản trẻ em tiếp xúc với ông, bà, cha, mẹ
hoặc ngăn cản những người này thực hiện quyên và nghĩa vụ đối với trẻ em;cưỡng ép quan hệ tình dục hoặc tảo hôn; chiếm đoạt hoặc hủy hoại tài sản của
trẻ em; cưỡng ép trẻ em lao động quá sức; cưỡng bức trẻ em ra khỏi nhà
- Nhận xét chung: Bạo lực gia đình đối với trẻ em ở Việt Nam đang ở mức báo
động Nhiều nghiên cứu thực tế tại Việt Nam đã cho thấy trẻ em bi những người
thân trong gia đình trừng phat thân thé và tinh thân với tất cả các hành vi Trẻ bitát, bị đấm, bị đá, bị véo, bị giật tóc hoặc bị đánh bằng đồ vật (như gậy, thắtlưng, roi, giầy ); trẻ em bị buộc phải đứng, ngồi, quỳ trong các tư thế khóchịu như đứng vào tổ kiến, quỳ trên vỏ mít, ngồi ngoài đường trong tình trạngkhông được mặc quần áo Thậm chí còn có một số bị các hình phạt tàn bạo
như: Dí điện, tâm xăng dét,treo ngược lên cây, bị buộc vào xe máy va bắt chạy
đến khi ngã, sau đó lôi xénh xệch sau xe Bên cạnh bạo lực về thé xác, trẻ emcòn bị bạo lực về tinh thần Phố biến nhất là mắng nhiếc, đe dọa gây áp lực, bỏmặc Nếu bạo lực về thé xác dé nhận biết do hành vi đó dé lại thương tích trên
cơ thé nạn nhân thì bao lực về tinh than rất khó nhận biết Những đứa trẻ bịmắng nhiéc, đe dọa, bị bỏ mặc bị tổn thương về tỉnh thần rất nghiêm trọng,song người ta chỉ nhận biết được khi sự tốn thương đó dẫn đến nạn nhân có
những hành vi như tự tử, bỏ nha đi lang thang hoặc phạm tội.
- Nguyên nhân của bạo lực gia đình đối với trẻ em: Có nhiều lý do và nguyênnhân dẫn đến trẻ em bị bạo lực ngay chính trong gia đình của mình
Thứ nhất: Cha mẹ, ông bà nhận thức chưa đúng về quyền và nghĩa vụ của mình
trong việc chăm sóc, giáo dục con, cháu Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
năm 2000 quy định nghĩa vụ và quyền yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục của cha mẹ với con, của ông bà với cháu (Điều 34, Điều47) Tuy nhiên, nhiều người còn hiểu chưa đúng về quyền và nghĩa vụ của họnên đã có hành vi vượt quá, dẫn đến trẻ em bị tốn hại về tinh thần và thé xác