Đối với Việt Nam, thực tiễn thực hiện pháp luật tự do hóa thương mại dịch vụ hiện tại chưa đủ để các nhà hoạch định chính sách, pháp luật đưa ra các giải pháp chính sách đối ngoại về việ
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYÊN HỮU HOÀNG
TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG ASEAN VÀ THỰC TIỀN THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2024
Trang 2
TRUONG DAI HQC LUAT HA NOI
NGUYEN HUU HOANG
TU DO HOA THUONG MAI DICH VU TRONG ASEAN VA THUC TIEN THUC HIEN TAI VIET NAM
Chuyên ngành : Luật Quốc tế
LUẬN ÁN TIÊN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Ngân
HÀ NỘI - 2024
Trang 3
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Hữu Hoàng
Trang 4Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Thị Kim Ngân - các Thay, Cô đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu, học tập, giành thời gian quý báu để trao đổi, định hướng cũng như động viên, khích lệ tôi hoàn thành Luận án Tiền sĩ này Tôi xin chân thành cảm ơn các Thay, Cô trong Trường Đại học Luật Hà Nội đã luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập tại Nhà trường
Tôi vô cùng biết ơn tới những người thân yêu của tôi và các bạn bè, đồng nghiệp thân thiết luôn động viên để tôi có thêm nhiều nghị lực, luôn cảm thông và chia sẻ về thời gian, sức khỏe và các nguồn lực khác cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành Luận án./.
Trang 5` đà ASEAN Chartered Professional
Uỷ ban điêu phôi kê toán chuyên ở ACPACC Accountant Coordinating nghiệp ASEAN
Committee XÉPE Kỹ sư chuyên nghiệp đủ điêu ASEAN Chartered
kiện theo ASEAN Professional Engineer
n The ASEAN Common
Tiêu chuân trình độ chung
ACCSTP › Competency Standards for ASEAN ve du lich
Tourism Professional ACPA Kế toán chuyên nghiệp đủ điều ASEAN Chartered Professional kiện theo ASEAN Accountant
š ả ASEAN Chartered Professional
Ủÿ ban điêu phôi kỹ sư chuyên
ACPECC Engineers Coordinating nghiệp ASEAN E
Committee ADB Ngân hàng phát triên chau A Asian Development Bank AEC Cộng đông kinh tê ASEAN ASEAN Economic Community
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tê
AEM ASEAN Economic Meetings ASEAN
5 ASEAN Framework Agreement
AFAS Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ
on services Khu vực thương mại tự do
AFTA ASEAN Free Trade Area ASEAN
AMS Quốc gia thành viên ASEAN ASEAN member state AQRF Khung tham chiêu trình độ ASEAN Qualifications ASEAN Reference Framework ASEAN Hiệp hội các quôc gia Đông Nam Association of South East
Trang 6
Myanmar và Việt Nam
ASEAN+L | ASEAN và một đổi tác ngoại khôi
Hiệp định Thương mại dịch ASEAN Trade in Services KiSR ệp đị ig mai dich vu
System ASEAN Air Transport Working ATWG Nhóm Công tác Vận tải Hàng không
¿ , | Comprehensive and Progressive
Hiệp định Đôi tác Toàn diện và Tiên
CPTPP Agreement for Trans-Pacific
bộ xuyên Thái Bình Dương B
Partnership
EU Liên minh châu Âu European Union Hiệp định thương mại tự do Việt Vietnam - EU Free Trade EVFTA ep ai ig mal ° Ệt
Nam - Liên minh châu Âu Agreement
FTA Hiệp định thương mại tự do Free Trade Agreement Hiệp định chung về thương mại General Agreement on GATS dich vu lệp đị 6 ig mại Trade in Services er
Trang 7
International Labour
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế cóc
Organization
MA Mỡ cửa thị trường Market access
MEN Đôi xử Tôi huệ quôc Most Favoured Nation Treatment
MODE | Cung cap qua bién gidi Cross-border trade MODE 2 Tiêu dùng ngoài lãnh thô Consumption abroad MODE 3 Hiện diện thương mại Commercial presence MODE 4 Hiện diện thê nhân Presence of natural persons
WNE Hiệp định ASEAN về đi chuyên ASEAN Agreement on Movement
thể nhân of Natural Persons
& Mutual Recognition MRA Thoả thuận công nhận lẫn nhau
Arrangement
x 3 ASEAN Mutual Recognition Thoả thuận công nhận lần nhau MRA-TP nae Arrangement on Tourism
về dịch vụ du lịch
Professionals Hiệp định thương mại tự do Bắc North American Free Trade NAFTA
Danh sách biện pháp không tương
NCM Non-Conforming measures thích
cose National Qualifications NQF Khung trình độ quốc gia
Framework NQS Hệ thông trình độ quôc gia National Qualification System
NT Đôi xử quốc gia National Treatment Hội đông lao động du lịch quôc National Tourism NTBPs lội đông ong du lịch q
gia Professional Boards PRA Co quan quan ly nghé nghiép The Professional Regulatory quéc gia Authority
RCRP Hiệp định đôi tác kinh tê toàn diện | Regional Comprehensive khu vực Economic Partnership SEOM Hội nghị quan chức kinh tê câp cao | Senior Economic Officials
Trang 8
lich Viét Nam Skills Standards
VQF Khung trình độ quốc gia Việt Vietnamese Qualifications Nam Framework
WORE Uy ban Céng tac vé Ty do héa Dich | ASEAN Working Committee on
vu Tai chinh ASEAN Financial Services Liberalization WTO Tô chức Thương mại Thê giới World Trade Organization
Trang 9
tư
vẽ cương
vụ cam kết thứ tám trong khuôn khổ AFAS và MNP
2022
Trang 10MO DAU 1
1 Tinh cấp thiết của đề tài
2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vỉ nghiên cứu của luận án
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án s5
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6 Kết cấu của luận án 7
CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮN
ĐÈ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÈ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về tự do hóa thương mại dịch vụ 8
1.L.L Công trình nghiên cứu khái niệm tự do hoá thương mại dịch vụ § 1.1.2 Các nghiên cứu tổng quan quy định của pháp luật quốc tế vẻ tự do hóa thương mại dịch vụ 12 1.2 Nhóm công trình nghiên cứu nội dung pháp lý và ave tiễn ties “—
tu do héa thuong mai dich vu trong ASEAN
1.2.1 Các nghiên cứu về nội dung pháp lý vẻ tự do hóa Suro mai dich vu trong ASEAN 17 1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn thực hiện tự do hóa thương mại địch vụ trong ASEAN 2 1.3 Nhóm công trình nghiên cứu pháp luật và vn tiễn thực hiện pháp luật của Việt Nam về tự do hóa thương mại dịch vụ 26
1.3.1 Các công trình nghiên cứu pháp luật Việt Nam về tự do hóa thương mại địch vụ 26 1.3.2 Các công trình nghiên cứu thực tiên thực hiện pháp luật Việt Nam về tự
đo hóa thương mai dich vu 30 1.4 Đánh giá tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài của luận án 34 1.5 Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án -Öò36 1.6 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
1.7 Câu hỏi nghiên cứu và giá thiết nghiên cứu
TIỂU KẾT CHƯƠNG l:
Trang 11VỤ TRONG ASEAN 43 2.1 Khái niệm tự do hóa thương mại dịch vụ
2.1.1 Định nghĩa tự do hóa thương mại dịch vụ
2.1.2 Đặc điểm của tự do hóa thương mại dịch vụ
2.2 Vai trò của tự đo hóa thương mại dịch vụ
2.2.1 Đối với các nhà cung cấp dịch vụ -cc2cccccccceeeeeesscrrrrrrrer 2.2.2 Đối với quốc gia tiếp nhận dịch vụ
2.3 Các nguyên tắc cơ bản của te do héa thuong mai dich vu 2.3.1 Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc hú 2.3.2 Nguyên tắc đối xử quốc gia -icccccccccccveccvevevvvvvvvvvvevcvvrrrree
2.3.3 Nguyên tắc tiếp cận thị trường
2.3.4 Nguyên tắc mình bạch
2.3.5 Các ngoại lệ trong WTO
2.4 Pháp luật ASEAN về tự do hóa thương mại dịch vụ
2.4.1 Định nghĩa và đặc điểm của pháp luật ASEAN về tự do hóa thương mại dịch vụ 62 2.4.2 Nguồn của pháp luật ASEAN về fự do hóa thương mại dịch vụ 65 2.4.3 Quá trình hình thành và xu hướng phát triển pháp luật ASEAN vẻ me hóa thương mai dich vu
2.5 Mối quan hệ tương tác giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia
về tự do hóa thương mại dịch vụ TT
3.1.2 Các cam kết về di chuyển thể nhân cung cáp dịch vụ trong ASEAN 3.1.3 Cơ chế điều phối tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN 3.1.4 Cơ chế giải quyết tranh chấp trong ASEAN
3.2 Nhận xét pháp luật về tự do hóa thương mại
ich vu trong ASEAN102
Trang 123.2.2 Các điểm hạn chế của pháp luật ASEAN về fự do hóa thương mại —
vụ
3.3 Thực tiễn thực hiện pháp luật ASEAN về tự do hóa thương mại "
vụ 110
3.3.1 Thực tiễn thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của các quốc gia thành viên ASEAN SLO!
3.2.2 Thực tiền thực hiện các cam kê
của các quốc gia thành viên ASEAN
3.3.3 Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong ASEAN 126 3.4 Nhận xét về thực tiễn thực hiện pháp luật ASEAN về tự do hóa thương mại dịch vụ 128 TIEU KET CHUONG 3
CHUONG 4: CAC CAM KET CUA VIET NAM ‘VE TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG ASEAN, THỂ TIỀN THỰC HIỆN
VA MOT SO KIEN NGHỊ i) 4.1 Nội dung các cam kết của Việt Nam về tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN 1 4.1.1 Các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam
4.1.2 Các cam kết di chuyển thể nhân cung cáp dịch vụ của Việt Nam 4.1.3 Nhận xét về nội dung các cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ của Việt Nam trong ASEAN „139: 4.2 Thực tiễn thực hiện các cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ của Việt Nam trong ASEAN 141 4.2.1 Thực tiễn thực hiện các cam kết mở cửa thi trường dịch vụ của Việt Nam trong ASEAN 141 4.2.2 Thực tiễn thực hiện các cam kết vẻ di chuyển thể nhân của Việt Nam trong ASEAN 152 4.2.3 Những hạn chế trong việc thực hiện các cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ của Việt Nam trong ASEAN 155
4.3 Phương hướng hoàn thiện và giải pháp nâng cao VN quả thực hiện pháp luật về tự do hóa thương mại dịch vụ tại Việt Nam „ 159 4.3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về tự do hóa Man mại dịch vu tại Việt Nam 159 4.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp lu
mại dịch vụ tại Việt Nam
về fự do hóa thương
Trang 13KET LUAN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHAO\ csssssssssssssssseecssssessnssssesssseeeseees 175
Trang 14
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vào năm 1995, GATS - Hiệp định chung về thương mai dich vu (Agreement
on Trade in Services) ra đời là một tập hợp đầu tiên các quy định đa phương có hiệu lực thi hành bắt buộc điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế, bao gồm 29 điều và nhiều phụ lục với các quy định riêng cho từng lĩnh vực Hiệp định bắt đầu có hiệu Uruguay)' Kể từ khi GATS được ký kết và đưa vào thực thi, phạm trù “tự do hóa
thương mại dịch vụ” dần được định hình cụ thể và trở thành một nhân tố quan trọng
trong tiến trình hội nhập kinh tế của các quốc gia thành viên WTO Không nằm ngoài xu thế hội nhập, ASEAN từ rất sớm đã quan tâm đến tiến trình tự do hóa thương mại dịch vụ Nhận thức được vai trò của thương mại dịch vụ
ASEAN đã thẻ hiện sự nỗ lực nhằm hướng tới tự do hóa thương mại dịch vụ thông qua Hiệp định khung ASEAN về địch vụ (AFAS), được ký vào ngày 15/12/1995
Hiệp định AFAS là tiền đề cho các vòng đàm phán từng bước tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các quốc gia thành viên ASEAN Kể từ đó, ASEAN đã có những nỗ lực trong việc xây dựng khung pháp lý cho tự do hóa thương mại dịch vụ, thể hiện
bởi các văn kiện như Tầm nhìn ASEAN năm 2020 năm 1997; Tuyên bố Bali II năm
2003; Hiến chương ASEAN năm 2007; Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân (MNP) năm 2012; 08 Thoả thuận công nhận lẫn nhau (MRA); Kế hoạch tổng thé xây dựng AEC 2015 (AEC Blueprint 2015) năm 2007 và Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC 2025 (AEC Blueprint 2025) năm 2015, Một trong những khung pháp lý gần đây nhất của ASEAN điều chỉnh tự do hóa thương mại dịch vụ là Hiệp định về
thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) năm 2019
Tuy nhiên, so với các lĩnh vực cam kết khác, tự do hóa thương mại dịch vụ của ASEAN chưa thực sự mạnh mẽ, việc mở cửa thị trường dịch vụ của các quốc
gia trong khối còn “đè dat” va dang “đuổi theo” cdc FTA thé hệ mới Hiện tại các
quốc gia thành viên ASEAN vẫn duy trì một số loại rào cản nhất định khiến cho
đòng chảy thương mại dịch vụ chưa thể đạt được trạng thái “tự do” như mong ' WTO (2001), Guide to the GATS: an overview of issues for further liberalization of trade in services, tr.10
Trang 15khó khăn trong việc tiếp cận thị trường của các quốc gia thành viên Có thể kẻ đến một số loại rào cản phô biến thường được các quốc gia thành viên áp dụng bao gồm các biện pháp phân biệt đối xử và các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường Ngoài hai loại rào cản trên thì các loại rào cản về văn hóa, ngôn ngữ cũng được sử dụng
các loại rào cản trên sẽ giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ trong khu vực ASEAN
được dễ dàng tiếp cận thị trường nội khối, đặc biệt trong bối cảnh ASEAN đã, đang
và sẽ thực hiện mục tiêu hội nhập sâu và rộng hơn giữa các nước thành viên Thêm vào đó, việc đầy mạnh ký kết các FTA nhằm thúc đầy tự do hóa thương mại dẫn đến sự ra đời của các FTA thế hệ mới, đối với khu vực ASEAN thì có thể
kê đến sự hình thành của Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) ATISA
dự báo sẽ tạo ra một giai đoạn mới quan trọng trong tự do hóa và hội nhập dịch vụ
trong khu vực với nhiều lý do khác nhau Đầu tiên, sự thay đỗi từ việc được hướng dẫn bởi một thỏa thuận khung sang một thỏa thuận chính thức báo hiệu rằng ASEAN đã có thể tiến lên trong các đàm phán về dịch vụ Thứ hai, nó nhằm mục
đích tạo ra một môi trường ổn định và dễ dự đoán hơn và tiến tới giai đoạn hội nhập
và tự do hóa dịch vụ trong tương lai bằng cách thiết lập các cam kết có thể phục vụ
để giảm bớt các rào cản pháp lý phân biệt đối xử, từ đó tạo điều kiện cho việc tiến tới một chế độ minh bạch hơn Điều này được thể hiện trong việc mở cửa các thị
“chọn - bỏ” Cụ thể, trong Hiệp định này, các quốc gia thành viên ASEAN được phép cam kết mở cửa tắt cả các ngành dịch vụ ngoại trừ các ngành/phân ngành được liệt kê trong Danh sách các biện pháp không tương thích (non-conforming measures
- Danh sách thiết lập riêng theo cam kết của từng nước thành viên ASEAN) Đối
với khu vực ASEAN thì việc thực thi phương pháp tiếp cận “chọn-bỏ” là một việc
mới mẻ đối với một số quốc gia Thành viên AFAS và các lịch trình cam kết của
các quốc gia thành viên theo AFAS được ký kết vẫn tiếp tục có hiệu lực song song
với lịch trình của Danh sách các biện pháp không tương thích Vì thế có thể thấy rằng nhìn chung ATISA có phương thức tiếp cận tự do hóa thương mại đôi mới hon
và hiện đại hơn so với AFAS, tuy nhiên hiệu quả thực tế của nó cần phải được chứng minh theo thời gian
Trang 16có một số điểm hạn chế, có thể kể đến như: 7ứ nhất, các biện pháp hạn chế các rào cản ngăn trở tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN được quy định chưa rõ
ràng, cụ thể, rải rác trong nhiều loại nguồn luật và chưa có sự thống nhất Chủ yếu các biện pháp được quy định trong các cam kết về thương mại dịch vụ là các biện pháp hạn chế phân biệt đối xử và các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường, còn các rào cản như rào cản về văn hóa hay ngôn ngữ chưa được quy định các biện pháp cụ
thể Thứ hai, việc thực hiện các cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ của các
quốc gia thành viên chưa thực sự hiệu quả Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong các nguyên nhân đó là việc giám sát thực thi pháp luật không được trao cho một cơ quan chuyên biệt và không đặt ra chế tài đối với quốc gia thành viên vi phạm cam kết Hiện nay chức năng giám sát thực thi pháp luật
ASEAN được giao cho các cơ quan khác nhau như Hội nghị Cấp cao ASEAN, Hội
đồng Điều phối ASEAN, Tổng thư ký ASEAN So sánh với Liên minh Châu Âu (EU) thì có thể thấy rõ sự khác biệt rằng EU trao thẩm quyền giám sát thực thi pháp luật cho Ủy ban châu Âu với thủ tục giám sát cụ thể và chặt chẽ Chính vì vậy, có
thể thấy rằng việc giám sát thực thi các cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN chưa thực sự hiệu quả
Kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam luôn tích cực và chủ động thực thi các cam kết về hợp tác kinh tế nói chung trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, trong đó có các cam kết về thương mại dịch vụ So với mức bình quân của
ASEAN, Việt Nam đã thực hiện tương đối tốt các cam kết Trong Giai đoạn I (2008-2009) và Giai đoạn II (2010-2011), tỉ lệ thực hiện của Việt Nam về tự do hoá
thương mại dịch vụ đạt hơn 50% so với mức bình quân của ASEAN (nhỏ hơn 50%) Các cam kết trong từng ngành cụ thể đã được thực hiện thông qua việc sửa
đổi và ban hành các chính sách mới, điển hình là trong các ngành dịch vụ phân
phối, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông để phù hợp với các cam kết
thương mại dịch vụ trong ASEAN Mặc dù vậy, Việt Nam cũng chưa thực sự tận
dụng được lợi thế ở lĩnh vực dịch vụ so với các khuôn khổ hội nhập kinh tế quốc tế
? Vũ Thanh Hương, Trần Việt Dung (201), Việt Nam với quá trình tự do hóa thương mại dịch vụ hướng tới
cộng đồng kinh té ASEAN, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 3, tr 474-483
Trang 17việc thực thỉ gói cam kết này trong thực tế có nhiều vướng mắc khiến các doanh nghiệp nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư tại Việt Nam Những vướng mắc này thể hiện ở một số ngành cụ thể như ngành dịch vụ bán lẻ, các dịch
vụ kinh doanh, dịch vụ môi trường Những vướng mắc này thể hiện chủ yếu ở các
rào cản thương mại nội địa gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào Việt
Nam
Xuất phát từ những lý do nêu trên nên việc nghiên cứu và tiếp tục làm rõ các vấn đề lý luận và pháp lý về tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN có ý nghĩa quan trọng Đối với Việt Nam, thực tiễn thực hiện pháp luật tự do hóa thương mại dịch vụ hiện tại chưa đủ để các nhà hoạch định chính sách, pháp luật đưa ra các giải
pháp chính sách đối ngoại về việc thực hiện các cam kết quốc tế về tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN Bên cạnh đó, những nghiên cứu này là cơ hội
giúp các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hiểu rõ hơn các nghĩa vụ và quyền lợi của mình trên cơ sở các cam kết tự do hóa thương mại dịch
vụ của Việt Nam trong ASEAN Đề từ đó, rút ra được các giá trị tham khảo đối với
Việt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp luật về tự do hóa thương mại dịch vụ
2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận án 2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án bao gồm:
~ Các quy định của pháp luật ASEAN và một số quốc gia thành viên trong
ASEAN về tự do hóa thương mại dịch vụ
~ Các quy định của pháp luật Việt Nam về việc thực hiện pháp luật ASEAN về
tự do hoá thương mại dịch vụ
2.2 Phạm vỉ nghiên cứu
~ Về nội dung: Những vấn đề lý luận về tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN; thực trạng pháp luật ASEAN về tự đo hoá thương mại dịch vụ và thực tiễn thực hiện của các quốc gia thành viên; các cam kết về tự do hoá thương mại dịch vụ
của Việt Nam trong ASEAN và thực tiễn thực hiện
~ Về không gian: Tự do hóa thương mại dịch vụ trong khu vực ASEAN
~ Về thời gian: Sau năm 1995 (Giai đoạn sau khi hình thành Hiệp định Khung ASEAN về dịch vụ)
Trang 183.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp lý
về tự do hoá thương mại dịch vụ trong ASEAN, từ đó đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật ASEAN về tự do hoá thương mại dịch vụ của các quốc gia thành viên, đặc
biệt là thực hiện pháp luật ở Việt Nam và đưa ra những kiến nghị nhằm thúc đây Việt Nam chủ động và tích cực hơn trong việc thực hiện pháp luật ASEAN về tự do các rào cản về thương mại dịch vụ tại Việt Nam Từ đó, pháp luật Việt Nam có thể
đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài khi hoạt động tại Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành được mục đích nghiên cứu như vừa trình bày, luận án sẽ thực
hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
~ Phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận về tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN bao gồm: định nghĩa về tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN,
đặc điểm và vai trò của tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN và định nghĩa pháp luật ASEAN về tự do hóa thương mại dịch vụ
~ Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật ASEAN về tự do hóa thương mại dịch vụ Trên cơ sở đó đưa ra những tồn tại, thách thức và một số biện pháp tăng cường hiệu quả tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN
~ Bình luận, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về do hóa thương
mại dịch vụ trên cơ sở đánh giá việc nội luật hóa các cam kết quốc tế của Việt Nam
về tự do hóa thương mại dịch vụ Từ đó chỉ ra những điểm hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đây Việt Nam chủ động và tích cực hơn trong việc thúc đây
tiến trình tự do hóa thương mại dịch vụ
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được triển khai dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ
nghĩa Mác-Lê nin, vận dụng kết hợp các lý thuyết của thương mại quốc tế hiện đại
Việt Nam luận án được thực hiện trên cơ sở quán triệt sâu sắc các quan điểm về
đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Trang 19hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tế ASEAN
Đối với từng nội dung, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, bao gồm:
- Phương pháp phân tích được áp dụng phổ biến trong việc xây dựng các luận
điểm trong từng nội dung của luận án, đặc biệt là ở chương 2, chương 3 và chương
4 Thông qua việc phân tích từng khía cạnh của đối tượng nghiên cứu, đề tài sẽ xây
dựng các khái niệm hoặc chứng minh các luận điểm đã được đề ra
- Phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích được sử dụng trong chương 1 để đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án
~ Phương pháp lịch sử được sử dụng trong nghiên cứu về quá trình hình thành
của pháp luật ASEAN về tự do hóa thương mại dịch vụ ở chương 2
~ Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) được sử dụng trong nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của tự do hóa thương mại dịch vụ ở chương 2
~ Phương pháp thông kê được áp dụng trong quá trình đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật ASEAN về tự do hóa thương mại dịch vụ trong chương 3 Bằng việc
sử dụng các số liệu thực tế, đề tài sẽ chứng minh cho các nhận định được đưa ra
- Phương pháp so sánh được áp dụng đề so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với các Hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương ở chương
4
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề lý luận, pháp
lý về tự do hóa thương mại dịch vụ theo quy định của ASEAN cũng như các vấn đề
pháp lý về tự do hóa thương mại dịch vụ của Việt Nam Cụ thẻ, luận án đã có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau:
Thứ: nhất, Luận án đã phân tích một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận
cơ bản về tự do hóa thương mại dịch vụ Trên cơ sở đó xây dựng khái niệm về tự do hóa thương mại dịch vụ cũng như làm rõ các đặc điểm của tự do hóa thương mại dịch vụ qua việc đối sánh với các thuật ngữ khác có liên quan
Thứ hai, Luận án phân tích một cách toàn diện, hệ thống các quy định của pháp luật ASEAN về tự do hóa thương mại dịch vụ Bên canh đó Luận án đã bình
luận, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật của một số quốc gia thành viên
ASEAN
Trang 20luật về tự do hóa thương mại dịch vụ của Việt Nam Trên cơ sở đó đánh giá mức độ
tương thích so với ASEAN, đề xuất phương hướng và các giải pháp tông thể nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật của Việt Nam
Thành quả nghiên cứu của Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho các cơ quan lập pháp, các nhà hoạch định chính sách, pháp luật về hội nhập ASEAN của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại dịch vụ Bên cạnh đó, Luận
án cũng đóng góp vào hệ thống kiến thức pháp lý đẻ phổ biến, tuyên truyền cho các
thể nhân cung cấp dịch vụ tại Việt Nam khi tiến hành các hoạt động cung cấp dich
vụ tại các quốc gia thành viên ASEAN, đề từ đó, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của mình Ngoài ra, những phân tích, bình luận, đánh giá về nội dung các quy định của ASEAN về tự do hóa thương mại sẽ có giá trị tham khảo đối với những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật ASEAN, pháp luật thương mại quốc tế cũng như những người quan tâm đến chuyên ngành này
6 Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo Nội dung của luận án được bố cục thành 04 (bốn) chương, với tiểu kết ở
từng chương, bao gồm:
~ Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài luận án
~ Chương 2: Các vấn đề lý luận về tự do hóa thương mại dịch vụ và pháp luật
tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN
~ Chương 3: Nội dung pháp luật ASEAN về tự do hóa thương mại dịch vụ và
thực tiễn thực hiện
~ Chương 4: Các cam kết của Việt Nam vẻ tự do hoá thương mại dịch vụ trong
ASEAN, thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị
Trang 21TONG QUAN TINH HiINH NGHIEN CUU NHUNG VAN DE LIEN QUAN
DEN DE TAI LUAN AN
see
Kể từ khi thành lập Tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 1995 cho đến
nay, thuật ngữ “tự do hóa thương mại dịch vụ” thường xuyên được nhắc đến với mức độ tăng dần trên cả phương diện pháp lý và thực tiễn, và trở thành đối tượng
nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học của các tác giả khác nhau ở trong nước
và nước ngoài Phạm trù “tự do hóa thương mại dịch vụ” được đề cập trong những công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ được công bố dưới nhiều hình thức ấn phẩm khác nhau và quy
mô ở nhiều cấp độ bao gồm: sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ, đề tài khoa học, bài
việc xây dựng phạm trù “tự do hóa thương mại dịch vụ” GATS đã được các nhà
nghiên cứu rất quan tâm và thể hiện qua các công trình nghiên cứu của mình, đầu
hóa hơn nữa thương mại dịch vụ” (Guide to the GATS: an overview oƒ issues for
further liberalization of trade in services)’ Trong chương 1 Tác động của tự do hóa
thương mại dịch vụ đến nên kinh tế, tắc giả đã khẳng định vai trò quan trọng của tự
chương | nay tác giả cũng nêu lên tầm quan trọng của GATS trong việc ban đầu xây dựng phạm trù về “tự do hóa thương mại dịch vụ” Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã đưa ra phạm trù “tự do hóa thương mại dịch vụ”, tuy nhiên tác giả chưa
đưa ra khái niệm cụ thê mà chỉ tiếp cận tự do hóa thương mại dịch vụ theo cách hiểu là tiến trình xóa bỏ các rào cản thương mại dịch vụ thông qua các quy định của
GATS Trong 19 chương tiếp theo (từ chương 2 đến chương 21), tác giả đưa ra
gồm: Một là, định nghĩa và phân loại các ngành, phân ngành dịch vụ cụ thể; Hai là,
> WTO Secretariat (2001), Guide to the GATS: an overview of issues for further liberalization of trade in
services
Trang 22thức cam kết đối với từng ngành dịch vụ của các quốc gia thành viên Bên cạnh đó, trong các chương này tác giả xem xét các vấn đề mà các thành viên WTO cần phải chú ý đối với mỗi phân ngành dịch vụ khi xác định các mục tiêu đàm phán trong các vòng đàm phán mới Trong hai chương cuối cùng (chương 22 và 23), nghiên cứu
mô tả chỉ tiết về cầu trúc của các cam kết dịch vụ do các Thành viên WTO đệ trình liên quan đến bốn phương thức cung cấp dịch vụ cấu thành định nghĩa về thương
mại dịch vụ theo GATS bao gồm: Phương thức ! (Cung cấp địch vụ qua biên giới),
Phương thức 2 (Tiêu dùng ở nước ngoài), Phương thức 3 (Hiện diện thương mại) và Phương thức 4 (Hiện diện thê nhân)
Cuốn sách “Thuong mại dịch vụ trong kinh tẾ toàn câu” (Trading services in
the global economy)` là một công trình nghiên cứu những vấn đề pháp lý về thương
mại dịch vụ trên phạm vi toàn cầu, trong đó có tự do hóa thương mại dịch vụ Cuốn
sách được chia làm ba phần với kết cấu gồm 14 chương Trong đó vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ được đề cập ở phần 3 7 do hóa thương mại dịch vụ - GATS (The liberalization of service trade ~ The GATS) v6i két câu gồm 6 chương (từ
chuong 9 dén chương 14) Chương 9 “?hương mại dịch vụ và toàn câu hóa” đã khái quát một số quy định của luật quốc tế điều chỉnh thương mại dịch vụ, bên cạnh
đó đưa ra một số quan điểm về xu hướng tự do hóa thương mại dịch vụ trên thế giới
trong thời điểm hiện tại Trong chương 10 “Ty do héa thương mại dịch vụ - nội
dụng và tính hợp pháp của GATS", tác giả đưa ra các quy định của GATS về các cam kết cho các phân ngành dịch vụ của các quốc gia thành viên, từ đó đưa ra một
số đánh giá về khung pháp lý mà GATS xây dựng Chương 11 và Chương 12 của cuốn sách nêu ra những quan điểm của Liên minh Châu Âu (EC) và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States) về tự do hóa thương mại dịch vụ Trong hai chương cuối cùng (chương 13 và chương 14), tác giả đưa ra quan điểm riêng về ảnh hưởng
cửa tự đo hóa thương mại dịch vụ đối với nền kinh tế và đưa ra một số dự báo trong
thời gian sắp tới Đồng quan điểm với Ban thư ký WTO trong “Huong dan GATS: tổng quan về các vấn đề nhằm tự do hóa hơn nữa thương mại dịch vụ”, tập thê tác gia Juan R Cuadrado-Roura, Luis Rubalcaba, va John R Bryson dua ra pham tri: Juan R Cuadrado-Roura, Luis Rubaleaba, va John R Bryson (2002), Trading services in the global economy, Edward Elgar Publishing, UK
Trang 23vụ (trade barriers) của các quốc gia thành viên WTO
Một công trình đáng chú ý khác đó là cuốn sách “7 do hóa thương mai trong ASEAN"Ẻ Tác giả Nguyễn Hồng Nhung trong cuốn sách này đã không tập trung vào xây dựng khái niệm cụ thể về tự do hóa thương mại dịch vụ, nhưng tác giả đã thuyết về thương mại quốc tế đã nói rằng trong bắt kỳ thời đại nào, môi trường nào, cạnh tranh hoàn hảo hay không hoàn hảo, thương mại quốc tế luôn mang lại lợi ích khi nào có xuất hiện “thương mại tự do” đầy đủ và hoàn chỉnh trong lịch sử phát triển của thương mại quốc tế Đối với hoạt động tự do hóa thương mại, các quốc gia
đều thực hiện can thiệp và hạn chế thông qua các chính sách thương mại của mình
Phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và mục tiêu của quốc gia mà các chính sách thương mại này thay đổi theo từng thời kỳ Tuy nhiên, dù thế nào thì thương mại Trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn Hồng Nhung đã đưa ra định
nghĩa tự do hóa thương mại là một thuật ngữ chung để chỉ hoạt động chuyển dần từ chế độ bảo hộ thương mại sang thương mại tự do thông qua việc loại bỏ từng bước
các cản trở đối với thương mại quốc tế Cụ thể hơn, tự do hóa thương mại được hiểu
là “quá trình cải cách nhằm xóa bỏ dần mọi cản trở đối với thương mại quốc tế, bao gồm thuế quan và phi thuế quan, được tiến hành trong mối liên hệ với các chính sách khác trong hệ thống chính sách kinh tế của chính phủ”
Trong luận án tiến sĩ luat hoc “Khu vue thong mai te do ASEAN (AFTA) va
thực tiễn hội nhập của Việt Nam ", tác giả Lê Minh Tiến trình bày một số vấn đề lý luận về Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Mặc dù trong luận án này tác giả đề cập chủ yếu về tự do hóa thương mại ở lĩnh vực hàng hóa, tuy nhiên, tại chương 2, tác giả đã đưa ra những lý
luận sâu sắc về bản chất và nội dung của tự do hóa thương mại Bồ sung thêm định
nghĩa về tự do hóa thương mại trong sách chuyên khảo 7 đo hóa thương mại trong
Š Nguyễn Hồng Nhung (2003), Ti do hỏa thương mại trong ASEAN, NXB khoa học xã hội
® Lê Minh Tiên (2017) “Khu vee throng mai td do ASEAN (APTA) và thực tiễn hội nhập của Việt Nam", Luận án tién sĩ Luật học, trường Đại học Luật
Trang 24thương mại, tức là chuyển từ trạng thái đóng cửa hoặc hạn chế su di chuyén của các
dong hang héa, dich vu, vốn và người lao động sang tình trạng thương mại tự do, chuyển tự do giữa các quốc gia Tự do hóa thương mại phải là một quá trình đi từ
thấp đến cao, từ cục bộ đến toàn thể Các biện pháp để thực hiện tự do hóa thương mại chính là việc điều chỉnh theo hướng nới lỏng dần các công cụ bảo hộ thương mại (các rào cản thương mại) đã và đang tồn tại trên cơ sở thỏa thuận đa phương và
song phương giữa các quốc gia Thêm vào đó, trong luận án tác giả còn phân chia các cấp độ của tự do hóa thương mại bao gồm: cấp độ đơn phương, cấp độ song phương và cấp độ khu vực Như vậy, tác giả chỉ đề cập tới khái niệm về tự do hóa
thương mại nói chung, chứ không cụ thể hóa khái niệm “tự do hóa thương mại dịch vụ”
Tập thẻ tác giả Nguyễn Thanh Bình và Doãn Công Khánh trong bài viết '“Tự
do hóa thương mại: Lý luận, kinh nghiệm và giải pháp cho Việt Nam” đã đưa ra quan điểm về khái niệm của tự do hóa thương mại Theo các tác giả, Tự do hóa thương mại, mội mặt, với nội dung giảm thiểu, từng bước xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan cản trở giao lưu hàng hóa và dịch vụ, phù hợp với xu thế thuyết “lợi hế so sánh” và quan điểm kinh tế mở Dưới góc độ đó, đối với các quốc
gia, tự do hóa thương mại là một tất yếu khách quan, một mục tiêu cần đạt Mặt khác, tự do hóa thương mại mà hệ quả là “ở cửa” thị trường nội địa cho hàng hóa,
kinh tế, khoa học và công nghệ, hàng hóa và dịch vụ có sức cạnh tranh cao và về cơ bản không có lợi cho các nước đang phát triển, nhất là những quốc gia mà hàng hóa
và dịch vụ chưa đủ sức cạnh tranh với hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài, ngay ở
thị trường trong nước Đồng quan điểm với tác giả Lê Minh Tiến, tác giả Nguyễn Thanh Bình và Doãn Công Khánh cũng cho rằng “Tự do hóa thương mại” là một quá trình, theo đó, bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, dù phát triển hay đang phát triển, đều phải xuất phát từ lợi ích của bản thân và phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình đề xử lý vấn đẻ, trên cơ sở kết hợp 2 mặt đối lập: Tự do và bảo hộ trong
chính sách thương mại với mức độ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện từng nước,
từng giai đoạn phát triển Như vậy có thé thấy rằng, khi đưa ra khái niệm về tự do
Trang 25địch vụ nước ngoài xâm nhập Tuy nhiên các tác giả vẫn chưa đưa ra một khái niệm
cụ thể và rõ ràng về tự do hóa thương mại dịch vụ trong bài viết này
1.1.2 Các nghiên cứu tổng quan quy định của pháp luật quốc tế về tự do hóa thương mại dịch vụ
Cuốn sách “Quy định quốc gia và tự do hóa thương mại trong lĩnh vực dịch
vu" (National regulation and trade liberalization in services)” là một công trình
nghiên cứu tổng quan về GATS Trong cuốn sách này tác giả Markus Krajewski tập trung đi vào phân tích tổng quan các nguyên tắc cơ bản của GATS trong tự do hóa thương mại dịch vụ như nguyên tắc mở cửa thị trường, nguyên tắc đối xử quốc gia
và nguyên tắc tối huệ quốc Trong chương 3 “Kế: cấu và phạm vì của tự do hóa GATS), tac giả đã đưa ra một bức tranh khái quát nhất về GATS bao gồm ba nội dung chinh: M6r /à, tổng quan các quy định của GATS; z¡ /à, đối tượng điều chỉnh của GATS; öz /à, phạm vi điều chỉnh của GATS Chương 4 “Mở cửa thị trường và không phân biệt đối xử” (Market access and non-discrimination) là tổng hợp các
phân tích và bình luận của tác giả về các quy định và cam kết của GATS về tự do hóa thương mại dịch vụ trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản như: nguyên tắc mở cửa
thị trường, nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và nguyên tắc minh bạch Trong chương 6 “Ví dự về phân ngành dịch vụ: Viễn thông và dịch
vuy tế” (Sectoral examples: telecommunications and health services), tac gia phan tích và đánh giá mức độ mở cửa trong GATS về hai ngành dịch vụ cụ thể là dich vu viễn thông và dịch vụ y tế Nhìn chung, trong thời điểm đầu sau khi GATS được
hình thành, đây là một công trình tiêu biểu tổng quan các quy định và nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về tự do hóa thương mại dịch vụ, tuy nhiên công trình này chỉ tập trung đi sâu vào các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, chưa bao gồm các quy
định của pháp luật quốc gia về tự đo hóa thương mại dịch vụ
Tiếp nối công trình của Markus Krajewski, cuốn sách “Các quy định của pháp luật nội địa và tự do hóa thương mại dịch vụ” (Domestic regulation and service
Kluwer Law
” Markus Krajewski (2003), National regulation and trade liberalization in serv Intemational, UK
Trang 26trade liberalization) dua ra cic quy định pháp luật nội địa và các quy định tong quan về tự do hóa thương mại dịch vụ trong GATS Ở cuốn sách này, tập thể tác giả Aaditya Mattoo và Pierre Sauvé trình bày với kết cấu gồm 4 phần và 12 chương,
của GATS về tự do hóa thương mại dịch vụ Phan 1 “Giới thiệu ” nghiên cứu những
quy định tông quan của GATS và bình luận về các quy định của pháp luật quốc gia
trong việc thực thi các cam kết trong GATS Phần 2 của cuốn sách “Các cam kết
chung” với kết cấu 4 chương phân tích và bình luận các quy định của pháp luật quốc gia về tự do hóa thương mại dịch vụ, thêm vào đó là sự liên kết giữa các quy định của pháp luật quốc gia với quy định của GATS Phần 3 của cuốn sách “Các cam kết trong các ngành dịch vụ cụ thể" với kết cấu bao gồm 5 chương Phần này
tác giả phân tích các quy định của pháp luật nội địa về một số các ngành dịch vụ cụ
thể trong GATS Đối với Phần 4 “Thực thi GATS, nhìn về phía trước” bao gồm Chương 12: “Quy định trong nước và tự do hóa thương mại dịch vụ: Nhìn về phía luật quốc gia về tự do hóa thương mại dịch vụ, đồng thời đưa ra một số dự báo về tương lai Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra nhận định rằng tự do
hóa thương mại dịch vụ, khác so với thương mại hàng hóa, bị ảnh hưởng nhiều bởi
các quy định trong nước, từ các yêu cầu vẻ trình độ và giấy phép trong các dịch vụ chuyên nghiệp đến các quy định hỗ trợ cạnh tranh Thực tiễn cho thấy các quy định Các thành viên WTO đã đồng ý rằng nhiệm vụ trọng tâm trong các cuộc đàm phán dịch vụ đang diễn ra sẽ là xây dựng một bộ quy tắc để đảm bảo rằng các quy định trong nước hỗ trợ chứ không cản trở tự do hóa thương mại Vì những quy tắc này
chắc chắn sẽ có tác động sâu sắc đến sự phát triển của chính sách, đặc biệt là ở các
nước đang phát triển, Cuốn sách này đề cập đến câu hỏi trọng tâm: Các quy tắc về
tự do hóa thương mại dịch vụ trong thương mại quốc tế có thể có tác động gì đối với việc thực thi các quy định trong nước? Cuốn sách cũng cung cấp một cái nhìn
sâu sắc về những vấn đề này trong các lĩnh vực chính của dịch vụ kế toán, năng lượng, tài chính, y tế, viễn thông và vận tải
* Aaditya Mattoo „ Pierre Sauvé (2003), Domestic regulation and service trade liberalization, Oxford University Press, U!
Trang 27mại dịch cụ có thể kể đến đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nghiên cứu về ché độ MEN và NT nhằm hoàn thiện và bổ sung chính sách thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ của Việt Nam” Trong đề tài này, tác giả Hoàng Tích Phúc và nhóm chuyên gia Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) đã nghiên cứu khá bài bản những quy định của pháp luật quốc tế về các nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc áp dụng trong tự do hóa
thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ Bên cạnh đó, nghiên cứu đã phân tích
một số lĩnh vực thương mại đang còn những quy định vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử, bao gồm quyền kinh doanh, doanh nghiệp nhà nước, một số ngành
n trong các chính dịch vụ, các loại phí, Những vi phạm này chủ yếu được thể
sách như các quy định hai giá, các thủ tục và quy định hạn chế về đầu tư Việc
thực thi các quy định về đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc đặt ra một số thách
khả năng hỗ trợ doanh nghiệp trong nước khi không được phép thực hiện các chính sách riêng, ưu đãi cho các đối tượng này so với doanh nghiệp nước ngoài Tuy
nhiên, việc thực thi các quy định này sẽ khiến cho nền dịch vụ Việt Nam sẽ được bình đẳng với các đối thủ cạnh tranh khi tiếp cận thị trường nước ngoài Bên cạnh
đó, đóng góp quan trọng của nghiên cứu là đã đưa ra các khuyến nghị sửa đổi các văn bản pháp luật tương ứng Trong phần khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện riêng về các nguyên tắc không phân biệt đối xử đẻ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc
tế, đồng thời việc này có ý nghĩa lâu dài đối với tiến trình cải cách, mở cửa và hội nhập của Việt Nam vào nên kinh tế thế giới
Tiếp nối công trình nghiên cứu về các nguyên tắc không phân biệt đối xử
trong tự do hóa thương mại dịch vụ là luận án tiến Sỹ “Lý luận và thực tiễn đối xử tối huệ quốc (MEN) trong pháp luật thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập
quốc tế!" Trong luận án của minh, tác giả Nguyễn Sơn đã chỉ ra các quy định của pháp luật quốc tế liên quan đến nguyên tắc MEN đối với cả tự do hóa thương mại
Trang 28dịch vụ, tác giả đã bình luận và phân tích theo các quy định của GATS về nguyên tắc MEN Theo tác giả, Hiệp định GATS đã xác lập các nguyên tắc cơ bản cho đàm phán và cam kết tự do hoá thương mại dịch vụ giữa các quốc gia thành viên WTO bao gồm MEN Ngoài ra, mỗi quốc gia cũng có những hiệp định với các đối tác của
mình về mở cửa từng lĩnh vực dịch vụ trong khuôn khổ các FTA và hết sức dé đặt trong việc đa phương hóa các đối xử này theo MEN Các hiệp định FTA, về cơ bản, vẫn kế thừa các nguyên tắc tự do hoá và cách phân loại dịch vụ như đã được thiết
miễn trừ nhằm hạn chế đa phương hoá các ưu đãi cho các đối tác ngoài khối Tiếp theo phải kể đến những sách chuyên khảo do các nhà nghiên cứu biên soạn liên quan đến các quy định tông quan về pháp luật tự do hóa thương mại dịch
vụ, trong đó có thể kể đến như cuốn sách “Tu do héa thương mại dịch vụ trong
WTO: Luật và thông lệ'Í Tác giả Vũ Như Thăng đã trình bày những nội dung liên quan đến tự do hóa thương mại dịch vụ trong WTO, gồm: tổng quan về Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS); cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO liên quan đến thương mại dịch vụ; biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ
Thêm vào đó các nghĩa vụ chung; cam kết cụ thể; cam kết bổ sung; ngoại lệ; các điều khoản khác cũng được tác giả đề cập đến trong cuốn sách này Bên cạnh các
quy định chung về pháp luật quốc tế trong tự do hóa thương mại dịch vụ, tác giả còn đưa ra các quy định cụ thê liên quan đến dịch vụ tài chính trong khuôn khô WTO Cuốn sách “Tổng quan các vấn dé Tự do hóa thương mại dịch vụ”'? của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế là tập hợp các nghiên cứu tổng quan về các
lĩnh vực dịch vụ quan trọng nhằm tăng cường sự hiểu biết trong lĩnh vực công
nghiệp và nhiều lĩnh vực khác trong quá trình thực hiện Hiệp định chung về thương mại dịch vụ, vì Hiệp định này được áp dụng cho những ngành cụ thẻ và liên quan đến nhiều vấn đề mà chính phủ các nước sẽ phải đương đầu khi họ theo đuôi tự do hóa thương mại các ngành đó Trọng tâm của các nghiên cứu là những vấn đề mà
các thành viên có thể sẽ muốn tính đến trong việc đưa ra quan điểm đàm phán hoặc
mục tiêu cho vòng đàm phán mới và chuẩn bị cho các ngành công nghiệp trong một
11 Vũ Như Thăng (2007), Tự do hóa thương mại dịch vụ trong WTO: Luật và thông lệ, Nhà xuất bản Hà Nội '? Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Tổng qưan các vấn đề Tự do hóa thương mại dịch vụ, Nxb Chính trị quốc gia
Trang 29thông tin về cơ chế quản lý của các nước thành viên WTO và các nền kinh tế dịch
vụ Án phẩm cung cấp các kiến thức cần thiết cho việc xây dựng phương án đàm hội nhập kinh tế quốc tế
Bên cạnh các công trình nghiên cứu tong quan các quy định và nguyên tắc của
tự do hóa thương mại dịch vụ, bài viết “Các ngoại lệ chung trong GATS 25 năm áp dụng và lưu ý đối với Việt Nam 8 là một bài viết đăng trên Tạp chí luật học trong
thời điểm gần đây đáng được lưu ý phân tích và bình luận các ngoại lệ trong WTO
về tự do hóa thương mại dịch vụ Trong bài viết này, tác giả Nguyễn Ngọc Hà đã đưa ra khái quát các quy định về ngoại lệ trong WTO về thương mại dịch vụ Theo tác giả, các ngoại lệ chung tại Điều XIV GATS cho phép thành viên của WTO áp dụng những biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ và không tương thích với nghĩa vụ trong GATS để đạt được một số mục đích nhất định Sau hơn 25 năm áp dụng, các ngoại lệ chung này, dù được viện dẫn không nhiều nhưng đã được các cơ quan tài phán của WTO làm rõ ở nhiều khía cạnh pháp lí quan trọng Bài viết phân
tích thực trạng áp dụng ngoại lệ chung của Điều XIV GATS từ số liệu thống kê, nhắn mạnh các vấn đề pháp lí và sự phát triển của các ngoại lệ chung sau Vòng đàm
phán Uruguay và rút ra một số lưu ý đối với Việt Nam
Những công trình kẻ trên đã làm rõ những vấn đề pháp lý tổng thẻ về tự do hóa thương mại dịch vụ trong luật quốc tế nói chung trên nhiều phương diên, từ lịch
sử, pháp lý và thực tiễn tại một số quốc gia và khu vực
Không đề cập trực tiếp đến các quy định của GATS vẻ tự do hóa thương mại dịch vụ song bài viết “7rade 1iberalization and cultural policy "”“ đã đề cập đến một của các quốc gia Tập thể tác giả Mary E Footer va Christoph Beat Graber chi ra
mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại toàn cầu và việc theo đuôi các chính sách
văn hóa của các chính phủ quốc gia Trong bài viết này, tác giả đã xem xét các nền tảng cơ sở của thương mại và văn hóa và các biện pháp chính sách văn hóa trong '° Nguyễn Neve a G020), Sie ngoại lệ chung trong GATS 25 năm áp dụng và lưu ý đối với Việt Nam, Tạp
r củ Chisoeph Beat Graber (2000), Trade TU NHI and cultural policy, ding wén Tap chị Lust Kinh té thé gidi (Journal of International Economic Law)
Trang 30giữa sở hữu trí tuệ, thương mại và văn hóa, và các tranh chấp gần đây liên quan đến các vấn đề này tại WTO Sau đó, bài báo phân tích sức lan tỏa của toàn cầu hóa và tác động của nó đối với cách thức mua bán và phân phối hàng hóa và dịch vụ văn hóa, sử dụng các công nghệ truyền thông mới và ảnh hưởng của nó đối với bản sắc văn hóa Phần cuối cùng của bài báo thảo luận về một số triển vọng đối với thương
mại và văn hóa tại WTO vào đầu Thiên niên kỉ mới Bài báo này được tác giả viết
vào thời điểm năm 2000, WTO bước đầu có sức ảnh hưởng đến thương mại thế giới, mặc dù bài báo này đã xuất hiện khá lâu, nhưng nó là một trong số ít các công trình đưa ra mối quan hệ giữa thương mại với các chính sách về văn hóa 1.2 Nhóm công trình nghiên cứu nội dung pháp lý và thực tiễn thực hiện
tự do hóa thương mại địch vụ trong ASEAN
1.2.1 Các nghiên cứu về nội dung pháp lý về tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN
Cuốn sách “7 do hóa thương mại dich vu trong ASEAN” (Service trade liberalization in ASEAN)" 1a mt c6ng trinh tiéu biéu trong nhóm những công trình nghiên cứu pháp luật ASEAN về tự do hóa thương mại dich vụ Trong chuong |
“Téng quan” (Introduction), tác giả đã đánh giá một cách tông thể các quy định về
tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN và các quy định về các cam kết tu do
hóa thương mại dich vụ trong ASEAN Trong 10 chương còn lại của cuốn sách, tác giả đã đưa ra các phân tích, bình luận đề đánh giá thực tiễn thực hiện các cam kết tự gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Brunei, Cam-pu-chia, Lào và Myanmar Trong cuốn sách này, tác giả đã khẳng định lĩnh vực địch vụ đóng một vai trò quan trọng trong các nền kinh tế ASEAN vì nó chiếm khoảng một nửa GDP của khu vực và hơn 45% tổng số việc làm'” ASEAN mong muốn hội nhập sâu hơn trong lĩnh vực dịch vụ nhằm nâng cao đóng góp của ngành
thương mại dịch vụ đã tiến triển chậm hơn so với tự do hóa thương mại hàng hóa cả
ở cấp độ đa phương và khu vực Nguyên nhân chủ yếu là do các cơ chế quản lý khác nhau giữa các quốc gia đã góp phần làm chậm tốc độ tự do hóa Logistics là 'S Tham Sew Yien va Sanchita Basu Das (2018), Service trade liberalization in ASEAN, tài liệu xuất bản bởi
ISEAS
'* Tham Sew Yien và Sanchita Basu Das (2018), tdd, tr.6
Trang 31quan trong dé tăng cường hội nhập kinh tế trong ASEAN vì nó tạo điều kiện cho sự
di chuyển của hàng hóa, dịch vụ và con người trong và giữa các quốc gia, giữa các nhà sản xuất và từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng Cuốn sách này xem xét hiện trạng tự do hóa dịch vụ ở mười nền kinh tế trong ASEAN Thêm vào đó, cuốn sách
cũng đánh giá môi trường thuận lợi cho FDI và mức độ tự do hóa FDI trong lĩnh
vực logistics cũng như những thách thức tự do hóa gặp phải ở mỗi nền kinh tế ASEAN Như vậy, tác giả Tham Sew Yien và Sanchita Basu Das đã có những đánh dịch vụ, những đóng góp về mặt khoa học trong cuốn sách này có ý nghĩa quan trọng đối với việc hội nhập kinh tế ASEAN sâu rộng hơn Tuy nhiên tính từ thời điểm xuất bản của tác phẩm đến hiện tại thì ASEAN đã ban hành nhiều văn bản pháp lý mới về tự do hóa thương mại dịch vụ, điển hình là sự bỗ sung của các gói cam kết mới và Hiệp định thương mại dịch vụ ATISA
Cũng là một công trình nghiên cứu tổng quan các quy định pháp luật ASEAN
về tự do hóa thương mại dịch vụ, nhưng trong cuốn sách “?Jương mại dịch vụ trong ASEAN, con đường đã trải qua và hành trình sắp tới” (Serviees Trade in ASEAN The Road Taken and the Journey Ahead)', các tác giả cung cấp đánh giá về thị trường dịch vụ ASEAN từ cả góc độ pháp luật và góc độ kinh tế Cuốn sách được kết cấu với 6 chương bao gồm: Chương 1 “7ổng quan”, Chương 2 “Dich vu
và thương mại dịch vụ trong ASEAN: xu hướng và bối cảnh”, Chuong 3 “ASEAN
có phải là khu vực quy định tối tru đối với thương mại dịch vụ khéng?”, Chuong 4
“Tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN: xu hướng, thành tựu và triển vọng”,
Chương 5 “Bài học từ Liên mình châu Âu liên quan đến hội nhập ASEAN trong lĩnh
vực dịch vụ” và Chương 6 “Một số nhận định tổng kết ” Trong cuốn sách này, tác giả đã mô tả toàn diện nhất về tự do hóa thương mại dịch vụ trong nội bộ ASEAN
và ngoài ASEAN trong Chương l, Chương 2 và Chương 3 Trong nội dung của Chương 4 tác giả đưa ra nhiều những số liệu thực tiễn thực thi các gói cam kết AFAS của các quốc gia thành viên ASEAN Ngoài ra, các tác giả còn so sánh mô hình thể chế hóa các cam kết về tự do hóa thương mại dich cụ trong Liên minh Châu Âu và ASEAN (chương 5) Cuối cùng, tác giả đưa ra một số quan điểm của
" Dora Neo, „ Pierre Sauvé, Imola Streho (2019), Services Trade in ASEAN The Road Taken and the Journey
Ahead, Nha xuat ban Dai hoc Cambridge, Vuong quéc Anh
Trang 32trong Chương 6, từ đó đưa ra một số các đề xuất thay đổi các chính sách của ASEAN Theo các tác giả, để tăng cường tự do hóa thương mại dịch vụ trong khu vực cần phải ký kết thoả thuận công nhận lẫn nhau, mở cửa tiếp cận thị trường, giảm bớt các rào cản đối xử quốc gia và áp dụng các biện pháp tự do hóa đối với lao
động nhập cư tạm thời
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) kề từ khi ra đời đã đánh dấu sự phát triển
về tự đo lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ trong cộng đồng ASEAN Kế từ khi ra đời,
có rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm đến tiến trình tự do hóa thương mại dịch
vụ gắn liền với sự phát triển của AEC Điền hình trong số đó là cuốn sich “Con đường dẫn đến cộng đồng kinh tế ASEAN” (Road map to ASEAN economie Community)'® cua tac gia Denis Wei-Yen Trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra lộ trình và sự cần thiết ra đời của cộng đồng kinh tế ASEAN Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra những lợi ích về kinh tế và chính trị của AEC Việc xây Châu Âu EU, đặc biệt là về thê chế Ngoài ra, tác giả còn trình bày những nội dung pháp lý của AEC và những vấn đề còn tồn tại Trong Chương 9 “Tự do hóa thương
mai dich vu trong ASEAN”, tac giả đã đưa ra các quy định tong quan của pháp luật
ASEAN về tự do hóa thương mại dịch vụ bao gồm: các nguyên tắc cơ bản của tự do hóa thương mại dịch vụ, các cam kết đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc trong ASEAN, các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ trong ASEAN Đối với Chương 10
“Sự di chuyển thể nhân trong ASEAN: các vấn đề đặt ra và chính sách cho sự phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN”, tác giả khẳng định tầm quan trọng của các chính sách về đi chuyển thể nhân cung cấp dịch vụ trong tiến trình tự do hóa thương mại dịch vụ ở ASEAN Từ đó tác giả đưa ra những bình luận và nhận xét về sự ảnh hưởng của các chính sách này trong sự phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN
sách và pháp luật về tự do hóa thương mại dịch vụ trong AEC, tuy nhiên một số văn
bản đã được thay thế bởi văn bản mới khi AC được thành lập vào năm 2015 như AEC Blueprint 2025
'* Denis Wei-Yen (2005), Road map to ASEAN economic Community, Tai liệu tham khảo của ISEAS
Trang 33vực mới: Xu hướng toàn câu và mô hình dịch chuyển" (ASEAN Law in the New
Regional Economic Order: Global Trends and Shifting Paradigms)" tim hiểu khái niệm luật ASEAN trong khuôn khổ quy phạm của trật tự kinh tế khu vực mới Nó xem xét lộ trình của Kế hoạch Cộng đồng Kinh tế ASEAN mới năm 2025 bằng cách đánh giá tác động của các hiệp định thương mại ASEAN đối với luật pháp
trong nước đối với các dịch vụ chuyên nghiệp, hội nhập tài chính, tranh chấp đầu tư
và thương mại kỹ thuật số Quan trọng hơn, nó làm sáng tỏ ý nghĩa pháp lý của các các hiệp định thương mại khu vực lớn như CPTPP và RCEP Do đó, phân tích pháp
lý và nghiên cứu trường hợp trong cuốn sách cung cấp một cái nhìn mới về hội
nhập châu Á-Thái Bình Dương và thu hẹp khoảng cách giữa học thuật và thực tiễn
Hơn thế nữa, cuốn sách này là một trong số ít các tác phẩm nghiên cứu về luật
ASEAN có đề cập đến Hiệp định tự do hóa thương mại ASEAN ATISA Chương 5
của tác giả Bryan Mercurio đưa ra một cái nhìn tổng quan về hiệp định ATISA và tương lai của tự do hóa thương mại dịch vụ Trong đó tác giả đã đưa ra quá trình hình thành hiệp định ATISA đi từ các hạn chế của Hiệp định khung ASEAN về dich vụ AFAS, từ đó đưa ra nhận xét tổng quan về triển vọng của ATISA trong thương mại dịch vụ ở ASEAN trong tương lai Tuy nhiên trong nghiên cứu này tập thể tác giả Bryan Mercurio mới chỉ đưa ra một số những quy định chung của ATISA và chưa đi sâu vào các cam kết cụ thể của Hiệp định này Bên cạnh các sách chuyên khảo nghiên cứu các quy định về tự do hóa thương
mại dịch vụ trong ASEAN còn có các công trình nghiên cứu khác như các bài báo,
các bài viết trong hội thảo khoa học Trong đó có thể kể đên bài viết AM số vấn đề
lý luận về tự do hóa thương mại dịch vụ trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC),
tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung luận đã đề cập một số vấn đề lý luận cơ bản, phác
họa được nội dung ban đầu về tự đo hóa thương mại dịch vụ và Hiệp định khung về
Dịch vụ của ASEAN (AFAS) Về nguyên tắc đàm phán, đàm phán dịch vụ trong Pasha L Hsieh vi Bryan Mercurio (2019), ASEAN Law in the New Regional Economic Order: Global Trends and Shifting Paradigms Nhà xuất b Cambridge, Vuong quốc Anh
* Nguyễn Thị Hồng NỈ tiện ÿ te do hóa thương mại dịch me tons Cong ding kinh tế ASEAN (AEC) Bà hỗ hội thảo khoa học cấp
tone cộng đồng kinh tế ASEAN tô chức bởi Đại học Liệt Hà Nội 2019, do tha Nguyễn Minh Tin ‘ti
Pe §
Trang 34cả các ngành/lĩnh vực có cam kết mở cửa thì sẽ được đưa vào trong các Gói cam
kết, còn trường hợp không đưa vào là không cam kết Về phạm vi cam kết, các Gói cam kết về mở cửa dịch vụ trong khuôn khô Hiệp định AFAS không bao gồm mode
4 - Hiện diện thể nhân, mà chỉ bao gồm 3 Phương thức cung cấp dịch vụ là mode I-
điện thương mại Các cam kết về Hiện diện thể nhân được đàm phán riêng trong
Hiệp định về di chuyển thể nhân ASEAN (MNP 2012) Từ năm 2007 đến nay, các
nước ASEAN không tiến hành các vòng đàm phán nữa mà thực hiện tự do hóa dịch
vụ dựa trên các mục tiêu và lộ trình trong Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint 2015 và 2025) Các Gói cam kết tiếp tục được đàm phán và thực hiện, tính đến tháng 11/2018 đã có 10 Gói cam kết được đưa ra
Bên cạnh bài viết tổng quan về tự do hóa thương mại trong ASEAN của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung thì bài viết “Môi dụng pháp lý về tự do hoá thương pháp lý liên quan đến tự do hóa thương mại dịch vụ ASEAN, bao gồm cơ sở pháp
lý và cơ sở thực tiễn Trong bài biết, tác giả đã đưa ra các cơ chế xóa bỏ các rào cản
thương mại được thực hiện bằng cách: AFAS đưa ra khung pháp lí chung cho tiến
trình hạn chế và xoá bỏ các rào cản thương mại; các văn bản pháp lý về hội nhập các ngành ưu tiên (y tế, du lịch, hàng không, e-ASEAN va dich vu hau can logistic) quốc gia thành viên sẽ tiến hành các vòng đàm phán để đưa ra các gói cam kết theo
hướng ngày càng mở rộng phạm vi các lĩnh vực dịch vụ được tự do hoá đồng thời
mức độ tự do hoá của từng lĩnh vực dịch vụ sẽ ngày được nâng cao Tác giả Trần Thu Yến còn đưa ra các sự khác biệt giữa các quy định tự do hoá
thương mại dịch vụ trong khuôn khổ GATS/WTO và AFAS/ASEAN bao gồm thứ
nhất, AFAS không tự mình đưa ra danh mục riêng những ngành/ phân ngành thuộc
phạm vi điều chỉnh của Hiệp định mà thừa nhận áp dụng tự do hóa thương mại đối
với những ngành và phân ngành dịch vụ của WTO, được nêu trong GATS Song,
?! Trần Thu Yến (2019), “Mội dung pide lý về tự do hoá thương mại dịch vụ trong ASEAN” bai viét trong
khuôn i thio khoa học cấp cơ sở Tự do hóa thương mại dịch vụ trong cộng đồng kinh tế ASEAN tổ chức bởi Đại học Luật Hà Nội 0
Trang 35trên thể giới Tuy nhiên, theo các văn bản pháp lí hiện nay của ASEAN, cho đến
nay ASEAN cũng mới chỉ thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ trong một số lĩnh vực dịch vụ Thứ hai, nếu như trong khuôn khổ WTO, ngay từ khi là thành viên của
WTO, các quốc gia đã đưa ra các gói cam kết gồm cam kết về tiếp cận thị trường (Điều XVI của GATS), các cam kết về đối xử quốc gia (Điều XVII của GATS) và pháp ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ không nằm trong phạm vi hai cam kết nói trên, thì trong khuôn khổ ASEAN, trên cơ sở và để triển khai AFAS, các quốc gia thành viên cũng sẽ tiến hành các vòng đàm phán để đưa ra các gói cam kết theo hướng ngày càng mở rộng phạm vi các lĩnh vực dịch vụ được tự do hóa Thứ ba, GATS/WTO mang tính chất mở, quyền chủ động vẫn thuộc về các nước thành viên
mại dịch vụ trong phạm vi tổ chức, thì AFAS đã có bước tiến mới khi quy định cụ
thể hơn cách thức tự do hóa thương mại dịch vụ đối với từng quốc gia thành viên, giúp cho việc thực hiện mục tiêu tự do hóa được thực hiện một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện của từng quốc gia thành viên hơn
1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn thực hiện tự do hóa thương mqi dich vu trong ASEAN
Bên cạnh những công trình tổng quan về các vấn đề pháp lý trong ASEAN, trong các công trình nghiên cứu liên quan đến thực tiễn thực thi pháp luật ASEAN
về tự do hóa thương mại dich vu trong ASEAN thi đáng chú ý nhất có thẻ kể đến
“Báo cáo hội nhập ASEAN” (ASEAN integration report)”
services, bao cao da dua ra cac thong tin va số liệu cụ
Tại mục 3.1.2 Trade in
à tình hình các ngành
địch vụ trong cộng đồng ASEAN Nghị định thư thực hiện Gói cam kết thứ 10 trong
khuôn khổ AFAS đã được ký bên lề Hội nghị bộ trưởng ASEAN (AEM) lần thứ 50 vào ngày 29 tháng 8 năm 2018, đóng vai trò là gói cam kết cuối cùng của AFAS trong khuôn khô AEM Theo báo cáo cho đến thời điểm hiện tại, ba quốc gia thành viên vẫn đang trong quá trình hoàn thiện Gói cam kết thứ mười của họ, nhưng kết của các quốc gia thành viên đã được tăng cường hơn nữa về mức độ bao phủ của
các phân ngành cam kết tự do hóa Mặc dù AFAS là công cụ thúc đây việc loại bỏ
? ASEAN Secretariat (2019) 4SEAAN integration report, Tài liệu tham khảo của ASEAN
Trang 36hạn chế bởi các chính sách của các quốc gia thành viên AFAS, tuy nhiên, đã cung
cấp sự chắc chắn hơn về chính sách trong hội nhập thị trường dịch vụ Trong tương
lai, hội nhập dịch vụ của ASEAN cần tiếp tục được làm sâu sắc và mở rộng hơn nữa
dé đóng góp vào việc xây dựng một khu vực dịch vụ cạnh tranh
Thêm vào đó, tại mục 3.1.2.1, báo cáo đưa ra tình hình chung của việc thực hiện các thỏa thuận lẫn nhau (MRAs) Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của ASEAN
(MRA) thúc đây sự di chuyển xuyên biên giới của các chuyên gia nước ngoài thông chuẩn của các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp có được ở một quốc gia bởi một quốc gia khác tham gia thỏa thuận Hiện có các MRA có hiệu lực đối với tám dịch dịch vụ kiến trúc; (4) nhân viên khảo sát; (5) người hành nghề y tế; (6) bác sĩ nha khoa; (7) chuyên gia du lich; va (8) dich vu ké toán Mặc dù đã đưa ra một bức kết mới nhất của AFAS hay các MRA của các quốc gia thành viên, tuy nhiên tại
thời điểm xây dựng báo cáo Hiệp định ATISA mới được xây dựng nên thực tiễn thực hiện chưa được Ban thư ký ASEAN đề cập nhiều ở trong báo cáo này
Một bài viết đáng chú ý về thực tiễn thực hiện các chính sách tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN đó là bài viết Hiệp định Thương mại Dịch vụ
ASEAN (ATISA): Thúc day Tu do héa Dich vu cho ASEAN (ASEAN Trade in Services Agreement (ATISA): Advancing Services Liberalization for ASEAN)** 4 Trong bài viết này, tác giả Tham Siew Yean đã đề cập đến một số hạn chế của
AFAS dẫn đến sự hình thành của ATISA Trong thời gian thực hiện các gói cam kết của AFAS, các cam kết đối với chín gói AFAS này đã tăng lên và mở rộng hơn về
phạm vi cho thấy sự cải thiện về sự chắc chắn của chính sách trong lĩnh vực dịch vụ
ASEAN Tuy nhiên, điều này không hin có nghĩa là tự do hóa được mở rộng hơn vì
khi bị ràng buộc các cam kết có thể bao gồm Ít hơn so với thực tế Quan trọng hơn
là ASEAN đã hạn chế hơn chính sách trong lĩnh vực dịch vụ, so với các lĩnh vực
Tham Siew Yean (2019), ASEAN Trade in Services Agreement (ATISA): cori Services
Liberalization for ASEAN?, bl viết trong khuôn khổ nghiên cứu của Viện nghiên cứu Đông nam Á,
Trang 3760% so với toàn cầu trung bình vào năm 2012?1 Trong ASEAN, có sự khác biệt đáng kể, Campuchia, Myanmar và Singapore có nhiều chính sách tự do hơn so với Indonesia, Philippines và Thái Lan Vì AFAS chưa có cơ chế hiệu quả để quản lý
các rào cản nội địa trong các nước thành viên ASEAN, chính vì vậy việc thực thi các cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ theo AFAS chưa thực sự đạt được hiệu
quả cao Chính vì vậy trong bài viết này tác giả đã đưa ra những triển vọng trong tương lai sắp tới trong tiến trình tự do hóa thương mại dịch vụ ở ASEAN khi ATISA được thực thi
Bên cạnh các bài viết về tổng quan thực thi các quy định của ASEAN trong tự
do hóa thương mại dịch vụ còn có các bài viết liên quan đến thực thi pháp luật ASEAN của một số quốc gia thành viên cụ thể Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến
*®Những thách thức đối với Indonesia trong tiến trình tự do hóa thương mại dịch vụ
trong cộng đông kinh tế ASEAN” (Challenges for Indonesia in case of liberalization
of trade in services in the ASEAN economic community)’’ Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra tình hình thực hiện chung các cam kết trong cộng đồng ASEAN Đối với quốc gia thành viên cụ thể là Indonesia, tác giả đã đưa ra những thực tiễn cụ
thể của quốc gia này về việc thực hiện các cam kết dịch vụ với tư cách quốc gia
thành viên ASEAN Từ thực tiễn đó, tác giả nhận xét rằng về cơ bản, tự do hoá thương mại dịch vụ phải được đối xử khác với thương mại hàng hoá vì sự phức tạp một câu hỏi phức tạp và đầy thách thức Cuối cùng, tác giả xác định những thách
thức và cơ hội của Indonesia trong tiến trình tự do hóa dịch vụ
Tiếp theo đó, bài viết “FDJ, 7 do hóa Dịch vụ và Phát triển Logistics & Campuchia” (FDI, Services Liberalization, and Logistics Development in
Cambodiay® đưa ra những thực tiễn thực hiện các nghĩa vụ tự do hóa thương mại
của Campuchia, một quốc gia thành viên ASEAN Về các cam kết trong WTO,
Campuchia thực hiện cam kết mạnh mẽ đối với 3 phương thức trong WTO ngoại
* ASEAN Secretariat and World Bank (2015), ASEAN Services Integration Report: A Joint Report by the ASEAN Secretariat and the World Bank, tai liệu xuất bản của World Bank 2015
* Magdariza (2017), Challenges for Indonesia in case of mm males ion nh trade in services in the ASEAN economic commu Ind
** Vannarith CHỊ NG (2017) FDI, Services iRtrofosibe ate
liga 1 tham khảo của ERIA
sườn velopment in Cambodia, Tài
Trang 38của Campuchia là 0,45 trén 5, cao hon điểm của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (0.39) và Việt Nam (0,43) Dựa vào các số liệu thực tiễn, tác giả đưa ra nhận xét
mặc dù Campuchia đã mạnh mẽ cải cách và tự do hóa lĩnh vực dịch vụ cũng như sở hữu nước ngoài trên cơ sở không phân biệt đối xử trong nhiều lĩnh vực, năng lực quản trị và thực hiện tốt là những vấn đề cót lõi Nhưng các khung pháp lý về sử dụng đất còn yếu và không rõ ràng, gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài
Về sử dụng đất, Điều 44 của Hiến pháp quy định chỉ công dân và pháp nhân Campuchia mới có quyền sở hữu đất Tranh chấp đất đai là vấn đề chính của quốc gia vì lý do tham nhũng và các giao dịch và đăng ký đất đai không hợp lý Để thực hiện hiệu quả tự do hóa dịch vụ, Campuchia cần phát triển và tăng cường quản trị chức thương mại và các bên liên quan khác Quản trị tốt và phối hợp thể chế là yếu t6 rat quan trong dé phát triển ngành dịch vụ
Một bài viết đáng chú ý khác là “Hướng tới thị trường lao động ASEAN hội
nhập, những cơ hội và thách thức cho các nước nhóm CL\MV (Toward an imegrated
ASEAN labor market prospects and challenges for CLMV countries)” Tác giả đã chỉ ra khuôn khổ pháp lý về tự do di chuyển lao động ASEAN thông qua phân tích khu vực như AFAS, các MRA Trong nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Huy Hoàng
(Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN) bao gồm các Chương trình làm việc của Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN về lao động và nguồn nhân lực vào năm
2000, năm 2006 và Chương trình lao động nhập cư của các nước Tiểu vùng sông hội nhập thị trường lao động ASEAN bao gồm cấp khu vực và tiểu khu vực nhưng
hội nhập thị trường lao động ASEAN chỉ tập trung vào đối tượng lao động lành
nghề, từ đó sẽ gây nên những khó khăn đối với nhóm nước CLMV trong cuộc chạy đua khắc nghiệt trong tương lai gần khi AEC được thành lập
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã khái quát một cách tổng thể bức
tranh toàn cảnh về tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN, và các thực tiễn
?” Nguyễn Huy Hoàng (2013), “Toward an integrated ASEAN labor market prospects and challenges for
CLMY countries”, VNU Journal of Economic and Business Vol.29, No SE (2013) 34-42
Trang 39thực hiện các cam kết chung và các cam kết riêng của các quốc gia thành viên ASEAN Qua nghiên cứu, có thể thấy cách tiếp cận của ASEAN trong vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ khá tương thích với cách tiếp cận phố biến trên thế giới về vấn đề này, đặc biệt trong vấn đề xây dựng và thực thi các cam kết tự do hóa thương
mại dịch vụ trong ASEAN Từ các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, các công trình nghiên cứu đánh giá được những vấn đề đã thực hiện được và những khó khăn còn tồn tại cần được giải quyết trong quá trình tự do hóa thương mại dịch vụ
1.3 Nhóm công trình nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật của Việt Nam về tự do hóa thương mại dịch vụ
1.3.1 Các công trình nghiên cứu pháp luật Việt Nam về tự do hóa thương mại dịch vụ
Trong bài viết “Việt Nam với quá trình tự do hóa thương mại dịch vụ hướng
tới cộng đồng kinh tế ASEAN”, các tác giả Vũ Thanh Hương và Trần Việt Dung đã
tổng hợp và đánh giá cam kết cụ thể của Việt Nam về tự do hóa thương mại dịch vụ
trong các gói cam kết số bảy và số tám trong khuôn khổ AFAS Bài viết được cấu trúc thành 4 phần Ngoài ở đầu, phần thứ hai khái quát những cam kết của Việt Nam trong AEC liên quan đến thương mại dịch vụ Phần thứ ba sẽ phân tích tình
hình thực hiện các cam kết thương mại dịch vụ của Việt Nam và phần cuối cùng rút
thương mại dịch vụ trong AEC Theo các tác giả, cam kết về phương thức 4 của Việt Nam nhìn chung khá dè đặt, đây là cách tiếp cận tương tự như cách mà các quốc gia thành viên đã thực hiện trong khuôn khỏ GATS/WTO Việt Nam đã có
những nỗ lực mở cửa thị trường dịch vụ trong gói AFAS 8 so với AFAS 7 và GATS
về cả phạm vỉ cam kết, mức độ cam kết và đạt được những kết quả hội nhập AEC
đáng khích lệ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ Việt Nam cũng được đánh giá là trong việc tham gia vào mở cửa các lĩnh vực dịch vụ ưu tiên của ASEAN Mặc dù vậy, có thể thấy một thực trạng chung của ASEAN, trong đó có Việt Nam, đó là
lĩnh vực tự do hoá thương mại dịch vụ chưa đạt được kế hoạch đặt ra trong AEC
Blueprint Trong bài viết này, tập thể tác giả hướng tới mục tiêu cung cấp một bức tranh tông thể về sự hội nhập của Việt Nam vào AEC trong lĩnh vực dịch vụ, tuy nhiên bài viết này chỉ phân tích các cam kết và tình hình thực hiện cam kết nói
Trang 40không đi sâu phân tích cụ thể vào từng ngành và phân ngành dịch vụ
Cũng là một công trình liên quan đến tự do hóa thương mại dịch vụ của Việt Nam trong AEC, trong sách chuyên khảo Tiện fhực hóa Cộng dong kinh té ASEAN
và tác động dén Viet Nam**, tại chương IV, tác giả đã phân tích những tác động của
AEC đến sự phát triển và hội nhập của kinh tế Việt Nam, trong đó có bao gồm cả địch vụ Những tác động có bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực Về tác động tích cực, thứ nhất, cộng đồng AEC tạo ra sự chuyển biến trong thương mại, đầu tư,
thức đầy tăng trưởng kinh tế, tạo ra việc làm, cải thiện phúc lợi Thứ hai, AEC góp phần vào việc phân bố các nguồn lực có hiệu quả hơn (vốn đầu tư, công nghệ, việc làm), hiện đại hóa và phát triển cơ sở hạ tầng Thứ ba, hiện thực hóa AEC sẽ khiến góp phan thúc đây các hoạt động cải cách, đưa quá trình hội nhập có hiệu quả hơn Thứ tư, góp phần cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội các vùng, miền, giảm bắt bình đẳng giữa các tầng lớp, chú trọng bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững Bên cạnh những tác động tích cực, tác giả còn phân tích các
tác động tiêu cực bao gồm: (ï) tạo ra những áp lực từ việc thực thi những cải cách;
(ii) nguy cơ tụt hậu về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta có thẻ tăng lên
và các doanh nghiệp Việt Nam có thể rơi vào tình trạng bắt lợi; (iii) tác động đến chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế giữa các nước trong khu vue; (iv) tac động đến từ những khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng và ồn định kinh tế vĩ mô khi
hội nhập kinh tế gia tăng Những tác động tiêu cực này có tính hai mặt, đặc biệt là
đối với hai yếu tố tạo ra những áp lực từ việc thực thi cải cách và nguy cơ tụt hậu về năng lực cạnh tranh Bởi lẽ, nếu nhìn từ khía cạnh tích cực thì hiện thực hóa AEC sẽ
là cơ hội của Việt Nam để thực thi những cải cách và sức ép nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế
Một công trình đáng chủ ý khác đó là sách chuyên khảo “Kinh doanh dịch vụ quốc té”, Trong nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Thị Hường đã đưa ra cách nhìn riêng của mình về việc thực thi các quy định của GATS trong thương mại quốc tế
?* Nguyễn Văn Hà (201 3), Hiện thực hỏa cộng đồng kinh té ASEAN và tác động đến Việt Nam, Viện Hàn lâm
khoa học xã hội Việt Nan
* Nguyễn Thị Hường (201 3), Kinh doanh dịch vu quốc tẻ, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân