1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước

211 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước
Tác giả Nguyên Thị Hội
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS Thái Vĩnh Thắng
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận về Nhà nước và Pháp luật
Thể loại Luận án tiến sĩ luật học
Năm xuất bản 2003
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 211
Dung lượng 52,37 MB

Nội dung

Do đó bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 1992 được tổ chức theo tinh thần: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phôi hợp chặt chế giữa các cơ quan nhà nước trong vi

Trang 1

BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYÊN THỊ HỒI

TU TRÌNG CHAN CHIA QUYỀN LUC NHÀ NƯỚC

(Ất vite TỔ cute BỘ MAY NHÀ NƯỚC

Ủ MỘT SỐ NƯỚC.

Chuyên ngành: Lý luận về Nhà nước và Pháp luật

_—

Ma số : 50501 E RUONG er LŨ UAT HANG! iy

THIỆN GIÁO VIEN | |

R SE EA LA 3 OF LUAN AN TIEN SI LUAT HOC

Người hướng dân khoa hoc : PGS.TS Nguyễn Dang Dung

PGS TS Thái Vĩnh Thắng

HÀ NỘI - 2003

Trang 2

lôi xin cam đoan đây là công trìnhnghiên cứu cua riêng tôi Các số liệu nêu

trong luận án là trung thực Những kết luận

khoa hoc của luận án chưa từng được ai công

bố trong bat kỳ mội công trình nào khác

TẾC GIÁ LUẬN ÁN a

cove TH Thi Hoi

Trang 3

TRONG LỊCH SỬ

Quyền lực nhà nước và cách thức thực hiện quyền lực nhà nước 10

Sự xuất hiện và phát triển của tư tưởng phân chia quyền lực 15

nhà nước

Chương 2 SỰ THỂ HIỆN VÀ ÁP DỤNG TƯ TƯỞNG PHÂN QUYỀN

TRONG TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Ở MỘT SỐ NƯỚC

TƯ SAN

Khái quát chung `

Sự phân quyền mềm dẻo ở những nước có chính thể Đại nghị

-Sự phân quyền cứng rắn trong chính thể Cộng hoà Tổng thống

Phân quyền trong chính thể Cộng hoà Hỗn hợp

Chương 3 SỰ THỀ HIỆN TƯ TƯỞNG PHÂN QUYỀN TRONG TỔ

CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUA CÁC BẢN

NHUNG CONG TRÌNH LIEN QUAN ĐẾN LUẬN AN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BO

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO

77

77 86

¡09 134 150

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Có thể nói trong lịch sử tư tưởng chính trị của nhân loại, các tư tưởng

về nhà nước luôn luôn giữ vị trí quan trọng nhất Trong số các tư tưởng ấy thì

những tư tưởng về quyền lực nhà nước, về việc tổ chức và thực hiện quyền lực

ấy lại giữ vị trí cơ bản và trong yếu, chúng bao giờ cũng để lại dấu ấn của

mình trong các thể chế chính trị nhất định Vì vậy, nghiên cứu lịch sử các tư

tưởng chính trị sẽ mang lại một ánh sáng cần thiết cho việc nghiên cứu nền

chính trị và các thể chế chính trị đương đại.

Ngược dòng thời gian, ta thấy, tư tưởng phân chia quyền lực nhà nướcvốn có mầm mống từ xa xưa trong lịch sử, từ thời cổ đại, khi kiểu nhà nước và

pháp luật đầu tiên tồn tại ở Hy Lạp, La Mã Chúng ta có thể tìm thấy những

nét đại cương của nó trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Hy Lạp,

La Mã thời kỳ cổ đại, trong các quan điểm chính trị của Aristote, Polybe Song

tư tưởng này đã gần như bị lãng quên hoặc không hề được nhắc đến trong thời

kỳ hưng thịnh của chế độ phong kiến, khi mà chính thể quân chủ chuyên chế

chiếm ưu thế ở hầu hết các nước Chỉ đến khi quan hệ sản xuất phong kiến tan

rã, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu hình thành và phát triển thì tư

tưởng phân chia quyền lực nhà nước mới được phục hưng và trở thành chỗ dựavững chắc về mặt tư tưởng cho các phong trào đấu tranh nhằm tiêu diệt chínhthể chuyên chế và chế độ phong kiến, vì tự do, dân chủ của nhân dân

Tư tưởng này đã được các nhà tư tưởng tư sản thế kỷ XVI-XVIII mà

điển hình là John Locke va Montesquieu kế thừa, phát triển và hoàn thiện nó,coi đó là cơ sở để bảo đảm quyền lực của nhân dân và chống chế độ độc tài

chuyên chế Nó đã được thể hiện và áp dung trong việc tổ chức bộ máy nhà nướccủa nhiều nước trên thế giới ở các mức độ khác nhau, được phi nhận một cách

Trang 5

trang trọng trong các bản Tuyên ngôn và Hiến pháp của một số nước Thậm chí

có nước đã coi phân quyền là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức bộ máy nhà nước

của mình, là tiêu chuẩn và điều kiện của nền dân chủ Đó chính là sự thừa nhận

và khẳng định giá trị của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong thực tế.

Song tiếc rằng, trong một thời gian khá dài, ở nước ta cũng như ở các

nước xã hội chủ nghĩa khác, tư tưởng này không được chú trọng nghiên cứu vàcũng không được đánh giá đúng giá trị của nó; vì nó bị coi là tư tưởng của giai

cấp tư sản Việc tổ chức của bộ máy nhà nước ở những nước này có lúc gần

như rập khuôn theo mô hình Nhà nước Liên Xô và sự phân quyền hầu như bị

phủ nhận Từ khi bat đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội VI

Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, với mục đích phục vụ nhiệm vụ cấp

bách mà Đảng ta đã vạch ra là: tăng cường bộ máy nhà nước, cải tiến tổ chức

và hoạt động để nâng cao hiệu quả quản lý của nó, tư tưởng phân chia quyền

lực nhà nước đã được quan tâm nghiên cứu để hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của

nó và để vận dụng vào việc tổ chức bộ máy Nhà nước ta ở mức độ phù hợp.

Do đó bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 1992 được tổ chức theo

tinh thần: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phôi hợp

chặt chế giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp

hành pháp và tư pháp" [5] Theo cách tổ chức này, bộ máy nhà nước ta hiện tại tuy chưa khắc phục được hết những điểm hạn chế và sự yếu kém, song bước đầu đã có những tiến bộ nhất định Điều đó đã được thể hiện trong sự

đánh giá của Đảng ta là: "Hoạt động của Nhà nước ta trên các lĩnh vực từ lập

pháp, hành pháp đến tư pháp đã có những tiến bộ rõ rệt Quản lý nhà nước

bằng pháp luật được tăng cường Dân chủ xã hội chủ nghĩa được mở rộng ổn định chính trị được giữ vững" [5] Đó là kết quả ban đầu của quá trình đổi mới

nhận thức của chúng ta và chính vì vậy mà phương hướng cải cách tổ chức và

hoạt động của bộ máy nhà nước ta như trên được phi nhận lại trong Báo cáo

chính trị tại Đại hội Dang IX là:

Trang 6

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sựlãnh dao của Dang Nhà nước ta là mot tru cột của hệ thống chính

trị và công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là

Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân Quyền lực nhà nước

là thống nhát, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà

nước trong việc thực hién các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp [T |

Tuy nhiên, quan điểm trên vẫn chỉ dừng ở quan điểm, mục tiêu chính

trị cho đến khi Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi bổ sung một số điều

của Hiến pháp 1992 ra đời, lúc đó nó mới được pháp luật hóa, được chính thứcphi nhận trong luật co ban của Nhà nước, trở thành nguyên tac Hiến định trong

tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cụ thể, Điều 2 Hiến pháp 1992

sửa đổi quy định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhànước pháp quyé.xd hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dan Quyền luc nhà nước là thống nhất, có sự phan công và phối hợp giữa các cơquan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp tư pháp"

Như vậy, mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam và nguyên

tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo mục tiêu ấy đã được Đảng

và Nhà nước ta khang định trong những văn kiện quan trọng nhất của đất

nước Đó là một mục tiêu hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu thế tất yếu

của thời đại - xu thế phát triển dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn cầu.

Một trong những yêu cầu cơ bản của nhà nước pháp quyền là phải có

sự phân chia quyền lực (hay nói theo ngôn ngữ của chúng ta là phân công,

phân nhiệm rõ ràng) giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các

quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhằm tạo ra sự độc lập và hiệu quả

hoạt động cao cho từng cơ quan nhà nước Đồng thời phải có cơ chế thực hiện

sự kiểm soát quyền lực lẫn nhau và hợp tác với nhau giữa các cơ quan nhànước để qua đó vừa hạn chế được sự lạm dụng quyền lực, bảo vệ lợi ích hợppháp của các chủ thể mà đặc biệt là các cá nhân khỏi bị xâm hại từ phía quyền

Trang 7

lực nhà nước vừa bảo đảm sự thống nhất và hiệu quả cao của quyền lực nhà

nước Song làm thế nào để Nhà nước thỏa mãn được yêu cầu này? Đó là một câu hỏi khá hóc búa đối với nước ta hiện nay Để có thể tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi này, thiết nghĩ, việc tìm hiểu tư tưởng phân quyền, sự thể hiện và áp

dụng tư tưởng đó trong thực tế thực hiện quyền lực nhà nước ở một số nước, từ

đó tìm ra những điều có thể tham khảo, học tập, rút kinh nghiệm, chắc chắn là

một việc làm cần thiết Với mong muốn góp phần mình vào công cuộc tìm

kiếm nói trên và có thể đóng góp ý kiến vào việc cải tiến tổ chức và hoạt động

của bộ máy Nhà nước ta cũng như để phục vụ cho công tác giảng dạy, tôi

mạnh dạn chon đề tài: "Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ

chức bộ máy nhà nước ở một số nước" làm đề tài luận án tiến sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Tư tưởng phân quyền đã được nghiên cứu từ lâu và ở nhiều nước trên

thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung quốc Còn ở nước ta, việc tìm hiển

tư tưởng phân quyền cũng như sự vận dụng nó vào tổ chức bộ máy nhà nước

cho đến nay mới dừng ở mức độ khái quát nên chưa có tác giả nào trình bày

một cách cụ thể và có hệ thống về vấn đề này Hiện tại mới chỉ có một sốcông trình đề cập đến nó như: "Thuyết: "Tam quyền phan lập" và bộ máy nhà

nước tự sản hiện dai" của Viện Thông tin Khoa học xã hội; "Thứ ban lại học

thuyết phân chia quyền luc" của PGS.TS Nguyễn Dang Dung; "Luật Hiến

pháp và các định chế chính trị" của Lê Đình Chân Các tác phẩm này đã trình

bày khái quát về cội nguồn của thuyết "Tam quyền phản lập”, nội dung cơ ban

của nó, các quan điểm khác nhau về thuyết này, thực tế áp dụng thuyết "Tam

quyền phán lập" trên thế giới và yêu cầu phải có sự phân công phân nhiệm

rạch ròi giữa các cơ quan nhà nước Việt Nam Song chưa có tác giả nào trình bày

một cách cụ thể và có hệ thống về lịch sử của tư tưởng phân chia quyền lực nhànước cũng như sự thể hiện và áp dụng tư tưởng này trong thực tiễn tổ chức bộ

máy nhà nước trên thế giới và ở Việt Nam Phải chăng cũng vì thế mà cho đến

Trang 8

nay, việc tìm ra một cơ chế để thực hiện có hiệu quả sự phân công và phối hợpgiữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lực: lập pháp, hành

pháp, tư pháp và bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước ở nước ta vẫncòn nhiều lúng túng, chưa có câu trả lời thỏa đáng Hậu quả là vấn đề này hiện

nay chủ yếu mới dừng ở nguyễn tắc mà chưa được cụ thể hóa về mặt pháp lý

3 Mục đích nghiên cứu của luận án

Thông qua việc xem xét một cách cụ thể, toàn diện và có hệ thống vẻ

sự hình thành và phát triển của tư tưởng phân quyền, sự thể hiện và áp dụng nótrong thực tế tổ chức bộ máy nhà nước ở một sô nước, luận án mong muốn:

+ Lam rõ lịch sử phát triển của tư tưởng phân quyền, nội dung, giá trị

lý luận và thực tiễn, ảnh hưởng và sức sống qua nhiều thế kỷ của nó

+ Chứng minh rằng tư tưởng phân quyền có thể áp dụng được và đã

được áp dụng với các mức độ khác nhau trong tổ chức bộ máy của các nhànước có chính thể khác nhau, từ Cộng hòa Tổng thống, Cộng hòa và Quân chủ

Đại nghị đến Cộng hòa Hỗn hợp Và cả những nước có chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa như nước ta - nơi mà việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nha

nước được căn bản dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ và thống nhất quyền

lực - thì vẫn có thể vận dụng được và cần phải vận dụng một số luận điểm của

tư tưởng ấy vào việc tổ chức bộ máy nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động

của nó cũng như bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

+ Từ kết quả nghiên cứu trên, có thể tìm ra một số giải pháp cụ thể để

cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta hiện nay theo hướngvận dụng tư tưởng phân quyền mạnh mẽ và rõ rệt hơn

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của luận án

Luận án nghiên cứu và lý giải các vấn đề sau:

Mot là: Khái niệm về tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước, nội dung

cơ bản, sự xuất hiện và phát triển của tư tưởng này trong lịch sử thể hiện qua

Trang 9

thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước của một số nước, qua quan điểm của một

số nhà tư tưởng của các thời đại và một số cách hiểu về sự phân quyền

Hai là: Sự thể hiện và áp dụng tư tưởng phân quyền trong tổ chức bộ

máy nhà nước ở một số nước tư sản đại diện cho các mức độ áp dụng Trong

thực tế, tư tưởng phân quyền đã được thể hiện và được áp dụng trong tổ chức

và hoạt động của bộ máy nhà nước ở hầu hết các nhà nước tư sản nhưng với

mức độ khác nhau tùy theo hình thức chính thể của từng nước Nhìn chung,các nhà nước tư sản hiện tại có một sô dạng chính thể điển hình là Quân chủ

và Cộng hòa Đại nghị, Cộng hòa Tổng thống, Cộng hòa Hỗn hợp Mức độ thể

hiện và áp dụng tư tưởng phân quyền ở những nước có chính thể giống nhau

về cơ bản là tương tự nhau Thêm vào đó, số trang của luận án theo quy định

lại rất hạn chế Do vậy, luận án không cần và cũng không thể trình bày về sựthể hiện và áp dụng ấy ở tất cả các nhà nước tư sản mà chỉ dừng ở một số nước

đại diện cho các mức độ áp dụng: cứng rắn, mềm dẻo và trung gian giữa haimức độ ấy Còn ở các nước xã hội chủ nghĩa trước khi bị khủng hoảng, tư

tưởng này hầu như không được thừa nhận nên luận án không đề cập tới

Ba là: Sự thể hiện tư tưởng phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước

Việt Nam được biểu hiện trong các quy định của bốn bản Hiến pháp 1946,

1959, 1980, 1992 và một số biện pháp cải cách tổ chức và hoạt động của bộ

máy Nhà nước ta hiện nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận án bao gồm:

Thứ nhất: Quan điểm của học thuyết Mác về mối quan hệ giữa tồn tại

xã hội với ý thức xã hội, giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng mà chủ

yếu là quan điểm về vai trò và tác động của nhà nước đối với sự phát triển của

xã hội, về vai trò của các tư tưởng và học thuyết đối với hoạt động thực tiễn

Thứ hai: Quan điểm của Dang Cộng sản Việt Nam về vấn dé đổi mới

toàn diện đất nước mà cụ thể là vấn đề cải cách tổ chức và hoạt động của bộ

Trang 10

máy Nhà nước ta để nâng cao hiệu quả điều hành và quản lý xã hội của nónhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng

chủ nghĩa xã hội 6 nước ta

Thứ ba: Các quan điểm khác nhau về hình thức nhà nước nói chung,hình thức chính thể nói riêng mà chủ yếu là quan điểm của học thuyết Mác-

Lênin về vấn đề này

Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề trên, tôi chủ yếu dựa vào

phương pháp thu thập và xử lý thông tin, tư liệu Khi xử lý, tôi sử dụng kết hợp

các phương pháp cụ thể: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và so sánh giữacác quan điểm, các tài liệu, các ý kiến, nhận xét khác nhau của nhiều tác giả

về cùng một vấn đề, đồng thời kết hợp với suy nghĩ, quan điểm, vốn kiến thứcsẵn có và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân để lập luận, kiến giải các vấn

đề đã nêu ra

6 Những đóng góp mới về khoa học của luận án

Thông qua việc trình bày một cách cụ thể, toàn diện và có hệ thống

các quan điểm về cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, các loại quyền lực nhànước, khái niệm và chủ thể nắm giữ của từng quyền, mối quan hệ giữa các chủthể ấy của Aristote, Locke, Montesquieu và một vài tác giả khác, luận án làm

sáng tỏ khái niệm tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước, lịch sử hình thành,

phát triển, nội dung, giá trị lý luận và thực tiễn và hạn chế của tư tưởng này,qua đó góp phần bổ sung, làm phong phú hơn, hoàn chỉnh hơn sự hiểu biết vềquá trình hình thành và phát triển của tư tưởng phân quyền trong lịch sử, gópphần bổ sung những tri thức mới và thúc đẩy sự phát triển của ngành khoa học

nghiên cứu về lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý ở Việt Nam

Bằng việc trình bày một cách tổng quát về sự thể hiện và áp dụng tưtưởng phân quyền một cách sáng tạo vào tổ chức bộ máy nhà nước ở một sốnước đại diện cho các mức độ áp dụng và sự thể hiện tư tưởng phân quyền

trong tổ chức bộ máy Nhà nước ta qua các Hiến pháp, luận án vừa góp phần

Trang 11

khẳng định giá trị thực tiễn của tư tưởng phân quyền trong việc thiết kế các

mô hình tổ chức bộ máy nhà nước, vừa nêu lên đặc trưng cơ bản cũng như ưu

điểm và hạn chế của từng mức độ áp dụng để có thể tham khảo, học tập, rút kinh nghiệm trong quá trình cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta.

Nêu lên một số biện pháp cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước

ta theo hướng vận dụng rõ rệt và rộng rãi hơn những điểm hợp lý của tư tưởngphân quyền nhằm đạt tới mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của luận án vừa cung cấp cơ sở khoa học vừa gợi ý

cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về cách thức tổ chức nhà nước theo

hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, đặc biệt là việc tìm ra cơ chế thực hiện

quyền lực nhà nước phù hợp để vừa bảo đảm sự phân công quyền lực hay phânchia chức năng, thẩm quyền rõ ràng vừa bảo đảm sự phối hợp hoạt động giữa

các cơ quan nhà nước thực hiện các quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Vé mat lý luận: Việc nghiên cứu này cố gắng góp phần bổ sung, làmphong phú thêm, hoàn chỉnh thêm sự hiểu biết về quá trình hình thành và pháttriển của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong lịch sử, nội dung cơ bảncủa nó, sự thể hiện và áp dụng nó trong thực tế tổ chức và hoạt động của bộ

máy nhà nước Từ đó, tạo ra sự nhận thức đúng đắn và sự đánh giá giá trị của

nó một cách công bằng, đồng thời góp phần bổ sung những tri thức mới đểthúc đẩy sự phát triển ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử tư tưởng chính

trị - pháp lý ở nước ta

\Vé mặt thực tiên: Việc nghiên cứu này sẽ phục vụ cho việc tham khảo,

học tập kinh nghiệm tổ chức bộ máy nhà nước của các nước khác và việc rútkinh nghiệm về tổ chức bộ máy Nhà nước ta trong các giai đoạn trước nhằmtìm ra những biện pháp phù hợp để cải cách bộ máy nhà nước và thúc đẩy hoạt

động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay Vì vậy, luận án có giá trị làm tài

Trang 12

liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu về cải cách bộ máy Nhà nước ta,cho việc tham khảo, học tập, nghiên cứu của sinh viên luật và những người

quan tâm.

Tuy nhiên, với sự hạn chế về thời gian, về tài liệu tham khảo và về khả

năng nghiên cứu của bản thân, luận án này không thể tránh khỏi những điểm

thiếu sót Rất mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo vàcác đồng nghiệp

§ Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận ángồm 3 chương, 10 mục

Trang 13

thực tiễn thừa nhận Do vậy mà có khá nhiều quan niệm khác nhau về quyén

lực Song với nghĩa chung nhất có thể hiểu quyền lực là sức mạnh mà nhờ đó

một chủ thé (cá nhân, tổ chức, giai cấp hoặc toàn xã hội) có thé bat các chủthể khác phải phục tùng ý chí của mình Theo nghĩa này, quyền lực ra đời và

tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của con người, bởi vì, hoạt động phối hợp,hoạt động chung mang tính cộng đồng là cái vốn có trong hoạt động của con

người Bất kỳ hoạt động chung nào cũng đòi hỏi cần có người tổ chức, người

chỉ huy và những kẻ phục tùng - cái vốn tạo thành nội dung sơ khai cũng như

nội dung hiện đại của phạm trù quyền lực Trong xã hội có giai cấp thì chủ thể

có đủ khả năng chỉ huy và phối hợp hoạt động của tất cả các chủ thể khác

chính là nhà nước nên quyền lực nhà nước là thứ quyền lực quan trọng nhất

Từ quan niệm chung nhất về quyền lực, có thể hiểu quyền lực nhà nước là sức mạnh của nhà nước có thể bat các chủ thể khác trong quốc gia

(các tổ chức, cá nhân, giai cấp, tầng lớp) phải phục tùng ý chí của nó Nhờ có

quyền lực này mà nhà nước có đủ khả năng làm dịu xung đột giai cấp hoặc

giữ cho xung đột ấy ở trong vòng một "trật tự" nhất định để xã hội có thể tồn lai và phát triển được Cũng nhờ có quyền lực đó mà nhà nước có thể thực hiện

và bảo vệ được quyền lợi và địa vị thống trị của giai cấp thống trị, có thể tổ

Trang 14

chức va quản ly xã hội, thiết lập, củng cố, bảo vệ trật tự và su ổn định của xã

hội, làm cho xã hội phát triển theo chiều hướng mà nó mong muốn Thôngthường Hiến pháp đa sô các nước đều tuyên bố quyền lực nhà nước xuất phát

từ nhân dân, do nhân dân ủy quyền cho nhà nước nên được thực hiện nhândanh nhân dân và đại diện cho lợi ích của toàn xã hội Song thực tế quyền lực

nhà nước xét về bảntchất chủ yếu là quyền lực của giai cấp thống trị và một phần là quyền lực xã hội, ở một mức độ nhất định, quyền lực nhà nước cũng

-chịu ảnh hưởng từ phía các lực lượng xã hội, tổ chức xã hội Do vậy, khi hoạt

động trước hết vì lợi ích của một giai cấp hay một liên minh giai cấp nhấtđịnh, nhà nước phải tính tới lợi ích của các giai cấp tầng lớp khác và khi có

tính độc lập nhất định, nó có thể thực hiện một số chức năng trọng tài trong

cuộc cạnh tranh giữa các lực lượng không thông nhất; nhà nước còn phải nhân

danh toàn quốc gia dân tộc để thực hiện những hoạt động nhằm bảo vệ công

lý, bảo đảm trật tự an toàn và ổn định xã hội, bảo vệ lợi ích chung của cả cộng

đồng Quyền lực nhà nước chỉ do các cơ quan nhà nước thực hiện Muốn cho

quyền lực này được thực hiện một cách có hiệu quả thì phải tìm cho nó một

hình thức tổ chức và phương pháp thực hiện phù hợp Việc tìm kiếm ấy đã trở

thành trung tâm chú ý của tất cả các nhà tư tưởng chính trị tiến bộ của loàingười từ khi nhà nước ra đời tới nay Vì thế, trong các tư tưởng chính trị, vấn

đề hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước bao giờ cũng là vấn đềtrọng tâm, cơ bản và quan trọng nhất Hình thức ấy được gọi bằng những cái

tôn rất khác nhau Platon (427-374 tr CN) gọi đó là những hình thức chính trị,Aristote (384-322 tr CN) gọi nó là hình thức chính phủ, Bertrand Russell gọi

là hình thức chính quyền, còn chúng ta gọi nó là hình thức chính thể

Trong các nhà nước có hình thức chính thể khác nhau, cách thức thực

hiện quyền lực nhà nước rất khác nhau Ở các nước quân chủ chuyên chế, toàn

bộ quyền lực cao nhất của nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp đều

tập trung trong tay nhà vua Vua được mệnh danh là Thiên tử nên quyền lực

Trang 15

của vua là vô hạn, là tối cao và bất khả xâm phạm Mọi mệnh lệnh, chiếu chỉ,

ý chi, thậm chí khẩu dụ của nhà vua đều có giá trị bat buộc phải tuân theo,đều là pháp luật nên pháp luật chủ yếu là sự thể hiện ý chí của nhà vua Cácquan chức nhà nước - những người tổ chức thực hiện các mệnh lệnh, chiếu chỉcủa nhà vua đều do vua cắt cử và bãi chức Vua cũng là vị quan tòa tối cao đểphán xử các vụ án quan trọng nhất Việc làm của các quan chức va của than

dân có thể được vua xem xét đúng sai, tùy công mà vua thưởng, vua ban lộc,

tùy tội mà vua quyết định hình phạt Khi vua "băng hà”, quyền lực của vua

phải được truyền kế một cách nghiêm ngặt theo trật tự "cha truyền con nối”,

để đảm bảo sự dài lâu của vương triều, của "cơ nghiệp tổ tông" Ö những nước

quân chủ hạn chế, quyền lực của vua bị hạn chế bởi các thế lực khác nhau (cơ

quan đại diện của các đẳng cấp, nghị viện hoặc hiến pháp) và trong những lĩnh

vực nhất định Nếu như trong chính thể Quân chủ Đại diện đẳng cấp, vua chỉ

phải tham khảo ý kiến của cơ quan đại diện đẳng cấp khi tăng thuế, thay đổi

luật hoặc ban hành luật mới thì trong chính thể Quân chủ Nhị hợp, quyền lực

của vua bị hạn chế trong lĩnh vực lập pháp (quyền lập pháp thuộc về nghị

viện) và tư pháp (quyền tư pháp thuộc về tòa án), song lại được mở rộng tronglĩnh vực hành pháp Vua vừa đứng đầu quốc gia, vừa đứng đầu chính phủ, nắm

toàn quyền hành pháp Các bộ trưởng do vua bổ nhiệm và bãi nhiệm, chịutrách nhiệm trước vua nên được coi là bộ trưởng của vua Còn trong chính thể

Quân chủ Đại nghị, quyền lực của vua bị hạn chế trong cả ba lĩnh vực, quyềnlập pháp do nghị viện thực hiện, quyền hành pháp được thực hiện bởi chínhphủ mà đứng đầu là thủ tướng, còn quyền tư pháp được thực hiện bởi tòa án

Tham quyền và mối quan hệ giữa các cơ quan trên được quy định trong hiến

pháp Chức vị vua chỉ còn mang tính chất truyền thống, nghi lễ và tượng trưng

vì vua không trực tiếp giải quyết các công việc của nhà nước mà chỉ đóng vaitrò chính thức hóa các hoạt động của nhà nước

Trong các nhà nước tư sản có chính thể cộng hòa, các loại quyền lực

lập pháp, hành pháp và tư pháp của nhà nước thường được trao cho các cơ

Trang 16

quan khác nhau là nghị viện, tổng thống, chính phủ và tòa án Các cơ quannày có thể chung hoặc không chung nhân viên với nhau, có thể độc lập hoặc

chịu trách nhiệm lẫn nhau, có thể kiểm chế và kiểm soát lẫn nhau, hoặc kiểm

chế và đối trong với nhau trong hoạt động theo nguyên tắc "quyền lực ngăncản quyền lực” Còn ở các nhà nước xã hội chủ nghĩa trước đây thì quyền lực

nhà nước được coi là tập trung thống nhất trong tay cơ quan đại diện cao nhất

của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra thông qua tuyển cử phổ thông đầu

phiếu Quyền lực của cơ quan này là tối cao vì trực tiếp nhận được từ nhândân Song nó chỉ thực hiện quyền lực lập pháp, quyết định những vấn đề quan

trọng của đất nước, giám sát tối cao mọi hoạt động của nhà nước Nó lại tổ

chức ra các cơ quan trung ương khác như nguyên thủ quốc gia, chính phủ, tòa

án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao để các cơ quan ấy thực

hiện quyền lực nhà nước trong những lĩnh vực còn lại Vì vậy, các cơ quan nhànước khác ở trung ương đều phải chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước cơquan đại diện cao nhất của nhân dân hay cơ quan quyền lực cao nhất của nhà

nước và chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan này.

Tóm lại, cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong thực

tế rất đa dạng và phong phú Song tựu trung lại có thể khái quát thành hai cơ

chế cơ bản, đó là tập quyền va phân quyền Tap quyền có nghĩa là quyền lựccao nhất của nhà nước thuộc về một cá nhân hoặc một cơ quan và cá nhân

hoặc cơ quan ấy có thể chi phối sự hình thành và hoạt động của các chức vụ

nhà nước hoặc các cơ quan nhà nước khác Còn phán quyền có nghĩa là quyền

luc nhà nước được phân tách thành các loại lập pháp, hành pháp, tư pháp vađược phân chia cho các cơ quan nhà nước khác nhau, cơ quan này thực hiệnquyền lực lập pháp, cơ quan kia thực hiện quyền lực hành pháp và quyền lực

tư pháp thì được trao cho cơ quan thứ ba Các cơ quan ấy có thể chung hoặc

không chung nhân viên với nhau, ngang bamg nhau và khá độc lập với nhau

hoặc phụ thuộc nhau ở một mức độ nhất định có thể chịu trách nhiệm trước

Trang 17

nhau, trong hoạt động có thể kiểm chế, kiểm soát thậm chí đối trọng với nhau

song lại phối hợp với nhau để tao-nén sự thống nhất của quyền lực nhà nước

Xem xét lịch sử của nhà nước ta thấy, từ khi nhà nước ra đời đến nay,

cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước có sự biến đối rất lớn Một

trong những nguyên nhân dẫn đến điều đó là do sự trăn trở trong tư duy của

loài người nhằm tìm kiếm một mô hình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà

nước thích hợp để có thể phát huy những tác động tích cực và giảm thiểu đến

mức thấp nhất những tác động tiêu cực của nhà nước đối với xã hội Sở dĩ loàingười luôn phải trăn trở, tìm kiếm mô hình đó vì thuở mới ra đời, nhà nước có

công rất lớn trong việc cứu nhân loại thoát khỏi thảm họa của sự tàn sát lẫn

nhau, khỏi nguy cơ của sự tuyệt chủng Nhưng trong quá trình tồn tại của

mình, nhà nước đã có thời kỳ bị tha hóa nghiêm trọng, làm cho nó từ một tổchức xuất hiện do nhu cầu khách quan của sự tổ chức và quản lý xã hội có giai

cấp nhằm duy trì sự tồn tại của một cộng đồng thành công cụ đắc lực và hữu

hiệu để phục vụ lợi ích và quyền thống trị của một cá nhân hoặc một nhóm

người trong xã hội, thành công cụ đàn áp, nô dịch đại đa số nhân dân lao

động, gây ra cho họ và cho toàn nhân loại biết bao khổ đau và bất hạnh, dẫnđến những bị kịch của lịch sử Tuy vậy, nhà nước vẫn cần thiết và ngày càng

cần thiết đối với xã hội cho đến khi nó bị tiêu vong theo quan điểm của Mác

Vì thế, những nhà tư tưởng tiến bộ, đại diện cho lợi ích và khát vọng của quần

chúng lao khổ luôn tư duy, trăn trở để tìm kiếm một mô hình tổ chức và thựchiện quyền lực nhà nước thích hợp nhằm tao ra và giữ gin sự công minh, sự tốt

đẹp của nhà nước, làm cho hoạt động của nhà nước biến đổi theo chiều hướng

dân chủ, tiến bộ và nhân đạo, thừa nhận và bảo đảm tự do cho mỗi công dân,

vì lợi ích chung của cả cộng đồng và giảm bớt sự khổ đau bất hạnh của con

người Mot trong những kết quả tốt đẹp, có giá trị của sự trăn trở, tư duy ấy

chính là sự xuất hiện và phát triển của tư tưởng phân chia quyền lực nhà

nướcmột trong những giá trị quý báu trong kho tàng lịch sử tư tưởng chính trị pháp lý của nhân loại

Trang 18

-1.2 SỰ XUẤT HIEN VÀ PHÁT TRIEN CUA TƯ TƯỞNG PHAN CHIA

QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

"Tu tưởng phân chia quyền lực nhà nước" - còn gọi tat là Tw tưởng

phân quyền - là tổng thé các quan điểm về việc chia tách quyển lực nhà nước

WoL ”.z_ TT "——m—n.trr t_ Ä ¬ ^ ^ BS 7 ` mã ^

thành các loại quyền lực khác nhau, về cơ chê vận hành cua từng loại quyền

lực và mối quan hệ theo hướng ngăn cản, kiểm chế, kiểm soát hoặc đối trọng

với nhau giữa các loại quyền lực ấy trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước Nói một cách cụ thể, đó là tổng thể các quan điểm đề cập đến việc phân

itis

tách quyền lực nhà nước thành những loại quyền lực có tên gọi, nội dung va vị

trí khác nhau, được trao cho các chủ thể khác nhau thực hiện và trong quátrình hoạt động, các chủ thể ấy có thể kiềm chế, ngăn cản, kiểm soát lẫn nhau

hoặc đối trọng với nhau song lại phối hợp với nhau để vừa bảo đảm sự kiển¬ — —————_ ”~ẽẽ*®*——_.

soát quyền lực nhà nước nhằm ngăn chặn sự độc tài chuyên chế, bảo vệ tự do: i eee

cua công dân, vừa bao dam sự thống nhất cua quyền luc nhà nước

——

Việc nghiên cứu tư tưởng này trên thế giới đã có từ thời cổ đại, nhưng

nó mới được xúc tiến ở nước ta từ sau công cuộc đổi mới trở lại đây Trong

sách báo pháp lý nước ta tư tưởng này được đề cập đến với các tên gọi như:

Thuyết "Tam quyền phán lập", Thuyết "Phán quyên", Thuyết "Phản chia

quyền lực", "Học thuyết phân chia quyền lực", " Nguyên tắc phân chia quyền lực", "Nguyên tắc tam quyền phân lập", "Nguyên tắc phân quyền" Điều này

đã được giải thích như sau: "Thuyết "Tam quyên phán lập" là tên gọi của

thuyết "phân quyển" mà trong tiếng Việt đã quen dùng qua âm Hán-Việt:

"Shanguánƒenli" Người ta cũng còn gọi thuyết này là "Nguyên tắc tam quyền phán lập", "Nguyên tắc phán quyền" [75, tr 5] Trong một số tác phẩm dịch

từ tiếng nước ngoài như: "Những vấn đề căn bản của chính trị" của LeslieLipson, "Những cách diễn giải hiện nay về thuyết phan quyên ở Phuong Tay"của Marsenco, tư tưởng này được đề cập đến với các tên gọi như "Thuyé? phan

quyền", "Học thuyết phân quyền" Song nếu tìm hiểu về cội nguồn của nó, có

Trang 19

thể thấy những cách gọi trên là do người đời sau đặt ra căn cứ vào nội dung cơbản của tư tưởng này, còn trong thực tế, những người mà tên tuổi của họ luôngắn liền với tư tưởng này hay vẫn được coi là những người đặt nền móng, xâydung và phát triển nó như Aristote, Locke, Montesquieu thì lại không hề nhắc

đến các tên gọi trên trong các tác phẩm của họ Chẳng hạn, Aristote cho rằng:

có ba bộ phận trong tất cả các nhà nước, đó là Hội nghị nhân dân (The Public

Assembly), các viên chức nhà nước (The officers of the state) va cơ quan tòa

an (The Judicial Department) Sau đó ông trình bày về ba bộ phận này va dé

cập một cách rất sơ lược về mối quan hệ giữa ba bộ phận đó mà không hềnhắc đến từ "phân quyền" hay "phân chia quyền lực" Trong tác phẩm “Haichuyên luận về chính quyền" (Two Treatises of Government), ở Chương XIIQuyển 2 với tiêu đề: "VE quyển lực lập pháp, hành pháp và liên bang của

nước Cộng hòa"(Of the Legislative, Executive, and Fedrative Power of the

Commonwealth), Locke trình bày sơ qua về nội dung, đặc tính của từng loại

quyền luc trên Ở các chương khác, ông trình bày về giới han của quyền lực

lập pháp, về sự phụ thuộc của các quyền lực của nước Cộng hòa Nhưng trong

cả tác phẩm, ông không hề nhac đến cụm từ "phân quyền" hay "phân chiaquyền lực” Montesquieu cũng vậy, ông viết: "Trong mỗi chính quyển déu có

ba thứ quyền lực: quyền lập pháp, quyền thực hiện những việc dua vào luật

quốc tế và quyền thực hiện những việc dua vào luật dan sự Chúng ta sẽ gọi

quyền lực sau cùng là quyền tu pháp và quyên kia mội cách giản di là quyềnhành pháp của nhà nước" [87, tr 151] Sau đó, ông dé cập đến nội dung cụ

thể của từng loại quyền lực, vị trí và mối quan hệ giữa các loại quyền lực ấy.

Như vậy, rõ ràng rằng các tác giả trên không hề đề cập đến các cụm từ

"phán chia quyền lực", "phân quyền" hoặc "tam quyền phán lap" mà họ chiquan niệm rằng trong mỗi nhà nước hay mỗi quốc gia đều có các loại quyền

lực khác nhau hoặc các bộ phận (cơ quan) thực hiện những chức năng khác

nhau và cần phải chia tách giữa các loại quyền lực hay các bộ phận ấy, khôn

Trang 20

17 ee CELE |tg sHẾi

1A 301 |cho chúng nhập lại với nhau Tức là các thứ quyền lực trên không thé trao cho

cùng một chủ thể mà phải trao cho các chủ thể khác nhau thực hiện Hoặc các

bộ phận trên phải có cách thức tổ chức và các chức năng nhiệm vụ tách biệt

với nhau Tuy nhiên, theo chúng tôi, tất cả những tên gọi trên đều chưa thậtchính xác và phù hợp Thiết nghĩ tên gọi "Tw tưởng phân chia quyền lực nhà

nước" với cách hiểu như đã dé cập là hợp lý hơn bởi những lý do sau:

Thứ nhất, gọi là "Thuyết phân quyển" thì có thể hiểu đó là một hệ

thống các quan điểm nhằm giải thích về sự phân chia quyền lực nhà nước Gọi

là "Học thuyết phân quyền" thì có thể hiểu đó là toàn bộ những ý kiến, lý lẽ

được trình bày một cách có hệ thống về sự phân chia quyền lực nhà nước Cáctên gọi này chỉ phù hợp khi dùng để chỉ tư tưởng của Locke và Montesquieu vìchỉ đến họ, tư tưởng phân quyền mới được đề cập đến một cách có hệ thống,

từ lý do phải chia tách quyền lực nhà nước, các loại quyền lực nhà nước, nội

dung, đặc tính, vị trí, chủ thể nắm giữ của từng loại quyền lực và quan hệ giữa

chúng Còn khi xem xét về tư tưởng của các tác giả trước đó như Aristote,

Polybc thì không thể dùng tên "Thuyết phân quyền" hoặc "Học thuyết phan

quyền” vì cách dé cập của họ còn sơ khai, mới chi mang tính chất đặt nềnmóng cho tư tưởng này mà chưa trình bày đây đủ và có hệ thông về nó Vì thế,dùng tên gọi "Tu tưởng phân quyền” với nghĩa đó là toàn bộ những quan điểmcủa một người về sự phân chia quyền lực nhà nước thì sẽ phù hợp hơn và bao

quát hơn khi xem xét tư tưởng của tất cả các tác giả đề cập đến vấn đề này

Thứ hai, dùng tên "Nguyên tắc phán chia quyền lực nhà nước" hay

"Nguyên tắc phân quyền" cũng không hoàn toàn phù hợp, không bao quát bởi

lẽ: nó chỉ được coi là nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước khi nó là nguyên

lý, tư tưởng chỉ đạo có tính chất là cơ sở cho toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt

động của bộ máy nhà nước Nhưng trong thực tế, có nước tuyên bố nó là

nguyên tắc cơ bản trong tổ chức bộ máy nhà nước của họ (ví dụ như Nhà nước

Mỹ) thì tên gọi "Nguyên tắc phân quyền” là hoàn toàn phù hợp Có nước mặc

Trang 21

dù trong tổ chức bộ máy nhà nước có thé hiện một số luận điểm của tư tưởng

phân quyền, song lại không tuyên bô hoặc thừa nhận nó là nguyên tắc tổ chức

bộ máy nhà nước thì tên gọi "Nguyên tắc phan quyền" sẽ không phù hợp

Thứ ba, tên gọi "Thuyết "Tam quyền phản lập" hoặc "Nguyên tắc

"Tam quyên phân lập” to ra là ít phù hợp nhất bởi lẽ nó chỉ đúng khi đề cập

đến tư tưởng của Montesquieu và tổ chức bộ máy nhà nước của những nước

Cộng hòa Tổng thống, còn khi dé cập đến tư tưởng của các tác giả khác hoặc

tổ chức bộ máy của các nhà nước khác thì không thể dùng các tên gọi đó

Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước có quá trình hình thành và

phát triển khá lâu dài, từ thời cổ đại cho tới thời kỳ Cách mạng Tư sản, nội dung của nó được thể hiện ngày càng rõ ràng, cụ thể, có hệ thống và khoa học

hơn Toàn bộ quá trình ấy sẽ được trình bày cụ thể trong phần dưới đây

yn Tu tưởng phân quyền ở Hy Lạp, La Mã Cổ dai

1.2.1.1 Tư tưởng phan quyền trong tổ chức bộ máy Nhà nước Hy

Lap, La Ma

Ở Hy Lạp, mầm mong của tư tưởng phan quyền trước tiên được thể

hiện qua những cai cách bộ máy Nhà nước Athenes của Ephialtes (Thế ky V

tr CN) và Pericles (495-429 tr CN)

Trong lịch sử hình thành Athenes có thời kỳ Thành bang này do nhàđộc tài Peisistratus cai trị, ông ta nắm mọi quyền hành Tới đời các con ông ta,

chế độ này bị sụp đổ và nhân dân giành được quyền tự trị thông qua các hội

nghi công dân, song quý tộc thi tộc vẫn là tang lớp có thế lực nhất về chính trị

và kinh tế Bộ máy nhà nước gồm ba bộ phận chủ yếu là: Hội đồng quý tộc

hay Hội đồng trưởng lão, Quan chấp chính và Hội nghị công dân Nền dân

chủ này đã được củng cô và mở rộng thêm nhờ những cải cách của Solon vàonăm 549 tr CN và của Clisthenes vào năm 508 tr CN Nhờ thế, bộ máy nhànước Athenes đã có thêm các cơ quan mới như: Hội đồng nhân dân, Tòa án

nhân dân, Hội đồng 10 tướng lĩnh, song quyền lực nhà nước vẫn chủ yếu tập

Trang 22

trung trong tay Hội đồng trưởng lão, quyền hành của các hội nghị công dân bịhan chế bởi cơ quan này

Đến Thế kỷ thứ V tr CN, chính quyền ở Athenes về tay những người

dan chủ cấp tiến nhất mà đứng đầu là Ephialtes Ông nổi tiếng là "mội nhà Chính trị trung thành với Tổ quốc và cương trực không ai mua chuộc được"

(Aristote) Xuất thân từ một gia đình quý tộc bị phá sản, sống gần gũi vớiquần chúng, ông trở thành người bạn của dân nghèo Với mong muốn dân tự

do phải làm chủ đất nước, tất cả quyền lực đều thuộc về dân chúng, họ thực

hiện quyền đó bằng cách tham gia vào các công việc công và có quyền đối với

các viên chức của họ nên năm 462 tr CN, được sự trợ giúp cua Pericles,

Ephialtes đã tiến hành một cuộc cải cách dân chủ nhằm đánh đổ thế lực của

Hội đồng trưởng lão - một cơ quan phản dân chủ về thành phần cũng như về

chức năng với quyền hạn khá to lớn của nó Ông đã đưa ra thông qua tại Hội

nghị công dân một đạo luật tước hết mọi quyền chính trị và tư pháp của Hội

đồng trưởng lão (trừ quyền xét xử các vụ án tôn giáo của nó) và trao quyền ấy

cho các cơ quan dân cử Quyền lập pháp thuộc về Hội nghị nhân dân Hội

nghị này họp ngoài trời và họp hàng tháng, mỗi năm phải họp ít nhất 10 lần,

tất cả các công dân đều phải tham gia Hội nghị Hội nghị sẽ ban hành tất cảcác đạo luật, các nghị định và có quyền quyết định lưu đày một quan chức bịmất tín nhiệm Trong Hội nghị, mọi công dân đều có quyền đề nghị thông quabất kỳ một dự án luật, nghị định nào hoặc đề nghị bãi bỏ một văn bản phápluật hiện hành nào đó Song nội dung của các văn bản được đề nghị phải phù

hợp với pháp luật hiện hành Ephialtes còn quy định chế độ trách nhiệm của

những nhà lập pháp trước nhân dân về hậu quả của những văn bản mà họ đềnghị thông qua ở Hội nghị Trong vòng một năm sau khi luật hoặc nghị định

được thông qua, người đề xướng hoặc chủ trương thông qua văn bản đó vẫn có

thể bị truy tố về tội vi hiến và bị trừng phạt rất nặng nếu văn bản đó gây tổn

hại đến lợi ích của quốc gia hay quyền lợi của công dân Theo Ephialtes, bằng

những quy định như trên có thể đảm bảo xây dựng một nhà nước pháp trị

Trang 23

*Quyén hành pháp thuộc về Hội đồng nhân dân gồm 500 người Đó là

các viên chức hành chính, họ được tuyển lựa theo một trong hai cách: bầu cử

hoặc rút thăm Hội đồng được chia thành 10 ủy ban, mỗi ủy ban điều khiểncông việc cua Hội đồng trong 1/10 năm, nó giải quyết những công việc thông

thường, lúc có việc quan trọng thì họp toàn thể Hội đồng Hội đồng được bầu

lại mỗi năm một lần và không ai có quyền tham gia Hội đồng quá hai năm nên

mỗi công dân đều có hy vọng tham gia Hội đồng một lần trong đời mình, để

lần lượt vừa là người thống trị vừa là người bị thống trị

"Quyền tư pháp thuộc về Tòa án nhân dân gồm 6000 người do tất cả

các bộ lạc bầu ra hàng năm để vừa làm thẩm phán, vừa làm bồi thẩm Mỗi lầncần xử một vụ án thì họ lại bắt thăm để chọn lấy một số thẩm phán Ngoài ra

còn có Hội đồng 10 tướng lĩnh do 10 bộ lạc cử ra Hội đồng này lúc đầu chỉ

nắm quyền chỉ huy quân sự Người chỉ huy tối cao do 10 tướng lĩnh luân lưuđảm nhiệm Về sau Hội đồng này nắm cả quyền hành chính cao nhất của nhà

nước và thành viên của nó có thể được tái cử lại nhiều lần (chẳng hạn Pericles

được bầu đi bầu lại trong 30 năm nhưng mỗi năm ông lại phải ra ứng cử một

lần) Như vậy, bằng cải cách của mình, Ephialtes đã thực sự chia tách quyềnlực nhà nước thành ba loại quyền lực và trao cho các cơ quan dân cử khác

nhau thực hiện để bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, chống lại sự tập trung quyền lực vào tay một chủ thể Từ đó có thể coi ông là một trong những

người đầu tiên đặt nền móng cho tư tưởng phân quyền Rất không may làEphialtes thực hiện cải cách chưa được bao lâu thì bị bọn quý tộc thù địch ani

sát Sau khi ông mất, phái Dân chủ vẫn tiếp tục nắm quyền mà đại diện là

Pericles - một nhà chính trị và nhà hùng biện có tài, "là người siêu việt nhất

của Athenes, người thứ nhất về mọi cái và về nói và hành động" [41, tr.33]

- Năm 461 tr CN, khi lên cầm quyền Pericles đã tiếp tục một cách xuấtsắc cai cách của Ephialtes theo chiều hướng củng cổ và mở rộng nền dân chủ

Athenes Ông vận động ban hành quy định mới về việc lựa chọn các chức vụ

Trang 24

nha nước, theo đó, trừ chức Tướng quân, các chức vu lớn nhỏ khác đều được

bổ nhiệm bang cách bốc thăm Theo ông, bang phương pháp đó, bất cứ công

dân Athenes nào, không phân biệt dòng họ, giàu nghèo sang hèn đều có khả

nang được cat cử giữ bất cứ một chức vu nào trong nhà nước, có như vậy họ

mới thật sự hoàn toàn bình đẳng và còn được giáo dục để có ý thức trách nhiệm công dân hơn Ông khẳng định: "Chúng ta là những người duy nhất coi

người công dân xa lạ với các công việc công không phải như là một sinh vai

nhàn rỗi mà như một sinh vật vô ich" [41, tr 35] Dé dé phòng sự lựa chon

những người không xứng đáng va để chan bớt sự lạm quyền, pháp luật còn

quy định trước khi giữ chức vụ, những người được chọn bởi cuộc rút thăm

phải trải qua một cuộc kiểm tra vừa để thử thách khả năng vừa để thăm dò

lòng trung thành Rồi I0 lần trong năm, tại mỗi phiên họp của Hội nghị công

dân, theo thủ tục, bao giờ dân chúng cũng được mời biểu quyết chấp thuận

hay khiển trách các viên chức của họ, nếu khiển trách thì tiếp theo sẽ có cuộc

truy tố ra tòa án, tương tự như một thủ tục bãi nhiệm vậy Tới cuối năm, méi

viên chức sẽ phải tường trình trước một ủy ban đặc biệt về số tiền công quỹ

ma họ là người thu, người giữ hay người chi tiêu [23] Có thể thấy đây là hình thức ban đầu của sự kiểm soát của nhân dân đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước, sự kiểm soát của cơ quan lập pháp với các nhân viên nhà nước Để

cho những công dân thuộc tầng lớp dưới, kể cả những người nghèo khổ nhấtcũng có thể đảm nhiệm các chức vụ lớn nhỏ trong bộ máy nhà nước, lần đầu

tiên trong lich sử, Pericles đã ban hành chế độ trả lương cho những người làm việc trong bộ máy nhà nước, từ các thành viên của Hội đồng nhân dân, quan

chấp chính, ủy viên bồi thẩm đến thủy thủ, sĩ quan và binh lính Những cải

cách mà Ephialtes và Pericles thực hiện đã đưa Nhà nước Athenes cũng như

nền dân chủ của nó phát triển đến mức độ cực thịnh nên người Hy Lạp gọi

thời kỳ này là “Thê ky vi dai" hay “Thế ky Pericles Tuy nhiên, nền dân chủ

Athenes chỉ là nền dân chủ hạn chế vì tham gia vào các cơ quan nhà nước chỉ

có các công dân, tức là những người đàn ông tự do, mà họ chỉ chiếm khoảng

Trang 25

20% tổng số dân cư Còn phụ nữ, những người tự do nhưng mé không phải là

người Athenes, kiều dân và nô lệ đều không được hưởng quyền công dân

Ở La Mã từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ I tr CN, tình hình cũng diễn

ra tương tự như ở Athenes Trong thời gian đó, để tránh sự tái diễn các chế độ

bạo quyền mà họ đã phải chịu đựng dưới các triều đại vua chúa, nhất là thời

kỳ dưới quyền độc đoán của vị Vua "Tarquin kiêu ngạo”, sau khi ông ta bị lưu

day vào năm 509 tr CN người La Mã đã xây dựng nền cộng hòa va áp dụng

phương pháp chia quyền và phân quyền Họ thiết lập một Hiến pháp trong đó

quyền hành được phân chia một cách khéo léo Thay vì có một hội nghị công

dân thì nay có tới ba hội nghị với các chức năng và quyền lực khác nhau Một

là Hội nghị Bào tộc (qui-ri) là đại hội của quý tộc, không có vai trò chính trị

quan trọng, có nhiệm vụ giao quyền lực cho các quan tư pháp tối cao và giải

quyết những vấn đề thuộc luật lệ gia đình Hai là Hội nghị Xăng-tu-ri là hội

nghị theo đơn vị quân đội của các đẳng cấp, có quyền hành rất lớn như giải

quyết các vấn đề chiến tranh và hòa bình, bầu các chức quan cao nhất của nhà

nước Ba là Hội nghị nhân dân các bộ lạc theo khu vực, giải quyết những vấn

đề về luật pháp Đó là đại hội mang nhiều tính chất dân chủ nhất, nhưng lại bị

bọn quan lại cao cấp không chế, vì thế nó không được quyết định những vấn

đề quan trọng của nhà nước

Loại cơ quan thứ hai trong bộ máy Nhà nước La Mã là Viện nguyên

lão - cơ quan có quyền lực quyết định - gồm những quý tộc giàu sang có thếlực đã từng nắm giữ những chức quan cao cấp Cơ quan này có quyền phê chuẩn

các quan lại tối cao mới được bầu ra, quản lý tài sản của nhà nước, đề ra và chỉđạo thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại, trông coi các công việc tôn giáo

Bộ phận thứ ba của Nhà nước La Mã là các chức quan cai trị Chức vị

cao nhất trong hàng quan lại là hai viên quan chấp chính (còn gọi là Thượngphán quan) Thay vì có một Thượng phán quan trước đây thì nay có hai

Thượng phán quan có quyền lực ngang nhau và có thể kiểm soát lẫn nhau Các

Trang 26

quan chấp chính này do hội nghị Xăng-tu-ri bầu ra và được giữ chức vụ trong

một năm Họ có quyền rất lớn về quân sự và dân chính, là tổng chỉ huy quânđội, có quyền triệu tập Hội nghị Viện nguyên lão, Hội nghị nhân dân, chỉ đạo

thực hiện những quyết nghị của Viện nguyên lão và Hội nghị nhân dân Ngoài

ra còn nhiều chức quan khác như quan tư pháp, quan giám sát, quan tài vụ

đó là những chức quan thường trực lâu dài và do nhân dân bầu ra

Trong trường hợp có khủng hoảng quân sự thì sẽ có một cơ quan đứng

ra tạm phối hợp quyền hành Cơ quan này là văn phòng quan Thống lãnh

(Dictator) hay còn gọi là quan độc tài, được nắm giữ quyền hành tối cao trong

sáu tháng, điều khiển quân đội và hầu như bao trùm chính quyền dân sự qua

quyền thiết quân luật Cách thức tổ chức Nhà nước La Mã như trên kéo dài

cho đến khi chế độ độc tài của Xi la, Cesar rồi chế độ quân chủ được thiết lập

Như vậy, tư tưởng phân quyền đã nảy sinh từ thực tiễn tổ chức bộ máyNhà nước Athenes và La Mã gắn liền với việc thiết lập và củng cố nền dân chủvới mong muốn quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nhằm chống chế độđộc tài chuyên chế Vì thế mà ca Montesquieu lẫn Rousseau khi đề cập đến sựphân quyền đều lấy La Mã làm ví dụ để giải thích hoặc phê phán

4.2.1.2 Tư tưởng phân quyền của Aristote (384 - 322 tr CN)

9

Aristote là "nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ dai" (C.Mác), là " khôi óc

toàn diện nhất trong số những nhà triết học Hy Lạp" (Ph Angghen) và "là vị

bá chủ về ne tưởng" (Gomperz) Ông là nhà triết học có kiến thức uyên thâm

trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực chính trị Trên cơ sở nghiên cứu Hiến

pháp của 158 nhà nước đơn nhất và liên bang, Aristote đã viết lên tác phẩm

"Chính trị" hay "Luận về chính quyền" trong đó có thể hiện tư tưởng phân

quyền mặc dù mới dừng ở mức sơ khai, đặt nền móng cho nó

Khi bàn về bộ máy nhà nước, ông phân tách nó thành ba bộ phận hay

ba ngành của chính quyền là thảo luận hay quyết nghị, áp dụng luật hay hành

pháp và phán xử theo luật hay xét xử Ông viết:

Trang 27

C6 ba bộ phận trong tất ca các nhà nước mà một nhà lập

pháp có trách nhiệm phải cân nhắc thật kỹ vì chúng có tâm quan trọng rất lớn đối với tất cả mọi người và chúng hết sức cần thiết để làm cho nhà nước hạnh phúc, tùy theo sự thay đổi của chúng mà

làm cho nhà nước này sẽ khác với nhà nước khác Thứ nhất trongnhững bộ phận đó là Hội nghị nhân dân, thứ hai là các viên chức

của nhà nước, đó là những người phải được giao phó cho một quyền

lực nào đó và phải được bổ nhiệm theo một cách thức nào đó, thứ

ba là cơ quan tòa án [85, tr 132]

Ở đoạn khác ông khẳng định rằng trong một sô nhà nước, các công dân

có thể được tham gia vào cả ba bộ phận của chính phủ, đó là Hội nghị nhân dân, hành pháp và xét xử (có thể thấy từ "chính phi" Aristote dùng ở đây đồng nghĩa với từ "nhà nước" hiện nay) \Không chỉ chia tách ba bộ phận, Aristote còn

trình bày về cách thức hình thành, chức năng, thẩm quyên, thành viên, cơ cấu của

từng bộ phận và kháí quát về mối quan hệ giữa chúng Về Hội nghị nhân dân,

ông viết: "Công việc thích hợp của Hội nghị nhân dân là quyết định về vấn đềChiên tranh và hòa bình, lập ra hoặc phá vỡ những liên minh, ban hành các

đạo luật, những án tứ hình, di day hoặc tịch thu tài san và yêu cầu các phápquan giải thích về cách xử sự của họ trong thời gian giữ chức vụ" [85, tr 133]

Như vậy, theo Aristote, chức năng của Hội nghị nhân dân (mà thực

chất là Hội nghị công dân) là lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng

nhất của quốc gia, tương tự như chức năng của các cơ quan lập pháp ngày nay

Ông cho rằng cách thức tổ chức và hoạt động của cơ quan này rất khác nhau ởcác nhà nước có hình thức khác nhau Trong chế độ dân chủ thì tất cả các

quyền trên được trao cho tất cả mọi người vì nhân dân nhằm đạt tới sự bình

đẳng và được trao bằng nhiều phương pháp Chẳng hạn, Hội nghị công dân chỉ

họp khi cần ban hành những đạo luật mới, hoặc khi một số công việc của quốc

gia cần phải được thảo luận, hoặc khi phải nghe những đề nghị nào đó của các

Trang 28

pháp quan hoặc khi thẩm tra tư cách đạo đức của các pháp quan; còn những

công việc khác thì giao cho một hội đồng tối cao gồm các pháp quan và các

chức vụ này được phân chia lần lượt cho các bộ lạc, các khu vực và các đơn

vị rất nhỏ khác cho đến khi mỗi người đều lần lượt trải qua các chức vụ ấy;

hoặc được thực hiện bởi các pháp quan trong các văn phòng riêng của họ và là

những người được lựa chọn ra trong toàn xã hội bằng cách bỏ phiếu hoặc bốc

thăm; hoặc trao cho bất cứ pháp quan nào ngẫu nhiên được lựa chọn, song

những người được sử dụng trong một lĩnh vực riêng biệt nào đó phải là những

người có kỹ năng tốt trong lĩnh vực đó Cũng có thể để cho tất cả mọi người

thảo luận kỹ lưỡng về mọi vấn đề trong Hội nghị nhân dân, và trong Hội nghị

đó, các pháp quan không được quyết định một vấn đề gì mà chỉ có đặc quyền

là đưa ra ý kiến trước tiên Đó là phương pháp của một chế độ dân chủ thuầntúy, nó cũng tương tự như cách thức tiến hành trong chế độ đầu so chính trị

hoặc chế độ quân chủ chuyên chế Ở chế độ dân chủ, nhân dân có quyền lực

tối cao, ngay cả trên pháp luật, họ nắm giữ Hội nghị nhân dân một cáchthường xuyên; chế độ này sẽ tốt nhất nếu nó bắt chước chế độ đầu sỏ chính trị

ở tòa án của nó Tức là người ta sẽ phạt những người được bổ nhiệm để xét xử

những vụ kiện tụng mà lại không có mat, và người ta sẽ thưởng cho nhữngngười nghèo đã đến Hội nghị nhân dân Như thế trong Hội nghị sẽ có ngườicủa các đăng cấp khác nhau cùng thảo luận, bàn bạc với nhau

Trong chế độ đầu so chính trị, chế độ mà - theo Aristote - quyền lực

tối cao nằm trong tay một bộ phận của xã hội hay số ít và những người này hoạt

động chỉ vì lợi ích của riêng họ, thì nhân dân nói chung không được tham dự

vào quyền thảo luận mà một số người nhất định sẽ được lựa chọn để làm việc

đó Những người này sẽ lựa chọn lẫn nhau và con trai được nối nghiệp cha, họ

có thể tuân theo hoặc không tuân theo pháp luật, có thể thay thế các đạo luật.

Tuy nhiên, nhân dân có thể được phép bỏ phiếu khi bất kỳ một dự luật nào được đệtrình, nhưng không thể đề nghị bất cứ cái gì ngược lại hay thêm vào dự luật đó,

Trang 29

hoặc nhân dân có thể nêu lên ý kiến của họ, song quyền quyết định chỉ thuộc

về các pháp quan Ở một số nước có chế độ này, người ta còn yêu cầu một số

người của lớp bình dân vào hội đồng hoặc là thiết lập một tòa án Họ được gọi

là những người cổ vấn trước (preadviser) hay những người bảo vệ pháp luật,công việc của họ là dé xuất trước tiên những cái mà sau đó sẽ được ban hành.Còn trong chế độ quý tộc thì một số người quyết định đối với một vấn đề vànhững người khác lại quyết định những vấn đề khác, giống như chiến tranh và

hòa bình, và tất cả sẽ thẩm tra tư cách đạo đức của các pháp quan, còn những

việc khác được trao cho các viên chức khác nhau, những người đó được lựa

chọn từ toàn thể nhân dân hoặc từ một số người nhất định bằng cách bỏ phiếu

hoặc bốc thăm và cả hai việc đó đều được mở ra cho tất cả mọi người

Aristote còn xác định nghĩa vụ cho các nhà lập pháp trong nhiều lĩnh

vực với mong muốn họ có thể xây dựng được những đạo luật tốt để bảo đảm choquốc gia được cai trị tốt Chang hạn, họ phải nghiên cứu một cách cẩn than đất

nước của họ, phải tính toán xem làm thế nào để cho những người thống trị xuất sắc hơn những người bị trị, để công dân có thể trở thành những người tốt,

để chính quyền vì sự an toàn, sự yên tâm và hòa bình của những người dướiquyền chứ không phải là một sự chuyên quyền và một sự nô dịch đối với họ

Vẻ các viên chức nhà nước, Aristote cho rằng những người xứng đáng

nhất được gọi là pháp quan là những thành viên của hội đồng thảo luận, hoặc

là người giải quyết những việc kiện tụng, hoặc là người có quyền chỉ huy trongmột hoặc một số lĩnh vực, trong đó quyền chỉ huy là quan trọng nhất vì chỉ

huy là đặc quyền riêng của các pháp quan Thông thường, sẽ cần có các pháp

quan cho từng lĩnh vực hoạt động của xã hội Chẳng hạn, pháp quan quản lý

thị trường để thanh tra các hợp đồng mua bán và giữ gìn trật tự trong lĩnh vực

mua bán, pháp quan quản lý các công trình xây dựng lớn của cả cộng đồng

lẫn cá nhin Ở các thành phố có các thanh tra viên của thành phố Ở những

vùng ngoài thành phô thì có các thanh tra viên rừng, thanh tra viên đất đai

Trang 30

Cần phải có các pháp quan quản lý tài sản quốc gia tức là những viên chứclàm nhiệm vụ thu thuê của nhân dân rồi lại chỉ cho những người thuộc các cơ

quan khác của nhà nước Cũng cần phải có các viên chức để ghi vào sổ tất cả

những hợp đồng tư nhân, các bản án của tòa án cũng như những biên bản của

việc kiện tụng, những lời khai Đôi khi các công việc này được chia ra cho

nhiều bộ phận và mỗi bộ phận đó có một người đứng đầu, họ được gọi là các

ủy viên kiểm sát, các công chứng viên và những người thuộc loại đó Tiếp theo

là viên chức làm nhiệm vụ xem xét các bản án tử hình, quan tâm đến việc làm

thủ tục để cho bản án có giá trị đối với người bị kết án, theo dõi việc nộp tiền

phạt theo lệnh của thẩm phán Chức vụ này không nên để cho một người thựchiện mà nên được thực hiện bởi một số pháp quan và nên để cho người quản lý

[nh vực này theo dõi việc thực hiện quyết định của người quản lý lĩnh vựckhác Ví dụ, pháp quan quản lý việc xây dựng công cộng sẽ theo dõi việc thựchiện các quyết định do các thanh tra viên thị trường ban hành ra Đây là nhữngchức vụ khó khăn nhất nhưng cũng là cần thiết nhất, nếu thiếu nó thì xã hội

không thể tồn tại bởi lẽ nó làm cho việc bắt buộc thực hiện đúng pháp luật

được dễ dàng hơn

Bên cạnh đó còn có một người là cao nhất, đứng trên tất cả họ, người

này luôn luôn có quyền lực riêng của mình để sắp xếp ngân khố chung của

quốc gia và thuế, là người chỉ huy nhân dân trong khi quyền lực tối cao là nằm

trong tay họ, vì phải có một quan chức nào đó có quyền lực để tập hợp nhân

dân lại với nhau và chỉ huy họ như là người đứng đầu của nhà nước Ngườinày được gọi là người cố vấn trước và nếu có nhiều người như vậy thì họ sé tạothành một hội đồng Ngoài ra còn có thể có các chức vụ khác như nhữngngười chăm lo cho các đền miếu và sự thờ cúng chung, những người cai quản

phụ nt, những người xem xét việc thực hiện pháp luật, những người chăm sóc

cho trc em và những người chỉ huy việc giáo dục chúng, những người quan

tâm đến việc luyện tập thể thao, các rạp hát và mọi sự biểu diễn công cộng

Trang 31

Trong số pháp quan có ba loại được các nhà nước giao phó cho quyềnlực tối cao, đó là những người bảo vệ pháp luật, những người cô vấn trước vàthượng nghị sĩ Những người bảo vệ pháp luật thì phù hợp nhất với chế độ quýtộc, những người cô vấn trước thì phù hợp nhất với chế độ đầu so chính trị vathượng nghị sĩ thì phù hợp nhất với chế độ dân chủ Nếu trong một nhà nước

có cả hai chức vụ người cô vấn trước và thượng nghị sĩ thì chức vụ người cố

vấn trước phải cao hơn, mặc dù họ đều có nhiệm vụ xem xét trước và chuẩn bị

những dự luật sẽ được đưa ra trước nhân dân Song quyền lực của thượng nghịviện sẽ bị tước mất trong những nhà nước dân chủ mà ở đó nhân dân gặp gỡnhau trong Hội nghị nhân dân và nắm giữ tất cả các quyền lực trong tay họ

Số lượng, các loại pháp quan và phương pháp lựa chọn các pháp quan

khác nhau trong các nhà nước có hình thức khác nhau, có những chức vụ cótrong hình thức này mà không có trong hình thức khác Trong chế độ dân chủ

thì tất cả các pháp quan được lựa chọn ra trong toàn thể nhân dân bằng bỏ

phiếu hoặc bốc thăm, hoặc là bằng cả hai Trong chế độ quí tộc, một số pháp

quan được lựa chọn từ dân thường trong toàn xã hội, một số khác trong một

đẳng cấp đặc biệt bằng bốc thăm hoặc bầu cử, hoặc là bằng cả hai, nhưng thích hợp nhất là toàn thể xã hội lựa chọn các pháp quan của họ trong những

người đặc biệt (về tài sản, nguồn gốc gia đình hoặc đức hạnh) và bằng cách bỏ

phiếu Ở chế độ đầu sỏ chính trị, các pháp quan được lựa chọn trong những: đẳng cấp nhất định, một số được lựa chọn bằng bốc thăm, những người khác

bang hai phương pháp, nhưng bằng bốc thăm là phù hợp nhất Thời gian va sốlần nắm giữ chức vụ của các pháp quan cũng rất khác nhau Có người nắm giữ

chức vụ trong 6 tháng hoặc ít hơn, có người một năm hoặc lâu hơn; có người

giữ cùng một chức vụ đến vài lần song cũng có người chỉ được giữ cùng mộtchức vụ không quá một lần

Nhu vậy, theo Aristote, bộ phận hành pháp của nhà nước bao gồm

nhiều chức vụ có vị trí, chức năng, thẩm quyền và con đường hình thành khác

Trang 32

nhau và những người giữ các chức vụ ấy đều có quyền lực riêng, tức là có

quyền quản lý một lĩnh vực hoạt động nào đó và họ cũng có quyền theo dõi,

kiểm tra, giám sát lẫn nhau

Đề cập đến bộ phận thứ ba của nhà nước - các tòa án, Aristote cho

rằng có 8 loại tòa án: tòa án kiểm tra tư cách của các pháp quan khi họ bỏ

việc; toa án trừng phạt những người gây thiệt hại cho công chúng; tòa án có

thẩm quyền trong các việc kiện tụng mà nhà nước là một bên; tòa phân xử

giữa các pháp quan với các cá nhân là những người đã kháng án vì sự phạt tiền

đối với họ; tòa giải quyết các tranh chấp có thể xuất hiện liên quan tới những

hợp đồng có giá trị lớn; tòa phân xử giữa những người nước ngoài mà vềnhững vụ giết người; tòa giải quyết những vụ việc giữa những người nước

ngoài với nhau hoặc gitta một người nước ngoài với một công dân; tòa án chonhững vụ việc nhỏ, từ 1-5 Dracma hoặc nhỏ hơn một chút Ở Athenes còn có

một tòa án khác được gọi là Tòa án Phreatte, nó quyết định những vấn đề liênquan tới một vụ giết người mà can phạm đã tau thoát, nó được giải quyết mà

không biết anh ta có quay lại không

Cách lựa chọn thẩm phán cho các vụ việc và quyển xét xử của các

thẩm phán cũng khác nhau tùy theo hình thức nhà nước Cách lựa chọn mà thừa nhận toàn thể xã hội có thể trở thành các thẩm phán trong tất cả các vụ việc

là phù hợp nhất với chế độ dân chủ Cách lựa chọn mà những người nhất định

sẽ là thẩm phán trong tất cả các vụ việc là phù hợp với chế độ đầu sé chính trị.Còn cách lựa chọn mà toàn thể xã hội có thể trở thành thẩm phán trong một số

vụ việc, nhưng những người đặc biệt lại có thể trở thành thẩm phán trong

những vụ việc khác thì phù hợp với chế độ quý tộc hay nhà nước tự do

Qua trên ta thấy, Aristote là một trong những nhà tư tưởng đầu tiêntrong lịch sử trình bày về tư tưởng phân quyền khi ông cho rằng quyền lực nhànước được phân chia và được thực hiện bởi ba bộ phận hay ba ngành của chính

quyền Mỗi bộ phận ấy có chức năng, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức và cách

Trang 33

thức hình thành khác nhau Ông còn dé cập một cách khái quát đến mối quan

hệ giữa các bộ phận ấy Chăng hạn, Hội nghị nhân dân có thể lựa chọn, thẩm

tra tư cách đạo đức cũng như khiển trách các pháp quan, các quan tòa Cácpháp quan có thể tham gia hoạt động trong Hội nghị nhân dân, có thể soạn

thảo và trình dự luật ra trước Hội nghị cũng như báo cáo trước Hội nghị; theo

dõi việc thực hiện các quyết định hoặc bản án của tòa án Còn các thẩm phán

lại có thể phán xét các pháp quan khi họ bị kiện tụng Các pháp quan giữ các

chức vụ khác nhau phải theo dõi, kiểm tra, giám sát lẫn nhau Song về cơ bản,

Aristote mới chỉ dừng ở việc mô tả về nhân viên, cách thức tổ chức và hoạt

động của các bộ phận trên mà chưa phân tích sâu về mối quan hệ giữa chúngcũng như chưa lý giải lý do phải chia tách nhà nước thành những bộ phận như

vậy Tuy nhiên, Aristote nhận thức khá chính xác rằng ở những chế độ dânchủ, nơi mà quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về toàn thể nhân dân thì

nhân dân phải có cơ hội tham gia vào tất cả các bộ phận đó khi được lựa chọn

và có quyền lựa chọn tất cả các quan chức nhà nước, có quyền thẩm tra tư

cách đạo đức của họ và có thể khiển trách họ.

Sau Aristote, Polybe (201120 tr CN) "nhà Hy Lap La tinh hóa"

-ngoài sự phân biệt như trên còn nêu lên tính độc lập tương đối cần có trong

quyền lực và hoạt động của mỗi cơ quan Trong tác phẩm "Lich sit trong 40

quyển" của mình, khi xem xét về tổ chức và hoạt động của Nhà nước La Mã

cổ đại, Polybe khẳng định Hiến pháp La Mã tập hợp ba nguyên tắc hàng đầu,

ba hình thức cơ sở: chế độ quân chủ, chế độ quý tộc và chế độ dân chủ Nó

pha trộn ba yếu tố đó một cách thỏa đáng nhất Khảo sát các tổ chức Chấp

chính tối cao thì là quân chủ, xem xét Nguyên lão nghị viện thì là quý tộc,nhìn vào các Hội đồng và các quan bảo dân thì là dân chủ Việc phân chia và

việc kết hợp rất khéo léo về chủ quyền giữa ba quyền lực làm cho mỗi quyền

lực cần đến các quyền lực khác và các quyền lực khác không vượt qua được

nó Hệ thống Hiến pháp hoàn toàn cân đối đó đã dẫn Nhà nước La Mã đến

những kết quả tốt nhất về đối nội và đối ngoại Có thể thấy, Polybe đã di xa

Trang 34

hon Aristote ở chỗ: ông đòi hỏi các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước

phải độc lập với nhau, không được vượt quyền nhau song lại vẫn phải hợp tácvới nhau, nhờ đó mà mang lại hiệu quả cao cho hoạt động của nhà nước

1.2.2 Tư tưởng phân quyền ở Tây Âu thời kỳ Cách mạng tư sản

Trong thời kỳ chế độ phong kiến tồn tại, các tư tưởng về tổ chức bộ

máy nhà nước của Aristote và Polybe hầu như không được nhắc đến Các nhà

tư tưởng giai đoạn này chủ yếu ủng hộ thể chế nhà nước tập quyền, đặc biệt là

đề cao vai trò của một vị minh chủ đứng đầu nhà nước Các quan điểm của họ

đã được giai cấp địa chủ phong kiến đứng đầu là nhà vua áp dụng triệt để

trong tổ chức bộ máy nhà nước, vì vậy mà đã dẫn đến sự thống trị hầu như

tuyệt đối của chế độ quân chủ chuyên chế, của sự chuyên quyền độc đoán.Song từ cuối chế độ phong kiến đến Cách mạng Tư sản, dưới ảnh hưởng của tưtưởng của "Chu nghĩa Nhân văn" hay "Hệ tư tưởng Phuc hưng", nhiều nhà tư

tưởng đã thể hiện rõ quan điểm phản đối chế độ phong kiến tập quyền, chống

lại những hành vi bao ngược, sự lộng quyền và sự lạm dụng quyền lực, chốnglại sự chà đạp lên con người và nhân cách con người Họ nêu lên tư tưởng vềcác quyền tự nhiên bất khả xâm phạm của con người như quyền tư hữu, tự do,

bình đẳng và tư tưởng bảo vệ quyền con người, thể hiện niềm tin vào sức

mạnh của lý trí, kinh nghiệm và sức sáng tạo của con người Họ đòi hỏi phải

đề cao vai trò của pháp luật và của sự tuân thủ pháp luật trong việc tổ chức và

hoạt động của nhà nước, đồng thời thể hiện nhu cầu cấp thiết về việc phânchia quyển lực nhà nước Trong hoàn cảnh đó, tư tưởng của Aristote, củaPolybe được "phục hưng”, được kế thừa và phát triển bởi phái "Bình quân”

(leveller) ở Anh, John Locke, Montesquieu và một số tác giả khác

1.2.2.1 Tư tưởng phân quyền của John Locke (1632-1704)

J

John Locke là một bác sĩ kiêm triết gia Anh vi đại, người "md nr tưởng

đã ảnh hưởng mạnh mé đến các nhà lập quốc ở Hoa Kỳ" [1I, tr 64] Ong là

một trong những người di tiên phong chống chủ nghĩa chuyên chế, kiên quyết

Trang 35

đòi phải hạn chê quyền lực của nhà nước, của nhà vua Tư tưởng phân quyền

của ông chủ yếu được thể hiện trong tác phẩm "Hai chuyên luận về chínhquyền”, tác phẩm mà giá trị của nó được Marcel Prelot đánh giá rang:

Sự thiếu vắng hoàn toàn việc tái bản ở thế kỷ XIX và trongtất cả nứa đâu thế kỷ XX tác phẩm của Locke không nên nghĩ rằng

Locke bị lãng quên hoặc khi đó không còn ảnh hưởng mà ngược lại,

đó là vì các tư tưởng của ông đã gắn một cách trực tiếp vào sự kiện,rằng một sự tái ban không cần dat ra Từ tư tưởng của Locke mà ba

cuộc cách mang lớn của thế ky XVII và thế ky XVIII: Cách mạng

Anh, Cách mang Mỹ và Cách mạng Pháp đã bat rễ của ching trong

pháp quyền tự nhiên [41 tr 503]

Trong tác phẩm này, Locke lý giải khá cặn kẽ về nguồn gốc, mục đích

của nhà nước và các loại quyền lực nhà nước, về nội dung, phạm vi giới hạncủa từng cuyén, về vị trí và mối quan hệ giữa các loại quyền luc nhà nước Theo

ông, tron: một nước Cộng hòa có ba loại quyền lực lập pháp, hành pháp va

liên bang, cả ba loại quyền lực này đều do nhân dân ủy quyền cho nhà nước hay

nói cách khác, nhà nước đều nhận được từ nhân dân thông qua một sự chuyển

nhượng bing khế ước rõ ràng xác định; và tất nhiên cả quyền lực nhà nước nói

chung lẫntừng loại quyền lực nhà nước nói riêng đều phải bị hạn chế hoặc bi

giới hạn bởi những điều khoản của khế ước đó Locke luận bàn khá nhiều về

quyền lậppháp vì ông coi nó là quyền lực tối cao, song chỉ là tối cao trong số

các loại quyền lực nhà nước chứ không phải là tối cao trong xã hội Ông viết:

"Quyền lu lập pháp là cái mà có quyên chỉ đạo cách thức sử dụng quyền lực

của nhà nước để bảo tồn cộng đông và các thành viên của nó" [86, tr 364].

Trong tất ca các trường hợp, khi chính quyền tôn tại thì lập

pháp là quyền lực tối cao Vì ai có thể làm ra các đạo luật cho

tgười khác thì cân phải cao hơn anh ta, và vì quyền lập pháp không

a cái gì khác ngoài việc bằng quyền mà nó có làm ra các đạo luật

Trang 36

c2) c2)

cho tất cả các bộ phận và cho mọi thành viên của xd hội, quy định

cho họ các quy tắc hành vi và trao quyền trừng phạt những vi phạm

pháp luật: lập pháp phải là tôi cao, và tất cả các quyền lực kháccủa bất kỳ một thành viên hoặc bộ phận nào của xd hội, déu được

bắt nguồn từ đó và phụ thuộc vào nó [86, tr 367-368]

Vì cơ quan lập pháp có quyền lực tối cao nên sự thành lập cơ quan lậppháp là đạo luật đầu tiên và cao nhất của xã hội, là tiền đề cho tất cả các đạo

luật thực định của nó Các đạo luật thường được làm trong một thời gian ngắn

song có hiệu lực không thay đổi và lâu dài nên cơ quan lập pháp không cần

phải luôn luôn hiện diện, không cần phải hoạt động thường xuyên bởi vì

không cần phải luôn luôn làm ra các đạo luật mới Song các đạo luật đã được

làm ra lại cần phải được thực hiện liên tục, phải thường xuyên hiện diện nên

cần phải có một quyền lực khác tồn tại thường xuyên để phụ trách việc thực

hiện các đạo luật đã được làm ra và vẫn còn hiệu lực, đó chính là quyền lực

hành pháp Hai thứ quyền lực lập pháp và hành pháp phải luôn luôn được chia

tách với nhau và do các chủ thể khác nhau nắm giữ Bởi vì quyền lực có sức

quyến rũ rất lớn và con người lại rất dễ bị cám dỗ bởi quyền lực nên có xu

hướng cố nắm giữ nó Nếu cùng những con người có cả quyền lập pháp lẫn

quyền hành pháp thì họ có thể miễn cho bản thân họ khỏi sự phục tùng những

đạo luật mà họ đã làm ra, đồng thời làm cho cả việc xây dựng luật lẫn việcthực hiện nó đều chỉ thuận lợi cho những lợi ích riêng của họ Bằng cách ấy sẽdẫn đến sự khác biệt về lợi ích giữa họ với những người khác trong xã hội vàngược lại với lợi ích của xã hội và chính phủ Vì vậy, cần phải chia tách giữaquyền lập pháp và quyền hành pháp (Mặc dù sự giải thích của Locke về lý dophải chia tách giữa quyền lực lập pháp và hành pháp chưa thật sự thuyết phục,song đòi hỏi phải chia tách hai quyền lực này của ông là hoàn toàn có lý)

Ở những nhà nước được tổ chức tốt, có trật tự ổn định, nơi mà lợi ích

của toàn thể mọi người đều được tính đến như nó phải được tính thì quyền lập

Trang 37

pháp phải thuộc về nhiều người khác nhau được nhóm họp với nhau một cách

đúng đắn và chỉ riêng bản thân họ hoặc cùng với những người khác có quyền làm

ra các đạo luật Nhưng sau khi luật được làm ra thì chính họ cũng phải phục

tùng những đạo luật ấy; đó là một sự ràng buộc mới và gần gũi để nhắc nhở họrằng họ làm luật là vì lợi ích chung Trong những nhà nước ấy, việc lập pháp nênđược trao cho sự hợp lực của ba chủ thể M6r là một người được cha truyền con

nối thực sự, có quyền lực hành pháp tối cao và cùng với nó có quyền triệu tập

và giải tán hai chủ thể kia trong một thời gian nhất định (người này theo Locke

chính là nhà vua) Hai /à một Hội đồng quý tộc cha truyền con nối (giống nhưThượng viện ở nước Anh) Ba là một Hội đồng của những người đại diện donhân dân bầu ra trong một thời gian nhất định (giống như Hạ viện ở nước Anh)

Ngoài ra, trong mỗi nhà nước còn có một quyền lực khác, quyền này

có thể gọi là tự nhiên bởi vì nó đảm bảo một quyền lực mà mỗi người có một

cách tự nhiên trước khi gia nhập xã hội Nội dung của quyền lực này gồm

quyền lực về chiến tranh và hòa bình, liên kết và liên minh và tất cả những

giao dich với tất cả những người và cộng đồng bên ngoài nhà nước Nó có thé

được gọi là quyền lực liên bang nếu như ai thích, song Locke cũng nói rõ rằng

ông không quan tâm lắm đến tên gọi của nó

Hai quyền lực hành pháp và liên bang mặc dù thực sự có sự khác biệt

nhau, một quyền lực được hiểu là sự thực hiện các luật lệ riêng của mỗi xã hội

ở bên trong bản thân nó, đối với tất cả các bộ phận của nó, còn quyền lực kia

là sự giữ gìn an toàn và lợi ích của xã hội ở bên ngoài nó, nó có thể nhận được

lợi ích hoặc thiệt hại từ những việc đó; và mặc dù quyền liên bang là mạnh

hay yếu có tầm quan trọng rất lớn đối với quốc gia, nhưng khả năng được điều

chỉnh bởi những đạo luật thực định hiện hành đã được định trước của nó nhỏhơn nhiều so với quyền hành pháp Song hai quyền trên vẫn hầu như luôn

thống nhất với nhau nên rất khó chia tách chúng, trong cùng một thời gian khó

mà trao cho những người khác biệt nhau và điều vô cùng cần thiết là chúngphải được trao cho những người thận trọng, khôn ngoan và phải được thực

Trang 38

hiện vì lợi ích chung Bởi vì cả hai quyền lực này đều cần đến lực lượng của

xã hội để thực hiện chúng nên nếu trao chúng cho những người hoạt động tách

biệt nhau thì lực lượng của dân chúng phải theo những mệnh lệnh khác nhau

và có khả năng một lúc nào đó sẽ gây ra sự hỗn loạn và sự sụp đổ Vì vậy mà

trong cùng một thời gian chúng phải được trao cho cùng những con người thực

hiện và họ phải phụ thuộc vào quyền lực lập pháp (theo ông thì thích hợp nhất

là trao hai quyền này cho nhà vua)

Quyền lực lập pháp có thể quyết định đến hình thức nhà nước vì hìnhthức của chính quyền phụ thuộc vào nơi được trao quyền lực tối cao, tức làquyền làm luật Theo Locke, khi đa sô nhân dân có toàn bộ quyền luc của xã

hội và đôi khi có thể sử dụng quyền lực đó vào việc làm luật cho xã hội, còn

việc thực hiện các đạo luật đó là thuộc về các viên chức do chính họ lựa chọn

thì hình thức của chính quyền là chế độ dân chủ Khi quyền làm luật thuộc về

một sô người được lựa chọn và những người thừa kê của họ thì đó là hình thức

đầu sỏ chính trị Khi quyền làm luật thuộc về một người thì đó là chế độ quânchủ Nếu quyền đó thuộc về ông ta và những người thừa ké của ông ta thì đó

là nền quân chủ thế tập; nếu ông ta chỉ giữ quyền đó trong một đời mình

nhưng khi ông ta chết, xã hội lại lựa chọn một người kế nghiệp ông ta thì đó là

nền quân chủ được bầu Và từ những hình thức đó xã hội có thể tạo ra những dạng ghép hoặc hỗn hợp của chính quyền mà họ cho là tốt Nếu quyền lực lập

pháp trước tiên được đa sô nhân dân trao cho một người hoặc nhiều hơn nhưng

chỉ trong một đời của họ, hoặc trong mot thời gian giới hạn nào đó và sau đó,

quyền lực tối cao lại quay trở lại với đa sô và họ lại tiếp tục trao cho nhữngngười mà họ tín nhiệm thì lại tạo thành hình thức mới của chính quyền

Quyền lập pháp không chỉ là quyền lực tối cao của nhà nước mà còn là

một quyền lực bất khả xâm phạm và không thể thay đổi được trong tay những người mot khi đã được xã hội trao nó, cũng không thể có một sắc lệnh, chi dụ

của bất kỳ ai, dù được hiểu dưới bất kỳ hình thức nào, hoặc được ủng hộ bởi

Trang 39

bất kỳ quyền lực nào, lại có thể có sự bắt buộc và nghĩa vụ giống như một đạo

luật; nếu không có sự phê chuẩn của cơ quan lập pháp mà đã được dân chúng

lựa chọn và bổ nhiệm Vì nếu không có điều này thì luật pháp không thể có

cái mà tuyệt đối cần thiết cho nó trở thành pháp luật, đó là sự ưng thuận của

xã hội, không ai có thể có quyền lực làm luật nếu không bởi sự ưng thuận của

chính xã hội và không bởi quyền lực nhận được từ xã hội Tuy vậy, quyền lậppháp vẫn bị hạn chế bởi những điều kiện nhất định Dưới đây là những giớihạn mà sự tín nhiệm của xã hội và luật tự nhiên đã đặt ra cho quyền lực lậppháp của mỗi nhà nước trong tất cả các hình thức của chính quyền

Thứ nhất, nó không phải và cũng không thể tuyệt đối chuyên quyền

đối với cuộc sống và vận mệnh của nhân dân Bởi vì nhân dân trao quyền cho

lập pháp là vì lợi ich chung cua xã hội, vì sự bảo tồn cuộc sống và tài sản của

họ nên lập pháp không có một mục đích nào khác ngoài sự bảo tồn những

người dưới quyền, và vì vậy nó không thể phá hủy, bắt làm nô lệ hoặc có ý

định bần cùng hóa những người dưới quyền Các đạo luật của nó phải đượcthiết lập hoàn toàn không vì một mục đích nào khác là vì lợi ích của nhân dân

Thứ hai, quyền lực lập pháp không thể có trong bản thân nó quyền lực thống trị bằng những sắc lệnh ứng khẩu độc đoán mà nhất định phải truyền bá

sự công bằng, quyết định quyền của người dân bằng những đạo luật đã được

ban hành, đang có hiệu lực và đã trải qua sự xem xét của tòa án Bởi vì, con

người chuyển giao toàn bộ quyền lực tự nhiên của họ cho xã hội mà họ đã gia

nhập và xã hội sẽ trao quyền lực lập pháp cho những người mà nó cho là phù

hợp, với niềm tin tưởng là họ sẽ được điều chỉnh bởi những đạo luật đã được

công bố mà nhờ chúng, tài sản và bản thân mỗi người được bảo vệ vì mỗi người sẽ biết được cái gì là của mình Nếu bị điều chỉnh bằng những mệnh

lệnh tùy ý và những quyết định không rõ ràng thì hòa bình, an ninh và tài sản

của họ vẫn ở trong tình trạng không chắc chắn và loài người sẽ ở trong điều

kiện xấu hơn nhiều so với trạng thái tự nhiên Bởi vì như thế là họ đã vũ trang

Trang 40

cho một người hoặc một số người bằng quyền lực liên kết của cả cộng đồng để

bat buộc họ phải tuân theo mọi sự đòi hỏi quá đáng, tùy ý và những sắc lệnh

vô giới hạn của những ý thích bất thường hoặc không bị kiềm chế của người

hoặc một sð người đó Do vậy, để cho những quyền lực mà chính quyền có tồn

tại chỉ vì lợi ích của xã hội thì nó phải không được chuyên quyền độc đoán và

tùy ý, mà nó phải được thực hiện bằng những đạo luật đã được thiết lập vàđược công bố Các đạo luật đó không được thay đổi trong những trường hợp

đặc biệt, mà phải có cùng một quy định cho cả người giàu và người nghèo,cho cả những người được sung ái trong triều đình lẫn những người dân cày

Thứ ba, quyên lực tối cao không thể tước đoạt của bất kỳ một người

nào bất kỳ một phần tài sản nào của anh ta mà không có sự đồng ý của anh ta

Vì sự bảo tén tài sản là mục đích tồn tại của chính quyền, và cũng vì mục đích

đó mà con rgười thiết lập xã hội Con người trong xã hội phải có tài sản, họ có

quyền doi hỏi điều đó và phải được quy định bởi pháp luật của xã hội rằng:

không ai c( quyền tước đoạt tài sản của họ hoặc một phần tài sản ấy nếukhông có su đồng ý của họ Nếu không có quy định này thì không ai có một

chút tài sản nào cả, vì có thể bị người khác hoặc chính quyền tước mất Nhàvua hoặc Thuong viện, tuy có quyền làm luật để điều chỉnh quan hệ tài sảngiữa các chi thé, song cũng không bao giờ có quyền lấy cho mình toàn bộ

hoặc một plan tài sản của người dân, nếu không có sự đồng ý của họ Một

điều chắc chắn là các chính quyền không thể tồn tại nếu không có một khoản

tiền lớn, va sé là phù hợp nếu mỗi người được hưởng sự bảo vệ cua nhà nướccần phải trả ừ tài sản của mình một phần tương xứng với sự bảo vệ đó Nhưngvẫn phải đượ sự đồng ý của chính người được bảo vệ, tức là sự ưng thuận của

đa số nhân din được nêu lên hoặc là bởi chính bản thân ho, hoặc là bởi nhữngngười đại diện của họ do chính họ lựa chọn

Thứ tí, lập pháp không thể chuyển giao quyền làm luật cho bất kỳ mộtngười nào khác Vì nó tồn tại như là một quyền lực đại diện cho nhân dân nên

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w