Tính cấp thiết của đề tài Xu hướng xuất khâu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc là tích cực trong những năm gần đây.. Sau khi xem xét về tình hình nghiên cứu đề tài, nh
Quan hệ hop tác Việt Nam — Trung QuốcTrong suốt chiều dài lịch sử, bên cạnh sự giao thoa về văn hóa, giữa hai nước Việt Nam — Trung Quốc cũng đã xảy ra rất nhiều cuộc chiến Trong đó, cuộc chiến tranh biên giới Việt — Trung tháng 02/1979 đã dâng lên căng thắng giữa hai quốc gia trong giai đoạn này Phải đến năm 1991, sau những nỗ lực và thiện chí hàn gắn của hai bên, hai nước đã chính thức bình thường hóa quan hệ.
Từ đó đến nay, quan hệ Việt - Trung đã phát triển sâu rộng từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, quốc phòng, an ninh Nhiều cuộc giao lưu và tiếp xúc cấp cao được duy trì bằng các hình thức linh hoạt,qua đó, Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đạ được những định hướng chiến lược nền tảng, lâu dài cho sự phát triển lành mạnh, ồn định, gop phần củng có và tăng cường tin cậy chính trị Năm 1999, hai bên xác định phát triển quan hệ hai nước theo phương châm “láng giêng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giêng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tot” vào năm 2005 Đáng chú ý, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên cùng Việt Nam thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện vào năm 2008 Đây là khung hợp tác cao nhất, nội hàm sâu rộng nhất trong quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới
1.1.2.1 Quan hệ chính trị - ngoại giao
Ké từ khi khi bình thường hóa quan hệ năm 1991, hai nước đã nỗ lực day mạnh quan hệ chính trị Tháng 05/2008, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, 2 bên đã nhất trí phát triển "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" Cho đến nay, Việt Nam mới chỉ thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.
Ngày 14/01/2020, nhân kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Trung (18/1/1950-18/1/2020), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt Nam — Trung Quốc phối hợp tổ chức lễ kỷ niệm long trọng Phát biểu tại lễ ky niệm, Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Phuong Nga điểm lại chặng đường 70 năm qua ké từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và những thành tựu đã đạt được trên các lĩnh vực; khang định những thành tựu của quan hệ Việt Nam — Trung Quốc có được là nhờ công sức, đóng góp to lớn của Lãnh đạo và nhân dân hai nước, do đó hai bên có trách nhiệm trân trọng, giữ gìn, bảo vệ và phát huy những thành quả quý báu đó Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp hiện nay, việc tăng cường giao lưu hợp tác giữa hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước, duy tri quan hệ Việt Nam — Trung Quốc phát triển 6n định, lành mạnh là nhân tố rat quan trọng cho hòa bình, ôn định và phát triển của mỗi nước và khu vực và thé giới. Đáp lại lời phát biểu của bà Nguyễn Phương Nga, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba cũng đã nhấn mạnh thành tựu của quan hệ hữu nghị Việt Nam- Trung Quốc trong 70 năm qua Đại sứ Hùng Ba cho rằng sự hữu hảo của nhân dân hai nước chính là gốc rễ, là nguồn lực cho phát triển quan hệ hai nước.
Hiện nay, hai nước còn có bat đồng và nhận thức khác nhau đối với vấn đề trên biển Đông Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng về việc kiểm soát bất đồng, duy trì hòa bình, ôn định ở Biên Đông Hai bên đã ký kết “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” (năm 2011), thiết lập và duy trì thường xuyên cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Đối với những diễn biến trên biển thời gian qua, một mặt chúng ta kiên quyết bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, mặt khác kiên trì thông qua đối thoại dé giải quyết bất đồng Trên cơ sở hữu nghị, hợp tác giữa hai nước, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bồ về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc, hai bên tiếp tục đàm phan, tìm kiếm biện pháp từng bước giải quyết hòa bình van đề Biên Đông.
1.1.2.2 Quan hệ kinh tế - thương mại
Có thể thấy, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước trong thời gian qua phát triển tích cực Kim ngạch thương mại song phương năm 1991 từ hơn 30 triệu USD lên 116.9 tỷ USD vào năm 2019, tăng gap gần 3,900 lần Ké từ năm 2004, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và thương mại song phương tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ Hiện nay, quốc gia này là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ Nước ta cũng là đối tác thương mại thứ tám của Trung Quốc Kim ngạch xuất khâu sang Trung Quốc năm 2017 đạt 35.46 tỷ USD, tăng 61.49% Năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khâu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 106.7 tỷ USD, tăng 13.5% so với năm 2017 Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với nước này đạt 116.9 tỷ USD, tăng 9.3% về giá trị so với 2018.
Kết cau hàng thương mại giữa 2 nước những năm gần đây thay đổi không lớn, ViệtNam chủ yếu vẫn dựa vào xuất khâu khoáng sản, nguyên liệu thô và nông sản, trong đó có xuất khâu bauxite sang Trung Quốc theo thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia Do khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam so với Trung Quốc còn yếu, nhiều mặt hàng Việt Nam chưa tự sản xuất được, nên hiện còn phải nhập khẩu từ Trung Quốc là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, hàng công nghiệp và hàng tiêu ding nên phải nhập khẩu từ Trung Quốc Mặc dù thương mại giữa hai nước liên tục tăng trưởng, nhưng nước ta hiện đang nhập siêu từ Trung Quốc rat lớn Việt Nam cố gắng tăng xuất khẩu sang Trung Quốc dé cân bằng cán cân thương mại tuy vậy do hàng công nghiệp của Việt Nam vẫn chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc, cơ cau hàng xuất khẩu không có sự thay đổi lớn.
Ngoài tổng kim ngạch thương mai hai chiều giữa hai nước liên tục tăng, Việt Nam đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn với các doanh nghiệp của Trung Quốc Nhiều dự án nhiệt điện, cơ sở hạ tầng, được các doanh nghiệp Trung Quốc tích cực đầu tư vốn, vì vậy lượng vốn vay của Trung Quốc ngày cảng tăng Bên cạnh đó, trong một số dự án như trồng rừng ở biên giới, dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, sự tham gia của Trung Quốc cũng đã gây ra dư luận lo ngại Bởi lẽ đây là những địa điểm trọng yếu, mang tính chiến lược quân sự nhạy cảm, do vậy sự hiện diện của họ tại các địa điểm này có thể ảnh hưởng đến an ninh - quốc phòng của Việt Nam.
Thị trường hơn 1.44 tỷ dân của Trung Quốc vừa mang đến cơ hội thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế mà chúng ta phải tận dụng, đồng thời cũng mang đến thách thức lớn khi Trung Quốc là công xưởng của thế giới vì họ có khả năng sản xuất ra hàng hóa, đa dạng về chủng loại và mẫu mã với chỉ phí thấp, có sức cạnh tranh cao.
Trung Quốc đang xây dựng quan hệ hợp tác với Hiệp hội các nước ASEAN.
Trong thời gian qua, ASEAN+3, ASEAN+1, tổ chức hợp tác Châu A — Thái Bình Dương (APEC) và các kế hoạch hợp tác phát triển kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc đã, dang và sẽ tạo tiền đề cho thương mại hai nước ngày càng sâu rộng.
1.2 Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc 1.2.1 Các nhân tô trên thị trường thé giới
1.2.1.1 Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
CTTM giữa Mỹ - Trung Quốc bắt đầu vào ngày 22/3/2018, khi Tông thống Mỹ - Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ (USD) cho hàng hóa Trung Quốc, nhằm ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của nước này Ngay sau đó, ngày 02/4/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ dé đáp trả hành động trên của Mỹ Từ đó, CTTM Mỹ - Trung liên tục có những bước leo thang khi hai bên liên tục có những hành động tăng mức thuế suất lên hàng hóa xuất khẩu của nhau Có thể nói, nền kinh tế toàn cầu đã chao đảo do sự leo thang căng thăng giữa hai nước Đặc biệt, khi Trung Quốc và Mỹ là 2 thị trường xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam, nền kinh tế của chúng ta được dự đoán sẽ chịu nhiều tác động, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu
CTTM giữa Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách xuất nhập khẩu gạo ở các quốc gia lan cận Nam 2018, Bộ Tài chính Trung Quốc ban hành chính sách mới thay đôi thuế nhập khẩu gạo bao gồm 14 mặt hàng, tiếp tục áp mức thuế đặc biệt đối với một số nước theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới và các thỏa thuận song phương Theo Bộ Công Thương, do những diễn biến không mấy tích cực của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mặt hàng xuất khâu chủ lực sang Trung Quốc là gạo giảm mạnh - giảm gần 330 triệu USD Cụ thé, trong năm 2018xuat khẩu gạo chỉ đạt 638.3 triệu USD, giảm 33.4% so với 2017 Năm 2019, xuất khâu gạo của Việt Nam tiếp tục gặp nhiều diễn biến bất lợi ở thị trường Trung Quốc, giảm 66.5% về lượng và 64.8% kim ngạch xuất khẩu (Theo Báo cáo xuất nhập khẩu Việt
1.2.1.2 Dai dịch Covid-19 Đại dịch viêm phối cấp do virus SARS-CoV-2 khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc Dịch bệnh đã và đang lan rộng tới nhiều nơi trên thế giới, ảnh hưởng lớn tới thị trường hàng hóa toàn cầu Tuy vậy, nhìn chung trong thời gian đầu dịch bệnh chưa tác động quá nhiều tới thị trường gạo Gia gạo tại Trung Quốc Covid-
19 nhìn chung ổn định so với cùng kỳ năm ngoái Mặc dù có sự biến động về giá tại một số thị trường xuất nhập khẩu trọng điểm khác nhưng nguyên nhân chính không phải do dịch bệnh Giá gạo tại thị trường Trung Quốc không biến động quá nhiều là do cung — cầu lúa gạo trên toàn cầu không có sự bat thường; bên cạnh đó, sau nhiều năm được mùa cùng với dự trữ gạo trong những năm gần đây rất lớn nên nguồn cung gao tại nước nay vẫn hiện đang déi dao; và gạo lai là mat hàng có thé bao quan trong thời gian dai nên trong thời gian ngắn, thị trường gạo vẫn chưa bi ảnh hưởng nhiều như những nông sản khác.
Mặc dù, luôn duy trì một lượng gạo tồn kho nhưng trong bối cảnh dịch bệnh,việc trồng, sản xuất lúa gạo tại Trung Quốc có thé sẽ chịu tác động Do vậy, nhằm duy trì ồn định an ninh lương thực trong nước, Trung Quốc vẫn cần phải nhập khâu gạo từ bên ngoài Thời điểm Trung Quốc tiến hành nhập khẩu gạo sẽ tác động đến tình hình giá cả trong nước cũng như thị trường quốc tế Dịch bệnh cũng khiến nhu cầu của người dân nước này trong việc tích trữ lương thực tăng lên, cùng với đó, Chính quyền Trung Quốc cũng ban hành các lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại khiến cho hệ thống logistics nội địa bị gián đoạn, hạn hán cũng gây nên khó khăn đối với một số nước xuất khẩu gạo hàng đầu Chính những lí do này mà sau một năm 2019 rất tram lắng khi xuất khâu gạo Việt Nam sang thị trường này giảm mạnh, quốc gia này đã tăng cường mua gạo Việt Nam trong năm nay.
Các nhân tổ từ thị trường Việt Nam 1 Năng lực san xuất và xuất khẩu gạo của Việt NamViệt Nam là một quốc gia năm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm có nhiệt độ cao, độ ầm lớn, mưa nhiều, rất thuận lợi đề sản xuất lúa gạo, trồng được nhiều vụ mùa trong năm Ở miền Bắc, nông dân trồng hai vụ lúa một năm,là vụ chiêm và vụ mùa Ở miền Nam một năm ba vụ là vụ đông xuân (có sản lượng cao nhất và cũng đạt chất lượng tốt nhất cho xuất khẩu), vụ hè thu và vụ thu đông Tuy vậy, nước ta cũng thường xuyên gặp thiên tai như lũ lụt, bão, mưa da, rét đậm, sương muối, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng cũng như chất lượng của lúa gạo.
Không chỉ có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng lúa, Việt Nam còn có hệ thống cung cấp nước dồi dào cho ngành nông nghiệp nhờ vào hệ thống sông ngòi dày đặc với 2,360 con sông và kênh lớn nhỏ Theo thống kê, cứ khoảng 23 km dọc bờ biển có một cửa sông và có 112 cửa sông ra biển Phan lớn các hệ thống sông lớn bắt ngu6n từ bên ngoài, chỉ có phan trung và hạ lưu là chảy qua lãnh thé Việt Nam Hau
13 hết sông ngòi nước ta chảy theo hướng Tây Bắc — Đông Nam Hai hệ thống sông lớn nhất là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Mekong (Cửu Long), tạo nên hai đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ là hai vựa lúa chính của cả nước Đồng bằng sông Cửu Long là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, với khoảng hơn 3.2 triệu ha diện tích đất trồng lúa, sản lượng lúa đạt khoảng 24 — 25 triệu tấn lúa/năm, hàng năm đóng góp hơn 50% sản lượng lúa và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu.
Bên cạnh đó, tài nguyên đất của Việt Nam cũng rat đa dạng, mau mở, phì nhiêu, thuận lợi cho phát trién nông nghiệp nói chung và ngành lúa gạo nói riêng Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế, diện tích lúa của nước ta chiếm 82% diện tích đất canh tác Dat trồng lúa nước ta không chỉ có độ phì nhiêu cao mà còn rat thuận lợi với khả năng phát triển của cây lúa Điều này góp phần không nhỏ cho việc thâm canh và quảng canh nhằm tăng sản lượng cây lúa.
Không những thé, chúng ta còn có thuận lợi về nguồn nhân lực, nguồn lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp hàng năm ở nước ta rơi vào khoảng trên dưới
20 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên Việt Nam từ lâu đã phát triển ngành sản xuất lúa gạo như một ngành sản xuất truyền thống gắn liền với nền văn minh lúa nước nhờ vào lợi thế lực lượng lao động đồi dào, được đánh giá là cần cù, thông minh, chịu khó và có khả năng tiếp thu công nghệ Không chỉ thế, so với các đối thủ khác như Thái Lan, Pakistan, giá nhân công của nước ta ở mức thấp nên đã tạo ra lợi thế về chi phí sản xuất lúa gạo cho Việt Nam.
= Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và 24.409 23,136 22,184 21,459 20,420 18,831 thủy sản
Nguồn: Tổng cục Thống kê Hình 1.2: Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2014 — 2019 (nghìn người)
Cùng với đó, mặc dù lực lượng lao động dồi dào nhưng hiệu suất của lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hiện đang rất thấp Theo báo cáo về “Triển vọng phát triển châu Á năm 2017” của ADB: “Sản lượng nông nghiệp bình quân trên mỗi lao động ở Việt Nam chỉ bang 1/3 cua Indonesia, chua bang mot nua so voi Thai Lan, Philippines” Người nông dân chủ yếu làm việc theo truyền thống và kinh nghiệm đúc kết từ thực tẾ, chưa có được trình độ chuyên môn, kiến thức về chăm sóc cây lúa, phòng tránh dịch bệnh, tiếp thu những tiễn bộ khoa học kỹ thuật,
Không những thế, mặc dù chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp không cao nhưng hiện đang bị cạnh tranh bởi các khu vực kinh tế khác Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đang có xu hướng giảm dan Cụ thé, vào năm 2014, số lượng lao động trong lĩnh vực này là 24,409 nghìn người, tuy vậy con số này có xu hướng giảm qua các năm va đến năm 2019, con số này chỉ còn 18,831 nghìn người Người lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đang chuyền sang các ngành công nghiệp hoặc dich vụ có sức hút hơn Dù vậy thì nguồn lao động trong lĩnh vực này vẫn đang chiếm tỉ trọng lớn, khoảng 34.5% vào năm 2019.
1.2.3.2 Chính sách xuất khẩu gạo của Việt Nam
Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã xây dung nhiều chính sách tác động đến sản xuất lúa gạo,thúc day gia tăng sản xuất và xuất khẩu như chính sách dau tư cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và cho người dân, doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh xuất khẩu lúa gạo nói riéng, Theo Luật sửa đôi bổ sung Luật Dat đai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2010, Nhà nước có chính sách hạn chế chuyên đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp nhằm bảo vệ đất chuyên trồng lúa nước Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết câu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao Ngoài ra, người sử dụng đất chuyên trồng lúa nước có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyên sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thâm quyén cho phép.
Về hỗ trợ tín dụng, Nghị quyết 26 của Trung ương về chính sách cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quan tâm nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho các lĩnh vực nông nghiệp Hiện nay hệ thống hỗ trợ tài chính nông thôn chính thức gồm có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam, Ngân hàng Việt Nam cho người nghèo và Quỹ tín dụng nhân dân Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành điều chỉnh một số chính sách tín dụng cho nông nghiệp.
Các chính sách luôn được sửa đổi bé sung hoàn thiện phù hợp với thực tế phát triển của ngành như Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010, sau đó được thay thế bởi Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và gần đây nhất là Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đôi, b6 sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP với nhiều cơ chế ưu đãi đột phá, phù hợp với thực tiễn, như: nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu mối tổ chức mô hình liên kết với nông dân từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao gia tăng giá tri sản phẩm Chính những chính sách của Chính phủ và đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và xuất khâu gạo của Việt Nam, nhờ đó giúp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thị trường thế giới.
Có thé đánh giá, Nghị định 107/2018/NĐ-CP ban hành ngày 15/08/2018 về kinh doanh xuất khâu gạo đã thé hiện tư duy quản lý mới theo hướng giảm đáng kể chi phí gia nhập thị trường cho thương nhân, tạo động lực giải phóng mạnh mẽ năng lực kinh doanh thương mại, năng lực thị trường, thúc đây tiêu thụ, xuất khẩu thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân Ngoài ra, nghị định 107 cũng đã bổ sung, điều chỉnh nhiều quy định về hop đồng tập trung, góp phan nâng cao hiệu lực, hiệu quả các quy định về cơ chế hợp đồng tập trung, thúc đây xuất khâu gạo.
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2014 - 2020Chất lượng gạo xuất khẩuChất lượng gạo xuất khẩu là một yếu tố quan trọng, là mối quan tâm hàng đầu trong thương mại quốc tế Đảm bảo 6n định và không ngừng nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu là một biện pháp thúc day việc hình thành và củng cé uy tín của nhà xuất khẩu đối với khách hàng, đồng thời cũng là cơ hội để nâng cao giá trị của thương hiệu gạo trên thị trường Tiêu chuẩn thị trường đặt ra đối với gạo phục vụ việc tiêu thụ và sản xuất gạo xuất khẩu dựa vào các chỉ tiêu sau:
(1) Phẩm chất xay xát: đặc biệt quan tâm đến tỷ lệ gạo nguyên (2) Phẩm chất cơm chú trọng nhất là hàm lượng amiloze, như sau: Amiloze 02%: nếp; Amiloze 3-20%: cơm dẻo; Amiloze 20-25%: gạo mềm cơm.; Amiloze > 25%: cơm khô cứng.
(3) Độ trở hồ: có các cấp độ trở hồ sau: Độ trở hồ cấp 1: khó nau; Độ trở hồ cấp 5: Trung bình; Độ trở hồ cấp 9: gạo nát và đồ lông
(4) Độ dài hạt gạo: tiêu chuẩn yêu cầu trên 7 ly.
(5) Bạc bụng: Yêu cầu đối với gạo tốt là không bạc bụng Các giống lúa thơm thường bị khuyết điểm này.
(6) Mùi thơm: được chia làm 3 cấp là 1, 2 và 3.
So với tiêu chuẩn của thế giới, tiêu chuẩn của Việt Nam chủ yếu quan tâm hình thái bên ngoài như tỷ lệ tắm, tỷ lệ hạt vàng, bạc phấn, hạt non, chứ chưa đưa ra những tiêu chuẩn bên trong như chất lượng cơm, nhiệt độ trở hồ, Hơn nữa những yếu tố này cũng không thé dé dàng xác định trong điều kiện thông thường nên việc kiểm tra những tiêu chuẩn này thường tốn nhiều thời gian và chi phí Ngoài ra, thị trường Trung Quốc có những yêu cầu khác về chất lượng gạo nhập khẩu, ví dụ như về dư lượng thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng kim loại nặng trong gạo, quy trình khử trùng và xử lý sinh vật mang mam bệnh
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn phẩm chất các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam
Gạo trăng hạt | Gạo trăng hạt | Gạo trăng hạt | Gạo trăng hạt
Loại gạo đài Việt Nam | dài Việt Nam | dài Viét Nam | dài Việt Nam
25% tam 15% tam 10% tam 5% tam Tam (%)